Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

NHỮNG Ý KIẾN ĐÓNG GÓP VỀ MÔ HÌNH MẠNG LƯỚI HỖ TRỢ GIẢI MÃ,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.33 KB, 19 trang )

NHỮNG Ý KIẾN ĐÓNG GÓP VỀ MÔ HÌNH MẠNG LƯỚI HỖ TRỢ GIẢI MÃ,
HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ
Yêu cầu của cấp thiết của một mô hình giải mã công nghệ với Việt Nam
Báo cáo năm 2008 của cục phát triển doanh nghiệp cho thấy Việt nam đã có khoảng
470,000 doanh nghiệp trong đó khoảng 94% là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).
Các doanh nghiệp này chiếm hơn 25% tổng giá trị sản lượng toàn ngành công nghiệp,
54% giá trị công nghiệp địa phươg, đóng góp hơn 40% ngân sách và xấp xỉ 60% thu nhập
quốc dân. Tuy nhiên, theo điều tra của Cục Phát triển doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và
đầu tư, chỉ có khoảng 1/3 số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất
công nghiệp, trong số các doanh nghiệp sản xuất này thì chỉ có nhóm doanh nghiệp có
trình độ tiên tiến là 12% DN còn lại là 88% DN có trình độ công nghệ thuộc loại trung
bình và lạc hậu, trong đó 12% số DN được coi là có công nghệ tiên tiến thì phần lớn lại là
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Báo cáo bộ KHCN).. Do vậy việc đổi mới
công nghệ để tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia là việc cấp thiết và quan trọng cần
tiến hành ngay
Ở Việt nam nguồn lực đầu tư cho khoa học công nghệ ít, nên việc tăng cường khả năng
công nghệ chỉ bằng cách mua công nghệ từ các nước tiên tiến là việc không khả thi vì các
công nghệ này đắt và không phải lúc nào cũng có thể mua được. Kể từ năm 2000, nước ta
đã nhập khẩu trung bình hàng năm từ 2 đến 3,5 tỷ USD thiết bị công nghệ (chiếm khoảng
30% tổng giá trị nhập khẩu), đây là một số tiền rất lớn và chỉ nên dùng với những những
công nghệ quan trọng và cấp thiết. Ví dụ: công nghệ đóng tàu dùng cho mục đích quốc
phòng , công nghệ điện hạt nhân, công nghệ lọc dầu, công nghệ viễn thông …
Tương tự như vậy, việc tiếp thu công nghệ qua việc thu hút chất xám gốc Việt đang làm
việc tại các nước tiên tiến cũng còn nhiều hạn chế do: điều kiện đãi ngộ chưa tương xứng,
môi trường làm việc không thuận lợi và còn một số lý do chính trị. Trong khi đó tình
trạng chảy máu chất xám ra nước ngoài lại diễn ra ngày càng trầm trọng. Theo số liệu của
Sở Giáo dục - Đào tạo, số lượng du học sinh (DHS) của Việt Nam năm 2007 vào khoảng
50.000 người và ngày càng tăng ,cho dù có học bổng hay tự túc, thậm chí du học bằng
ngân sách nhà nước… số học xong quay trở về là rất ít chỉ khoảng 20% .
Việc chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư FDI ở Việt Nam cũng đã giúp cho trình độ
công nghệ trong nước nâng cao một cách rõ rệt. Điển hình là một số ngành đã tiếp thu


công nghệ tiên tiến như Viễn Thông, Dầu Khí, Xây Dựng, Cầu đường. Tuy nhiên, tác
động của FDI đối với hoạt động chuyển giao công nghệ vào Việt Nam còn ở mức thấp,
1


công nghệ mới trong doanh nghiệp FDI chủ yếu là từ các công ty mẹ và hoạt động với
mục đích chỉ tập trung vào khâu sản xuất chiếm lĩnh thị trường dựa trên các lợi thế về
công nghệ do công ty mẹ cung cấp. Báo cáo của Vụ Đánh giá, thẩm định và giám định
công nghệ cho thấy từ năm 1993 đến năm 2007 Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ mới
xemxét, phê duyệt 314 Hợp đồng Chuyển giao công nghệ và cấp Giấy xác nhận đăng ký
cho 387 Hợp chuyển giao công nghệ 1. Nhưng trong số này phần lớn là các hợp đồng
chuyển giao công nghệ cục bộ không mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp Việt Nam.
( Báo cáo bộ KHCN).






Vì các lý do trên, giải mã công nghệ có thể là chìa khóa cho việc học hỏi, đồng hóa và
hấp thu công nghệ của Việt Nam. Giải mã công nghệ là con đường đi tất yếu của tất cả
các nước đang phát triển muốn tự chủ và đổi mới công nghệ (Các nước như Hàn Quốc,
Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản đều phải trải qua giai đoạn này). Thêm vào đó, các
nghiên cứu về đổi mới công nghệ và thực tiễn cho thấy rằng khả năng tự đổi mới chỉ xảy
ra ở các nước có trình độ nhất định về kinh tế (Global Competitiveness Report 20062007) và do đó đổi mới không thể xảy ra ở các nước, các công ty có thu nhập thấp
( Caniel m Romijn 2007). Các công nghệ tiên tiến chỉ đi từ các nước giàu có nhất tới các
nước nghèo nhất, và công nghệ nội sinh của các nước nghèo không mang tính đổi mới
hoặc chỉ đổi mới rất nhỏ không mang tính đột phá vì các công nghệ đó đã được nghiên
cứu và sử dụng bởi các nước phát triển ( Lewis 1954, Schumacher 1973). Do vậy, Việt
Nam nên tâp trung nguồn lực vào giải mã, đồng hóa, làm chủ các công nghệ từ các nước

tiên tiến thay vì tập trung cho việc nghiên cứu phát triển các công nghệ mới. Việc tập
trung cho nghiên cứu phát triển chỉ nên thực hiện khi trình độ giải mã, sao chép , làm chủ
công nghệ đã đạt tới mức cao.
Giải mã công nghệ còn có những lợi ích sau:
Về mặt công nghệ
Giải mã công nghệ nâng cao khả năng công nghệ thông qua các nhận thức từ sản phẩm
Có khả năng thiết kế sản phẩm nhanh chóng và chất lượng cao. Có thể thêm vào các đặc
điểm ưu việt và loại trừ các đặc điểm hạn chế của sản phẩm mẫu
Tạo ra tiềm năng thu hút chuyển giao công nghệ mới
Tăng cường năng lực của đội ngũ chuyên gia

Về mặt kinh tế
• Phát triển nhanh chóng sản phẩm giá rẻ với chi phí R&D thấp
1 Trong đó: Lĩnh vực công nghiệp: 630 Hợp đồng CGCN. Nông nghiệp: 14 Hợp đồng CGCN. Y tế: 15 Hợp đồng
CGCN

2







Vượt qua các rào cản tiêu chuẩn của các nước phát triển
Xóa nhòa ưu thế cạnh tranh trên thị trường của các nước phát triển
Bám đuổi đối thủ cạnh tranh để tiến tới thành công
Đáp ứng nhu cầu cấp thiết : đổi mới công nghệ của quốc gia
Thực trạng mạng lưới giải mã công nghệ ở Việt Nam
Giải mã công nghệ có được coi là quá trình nghiên cứu phát triển (R&D) hay không phụ

thuộc vào quan điểm của từng quốc gia, từng đơn vị giải mã. Ở các nước phát triển việc
giải mã công nghệ không được coi là hoạt động R&D vì nó không mang tính sáng tạo mà
đơn thuần chỉ là sao chép những thiết bị, công nghệ đã có sẵn. Tuy nhiên đối với Việt
Nam, chúng ta nên coi giải mã công nghệ nằm trong hoạt động R&D vì các lý do sau:

• Giải mã công nghệ là khái niệm mới đối với Việt Nam, cần nghiên cứu và phát
triển các phương pháp giải mã, các phần mềm và các trung tâm giải mã
• Các công nghệ, thiết bị cần giải mã đều là các công nghệ thiết bị mới mà Việt Nam
chưa làm chủ được, việc giải mã công nghệ được coi là cách nghiên cứu, học hỏi
và làm chủ các công nghệ đó
• Giải mã công nghệ cần được hỗ trợ của nhà nước và các đơn vị cho vay vốn, vì
vậy cần gộp vào hoạt động R&D để dễ quản lý và hỗ trợ trong các chương trình hỗ
trợ cho R&D
Mặc dù là khái niệm mới, nhưng việc giải mã công nghệ ở Việt Nam đã được tiến hành từ
lâu với quy mô nhỏ, trình độ thấp, chưa trở thành xu hướng rõ ràng và có rất ít những
trung tâm giải mã hiện đại. Sản phẩm của giải mã thường được biết đến là các máy móc
nông nghiệp đơn giản do thợ cơ khí hoặc người dân tự nghiên cứu, giải mã và chế tạo.
Khá hơn một chút là một số máy móc, dụng cụ thông dụng trong sản xuất công nghiệp ở
các xưởng hoặc nhà máy cơ khí lớn. Ở tầm quốc gia, hầu hết các kết quả của các đề tài,
đề án thuộc các chương trình sản phẩm quốc gia, sản phẩm cơ khí trọng điểm…đều là kết
quả của việc nghiên cứu, giải mã những sản phẩm, thiết bị, dây chuyền có sẵn của các
nước tiên tiến, sau đó cải tiến lại cho phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của Việt
Nam.
Bên cạnh việc các công nghệ CAD /CAM đã và đang được phát triển, ứng dụng rộng rãi
trong các xí nghiệp, nhà máy ở Việt Nam. Thì gần đây một số trường đại học, phòng thí
nghiệm, viện nghiên cứu, doanh nghiệp ở Việt Nam đã đầu tư công nghệ máy móc hiện
đại trong lĩnh vực cơ khí chính xác như các máy quét 3D, các máy CNC 5 trục và phần
mềm đi kèm để phục vụ cho giải mã công nghệ . Việc đầu tư đó đã cho ra kết quả khả
3



quan là những sản phẩm giải mã như “ứng dụng reverse engineering trong thiết kế các bề
mặt khuôn mẫu phức tạp”, “thiết kế phom giày bằng kỹ thuật ngược”, “chế tạo mẫu chân
vịt tàu cá từ các thông số thiết kế trên máy phay CNC”…
TP Hồ Chí Minh là địa phương đi đầu cả nước trong việc giải mã công nghệ, được khởi
xướng từ năm 2001 với chương trình “Hỗ trợ doanh nghiệp hiện đại hoá với chi phí thấp,
tạo ưu thế cạnh tranh tổng hợp và đẩy mạnh xuất khẩu”. Chương trình đã đạt kết quả rất
khả quan với nhiều công nghệ được giải mã và đưa vào sản xuất. Hiệu quả của việc giải
mã công nghệ có thể thấy thông qua bảng sau:
Bảng 1: Danh mục một số thiết bị chất lượng tương đương ngoại nhập với giá thấp đã
triển khai tại TP Hồ Chí Minh (giai đoạn 2000 -2005)
TT

Tên thiết bị Giá
Giá
sảnSố hợp đồng chuyển giao
nhập(USD) xuất (USD)

1

Tay
máy> 6.000
lấy
sản
phẩm phôi
PET

50

55


2

Thiết bị tạo200.000
hạt
sản
phẩm bột
giặt
đậm
đặc

300

10

3

Thiết bị vắt> 1.200
sữa bò tự
động

12

50

4

Thiết bị vắt
bã sắn làm
thức ăn gia

súc

16

4


5

Thiết
bị40.000
cuốn ống
tôn
điều
khiển thủy
lực

350

58

6

Thiết
nạp,
liệu
máy
nhựa

9


60

7

Thiết bị sản90.000
xuất nước
đá
tinh
khiết dạng
ống

450

33

8

Dây
110.000
chuyền sản
xuất bánh
tráng

450

27

9


Cụm thiết220.000
bị sản xuất
linh kiện
quạt điện

860

26

10

Máy cán xà700.000
gồ
(gia
công thép
hình) C-7
theo công
nghệ
Australia

380

30-40

bị1.000
sấy
cho
ép

5



11

Bộ tự động200
cắt chỉ, xâu
kim máy
may

12

Tự
động
hoá
máy
dệt thoi

13

Tự
động300
hoá
máy
dệt kim

14

Thiết
kế60.000
chế tạo lò

nung gốm
sứ
công
nghệ mới
(bông nhẹ)

450

50

15

Thiết kế,300.000
chế
tạo
máy
ép
thức ăn có
viên nổi

250

5

16

Thiết
kế20.000
chế tạo liên40.000
hiệp trồng

mía

–145

17

Chuyển
Tuỳ
giao
hệtích
thống
thông gió
làm
mát

diệnTuỳ
tích

25-50

diện40

6


phân
xưởng

(Nguồn: Sở KH&CN TP Hồ Chí Minh, 2005)
Trong giai đoạn 2006-2009 chương trình đã hoàn thành 20 dựa án thiết kế chế tạo và đã

chuyển giao gần 300 sản phẩm cho các doanh nghiệp với giá rẻ hơn từ 20-60% với giá
nhập khẩu, làm lợi 15 triệu USD.
Gần đây bộ quy trình về giải mã công nghệ trong lĩnh vực cơ khí có tên là “ công nghệ
thiết kế ngược” đã được các nhà khoa học của khoa cơ khí trường đại học Bách Khoa
TP.HCM, trung tâm thiết kế chế tạo thiết bị mới-Neptech (Sở KH&CN-TP.HCM), công
ty cơ khí Phú Vinh (Khu công nghiệp Tân Tạo, huyện Bình Chánh) phát triển và hoàn
thiện dựa trên việc sử dụng các thiết bị tiên tiến (thiết bị CMM, công nghệ phay CNC 5
trục, lập trình phay CNC 5 trục, trung tâm phay CNC 5 trục để thiết kế, gia công chính
xác những loại chi tiết có hình dạng phức tạp, nhất là những loại sản phẩm có bề mặt
chức năng xoắn như cánh tuabine, các chi tiết thủy động học, khí động học… qua đó sẽ
thiết thực nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm cơ khí chế tạo trong nước.
Ở Hà Nội, công ty BKMech của Đại Học Bách Khoa Hà Nội là một điển hình thành công
trong giải mã công nghệ. BKMech đã giải mã và chế tạo thành công máy CNC 5 trục,
một loại máy có hàm lượng công nghệ cao mà chỉ một số nước tiên tiến mới chế tạo
được, mở ra khả năng tự chủ về công nghệ sản xuất máy công cụ hiện đại.
Tóm lại giải mã công nghệ ở Việt Nam hiện mang đặc điểm của các hoạt động R&D
khác:

- Đầu tư cho giải mã công nghệ thấp do đầu tư cho hoạt động KH&CN thấp ( ngân
sách giai đoạn 2006-2010 chỉ từ 0.5-0.6% GDP, tỉ lệ này ở Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc lần lượt là: 3.4%, 3.5%,1.5%)

- Năng lực công nghệ của Việt Nam rất yếu chỉ dừng lại ở mức mức thấp nhất trong
4 mức về năng lực công nghệ: khai thác vận hành, sao chép lặp lại, cải tiến thích
nghi, sáng tạo công nghệ. Do vậy nên năng lực giải mã công nghệ cũng sẽ không
cao.
7


- Nguồn nhân lực giải mã công nghệ còn yếu và thiếu. Theo thống kê chưa đầy đủ,

Việt Nam có khoảng 40,000 người làm công tác nghiên cứu trong đó khoảng
21,000 người làm công tác R&D. Trừ một số công trình mới xây dựng hầu hết các
trường đại học và các viện nghiên cứu sử dụng cơ sở hạ tầng và thiết bị thí nghiệm
từ những năm 70 ( Trần Ngọc Ca, 2006)

- Thiếu liên kết giữa các tổ chức, đơn vị giải mã với doanh nghiệp và giữa các tổ
chức, đơn vị giải mã với nhau ( Đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu)

Việc đồng hóa, hấp thụ công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển bằng cách giải mã công
nghệ trong tiến trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển cơ bản trải qua
4 bước tương ứng với 4 mức của năng lực công nghệ và có đặc điểm như sau:

4 Bước cơ bản

Đặc điểm

Sao chép y hệt

Sao chép sáng Đổi mới
tạo
dụng

sử Đổi mới khám
phá

Hiểu biết về cấu Hiểu biết chức
năng
trúc.
Đồng hóa cơ Có sự tương tác Có sự tương tác
bản công nghệ giữ công nghệ giữa công nghệ

nhập khẩu
nhập khẩu và nước ngoài đã
công nghệ trong được nội địa hóa
và yêu cầu của
nước
người sử dụng
trong nước
Công nghệ từ nước ngoài

Hiểu biết khái
niệm
Có sự tương tác
giữa công nghệ
mới nước ngoài
và những nhận
thức mới về sản
phẩm.

công nghệ trong nước dựa trên cơ
sở công nghệ nước ngoài

(Wu et al, 2009)

8


Ví dụ minh họa: Hangjang là một trong những công ty hàng đầu thế giới hiện nay về sản
xuất nhà máy tách khí (air separation plant- ASP) của Trung Quốc. Các giai đoạn, sao
chép học tập công nghệ của họ đã trải qua như sau:
i) Sao chép y hệt: dựa trên bản vẽ thiết kế của Liên Xô dây chuyền tách khí 3350m3/h

năm 1956, Hangjang đã tự xây dựng thành công dây chuyền 3350m3 khí/h vào năm
1958. Sau đó họ thiết kế thành công nhà máy có công suất 6000m3 khí/h dựa trên công
nghệ có sẵn và tài liệu của Nhật Bản. Hangjang dự định xây dựng nhà máy có công suất
1000m3/h nhưng thất bại vì khả năng công nghệ không cho phép.
ii) sao chép sáng tạo và đổi mới sử dụng: Dựa trên việc mua công nghệ của nhà sản xuất
Lyne ( Đức) Hangjang đã làm chủ được công nghệ sản xuất nhà máy tách khí công suất
1000m3/h và sau đó họ tự xây dựng được nhà máy tách khí 6000m3/h riêng của mình có
sử dụng một số thay đổi trong thiết kế, và vào năm 1992 họ đã sản xuất thành công nhà
máy năng suất 14000m3/h.
III):đổi mới khám phá : Năm 2001 Hangjang đã thành công sản xuất nhà máy tách khí
công suất 30,000m3/h cho công ty Bao stell, sử dụng các công nghệ hàng đầu thế giới
do chính họ phát triển và cuối cùng vào năm 2007 họ đã thành công với đơn đặt hàng nhà
máy công suất 60,000m3/h sau khi chiến thắng các đối thủ đến từ các nước phát triển.
Nhìn lại các nước châu Á thì hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Singapore) trong đó có
Việt Nam còn đang dừng lại ở bước đầu tiên của giải mã, sao chép công nghệ là sao chép
y hệt. Các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc đã trải qua các giai
đoạn này và đã tự phát triển công nghệ riêng của họ- giai đoạn đổi mới sử dụng và đổi
mới khám phá.
Các bước tiến hành cụ thể giải mã công nghệ đối với một sản phẩm: Giải mã công nghệ
một sản phẩm cụ thể gồm có các bước như sau:

• Nhận thức: các công ty đi sau trong công nghệ nhận ra một sản phẩm của đối thủ
mới tung ra thị trường có khả năng đem lại lợi ích kinh tế cao nếu được giải mã
sau khi đã tính đến thời gian, chi phí của việc giải mã.
• Quan sát: khi đã lấy được mẫu sản phẩm, cần nghiên cứu các tài liệu có sẵn về
sản phẩm đó. Khi các thông tin cần thiết đã được tập hợp, xử lý, sản phẩm sẽ được
kiểm tra, các thông số sẽ được ghi lại trong phòng thí nghiệm
• Tiến hành : Đầu tiên cần xác định đối tượng hoặc bộ phận để tiến hành giải mã từ
công nghệ hoàn thiện sau đó quan sát, tháo rời, nghiên cứu ,và tài liệu hóa về đối
tượng đó: cách thức làm việc, công nghệ chế tạo, các tri thức hàm chứa bên trong .

Bước này thường đắt đỏ, tốn thời gian và khó khăn tùy theo hàm lượng công nghệ
9


có trong sản phẩm và trình độ của công ty giải mã. Tuy nhiên việc giải mã vẫn rẻ
hơn nhiều so với việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm vì tiết kiệm được chi phí
R&D thường là rất đắt.Sau khi giải mã công nghệ và hấp thu các tri thức hàm chứa
bên trong từ sản phẩm mẫu cần tiến hành sản xuất mẫu thử (pilot prototype), khi
mẫu thử đạt được các đặc tính yêu cầu sẽ hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất,
sản xuất thử nghiệm.
• Tung sản phẩm ra thị trường: nếu sản phẩm được tung ra thị trường càng sớm thì
khả năng cạnh tranh với đối thủ và chiếm lĩnh thị trường càng được nâng cao.

4.3 Sản phẩm chế thử tới thương mại hóa sản phẩm.
Đối với các trung tâm, đơn vị, phòng nghiên cứu giải mã công nghệ, sau khi tiến hành
giải mã xong sản phẩm và đã có sản phẩm chế thử (prototype) đạt được những yêu cầu đề
ra, các đơn vị chuyển giao có thể có những lựa chọn sau tùy theo yêu cầu của khách hàng
( cả nhà nước lẫn tư nhân):
Một là: chuyển giao ngay kết quả nghiên cứu của mình (giải mã quy trình công nghệ) cho
các doanh nghiệp có nhu cầu. Các doanh nghiệp này sẽ phải tự mình hoàn thiện quy trình
công nghệ để sử dụng. Ví dụ: sau khi nghiên cứu thành công công nghệ màn hình dẻo
( flexible display) năm 2010, viện nghiên cứu công nghệ công nghiệp Đài Loan (ITRI) đã
chuyển giao kết quả cho Samsung, LG, HTC…để các hãng này hoàn thiện công nghệ,
ứng dụng vào các sản phẩm cụ thể của mình. Trong giai đoạn này nếu sản phẩm không
gặp thuận lợi về thị trường hoặc công nghệ thì có thể sẽ không được hoàn thiện và sản
xuất hàng loạt.
Hai là: Hợp tác với doanh nghiệp để hoàn thiện nghiên cứu và thương mại hóa sản phẩm.
Ở hình thức này doanh nghiệp sẽ sử dụng một phần nhân lực, cơ sở vật chất của trung
tâm giải mã để phục vụ cho mình.
Ba Là: Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất cho doanh nghiệp, chuyển giao cho

doanh nghiệp hoàn toàn công nghệ đó.
Kinh nghiệm của các nước châu Á cho thấy các công nghệ nhập khẩu để tiến hành giải
mã và sao chép thường là các công nghệ ở cuối vòng đời sản phẩm của các nước phát
triển (mature techonoloy) vì chúng dễ dàng tiếp cận, hàm lượng chất xám ít, phù hợp với
10


trình độ khoa học công nghệ thấp. Sản phẩm công nghệ cần giải mã có vòng đời ngắn, dễ
dàng hấp thu công nghệ, và có khả năng ứng dụng cao.
Nếu sản phẩm ở giai đoạn công nghệ trung bình, cần nâng cao khả năng R&D của doanh
nghiệp để có hiểu biết sâu về sản phẩm nhằm tăng khả năng đàm phán với cho việc
chuyển giao công nghệ, còn khi sản phẩm công nghệ ở giai đoạn mới nhất để giải mã
được công nghệ chúng ta cần tiến hành R&D ở các nước phát triển, hoặc thông qua mua
bán, sát nhập, liên kết với các công ty ở các nước này. Ví dụ: Sam Sung electronics đã
đầu tư 1 triệu USD để thành lập trung tâm Image Quest Techonology ở thung lũng Silion
để nghiên cứu công nghệ cho màn hình LCDs, với việc thuê nhân công tại địa phương.
Họ cũng liên doanh với một công ty tại Mỹ trong việc nghiên cứu công nghệ bán dẫn
mới.
Quá trình giải mã phải tiến hành nhanh gọn để bắt kịp sự thay đổi công nghệ của các
nước phát triển. Nếu sự sao chép sản phẩm công nghệ đủ hiệu quả, sử dụng lao động rẻ
thì các nước đang phát triển sẽ thu hẹp khoảng cách công nghệ với các nước phát triển và
ngược lại
Nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém trong hoạt động giải mã, hoàn thiện công nghệ
nói riêng và hoạt đông R&D nói riêng:
Đầu tư cho hoạt động giải mã công nghệ và hoàn thiện công nghệ còn thấp
Trong bối cảnh đầu tư cho KH&CN ở Việt Nam còn thấp 2 thì rõ ràng đầu tư cho hoạt
động giải mã và hoàn thiện công nghệ cũng sẽ thấp. Đầu tư của nhà nước hiện nay vẫn
chiếm phần chủ đạo chiếm khoảng 70% đầu tư của cả nước cho KHCN, tuy nhiên một
phần lớn nguồn chi này không chi trực tiếp cho hoạt động R&D mà dùng để chi cho
nhiều khoản khác3. Tại các Trường đại học và các Viện nghiên cứu chi cho hoạt động

hoàn thiện kết quả nghiên cứu thành những ứng dụng cụ thể (những đề án sản xuất thử
nghiệm) còn thấp. Ví dụ như theo thống kê của Trường đại học Bách Khoa Hà Nội, trong
giai đoạn 2002-2006, tổng kinh phí cho nghiên cứu khoa học là 99,228 tỷ đồng (con số
rất thấp) trong đó chủ yếu dành cho các đề tài với 292 đề tài

2 Chi ngân sách cho KH&CN của Việt Nam giai đoạn 2006-2010 vào khoảng 0,5-0,6 GDP, trong khi đó theo số liệu
thống kê 2007 chi ngân sách cho KH&CN của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc làn lượt là 3,4%, 3,5% và 1,5%.
3 Trong 2% tổng chi ngân sách hàng năm cho KHCN, hơn 40% được dành cho đầu tư phát triển, phân bổ cho các
bộ/ngành, địa phương (chủ yếu là cho xây dựng cơ bản và hạ tầng KH&CN); 40-45% do các bộ/ngành, địa phương
trực tiếp quản lý để chi thường xuyên và chi sự nghiệp cho bộ máy quản lý và nghiên cứu.

11


NCKH cấp Nhà nước, 499 đề tài cấp Bộ, 480 đề tài cấp Trường và chỉ có 31 dự án sản
xuất thử nghiệm một tỷ lệ rất thấp4.
Ở khu vực doanh nghiệp đầu tư cho R&D nói chung và cho giải mã, hoàn thiện công
nghệ lại càng thấp. Nguyên nhân là do qui mô các doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhỏ và
do năng lực công nghệ yếu 5. Ở một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn cũng đã có bộ phận
nghiên cứu R&D nhưng những kết quả đem lại chưa cao do chỉ mới được chú trọng đầu
tư trong thời gian ngắn (Tập đoàn Viettel mới chỉ thành lập phòng nghiên cứu và phát
triển năm 2010, Viện nghiên cứu và phát triển thì mới đang trong giai đoạn hình thành,
tuyển dụng nhân sự). Với sự đầu tư thấp rõ ràng kết quả nghiên cứu khó có thể chuyển
thành những công nghệ được thương mại hóa.
Nguồn nhân lực làm giải mã và hoàn thiện công nghệ còn thiếu và yếu :
Theo thống kê chưa đầy đủ Việt Nam hiện có khoảng 40.000 người làm công tác nghiên
cứu, trong số này có khoảng 21.000 người làm công tác R&D. Tuy nhiên đội ngũ này
dành thời gian cho hoạt động giải mã, hoàn thiện công nghệ không nhiều, nhất là ở các
trường đại học, thời gian dành cho giảng dạy và các hoạt động khác chiếm rất nhiều thời
gian, hơn nữa các hoạt động R&D ở Việt Nam hiện nay lại chưa chú trọng đến hoàn thiện

các công nghệ từ các kết quả nghiên cứu. Mặt khác lực lượng nhân lực trên chưa được
tạo một môi trường làm việc tốt như: chế độ đãi ngộ còn thấp, ít có cơ hội học hỏi, tiếp
túc với những kiến thức mới, trang thiết bị cơ sở vật chất cho nghiên cứu, thử nghiệm còn
yếu do đó mặc dù lực lượng nhân sự đó chưa phát huy được tiềm năng.
Thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa tổ chức KHCN và doanh nghiệp và các cơ quan Chính
phủ..
Hiện nay, những tổ chức hỗ trợ, tư vấn chuyển giao kết quả nghiên cứu, tư vấn về sở hữu
trí tuệ vẫn còn thiếu và yếu về chất lượng. Trong khu vực các tổ chức nghiên cứu như các
trường đại học và các Viện nghiên cứu, mặc dù nhiều trường và viện đã có những trung
tâm chuyên giao công nghệ, nhưng những trung tâm này chưa thể hiện được vai trò là cầu
nối giữa đơn vị và doanh nghiệp do nhiều yếu tố khác nhau như kinh phí, nhân
lực...Nhiều trung tâm thiên về hoạt động bán một vài công nghệ cụ thể đã hoàn thiện cho
khách hàng, thậm chí là hoạt động thương mại về máy móc, thiết bị đơn lẻ, chưa chú
4 Theo thống kê từ bộ KHCN Trung Quốc năm 2005 chi cho phát triển thử nghiệm ở các trường đại học Trung Quốc
chiếm tới 25% ngân sách R&D, Viện nghiên cứu là 54% nguồn:
/>5 Năng lực công nghệ Việt Nam hiện nay theo đánh giá chỉ mới dừng ở mức mua bán, vận hành công nghệ, mức
thấp nhất trong 4 mức về năng lực công nghệ.

12


trọng đến quảng bá các kết quả nghiên cúu đến doanh nghiệp (Ở những Viện nghiên cứu
ứng dụng lớn của nước ngoài, thường có hẳn một bộ phận chuyên trách về quan hệ đối
tác với các doanh nghiệp). Mặt khác các doanh nghiệp của Việt Nam cũng chưa chủ động
trong việc liên kết với các tổ chức nghiên cứu để thực hiện các hoạt động giải mã và hoàn
thiện công nghệ, nhăm nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp.
Đề xuất những giải pháp để thực hiện giải mã, hoàn thiện công nghệ.
Việt Nam rõ ràng đang trong giai đoạn phụ thuộc vào công nghệ nhập khẩu, trên cơ sở
các nhận định về nguyên nhân yếu kém của Việt Nam và các kinh nghiệm của Nhật Bản
xin đề xuất một số giải pháp thực thi sau:

Lựa chọn và hỗ trợ thành lập một mạng lưới một số trung tâm nghiên cứu phát triển ở
khu vực doanh nghiệp tư nhân thông qua thực hiện nghiêm túc:
+ Hỗ trợ tư vấn, đăng ký sở hữu trí tuệ.
+ Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực.
+ Hỗ trợ đo lường, kiểm soát tiêu chuẩn chất lượng.
+ Hỗ trợ kết nối, hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước.
(Chi phí trang thiết bị thiết yếu doanh nghiệp phải đầu tư, những thử nghiệm có thể huy
động được các phòng thí nghiệm quốc gia sẵn có sẽ được hỗ trợ kinh phí).
Thực hiện các chương trình tăng cường các bộ phận phụ trách chuyển giao kết quả
nghiên cứu ở các tổ chức khoa học công nghệ để tạo mối liên kết chặt chẽ giữa doanh
nghiệp và tổ chức KHCN.

Kinh nghiệm khai thác các quỹ dành cho khoa học công nghệ các nước
Malaysia:
1. Quỹ khoa học (Science Fund) ưu tiên hỗ trợ cho doanh nghiệp trong giai đoạn nghiên
cứu, thử nghiệm phát triển sản phẩm mới, quy trình sản xuất mới. Quy mô tài trợ được
xác định tùy theo bản chất của dự án.
Ngoài các nội dung về công nghệ được hỗ trợ, quỹ cũng quy định những nội dung cần hỗ
trợ liên quan đến thiết bị như:


Thuê khoán không gian, thiết bị, phương tiện vận chuyển có liên quan trực tiếp
đến dự án;
13




Chi phí cho vật liệu, thiết bị nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến dự án;




Chi phí cho bảo trì, điều chỉnh, sửa chữa phòng thí nghiệm, thiết bị, các khoản
tương tự khác có liên liên quan trực tiếp đến dự án.

2. Quỹ công nghệ (TechnoFund) hỗ trợ cho doanh nghiệp trong giai đoạn tiền thương
mại hóa, bao gồm những hỗ trợ cho các chi phí sau:
Loại A:


chi phí thiết bị và nhà xưởng thí nghiệm (nếu có);



chi phí thử nghiệm/ thực nghiệm (nếu có);



chi phí tạo mẫu sản phẩm sẵn sàng cho ra thị trường;



chi phí đăng ký sở hữu trí tuệ chỉ ở Malaysia(không bao gồm chi phí duy trì);



chi phí kiểm tra thử nghiệm sản phẩm sẵn sàng đưa ra thị trường;




chi phí kiểm định các tiêu chuẩn và quy định;



chi phí hợp đồng (các chuyên gia hợp đồng, nhà thầu phụ );



chi phí dịch vụ (khảo sát thị trường, tư vấn và thử nghiệm);



chi phí nghiên cứu khả thi;



chi phí lập kế hoạch tiếp thị.

Loại B


Mua lại sở hữu trí tuệ;



Đào tạo (công nghệ chuyển giao);

3. Quỹ đổi mới (Innofund) Nhẳm khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ,
sản xuất, phát triển sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm hiện có, các dịch vụ có các yếu
tố đổi mới có khả năng thương mại hóa…

Trong các dự án được xét, quỹ tài trợ cho các các đề mục sau đây:


nguyên vật liệu sản xuất;



trang thiết bị (không quá 40% tổng số tiền yêu cầu);



chi tiêu cho các dịch vụ (tư vấn và thử nghiệm);



tài liệu dự án;



sản phẩm thử nghiệm (bao gồm cả mẫu, lệ phí và tài liệu).
14


Bungary:
Khác với Malaysia, quỹ đối mới công nghệ Bungary xác đinh rõ hỗ trợ cho các dự án trên
tổng số chi phí chung (không phân biệt thiết bị hay công nghệ):
-

50% giá trị cho các dự án nghiên cứu;


-

25% giá trị cho các dự án phát triển công nghệ (bao gồm cả vật liệu, thiết bị,
công nghệ);

-

50% cho các dự án nghiên cứu khả thi.

Chính phủ Bungary khuyến khích doanh nghiệp hợp tác giữa doanh nghiệp và các trường
đại học bằng cách tài trợ 10% chi phí cho các dự án có sự hợp tác này.

Trung Quốc:
Quỹ đổi mới (Innofund) Trung Quốc hỗ trợ nguồn tài chính khởi tạo cho các doanh
nghiệp nhỏ nhằm phát triển chế tạo sản phẩm mới hay sản xuất thử nghiệm. Tổng kinh
phí được hỗ trợ giới hạn trong khoảng 1 đến 2 triệu nhân dân tệ. Tất cả các chi phí nhân
lực, nguyên vật liệu, thiết bị sản xuất thử nghiệm đều được đưa vào chi phí dự án chung
Đề xuất mô hình hỗ trợ vốn liên kết mạng lưới giải mã ở Việt Nam
Vốn đầu tư cho các dự án và hoạt động giải mã công nghệ được huy động từ 3 nguồn
chính như sau:

1. Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (NSNN),
2. Nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp,
3. Nguồn vốn huy động từ xã hội (bao gồm vốn vay ngân hàng, vốn huy động từ các
đối tác kinh doanh, nguồn vốn có được từ thuê mua tài chính, nguồn vốn từ các
quỹ đầu tư, nguồn vốn huy động từ các quan hệ xã hội).
Phạm vi của đề án chỉ đề cập tới nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Các doanh
nghiệp tiến hành đầu tư nhận được hỗ trợ từ Nhà nước cho hoạt động đầu tư đổi mới
công nghệ dưới hình thức hỗ trợ một phần nghiên cứu khoa học, kinh phí đào tạo, chuyển
giao công nghệ và cho vay tín dụng ưu đãi. Hỗ trợ của Nhà nước được tiếp cận từ 4 kênh,

bao gồm: (i) các chương trình kỹ thuật-kinh tế; (ii) các chương trình khoa học và công
nghệ trọng điểm; (iii) kinh phí nghiên cứu khoa học thuộc các bộ ngành và địa phương,
kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu khoa học ở trung ương và địa phương; (iv) tín
15


dụng ưu đãi được cung cấp được cung cấp bởi Quỹ Hỗ trợ Phát triển (nay là Ngân hàng
đầu tư phát triển Việt Nam). Ngoài ra, một số Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Quỹ này không tập trung vào bảo lãnh tín dụng cho đầu tư nói chung của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đối với nguồn hỗ trợ thông qua các kênh 1, 2 và 3 nói trên, thực tế cho thấy số lượng
doanh nghiệp tiếp cận được cũng không nhiều, chủ yếu là doanh nghiệp năm 2004, số
doanh nghiệp được nhận hỗ trợ chỉ chiếm khoảng 0.7% số doanh nghiệp trả lời trong điều
tra và chiếm khoảng 32% số doanh nghiệp có hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ. Trong
số các doanh nghiệp nhận được hỗ trợ, 13% là doanh nghiệp tư nhân và 86% là doanh
nghiệp nhà nước và 87% là doanh nghiệp lớn. Nhất là đối với các khoản hỗ trợ thông qua
các đề tài cấp bộ, ngành, hầu hết là doanh nghiệp nhà nước được nhận, chiếm khoảng
90% tổng số doanh nghiệp được hỗ trợ. Nguồn hỗ trợ của Nhà nươc chiếm tỷ trọng lớn
(trung bình 71%) trong tổng chi cho nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ của
doanh nghiệp được nhận hỗ trợ, trong khi đó tỷ trọng chi cho đầu tư nghiên cứu và phát
triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp được nhận hỗ trợ, trong khi đó tỷ trọng chi
cho đầu tư nghiên cứu và phát triển khoa học và công nghệ trên doanh thu của các doanh
nghiệp này không cao, 68% trong số đó chỉ chi dưới 1% doanh thu. Như vậy, tác động
của các khoản hỗ trợ này còn hạn chế. Điều này kết hợp với thực trạng tỷ trọng đầu tư
cho nghiên cứu và triển khai trên tổng doanh thu của DNNN thấp cho thấy có thể có
những dấu hiệu về tính không hiệu quả của các khoản hỗ trợ. Điều này sẽ rất dễ không
đảm bảo tính hiệu quả của nó.
Đối với nguồn tín dụng ưu đãi, số lượng doanh nghiệp đổi mới công nghệ được tiếp cận
còn ít hơn rất nhiều, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước với các dự án đầu tư lớn,
thuộc các ngành được ưu tiên. Ngoài ra, hiện nay một số địa phương đang hình thành

Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm hỗ trợ phần nào thực trạng
thiểu vốn của loại hình doanh nghiệp này nhưng loại Quỹ mới đang được thành lập, hầu
như chưa hoạt động.
Theo các doanh nghiệp nhận hỗ trợ trên của Nhà nước, thủ tục chi và thanh quyết toán
còn quá rườm rà làm cho nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lớn không muốn
tham gia để nhận hỗ trợ. Đặc biệt có những trường hợp doanh nghiệp đã nhận được hỗ
trợ nhưng trả lại do thủ tục quá phức tạp. Trong khi đó lượng vốn hỗ trợ quá ít ỏi đối với
một doanh nghiệp, chưa thực sự góp phần cải thiện năng lực công nghệ của doanh
nghiệp.

16


Đối với những doanh nghiệp không tiếp cận được các khoản hỗ trợ trên, nhiều doanh
nghiệp không biết thông tin về các loại hỗ trợ này, nhất là các doanh nghiệp ở xa Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh. Đối với những doanh nghiệp đã thiếu vốn cho đầu tư đổi mới
công nghệ, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thì không thể tiếp cận được với những
nguồn vốn này bởi vì những hỗ trợ mà họ được biết và có khả năng tiếp cận thì hầu hết
qui định phải có 70% vốn đối ứng.
Đối với giải mã công nghệ, nguồn vốn hỗ trợ từ nhà nước có thể hỗ trợ bằng cả 4 kênh
nói trên tùy theo mục đích của việc giải mã. Tuy nhiên cần có thêm một quỹ dành riêng
hỗ trợ cho việc giải mã công nghệ lấy từ quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, xét tới tầm
quan trọng và vai trò của nó. Để được hỗ trợ cần xem xét đặc thù, tính chất của việc giải
mã, có thể lấy hỗ trợ từ quỹ nào, hỗ trợ là bao nhiêu. Cụ thể là :

• Đánh giá, định giá công nghệ cần giải mã
• Đưa ra các tiêu chí cụ thể làm căn cứ hỗ trợ nhập khẩu, giải mã; công nghệ nào
cần có chính sách hỗ trợ đặc thù
• Phân loại nội dung nào được hỗ trợ 100% từ NSNN (hay chiểu theo Thông tư 22,
hỗ trợ 30 – 50 – 70 theo từng địa bàn); nội dung nào nên hỗ trợ từ nguồn nào.

Những ưu tiên trong giải mã công nghệ ở Việt Nam
Xét tới điều kiện Việt Nam và đối chiếu với xu hướng phát triển công nghệ của các nước
trên, trước mắt việc giải mã công nghệ cần tập trung vào những mũi nhọn là:
Cơ khí: Là ngành công nghiệp xương sống của nền công nghiệp quốc gia, tuy nhiên công
nghiệp cơ khí ở Việt Nam còn rất hạn chế phụ thuộc hầu hết vào nhập khẩu. Hàng năm
phải nhập khẩu hàng chục tỷ USD cho máy móc và thiết bị. ( VD: năm 2008 nhập khẩu
máy móc thiết bị là 13.7 tỷ USD). Cụ thể là trong lĩnh vực cơ khí việc giải mã công nghệ
nên tập trung vào các dây chuyền thiết bị sản xuất công nghiệp ( thép, xi măng, ô tô, thực
phẩm…) là lĩnh vực Việt Nam đang rất thiếu và yếu trong khi những công nghệ này Việt
Nam có đủ năng lực sao chép, mặt khác các nước phát triển cũng đã ít quan tâm và dễ
dàng chuyển giao.
Công nghệ vật liệu mới: công nghiệp sản xuất vật liệu mới là một ngành công nghiệp phụ
trợ rất quan trọng cho các ngành khác cần vật liệu có chỉ số cơ, lý, hóa tính cao như cơ
khí chế tạo, quốc phòng, ô tô, hàng không vũ trụ…là. Ở nước ta gần như các loại vật liệu
mới đều phải nhập khẩu với giá cao, ví dụ điển hình là ngành công nghiệp luyện thép ở
Việt Nam. Ngành luyện thép Việt Nam hiện nay chủ yếu để phục vụ nhu cầu trong nước
và vẫn phải nhập một lượng lớn nguyên liệu (phôi thép) từ nước ngoài để phục vụ sản
xuất. Sản phẩm chủ lực mà ngành thép Việt Nam có thể sản xuất bao gồm các loại sản
17


phẩm đơn giản và chất lượng thấp như: thép thanh, thép dây, thép hình nhỏ, bắt đầu sản
xuất thép tấm lá cán nguội, thép ống hàn và thép tấm mạ các loại. Phần lớn các loại thép
hợp kim, thép cường độ cao phục vụ cho ngành cơ khí, chế tạo, sản xuất công nghiệp thì
ngành thép vẫn chưa sản xuất được và phải nhập từ nước ngoài để phục vụ nhu cầu trong
nước. Năng lực công nghệ của ngành thép Việt Nam hiện nay mới đang ở mức làm chủ
việc vận hành, sản xuất và bảo dưỡng dây chuyền thiết bị, chưa làm chủ được việc sản
xuất các trang thiết bị phục vụ cho ngành và công nghệ luyện thép
Công nghệ ICT(Công nghệ thông tin và truyền thông) và điện tử viễn thông: Công nghệ
ICT đang rất phát triển ở các nước châu Á cũng như trên thế giới vì nó đem lại giá trị cao

với hàm lượng tri thức cao, đồng thời ICT cũng là trụ cột thứ 2 của một nền công nghiệp
hung mạnh ( thứ nhất là cơ khí). Ở Việt Nam ngành ICT cũng khá phát triển ở một số tập
đoàn nhà nước và tư nhân (FPT, Viettel, Mobile phone) nhưng chỉ dừng lại ở mức sử
dụng thành thạo các công nghệ ICT được chuyển giao, và lắp ráp sản phẩm, trong khi đầu
tư R&D thấp và công nghiệp phụ trợ (chất bán dẫn, vi mạch, chip…) hầu như chưa có.
Công nghệ sinh học : Việt Nam là một nước nông nghiệp lâu đời và có tỉ trọng sản xuất
nông nghiệp chiếm phần lớn trong nền kinh tế quốc dân thế nhưng năng suất sản xuất
trong lĩnh vực này còn rất thấp.
Trên cơ sở lĩnh vực cần giải mã, các giải mã công nghệ cần làm công tác dự báo, tư vấn,
lựa chọn, các công nghệ quan trọng, thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân để nhập khẩu,
đồng hóa, giải mã trên cơ sở nghiên cứu trả lời hàng loạt các yêu cầu như : công nghệ
này có giải mã được không ? Rủ ro như thế nào ? Việc giải mã có đắt so với mua công
nghệ trực tiếp từ nước ngoài ? Cụ thể hơn, các trung tâm cần :

- Xác định các công nghệ quan trọng, thiết yếu và đáp ứng được về mặt kinh tế kĩ
-

thuật của việc giải mã (công nghệ nào cần nhập khẩu, giải mã)
Xác định doanh nghiệp, tổ chức nào đứng trung tâm
Xác định tổ chức, nhóm nghiên cứu tham gia
Xác định các nhóm dự án đề xuất thực hiện

Tổ chức thực hiện
- Cục ứng dụng khoa học công nghệ (SATI) là đầu mối cho việc tổ chức giải mã công
nghệ thông qua các trung tâm ứng dụng. Theo đó SATI sẽ đóng vai trò điều phối các hoạt
động, dự án giải mã lớn, hỗ trợ các đơn vị có hoạt động giãi mã tiếp cận vốn, kĩ thuật,
chuyên gia.

18



- Các đơn vị tham gia phối hợp bao gồm các đơn vị khác trong bộ KHCN, quỹ đổi mới
công nghệ quốc gia, quỹ phát triển công nghệ, các bộ ngành địa phương có liên quan.

19



×