Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Tiếp cận chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân nông thôn tại y tế cơ sở ( Nghiên cứu hai xã Tân Quý Tây và Hưng Long, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 152 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-------------------------------------------

LÊ THỊ HOÀNG LIỄU

TIẾP CẬN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU CỦA NGƢỜI
DÂN NÔNG THÔN TẠI Y TẾ CƠ SỞ (NGHIÊN CỨU HAI XÃ
TÂN QUÝ TÂY VÀ HƢNG LONG, HUYỆN BÌNH CHÁNH,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------

LÊ THỊ HOÀNG LIỄU

TIẾP CẬN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU CỦA NGƢỜI
DÂN NÔNG THÔN TẠI Y TẾ CƠ SỞ (NGHIÊN CỨU HAI XÃ
TÂN QUÝ TÂY VÀ HƢNG LONG, HUYỆN BÌNH CHÁNH,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

Chuyên ngành: Xã Hội Học
Mã số: 62 31 30 01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS HOÀNG BÁ THỊNH

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trích dẫn trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu nào khác .
Hà Nội, ngày tháng
Tác giả luận án
Lê Thị Hoàng Liễu

năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin chân thành cảm ơn
PGS.TS Hoàng Bá Thịnh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và động viên trong suốt
quá trình nghiên cứu và viết luận án để tác giả có thể hoàn thành luận án này .
Xin chân thành cảm ơn tập thể các Thầy, Cô giáo Khoa Xã Hội Học , Phòng
Đào Tạo sau Đại Học của trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn , Đại Học
Quốc Gia Hà Nội, Ban Giám Đốc Bệnh Viện Huyện Bình Chánh, Ban Giám Đốc
Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Huyện Bình Chánh, Ủy Ban Nhân Dân xã Tân Quý Tây
và Hưng Long … đã tận tình giúp đỡ tác giả khảo sát. tìm tư liệu trong suốt quá
trình thực hiện luận án .
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, cơ quan và

bạn bè đã động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện
luận án .
Tác giả luận án


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 7
1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 7
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ................................................................ 8
3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................... 9
4. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 9
5. Khách thể nghiên cứu ........................................................................................ 10
6. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................ 10
7. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................... 10
8. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 10
9. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 17
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 19
1.1. Bối cảnh. .........................................................................................................19
1.1.1. Các yếu tố tác động trongchăm sóc sức khỏe ban đầu ............................ 19
1.1.2. Tình hình chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến y tế cơ sở trên thế giới. .. 25
1.1.3. Tình hình chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Việt Nam ............................... 30
1.2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài .......................................41
1.2.1. Nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng. .................. 41
1.2.2. Các nghiên cứu liên quan đến chăm sóc sức khỏe ban đầu, trạm y tế cung
cấp dịch vụ CSSKBĐ ........................................................................................ 44
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU CHĂM SÓC
SỨC KHỎE BAN ĐẦU .......................................................................................... 51
2.1. Các khái niệm .................................................................................................51
2.1.1. Khái niệm sức khỏe ................................................................................ 51
2.1.2. Khái niệm về chăm sóc sức khỏe ban đầu ............................................... 51

2.1.3. Khái niệm về kiến thức hành vi cộng đồng trong lĩnh vực chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe.................................................................................................. 55
2.1.4. Khái niệm về hệ thống y tế công tại địa phương ..................................... 55
1


2.1.5. Khái niệm về dịch vụ y tế công và tiếp cận dịch vụ y tế ......................... 56
2.1.6. Mối quan hệ giữa Chăm sóc sức khỏe ban đầu với y tế công cộng, y tế
dự phòng ............................................................................................................ 57
2.2. Các lý thuyết liên quan ...................................................................................60
2.3. Cách tiếp cận .................................................................................................63
2.3.1. Nguyên tắc cơ bản ................................................................................... 63
2.3.2. Liên quan đến tiếp cận chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phát triển hệ
thống y tế. .......................................................................................................... 67
Chƣơng 3: HIỂU BIẾT CỦA NGƢỜI DÂN VỀ CHƢƠNG TRÌNH CHĂM
SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU TẠI TRẠM Y TẾ ................................................. 71
3.1. Thực trạng của trạm y tế xã huyện Bình Chánh. ............................................71
3.1.1. Cơ sở trạm y tế. ........................................................................................ 71
3.1.2. Trang thiết bị ............................................................................................ 72
3.1.3. Thuốc thiết yếu ........................................................................................ 73
3.1.4. Nhân lực các trạm y tế xã ........................................................................ 74
3.2. Kiến thức của người dân địa phương về chương trình chăm sóc sức khỏe
ban đầu ..................................................................................................................77
3.2.1. Hiểu biết chương trình nuôi con bằng sữa mẹ ......................................... 77
3.2.2. Hiểu biết chương trình phòng chống bệnh tiêu chảy ............................... 79
3.2.3. Hiểu biết chương trình chăm sóc thai phụ ............................................... 81
3.2.4. Hiểu biết về chăm sóc sức khỏe trẻ em ................................................... 82
3.2.5. Hiểu biết về tiêm chủng mở rộng ............................................................ 84
3.2.6. Hiểu biết về các bệnh lây truyền qua đường ăn uống .............................. 85
3.2.7. Hiểu biết về phòng chống bệnh sốt xuất huyết ........................................ 87

3.2.8. Nguồn cung cấp thông tin về các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu. 90
3.3. Kiến thức và kết quả thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu ....91
Chƣơng 4: MỨC ĐỘ TIẾP CẬN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU CỦA
NGƢỜI DÂN TẠI CƠ SỞ Y TẾ CÔNG .............................................................. 95
4.1. Các chính sách về y tế được triển khai tại địa phương. ..................................95
2


4.2. Nhận xét của người dân về chất lượng dịch vụ y tế cơ sở ...........................102
4.2.1. Về vị trí, viện phí trạm y tế .................................................................... 102
4.2.2. Về tác phong thái độ phục vụ của viên chức trạm y tế. ......................... 104
4.2.3. Về chất lượng dịch vụ y tế cơ sở công. ................................................. 107
4.3. Nhu cầu của người dân đối với hệ thống y tế công tại địa phương ..............109
4.4. Sự lựa chọn của người dân khi có nhu cầu về chăm sóc sức khỏe ..............110
4.5. Góp ý của người dân đối với hệ thống y tế công tại địa phương .................113
4.6. Thách thức của Trạm y tế trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân ...118
4.6.1 Một số bất cập, khó khăn hiện tại của Trạm Y tế Xã ............................. 122
4.6.2. Chồng chéo trong công tác quản lý nhà nước về y tế ............................ 124
4.6.3. Sự khác biệt nhu cầu của người dân ở tại địa phương có Trạm Y tế
Phường và Trạm Y tế xã. ................................................................................. 124
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 128
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ............................................................................................................... 132
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 133
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 138

3


DANH MỤC CÁC CHỬ VIẾT TẮT


BYT

: Bộ Y Tế

BHYT

: Bảo hiểm y tế

CSSK

: Chăm sóc sức khỏe

CSSKSS

: Chăm sóc sức khỏe sinh sản

CSSKBĐ

: Chăm sóc sức khỏe ban đầu

CSVBVSKND

: Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân



: Cao đẳng

ĐKKV


: Đa khoa khu vực

HTYTQG

: Hỗ trợ y tế quốc gia

KCB

: Khám chữa bệnh

KHHGĐ

: Kế hoạch hóa gia đình

TYTX

: Trạm y tế xã

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

TH nghề

: Trung học nghề


NHSTH

: Nữ hộ sinh trung học

NHSSH

: Nữ hộ sinh sơ học

NVYT

: Nhân viên y tế

YTTH

: Y tá trung học

YTSH

: Y tá sơ học

YTCS

: Y tế cơ sở

YTCĐ

: Y tế cộng đồng

YSYHDT


: Y sỹ y học dân tộc

YHCT

: Y học cổ truyền

UBND

: Ủy Ban Nhân Dân

4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng .1. Tổng số dân và hộ gia đình trong mẫu nghiên cứu .................................... 11
Bảng .2. Số mẫu được khảo sát ................................................................................. 11
Bảng .3.Nhóm tuổi trong mẫu nghiên cứu ................................................................ 12
Bảng .4. Tình trạng hôn nhân .................................................................................... 13
Bảng .5. Trình độ học vấn ......................................................................................... 13
Bảng .6. Nghề nghiệp ................................................................................................ 14
Bảng .7. Tình trạng kinh tế trong mẫu khảo sát ........................................................ 15
Bảng 2.8. So sánh đặc trưng của chăm sóc sức khỏe ban đầu trước đây và hiện nay ... 54
Bảng 3.9. Kiến thức của người dân về sữa mẹ.......................................................... 78
Bảng 3.10. Kiến thức của người dân về phát hiện bệnh tiêu chảy ............................ 79
Bảng 3.11. Kiến thức người dân về tiêm phòng uốn ván cho thai phụ ..................... 81
Bảng 3.12. Kiến thức người dân về độ tuổi cho trẻ ăn dặm ..................................... 82
Bảng 3.13. Kiến thức người dân về nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết ............. 87
Bảng 3.14. Kiến thức người dân nhận biết dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết ................ 88
Bảng 3.15. Nguồn cung cấp kiến thức ....................................................................... 90

Bảng 3.16. Kiến thức người dân về chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu. ....... 92
Bảng 3.17. Kết quả thực hiện chương trình CSSKBĐ tại HuyệnBình Chánh ......... 93
Bảng 4.18. Người dân tiếp cận dịch vụ y tế tại trạm y tế trong mẫu khảo sát. ........ 97
Bảng 4.19. Mức độ và mục đích của người dân đến trạm y tế ............................... 100
Bảng 4.20. Người dân địa phương đánh giá vị trí trạm y tế .................................. 102
Bảng 4.21. Viện phí tại trạm y tế ............................................................................ 103
Bảng 4.22. Cảm nhận của người dân được tiếp đón và thái độ phuc vụ .............. 104
tại trạm y tế .............................................................................................................. 104
Bảng 4.23. Người dân đánh giá chất lượng cung cấp dich vụ trạm y tế ................. 107
Bảng 4.24. Ý kiến của người dân về sự cần thiết của trạm y tế. ............................. 109
Bảng 4.25. Sự lựa chọn dịch vụ y tế của người dân ............................................... 111
Bảng 4.26. Ý kiến đóng góp của người dân về trang bị nguồn lực và cơ sở vật chất
của trạm y tế ............................................................................................................ 114

5


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tình trạng nhân sự trạm y tế Tân Quý Tây và Hưng Long được phân
bổ từ năm 2007 cho đến năm 2012 ........................................................................... 75
Biểu đồ 3.2. Tình trạng cơ sở, trang thiết bị, nguồn thuốc của trạm y tế Hưng Long,
Tân Quý Tây ............................................................................................................. 76
Biểu đồ 3.3. Thực tế bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ ................................................... 78
Biểu đồ 3.4. Hiểu biết và ứng dụng của người dân về bệnh tiêu chảy tại gia đình .. 80
Biểu đồ 3.5. Kiến thức về khám thai định kỳ tại Trạm Y Tế .................................... 81
Biểu đồ 3.6. Kiến thức theo dõi tăng trưởng trẻ ....................................................... 83
Biểu đồ 3.7. Kiến thức người dân tiêm chủng mở rộng ............................................ 84
Biểu đồ 3.8. Kiến thức người dân về mắc các bệnh qua đường ăn uống.................. 86
Biểu đồ 3.9. Biết được nguyên nhân và nhận biết bệnh sốt xuất huyết .................... 88
Biểu đồ 4.10 . Thu nhập của người dân ảnh hưởng đến tiếp cận dịch vụ y tế tại

Trạm Y Tế ................................................................................................................. 98
Biểu đồ 4.11. Mức độ thuận tiện khi đi đến trạm y tế. ........................................... 103

6


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Việt Nam, trải qua 40 năm xây dựng và phát triển đất nước thống nhất, mong
ước của Đảng, Nhà nước và người dân có được cuộc sống sung túc ấm no hạnh
phúc, trong đó chăm sóc sức khỏe cho người dân là điều được chú trọng và quan
tâm trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước.
“Sức khỏe là vốn quý nhất của con người” [1] xã hội muốn có nguồn lực tốt
về thể chất và tinh thần phải được chăm sóc từ khi mới hình thành trong bụng mẹ, ở
từng độ tuổi và từng thế hệ nối tiếp, thế hệ sau phải tốt hơn thế hệ trước về thể chất,
tinh thần, xã hội.
Thực hiện chiến lược chăm sóc sức khỏe ban đầu nhà nước đã tiếp nhận và
triển khai nhiều chương trình y tế để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân đạt
được nhiều kết quả đáng kể. Tuy nhiên mục tiêu của chương trình chăm sóc sức
khỏe ban đầu đã đề ra vẫn chưa đạt được. Các chương trình chăm sóc sức khỏe ban
đầu mới định hướng đến cộng đồng chứ chưa dựa vào cộng đồng. Người dân được
tiếp nhận các chương trình y tế định hướng trước mà chưa có sự khảo sát của ngành
y tế trước vì vậy đôi khi lãng phí và kém hiệu quả.Các chương trình y tế của các tổ
chức hợp tác quốc tế và nhà nước đưa về cho người dân những gì mà mình có chứ
chưa đưa về cho người dân những gì mà người dân đang quan tâm quan tâm và thật
sự cần đến.
Thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật khá
nhanh, công nghiệp hóa, đô thị hóa, làm cho vùng ven tại thành phố không còn là
khu vực thuần nông, song song là nhà máy, xí nghiệp, đa dạng hóa trong lĩnh vực
kinh tế, văn hóa, xã hội, trở thành nơi năng động nên thu hút hàng vạn người dân từ

khắp nơi đến để sinh sống, làm việc, do đó nhu cầu chăm sóc sức khỏe rất cần thiết,
dẫn đến hiện tượng các Bệnh viện, Trung tâm chuyên khoa quá tải, bệnh nhân chờ
đợi, như là một việc tất yếu sẽ xảy ra.Từ năm 1975 cho đến nay các cơ sở Bệnh viện
công chưa tăng thêm mà chỉ là những cơ sở cũ, được xây dựng lại hoặc nâng cấp nên
cung không đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.Thực trạng quá tải
7


của bệnh viện tuyến thành phố, quận huyện diễn ra từ nhiều năm qua cho đến hiện
nay tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, người bệnh ngoài chi phí khám chữa
bệnh, chăm sóc sức khỏe, còn phải mất thêm chi phí cho đi lại, thời gian chờ đợi.
Bên cạnh đó cung cấp dịch vụ cũng quá tải, xảy ra hiện tượng bệnh nhân
không hiểu bác sĩ, bác sĩ không hiểu bệnh nhân, người bệnh chờ đợi hàng giờ gặp
bác sĩ, bác sĩ khám hỏi bệnh nhân chỉ trong vòng năm phút, không loại trừ được
những hành vi tiêu cực mà xã hội phải đang đối mặt.
Trong khi đó trạm y tế với chức năng là tuyến đầu của người dân, người dân
được chăm sóc sức khỏe, tham vấn hướng dẫn khám chữa bệnh trong tình trạng
thừa công suất. Vì sao người dân không đến trạm y tế mà lại đến bệnh viện, khi có
những nhu cầu chăm sóc y tế mà khả năng trạm y tế giải quyết được ? Những yếu tố
nào là rào cản người dân ít đến y tế cơ sở ? Người dân nhận xét gì về chất lượng
dịch vụ của y tế cơ sở ? Đó là những câu hỏi cần được giải đáp.
Từ thực tế này, tác giả thực hiện đề tài: “Tiếp cận chăm sóc sức khỏe ban
đầu của người dân nông thôn tại y tế cơ sở tại huyện BìnhChánh”. (Nghiên cứu tại
hai xã Tân Quý Tây và Hưng Long huyện Bình Chánh - Thành phố Hồ Chí Minh).
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
2.1 Ý nghĩa lý luận
Đề tài nhằm hệ thống hóa các khái niệm, làm rõ thêm các lý thuyết xã hội
học trong nghiên cứu sức khỏe. Đồng thời làm sáng tỏ tính phù hợp và khả thi
của các chính sách y tế hiện hành liên quan đến chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y
tế cơ sở.

2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu đánh giá kiến thức của người dân về chương trình chăm
sóc sức khỏe ban đầu, thực trạng tiếp cận lựa chọn nơi cung cấp dịch vụ y tế và
đồng thời tìm hiểu quan điểm của cán bộ y tế cơ sở trong việc thực hiện cung cấp
dịch vụ y tế cho người dân tại địa phương góp phần trong công tác quản lý, đưa ra
được những yếu tố tác động đến người dân trong lựa chọn dịch vụ y tế.
8


Hy vọng luận án có thể đóng góp cơ sở khoa học cho các nhà hoạch định
chính sách, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động trong thực hiện các đề án hỗ trợ
cho y tế cơ sở, có được căn cứ thực tiễn để thực hiện và cải thiện dịch vụ y tế cơ sở
tốt hơn để người dân tin tưởng vào chính sách an sinh xã hội. Xa hơn, chúng tôi hy
vọng những đóng góp của đề tài sẽ giúp cho việc đào tạo cán bộ y tế cơ sở đáp ứng
yêu cầu của người dân và giảm bớt tình trạng quá tải một số bệnh viện, trung tâm
của thành phố.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo giảng
dạy học tập các môn học xã hội học như: chính sách xã hội, xã hội học sức khỏe, xã
hội học y tế.
3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu kiến thức của người dân về chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu
Tìm hiểu mức độ tiếp cận của người dân đối với các họat động trạm y tế.
Tìm hiểu nhu cầu của người dân đối với các họat động của trạm y tế.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chăm sóc sức khỏe ban đầu và dịch vụ y tế
cơ sở công.
- Sự khác biệt chăm sóc sức khỏe ban đầu của Việt Nam và các quốc gia lân cận.
-Những vấn đề liên quan đến trạm y tế trong cung cấp dịch vụ chăm sóc sức
khỏe ban đầu

- Đánh giá của người dân về tinh thần phục vụ của nhân viên y tế địa phương
(trạm y tế).
- Quan tâm của người dân đối với hệ thống y tế công tại địa phương (trạm y tế).
- Dự báo nhu cầu của người dân về dịch vụ y tế cơ sở và các hoạt động của
trạm y tế đáp ứng nhu cầu.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Tiếp cận các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân địa
phương qua hệ thống y tế công tại huyện BìnhChánh
9


5. Khách thể nghiên cứu
Người dân ở 2 xã được chọn , viên chức làm việc tại trạm y tế xã Hưng
Long và Tân Quý Tây, cán bộ UBND xã, ban giám đốc Trung tâm y tế dự phòng
Bình Chánh
6. Câu hỏi nghiên cứu
Mức độ hiểu và biết được của người dân hai xã Tân Quý Tây và Hưng Long
về những chương trình y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trạm y tế, và quyền lợi
của mình khi tiếp cận dịch vụ y tế công tại địa phương như thế nào?
Người dân ở hai xã Tân Quý Tây và Hưng Long tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức
khỏe ban đầu ở mức độ nào ?
Đánh giá của người dân về chất lượng y tế cơ sở và nhu cầu của họ đối với hệ
thống y tế công tại địa phương?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Đa số người dân có kiến thức và biết được quyền lợi của mình khi tiếp cận
các chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Người dân hài lòng về cung cách thái độ phục vụ của viên chức y tế trạm y tế
Các hoạt động trạm y tế chưa đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương,
người dân ít đến trạm y tế khi có nhu cầu về sức khỏe .
Người dân có nhu cầu đến với trạm y tế tiếp cận chăm sóc sức khỏe ban đầu.

8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu khảo sát xã hội học, định lượng (bảng
hỏi) kết hợp định tính (phỏng vấn sâu bán cấu trúc).
8.1. Phương pháp chọn mẫu
Đối với nhóm đối tượng sử dụng dịch vụ y tế tại Trạm y tế
Nghiên cứu nhận thức của người dân, điều tra hộ gia đình bằng bộ câu hỏi in
sẵn về một số kiến thức về nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu và khả năng tiếp
cận dịch vụ y tế tại địa phương.

10


- Tiêu chuẩn chọn
Bảng .1. Tổng số dân và hộ gia đình trong mẫu nghiên cứu
Tên xã

Số hộ

Dân số

Số tổ

Tổng số hộ

Tân Quý Tây

16.960

73


2.336

206

Hưng Long

17.772

106

2.348

201

đƣợc chọn

Chọn những gia đình có người già, trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai, phụ
nữ trong độ tuổi sinh sản hoặc hộ có người đang điều trị bệnh xã hội (lao, da liễu,
tâm thần, HIV/AIDS), trẻ em khuyết tật, người khuyết tật..) người mắc các bệnh
mãn tính không lây đang điều trị …
- Một xã có 4 ấp, mỗi ấp chọn 25 hộ theo tiêu chí trên, bước nhảy của
khoảng cách mẫu tùy theo tình hình thực tế (ví dụ như ấp 1 có 18 tổ, mỗi tổ chọn
được 01 hộ gia đình theo tiêu chí chọn nêu trên, sẽ tính theo khoảng cách của hộ).
+ Không phân biệt giới, thành phần lao động, dân tộc.
+ Có đủ năng lực, hành vi bình thường.
+ Ưu tiên chọn phụ nữ đang nuôi con nhỏ.
- Tiêu chuẩn loại trừ
+ Không phỏng vấn những người đến tạm trú thuê nhà ở địa phương , có thời
gian lưu trú dưới 12 tháng.
+ Không chọn điều tra người nước ngoài đang thuê nhà tạm trú

+ Không chọn những người có năng lực thần kinh không bình thuờng.
Mô tả mẫu nghiên cứu
Bảng .2. Số mẫu được khảo sát
Giới
Nữ

Tân Quý Tây
Số người

Tỷ lệ %

Hưng Long
Số người

Tổng cộng

Tỷ lệ %

Cộng

Tỷ lệ %

166

80,58

171

85,07


337

82,80

Nam

40

19,42

30

14,93

70

17,20

Cộng

206

100,00

201

100,00

407


100,00

11


Tổng số mẫu khảo sát 407: trong đó xã Tân Quý Tây 206 gồm nam 40
chiếm 19,42% , nữ 166 chiếm 80,58%, Hưng Long 201, nam 30 chiếm 14,93%, nữ
171chiếm 85,07%. Tổng số nam 70 trong mẫu nghiên cứu chiếm 17,20%, nữ 337
chiếm 82,80%. Nữ giới chiếm nhiều hơn nam giới, vì :
-Vai trò người phụ nữ trong chăm sóc gia đình, con cái, quan tâm chú ý đến
vấn đề sức khỏe, nên thường trả lời các câu hỏi phỏng vấn hộ gia đình.
-Góc độ về giới, người phụ nữ trong gia đình luôn sâu sát với các thành viên,
đối với người già sự chu đáo chăm sóc, đối với trẻ là sự lo lắng từng yếu tố liên
quan đến phát triển thể chất, tinh thần, nên luôn có sự theo dõi cập nhật các dịch vụ
như giáo dục, y tế liên quan đến người thân của mình.
Bảng .3. Nhóm tuổi trong mẫu nghiên cứu
Độ tuổi

Tân Quý Tây
Số người

Hưng Long

Tỷ lệ %

Tổng cộng

Số người

Tỷ lệ %


Cộng

Tỷ lệ %

19-30

46

22,33

116

57,71

162

39,80

31-45

102

49,51

73

36,32

175


43,00

46-55

28

13,59

12

5,97

40

9,83

56-69

30

14,56

0

0,00

30

7,37


206

100,00

201

100,00

407

100,00

Tổng số người được khảo sát theo nhóm tuổi:
19-30: 162 chiếm tỷ lệ 39,80%
31-45: 175 chiếm tỷ lệ 43%
46-55: 40 chiếm tỷ lệ

9,83%

56-69: 30 chiếm tỷ lệ

7,37%

Nhóm tuổi từ 19-45 chiếm cao nhất trong mẫu khảo sát 82,80%, độ tuổi sinh sản và
nuôi con từ 0-16 tuổi và cũng là độ tuổi lao động, trụ cột của gia đình, từ 46-69
chiếm 17,20%, độ tuổi mãn kinh, tiền mãn kinh, mãn dục và đang giai đoạn tiềm ẩn
của bệnh mãn tính không lây.
12



Bảng .4. Tình trạng hôn nhân
Tình trạng hôn
nhân

Tân Quý Tây

Hưng Long

Số người

Tỷ lệ%

188

91,26

178

Ly hôn

4

1,94

Ly thân

2

Góa

Chưa vợ, chồng

Có vợ có chồng

Cộng

Số người Tỷ lệ%

Tổng cộng
Số người

Tỷ lệ%

88,56

366

89,93

14

6,97

18

4,42

0,97

5


2,49

7

1,72

8

3,88

0

0,00

8

1,97

4

1,94

4

1,99

8

1,97


206

100,00

201

100,00

407

100,00

Tình trạng hôn nhân trong mẫu khảo sát, có vợ, có chồng chiếm đến 89,93%,
cao nhất trong nhóm tuổi từ 19 đến 45, trong đó có 08 trong tình trạng chưa kết
hôn, ly hôn chiếm 4,42%, trong nhóm tuổi từ 19 đến 55, có khoảng 18 trẻ trong đô
tuổi 0-16 thiếu vắng sự chăm sóc của cha hoặc mẹ, thậm chí thiếu cả hai, vì cha mẹ
có những lý do riêng sau ly hôn, nhường quyền làm cha mẹ chăm sóc con cái lại
cho người thân, thường là ông bà .
Bảng .5. Trình độ học vấn

Trình độ văn hóa

Tân Quý Tây

Tổng cộng
Hưng Long

Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ %


Không biế t chử
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học PT
Đại học
Cộng

Cộng

Tỷ lệ %

4

1,94

16

7,96

20

4,91

48

23,30

44

21,89


92

22,60

108

52,43

95

47,26

203

49,88

42

20,38

38

18,91

80

19,65

4


1,94

8

3,98

12

2,94

206

100,00

201

100,00

407

100,00

Về trình độ học vấn, theo báo cáo kinh tế văn hóa xã hội của Ủy ban nhân
dân xã Tân Quý Tây và Hưng Long, không có trường hợp mù chữ, nhưng khi khảo
13


sát chúng tôi phát hiện 20 trường hơ ̣p chưa biế t ch ữ đang trong giai đoa ̣n đầ u của
xóa mù , trong đó 15 nữ, 05 nam. Qua trò chuyê ̣n đươ ̣c biế t 20 trường hơ ̣p trên là

người mới đế n cư trú ta ̣i 02 xã có thời gian trên 14 tháng. Trình độ học vấn thấp vẫn
chiếm con số tương đối, trong 407 phiếu khảo sát có: 92 tiểu học chiếm 22,60%,
trung học cơ sở 203 chiếm 49,88%, trung học phổ thông 80 chiếm 19,65%, đại học
12 chiếm 2,94%. Trình độ học vấn trung bình vì trong mẫu nghiên cứu có đến
49,88% có trình độ học vấn trung học cơ sở, đối với huyện ngoại thành nơi tiếp
nhận dân từ các vùng miền về cư trú và cũng là nơi giao thoa các dịch bệnh, nên
trình độ học vấn ảnh hưởng rất nhiều trong tiếp nhận các thông tin về chăm sóc sức
khỏe ban đầu. Học vấn ảnh hưởng đến chăm sóc sức khỏe ban đầu, nhất là nhóm
nữ, vì trong điều kiện xã hội phát triển, nguồn thông tin dồi dào, học vấn là kiến
thức ban đầu đề người phụ nữ tiếp cận với những vấn đề cần biết trong chăm sóc
nuôi dạy con cái, cũng như kiến thức chăm sóc người thân trong gia đình về môi
trường, dinh dưỡng…, hạn chế được những hành vi mang tính lạc hậu ảnh hưởng
đến sức khỏe và sinh hoạt cho trẻ em, người lớn trong gia đình.
Bảng .6. Nghề nghiệp
Nghề nghiệp

Tân Quý Tây
Số người

Tỷ lệ%

Hưng Long
Số người

Tổng cộng

Tỷ lệ%

Cộng


Tỷ lệ%

Nông dân

10

4,85

55

27,36

65

15,97

Công nhân

18

8,74

74

36,82

92

22,60


Công chức

12

5,83

9

4,48

21

5,16

Viên chức

4

1,94

2

1,00

6

1,47

Buôn bán


34

16,50

22

10,95

56

13,76

Lao động PT

14

6,80

9

4,48

23

5,65

Không việc làm

50


24,27

22

10,95

72

17,69

Khác

64

31,07

8

3,98

72

17,69

Cộng

206

100,00


201

100,00

407

100,00

14


Tân Quý Tây và Hưng Long là 02 xã nông thôn, do công nghiệp hóa, nên số
người sống bằng ruộng, vườn, chỉ còn lại 15,97% làm nông trên tổng số người trong
diện khảo sát, công nhân nhân chiếm 22,60%, nội trợ hoặc làm những việc không
tên trong gia đình chiếm 17,69%, . So sánh 02 xã, Hưng Long số người làm nông
nghiệp cao hơn Tân Quý Tây chiếm 27,36%, công nhân chiếm 36,82% trong khi đó
Tân Quý Tây, nông dân 4,85%, công nhân 8,74%. Sự khác biệt này lệ thuộc yếu tố
công nghiệp hóa và đô thị hóa rất rõ : Hưng Long có nhiều cơ sở xí nghiệp trên địa
bàn, 02 chợ nằm trên trục đường chính; Tân Quý Tây không có chợ và rất ít xí
nghiệp đóng trên địa bàn xã.
Bảng .7. Tình trạng kinh tế trong mẫu khảo sát

Tình trạng kinh tế

Tân Quý Tây
Số người

Tỷ lệ%

Hưng Long

Số người

Tổng cộng

Tỷ lệ%

Cộng

Tỷ lệ%

Thu nhập bình quân của 1 lao động trong gia đình
Dưới 2 triệu đồng

44

21,36

94

46,77

138

33,91

Từ 2 đến 3 triệu

64

31,07


79

39,30

143

35,14

3 triệu đến 4 triệu

48

23,30

14

6,97

62

15,23

trên 4 triệu

50

24,27

14


6,97

64

15,72

12

5,83

6

2,99

18

4,42

132

64,08

141

70,15

273

67,08


62

30,10

48

23,88

110

27,03

6

2,99

6

1,47

Tình trạng kinh tế
Khá giả
Trung bình
Nghèo
Rất nghèo

Thu nhập bình quân 01 lao động trong hộ gia đình từ 2 đến 3 triệu chiếm
35,14%, dưới 2 triệu chiếm 33,91%, trong đó có đến 67,08% hộ gia đình có thu nhập
trung bình, so sánh hai xã Tân Quý Tây và Hưng Long có sự khác biệt trong thu

nhập, Hưng Long có đến 6 hộ rất nghèo, Tân Quý Tây không có hộ rất nghèo.
15


Đối với nhóm đối tượng cung cấp dịch vụ y tế.
- Đối với cán bộ y tế cơ sở thực hiện phỏng vấn sâu 03 nhân viên trạm y tế
(01 trưởng hoặc phó trạm, 02 gồm bác sĩ hoặc y sỹ và nhân viên).
- Tiêu chuẩn loại trừ
+ Không phỏng vấn nhân lực là người học việc, học sinh thực tập, hộ lý, tạp
vụ làm việc theo thời vụ.
Đối với chính quyền địa phương
- Phỏng vấn sâu chủ tịch hoặc phó chủ tịch xã về phối hợp giữa chính quyền
địa phương, trạm y tế, người dân trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và y tế
cộng đồng.
8.2. Các bước tiến hành
- Gặp chính quyền địa phương trình bày kế hoạch thực hiện, kèm theo giấy
giới thiệu của trường, quyết định công nhận đề cương nghiên cứu của trường, đơn
xin phép được thực hiện nghiên cứu, tiếp xúc gặp gỡ người dân địa phương, chính
quyền địa phương, địa bàn thực hiện nghiên cứu và đơn vị y tế trung tâm.
- Tập huấn cho điều tra viên cách thu thập thông tin khi khảo sát bằng bảng hỏi.
- Tập huấn cho giám sát viên, giám sát việc thực hiện thu thập thông tin gồm:
Trưởng ấp, cộng tác viên y tế ấp.
-Tiến hành khảo sát người dân, phỏng vấn sâu các đơn vị cung cấp dịch vụ y
tế trong địa bàn nghiên cứu, thời gian thực hiện từ ngày 30 tháng 11 năm 2012 kết
thúc ngày 30 tháng 12 năm 2012.
- Rà soát kiểm tra toàn bộ các thông tin thu thập trên phiếu, biên bản ghi
nhận phỏng vấn sâu, tìm ra các lỗi ghi chép chưa chính xác, đến địa bàn, gặp gỡ đối
tượng trong phiếu khảo sát để điều chỉnh thông tin theo nội dung bảng hỏi.
-Tiến hành việc thiết kế cơ sở số liệu trong SPSS, nhập thông tin được mã
hóa vào cơ sở số liệu, làm sạch số liệu, xử lý thông tin.

Các biến số độc lập
-Giới
-Tuổi
16


-Trình độ văn hóa
-Nghề nghiệp
-Thu nhập
-Mức độ tiếp cận các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu tai trạm y tế
địa phương .
Các biến số phụ thuộc
-Hiểu biết về các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu, chương trình y tế
cộng đồng
-Nhận xét của người dân về thái độ phục vụ của viên chức trạm y tế
- Đánh giá của người dân về chất lượng phục vụ của trạm y tế
-Nhu cầu của người dân đối với dịch vụ y tế cơ sở
8.3. Phương pháp phân tích tài liệu
Thu thập thông tin từ các báo cáo sẵn có của địa phương các năm gần đây,
sách, báo tham khảo, các báo cáo kết quả nghiên cứu, các thông tư, nghị định, nghị
quyết được ban hành trong lĩnh vực y tế.
9. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh, do
giới hạn về nguồn lực, nên chọn 02 xã: Xã Hưng Long và Tân Quý Tây vì:
* Xã Tân Quý Tây là 01 trong 06 xã được xây mới và đầu tư trang thiết bị,
trạm y tế đạt chuẩn quốc gia.
* Xã Hưng Long là 01 trong 10 xã chưa được xây mới và đầu tư trang thiết
bị, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia.
* Cả 2 xã có tình hình địa lý, dân số, kinh tế, xã hội tương đối giống nhau,
đang trong giai đoạn đô thị hóa.

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 12 năm 2012.

17


10. Khung phân tích
Các khái niệm về chăm
sóc sức khỏe ban đầu

Hệ thống hóa cơ sở
lý luận về chăm sóc
sức khỏe ban đầu và
dịch vụ y tế cơ sở
công

Chăm sóc sức khỏe ban
đầu qua các thời kỳ
trước và sau đổi mới
Các yếu tố ảnh hưởng
đến chăm sóc sức khỏe
ban đầu
Tổ chức y tế công tại
địa phương: chính sách,
nguồn lực, vật lực, tài
lực …

Hiểu, biết của người
dân về các chương
trình chăm sóc sức
khỏe ban đầu


Đánh giá của người
dân về cung cách
phục vụ của hệ thống
y tế công tại địa
phương

Quan điểm của nhân
viên y tế trong cung
cấp dịch vụ y tế công
tại y tế cơ sở

Mức độ tiếp cận của
người
dân
địa
phương đối với các
chương trình chăm
sóc sức khỏe ban đầu

Quan tâm của người
dân về dịch vụ y tế
công tạiđịa phương
Dự báo nhu cầu
người dân và đề xuất
giải pháp cho hệ
thống y tế công tại
địa phương
18



Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Bối cảnh
1.1.1. Các yếu tố tác động trongchăm sóc sức khỏe ban đầu
Chăm sóc sức khỏe ban đầu là chương trình trọng điểm của quốc gia, Tổ chức y
tế thế giới đã đưa ra các yếu tố tác động đến chăm sóc sức khỏe ban đầu như sau :[44]
- Tác động giữa sức khỏe và phát triển: sức khỏe phụ thuộc vào sự phát triển
kinh tế xã hội vì sức khỏe góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội, chính phủ phải
hợp pháp hóa và tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu trong kế hoạch phát triển
đất nước của từng quốc gia với sự nhấn mạnh đặc biệt trong các chương trình phát
triển nông thôn thành thị và phối hợp các hoạt động liên quan đến sức khỏe của các
ngành khác nhau.
- Tác động của cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe ban đầu: sự tự lực tự
cường của các quốc gia và cộng đồng cùng với quan tâm của xã hội là các yếu tố cơ
bản trong phát triển con người và khẳng định là mọi người có quyền và nghĩa vụ
tham gia trong quá trình tăng cường và duy trì sức khỏe của mình. Các chính sách
khuyến khích đảm bảo sự tham gia đầy đủ các cộng đồng thông qua việc đưa các
thông tin phù hợp, hiệu quả, giảm thiểu tối đa tình trạng mù chữ trong dân, xây
dựng trang bị các cơ sở y tế cần thiết qua đó các cá nhân, gia đình, cộng đồng có thể
tiếp cận dịch vụ y tế thực hiện việc chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.
- Tác động của tổ chức chính quyền quốc gia trong chăm sóc sức khỏe ban
đầu: Tầm quan trọng của tổ chức chính quyền là sự kêu gọi các tổ chức xã hội, đưa ra
quyết định, xây dựng các kế hoạch quốc gia ngắn hạn, dài hạn thực hiện chăm sóc
sức khỏe ban đầu và sự hỗ trợ của hệ thống tài chính ở tất cả các cấp cho việc chăm
sóc sức khỏe đi liền với phát triển quốc gia, trong đó có chăm sóc sức khỏe ban đầu
và việc đưa chính sách quốc gia vào trong thực tiễn. Chính phủ tăng cường hỗ trợ bộ
máy hành chính chung với và các hoạt động liên quan thông qua sự hợp tác giữa các
bộ khác nhau và trao quyền về các trách nhiệm thích hợp cho các cấp trung gian và
cộng đồng, cung cấp đầy đủ nhân lực và các nguồn lực cho các cấp này.

19


- Tác động của chiến lược quốc gia trong chăm sóc sức khỏe: Đưa các
chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu vào chiến lược phát triển quốc gia xác
định sự liên quan giữa sức khỏe và phát triển bền vững của quốc gia. Để thực hiện
được chiến lược, đánh giá mục tiêu đề ra đòi hỏi phải có kế hoạch và phối hợp có
hiệu quả các dịch vụ chăm sóc y tế quốc gia và các hoạt động có liên quan đến các
ngành khác.Chính sách và kế hoạch y tế quốc gia phải được tính toán đầy đủ đến sự
huy động, đóng góp của các ngành khác tới sức khỏe, vì thế cần có sự đồng thuận
cụ thể ở tất cả các cấp trong xây dựng chiến lược, mục tiêu hành động, đặc biệt ở
các cấp trung gian và cộng đồng trong sự phối hợp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
ban đầu với tất cả các hoạt động khác góp phần tăng cường sức khỏe và chăm sóc
sức khỏe ban đầu, trong chiến lược, mục tiêu, kế hoạch hành động cần phải xem xét
tới vai trò của các ngành liên quan đến hành chính và tài chính.
- Quan tâm nhu cầu đặc biệt của nhóm khó khăn và có nguy cơ cao: Những
nhu cầu đặc biệt của những người này, những người ít có khả năng nhất tiếp cận với
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu với các lý do về lãnh thổ, chính trị, xã hội,
giáo dục và tài chính.Mục tiêu của chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu chăm
sóc toàn bộ dân số được bao phủ khắp các quốc gia trên thế giới ưu tiên nhiều cho
các đối tượng có nhu cầu đặc biệt như: phụ nữ, trẻ em, những người làm việc ở
những nơi có nguy cơ cao và bộ phận người dân bị thiệt thòi trong xã hội, những
đối tượng yếu thế dễ bị tổn thương, phát triển các hệ thống y tế nơi họ sinh sống
làm việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc liên tục và loại trừ các yếu tố có hại cho
sức khỏe. Các hoạt động của chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cần được duy
trì và thực hiện thường quy.[34]
-Nhân lực y tế giữ vai trò then chốt trong chăm sóc sức khỏe ban đầu: Phát
triển, duy trì chăm sóc sức khỏe ban đầu phụ thuộc vào thái độ và khả năng thực
hiện của tất cả các nhân viên y tế đồng thời phụ thuộc vào hệ thống y tế được thiết
kế để hỗ trợ và giúp đỡ nhóm người thực hiện nhiệm vụ, cần có những ưu tiên cao

cho việc sử dụng đầy đủ nguồn nhân lực con người bằng cách xác định trình độ, kỹ
thuật, kỹ năng, yêu cầu hỗ trợ cho cán bộ y tế phù hợp với chức năng cần thiết để
20


thực hiện và đảm bảo chăm sóc sức khỏe ban đầu có hiệu quả. Phát triển các nhóm
làm việc bao gồm nhân viên y tế cộng đồng, nhân viên phát triển cộng đồng khác, y
tá, nữ hộ sinh… Những nơi không có điều kiện thì gồm cả những người thực hiện y
học cổ truyền, các bà mụ vườn, những người yêu thích công tác xã hội…[18]
- Đào tạo và đào tạo thường xuyên nhân lực liên quan đến y tế tác động chăm
sóc sức khỏe ban đầu: Sự cần thiết có đủ số lượng cán bộ được đào tạo để hỗ trợ và
thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, nhà nước nên tiến hành hỗ trợ hoặc định
hướng lại và đào tạo cho tất cả các cấp nhân lực hiện tại và xem xét lại các chương
trình đào tạo cho nhân viên y tế cộng đồng mới, đó là các cán bộ y tế, đặc biệt là các
thầy thuốc và y tá cần phải được đào tạo về kỹ thuật và xã hội, được khuyến khích
để phục vụ cho cộng đồng, tất cả các khóa đào tạo cần phải bao gồm thực hành tại
thực địa. Các thầy thuốc và các cán bộ y tế khác phải tự nguyện làm việc ở những
vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vì thế cần chú ý đến đào
tạo liên tục, giám sát hỗ trợ và chuẩn bị các giáo viên để đào tạo cán bộ y tế và đào
tạo các kiến thức y tế cho các cán bộ các ngành khác.[11]
- Động viên phục vụ cho các vùng xa xôi hẻo lánh: Chăm sóc sức khỏe ban
đầu tập trung vào các nhu cầu của các nơi trong đó có cả khu vực vùng sâu, vùng
xa, yêu cầu người phục vụ phải có sự tận tâm và được động viên khuyến khích. Cần
phải có một chính sách đãi ngộ phù hợp, sự công nhận công sức đóng góp vượt qua
khó khăn khi phục vụ ở những nơi đó. Khi phục vụ nơi xa xôi hẻo lánh, cán bộ y tế
được hưởng các chế độ động viên rõ ràng khác với các nơi khác, phù hợp với điều
kiện khó khăn nơi họ sống và làm việc. Các chế độ động viên này được vận động đưa
vào chính sách hỗ trợ cụ thể của địa phương, cải thiện điều kiện sống và làm việc
cho cán bộ y tế tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho họ có cơ hội được đào tạo và đào
tạo liên tục. Một số quốc gia như Thái Lan, Ấn Độ, Myanma … Thực hiện chế độ

phụ cấp gấp đôi lương cho các cán bộ y tế phục vụ vùng xa xôi hẻo lánh [40].
- Kỹ thuật y học thích hợp cho sức khỏe: chăm sóc sức khỏe ban đầu yêu cầu
xác định, phát triển, vận dụng và thực hiện kỹ thuật y học thích hợp, các cơ sở đào
tạo và nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ và đặc biệt là cộng đồng phát triển các
21


×