Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Tổ chức dạy học dự án phần 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.45 MB, 72 trang )

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Việt Nga

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Ths. Nguyễn Thị Việt
Nga Khoa Sinh - KTNN trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã hướng dẫn và
động viên em rất nhiều trong quá trình làm khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Sinh - KTNN
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo cùng các em học sinh
trường THPT Hoa Lư A - Tỉnh Ninh Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong
suốt quá trình thưc hiện khóa luận.
Do kiến thức và kinh nghiệm của bản thân chưa nhiều, nên đề tài
không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý từ các
thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Hoàng Thị Thếp

Hoàng Thị Thếp

K35B - Sinh


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Việt Nga


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, có sự giúp
đỡ của giáo viên hướng dẫn và tham khảo các tài liệu có liên quan.
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của mình không trùng với kết quả
của tác giả khác.

Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2013
Sinh viên

Hoàng Thị Thếp

Hoàng Thị Thếp

K35B - Sinh


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Việt Nga

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Viết tắt

Đọc là

1


DH

Dạy học

2

DHDA

Dạy học dự án

3

GD

Giáo dục

4

GV

Giáo viên

5

HS

Học sinh

6


PP

Phương pháp

7

PPDH

Phương pháp dạy học

8

SGK

Sách giáo khoa

9

SH10CB

Sinh học 10 cơ bản

10

THPT

Trung học phổ thông

11


XH

Xã hội

Hoàng Thị Thếp

K35B - Sinh


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Việt Nga

MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 2
4. Đối tượng , khách thể nghiên cứu ................................................................... 3
5. Giả thuyết khoa học........................................................................................ 3
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3
7. Đóng góp của đề tài ....................................................................................... 3
PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................. 4
Chương I : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................... 4
1.1. Lịch sử nghiên cứu DHDA ........................................................................ 4
1.1.1 Trên thế giới ............................................................................................. 4
1.1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 6
1.2. Cơ sở lí luận của dạy học dự án .............................................................. 7
1.2.1. Khái niệm DHDA ..................................................................................... 7

1.2.2. Bản chất của dạy học dự án ...................................................................... 8
1.2.3. Các loại dự án học tập ............................................................................ 11
1.2.4. Cấu trúc của quá trình DHDA ................................................................ 13
1.2.5. Vai trò của GV và HS trong DHDA ....................................................... 14
1.2.6. Một số kĩ năng cần hình thành cho HS trong DHDA .............................. 15
1.2.7. Lợi ích và hạn chế của DHDA ................................................................ 19
1.3. Thực trạng tổ chức dạy học dự án ở một số trường THPT................... 20
1.3.1. Mục đích điều tra .................................................................................... 20
1.3.2. Phương pháp điều tra .............................................................................. 21
1.3.3. Kết quả điều tra ...................................................................................... 21
Hoàng Thị Thếp

K35B - Sinh


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Chương II:

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Việt Nga

TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN PHẦN 3:

“ SINH HỌC VI SINH VẬT” SINH HỌC 10 – BAN CƠ BẢN................... 24

2.1. Kiến thức và kĩ năng cần đạt được phần 3 “Sinh học vi sinh vật” ....... 24
2.1.1. Kiến thức phần 3 “Sinh học vi sinh vật” Sinh học 10 ban cơ bản............ 24
2.1.2. Kĩ năng phần 3 “Sinh học vi sinh vật” Sinh học 10 ban cơ bản............... 24
2.2. Quy trình tổ chức dạy học dự án ........................................................... 25
2.2.1. Lí do tổ chức DHDA……. .................................................................... 25.

2.2.2. Triển khai bài học thành dự án................................................................ 25
2.2.3. Kế hoạch bài dạy của GV ....................................................................... 25
2.2.4. Các bước thực hiện dự án ……. ............................................................. 27
2.2.5. Các kế hoạch hỗ trợ……. ...................................................................... 28.
2. 3. Tổ chức dạy học dự án bài 31 phần 3 “Sinh học vi sinh vật” ............... 28
2.3.1. Trước khi thực hiện dự án....................................................................... 28
2.3.2. Trong khi tiến hành dự án……… .......................................................... .33
2.3.3. Sau khi tiến hành dự án…….................................................................. .34
2.3.4. Giáo án…….……………… ................................................................... 34
2.3.5. Sản phẩm của học sinh…….……………… ........................................... 38

Chương III : THAM VẤN CHUYÊN GIA ................................................... 65

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 66
Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 67

Hoàng Thị Thếp

K35B - Sinh


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Việt Nga

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thế kỉ 21, thế kỉ tri thức và kĩ năng của con người là những yếu tố
quyết định sự phát triển của xã hội. Trong đó, nền GD không chỉ trang bị cho
HS những kiến thức mà nhân loại đã tích lũy được qua lịch sử mà còn phải

bồi dưỡng cho họ tính năng động, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực
hành giỏi.
Trước tình hình đó, nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho nền giáo dục là
ngoài việc trang bị cho HS những kiến thức và kĩ năng cơ bản, cần phải tạo ra
cho HS khả năng giải quyết vấn đề, khả năng tư duy và tự tìm ra những giải
pháp mới để thích ứng với các yêu cầu của xã hội.
PPDH truyền thống ở trường học, tuy đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng nhưng vẫn nặng về truyền thụ một chiều, GV giảng giải, minh họa, HS
lắng nghe, ghi nhớ và bắt chước nên không đáp ứng được yêu cầu đào tạo con
người trong thời kì công nghiệp hóa, toàn cầu hóa.“Đổi mới mạnh mẽ phương
pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều và rèn luyện
thành nếp tư duy sáng tạo của người học”. Văn kiện Đại hội IX của Đảng
Cộng sản Việt Nam lại tiếp tục chỉ rõ phương hướng phát triển giáo dục và
đào tạo trong những năm tới: “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện, đổi mới nội dung và phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ
thống quản lí giáo dục”.
Mục đích của quá trình đổi mới PPDH là tích cực hóa hoạt động của
HS, tổ chức và hướng dẫn HS tự tìm hiểu, phát hiện, giải quyết vấn đề trên cơ
sở tự giác, tự do tranh luận, đề xuất giải pháp, được tạo mọi khả năng và điều
kiện để tích cực, chủ động trong các hoạt động nhận thức. GV đồng thời phải
là người tổ chức, người hướng dẫn, người thực hiện và là nhà nghiên cứu.

1


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Việt Nga

Một trong những phương hướng đổi mới PPDH Sinh học ở trường phổ

thông là nghiên cứu tổ chức quá trình DH theo hướng tích cực hóa hoạt động
của HS, trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ DH phức hợp gắn với thực tiễn,
kết hợp lí thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết
quả trong đó kết quả là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được hay nói cách khác đó là kiểu tổ chức DHDA. Qua đó, ta thấy DHDA tạo cơ
hội cho HS tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập, và áp dụng một cách
sáng tạo vào thực tế cuộc sống; củng cố kiến thức và xây dựng các kỹ năng
hợp tác, giao tiếp và học tập độc lập; chuẩn bị hành trang cho HS học tập suốt
đời và đối mặt với các thử thách trong cuộc sống.
Vì lí do trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Tổ chức dạy học
dự án phần 3: Sinh học vi sinh vật – SH 10 cơ bản”.
2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng dạy học dự án vào tổ chức các hoạt động dạy học khi dạy học
phần 3 “Sinh học vi sinh vật” lớp 10 ban cơ bản nhằm phát huy tính sáng tạo,
tự lực, tích cực học tập, đồng thời phát triển các kĩ năng sống (phân tích, tổng
hợp, kỹ năng hợp tác, trình bày vấn đề…) cho HS.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học dự án.
- Xác định nội dung kiến thức và kỹ năng cần đạt được trong phần 3 “Sinh
học vi sinh vật” SH 10 ban cơ bản.
- Điều tra thực tế về tổ chức dạy học dự án kiến thức phần 3 “Sinh học vi
sinh vật” SH 10 ban cơ bản ở một số trường THPT.
- Soạn thảo tiến trình dạy học dự án cho phần 3 “Sinh học vi sinh vật” lớp 10
ban cơ bản nhằm phát huy tính sáng tạo, tự lực, tích cực học tập, đồng thời
phát triển các kỹ năng sống cho học sinh.

2


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2


GVHD: Th.S Nguyễn Thị Việt Nga

4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
- Đối tượng: Nội dung kiến thức phần 3 “Sinh học vi sinh vật” lớp 10 cơ bản.
- Khách thể nghiên cứu: HS lớp 10 tại một số trường THPT.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu tổ chức dạy học dự án phần 3 Sinh học Vi sinh vật thành công, sẽ nâng
cao chất lượng dạy học phần Vi sinh vật – chương trình SH10CB.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết
+ Nghiên cứu các tài liệu về tâm lí học, lý luận dạy học hiện đại, lý luận dạy
hoc sinh học, tạp chí có liên quan làm cơ sở lý thuyết cho đề tài.
+ Nghiên cứu nội dung trong phần 3 sinh học vi sinh vật trong chương trình
Sinh học 10 để thiết kế bài dạy theo dự án.
+ Nghiên cứu ứng dụng các kiến thức phần 3 sinh học vi sinh vật vào thực tế.
+ Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến việc tích hợp công nghệ, sử dụng các
phần mềm tin học hỗ trợ, nhằm phát huy tối đa hiệu quả của dạy học.
- Quan sát và điều tra sư phạm.
+ Khảo sát, dự giờ các tiết học môn Sinh học THPT.
+ Trực tiếp trao đổi với GV và HS về phương pháp dạy học dự án.
+ Sử dụng phiếu điều tra để đánh giá chất lượng dạy học phần 3 sinh học vi
sinh vật theo DHDA.
- Phương pháp chuyên gia: Trao đổi, xin ý kiến đóng góp bằng phiếu đánh giá
của GV phổ thông về DHDA phần 3 Sinh học Vi sinh vật.
7. Đóng góp của đề tài
Góp phần vào việc giảng dạy theo phương pháp dạy học mới, lấy người học
làm trung tâm, phát huy tối đa tính sáng tạo và chủ động của học sinh. Lấy đó
làm cơ sở cho việc giảng dạy toàn bộ kiến thức Sinh học 10 nói riêng và kiến
thức Sinh học THPT nói chung.
3



Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Việt Nga

PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Lịch sử nghiên cứu DHDA
1.1.1 Trên thế giới
DHDA (hay còn gọi là DHTDA, DH tiếp cận dự án) không phải là một
PPDH mới trên thế giới, việc đưa dự án vào trong chương trình DH không
phải là một ý tưởng mới lạ mang tính cách mạng trong giáo dục, tuy nhiên
trong gần một thập kỉ trở lại đây, việc triển khai dự án trong thực tế DH đã
phát triển chính thức thành một chiến lược DH ở nước ta. DHDA đã chiếm
giữ vai trò là một PPDH nhiều ưu điểm vượt trội. Theo các nhà nghiên cứu
GD: HS sẽ có hứng thú hơn với việc học khi có cơ hội thâm nhập vào những
vấn đề phức tạp, mang tính thách thức cao và đôi khi đầy rẫy những khó khăn
nhưng rất sát với thực tế đời sống. HS học tập theo dự án sẽ có nhiều cơ hội
đó.
Ý đồ của GV tổ chức DH xung quanh một dự án kéo theo những ràng
buộc bên trong của lớp học – hoạt động với tài liệu và sự hợp tác giữa các HS
đã xuất hiện từ đầu thế kỉ XIX. Với nguồn gốc từ xu hướng tạo dựng, cho
rằng kiến thức không phải tuyệt đối mà được “tạo dựng” bởi người học dựa
trên những kiến thức sẵn có và thế giới quan của riêng họ, cách học dựa trên
dự án được xây dựng trên cơ sở các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên
cứu tâm lí và các nhà giáo dục như Lev Vygotsky, Jerome – Bruner, Jean
Piaget và John Dewey.
Dewey (1859-1952) nhấn mạnh rằng thực tiễn quan trọng hơn lí thuyết.

Ông cho rằng HS có thể học cách tư duy thông qua hoạt động tư duy và tranh
luận, và bằng cách giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tế. Quá trình
4


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Việt Nga

này cho phép lớp học trở thành môi trường làm việc với HS là trung tâm
thông qua mô hình học tập dựa trên dự án. Tầm quan trọng của dự án là kinh
nghiệm thu được trong quá trình thực hiện chứ không chỉ là kết quả cuối
cùng.
Năm 1918, nhà tâm lí học William H.Kilpatric (1871-1965) đã viết một
bài báo với tiêu đề “Phương pháp dự án” gây một tiếng vang trong các cơ sở
đào tạo giáo viên cũng như trong các trường học. Ông và các nhà nghiên cứu
của trường đại học Columbia đã đóng góp lớn để truyền bá phương pháp này
qua các giờ học, các hội nghị và tác phẩm xuất bản năm 1925. Đối với
Kilpatric, một dự án là một hoạt động có mục đích cụ thể, có cam kết với tất
cả những người thực hiện và diễn ra trong một môi trường XH. Trong những
giải thích mà họ đưa lại, quan trọng là tồn tại một mục đích.
Celestin Fereinet (1896-1966) là người tiên phong ở châu Âu đối với
DHDA. Theo ông, lớp học trước hết là một nơi ở đó tất cả phải áp dụng các
cách làm việc để nghiên cứu thông tin, trao đổi các ý kiến hoặc trả lời thu
nhận được từ các lớp HS khác hoặc chuẩn bị các điều tra ngoài lớp học, phân
tích các dữ kiện hoặc trình bày các bài báo tập hợp được… Trong môi trường
như thế, sự hợp tác ở bên trong nhóm rất phong phú. Khát vọng của Fereinet
là tạo nên một cá nhân có đầu óc phát triển tốt hơn là đầu óc được rót đầy
kiến thức.
Nhiều nhà sư phạm ở châu Âu cũng đã vận dụng “sư phạm bởi dự án”.

Một nguyên tắc của PP này là niềm tin gần như không giới hạn vào quyền lực
của giáo dục và khả năng phát triển của trẻ; sự cần thiết phải chịu trách nhiệm
trước xã hội qua những công việc đảm nhận với những người khác; sự chịu
trách nhiệm của cá nhân và tập thể ở bên trong nhóm trong đó mỗi người có
một nét riêng. Nhà sư phạm Macrenco (1888-1939)cho rằng cần đặt trẻ trước

5


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Việt Nga

một chân trời mới không ngừng đòi hỏi nhưng không bao giờ là không đạt tới,
giúp đỡ, hướng dẫn họ và làm cho họ tiếp cận với nó.
Học tập thông qua dự án cũng tạo nên một chuyển động XH – giáo dục
từ đầu thế kỉ 20 ở Bắc Mĩ cũng như ở châu Âu nhằm tạo ra sự thay đổi mạnh
mẽ trong DH nhà trường. Nền tảng của chuyển động này là đem lại ở mỗi HS
sự tiếp nhận hứng thú kiến thức, sự thay đổi PP làm việc của họ. Trong trào
lưu này người ta nhấn mạnh đến sự tham gia một cách có ý thức nhất, tích cực
nhất về phía HS vào sự học tập của họ, vào việc thiết lập tri thức.
Trong mô hình DHDA, việc sử dụng công nghệ thông tin là cách thức
đáng tin cậy để tiếp nhận thông tin. Đó là công cụ được sử dụng trong quá
trình thu thập thông tin và giải quyết vấn đề. Ở Canada cũng như ở Mĩ, khi tổ
chức một dự án, máy tính nối mạng đã trở thành một phương tiện kích thích
HS, làm tăng sự hợp tác giữa họ và trên hết là đem lại lợi ích học tập ở nhà
trường. Mô hình học tập theo dự án được sửa đổi là WebQuest được Bernin
Đoge và Tom March thuộc Đại học bang San Diego triển khai năm 1995. Một
WebQuest là một hoạt động hướng tới yêu cầu mà trong đó một số hoặc tất cả
thông tin mà các học viên tương tác đến từ nguồn trên Internet, được bổ sung

một cách có chọn lọc bởi hội thảo hình ảnh. WebQuest có thể ngắn hoặc dài,
có thể kéo dài từ một số tiết học cho đến một tháng hoặc lâu hơn nữa. Các
WebQuest thường hướng HS đến một hoặc nhiều câu trả lời cụ thể hoặc
“đúng”. Phần lớn tập trung các kinh nghiệm thu được và thường được xây
dựng xung quanh sự mong đợi về một câu trả lời đúng.
1.1.2. Ở Việt Nam
Tại VN, khi bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập
với cộng đồng thế giới trong nền kinh tế cạnh tranh quyết liệt thì mục tiêu của
GD ở nước ta có nhiều đổi mới dẫn đến đòi hỏi phải có PPDH mới. Từ năm
2003, DHDA được Bộ Giáo dục – Đào tạo kết hợp với tập đoàn Internet triển
6


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Việt Nga

khai thí điểm tại 20 trường học thuộc 9 tỉnh thành trên cả nước trong chương
trình “Dạy học cho tương lai”. Chương trình này nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục trong các lĩnh vực như toán học, khoa học và công nghệ, giúp HS,
Sinh viên phát triển các kĩ năng tư duy ở cấp độ cao hơn. Chương trình cũng
hướng dẫn GV cách sử dụng Internet, thiết kế trang Web và triển khai các dự
án cho HS. Mục tiêu đến năm 2009 sẽ có 30000 GV trên cả nước được tham
gia chương trình này. Ngoài ra tập đoàn Microsoft cũng rất quan tâm và ủng
hộ DHDA. Họ đã triển khai chương trình PIL (Partners is learning) tập huấn
cho các GV về một số PPDH thế kỉ 21 trong đó có PPDH dự án. Và mới đây
nhất, vào đầu năm 2009, để hỗ trợ các tỉnh miền núi phía Bắc thực hiện tốt
đổi mới PPDH theo hướng dạy và học tích cực, Dự án Việt – Bỉ đã triển khai
nhiều hoạt động nhằm phát triển, nâng cao năng lực sư phạm, hình thành kĩ
năng, kĩ xảo về dạy và học tích cực cho GV, và DHDA cũng được chú trọng

và giới thiệu chi tiết.
1.2. Cơ sở lí luận của dạy học dự án
1.2.1. Khái niệm DHDA
Thuật ngữ “dự án” trong tiếng Anh là “project” có nghĩa là phác thảo,
dự thảo, thiết kế. Khái niệm dự án ngày nay được hiểu như là một dự định,
một kế hoạch trong đó cần xác định rõ mục tiêu, thời gian, phương tiện tài
chính, điều kiện vật chất, nhân lực và cần đạt được mục tiêu đề ra.
DHDA (Project Based – Learning) là một PPDH tích cực trong đó GV
hướng dẫn HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn,
kết hợp lí thuyết và thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết
quả.
DHDA đặc biệt nhấn mạnh tới việc hướng dẫn HS thực hiện dự án học
tập gắn liền với nội dung môn học. Dự án học tập được thực hiện trong những
điều kiện xác định và có tính phức hợp, liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau.
7


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Việt Nga

Dự án học tập của HS thường được thực hiện theo các nhóm nhỏ HS trong
lớp hoặc có khi cả một tập thể lớp. Kết quả dự án là những sản phẩm có thể
công bố, giới thiệu được như các bài viết, tập tranh ảnh sưu tầm, sản phẩm
thật hoặc chương trình hành động cụ thể.
1.2.2. Bản chất của dạy học dự án
1.2.2.1. Mục tiêu của DHDA
- DHDA hướng tới phát triển các kĩ năng tư duy, nhận thức bậc cao
như phân tích, tổng hợp, đánh giá, tư duy sáng tạo, tư duy tích cực, tinh thần
học tập suốt đời.

- DHDA hướng tới việc nâng cao kĩ năng chuyên môn và kĩ năng sử
dụng công nghệ thông tin vào quá trình học tập và tạo ra sản phẩm.
- DHDA hướng tới các vấn đề của thực tiễn nhằm gắn kết nội dung học
với cuộc sống thực.
- DHDA hướng tới phát triển kĩ năng làm việc và kĩ năng sống như kĩ
năng lắng nghe và giao tiếp, trao đổi, tranh luận, kĩ năng giải quyết mâu
thuẫn, kĩ năng làm việc tập thể, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, đưa ra và
bảo vệ ý kiến.
1.2.2.2. Quan điểm của DHDA
Quan điểm DH là những định hướng tổng thể cho các hoạt động DH,
trong đó, có sự kết hợp giữa các nguyên tắc DH làm nền tảng, những cơ sở lí
thuyết của lí luận DH, những điều kiện DH và tổ chức cũng như các định
hướng về vai trò của GV và HS trong quá trình DH.
Ba quan điểm của DHDA là:
- Quan điểm DH hướng vào người học: HS là trung tâm của quá trình
DH. HS tự mình tìm ra kiến thức, tự thể hiện mình và hợp tác với các bạn, tự
kiểm tra đánh giá và điều chỉnh hoạt động nhận thức.

8


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Việt Nga

- Quan điểm DH định hướng hành động: DH định hướng hành động
dựa trên lí thuyết hành động nhận thức, lí thuyết hoạt động. Cơ sở của lí
thuyết là trong quá trình nhận thức cần có sự kết hợp giữa tư duy và hành
động, lí thuyết và thực tiễn. Quan điểm DH này cũng dựa trên lí thuyết kiến
tạo, thông qua hành động tự lực, HS tự lĩnh hội và kiến tạo tri thức. Việc tổ

chức quá trình DH được chi phối bởi những sản phẩm hành động đã được
thỏa thuận giữa GV và HS.
- Quan điểm DH tích hợp: Tích hợp (integration) có ý nghĩa là sự hợp
nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp. Tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật
thiết với nhau là tính liên kết và tính toàn vẹn. Trong lí luận dạy học, tích hợp
được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống ở những mức độ khác
nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần
của bộ môn thành một nội dung thống nhất.
Như vậy, cũng như các PPDH tích cực khác, DH dự án thực chất là một
quá trình:
- Biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục. HS tự lực nghiên cứu, tự
tìm ra kiến thức bằng hành động của chính mình, tức là cá nhân hóa việc học.
- HS cộng tác với các HS khác trong nhóm, trong lớp làm cho kiến thức
mà cá nhân tự tìm ra mang tính XH, khách quan hơn, tức là XH hóa việc học.
- GV là người hướng dẫn, tổ chức quá trình cá nhân hóa việc học và xã
hội hóa việc học.
1.2.2.3. Đặc điểm của DHDA
Đầu thế kỉ XX, khi xác lập cơ sở lí thuyết cho DHDA, các nhà sư phạm
Mĩ đã nêu ra ba đặc điểm cốt lõi: định hướng HS, định hướng thực tiễn, định
hướng sản phẩm. Có thể cụ thể hóa các đặc điểm của DHDA như sau:

9


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Việt Nga

- Định hướng vào thực tiễn: DHDA tạo ra kinh nghiệm học tập, thu hút
HS vào những dự án học tập trong thế giới thực, gắn việc học tập trong nhà

trường với thực tiễn đời sống XH.
- Định hướng người học: DHDA quan tâm đến hứng thú của HS do đó
phát huy được tính tự lực cao, thúc đẩy ham muốn học tập của HS, tăng
cường năng lực hoàn thành những công việc quan trọng. HS tham gia tích cực
và tự lực vào các giai đoạn của quá trình học.
- Định hướng sản phẩm: Kết quả của dự án là những sản phẩm có thể
công bố, giới thiệu được. Sản phẩm có thể là vật chất, hoặc phi vật chất, hoặc
là một bản thiết kế, hoặc chỉ có thể là một văn bản kế hoạch. Tuy nhiên, sản
phẩm dự án phải nghiêng về thực hiện một cái gì đó thực tế dựa trên các
thông tin thu thập được chứ không phải chỉ đơn thuần là trình bày lại các
thông tin thu thập được.
- Mang tính phức hợp: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều
lĩnh vực hoặc nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang
tính phức hợp.
- Cộng tác làm việc: Trong quá trình thực hiện dự án có sự cộng tác
làm việc giữa các thành viên trong nhóm, giữa HS với GV và có thể giữa HS
với những người khác bên ngoài nhà trường có liên quan trong dự án. Đặc
điểm này gọi là học tập mang tính XH.
1.2.2.4. Phân biệt DHDA với các PPDH thông thường khác
- DHDA vượt ra ngoài khuôn khổ của giáo dục truyền thống và dạy học
truyền thống: Các hoạt động học tập được thiết kế một cách cẩn thận, mang
tính lâu dài, liên quan tới nhiều môn học, lấy HS làm trung tâm, tập trung vào
vấn đề thực tế hàng ngày và dựa trên kinh nghiệm của người thực hiện. HS
được tham gia vào những hoạt động đời thường có ý nghĩa vượt ra khỏi phạm
vi lớp học.
10


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2


GVHD: Th.S Nguyễn Thị Việt Nga

- Kết thúc dự án phải có một sản phẩm cụ thể: Đây là một trong những
nét khác biệt rất cơ bản giữa DHDA với các PPDH thông thường khác. Sản
phẩm dự án không giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết mà tạo ra những
sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành.
- Công nghệ thông tin tham gia vào mọi quá trình học tập của HS và
quá trình dạy học của GV: HS không học các kĩ năng công nghệ thông tin
một cách riêng lẻ mà các kĩ năng công nghệ thông tin này được tích hợp trong
quá trình học tập. Như vậy, DHDA có thể xem như có tác dụng đổi mới
PPDH đồng thời dạy HS các kĩ năng công nghệ thông tin một cách rất tự
nhiên.
- DHDA đặt trọng tâm đánh giá trên những hoạt động và kĩ năng mà
HS sẽ thu được khi thực hiện dự án: Đồng thời, việc đánh giá được thực hiện
trong suốt quá trình học tập chứ không chỉ đánh giá mỗi kết quả học tập của
HS.
Trước đây, HS được đánh giá theo bài kiểm tra trên giấy, còn trong DHDA,
chúng ta sẽ dùng rất nhiều công cụ đánh giá phối hợp kể cả quan sát.
1.2.3. Các loại dự án học tập
Tùy theo các cơ sở phân loại mà ta có các loại dự án học tập sau:
- Phân loại theo chuyên môn:
+ Dự án trong môn học: Loại dự án chỉ giới hạn trong bộ phận một
môn học cụ thể. Ví dụ: dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học” chỉ gói gọn trong
nội dung kiến thức của môn Sinh học.
+ Dự án liên môn học: Khi thực hiện dự án HS phải kết hợp với kiến
thức của một số môn học khác. Ví dụ: thực hiện dự án “Nghiên cứu chế tạo
máy phát điện vừa và nhỏ”, HS phải sử dụng kết hợp kiến thức môn Vật lí,
Công nghệ, Toán học,… để hoàn thành sản phẩm.

11



Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Việt Nga

+ Dự án ngoài môn học: dự án này không nằm trong nội dung các môn
học trong nhà trường. Ví dụ: dự án thiết kế một buổi trình diễn thời trang cho
lứa tuổi học đường, xây dựng chương trình cho một buổi nói chuyện, gặp gỡ
với các chuyên gia tư vấn…

- Phân loại theo quỹ thời gian:
+ Dự án nhỏ: thực hiện trong thời gian ngắn từ 2 đến 6 tiếng đồng hồ.
+ Dự án trung bình: còn gọi là ngày dự án.
+ Dự án lớn: còn gọi là tuần dự án lớn.
- Phân loại theo hình thức tham gia:
+ Dự án cá nhân: Bản thân mỗi HS tiến hành làm dự án học tập cho
riêng mình. Thường thì những dự án như thế tương đối đơn giản và mất
không nhiều thời gian.
+ Dự án nhóm: Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm thực hiện một
dự án học tập.
+ Dự án toàn lớp: Cả lớp làm chung một dự án.
+ Dự án toàn trường: Dự án được thực hiện trên qui mô lớn do toàn bộ
các khối HS trong nhà trường thực hiện.
- Phân loại theo nhiệm vụ:
+ Dự án tìm hiểu: Ví dụ: HS tiến hành một cuộc điều tra để tìm hiểu về
tỉ lệ HS bị cận thị trong nhà trường, dự án tìm hiểu về tình trạng ô nhiễm môi
trường, dự án tìm hiểu về thực trạng an toàn giao thông ở Việt Nam hiện
nay...
+ Dự án nghiên cứu chế tạo: Ví dụ dự án nghiên cứu, chế tạo một máy

phát điện, chế tạo một Rơle điện từ, chế tạo một kính thiên văn…
+ Dự án thực hành: Ví dụ dự án lắp ráp máy điện theo thiết kế có sẵn
và vận hành máy điện đó….
12


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Việt Nga

+ Dự án hỗn hợp: Trong khi thực hiện dự án, HS phải tiến hành đồng
thời nhiều hoạt động tìm hiểu, nghiên cứu, thực hành.
Việc phân chia trên chỉ mang tính chất tương đối. Trong nhà trường
phổ thông hiện nay, GV thường cho các nhóm HS thực hiện các dự án tìm
hiểu trong phạm vi môn học sau khi HS học xong một chương và tổ chức báo
cáo sản phẩm dự án trong một buổi ngoại khóa.
1.2.4. Cấu trúc của quá trình DHDA
Một dự án học tập mà HS thực hiện có thể được phân chia thành năm
giai đoạn:
1) Quyết định chủ để
HS thảo luận, liệt kê những vấn đề thực tiễn từ nhiều nguồn thông tin
khác nhau có liên quan đến nội dung bài học để lựa chọn dự án cho nhóm và
xác định rõ mục đích của dự án.
2) Xây dựng kế hoạch
HS làm việc theo nhóm lên kế hoạch thực hiện dự án, bao gồm: giải
pháp thực hiện dự án; phương tiện cần thực hiện; địa điểm thực hiện; phương
tiện cần thiết; dự trù kinh phí, dự kiến thời gian hoàn thành và kết quả cần đạt
được; phân công lao động cụ thể giữa các thành viên trong nhóm.
3) Thực hiện dự án
HS làm việc theo nhóm và cá nhân theo kế hoạch để tạo ra sản phẩm dự

án.
4) Giới thiệu dự án
HS công bố giới thiệu dự án và sản phẩm dự án, thảo luận, tranh luận
về các vấn đề đã trình bày để làm rõ hơn vấn đề đã được nghiên cứu.
5) Đánh giá dự án
GV cùng HS đánh giá quá trình học tập và kết quả học tập của HS.

13


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Việt Nga

Việc phân chia các giai đoạn nói trên chỉ mang tính tương đối. Trong
thực tế, các giai đoạn có thể xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau. Việc tự kiểm tra,
điều chỉnh cần được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của dự án, phù hợp
cấu trúc, nhiệm vụ của các dự án khác nhau.

1.2.5. Vai trò của GV và HS trong DHDA
1.2.5.1. Vai trò của GV
Trong lớp học truyền thống, GV nắm giữ mọi kiến thức rồi truyền tải đến
HS.Tuy nhiên, trong DHDA, vai trò của GV trên lớp học rất khác biệt, họ là
người tổ chức, hướng dẫn HS.
- Bước lập kế hoạch: GV là người tổ chức, hướng dẫn HS:
 Lựa chọn chủ đề theo sở thích
 Xây dựng các vấn đề nghiên cứu cụ thể
 Lập kế hoạch chi tiết về các nhiệm vụ học tập
 Hoàn thiện kế hoạch dự án
- Bước thực hiện dự án: GV là người tổ chức, hướng dẫn HS:

 Tìm thông tin có liên quan
 Thiết kế phiếu khảo sát,câu hỏi phỏng vấn
 Tổ chức khảo sát, phỏng vấn, làm thí nghiệm, quan sát...
 Làm việc với tinh thần hợp tác
 Duy trì nhiệt huyết
 Xác nhận mối liên hệ giữa các dữ liệu
 Lựa chọn và phân tích dữ liệu
- Bước tổng hợp kết quả: GV là người tổ chức, hướng dẫn HS:
 Tổng hợp thông tin


Viết báo cáo hoặc xây dựng kết quả dự án

14


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Việt Nga



Trình bày kết quả



Thực hiện tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng




Nhìn lại quá trình làm dự án

Tóm lại, vai trò của GV trong DHDA là người hướng dẫn (guide), một thành
viên cộng tác và tham vấn (advise) chứ không phải là cầm tay chỉ việc cho HS
của mình.
1.2.5.2. Vai trò của HS
- HS tham gia một dự án có liên quan chặt chẽ với nội dung bài học.
- HS tự lực triển khai dự án, quyết định cách tiếp cận vấn đề, tự hoạch
định và tổ chức các hoạt động nhóm để giải quyết vấn đề.
- HS thu thập và xử lí thông tin từ phần mà mình đảm nhận.
- HS trình bày và bảo vệ sản phẩm có tích hợp công nghệ thông tin của
mình.
- HS tham gia vào việc tự đánh giá và đánh giá các HS khác.
Như vậy, trong DHDA, HS với vai trò là trung tâm của quá trình DH.
1.2.6. Một số kĩ năng cần hình thành cho HS trong DHDA
Trước khi thực hiện PP này, GV cần rèn cho HS những kĩ năng tối
thiểu như kĩ năng thảo luận nhóm, làm việc độc lập, tìm đọc và chọn lọc tài
liệu, kĩ năng đánh giá và tự đánh giá, kĩ năng trình bày…
1.2.6.1. Hướng dẫn HS tổ chức hoạt động trong nhóm DHDA
Đây là khâu rất quan trọng trong DHDA. Hoạt động nhóm là một hình
thức tổ chức DH, trong đó HS ở cùng một nhóm trao đổi ý kiến với nhau, hợp
tác với nhau, giúp đỡ nhau trong học tập. Cơ sở của DH theo nhóm xuất phát
từ những quan niệm mới về bản chất học tập nói chung và việc tổ chức học
tập ở nhà trường hiện nay. Nguyên tắc cốt lõi là sử dụng các mối quan hệ XH
mang tính trực tiếp, đa chiều ở nhiều cấp độ ở các chủ thể để tổ chức DH.
Mối quan hệ này thể hiện ở hai mặt:
15


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2


GVHD: Th.S Nguyễn Thị Việt Nga

- Mặt nội dung nói lên tính chất của các quan hệ xã hội trong học
đường, đó là tính hợp tác và tính cạnh tranh lành mạnh.
- Mặt hình thức bao gồm tổng thể các mối quan hệ phong phú, đa đạng
giữa các chủ thể trong học đường.
DHDA đòi hỏi HS phải làm việc theo nhóm thì mới hoàn thành được
nhiệm vụ học tập đã đề ra. Làm việc theo nhóm thúc đẩy sự tham gia tích cực
của các thành viên, tăng cường hiệu quả học tập, giúp cho sản phẩm có chất
lượng hơn, ít thời gian hơn so với sản phẩm của một cá nhân HS, nhờ đó mà
tăng cường trách nhiệm cá nhân và có thể áp dụng được nhiều năng lực khác
nhau.
 Về cách chia nhóm:
Ngay từ khâu chia nhóm GV cũng nên để ý đến tính công bằng cho các
nhóm. Có nhiều cách chia nhóm khác nhau, mỗi cách có ưu và nhược điểm
riêng. Tùy theo điều kiện cụ thể mà GV áp dụng cách này hay cách khác cho
phù hợp.
Cách 1: Căn cứ vào vị trí chỗ ngồi trong lớp.
Cách 2: Chia nhóm ngẫu nhiên theo danh sách lớp.
Cách 3: Chia nhóm bạn thân.
Cách 4: Chia nhóm thông qua điều tra về trình độ HS, tỉ lệ nam nữ, khả
năng sử dụng công nghệ thông tin, đảm bảo trong mỗi nhóm HS có HS
khá, giỏi, thành thạo vi tính và khai thác tốt thông tin trên mạng Internet.
 Về tổ chức thực hiện hoạt động nhóm:
Sau khi chia nhóm, GV yêu cầu mỗi nhóm tự bầu ra một nhóm trưởng có
nhiệm vụ điều hành nhóm trong suốt quá trình làm việc và một thư ký để ghi
chép lại những hoạt động và những ý kiến thống nhất của nhóm.
Các bước tiến hành tổ chức học tập theo nhóm trên lớp có thể như sau:
Bước 1: Làm việc chung cả lớp

16


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Việt Nga

- GV nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.
- Chia lớp thành các nhóm.
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm và hướng dẫn gợi ý cho mỗi nhóm
các vấn đề cần lưu ý khi trả lời câu hỏi, hoàn thành bài tập.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
- Phân công trong nhóm (cử nhóm trưởng, thư kí, phân việc cho các
thành viên trong nhóm).
- Từng cá nhân làm việc độc lập.
- Thảo luận trong nhóm và cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.
- Mỗi nhóm cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm (không
nhất thiết phải là nhóm trưởng hay thư kí).
Bước 3: Làm việc chung cả lớp
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.
- Các nhóm nhận xét, đóng góp ý kiến và bổ sung cho nhau.
- GV tổng kết và chuẩn xác kiến thức.
 Những kĩ thuật cơ bản của làm việc nhóm mà GV cần rèn luyện cho HS
trong quá trình thực hiện dự án là:
- Thiết lập mục tiêu hoạt động nhóm. Nhóm trưởng phải nêu ra được mục
tiêu, nhiệm vụ của nhóm để mỗi thành viên trong nhóm nhận thức được vai
trò của mình đối với nhóm.
- Thiết kế nhiệm vụ học tập nhóm.
- Thiết kế nhóm học tập (bao gồm hình thành nhóm, các loại nhóm và cấu
trúc nhóm, xác định qui mô nhóm).

- Thiết lập, duy trì, kiểm soát các mối quan hệ tương tác trong nhóm.
- Tổ chức, hướng dẫn và quản lí, đánh giá hoạt động học theo nhóm.
Tóm lại, tổ chức học nhóm đòi hỏi GV phải đầu tư thời gian, công sức. Đứng
sau các hoạt động của HS không có nghĩa là phó thác hoàn toàn cho HS mà
17


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Việt Nga

ngược lại phải theo dõi sát sao, hướng dẫn và có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Nếu tổ chức hoạt động nhóm tốt, kết hợp với PP đánh giá công bằng, khách
quan sẽ kích thích khả năng học tập của HS, ngược lại sẽ làm cho HS chán
nản.
1.2.6.2. Hướng dẫn HS lựa chọn chủ đề để thực hiện dự án
Đầu tiên, GV phải xác định:
- Dự án HS (hoặc GV) đưa ra phải có liên quan đến chương trình và
phần kiến thức đang học.
- HS thu được gì sau khi thực hiện dự án.
- Nội dung dự án giúp ích được gì cho HS trong việc học.
Sau đó, GV cần hướng dẫn HS lựa chọn dự án từ sách giáo khoa. Cụ thể như
sau:
- Tìm những nội dung mà có thể tích hợp các kiến thức và kĩ năng khác
nhau.
- Tìm những nội dung có tính thực tiễn, liên quan đến các vấn đề lớn
mang tính XH cấp bách, thời sự như: vật liệu, năng lượng, ứng dụng của vật lí
trong kĩ thuật, công nghệ vào đời sống, lao động sản xuất…
- Xác lập được mối liên hệ giữa các tri thức và kĩ năng của các môn
học.

- Tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến nội dung bài học, đến thực tiễn
cuộc sống từ đó hình thành ý tưởng dự án.
1.2.6.3. Hướng dẫn HS tạo bài trình chiếu, trang Web và ấn phẩm trong
DHDA
Có nhiều chương trình giúp tạo trang web, ấn phẩm và bài trình chiếu
trong DHDA. Trong khuôn khổ luận văn tôi chỉ hướng dẫn HS tạo các sản
phẩm này bằng chương trình Microsoft Powerpoint.

18


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Việt Nga

1.2.6.4. Hướng dẫn HS đánh giá và tự đánh giá.
Việc đánh giá và tự đánh giá của HS được thực hiện nhờ các bảng tiêu
chí đánh giá và sổ theo dõi dự án. Các bảng tiêu chí này được GV và HS cùng
thảo luận và thống nhất.
1.2.7. Lợi ích và hạn chế của DHDA
a. Lợi ích
- Lợi ích về phía HS:
+ DHDA hình thành cho HS phương pháp làm việc khoa học. Điều này
tạo cơ sở vững chắc cho việc hình thành ở HS các phẩm chất và năng lực, kĩ
năng và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học - yêu cầu bắt buộc đối với người
tri thức thời đại kinh tế tri thức và XH.
+ HS có cơ hội phát triển những kĩ năng phức hợp như tư duy bậc cao
(phân tích, tổng hợp, đánh giá), tự giải quyết vấn đề một cách đầy đủ, hợp tác
và giao tiếp.
+ Nâng cao tính tự lực, phát triển khả năng sáng tạo và có trách nhiệm

hơn trong học tập.
+ Kiến thức mà HS thu được từ DHDA là tương đương hoặc nhiều hơn
so với các mô hình học tập khác do khi được tham gia vào dự án HS sẽ có
trách nhiệm hơn.
+ Đảm bảo tốt nhất yêu cầu cá biệt hóa DH, phù hợp với tốc độ, nhịp
độ học tập của từng HS. Mỗi HS đặt ra và giải quyết các vấn đề trong khả
năng của mình.
- Lợi ích đối với GV:
+ Nâng cao tính chuyên nghiệp.
+ Nâng cao sự hợp tác với đồng nghiệp, cơ hội xây dựng các mối quan
hệ với HS.

19


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Việt Nga

+ Tìm ra được mô hình cho phép tạo ra nhiều cơ hội học tập hơn cho
HS trong lớp học và thậm chí ngoài lớp học.
b. Hạn chế
- Một dự án học tập có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng nên để xây
dựng và thực hiện được DHDA thì phải mất khá nhiều thời gian.
- DHDA không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lí thuyết mang
tính trừu tượng, hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kĩ năng cơ bản.
- DHDA đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.
- Để thực hiện được dự án HS phải có kiến thức về công nghệ thông tin
và biết khai thác thông tin từ mạng Internet.
- GV và HS đã quen với PPDH truyền thống từ nhiều năm trước nên

khi áp dụng DHDA, GV và HS sẽ gặp khá nhiều khó khắn.
1.3. Thực trạng tổ chức dạy học dự án ở một số trường THPT
1.3.1 Mục đích điều tra
Tìm hiểu thực tế DH phần ba sinh học vi sinh vật ở trường phổ thông
nhằm thu được một số thông tin:
- GV thuận lợi, khó khăn gì trong quá trình DH các kiến thức phần ba:
Sinh hoc vi sinh vật
- Những phương pháp mà GV đã sử dụng, hình thức tổ chức DH của
GV.
- Hoạt động tích cực của HS trong giờ học, thời gian HS hoạt động và
các hình thức hoạt động.
- Tình hình sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc soạn giảng của
GV và việc học tập của HS.
Từ đó đề xuất những nguyên nhân của khó khăn, hạn chế nói trên và
đưa ra những nhận xét về sự tiếp thu tri thức và hoạt động tự chủ của HS
trong giờ học để làm cơ sở DH các bài học sử dụng DHDA.
20


×