Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Đọc hiểu các tác phẩm thơ mới trong chương trình phân ban thí điểm trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.09 KB, 78 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
Khoa Ngữ văn

Đỗ Thị Hạnh

Đọc hiểu các tác phẩm thơ mới trong chương trình
phân ban thí điểm trung học phổ thông

Hà nội 2007

Đỗ Thị Hạnh

1 K29H - Khoa Văn - ĐHSP 2


Khoá luận tốt nghiệp

Lời cảm ơn
Trong thời gian nghiên cứu hoàn thành khoá luận, em đã nhận được sự giúp
đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn- Trường ĐHSP Hà Nội 2. Em
xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô, đặc biệt là thầy giáo Thạc sĩ Vũ
Ngọc Doanh, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian qua.
Qua đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của các
bạn sinh viên khoa Ngữ văn đã giúp tôi thực hiện khoá luận này.
Là một sinh viên lần đầu nghiên cứu khoa học, chắc chắn đề tài của em
không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong sự đóng góp ý kiến của các
thầy cô và các bạn .
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2007


Sinh viên
Đỗ Thị Hạnh

Đỗ Thị Hạnh

2 K29H - Khoa Văn - ĐHSP 2


Khoá luận tốt nghiệp

Lời cam đoan
Để hoàn thành khoá luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được sự tận tình giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn Vũ Ngọc Doanh, cùng các thầy
cô giáo trong khoa Ngữ Văn- Trường ĐHSP Hà Nội 2. Trong quá trình tiến hành
nghiên cứu, tôi đã đọc nhiều tài liệu tham khảo những vấn đề có liên quan đến các
vấn đề đặt ra trong đề tài của mình.Tuy nhiên, tôi xin cam đoan những kết quả
nghiên cứu trong khoá luận là thành quả của riêng tôi, nó không trùng với bất cứ
một công trình nào đã được công bố trước đó. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2007
Tác giả khoá luận
Đỗ Thị Hạnh

Đỗ Thị Hạnh

3 K29H - Khoa Văn - ĐHSP 2


Khoá luận tốt nghiệp


Mục lục
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu3
4. Đối tượng nghiên cứu3
5. Phương pháp nghiên cứu3
6. Cấu tạo đề tài5
7. Tiếp nhận văn học6
8. Phương pháp sáng tác của nhà văn7
9. Cơ chế của hoạt động tiếp nhận8
10. Những khó khăn khi tiếp nhận9
11. Loại thể với vấn đề tiếp nhận văn học9
12. Loại thể10
13. Sự phân chia loại thể11
14. Tiếp nhận văn học theo đặc điểm loại thể11
15. Khái niệm đọc hiểu12
16. Mối quan hệ giữa đọc- hiểu13
17. Đọc hiểu là con đường đặc trưng khi tiếp nhận văn học14
18. Quan niệm về thể loại trữ tình14
19. Thơ- thơ trữ tình hiện đại14
20. Khái quát về Thơ mới14
21. Đặc trưng của thơ trữ tình15
22. Đặc trưng của Thơ mới29
23. Đọc thông, đọc thuộc
24. Đọc kỹ, đọc sâu
25. Đọc hiểu, đọc sáng tạo
26. Đọc đánh giá, đọc ứng dụng
27. ý nghĩa của việc đọc tác phẩm
28. Tình trạng dạy tác phẩm trữ tình trong nhà trường phổ thông
29. Cơ sở đọc hiểu các tác phẩm Thơ mới trong trường phổ thông

30. Xác định hoàn cảnh cảm xúc của bài thơ
31. Tìm hiểu nhan đề và bố cục
32. Tìm hiểu mạch vận động của cảm xúc
33. Tiếp nhận nội dung trữ tình và thế giới nghệ thuật trong thơ
34. Giúp học sinh thấy được tư tưởng tác giả gửi gắm trong thơ
35. Vội vàng
36. Tràng Giang
37. Mưa xuân

Đỗ Thị Hạnh

4 K29H - Khoa Văn - ĐHSP 2


Khoá luận tốt nghiệp

Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
Theo mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông được đề ra ngay từ
năm đầu tiên của thế kỷ xxI: “ Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy
sáng tạo và năng lực tự học của học sinh”. Với tinh thần đó, sách giáo khoa Ngữ
văn được xây dựng theo hướng tích hợp ba phân môn Văn – Tiếng Việt – Tập làm
văn. Vì vậy đọc hiểu được coi là phương pháp đặc trưng, phương pháp quan trọng
trong việc lĩnh hội tri thức.
Mặt khác, vấn đề giảng dạy tác phẩm theo loại thể đã được đặt ra từ lâu trong
thực tiễn giảng dạy văn ở trường phổ thông. Vấn đề này thu hút được sự quan tâm
của đông đảo giáo viên khi đang băn khoăn để tìm ra một phương pháp tiếp nhận
hiệu quả, hữu ích nhất.
Có thể thấy rằng trong sự phát triển chung của văn học dân tộc, thơ trữ tình
hiện đại đã có những bứt phá, khẳng định vị trí và sức sống lâu bền trong lòng độc

giả. Trong đó Thơ mới ( 1932-1945 ) được coi là thành tựu nổi bật, tạo nên “ một
thời đại trong thi ca” (Hoài Thanh). Với hơn 1001 sắc điệu thẩm mĩ khác nhau “
mỗi nhà Thơ là một ngôi sao băng, băng qua bầu trời để lại vệt sáng không lặp lại”,
Thơ mới đã làm nên một sức sống mới. Hơn 70 năm qua, Thơ mới đã trải qua nhiều
chặng đường, trải qua những bước thăng trầm để có một vị trí, một chỗ đứng trên
thi đàn văn học dân tộc.
Việc giảng dạy Thơ mới hiện nay trong nhà trường phổ thông vẫn còn nhiều
điều bất cập. Làm thế nào để học sinh có khả năng tiếp nhận tác phẩm trữ tình nói
chung, Thơ mới nói riêng có hiệu quả hơn, thấu đáo, sâu sắc hơn đã thực sự trở
thành câu hỏi lớn, đặt ra đối với tất cả các thầy cô giáo dạy văn. Đặc biệt lại giảng
dạy các tác phẩm giai đoạn này theo phương pháp đọc- hiểu. Trong khi nhu cầu học
tập của xã hội ngày càng được quan tâm, chú trọng để nâng cao tri thức, kỹ năng
cho mọi người, để sống, để làm việc tốt hơn.
Với mong muốn trình bày cách hiểu của mình và góp một tiếng nói nhỏ
trong việc tháo gỡ những băn khoăn khi giảng dạy các tác phẩm Thơ mới, đề tài đặt

Đỗ Thị Hạnh

5 K29H - Khoa Văn - ĐHSP 2


Khoá luận tốt nghiệp

ra vấn đề nghiên cứu: “ Đọc- hiểu các tác phẩm Thơ mới trong chương trình phân
ban thí điểm THPT”.
2. Lịch sử vấn đề.
Thể loại và loại trữ tình đã và đang là đối tượng nghiên cứu của đông đảo các
nhà văn, nhà thơ
*Vấn đề loại thể
Aristôt trong “ Nghệ thuật thi ca” đã định nghĩa ba phương thức mô phỏng

hiện thực của ba loại chính: trữ tình- tự sự – kịch.
Biêlinxki đã phân chia chi tiết hơn ba loại trên theo tiêu chí thể loại trong
bài báo “ Sự phân chia thơ ra kiểu và loại” (1941)
Giáo sư Trần Thanh Đạm cũng khẳng định, văn học được chia thành ba
loại chính : Tự sự, trữ tình và kịch.
Trong giáo trình lí luận văn học ( GS Phương Lựu chủ biên) lại đưa ra 5 loại
chính : tự sự, trữ tình, kịch, chính luận, bút kí .
* Về Thơ mới
Trong “ Thi pháp hiện đại”( GS Đỗ Đức Hiểu) đề cập đến các vấn đề:
- Thơ mới- cuộc nổi loạn ngôn từ
- 14/7/1789 và “Thi nhân Việt Nam”
- “ Tiếng thu” thơ nhạc của Lưu Trọng Lư
Lê Quang Hưng dựa vào hình tượng cái tôi và hình tượng thế giới để tìm
hiểu thơ Xuân Diệu,
Trong “ Mắt thơ 1”( Đỗ Lai Thuý) tập trung nghiên cứu các vấn đề:
- Xuân Diệu- nỗi ám ảnh thời gian
- Huy Cận – sự khắc khoải không gian
- Hàn Mặc Tử- một tư duy thơ độc đáo.
Thơ mới còn được trình bày rất rõ trong “ Một thời đại trong thi ca”( Hà Minh
Đức), “ Tinh hoa Thơ mới” và “ Ba đỉnh cao Thơ mới” của Chu Văn Sơn
Ngoài ra còn rất nhiều các bài viết về phong trào thơ này.
*Vấn đề đọc hiểu.
Đọc hiểu được đề cập đến trong “ Tiếp cận văn học” của NguyễnTrọng

Đỗ Thị Hạnh

6 K29H - Khoa Văn - ĐHSP 2


Khoá luận tốt nghiệp


Hoàn, “ Đọc văn học văn” của Trần Đình Sử , “ Hiểu văn, dạy văn ” của Nguyễn
Thanh Hùng cùng một số bài báo, bài viết khác.
*Đọc hiểu tác phẩm trữ tình.
- Trong “ thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn học trong nhà trường”,
Nguyễn Thị Dư Khánh đã đưa ra cách tiếp cận và giảng dạy thơ trữ tình theo các
bước:
+ Thâm nhập thế giới tâm hồn của chủ thể.
+ Xác lập hệ thống hình thức biểu dạt nội dung.
- Trong “ Hiểu văn, dạy văn”, Nguyễn Thanh Hùng cũng chỉ ra khi tìm
hiểu tác phẩm trữ tinh cần lưu ý:
+ Nhà thơ - tác giả
+ Quan tâm đến bình diện ngôn ngữ nghệ thuật.
- Trần Thanh Đạm đề xuất cách giảng dạy thơ trong “ Vấn đề
giảngdạy tác phẩm văn học theo loại thể”
Có thể thấy rằng vấn đề tiếp nhận và giảng dạy tác phẩm trữ tình đã đươc đề
cập đến ở nhiều cuốn sách , nhiều bài viết nhưng chưa ai chỉ rõ giảng dạy theo
phương pháp đọc hiểu, đặc biệt là đọc hiểu các tác phẩm Thơ mới . Vì vậy đề tài
mạnh dạn đề xuất để tìm ra cách tiếp nhận Thơ mới theo đọc hiểu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Đề tài đặt ra 2 nhiệm vụ lớn đối với người nghiên cứu.
+ Nghiên cứu, khảo sát các tài liệu về tiếp nhận văn chương theo phương pháp
đọc hiểu.
+ Vận dụng đọc hiểu các tác phẩm Thơ mới (1932-1945).
4. Đối tượng nghiên cứu.
Với đề tài này chúng tôi tập trung nghiên cứu.
- Lý thuyết chung về tiếp nhận văn chương, vấn đề loại thể, đặc trưng loại thể
trữ tình ( thời Thơ mới 32- 45); lý thuyết đọc – hiểu và vận dụng trong giảng
dạy ở nhà trường phổ thông.
- Tư liệu nghiên cứu

+ Thơ mới ( giai đoạn 1932 – 1945)
+ Các tài liệu có liên quan.

Đỗ Thị Hạnh

7 K29H - Khoa Văn - ĐHSP 2


Khoá luận tốt nghiệp

5. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu lý thuyết: hệ thống, so sánh, đối chiếu
- Thực nghiệm các giáo án.
6. Cấu tạo đề tài.
Gồm 3 phần
- Phần mở đầu.
+ Lý do chọn đề tài

+ Đối tượng nghiên cứu

+ Lịch sử vấn đề

+ Phương pháp nghiên cứu

+ Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Cấu tạo đề tài

- Phần nội dung.
+ Chương 1: Cơ sở lý luận

 Vấn đề tiếp nhận văn học
 Thể loại với vấn đề tiếp nhận văn học
 Đọc – hiểu
+ Chương 2: Đọc hiểu các tác phẩm Thơ mới
 Thơ trữ tình
 Đặc trưng của thơ trữ tình giai đoạn 1932 – 1945
 Đọc hiểu Thơ mới
+ Chương 3: Giáo án thực nghiệm
 Tình trạng giảng dạy tác phẩm Thơ mới trong trường phổ thông
 Cơ sở đọc hiểu Thơ mới
 Thiết kế giáo án
- Phần kết luận.

Đỗ Thị Hạnh

8 K29H - Khoa Văn - ĐHSP 2


Khoá luận tốt nghiệp

Phần nội dung
Chương 1 : Cơ sở lý luận
1. Vấn đề tiếp nhận văn học.
1.1.Tiếp nhận văn học
Theo “từ điển tiếng Việt 2005” ( Hoàng Phê chủ biên ): “Tiếp nhận là đón
cái từ người khác, nơi khác chuyển giao đến”.
Còn tiếp nhận văn học được hiểu như sau.
Theo giáo trình Lý luận văn học ( Đại học sư phạm Hà Nội ) : Tiếp nhận
văn học là giai đoạn hoàn tất quá trình sáng tác, giao tế văn học. Thực chất quá trình
sáng tác là quá trình chuyển cảm xúc đến bạn đọc cộng hưởng cảm xúc đó.

Tiếp nhận văn học được hình thành từ mỹ học tiếp nhận hay còn gọi là lý
thuyết tiếp nhận, một trong những thành tựu của ngành xã hội học nghệ thuật.
Phương hướng nghiên cứu xã hội học văn học mà vấn đề nổi lên hàng đầu là giao
tiếp văn học với những nhà khoa học Tiệp Khắc như Đôn xen và Micô với các nhà
khoa học Ba Lan Ingacđen và Glôvianki, họ đã tìm hiểu khả năng khác nhau để
lĩnh hội, lý giải tính chân thực của tác phẩm văn học. Tư tưởng khoa học của
Glôvianki trong công trình. “Người tiếp nhận trong cấu trúc tác phẩm văn học”
được đánh giá là điểm xuất phát của việc nghiên cứu phân loại độc giả và phân tích
những điều kiện mà giao tiếp văn học xảy ra.
Vẫn xoay quanh vấn đề tiếp nhận văn học, theo Nguyễn Thanh Hùng đó là “
Quá trình đem lại cho người đọc sự hưởng thụ và hứng thú trí tuệ hướng vào hoạt
động để củng cố phát triển một cách phong phú những khả năng thuộc thế giới tinh
thần và năng lực cảm xúc của con người trước đời sống”
Tiếp theo cách hiểu đó, theo “ Từ điển thuật ngữ văn học” ( Lê Bá Hán, Trần
Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi) quan niệm: “ Tiếp nhận văn học là hoạt động chiếm
lĩnh các giá trị tư tưởng thẩm mĩ của tác phẩm văn học bắt đầu từ cảm thụ văn bản
ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng cảm hứng, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ
tác giả đến sản phẩm sau khi đọc”.

Đỗ Thị Hạnh

9 K29H - Khoa Văn - ĐHSP 2


Khoá luận tốt nghiệp

Những quan niệm trên đã thâu tóm tương đối đầy đủ bản chất của qúa trình
tiếp nhận. Có thể thấy rằng tiếp nhận văn học chính là cuộc giao tiếp ngầm giữa độc
giả và tác giả - cuộc giao tiếp văn học. Và nói như Nguyễn Thanh Hùng: “ Thực
chất của hành động giao tiếp văn học là sự gặp gỡ tiếp xúc giữa người đọc và hình

tượng văn học”. Hình tượng văn học không chỉ xuất hiện với tư cách là “ phương
tiện giao tiếp” và còn là “chủ thể giao tiếp”.
Quá trình tiếp nhận văn học là qúa trình đi ngược lại hành trình sáng tác của
nhà văn mà như đã nói hình tượng tác phẩm là điểm gặp gỡ và tạo nên mối đồng
cảm thẩm mĩ giữa người sáng tác và người thưởng thức. Với tư cách là người tiếp
nhận, người đọc phải tham gia với tất cả tâm hồn, trí tuệ hứng thú và nhân cách, tri
thức và sáng tạo.
1.2 . Phương pháp sáng tác của nhà văn
Nhà văn với tư cách là người nghệ sĩ ngôn từ “họ chính là người sáng tác và
biểu diễn nghệ thuật, họ có năng khiếu nổi trội, và sự sáng tác biểu diễn của họ có
tính chất chuyên nghiệp. Nghệ sĩ ngôn từ là người chuyên sáng tác văn thơ, có tài
năng và có tác phẩm có giá trị được mọi người thừa nhận”
(Lý luận văn học)
Trong 4 thành tố tạo nên quá trình sáng tác và thưởng thức văn học ( thời đại –
nhà văn – tác phẩm – bạn đọc) thì nhà văn với tư cách là chủ thể sáng tạo giữ vai trò
quan trọng nhất.
Trong quá trình sáng tạo văn chương, mỗi nhà văn tự tìm cho mình một cách
làm riêng, mà nói như Tố Hữu:” Mỗi người có cách làm của mình, cách sáng tạo
của mình không ai bắt chước được”. Puskin – Nhà thơ Nga vĩ đại chỉ có thể tuôn
chảy dòng cảm xúc ngọt ngào khi sống giữa chốn thôn quê, thả hồn mình nơi miền
quê yên ả. Laphôngten thích được viết ngoài trời, giữa không gian bao la, những
cũng có cách viết như Gớt khoá trái cửa phòng, thoát ly vợ con để nhập tâm vào
trang giấy.
Quá trình sáng tác của nhà văn có thể khái quát hoá bằng sơ đồ sau: Hình
thành ý đồ – Thu thập tư liệu – Lập sơ đồ – Viết – Sửa chữa. Muốn vậy ngay từ đầu
nhà văn phải có sự quan sát. Hoạt động quan sát đó diễn ra trên 2 bình diện song
song: Quan sát đối tượng thẩm mĩ khách quan nảy sinh trong thời đại và quan sát

Đỗ Thị Hạnh


10 K29H - Khoa Văn - ĐHSP 2


Khoá luận tốt nghiệp

nhu cầu thị hiếu thẩm mĩ của bạn đọc. Hoạt động đó một mặt để nhà văn tìm được
đối tượng viết tác phẩm, mặt khác tác phẩm ấy ra đời đáp ứng nhu cầu thực tế.
Văn học là tấm gương phản ánh đời sống, gắn sát với đời sống, nói như Tố
Hữu: “ Văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời, văn học sẽ
không là gì cả nếu không vì cuộc đời. Cuộc đời sẽ là nơi xuất phát và đi tới của văn
học”. Nhà văn “ Nguyện làm người thư ký trung thành của thời đại”. (Chữ dùng của
Ban zăc). Nhưng phải hiểu thấu đáo hiện thực trong tác phẩm không hoàn toàn
trùng khít với hiện thực ngoài đời, bởi hiện thực ấy phản chiếu thông qua lăng kính
chủ quan của người nghệ sĩ. Nếu trong kịch xoay quanh những mâu thuẫn, xung đột
đời sống, thì trong thơ đó là dòng chảy tâm trạng.
Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hoàn cũng nói rất kỹ về quá trình sáng tạo của nhà văn,
đó là một quá trình tư duy ngôn ngữ thầm lặng, là cả một quá trình gian khổ tìm tòi
ý tứ, thổi hồn vào từng câu từng chữ, nó được ví như những người lọc quặng
Radium đầy khổ luyện. Nhà văn không chỉ đơn thuần liệt kê vốn sống, ghi lại thứ tự
sự kiện hay mô tả cảm xúc của con người. Lao động của nhà văn là một qúa trình
khổ luyện và công phu thông qua khả năng cảm thụ đời sống, sự hồi tưởng, óc
tưởng tượng phong phú.
Con đường sáng tạo đầy khổ ải cũng như niềm vui huy hoàng bất tận trong
cuộc đời tác giả đã thức tỉnh sự quan tâm thiết tha của độc giả đối với sự sáng tạo
của nghệ sĩ.
1.3.

Cơ chế của hoạt động tiếp nhận.

a) Đọc văn bản.

Hoạt động sáng tạo của nhà văn là một qúa trình, vì vậy để tiếp nhận tác phẩm
đòi hỏi cũng cần diễn ra theo quy trình nhất định. Đọc chính là sự khởi đầu cho quy
trình ấy. Văn bản tồn tại khách quan vì nó là sản phẩm do nhà văn sáng tạo, đó là
một tập hợp các ký hiệu ngôn ngữ, vì vậy người đọc chỉ có thể tiếp nhận tác phẩm
khi giải mã được các ký hiệu ngôn ngữ ấy. Hoạt động đọc không chỉ mở đầu cho sự
tiếp nhận mà đọc tìm hiểu tác phẩm, tìm ra ý nghĩa mới, con người mới.
b). Phân tích.
Tác phẩm văn học là một chỉnh thể thống nhất, trọn vẹn về nội dung hoàn
chỉnh về hình thức. Phân tích tác phẩm nghĩa là chia nhỏ tác phẩm thành từng phần

Đỗ Thị Hạnh

11 K29H - Khoa Văn - ĐHSP 2


Khoá luận tốt nghiệp

rồi sau đó tổ hợp lại. Nhờ việc tháo gỡ mối tương quan tưởng như không thể tách
rời ấy sau khi phân cắt, tổng hợp sẽ giúp cho người đọc có cái nhìn sâu sắc, nhiều
chiều đối với tác phẩm.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý trong hoạt động phân tích này, không phải chỗ
nào cũng chia cắt nhỏ ra mà cần phải xác định được đâu là trọng tâm. Phải lựa chọn
ra những yếu tố bản sắc của tác phẩm, biết đi sâu vào cảm xúc mãnh liệt, trung thực
nhất trong thế giới nội tâm, vượt qua sự đầy đủ, quen thuộc sáo mòn, để kiếm tìm
sự súc tích của ngôn ngữ nghệ thuật.
c). Cắt nghĩa.
Đây được coi là hoạt động quan trọng trong cơ chế tiếp nhận tác phẩm văn
chương, bao hàm đánh giá cả tác phẩm hoặc các phần nhỏ của tác phẩm.
Cắt nghĩa theo gốc La tinh có nghĩa là giải thích có suy nghĩ. Cắt nghĩa
trong ngành khoa học phương pháp giảng dạy Văn học được đánh giá một cách có

cơ sở là điều kiện then chốt để dạy học văn có hiệu quả.
Bắt đầu từ việc giảng dạy ý nghĩa của chi tiết, hình ảnh để tiến tới việc cắt
nghĩa hình tượng, cao hơn là cắt nghĩa tác phẩm. Mỗi cá nhân tiếp nhận tác phẩm có
cách cắt nghĩa lý giải riêng. Nó tạo ra cái nhìn đa chiều đối với tác phẩm văn học.
Nó cũng là cơ sở đánh giá mức độ hiểu tác phẩm, bởi chỉ có hiểu mới cắt nghĩa
được.
d). Bình giá.
Đây là hoạt động cuối cùng trong việc tiếp nhận tác phẩm. Bình là hoạt động
mang tính chủ quan, nó là công việc người đọc bày tỏ thái độ đánh giá của mình.
Lời bình bao giờ cũng có đặc điểm giàu cảm xúc, có hình ảnh, khả năng tạo
nên rung động cho người nghe( dẫn dụ người nghe).
Hoạt động bình phụ thuộc vào khả năng tiếp nhận, thái độ, quan hệ của bạn
đọc đối với tác phẩm và nhà văn. Nó cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng của
môi trường xã hội và những yếu tố ảnh hưởng đến vị trí, uy tín của tác giả.
1.4. Những khó khăn khi tiếp nhận.
Bạn đọc tiếp xúc với tác phẩm trước hết là tiếp xúc với một tập hợp kí hiệu
ngôn ngữ. Để tiếp nhận cảm thụ được tác phẩm gặp không ít khó khăn, người ta
gọi những khó khăn đó là “khoảng cách chuyên chế”

Đỗ Thị Hạnh

12 K29H - Khoa Văn - ĐHSP 2


Khoá luận tốt nghiệp

- Khoảng cách về ngôn ngữ (trong tác phẩm đó là ngôn ngữ của tác giả dù đó
có thể là lời tác giả hoặc lời nhân vật) , để ngôn ngữ đến với bạn đọc phải diễn ra
tuần tự nhiều quá trình . Ngôn ngữ đọc và ngôn ngữ người làm ra tác phẩm không
bao giờ trùng khớp, đó chính là khoảng cách mà người đọc cần phá bỏ để đến với

tác phẩm .
- Khoảng cách tâm lý: phụ thuộc vào tâm lý của tác giả, tâm lý của người tiếp
nhận và tâm lý thời đại ( tác phẩm thuộc thời đại nào, nhà văn chịu sự chi phối của
thời đại đó, đồng thời còn phụ thuộc vào thời đại mà bạn đọc đang sống)
- Khoảng cách lịch sử : lịch sử được phản ánh trong tác phẩm, lịch sử phản ánh
với lịch sử ra đời của tác phẩm ; khoảng cách thời đại mà tác phẩm ra đời.
Những khó khăn đó tạo ra một khoảng cách lớn giữa bạn đọc –tác phẩm- tác
giả.Vậy làm thế nào để khắc phục được những khó khăn này? Có thể thấy rằng có
rất nhiều cách, rất nhiều biện pháp đều nhằm mục đích khắc phục những khó khăn
này, song có một con đường được coi là hữu ích nhất đó là đọc và tiếp nhận tác
phẩm trên cơ sở loại thể.
2. Loại thể với vấn đề tiếp nhận tác phẩm văn học.
2.1. Loại thể.
Thể loại tác phẩm văn học là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác
phẩm,trong đó ứng với một loại nội dung nhất định có một loại hình thức nhất định
tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể.
Thực chất của loại thể là hai khái niệm loại và thể
- Loại : phương thức mà nhà văn sử dụng để tạo ra hình tượng nghệ thuật
của tác phẩm
Quan niệm truyền thống chia văn học thành ba loại : tự sự, trữ tình, kịch.
-Thể : là phương thức tổ chức hình thức ngôn ngữ của tác phẩm.
Thể loại là yếu tố không thể thiếu đối với tác phẩm văn chương. Tác phẩm
văn học dù phong phú đa dạng đến đâu cũng thuộc vào một thể loại nào đó và chịu
sự quy định bởi đặc trưng chung của thể loại ấy.
2.2. Sự phân chia thể loại.

Đỗ Thị Hạnh

13 K29H - Khoa Văn - ĐHSP 2



Khoá luận tốt nghiệp

Văn học được chia thành ba loại cơ bản, căn cứ vào phương thức phản
ánh hiện thực và biểu hiện tư tưởng của hình tượng đã được nêu lên rất sớm ngay
trong lí luận thời kì cổ đại, người đặt nền móng là Aristôt.
Theo sự phân chia truyền thống ba loại tự sự, trữ tình, kịch đã được giáo
sư Trần Thanh Đạm chứng minh rất phù hợp với bản chất, chức năng của văn học,
cho nên đó cũng là sự phân chia khái quát nhất .
Trong mỗi loại lại được chia thành các thể nhỏ:
- Loại tự sự :
+ Tự sự dân gian : thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười
+ Tự sự trung, hiện đại: truyền kì, tiểu thuyết, truyện, kí.
- Loại trữ tình:
+ Trữ tình dân gian: Tục ngữ, ca dao dân ca, câu đố .
+ Trữ tình trung, hiện đại: Thơ cổ thể truyền thống, thơ tự do.
- Kịch:
+ Sân khấu dân gian : chèo, tuồng, múa rối.
+ Kịch hiện đại: bi kịch, hài kịch.
2.3.Tiếp nhận văn học theo đặc điểm thể loại .
Luận điểm trả lời cho câu hỏi vì sao chọn thể loại ?
Nhà văn sáng tác theo loại thể thì người đọc cũng phải cảm thụ theo loại
thể và người giảng dạy cũng phải giảng dạy theo loại thể, bởi lẽ đây là phương thức
nhà văn sử dụng sáng tạo nên tác phẩm, sáng tạo nên hình tượng chứa đựng thẩm
mĩ mà ta cần khám phá, chiếm lĩnh.
Lý thuyết về thể loại có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động dạy học tác
phẩm trong nhà trường. Nó được sử dụng như là công cụ trong hoạt động tiếp nhận
tác phẩm. Nó không phải là công cụ vạn năng để khám phá tác phẩm nhưng là công
cụ quan trọng trong việc chiếm lĩnh tác phẩm .
Những đặc điểm thể loại có ảnh hưởng quyết định tới việc lựa chọn con

đường của việc tiếp nhận tác phẩm .
Hơn nữa thể loại mang tính quy luật ổn định nhưng có mối quan hệ với tất cả
các phương diện khác của văn học: quan hệ chặt chẽ với lịch sử văn học, quan hệ

Đỗ Thị Hạnh

14 K29H - Khoa Văn - ĐHSP 2


Khoá luận tốt nghiệp

chặt chẽ với dân tộc, quan hệ với phong cách thời đại cá nhân nghệ sĩ, có quan hệ
với cả phương pháp sáng tác .
Với tất cả lý do trên, loại thể được quan tâm và được coi là cách tiếp cận tác
phẩm văn chương hiệu quả . Một vấn đề đặt ra đọc theo loại thể là đọc như thế
nào? Nội dung này được triển khai làm rõ trong các phần tiếp theo.
3.Đọc – hiểu .
3.1.Khái niệm đọc hiểu.
Đọc hiểu xuất hiện từ thời loài người sáng tạo ra chữ viết để ghi lại các hiện
tượng tự nhiên, xã hội, những tư tưởng, tình cảm.
Theo “từ điển tiếng Việt 2005’’ (Hoàng Phê chủ biên), đọc có mấy nghĩa sau
đây:
+ Phát thành lời những điều đã được viết ra theo đúng trình tự .
+ Tiếp nhận nội dung của một tập hợp kí hiệu bằng cách nhìn vào tập
hợp kí hiệu đó .
+ Hiểu thấu bằng cách nhìn vào những biểu hiện bề ngoài .
Có thể hiểu một cách khái quát đọc là một hoạt động (người). Đó là một hoạt
động mang tính văn hoá, phản ánh đời sống văn minh của loài người .
Đọc là một hoạt động để con người lĩnh hội tri thức, để làm giàu vốn sống, hoàn
thiện nhân cách của mình .

Đọc là một hoạt động diễn ra ở tất cả các lĩnh vực , sinh hoạt giao tiếp, hoạt động
nghiên cứu và được sử dụng ở tất cả các ngành chuyên môn.
Cũng theo “từ điển tiếng Việt”, hiểu có mấy nghĩa sau đây:
+ Hiểu có nghĩa là nhận ra bản chất, lí lẽ của cái gì bằng sự vận dụng trí tuệ .
+ Biết được ý nghĩa quan điểm, tình cảm của người khác .
Vậy hiểu là mục đích hướng tới, mục đích trực tiếp của học. Nhưng hiểu không
phải là mục đích cuối cùng của việc học Ngữ văn, mà mục đích cuối cùng của việc
học Ngữ văn là để hiểu biết, để sống, để làm việc và để chung sống với mọi người .
3.2.Mối quan hệ giữa đọc – hiểu .
Nói đọc hiểu hay đọc để hiểu không chỉ là thói quen phát ngôn có tính thuận
miệng mà đó còn là vấn đề có tính nguyên lý. Đọc và hiểu có mối quan hệ chặt chẽ

Đỗ Thị Hạnh

15 K29H - Khoa Văn - ĐHSP 2


Khoá luận tốt nghiệp

với nhau và như cách nói của Nguyễn Trọng Hoàn trong “tiếp cận văn học” thì đó
là mối quan hệ nhân quả và đó cũng là mối quan hệ biện chứng, hiểu để học tốt hơn.
Nhằm tiếp cận và xử lý thông tin, hoạt động đọc hiểu xảy ra theo cơ chế tác
động hữu cơ giữa hai thành tố chính : chủ thể (người đọc ) và đối tượng (tác phẩm).
Đọc hiểu văn bản là hoạt động trung tâm trong dạy học văn đổi mới. Khái
niệm đọc hiểu không diễn tả tách rời giữa đọc và hiểu. Đọc hiểu văn bản là hoạt
động đọc văn một cách nghiêm túc, có cảm xúc, nghiền ngẫm, tưởng tượng, liên
tưởng .
Khái niệm đọc hiểu mang những định hướng dạy học cụ thể và tích cực hơn
so với khái niệm tìm hiểu hay phân tích trong các giáo án trước đây. Nó đòi hỏi
người đọc có thái độ chủ động, tích cực, và sáng tạo trong đọc văn bản.

3.3. Đọc – hiểu là con đường đặc trưng trong tiếp nhận văn học.
Văn học là một loại sách giáo khoa về đời sống , tiếp nhận tri thức văn học do
đó cũng là tiếp nhận loại tri thức đem lại cho con người hiểu biết đời sống sâu rộng
hơn, khả năng cảm nhận đời sống tinh nhạy hơn. Là một trong bảy hình thái nghệ
thuật, văn học phản ánh cuộc sống con người và biểu đạt điều đó bằng hình tượng
Nhưng hình tượng văn học không hoàn toàn giống như hình tượng âm nhạc, hội hoạ
hay điêu khắc. Sở dĩ có sự khác nhau đó là do mỗi loại hình nghệ thuật sử dụng một
chất liệu riêng. Hội hoạ dùng màu sắc, đường nét. Âm nhạc dùng âm thanh, giai
điệu. Điêu khắc dùng hình khối. Riêng văn học lấy một chất liệu đặc biệt, đó là
ngôn từ.
Vì vậy muốn có được tri thức văn học thì con người không thể không tiếp xúc
trực tiếp với tác phẩm, muốn thế phải đọc tác phẩm, đó là con đường quan trọng
không thể thiếu. Việc đọc văn tiêu biểu đến mức người đến với văn học được gọi là
độc giả. Một lần nữa cần khẳng định đọc văn, tri giác văn bản là con đường đầu
tiên, con đường không thể thay thế trong khám phá tác phẩm .
Đọc văn chính là hoạt động giao tiếp giữa người học với tác giả thông qua văn
bản, làm cho khoảng cách giữa người đọc với tác phẩm được rút ngắn. Đọc tác
phẩm là biến chữ viết thành lời nói sinh động, biến dòng chữ vô hình thành dòng
chữ hữu hình, từ đó giúp học sinh đi sâu vào thế giới hình tượng, thế giới cảm xúc
làm chúng hiện lên trong suy nghĩ của người học .

Đỗ Thị Hạnh

16 K29H - Khoa Văn - ĐHSP 2


Khoá luận tốt nghiệp

Đọc văn là một hoạt động phân tích tổng hợp phức tạp, thông qua hoạt động đó
nội dung, ý nghĩa chứa đựng trong từ và câu được thể hiện trong hình tượng ngôn

ngữ .
Đọc văn thể hiện năng lực tái tạo âm thanh, năng lực nhận thức những đơn vị
thống nhất về cú pháp và năng lực tạo nên âm điệu thích hợp với tác phẩm .
Đọc sẽ làm âm vang lên những tín hiệu của cuộc sống mà nhà văn gửi gắm .Âm
vang của người đọc kích thích quá trình tri giác, tưởng tượng tái hiện hình ảnh .
Cảm xúc bắt đầu từ đọc và được duy trì phát triển trong quá trình đọc. Đọc cũng
nhằm mục đích cắt nghĩa văn bản. Chỉ có khi đọc, văn bản văn học mới trở thành
tác phẩm văn học.

Đỗ Thị Hạnh

17 K29H - Khoa Văn - ĐHSP 2


Khoá luận tốt nghiệp

Chương2 : Đọc – hiểu thơ trữ tình hiện đại giai đoạn 1930 - 1945.
1.Thơ trữ tình .
1.1.Quan niệm về thể loại trữ tình .
Loại hình trữ tình được định nghĩa sớm nhất bởi Aristôt. Ông cho rằng đó là
phương thức mô phỏng hiện thực “ cái mà người ta mô phỏng vẫn là cái bản thân
anh ta không thay đổi bộ mặt của mình’’(Nghệ thuật thi ca)
Kế thừa quan điểm ấy Biêlinxki trong bài báo “sự phân chia thơ ra loại và
kiểu” đã khẳng định “ loại trữ tình gồm các tác phẩm thông qua sự bộc lộ tình cảm
của tác giả mà phản ánh hiện thực. Tác giả trực tiếp bộc bạch những tình cảm yêu
ghét của mình trước cuộc sống’’.
Khái niệm trữ tình xuất hiện từ lâu dưới dưới sự tổng hợp các loại văn bản như
ca khúc, thánh ca, điếu ca, tụng ca, thơ không vần và ba lát của phương Tây.
Hêghen đã cắt nghĩa văn học trữ tình là tổng thể cảm xúc và trí tưởng tượng chủ thể
tự diễn đạt .

Theo “từ điển Hán Việt’’: Trữ tình là bày tỏ tình cảm. Tác phẩm trữ tình là tác
phẩm bày tỏ tình cảm .
Nội dung phương thức trữ tình trong văn học nói chung đòi hỏi một hình thức
thể hiện phù hợp tương ứng. Lời văn của tác phẩm trữ tình có thể được viết bằng
thơ hoặc văn xuôi, nhưng thơ vẫn là tổ chức ngôn từ hợp lý nhất . Thơ cũng là loại
hình nghệ thuật ra đời sớm nhất, tồn tại bền vững và là thể loại tiêu biểu cho văn
chương nghê thuật nói chung. Vậy thơ là gì?
1.2.Thơ- thơ trữ tình hiện đại .
a)Thơ.
Nói như Trần Thanh Đạm , có những hiện tượng rất quen thuộc, người ta nhắc
nhở nghe nói hàng ngày, nhưng khi phải tìm cho nó một định nghĩa chính xác thì lại
rơi vào lúng túng . Trong văn học thì thơ là một hiện tượng như vậy .
Đã có rất nhiều định nghĩa, quan niệm khác nhau về thơ:
- Trong mối quan hệ với hiện thực khách quan có những quan niệm như:

Đỗ Thị Hạnh

18 K29H - Khoa Văn - ĐHSP 2


Khoá luận tốt nghiệp

+ “Thơ là biểu hiện con người và thời đại một cách cao đẹp . Đó là những
viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời’’.(Sóng Hồng )
+ “ Cái đẹp là cuốc sống. Thơ là cái đẹp”(Tsecnưsepxki)
+ Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện cổ tích do chính cuộc
đời viết ra”(Anđecxen)
- Nhấn mạnh yếu tố cảm xúc trong thơ:
+ “ Thơ là điệu hồn đi tìm hồn đồng điệu”(Tố Hữu)
+ “Thơ là hiện thân cho những gì thầm kín nhất của con tim và thiêng liêng

nhất của tâm hồn con người’’(Lamactin)
+ “Thơ là nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả”(Vônte)
- Nhấn mạnh yếu tố nghệ thuật trong thơ:
+ “Thơ là hình thái nghệ thuật cao quý tinh vi”(Sóng Hồng)
+ “Thơ là tiếng nói hàm súc và dũng cảm . Tiếng nói ấy được diễn đạt bằng
ngôn ngữ đặc biệt, ngôn ngữ thơ”(Hà Minh Đức)
-

- Những quan niệm dung hoà được cả ba yếu tố nghệ thuật, cảm xúc, hiện thực:
+ “ Thơ, tình là gốc, lời là ngọn, âm thanh là hoa, nghĩa là quả” (Bạch Cư Dị).
+ “Anh phải đi sâu vào tâm hồn cá biệt của anh để nói cái to tát của xã hội ,
cái tốt đẹp của chế độ và nói bằng ngôn ngữ thật hay”(Xuân Diệu)
Cũng có những quan niệm không bình thường về thơ.
+ “Thơ là tiếng kêu rên thảm thiết của một linh hồn thương nhớ ước ao trở lại
trời, nơi đã ngàn kiếp sống vô thuỷ vô chung với những hạnh phúc bất tuyệt”(Hàn
Mặc Tử)
+ “Thi sĩ không phải là người. Đó là người mơ người say, người điên. Nó là
tiên là yêu, là ma, là quỷ”(Chế Lan Viên )
Theo từ điển văn học : “Thơ là một hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc
sống, thể hiện những tâm trạng, cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu
hình ảnh và nhất là có nhạc điệu”
Với cách hiểu trên thơ là hình thái nghệ thuật cao quý tinh vi. Người làm thơ
phải mang trong lòng một cảm xúc mãnh liệt, nồng cháy. Tình cảm ấy được diễn
đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhịp điệu
khác thường .

Đỗ Thị Hạnh

19 K29H - Khoa Văn - ĐHSP 2



Khoá luận tốt nghiệp

b) Thơ trữ tình hiện đại .
- Thơ trữ tình .
Tiếng Hi Lap là liricos- hát dưới đàn . Như vậy sinh mệnh của thơ trữ tình là
âm điệu. Nó ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt – sự giao cảm linh diệu giữa con người
và tự nhiên, xã hội vào giây phút có sự thăng hoa của tình cảm .
Thơ trữ tình xuất hiện vào lúc tâm linh cao sáng, cái chủ quan biểu hiện thật
nhất để vươn tới xung quanh .
- Khái niệm hiện đại: Thuật ngữ hiện đại xét trong phạm vi văn học Việt Nam
chính là quá trình hiện đại hoá của văn học kéo dài từ 1932 đến nay và trải qua
nhiều giai đoạn khác nhau .
Thơ trữ tình hiện đại đăt trong mối quan hệ với lịch sử văn học. Qua mỗi thời
kì lịch sử thể loại trữ tình có sự thay đổi. Trong văn học Việt Nam thơ trữ tình hiện
đại được tính bắt đầu từ Thơ mới, thơ kháng chiến, thơ sau 1975. Đề tài nghiên cứu
phần Thơ mới (1932- 1945)
1.3. Khái quát về Thơ mới.
ảnh hưởng của văn hoá phương Tây, sự ra đời của các đô thị cùng với sự hiện
diện đầy đủ của cái tôi cá nhân đã tạo tiền đề cho sự ra đời của phong trào Thơ mới
. Sự ra đời đó cũng nằm trong quy luật tất yếu sự vận động nội tại của nền văn học
Thuật ngữ Thơ mới được hiểu là danh từ riêng chỉ một phong trào thơ ca phát triển
mạnh mẽ 1932- 1945. Người mở đầu cho phong trào Thơ mới là Phan Khôi, Thế Lữ
Trong đó Phan Khôi với bài thơ “tình già” được đánh giá là “ một tiếng chuông
cảnh tỉnh làng thơ giữa lúc đang triền miên trong cõi chết”(Lưu Trọng Lư)
Ban đầu thuật ngữ Thơ mới đựơc dùng để chỉ một loại thơ để phân biệt với
thơ cũ( cần phải hiểu thơ cũ ở đây không bao hàm thơ ca cổ điển, mà đó là thứ thơ ý
tứ sáo rỗng, không có gì mới mẻ được sáng tác vào khoảng năm 1932), về thực chất
nó là thứ thơ cặn bã của một lối thơ đã đến lúc tàn . Sau này Thơ mới gắn với quan
niệm là sự đổi mới thơ ca về cả nội dung và hình thức. Yếu tố cốt lõi chính là ở nội

dung thơ mà theo Hoài Thanh : “Thơ mới chính là ở tinh thần thơ”, đó chính là quá
trình thơ ca đi từ chữ “ta” đến chữ “tôi”
Đóng góp của phong trào Thơ mới đối với sự phát triển của thơ ca dân tộc
được tìm hiểu ở hai khía cạnh nội dung và hình thức .

Đỗ Thị Hạnh

20 K29H - Khoa Văn - ĐHSP 2


Khoá luận tốt nghiệp

Về hình thức: Lúc đầu Thơ mới là thơ tự do, đối lập với thơ cũ về niêm, luật,
vần, đối, lời thơ thể hiện rõ tính chất văn xuôi. Thơ mới mang lại một dáng dấp
mới, đem lại linh hồn và sức sống cho thơ ca. Nó đã làm một cuộc cách tân về
phương diện thi pháp , thể thơ và hình thức thể hiện .
Về nội dung: Sau khi tiến hành đổi mới về hình thức Thơ mới tiến hành đổi
mới về nội dung. Đó là đổi mới linh hồn, đổi mới cảm xúc, đổi mới quan niệm thẩm
mĩ .Đó là cái nhìn trẻ trung ngạc nhiên của cái tôi cá nhân giống như một con bướm
non vừa thoát khỏi ổ kén của mình. Thơ mới được nhìn bằng chính cặp mắt xanh
non của mình.
Thơ mới làm một cuộc cách mạng lớn lao trong trong thơ ca dân tộc nhưng
không hoàn toàn tách rời khỏi nguồn mạch dân tộc, ngược lại nó đã kế thừa thơ ca
truyền thống, trong đó có cả thơ ca trung đại và dân gian để chứng tỏ sức sống của
mình.
2. Đặc trưng của thơ trữ tình hiện đại giai đoạn 1930 – 1945
2.1.Đặc trưng của thơ trữ tình.
a) Đặc điểm nội dung.
Nội dung là mối quan hệ nhất định của con người đối với các hiện tượng đời
sống được miêu tả trong tác phẩm. Nó là toàn bộ cuộc sống được ý thức cảm nhận

và đánh giá, đồng thời là sự đánh giá ý thức và thái độ của nhà văn. Nói như vậy để
thấy rằng nội dung của tác phẩm văn học là một thể thống nhất giữa các khách
quan và cái chủ quan. Nó vừa phản ánh vừa tái hiện đời sống khách quan, vừa bộc
lộ cảm xúc, lý tưởng nhiệt hứng, lý tưởng của tác giả trước các hiện tượng đời
sống.
Tuy nhiên ở mỗi loại văn khác nhau, nội dung được biểu hiện khác nhau. Nếu
như trong tác phẩm truyện nội dung phong phú đa dạng, khám phá cả cái bên trong
và cái bên ngoài tạo nên một hiện thực cuộc sống phong phú; Trong kịch đó là sự
miêu tả xung đột, tập trung miêu tả ở dòng xoáy của nó, thì trong thơ đó là dòng
cảm xúc bên trong của nhân vật trữ tình. Trong thơ không thuật lại, tái hiện lại đời
sống khách quan mà nội dung ấy được thể hiện thông qua nhân vật, để nhân vật
trực tiếp bày tỏ tình cảm.

Đỗ Thị Hạnh

21 K29H - Khoa Văn - ĐHSP 2


Khoá luận tốt nghiệp

ở mỗi giai đoạn khác nhau, nội dung trữ tình có những đặc điểm khác nhau.
Nếu thơ trung đại, tập trung miêu tả cái nhìn quy phạm, với tư tưởng “ văn dĩ tải
đạo”, “thi dĩ ngôn chí”, là khát vọng của những con người mang tầm vóc lịch sử,
đó là khát vọng kinh bang tế thế, phò vua giúp nước. Nói cách khác cái tôi ở đây
không có đất sống, nó đã chan hoà vào cái ta, cái chung cộng đồng. Đến thơ hiện
đại, tất cả những quy phạm gò bó ấy không còn. Các nhà thơ đã đi sâu vào từng
ngõ ngách tâm tư tình cảm của con người và tự bộc bạch thành thực. Đây là thời
đại của cái tôi vươn mình bứt phá, tự khẳng định.
b). Đặc điểm ngôn ngữ thơ trữ tình.
* Ngôn ngữ thơ bão hoà cảm xúc.

Nếu ngôn ngữ trong kịch, truyện gần với ngôn ngữ đời thương thì ngôn ngữ
thơ có sự đột phá, Ngôn ngữ thơ đưa chiều hướng của cảm xúc đạt tới giới hạn cuối
cùng. Lời thơ được chọn lọc, trau chuốt được gọt giũa cẩn thận, qua đó lắng đọng
cảm xúc, tâm tư tình cảm của nhà thơ một cách cặn kẽ, sâu sắc nhất. Bởi vậy ngôn
ngữ thơ là một kiểu cấu tạo đặc biệt của ngôn ngữ văn học.
Nhờ cấu tạo ngôn ngữ đặc biệt đó, thơ có thể diễn tả những điều hết sức cô
đọng, kết tinh mà nhiều khi các loại văn khác không nói được
* Ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính.
Nhịp điệu là một trong những yếu tố tạo nên nền nhạc cho câu thơ. Điệu là
chuỗi âm thanh cao thấp khác nhau, nhịp là sự phân cách chuỗi âm thanh ấy. Nếu
điệu thơ là dòng chảy thì nhịp thơ là thác ghềnh. Là thác ghềnh nên nước càng chảy
xiết“ Nhịp điệu là sức mạnh chủ yếu năng lượng chủ yếu của câu thơ”
(Maiacôpxki), hay nói như Sóng Hồng “ Thơ là thơ đồng thời là hoạ, là nhạc, là
chạm khắc theo một nét riêng”.
Mặt khác cấu tạo đặc biệt của ngôn ngữ thơ góp phần tạo nên sự hoà hợp
nhẹ nhàng, tức là tạo nên nhạc điệu của lời thơ. Thế giới nội tâm của nhà thơ không
chỉ được biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà còn được diễn tả bằng cả âm thanh,
nhịp điệu nữa.
Trong thơ trữ tình thể hiện:
+ Sự cân đối hài hoà.
+ Trùng điệp.

Đỗ Thị Hạnh

22 K29H - Khoa Văn - ĐHSP 2


Khoá luận tốt nghiệp

+ Trầm bổng.

* Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh.
Thế giới hình ảnh được thể hiện trong thơ hết sức đa dạng, phong phú. Tất cả
những hình ảnh từ gần gũi quen thuộc đến những hình ảnh độc đáo đã tạo nên sự
thú vị, hấp dẫn cho thơ.
c). Đặc điểm nhân vật trữ tình.
Nhân vật trữ tình là hình tượng người trực tiếp thổ lộ những suy nghĩ, những
cảm xúc, những tâm trạng trong tác phẩm.
Cần phân biệt nhân vật trữ tình và đối tượng tâm tình, đối tượng tâm tình
xuất hiện gián tiếp chi phối tâm trạng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Trong tác
phẩm thường chỉ có một nhân vật trữ tình. Đó là nhân vật giàu cảm xúc, xuất hiện
trong tác phẩm có nhu cầu tâm sự, giãi bày.
Nhân vật trữ tình không hành động, mọi tác động của đời sống chỉ khiến
nhân vật vui buồn mà không khiến nhân vật đó hành động.
Nhân vật trữ tình không xuất hiện khi cuộc sống sôi động với tất cả sự gay
cấn của nó mà xuất hiện khi cuộc sống đã lắng xuống.
Nhân vật trữ tình mang cảm xúc của một lớp người, ít nhiều gắn bó với cuộc
đời thực của tác giả.
2.1.Đăc trưng của Thơ mới.
Thơ mới mang đầy đủ những đặc trưng của loại hình trữ tình nói chung.
Nhưng bên cạnh đó có những đặc điểm riêng làm nên giá trị độc đáo, diện mạo
văn học một thời.
a). Về nội dung.
* Thoát khỏi quan niệm “ Thi dĩ ngôn chí”, “ văn dĩ tải đạo”, Thơ mới nhằm
trình bày cảm nhận của cái tôi cá nhân về cuộc sống.
Văn học trung đại nói tới đạo, chí, sùng cổ, tôn trọng, hướng tới quá khứ. Cái
đẹp ứng với quá khứ, ứng với bậc tiền nhân, liệt tổ, liệt tông. Thơ mới có quan
niệm khác và cho rằng thơ ca nhằm trình bày cảm nhận của con người về thế giới
xung quanh, về cuộc đời. Họ coi chức năng của văn học gần gũi với con người hơn
và dùng thơ ca để trình bày những quan niệm của mình về cuộc sống. Họ đề cao
cái tôi trữ tình cá nhân, thơ ca phải là tiếng lòng của mỗi cá thể. Cái đẹp của thơ ca


Đỗ Thị Hạnh

23 K29H - Khoa Văn - ĐHSP 2


Khoá luận tốt nghiệp

hiện đại là phản ánh tất cả những gì đang diễn ra muôn hình, muôn vẻ của thế giới
xung quanh, thế giới của hiện thực, hiện tại. Các bài thơ như “Cây đàn muôn điệu”
(Thế Lữ), “Cảm xúc”(Xuân Diệu ) là tuyên bố cho hướng đi mới của Thơ mới .
Thơ mới đã mở rộng ra thế giới tâm hồn phong phú của con người. Nó nói
được đầy đủ 1001 sắc điệu thẩm mĩ khác nhau trong thế giới tình cảm của con
người.
Thế giới cảm xúc trong Thơ mới cũng hết sức đa dạng, mỗi nhà thơ thể hiện
theo những cách khác nhau : buồn trong sáng như thơ Nguyễn Nhược Pháp, ngơ
ngác trong thơ Lưu Trọng Lư, ngậm ngùi dang dở trong thơ Nguyễn Bính, ảo não
như thơ Huy Cận, tha thiết nồng nàn như thơ Xuân Diệu….
Mỗi thời kỳ, văn học chọn cho mình đối tượng để giãi bày: Trong Thơ mới
không có nhiều cảnh đau khổ , lầm than mà chủ yếu là cái đẹp mong manh, huyền
diệu, đó chính là hiện thực tâm hồn.
* Trong mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể, Thơ mới ưu tiên tuyệt đối
cho thế giới nội cảm của chủ thể cá nhân .
Chỉ có ở thời hiện đại mới có phạm trù khách thể và chủ thể bởi ở thời trung
đại quan niệm “thiên địa nhân nhất thể” (con người – vũ trụ là một thể thống nhất,
con người là một phần của trời đất ), từ đó tìm ra sự hoà đồng trong thế giới. Họ
cho rằng mỗi con người đều tương ứng với một ngôi sao trên bầu trời, trong đó con
người chịu sự chi phối của vũ trụ. Từ đó người ta coi thiên nhiên không phải là
khách thể mà là chủ thể, thiên nhiên cũng có linh hồn, đạo lý, đẳng cấp như con
người. Từ đó bao giờ con người cũng ung dung, tự tại.

Đến thời hiện đại, tách thiên địa khỏi nhân, do đó con người thấy mình như
một thế giới độc lập để quan sát, nhìn ngắm thế giới xung quanh, cái tôi cá nhân
được tách khỏi thế giới, nhìn bằng con mắt riêng của mình. Cái tôi chủ thể tự xác
nhận mình có tư cách để quan sát, đánh giá thế giới, đồng thời cũng vừa tự quan
sát, soi ngắm chính mình. Do đó cái tôi Thơ mới có cảm giác cô đơn phải tự giễu
cợt mình, tự than cho thân phận mình , tự định nghĩa mình là ai. Toàn bộ Thơ mới
là câu trả lời “ta là ai ?”, “tôi là ai?”
+ Tôi chỉ là một khách tình si.
+ Tôi chỉ là một kiếp đi hoang .

Đỗ Thị Hạnh

24 K29H - Khoa Văn - ĐHSP 2


Khoá luận tốt nghiệp

+ Tôi chỉ là một cô hồn.
Thơ mới quan niệm cái đẹp gắn với cái buồn. Có thể nói Thơ mới đã giãi bày
mọi bí mật của cõi lòng riêng tư, từ nỗi buồn, sự trống trải cô đơn, những khao khát
phi chuẩn mực, những phút giây yếu đuối, sự thất vọng chán chường, cả những
ghen tuông và những thèm khát trần gian.
Các nhà thơ cổ chủ yếu vịnh cảnh, vịnh sử, tỏ chí, tỏ lòng mà ít nhìn trở lại thế
giới tâm linh, thế giới cảm giác của chính mình. Song chính thế giới thầm kín này
lại có tầm phổ biến khác là tính nhân loại hay tính người như Hoài Thanh nói: “Các
nhà Thơ mới lấy hồn mình để hiểu hồn người - đi vào hồn một người ta sẽ thấy hồn
nòi giống, đi sâu vào hồn nòi giống ta sẽ gặp hồn chung của loài người”. Cũng cần
khẳng định rằng Thơ mới có một ý thức mới về chủ thể sáng tạo, họ quan niệm “
Tôi là tôi, tôi khác người khác”. Cái tôi ấy đòi hỏi một biên độ mới của tự do.
Lòng rộng qua chẳng chịu khung nào hết

Chân tự do đạp phăng cả hàng rào
Như vậy Thơ mới đã tạo ra một kiểu thi nhân mới tức là một nhãn quan thơ
mới mẻ về con người và thế giới, đó là khát vọng biểu hiện của cái tôi.
 Quan niệm về vũ trụ và con người.
- Quan niệm về thời gian.
Thời gian là phạm trù của thế giới khách quan, nó có tính liên tuc ba chiều quá
khứ - hiện tại - tương lai. Trong văn học trung đại cái tôi chưa được thức tỉnh và
cũng chưa ý thức được thời gian, do đó người trung đại cho rằng thời gian không
mất đi, nên có một thái độ ung dung bình tĩnh đến chậm chạp .
Bước đi một bước giây giây lại dừng.
Mãn Giác Thiền Sư:
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai.
Trong phong trào Thơ mới các nhà thơ ý thức rất rõ về thời gian trong đó Xuân
Diệu là một dẫn chứng tiêu biểu. Nhà thơ có quan niệm về thời gian cũng hết sức
hiện đại, đó là thời gian một chiều, thời gian tuyến tính, một đi không trở lại. Do
vậy nó là vật cản trong mỗi đời người, thời gian đồng nghĩa với mất mát huỷ diệt.
Xuân Diệu nhận ra giới hạn của con người, cái giới hạn tưởng như vô phương vượt

Đỗ Thị Hạnh

25 K29H - Khoa Văn - ĐHSP 2


×