Khoá luận tốt nghiệp đại học
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
**********
LÊ THỊ LAN ANH
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SUY DINH
DƯỠNG Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI
XÃ NGỌC THANH - THỊ XÃ PHÚC YÊN
TỈNH VĨNH PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh lý người và Động vật
Người hướng dẫn khoa học:
ThS. CAO BÁ CƯỜNG
HÀ NỘI - 2013
Lê Thị Lan Anh
1
Lớp K35 B - SP Sinh
Khoá luận tốt nghiệp đại học
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, khoa học phát triển đã chứng minh được vai trò quan trọng
của dinh dưỡng đối với cơ thể của con người. Con người muốn sinh trưởng và
phát triển tốt thì nhất thiết phải được cung cấp một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Dinh dưỡng không hợp lý sẽ gây ra những hậu quả xấu về mặt thể lực, ảnh
hưởng đến khả năng học tập và làm việc của con người đặc biệt là đối với trẻ
em. Vì cơ thể trẻ đang phát triển và hồn thiện, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng
đến quá trình phát triển của trẻ, trong đó yếu tố quan trọng nhất là dinh
dưỡng. Một chế độ dinh dưỡng cân đối và hợp lý sẽ tạo điều kiện cho cơ thể
trẻ được phát triển tồn diện cả về thể lực và trí lực.
Trẻ em là nguồn nhân lực mới cho tương lai. Việc chăm sóc, bảo vệ và
giáo dục trẻ em ngày càng được tồn cộng đồng quan tâm. Trẻ em bị bệnh
khơng những ảnh hưởng tới tính mạng, tới sự phát triển về thể chất mà còn
ảnh hưởng tới sự phát triển tinh thần và trí tuệ của trẻ. Khi trẻ có một cơ thể
khỏe mạnh trẻ sẽ có điều kiện tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh một
cách hoàn toàn tự nhiên và hứng thú. Ngược lại nếu chế độ dinh dưỡng của
trẻ không cân đối và hợp lý trẻ sẽ khơng có cơ hội được phát triển một cách
bình thường. Trẻ sẽ bị mắc một số bệnh do dinh dưỡng khơng hợp lý sau: suy
dinh dưỡng, cịi xương, tiêu chảy…
Hiện nay, ở nước ta tỷ lệ trẻ em bị mắc bệnh suy dinh dưỡng còn khá
cao so với các nước đang phát triển khác. Một trong những nguyên nhân
chính tạo ra tình trạng này là vấn đề thiếu kiến thức về dinh dưỡng cho trẻ của
gia đình, do điều kiện chăm sóc ở mức chưa cao, hoặc do các bặc phụ huynh
cho trẻ ăn thức ăn chưa đủ, chưa đúng thành phần dinh dưỡng. Những nguyên
Lê Thị Lan Anh
2
Lớp K35 B - SP Sinh
Khoá luận tốt nghiệp đại học
nhân khác như : cho trẻ ăn dặm quá sớm làm cho trẻ có sức đề kháng kém, do
vệ sinh nhà ở, nguồn nước sinh hoạt khơng sạch…
Thực hiện tốt phịng chống suy dinh dưỡng trẻ em sẽ góp phần vào phát
triển kinh tế - xã hội và cải thiện cuộc sống cho nhân dân nói chung và trẻ em
nói riêng, tham gia tích cực vào việc thực hiện Luật “Bảo vệ sức khỏe trẻ em”
Ngọc Thanh là một xã thuộc khu vực nông thôn, trình độ dân trí cịn
thấp, khơng đồng đều, với 19 thơn, điều kiện kinh tế - xã hội cịn nhiều khó
khăn. Do đó cơng tác chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục còn nhiều hạn chế, đặc
biệt là việc phòng, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi. Điều đó ảnh
hưởng đến việc học tập, vui chơi, thể chất và trí tuệ của trẻ
Vì vậy tơi chọn đề tài: “Nghiên cứu tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ
em dưới 5 tuổi tại Xã Ngọc Thanh – Thị Xã Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Xã Ngọc Thanh –
Thị Xã Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc”.
- Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Xã
Ngọc Thanh – Thị xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Nghiên cứu này góp phần tìm hiểu, đánh giá tình hình SDD của trẻ
em dưới 5 tuổi tại xã Ngọc Thanh – Phúc Yên – Vĩnh Phúc và sự ảnh hưởng
do điều kiện sống của trẻ: vệ sinh môi trường sống, điều kiện nuôi dưỡng cho
trẻ, hiểu biết của bà mẹ tới bệnh SDD của trẻ em.
- Định hướng chương trình GD và ĐT, đặc biệt có kế hoạch trong việc
chăm sóc sức khỏe trẻ em tránh được tình trạng SDD ở trẻ. Qua đó tìm ra chế
độ dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.
Lê Thị Lan Anh
3
Lớp K35 B - SP Sinh
Khoá luận tốt nghiệp đại học
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình SDD ở trẻ em trên Thế giới và ở Việt Nam
1.1.1 Tình hình SDD ở trẻ em trên Thế giới
Theo ước tính của tổ chức y tế Thế giới (WHO), có trên 500 triệu trẻ
em thiếu dinh dưỡng ở các nước đang phát triển, làm 10 triệu trẻ em tử vong
mỗi năm. Ngày 7-6- 2012, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
Margaret Chan cảnh báo trên thế giới hiện nay có tới 20 triệu trẻ em dưới 5
tuổi bị suy dinh dưỡng nặng cần được chăm sóc vì bị suy dinh dưỡng.
Tại Indonesia Theo báo cáo, mỗi năm có hơn 3,5 triệu trẻ tử vong vì
suy dinh dưỡng. Dữ liệu từ tổ chức phi chính phủ cho thấy hơn 170 triệu trẻ
em trên tồn thế giới không được nhận đủ dinh dưỡng trong giai đoạn quan
trọng này. Theo dữ liệu của Bộ Y tế Indonesia, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở
Indonesia trong năm 2010 là 17,9%. Để đạt được các Mục tiêu thiên niên kỷ,
chính phủ Indonesia phải giảm con số này xuống 15,5% vào năm 2015. Theo
các số liệu của LHQ, khoảng 195 triệu trẻ em các nước nghèo bị suy dinh
dưỡng, không được phát triển đầy đủ về thể chất và nhận thức từ khi được
thai nghén cho đến 2 năm đầu đời. Những em này sẽ trở thành những người
khuyết tật cả về thể chất lẫn trí tuệ rơi vào vịng luẩn quẩn đói nghèo.
Bên cạnh đó, mỗi năm cịn có 358.000 bà mẹ tuổi từ 15 - 49 ở các nước
đang phát triển tử vong khi mang thai và sinh nở, gần 2,6 triệu trẻ sơ sinh và
8,1 triệu trẻ em dưới 1 tuổi tử vong, phần lớn do không được nuôi dưỡng đủ
chất. 80% số trẻ em suy dinh dưỡng trên toàn cầu tập trung chủ yếu ở 24 nước
đang phát triển trên thế giới
Lê Thị Lan Anh
4
Lớp K35 B - SP Sinh
Khố luận tốt nghiệp đại học
1.1.2. Tình hình SDD ở trẻ em tại Việt Nam
Ở Việt Nam,các điều tra dịch y tế học của Viện Dinh Dưỡng, Bộ y tế
cho thấy 51,5% trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu dinh dưỡng, trong đó có 10,9% ở thể
nặng và 1,6% ở thể rất nặng
Năm 1999, Viện dinh dưỡng điều tra trên 52 tỉnh thành đã cho kết quả
ở trẻ em dưới 5 tuổi có tỷ lệ SDD như sau: SDD cân nặng/ tuổi là 36% trong
đó thể nặng 6,7% và thể rất nặng 0,6%. SDD chiều cao/ tuổi là 37,2% và
SDD cân nặng, chiều cao là 9,8%.
Theo thống kê của Viện dinh Dưỡng Quốc gia, mức độ SDD ở trẻ em
Việt Nam hiện nay rất cao, với tỷ lệ 31,9% ( tương đương cứ 3 bé thì có một
em bé bị thấp còi)
Tại hội thảo sữa học đường Quốc Tế lần đầu tiên được tổ chức tại Việt
Nam (trong 2 ngày 25 – 26/11), bà Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh
Dưỡng Quốc gia Việt Nam cho biết, tỷ lệ SDD ở nước ta đứng thứ 20 trên
Thế giới – mức rất cao.
1.2. Dinh dưỡng là gì?
Dinh dưỡng là một quá trình phức hợp bao gồm việc đưa vào cơ thể
những thức ăn cần thiết qua q trình tiêu hố và hấp thụ để bù đắp hao phí
năng lượng trong quá trình hoạt động sống của cơ thể và tạo ra sự đổi mới các
tế bào và mô cũng như điều tiết các chức năng sống của cơ thể.
Dinh dưỡng là nhu cấu sống hằng ngày của con người, trẻ em cần dinh
dưỡng để phát triển thể lực và trí lực, người lớn cần dinh dưỡng để duy trì sự
sống và làm việc hay nói cách khác dinh dưỡng quyết định sự tồn tại và phát
triển của cơ thể. Đặc trưng cơ bản của sự sống là sinh trưởng, phát triển, sinh
sản, cảm ứng, vận động, trao đổi chất và năng lượng. Trong các đặc trưng đó,
đặc trưng quan trọng nhất là trao đổi chất và năng lượng vì nó chi phối tất cả
các đặc trưng khác và là điều kiện tồn tại và phát triển của cơ thể sống.
Lê Thị Lan Anh
5
Lớp K35 B - SP Sinh
Khố luận tốt nghiệp đại học
1.3. Vai trị của dinh dưỡng đối với cơ thể
Con người là một thực thể sống nhưng sự sống khơng thể có được nếu
con người khơng ăn và uống. Chúng ta đều có thể thấy rõ tầm quan trọng của
việc ăn uống. Ăn uống là nhu cầu hằng ngày, là một nhu cầu cấp bách, bức
thiết khơng thể khơng có. Khơng chỉ giải quyết chống lại cảm giác đóimà ăn
uống để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, ngoài ra thức ăn cũng
cung cấp axit amin, vitamin, chất khoáng là những chất cần thiết cho sự phát
triển của cơ thể, duy trì các tế bào, tổ chức,…và trong cơ thể ln có hai q
trình đồng hóa và dị hóa, mà q trình tiêu hao và hấp thụ các chất có từ thức
ăn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho hai quá trình này.
Lứa tuổi trẻ em, cơ thể đang trong giai đoạn phát triển và lớn lên, do đó
nhu cầu về năng lượng là rất cao. Trong trường hợp bị thiếu ăn thì trẻ là đối
tượng đầu tiên chịu hậu quả về các bệnh dinh dưỡng như: suy dinh dưỡng
protein – năng lượng, các bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng (thiếu iot, thiếu
vitamin A).
Ở Việt Nam , tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng chiếm tỉ lệ vẫn cịn
cao (trên 30%), trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2,5kg chiếm tỉ lệ 10%, tỉ lệ phụ
nữ ở tuổi sinh đẻ và đang cho con bú bị thiếu năng lượngchiếm trên
20%,...Nguyên nhân chính của các vấn đề trên là do thiếu ăn, thiếu kiến thức
về dinh dưỡng, vệ sinh môi trường kém,…( Viện Dinh dưỡng năm 2000).
Đối với trẻ mầm non, nếu thiếu dinh dưỡng, cơ thể sẽ chậm lớn, chậm
phát triển, kéo dài tình trạng trên sẽ dẫn tới sụt cân, tiêu hao tổ chức và suy
dinh dưỡng. Ngược lại nếu thừa dinh dưỡng (chủ yếu là thừa protein, song
vẫn thiếu các chất dinh dưỡng khác) sẽ ảnh hưởng không tốt đến cấu trúc,
chức phận của tế bào, làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, tim mạch, huyết
áp,…Vì vậy dinh dưỡng hợp lý là vấn đề vơ cùng cần thiết đối với sức khỏe
Lê Thị Lan Anh
6
Lớp K35 B - SP Sinh
Khoá luận tốt nghiệp đại học
trẻ em. Việc cung cấp đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng cho cơ thể trẻ em phụ
thuộc vào 2 vấn đề:
- Kiến thức hiểu biết của các bậc cha mẹ, những người làm công tác
nuôi dậy trẻ về nhu cầu dinh dưỡng trẻ em, nuôi con bằng sữa mẹ, chế độ ăn
bổ sung hợp lý,…
- Sự cung cấp thức ăn cho trẻ bao gồm số lượng, chất lượng để đáp ứng
nhu cầu cơ bản về dinh dưỡng của trẻ em.
1.4. Năng lượng và dinh dưỡng đối với cơ thể
1.4.1. Năng lượng
Năng lượng có vai trò rất lớn trong cuộc sống của con người, con người
muốn sống và làm việc thì cần phải được cung cấp năng lượng. Nguồn cung
cấp năng lượng cho con người chính là thức ăn. Năng lượng vào cơ thể chủ
yếu dưới dạng hóa năng của thức ăn. Hầu hết thức ăn đều chứa 3 chất:
protein, lipit, gluxit cung cấp năng lượng cho cơ thể. Giá trị năng lượng của
mỗi loại thức ăn phụ thuộc vào hàm lượng các chất dinh dưỡng sinh năng
lượng trong đó.
Mọi hoạt động sống của con người đều cần năng lượng, cơ thể con
người cần năng lượng để cung cấp năng lượng cho các hoạt động: các q
trình chuyển hóa, hoạt động của cơ, giữ cân bằng nhiệt của cơ thể, hoạt động
củ não, các mô thần kinh. Nếu thiếu năng lượng kéo dài sẽ suy dinh dưỡng,cơ
thể bị gầy sút và cạn kiệt. Các tổn thương do đói gây ra tồn tại lâu hay chóng
phụ thuộc theo tuổi. Đối với cơ thể đang phát triển tác hại vô cùng lớn, suy
dinh dưỡng do thiếu năng lượng và protein dù tạm thời cũng để lại hậu quả
lâu dài. Cung cấp năng lượng vượt quá nhu cầu kéo dài sẽ tích lũy năng lượng
dư thừa dưới dạng mỡ và dẫn tới tình trạng béo phì với những hậu quả rất xấu
cho sức khỏe và rất khó điều chỉnh.
Lê Thị Lan Anh
7
Lớp K35 B - SP Sinh
Khoá luận tốt nghiệp đại học
Theo đề nghị của Viện Dinh dưỡng năm 1996 thì tổng số năng lượng
trong một ngày của trẻ em Việt Nam là:
- 3 – 6 tháng tuổi: 620 kcal/ ngày; 6 – 12 tháng tuổi: 820 kcal/ ngày
- 1 – 3 tuổi: 1300 kcal/ ngày; 4 – 6 tuổi: 1600 kcal/ ngày
1.4.2. Dinh dưỡng đối với cơ thể trẻ
1.4.2.1. Protein
Protein là yếu tố tạo hình chính, tham gia vào thành phần các cơ bắp,
máu, bạch huyết, hocmôn, men, kháng thể, các tuyến bài tiết và nội tiết. Do
vai trị này, protein có liên quan đến mọi chức năng sống của cơ thể (tuần
hồn, hơ hấp, sinh dục, tiêu hóa, bài tiết hoạt động thần kinh và tinh thần...).
Protein cần thiết cho chuyển hóa bình thường các chất dinh dưỡng
khác, đặc biệt là các vitamin và chất khống. Khi thiếu protein, nhiều vitamin
khơng phát huy đầy đủ chức năng của chúng mặc dù không thiếu về số lượng.
Protein còn là nguồn năng lượng cho cơ thể, thường cung cấp 10%15% năng lượng của khẩu phần, 1g protein đốt cháy trong cơ thể cho 4 Kcal,
nhưng về mặt tạo hình khơng có chất dinh dưỡng nào có thể thay thế protein.
Protein kích thích sự thèm ăn và vì thế nó giữ vai trị chính tiếp nhận
các chế độ ăn khác nhau. Thiếu protein gây ra các rối loạn quan trọng trong
cơ thể như ngừng lớn hoặc chậm phát triển, mỡ hóa gan, rối loạn hoạt động
nhiều tuyến nội tiết (giáp trạng, sinh dục), thay đổi thành phần protein máu,
giảm khả năng miễn dịch sinh học của cơ thể và tăng tính cảm thụ của cơ thể
với các bệnh nhiễm khuẩn.
1.4.2.2. Lipit
Trước tiên đó là nguồn năng lượng, 1g chất béo cho 9 Kcal. Thức ăn
giàu lipit là nguồn năng lượng đậm đặc cần thiết cho người lao động nặng,
cần thiết cho thời kì phục hồi dinh dưỡng đối với người ốm.
Lê Thị Lan Anh
8
Lớp K35 B - SP Sinh
Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chất béo dưới da và quanh phủ tạng là tổ chức bảo vệ, giúp cơ thể tránh khỏi
các tác động bất lợi của môi trường bên ngồi như nóng, lạnh. Người gầy, lớp
mỡ dưới da mỏng thường kém chịu đựng với sự thay đổi của thời tiết.
Photphatit là thành phần cấu trúc tế bào thần kinh, não, tim, gan, tuyến
sinh dục... tham gia vào quá trình dinh dưỡng của tế bào nhất là tính thấm của
màng tế bào. Ðối với người trưởng thành photphatit là yếu tố quan trọng điều
hịa chuyển hóa cholesterol.
Cholesterol cũng là thành phần cấu trúc tế bào và tham gia một số chức
năng chuyển hóa quan trọng như:
- Cholesterol là tiền chất của axit mật tham gia vào quá trình nhũ tương
hóa.
- Cholesterol tham gia tổng hợp các nội tố vỏ thượng thận (coctizon,
testosterol, andosterol, nội tố sinh dục, vitamin D3).
- Cholesterol có vai trị liên kết các độc tố tan máu (saponin) và các độc
tố tan máu của vi khuẩn, kí sinh trùng.
Người ta cũng thấy vai trị khơng thuận lợi của cholesterol trong một số
bình như vữa xơ động mạch, một số khối u ác tính. Vì thế cần cân nhắc thận
trọng các trường hợp dùng thức ăn giàu cholesterol (lịng đỏ trứng) đối với
các bệnh nhân có liên quan tới các bệnh kể trên.
Các axit béo chưa no cần thiết (linoleic, a - linolenic, arachidonic) có
vai trị quan trọng trong dinh dưỡng để điều trị các eczema khó chữa, trong sự
phát triển bình thường của cơ thể và tăng cường sức đề kháng. Ngồi ra, chất
béo cịn rất cần thiết cho quá trình chế biến nấu nướng thức ăn làm cho thức
ăn trở nên đa dạng, ngon miệng.
1.4.2.3. Gluxit
Ðối với người vài trị chính của gluxit là sinh năng lượng. Hơn một nửa
năng lượng của khẩu phần do gluxit cung cấp, 1g gluxit khi đốt cháy trong cơ
Lê Thị Lan Anh
9
Lớp K35 B - SP Sinh
Khoá luận tốt nghiệp đại học
thể cho 4 Kcal. Ở gan, glucoza được tổng hợp thành glycogen. Gluxit ăn vào
trước hết chuyển thành năng lượng, số dư một phần chuyển thành glycogen
và một phần thành mỡ dự trữ.
Ở mức độ nhất định, gluxit tham gia tạo hình như một thành phần của
tế bào và mô. Trong cơ thể luôn luôn xẩy ra quá trình phân giải gluxit để tạo
năng lượng nhưng hàm lượng gluxit máu luôn luôn ở mức 80-120 mg%.
Ăn uống đầy đủ gluxit sẽ làm giảm phân hủy protein đến mức tối thiểu.
Ngược lại khi lao động nặng nếu cung cấp gluxit không đầy đủ sẽ làm tăng
phân hủy protein. Ăn uống quá nhiều, gluxit thừa sẽ chuyển thành lipit và đến
mức độ nhất định sẽ gây ra hiện tượng béo phệ.
1.4.2.4. Vitamin
1.4.2.4.1. Các vitamin tan trong mỡ
* Vitamin A
Dạng Retinol chỉ có ở thực phẩm động vật dưới dạng este của các axit
béo bậc cao trong gan, thận, phổi và mỡ dự trữ. Ở thực phẩm thực vật,
Vitamin A tồn tại dưới dạng provitamin A. Trong đó b -caroten có hoạt tính
vitamin A cao nhất nhưng cũng chỉ có 1/6 lượng caroten trong thực phẩm
xuất hiện trong cơ thể như là vitamin A dạng Retinol
Trong cơ thể, Vitamin A duy tri tình trạng bình thường của biểu mô.
Khi thiếu vitamin A, da và niêm mạc khô, sừng hóa, vi khuẩn dễ xâm nhập
gây viêm nhiễm. đó là các biểu hiện khô mắt, khô giác mạc. Vitamin A có vai
trị quan trọng đối với chức phận thị giác. Sắc tố nhạy cảm với ánh sáng nằm
ở võng mạc là rodopxin gồm protein và dẫn xuất của vitamin A. Khi tiếp xúc
với ánh sáng, rodopxin phân giải thành opxin (protein) và retinen (Andehyt
của vitamin A). Khi mắt nghỉ, vitamin A dần dần được phục hồi từ retinen
nhưng khơng hồn toàn. Do việc bổ sung vitamin A thường xuyên từ thức ăn
là cần thiết. Dưới đây là chu trình chuyển hoá vitamin A trong cơ thể
Lê Thị Lan Anh
10
Lớp K35 B - SP Sinh
Khố luận tốt nghiệp đại học
* Vitamin D
Đó là một nhóm chất trong đó về phương diện dinh dưỡng có 2 chất
quan trọng là ecgocanxiferon (vitamin D2) và colecanxiferon (vitamin D3).
Trong thực vật eo ecgosterol, dưới tác dụng của ánh nắng sẽ cho
ecgocanxiferon. Trong động vật và người có 7-dehydro-cholesterol, dưới tác'
dụng cửa ánh nắng sẽ cho coleeanxiferon.
Vai trị chính của Vitamin D là tăng hấp thụ canxi và photpho ở ruột
non. Nó cũng có tác dụng trực tiếp tới q trình cốt hóa. Như vậy, vitamin D
là yếu tố chống cịi xương và kích thích sự tăng trưởng của cơ thể.
* Vitamin E
Cịn có tên là tocopherol...Vitamin E là một chất chống oxy hoá tốt do
cản trở phản ứng xấu của các gốc tự do trên các tế bào của cơ thể Vitamin E
ngăn ngừa lão hoá: do phản ứng chống oxy hoá bằng cách ngăn chặn các gốc
tự do
Vitamin E ngăn ngừa ung thư: Kết hợp với vitamin C tạo thành nhân tố
quan trọng làm chậm sự phát sinh của một số bệnh ung thư.
Vitanmin E ngăn ngừa bệnh tim mạch: vitamin E làm giảm các cholestrol xấu
và làm tănng sự tuần hoàn máu nên làm giảm nguy cơ mắc các bênh tim
mạch.
Vitamin E có hệ thống miễn dịch: kích thích hệ thống miễn dịch hoạt
động bình thường bằng việc bảo vệ các tế bào...
* Vitamin K
Tuy vitamin K không phổ biến như các loại vitamin khác nhưng chúng
vô cùng quan trọng với sự sống, giúp cơ thể bé khỏe mạnh và được phát triển
tồn diện. Tình trạng thiếu hụt vitamin K chỉ xảy ra ở trẻ sơ sinh không xảy ra
ở người lớn. Bởi sự vận chuyển vitamin K qua nhau thai của trẻ còn yếu
Lê Thị Lan Anh
11
Lớp K35 B - SP Sinh
Khoá luận tốt nghiệp đại học
Vitamin K là một vitamin tan được trong chất béo, do đó, chúng
thường được “lưu trữ” trong mô mỡ và gan. "K" xuất phát từ tiếng Đức:
Koagulations vitamin. Vitamin K đóng một vai trị đặc biệt trong q trình
làm đơng máu, tránh xuất hiện chảy máu ở trẻ. Đơng máu, hay cịn gọi là tình
trạng máu vón cục và q trình chống đơng, hiện tượng này vơ cùng quan
trọng, giúp duy trì trạng thái cân bằng bên trong cơ thể bé. Vitamin K cũng
giúp cho canxi được hấp thụ dễ dàng, giúp cho xương bé chắc khỏe
1.4.2.4.2. Các vitamin tan trong nước
* Vitamin B1
Tia min dưới dạng tiamin pirophotphat là coenzim của men
carboxylaza, men này cần cho phản ứng khử carboxyn của axit xetonic (axit
pyruvic, axit - xetoglutaric )
Khi thiếu vitamin B1 axit pyruvic sẽ tích lũy trong cơ thể gây độc cho
hệ thống thần kinh. Vì thế nhu cầu via min B1 đối với cơ thể tỉ lệ thuận với
nhu cầu năng lượng
Vitamin B1 tham gia điều hịa q trình dẫn truyền các xung tác thần
kinh do nó ức chế khử axetyl-cholin. Do đó khi thiếu vitamin Bi gây ra hàng
loạt các rối loạn có liên quan tới các rối loạn dẫn truyền thần kinh như tê bì,
táo bón, hồi hộp, khơng ngon miệng. Đó là các dấu hiệu của bệnh Beriberi
Vitamin B có trong các hạt ngũ cốc, rau, đậu, thịt nạc, lòng đỏ trứng, gan,
thận
* Vitamin B2
Riboflavin là thành phần của nhiều hệ thống men tham gia chuyển hóa
trung gian. Ví dụ FMN (Flavin-mono-nucleotit), FAD (Flavin-adenindinucleotit) là các enzim quan trọng trong sự hô hấp của tế bào và mô như
chất vận chuyển hydrogen.
Lê Thị Lan Anh
12
Lớp K35 B - SP Sinh
Khoá luận tốt nghiệp đại học
Vitamin B2 cần cho chuyển hóa protein, khi thiếu một phần các axit
min của thức ăn không được sứ dụng và ra theo nước tiểu. Ngược lại khi thiếu
protein, quá trình tạo men flavoprotein bị rối loạn. Vì vậy khi thiếu
proteinthường xuất hiện triệu chứng thiếu vitamin B2.
Ngồi ra vitamin B2 có ảnh hưởng tới khả năng cảm thụ ánh sáng của
mắt nhất là đối với sự nhìn màu. Khi thiếu vitamin B2 sẽ có tổn thương ở giác
mạc và nhân mắt. Riboflavin có nhiều trong các lá xanh, đậu đỗ, phủ tạng của
động vật
* Vitamin PP
Vitamin PP ( Nia xin, axit nieotinic).
Tất cả các tế bào sống đều cần ma xin và dẫn xuất của nó. Chúng là
thành phần cốt yếu của 2 coenzim quan trọng chuyển hóa gluxit và hơ hấp tế
bào là Nicotinamit Adenin Dinucleotit (Nad-coenzim I) và Nicotinamit
Adenin Dinucleotit Photphat (NADP- Coenzim II). Vai trị chính của NAD và
NADP là chuyển H+ từ một cơ chất tới một coenzim hay một cơ chất khác.
Như vậy có sự tham gia phối hợp của riboflavin và nia xin trong các phản ứng
hô hấp tế bào.
Trong cơ thể, tryptophan có thể chuyển thành axit nicotinic. Quá trình
này xẩy ra ở ruột và gan và bị cản trở khi thiếu piridoxin. Cứ 60mg
tryptophan cho 1 mg axit nicotinic.
Thiếu nia xin và tryptophan là nguyên nhân của bệnh Pellagra. Các biểu hiện
chính của bệnh là viêm da nhất là vùng da tiếp xúc ánh nắng mặt trời, viêm
niêm mạc, ỉa chảy, có các rối loạn về tinh thần.
Thịt gia cầm, bò, lợn nhất là phủ tạng chứa nhiều vitamin PP. Lớp ngồi của
các hạt gạo, ngơ, mì, đậu lạc vừng rất giàu vitamin PP.
Lê Thị Lan Anh
13
Lớp K35 B - SP Sinh
Khoá luận tốt nghiệp đại học
* Vitamin B6
Vitamin B6 hoạt động như một coenzym giúp chuyển hóa tryptophan
thành niacin. Nó cịn đóng vai trị quan trọng trong việc chuyển hóa chất đạm,
chất béo, carbohydrate. Tham gia vào quá trình tổng hợp hemoglobin và sự
bài tiết của tuyến thượng thận.
Vitamin này còn cần thiết cho phản ứng lên men tạo glucose từ
glycogen, góp phần duy trì lượng đường huyết trong máu ổn định; giúp bảo
vệ tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, và duy trì chức năng não khỏe mạnh.
Khi bị thiếu hụt vitamin B6 (pyridoxin) có thể dẫn đến thiếu máu nguyên bào
sắt, viêm dây thần kinh ngoại vi, viêm da tăng bã nhờn và khơ nứt mơi... Vì
vậy, trong trường hợp như do dinh dưỡng không cung cấp đủ, nhu cầu cơ thể
tăng (phụ nữ mang thai, cho con bú...), do bệnh tật như nghiện rượu, bỏng,
suy tim sung huyết, sốt kéo dài, cắt bỏ dạ dày, lọc máu, cường tuyến giáp,
nhiễm khuẩn, bệnh đường ruột như tiêu chảy, viêm ruột, kém hấp thu liên
quan đến bệnh về gan - mật... cần thiết phải bổ sung vitamin B6.
Tuy nhiên, nếu bổ sung vitamin B6 quá liều cũng gây ra độc tính.
Nhu cầu hàng ngày về vitamin B6 cho trẻ em là 0,3 - 2 mg, người lớn
khoảng 1,6 - 2mg và người mang thai hoặc cho con bú là 2,1 - 2,2mg. Phụ nữ
mang thai hoặc đang cho con bú nên tránh dùng liều cao vì có thể ảnh hưởng
xấu đến sự phát triển của thai nhi hay trẻ sơ sinh. Hiếm gặp tình trạng thiếu
hụt vitamin B6 ở người, nhưng có thể xảy ra trong trường hợp rối loạn hấp
thu, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh hoặc rối loạn do thuốc gây nên.
Với người bệnh điều trị bằng thuốc chống lao isoniazid hoặc phụ nữ uống
thuốc tránh thai (vitamin B6 có thể làm nhẹ bớt trầm cảm ở phụ nữ uống
thuốc tránh thai, và thuốc tránh thai uống có thể làm tăng nhu cầu về vitamin
B6), nhu cầu vitamin B6 hàng ngày nhiều hơn bình thường.
Lê Thị Lan Anh
14
Lớp K35 B - SP Sinh
Khoá luận tốt nghiệp đại học
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng B6 có thể nguy hại nếu sử dụng
với liều cao, đặc biệt đối với hệ thần kinh. Ở Mỹ, người bán thuốc bắt buộc
phải yêu cầu bệnh nhân có đơn bác sĩ mới bán vitamin B6 ở liều lượng
10mg/ngày.
Theo các chuyên gia sức khỏe, tối ưu nhất là tăng cường vitamin B6
cho cơ thể qua con đường thực phẩm với các loại thức ăn như: thịt bò, pa-tê,
cá thu, trứng gia cầm, sữa, khoai tây, chuối, các cây họ đậu...
Để nhận được lợi ích vitamin B6 tốt nhất, sản phẩm hoa quả, thịt tươi
sống cần bảo quản ở nhiệt độ lạnh; sữa và ngũ cốc nên để nơi thống mát, khơ
ráo, khơng ẩm ướt và tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
* Vitamin B9
Vai trò của vitamin B9 đối với thai phụ rất quan trọng
Nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và bé trong giai đoạn mang thai đều rất
cao. Một chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất sẽ giúp thai phụ khỏe mạnh, thai nhi
phát triển toàn diện.
Các loại vitamin, nguyên tố vi lượng và khoáng chất như vitamin B9
(Folate), sắt, canxi, vitamin B6, vitamin B12… cần được bổ sung cho người
phụ nữ trong suốt thai kỳ, trong đó, Folate đóng vai trị đặc biệt quan trọng.
B9 là vitamin nhóm B rất quan trọng đối với quá trình hình thành tế bào mới
của cơ thể. Sau khi thụ thai, từ ngày 21 đến ngày 27 của thai kỳ, Folate góp
phần hình thành và phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Thông thường, trong
giai đoạn này, nhiều thai phụ chưa biết mình mang thai nên đã bỏ qua "thời
điểm vàng" để bổ sung Folate.Việc thiếu hụt Folate có thể dẫn đến nguy cơ bị
khiếm khuyết ống thần kinh ở trẻ. Điều này xảy ra khi các ống thần kinh đóng
khơng hồn thiện, dẫn đến não và tủy sống của trẻ phát triển không bình
thường. Đa số trẻ bị khiếm khuyết này thường khơng sống được. Một nghiên
Lê Thị Lan Anh
15
Lớp K35 B - SP Sinh
Khố luận tốt nghiệp đại học
cứu cho thấy có đến 94% trẻ sơ sinh mắc các khiếm khuyết này bị tử vong
trong vịng 24 giờ sau khi sinh.
Khơng chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành ống thần kinh
và góp phần quan trọng trong sự phát triển trí não của thai nhi, Folate còn rất
cần thiết cho phụ nữ trước và trong suốt thời kỳ mang thai. Theo Giáo sư,
Tiến sĩ Tim Green, Đại học Otago, New Zealand, Folate có tác dụng ngăn
ngừa nguy cơ thiếu máu, nguy cơ sinh non, sinh con nhỏ yếu, bị băng huyết
khi sinh… cho thai phụ.
Một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi được phát triển tồn diện ln là mong
mỏi của các bà mẹ. Chính vì vậy, sự chuẩn bị tồn diện về mọi mặt, đặc biệt
là vấn đề dinh dưỡng luôn cần được quan tâm hàng đầu. Theo khuyến nghị
của Bộ Y tế năm 2007, tất cả phụ nữ dự định mang thai cần bắt đầu bổ sung
400mcg Folate mỗi ngày vào khoảng 24 tuần trước thời điểm dự định có thai.
Đến khi mang thai, nhu cầu Folate sẽ tăng cao gấp 1,5 lần so với lúc bình
thường, do đó thai phụ cần bổ sung 600mcg Folate mỗi ngày.
Theo Trung tâm Phòng tránh bệnh Mỹ (CDC), thai phụ được bổ sung đủ
Folate trong suốt thai kỳ có thể giảm đến 50% - 70% nguy cơ khiếm khuyết
ống thần kinh cho trẻ, thậm chí cịn giúp phịng tránh dị tật về mơi, tim, ống
tiểu và chân tay ở trẻ mới sinh.
Việc bổ sung Folate có thể thơng qua chế độ ăn uống hằng ngày. Tuy
nhiên, chế độ ăn uống thơng thường khó có thể đảm bảo đủ lượng Folate cần
thiết do chất này tan trong nước và dễ bị mất đi trong quá trình chế biến thức
ăn. Vì vậy, thai phụ thường được khuyên dùng thêm các loại sữa giàu Folate
dành cho phụ nữ mang thai.
Anmum Materna là nhãn hiệu sữa dành cho phụ nữ mang thai và cho
con bú được nghiên cứu và phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu của Anmum.
Sản phẩm đã được thử nghiệm lâm sàng, giúp làm tăng hàm lượng Folate,
Lê Thị Lan Anh
16
Lớp K35 B - SP Sinh
Khoá luận tốt nghiệp đại học
giảm nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh ở thai nhi và ngăn ngừa thiếu máu
ở mẹ. Sữa còn chứa DHA, Ganglioside, sắt, canxi và khoảng 30 dưỡng chất
quan trọng khác giúp cơ thể và trí não bé phát triển hồn thiện. Sản phẩm mới
cịn được bổ sung Probiotics DR10 – lợi khuẩn của trung tâm nghiên cứu của
Anmum - hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giúp hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn.
* Vitamin B12
Vitamin B12 là tên chung chỉ các cobalamin hoạt động trong cơ thể
như cyanocobalamin, hydroxocobalamin..., chúng có nhiều trong động vật
như thịt, cá, trứng, gan...
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu như thiếu máu do dinh
dưỡng, thiếu máu do bệnh lý cơ quan tạo máu, thiếu máu do tan máu... trong
đó thiếu máu dinh dưỡng (tức là thiếu các nguyên liệu cần thiết cho quá trình
tạo máu như sắt, vitamin B12, acid folic, magie, kẽm, đồng, coban...) là
nguyên nhân thường gặp nhất.
Trong đó, vitamin B12 là tên chung chỉ các cobalamin hoạt động trong
cơ thể như cyanocobalamin, hydroxocobalamin..., chúng có nhiều trong động
vật như thịt, cá, trứng, gan... ngoài ra trong cơ thể người được tổng hợp một
lượng nhỏ nhờ một số vi khuẩn ở ruột.
Khi thiếu vitamin B12 sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu hồng cầu to,
viêm đa dây thần kinh, rối loạn cảm giác, rối loạn vận động khu trú ở chân.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu vitamin B12 như trong bệnh Biermer,
sau cắt đoạn dạ dày ruột, hội chứng kém hấp thu, xơ
* Vitamin C
Vitamin C tham gia nhiều q trình chuyển hóa quan trọng. Trong q
trình oxy hóa khử, vitamin C có vai trò như một chất vận chuyển H+
Vitamin C còn kích thích tạo colagen của mơ kiên kết, sụn, xương, răng,
mạch máu. Vì thế khi thiếu Vitamin C, các triệu chứng thường biểu hiện ở
Lê Thị Lan Anh
17
Lớp K35 B - SP Sinh
Khoá luận tốt nghiệp đại học
các tổ chức liên kết và xương (xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, đau
mỏi xương khớp).
Vitamin C kích thích hoạt động của các tuyến thượng thận, tuyến yên,
hoàng thể, cơ quan tạo máu và do đó vai trị của Viatmin C liên quan tới chức
phận của các cơ quan này như kích thích sự phát triển ở trẻ em, phục hồi sức
khỏe, vết thương mau lành, tăng sức bền mao mạch, tăng khả năng lao động,
sự dẻo dai và tăng sức kháng nhiễm.
Trong tự nhiên, Vitamin C có nhiều trong rau quả nhưng hàm lượng
của chúng giảm thường xuyên do các yếu tố nội tại của thực phẩm và các yếu
tố vật lý khác như ánh sáng, nhiệt độ cao, các men oxy hóa và các ion kim
loại ( Fe, Cu).
Trong tối, nhiệt độ thấp các món ăn hỗn hợp nhất là món ăn chua,
vitamin được duy trì lâu hơn.
Vitamin C rất dễ tan trong nước, do đó trong q trình chế biến cần lưu
ý để tránh sự hao hụt không cần thiết và tận dụng các phần nước của thức ăn.
1.4.2.5. Chất khống
Khống là một nhóm các chất cần thiết khơng sinh năng lượng nhưng
giữ vai trò trong nhiều chức phận quan trọng đối với cơ thể. Cơ thể người ta
có gần 60 nguyên tố hóa học. Một số chất có hàm lượng lớn trong cơ thể được
xếp vào nhóm các yếu tố đa lượng (macroelements), số khác có hàm lượng
nhỏ được xếp vào nhóm các vi yếu tố (microelements). Các yếu tố đa lượng là
Ca (1,5%), P (L%), MG (0,05%), K (0,35%), NA (0,15%) ; Các yếu tố vi
lượng là I, F, Cu, Co, Mn, Zn... còn gọi là yếu tố vết. Lượng tro của một
người trưởng thành khoảng 2 kg tương đương 4% trọng lượng cơ thể. Khoảng
một nửa đường chất khống đó là yếu tố tạo hình của các tổ chức xương và tổ
chức mềm, phần còn lại nằm trong các dịch thể.
Lê Thị Lan Anh
18
Lớp K35 B - SP Sinh
Khoá luận tốt nghiệp đại học
Hàm lượng các chất khoáng trong các mơ khơng giống nhau. Xương chứa
nhiều chất khống nhất cịn da và mơ mỡ chỉ chiếm dưới 0,7%. Một số chất
khoáng nằm trong các liên kết hữu cơ như iot trong tyroxin, sắt trong
hemoglobin, còn phần lớn các khống chất đều ở dạng muối. Nhiều loại muối
này hịa tan trong nước như natri clond, canxi clond, nhiều loại khác rất ít tan.
Quan trọng nhất là các canxi photphat, ma giê photphat của xương
Vai trò dinh dưỡng của các chất khoáng trong cơ thể rất đa dạng và
phong phú: Các muối photphat và cacbonat của canxi, ma giê là thành phần
câu tàu xương, răng, đặc biệt cần thiết. Ở trẻ em, phụ nữ nuôi con bằng sửa.
Khi thiếu canxi, xương trở nên xốp, mô liên kết biến đổi. Quá trình này xẩy ra
ở trẻ em làm xương bị mềm, biến dạng (còi xương). Những thay đổi này trở
nên nghiêm trọng khi kèm theo thiếu vitamin D. Ngoài ra, canxi cịn tham gia
điều hịa q trình đơng máu và giảm tính kích thích thần kinh cơ
Chuyển hóa canxi liên quan chặt chê với chuyển hóa photpho, ngồi việc tạo
xương, photpho còn tham gia tạo các tổ chức mềm (não, cơ )
Photpho là thành phần của một số men quan trọng tham gia chuyển hóa
protein, lipit, gluxit, hơ hấp tế bào và mô, các chức phận của cơ và thần kinh.
Ðể đốt cháy các chất hữu cơ trong cơ thể mọt phân tử hữu cơ đều phải qua
giai đoạn liên kết với photpho (ATP)
Ðể duy trì độ Ph tương đối hằng định của nội mơi, cần có sự tham gia
của chất khoáng đặc biệt là các muối photphat, ka li, natri. Ðể duy trì cân
bằng áp lực thẩm thấu giữa khu vực trong và ngồi tế bào, cần có sự tham gia
của chất khoáng, quan trọng nhất là Nacl và KCL. Na tri cịn tham gia vào
điều hịa chuyển hóa nước, có ảnh hưởng tới khả năng giữ nước của các
protein-keo. Ðậm độ Na+ thay đổi dẫn đến cơ thể mất nước hay giữ nước
Một số chất khoáng tham gia thành phần một số hợp chất hữu cơ có vai trị
đặc biệt. Sắt với hemoglobin và nhiều men oxy hóa trong hô hấp tế bào, thiếu
Lê Thị Lan Anh
19
Lớp K35 B - SP Sinh
Khoá luận tốt nghiệp đại học
sắt gáy thiếu máu. Iot với tiroxin là hormon của tuyến giáp trạng, thiếu Iot là
nguyên nhân bệnh bướu cổ địa phương. Cu, Co là các chất tham gia vào quá
trình tạo máu
Hiện nay vai trị của chất khống nhất là các vi yếu tố cịn chưa được
biết đầy đủ
Các chất khống phân phối khơng đều trong thức ăn. Các thực phẩm
trong đó tổng lượng các ion K+, Na+, Ca++ Mg++ chiếm ưu thế được coi là
nguồn các yếu tố kiềm. Thuộc loại này gồm có phần lớn rau lá, rau củ, quả
tươi sữa và chế phẩm của các thực phẩm này
1.4.2.6. Nước
Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịn
ăn được có vai trị đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịn ăn
được vài ngày, nhưng không thể nhịn uống nước.
Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, 65-75% trọng lượng cơ,
50% trọng lượng mỡ, 50% trọng lượng xương. Nước tồn tại ở hai dạng: nước
trong tế bào và nước ngoài tế bào. Nước ngồi tế bào có trong huyết tương
máu, dịch limpho, nước bọt… Huyết tương chiếm khoảng 20% lượng dịch
ngoài tế bào của cơ thể (3-4 lít). Nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa
học và sự trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể. Nước là một dung
mơi, nhờ đó tất cả các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể, sau đó được
chuyển vào máu dưới dạng dung dịch nước.
Nước là thành phần cơ bản của tất cả các tổ chức và dịch thể. Mọi q
trình chuyển hóa trong tế bào và mơ chỉ xây ra bình thường khi đủ nước.
Người ta có thể nhịn ăn để sống 3-4 tuần nếu mỗi ngày tiêu thụ 300-400 ml
nước nhưng sẽ chết trong vòng 4-5 ngày nếu không được uống nước.
Nguồn nước cho cơ thể là ăn, uống và sản phẩm của q trình chuyển hóa
protein, lipit, gluxit trong cơ thể.
Lê Thị Lan Anh
20
Lớp K35 B - SP Sinh
Khoá luận tốt nghiệp đại học
Đối với trẻ nước cũng có vai trị rất quan trọng, các bà mẹ nên chú ý
cho trẻ uống nước thường xuyên tùy theo điều kiện thời tiết, và nên cho trẻ
uống đúng cách, đúng tư thế
1.5. Phân loại SDD protein – năng lượng
1.5.1. Cơ sở khoa học của các phương pháp đánh giá SDD
1.5.1.1. Đo trọng lượng của cơ thể (P)
- Cân nặng (CN) tụt hoặc ngừng phát triển là triệu chứng giúp phát hiện
sớm SDD.
- Đánh giá tỷ lệ CN hiện có / CN chuẩn theo tuổi giúp chẩn đoán SDD
và mức độ SDD.
1.5.1.2. Đo chiều cao (CC) và tính tỷ lệ CC hiện có / CC chuẩn theo
tuổi giúp chẩn đốn tình trạng SDD kéo dài
1.5.1.3. Tính tỷ lệ CN hiện có / CN chuẩn tương ứng với CC hiện có:
Xác định SDD cấp
1.5.1.4. Đo vòng cánh tay (VCT) giúp xác định khối cơ bắp và lớp mỡ
dưới da
1.5.1.5. Đo nếp xếp da giúp xác định độ dày lớp mỡ dưới da
1.5.1.6. Đánh giá ngăn nội bào dựa vào xét nghiệm sinh hóa: protid
máu, điện giải đồ, bilan lipid máu…
1.5.2. Các cách phân loại SDD
1.5.2.1. Theo lớp mỡ dưới da
Căn cứ vào sự mất lớp mỡ dưới da ở bụng, mặt và mông.
- SDD độ I: chỉ mất lớp mỡ dưới da bụng
- SDD độ II: mất lớp mỡ dưới da bụng + mông
- SDD độ III: mất lớp mỡ dưới da bụng + mông + má
Lê Thị Lan Anh
21
Lớp K35 B - SP Sinh
Khoá luận tốt nghiệp đại học
Tiêu chuẩn chẩn đoán về phân độ này không áp dụng đúng và rộng rãi được
vì hiện tượng mất tổ chức mỡ xảy ra sớm và nhanh trong SDD do thiếu năng
lượng, còn trong SDD do thiếu đạm chủ yếu thì lớp mỡ lại ít mất hơn.
1.5.2.2. Vịng cánh tay (VCT)
- Vịng cánh tay bình thường phát triển nhanh trong năm đầu. Từ 1 – 5
tuổi hầu như không thay đổi và trên 13,5 cm. Chỉ áp dụng đo VCT cho trẻ 1 –
5 tuổi
- Trong khám sức khỏe hàng loạt, người ta làm sẵn những bản đo VCT
với 3 khoảng nhuộm màu: xanh >13,5 cm ; vàng: 13,5 – 12.5 cm; đỏ < 12,5
cm
- Vì số đo VCT phụ thuộc khối cơ và độ dày lớp mỡ dưới da nên tiêu
chuẩn này cũng có mặt hạn chế như tiêu chuẩn trên, nó có giá trị trong cộng
đồng hơn là dùng để đánh giá SDD một cách chính xác.
1.5.2.3. Cách phân độ SDD dựa theo tiêu chuẩn cân nặng / tuổi
(CN/T) theo TCYTTG
Hiện nay TCYTTG đề nghị lấy điểm ngưỡng ở dưới 2 độ lệch chuẩn (2SD) so với quần thể tham chiếu NCHS để coi là nhẹ cân. Quy ước 1SD là
10% cân nặng chuẩn.
Gồm có 3 độ:
- Từ -2SD đến -3SD: Thiếu dinh dưỡng độ I
- Từ < -3SD đến -4SD: Thiếu dinh dưỡng độ II
- Dưới -4SD: Thiếu dinh dưỡng độ III
1.5.2.4. Theo Wellcome (1969)
Cách đánh giá trên tuy dễ thực hiện nhưng có mặt hạn chế nhất là khi
trẻ bị phù do thiếu đạm vì cân nặng khơng thực. Do đó Wellcome đã đề nghị
kết hợp 2 tiêu chuẩn giảm cân nặng và phù để đánh giá SDD.
Lê Thị Lan Anh
22
Lớp K35 B - SP Sinh
Khố luận tốt nghiệp đại học
% CN /T
PHÙ
KHƠNG PHÙ
< 60 – 80 %
Kwashiorkor
SDD nhẹ, trung bình
< 60 %
Marasmus - Kwashiorkor
Marasmus
1.5.2.5. Theo Waterlow
Những cách phân loại trên chỉ cho biết tình trạng trẻ hiện có SDD
nhưng khơng cho biết tình trạng này kéo dài, mạn tính hay bị SDD trong quá
khứ nhưng hiện nay trẻ đang hồi phục hoặc là trẻ mới bị SDD mà trong q
khứ khơng hề có tình trạng này. Vì vậy, Waterlow đã đưa thêm tiêu chuẩn
chiều cao vào để đánh giá và đề xuất 2 dang từ còi cọc ( stunting) và gầy mòn
(wasting).
CN / CC
CC / T
>90%
<90%
> 80%
<80%
Trẻ bình thường
SDD cấp (Thiếu dinh dưỡng,
gầy cịm)
Thiếu dinh dưỡng, SDD
Thiếu dinh dưỡng nặng, kéo
mạn, dị chứng, còi cọc
dài
Còi cọc khi CC giảm > 10% so với chiều cao chuẩn theo tuổi. Biểu
hiện SDD đã lâu hoặc xảy ra trong quá khứ với một thời gian dài nhất là vào
năm đầu của đời sống. Đây là thể SDD kéo dài, hiện tại chỉ là di chứng, thể
này đã được điều chỉnh về chế độ ăn . CN/CC >80%, cân nặng đã phụ hồi
phần nào nhưng chiều cao thì không, trẻ bị lùn so với chuẩn . Thể này có tỷ lệ
cao ở các nước đang phát triển, tăng theo tuổi, nhất là khu lao động nghèo,
các trại mồ côi. Ở nước ta trong thập kỉ 90, tỉ lệ này ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm
đi 19,8%. Trong thập kỉ 90, bình quân hằng năm tỉ lệ thấp còi trẻ em nước ta
giảm 1,9% (từ 56,7% năm 1990 xuống còn 36,7% năm 2000)
Lê Thị Lan Anh
23
Lớp K35 B - SP Sinh
Khố luận tốt nghiệp đại học
- Gầy cịm: Khi cân nặng hiện tại giảm >20% so với cân nặng chuẩn
ứng với chiều cao hiện có. Biểu hiện SDD cấp tính thường do nhiễm trùng
cấp. Nếu được nhanh chóng điều chỉnh về chế độ ăn trẻ sẽ phục hồi hoàn
toàn. Ở nước ta trong 10 năm nay tỉ lệ mắc bệnh vẫn còn cao.
- Thể còi cọc – gầy còm: Biểu hiện tình trạng SDD mạn tiến triển. Trẻ
có chế độ ăn thiếu nhiều, ngày càng sụt cân và giảm chiều cao: CN/CC <80%
hoặc CC/T <90%. Trẻ thực sự cần được sự giúp đỡ.
1.6. Nguyên nhân gây bệnh SDD
1.7. Các biện pháp phịng bệnh
1.7.1. Đảm bảo việc ni con bằng sữa mẹ
Sữa mẹ là thức ăn hồn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong
sữa mẹ có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ,
vitamin và muối khống với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể
trẻ. Bú mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng
Sữa mẹ chứa nhiều chất kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho trẻ,
chống các bệnh đường ruột và bệnh nhiễm khuẩn. Trong sữa mẹ có những
yếu tố bảo vệ cơ thể trẻ mà khơng một thức ăn nào có thể thay thế được. Do
tác dụng kháng khuẩn của sữa mẹ nên trẻ được bú sữa mẹ sẽ ít mắc bệnh
Trẻ bú mẹ ít bị dị ứng, eczema như ăn sữa bị
Cho con bú sữa mẹ sẽ thuận lợi và kinh tế vì khơng phụ thuộc vào giờ
giấc, khơng cần phải đun nấu, dụng cụ pha chế. Trẻ bú sữa mẹ sẽ kinh tế hơn
nhiều vì sữa mẹ khơng mất tiền mua. Khi người mẹ ăn uống đầy đủ, tinh thần
thoải mái sẽ có đủ sữa cho con bú
Ni con bằng sữa mẹ có điều kiện gắn bó mẹ con, người mẹ có nhiều
thời gian gần gũi tự nhiên, đó là yếu tố tâm lý quan trọng giúp cho việc phát
triển hài hồ của đứa trẻ
Cho con bú góp phần hạn chế sinh đẻ và giảm tỷ lệ ung thư vú.
Lê Thị Lan Anh
24
Lớp K35 B - SP Sinh
Khoá luận tốt nghiệp đại học
1.7.2. Đảm bảo cho trẻ ăn bổ sung hợp lý, đủ chất
Sữa mẹ là thức ăn đầu tiên và tốt nhất đối với trẻ trong 6 tháng đầu,
nhưng sau 6 tháng do trẻ phát triển nhanh, nhu cầu dinh dưỡng địi hỏi cao
hơn vì thế để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng, ngoài sữa mẹ, trẻ cần được
bổ sung (ăn sam hay ăn dặm).
1.7.2.1.Ăn bổ sung hợp lý là gì? Đó là cho trẻ ăn thêm các loại thức ăn
khác ngoài sữa mẹ như bột, cháo, cơm, hoa quả, hợp lý theo thời điểm, hợp lý
theo đúng độ tuổi, hợp lý về số lượng, chất lượng, cân đối giữa các thành
phần dinh dưỡng và được chế biến theo đúng phương pháp.
1.7.2.2. Khi nào nên bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung?
- Như trên đã nói, trong vịng 6 tháng đầu (tức là từ khi trẻ được sinh ra
đến 179 ngày) chỉ cần cho trẻ bú sữa mẹ, trong trường hợp người mẹ thiếu
sữa hoặc phải đi làm thì cho trẻ ăn các loại sữa bột công thức dành cho trẻ
dưới 6 tháng hoặc sữa đậu nành.
- Từ tháng thứ 7 trở đi (tức là từ trịn 180 ngày trở đi), ngồi sữa mẹ, trẻ
cần được ăn bổ sung các loại thực phẩm khác
1.7.2.3. Nguyên tắc ăn bổ sung:
- Cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều và nhất thiết phải tập cho
trẻ ăn quen với những thực phẩm mới.
- Số lượng thức ăn và số lần cho ăn tăng dần theo tháng tuổi, đảm bảo
thức ăn hợp khẩu vị của trẻ.
- Sử dụng đa dạng các nhóm thực phẩm sạch, tươi và chế biến bảo quản
hợp lý.
- Tăng thêm dầu mỡ để đảm bảo nhu cầu lipid, cung cấp năng lượng
cao cho trẻ hoạt động và phát triển
- Dụng cụ chế biến sạch, rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến và cho trẻ
ăn.
Lê Thị Lan Anh
25
Lớp K35 B - SP Sinh