Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Tiểu luận môn vận tải bảo hiểm ngoại thương Cảng biển và tuyến đường hàng hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

Báo cáo môn Vận Tải – Bảo Hiểm Ngoại Thương

CẢNG BIỂN VÀ TUYẾN ĐƯỜNG HÀNG HẢI

Nhóm thực hiện - Nhóm 2:
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Lê Thị Huỳnh Liên
Nguyễn Thị Phương Hải
Huỳnh Dũng Tâm
Nguyễn Trần Quỳnh Trâm
Phạm Hữu Trí
Trần Thị Lệ Xuân
Lớp: Ngoại Thương 17B
GVHD:

Dược

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2015

ThS.


Nguyễn

Thị


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong những đất nước may mắn khi có vị trí địa lý thuận lợi
cho việc phát triển kinh tế biển cũng như việc xây dựng các cảng biển quốc tế để mở
rộng giao thương hợp tác với các nước trên thế giới. Trong nền kinh tế của một quốc
gia, đặc biệt là kinh tế biển, cảng biển đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc
cung cấp các dịch vụ vận tải bằng đường thủy. Cùng với sự phát triển vượt bậc về
khoa học kỹ thuật cảng biển ngày nay có chức năng đa dạng và hiệu quả hoạt động
cũng cao hơn rất nhiều so với trước đây. Trong bài thu hoạch này nhóm xin nghiên cứu
hai nội dung chính là:
1. Cảng biển, vai trò, chức năng và các cơ sở vật chất kỹ thuật của chúng.
Đồng thời giới thiệu một số cảng biển lớn trên thế giới và trong nước.
2. Tuyến đường hàng hải, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển hàng
hóa bằng đường biển, giới thiệu một số tuyến đường hàng hải trong và ngoài
nước.
Lịch sử phát triển của ngành đường biển thế giới đã cho thấy kinh tế biển luôn
được coi là ngành mũi nhọn, trong đó cảng biển luôn đóng vai trò chủ đạo. Nơi nào có
cảng biển nơi đó sẽ trở thành thành phố với kinh tế, công nghiệp và giao thương phát
triển. Sự tăng trưởng của kinh tế nói chung và của hệ thống cảng biển nói riêng dựa
trên cơ sở tăng trưởng không ngừng của các hoạt động kinh doanh. Với ý nghĩa đó,
cảng biển tuy không trực tiếp tham gia kinh doanh nhưng có vai trò huyết mạch trong
việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cảng biển càng phồn vinh, kinh tế biển càng mạnh.
Trong chiến lược phát triển của mình nhiều quốc gia trên thế giới đã xác định, thế kỷ

21 là thế kỷ của đại dương, hướng mạnh sự phát triển về phía biển, chú trọng khai thác
thế mạnh của biển. Trong bài nghiên cứu của chúng em, nhóm mong muốn sẽ góp nhặt
thêm những kiến thức bổ ích về một nhân tố có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với
nền nền kinh tế này. Nhóm xin chân thành cảm ơn cô về sự hướng dẫn tận tình để giúp
cho nhóm hoàn thành bài tập này một cách tốt nhất. Mong nhận được sự nhận xét và
rút kinh nghiệm của cô để chúng em có thể hoàn thiện hơn bài viết của nhóm. Chúng
em xin chân thành cảm ơn cô!

3


PHẦN 1 - CẢNG BIỂN
I.

KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA CẢNG BIỂN
1. Khái niệm

Cảng biển một đầu mối giao thông lớn, bao gồm nhiều công trình và kiến trúc,
bảo đảm cho tàu thuyền neo đậu yên ổn, nhanh chóng và thuận lợi thực hiện công việc
chuyển giao hàng hoá/hành khách từ các phương tiện giao thông trên đất liền sang các
tàu biển hoặc ngược lại, bảo quản và gia công hàng hoá, và phục vụ tất cả các nhu cầu
cần thiết của tàu neo đậu trong cảng. Ngoài ra, cảng biển còn là trung tâm phân phối,
trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại, trung tâm dịch vụ, trung tâm cư dân của
cả một vùng hấp dẫn.

Hình 1. Cảng Tân Cảng - Cát Lái, Quận 2, Hồ Chí Minh, Việt Nam
2. Chức năng của cảng biển




-

Chức năng cơ bản
Cung cấp phương tiện và thiết bị để thông qua hàng hóa mậu dịch đường biển.
Cung cấp luồng cho tàu bè vào cảng thuận lợi nhất.
Cung cấp đường ô tô, xe lửa và các tàu sông và các phương tiện vận tải khác.
Thực hiện dịch vụ xếp dỡ hàng hóa, sửa chữa cung ứng.
Chức năng phụ thuộc
Đảm bảo an toàn cho tàu thuyền ra vào cảng.
Đảm bảo vệ sinh môi trường.
Chức năng cá biệt khác
Đại diện cho cơ quan nhà nước thực thi các tiêu chuẩn an toàn của tàu thuyền,
thủy thủ và kiểm soát môi trường ô nhiễm.
Đại diện cơ quan đăng kiểm tàu thuyền.
Làm dịch vụ khảo sát đường thủy.
Thực hiện các hoạt động kinh tế, thương mại.
4


-

Cung cấp các công trình trường học, bệnh viện và khu vui chơi giải trí cho nhân
viên và cư dân vùng đó.

3. Vai trò
-

-

Đảm bảo cho tàu thuyền neo đậu an toàn, nhanh chóng và thuận lợi xếp dỡ hàng hóa

và vận chuyển hành khách, gia công phân loại hàng hóa, thực hiện thủ tục pháp chế
vềquản lý nhà nước và các dịch vụ hàng hải phục vụ các tàu thuyền trong thời gian lưu
trú ở cảng.
Góp phần xây dựng các khu công nghiệp ven biển. Thúc đẩy sự phát triển của các
thành phố cảng.
II.

CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA MỘT CẢNG BIỂN

Khi nói đến quy mô một cảng biển người ta thường đề cập đến các số liệu về
phần mặt nước và phần đất liền. Trên mỗi phần đều được trang bị các thiết bị máy móc
để thực hiện chức năng của cảng. Các thiết bị kỹ thuật và kinh tế của cảng liên quan
mật thiết với nhau và có tác dụng quyết định đến khối lượng sản xuất và chất lượng
phục vụ của cảng. Cảng là một cơ sở vật chất quan trọng của phương thức vận tải biển.
Khi tổ chức chuyên chở hàng hóa và thuê tàu, phải chú ý đến các chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật sau:
1. Số lượng tàu và tổng trọng tải của cảng (GRT)
Số lượng tàu: là số tàu có thể tiến hành xếp dỡ trong cùng một thời gian nhất
định.
• Tổng trọng tải hoặc tổng dung tích đăng ký toàn phần của tàu (GRT - Gross
Register Tonnage) ra vào cảng trong một thời gian nhất định. Chỉ tiêu này phản
ánh độ lớn, mức độ hiện đại, năng suất xếp dỡ của một cảng.


Hình 2. Cảng biển Busan, Hàn Quốc cho phép 169 tàu cập bến cùng lúc có thể xử lý
hàng hóa trong 91 triệu tấn/năm
2. Tổng số lượng hàng hóa xếp dỡ của cảng trong một thời gian nhất định
Tổng số lượng hàng hóa xếp dỡ của cảng thường chia ra thành:
5



-

Số lượng hàng xuất đi; và
Số lượng hàng nhập về.
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thông qua của cảng.

3. Mức xếp dỡ hàng hóa của cảng
Là khối lượng hàng hóa xếp, dỡ lên xuống tàu trong một đơn vị thời gian (ngày,
giờ). Thường mức xếp hàng lên và mức dỡ hàng xuống không giống nhau và phụ
thuộc vào các yếu tố sau:
-

Đặc điểm của tàu;
Năng suất của công cụ xếp dỡ;
Trình độ tổ chức lao động tại cảng.

Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng mà cả hãng tàu và người thuê tàu đều quan
tâm khi thỏa thuận các điều kiện liên quan đến công cụ xếp dỡ trong hợp đồng thuê
tàu.
4. Khả năng thông qua của kho bãi
Là sức chứa của kho bãi trong một thời gian nhất định. Kho bãi tại các cảng
gồm các loại sau:
-

Kho chứa hàng thông thường

-

Bãi container


6


Khả năng chứa hàng của kho bãi ở cảng phụ thuộc vào các yếu tố như:
Tổng diện tích kho bãi
Tốc độ quay vòng của kho bãi
Kỹ thuật sắp xếp hàng hóa tại kho bãi.
Việc nghiên cứu về kho bãi của cảng nhằm mục đích xây dựng kế hoạch xuất
nhập hàng hóa qua cảng, cũng như lên kế hoạch bảo quản hàng hóa trước và sau khi
giao nhận với tàu.
5. Ngoài những chỉ tiêu nêu trên, người thuê tàu còn phải nghiên cứu những vấn đề liên
quan khác như: luật lệ tạp quán của cảng, giá cả các loại dịch vụ, thời gian làm việc để
đảm bảo tốt cho khâu tổ chức, ký kết và thực hiện hợp đồng thuê phương tiện vận tải
để chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu.
Vì cảng khẩu là một công trình lớn, có tính chất kinh doanh tổng hợp và là đầu
mối quan trọng của một quốc gia nên cảng thường do nhà nước quản lý. Với vị trí địa
lý thuận lợi và quan hệ kinh tế giữa nước ta với nhiều quốc gia khác trên thế giới đang
được cải thiện và phát triển, ngành vận tải biển của chúng ta cũng đã bắt đầu phát triển
với một hệ thống cảng khẩu khá lớn về mặt số lượng. Tuy nhiên, do những khó khăn
về vốn, những hạn chế về trình độ tổ chức và quản lý mà hoạt động các cảng biển hay
hệ thống cảng của nước ta còn nhiều hạn chế, chất lượng phục vụ chưa cao.
-

III.

CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA CẢNG BIỂN

Ranh giới của một khu vực cảng biển gồm có hai phần là phần mặt trước và
phần đất liền. Trên mỗi phần diện tích của cảng đều được trang bị các thiết bị, máy

móc… để thực hiện các chức năng phục vụ cho cảng. Trên phần mặt nước của cảng
thường gồm có vũng tàu, luồng lạch, cầu tàu… Phần đất liền chủ yếu có khu vực kho
bãi, hệ thống đường giao thông, khu vực nhà xưởng, khu làm việc của các cơ quan hữu
quan… Có thể nói cảng biển là một công trình có hàng loạt thiết bị kỹ thuật để phục
vụ tàu và hàng hóa. Khi tổ chức chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu và thuê tàu, bắt
buộc phải nghiên cứu các đặc điểm của trang thiết bị của cảng. Cơ sở vật chất kỹ thuật
và trang thiết bị của cảng bao gồm 5 nhóm như sau:
1. Nhóm 1 - Thiết bị phục vụ cho việc đưa đón tàu ra vào neo đậu tại cảng
Nhóm thiết bị này gồm một số loại như: cầu tàu, luồng lạch, kè, đập chắn sóng,
phao nổi, trạm hoa tiêu, hệ thống thông tin, tín hiệu…
-

-

Luồng lạch (Fairway): là phần giới hạn vùng nước từ biển vào cảng được xác định bởi
hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ để bảo đảm cho tàu thuyền ra,
vào cảng biển an toàn, thường tính từ điểm hoa tiêu (Phao số 0) đến cảng. Ví dụ như
để vào Cảng Sài Gòn từ điểm hoa tiêu Vũng Tàu (10o20'N - 107o03'E) đến Cảng Sài
Gòn qua luồng sông Lòng Tàu với chiều dài luồng là 85km, sâu -8.5m và rộng 11m
Cầu tàu/Cầu cảng (Dock): là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu
biển neo đậu, bốc dỡ hàng hoá, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
Một cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng.
Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao
thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng vào bến cảng và các công trình phụ trợ
7


-

khác. Toàn Cảng Sài Gòn hiện có 21 cầu tàu với tổng chiều dài gần 3.000m, bảo đảm

an toàn với độ sâu trước bến từ -7,3m đến -14m
Trạm hoa tiêu (Pilot station): nơi tàu đón hoa tiêu để vào cảng, thường ở ngoài cảng
và gần Phao số 0
- Hệ thống thông tin, tín hiệu: như các biển báo, phao nổi…

2. Nhóm 2 - Trang thiết bị phục vụ cho việc làm hàng/vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa
Nhóm này gồm những trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công việc xếp dỡ hàng
hóa lên xuống công cụ vận tải và ở trong kho bãi của cảng. Thiết bị xếp dỡ là yếu tố kỹ
thuật quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất của cảng. Nó quyết định năng suất xếp
dỡ, khả năng thông qua về tàu và hàng hóa của cảng… Thiết bị xếp dỡ rất đa dạng như
cần cẩu các loại, xe nâng hàng, máy bơm hút hàng rời, hàng lỏng, băng chuyền, ô tô,
đầu kéo máy, chassis, container, pallet…
Trong đó, đối với việc xếp dỡ container, có một số loại phổ biến thường gặp
như sau:
Cẩu giàn (container gantry crane): là loại cầu lớn đặt
tại cầu tàu, thường được lắp đặt tại các cảng
container chuyên dụng để xếp dỡ container lên
xuống tàu theo phương thức nâng qua lan can tàu:
Lift-on/Lift-off. Cẩu này có kết cấu khung chắc chắn,
đặt vuông góc với cầu tàu, vươn qua chiều ngang
thân tàu trong quá trình làm hàng. Cẩu giàn gắn giá
làm hàng tự động gọi là “spreader”, giá này di
chuyển lên xuống và chụp vào 4 góc trên của
container qua một cơ cấu gọi là “twistlock”.

8


Cẩu chân đế/cẩu bờ (multi-function crane): là loại
cẩu dùng để cẩu hàng bách hóa và có thể dùng để

cẩu container khi cần thiết. Lợi thế của loại cẩu này
là có thể quay trở dễ dàng và linh hoạt trong việc
chọn vị trí nhấc cũng như đặt container mà không
cần di chuyển. Loại này không phải chuyên dụng và
có năng suất kém hơn cẩu giàn.

Giá cẩu (spreader): là thiết bị gắn khớp giữ, lắp đặt
cho các cẩu để chụp vào nóc trên của container. Có
2 loại giá cẩu: loại giá cẩu thô sơ (Container
spreader), chỉ gồm một khung thép chữ nhật kích
thước cố định tương ứng với chiều dài và chiều rộng
của container 20 feet và 40 feet. Loại giá cẩu tự
động (Telescopic container spreader) cấu trúc phức
tạp hơn, có chiều dài thay đổi được để phù hợp với
chiều dài của nhiều loại container.

Cẩu sắp xếp container/cẩu khung (container
stacking crane): là loại cẩu di dộng sử dụng để sắp
xếp container trong bãi container của cảng
(container yard – CY). Loại cẩu này cấu trúc gồm một
khung có chân đế gắn vào bánh lăn trên ray hoặc lăn
cao su và một xe điện con (trolley) di chuyển dọc
khung dầm.

9


Xe nâng (forklift): là loại thiết bị nâng hạ có cấu trúc
dạng ô tô bánh lốp, được trang bị động cơ diesel và
động cơ thủy lực, nâng hạ container qua cơ cấu

càng (xe nâng phổ thông) hoặc khớp giữ (xe nâng
chụp, nâng cạnh). Một số loại xe nâng: xe nâng
chụp, xe nâng cạnh, xe nâng phổ thông (nâng đáy),
xe nâng bên trong.

3. Nhóm 3 - Phục vụ cho việc lưu trữ hàng hóa
Nhóm 3 gồm hệ thống kho, bãi như kho ngoại quan, kho/bãi container (CY),
kho/bãi đóng hàng rời (CFS), bể chứa dầu, thiết bị di chuyển hàng hóa trong kho…
Tổng diện tích kho bãi, sự bố trí hệ thống kho bãi, trang thiết bị bên trong kho bãi…
ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp nhận hàng hóa và chất lượng phục vụ kinh
doanh của cảng.
-

Một số loại hình kho, bãi thường gặp như:
Kho/Bãi ngoại quan: (theo Nghị định số 154/2005/NĐ-CP)

Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam,
ngăn cách với khu vực xung quanh để tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện một số
dịch vụ đối với hàng hoá từ nước ngoài, hoặc từ trong nước đưa vào kho theo hợp
đồng thuê kho ngoại quan được ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng. Đối tượng
hàng hoá xuất nhập kho ngoại quan là hàng nhập khẩu chờ tiêu thụ tại thị trường
Việt Nam; hàng quá cảnh, lưu kho tại Việt Nam để chờ xuất khẩu sang nước thứ ba
hoặc hàng đã làm xong thủ tục hải quan chờ xuất khẩu; hàng hết thời hạn tạm nhập,
phải tái xuất; hàng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc tái xuất.
Các dịch vụ được thực hiện trong kho ngoại quan gồm: Gia cố, chia gói, đóng
gói bao bì; phân loại phẩm cấp hàng hoá, bảo dưỡng hàng hoá; Làm thủ tục hải quan
đối với hàng hóa đưa ra, đưa vào kho ngoại quan. Vận chuyển hàng hoá từ cửa khẩu
vào kho ngoại quan, từ kho ngoại quan ra cửa khẩu, từ kho ngoại quan này sang kho
ngoại quan khác. Chuyển quyền sở hữu hàng hoá.
- Kho/Bãi CFS: (theo Thông tư số 128)

Kho/bãi CFS là địa điểm thu gom hàng lẻ, hay còn được gọi là kho/bãi đóng
hàng rời. Hàng hóa được đưa vào CFS bao gồm: (i) Hàng hoá nhập khẩu đưa vào CFS
là hàng hoá chưa làm xong thủ tục hải quan, đang chịu sự giám sát, quản lý của cơ
quan hải quan và (ii) Hàng hoá xuất khẩu đưa vào CFS là hàng hoá đã làm xong thủ
tục hải quan hoặc hàng hoá đã đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục hải quan ngoài cửa
khẩu nhưng việc kiểm tra thực tế hàng hoá được thực hiện tại CFS.
Các dịch vụ được thực hiện trong CFS bao gồm:
10


+ Đối với hàng xuất khẩu: Đóng gói, đóng gói lại, sắp xếp, sắp xếp lại hàng
hóa. Đối với hàng quá cảnh, hàng trung chuyển được đưa vào các CFS trong cảng để
chia tách, đóng ghép chung container xuất khẩu hoặc đóng ghép chung với hàng xuất
khẩu của Việt Nam.
+ Đối với hàng nhập khẩu: Được phép chia tách để làm thủ tục nhập khẩu hoặc
đóng ghép container với các lô hàng xuất khẩu khác để xuất sang nước thứ ba.
Ngoài ra, còn một số loại kho bãi khác như Kho mát, Kho lạnh, Kho hàng nguy
hiểm, Showroom, nhà xưởng phục vụ công nghiệp phụ trợ…
4. Nhóm 4 - Phục vụ cho hoạt động giao thông trong cảng
Nhóm này phục vụ cho việc kết nối giao thông từ kho ra cảng, hệ thống đường
nối với mạng giao thông trong nước với các trang thiết bị như bãi ô tô, nhà ga, hệ
thống luồng rạch sông đi sâu vào đất liền… Hệ thống đường giao thông trong phạm vi
cảng và cách nối liền với hệ thống vận tải thống nhất như thế nào quyết định phạm vi
hậu phương phục vụ của cảng. Thông thường trong một cảng có hệ thống đường bộ,
đường sắt và công cụ vận tải thích hợp để phục vụ vận chuyển hàng hóa từ cảng vào
hậu phương và ngược lại.
5. Nhóm 5 - Phục vụ cho các hoạt động quản lý và các dịch vụ cung ứng
Cũng như tên gọi, nhóm
này gồm cơ sở vật chất
kỹ thuật và trang thiết bị

phục vụ cho các hoạt
động quản lý và các
dịch vụ cung ứng của
cảng như nhà làm việc,
phòng ban, máy tính,
các thiết bị kỹ thuật
phục vụ công tác thông
tin liên lạc, ánh sáng,
cung cấp nước, câu lạc
bộ thủy thủ…
6. Nhóm 6 - Hệ thống thông tin liên lạc
Nhóm 6 đóng vai trò quan trọng, đảm bảo thông tin và liên lạc thông suốt trong
cảng và từ tàu vào đất liền như hệ thống mạng, hệ thống camera, hệ thống quản lý bến
container, hệ thống định vị tàu, hệ thống thông tin quản lý… Với sự phát triển của
công nghệ thông tin và tiến bộ của khoa học công nghệ, nhóm này càng phát huy lợi
thế trong việc kết nối và quản lý, điều hành các hoạt động trong cảng.

11


IV.

MỘT SỐ CẢNG BIỂN QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM

Theo thống kê, hiện nay có khoảng 540 cảng biển quốc tế trên thế giới.
1. CÁC CẢNG BIỂN QUỐC TẾ
1.1. Các cảng ở Châu Âu
 Cảng Rotterdam (Hà Lan)

Cảng Rotterdam (thành phố Rotterdam, Zuid-Holland, Hà Lan) hình thành từ

năm 1283, là một trong những cảng biển lâu đời và lớn nhất ở châu Âu, nằm trong Top
20 cảng container lớn về số TEU thông qua với 12.300.000 TEU năm 2014, cũng như
Top 20 các cảng bận rộn nhất. Tuy đã đi qua thời hoàng kim với vị trí cảng sầm uất
nhất thế giới giai đoạn 1962-1986 nhưng cảng Rotterdam vẫn được coi là một điểm
phân phối hàng hóa quan trọng tại châu Âu do nằm giữa trung tâm dân cư và công
nghiệp của châu Âu như vùng Ruhr, Paris và London.
Ngày nay, cảng Rotterdam và khu công nghiệp thuộc cảng được quản lý và điều
hành bởi Công ty quản lý cảng Rotterdam (PoRA). Công ty này do nhà nước đóng góp
12


25% cổ phần, 75% còn lại do thành phố Rotterdam đóng góp. Cảng Rotterdam nằm
trên diện tích 12.500 ha, các khu công nghiệp thuộc cảng có diện tích 5.300 ha. Toàn
bộ cảng trải dài trên 40 km, tổng chiều dài các cầu cảng là 89 km. Trong cảng còn có
hệ thống đường ống dài 1.500 km và một tuyến đường sắt chạy qua sông Meuse kết
nối phía nam Hà Lan với cảng Rotterdam. Tại cảng Rotterdam hệ thống kho chứa chất
lỏng có dung tích 30 triệu m 3, kho chứa dầu thô có thể chứa đến 12 triệu m3 cùng 6,7
triệu m3 dầu thành phẩm. Ngoài ra còn có các kho chứa độc lập các sản phẩm dầu mỏ,
sản phẩm hóa chất, và các loại dầu thực vật và chất béo. Cảng cũng được trang bị 122
cầu cảng và 23 khu neo đậu, và có sáu tàu hoa tiêu và 29 tàu kéo. Hiện cảng có hơn 90
bến tàu trong đó 35 bến dành cho hàng hoá lỏng, 15 cho hàng rời khô và 17 bến đa
năng. Để xử lý hàng hóa container cảng Rotterdam sử dụng 9 cảng bốc xếp. Các cảng
này dành cho cả các tuyến nội địa, tuyến đường biển ngắn và cả cảng nước sâu. Ngoài
ra còn 7 bến xếp dỡ hàng RORO cũng như các bến chuyên dụng khác. Hệ thống cần
trục tại cảng Rotterdam bao gồm 12 cần cẩu container, 22 cần trục lớn, 25 cần cẩu nổi,
103 giàn cẩu container, và 162 cần cẩu đa năng.
Do là một hải cảng lớn nên tại cảng áp dụng ba cấp an ninh đáp ứng các tiêu
chuẩn về Mã an ninh tàu và cảng biển quốc tế (ISPS). Trung tâm điều hành và điều
khiển cảng Rotterdam được trang bị những màn hình lớn để theo dõi và phân tích các
hoạt động tại cảng. Cảng còn trang bị một hệ thống X-ray kiểm tra hàng hóa trong các

container với khả năng kiểm tra gần 150 container/giờ.
 Cảng Hamburg (Đức)

13


Cảng Hamburg (tiếng Đức: Hamburger Hafen) là một cảng ở Hamburg, Đức,
trên sông Elbe. Cảng có cự ly 110 km từ cửa sông Elbe đổ vào Biển Bắc. Nó được gọi
là "Cửa ngõ vào thế giới" của Đức và là cảng lớn nhất ở Đức. Đây là cảng bận rộn
nhất thứ hai ở châu Âu (sau cảng Rotterdam) về lượng TEU thông qua với 9.730.000
TEU (năm 2014), và lớn thứ 11 trên toàn thế giới. Cảng này dù nằm trên sông Elbe
nhưng vẫn là một cảng biển, vì độ sâu 15 mét nước do được nạo vét thường xuyên.
Việc tiếp nhận tàu không ảnh hưởng bởi chế độ thủy triều.
Cảng có diện tích 73,99 km² (64,80 km² có thể sử dụng được), trong đó
43,31 km² (34,12 km²) là diện tích đất. Với vị trí tự nhiên thuận lợi của một nhánh
sông Elbe, tạo ra một nơi lý tưởng cho khu cảng với kho bãi và các phương tiện
chuyển tải. Các cảng tự do rộng lớn cũng cho phép vận chuyển miễn phí.
 Cảng Antwerp (Bỉ)

Cảng Antwerp là cảng lớn thứ hai ở châu Âu về khối lượng vận chuyển hàng
hóa. Cảng nằm trên bờ phải của sông Scheldt, cách biển Bắc khoảng 88 km về phía
đông nam, đây là một trong những cửa ngõ chính của châu Âu ra biển. Nằm ở vị trí
chiến lược Trung và Tây Bắc châu Âu kết nối với các cảng lớn khác của châu Âu ở
trung tâm của châu Âu về phía tây bắc, cảng có thể đón nhận các tàu chở hàng rời
capesize cỡ lớn.
Cảng hiện thuộc sở hữu và chịu sự điều hành của công ty cảng Antwerp. Cảng
Antwerp là cảng tổng hợp có khả năng bốc xếp và lưu trữ tất cả các loại sản phẩm.
Đây cũng là cảng bốc xếp hàng đóng kiện dẫn đầu châu Âu và là nơi hoạt động của
hơn 200 công ty giao nhận chuyên xử lý các hàng hoá đóng kiện, bao gồm thép, lâm
sản, trái cây…. Cảng được trang bị 1.474 bồn chứa để lưu trữ 3.600.000 m3 hàng hóa

lỏng. Hàng container được giao nhận tại các cảng container chuyên dụng. Ngoài ra,
hàng rời được bốc xếp tại cảng bao gồm than đá, quặng sắt, kim loại màu, xi măng,
khoáng chất, phân bón, đất sét cao lanh. Cảng cũng đã mở rộng thêm bến cảng xếp dỡ
xe hơi và xe tải. Các dịch vụ khác tại cảng bao gồm lưu kho và logistic, lai dắt, hoa
tiêu, neo đậu các dịch vụ giá trị gia tăng như đóng gói lại, ghi nhãn và kiểm soát chất
lượng.
Cảng Antwerp trải dài trên 160km bờ bến, có thể tiếp nhận một lượng lớn hàng
hóa thông qua mạng lưới vận tải đa phương thức bao gồm đường bộ, sà lan, đường sắt,
đường ống. Cảng được chia thành hai khu vực, Bờ phải và Bờ trái. Bờ phải bao gồm
các công trình chắn Berendrecht, dock Bonaparte, dock Amerika, dock Albert, dock
Delwaide, bến cảng Europa, bến cảng biển Bắc và bến cảng MSC. Chắn Berendrecht
dài 500m, rộng 68m là một chắn đập lớn nhất thế giới. Bờ trái có các công trình như
chắn Kallo, dock Verrebroek, dock Vrasene và dock Deurganck.
Cụm hóa dầu với năm nhà máy lọc dầu tại cảng và hai nhà máy lọc dầu lớn
được kết nối với cảng Rotterdam thông qua các đường ống Rotterdam-Antwerp
(RAPL), đảm bảo việc cung cấp dầu thô liên tục. Cảng cũng cung cấp hơn 5.300.000
m2 không gian lưu trữ. Cảng có ba cần cẩu nổi và hơn 30 cần cẩu cố định. Các cần cẩu
nổi bao gồm Brabo có sức nâng 800tấn, và Portunus và Titan có sức nâng 45tấn.
14


Ngoài hệ thống trang bị hạ tầng, cảng cũng rất chú trọng tới công tác an ninh.
Hiện tại cảng đã triển khai một loạt các biện pháp an ninh để đảm bảo an toàn trong
khu vực cảng. Lối vào được kiểm soát điện tử thông qua thẻ ID, và quét kiểm tra hành
lý. Các khu vực trong cảng được giám sát bởi các camera giám sát.
1.2. Các cảng ở Châu Mỹ
 Cảng Los Angeles (Hoa Kỳ)

Cảng Los Angeles còn gọi là cảng Quốc tế Los Angeles là một tổ hợp cảng
chiếm diện tích lên tới 7.500 ha (3.000 ha) cùng 43 dặm (69 km) chiều dài của bờ

sông. Cảng nằm trên vịnh San Pedro ở San Pedro, cách trung tâm thành phố Los
Angeles khoảng 20 dặm (32 km) về phía nam. Cảng Los Angeles giáp với cảng Long
Beach, với số lượng người làm việc tại đây lên tới hơn 16.000 người, và là cảng bận
rộn nhất ở Hoa Kỳ. Nhằm đảm bảo an toàn cho khu vực cảng, cảng Los Angeles có
lực lượng cảnh sát Cảng Los Angeles để chống tội phạm khủng bố, lực lượng cứu hộ
tại bãi biển Cabrillo thuộc cảng.
Cảng Los Angeles là cảng lớn nhất ở Hoa Kỳ về lượng hàng hóa bốc dỡ và
trong top 20 cảng bận rộn nhất trên thế giới với 8,34 triệu TEU thông qua, kết hợp
với Cảng Long Beach thì nơi đây là cụm cảng quốc tế lớn thứ 9 thế giới. Cảng cũng có
sự phục vụ của tuyến đường sắt bởi cảng đường bộ Thái Bình Dương và hệ thống
đường cao tốc chạy về phía Bắc có tên là Hành lang Alameda. Các đối tác thương mại
hàng đầu của cảng tới từ các quốc gia: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn
Quốc, Thái Lan với hàng hóa chủ yếu là các đồ nội thất, giày dép, đồ chơi, phụ tùng ô
tô và hàng may mặc.
 Cảng Long Beach (Hoa Kỳ)

Cảng Long Beach là hải cảng lớn thứ hai của Mỹ về số lượngcontainer bốc dỡ
tại đây sau cảng Los Angeles ngay gần đó. Cảng này hoạt động như là một cửa ngõ
chính cho thương mại từ Mỹ sang châu Á. Cảng có diện tích đất liền 3.200 mẫu Anh
(13 km2) với 25 dặm (40 km) bờ biển ở thành phố Long Beach, California. Cảng Long
Beach nằm cách Khu thương mại Long Beach chưa đến 2 dặm (3 km) về phía Tây
nam và khoảng 25 dặm (40 km) về phía Nam của trung tâm thành phố Los Angeles.
Cảng có 80 bến tàu, 66 cẩu giàn và các kho/bãi đa dạng.
Mỗi năm có hơn 6,8 triệu TEUs thông qua cảng với giá trị hàng hóa trên 180 tỷ
USD. Số lượng container được bốc dỡ tại cảng chiếm 1/3 lượng container thông qua
các cảng ở California, 1/4 lượng container thông qua các cảng ở Bờ Tây và gần 1/5
lượng container thông qua các cảng ở Hoa Kỳ.
Cảng Long Beach tiếp nhận 90% hàng hóa từ Đông Á, với các đối tác thương
mại chính như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hongkong, Đài Loan, Việt Nam,
Iraq, Australia, Ecuador and Indonesia. Các mặt hàng nhập khẩu chính thông qua cảng

gồm dầu thô, điện tử, nhựa, nội thất, may mặc…

15


 Cảng New York-New Jersey (Hoa Kỳ)

Cảng New York và New Jersey bao gồm các tuyến đường thủy ở cửa sông
trong vùng đô thị New York với một khu cảng bao quanh một khu vực bán kính
khoảng 40 km (25 dặm) từ tượng đài Nữ thần Tự do. Hệ thống các vùng biển dọc theo
1.050 km (650 dặm) bờ biển trong vùng lân cận của Thành phố New York và New
Jersey miền Đông Bắc được coi là một trong những hải cảng tự nhiên đẹp nhất thế
giới. Cảng New York và New Jersey có lượng hàng hóa theo tải trọng đứng thứ ba
ở Hoa Kỳ và mức độ tấp nập vào hàng bậc nhất ở Đông Duyên hải Hoa Kỳ.
1.3. Các cảng ở Châu Đại Dương
 Cảng Melbourne (Australia)

Nằm trên cửa sông Yarra thuộc bang Victoria, Australia do một doanh nghiệp
quốc doanh - Tổng công ty cảng Melbourne quản lí. Được xây dựng vào năm 1889,
đây là một cảng hàng hóa tổng hợp và cũng là cảng container lớn nhất Australia.
Lượng hàng container qua cảng chiếm gần 37% của tổng số lượng container thương
mại trên toàn nước Úc. Cảng nằm trên một diện tích rộng 143.000 m².
Hàng năm lượng tàu qua cảng Melbourne vượt hơn 3.500 lượt tàu với hơn 2,4
triệu TEUs thông qua cảng (năm 2013). Đây cũng là một trung tâm quan trọng đối với
các ngành sản xuất, tài chính, kinh doanh, thông tin liên lạc. Hiện tại hai công ty xếp
dỡ container DP World và Patrick Stevedores chịu trách nhiệm xử lý hầu hết các hàng
hoá tại cảng, Việc vận chuyển hầng hóa tại cảng được giao cho các công ty Patrick
Shipping và Toll Shipping, Bass Strait Shipping.
Cảng Melbourne có 34 bến cảng thương mại với bốn cảng container quốc tế.
Những bến cảng đa mục đích có khả năng xếp dỡ nhiều loại hàng hóa khác nhau từ gỗ

cho đến xe có động cơ. Cảng cũng có các bến chuyên xử lí hàng khô như xi măng, ngũ
cốc, đường, tro bay và thạch cao. Với các loại hàng lỏng như mật đường, dầu thô và
hóa dầu, cảng sử dụng các phương pháp xử lý chất lỏng mới nhất.
16


 Cảng Sydney (Australia)

Cảng Sydney nổi tiếng với các kênh nước sâu tự nhiên. Là một trong những
cảng “đẹp nhất” trên thế giới. Bên cạnh đó, Cảng còn xử lý hàng khô, chất lỏng số
lượng lớn thông qua các bến tại đảo Glebe và White Bay.
Bến cảng là điểm đến hàng đầu khi du khách đến với Châu Úc, là cảng duy nhất
có 2 cơ sở du lịch chuyên dụng cho du khách nước ngoài
1.4. Các cảng ở Châu Á
 Cảng PSA Singapore

PSA Singapore được thành lập năm 1964 để tiếp nhận sự tài trợ từ các nước bên
ngoài. Hiện nay, nơi đây là một trong những nhóm cảng hàng đầu thế giới. Cảng có
tổng cộng 57 bến với công suất bốc dỡ 40 triệu TEU hàng năm tại các Cảng container
ở Tanjong Pagar, Keppel, Brani và Pasir Panjang.
Trong năm 2014, PSA Singapore xử lý khoảng 33,5 triệu TEU. Nơi đây được
xem là trạm trung chuyển bận rộn nhất, chiếm gần 1/7 tổng lượng trung chuyển
container trên thế giới và 5% sản lượng container toàn cầu. Ngoài ra, còn là cảng lạnh
của thế giới khi nơi đây có hơn 9.000 điểm lạnh, xử lý khoảng 1,7 triệu TEU container
lạnh trong năm 2014.
17


 Cảng Jebel Ali (Dubai)


Jebel Ali là cảng nhân tạo lớn nhất thế giới, cảng lớn nhất ở Trung Đông và là
một trong 7 cảng đông đúc nhất trên thế giới. Cảng nhân tạo này nằm ở Dubai Marina,
một quận nổi bật của Dubai, diện tích 35 km 2. Đây là hải cảng được thành lập trên sa
mạc trong những năm 1970 và từng được xem là tiêu biểu cho nền kinh tế phát triển
của Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất.
Hiện nay, có trên 5.500 công ty của 120 quốc gia có trụ sở, xưởng sản xuất và
kho hàng ở hải cảng này. Cảng Jebel Ali được điều hành bởi DP World Region UAE,
nằm ngay ngã tư của một khu vực cung cấp cho thị trường hơn 2 tỷ người. Do vậy
Cảng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của UAE. Đây là cửa ngõ cho hơn 90
dịch vụ và kết nối với hơn 140 cảng biển trên thế giới.
Theo kế hoạch mở rộng thì trong năm 2018 Cảng có thể xử lý đến hơn 22,1
triệu TEU. Nơi đây được bình chọn là “Cảng biển tốt nhất ở Trung Đông” trong 20
năm liên tiếp.
 Cảng Thượng Hải (Trung Quốc)

Tính đến thời điểm hiện tại Cảng Thượng Hải đã trở thành cảng biển lớn nhất
thế giới. Năm 2013, lượng bốc xếp hàng hoá của Thượng Hải đạt mốc 33,620 triệu
TEU, tăng từ 32,530 triệu TEU của năm 2012 và 31,740 triệu TEU của năm 2011.
Như vậy, trên thực tế, tính theo lượng bốc xếp hàng hóa, Thượng Hải đã trở thành
cảng biển lớn nhất thế giới từ 3 năm nay. Cảng Thượng Hải bao gồm 125 bến tàu với
tổng chiều dài cảng biển là 20km có thể phục vụ hơn 2.000 tàu container/tháng, chiếm
khoảng 1/4 tổng lượng giao thương quốc tế của Trung Quốc.
2. CÁC CẢNG BIỂN LỚN Ở VIỆT NAM
2.1. Khu vực miền Bắc
 Cảng Hải Phòng

Là một cụm cảng tổng hợp cấp quốc gia, lớn thứ hai ở Việt Nam và lớn nhất ở
miền Bắc, là cửa ngõ quốc tế của Việt Nam nằm tại hai quận Hồng Bàng, Ngô Quyền
và Hải An – Thành phố Hải Phòng. Cảng Hải Phòng gồm có 11 cảng lớn nhỏ, với tổng
diện tích mặt bằng: 1.132.083m2, Kho: 41,597 m2; Bãi: 706,404 m2. Sức chứa tổng

cộng: 220.000 tấn (MT). Cảng có 06 cần trục giàn RTG 08, 02 cần trục giàn QC, 28
cẩu khung bánh lốp, 39 cần trục chân đế, 77 cần trục bánh lốp tự hành, 05 bến phao và
06 điểm neo có độ sâu từ 7 đến 14m.
 Cảng Cẩm Phả
Cảng Cẩm Phả được xây dựng từ năm 1894, đưa vào hoạt động năm 1924.
Thiết kế tại thời điểm xây dựng cho tàu có trọng tải lớn nhất là 10.000 tấn DWT, cầu
tàu dài 300m với tuyến luồng từ phao số 0 vào cảng dài 26 hải lý. Nhiệm vụ chính của
cảng là cung cấp than xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Cảng do Công ty Kho vận và Cảng
Cẩm Phả (đơn vị trực thuộc Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam) trực tiếp khai
thác và quản lý. Cảng hoạt động trên các lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa tổng hợp.

18


Cảng có chiều dài luồng: 40km; Mớn nước cao nhất tàu ra vào Cảng chính:
9,5m; Bến phao: 13,5m; Cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận được: 74.000DWT. Tổng diện
tích: 228.000m2; Kho: 200.000m2; Bãi: 28.000m2; Sức chứa: 600.000 tấn.
 Cảng Cái Lân

Cảng Cái Lân là cảng nước sâu lớn nhất khu vực Miền Bắc, là cửa ngõ giao lưu
thông thường với quốc tế của tam giác tăng trưởng kinh tế và vùng châu thổ Sông
Hồng. Cảng có hành lang đường sắt dài 285km, nối liền với cảng Hải Phòng và các
tỉnh phía Bắc. Tổng chiều dài: 36 km; Chiều sâu luồng: -10 m (CD); Cỡ tàu lớn nhất
tiếp nhận được 50.000DWT; Mớn nước cao nhất (highest draft): -13 m; Tổng diện tích
mặt bằng cảng: 18.1 ha. Bãi công-ten-nơ: 151,000 m2. Cảng có 4 cẩu giàn; 12 cẩu
điện bánh lốp (xếp dỡ hàng siêu trọng: xếp dỡ hàng nặng đến 100 tấn tại móc cẩu).
2.2. Khu vực miền Trung
 Cảng Đà Nẵng

Nằm ở vị trí trung tâm của khu vực, cảng Đà Nẵng là cảng biển nước sâu lớn

nhất khu vực miền Trung. Cảng Đà Nẵng có hệ thống giao thông đường bộ nối liền
thông suốt giữa cảng với Sân bay quốc tế Đà Nẵng và Ga đường sắt; cách Quốc lộ 1A
khoảng 12km và gần đường hàng hải quốc tế. Cảng Đà Nẵng hiện là một khâu quan
trọng trong chuỗi dịch vụ Logistics của Miền Trung Việt Nam và Hành lang Kinh tế
Đông Tây, có vai trò quan trọng như một cửa ngõ chính ra biển Đông cho cả một khu
vực. Sản lượng hàng hóa qua Cảng Đà Nẵng luôn có tốc độ tăng trưởng cao đặc biệt là
lượng hàng container.
Cảng Đà Nẵng bao gồm hai khu cảng chính là Xí nghiêp Cảng Tiên Sa và Cảng
Sơn Trà, sở hữu 1.400m cầu bến cùng các thiết bị xếp dỡ và các kho bãi hiện đại, có
năng lực khai thác lên đến 6 triệu tấn hàng mỗi năm. Cảng Tiên Sa có khu bến
container với hệ thống kho bãi, đê chắn sóng, thiết bị chuyên dụng hiện đại, phục vụ
giao thương hàng hóa và phát triển kinh tế, du lịch cho vùng hậu phương gồm các tỉnh
miền Trung, Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan thông qua tuyến hàng lang
kinh tế Đông Tây. Cảng Tiên Sa có khả năng tiếp nhận tàu hàng tổng hợp đến 45.000
DWT, tàu container đến 2.000 teus và cả tàu khách đến 75.000 GRT. Cảng Đà Nẵng
phát triển theo định hướng trở thành một trong những cảng biển hàng đầu Việt Nam
bằng việc hiện đại hóa cảng theo hướng container và là điểm đến cho các tàu du lịch.
Cảng có độ dài luồng: 6 km; Độ sâu: -10-17 m; Mớn nước cao nhất cho tàu ra vào: -12
m. Tổng diện tích : 229,265 m2, Kho : 29,204 m2, Bãi: 173,610 m2. Cảng có 02 cẩu
giàn; 04 cẩu khung; 02 cẩu bờ cố định, 23 cẩu bờ các loại…
 Cảng Quy Nhơn

Ngày 19/01/1976, Bộ Giao thông Vận tải đã có Quyết định về việc thành lập
Cảng Quy Nhơn. Cảng Quy Nhơn là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực. Là vị
trí trung tâm của các nước trong vùng Đông Nam Á và Đông Á, có trên 10 tuyến
đường biển nối với các cảng quốc tế như: Manila, Singapore, Hong Kong, Cao Hùng
(Đài Loan), Băng Cốc (Thái Lan), Tokyo (Nhật Bản), Vladivostok (Nga)…
19



Cảng có độ dài luồng dài 9 km; Độ sâu: -11.0 m; Mớn nước cao nhất tàu ra
vào: -13.8 m; Cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận: 30,000 DWT & 50.000 giảm tải. Tổng diện
tích mặt bằng cảng là 30 ha; Khả năng chịu tải: 04 tấn/m2; Khung giàn thép: 03 giàn.
Kho: 28,141 m2, Bãi: 205,000 m2, Sức chứa tổng cộng: 200.000 MT. Cảng có 02 cần
cẩu bờ di động; 01 xe cẩu 100T; 26 xe cẩu các loại.
Thương hiệu Cảng Quy Nhơn được nhiều chủ hàng, chủ tàu trong nước và quốc
tế biết đến với năng suất, chất lượng cao, giải phóng tàu nhanh. Cảng có cơ sở hạ tầng
và trang thiết bị đủ điều kiện tiếp nhận, xếp dỡ các mặt hàng tổng hợp, hàng container
và hàng siêu trường, siêu trọng. Hệ thống quản lý, điều hành của Cảng phù hợp theo
tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2008, được Bộ Khoa học và Công nghệ chứng nhận
Cúp vàng ISO năm 2006.
 Cảng Cam Ranh

Cảng Cam Ranh, tiền thân là Cảng Ba Ngòi, là cảng thương mại quốc tế nằm
trong Vịnh Cam Ranh, thuộc tỉnh Khánh Hòa, nơi hội tụ những điều kiện tự nhiên
thuận lợi cho phát triển dịch vụ cảng biển như: mực nước sâu, kín gió, diện tích lớn,
nằm gần đường hàng hải quốc tê và sân bay Cam Ranh, cách quốc lộ 1A 1,5 km và
tuyến đường sắt Bắc- Nam 3 km nên từ lâu cảng đã là đầu mối giao thông đường biển
quan trọng cho khu vực nam Khánh Hòa và các tỉnh lân cận.
Là cảng thương mại quốc tế nằm trong vịnh Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa,
nơi hội tụ những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển dịch vụ cảng biển. Luồng
vào cảng dài 8.6 hải lý với độ sâu -10.2 m; Mớn nước cao nhất tàu ra vào cảng: 9.7 m.
Cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận được: 30,000 DWT. Tổng diện tích mặt bằng: 253,000 m2,
trong đó: Kho: 15,500 m2. Bãi: 40,000 m2. Sức chứa tổng cộng: 100,000 MT .
2.3. Khu vực miền Nam
 Tân Cảng Sài Gòn

được
ngày


Tân
Cảng Sài Gòn
thành
lập

15/03/1989, là nhà khai thác cảng container chuyên nghiệp, hiện đại và lớn nhất Việt
Nam với các dịch vụ khai thác cảng biển như: Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa, dịch vụ
Logistics, dịch vụ hàng hải, cứu hộ, cứu nạn, hoa tiêu, địa ốc, cao ốc văn phòng, xây
dựng công trình dân sự, quân sự ... và vận tải đa phương thức. Là nhà khai thác cảng
container hàng đầu Việt Nam với thị phần container xuất nhập khẩu chiếm trên 85%
khu vực phía Nam và gần 50% thị phần cả nước, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn
đang cung cấp các dịch vụ cảng, logistics tốt nhất, tiện lợi nhất cho khách hàng.
20


Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn quản lý một hệ thống các cơ sở từ Bắc đến
Nam với hàng chục công ty con hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế. Các cảng của
Tân Cảng Sài Gòn bao gồm: Cảng Tân Cảng-Cát Lái, Cảng Tân Cảng - Hiệp Phước tại
TP Hồ Chí Minh, Cảng container nước sâu Tân Cảng-Cái Mép (TCCT, TCIT, TCOT)
tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Cảng Tân Cảng- Miền Trung tại Quy Nhơn, Cảng Tân Cảng –
189, Tân Cảng - 128 tại Hải Phòng, và các cảng sông Nội địa Tân Cảng Sa Đéc, Tân
Cảng Cao Lãnh tại Đồng Tháp và Tân Cảng - Mỹ Tho, Tân Cảng - Trà Nóc.
Cảng Tân Cảng - Cát Lái hiện là cảng container quốc tế lớn và hiện đại nhất
Việt Nam tại Quận 2, gần với cụm các khu Công nghiệp, khu chế xuất Phía Bắc
TP.HCM và khu Công nghiệp các tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Cảng Tân Cảng Cát Lái có tổng diện tích 120 ha, chiều dài cầu tàu 1.424 m (8 bến), được trang bị 20
cẩu bờ hiện đại Panamax, hệ thống quản lý, khai thác container hiện đại TOP-X của
RBS (Australia) cùng hệ thống phần cứng đồng bộ cho phép quản lý container theo
thời gian thực, tối ưu hóa năng lực khai thác cảng, giảm thời gian giao nhận hàng, tạo
nhiều tiện ích cho khách hàng… Cảng Tân Cảng - Cát Lái luôn là chọn lựa số 1 của
các khách hàng trong giao nhận hàng hóa tại khu vực các tỉnh phía Nam.

Cảng container Tân Cảng - Cái Mép là cảng biển nước sâu đầu tiên của Việt
Nam đi vào hoạt động từ ngày 03/06/2009, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 160,000
DWT (13,000 TEU). Hiện cảng Tân Cảng - Cái Mép có tuyến dịch vụ trực tiếp từ Việt
Nam sang Bờ Đông và Bờ Tây nước Mỹ, sang Châu Âu và tuyến Nội Á đi Nhật do
các Liên minh Hãng tàu lớn như The New World Alliance, The Grand Alliance, CHYK
và Evergreen triển khai. Cảng Container Quốc tế Tân Cảng - Cái Mép (TCIT) là Cảng
Liên doanh giữa Tổng Công ty TCSG với 3 hãng tàu lớn của châu Á là Mitsui O.S.K
Lines, Hanjin Shipping và Wan Hai Lines. Cảng TCIT hiện đang tiếp nhận 7 tuyến
dịch vụ mỗi tuần gồm: tuyến dịch vụ trực tiếp sang Bờ Đông nước Mỹ, tuyến dịch vụ
sang Bờ Tây nước Mỹ, tuyến sang Châu Âu và tuyến Nội Á sang Nhật.
Hệ thống ICD với tổng diện tích kho hàng gần 500.000 m2 bao gồm kho CFS,
kho ngoại quan, kho mát, kho IMDG theo tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng tại chỗ mọi nhu
cầu của khách hàng. Tân Cảng Sài Gòn hiện đang cung cấp dịch vụ vận chuyển đa
phương thức theo yêu cầu của khách hàng trên cơ sở các thế mạnh về năng lực vận tải
thủy bộ gồm đội vận tải thủy với đội sà lan trên 50 chiếc, tổng sức chở trên 4,000 Teu/
lượt chuyên chở và đội vận tải bộ với trên 300 xe đầu kéo hoạt động trên khắp cả nước
cũng như thị trường Lào và Campuchia.
Luồng vào cảng dài 18 hải lý, độ sâu: -14.0 m. Mớn nước cao nhất cho tàu ra
vào: -15.8 m; Cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận được: 160,000 DWT. Tổng diện tích mặt bằng
cảng: 5.450.486 m2, trong đó Kho: 596,550m2, Bãi container: 2,953,600m2. Cảng có
01 cẩu nổi, 33 cầu dàn xếp tàu con, 11 cầu bờ cố định, 02 cẩu bờ di động, 103 cẩu
khung bánh lốp.
 Cảng Sài Gòn

Với lịch sử lâu đời, hơn 150 năm hoạt động, cảng Sài Gòn nằm trong hệ thống
cảng biển của ngành Hàng hải Việt nam là một cảng có sản lượng và năng suất xếp dỡ
hàng đầu của quốc gia. Hoạt động phục vụ cho lĩnh vực rộng lớn gồm các khu vực TP.
21



HCM, các vùng lân cận và đồng bằng sông Mekong với tổng sản lượng hàng hóa hàng
năm hơn 10 triệu tấn, Cảng Sài Gòn có vai trò và nhiệm vụ quan trọng phục vụ cho
nhu cầu xuất nhập khẩu và phát triển kinh tế nói chung cho toàn khu vực phía Nam
của đất nước.
Cảng bao gồm 5 khu vực:
- Khu vực Hàm Nghi: 4 km dọc bờ phải sông Sài gòn với 3 cầu tàu cho tàu nội địa.
- Khu vực Nhà Rồng (vị trí cũ): dọc sông Tàu Hủ với 3 cầu tàu cho tàu nước ngoài.
- Khu vực Khánh Hội: dài 1.25 km with 11 cầu tàu cho tàu nước ngoài.
- Khu vực Tân Thuận I và Tân Thuận II: 3 cầu tàu và 2 bến.
Cảng có chiều dài luồng: 85 km; Sâu: 8.5 m; Mớn Nước: 10.5 m. Cỡ tàu lớn
nhất tiếp nhận được: 32.000 DWT vào cầu và 60.000 DWT tại khu vực chuyển tải
Thiềng Liềng. Tổng diện tích mặt bằng: 500.000 m2, có 3 bến xếp dỡ và nhiều phao
buộc neo dọc hai bên bờ sông. Kho: 25 (53,887 m2). Bãi: 225,839 m2, trong đó bãi
chất xếp container 160.569 m2.
 Cảng Cần Thơ

Nằm trên địa bàn thành phố Cần Thơ, có vị trí nằm tại trung tâm của vùng
Đồng bằng sông Cửu Long, là trung tâm sản xuất nông thủy hải sản lớn nhất cả nước.
Cảng Cần Thơ là cảng lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cảng có 2 đơn vị
thành viên là chi nhánh Cảng Hoàng Diệu và chi nhánh Cảng Cái Cui được đầu tư
tương đối hoàn thiện về cơ sở hạ tầng với tổng diện tích cầu cảng là 667m và tổng diện
tích mặt bằng khoảng 30 hecta, trang thiết bị xếp dỡ và kho bãi hiện đại nhất vùng,
phục vụ sản lượng hàng hóa thông qua cảng ước đạt 6,5 triệu tấn vào năm 2015 và 10
triệu tấn vào năm 2020.
Chi nhánh Cảng Hoàng Diệu được thành lập năm 1980 trên cơ sở tiếp nhận một
quân cảng cũ. Cảng Hoàng Diệu là cảng tổng hợp, nằm cách cửa biển Định An 65 hải
lý, với 02 cầu cảng dài 302m độ sâu -12m và 11 bến phao sâu -15m; tổng diện tích mặt
bằng 6,18ha. Cảng có thể tiếp nhận tàu 20.000 DWT. Chi nhánh Cảng Cái Cui được
Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, thành phố Cần Thơ và Tổng Công ty Hàng hải Việt
Nam phối hợp đầu tư xây dựng với mục tiêu trở thành cảng tổng hợp kết hợp container

quốc tế của vùng kể từ năm 2002, đến nay đã hoàn thành giai đoạn 1 và bước đầu của
giai đoạn 2; hiện đang tiếp tục kêu gọi đầu tư hoàn thành giai đoạn 2. Cảng nằm cách
cửa Định An 55 hải lý, tổng diện tích mặt bằng 24,39ha, chiều dài cầu 365m, độ sâu
bình quân -14m. Cảng có thể tiếp nhận tàu 20.000 DWT.
Định hướng phát triển của Cảng Cần Thơ trong thời gian sắp tới tập trung vào
hai mảng là khai thác cảng biển và dịch vụ logistics theo hướng tiếp tục cải tiến chất
lượng và cung cấp các dịch vụ trọn gói cho khách hàng. Trong đó, ưu tiên đầu tư hoàn
thiện dịch vụ bốc xếp container tại Cảng Cái Cui trong năm 2014 - 2015 nhằm nối
tuyến container quốc tế từ Cảng Phnom Penh – Cái Cui – Cái Mép Vũng Tàu bằng
phương tiện vận tải thủy lớn từ 100TEUs – 300TEUs (dự kiến sẽ đưa tàu 5001000TEUs vào khai thác tuyến này sau khi kênh Quan Chánh Bố đi vào hoạt động và
luồng tàu được nạo vét).
22


Cảng có độ dài luồng: 65 hải lý; Độ sâu luồng: 7.5 m. Mớn nước cao nhất cho
tàu ra vào: -7.5 m; Cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận được: 20,000 DWT. Tổng diện tích mặt
bằng: 495,000 m2. Kho 22,529 m2, Bãi: 28,000 m2, 04 cầu bờ bánh lốp, 12 cẩu bờ
bánh xích.

23


PHẦN 2 - CÁC TUYẾN ĐƯỜNG HÀNG HẢI
I.

KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI
1. Khái niệm

Trong vận tải biển, các tuyến đường vận chuyển được gọi là tuyến hàng hải.
Tuyến đường hàng hải là những tuyến đường được hình thành giữa hai hay nhiều cảng

với nhau, trên đó tàu, thuyền qua lại để chuyển hàng hóa hay hành khách.
2. Phân loại
Tuyến đường hàng hải có nhiều loại, chúng ta có thể đưa ra các căn cứ sau đây
để phân loại và nhận dạng.
 Căn cứ vào phạm vi hoạt động

Tuyến đường hàng hải được phân chia thành hai loại:
- Tuyến đường hàng hải nội địa: Các tuyến đường hàng hải nội địa cho tàu

tuyền hoạt động trong phạm vi quốc gia.
- Tuyến đường hàng hải quốc tế: Các tuyến đường hàng hải quốc tế dành cho
tàu thuyền hoạt động trên phạm vi lãnh hải của nhiều quốc gia.
 Căn cứ vào công dụng

Tuyến đường hàng hải được chia thành ba loại:
- Tuyến đường hàng hải định tuyến: Những tuyến đường này dành cho tàu

kinh doanh định tuyến, tức kinh doanh dưới hình thức tàu chợ.
- Tuyến đường hàng hải không định tuyến: Tuyến đường hàng hải không định
tuyến dành cho tàu kinh doanh theo hình thức chạy rộng tức là chạy đáp ứng
nhu cầu taxi.
- Tuyến đường hàng hải đặc biệt. Những tuyến đường này dành cho tàu kinh
doanh vì mục đích đặc biệt trong hàng hải.
II.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN HÀNG
HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1. Các hiện tượng thời tiết
 Sương mù


Sương mù là kết quả của sự thăng hoa và ngưng kết hơi nước trong khí quyển
tạo nên những hạt nước nhỏ hoặc hạt băng. Sự tích tụ những hạt như vậy trong không
khí ở bề mặt trái đất gọi là sương mù. Nếu quá trình đó xảy ra ở tầng cao của khí
quyển thì tạo thành mây.
Nguyên nhân hình thành:
-

Do sự lạnh đi của mặt đệm;
Do lớp không khí nóng và ẩm chuyển động trên bề mặt lạnh;
Do lớp không khí lạnh chuyển động trên bề mặt ấm và ẩm gây ra.
24


Các vùng có nhiều sương mù gồm có: Bắc Đại Tây Dương, Bắc Hải, Ban Tích.
Ví dụ, số ngày sa mù tại cảng Bornholn trung bình là 45.5 ngày/năm, vùng biển phía
nam Thụy Điển 38.6 ngày/năm.
Cách phòng tránh là tàu bè nên trang bị rada để tránh đâm va vào nhau.
 Vòi rồng

Là hiện tượng mây dạng vòi voi hay hình phễu có thời tiết mãnh liệt trong
phạm vi nhỏ hẹp hạ từ đám mây giông xuống; thường xuất hiện ở phíaTây Nam của
đám mây giông. Mây trong vòi rồng có dạng xoắn trôn ốc và chuyển động theo dạng
xoáy thuận hoặc ngược chiều kim đồng hồ.
Vòi rồng tồn tại trong thời gian ngắn nhưng có tác hại lớn nhất trong các hiện
tượng thời tiết vì nó có sức phá hoại rất lớn, nó có thể “nuốt chửng” các vật nó gặp
trên đường đi, cuốn lên cao, mang ra xa rồi ném trả lại rải rác khắp nơi trên trái đất.
Khi thấy một đám mây giông phát triển mạnh, hạ thấp dần, phần dưới của mây thu nhỏ
dần, hình thành dạng vòi thì phải khẩn trương chuẩn bị phòng chóng vòi rồng. Cột
chặt trang thiết bị trên tàu, trên cảng, neo tàu thật chắt và tìm nơi trú ẩn để khỏi bị gió
cuốn đi.


Hình 3. Vòi rồng xuất hiện trên biển
 Lốc

Là hiện tượng gió xoáy cực mạnh, xảy ra trong phạm vi nhỏ và tồn tại trong
khoảng thời gian ngắn. Nguyên nhân sinh ra lốc là sự giảm áp suất không khí đột ngột
25


×