Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm một số phương pháp dạy thực hành môn công nghệ 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.5 KB, 21 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp dạy thực hành môn công nghệ 9

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời kỳ kinh tế mở cửa thì việc học tập của học sinh ngày một được nâng
cao. Từ cơ sở vật chất đến nội dung kiến thức bài học. Mỗi một bài học được coi là
chìa khoá vàng mở ra kho tàng tri thức quý báu vô tận của nhân loại. Trong những
năm gần đây chương trình đổi mới SGK nói chung và môn công nghệ nói riêng là
một bước ngoặt trong sự đổi mới về phương pháp dạy học, không những thế cũng đổi
mới về phương pháp học tập cho học sinh trong trường THCS. Tuy nhiên môn Công
nghệ chưa được coi trọng thực sự bởi vì nó thường được coi là một môn phụ là môn
học cung cấp cho các em những kiến thức về một số nghề trong thực tiễn nên nhiều
em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học môn học này. Bên cạnh đó học
sinh ở Trường THCS Chu Hóa đại đa số là con em nông thôn kinh tế còn khó khăn,
mức độ tiếp cận thông tin mới còn chậm và đầu tư để nghiên cứu tài liệu cho các giờ
học nhất là các giờ học Thực hành còn ít.
Để đáp ứng nhu cầu đó, cần nâng cao chất lượng dạy và học nhằm tạo cho học
sinh có thói quen chủ động sáng tạo, chống lại thói quen thụ động khi tiếp thu bài.
Ngành giáo dục đã tiến hành đổi mới phương pháp dạy học theo hướng giảm lý
thuyết, tăng tính thực hành, đảm bảo tính vừa sức cho học sinh. Đối với môn công
nghệ, thực hiện đổi mới phương pháp là một việc làm rất cần thiết, nhằm giúp học
sinh tích cực hơn, chủ động hơn khi tiếp thu kiến thức.
Là một giáo viên dạy Công Nghệ được đào tạo đúng chuyên ngành sau nhiều
năm công tác tại Trường THCS Chu Hóa được trực tiếp giảng dạy môn Công Nghệ
lớp 9, Tôi trăn trở với việc làm sao để nâng cao chất lượng môn học và hướng việc
chọn nghề cho HS vì vậy tôi đã mạnh dạn áp dụng một số phương pháp mới trong
việc dạy thực hành môn Công Nghệ để đạt hiệu quả cao nhất.
Sáng kiến này đã và đang được áp dụng trong trường THCS Chu Hóa.

1



Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp dạy thực hành môn công nghệ 9

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận :
Như chúng ta đã biết môn công nghệ có những đặc thù riêng so với môn học
khác, đây là môn học tương đối mới và là môn học gắn với thực tiễn, với công
nghệ, với sản xuất.
Môn công nghệ là môn học mang nhiều tính thực tiễn do vậy phương pháp chủ
yếu trong giảng dạy là kết hợp lí thuyết với thực hành, thực hành một mặt cũng cố lí
thuyết cho học sinh mặt khác để hình thành những kĩ năng cần thiết cho học sinh và
tập cho học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng đã đươc học vào thực tế vào cuộc
sống hàng ngày, qua đó gây thêm sự hứng thú và lòng say mê của học sinh .
Để tăng hiệu quả học tập, nhằm rèn luyện kĩ năng, thái độ đúng đắn, khoa học
trong lao động, làm việc theo quy trình rèn luyện tác phong công nghiệp thì việc tổ
chức và đánh giá kết quả học tập là một công việc hết sức quan trọng của giáo
viên và học sinh.
Đây là vấn đề vừa mang tính thực tiễn vừa mang tính nhạy cảm nên việc tổ
chức cho học sinh thực hành và đánh giá kết quả thực hành môn công nghệ 9, cần
có kế hoạch và phương pháp đúng đắn, hiệu quả.
Môn Công Nghệ 9 được thiết kế theo từng Mô đun nghề nên có thời lượng thực
hành nhiều. Cấu trúc chung của các bài thực hành: Có phần chuẩn bị, nội dung thực
hành, trình tự tiến hành hoặc mẫu báo cáo có phần đánh giá. Cấu trúc này đảm bảo
được những yêu cầu của nội dung thực hành tuy nhiên để vận dụng vào thực tế, nhằm

2


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp dạy thực hành môn công nghệ 9

giúp cho học sinh nâng cao kỹ năng thì cần phải áp dụng một cách linh hoạt theo

từng nội dung cụ thể.

2. Thực trạng vấn đê
2.1. Thực tế HS tại các trường THCS là sau khi hoàn thành chương trình thì đa
phần học sinh thao tác thực hành còn yếu, để tự mình tạo ra một sản phẩm theo yêu
cầu của môn học là khó khăn vì đặc trưng của môn học đòi hỏi người học phải được
trang bị nhiều kỹ năng như:
Dự trù được thiết bị, dụng cụ, vật liệu thực hành .
Thiết kế được một mạch điện theo yêu cầu, đảm bảo tính thấm mỹ, khoa học
Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ điện như: Tua vít, bút thử điện, kìm điện
các loại, sử dụng được khoan, cưa…
2.2. Môn học Công Nghệ lại là môn học khô cứng mang tính hướng nghiệp vì vậy
việc lôi cuốn học sinh yêu thích môn học là khó khăn. Tâm lí các em học sinh chưa
thực sự yêu thích môn học khi thực hiện bài học ngay tại lớp học, điều này đã được
kiểm nghiệm khi thực hiện chương trình giảng dạy trong các năm học trước.

3


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp dạy thực hành môn công nghệ 9

2.3. Cơ sở vật chất chưa được đầu tư nhiều, chưa đủ đảm bảo cho việc thực hiện
bài thực hành cho nhiều học sinh tham gia, các dụng cụ thiết bị cũng như vật liệu
điện còn thiếu nhiều chủng loại, đặc biệt các thiết bị được cấp về có chất lượng kém,
chỉ sử dụng được một đến hai năm đã hỏng.
2.4. Nhiều phụ huynh học sinh còn coi môn Công nghệ là môn phụ nên chưa đầu
tư nhiều cho học sinh trong việc học môn này.
2.5. Các em học sinh đa phần đều là con em gia đình làm nghề nông nên việc
hướng các em yêu thích nghề nghiệp mang tính Công nghệp như môn Công Nghệ
gặp nhiều khó khăn. Do vậy để giờ học đạt hiệu quả thì trước tiên các giáo viên giảng

dạy phải thực hiện và làm mẫu vì các em còn ngại khi tiếp xúc với điện, với các thiết
bị điện, đồ dùng điện...
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đê:
3.1. Đổi mới trong phương pháp dạy học là lấy học sinh làm chủ thể trọng
tâm của quá trình dạy học còn giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn và định
hướng các hoạt động dạy - học. Phương pháp này được mở đầu bằng việc giáo
viên tổ chức cho học sinh theo cặp, theo nhóm ví dụ giáo viên tổ chức cho học
sinh thảo luận theo nhóm để xây dựng sơ đồ lắp đặt mạch điện.
3.2. Chia lớp thành các nhóm nhỏ mỗi nhóm 4 học sinh, cứ nhóm trưởng và
thư kí. Nhóm trưởng có nhiệm vụ điều hành các hoạt động của nhóm và thư kí
4


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp dạy thực hành môn công nghệ 9

ghi lại ý kiến của các thành viên trong nhóm. Giao nhiệm vụ chi tiết cho cả nhóm
chú ý giải thích yêu cầu của mình thật rõ ràng, có thể ghi lên bảng hoặc dùng
phiếu học tập và quy định thời gian cho từng nhiệm vụ cụ thể. Thường xuyên
kiểm tra hoạt động của từng nhóm, kịp thời điều chỉnh và hướng dẫn công việc.
3.3. Cho học sinh làm việc theo quy trình khoa học nhằm rèn luyện và hình
thành tác phong công nghiệp cho học sinh, cần tránh để học sinh làm việc tuỳ
tiện, thiếu khoa học sẽ có tác động tạo thói quen không đúng đắn trong cách nhìn
nhận công việc của học sinh và đi lệch hướng với mục tiêu bài học do vậy nếu
bắt gặp trường hợp này giáo viên cần có mặt để sữa chữa, uốn nắn kịp thời. Với
những kĩ năng phức tạp, giáo viên yêu cầu học sinh dừng công việc để giáo viên
hướng dẫn làm mẫu và yêu cầu học sinh thao tác lại. Ví dụ để vẽ được sơ đồ "lắp
đặt mạch điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn ", giáo viên có thể tổ chức như
sau: Học sinh thảo luận tìm ra quy trình vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện theo các
bước, giáo viên ghi lên bảng.
Bước 1: Vẽ đường dây nguồn.

Bước 2: Xác định vị trí đặt bảng điện, bóng đèn.
Bước 3: Xác định vị trí các thiết bị trên bảng điện.
Bước 4: Vẽ đường dây dẫn điện theo sơ đồ nguyên lý.
Sau khi đã có quy định cho công việc sắp tiến hành thì công việc còn lại là
phải tiến hành công việc đó theo quy trình công nghệ.
3.4. Giáo viên hướng dẫn chi tiết từng bước lên bảng để học sinh theo dõi
và làm theo sau đó giáo viên có thể ra một số đề bài vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện
có thể thay đổi cách bố trí thiết bị và cách đi dây để học sinh thực hành.
Phương pháp tổ chức dạy học như trên sẽ tạo cho học sinh chủ động tự giác
học tập làm việc theo quy trình, góp phần giúp học sinh có hứng thú học tập và
hiểu rõ bài học.
5


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp dạy thực hành môn công nghệ 9

Trong thực tế dạy học môn Công Nghệ 9 Mô đun ‘‘Lắp đặt mạng điện trong
nhà’’ tại trường THCS Chu Hóa trong những năm đổi mới tôi đã mạnh dạn áp dụng
một số phương pháp và kinh nghiệm trên để dạy các bài thực hành như sau :
Tôi phân phối thời gian thành hai phần theo nội dung bài dạy
PHẦN LÝ THUYẾT THỰC HÀNH:
( Dạy trong 1 tiết học 45 phút)
1. PHẦN CHUẨN BỊ
- Dụng cụ: kìm điện, kìm tuốt dây, khoan điện( khoan tay), tua vít, bút thử điện, dao
nhỏ, thước kẻ, bút chì.
- Vật liệu và thiết bị: Bảng điện, công tắc 2 cực, cầu chì, bóng đèn, đui đèn, dây dẫn,
phụ kiện đi dây, băng cách điện, giấy ráp.
2. PHẦN NỘI DUNG THỰC HÀNH
a. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý:
-HS tìm hiểu các phần tử có trong mạch điện

- Nguyên lí hoạt động của mạch điện
- Mối quan hệ các phần tử trong mạch

6


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp dạy thực hành môn công nghệ 9

b. Vẽ sơ dồ lắp đặt:
- Gv cho Hs hoạt động nhóm vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện
- Thảo luận nhận xét và chọn sơ đồ thích hợp nhất
c. Lập kế hoạch làm việc:
- GV tổ chức cho học sinh lập bảng dự trù thiết bị, nội dung công việc cần làm, yêu
cầu kĩ thuật và an toàn lao động khi thực hành.
PHẦN THỰC HÀNH:
( Dạy theo phân phối chương trình mới giảm tải )
1. Hướng dẫn thực hành
a. GV kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh:
b. Nêu mục tiêu tiết thực hành và các chú ý khi thực hành
2. Nội dung Thực hành
a. GV tổ chức cho học sinh tự quan sát cách bố trí bảng điện, thiết bị tiêu thụ điện
trong một phòng cụ thể thực tế hoặc mạch điện mô hình.
b. GV theo dõi hướng dẫn học sinh làm việc lắp đặt mạng điện để có biện pháp
hướng dẫn và uốn nắn kịp thời.

7


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp dạy thực hành môn công nghệ 9


3. Đánh giá thực hành:
- GV tổ chức cho HS tự đánh giá chéo nhau kết quả thực hành theo các tiêu chí.
- GV nhận xét, kết luận chung. Rút kinh nghiệm.
VÍ DỤ DẠY MỘT BÀI CỤ THỂ GỒM 3 TIẾT NHƯ SAU:
Tiết 19- Bài 8: Thực hành:

LẮP MẠCH ĐIỆN 2 CÔNG TẮC 2 CỰC ĐIỀU KHIỂN 2 ĐÈN (T1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn.
- Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn.
- Lập được bảng dự trù vật liệu và biết cách lựa chọn dụng cụ
2. Kĩ năng:
- Lựa chọn và sử dụng đúng dụng cụ để lắp đặt điện
- Lắp đặt được mạch điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn đúng yêu cầu kĩ thuật,
đúng qui trình, vận hành an toàn .
3. Thái độ:
- Làm việc cẩn thận, an toàn, khoa học và vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc.
II . CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của Giáo viên:
- Bộ dụng cụ, thiết bị điện.
- Các loại vật liệu: Bảng điện 500x700mm(1), bảng điện 100x120mm (1), công tắc
hai cực(2), bóng đèn(1)+ đui đèn, băng cách điện…
- Bảng điện mẫu mạch điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn
2. Chuẩn bị của Học sinh:

8


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp dạy thực hành môn công nghệ 9


- Chuẩn bị thêm (Vì GV đã chuẩn bị sẵn cho các nhóm ) : Tua vít, kìm, dao nhỏ,
khoan tay. (Gv phân cụ thể cho từng nhóm nhỏ mỗi nhóm 5 HS )
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nội dung
I. Chuẩn bị:

Hoạt động của GV- HS
Hoạt động 1: Ổn định lớp và giới

- Bộ dụng cụ điện: kìm điện các loại , thiệu mục tiêu bài học.
khoan, tua vít, dao nhỏ, bút thử điện, Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
thước kẻ, bút chì,
- Các loại vật liệu: Bảng gỗ, công tắc
hai cực, bóng đèn + đui đèn, băng cách
điện, giấy ráp.
- Bảng điện mẫu mạch điện 2 công tắc
2 cực điều khiển 2 đèn
II. Nội dung thực hành:

Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên lý

1. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý:

hoạt động của mạch điện 2 công tắc 2

0
A

cực điều khiển 2 đèn.

Gv: Cho Hs quan sát sơ đồ nguyên lý
trong Sgk. Tìm hiểu các phần tử trong
mạch điện
-Thảo luận tìm hiểu nguyên lí hoạt
động của mạch điện
? Mối quan hệ về điện của các phần tử

2. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện

Hoạt động 3:
Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện 2 công tắc
2 cực điều khiển 2 đèn.
GV: Cho thảo luận nhóm vẽ sơ đồ lắp
đặt mạch điện
Hs: Các nhóm thảo luận vẽ sơ đồ
9


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp dạy thực hành môn công nghệ 9

Hs: Nhận xét các sơ đồ và chọn ra

O
A

một sơ đồ thích hợp nhất
Gv: Nhận xét và kết luận
Gv? Mạch điện này thường được ứng
dụng trong những trường hợp nào
trong thực tế?

Hoạt động 4. Lập bảng dự trù vật
liệu , thiết bị và lựa chọn dụng cụ
Gv? Để lắp được mạch điện trên ta

3. Lập bảng dự trù, dụng cụ, vật liệu

cần các vật liệu nào?

và thiết bị:

Gv? Để lắp được mạch điện trên ta

T

Tên dụng cụ,

T
A

vật liệu, thiết bị
Vật liệu

SL

Yêu cầu

cần cácthiết bị và dụng cụ nào?

kỹ thuật


Hs: Trả lời
Hs khác: Nhận xét bổ sung

1

Gv: Nhận xét, phân tích và kết luận

2..

Gv: Cho Hs quan sát các đồ dùng,

.
B

Thiết bị, dụng

1

cụ

2
4. Quy trình lắp đặt mạch điện
+ Bước 1: Vạch dấu.
+ Bước 2: Khoan lỗ BĐ.
+ Bước 3: Lắp TBĐ của BĐ.
+ Bước 4: Nối dây nạch điện.
+ Bước 5: Kiểm tra và vận hành mạch

thiết bị, dụng cụ cần chuẩn bị
Hoạt động 5: Tìm hiểu qui trình lắp

đặt mạch điện 2 công tắc 2 cực điều
khiển 2 đèn:
Gv? Để lắp được mạch điện trên ta
thực hiện theo các bước nào?
- Hs: Nêu quy trình
- Hs khác: Nhận xét bổ sung
GV nêu qui trình và giải thích kĩ từng
công đoạn.

điện .

10


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp dạy thực hành môn công nghệ 9

Hoạt động 6: Tổng kết bài
Gv: Hệ thống lại bài học theo các câu hỏi
? Nêu nguyên lí hoạt động của mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn
? Nêu các vật liệu, thiết bị, dụng cụ để lắp mạch điện trên
Hoạt động 7: Hướng dẫn vê nhà
- Các em về nhà học các nội dung bài học theo các nội dung
Chuẩn bị đồ dùng thực hành: Tua vít, kìm, dao nhỏ, khoan tay.
- Chuẩn bị báo cáo thực hành theo mẫu: trong sgk
Tiết 20: Bài 8: Thực hành:

LẮP MẠCH ĐIỆN 2 CÔNG TẮC 2 CỰC ĐIỀU KHIỂN 2 ĐÈN (T2).
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn.

- Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn.
- Lập được bảng dự trù vật liệu và biết cách lựa chọn dụng cụ
2. Kĩ năng:
- Lựa chọn và sử dụng đúng dụng cụ để lắp đặt điện
- Lắp đặt được mạch điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn đúng yêu cầu kĩ thuật,
đúng qui trình, vận hành mạch điện an toàn .
3. Thái độ:
- Làm việc cẩn thận, khoa học và đảm bảo an toàn khi thực hành.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của Giáo viên:
- Bộ dụng cụ, thiết bị điện.
- Các loại vật liệu: Bảng điện 500x700mm(1), bảng điện 100x120mm (1), công tắc
hai cực(2), bóng đèn, đui đèn(2), băng cách điện…
- Bảng điện mẫu mạch điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn
11


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp dạy thực hành môn công nghệ 9

2. Chuẩn bị của Học sinh:
- Chuẩn bị thêm( Vì do GV đã chuẩn bị sẵn cho các nhóm) : Tua vít, kìm, dao nhỏ,
khoan tay. (Gv phân cụ thể cho từng nhóm nhỏ mỗi nhóm 4-5 HS )
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nội dung
I. Chuẩn bị

Hoạt động của GV- HS
Hoạt động 1: Ổn định lớp và giới thiệu

- Bộ dụng cụ điện: kìm điện các mục tiêu bài học.

loại , khoan, tua vít, dao nhỏ, bút thử Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
điện, thước kẻ, bút chì,
- Các loại vật liệu: Bảng gỗ, công
tắc hai cực, bóng đèn + đui đèn,
băng cách điện, giấy ráp.
- Bảng điện mẫu mạch điện 2 công
tắc 2 cực điều khiển 2 đèn
II. Thực hành:

Hoạt động 2: Tổ chức thực hành.

1. Nội dung thực hành

Gv: Cho Hs phân tích kỹ nội dung bước 1,

Bước 1. Vạch dấu

2, 3 của quy trình

Bước 2: Khoan lỗ

HS: Phân tích Hs khác: bổ sung

Bước 3: Lắp thiết bị điện của

Gv: Nhận xét kết luận

bảng điện

Gv: Yêu cầu nội dung thực hành các


(chỉ hoàn thành và nối dây thiết bị

nhóm trong tiết học hoàn thành các nội

điện của bảng điện nhỏ, lắp bảng

dung sau:

điện nhỏ vào bảng điện to )

Bước 1. Vạch dấu
Bước 2: Khoan lỗ
Bước 3: Lắp TBĐ của bảng điện (hoàn
thành công đoạn nối dây TBĐ của bảng
điện nhỏ, lắp TBĐ vào bảng điện to)

2. Chú ý khi thực hành

Hoạt động 4. Thực hành
12


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp dạy thực hành môn công nghệ 9

- Không đùa nghịch

- Giáo viên chia nhóm, cử nhóm trưởng.

- Đảm bảo an toàn cho người và


Nêu yêu cầu, nội qui thực hành và nhiệm

thiết bị khi TH.

vụ cụ thể từng nhóm

- Nơi làm việc gọn gàng, sạch sẽ,

- Giáo viên kiểm tra đồ dùng, dụng cụ, vật

khoa học (chú ý vỏ và lõi dây dẫn

liệu thiết bị mà HS chuẩn bị theo yêu cầu.

điện )

- GV yêu cầu HS thực hành theo từng

- Tuyệt đối không tự ý đóng điện

công đoạn. Sau mỗi công đoạn Giáo viên
kiểm tra, nhận xét cụ thể sau đó mới cho
tiến hành làm tiếp công đoạn tiếp theo.
- GV kiểm tra trong từng công đoạn xem
HS dùng dụng cụ gì, có thích hợp không?
và có đảm bảo yêu cầu kĩ thuật không.
Sau đó uốn nắn để học sinh làm tốt hơn.
Hs: Hoàn thành bài tập theo yêu cầu


Hoạt động 5: Tổng kết rút kinh nghiệm.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thu dọn vệ sinh nơi làm việc.
GV: Cho Hs nhận xét chéo nhau kết quả thực hành theo yêu cầu và một phần của
báo cáo thực hành
Hs: Nhận xét và rút ra các sai phạm hay mắc phải để tránh và khắc phục
- Giáo viên nhận xét chung về quá trình làm việc của học sinh.
+ Về ý thức kỉ luật.
+ Về sự chuẩn bị của học sinh.
+ Về thái độ làm việc.
+ Về kết quả đạt được.
+ Về thực hiện qui trình, vệ sinh nơi làm việc
Hoạt động 6: Hướng dẫn vê nhà
- Về nhà học các nội dung bài học theo các nội dung
13


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp dạy thực hành môn công nghệ 9

- Chuẩn bị đồ dùng thực hành: Kết quả hôm nay và các đồ dùng thiết bị Chuẩn bị đồ
dùng thực hành: Tua vít, kìm, dao nhỏ, khoan tay, để giờ sau thực hành tiếp.
---------------------------------------------------------------------------------------------------

Tiết 21 - Bài 8: Thực hành:

LẮP MẠCH ĐIỆN 2 CÔNG TẮC 2 CỰC ĐIỀU KHIỂN 2 ĐÈN (T3)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn.
- Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn.
- Lập được bảng dự trù vật liệu và biết cách lựa chọn dụng cụ

2. Kĩ năng:
- Lựa chọn và sử dụng đúng dụng cụ để lắp đặt điện
- Lắp đặt được mạch điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn đúng yêu cầu kĩ thuật,
đúng qui trình, vận hành an toàn
3. Thái độ:
- Làm việc cẩn thận, an toàn và khoa học và vệ sinh nơi làm việc
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của Giáo viên:
- Bộ dụng cụ, thiết bị điện.
- Các loại vật liệu: Bảng điện 500x700mm(1), bảng điện 100x120mm (1), công tắc
hai cực(2), bóng đèn + đui đèn(2), băng cách điện…
- Bảng điện mẫu mạch điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn
14


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp dạy thực hành môn công nghệ 9

2. Chuẩn bị của Học sinh:
- Chuẩn bị thêm( Vì do GV đã chuẩn bị sẵn cho các nhóm) : Tua vít, kìm, dao nhỏ,
khoan tay. (Gv phân cụ thể cho từng nhóm nhỏ mỗi nhóm 4-5 HS )
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nội dung
I. Chuẩn bị

Hoạt động của GV- Hs
Hoạt động 1: Ổn định lớp và giới thiệu

- Bộ dụng cụ điện: kìm điện các loại mục tiêu bài học.
, khoan, tua vít, dao nhỏ, bút thử Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
điện, thước kẻ, bút chì,

- Các loại vật liệu: Bảng gỗ, công
tắc hai cực, bóng đèn + đui đèn,
băng cách điệnj, giấy ráp.
- Bảng điện mẫu mạch điện 2 công
tắc 2 cực điều khiển 2 đèn
II. Thực hành:

Hoạt động 2: Tổ chức thực hành.

1. Nội dung thực hành:

Gv: Cho Hs phân tích kỹ nội dung bước 3,

- Hoàn thành các nội dung:

4, 5 của quy trình

Bước 3: Lắp thiết bị điện, đui đèn

HS: Phân tích Hs khác: bổ sung

lên bảng điện 500x700mm

Gv: Nhận xét kết luận

Bước 4. Nối dây mạch điện

Gv: Yêu cầu nội dung thực hành các nhóm

Bước 5: Kiểm tra và vận hành mạch trong tiết học hoàn thành các nội dung sau:

điện

Bước 3: Lắp TBĐ của bảng điện
Bước 4. Nối dây mạch điện
Bước 5: Kiểm tra và vận hành mạch điện
Hoạt động 3. Thực hành

2. Chú ý khi thực hành

- GV chia nhóm HS theo nhóm kiểm tra

– Không đùa nghịch

đồ dùng, dụng cụ, vật liệu cũ. Nêu yêu cầu

- Đảm bảo an toàn cho người và

và nhiệm vụ cụ thể từng nhóm
15


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp dạy thực hành môn công nghệ 9

thiết bị

- GV yêu cầu HS thực hành theo từng

- Nơi làm việc gọn gàng, sạch sẽ,

công đoạn. Sau mỗi công đoạn GV kiểm


khoa học (chú ý vỏ và lõi dây dẫn

tra, nhận xét cụ thể sau đó mới cho tiến

điện )

hành làm tiếp công đoạn tiếp theo.

- Tuyệt đối không tự ý đóng điện

- Trong quá trình HS làm việc. GV quan
sát, uốn nắn, sửa sai kịp thời những lỗi mà
HS mắc phải, trong từng công đoạn GV
xem HS dùng dụng cụ gì, có thích hợp
không? và có đảm bảo yêu cầu kĩ thuật
không. Sau đó uốn nắn sửa chữa kịp thời
- Giáo viên yêu cầu học sinh kiểm tra
mạch điện theo các tiêu chí:
+ Lắp đặt theo sơ đồ
+ Các mối nối đảm bảo an toàn điện, chắc
và đẹp
+ Mạch điện đảm bảo thông mạch
- Gv: Cho các nhóm kiểm tra chéo nhau về

- Kiểm tra vận hành mạch điện

mạch điện
Hs: Kiểm tra và nhận xét
Gv: Kiểm tra mạch điện và cho các nhóm

vận hành thử

- Hoàn thành báo cáo thực hành
Hoạt động 5: Tổng kết rút kinh nghiệm.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thu dọn vệ sinh nơi làm việc.
Giaos viên cho học sinh nhận xét chéo nhau kết quả thực hành theo yêu cầu và một
phần của báo cáo thực hành
Học sinh: Nhận xét và rút ra các sai phạm hay mắc phải để tránh và khắc phục trong
quá trình thực hành
16


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp dạy thực hành môn công nghệ 9

- Giáo viên nhận xét chung về quá trình làm việc của học sinh.
+ Về ý thức kỉ luật.
+ Về sự chuẩn bị của học sinh.
+ Về thái độ làm việc.
+ Về kết quả đạt được.
+ Về thực hiện qui trình, vệ sinh nơi làm việc
Hoạt động 6. Hướng dẫn vê nhà
- Các em về nhà học các nội dung bài học theo các nội dung
- Đọc và chuẩn bị trước bài: Lắp mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn
- Mỗi nhóm chuẩn bị: bảng điện (1), công tắc ba cực (2), đui đèn (1), bóng đèn(1) và
2m dây dẫn điện để giờ sau học.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm :
- Qua khảo sát học sinh năm học 2009- 2010 khi chưa áp dụng phương pháp mới vào
giảng dạy môn công nghệ 9 ở Trường THCS Chu Hóa và thu được kết quả như sau:
Lớ


TSHS

p
K9

76

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL


%

SL

%

17

22.3

30

39.6

28

36.8

1

1.3

0

0

- Sau khi áp dụng phương pháp mới môn công nghệ 9 tại Trường THCS Chu Hóa cụ
thể trong năm học 2012- 2013
Lớ

p

TSHS

Giỏi
SL

%

Khá
SL

TB

%

17

SL

Yếu
%

SL

%

Kém
SL


%


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp dạy thực hành môn công nghệ 9

K9

67

25

37.

30

44.8

12

17.9

0

0

0

0

3

- Học sinh sau khi học song mô đun lắp đặt mạng điện trong nhà đã vận hành tốt tự
mình lắp được một mạch điện đơn giản đúng quy trình, và đảm bảo an toàn điện.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận :
1.1. Ý nghĩa
Để thành công trong việc dạy thực hành Công nghệ 9 theo tinh thần đổi mới,
phương pháp đổi mới trong dạy học giáo viên phải lựa chọn phương pháp cho
từng bài dạy, tiết dạy. Làm thế nào để học sinh tự giải quyết bài tập một cách chủ
động, khẳng định được khả năng của mình nhằm phát huy tối đa tính tích cực
trong học tập của học sinh.
Trong quá trình áp dụng phương pháp mới của mình tôi nhận thấy không chỉ học
sinh hiểu bài, kỹ năng được nâng cao hơn mà học sinh còn trở nên yêu thích môn học
hơn rất nhiều.
Sau khi học xong không chỉ các em được làm việc thực tế tại trường học với sản
phẩm thực hành mà các em còn lắp đặt được một số mạch điện đơn giản trong gia
đình nhà mình để sử dụng. Các em cũng có thể tính toán thiết kế lắp một mạch điện
với việc lập dự trù mạch điện của mình.

18


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp dạy thực hành môn công nghệ 9

1.2. Bài học kinh nghiệm
Thực tế để đạt được kết quả như trên thì đòi hỏi giáo viên cần phải:
Thực sự có sự chuẩn bị thật kỹ trước khi tiến hành tổ chức cho học sinh học
thực hành. Nếu thấy cần thiết thì phải thao tác nhiều lần để nâng cao kỹ năng
làm việc cũng như phán đoán được các nguyên nhân hư hỏng hoặc mạch điện không
làm việc có thể xảy ra.

Giáo viên hướng dẫn thực hành phải quán xuyến được học sinh, phải đảm bảo
được các điều kiện an toàn cho học sinh khi học sinh thực hiện thực hành
Trong quá trình giảng dạy trực tiếp, trước khi tiến hành cho học sinh thực hành
bao giờ tôi cũng làm thử trước và chuẩn bị trước nơi làm việc. Đặc biệt là kiểm tra
thật kĩ phần chuẩn bị của học sinh.
Khi sản phẩm hoàn thành giáo viên phải trực tiếp kiểm tra cho phép học sinh
mới được vận hành thử mạch điện. Sau mỗi bài thực hành phải nên nhận xét rút kinh
nghiệm ngay.
Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi rút ra được trong quá
trình giảng dạy bộ môn theo phương pháp đổi mới. Nhưng không tránh khỏi
những thiếu sót nhất định.

19


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp dạy thực hành môn công nghệ 9

Rất mong các đồng chí, đồng nghiệp góp ý bổ sung để sáng kiến được hoàn
chỉnh và công tác giảng dạy của tôi ngày càng có hiệu quả hơn.
2. Ý kiến đê xuất:
Môn Công Nghệ là một bộ môn đòi hỏi nhiều về điều kiện cơ sở vật chất từ phòng
thực hành chuyên biệt đến trang bị các dụng cụ, trang thiết bị, vật tư điện nên tôi
muốn đề nghị với phòng giáo dục và trường sở tại cung cấp đủ đồ dùng, thiết bị dạy
học có chất lượng tốt để công việc học tập của học sinh cũng như việc giảng dạy của
giáo viên đạt kết quả cao nhất.
Sở GD và phòng GD cần tăng cường hơn nữa các lớp tập huấn dạy thực hành môn
công nghệ cho giáo viên.
Chu Hoá, ngày 1 tháng 10 năm 2013
Người viết


Nguyễn Thị Lương

TÀI LIỆU THAM KHẢO

20


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp dạy thực hành môn công nghệ 9

1. Phạm Văn Bình. Nghề điện dân dụng: sách giáo khoa / Phạm Văn
Bình. – H. : Giáo dục, 2000
2. Trần Xuân Đam. Phương pháp giảng dạy môn học / Trần Xuân Đam
3. Nguyễn Minh Đường. Công nghệ 9 : Sách giáo khoa / Nguyễn Minh
Đường. – H. : Giáo dục, 2010
4. Nguyễn Minh Đường. Công nghệ 9 : Sách giáo viên / Nguyễn Minh
Đường. – H. : Giáo dục, 2010
5. Nguyễn Minh Đường. Công nghệ 8 : Sách giáo khoa / Nguyễn Minh
Đường. – H. : Giáo dục, 2010
6. Nguyễn Minh Đường. Công nghệ 8 : Sách giáo viên / Nguyễn Minh
Đường. – H. : Giáo dục, 2010
7. Đỗ Xuân Thu. Tài liệu kỹ thuật điện/ Đỗ Xuân Thụ. – H. : Giáo dục,
1997
8. Ma Văn Trang. Giáo trình tâm lý học / Ma Văn Trang
9. Nguyễn Đức Trí. Giáo trình giáo dục học nghề nghiệp/ Nguyễn Đức
Trí.
10. Chuẩn kiến thức kỹ năng môn Công Nghệ THCS. – H. : Giáo dục
Việt Nam

21




×