Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Phân tích tình hình xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.18 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

-----«ầonể*-------------

CHÂU QUỐC VIỆT

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU
MẶT HÀNG THỦ CỒNG MỸ NGHÊ
CỦÁ CỒNG TY CỎ PHÀN SẢN XUAT
KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kỉnh Tế Ngoại Thừomg *
Mã sổ ngành: 52340120
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

-----rbonéH-------------

Cần Thơ
11/2013


CHÂU QUỐC VIỆT
MSSV: 4105268

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU
MẶT HÀNG THỦ CỒNG MỸ NGHÊ
CỦÁ CỒNG TY CỎ PHÀN SẢN XUAT


KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Tế Ngoại Thương
Mã sổ ngành: 52340120

CÁN Bộ HƯỚNG DẪN
ĐINH THỊ LỆ TRINH

Cần Thơ
11/2013


LỜI CẢM TẠ

Trong thời gian vừa qua, em xin cám om vì được sự hướng dẫn, chỉ dạy
tận tình của quý Thầy Cô Trường Đại Học cần Thơ, nhất là Thầy Cô khoa KTQTKD đã giúp em tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích bao gồm cả lý thuyết lẫn
thực tế trong suốt thời gian học tập tại trường.
Em xin chân thành cám ơn cô Đinh Thị Lệ Trinh, người đã trực tiếp hướng
dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành tốt bài luận văn của
mình.
Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất
nhập khẩu Vĩnh Long, em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế và sự
hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo, quý cô và quý chú trong công
ty. Em cũng xin cám ơn các anh, chị trong phòng kế toán, phòng kinh doanh
thuộc công ty đã nhiệt tình chỉ bảo, cung cấp cho em những số liệu, thông tin
cần thiết cho bài luận văn.
Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian tìm hiểu chưa sâu nên đề tài này chắc
chắn không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của

quý thầy cô và ban lãnh đạo trong công ty để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Em xin kính chúc quý Thầy Cô khoa KT-QTKD và Ban lãnh đạo, quý cô,
quý chú và các anh chị trong công ty dồi dào sức khỏe và công tác tốt.

Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Sinh
viên thực hiện

TRANG CAM KẾT

Châu Quốc Việt

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên


cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện

Châu Quốc Việt


NHẬN XÉT CỦA Cơ QUAN THựC TẬP

Cần Thơ, ngày........thảng.........năm 2013
Thủ trưởng đơn vị

5



MỤC LỤC

Trang

Trang
DANH MUC TỪ VIẾT TẮT •
Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu
SXKD XNK
TNHH
DTBH & CCDV

Trách nhiệm hữu hạn
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

đvt

Đơn vị tính

ISO

International Organization for
Standardization
Social Accountability 8000

SA8000
Vlll

6



Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Sự CẤN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, hoạt động xuất khẩu ngày càng được chú trọng và chính các hoạt
động xuất khẩu đã đem lại kim ngạch đáng kể cho đất nước. Trong các mặt hàng
xuất khẩu chủ lực như dầu thô, dệt may, thủy sản....thì không thể không kể đến
việc xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
Ngành nghề xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ đang rất phát triển trên
địa bàn Vĩnh Long. Có rất nhiều công ty hiện đang đầu tư vào ngành nghề này,
trong đó công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Vĩnh Long là một
trong những công ty hàng đầu và lâu năm ở Vĩnh Long chuyên về sản xuất và
xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như : chiếu cói vàng, hộp bằng tre,
khay bằng mây...được làm từ nguyên liệu tự nhiên như: mây, tre, nứa, trúc, rơm
rạ, xơ dừa, lục bình. Tuy là công ty lớn, chuyên về mặt hàng thủ công mỹ nghệ
nhưng công ty vẫn gặp khó khăn trong một số khâu như thu mua, sản xuất, tiêu
thụ, nhân sự và phải đối đầu với các đối thủ cạnh tranh...Vì những lý do trên, tác
giả quyết định chọn đề tài : “Phân tích tình hình xuất khẩu mặt hàng thủ công
mỹ nghệ của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Vĩnh Long
” để nghiên cứu, nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn về công ty và đưa ra các giải
pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu của công ty.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN cứu
1.2.1

Mục tiêu chung

Phân tích thực trạng xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty cổ
phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Vĩnh Long nhằm đưa ra các giải pháp
nâng cao hiệu quả xuất khẩu của công ty.

1.2.2

Mục tiêu cụ thể

Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần sản xuất kinh
doanh xuất nhập khẩu Vĩnh Long từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty.
Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh-xuất
khẩu của công ty.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN cứu
1.3.1

Không gian

Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Vĩnh Long.
1.3.2

Thời gian

Thời gian nghiên cứu tò năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
1.3.3

Đối tượng nghiên cứu

Thục trạng hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần sản xuất
kinh doanh xuất nhập khẩu Vĩnh Long.
7


Chương 2


PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1

Khái quát về hoạt động xuất khẩu

2.1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu là việc bán hàng hoá hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở
dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt
động mua bán trao đổi hàng hoá (bao gồm cả hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô
hình) trong nước. Khi sản xuất phát triển và trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia
có lợi, hoạt động này mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới của quốc gia hoặc thị
trường nội địa và khu chế xuất ở trong nước. (Dương Hữu Hạnh, 2005).
Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương, nó đã xuất
hiện từ lâu đời và ngày càng phát triển. Từ hình thức cơ bản đầu tiên là trao đổi
hàng hoá giữa các nước, cho đến nay nó đã rất phát triển và được thể hiện thông
qua nhiều hình thức. Hoạt động xuất khẩu ngày nay diễn ra trên phạm vi toàn
cầu, trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, không chỉ là hàng hoá
hữu hình mà cả hàng hoá vô hình với tỷ trọng ngày càng lớn. (Dương Hữu Hạnh,
2005)
2.1.1.2 Vai trò của xuất khẩu
Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và
tích lũy phát triển sản xuất, kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản
xuất, phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Xuất khẩu đóng góp vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất
phát triển như:
+ Tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác có cơ hội phát triển thuận lợi.
Đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều ngành nghề mới
ra đời phục vụ cho xuất khẩu, gây phản ứng dây chuyền giúp các ngành kinh tế

khác phát triển theo, kết quả là tăng tổng sản phẩm xã hội và nền kinh tế phát
triển nhanh, hiệu quả.
+ Mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định.
Đồng thời mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực
sản xuất trong nước.
+ Thông qua xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải luôn
luôn đổi mới và hoàn thiện công việc quản trị sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản
xuất, mở rộng thị trường.
+ Tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng sử dụng có
hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đất nước, làm cho sản
lượng sản xuất của quốc gia sẽ tăng thông qua mở rộng với thị trường quốc tế.


Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm, cải
thiện và nâng cao mức sông của người dân.
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại,
tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước trên thế giới.
Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để
phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hóa đất nước.
2.1.1.3. Nhiệm vụ của xuất khẩu
Ra sức khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước.
Nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu để tăng nhanh khối lượng và
kim ngạch xuất khẩu.
Tạo ra những mặt hàng (nhóm hàng) xuất khẩu chủ lực đáp ứng những đòi
hỏi của thị trường thế giới và của khách hàng về chất lượng và số lượng, có sức
hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao.
Thông qua xuất khẩu mở rộng quan hệ đối ngoại, khai thác có hiệu quả lợi
thế tương đối và tuyệt đối của đất nước từ đó kích thích các ngành kinh tế phát
triển.
2.1.1.4. Ý nghĩa của xuất khẩu

Xuất khẩu là hoạt động quốc tế đầu tiên của một doanh nghiệp, là chìa
khóa mở ra các giao dịch quốc tế cho một quốc gia bằng cách sử dụng có hiệu
quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đất nước, thu về nhiều ngoại
tệ phục vụ cho nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một phong phú
của người dân. Thông qua xuất khẩu, hàng hóa của các doanh nghiệp trong nước
sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng,
cuộc cạnh tranh này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức lại sản xuất, hình
thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thị trường quốc tế. Kết quả là
một số doanh nghiệp sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm cho bản thân để làm tăng lợi
nhuận, nền kinh tế của một quốc gia phát triển, quan hệ kinh tế đối ngoại cũng
được mở rộng.
2.1.2. Các hình thức xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu được thực hiện dưới nhiều hình thức: xuất khẩu trực
tiếp, xuất khẩu gián tiếp, xuất khẩu tại chỗ, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, hội
chợ triển lãm... Mỗi hình thức có những ưu điểm và khuyết điểm riêng biệt, tùy
theo tình hình của từng đơn vị mà từng doanh nghiệp có sự lựa chọn phù hợp với
hoạt động kinh doanh của mình.
2.1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp
Hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải tự lo bán trực tiếp sản phẩm ra
nước ngoài, không qua trung gian. Áp dụng đối với những doanh nghiệp có trình
độ và quy mô sản xuất lớn, được phép xuất khẩu trực tiếp, có kinh nghiệm trên


thưomg trường và nhãn hiệu hàng hóa truyền thống của doanh nghiệp đã từng có
mặt trên thị trường thế giới.
Thuận lợi: Doanh nghiệp có thể kiểm soát chặt chẽ tiến trình xuất khẩu,
thu được lợi nhuận cao nếu các doanh nghiệp nắm chắc được nhu cầu thị trường,
thị hiếu của khách hàng...; nắm được rõ mối quan hệ với người mua bên ngoài
và thị trường liên quan nên có thể chủ động trong sản xuất, tiêu thu sản phẩm

đồng thời nâng cao vị thế công ty.
Khó khăn: mất nhiều thời gian, nhân sự và tài lực hơn xuất khẩu gián tiếp,
rủi ro cao nếu doanh nghiệp ít am hiểu hoặc không nắm bắt kịp thời thông tin về
thị trường thế giới và đối thủ cạnh tranh.
2.1.2.2. Xuất khẩu gián tiếp
Hình thức xuất khẩu gián tiếp không đòi hỏi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa
người mua nước ngoài và người sản xuất trong nước. Đe bán được sản phẩm của
mình ra nước ngoài, người sản xuất phải nhờ vào người khác hoặc tổ chức trung
gian có chức năng xuất khẩu trực tiếp. Hình thức này an toàn hơn cho nhà xuất
khẩu, giảm chi phí marketing và sự cạnh tranh trực tiếp. Nhưng phải chia sẻ lợi
nhuận, khó nắm bắt được nhu cầu thị trường và bị phụ thuộc vào đơn vị trung
gian. Do đó, xuất khẩu gián tiếp thường sử dụng đối với các cơ sở sản xuất có
quy mô nhỏ, chưa đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp, chưa quen biết thị trường,
khách hàng và chưa thông thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.
Các doanh nghiệp có thể thực hiện xuất khẩu gián tiếp thông qua các hình
thức sau đây: Các công ty quản lý xuất khẩu (EMC: Export Management
Company), Thông qua khách hàng nước ngoài (Foreign Buyer), Qua ủy thác
xuất khẩu (Export Commission House), Qua môi giới xuất khẩu (Export
Broker), Qua hãng buôn xuất khẩu (Export Merchant).
Đối với công ty cổ phần SXKD XNK Vĩnh Long, do đã có uy tín trên
thương trường và chịu sự chỉ đạo của ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long nên công
ty xuất khẩu qua hai hình thức chủ yếu: xuất khẩu trực tiếp và ủy thác xuất khẩu.
Hiện tại công ty xuất khẩu trực tiếp qua các thị trường chính như: Châu Á, Châu
Mỹ, EU, úc ..., 100% sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty hiện nay là nhằm
mục tiêu xuất khẩu. Do có nhiều kinh nghiệm, sản phẩm có uy tín, chất lượng
lâu nay trên thị trường nên công ty chủ yếu xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của
mình ra thị trường thế giới. Ngoài ra, sản phẩm của công ty còn được xuất khẩu
theo hình thức xuất khẩu ủy thác thông qua nhà nhập khẩu trung gian Châu Á,
Châu Mỹ, EU, úc... họ là những nhà phân phối đắc lực cho sản phẩm của công ty
đến các nhà buôn, siêu thị và từ đó phân phối sản phẩm của công ty đến tay

người tiêu dùng.
2.1.3

Tiêu chí đánh giá về xuất khẩu


2.1.3.1 Cơ cẩu sản phẩm xuất khẩu
Nhu cầu của người tiêu dùng rất đạ dạng, do đó cơ cấu sản phẩm phải
phong phú mới có thể thu hút được khách hàng. Mặt khác do bản chất là hàng
hóa xuất khẩu, sẽ đi sang nhiều nước khác nhau trên thế giới. Vì vậy cơ cấu sản
phẩm cần phải đa dạng, tùy theo từng thị trường mà sản phẩm phải có đặc thù
riêng để phù họp với thị hiếu của thị trường đó. Nếu muốn mở rộng thị trường
thì đây cũng là một trong những vấn đề quan trọng mà mọi doanh nghiệp xuất
khẩu cần phải tìm hiểu thật kỹ trước khi đưa hàng hóa vào.
2.1.3.2 Thị trường
Khái niệm thị trường: là nơi diễn ra hoạt động mua hay bán một hàng hóa dịch vụ nhất định, tại một địa điểm nhất định. Hàng hóa - dịch vụ ở đây có thể
được hiểu là bất cứ một loại hàng hóa - dịch vụ nào. Địa điểm được hiểu là bất
cứ một địa điểm nào, và cũng có thể không địa điểm cụ thể mà thông qua các
thiết bị công nghệ hiện đại như: điện thoại, email, fax,...Thị trường xuất khẩu
được hiểu là thị trường nước ngoài nhập khẩu hàng hóa dịch vụ của các công ty
trong nước.
Vai trò của thị trường: Sản xuất mà không có thị trường, không có tiêu thụ
sản phẩm thì không thể tiếp tục mở rộng sản xuất. Đối với sản xuất, thị trường
có vai trò rất quan trọng, như Mác đã nói: “Khi thị trường, nghĩa là lĩnh vực trao
đổi mở rộng ra thì quy mô sản xuất cũng tăng lên và sự phân công trong sản xuất
càng trở nên sâu sắc hơn”. Điều này càng có vai trò quan trọng trong điều kiện
hội nhập kinh tế khu vực và thế giới trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế.
Lựa chọn bạn hàng: Việc tìm hiểu đối tác là rất quan trọng để đảm bảo
thành công trong quá trình giao dịch. Để có thể lựa chọn một đối tác phù hợp
nhất, doanh nghiệp cần phải nắm được những thông tin như sau:

+ Khả năng tài chính: công ty đối tác có uy tín trong thanh toán qua ngân
hàng hay không? Có vấn để gì nổi bật trong tình hình tài chính của công ty hay
không?
+ Khả năng chuyên môn về ngành hàng kinh doanh: công ty có phải là đơn
vị trực tiếp sản xuất hàng hóa mình muốn bán với họ hay không? Nếu là đợn vị
sản xuất thì mức độ trang bị kỹ thuật để sản xuất, chế biến, đóng gói sản phẩm
của họ ra sao? Định hướng phát triển trong tưomg lai của công ty đối tác như thế
nào? Chiến lược kinh doanh, tiềm lực, điểm yếu ra sao?
+ Uy tín trong kinh doanh: Công ty có nhiều đối tác trong kinh doanh hay
không? Vị thế và ảnh hưởng của công ty trong xã hội như thế nào?
2.1.3.3 Đổi thủ cạnh tranh
Đổi thủ cạnh tranh bao gồm:
+ Đối thủ cạnh tranh trực tiếp hiện hữu phải đưomg đầu hang ngày, là


những tổ chức cung ứng một loại sản phẩm hay dịch vụ và cùng hoạt động trên
một thị trường.
+ Những đối thủ cạnh tranh mới có thể tham gia vào thị trường, đưa ra một
công nghệ mới hoặc đom giản chỉ là chia sẻ thị trường.
+ Những đối thủ cạnh tranh gián tiếp đưa ra một sản phẩm thay thế. Đừng
coi thường những đối thủ cạnh tranh gián tiếp vì trong một số trường họp, những
sản phẩm thay thế này có khả năng thay đổi toàn bộ cục diện của thị trường và
lôi kéo người tiêu dùng về phía mình.
Hầu hết mọi tổ chức, ngay cả công ty độc quyền cũng có đối thủ cạnh
tranh. Sự am hiểu về các đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa đặc biệt quan trong đối
với các công ty trong giai đoạn cạnh tranh đầy quyết liệt hiện nay, không hiểu rõ
về đối thủ cạnh tranh đồng nghĩa với thất bại trên thương trường. Các đối thủ
cạnh tranh với nhau quyết định tính chất và mức độ của cuộc chiến trên thương
trường, hoặc thủ thuật cạnh tranh giành lợi thế trong ngành phụ thuộc vào đối
thủ cạnh tranh.

2.1.3

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu

2.1.3.1 Môi trường bên ngoài
Môi trường kinh tể: Có ảnh hưởng vô cùng lớn đến các doanh nghiệp như
lãi suất ngân hàng, chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, chính sách tài khóa, tiền
tệ... vì các yếu tố này tương đối rộng nên cần chọn lọc để nhận biệt các tác động
cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường chỉnh trị và pháp luật: Sự ổn định chính trị tạo rao môi trường
thuận lợi đối với các hoạt động kinh doanh. Sự can thiệp nhiều hay ít của Chính
phủ vào nền kinh tế cũng tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn và cơ hội kinh
doanh khác nhau cho từng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thương mại quốc tế có
liên quan đến nhiều quốc gia trên toàn thế giới, do vậy tình hình chính trị xã hội
của mỗi quốc gia hay của khu vực đều có ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh
xuất khẩu của các doanh nghiệp.
Chính vì thế, người làm kinh doanh xuất khẩu phải nắm rõ tình hình chính
trị xã hội của các nước liên quan. Từ đó, doanh nghiệp cần có những biện pháp
kịp thời nhằm đối phó với những bất ổn mà chính trị gây ra.
Hệ thống luật thương mại quốc gia: hệ thống pháp luật của một quốc gia
có tác dụng khuyến khích hoặc hạn chế công tác xuất khẩu thông qua luật thuế,
các mức thuế cụ thể, quy định về phân bổ hạn ngạch, các thủ tục hải quan...
Luật quốc tế và các tập quán thương mại quốc tế: các công ty kinh doanh
xuất khẩu đều phải tuân thủ các qui định mà chính phủ tham gia vào các tổ chức
quốc tế trong khu vực và trên thế giới, cũng như thông lệ quốc tế.
Môi trường văn hóa xã hội: xã hội cung cấp những nguồn lực mà doanh
nghiệp cần để tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra. Các yếu tố


văn hóa tạo nên các loại hình khác nhau của nhu cầu thị trường, là nên tảng cho

sự xuất hiện thị hiếu tiêu dùng sản phẩm cíăng như sự tăng trưởng của các đoạn
thị trường mới. Do có sự khác nhau về vãn hóa đang tồn tại ở các quốc gia nên
các nhà kinh doanh phải sớm có những quyết định nên hay không nên tiến hành
xuất khẩu sang thị trường đó.
Trong môi trường văn hóa, những nhân tố nổi lên giữ vị trí cực kỳ quan
trọng là lối sống, phong tục tập quán, ngôn ngữ, tôn giáo, có ảnh hưởng lớn đến
nhu cầu, quyết định loại sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ cung cấp. Đây có thể coi
như là những rào cản các hoạt động giao dịch kinh doanh xuất khẩu.
Môi trường tự nhiên: có ảnh hưởng nhiều mặt tới các nguồn lực đầu vào
cần thiết cho các nhà sản xuất kinh doanh. Ngày nay, các vấn đề ô nhiễm môi
trường, sản phẩm kém chất lượng, lãng phí tài nguyên thiên nhiên cùng với nhu
cầu ngày càng lớn của các nguôn lực khan hiếm đã khiến công đồng cũng như
các doanh nghiệp phải thay đổi quyết định và biện pháp hoạt động liên quan.
Đổi thủ cạnh tranh: các doanh nghiệp phải thực sự xác định được đối thủ
cạnh tranh mình là ai, bản thân doanh nghiệp có thực sự am hiểu về đối thủ cạnh
tranh hay không. Đó là những vấn đề cần giải quyết một cách nhanh chóng. Nắm
bắt được thông tin về đối thủ cạnh tranh sẽ giúp công ty thuận lợi hom trong
hoạt động kinh doanh, có thể đáp ứng nhanh những thay đổi của thị trường; công
ty có thể đánh giá được giá cả của công ty đưa ra là mang tính cạnh tranh, công
tác marketing của công ty là họp lý và sản phẩm bán ra là thu hút người mua hay
không... Doanh nghiệp cần dự đoán mục đích tưomg lai của các đối thủ cạnh
tranh, nhận định ưu và khuyết điểm của các đối thủ cạnh tranh trong ngành; tiềm
năng cũng như chiến lược kinh doanh của các đối thủ để doanh nghiệp có quyết
định và mức độ cạnh tranh thích hợp để giành lợi thế trong ngành.
Nhà cung ứng: những nhà cung ứng là những công ty kinh doanh và những
cá thể cung cấp cho công ty và các đối thủ cạnh tranh các nguồn vật tư thiết bị,
lao động.. .cần thiết để sản xuất ra những mặt hàng cụ thể hay dịch vụ nhất định.
Các nhà cung ứng không chỉ là các doanh nghiệp trong nước mà có thể là các
công ty, doanh nghiệp nước ngoài. Bất kỳ sự biến đổi từ phía người cung ứng
trực tiếp hay gián tiếp đều ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp. Vì thế

doanh nghiệp phải có thông tin chính xác về tình trạng, số lượng, chất lượng, giá
cả.. .hiện tại và tương lai của các yếu tố nguồn lực cho sản xuất.
Nguyên liệu: là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh
doanh, tham gia thường xuyên và trực tiếp váo quá trình sản xuất sản phẩm, ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm. Công ty cần tạo được mối quan hệ
tốt với các nhà cung ứng nhằm đảm bảo sự ổn định về nguồn nguyên liệu tránh
gây ra hiện tượng thiếu hụt trong quá trình sản xuất.
Thị trường và khách hàng tiêu thụ: khách hàng là một bộ phận không thể


tách rời trong môi trường cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, là yếu tố quyết định
sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Sự tín nhiệm của khách hàng có
thể là tài sản có giá trị nhất của doanh nghiệp, đạt được khi công ty thõa mãn tốt
hơn những nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh.
Khách hàng có ưu thế có thể giảm lợi nhuận của doanh nghiệp bằng cách ép giá
xuống hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn và dịch vụ nhiều hơn.
Thị trường là nơi lưu thông hàng hóa, là tổng hợp những điều kiện (kinh tế,
kỹ thuật, tâm lý, xã hội, tự nhiên) để thực hiện giá trị hàng hóa, phản ánh quan
hệ giữa người sản xuất và người trong lĩnh vực trao đổi mua bán sản phẩm hàng
hóa và dịch vụ. Nhu cầu trên thị trường vừa là mục tiêu vừa là động lực để thúc
đẩy sản xuất hàng hóa phát triển ngày càng đa dạng với chất lương sản phẩm cao
hơn. Vì thế, thị trường tiêu thụ sản phẩm có vai trò quyết định đến việc chuyển
dịch cơ cấu sản xuất theo hướng hiện đại hóa ngày càng cao. Đồng thời, thông
qua việc trao đổi mua bán hàng hóa trên thị trường, làm cho các vùng sản xuất
chuyên môn hóa ngày càng phát triển liên kết với nhau để khai thác tốt lợi thế
của từng vùng, sản xuất ra nhiều hàng hóa đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Thông qua thị trường tiêu thụ sản phẩm mà có tác động đến việc hướng dẫn kinh
doanh phát triển đúng hướng.
Tỷ giá hối đoái: tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa hai loại tiền tệ với
nhau, là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện trong một số lượng tiến

tệ nước kia. Trong thực tiễn, sự biến động của tỷ giá hối đoái ảnh hưởng rất
mạnh đến hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu. Đe giảm thiểu rủi ro do tác động
bất lợi đến hoạt động xuất khẩu của công ty, những nhà quản trị nên biết có
những nhân tố cơ bản sau đây ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái.
Sản phẩm thay thế: sức ép do sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi
nhuận của ngành, do mức giá cao nhất bị khống chế. Doanh nghiệp cần tìm hiểu
kỹ nhân biết các mặt hàng thay thế tiềm ẩn, để có những biện pháp phù hơp cho
hoạt động kinh doanh.
2.1.3.2 Môi trường bên trong
Nguồn nhân lực: Trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh, trình độ am hiểu
thị trường trong lẫn ngoài nước, khả năng tiếp thị, giao dịch, đàm phán, kinh
nghiệm thực tiễn, thông thạo ngoại ngữ.. .có vai trò hết sức quan trọng đến sự
thành công và thất bại của doanh nghiệp.
Ban lãnh đạo doanh nghiệp: là bộ phận đầu não, là nơi những chiến lược
kinh doanh cho doanh nghiệp được xây dựng, đề ra mục tiêu đồng thời giam sát,
kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch đã đề ra. Trình độ quản lý của ban lãnh đạo
có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Một chiến
lược kinh doanh đúng đắn phù hợp cùng với sự chỉ đạo, điều hành giỏi của cán
bộ doanh nghiệp sẽ là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả hoạt động


sản xuất kinh doanh của mình.
Cơ cẩu tổ chức của doanh nghiệp: nếu được tổ chức một cách đúng đắn sẽ
phát huy được khả năng của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp, phát huy
được tinh thần đoàn kết cùng sức mạnh tập thể, đảm bảo cho việc ra quyết định
sản xuất kinh doanh được nhanh chóng và chính xác. Cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp giải quyết những vấn đề nảy sinh, đối
phó được với những biến đổi của môi trường kinh doanh và nắm bắt kịp thời các
cơ hội một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu: đóng vai trò quyết

định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên thương trường. Do
đó, doanh nghiệp cần phải có đội ngũ cán bộ am hiểu thị trường quốc tế, có khả
năng phân tích và dự báo những xu hướng vận động của thị trường, khả năng
giao dịch đàm phán, đồng thời thông thạo các thủ tục xuất nhập khẩu.
Cơ sở vật chất kỹ thuật: yếu tố này phản ánh năng lực sản xuất của doanh
nghiệp bao gồm các nguồn vật chất, nguồn tài nguyên, nhiên liệu,.. .phục vụ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và năng lực của nó phục vụ cho
tương lai. Quy mô kinh doanh hoạt động xuất khẩu phụ thuộc vào hệ thống cơ
sở vật chất hiện có của đơn vị xuất nhập khẩu: kho, mặt bằng kinh doanh, trang
bị máy móc và kỹ thuật công nghệ, phương tiện vận chuyển, chuyên chở.. .Với
cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, doanh nghiệp có thể tạo ra các sản phẩm mới,
chất lượng cao với giá thành tương đối thấp. Hơn nữa, các lĩnh vực hoạt động
khác cíing hoạt động có hiệu quả và nhanh chóng hơn nếu được đảm bảo về yếu
tố cơ sở vật chất. Đây là yếu tố cơ bản để doanh nghiệp có thể giữ vững phát
triển sản xuất đồng thời là nền tảng cho mở rộng sản xuất, nâng cao kỹ năng sản
xuất của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế.
Tài chính: bộ phận chức năng tài chính có ảnh hưởng sâu rộng trong toàn
doanh nghiệp. Năng lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở vốn kinh doanh,
lượng tiền mặt, ngoại tệ... Những nhân tố này có thể tác động để tạo thế cân
bằng và phát triển. Doanh nghiệp cũng phải có một cơ cấu vốn hợp lý nhằm
phục vụ tốt cho hoạt động xuất khẩu vì vốn là một nhân tố quan trọng trong hàm
sản xuất và nó quyết định tốc độ tăng sản lượng của doanh nghiệp. Mặt khác,
vấn đề tài chính và các mục tiêu, chiến lược tổng quát của doanh nghiệp gắn bó
mật thiết với nhau vì các kế hoạch quyết định của doanh nghiệp đều phải được
tính toán cho phù họp với nguồn tài chính đang có. Điều này dẫn đến mối tương
tác trực tiếp giữa bộ phận tài chính và các lĩnh vực hoạt động khác của doanh
nghiệp.
Hoạt động chiêu thị: là hoạt động nhằm đẩy mạnh và xúc tiến bán hàng,
giúp các doanh nghiệp đưa hàng hóa xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và làm
cho hàng tiêu thụ nhanh hơn, khách hàng được thõa mãn nhiều hơn. Đòi hỏi



doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường, là biện pháp giúp nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh.
Các dịch vụ đi kèm: doanh nghiệp muốn tiêu thụ nhiều sản phẩm thì dịch
vụ bán hàng phải phát triển, những dịch vụ này có tác dụng tích cực đối với
người tiêu dùng khi mua và sử dụng sản phẩm và sau nữa cũng thể hiện trách
nhiệm xã hội và đạo đức trong kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là một
vũ khí cạnh tranh lành mạnh và vô cùng hữu hiệu.
Nghiên cứu và phát triển: các nổ lực nghiên cưu phát triển của doanh
nghiệp có thế giúp doanh nghiệp giữ vững vị trí đi đầu trong ngành hoặc ngược
lại, làm cho doanh nghiệp tụt hậu so với các doanh nghiệp dẫn đầu ngành trong
các lĩnh vực như phát triển sản phẩm mới, chất lượng sản phẩm, kiểm soát giá
thành và công nghệ sản xuất.
Chất lượng sản phẩm: chất lượng luôn là một trong những yếu tố quan
trọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. Chất
lượng sản phẩm là tổng họp những chỉ tiêu, những đặc trưng của sản phẩm thể
hiện mức thỏa mãn những nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định.
Đây là nhân tố rất quan trọng, các doanh nghiệp muốn giữ vững uy tín của sản
phẩm và muốn chiếm vị trí cao trong sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm nào
đó, không còn con đường nào khác là phải luôn nâng cao chất lượng sản phẩm,
nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho xã hội. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm
có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp như: hình ảnh của doanh nghiệp
tốt đẹp hom, gia tăng thị phần của doanh nghiệp, khách hàng được thỏa mãn, có
khả năng cạnh tranh, giảm chi phí. Muốn vậy, việc phân tích chất lượng sản
phẩm phải được chú trọng và tiến hành thường xuyên. Hàng hóa chất lượng
kém, chẳng những khó bán và bán với giá thấp làm ảnh hưởng đến doanh thu
bán hàng mà còn ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh của công ty. Chất lượng sản
phẩm là tiêu chuẩn tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Giá sản phẩm: giá cả ảnh hưởng đến khối lượng tiêu dùng sản phẩm, giá

thấp thì khả năng tiêu thụ sản phẩm sẽ nhanh hơn, khả năng tiêu thụ sản phẩm
trên thị trường thế giới sẽ cao hơn, sẽ xuất khẩu nhiều hơn.
Các nhân tố khác: cơ chế quản lý kinh doanh xuất nhập khẩu, chính sách
hỗ trợ phát triển xuất nhập khẩu cũng như tùy vào từng khu vực, hiệp hội mà
Việt Nam gia nhập có những chính sách ưu đãi thuế quan, cắt giảm thuế với
từng danh mục mặt hàng. Bên cạnh đó, phải thường xuyên cập nhật thông tin
văn bản pháp luật, hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.2.1

Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp từ các bảng báo cáo và tài liệu có liên quan đến tình hình
xuất khẩu và hoạt động kinh doanh được cung cấp từ phòng kinh doanh và


phòng kế toán của Công Ty cổ phần Sản Xuất Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu
Vĩnh Long từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng
các số liệu và thông tin thu thập được từ sách báo, tạp chí và internet...
2.2.2

Phương pháp phân tích số liệu

Sử dụng phương pháp phân tích số tương đối và tuyệt đối, so sánh số liệu
tuyệt đối và tương đối để đánh giá tình hình xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ
nghệ của công ty.
Phương pháp so sánh là phương pháp đối chiếu các chỉ tiêu kinh tế nhằm
rút ra những kết luận đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Trong
những trường hợp đặc biệt có thể so sánh những chỉ tiêu phản ánh những hiện
tượng kinh tế khác loại nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau trong quá

trinh phân tích.
Phương pháp so sánh tuyệt đổi: là hiệu số giữa hai chỉ tiêu là chỉ tiêu kì
phân tích và chỉ tiêu kì gốc. Ví dụ như so sánh giữa kết quả thực hiện và kế
hoạch, hoặc giữa kết quả kì này và kết quả kì trước.
ày=yi-yo

(2.1)

Trong đó: y0 là chỉ tiêu kì gôc.
yi là chỉ tiêu kì phân tích.
Ay là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp so sánh tương đổi: là tỷ lệ phần trăm của chi tiêu cần phân
tích với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành kế hoạch của một công ty,
hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kì gốc để nói lên tốc độ
tăng trưởng.

t = ^-XIOO %

Ỵọ__

Trong đó: t là tốc độ tăng trưởng.
Y! là mức độ tuyệt đối của kì nghiên cứu. Y0 là mức độ
tuyệt đối của kì gốc.
Kì gốc Y0 có thể cố định hoặc liên hoàn.


Chương 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT
KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU VĨNH LONG



3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU VĨNH LONG
3.1.1

Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Tên doanh nghiệp: công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Vĩnh Long (VINH LONG JOINT STOCK
TRADING MANUFACTURE IMPORT EXPORT COMPANY).
Tên giao dịch thương mại viết tắt: VINH LONG JOINT STOCK CO.,VN (VLCo.j
Địa điểm trụ sở chỉnh: Lô 1A, khu c, khu công nghiệp Hòa Phú, ấp Phước Hòa, xã Hòa Phú, huyện Long Hồ, tỉnh
Vĩnh Long.
Điện thoại: 070.3962710 - 070.3962711 Fax: 070.3962700 Website:
www.vinhlonq.com.vn Email: + +

Văn phòng đại diện: số 27, Lâm Văn Ben, Phường Bình Thuận, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
Mã sổ thuế: 1500402407
Vốn điều lệ:
26.254.000.000 đồng
Vốn điều lệ được chia thành:
262.540 cổ phần phổ thông
Mệnh giá thống nhất mỗi cổ phần:
100.000 đồng
Loại hình thương mại: sản xuất, nhà xuất - nhập khẩu.
Thương hiệu: đã đăng ký quyền tác giả số: 2747/2006/QTG tại Cục bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật ngày
23/11/2006.
Tiêu chuẩn quản lý chất lượng: hệ thống quản lý chất lượng: ISO 9001:2000, SA8000 và các tiêu chuẩn chất lượng của
Châu Âu và Châu Mỹ.
Doanh nghiệp khởi nghiệp năm 1976, từ năm 1976-2002 Doanh nghiệp phát triển thông qua các loại hình kinh tế: tổ họp,
họp tác xã, xí nghiệp, công ty TNHH...Tháng 7/2003 họp tác xã Vĩnh Long phát triển và cổ phần hóa thành công ty cổ phần
sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Vĩnh Long với số lượng cán bộ công nhân viên trên 300 người, ngành nghề kinh doanh

chủ yếu là thủ công dệt, đan xuất phát từ tay nghề truyền thống của các nghệ nhân truyền đạt lại. Công cụ, dụng cụ từng bước
được cải tiến, vận dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, dây chuyền công nghệ hiện đại vào sản xuất. Nhu vậy đến nay công ty cổ
phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Vĩnh Long đã hoạt động trên 30 năm.
3.1.2

Chức năng, nhiệm vụ, Knh vực hoạt động của công ty

3.1.2.1
Chức năng
Công ty luôn khai thác và tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước để sản xuất thành sản phẩm xuất khẩu.
Nhờ hoạt động xuất khẩu, công ty thu ngoại tệ để mở rộng sản xuất, phát triển thị trường, tạo ra nhiều sản phẩm mới hơn
phù họp với thị hiếu tiêu dùng.
3.1.2.2

Nhiệm vụ


Thực hiện đầy đủ các thủ tục kinh doanh, nghĩa vụ đối với Nhà nước và các đơn vị, công ty hoạt động sản xuất kinh
doanh theo đúng quy định của nhà nước.
Khai thác và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, đảm bảo mở rộng sản xuất và hợp tác đầu tu, đổi mới các trang thiết bị hiện
đại.
Khai thác và sử dụng họp lý nhất nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước.
Tổ chức tốt các khâu thu mua, tiếp nhận và chế biến nguyên liệu theo đúng quy trình công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu,
đảm bảo chất lượng cao, đúng số lượng và thời hạn quy định.
Thực hiện tốt chính sách quản lý lao động tiền lương, tài sản, nguồn vốn...đảm bảo công bằng xã hội, nâng cao đời sống
cán bộ công nhân viên trong công ty.
Tuân thủ các chính sách quản lý sản xuất và bảo vệ môi trường.
3.1.2.3
Lĩnh vực hoạt động
Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, nông, lâm, thủy hải sản. Sản xuất kinh doanh sản phẩm cơ

khí, giấy và bao bì carton. Nhập khẩu và kinh doanh nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị chuyên dùng. Đầu tư và họp tác tư: ngành
may mặc công nghiệp, ngành chế biến trái cây và nước uống tinh khiết....
Sản phẩm chính của doanh nghiệp hiện nay là thủ công mỹ nghệ. Ngành nghề kinh doanh đang từng bước mở rộng, đa
dạng hóa sản phẩm, hiện nay công ty có trên 40 danh mục mặt hàng: chiếu thảm, mành, đệm ngồi, đệm ghế, đệm nằm, tấm trải
bàn, khay, hộp, giỏ hoa, giỏ xách, nón, tủ, kệ văn phòng, màn treo, gối nằm và hàng loạt các vật dụng, công cụ dụng cụ khác
sử dụng trong gia đình, vãn phòng....
3.1.3

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của công ty

3.1.3.1

Cơ cẩu tổ chức công ty


Theo phưomg án cổ phần hóa, hợp tác xã Vĩnh Long đã trở thành công ty cổ phần vào tháng 4 năm 2003. Tổ chức bộ
máy hoạt động của công ty được xây dựng trên nguyên tắc gọn nhẹ, đảm bảo đầy đủ, hợp lý với tình hình sản xuất kinh doanh
hiện tại nhằm phát huy tính tự chủ và được kiểm soát của một tập thể các cổ đông.
+ Đại hội đồng cổ đông + Hội đồng quản trị + Ban kiểm soát + Khối
quản lý + Khối phục vụ sản xuất + Khối sản xuất trực tiếp
Nguồn: phòng hành chính Công ty cố phẩn SXKDXNK Vĩnh Long

3.1.3.2
Tổ chức bộ máy quản lỷ sản xuất kinh doanh
Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm có: Tổng Giám Đốc, Phó Tổng Giám Đốc, Ban Giám
Đốc Khối, các Giám Đốc và các ban, phòng khác....

Khèi qulỊn lý

Khèi phôc vô


sflrixu
B

Khèi sfln xuB
trùctiQ)


Nguồn: phòng hành chính Công ty cố phẩn SXKDXNK Vĩnh Long HÌNH 3.2: sơ ĐỒ TỔ CHỨC Bộ MÁY QUẢN LÝ SXKD CẨP CÔNG

TY


3.1.3.3
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
a/ Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần SXKD XNK Vĩnh Long, là
nơi đề ra những chính sách về chiến lược phát triển của công ty và bầu ra bộ máy quản lý cao nhất của công ty là
hội đồng quản trị, và bầu ban kiểm soát.
b. Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề
liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị là nơi đưa ra những định hướng cho hoạt động SXKD của công ty, quyết định bộ máy quản
lý và điều hành công ty bao gồm tổng giám đốc và các giám đốc khối.
c. Ban Giám Đốc:
Tổng Giảm Đốc: là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước Hội Đồng Quản Trị và Đại Hội Đồng cổ Đông
về kết quả hoạt động SXKD của công ty với sự trợ giúp của Phó Tổng Giám Đốc điều hành chung mọi hoạt động
SXKD trong công ty.
Các Giám Đốc Khối: là người giúp việc cho Tổng Giám Đốc, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh
theo sự phân công và ủy quyền của Tổng Giám Đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc về các công việc
được phân công.
d. Các Phòng Ban Chức Năng

Phòng Kỉnh doanh xuất nhập khẩu Huy độns (bao gồm 3 bộ phận)
Bộ phận xuất nhập khẩu
Thực hiện các nghiệp vụ xuất - nhập khẩu, các hồ sơ hải quan.
Giám sát việc thực hiện đơn hàng, theo dõi và thực hiện họp đồng.
Giao nhận hàng hóa xuất khẩu.
Trực tiếp và phối họp với các bộ phận liên quan giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện
hợp đồng.
Chịu trách nhiệm toàn bộ chuyến hàng .
Đe suất kế hoạch đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
Bộ phận huy động
Thiết lập mang lưới các nhà cung cấp vật tu, nguyên liệu, các đơn vị sản xuất vệ tinh.
Huy động vật tư, hàng hóa, nguyên vật liệu đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất theo từng thời điểm.
Đàm phán và ký kết họp đồng thu mua, gia công và giao khoán với các đối tác đáp ứng tiêu chuẩn về giá,
chất lượnẹ tối ưu nhất.
Theo dõi việc thực hiện họp đông và đê xuât thanh toán tiên mua hàng.
Bộ phận kế hoạch sản xuất
Xây dựng kế hoạch sản xuất theo đơn hàng bao gồm: kế hoạch vật tư, nguyên liệu, kế hoạch sử dụng máy
móc thiết bị và nhân công.
Kết họp với Ban tài chính-đầu tư xây dựng chi phí sản xuất và đề suất giá bán sản phẩm.
Quyết toán chi phí sản xuất, xác định mức tiêu hao vật tư, nguyên vật liệu theo định mức, xác định chi phí
nhân công trực tiếp sản xuất theo đơn giá khoán, tổng họp chi phí khác thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất.
Thực hiện công tác thống kê, dự báo nhu cầu vật tu, nguyên liệu, ...
Lập kế hoạch sản xuất và phân bổ kế hoạch này cho các xí nghiệp sản
xuất.
Điều hành các hoạt động sản xuất ở các xí nghiệp và thực hiện các biện pháp cần thiết để hoàn thành tiến độ
sản xuất theo kế hoạch, các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.
Chịu trách nhiệm toàn bộ qui trình sản xuất theo yêu cầu của khách hàng: đảm bảo chất lượng, số lượng,
mẫu mã, thời gian hoàn thành.
Đề suất biện pháp cải tiến sản phẩm, cải tiến phương pháp làm việc nhằm nâng cao năng suất lao động.
Phòns kho vận

Xuất - nhập vật tư, nguyên vật liệu theo kế hoạch sản xuất.
-


Xuất - nhập nguyên vật liệu, hàng hóa cho các cơ sở vệ tinh theo lệnh của bộ phận cung ứng.
Quản lý và bảo quản vật tư, nguyên liệu, thành phẩm nhập kho.
Quản lý hệ thống kho.
Báo cáo nhập - xuất - tồn kho, tình hình nguyên vật liệu tồn kho so kế hoạch sản xuất.
Thực hiện công tác điều vận.
Phồns R&D
Thu thập thông tin thị trường, tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu - thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước.
Xây dựng chiến lược tiếp thị và bán hàng.
Phát triển hệ thống đại lý bán hàng trong và ngoài nước.
Thực hiện quảng cáo và giới thiệu sản phẩm đến khách hàng.
Thiết kế sản phẩm mới, Thiết kế hàng mẫu theo yêu cầu khách hàng và đề xuất giá bán.
Xây dựng và phát triển mối quan hệ khách hàng.
Đàm phán giao dịch với khách hàng.
Quan hệ chăm sóc khách hàng.
Phòns kỹ thuât sản xuất và tiêu chuẩn chất lươne
Xây dựng tiêu chuẩn sản xuất, định mức kỹ thuật cho sản phẩm.
Đào tạo, huấn luyện chuyên môn cho các bộ phận trực tiếp tại nhà máy.
Giám sát thực hiện qui trình sản xuất, tuân thủ các qui định về IWAY, ISO...
Đào tạo, tập huấn cho công nhân các bộ phận của các xí nghiệp sản xuất thực hiện đúng các tiêu chuẩn chất
lượng đó.
Thực hiện công tác thống kê tổng hợp.
Lập kế hoạch đầu tư, phát triển cơ sở, vật chất kỹ thuật, công nghệ, trang thiết bị,...
Phụ trách việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng theo tiêu chuẩn IWAY, SA 8000.
Xây dựng qui trình sản xuất sản phẩm: các bước thực hiện, loại nguyên liệu sử dụng, thao tác kỹ thuật, phối
màu, hóa chất sử dụng, yêu cầu kỹ thuật...
Hướng dẫn công việc, kỹ thuật sản xuất cho phân xưởng.

Phòns kỹ thuật thiết bỉ:
Bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị, xe nâng, hệ thống điện, nước trong toàn công ty. Đảm bảo luôn ở
trạng thái sẳn sàng hoạt động.
Mua sắm máy móc thiết bị, lưu trữ hồ sơ năng suất hoạt động máy, tiếp thu công nghệ hướng dẫn lại cho
công nhân kỹ thuật vận hành.
Chế tạo công cụ dụng cụ, các thiết bị hổ trợ cho sản xuất.
Nghiên cứu, cải tiến năng suất máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.
Phòns tổ chức HC — OTNS (bao gồm 2 bộ phận)
Bộ phận hành chánh
Chịu trách nhiệm trong việc lưu chuyển văn thư đi và đến.
Quản lý cơ sở vật chất chung của công ty+ Quản lý lao động, chấm công, chấm cơm cho người lao động.
Giám sát việc sử dụng và bảo quản trang thiết bị, cơ sở hạ tầng.
Lập kế hoạch sử dụng văn phòng phẩm và phân phối theo kế hoạch.
Tổ chức, điều hành tổ bảo vệ, tổ tài xé xe, tổ y tế, tổ tạp vụ và tổ cảnh quan môi trường.
Đảm bảo vệ sinh trong công ty, bảo vệ môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, thực hiện đúng
qui định của các cơ quan nhà nước.
Bộ phận nhân sự
Xây dựng các tiêu chuẩn tuyển dụng nhân sự.
Xây dựng kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân sự.
Đề suất các biện pháp thu hút nhân tài.
Lưu trữ hồ sơ của công nhân viên trong công ty.


Theo dõi đánh giá tình hình hoạt động của công nhân viên. Thực hiện các quyết định đề bạt, thuyên chuyển
công tác hoặc chấm dứt họp đồng lao động.
Phòng tài chính kế toán
Quản lý vật tư, tài sản, tiền vốn nhằm đạt hiệu quả cao nhất cho việc thực hiện nhiệm vụ k inh doanh của
công ty.
Thực hiện các nguyên tắc, chứng từ kế toán trong công ty theo đúng các qui định hiện hành của nhà nước.
Tổng họp và cung cấp các thông tin về tài sản, nguồn vốn cũng như tình hình hoạt động SXKD và Báo cáo

kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị để phục vụ nhu cầu quản lý bên trong lẫn bên ngoài.
Phối họp hỗ trợ với các phòng chức năng khi cần thiết để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Lưu trữ đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo qui định.
3.2 GIỚI THIỆU MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty cổ phần SXKD XNK vĩnh Long hiện nay là chế biến và
sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ làm từ các nguyên liệu như mây, tre, cói, lục bình, cây đay.. .Cụ thể:
Hôp làm bằng dừa đay 32*34*32: nguyên liệu chủ yếu để làm thành sản phẩm là dừa và cây đay, đầu tiên,
lấy sơ dừa, xé ra rồi bện lại chung với đay, rồi làm thành một hình hộp chữ nhật đáy hình vuông với cạnh là
32cm, chiều cao của hộp là 34cm. Sản phẩm có thể dùng trang trí trong nhà, làm bình bông để cắm hoa...
Hôp làm bans cói se 32*34*32: cũng giống như hộp làm bằng dừa đay 32*34*32, nhưng sản phẩm này làm
từ nguyên liệu cói, công ty đã đưa ra sản phẩm này nguyên nhân là vì nguyên liệu dừa thì dễ hư hỏng theo năm
tháng, còn nguyên liệu cói thì có mẫu mã đẹp, lại rất bền.
Dĩa làm bans lục bình R 37Cm: nguyên liệu chủ yếu làm thành sản phẩm là lục bình, đầu tiên lấy lục bình
phơi khô, sau đó lấy các sợi lục bình thắt bính lại thành một sợi dây thật dài và chắc, sau đó uốn lại thành một
vòng tròn có bán kính là 37cm, bỏ vào máy ép lại thành dĩa, cuối cùng quét sơn chống thấm nước lên 2 bề mặt
dĩa. Sản phẩm có thể dùng lót bàn ăn, bình bông, để trong phòng khách....
Châu hoa làm bans ỉuc bình H12: cũng giống như đĩa làm bằng lục bình R 37Cm, nhưng sẽ uốn lại thành
hình một chậu hoa với chiều cao là 12cm, cuối cùng quét sơn lên tất cả bề mặt của chậu hoa....
Ngoài một số sản phẩm trên, công ty còn có rất nhiều sản phẩm khác như: hộp bộ 2 làm bằng tre, khay 1
ngăn làm bằng mây, chiếu cói vàng 6 lóng 100*190, hộp làm bằng mây 32*35*32, thảm làm bằng cói
100*200....
Các sản phẩm của công ty là những sản phẩm tương đối chất lượng, những năm qua, công ty đã lấy được
lòng tin của rất nhiều khách hàng về chất lượng của sản phẩm. Trong tương lai công ty dự kiến sẽ mở rộng hoạt
động, đưa ra thị trường những loại sản phẩm giá trị gia tăng căn cứ vào nhu cầu và mức độ phát triển của thị
trường, hướng đến việc tìm kiếm những cơ hội phát triển mới nhưng vẫn duy trì những tiêu chuẩn cao nhất về
chất lượng.
3.3 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM
Do các mặt hàng của công ty sản xuất chủ yếu từ mây, tre, cói, lục bình, bẹ chuối,...nên mỗi mặt hàng đều
có quy trình sản xuất riêng. Được thực hiện theo đơn đặt hàng nên quá trình sản xuất thường mang tình hàng
loạt, số lượng sản phẩm lớn, chu kỳ sản xuất ngắn xen kẽ, sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn công nghệ chế biến

phức tạp kiểu liên tục theo một trình tự nhất định là:
Nguyên vật liệu mua ngoài -> Sơ chế, sản xuất nguyên liệu chuyên dùng công đoạn một -> Xuất gia công
sản phẩm -> Nhập lại sản phẩm thô sau khi gia công -> Xử lý hóa chất, xử lý nhiệt -> Lắp ráp, vệ sinh hoàn


chỉnh sản phẩm -> Kiểm tra, đóng gói bao bì, đóng pallet -> Nhập kho thành phẩm.

Nguồn: phòng tài chính kế toán công ty cố phần SXKD XNK Vĩnh Long

3.4 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6
THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty cho ta thấy qua các năm từ 2010 đến 6
tháng đầu năm 2013 có biến động đáng kể do ảnh huởng của tình hình kinh tế chung cũng nhu những chí nh sách
bảo hộ của thị trường nước nhập khẩu.
Qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty từ 2010 đến 6 tháng đầu năm
2013, ta thấy mặc dù lợi nhuận có giảm nhưng chỉ ở mức giảm nhẹ nhưng hoạt động kinh doanh của công ty
trong các năm qua đều tốt, đặc biệt lợi nhuận cao nhất là vào năm 2011. Đạt được những thành tích trên là do
công ty đã xác định và giải quyết kịp thời những khó khăn đảm bảo cho bước phát triển trước mắt cũng như lâu
dài. Ban lãnh đạo công ty đã thực hiện tốt việc quản lý và sử dụng nguồn vốn trong kinh doanh để có thể khắc
phục tình trạng thiếu vốn, hạn chế việc vay vồn ngân hàng. Ngoài ra, công ty luôn cố gắng tạo uy tín và giữ chữ
tín với khách hàng nên lượng khách hàng luôn ổn định. Qua đó cho ta thấy được sự nỗ lực không ngừng của
công ty trong việc tìm cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất nhằm giúp công ty
phát triển vững mạnh và lâu dài.


×