Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghệ thuật tương phản của victo huygo trong tiểu thuyết thằng cười

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (634.58 KB, 66 trang )

Nguyễn Thị Tú Quyên

Khóa luận tốt nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
****************

NGUYỄN THỊ TÚ QUYÊN

NGHỆ THUẬT TƯƠNG PHẢN
CỦA VICTO HUYGO
TRONG TIỂU THUYẾT THẰNG CƯỜI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Người hướng dẫn khoa học
ThS. TRỊNH MẠNH CHIẾN

HÀ NỘI - 2011

-1-


Nguyễn Thị Tú Quyên

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN


Trong thời gian nghiên cứu hoàn thành khóa luận, em đã nhận
được sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội 2. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các
thầy cô, đặc biệt là thầy giáo, thạc sĩ Trịnh Mạnh Chiến, người đã trực
tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian qua.
Qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp
của các bạn trong khoa Ngữ văn – Trường ĐHSP Hà Nội 2.
Là một sinh viên lần đầu tiên nghiên cứu khoa học, chắc chắn đề
tài của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong sự
đóng góp ý kiến của thầy (cô) giáo cùng các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thị Tú Quyên

-2-


Nguyễn Thị Tú Quyên

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN

Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi,
tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn: Thạc sĩ Trịnh
Mạnh Chiến, cùng các thầy cô giáo khoa Ngữ văn – Trường ĐHSP Hà
Nội 2. Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, tôi đã đọc nhiều tài liệu
tham khảo có liên quan đến nhiều vấn đề đặt ra trong đề tài của mình.
Tuy nhiên, tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong khóa luận

này là thành quả của riêng tôi, nó không trùng với bất cứ một công trình
nào đã được công bố trước đó. Nếu sai, tôi xin chịu trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thị Tú Quyên

-3-


Nguyễn Thị Tú Quyên

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................. 01
2. Giới hạn đề tài...................................................................................... 02
3. Lịch sử vấn đề ...................................................................................... 02
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 06
5. Cấu trúc đề tài ...................................................................................... 07
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NGHỆ THUẬT TƯƠNG PHẢN TRONG VIỆC XÂY
DỰNG KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT.............................. 08
1.1. Nghệ thuật tương phản trong việc xây dựng không gian nghệ thuật......... 08
1.1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật ......................................................... 08
1.1.2. Sự tương phản giữa không gian rộng và không gian hẹp ...................... 10
1.1.3. Sự tương phản giữa không gian xa và không gian gần .......................... 17
1.2. Nghệ thuật tương phản trong việc xây dựng thời gian nghệ thuật ............ 18
1.2.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật............................................................. 18

1.2.2. Sự tương phản giữa thời gian xác định và thời gian không xác định ..... 20
1.2.3. Sự tương phản giữa thời gian quá khứ - hiện tại – tương lai ................. 26
CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT TƯƠNG PHẢN TRONG VIỆC XÂY
DỰNG NHÂN VẬT...................................................................................... 30
2.1. Nghệ thuật tương phản trong từng nhân vật............................................. 30
2.1.1. Nhân vật Guynplên – tương phản giữa thân thế và cuộc đời ................. 31
2.1.2. Nhân vật Uyêcxuyt – tương phản giữa cái tên và loài vật ..................... 42

-4-


Nguyễn Thị Tú Quyên

Khóa luận tốt nghiệp

2.1.3. Nhân vật Đêa – cô gái mù nhưng ẩn chứa một tình yêu rực sáng.......... 48
2.2. Nghệ thuật tương phản giữa các nhân vật ................................................ 52
2.2.1. Sự tương phản giữa Guynplên với Đêa – từ phương diện hình thức...... 52
2.2.2. Sự tương phản giữa Guynplên với Giôzian – từ phương diện bản chất . 54
KẾT LUẬN................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 61

-5-


Nguyễn Thị Tú Quyên

Khóa luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Victo Mari Huygo sinh ngày 26 tháng 2 năm 1802 mất ngày 22 tháng 5
năm1885, là nhà văn lớn của nước Pháp thế kỷ XIX, đồng thời ông là một
trong những nhà văn lớn của thế giới. Do sự nhạy cảm của thiên tài lãng mạn,
do những nét độc đáo trong sáng tác rất đa dạng và phong phú của mình, do
trường độ sáng tác của một người đã sống và gắn mình với cả một thế kỷ đầy
biến cố, Victo Huygo đã trở thành “hiện thân chủ nghĩa lãng mạn”. Ông được
nhân dân Pháp coi là biểu tượng của tự do và nhân đạo, vì tác phẩm của
Huygo thể hiện lòng khao khát tự do, bình đẳng, bác ái, đề cập sâu sắc đến
tâm tư tình cảm, nỗi đau khổ của con người, đến vai trò của quần chúng trong
đời sống chính trị xã hội, đặc biệt với những người khốn khổ. Đó chính là
nguồn cảm hứng sâu xa đã làm cho sự nghiệp văn học của ông có ảnh hưởng
rất lớn.
Huygo xuất hiện như một ngôi sao mọc sớm và lặn rất muộn ở chân
trời của thế kỉ. Mãnh liệt và cường tráng, thiên tài ấy ngay từ đầu đã tự khẳng
định mình như chủ súy của trường phái lãng mạn. Ông đã để lại cho lịch sử
văn học Pháp và thế giới một khối lượng tác phẩm đồ sộ: 20 vở kịch, 10 tiểu
thuyết lớn, 15 tập thơ và hàng trăm bài chính luận, lý luận văn chương… Ở
thể loại nào Victo Huygo cũng gặt hái được những thành công nhất định
nhưng xuất sắc hơn cả là ở thể loại tiểu thuyết.
Vì Huygo là đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa lãng mạn ở Pháp và là
một đỉnh cao của chủ nghĩa lãng mạn Tây Âu thế kỷ XIX. Ông đã sáng tạo
nên những tác phẩm có giá trị cao và đầy sức hấp dẫn. Vì vậy việc tìm hiểu
nghệ thuật tương phản của Victo Huygo trong việc xây dựng nhân vật ở tiểu
thuyết Thằng Cười là việc cần làm. Chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm giúp
người viết mở rộng hiểu biết về nghệ thuật tương phản trong việc xây dựng

-6-



Nguyễn Thị Tú Quyên

Khóa luận tốt nghiệp

nhân vật nói chung và trong Thằng Cười nói riêng. Trên cơ sở đó sẽ giúp
cho việc giảng Văn học nước ngoài ở trường THPT được tốt hơn, đạt hiệu quả
cao hơn.
2. Giới hạn đề tài
Đề tài của luận văn là “Nghệ thuật tương phản của Victo Huygo trong
tiểu thuyết Thằng Cười”. Victo Huygo đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ
sộ và đạt được rất nhiều thành công. Chỉ xét riêng ở thể loại tiểu thuyết, ông
đã đạt được tới dộ mẫu mực về nhiều mặt: cách tổ chức kết cấu, ngôn ngữ,
nghệ thuật tả kể… Song ở đây, do điều kiện có hạn của khóa luận chỉ khảo
sát:
Nghệ thuật tương phản của Victo Huygo trong tiểu thuyết Thằng Cười.
Chỉ khảo sát trong tiểu thuyết Thằng Cười, căn cứ vào bản dịch của
Hoàng Lâm và Lệ Chi, Phùng Văn Tửu giới thiệu – NXB Văn học.
3. Lịch sử vấn đề
Đặng Anh Đào trong cuốn Văn học phương Tây đánh giá rất cao vai
trò của Victo Huygo, coi ông là: “Nhà văn đã kết hợp được qua một sự nghiệp
đồ sộ gồm thơ và văn xuôi những tình cảm phổ biến nhất, những khát vọng
bình dị và sâu xa nhất của con người”. Cũng trong cuốn sách trên có nói tiểu
thuyết là nơi mà ông có thể thể hiện được tối đa những “điều không thể có”.
Vì vậy, hệ thống tiểu thuyết của ông được đông đảo bạn đọc ưa thích. Lê
Hồng Sâm trong cuốn Lịch sử văn học Pháp thế kỷ XIX (13. Tr 118) nhận
xét Victo Huygo là con người tài năng. Ông thử bút ở lĩnh vực nào thì lĩnh
vực đó xuất hiện kiệt tác.
3.1. Những ý kiến đánh giá về tác phẩm Thằng Cười.
Thằng cười ra đời năm 1869 nhất thời và sau khi xuất bản tác phẩm một
thời gian dài vẫn coi là một thất bại của Victo Huygo. Sang thế kỷ XX sự

nhìn nhận đó đã thay đổi. Năm 1985, sau 100 năm ngày mất của Huygo trong

-7-


Nguyễn Thị Tú Quyên

Khóa luận tốt nghiệp

mười tám cuộc hội thảo “Năm Huygo” ở Pháp chỉ có một cuộc hội thảo dành
riêng cho Thằng Cười. Điều đó nói lên tầm quan trọng của tác phẩm trong sự
nghiệp sáng tác của Victo Huygo. Đặng Thị Hạnh với bài: “Các tiểu thuyết về
cô đơn” in trong cuốn Tiểu thuyết Victo Huygo, là tác phẩm có giọng điệu
hiện đại nhất của Victo Huygo.
Phùng Văn Tửu trong cuốn Victo Huygo ở Việt Nam (NXB. H. 1985 – tr
270) coi Thằng Cười là bộ tiểu thuyết thể hiện cái phi thường cái tương phản
cao độ hơn cả.
Phùng Văn Tửu trong cuốn Victo Huygo (NXB. H. 1997) giới thiệu
những tác phẩm của Victo Huygo nhưng không nhắc tới Thằng Cười về
phương diện nghệ thuật của tác phẩm này. Đặng Thị Hạnh trong Tiểu thuyết
Victo Huygo (NXB ĐH và THCN. H. 1987 – tr 122) khẳng định Huygo đã sử
dụng nhiều bút pháp đa dạng khi xây dựng các nhân vật trong Thằng
Cười.Nguyễn Ngọc Thi trong cuốn Tác giả - Tác phẩm văn học nước ngoài
trong nhà trường (NXB GD. H. 1999. Tr 195) có giới thiệu về Huygo, điểm
qua tên tác phẩm Thằng Cười nhưng không đi sâu nghiên cứu.
Như vậy các bài nghiên cứu, đánh giá về Huygo cùng sự nghiệp văn
thuyết Thằng Cười và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm này.
Nếu có, cũng chỉ dừng lại ở mức khái quát, sơ lược. Nhưng dù sao nó cũng là
những gợi ý ban đầu giúp cho việc tìm hiểu giá trị tác phẩm.
Tổng hợp các nghiên cứu đánh giá – trên phương diện nghệ thuật xây dựng

nhân vật của tiểu thuyết Thằng Cười ta chưa thấy có đánh giá riêng nào về
nhân vật trung tâm của truyện. Mặc dù trong tất cả các bài nghiên cứu
Guynplên đều được chú ý đặc biệt và sâu sắc, song không được quan tâm tới
từng chi tiết của việc thể hiện nhân vật. Bên cạnh những nét chung trong bút
pháp xây dựng nhân vật của Victo Huygo, tôi có ý định tìm hiểu về nghệ
thuật tương phản trong tác phẩm Thằng Cười của ông.

-8-


Nguyễn Thị Tú Quyên

Khóa luận tốt nghiệp

3.2. Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu
Tác phẩm văn học, đặc biệt là trong tiểu thuyết, nhân vật giữ vai trò vô
cùng quan trọng, nó là mắt xích cơ bản xâu chuỗi dính kết các biến cố, sự
kiện và là nơi chủ yếu để nhà văn gửi gắm tư tưởng của mình. Vì thế xây
dựng nhân vật là một trong những thao tác cực kỳ quan trọng, không thể
thiếu. Chính vì vậy mà đòi hỏi nhà văn sự sáng tạo độc dáo để từ đó cho ra
đời những nhân vật đặc sắc, hấp dẫn nhất và sống mãi trong lòng độc giả.
Trong tác phẩm Thằng Cười, Huygo đã xây dựng thành công các nhân vật vô
cùng sinh động và hấp dẫn, đặc biệt là nhân vật Guynplên. Trước khi đi vào
tìm hiểu nghệ thuật tương phản trong tiểu thuyết Thằng Cười một cách cụ thể
chúng ta cần có những hiểu biết chung sau:
3.2.1. Khái niệm “nhân vật”
Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu:
Hà Minh Đức (chủ biên) Lý luận văn học (NXB. H. 2000 – tr 129).
“Nhân vật văn học không chỉ là con người, những con người có tên mà
còn có thể là những sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng tính cách

con người được dùng như những phương thức khác nhau để biểu hiện con
người”.
Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi Từ điển thuật ngữ văn
học (NXB ĐHQG. H. 2000 – tr 202).
“Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm
văn học”.
Đỗ Đức Hiểu – Nguyễn Huệ Chi – Phùng Văn Tửu Từ điển văn học
tập 2 (NXB KTXH 1984 – tr 186).
“Nhân vật văn học là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học tiêu
điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởng chủ đề và đến lượt mình nó lại được các yếu

-9-


Nguyễn Thị Tú Quyên

Khóa luận tốt nghiệp

tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa nhân vật. Do đó, là
nơi tập trung giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm văn học”.
Bất kì một tác phẩm văn học nào cũng không thể thiếu nhân vật vì đó
chính là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng.
Nhà văn sáng tạo nhân vật thông qua đó gửi gắm nhận thức của mình đối với
đời sống xã hội.
3.2.2. Khái niệm “nhân vật chính”.
Khi đưa ra khái niệm nhân vật chính các nhà nghiên cứu văn học cũng
có những định nghĩa khác nhau:
Đỗ Đức Hiểu… Sđd – NXB KHXH. Tr 187
“Nhân vật chính là loại nhân vật giữ vai trò then chốt trong việc tổ chức
và triển khai tác phẩm. Tùy theo dung lượng và mật độ vấn đề trong tác phẩm

và số nhân vật chính nhiều hay ít”.
Lê Bá Hán… Sđd Từ điển thuật ngữ văn học (NXB ĐHQG – 2000. Tr
193).
“Nhân vật chính là nhân vật then chốt của truyện, giữ vị trí trung tâm
trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và tư tưởng tác phẩm”.
Nhiều tác giả lý luận văn học tập 2 – NXB GD 1987.
“Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều, giữ
vị trí then chốt của truyện hoặc tuyến cốt truyện. Đó chính là con người có
lien can đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai
đề tài cơ bản của mình”.
Trên đây là những khái niệm về nhân vật chính mặc dù mỗi tác giả đã
đưa ra những cách diễn đạt khác nhau nhưng đều thống nhất với nhau khi
đánh giá cao vị trí, vai trò của nhân vật chính trong việc thể hiện đề tài, chủ
đề, tư tưởng của tác phẩm.

- 10 -


Nguyễn Thị Tú Quyên

Khóa luận tốt nghiệp

3.2.3. Về nghệ thuật tương phản
Theo Từ điển Tiếng Việt NXB Đà Nẵng – Trung tâm từ điển văn học
Hà Nội 1997, thì tương phản được định nghĩa như sau: “Tương phản có nghĩa
là có tính chất trái ngược đối chọi nhau rõ rệt. Đen và trắng là những màu
tương phản. Thế tương phản đưa ra hình ảnh tương phản để đối chiếu”.
Trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật tương phản được các nhà văn
sử dụng khá nhiều, nó trở nên quen thuộc và ta thường gặp ở tác phẩm của
Banzăc, Huygo… Mục đích của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật này là

nhằm làm nổi bật các phẩm chất hoặc nhấn mạnh các đặc tính của người, sự
vật…
Nói đến nghệ thuật tương phản tức là nói đến bút pháp xây dựng không
gian thời gian, nhân vật về mặt hình thức, qua hình thức làm nổi bật nội dung
mà nhà văn cần nhấn mạnh. Tương phản tuy là trái ngược, là đối lập nhưng
cũng nằm trên một bình diện, cùng thống nhất với nhau để nhấn mạnh một ý
nghĩa nào đó nhằm khái quát bản chất của cái mà người viết có dụng ý.
Tính chất phi thường của các nhân vật trong tiểu thuyết Thằng Cười
được khắc họa bằng nghệ thuật tương phản. Nghệ thuật tương phản thể hiện
ngay trong một nhân vật chẳng hạn như Guynplên hay tương phản giữa nhân
vật này với những nhân vật khác như giữa Guynplên với nữ công tước
Giôzian…
Như vậy tương phản là sự trái ngược, là cách nhìn trái ngược đối với
nhân vật được xây dựng. Cách nhìn trái ngược này toát ra từ một nhân vật hay
từ các nhân vật khác đối lập nhau.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu so sánh, đối chiếu
Sử dụng phương pháp này nhằm tìm ra sự giống và khác nhau trong nghệ
thuật tương phản của Victo Huygo với các nhà văn khác, từ đó thấy được nét
độc đáo và sáng tạo của thiên tài Huygo.

- 11 -


Nguyễn Thị Tú Quyên

Khóa luận tốt nghiệp

4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Đây là một thao tác quan trọng giúp người viết khám phá, khai thác khía

cạnh nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Dùng phương pháp này để rút ra
điểm chung và riêng trong nghệ thuật tương phản của Victo Huygo. Vận dụng
thành thạo, nhuần nhuyễn hai phương pháp trên sẽ giũp chúng ta khai thác
thành công nghệ thuật tương phản của Victo Huygo ở tiểu thuyết
Thằng Cười.
5. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận khóa luận còn bao gồm hai chương
chính:
Chương 1: Nghệ thuật tương phản khi xây dựng không gian, thời gian
nghệ thuật
1.1. Nghệ thuật tương phản khi xây dựng không gian nghệ thuật.
1.2. Nghệ thuật tương phản khi xây dựng thời gian nghệ thuật.
Chương 2: Nghệ thuật tương phản khi xây dựng nhân vật.
2.1. Nghệ thuật tương phản trong từng nhân vật.
2.2. Nghệ thuật tương phản giữa các nhân vật.

- 12 -


Nguyễn Thị Tú Quyên

Khóa luận tốt nghiệp

NỘI DUNG
Chương 1
NGHỆ THUẬT TƯƠNG PHẢN TRONG VIỆC XÂY DỰNG
KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
1.1. Nghệ thuật tương phản trong việc xây dựng không gian nghệ thuật
1.1.1 Khái niệm không gian nghệ thuật
Có nhiều quan niệm khác nhau về không gian nghệ thuật trong tác

phẩm văn học, nhưng các quan điểm đều có sự thống nhất chung là không
gian nghệ thuật không đồng nhất với không gian hiện thực. Nó là mô hình
nghệ thuật về cái thế giới mà con người đang sống, đang cảm thấy vị trí và số
phận của mình ở đó. Cũng như thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật là
một yếu tố quan trọng thuộc hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là phạm
trù thuộc hình thức nghệ thuật nhưng là hình thức mang tính nội dung.
Nhiều tác giả Lí luận văn học tập 2 – NXB GD – 1987.
“Không gian nghệ thuật là một hiện tượng nghệ thuật mang tính sáng
tạo thuật mang tính sáng tạo thể hiện quan niệm của nhà văn về thế giới và in
đậm dấu ấn của chủ thể trong tổ chức không gian. Nói tóm lại không gian
nghệ thuật là sự mô hình hóa các mối liên hệ về thời gian, xã hội, lịch sử thể
hiện quan niệm về trật tự thế giới và sự lựa chọn của nhà văn”.
Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi Từ điển thuật ngữ văn
học (NXB ĐHQG. HN 2000).
“Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ
thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật

- 13 -


Nguyễn Thị Tú Quyên

Khóa luận tốt nghiệp

bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn diễn ra trong trường nhin nhất định,
qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó:
cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần,
rộng, dài tạo thành viễn cảnh nghệ thuật. Không gian nghệ thuật gắn với cảm
thụ về không gian nên mang tính chủ quan”. Không gian nghệ thuật trong tác
phẩm văn học có tác dụng mô hình hóa các mối liên hệ của bức tranh thế giới

như tôn giáo, xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự… Không gian nghệ thuật có thể
mang tính địa điểm, tính phân giới, tính cản trở… Không gian nghệ thuật cho
thấy cấu trúc bên trong của tác phẩm, các ngôn ngữ tượng trưng, quan niệm
về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học. Nó
cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu
loại hình của các hình tượng nghệ thuật.
Trong một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Giáo sư Trần Đình Sử đã
đưa ra cách hiểu về không gian nghệ thuật: “Không gian nghệ thuật là phạm
trù của hình thức nghệ thuật, là phương thức tồn tại và phát triển của thời
gian nghệ thuật. Nếu thời gian nghệ thuật là thời gian của cái nhìn và mang ý
nghĩa thì không gian nghệ thuật là trường nhìn mở ra từ một điểm nhìn, cách
nhìn”. Không gian nghệ thuật không đồng nhất với không gian vật chất bên
ngoài. Nó thể hiện tính chất của một thế giới tinh thần, trong đó sự vật có
cách biểu hiện và tổ chức theo một ý nghĩa riêng.
Do gắn với điểm nhìn, trường nhìn, môi trường hoạt động, không gian
nghệ thuật trở thành phương tiện chiếm lĩnh đời sống. Đồng thời do gắn với
giá trị, không gian trở thành biểu tượng nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ
mang ý nghĩa cảm xúc.
Không gian trong văn học được biểu thị qua các không gian điểm mang
tính ước lệ tượng trưng (Ôlimpơ, Tây trúc, Thiên đình, làng quê, địa ngục…),
bằng các từ không gian vốn đã mã hóa sẵn về ý nghĩa trong đời sống (cao,

- 14 -


Nguyễn Thị Tú Quyên

Khóa luận tốt nghiệp

thấp, dốc, vực, ngắn, dài, tối, hẹp…). Không gian nghệ thuật tập trung vào cái

nhìn, điểm nhìn không gian (xa, gần, cao, thấp…); điểm nhìn tâm lí, tư tưởng
(nhớ lại, dạo ấy, bây giờ nhớ lại…). Không gian có thể thể hiện qua kết cấu,
sự phân giới nội tại của tác phẩm, sự liên kết các không gian, mức độ liên tục,
rời rạc…
Dẫn luận thi pháp học khẳng định: “Không gian nghệ thuật là hình
tượng không gian có tính không gian chủ quan và tượng trưng”. Đó là một
hiện tượng nghệ thuật, là mô hình thế giới, thể hiện quan niệm về trật tự thế
giới và sự lựa chọn của con người.
Thế giới không gian nghệ thuật có thể chia thành các tiểu không gian,
giữa các tiểu không gian có các đường ranh giới có thể vượt qua hoặc không
thể vượt qua. Đó có thể là không gian điểm, không gian tuyến hoặc không
gian mặt phẳng…
Nhìn chung, không gian nghệ thuật không phải là không gian hiện thực
vật lý mà là hình tượng không gian, là hình thức tồn tại của hình tượng con
người trong thế giới nghệ thuật. Nó là mô hình nghệ thuật về cái thế giới mà
con người đang sống, đang cảm thấy vị trí và số phận của mình. Không gian
nghệ thuật là hình thức tồn tại của sự sống con người, gắn liền với ý niệm về
giá trị và sự cảm nhận về giới hạn giá trị của con người. Nó được coi là không
quyển tinh thần bao bọc cảm thức con người, là một hiện tượng địa lý hay vật
lý. Không gian nghệ thuật gắn liền với quan niệm về con người và góp phần
biểu hiện cho quan niệm ấy.
1.1.2. Sự tương phản giữa không gian rộng và không gian hẹp
Mở đầu tác phẩm, V.Huygo đã đưa ra trước mắt bạn đọc một không
gian nhỏ hẹp đó chính là nơi ở của ông già Uyêcxuyt và chú sói Ômô. Một
ông già cùng chú sói của mình đã xuất hiện ở đầu trang truyện, họ cùng nhau
sống trong một cái chòi lưu động, cùng vượt qua những đoạn đường khó khăn

- 15 -



Nguyễn Thị Tú Quyên

Khóa luận tốt nghiệp

và cùng đi tới mọi nơi để kiếm ăn. Nào là biểu diễn trên một bãi đất hoang,
ven một tảng trống, giữa giao điểm của đường sá, ở cổng vào thôn xóm, ngay
các cửa ô, trong những đình chợ, giữa đường dạo mát, rìa các công viên, trên
sân nhà thờ. Không gian nhỏ hẹp mà Uyêcxuyt cùng chú sói của mình ở được
miêu tả là một căn lều nhỏ không có một cây nến nào cháy trong đó, lều chỉ
được chiếu sáng nhờ ánh hồng từ một cái cửa lò gang trong đó lách tách ngọn
lửa than bùn. Trên mặt lò, một cái bát và một cái hũ đang bốc hơi nom có vẻ
đựng thức ăn. Có mùi thơm. Đồ đạc trong lều gồm một thùng gỗ, một ghế
đẩu, một đèn kính không thắp, treo ở trần. Thêm vào vách ba tấm ván có tay
chống, và một chỗ mắc áo, lủng lẳng những thứ linh tinh. Trên mấy tấm ván
và ở mấy cái đinh lủng củng cốc tách, đồ đồng, một cái nồi cất, một cái chậu
giống những vại để nghiền sáp thành bột gọi là chậu xát và một lô những vật
kì dị. Lều hình chữ nhật, cái lò nằm phía trước. Không phải là một phòng con,
nó chỉ hơn cái hộp to một tí. Bên ngoài nhờ tuyết chiếu còn sáng hơn bên
trong được là soi rọi. Tất cả trong lều tù mù không rõ.
Có thể thấy một căn lều thật nhỏ bé chất những thứ đồ dùng thật giản
đơn nhưng cũng có phần quái dị. Nó gợi cho chúng ta cái cảm giác đây là nơi
trú ngụ của một con người kì lạ.
Những không gian hẹp xuất hiện khá nhiều trong tác phẩm, không chỉ
là hình ảnh căn lều nhỏ của Uyêcxuyt mà còn là không gian chiếc Hộp Xanh
(khi căn lều cũ được “về hưu”). Đây là một ngôi nhà mới của gia đình ông già
kì lạ Uyêcxuyt, sau khi Guynplên và Đêa xuất hiện trở thành thành viên trong
gia đình nhỏ bé đó. Chiếc lều trước kia đã về hưu và được phép gỉ nát, và từ
nay khỏi phải lăn bánh, nó được dẹp vào một xó phía sau bên phải cánh cửa ra
vào, dùng làm buồng và phòng quần áo của Uyêcxuyt và Guynplên. Bây giờ
nó có hai giường, góc trước mặt là bếp. Lối thu xếp trên tàu thủy cũng không

thể gọn gàng ngăn nắp hơn cách thu dọn khéo léo bên trong của Hộp Xanh.

- 16 -


Nguyễn Thị Tú Quyên

Khóa luận tốt nghiệp

Mọi vật đều được sắp xếp theo thứ tự từ trước: theo ý muốn. Chiếc xe chia
làm ba ngăn có vách chắn. Các ngăn thông với nhau bằng những khoảng
trống không cửa. Một miếng vải buông thõng che đại khái các ngăn. Ngăn
phía sau làm nơi ở của đàn ông, ngăn phía trước làm nơi ở của đàn bà, ngăn
giữa cách hai giới là sân khấu. Nhạc cụ máy móc xếp cả trong bếp, một gác
xép dưới mái vòm chứa đựng các đồ trang trí. Sau mỗi buổi biểu diễn là
không khí trong Hộp Xanh lại chan hòa đầm ấm. Nó như một căn nhà nhỏ
nhưng chứa đựng những niềm hạnh phúc lớn.
Bên cạnh không gian nhỏ hẹp của “căn nhà” Uyêcxuyt ở. Trong tác
phẩm còn xuất hiện không gian nhỏ hẹp nơi ngõ nhỏ khi Guynplên bị đoàn
người dẫn đi. Đó là một cái ngõ con chật hẹp, không có nhà cửa, đầu phố chỉ
có hai ba túp lều. Ngõ này có hai bức tường; một ở bên trái thấp, một ở bên
phải cao. Bức tường cao đen xây kiểu Xăcxơ có lỗ châu mai, có máy phóng
lao và những ô mắt cáo song sắt to bên trên các cửa hầm chật hẹp. Chẳng có
lấy một cửa sổ nào cả: đây đó chỉ thấy những cái khe ngày xưa là họng súng
bắn đá và phóng lao. Dưới chân bức tường lớn ấy thấy có một cái cửa tò vò bé
tí, rất thấp, y như cái lỗ phía đuôi bẫy chuột. Cánh cửa tò vò lắp một hình bán
nguyệt nặng nề bằng đá, có một lỗ con chắn lưới sắt, một cái búa to, một ổ
khóa lớn, những bản lề cục mịch chắc chắn, đóng đinh chằng chịt, một lớp sắt
sơn dầy cộp và cấu tạo bằng sắt nhiều hơn gỗ. Trong con ngõ đó được miêu tả
là vắng tanh vắng ngắt không có cửa hàng, không người qua lại, nhưng lại

nghe thấy tiếng động liên tục rất gần, dường như ngõ này song song với một
dòng thác. Đó là tiếng ồn ào của tiếng người và xe cộ. Có lẽ bên kia bức
tường là một đường phố to nhộn nhịp người qua lại. Cách bức tường đó là cả
một không gian rộng lớn và nó càng làm tăng sự tù túng chật hẹp trong cái
ngõ chỉ là một con đường nhỏ hẹp, rải sỏi, nằm ép giữa hai bức tường đối
diện nhau. Cái ngõ nhỏ đó là con đường dẫn tới nhà tù.

- 17 -


Nguyễn Thị Tú Quyên

Khóa luận tốt nghiệp

Như vậy ta lại bắt gặp một không gian hẹp khác đó là nơi nhà tù tối
tăm, nơi đó Guynplên đã được đoàn người dẫn tới. Đó là một nơi mà khi nghe
tiếng cửa tò vò ken két nhìn ra cảnh nhộn nhịp trần gian, một bên là dẫn vào
cõi chết, giờ đây tất cả được mặt trời soi sáng ở sau lưng, xung quanh là cảnh
tối mịt mù mờ mịt nó gợi cảm giác hãi hùng ghê sợ của chốn ngục tù nơi mà
những hình phạt tàn độc nhất đã diễn ra. Con đường dẫn đến nơi giam giữ tù
nhân cũng được miêu tả là một con đường chật hẹp: cái vòm bê tông sỏi chốc
chốc lại có những chỗ nhô ra bằng đá hoa như muốn thắt ngang, phải cúi đầu
mới qua được, trong hành lang không thể nào chạy nhanh; có trốn cũng buộc
phải đi thong thả, đó là con đường ống ngoằn ngoèo, đã là lòng là ruột phải
ngoắt ngoéo, lòng nhà tù như một con người; đây đó lúc bên phải lúc bên trái
có những chỗ cắt khoét trong tường, vuông vuông và bịt kín bằng lưới sắt to,
cho thấy những cầu thang, cái này đi lên, cái kia dẫn xuống. Đến một cái cửa
đóng kín, tự đông mở ra, đoàn người đi qua tự động khép lại. Sau đó là cửa
thứ hai rồi cửa thứ ba, nhưng không thấy bóng người nào cả, hành lang thắt
lại, đồng thời vòm trần cũng thấp xuống; nền đá lát hành lang nhầy nhụa như

lòng lợn. Cái mầu nhạt tù mù thay cho ánh sáng mỗi lúc lại thêm mờ đục;
không khí ngột ngạt mà cứ phải đi sâu xuống, ở những chỗ tối, chỉ hơi dốc
cũng thấy ghê rợn.
Không gian chật hẹp đó luôn gợi ra cảm giác ngột ngạt khó thở nó cho
thấy sự mịt mù ghê sợ, nơi đó dần dần xuất hiện đó là một cái hầm tròn, vòm
hình cung nhọn, thấp lè tè, vì không xây cuốn, tình trạng nứt nẻ thường ở mọi
hầm ngầm mà bên trên chồng chất những công trình rất nặng. Chỗ cắt làm
cửa mà tấm sắt vừa mở ra cho thấy, và nối vào cầu thang, được xén vào vòm
trần thành thử đứng từ chỗ cao đó mắt nhìn vào hầm như chúi xuống giếng.
Hầm rộng nếu là đáy giếng thì là đáy một cái giếng khổng lồ, hầm chẳng lát
gạch gì và nền là mặt đất ẩm ướt lạnh lẽo của những nơi sâu thẳm. Trong hầm

- 18 -


Nguyễn Thị Tú Quyên

Khóa luận tốt nghiệp

đó là một không gian thiếu ánh sáng không có cửa ra vào, không có cửa sổ,
không có cửa hầm.
Việc xây dựng những không gian hẹp trong tác phẩm đã cho thấy tài
năng của tác giả vì khi đưa mình vào những không gian đó bạn đọc hiểu thêm
rất nhiều về chỗ ở cũng như không khí của chiếc ngõ nhỏ và không gian nơi
nhà tù như thế nào. Sống ở những không gian đó thì các nhân vật cũng đã một
phần thể hiện được bản thân mình. Bên cạnh những không gian nhỏ hẹp đó
nhà văn còn xây dựng rất thành công những không gian rộng lớn làm nổi bật
sự tương phản đối lập trong việc xây dựng không gian trong tác phẩm.
Không gian rộng lớn đó là không gian nước Anh cuối thế kỉ XVII đầu
thế kỉ XVIII

Không gian rộng lớn của biển cả trong tác phẩm được miêu tả rất rõ ở
sự kiện bọn buôn người Comprasicôx đang chạy trốn. Biển cả với ngọn gió
bấc dai dẳng của phương Bắc thổi tới mãi không dừng trên lục địa châu Âu,
một không gian mênh mông rộng lớn gợi cảm giác lạnh buốt và nguy hiểm. Ở
đó phía dưới vách biển là đêm tối mà trên cao vẫn sáng. Bão tuyết là một
trong những chuyện còn mới lạ trên biển, đó là khí tượng mù mịt, những con
người trên chiếc thuyền từ mũi Porlan đi ra biển khơi – nơi mênh mông rộng
lớn với nhiều hiểm nguy đang chờ đón. Biển cả lúc này dao động mạnh, có
sóng nước bão táp, càng ra xa biển càng mịt mù và dữ tợn hơn rất nhiều, ở đó
không còn thấy cái bát ngát mênh mông nữa, cũng không còn khoảng không
rõ rệt nữa và bầu trời là một khối đen ngòm khép kín trên chiếc thuyền con.
Những cơn bão biển hãi hùng và dã man đang tràn ngập khắp nơi nó như
muốn trừng phạt những tội ác của con người. Cuồng phong như một tên đao
phủ vội vã, bắt đầu phanh xác chiếc thuyền. Trong cuộc giằng xé đó biển cả
đã giành chiến thắng. Cái không gian hãi hùng mà biển cả mang lại luôn
khiến con người run sợ. Ở đó bão táp luôn có loại sóng cọp hung dữ và quyết

- 19 -


Nguyễn Thị Tú Quyên

Khóa luận tốt nghiệp

liệt, nó đến đúng lúc và bò bò hồi lâu như dán sát bụng trên biển rồi chồm
dậy, rống to, rít lên ập xuống chiếc thuyền và xé tan nó ra từng mảnh. Tất cả
mọi thứ đều đứt gãy. Bóng tối mịt mù vô biên của biển cả cùng những cơn
bão táp chúng hòa vào nhau kết quyện làm một và chỉ thành một thứ khói.
Sương mù, lốc xoáy, gió thổi… một không gian đáng sợ và khủng khiếp nó
đã quật ngã tất cả và giành thắng lợi.

Biển cả đang dữ dằn nổi những cơn bão táp ghê rợn bỗng nhiên lại hiền
lành đột ngột. Phong ba dừng hẳn, không còn gió tây nam, cũng chẳng còn
gió tây bắc. Tất cả đã tắt lặng, không còn sóng cuộn, mặt biển phẳng lì, lắng
đọng mù quáng.
Trong mối tương quan giữa căn lều, ngõ hẹp, nhà tù, chiếc Hộp Xanh
với biển cả rộng lớn mênh mông thì ở đó chúng ta thấy rõ sự đối lập giữa
chúng. Còn trong mối tương quan giữa căn lều…với không gian nơi triều
đình thì ở đó có sự tương phản đối lập giữa một bên là không gian hẹp và một
bên là không gian rộng.
Khi Guynplên bị bắt đi không lí do và bị giải tới hầm tối nơi giam giữ
những kẻ phạm tội của triều đình, và tại đó Guynplên được chứng minh thân
phận của mình, anh chính là huân tước Fermên Clăngsacli, trước sự thật quá
đột ngột và bất ngờ như vậy anh đã ngất đi và khi tỉnh dậy nơi mà anh được
đưa tới là một căn phòng rộng rãi đối lập hoàn toàn với căn lều của anh trước
đây. Căn phòng đó phủ toàn nhung đỏ, cả tường trần và nền nhà. Đó là một
tòa cung điện nguy nga lộng lẫy. Một mái nhà rất rộng, những đầu hồi xoắn
ốc, những cửa mái có lưỡi trai mũ sắt, những ống khói tương tự cột tháp, và
những đầu tường trên có những tượng thần nam đứng im bất động. Qua hàng
cột trong bóng tối chập chờn, một vòi nước thiên thai êm ái phun rào rào, từ
thủy tán này trút xuống thủy tán kia, hòa lẫn tiếng mưa với tiếng nước đổ nhìn
giống như vô vàn châu báu tung tóe và điên cuồng phân phát cho gió trời

- 20 -


Nguyễn Thị Tú Quyên

Khóa luận tốt nghiệp

muôn nghìn kim cương quý để để giải buồn cho các pho tượng bao quanh.

Hàng dãy dài cửa sổ nổi bật cách nhau bằng những bức hoành treo vũ khí xây
nổi và những tượng bán thân đặt trên bệ, trên đỉnh nóc, cái chiến tích và
những mũ quan nhân có tuy bằng đá xen lẫn với các tượng thần.
Không gian cung điện rộng rãi thoáng đạt cứ mở rộng dần ra theo bước
chân của Guynplên. Hết phòng này qua phòng khác giống như mê hồn cung,
mỗi bước đi lại thêm một cảnh huy hoàng tráng lệ, nơi mà Guynplên tìm tới
đó là một căn phòng bát giác, vòm trần quai giỏ, không có cửa sổ lấy ánh
sáng từ trên xuống, toàn bộ tường nền và trần đều lát phủ cẩm thạch màu hoa
đào; giữa buồng là một mái vòm bằng cẩm thạch màu đen, có cột xoắn theo
kiểu nặng nề duyên dáng của Elizabet, hắt bóng xuống một cái thủy – bàn
hình bồn tắm cũng làm bằng cẩm thạch như thế. Căn phòng được miêu tả với
không gian thoáng rộng không hề chật hẹp không hề tạo cảm giác tù túng.
Bên cạnh đó còn có không gian diễn ra cuộc họp nghị viện ở đó là nơi
dành cho các huân tước họp bàn, nơi đó trang nghiêm các nguyên lão với
trang phục trang nghiêm nhưng thái độ thì không, ngôn ngữ cũng không.
Trước đây Guynplên làm một Thằng Cười với những vai diễn của một anh hề
đứng trước quần chúng để trình diễn, còn tại hội nghị này nơi mà những con
người quyền quý đang ở đó họp bàn thì lúc này Guynplên đã là người lên
tiếng bảo vệ cho quần chúng nhân dân lao khổ. Hai không gian hoàn toàn trái
ngược nhau đã bộc lộ được bản chất của nhân vật. Đây cũng chính là dụng ý
nghệ thuật của nhà văn.
Có thể thấy việc xây dựng không gian rộng hẹp khác nhau trong tác
phẩm, V.Huygo đã đi vào khám phá xây dựng những không gian rất cụ thể, rõ
nét.Và điều đó góp phần rất lớn vào việc thể hiện nội dung truyện, đồng thời
tính cách nhân vật phần nào được thể hiện rõ.

- 21 -


Nguyễn Thị Tú Quyên


Khóa luận tốt nghiệp

1.1.3. Sự tương phản giữa không gian xa và không gian gần
Cặp phạm trù xa – gần được dùng để biểu hiện các phạm vi giá trị
phẩm chất của đời sống xã hội. Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy
cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho
thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai
đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng
như nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật.
Trong mối tương quan giữa không gian biển cả mênh mông với không
gian đất liền ở đây thấy rõ sự đối lập rõ rệt. Không gian nơi biển cả được
miêu tả rất dữ dội và khủng khiếp khi có những cơn bão biển nó nhấn chìm tất
cả. Điều này được miêu tả rất rõ ở chương II phần thứ nhất. Ở đó những chiếc
tàu phương Bắc biển cả xua đuổi từ hải phận Đan Mạch sang hải phận nước
Anh. Chiếc thuyền đó từ Tây Ban Nha tới và lại trở về đó. Những con người
của đất nước Tây Ban Nha được miêu tả trong phần “Cô lập”. Những cái đầu
đội chiếc khăn quấn quanh đầu, một kiểu khăn thô sơ, tiền thân của khăn quấn
Tây Ban Nha. Thứ khăn đội dầu này chẳng có gì xa lạ trên đất nước Anh.
Thời ấy phương Bắc thích ăn mặc theo kiểu phương Nam. Những con người
đó đang ở trên thuyền giữa biển cả mênh mông, chiếc thuyền đó cập bến và
một em bé bị bỏ rơi ở lại trên đất liền. Lúc này không gian nởi đất liền gần
hơn đó là nơi sinh sống tồn tại của loài người. Chiếc thuyền đã ra xa trên mặt
biển chỉ còn lại một khoảng không trên đất liền hoang vắng. Em bé bị bỏ rơi
đang đứng ở đó giữa những vực sâu mà bóng tối đang dâng lên. Ở nơi đó
những núi đá cheo leo cao ngất và bóng tối làm cho không gian nơi đây tối
tăm và rùng rợn hơn rất nhiều. Theo bước chân của em bé đó không gian của

- 22 -



Nguyễn Thị Tú Quyên

Khóa luận tốt nghiệp

những cao nguyên, những cánh đồng cao trơ trụi của mũi Porlan thật rộng lớn
và heo hút.
Không gian xa còn thấy ở việc tác giả miêu tả bầu trời xa xăm, ánh
hoàng hôn từ từ lấn chiếm chân trời thì các chòm sao tắt dần như những cây
nến bị thổi tắt ngọn trước ngọn sau. Chỉ còn dăm ba ngôi sao to cố chống lại.
Tiếng hát văng vẳng của vô biên đang dâng lên từ biển cả.
Khi nói về huân tước Linơx Clăngsacli, V.Huygo đã đưa bạn đọc tới
một không gian xa lạ, không phải không gian của đất nước Anh mà đó là
Thụy Sĩ, nơi huân tước Linơx Clăngsacli lui về ẩn dật trong một túp lều cao
ráo bên bờ hồ Giơnevơ. Không gian nơi đây được miêu tả đó là nơi khắc
nghiệt, giữa Sivông có ngục tối của Booniva và Vêvây có ngôi mộ Lulôvơ.
Dãy núi Anpơ nghiêm nghị, bốn mùa chìm ngập trong cảnh hoàng hôn mây
trời và gió lồng lộng bao bọc, những bóng tối mịt mù từ núi cao đổ xuống.
Tác giả đã đưa người đọc đi từ những không gian xa: nơi biển cả mênh
mông của đất nước Anh cho tới bầu trời cao rộng, xa hơn nữa là đất nước
Thụy Sĩ… và tới không gian gần: chính là không gian đất liền, không gian
của những con đường tuyến phố trên đất nước Anh, không gian căn lều nơi ở
của gia đình Uyêcxuyt. Qua đó làm cho câu chuyện được kể có sức hấp dẫn
và được mở rộng hơn.
1.2. Nghệ thuật tương phản khi xây dựng thời gian nghệ thuật
1.2.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật
Thời gian là một khái niệm của triết học và khoa học, nó là cái gì đó vô
hình tồn tại khách quan và nó tác động đến mọi sự vật hiện tượng trong thế
giới tự nhiên. Thời gian hết sức trừu tượng, không ai, không sự vật nào tồn tại
ngoài thời gian. Nói như Nguyễn Thị Bích Hải: “Thời gian là một đại lượng

để xác định quá trình tồn tại, vận động, phát triển của mọi vật, mọi sự trong

- 23 -


Nguyễn Thị Tú Quyên

Khóa luận tốt nghiệp

thế giới” (Nguyễn Thị Bích Hải – Thi pháp thơ Đường – NXB Thuận Hóa –
Huế - 1995).
Thời gian là một phương diện và cũng là một phương tiện quan trọng
của nghệ thuật nói chung và của văn học nói riêng. Nhà lí luận văn học người
Nga D. X. Likhachôp cho rằng: “Thời gian vừa là khách thể vừa là chủ thể và
đồng thời là công cụ phản ánh của văn học, rằng văn học ngày nay càng
thấm nhuần ý thức và cảm giác về sự vận động của thế giới trong hình thức
hết sức đa dạng của thời gian” (D. X. Likhachôp – Thời gian nghệ thuật của
tác phẩm văn học – Tạp chí văn học số 3/ 1889. Tr 61).
Thời gian nghệ thuật là một trong những vấn đề hiện đại của nghiên
cứu văn học. Phạm trù mĩ học này trên thế giới đã được phổ biến rộng rãi và
không xa lạ gì vì nó toát ra những nguyên lí cơ bản của mĩ học xem văn học
là một thế giới nghệ thuật đặc thù không đồng nhất với thế giới thực tại.
Theo Trần Đình Sử: “Thời gian nghệ thuật trong văn học không phải
đơn giản chỉ là quan điểm của thời gian về thời gian mà là một hình tượng
thời gian sinh động, gợi cảm, sự cảm thụ, ý thức về thời gian được dùng làm
hình thức nghệ thuật để phản ánh hiên thực, tổ chức tác phẩm” (Trần Đình
Sử - Thi pháp thơ Tố Hữu – NXB GD 1995. tr 190).
Nhận xét về thời gian trong tiểu thuyết, nhà văn Pháp Pônxactơrơ nói:
“Các nhà văn hiện đại đã hủy hoại thời gian, một số thì tước bỏ quá khứ và
tương lai, rút vào thời điểm trực giác thuần túy, một số khác như DosPassos

biến nó thành một kí ức hạn chế và cơ giới. Prust và Pôcnơ thì giản đơn chặt
đầu thời gian, họ tước bỏ tương lai của nó, tức thay đổi sự lựa chọn và hành
động tự do” (Dẫn theo Trần Đình Sử - Dẫn luận thi pháp học – NXB GD
1998. tr 86).
Victo Huygo nhà tiểu thuyết lãng mạn nổi tiếng thế kỉ XX có lẽ cũng
bởi thành công trong việc sử dụng những thủ pháp nghệ thuật điêu luyện bậc

- 24 -


Nguyễn Thị Tú Quyên

Khóa luận tốt nghiệp

thầy. Trong số những thủ pháp nghệ thuật đó phải kể đến thủ pháp tổ chức, xử
lí thời gian với thời gian vật lí thông thường tạo ra hiệu quả nghệ thuật.
1.2.2. Sự tương phản giữa thời gian xác định và thời gian không xác định
Không gian và thời gian là yếu tố hiện thực gắn liền với cuộc sống.
Trong tác phẩm văn chương qua thao tác của người nghệ sĩ nó trở thành yếu
tố nghệ thuật. Nhà lí luận văn học người Nga D. X. Likhachôp đã viết: “Hơn
mọi loại hình nghệ thuật văn học thực sự trở thành nghệ thuật thời gian. Thời
gian vừa là khách thể vừa là chủ thể đồng thời là công cụ phản ánh của văn
học, rằng văn học ngày càng thấm nhuần ý thức và cảm giác về sự vận động
của thế giới trong các hình thức hết sức đa dạng của thời gian” (D. X.
Likhachôp – Sđd).
Nghiên cứu vấn đề thời gian trong nghệ thuật ở đây là trong văn học ,
là khám phá một yếu tố thi pháp giúp ta cảm nhận tác phẩm văn học trong cái
cụ thể, sáng tạo của nó đồng thời định hình được quan điểm nghệ thuật và
phong cách nhà văn.
Tìm hiểu về sự tương phản giữa thời gian xác định và thời gian không

xác định trong tác phẩm Thằng Cười là để xác định xem câu chuyện có được
xác định bằng thời gian lịch sử hay không.
Trước hết khảo sát thời gian xác định được thể hiện rất nhiều qua các
sự kiện
Thời gian lịch sử của truyện, tác giả mượn nước Anh để nói nước Pháp.
Ông mượn thời đại cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII để nói về thế kỉ thứ XIX
mà ông đang sống. Ở đó những mốc thời gian được xác định khá cụ thể.
Khảo sát tác phẩm thời gian xác định được nêu ra nhằm làm cho câu
chuyện đúng như những gì diễn ra tại thời điểm đó, khiến các sự kiện được kể
đúng như thật:
Năm 1680, ông này đã đưa lại cho Luân Đôn một con sông [8. Tr 14]

- 25 -


×