Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Bài tiểu luận tìm hiểu về đạo đức tôn giáo trong quá trình xây dựng đạo đức ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.53 KB, 15 trang )

1

Më ®Çu
Lâu nay nhiều người lầm tưởng rằng tôn giáo trong chủ nghĩa xã
hội như là hiện tượng tàn dư của xã hội cũ, vì thế, đã có xu hướng đối xử
với tôn giáo là ‘tả khuynh”. Ở nước ta, phương pháp tiếp cận không đúng
đó cùng với thiên kiến cũ trong quan hệ lương giáo đã dẫn đến những hạn
chế trong nhận thức và hành động của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nên
có thái độ hẹp hòi và thành kiến, phân biệt đối xử giữa người có đạo và
người không có đạo.
Sự đổi mới tư duy của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội
và thực tế tồn tại của tôn giáo là một yếu tố trong kiến trúc thượng tầng.
Trong chủ nghĩa xã hội, các yếu tố kinh tế - xã hội cho sự tồn tại của tôn
giáo vẫn còn, và có xu hướng phát triển như ở nước ta, điều này đúng như
quan niệm của Mác về chủ nghĩa xã hội: “Không phải là, một xã hội cộng
sản chủ nghiã đã phát triển trên cơ sở của chính nó, mà trái lại là một xã hội
cộng sản chủ nghĩa vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa, do đó, là một
xã hội về mọi phương diện kinh tế, đạo đức, tinh thần còn mang dấu vết
của xã hội cũ, mà nó đã lọt lòng ra”[1]. Sự nhận thức ngày càng đầy đủ hơn
về chủ nghĩa xã hội, cũng như tư duy mới về tôn giáo, chúng ta xác định tín
ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, còn có cơ
sở để tồn tại lâu dài, nên chúng ta không tách tín ngưỡng, tôn giáo một
cách siêu hình ra khỏi ý thức xã hội trong chủ nghĩa xã hội, mặc dù tín
ngưỡng, tôn giáo không thuộc hệ tư tưởng của giai cấp công nhân (chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh). Ở một mức độ nhất định, thế
giới quan và đạo đức tôn giáo vẫn phát huy tác dụng hướng dẫn nhận thức
và hành vi của một bộ phận nhân dân có đạo và không có đạo trong cuộc
sống hiện thực. Cái mạnh trong truyền thụ đạo đức tôn giáo là ngoài những
điều phù hợp với tình cảm, đạo đức của nhân dân, nó lại được thực hiện



2

thông qua tình cảm tín ngưỡng, lòng tin giáo lý. Do đó, tình cảm và đạo
đức tôn giáo được tín đồ tiếp thu tạo thành đức tin thiêng liêng bên trong và
chi phối hành vi ứng xử của họ trong các quan hệ cộng đồng.
Ngày nay, việc kế thừa và phát huy hợp lý của đạo đức tôn giáo là
hoàn toàn phù hợp trong cách mạng tư tưởng văn hóa, nhằm góp phần xây
dựng con người xã hội chủ nghĩa. Ít nhất thì mặt hợp lý đó, giữ vững được
trong đồng bào các tôn giáo, cũng là một nhân tố của sức đề kháng chống
lại sự xâm nhập của các hiện tượng phi đạo đức hay đạo đức phi nhân bản
nảy sinh từ mặt trái của cơ chế thị trường và đẩy mạnh trong mở cữa hội
nhập quốc tế. Hiện nay, ở nước ta có tình hình là bộ mặt đạo đức ở một số
vùng tôn giáo tốt đẹp hơn ở một số vùng khác, ở đó trật tự xã hội tốt hơn,
con người ta đối xử với nhau hiền hòa và nhân hậu hơn…từ đó lại có người
đi đến quan niệm rằng đạo đức tôn giáo cao hơn đạo đức xã hội, đi đến chủ
trương phải giáo dục đạo đức tôn giáo cho xã hội…
Không ai phủ nhận đạo đức của tôn giáo, và Đảng Cộng sản Việt
Nam cũng thừa nhận trong nhiều văn kiện của mình rằng: đạo đức tôn giáo
có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới. Trong giới luật
của tôn giáo có nhiều điều nêu lên trách nhiệm đạo đức của tín đồ. Thiên
chúa giáo có “thập giới”, trong đó có những yêu cầu đạo đức như: phải hiếu
kính với cha mẹ, không được giết người, không được gian dâm, không
được trộm cắp, không được làm chứng giả để hại người, không tham vợ
con và tài sản của người khác…Phật giáo có “ngũ giới”, hoặc như trong
“lục độ’ của đạo Phật cũng nêu lên: phải bố thí, phải nhẫn nhục, chịu
đựng…Đó là những điều răn có tính chất đạo đức, và nếu thực hiện được
thì xã hội sẽ yên bình, con người sẽ trở nên hiền lành, phúc hậu. Xã hội nào
mà chả mong được như thế!



3

Nhưng, xét về nguồn gốc thì đạo đức của tôn giáo không phải từ trên trời
rơi xuống, mà là có gốc rễ ở đời sống xã hội hiện thực. Trong sinh hoạt
cộng đồng, người ta thấy rằng con người phải ăn ở tốt với nhau, không xâm
phạm đến lợi ích của nhau và của cả cộng đồng thì xã hội mới ổn định và
con người mới có hạnh phúc. Đạo đức và pháp luật ra đời là để thực hiện
chức năng đó. Giới tôn giáo thấy được yêu cầu đó của xã hội nên đã nêu
lên thành giới luật đối với tín đồ, xem đó là điều kiện để được giải thoát, để
được về với Phật, với Chúa, với Thánh Ala…về thực chất, đạo đức đó bắt
nguồn từ đạo đức xã hội và không thể nào bao quát được hết đạo đức xã
hội. Bởi lẽ, ngoài các yếu tố đạo đức đã nêu trong giới luật của tôn giáo,
còn có những yếu tố xã hội khác, như “thương người như thể thương thân”,
“kính trên nhường dưới”, “đồng cam cộng khổ”, “lá lành đùm lá rách”,
“kiên cường bất khuất”… thì không được thể hiện trong giới luật của các
tôn giáo. Hơn nữa, hành vi đạo đức của tín đồ tôn giáo thường phải nhờ
đến sự chứng giám của “đấng bề trên” – nghĩa là thiếu một phần tự nguyện,
tự giác - phần quan trọng trong việc thực hiện nghĩa vụ đạo đức. Do đó,
không thể nói đạo đức tôn giáo cao hơn đạo đức xã hội, hoặc phải chủ
trương giáo dục đạo đức tôn giáo cho toàn xã hội, hoặc cho rằng chỉ có
theo tôn giáo thì con người mới giữ được đạo đức.
Xã hội hiện đại rất cần đến đạo đức của mình. Đây đó có nơi, có vùng
sa sút về mặt này mặt khác, thì vấn đề đặt ra là phải giáo dục đạo đức cho
con người, và người có trách nhiệm phải là người gương mẫu thực hiện. Cơ
sở giáo dục đó là tinh hoa của đạo đức truyền thống, kết hợp với tinh hoa
của đạo đức thời đại. Trong tinh hoa của đạo đức truyền thống có một phần
của đạo đức tôn giáo.
Sẽ là thiên lệch nếu chỉ nhìn nhận mặt hợp lý của đạo đức tôn giáo,
chỉ thấy sự đóng góp của đạo đức đó, bất cứ tôn giáo nào và cả đạo đức của
tôn giáo đó cũng có những điểm khác với đạo đức của xã hội ta. Chỉ lấy



4

một tôn giáo làm dẫn chứng - ở Phật giáo tính chất duy tâm, yếm thế, tính
chất thần bí đã khiến cho con người không hướng vào hiện thực để giải
quyết hiện thực, mà hướng vào nghiệp, quả báo…và nếu có nhìn vào hiện
thực, thì Phật giáo cũng chỉ giới hạn trong từng cá nhân, ở nền tảng sinh
học của từng cá nhân đó. Vì vậy, sự tìm tòi, khám phá, sáng tạo trên mức
độ nhất định đã bị hạn chế.
Đối với Phật giáo, cả trong lịch sử và hiện tại có một vấn đề nếu
không làm rõ dễ gây ra sự ngộ nhận ở một số người, và vì thế sinh hoạt tôn
giáo (Phật giáo) sẽ có những trở ngại nhất định, đó là vấn đề “nhập thế” của
Phật giáo - tức là có hướng vào hiện thực để thực hiện ước mơ về cuộc
sống tốt đẹp của con người hay không?
Lâu nay có một số người nghiên cứu thường nói đạo Phật là đạo “nhập
thế”. Họ nhận định rằng Phật giáo thời kỳ Lý - Trần (Thế kỷ XII – XIV) là
Phật giáo nhập thế, Phật giáo thời kỳ Mỹ - nguỵ ở miền Nam trước đây
cũng là Phật giáo nhập thế. Có người còn tự hào về số tăng ni, phật tử tự
thiêu để chống lại chế độ Mỹ - nguỵ v.v…
Đúng là thời kỳ Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần có một số thiền sư như
Đỗ Pháp Thuận (915 – 990), Khuông Việt (993 – 1011), Vạn Hạnh (… 1018) đã từng làm tham mưu chính trị cho các triều đình đương thời.
Nhưng đó là những trường hợp đặc biệt, lúc bấy giờ chỉ có họ là những nhà
trí thức của thời đại; họ hiểu sâu cả lý thuyết Phật và Nho, họ dựa vào tri
thức Nho để bàn chính sự. Về sau khi giới nho sĩ phát triển thì họ nhường
vai trò đó cho nhà nho và trở về chuyên làm công việc tu hành. Chính Trần
Thái Tông, một vị vua uyên thâm cả Nho lẫn Phật đã nói lên chức năng của
hai đạo này trong con người và xã hội Việt Nam lúc bấy giờ: Phương tiện
dẫn dụ đám người mê muội, con đường tắt sáng tỏ lẽ tử sinh, ấy là đại giáo



5

của đức Phật. Đặt mực thước cho hậu thế, làm khuôn mẫu cho tương lai, ấy
là trách nhiệm của tiên thánh
Dưới thời Mỹ - nguỵ, tăng ni và phật tử Huế, Sài Gòn đã từng tổ chức
các cuộc mít tinh, biểu tình để chống đối chế độ của Ngô Đình Diệm và
Nguyễn Văn Thiệu thì đấy lại là trường hợp khác. Lúc bấy giời các chính
quyền này lệ thuộc vào Mỹ và dựa vào Thiên chúa giáo để cai trị đất nước.
Nó chèn ép và khống chế các tôn giáo khác, việc đấu tranh chống chính
quyền Diệm, Thiệu là những việc làm chính đáng, vừa có ý cứu nước, vừa
có ý nghĩa đòi quyền bình đẳng cả các tôn giáo trong các công việc xã
hội…
Xét về mặt triết học, Phật giáo là hệ thống triết học duy tâm có yếu tố
vô thần, là sự tổng kết tri thức, tư duy của người Ấn Độ thời kỳ cổ đại. Yếu
tố duy tâm đã chi phối thế giới quan và nhân sinh quan của đạo Phật khi
xem xét thế giới và con người, dẫn đến tính chất không thực tế của đạo
Phật trong đời sống tâm linh và thế tục. Đạo Phật không vượt qua giới hạn
không tưởng về sự vật hiện tượng, nên đã phạm sai lầm khi kêu gọi lòng từ
bi, bác ái chung chung trong xã hội có phân biệt giai cấp. Với đạo Phật, khi
xem xét biện chứng về thế giới trong mối liên hệ đầu tiên được đặt ra trong
lịch sử nhân loại. Đáng tiếc tư tưởng của đạo Phật chỉ dừng lại ở cấp độ sơ
khai, không thấy được biện chứng của sự phát triển làm cho những phát
kiến về “thế giới không do ai sinh ra”, “tính chất không ổn định, có biến
đổi, có sinh có diệt của vạn vật”… đã không đóng góp chợ phát triển của
khoa học, đôi khi lại có màu sắc hư vô.
Đạo Phật có tình thương bao la đối với con người, để cho sự bình
đẳng giữa chúng sinh; đức Phật không bị thần thánh hoá, không xa lạ, tín
đồ tìm thấy ở đức Phật sự khoan dung, khi đức Phật coi chúng sinh là
những đức Phật sẽ thành, vạn vật đều có “Phật tính”, đã mang lại cho tín đồ



6

lòng tin về con đường hướng tới niết bàn. Song, điểm quan trọng này lại trở
nên mâu thuẫn, vì con đường cứu vớt nhân loại bằng “tu nhân tích đức”
không thể giải quyết những vấn đề nảy sinh trong xã hội có đối lập gay gắt
về lợi ích.
Đối với đạo Phật, vai trò của con người đối với xã hội và thế giới
khách quan bị phủ nhận vì chúng sinh chỉ là một thế giới có cảm giác; cách
giải thích “hữu hình” là sự không ổn định, không có cái nào không từ cái
khác sinh ra…đã làm cho tín đồ xa lánh chức phận xã hội, dễ nảy sinh tâm
trạng bi quan, yếm thế trước cuộc sống. “Cái tôi hư ảo” của đạo Phật không
đem lại niềm tin trần thế, mà còn mang tâm lý “thoát tục”, tín đồ thường
lấy cửa Phật làm nơi nương náu, chạy trốn thực tại. Triết lý về tính chất
tạm thời của cuộc sống nhân sinh làm cho tín đồ xa lánh cuộc đời, thu mình
“mũ ni che tai” trước bất công. Không phải vô cớ khi chủ nghĩa hiện sinh ở
thế kỷ XX rất thú vị trước một số triết lý của đạo Phật.


7

NỘI DUNG
Tuy trong xã hội đã nảy sinh, đang tồn tại và có xu hướng phát triển
những hiện tượng suy thoái về đạo đức và nhân cách con người. Hiện
tượng suy thoái đạo đức không chỉ diễn ra trên bình diện xã hội mà cả
trong tổ chức đảng và cơ quan công quyền. Đại hội X của Đảng đã chỉ rõ:
"Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ chủ chốt
các cấp, yếu kém cả về phẩm chất và năng lực… Thoái hóa, biến chất về
chính trị, tư tưởng, về đạo đức, lối sống; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí,

sách nhiễu dân trong bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm
trọng, kéo dài chưa được ngăn chặn, đẩy lùi…"(1) . Đó là nguy cơ lớn đối
với sự sống còn của Đảng và chế độ ta.
Làm sao để ngăn chặn một cách hiệu quả sự suy thoái đạo đức đang có xu
hướng gia tăng hiện nay? Điều này cần có sự nỗ lực của nhiều người, nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực; trong đó không thể bỏ qua vai trò của đạo đức tôn
giáo. Đảng ta cũng thừa nhận rằng, đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp
trong công cuộc xây dựng xã hội mới.
Đạo đức tôn giáo luôn gắn với đạo đức xã hội và chịu ảnh hưởng của đạo
đức xã hội. Tuy nhiên, đạo đức tôn giáo lại có tính đặc thù. Điều này biểu
hiện ở chỗ:
Một là, tôn giáo phản ánh khát vọng về hạnh phúc của con người.
Trong lịch sử nhân loại đã từng tồn tại những quan niệm khác nhau về hạnh
phúc. Người vô thần quan niệm hạnh phúc khác người hữu thần; người lao
động quan niệm hạnh phúc khác giai cấp bóc lột; kẻ đi xâm lược quan niệm
hạnh phúc khác với người nô lệ; người già quan niệm hạnh phúc khác với
người trẻ… Mỗi cá thể, mỗi cộng đồng người ở từng quốc gia, dân tộc
cũng có quan niệm khác nhau về hạnh phúc.
Hạnh phúc là một trong những phạm trù cơ bản của đạo đức học, là mối
quan tâm lớn, là mục đích của con người. Nó bắt nguồn và tồn tại trong
cuộc sống hiện thực như những cảm nhận, phân tích, đánh giá có tác dụng
mạnh mẽ đến ý nghĩa, hành vi, quan hệ giữa con người với con người và
giữa con người với xã hội(2), đồng thời hạnh phúc gắn liền với tự do. Đạo
đức xã hội xã hội chủ nghĩa là phải kiến tạo được môi trường, trong đó mọi
người sống hạnh phúc và tự do. Tự do của mỗi người không hạn chế hoặc
thủ tiêu tự do của người khác; ngược lại, tự do của mỗi người tạo điều kiện
phát triển tự do của mọi người, một xã hội thực sự mình vì mọi người và
mọi người vì mình. Lịch sử quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trong



8
những thập niên qua ngày càng cho thấy tính phức tạp, lâu dài của việc
kiến tạo hạnh phúc ở cuộc sống trần thế.
Trên thực tế, chẳng ai có thể đạt được hạnh phúc tuyệt đỉnh như mơ ước
của tín đồ Kitô giáo và Phật giáo về xã hội ở Thiên đường hoặc cõi Niết
bàn xa xôi nào đấy.
Khi bàn về hạnh phúc, các nhà thần học Công giáo chia mức độ hạnh phúc
làm hai loại: hạnh phúc tương đối là cảm giác của con người về việc thỏa
mãn nhu cầu cụ thể ở cuộc sống trần gian; còn hạnh phúc tuyệt đối là hạnh
phúc tuyệt hảo, hoàn thiện, tột đỉnh, vĩnh hằng. Hạnh phúc tuyệt đối chỉ có
ở Thiên đường, ở nước Chúa ngàn năm. "Nước Đức Chúa Trời" được mô
tả là nơi yên lành, vô lo, chẳng có cướp bóc và nô lệ, chẳng có khổ đau,
bệnh tật và chết chóc; nghĩa là ở "nơi ấy", con người được mãn nguyện và
hạnh phúc hoàn toàn trong việc hưởng thụ trọn vẹn tình thương yêu của
Chúa.
Phật giáo quan niệm khi con người được giải thoát và đạt sự giác ngộ cao
sẽ tới Niết bàn – nơi hạnh phúc siêu việt, đồng thời khuyên tín đồ lấy "một
đời sống đạo đức là một đời sống hạnh phúc"(3). Phật giáo quan niệm hạnh
phúc trước hết là đoạn tuyệt với "tham, sân, si" để an tâm, thư thái, để yên
tĩnh về tâm hồn và sau khi chết, con người được hưởng hạnh phúc tuyệt đối
ở cõi Tây phương cực lạc.
Phật giáo Đại thừa có nói về một số Tịnh thổ nổi tiếng, như Tịnh thổ Di
Lặc, Tịnh thổ Linh Sơn, Tịnh thổ Như lai, Tịnh thổ A Di Đà Phật… Thế
giới Tây phương cực lạc là Tịnh thổ A Di Đà Phật. Trong thế giới cực lạc
ấy, đâu đâu người ta cũng thấy Phật và Bồ Tát cứu khổ cứu nạn. Mọi thứ
đều quý giá và thanh cao. Mọi người ở đấy đều có trí tuệ cao siêu, dung
mạo đoan trang, thái độ cởi mở, chỉ có vui vẻ mà không bao giờ có khổ
đau, phiền não, bất công và hận thù.
Dù được mô tả có đôi chút khác nhau, song, Thiên đường của Công giáo
hay Niết bàn của Phật giáo vẫn có điểm chung, đó là "một thế giới hoàn

mỹ”, nơi đạt đến tuyệt đỉnh của niềm ước mơ, khát vọng về hạnh phúc của
con người. Tuy tôn giáo chỉ là "hạnh phúc hư ảo của nhân dân", nhưng
không ít người vẫn cảm thấy "hạnh phúc" khi chưa có hạnh phúc thực sự;
tuy tôn giáo là "mặt trời ảo tưởng", là “trái tim của thế giới không có trái
tim”, nhưng chừng nào mà khát vọng nơi trần tục không được thỏa mãn thì
dường như nó vẫn là một động lực kích thích con người vươn tới. Thực ra,
Thiên đường, Niết bàn mang nặng ý nghĩa nhân sinh, thể hiện khát vọng
của con người vươn tới hạnh phúc vĩnh hằng. Vì thế, đó vẫn là nhu cầu tinh
thần của đồng bào có tôn giáo. Chính sự nỗ lực không ngừng phấn đấu để


9
đến với cái "xã hội lý tưởng” ấy đã góp phần không nhỏ cho con người trút
bỏ tội lỗi, giã từ cái ác để vươn tới cái thiện.
Hai là, tôn giáo hướng con người tới hành vi làm thiện, tránh ác.
Thiện, ác là hai phạm trù xuất hiện rất sớm trong lịch sử nhân loại và trở
thành phạm trù phổ biến trong đạo đức của mọi thời kỳ lịch sử. Thiện, ác là
cặp phạm trù đối lập, đồng thời cũng là hai phạm trù cơ bản có quan hệ
chặt chẽ trong đạo đức xã hội và đạo đức tôn giáo. Tuy nhiên, thiện, ác
trong tôn giáo có điểm tương đồng, nhưng cũng có sự khác biệt với thiện,
ác thế tục ở mức độ nhất định. Cùng là vấn đề thiện, ác, nhưng trong tôn
giáo, chúng được đề cao, cường điệu và thiêng hóa bằng giáo lý, giáo luật,
tín điều để mọi người tuân thủ một cách nghiệm ngặt dưới sức mạnh của
thần quyền.
Trong đạo đức tôn giáo và đạo đức xã hội thì thiện, ác vẫn là hai phạm trù
trung tâm và trọng yếu nhất. Nhưng, vấn đề thiện, ác trong đạo đức tôn
giáo được gắn chặt với hậu quả của hành vi hành xử của tín đồ và do có sự
thưởng phạt "nghiêm minh" bởi các đấng siêu nhiên, nên tính giáo dục và
khả năng răn đe của nó đạt hiệu quả rất cao.
Nhiều học thuyết cho rằng, con người vốn mang tính thiện, cái ác thật sự

chỉ xuất hiện cùng với sự hình thành các cộng đồng người và phát triển
trong xã hội có sự phân hóa giai cấp, khi mà trong xã hội tồn tại những lợi
ích đối lập nhau. Cho đến nay, thiện và ác vẫn song hành như hai mặt ở
trong từng con người. Tuy nhiên, từ dân tộc nọ đến dân tộc kia, từ thời kỳ
này sang thời kỳ khác, những quan niệm về thiện, ác đã biến đổi rất nhiều
thậm chí đến mức trái ngược nhau.
Theo quan niệm của Khổng giáo, bản tính con người là có tính thiện: "nhân
chi sơ tính bản thiện". Thần học của Kitô giáo quan niệm, con người toàn
thiện không phải do tu tập, mà là "sánh bước cùng Thiên Chúa". Đạo Công
giáo cho Chúa là cái thiện toàn năng, tức Chúa là mẫu hình lý tưởng, là
nguồn gốc của cái thiện. Từ quan niệm về cái thiện, Kinh thánh đề cập đến
nhân đức, đó là hành vi và biểu hiện cụ thể của cái thiện. Khi cái thiện
nhường chỗ cho cái ác, là lúc con người không còn chế ngự được dục vọng,
không làm chủ được mình tất sẽ dẫn đến sống buông thả để cho cái ác xuất
hiện, tội lỗi hoành hành, nhân cách bị lu mờ. Cái ác vốn có nguồn gốc từ
quỷ dữ là kẻ thù của cái thiện, cũng là địch thủ của Thiên Chúa và mọi tín
đồ. Cái ác xuất hiện trên trần thế là sự kết hợp giữa quỷ dữ và tật xấu của
con người. Kinh thánh cho rằng, con người có các tật xấu cơ bản, đó là:
kiêu ngạo, dâm ô, hờn giận, ăn uống quá độ, ghen ghét, lười biếng… Công
giáo răn dạy tín đồ làm lành, tránh ác là noi gương Chúa. Sự ban thưởng và


10
trừng phạt đối với ai làm thiện hoặc mắc ác: "Ai làm việc thiện sẽ sống lại
để được sống. Còn ai làm điều ác sẽ sống lại để nhận án phạt" có tác dụng
lớn đối với việc giáo dục tính hướng thiện ở con người. Thiên đường của
Kitô giáo, Hồi giáo và Niết bàn của Phật giáo cũng như Địa ngục có tác
dụng khuyến thiện, trừ ác đối với các tín đồ.
Phật giáo rất chú ý giáo hóa chúng sinh bằng "Ngũ giới", "Thập thiện". Đó
chính là nhằm gạt bỏ điều ác, khuyến khích làm điều thiện. Phật giáo quan

niệm "thiện" không chỉ là chuẩn mực đạo đức cần có, mà còn là phương
tiện để giải thoát.
Trái ngược với Thiên đường và Niết bàn là Địa ngục mà các tôn giáo đều
nói đến. Đạo Kitô coi Địa ngục là nơi ở của những người chết mà trước đó
không tin đạo và phạm nhiều tội ác. Đạo Phật coi Địa ngục là cõi khổ, là
nơi đày đoạ các chúng sinh khi sống có nhiều tội ác. Nhưng đạo Phật coi
cuộc sống ở Địa ngục không phải là vĩnh viễn. Theo luật luân hồi, nghiệp
báo, những kẻ trả hết nợ của tội ác do mình gây nên sẽ được tái sinh ở kiếp
sống khác tốt đẹp hơn, trong đó có kiếp người. Phật giáo quan niệm rằng,
Địa ngục không phải chỉ có một mà có nhiều loại (sách Phật có ghi tới 136
loại Địa ngục). Tuỳ theo tội nặng, nhẹ mà con người bị đầy xuống từng loại
Địa ngục tương ứng với tội lỗi đã mắc theo luật nhân quả nghiệp báo. Các
tín đồ Hồi giáo cho Địa ngục là nơi ghê rợn, ở đấy có lửa cháy đùng đùng,
khói cuộn ngút ngàn. Những người bị đày xuống đó phải đeo gông xiềng,
chịu đủ mọi cực hình tra tấn.
Thiên đường – Địa ngục là hai thế giới đối lập nhau do con người tưởng
tượng nên nhằm thưởng công và phạt tội đối với những ai làm được điều
thiện hoặc mắc tội ác. Dù là những thế giới không tưởng, nhưng không ít
người đã tin vào cái thế giới mà tôn giáo tưởng tượng ra và trên giác độ đạo
đức học, thì những "thế giới" ấy có giá trị trừ ác, hướng thiện hữu hiệu để
bổ sung cho luật pháp mà nhiều thể chế chính trị đã nhận ra.
Ba là, tôn giáo nhấn mạnh đức khoan dung, lòng vị tha và thương
người.
Sự nhẫn nhục, chịu đựng cũng là một biểu hiện của đức khoan dung trong
đạo đức tôn giáo. Khoan dung là thái độ nhân nhượng, hiếu hòa, tôn trọng
với những gì khác ta. Chính vì thế mà ở Việt Nam và Trung Quốc đã hình
thành và tồn tại cái gọi là Tam giáo (Nho – Phật – Lão). Một trong 14 điều
răn của kinh Phật đối với tín đồ là "Lễ vật lớn nhất của loài người là khoan
dung"(4).



11
Trong đạo đức Kitô giáo, tình yêu thương được đề cập trên bốn phương
diện: yêu Chúa, yêu thương mình, yêu thiên nhiên và yêu tha nhân. Trong
đó, yêu thương Chúa là trên hết, yêu bản thân là thứ hai và yêu tha nhân là
trọng tâm: "Hãy yêu mến Thiên Chúa trước hết, rồi đến bản thân ngươi, sau
đó sẽ yêu thương người gần mình nhất như chính bản thân mình… Bởi vì
nếu không yêu bản thân mình thì làm sao ngươi có thể yêu thương người
gần mình một cách chân thực"(5). Ngoài con người ra, Kitô giáo còn nhắc
tín đồ phải yêu thiên nhiên. Thiên nhiên cũng là tạo vật của Chúa và vì vậy,
yêu Chúa không thể không yêu tạo vật của Chúa. Tha nhân được hiểu
không chỉ là những người đồng đạo, mà còn là con người nói chung, không
phân biệt chủng tộc, giai cấp, giới tính, năng lực, trình độ, cá tính, thiện ác,
thậm chí cả kẻ thù.
Cả kinh Cựu ước và Tân ước đều đề cập đến giới răn, yêu thương người
khác nhưng tính chất và mức độ lại không như nhau, thậm chí đôi chỗ còn
trái ngược nhau.
Lòng vị tha, bác ái trong các tôn giáo có nét nổi bật là ít vụ lợi, khước từ sự
trả ơn, đáp nghĩa. Đó cũng là đặc trưng của đạo đức tôn giáo. Vị tha là vì
người khác, nó đối lập với vị kỷ (tức là sống cho mình và vì mình). Tinh
thần vị tha là thương yêu người khác một cách chân thành, hết mình với
thái độ vô tư, vì động cơ đức ái, nên tình thương có tính tự giác cao. Phật
dạy con người phải sống vị tha, sống để đi tìm hạnh phúc cho người khác
chứ không phải chỉ lo hạnh phúc cho riêng mình. Từ vị tha mà đến thương
người và chính thương người mới là vị tha.
Phật giáo nêu cao triết lý sống "thương người như thể thương thân" qua
hành động “từ bi”. Điều này có tác dụng giáo dục con người hành thiện,
với biểu hiện "lá lành đùm lá rách" khi có thiện tai, bất hạnh trong cộng
đồng. Theo nhà Phật, "từ bi" là tình thương yêu không giới hạn, vô bờ bến.
Tình thương con người mà tôn giáo đề cập không phải chung chung, mà

khá cụ thể, thiết thực. Tôn giáo đòi hỏi các tín đồ của mình có hành động
cụ thể, như cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách mặc, chăm lo
người ốm đau, bệnh hoạn, chăm sóc người già nua, đối xử tốt với kẻ dưới,
tha thứ kẻ tội lỗi, khuyên can người lầm lạc, bảo ban kẻ dốt nát… luôn đặt
mỗi con người trong tình thương yêu đồng loại. Kitô giáo đòi hỏi mỗi tín
đồ phải có một tình thương yêu con người một cách chân thành, trong sáng
và thiết thực: "Anh chị em đừng thương yêu nhau bằng lời nói xuông, bằng
miệng lưỡi bên ngoài, phải thương yêu một cách chân thực và bằng việc
làm"(6). Còn Phật giáo coi cứu một người phúc đẳng hà sa và "Cứu một
mạng người còn hơn xây bảy tháp phù đồ" hay khuyên tín đồ hãy phấn đấu
vì an lạc cho Chư thiên và cho loài người.


12
Bốn là, tôn giáo đưa ra những chuẩn mực giá trị ràng buộc cuộc sống
gia đình
Trong xã hội, gia đình được coi là cộng đồng đầu tiên, là tế bào tạo của xã
hội loài người. Gia đình có vai trò quan trọng trong việc định hướng phẩm
chất đạo đức của con người. Khổng giáo quan niệm có "tề gia" mới cai trị
được đất nước (trị quốc), và có đủ hai tiêu chuẩn ấy mới có thể "bình thiên
hạ" được. Kitô giáo rất quan tâm tới gia đình và coi đền thờ tại gia là nơi
chuyển giao đức tin của tiền nhân, vun trồng các truyền thống tôn giáo,
dâng lời cầu nguyện chung lên Thiên Chúa và diễn tả các niềm tin tôn giáo
trong cuộc sống hàng ngày. Khổng giáo, Kitô giáo đều rất chú ý tới những
chuẩn mực đạo đức trong gia đình theo các mối quan hệ chủ yếu: quan hệ
giữa cha mẹ với con cái, giữa vợ với chồng.
Người cha được công nhận là gia trưởng, là chủ và là hiện thân của toàn gia
đình. Người cha có uy quyền trong việc giáo dục con cháu, được coi là cội
nguồn của một tông đường và là sợi dây nối kết một dòng tộc, góp phần
duy trì chủng tộc. Nếu ai chết mà không có con nối dõi, người ta coi như đã

bị Thiên Chúa phạt, còn Khổng giáo coi là tội "bất hiếu". Còn người mẹ
được gọi là "Mẹ của sự sống". Thiên Chúa đã tạo dựng nên sự sống con
người, gồm có cha và mẹ, nếu không có cha mẹ thì không có con cái và tất
yếu, thiếu họ thì không thể có con dân Thiên Chúa được. Như vậy, nếu tôn
trọng Đấng tạo hoá thì con người phải biết tôn kính cha mẹ. Thiên Chúa
muốn đặt cha mẹ bên cạnh Thiên Chúa trong việc hành xử của con, nhưng
so với Thiên Chúa thì cha mẹ chỉ đứng ở hàng thứ yếu. Điều đó không phải
hạ thấp vai trò của cha mẹ, mà chỉ là để làm nổi bật tính duy nhất vô nhị
của Chúa. Điều răn thứ tư trong bảng thập giới quy định con người: "Hãy
thảo kính cha mẹ để ngày đời của các ngươi được dài trên Đức Chúa"(7).
Chính Giêsu đã nêu gương về sự tôn kính với cha mình, mặc dù cha là
người thợ mộc, còn mẹ là người phụ nữ bình dân. Thảo kính cha mẹ còn
thể hiện ở sự vâng phục. Vâng phục cha mẹ là chấp nhận trật tự, đẳng cấp
của thụ tạo. Kitô giáo còn đưa ra hình thức chế tài trong việc thực hiện giới
răn thứ tư: "Ai thảo kính cha mẹ sẽ được phần thưởng là được sống lâu và
hạnh phúc trên cõi trần thế"; ngược lại, "Ai cười nhạo cha và không tuân
phục mẹ theo bổn phận, kẻ ấy sẽ bị quạ mổ xác bên suối và chim kền kền
xé thịt".
Trong thập giới có điều 6 và điều 9 ngăn cấm các hành vi tội lỗi trong quan
hệ vợ chồng nhằm góp phần bảo vệ hôn nhân. Công đồng Vatican 2 đã ca
ngợi những vợ chồng: "Dựa vào suy tính khôn ngoan với một lòng quảng
đại hào hiệp đã chấp nhận nuôi dạy tốt trong một gia đình". Kitô giáo ca


13
ngợi hôn nhân một vợ một chồng và hôn nhân bất khả ly: "Điều gì Thiên
Chúa đã phối hợp thì loài người không được phân ly"(8).
Đạo đức tôn giáo mang trong nó tính "thiêng", có phần "hư ảo" nên có
những điểm khác với đạo đức thế tục. Nhưng chính điều đó là đặc trưng
của đạo đức tôn giáo và đã làm cho không ít người tiếp nhận giá trị đạo đức

thế tục dễ dàng và thể hiện ở những hành vi cụ thể trong thế giới hiện tồn
hơn. Đạo đức tôn giáo đã góp phần làm lành mạnh hóa quan hệ giữa con
người với con người và với tự nhiên. Tuy nhiên, nói như vậy không có
nghĩa đạo đức tôn giáo chỉ có tính tích cực mà không có tính tiêu cực và
cũng không nên quên rằng, vẫn còn hiện tượng phi đạo đức, phản văn hóa
nảy sinh từ tôn giáo.

KÕt luËn


14

Mặc dù có một số tôn giáo ra đời hoặc du nhập vào nớc ta cha lâu,
song tôn giáo nói chung đã có mặt và tồn tại trên đất nớc Việt Nam đã hàng
ngàn năm. Lịch sử dân tộc Việt Nam đã có những trang sáng ghi lại sự
đóng góp của một số tôn giáo vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
góp phần nâng cao ý thức dân tộc, ảnh hởng sâu sắc đến lối sống của cả
cộng đồng. Bên cạnh đó lại cũng có những trang sử bị hoen ố, bởi sự phản
bội lại Tổ quốc, đi ngợc lại lợi ích cộng đồng dân tộc của một số tôn giáo
khác, do bị các thế lực phản động trong và ngoài nớc lợi dụng vì mục đích
ngoài tôn giáo.
Đạo đức các tôn giáo cũng là một mảnh đất màu mỡ mà các thế lực
phản động dễ bề lợi dụng vì mục đích chống phá cách mạng.
Tôn giáo đang và sẽ còn tồn tại lâu dài, bởi tôn giáo vẫn còn có vai
trò xã hội nhất định, đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân.
Song hành với sự tồn tại lâu dài ấy là đạo đức các tôn giáo. Đạo đức các tôn
giáo còn tồn tại thì dù muốn hay không muốn, nó cũng ảnh hởng theo cả
hai chiều tích cực và tiêu cực tới quá trình xây dựng đạo đức mới ở Việt
Nam hiện nay.
Luận văn đã phân tích và rút ra những nét đặc trng của đạo đức tôn

giáo và so sánh với những nét đặc trng của đạo đức mới; từ đó bớc đầu nhận
diện những nét tơng đồng và khác biệt của đạo đức tôn giáo và đạo đức
mới.
Qua so sánh những nét tơng đồng và khác biệt của đạo đức tôn giáo
với đạo đức mới, luận văn đã khảo sát ảnh hởng của đạo đức tôn giáo với
đạo đức mới cả mặt tích cực và tiêu cực. Cách phân tích đã bảo đảm đợc
"tính khách quan của sự xem xét", không sa vào các cực đoan.
Trên cơ sở thực trạng ảnh hởng của đạo đức tôn giáo với quá trình
xây dựng đạo đức mới, luận văn đã đề xuất những quan điểm chỉ đạo và các


15

giải pháp có hiệu quả nhằm phát huy những ảnh hởng tích cực và hạn chế
đến mức thấp nhất những ảnh hởng tiêu cực của đạo đức các tôn giáo đối
với quá trình xây dựng đạo đức mới ở Việt Nam hiện nay.
Do điều kiện thời gian và hạn chế của bản thân tác giả, vì vậy những
vấn đề đi sâu vào đạo đức của từng loại tôn giáo và ảnh hởng của nó với
từng loại đối tợng các tín đồ sẽ đợc tác giả luận văn tiếp tục đi sâu nghiên
cứu trong thời gian tiếp theo.



×