Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Nghiên cứu tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại xã ngọc thanh thị xã phúc yên tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.41 KB, 70 trang )

Khoá luận tốt nghiệp đại học

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, khoa học phát triển đã chứng minh được vai trò quan trọng
của dinh dưỡng đối với cơ thể của con người. Con người muốn sinh trưởng và
phát triển tốt thì nhất thiết phải được cung cấp một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Dinh dưỡng không hợp lý sẽ gây ra những hậu quả xấu về mặt thể lực, ảnh
hưởng đến khả năng học tập và làm việc của con người đặc biệt là đối với trẻ
em. Vì cơ thể trẻ đang phát triển và hồn thiện, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng
đến quá trình phát triển của trẻ, trong đó yếu tố quan trọng nhất là dinh
dưỡng. Một chế độ dinh dưỡng cân đối và hợp lý sẽ tạo điều kiện cho cơ thể
trẻ được phát triển tồn diện cả về thể lực và trí lực.
Trẻ em là nguồn nhân lực mới cho tương lai. Việc chăm sóc, bảo vệ và
giáo dục trẻ em ngày càng được tồn cộng đồng quan tâm. Trẻ em bị bệnh
khơng những ảnh hưởng tới tính mạng, tới sự phát triển về thể chất mà còn
ảnh hưởng tới sự phát triển tinh thần và trí tuệ của trẻ [14].
Khi trẻ có một cơ thể khỏe mạnh trẻ sẽ có điều kiện tìm hiểu, khám phá
thế giới xung quanh một cách hồn toàn tự nhiên và hứng thú. Ngược lại nếu
chế độ dinh dưỡng của trẻ không cân đối và hợp lý trẻ sẽ khơng có cơ hội
được phát triển một cách bình thường. Trẻ sẽ bị mắc một số bệnh do dinh
dưỡng khơng hợp lý sau: suy dinh dưỡng, cịi xương, tiêu chảy [3].
Hiện nay, ở nước ta tỷ lệ trẻ em bị mắc bệnh suy dinh dưỡng còn khá
cao so với các nước đang phát triển khác. Một trong những ngun nhân
chính tạo ra tình trạng này là vấn đề thiếu kiến thức về dinh dưỡng cho trẻ của
gia đình, do điều kiện chăm sóc ở mức chưa cao, hoặc do các bậc phụ huynh
cho trẻ ăn thức ăn chưa đủ, chưa đúng thành phần dinh dưỡng. Những nguyên

Lê Thị Lan Anh

1



Lớp K35 B - SP Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học

nhân khác như : cho trẻ ăn dặm quá sớm làm cho trẻ có sức đề kháng kém, do
vệ sinh nhà ở, nguồn nước sinh hoạt khơng sạch…
Thực hiện tốt phịng chống suy dinh dưỡng trẻ em sẽ góp phần vào phát
triển kinh tế - xã hội và cải thiện cuộc sống cho nhân dân nói chung và trẻ em
nói riêng, tham gia tích cực vào việc thực hiện Luật “Bảo vệ sức khỏe trẻ
em”.
Ngọc Thanh là một xã thuộc khu vực nơng thơn, trình độ dân trí cịn
thấp, khơng đồng đều, với 21 thơn, điều kiện kinh tế - xã hội cịn nhiều khó
khăn. Do đó cơng tác chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục còn nhiều hạn chế, đặc
biệt là việc phòng, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi. Điều đó ảnh
hưởng đến việc học tập, vui chơi, thể chất và trí tuệ của trẻ.
Vì vậy tơi chọn đề tài: “Nghiên cứu tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em
dưới 5 tuổi tại xã Ngọc Thanh - Thị xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Ngọc Thanh Thị xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc”.
- Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã
Ngọc Thanh - Thị xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tình hình SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Ngọc Thanh Thị xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc và các yếu tố liên quan đến tình hình SDD
ở trẻ.
- Đề xuất những biện pháp phòng chống SDD ở trẻ em.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Nghiên cứu này góp phần tìm hiểu, đánh giá tình hình SDD của trẻ
em dưới 5 tuổi tại xã Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc và sự ảnh hưởng


Lê Thị Lan Anh

2

Lớp K35 B - SP Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học

do điều kiện sống của trẻ: vệ sinh môi trường sống, điều kiện nuôi dưỡng cho
trẻ, hiểu biết của bà mẹ tới bệnh SDD của trẻ em.
- Định hướng chương trình giáo dục và đào tạo, đặc biệt có kế hoạch
trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ em tránh được tình trạng SDD ở trẻ. Qua đó
tìm ra chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.

Lê Thị Lan Anh

3

Lớp K35 B - SP Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình SDD ở trẻ em trên Thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Tình hình SDD ở trẻ em trên Thế giới
Theo ước tính của tổ chức y tế Thế giới (WHO), có trên 500 triệu trẻ
em thiếu dinh dưỡng ở các nước đang phát triển, làm 10 triệu trẻ em tử vong

mỗi năm. Ngày 7-6- 2012, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
Margaret Chan cảnh báo trên thế giới hiện nay có tới 20 triệu trẻ em dưới 5
tuổi bị suy dinh dưỡng nặng cần được chăm sóc.
SDD là một đại dịch tồn cầu dẫn tới hơn một nửa số ca tử vong ở trẻ
em trên Thế giới – khoảng 5,6 triệu trẻ em mỗi năm [14].
Dữ liệu từ tổ chức phi chính phủ cho thấy hơn 170 triệu trẻ em trên
tồn thế giới khơng được nhận đủ dinh dưỡng trong giai đoạn quan trọng này.
Tại Indonesia mỗi năm có hơn 3,5 triệu trẻ em tử vong vì SDD, tỷ lệ suy dinh
dưỡng trong năm 2010 là 17,9%. Để đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ,
chính phủ Indonesia phải giảm con số này xuống 15,5% vào năm 2015. Theo
các số liệu của Liên hợp quốc, khoảng 195 triệu trẻ em các nước nghèo bị suy
dinh dưỡng, không được phát triển đầy đủ về thể chất và nhận thức từ khi
được thai nghén cho đến 2 năm đầu đời. Những em này sẽ trở thành những
người khuyết tật cả về thể chất lẫn trí tuệ rơi vào vịng luẩn quẩn đói nghèo.
Bên cạnh đó, mỗi năm cịn có 358.000 bà mẹ tuổi từ 15 - 49 ở các nước
đang phát triển tử vong khi mang thai và sinh nở, gần 2,6 triệu trẻ sơ sinh và
8,1 triệu trẻ em dưới 1 tuổi tử vong, phần lớn do không được nuôi dưỡng đủ
chất. 80% số trẻ em suy dinh dưỡng trên toàn cầu tập trung chủ yếu ở 24 nước
đang phát triển trên thế giới.

Lê Thị Lan Anh

4

Lớp K35 B - SP Sinh


Khố luận tốt nghiệp đại học

1.1.2. Tình hình SDD ở trẻ em tại Việt Nam

Ở Việt Nam, các điều tra dịch y tế học của Viện Dinh Dưỡng, Bộ Y tế
cho thấy 51,5% trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu dinh dưỡng, trong đó có 10,9% ở thể
nặng và 1,6% ở thể rất nặng .
Năm 1999, Viện Dinh Dưỡng điều tra trên 52 tỉnh thành đã cho kết quả
ở trẻ em dưới 5 tuổi có tỷ lệ SDD như sau: SDD cân nặng/ tuổi là 36% trong
đó thể nặng 6,7% và thể rất nặng 0,6%. SDD chiều cao/tuổi là 37,2% và SDD
cân nặng, chiều cao là 9,8%.
Theo thống kê của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, mức độ SDD ở trẻ em
Việt Nam hiện nay rất cao, với tỷ lệ 31,9% (tương đương cứ 3 bé thì có một
em bé bị thấp còi).
Tại hội thảo sữa học đường Quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Việt
Nam (trong 2 ngày 25 - 26/11), bà Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh
Dưỡng Quốc gia Việt Nam cho biết, tỷ lệ SDD ở nước ta đứng thứ 20 trên
Thế giới - mức rất cao.
1.2. Dinh dưỡng là gì?
Dinh dưỡng là một quá trình phức hợp bao gồm việc đưa vào cơ thể
những thức ăn cần thiết qua q trình tiêu hố và hấp thụ để bù đắp hao phí
năng lượng trong quá trình hoạt động sống của cơ thể và tạo ra sự đổi mới các
tế bào và mô cũng như điều tiết các chức năng sống của cơ thể.
Dinh dưỡng là nhu cầu sống hằng ngày của con người, trẻ em cần dinh
dưỡng để phát triển thể lực và trí lực, người lớn cần dinh dưỡng để duy trì sự
sống và làm việc hay nói cách khác dinh dưỡng quyết định sự tồn tại và phát
triển của cơ thể. Đặc trưng cơ bản của sự sống là sinh trưởng, phát triển, sinh
sản, cảm ứng, vận động, trao đổi chất và năng lượng. Trong các đặc trưng đó,
đặc trưng quan trọng nhất là trao đổi chất và năng lượng vì nó chi phối tất cả
các đặc trưng khác và là điều kiện tồn tại và phát triển của cơ thể sống.
Lê Thị Lan Anh

5


Lớp K35 B - SP Sinh


Khố luận tốt nghiệp đại học

1.3. Vai trị của dinh dưỡng đối với cơ thể
Con người là một thực thể sống nhưng sự sống khơng thể có được nếu
con người khơng ăn và uống. Chúng ta đều có thể thấy rõ tầm quan trọng của
việc ăn uống. Ăn uống là nhu cầu hằng ngày, là một nhu cầu cấp bách, bức
thiết khơng thể khơng có. Khơng chỉ giải quyết chống lại cảm giác đói mà ăn
uống để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, ngoài ra thức ăn cũng
cung cấp axit amin, vitamin, chất khoáng là những chất cần thiết cho sự phát
triển của cơ thể, duy trì các tế bào, tổ chức,…và trong cơ thể ln có hai q
trình đồng hóa và dị hóa, mà q trình tiêu hao và hấp thụ các chất có từ thức
ăn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho hai quá trình này.
Lứa tuổi trẻ em, cơ thể đang trong giai đoạn phát triển và lớn lên, do đó
nhu cầu về năng lượng là rất cao. Trong trường hợp bị thiếu ăn thì trẻ là đối
tượng đầu tiên chịu hậu quả về các bệnh dinh dưỡng như: suy dinh dưỡng
protein - năng lượng, các bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng (thiếu iot, thiếu
vitamin A).
Đối với trẻ mầm non, nếu thiếu dinh dưỡng, cơ thể sẽ chậm lớn, chậm
phát triển, kéo dài tình trạng trên sẽ dẫn tới sụt cân, tiêu hao tổ chức và suy
dinh dưỡng. Ngược lại nếu thừa dinh dưỡng (chủ yếu là thừa protein, song
vẫn thiếu các chất dinh dưỡng khác) sẽ ảnh hưởng không tốt đến cấu trúc,
chức phận của tế bào, làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, tim mạch, huyết
áp,…Vì vậy dinh dưỡng hợp lý là vấn đề vô cùng cần thiết đối với sức khỏe
trẻ em. Việc cung cấp đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng cho cơ thể trẻ em phụ
thuộc vào 2 vấn đề:
- Kiến thức hiểu biết của các bậc cha mẹ, những người làm công tác
nuôi dạy trẻ về nhu cầu dinh dưỡng trẻ em, nuôi con bằng sữa mẹ, chế độ ăn

bổ sung hợp lý.

Lê Thị Lan Anh

6

Lớp K35 B - SP Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học

- Sự cung cấp thức ăn cho trẻ bao gồm số lượng, chất lượng để đáp ứng
nhu cầu cơ bản về dinh dưỡng của trẻ em.
1.4.. Dinh dưỡng đối với cơ thể trẻ
1.4.1. Protein
Protein là yếu tố tạo hình chính, tham gia vào thành phần các cơ bắp,
máu, bạch huyết, hoocmon, men, kháng thể, các tuyến bài tiết và nội tiết. Do
vai trò này, protein có liên quan đến mọi chức năng sống của cơ thể (tuần
hồn, hơ hấp, sinh dục, tiêu hóa, bài tiết hoạt động thần kinh và tinh thần...).
Protein cần thiết cho chuyển hóa bình thường các chất dinh dưỡng
khác, đặc biệt là các vitamin và chất khoáng. Khi thiếu protein, nhiều vitamin
không phát huy đầy đủ chức năng của chúng mặc dù khơng thiếu về số lượng.
Protein cịn là nguồn năng lượng cho cơ thể, thường cung cấp 10% 15% năng lượng của khẩu phần, 1g protein đốt cháy trong cơ thể cho 4 Kcal,
nhưng về mặt tạo hình khơng có chất dinh dưỡng nào có thể thay thế protein.
Protein kích thích sự thèm ăn và vì thế nó giữ vai trị chính tiếp nhận
các chế độ ăn khác nhau. Thiếu protein gây ra các rối loạn quan trọng trong
cơ thể như ngừng lớn hoặc chậm phát triển, mỡ hóa gan, rối loạn hoạt động
nhiều tuyến nội tiết (giáp trạng, sinh dục), thay đổi thành phần protein máu,
giảm khả năng miễn dịch sinh học của cơ thể và tăng tính cảm thụ của cơ thể
với các bệnh nhiễm khuẩn.

1.4.2. Lipit
Trước tiên đó là nguồn năng lượng, 1g chất béo cho 9 Kcal. Thức ăn
giàu lipit là nguồn năng lượng đậm đặc cần thiết cho người lao động nặng,
cần thiết cho thời kì phục hồi dinh dưỡng đối với người ốm.
1.4.3. Gluxit
Ðối với người vai trị chính của gluxit là sinh năng lượng. Hơn một nửa
năng lượng của khẩu phần do gluxit cung cấp, 1g gluxit khi đốt cháy trong cơ
Lê Thị Lan Anh

7

Lớp K35 B - SP Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học

thể cho 4 Kcal. Ở gan, glucoza được tổng hợp thành glycogen. Gluxit ăn vào
trước hết chuyển thành năng lượng, số dư một phần chuyển thành glycogen
và một phần thành mỡ dự trữ.
Ăn uống đầy đủ gluxit sẽ làm giảm phân hủy protein đến mức tối thiểu.
Ngược lại khi lao động nặng nếu cung cấp gluxit không đầy đủ sẽ làm tăng
phân hủy protein. Ăn uống quá nhiều, gluxit thừa sẽ chuyển thành lipit và đến
mức độ nhất định sẽ gây ra hiện tượng béo phệ.
1.4.4. Các Vitamin
Các vitamin đóng vai trị quan trọng trong chuyển hóa và cung cấp
năng lượng cho cơ thể trẻ. Gồm các vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin
K, vitamin B1, B2, B6, B9, B12, vitamin C…
1.4.5. Chất khống
Vai trị dinh dưỡng của các chất khoáng trong cơ thể rất đa dạng và
phong phú: Các muối photphat và cacbonat của canxi, magiê là thành phần

cấu tạo xương, răng, đặc biệt cần thiết. Khi thiếu canxi, xương trở nên xốp,
mô liên kết biến đổi. Quá trình này xảy ra ở trẻ em làm xương bị mềm, biến
dạng (còi xương). Những thay đổi này trở nên nghiêm trọng khi kèm theo
thiếu vitamin D. Ngồi ra, canxi cịn tham gia điều hịa q trình đơng máu và
giảm tính kích thích thần kinh cơ. Chuyển hóa canxi liên quan chặt chẽ với
chuyển hóa photpho, ngồi việc tạo xương, photpho cịn tham gia tạo các tổ
chức mềm (não, cơ).
1.4.6. Nước
Nước có vai trị đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịn
ăn được vài ngày, nhưng không thể nhịn uống nước.
Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, 65-75% trọng lượng cơ,
50% trọng lượng mỡ, 50% trọng lượng xương. Nước tồn tại ở hai dạng: nước
trong tế bào và nước ngoài tế bào. Nước ngồi tế bào có trong huyết tương
Lê Thị Lan Anh

8

Lớp K35 B - SP Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học

máu, dịch limpho, nước bọt… Huyết tương chiếm khoảng 20% lượng dịch
ngoài tế bào của cơ thể (3 - 4 lít). Nước là chất quan trọng để các phản ứng
hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể. Nước là một
dung mơi, nhờ đó tất cả các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể, sau đó
được chuyển vào máu dưới dạng dung dịch nước.
Nước là thành phần cơ bản của tất cả các tổ chức và dịch thể. Mọi q
trình chuyển hóa trong tế bào và mơ chỉ xảy ra bình thường khi đủ nước.
Người ta có thể nhịn ăn để sống 3 - 4 tuần nếu mỗi ngày tiêu thụ 300 - 400ml

nước nhưng sẽ chết trong vòng 4 - 5 ngày nếu không được uống nước.
Nguồn nước cho cơ thể là ăn, uống và sản phẩm của q trình chuyển hóa
protein, lipit, gluxit trong cơ thể.
Đối với trẻ nước cũng có vai trị rất quan trọng, các bà mẹ nên chú ý
cho trẻ uống nước thường xuyên tùy theo điều kiện thời tiết, và nên cho trẻ
uống đúng cách, đúng tư thế.
1.5. Suy dinh dưỡng ở trẻ em
1.5.1. Khái niệm SDD
Theo Viện Dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể khơng được
cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm cũng như các yếu tố vi lượng khác
để đảm bảo cho cơ thể phát triển. Đây là tình trạng bệnh lý hay gặp ở trẻ nhỏ
dưới 3 tuổi.
1.5.2. Các cách phân loại SDD
1.5.2.1. Theo lớp mỡ dưới da
Căn cứ vào sự mất lớp mỡ dưới da ở bụng, mặt và mông.
- SDD độ I: chỉ mất lớp mỡ dưới da bụng
- SDD độ II: mất lớp mỡ dưới da bụng + mông
- SDD độ III: mất lớp mỡ dưới da bụng + mông + má

Lê Thị Lan Anh

9

Lớp K35 B - SP Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Tiêu chuẩn chẩn đoán về phân độ này không áp dụng đúng và rộng rãi
được vì hiện tượng mất tổ chức mỡ xảy ra sớm và nhanh trong SDD do thiếu

năng lượng, còn trong SDD do thiếu đạm chủ yếu thì lớp mỡ lại ít mất hơn
[11].
1.5.2.2. Vịng cánh tay (VCT)
- Vịng cánh tay bình thường phát triển nhanh trong năm đầu. Từ 1 - 5
tuổi hầu như không thay đổi và trên 13,5 cm. Chỉ áp dụng đo VCT cho trẻ 1 5 tuổi.
- Trong khám sức khỏe hàng loạt, người ta làm sẵn những bản đo VCT
với 3 khoảng nhuộm màu: xanh >13,5 cm, vàng: 13,5 - 12.5 cm, đỏ < 12,5
cm.
- Vì số đo VCT phụ thuộc khối cơ và độ dày lớp mỡ dưới da nên tiêu
chuẩn này cũng có mặt hạn chế như tiêu chuẩn trên, nó có giá trị trong cộng
đồng hơn là dùng để đánh giá SDD một cách chính xác [11].
1.5.2.3. Theo Wellcome (1969)
Cách đánh giá trên tuy dễ thực hiện nhưng có mặt hạn chế nhất là khi
trẻ bị phù do thiếu đạm vì cân nặng khơng thực. Do đó Wellcome đã đề nghị
kết hợp 2 tiêu chuẩn giảm cân nặng và phù để đánh giá SDD [11].
Bảng 1.1: Bảng đánh giá tình trạng SDD theo Wellcome (1969)
% CN /T

PHÙ

KHÔNG PHÙ

60 - 80 %

Kwashiorkor

SDD nhẹ, trung bình

< 60 %


Marasmus - Kwashiorkor

Marasmus

1.5.2.4. Theo Waterlow
Những cách phân loại trên chỉ cho biết tình trạng trẻ hiện có SDD
nhưng khơng cho biết tình trạng này kéo dài, mạn tính hay bị SDD trong quá
khứ nhưng hiện nay trẻ đang hồi phục hoặc là trẻ mới bị SDD mà trong quá
Lê Thị Lan Anh

10

Lớp K35 B - SP Sinh


Khố luận tốt nghiệp đại học

khứ khơng hề có tình trạng này. Vì vậy, Waterlow đã đưa thêm tiêu chuẩn
chiều cao vào để đánh giá và đề xuất 2 dạng từ còi cọc (stunting) và gầy mòn
(wasting) [11].
Bảng 1.2: Bảng đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo Waterlow
CN / CC
CC / T
>90%

<90%

> 80%

<80%


Trẻ bình thường

SDD cấp (Thiếu dinh dưỡng,
gầy cịm)

Thiếu dinh dưỡng, SDD

Thiếu dinh dưỡng nặng, kéo

mạn, dị chứng, còi cọc

dài

- Còi cọc: khi CC giảm > 10% so với chiều cao chuẩn theo tuổi. Biểu
hiện SDD đã lâu hoặc xảy ra trong quá khứ với một thời gian dài nhất là vào
năm đầu của đời sống. Đây là thể SDD kéo dài, hiện tại chỉ là di chứng, thể
này đã được điều chỉnh về chế độ ăn. CN/CC >80%, cân nặng đã phụ hồi
phần nào nhưng chiều cao thì khơng, trẻ bị lùn so với chuẩn. Thể này có tỷ lệ
cao ở các nước đang phát triển, tăng theo tuổi, nhất là khu lao động nghèo,
các trại mồ côi. Ở nước ta trong thập kỉ 90, tỉ lệ này ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm
đi 19,8%. Trong thập kỉ 90, bình qn hằng năm tỉ lệ thấp cịi trẻ em nước ta
giảm 1,9% (từ 56,7% năm 1990 xuống còn 36,7% năm 2000).
- Gầy còm: Khi cân nặng hiện tại giảm >20% so với cân nặng chuẩn
ứng với chiều cao hiện có. Biểu hiện SDD cấp tính thường do nhiễm trùng
cấp. Nếu được nhanh chóng điều chỉnh về chế độ ăn trẻ sẽ phục hồi hoàn
toàn. Ở nước ta trong 10 năm nay tỉ lệ mắc bệnh vẫn còn cao.
- Thể cịi cọc - gầy cịm: Biểu hiện tình trạng SDD mạn tiến triển. Trẻ
có chế độ ăn thiếu nhiều, ngày càng sụt cân và giảm chiều cao: CN/CC <80%
hoặc CC/T <90%. Trẻ thực sự cần được sự giúp đỡ.

Lê Thị Lan Anh

11

Lớp K35 B - SP Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học

1.5.2.5. Cách phân độ SDD dựa theo tiêu chuẩn cân nặng / tuổi (CN/T)
theo WHO
Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới đề nghị lấy điểm ngưỡng ở dưới 2 độ
lệch chuẩn (-2SD) (SD: Standard Deviation) so với quần thể tham chiếu
NCHS (National Center for Health Statistic) để coi là nhẹ cân. Quy ước 1SD
là 10% cân nặng chuẩn [11].
Gồm có 3 độ:
- Từ -2SD đến -3SD: Thiếu dinh dưỡng độ I
- Từ < -3SD đến -4SD: Thiếu dinh dưỡng độ II
- Dưới -4SD: Thiếu dinh dưỡng độ III
1.5.2.6. Phân loại SDD theo thể
Ở cộng đồng SDD được phân ra 3 thể:
- Thể nhẹ cân (CN/T): Nhẹ cân chỉ là một đặc tính chung của SDD
nhưng khơng cho biết đặc điểm cụ thể đó là loại SDD mới xảy ra hay đã bị
tích lũy từ lâu. Tuy nhiên theo dõi cân nặng là việc dễ thực hiện ở cộng đồng
hơn cả, do đó tỷ lệ thiếu cân theo tuổi được sử dụng rộng rãi để tính tỷ lệ
chung của thiếu dinh dưỡng.
- Thể thấp cịi (CC/T): Chiều cao theo tuổi thấp phản ánh sự chậm tăng
trưởng do điều kiện dinh dưỡng và sức khỏe không hợp lý. Đây là một chỉ
tiêu tốt để đánh giá sự cải thiện điều kiện kinh tế xã hội. Thường ở các nước
đang phát triển, tỷ lệ thấp còi tăng nhanh sau 3 tháng tuổi, đến 3 tuổi thì tỷ lệ

này ổn định.
- Thể gầy còm (CC/CN): Cân nặng theo chiều cao thấp phản ánh một
tình trạng thiếu ăn gần đây nhưng cũng có thể lâu hơn. Ở các nước nghèo nếu
không do khan hiếm thực phẩm tỷ lệ này thường dưới 5%, tỷ lệ này từ 10 14% là cao và trên 15% là rất cao. Thường tỷ lệ này cao nhất ở lứa tuổi 2 tuổi.

Lê Thị Lan Anh

12

Lớp K35 B - SP Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra bảng phân loại sau đây để nhận định ý
nghĩa sức khỏe cộng đồng của vấn đề thiếu dinh dưỡng trẻ em.
Bảng 1.3: Phân loại mức độ thiếu dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở
cộng đồng [3]
Mức độ thiếu dinh dưỡng ( tỷ lệ %)
Chỉ tiêu

Thấp

Trung bình

Cao

Rất cao

Nhẹ cân (CN/T)


<10

10 - 19

20 - 29

>=30

Thấp cịi (CC/T)

<20

20 - 29

30 - 39

>=40

Gầy còm (CC/CN)

<5

5-9

10 - 14

>=15

1.5.3. Nguyên nhân gây bệnh SDD

Năm 1998, UNICEF đã xây dựng mơ hình nguyên nhân SDD. Một số tổ
chức khác cũng có nhứng mơ hình ngun nhân - hậu quả SDD riêng, hoặc
phát triển mơ hình mới dựa trên mơ hình của UNICEF. Mơ hình ngun nhân
SDD cho thấy ngun nhân của SDD khá phức tạp, đa dạng, có mối quan hệ
chặt chẽ với vấn đề y tế, lương thực thực phẩm và thực hành chăm sóc trẻ tại
hộ gia đình. Mơ hình chỉ ra nguyên nhân ở các cấp độ khác nhau: Nguyên
nhân trực tiếp, nguyên nhân tiềm tàng, nguyên nhân cơ bản. Các yếu tố ở cấp
độ này ảnh hưởng đến cấp độ khác [15].
- Nguyên nhân trực tiếp: Hai yếu tố phải kể đến là khẩu phần ăn thiếu
và mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Khẩu phần ăn thiếu về số lượng hoặc kém về
chất lượng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới SDD: Trẻ không được
bú sữa mẹ đầy đủ, cho ăn bổ sung quá sớm, hoặc cho trẻ ăn thức ăn đặc quá
muộn, số lượng không đủ và năng lượng, protein trong khẩu phần ăn cũng
thấp cũng dễ dẫn đến SDD [15].
- Nguyên nhân tiềm tàng: Đó là sự yếu kém trong dịch vụ chăm sóc bà
mẹ, trẻ em, kiến thức của người chăm sóc trẻ, yếu tố chăm sóc của gia đình,
Lê Thị Lan Anh

13

Lớp K35 B - SP Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học

các vấn đề nước sạch, vệ sinh mơi trường và tình trạng nhà ở khơng đảm bảo,
mất vệ sinh , tình trạng đói nghèo, lạc hậu về các mặt phát triển nói chung bao
gồm cả mất bình đẳng về kinh tế. Ba yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến
SDD là an ninh thực phẩm, thiếu sự chăm sóc và bệnh tật, và các yếu tố này
chịu ảnh hưởng lướn của đói nghèo [15].

- Nguyên nhân cơ bản: Đó là kiến trúc thượng tầng, chế độ xã hội,
chính sách, nguồn tiềm năng. Trong q trình phát triển kinh tể hiện nay của
các nước phát triển, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng, tác động đến
xã hội ngày càng sâu sắc. Đặc biệt khủng hoảng kinh tế trong thời gian này
làm cho việc đảm bảo an ninh lương thực và khả năng cung cấp các dịch vụ y
tế, dinh dưỡng tại các nước đang phát triển càng trở nên khó khăn. Đây chính
la ngun nhân SDD trở thành gánh nặng sức khỏe ở nhiều nước đang phát
triển [15].
1.5.4. Phương pháp đánh giá tình trạng SDD
Đơn giản nhất là dùng biểu đồ tăng trưởng đánh giá cân nặng của trẻ
theo độ tuổi. Biểu đồ tăng trưởng được đính kèm theo sổ theo dõi sức khỏe trẻ
em, cấp cho mỗi trẻ sau sinh và dùng đến 6 tuổi. Hàng tháng trẻ sẽ được cân
đo tại cơ sở y tế địa phương, ghi nhận cân nặng vào biểu đồ và vẽ đường phát
triển cân nặng theo tuổi. Trẻ em được xem là có nguy cơ suy dinh dưỡng nếu
đứng cân liên tục trong vòng 3 tháng, đường phát triển cân nặng theo tuổi đi
theo hướng nằm ngang. Trẻ suy dinh dưỡng nếu đường phát triển cân nặng
theo tuổi nằm bên dưới đường chuẩn của biểu đồ.
Tuy nhiên để đánh giá dinh dưỡng tồn diện cần có ít nhất 3 chỉ số:
+ Cân nặng theo tuổi (CN/T)
+ Chiều cao theo tuổi (CC/T)
+ Cân nặng theo chiều cao (CN/CC)

Lê Thị Lan Anh

14

Lớp K35 B - SP Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học


Các chỉ số này sẽ được so sánh với bảng đánh giá tình trạng dinh dưỡng
được Tổ chức Thế giới khuyên cáo năm 2006. Ngoài ra cịn có thể dựa vào
các chỉ số khác như: Đo vòng cánh tay (VCT) để xác định khối cơ bắp và lớp
mỡ dưới da, đo nếp xếp da xác định độ dày lớp mỡ dưới da…[13].
1.5.5. Triệu chứng SDD
1.5.5.1. Giai đoạn sớm
Thường chỉ có biểu hiện đứng cân kéo dài hay sụt cân.
1.5.5.2. Giai đoạn toàn phát
Trẻ mệt mỏi, khơng hoạt bát, hay quấy khóc, chán ăn, ít ngủ, hay bệnh,
chậm biết bò trườn, đi dứng, chậm mọc răng. Khi thăm khám thấy cơ thể có
biểu hiện của thể phù, thể teo đét hay hỗn hợp.
1.5.6. Hậu quả của SDD ở trẻ em
- Tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi.
- Tăng các nguy cơ bệnh lý: Nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy...
- Chậm phát triển thể chất: Ảnh hưởng trên tầm vóc. Thiếu dinh dưỡng
là nguyên nhân trực tiếp làm cho tất cả các hệ cơ quan của cơ thể giảm phát
triển, bao gồm của cả hệ cơ xương, nhất là khi tình trạng thiếu dinh dưỡng
diễn ra sớm như suy dinh dưỡng trong giai đoạn bào thai và giai đoạn sớm
trước khi trẻ được 2 tuổi. Nếu tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài đến thời gian
dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ càng bị ảnh hưởng trầm trọng hơn. Chiều cao của
trẻ được quy định bởi di truyền, nhưng dinh dưỡng chính là điều kiện cần
thiết để trẻ đạt tối đa tiềm năng di truyền của mình.
1.5.7. Điều trị SDD
1.5.7.1. Điều trị SDD bào thai
Trẻ bị SDD bào thai dễ bị 3 nguy cơ sau:
- Hạ đường máu
- Hạ thân nhiệt
Lê Thị Lan Anh


15

Lớp K35 B - SP Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học

- Hạ Ca máu dẫn đến ngừng thở, co giật.
Biện pháp điều trị: cho ăn sớm, tốt nhất là chỉ bú sữa non, đảm bảo thân
nhiệt, cho thêm vitamin D [14].
1.5.7.2. Điều trị SDD nhẹ và vừa
- Đối với trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi: Cần đánh giá nuôi dưỡng trẻ em
xem đã hợp lý chưa? Nếu trẻ có vấn đề ni dưỡng chưa hợp lý: cần tham vấn
cho bà mẹ về chế độ dinh dưỡng tại nhà và bổ sung thêm các sinh tố và chất
khoáng, đặc biệt là vitamin A, D, B, sắt, axitfolic, kẽm, điều trị tích cực các
bệnh kèm theo đồng thời xây dựng các trung tâm hay điểm phục hồi dinh
dưỡng (PHDD) tại các phường xã hay các trạm y tế [14].
- Đối với trẻ từ 1 tuần đến 2 tháng: Khuyên bà mẹ cho trẻ bú mẹ. Kiểm
tra xem bà mẹ có khó khăn khi ni dưỡng trẻ khơng? Kiểm tra xem trẻ bú có
hiệu quả khơng? (Thời gian trẻ bú, số lần bú và cách ngậm bắt vú). Hướng
dẫn bà mẹ cho trẻ bú đúng phương pháp [14].
1.5.7.3. Điều trị SDD nặng
Việc điều trị SDD nặng ở trẻ em địi hỏi các chăm sóc y tế cũng như
tăng cường dinh dưỡng tích cực. Việc điều trị được chia làm 2 giai đoạn: giai
đoạn ổn định trong 1 tuần đầu, trong đó, 24 giờ đầu trẻ phải được đảm bảo
theo dõi chặt chẽ ở một cơ sở y tế và giai đoạn phục hồi kéo dài 5 tuần sau
[14].
1.6. Các biện pháp phịng bệnh
1.6.1. Đảm bảo việc ni con bằng sữa mẹ
Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong

sữa mẹ có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ,
vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể
trẻ. Trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu như vậy trẻ sẽ lớn
nhanh, phòng được suy dinh dưỡng.
Lê Thị Lan Anh

16

Lớp K35 B - SP Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học

1.6.2. Đảm bảo cho trẻ ăn bổ sung hợp lý, đủ chất
Sữa mẹ là thức ăn đầu tiên và tốt nhất đối với trẻ trong 6 tháng đầu,
nhưng sau 6 tháng do trẻ phát triển nhanh, nhu cầu dinh dưỡng địi hỏi cao
hơn vì thế để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng, ngoài sữa mẹ, trẻ cần được
bổ sung (ăn sam hay ăn dặm).
1.6.3. Đảm bảo vệ sinh cá nhân vệ sinh môi trường sạch sẽ
Ở độ tuổi từ 0 - 5 tuổi trẻ rất nhạy cảm với môi trường cũng như thời
tiết nên gia đình đặc biệt là các bà mẹ cần phải nắm được những đặc điểm đó
để chăm sóc con em mình.
Các bà mẹ phải chú ý đến vệ sinh cá nhân của trẻ, ln ln để trẻ sạch
sẽ, thống mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, thức ăn cho trẻ phải tươi, đạt
vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra trước khi cho trẻ ăn các bà mẹ phải rửa
tay cho trẻ sạch sẽ nhằm hạn chế lượng vi khuẩn xâm nhập qua đường ăn
uống.
Khi nuôi trẻ nhỏ các bà mẹ nên chú ý đến vệ sinh môi trường bởi môi
trường bị ô nhiễm cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh nguy
hiểm. Mơi trường trẻ sống cần được phải ln sạch sẽ. thống mát, khơng có

ruồi muỗi, sử dụng nước sạch để sinh hoạt, ăn uống và tắm giặt.
1.6.4. Tiêm chủng
Trẻ em nên được tiêm để giúp trẻ bảo vệ chống lại những vi trùng có
khả năng đe dọa đến tính mạng. Trẻ sơ sinh cần phải được tiêm viêm gan B
ngay sau khi sinh 24h.
1.6.5. Tun truyền giáo dục
Cần có những hình thức tun truyền giáo dục tới cộng đồng về hậu quả
của SDD, các cách phòng SDD, điều trị SDD. Đặc biệt các bà mẹ nên chú ý
đến dinh dưỡng của con em mình ngay từ khi mang thai, và dinh dưỡng của
trẻ trong các bữa ăn đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng.
Lê Thị Lan Anh

17

Lớp K35 B - SP Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Ngọc Thanh - Thị xã
Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc và bà mẹ có con dưới 5 tuổi trong diện điều tra.
- Địa điểm nghiên cứu: chọn 5 thơn ngẫu nhiên (Lập Đinh, Sơn Đồng,
Xóm Chung, An Bình, Đồng Đầm) trong 21 thơn của xã Ngọc Thanh.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 09 năm 2012 đến tháng 03 năm 2013.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn mẫu
Lập danh sách trẻ dưới 5 tuổi trong 4 thôn nghiên cứu, thông qua sổ

theo dõi của trạm y tế, tổng số có 320 trẻ. Tơi đã tiến hành điều tra dựa theo
danh sách trên, kết quả thu được 296 trẻ vào diện nghiên cứu (chiếm 92,5%
theo danh sách), những trường hợp cịn lại khơng điều tra được do vắng mặt
hoặc sai lệch thông tin theo danh sách.
2.2.2. Chỉ số nghiên cứu
Chỉ tiêu nhân trắc: Cân nặng, chiều cao.
Tình trạng dinh dưỡng của trẻ được đành giá theo 3 chỉ số: Cân
nặng/tuổi (CN/T), chiều cao/ tuổi (CC/T), cân nặng/chiều cao (CN/CC) dựa
theo thang phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO - 1985).
* Chỉ số thông tin chung về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của các
hộ gia đình.
- Tỷ lệ (%) các bà mẹ phân theo trình độ học vấn.
- Tỷ lệ (%) các bà mẹ phân theo nhóm tuổi.
- Tỷ lệ (%) các bà mẹ phân theo nhóm nghề nghiệp.
* Chỉ số về SDD của trẻ dưới 5 tuổi
- Tỷ lệ (%) SDD chung ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Lê Thị Lan Anh

18

Lớp K35 B - SP Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học

- Tỷ lệ (%) SDD trẻ em theo giới.
- Tỷ lệ (%) SDD theo học vấn của mẹ.
- Tỷ lệ (%) SDD theo nghề nghiệp của mẹ .
- Tỷ lệ (%) SDD theo tình hình vệ sinh nhà ở tại gia đình.
- Tỷ lệ (%) SDD theo số lượng bữa ăn trong ngày của trẻ.

- Tỷ lệ (%) SDD theo thành phần thức ăn trong ngày của trẻ.
2.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
* Số liệu về bệnh
- Thông qua sổ khám chữa bện của trạm y tế.
- Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp bà mẹ có con dưới 5 tuổi
trong diện điều tra.
* Số liệu về các yếu tố liên quan:
- Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp bà mẹ có con dưới 5 tuổi
trong diện điều tra về các yếu tố liên quan đến SDD của trẻ.
* Phương pháp xử lý: Sử dụng kĩ thuật tin học để xử lý dữ liệu thu
được từ đó bàn luận phân tích các kết quả thu được, viết báo cáo tổng kết.

Lê Thị Lan Anh

19

Lớp K35 B - SP Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Tình hình suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại Xã Ngọc Thanh
- Thị Xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 3.1: Tỷ lệ mắc SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi
Số đối tượng

Tỉ lệ %

Trẻ bị SDD


224

75,7 %

Trẻ không bị SDD

72

24,3 %

Nội dung

24.30%

Trẻ bị SDD
Trẻ khơng bị SDD

75.70%

Hình 3.1: Phân bố tỷ lệ trẻ em mắc SDD dưới 5 tuổi
Trong tổng số 296 trẻ thì có 224 trẻ bị SDD chiếm 75,5% và chỉ có 72
trẻ không bị SDD chiếm tỷ lệ 24,3%. Như vậy qua kết quả trên cho thấy tỷ lệ
mắc SDD của trẻ dưới 5 tuổi tại xã Ngọc Thanh là khá cao.

Lê Thị Lan Anh

20

Lớp K35 B - SP Sinh



Khoá luận tốt nghiệp đại học

Bảng 3.2: Phân bố tỷ lệ SDD của trẻ em dưới 5 tuổi theo giới

SDD nhẹ cân
Giới tính

SDD thấp cịi

SDD gầy cịm

n

n

%

n

%

n

%

Nam

153


39

25,5

48

31,4

37

24,2

Nữ

143

30

21

56

39,2

14

9,8

80

70
60
39.2

50
40

Nữ
21

Nam

30

9.8

20
10

25.5

31.4

24.2

0

SDD nhẹ cân

SDD thấp cịi


SDD gầy cịm

Hình 3.2: Phân bố tỷ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi theo giới tính
Qua biểu đồ cho thấy, tỷ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi có sự chênh lệch
về giới tính. Ở SDD nhẹ cân và SDD gầy mịn thì tỷ lệ SDD ở Nam ln cao
hơn, ở SDD thấp cịi thì tỷ lệ SDD ở Nữ lại cao hơn.

Lê Thị Lan Anh

21

Lớp K35 B - SP Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Bảng 3.3: Tỷ lệ SDD ở trẻ dưới 5 tuổi theo nhóm tuổi
SDD nhẹ

Tình trạng
dinh dưỡng

n

Nhóm tuổi

SDD thấp cịi SDD gầy cịm

cân


Tỷ lệ SDD
chung

n

%

n

%

n

%

< 6 tháng

49

9

18,4

18

36,7

13


26,5

81,6

7 - 12 tháng

75

23

30,7

21

28

7

9,3

68

13 - 24 tháng

64

17

26,6


19

29,7

5

7,8

64,1

25 - 36 tháng

28

6

21,4

15

53,6

3

10,7

85,7

37 - 48 tháng


43

13

30,2

17

39,5

8

18,6

88,3

37

2

5,4

17

45,9

11

29,7


81

49 - 60 tháng

60
53.6
50
45.9
40
30

39.5

36.7
26.5

30.7
28

21.4

20 18.4
10

30.2

29.7
26.6

9.3


7.8

28.7

18.6

SDD nhẹ cân
SDD thấp cịi
SDD gầy cịm

10.7
5.4

0
<6
tháng

7-12
tháng

13-24
tháng

25-36
tháng

37-48
tháng


49-60
tháng

Hình 3.3: Phân bố tỷ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi theo nhóm tuổi
Dựa vào biểu đồ 3 tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi là lớn nhất, trẻ trong
độ tuổi từ 25 - 36 tháng chiếm tỷ lệ SDD cao nhất 53,6%. Trẻ bị SDD gầy
còm chiếm tỷ lệ thấp hơn so với SDD nhẹ cân và SDD thấp cịi trong đó trẻ
thuộc nhóm tuổi từ 13 – 24 tháng chiếm tỷ lệ thấp nhất là 7,8%.
Lê Thị Lan Anh

22

Lớp K35 B - SP Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
THÔN LẬP ĐINH - XÃ NGỌC THANH - THỊ XÃ PHÚC YÊN - TỈNH VĨNH PHÚC

Ngày sinh
STT

Họ và tên trẻ

Nam

Họ và tên mẹ

Nữ


CN

CC

SDD

SDD

SDD

(Kg)

(cm)

nhẹ

thấp

gầy

cân

còi

còm

Đặng Thị Vui

15


96,4

+

Dương Thị Tự

16

95,3

+

Đặng Thị Thúy

17

96,1

+

05.7.2008

Trần Thị Xuân

14

90,1

Trần Thị Hương Trà


14.9.2008

Lưu Thị Thúy

12,1

91

6

Lê Thu Hằng

19.10.2008

Trần Thị Bình

16

98

7

Diệp Lê Anh Duy

Lê Thị Huyền

14

92,3


+

8

Trần Kiều Diễm

12.10.2008

Phạm Thị Bích Hiền

13,7

92

+

9

Diệp Hiển Như

14.11.2008

Dương Thị Chĩ

14

93,1

+


10

Chu Văn Chương

31.12.2008

Lý Thị Thủy

11,7

94

+

11

Lý Bảo Khanh

02.6.2009

Lý Thị Kim

11

92

+

12


Trần Văn Tuấn

02.7.2009

Nguyễn Thị Cúc

14

98

13

Linh Thanh Bình

06.8.2009

Dương Thị Vui

15,3

102

1

Linh Văn Nghị

2

Linh Thị Kim Huyền


3

Lý Hồng Quyết

4

Nguyễn Thị Thơm

5

Lê Thị Lan Anh

29.5.2008
07.6.2008
26.6.2008

12.10.2008

23

+
+

Lớp K35 B - SP Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học

14


Nguyễn Thị Ngọc

23.8.2009

Nguyễn Thị Thu

15

99

15

Lý Thị Thùy Dương

09.9.2009

Trần Thị Nương

15,5

97

16

Phạm Anh Thơ

01.9.2009

Lưu Thị Vẻ


14

96

17

Lý Anh Đạt

10.10.2009

Trần Thị Anh

12

93

+

18

Linh Hoàng Long

11.10.2009

Lê Thị Thủy

12,1

90


+

19

Hoàng Diệu Linh

Dư Thị Hà

15,6

98

20

Lý Hoàng Phúc

5.12.2009

Lưu Thị Chinh

12

93

+

21

Linh Văn Giang


31.10.2009

Trần Thị Thanh

10

90

+

22

Nguyễn Đức Long

21.01.2010

Lộc Thị Đào

13

89

+

23

Maio Đức Minh

13.4.2010


Tạ Thị Hường

13,5

88

+

24

Lê Văn Đức

01.5.2010

Lưu Thị Thúy

13,3

88

+

25

Phạm Minh Đồng

28.5.2010

Trần Thị Kim Liên


10.7

90

26

Diệp Như Thế

02.8.2010

Dương Thị Chĩ

11

80

+

27

Linh Dương Anh Tuấn

14.8.2010

Dương Thị Tư

13

80


+

28

Linh Thùy Trâm

Nguyễn Thị Định

10

78

+

29

Hoàng Gia Linh

13.9.2010

Phạm Thị Hà

9,2

84

+

30


Hồng Đình Lộc

22.9.2010

Phùng Thị Nụ

9

85

+

31

Hồng Minh Đạt

Trần Thị Liên

8,7

88

+

32

Diệp Thế Thảo

Tòng Thị Tương


8,2

80

+

33

Nguyễn Tường Vy

Lưu Thị Tươi

9

75

Lê Thị Lan Anh

13.11.2009

02.9.2010

28.11.2010
16.02.2011
20.7.2011

24

+


+

Lớp K35 B - SP Sinh


Khoá luận tốt nghiệp đại học

34

Diệp thị Minh Nguyệt

35

Phạm Văn Nam

36

Hoàng Kiều Nhung

37

Vũ Thị Hương

38

Hoàng Văn Việt

39


Vũ Thị Loan

9

72

Nguyễn Thị Hoa

10

80

14.5.2011

Trần Thị Phượng

7

67

17.9.2011

Trương Thị Sơn

7

69

+


19.10.2011

Trần Thị Ba

7

73

+

Lê Ngọc Hải

11.10.2011

La Thị Phượng

7,5

75

+

40

Nguyễn Văn Sơn

01.12.2011

Đặng Thị Thân


8

70

41

Lý Thị Bảo Khanh

23.01.2012

Lục Thị Tư

6

68

+

42

Mai Ánh Hồng

10.02.2012

La Thị Liễu

6

65


+

43

Nguyễn Thị Phương

10.02.2012

Đặng Thị Mùi

6

65

+

44

Linh Thị Ngọc

16.3.2012

Lý Thị Thành

5,5

60

+


45

Vũ Văn Tiến

03.4.2012

Trần Thị Loan

5

62

46

Nguyễn Thế Anh

03.4.2012

Lưu Thị Chinh

7

70

47

Hoàng Văn Tú

06.5.2012


Dương Thị Lan

7

68

48

Chu Thị Thanh Tâm

Lê Thị Hoa

4,5

57

49

Diệp Ngọc Tuấn Duy

01.5.2012

Diệp Thị Út

6

55

+


50

Linh Hoàng Dương

19.6.2012

Đặng Thị Vui

5,5

55

+

51

Lý Minh Trung

03.7.2012

Trần Thị Bình

4,5

52

+

Lê Thị Lan Anh


06.8.2011
21.6.2011

19.5.2012

25

+

+

+

+

Lớp K35 B - SP Sinh


×