Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

SKKN một số biện pháp lãnh đạo nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên tại trường THPT nguyễn hữu cảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 40 trang )

Một số biện pháp lãnh đạo nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên
tại Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH
Mã số: ................................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH

Người thực hiện: PHẠM NGỌC LƯ

Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục:

- Phương pháp dạy học bộ môn:

- Lĩnh vực khác: ................................................. 
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình
 Phần mềm
 Phim ảnh
 Hiện vật khác

Năm học: 2011- 2012
Phạm Ngọc Lư
1



Một số biện pháp lãnh đạo nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên
tại Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: PHẠM NGỌC LƯ
2. Ngày tháng năm sinh:
3. Giới tính: Nam
4. Địa chỉ: A47, Tổ 7, Khu phố 9, Phường An Bình, Tp Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai
5. Điện thoại: 061383440 (CQ). 0613832239 (NR); ĐTDĐ: 0918402815
6. E-mail:
7. Chức vụ: Phó Hiệu trưởng.
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh.
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị cao nhất: Cử nhân.
- Năm nhận bằng: 1992
- Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn.
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy
- Số năm có kinh nghiệm: 15 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Năm học 2006 – 2007: Một số biện pháp xây dựng tổ chức Đoàn Thanh niên
vững mạnh trong trường trung học phổ thông.
+ Năm học 2007 – 2008: Giáo dục lịch sử truyền thống cho đoàn viên – thanh niên
học sinh thông qua mô hình “ Mỗi tuần : một nhân vật – một sự kiện”.
+ Năm học 2008 – 2009: Công tác giáo dục tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn
tệ nạn xã hội và phòng chống ma tuý trong học đường.
+ Năm học 2009 – 2010: Xây dựng phòng học trực tuyến để nâng cao chất lượng
giảng dạy và giáo dục ( chung đề tài với Thầy Phan Quang Vinh và Cô Nguyễn
Thị Minh Huệ)

+ Năm học 2010 – 2011: Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra
hoạt động sư phạm của giáo viên tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh

Phạm Ngọc Lư
2


Một số biện pháp lãnh đạo nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên
tại Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh

SKKN:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÃNH ĐẠO NÂNG CAO
HIỆU QUẢ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ DẠY CỦA
GIÁO VIÊN TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Công cuộc đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới phương
pháp giảng dạy ở nước ta trong những năm qua là tâm điểm quan tâm của Đảng,
Nhà nước, Ngành giáo dục và mọi lực lượng khác trong xã hội.
Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nêu rõ:
“Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã
hội hóa; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học; đổi mới cơ chế
quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo.
Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối
sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành”. “Xây dựng môi trường giáo dục
lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội; xây dựng xã
hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời”.
Nhiều năm nay, việc đổi mới phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng
giáo dục đã được triển khai, nhiều biện pháp được sử dụng nhưng thực tiễn chuyển
biến vẫn chưa đáp ứng được mong muốn và sự đòi hỏi cấp bách của xã hội, của

công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong cả ngành giáo dục, ở từng địa phương, trong từng nhà trường, yêu cầu
cấp bách của việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học
đều được đặt ra. Có thể nói, vấn đề đổi mới, nâng cao chất lượng giờ dạy nói riêng,
chất lượng giáo dục nói chung chưa bao giờ lại “nóng” và sôi nổi như thời gian
vừa qua. Có thể nói, thực tiễn sinh động được chiếu rọi từ quan điểm đổi mới đã
tạo ra một cuộc cách mạng trong dạy và học, tạo ra được luồng sinh mới trong nhà
trường.

Phạm Ngọc Lư
3


Một số biện pháp lãnh đạo nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên
tại Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh

Trong dòng chảy của công cuộc đổi mới phương pháp giảng dạy, tập thể giáo
viên trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh đã nỗ lực phấn đấu để nâng cao chất lượng
giảng day nhằm thích ứng với tình hình mới, thực hiện tốt nhiệm vụ đã được Đảng,
Nhà nước và nhân dân giao phó.
Trên tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giờ dạy
của giáo viên trong trường, bản thân tôi đã cố gắng cùng các thầy cô khác trong
lãnh đạo nhà trường tìm tòi, nghiên cứu, học tập, vận dụng một số biện pháp để chỉ
đạo việc nâng cao chất lượng giờ dạy đạt hiệu quả thiết thực.
1. Lược sử nhà trường:
Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh được thành lập năm 1998 theo quyết định
số: 3111/1998/QĐ-CT-UBT ngày 20/8/1998 của UBND Tỉnh Đồng Nai nhằm thiết
thực kỷ niệm 300 năm khai phá vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai.
Trường có địa chỉ tại Khu Phố I, Phường Long Bình Tân, TP Biên Hoà, nằm
trên trục đầu mối giao thông Bắc – Nam, TP Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu

nên thuận lợi trong giao thông, giao lưu trong quá trình hội nhập. Đây là công trình
Thanh niên trọng điểm của Tỉnh Đoàn Đồng Nai, thể hiện sự sáng tạo và sức mạnh
của tuổi trẻ, được Đảng bộ và nhân dân Tỉnh Đồng Nai đánh giá cao. Trường ra
đời giúp cho học sinh trên địa bàn Thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành có
chỗ học tập, rèn luyện để trở thành công dân có ích cho xã hội trong sự nghiệp
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của các ban ngành lãnh đạo của
Tỉnh và Thành phố Biên Hoà, của Sở Giáo dục – Đào Tạo Đồng Nai cộng với sự
nỗ lực của tập thể sư phạm nhà trường, trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh đã có
những bước tiến mạnh mẽ, duy trì được sự ổn định về chất lượng giáo dục, hàng
năm có tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp và trúng tuyển vào các trường đại học thuộc
diện cao. Tập thể giáo viên nhiệt tình năng động, tích cực đổi mới, cải tiến phương
pháp giảng dạy, ứng dụng có hiệu quả CNTT vào quản lý và giảng dạy.
Phạm Ngọc Lư
4


Một số biện pháp lãnh đạo nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên
tại Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh

Định hướng từ 2010 đến 2015, Trường sẽ xây dựng, mở rộng đạt chuẩn quốc
gia với quy mô 36 lớp và 1600 học sinh nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em
nhân dân trong thành phố Biên Hoà và các khu vực lân cận.
2. Tình hình đội ngũ của trường:
- Cán bộ quản lý: 03.
STT

Tổ chuyên môn

Số lượng GV


01

Toán – Tin

13

13

02

Lý – KTCN – TD- QPAN

14

13

03

Hóa

07

07

04

Sinh – KTNN

05


05

05

Ngữ Văn

09

06

06

KHXH

08

08

07

Ngoại ngữ

07

07

63

59


TỔNG

Đạt chuẩn

Trên chuẩn
01

03

04

Các tổ chuyên môn trong những năm qua đều hoàn thành tốt nhiệm vụ, hàng
năm đều được Sở Giáo dục & Đào tạo Đồng Nai tặng danh hiệu tổ Lao động tiên
tiến.
Chi bộ Đảng được xếp loại trong sạch vững mạnh tiêu biểu liên tục trong khối
giáo dục của tỉnh.
Đoàn thanh niên được Trung ương Đoàn tặng bằng khen và cờ thi đua xuất
sắc dẫn đầu khối Trung học phổ thông.
3. Cơ sở vật chất:
Trường có 18 phòng học kiên cố, đạt chuẩn, 1 khu hiệu bộ với các phòng ban
được trang bị đầy đủ máy vi tính, máy in, máy photocopy phục vụ tốt công tác
quản lý và hỗ trợ giảng dạy. Hai phòng máy vi tính với 50 máy được nối mạng
phục vụ nhu cầu học tập của học sinh. Hội trường có sức chứa 600 người phục vụ

Phạm Ngọc Lư
5


Một số biện pháp lãnh đạo nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên

tại Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh

tốt cho việc hội họp và tổ chức các hoạt động giáo dục như đố em, học tập chính
trị, kỹ năng hoạt động đoàn thể…
4. Chất lượng giảng dạy:
Chất lượng giảng dạy của nhà trường trong những năm qua đã được Sở giáo
dục và đào tạo Đồng Nai đánh giá cao. Chất lượng có tính ổn định và nằm trong
tốp 10 trường của Đồng Nai. Hàng năm, tỷ lệ học sinh khá và giỏi đạt trên 50%, tỷ
lệ tốt nghiệp được duy trì trên 97% hàng năm. Trường cũng đạt được nhiều thành
tích trong thi học sinh giỏi cấp tỉnh, mỗi năm trung bình có 20 giải.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận:
Đổi mới phương pháp dạy học suy cho cùng là thay đổi cách thức hoạt động
dạy và học của giáo viên và học sinh nhằm đưa những hoạt động này sang một
trạng thái mới có chất lượng và hiệu quả hơn, ở đó người học được “nghĩ nhiều
hơn, làm nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn” để thực hiện tốt những mục tiêu đào tạo.
a. Quan điểm đổi mới và nội dung đổi mới phương pháp:
- Giáo viên là lực lượng quyết định sự thành bại của quá trình đổi mới phương
pháp dạy học. Vì vậy cần phải làm cho giáo viên nhận thức rõ:
- Tính cấp thiết của đổi mới phương pháp dạy học:
+ Một mặt, làm cho tập thể giáo viên thống nhất nhận thức đây là yêu cầu của
sự nghiệp đổi mới giáo dục, là hạt nhân của việc thực hiện chương trình, là điều
kiện trực tiếp để nâng cao chất lượng giáo dục.
+ Mặt khác, cần coi đây là thách thức đội ngũ nhà giáo mà tập thể giáo viên
cần phải đáp ứng, nhưng đồng thời cũng là cơ hội phát triển của mỗi giáo viên và
của mỗi nhà trường.
- Những định hướng cơ bản:

Phạm Ngọc Lư
6



Một số biện pháp lãnh đạo nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên
tại Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh

+ Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh.
+ Bồi dưỡng phương pháp học tập, rèn kỹ năng học tập phù hợp với các môn
học, các loại bài học và phương pháp tự học.
+ Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
- Những đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực:
+ Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh.
+ Chú trọng rèn luyện phương pháp kỹ năng học tập, đặc biệt là hướng dẫn
rèn luyện hình thành tự học cho học sinh.
+ Tăng cường tổ chức các hoạt động cá thể phối hợp với hoạt động học tập
hợp tác.
+ Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
b. Hình thức tổ chức:
- Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng giáo viên về phương pháp dạy học.
- Tăng cường nghiên cứu trao đổi, thảo luận trong Tổ, nhóm chuyên môn và
vận dụng giải quyết từng vấn đề theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
- Tổ chức các đợt học tập xen kẽ, lồng ghép vào các đợt sinh hoạt chuyên
môn, rèn luyện tay nghề hàng tuần, hàng tháng trong tổ, nhóm chuyên môn hoặc
các kỳ hội giảng, thi giáo viên giỏi các cấp.
c. Đổi mới cách xác định mục tiêu bài học:
- Một là: Định lượng được mức độ, chuẩn mực kiến thức, kỹ năng và thái độ
học sinh phải đạt được sau bài học để thực hiện, đồng thời lấy đó làm căn cứ đánh
giá kết quả bài học một cách khách quan, tránh tình trạng đánh giá cảm tính đối
với một bài học.


Phạm Ngọc Lư
7


Một số biện pháp lãnh đạo nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên
tại Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh

- Hai là: Chú trọng mục tiêu xây dựng phương pháp học tập, đặc biệt là
phương pháp tự học qua mỗi giờ học, bài học.
d. Đổi mới cách soạn giáo án:
- Chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của thầy sang thiết kế hoạt động
của trò.
- Giáo án lên lớp phải thực sự là một bản kế hoạch lên lớp mà trong đó mọi
hoạt động đều được tính đến theo một quy trình hợp lý và có sự phối hợp, kết hợp
rất chặt chẽ các nguồn lực: người dạy, người học, sách giáo khoa, thiết bị dạy
học…
- Cần dự tính các phương án và cách thức có thể tiến hành để kiểm soát chất
lượng làm việc của học sinh.
e. Tăng cường tổ chức cho học sinh hoạt động:
- Làm việc độc lập theo nhịp độ phân hóa cá nhân.
- Làm việc theo nhóm.
- Sử dụng triệt để các phiếu hoạt học tập.
- Tăng cường giao tiếp thầy – trò kết hợp giao tiếp trò – trò.
f. Nâng cao chất lượng các câu hỏi trong tiết dạy và đề kiểm tra:
- Giảm số câu hỏi tái hiện sự kiện.
- Tăng tỷ lệ các câu hỏi yêu cầu tư duy tích cực sáng tạo.
- Chú trọng nhận xét sửa chữa các câu trả lời của học sinh.
Những hoạt động đổi mới trên đã được lãnh đạo nhà trường quán triệt đồng
bộ đến tất cả giáo viên, ở tất cả các bộ môn. Tinh thần chỉ đạo chung là: trong mỗi
tiết học bình thường, học sinh được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn,

thảo luận nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn trong quá trình lĩnh hội nội dung học tập.

Phạm Ngọc Lư
8


Một số biện pháp lãnh đạo nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên
tại Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh

2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác nâng cao chất lượng giờ
dạy tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh:
* Thuận lợi:
- Tập thể giáo viên đa phần là trẻ, nhiệt tình.
- Bầu không khí sư phạm vui vẻ, thoải mái, dễ tương tác trong công việc.
- Giũa lãnh đạo và giáo viên, nhân viên có không khí thân mật, hoà đồng.
- Các kế hoạch, công việc của nhà trường được giáo viên chấp hành thực hiện
nghiêm túc.
- Trường duy trì hoạt động kiểm tra chung các môn Toán, Ngữ văn, Vật lý,
Hoá học, Tiếng Anh với hình thức chung đề, chung giờ, kiểm tra theo khối lớp chứ
không kiểm tra tại lớp, mỗi phòng chỉ 24 em xếp theo tên ABC…Đây là hình thức
vừa nhằm đánh giá học sinh khách quan, vừa hạn chế được tiêu cực trong dạy thêm
– học thêm.
- 100% giáo viên đạt chuẩn, kiến thức chuyên môn được đảm bảo trong quá
trình dạy học.
- Được sự hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể trong việc xây dựng tập thể nhà
trường.
* Khó khăn:
- Số giáo viên một số môn còn ít nên nhiều lúc không có giáo viên cùng
chuyên ngành dự giờ đánh giá lẫn nhau (môn GDCD, KTCN, KTNN, Giáo dục

Quốc phòng – An ninh).
- Còn nhiều tổ chuyên môn ghép nên việc dự giờ, trao đổi kinh nghiệm, đánh
giá giờ dạy có khó khăn.
Phạm Ngọc Lư
9


Một số biện pháp lãnh đạo nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên
tại Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh

- Ban kiểm tra nội bộ nhà trường chưa được đào tạo nghiệp vụ kiểm tra,
thanh tra nên làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, truyền đạt cách làm kiểu cầm
tay chỉ việc.
- Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đầy đủ, số phòng ốc còn hạn chế nên
việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp giảng dạy còn
chưa đồng bộ, thiếu không gian để triển khai.
2.2. Những biện pháp, giải pháp đã thực hiện:
a. Lập kế hoạch chỉ đạo hoạt động:
- Trên cở sở kế hoạch năm học của Bộ giáo dục – Đào tạo, của Sở Giáo dục
và Đào tạo, kế hoạch năm học của nhà trường, kế hoạch đổi mới phương pháp dạy
học phải được chuyển hóa thành các hoạt động của tuần, của tháng của học kỳ,
năm học.
b. Chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn chú trọng tất cả các khâu trong quy
trình hoạt động:
- Xác định những yêu cầu đổi mới.
- Bàn bạc, xây dựng thiết kế giáo án mẫu theo hướng đổi mới.
- Cử giáo viên dạy điểm, tập thể dự giờ, trao đổi rút kinh nghiệm, so sánh với
bài dạy trước đó để thấy mặt tiến bộ và hạn chế.
c. Chỉ đạo điểm những giờ dạy cho học sinh phương pháp học tập:
- Tập huấn cho học sinh sử dụng tốt việc trình bày nội dung học bằng bài

trình chiếu PowerPoint để các em có thể tự trình bày ý kiến, hiểu biết của mình về
bài học. Đến nay, hầu hết các tập thể học sinh lớp đều sử dụng thành thạo máy
tính, máy chiếu để trình bày trong lúc thảo luận nhóm, lúc thuyết trình các chuyên
đề theo yêu cầu của giáo viên. Từ đó nâng cao tính tự tin, tính chủ động, tính sáng
tạo cho học sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ tự học do giáo viên giao cho, giúp
giờ học sinh động, có hiệu quả, giảm hoạt động của thầy, tăng hoạt động của trò.
Phạm Ngọc Lư
10


Một số biện pháp lãnh đạo nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên
tại Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh

- Tập huấn cho học sinh sử dụng email và sử dụng hệ thống mạng nội bộ của
trường nhc.edu.vn để trao đổi tài liệu học tập. Nhà trường đã cấp gần 600 địa chỉ
mail cho học sinh khối 10 và 3 lớp khối 11 để các em trao đổi tài liệu, phân công
công việc thực hiện nhiệm vụ mà giáo viên bộ môn yêu cầu. Các tài liệu học tập
được các em chia sẻ kịp thời, giúp giáo viên thực hiện thành công việc tăng cường
hoạt động học tập của học sinh trong thiết kế bài giảng của minh.
d. Tổ chức các đợt thi Giáo viên giỏi cấp trường, các đợt thao giảng điểm
theo tinh thần đổi mới phương pháp:
- Nhà trường đã mời các giáo viên có kinh nghiệm, có uy tín chuyên môn
trong Tỉnh làm giám khảo để qua các đợt thi giáo viên giỏi, thao giảng những thầy
cô này sẽ tư vấn, thúc đẩy đội ngũ giáo viên của trường phát triển. Trong năm, nhà
trường đã cấp kinh phí để mời 8 lượt các thầy cô ở các trường lân cận về làm giám
khảo, về trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với giáo viên và kinh nghiệm học bài, làm
bài với học sinh của trường để qua đó đội ngũ giáo viên của trường học hỏi thêm
nhiều kinh nghiệm.
- Trong năm, tổ chức thi giáo viên giỏi cấp trường chia làm hai lần để không
quá tải trong mỗi lượt thi và các giờ dạy được giáo viên chuẩn bị chu đáo, được

ban giám khảo đánh giá sâu sát hơn.
- Hàng tuần, các tổ chuyên môn dự giờ, rút kinh nghiệm thường xuyên, liên
tục để nâng cao chất lượng giờ dạy, trao đổi những kinh nghiệm hay trong tổ
nhóm.
- Các tiết dạy của những giáo viên có kinh nghiệm, có uy tín chuyên môn
được các đồng nghiệp và đặc biệt là các giáo viên trẻ thường xuyên dự giờ để học
hỏi kinh nghiệm. Hoạt động này được lãnh đạo nhà trường quy định và khuyến
khích, tạo được không khí học hỏi, trao đổi kinh nghiệm sôi nổi, liên tục.

Phạm Ngọc Lư
11


Một số biện pháp lãnh đạo nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên
tại Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh

e. Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
theo định hướng đổi mới:
e.1. Cải tiến cách kiểm tra đánh giá:
- Nhà trường tiến hành cải tổ việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học
sinh trên định hướng theo chỉ đạo của Bộ, chỉ đạo của Sở Giáo dục và đào tạo.
- Quy trình tiến hành kiểm tra được thống nhất trong tập thể hội đồng sư
phạm. Các bài kiểm tra các môn được nhà trường lên lịch từ đầu học kỳ. Nội dung
các bài kiểm tra được Tổ, nhóm chuyên môn thống nhất kỹ trước mỗi tuần. Các cá
nhân ra đề xây dựng ma trận, kiểm tra chéo ma trận, thống nhất ma trận
- Lãnh đạo nhà trường duy trì hình thức kiểm tra tập trung các môn Toán, Lý,
Hóa, Anh văn.
- Trong năm học 2011 – 2012, đã đưa môn Ngữ văn khối 11 và 12 vào hệ
thống kiểm tra chung.
e.2. Phân tích, sử dụng kết quả học tập, rèn luyện của học sinh qua các

lần kiểm tra chung của toàn trường, khối lớp để tạo động lực thúc đẩy giáo
viên nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng giờ dạy:
- Trong hai năm học 2010 – 2011 và 2011 – 20112, lãnh đạo nhà trường lập
bảng phân tích tỉ lệ chất lượng kết quả các bài kiểm tra, đặc biệt là các bài kiểm tra
chung các môn Toán, Ngữ văn, Vật lý, Hoá học, Tiếng Anh. Các bài kiểm tra
chung được thực hiện vào thứ Bảy hàng tuần theo nguyên tắc chung đề, chung
khối, chung giờ, học sinh kiểm tra theo đơn vị khối lớp chứ không kiểm tra tại lớp
như thế sẽ khách quan hơn trong đánh giá chất lượng học sinh.
- Lãnh đạo nhà trường căn cứ vào kết quả kiểm tra chung để đánh giá kết quả
giảng dạy của giáo viên. Kết quả từng bài kiểm tra của phân môn của lớp được Tổ
Giáo vụ cung cấp cho từng giáo viên của bộ môn lớp đó lưu hồ sơ cá nhân và xuất
trình cho Ban kiểm tra đánh giá. Đây là một căn cứ quan trọng để đánh giá chất

Phạm Ngọc Lư
12


Một số biện pháp lãnh đạo nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên
tại Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh

lượng giảng dạy của giáo viên, là căn cứ xếp loại thi đua. Như vậy, việc phân tích
chất lượng từng bài kiểm tra sẽ góp phần tạo sự thi đua giữa các cá nhân giáo viên,
vừa nâng cao tay nghề, vừa nâng cao ý thức nghề nghiệp cho tập thể sư phạm.
- Giáo viên bộ môn khi nhận được bản phân tích chất lượng bài kiểm tra sẽ tự
rà soát lại quá trình giảng dạy, ôn tập, dung lượng kiến thức…mà mình đã thực
hiện. Qua đó có sự so sánh với các giáo viên khác trong cùng tổ nhóm để học hỏi,
chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau, tự rèn luyện thêm tay nghề của minh.
- Nhà trường hàng tuần niêm yết kết quả kiểm tra các môn kiểm tra tập trung.
Học sinh được biết kết quả các bài kiểm tra của mình để rút kinh nghiệm trong học
tập, trau dồi kiến thức để đạt kết quả tốt hơn.

Do điều kiện hạn hẹp của đề tài, sau đây tôi chỉ dùng bảng phân tích một vài
môn để minh hoạ. Các bài kiểm tra được minh hoạ từ bài số 1 đến bài thi học kỳ.
Trong đó, hai môn học Ngữ văn và Toán được dùng để minh hoạ:

Phạm Ngọc Lư
13


Một số biện pháp lãnh đạo nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên
tại Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh

Phạm Ngọc Lư
14


Một số biện pháp lãnh đạo nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên
tại Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh

Phạm Ngọc Lư
15


Một số biện pháp lãnh đạo nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên
tại Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh

Phạm Ngọc Lư
16


Một số biện pháp lãnh đạo nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên

tại Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh

Phạm Ngọc Lư
17


Một số biện pháp lãnh đạo nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên
tại Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh

Phạm Ngọc Lư
18


Một số biện pháp lãnh đạo nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên
tại Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh

Phạm Ngọc Lư
19


Một số biện pháp lãnh đạo nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên
tại Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh

Phạm Ngọc Lư
20


Một số biện pháp lãnh đạo nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên
tại Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh


Phạm Ngọc Lư
21


Một số biện pháp lãnh đạo nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên
tại Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh

Phạm Ngọc Lư
22


Một số biện pháp lãnh đạo nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên
tại Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh

Phạm Ngọc Lư
23


Một số biện pháp lãnh đạo nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên
tại Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh

Phạm Ngọc Lư
24


Một số biện pháp lãnh đạo nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên
tại Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh

Phạm Ngọc Lư
25



×