Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Giáo án tích hợp liên môn sinh 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.25 KB, 11 trang )

Ngày soạn: ....../......../2015
Tiết 23
Bài 22: VỆ SINH HÔ HẤP
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS cần:
1. Kiến thức:
* Môn sinh học
- Trình bày được các tác hại của tác nhân gây ô nhiễm không khí đối với
hoạt động hô hấp
- Các bệnh đường hô hấp thường gặp, đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô
hấp.
- Nêu được các biện pháp để có hệ hô hấp khỏe mạnh.
* Môn hóa học
- Nguyên nhân tạo ra các khí SOx, NOx, CO, CO2
* Môn Thể dục
- Vai trò của các bài thể dục phát triển chung, đặc biệt là động tác vươn
thở, tay- ngực, các bài tập chạy đối với hệ hô hấp.
- Giải thích được cơ sở khoa học của việc tập luyện TDTT đúng cách.
* Môn GDCD :
- Vai trò của môi trường trong đời sồng con người, trách nhiệm của con
người trong bảo vệ môi trường.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp kiến thức.
- Kỹ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
- Kỹ năng giải thích các vấn đề thực tế.
- Kỹ năng hợp tác ứng xử/ giao tiếp trong khi thảo luận
- Đề ra các biện pháp luyện tập để có hệ hô hấp khoẻ.
3.Thái độ
- Tự chăm sóc bản thân để có một cơ thể khỏe mạnh
- Có ý thức tập luyện TDTT hàng ngày để bảo vệ cơ thể và hệ hô hấp



- Biết bảo vệ môi trường, có thái độ chống thói quen hút thuốc lá của
những người xung quanh.
- Giáo dục các em sự yêu thích bộ môn, thái độ học tập nghiệm túc.
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên môi trường.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Tranh ảnh các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp.
- Tranh ảnh các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
- Hình ảnh các môn thể dục thể thao rèn luyện hệ hô hấp
- Máy chiếu, máy tính.
- Các tư liệu về: Các bệnh hô hấp; tác hại của thuốc lá, các bụi không
khí; Luật phòng chống tác hại của thuốc lá.
2. Học sinh
- Nghiên cứu bài học ở nhà.
- Tìm hiểu thông tin có liên quan
- Nhớ lại các động tác thể dục phát triển chung
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 . Kiểm tra bài cũ
Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào diễn ra như thế nào ? Mối quan hệ giữa
hai quá trình đó?
2. Bài mới
Hô hấp có vai trò quan trọng, nhưng hệ hô hấp rất dễ bị nhiễm các bệnh.
Vậy hệ hô hấp có thể mắc các bệnh thường gặp nào? Làm thế nào để tránh được
các lệnh đó. Bài học hôm nay giúp các em biết được các vấn đề đó.
Hoạt động của Thầy và Trò

Nội dung

-Gv: Vì sao chúng ta phải giữ vệ sinh hệ I:Bảo vệ hệ hô hấp tránh các
hô hấp ?


tác nhân gây hại:

GV đưa ra các hình ảnh về bệnh liên quan +Ý nghĩa: Giữ vệ sinh hệ hô
đến đường hô hấp.

hấp để trao đổi khí được thực
hiện tốt và tránh được các bệnh


về đường hô hấp.

+ Các tác nhân gây hại cho hệ
hô hấp: Bụi , khí độc và các vi
sinh vật.

Hs : Quan sát hình ảnh trao đổi nhóm trả
lời câu hỏi, đưa ra kiến thức.
GV : Hệ hô hấp bị tổn hại do những tác
nhân nào ?

Tác hại: Ung thư phổi, lao phổi,
viêm họng, suy hô hấp…Có thể
tử vong.


-HS: Nghiên cứu bảng 22 SGK và các
thông tin.Thảo luận nhóm trả lời.
GV: Đưa ra các hình ảnh về các tác nhân
gây hại hệ hô hấp- yêu cầu HS trả lời câu

hỏi :
+ Các khí SOx, NOx, CO, CO2 được sinh ra
từ đâu? Chúng có đặc tính gì?
GV: Tích hợp môn hóa học: Để giải thích
sự tạo ra của các khí SOx , NOx , CO,
CO2 từ các hoạt động của con người,
nhất là cơ chế tạo ra khí CO là do quá
trình đốt cháy không hoàn toàn của các
chất đốt.
HS: quan sát, vân dụng kiến thức hóa học
trả lời:
- Các khí: SOx, NOx, CO, CO2 sinh ra từ
các hoạt động: đốt gạch, nấu bếp than;
động cơ xe thải ra...Các khí này đều có
tính độc gây hại cho hệ hô hấp.
- Biện pháp bảo vệ:
+Trồng cây xanh,đeo khẩu trang.
+ Giữ vệ sinh môi trường.
+ Hạn chế sử dụng các thiết bị
thải ra các khí độc hại,
+ Không hút thuốc lá.
GV: Các tác nhân trên gây ra những tổn


thương nào cho hệ hô hấp?
HS: quan sát, vân dụng thực tế , trả lời câu
hỏi.
GV: Tích hợp môn GDCD nhằm giáo dục
các em lối sống lành mạnh, có ý thức
chăm sóc bản thân và mọi người xung

quanh và ý thức bảo vệ môi trường.
+ Để hạn chế các hoạt động tạo ra các tác
nhân gây hại cho sức khỏe con người nhà
nước ta đã đưa biện pháp gì?


+ Muốn bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác
nhân có hại chúng ta phải làm gì?
HS : dựa vào kiến thức đã học ở lớp 7,thảo
luận - trả lời câu hỏi :
+ Để hạn chế các hoạt động tạo ra các tác
nhân gây hại cho sức khỏe con người nhà
nước ban hành: Luật bảo vệ môi trường,
Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.
+Muốn bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác
nhân gây hại ta phải trồng nhiều cây xanh,
giữ vệ sinh cơ thể và nơi công cộng, hạn
chế sử dụng các thiết bị thải ra các khí
độc. Không hút thuốc lá và vân động mọi
người không hút thuốc lá.

GV : Nhận xét, chuẩn kiến thức
GV: Tích hợp giới thiệu về dịch cúm
H1N1(Thực trạng và cách phòng tránh)
Cho HS xem video: báo cáo của WHO:hậu
quả của ô nhiêm môi trường
Hoạt động 2:

II. Cần tập luyện để có một hệ
hô hấp khỏe mạnh:



GV: Cho học sinh nghiên cứu thông tinyêu cầu thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
1.Giải thích vì sao khi tập luyện TDTT
đúng cách, đều đặn từ bé có thể có dung
tích sống lớn?

2. Tại sao thở sâu và giảm số nhịp thở
trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô
hấp?


- Để có một hệ hô hấp khỏe
mạnh;
+ Cần tích cực rèn luyện;
+ Tập thể dục thể thao phối hợp
tập thở sâu và giảm nhịp thở
HS: nghiên cứu thông tin, vận dụng kiến thường xuyên, từ bé.
thức đã học, thảo luận- trả lời câu hỏi .
GV:Tích hợp môn Thể dục đưa ra yêu
cầu rèn luyện cho hệ hô hấp khỏe mạnh:
- Hãy đề ra biện pháp tập luyện để có hệ
hô hấp khỏe mạnh ?
- Theo em những bài tập thể dục nào giúp
em phát triển lồng ngực?Vì sao?
HS: dựa vào kiến thức môn học, thảo luận
nhóm đưa ra kiến thức.
- Tích cực tập thể dục thể thao phối hợp
thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ
bé.

- Bài tập thể dục có ích cho phát triển lồng
ngực: Bài thể dục phát triển chung( đặc
biệt là các động tác vươn thở, tay- ngực),
các bài tập chạy. Vì chúng giúp máu nhiều
oxi, giúp sự trao đổi chất ở phổi tăng khiến
lồng ngực nở ra.
GV nhận xét chuẩn kiến thức.
GV mở rộng giáo dục kĩ năng sống cho


học sinh.


3 .Củng cố
- Học sinh đọc ghi nhớ cuối bài
- Làm bài kiểm tra trắc nghiệm:
ĐỀ BÀI
Hãy chọn câu trả lời đúng:
Câu 1. Các bệnh nào dễ lây qua đường hô hấp:
a, Bệnh Sars, bệnh lao phổi, bệnh cúm, bệnh thổ tả.
b, Bệnh cúm, bệnh ho gà, bệnh kiết lị, bệnh sán.
c, Bệnh Sars, bệnh ho gà, bệnh cúm, bệnh lao phổi.
d, Bệnh lao phổi, bệnh thương hàn, bệnh kiết lị.
Câu 2. Trồng nhiều cây xanh có ích lợi gì?
a, Giúp điều hòa không khí, hạn chế ô nhiễm.
b, Hút được bụi.
c, Tạo cảnh quan tươi mới.
d, Cho cuộc sống nhiều màu xanh.
Câu 3. Trong các câu sau đây, câu nào đúng câu nào sai? ( Đánh dấu+
vào ô  chỉ câu cho là đúng, đánh dấu – vào ô  câu cho là sai).

 a, Dung tích sống là thể tích lớn nhất của lượng không khí mà một cơ
thể hít vào và thở ra.
b, Luyện tập thể dục, thể thao đúng cách, đều đặn sẽ có dung tích sống
lí tưởng.
c, Thở sâu và tăng nhịp thở sẽ tăng được hiệu quả hô hấp.
d, Khi CO chiếm chỗ O2 trong hồng cầu làm giảm hiệu quả hô hấp.
e, Đeo khẩu trang ở những nơi có nhiều bụi bảo vệ được hệ hô hấp.
ĐÁP ÁN
Câu 1: đáp án: c
Câu 2: đáp án : a
Câu 3:
Câu đúng: a, b, d, e.


Câu sai: c
4. Hướng dẫn học tập ở nhà
- Học bài và làm bài : 1, 2, 3, 4 SGK tr73.
- Đọc mục em có biết tr 74- SGK
- Chuẩn bị các dụng cụ thực hành theo yêu cầu của bài 23



×