Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

“tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan có phương pháp giải nhanh phần hợp chất hữu cơ có nhóm chức dùng để ôn thi đại học, cao đẳng”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 179 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Thu Thảo

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Thu Thảo

Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học môn Hoá học
Mã số
:
60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS . TS. LÊ VĂN NĂM

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


Lời cảm ơn

Luận văn được hoàn thành vào tháng 8 năm 2012. Để hoàn thành được luận


văn tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo là :
 PGS. TS. Lê Văn Năm, người Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện luận văn này.
 PGS.TS. Trịnh Văn Biều, người đã góp ý xây dựng đề cương luận văn và đồng
thời cũng hướng dẫn tôi nhiều trong quá trình thực hiện luận văn.
 Các Thầy Cô giảng dạy lớp Cao học Khoá 21 đã truyền thụ cho tôi những kiến
thức và kinh nghiệm quí báu.
Xin chân thành cảm ơn các bạn bè và đồng nghiệp giảng dạy ở các trường
THCS và THPT Nguyễn Khuyến (Tp HCM), THPT Nguyễn Văn Cừ (Tp HCM) đã
nhiệt tình giúp tôi tiến hành thực nghiệm đề tài nghiên cứu này.
Và cuối cùng là gia đình đã động viên và dành thời gian cho tôi thực hiện luận
văn.
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 20 tháng 9 năm 2012

Trần Thu Thảo


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………... …1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................ 16
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 16
1.2. Một số vấn đề về kiểm tra - đánh giá kết quả học tập........................................ 17
1.2.1. Khái niệm, chức năng của kiểm tra - đánh giá ....................................... 17
1.1.2. Đổi mới việc kiểm tra - đánh giá ............................................................ 19

1.1.3. Phương pháp trắc nghiệm trong dạy học ................................................ 20
1.1.4. TNKQ nhiều lựa chọn ........................................................................... 22
1.2. Bài tập hóa học ................................................................................................... 24
1.2.1. Khái niệm ............................................................................................... 24
1.2.2. Tác dụng của bài tập hóa học ................................................................. 24
1.2.3. Phân loại bài tập hóa học ...................................................................... 25
1.2.4. Xây dựng bài tập hóa học mới ............................................................... 25
1.2.5. Những chú ý khi ra bài tập .................................................................... 26
1.3. Một số phương pháp giải nhanh các bài tập hóa học hữu cơ ............................. 27
1.3.1. Phương pháp bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố ......................... 27
1.3.2. Phương pháp trị số trung bình ................................................................ 27
1.3.3. Phương pháp tăng giảm khối lượng ....................................................... 28
1.3.4. Phương pháp đường chéo ....................................................................... 28
1.3.5. Phương pháp chuỗi ................................................................................. 29
1.4. Vài nét về kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng ............................................... 30
1.4.1. Mục đích, thời gian tổ chức thi .............................................................. 30
1.4.2. Hình thức thi ........................................................................................... 30
1.4.3. Những lý do chưa thể bỏ kỳ thi đại học ................................................. 31


1.5. Thực trạng việc sử dụng bài tập hoá học có PPGN trong ôn thi ĐH, CĐ ở các
trường phổ thông hiện nay ........................................................................................ 34
1.5.1. Mục đích và phương pháp điều tra ......................................................... 34
1.5.2. Kết quả điều tra ...................................................................................... 35
Tiểu kết chương 1...................................................................................................... 38
Chương 2. TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI
TNKQ CÓ PPGN PHẦN HCHC CÓ NHÓM CHỨC DÙNG ĐỂ ÔN THI ĐẠI
HỌC, CAO ĐẲNG ................................................................................................... 39
2.1. Tổng quan về phần HCHC có nhóm chức ở THPT ........................................... 39
2.2. Bài tập hóa học có phương pháp giải nhanh ...................................................... 42

2.2.1. Khái niệm ............................................................................................... 42
2.2.2. Đặc điểm của bài tập hóa học có PPGN................................................. 42
2.2.3. Tác dụng của các bài tập hóa học có PPGN ........................................... 43
2.2.4. Một số dạng bài tập có PPGN và hướng giải ......................................... 43
2.3. Các căn cứ để xây dựng và giải các BTHH có PPGN ....................................... 45
2.3.1. Dựa vào điểm đặc biệt của nguyên tử khối, phân tử khối ...................... 45
2.3.2. Dựa vào việc lập sơ đồ hợp thức của các quá trình chuyển hóa ............ 46
2.3.3. Dựa vào cách tính khối lượng muối một cách tổng quát ....................... 47
2.3.4. Dựa vào sự bảo toàn electron đối với quá trình oxi hoá - khử ............... 48
2.3.5. Dựa vào đặc điểm của phản ứng ............................................................ 48
2.4. Quy trình tuyển chọn, xây dựng hệ thống BTHH có PPGN dùng để ôn thi ĐH,
CĐ ............................................................................................................................. 50
2.5. Các dạng toán có PPGN phần HCHC có nhóm chức ........................................ 52
2.5.1. Toán về ancol - phenol ........................................................................... 52
2.5.2. Toán về anđehit – axit cacboxylic .......................................................... 58
2.5.3. Toán về este – lipit - cacbohiđrat ........................................................... 64
2.5.4. Toán về amin – aminoaxit - protein ....................................................... 69
2.6. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan có PPGN ......................................... 76
2.6.1. Giới thiệu tổng quan về hệ thống câu hỏi TNKQ có PPGN phần
HCHC có nhóm chức ............................................................................................ 76
2.6.2. Câu hỏi TNKQ về ancol – phenol .......................................................... 77
2.6.3. Câu hỏi TNKQ về anđehit – xeton - axit cacboxylic ............................. 91
2.6.4. Câu hỏi TNKQ về este – lipit - cacbohiđrat ......................................... 105


2.6.5. Câu hỏi TNKQ về amin – aminoaxit - protein ..................................... 121
2.7. Sử dụng hệ thống câu hỏi có PPGN trong dạy học và ôn thi ĐH, CĐ ............ 134
2.7.1. Hướng dẫn HS các bước giải một câu hỏi TNKQ có PPGN ............... 134
2.7.2. Sử dụng hệ thống câu hỏi TNKQ có PPGN để ôn thi ĐH, CĐ ........... 138
2.7.3. Các biện pháp sử dụng hiệu quả các câu hỏi TNKQ có PPGN ........... 138

2.7.4. Những điều HS ôn thi ĐH, CĐ môn hoá học cần lưu ý ....................... 140
2.7.5. Những lưu ý khi dạy cho HS các PPGN để giải bài tập ....................... 143
Tiểu kết chương 2.................................................................................................... 143
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................................ 145
3.1. Mục đích thực nghiệm ..................................................................................... 145
3.2. Thời gian và đối tượng thực nghiệm ................................................................ 145
3.3.1. Thời gian............................................................................................... 145
3.3.2. Đối tượng .............................................................................................. 145
3.5. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................ 148
Tiểu kết chương 3.................................................................................................... 156
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 158
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 166
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 169


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ

Cao đẳng

Chữ viết tắt



Công thức phân tử

CTPT

Bài tập hóa học


BTHH

Dung dịch

DD

Dạy học

DH

Đại học

ĐH

Đối chứng

ĐC

Điều kiện tiêu chuẩn

đktc

Định luật bảo toàn khối lượng

ĐLBTKL

Giáo viên

GV


Học sinh

HS

Kiểm tra đánh giá

KT-ĐG

Nhà xuất bản

Nxb

Phương pháp giải nhanh

PPGN

Sách giáo khoa

SGK

Thành phố Hồ Chí Minh

Tp.HCM

Thực nghiệm

TN

Trắc nghiệm khách quan


TNKQ

Trắc nghiệm tự luận

TNTL

Trung học Phổ thông

THPT

Tuyển sinh Đại học

TSĐH



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. So sánh hai loại hình trắc nghiệm ............................................................. 12
Bảng 1.2. Mức độ thành thạo khi vận dụng các PPGN ............................................ 25
Bảng 1.3. Mức độ thành thạo các kỹ năng giải BTHH ............................................. 25
Bảng 1.4. Ý kiến GV về việc sử dụng nguồn BTHH trong dạy học......................... 26
Bảng 1.5. Ý kiến GV về thời lượng dành cho việc dạy bài tập trên lớp .................. 26
Bảng 1.6. Ý kiến đánh giá của GV về bài tập trong SGK và sách BTHH của NXB
GD ở trường PT ..................................................................................... 27
Bảng 1.7. Tầm quan trọng của việc dạy cho HS các PPGN trong ôn thi ĐH, CĐ ... 27
Bảng 3.1. Danh sách các lớp TN ............................................................................. 123
Bảng 3.2. Bảng điểm bài kiểm tra số 1 ................................................................... 126
Bảng 3.3. Phân phối tần số, tần suất và tần suất luỹ tích của bài kiểm tra số 1 ...... 127
Bảng 3.4. Xếp loại học sinh sau bài kiểm tra số 1 .................................................. 128

Bảng 3.5. Bảng điểm bài kiểm tra số 2 ................................................................... 129
Bảng 3.6. Phân phối tần số, tần suất và tần suất luỹ tích của bài kiểm tra số 2 ...... 130
Bảng 3.7. Xếp loại HS sau bài kiểm tra số 2 .......................................................... 131


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Cấu trúc và chức năng của kiểm tra...............................................................10
Hình 1.2. Vị trí của kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học ................................... 10
Hình 3.1. Đồ thị đường luỹ tích điểm bài kiểm tra số 1 ............................................. 127
Hình 3.2. Biểu đồ xếp loại HS sau bài kiểm tra số 1 ................................................. 128
Hình 3.3. Đồ thị đường luỹ tích điểm bài kiểm tra số 2 ............................................ 130
Hình 3.4. Biểu đồ xếp loại HS sau bài kiểm tra số 2 .................................................. 131


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để việc dạy học đạt kết quả tốt, người giáo viên với tư cách là người hướng
dẫn, tổ chức, chỉ đạo quá trình dạy học phải sử dụng nhiều phương pháp, hình thức
khác nhau để giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức. Trong đó, sử dụng bài tập hóa học là
một phương pháp dạy học quan trọng, có tác dụng lớn trong việc giáo dục, rèn
luyện và phát triển năng lực học tập cho học sinh, giúp học sinh củng cố, hệ thống
hóa kiến thức đã học, vận dụng kiến thức để giải đáp những vấn đề liên quan đến
đời sống.
Bên cạnh đó, kiểm tra - đánh giá cũng là một khâu quan trọng không thể
thiếu trong quá trình dạy học. Ở trường phổ thông, loại trắc nghiệm tự luận
(TNTL) đã rất quen thuộc. Trong đổi mới giáo dục, chúng ta đã đưa trắc nghiệm
khách quan (TNKQ) vào quá trình dạy học. Mỗi loại TNTL hay TNKQ đều có ưu,
nhược điểm riêng. Để việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh được
khách quan, công bằng, không phụ thuộc vào chủ quan của người chấm, từ năm

2007 đến nay, Bộ Giáo dục và đào tạo đã dùng hình thức trắc nghiệm khách quan
nhiều lựa chọn cho các kỳ thi tốt nghiệp, tuyển sinh vào đại học, cao đẳng đối với
một số môn, trong đó có môn hóa học.
Đặc trưng của hình thức thi trắc nghiệm là thí sinh phải làm bài thật nhanh
mới có thể làm kịp thời gian, trung bình thời gian dành cho một câu chỉ vào
khoảng 1 đến 2 phút vì trong các kỳ thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng, các em chỉ
có 90 phút để hoàn thành 50 câu TNKQ nhiều lựa chọn.
Đối với câu trắc nghiệm là bài toán thì thí sinh phải biết cách giải nhanh
mới bảo đảm được thời gian. Một bài toán nếu giải theo cách thông thường phải
mất khoảng 15 đến 20 phút, nhưng nếu biết cách giải nhanh thì chỉ cần khoảng 1
đến 2 phút là tìm ra đáp án.
Mặt khác, giải bài tập hóa học (BTHH) không chỉ đơn thuần là vận dụng
kiến thức mà còn là tìm kiếm kiến thức mới và vận dụng kiến thức cũ trong những


tình huống mới. Chính vì thế việc giải các bài toán hóa học có cách giải nhanh sẽ có
tác dụng rất lớn trong việc rèn tư duy, phát triển trí thông minh cho học sinh.
Là GV dạy hóa ở phổ thông, chúng tôi rất muốn có một hệ thống ngân hàng
câu hỏi chất lượng, phong phú để đưa vào dạy học, rèn luyện cho HS kỹ năng giải
nhanh câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn góp phần nâng cao kết quả thi vào các trường
ĐH, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn hoá học ở trường
THPT.
Do đó, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ
DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN CÓ PHƯƠNG
PHÁP GIẢI NHANH PHẦN HỢP CHẤT HỮU CƠ CÓ NHÓM CHỨC DÙNG ĐỂ
ÔN THI ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan
(TNKQ) có phương pháp giải nhanh (PPGN) phần hợp chất hữu cơ (HCHC) có

nhóm chức dùng để ôn thi đại học, cao đẳng làm tư liệu cho GV và HS, góp phần
phát triển tư duy, rèn kỹ năng làm bài nhanh để nâng cao kết quả thi tuyển sinh vào
đại học, cao đẳng, đồng thời nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường THPT.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nghiên cứu tổng quan về các cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu
- Bài tập hóa học
- Các phương pháp giải nhanh bài tập hóa học hữu cơ.
- Các tài liệu về trắc nghiệm (TNTL và TNKQ).
 Nghiên cứu các vấn đề về câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn có PPGN hóa học
hữu cơ.


 Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi TNKQ có PPGN phần
hợp chất hữu cơ có nhóm chức dùng để ôn thi đại học, cao đẳng cho học
sinh.
 Tiến hành thực nghiệm sư phạm : Đánh giá hiệu quả của hệ thống câu hỏi
TNKQ nhiều lựa chọn có PPGN phần hợp chất hữu cơ có nhóm chức.
 Một số đề xuất và giải pháp nhằm đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra
đánh giá kết quả học tập.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học môn hóa học ở trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Việc tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi TNKQ có PPGN
phần hợp chất hữu cơ có nhóm chức dùng để ôn thi đại học, cao đẳng.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung : Các vấn đề về câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn có PPGN hóa học
hữu cơ; tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi TNKQ có PPGN phần
hợp chất hữu cơ có nhóm chức dùng để ôn thi đại học, cao đẳng.
- Địa bàn nghiên cứu : Một số trường THPT tại TP Hồ Chí Minh.

- Thời gian: năm học: 2011-2012.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu có hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn có PPGN, chính xác, khoa
học và nếu tìm ra được các đặc điểm, hướng giải nhanh các dạng bài tập và biện
pháp sử dụng hiệu quả những bài tập đó thì sẽ rèn luyện kỹ năng giải nhanh các câu
TNKQ, rút ngắn thời gian làm bài, góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh
THPT.
6. Phương pháp nghiên cứu


6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các văn bản và các chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Bộ GD và ĐT.
- Nghiên cứu và phân tích các tài liệu liên quan như lý luận về KT- ĐG, về bài
tập hóa học và trắc nghiệm.
- Nghiên cứu tác dụng và cách sử dụng bài tập hóa học ở trường THPT.
- Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống
hoá, khái quát hoá…
6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Điều tra thực trạng dạy học phần bài tập hóa học ở các trường phổ thông hiện
nay, thực trạng sử dụng các PPGN câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn và các sách bài
tập, nguồn bài tập dùng trong việc dạy học phần BTHH.
- Trao đổi với các giáo viên về các nguồn tư liệu, các nguồn bài tập dùng
trong dạy học học ở trường PT, về các phương pháp giải BTHH.
- Thực nghiệm sư phạm
+ Đánh giá tính khả thi và hiệu quả sử dụng của đề tài.
+ Triển khai việc dùng hệ thống bài tập TNKQ nhiều lựa chọn có phương
pháp giải nhanh đã tuyển chọn, xây dựng cho HS lớp 11, 12 và sắp thi đại học.
6.3. Các phương pháp toán học thống kê
Xử lí kết quả thực nghiệm bằng các phương pháp thống kê, từ đó rút ra kết
luận của đề tài.

7. Những đóng góp mới của đề tài
- Bước đầu nghiên cứu về BTHH có phương pháp giải nhanh: Định nghĩa,
các đặc điểm, tác dụng và hướng giải một số dạng BT có phương pháp giải nhanh;
các căn cứ để xây dựng và giải; đề xuất hướng sử dụng hiệu quả hệ thống câu hỏi
TNKQ có PPGN trong dạy học và ôn thi ĐH, CĐ.


- Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi TNKQ có PPGN phần
hợp chất hữu cơ có nhóm chức dùng để ôn thi ĐH, CĐ.
Trong các nội dung trên, phần mà đề tài đã thực hiện khá thành công là phần
nghiên cứu lý luận về BTHH có PPGN và hướng sử dụng hiệu quả hệ thống câu hỏi
TNKQ trong dạy học và ôn thi ĐH, CĐ.


Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Theo xu hướng đổi mới kiểm tra thi cử theo hình thức TNKQ, hiện nay trên
tất cả các nhà sách trên toàn quốc đã xuất hiện rất nhiều sách tham khảo viết về
phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm đối với các môn có thi TNKQ. Riêng
môn hóa học, hiện nay có rất nhiều phương pháp giải nhanh bài tập, việc giáo viên
dạy cho học sinh các cách giải nhanh và học sinh áp dụng những cách giải này để
hoàn thành các bài thi dưới dạng TNKQ trong một thời gian ngắn là một điều tất
yếu và cần thiết. Do đó việc nghiên cứu và vận dụng các phương pháp giải nhanh
bài toán hóa học từ trước đến nay đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Chúng
tôi xin nêu một vài nghiên cứu gần đây có liên quan đến các phương pháp giải
nhanh bài toán hóa học:
- Nguyễn Đức Chính (2006), Biên soạn các bài toán hóa học hữu cơ có
phương pháp giải nhanh để làm câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn,
Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.
- Nguyễn Thị Ngọc Hải (2009), Xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ chất lượng

cao dùng để dạy học hóa học lớp 12 nâng cao trường THPT, Luận văn thạc sĩ,
ĐHSP TP.Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Thị Oanh (2008), Xây dựng và cách suy luận để giải nhanh câu hỏi
TNKQ nhiều lựa chọ phần hiđrocacbon lớp 11 THPT-Ban khoa học tự nhiên, Luận
văn thạc sĩ, ĐHSP TP.Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Thị Tòng (2008), Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài toán hóa học có
phương pháp giải nhanh làm câu TNKQ nhiều lựa chọn-Hóa học 10(Nâng cao),
Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP.Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Thị Ngọc Xuân (2008), Thiết kế website về phương pháp giải nhanh
các bài tập trắc nghiệm khách quan Hóa học vô cơ ở trường THPT, Luận văn thạc
sĩ, ĐHSP TP.Hồ Chí Minh.


- Phan Thị Mỹ Hạnh, (2011) Xây dựng và sử dụng hệ thống bài toán trắc
nghiệm khách quan có cách giải nhanh phần hóa vô cơ lớp 12 (ban nâng cao),
Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP.Hồ Chí Minh.
Đề tài của thầy Nguyễn Đức Chính có đề cập tới phương pháp giải nhanh bài
toán trắc nghiệm hóa học hữu cơ nhưng quá rộng nên chưa đi sâu được, đề tài của
cô Nguyễn Thị Oanh là xây dựng và cách suy luận để giải nhanh câu hỏi TNKQ
nhiều lựa chọn phần hiđrocacbon lớp 11. Hiện tại, chưa có đề tài nào làm riêng về
câu hỏi TNKQ có phương pháp giải nhanh phần hợp chất hữu cơ có nhóm chức nên
chúng tôi nghiên cứu đề tài này.

1.2. Một số vấn đề về kiểm tra - đánh giá kết quả học tập
1.2.1. Khái niệm, chức năng của kiểm tra - đánh giá
1.2.1.1. Khái niệm kiểm tra đánh giá [5]
Trong quá trình dạy học, kiểm tra- đánh giá là giai đọan kết thúc một quá trình
dạy học, đảm nhận một chức năng lí luận dạy học cơ bản, chủ yếu không thể thiếu
được của quá trình này.
Kiểm tra là sự xem xét một cách kỹ lưỡng một vật, một hiện tượng, một quá

trình dựa trên những mục tiêu đã xác định trước.
Kiểm tra gồm ba chức năng thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau và thâm
nhập vào nhau.
- Chức năng phát hiện, điều chỉnh.
- Chức năng củng cố, phát triển trí tuệ của HS.
- Chức năng giáo dục.
Về lí luận, kiểm tra có vai trò liên hệ nghịch trong quá trình dạy học. Kiểm tra
biết những thông tin, kết quả về quá trình dạy của thầy và quá trình học của trò, từ
đó có quyết định cho sự điều khiển tối ưu của cả thầy lẫn trò. HS sẽ học tốt hơn nếu


thường xuyên được kiểm tra-đánh giá một cách nghiêm túc, công bằng, với kĩ thuật
cao.
Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của
công việc trên cơ sở các thông tin thu được và so sánh, đối chiếu với các mục tiêu
đưa ra từ trước. Từ đó đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng,
điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Ở khái niệm này, đánh giá
không đơn thuần là sự ghi nhận thực trạng mà còn là đề xuất những quyết định làm
thay đổi thực trạng. Vì thế, đánh giá đi liền với kiểm tra được xem là một khâu rất
quan trọng, đan xen với khâu lập kế hoạch và khâu triển khai công việc.
1.2.1.2. Chức năng của kiểm tra đánh giá
Kiểm tra gồm 3 chức năng bộ phận liên kêt thống nhất với nhau đó là: đánh
giá, phát hiện lệch lạc và điều chỉnh.

Phát
hiện
lệch
lạc

Đánh

giá

Điều
chỉnh

Hình 1.1. Cấu trúc chức năng của kiểm tra
Mục tiêu
đào tạo

Trình độ xuất
phát của HS

Nghiên cứu
tài liệu mới

KT-ĐG kết
quả học tập

Hình 1.2. Vị trí của kiểm tra- đánh giá trong quá trình dạy học
Nhờ KT-ĐG GV sẽ phát hiện mặt tốt và cả mặt chưa tốt trong trình độ đạt tới
của HS, trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân của những lệch lạc về phía người dạy


cũng như phía người học, hoặc từ khách quan. Phát hiện những lệch lạc, nguyên
nhân lệch lạc trong nhận thức của HS là rất quan trọng. Thực tế kết quả học tập của
HS là điều đã dự kiến trong mục tiêu, còn những lệch lạc thường được bỏ qua, nếu
sửa chữa loại trừ chúng thì chất lượng đào tạo sẽ tốt hơn.
Từ KT-ĐG, phát hiện lệch lạc, người GV sẽ điều chỉnh, uốn nắn, loại trừ
những lệch lạc đó, tháo gỡ những khó khăn trở ngại, thúc đẩy chất lượng dạy học
lên rất nhiều.

1.1.2. Đổi mới việc kiểm tra - đánh giá
Phải xác định rằng một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng dạy và
học chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn là do kiểm tra và đánh giá chưa được
hoàn chỉnh. Vì vậy, “việc xây dựng và hoàn chỉnh các phương pháp kiểm tra đánh
giá kết quả học tập ở trường phổ thông đến nay vẫn là một trong những vấn đề quan
trọng nhất” [17, tr. 289].
Kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học là một công việc rất phức tạp và rất
cần thiết. Quá trình đó, nếu được tiến hành một cách khoa học sẽ có ý nghĩa rất lớn
trong việc điều khiển hoạt động dạy học, có tác dụng rất lớn trong việc lĩnh hội,
củng cố tri thức, kỹ năng, kỹ xảo phát triển trí tuệ cho học sinh. Vì vậy phải đổi
mới cách thức kiểm tra đánh giá, sử dụng kỹ thuật tiên tiến, có tính khách quan và
độ tin cậy cao. Định hướng đó được thể hiện ở các vấn đề sau:
- Về nội dung kiểm tra đánh giá: phải kiểm tra đánh giá theo mục tiêu của môn
học, đồng thời phải đánh giá theo các bậc nhận thức, các bậc năng lực tư duy và các
bậc kĩ năng kĩ xảo mà môn học phải dự kiến người học phải đạt được.
- Về phương pháp kiểm tra đánh giá: cần áp dụng nhiều phương pháp khác
nhau (viết, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, bài tập lớn, tiểu luận, luận văn...)
- Cần dựa vào chuẩn kiến thức các môn học trong chương trình đào tạo đã
được xây dựng thông qua chương trình chi tiết và ngân hàng câu hỏi TNKQ cho tất
cả các môn học và quy định dùng chung cho hệ thống giáo dục phổ thông, đại học...


- Tổ chức kiểm định chất lượng theo thang bậc chất lượng.
Thực tế cho thấy những năm gần đây Bộ giáo dục và Đào tạo đã từng bước đổi
mới công tác kiểm tra đánh giá nhằm đánh giá cao năng lực tư duy sáng tạo, khả
năng giải quyết vấn đề của thực tiễn cuộc sống có liên quan đến hóa học. Một trong
những phương hướng cải tiến có hiệu quả hiện nay là kết hợp các phương pháp
đánh giá truyền thống và từng bước áp dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan
vào tất cả môn học ở các cấp học và ở cả các kỳ thi : tốt nghiệp, tuyển sinh... nhằm
ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu đánh giá kết quả học tập hóa học của

học sinh.
1.1.3. Phương pháp trắc nghiệm trong dạy học
1.1.3.1. Khái niệm
Theo Từ điển Giáo dục học: Trắc nghiệm (test) là “bộ bài tập chuẩn dưới dạng
các câu hỏi, hình đố... cần thực hiện để đánh giá, đo lường năng lực trí tuệ, kĩ năng,
kĩ xảo và những đặc điểm tâm sinh lý của nhân cách” [12, tr. 360].
Như vậy, trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một hoạt động để đo lường năng lực
của các đối tượng nào đó nhằm những mục đích xác định. Trong giáo dục trắc
nghiệm được tiến hành để đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh.
1.1.3.2. Phân loại [5], [6], [18]
Câu hỏi trắc nghiệm có thể phân chia làm 2 loại: câu hỏi trắc nghiệm tự luận
và câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
a. Trắc nghiệm tự luận
Trắc nghiệm tự luận là phương pháp đánh giá kết quả học tập bằng việc sử
dụng công cụ đo lường là các câu hỏi, học sinh phải tự trình bày ý kiến của mình
trong một bài viết để giải quyết vấn đề mà câu hỏi nêu ra trong một khoảng thời
gian định sẵn.
Trắc nghiệm tự luận đòi hỏi học sinh phải nhớ lại kiến thức, phải biết cách sắp
xếp các vấn đề một cách hợp lý khoa học.


b. Trắc nghiệm khách quan
Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra - đánh giá kết quả học tập
của học sinh bằng hệ thông câu hỏi trắc nghiệm gọi là “khách quan” vì cách cho
điểm hoàn toàn khách quan không phụ thuộc vào người chấm.
Mỗi bài TNKQ gồm nhiều câu hỏi với nội dung kiến thức rộng, mỗi câu nêu
ra một vấn đề với những thông tin cần thiết sao cho học sinh phải trả lời vắn tắt cho
từng câu.
Bảng 1.1. So sánh hai loại hình trắc nghiệm
Trắc nghiệm tự luận


Trắc nghiệm khách quan

- Học sinh tự lựa chọn câu trả lời và cách - Học sinh phải chọn một trong những
câu trả lời đã cho.
diễn đạt.
- Số câu hỏi ít, nhưng tổng quát.

- Số câu hỏi nhiều và có tính chuyên
- Học sinh mất nhiều thời gian để suy biệt.
nghĩ và viết .
- Học sinh mất nhiều thời gian để đọc
- Chất lượng đánh giá ít chính xác, phụ và suy nghĩ.
thuộc người chấm.
- Chất lượng đánh giá khách quan hơn
(máy chấm).
- Đề thi không phủ kín chương trình
- Dễ soạn, khó chấm, chấm lâu hơn.

- Đề thi phủ kín chương trình.

- Khó soạn, dễ chấm, chấm nhanh hơn.

Từ bảng so sánh có thể thấy sự khác nhau quan trọng giữa hai phương pháp là
tính khách quan. Đối với hình thức tự luận, kết quả chấm phụ thuộc vào người
chấm, do đó rất khó công bằng, chính xác. Với trắc nghiệm khách quan, chất lượng
đánh giá khách quan hơn do đã ứng dụng công nghệ thông tin vào chấm bài. Đây
chính là ưu điểm lớn nhất của phương pháp này.
Các chuyên gia về đánh giá cho rằng phương pháp tự luận nên dùng trong
những trường hợp sau:

- Khi thí sinh không quá đông.
- Khi muốn khuyến khích và đánh giá cách diễn đạt.


- Khi muốn tìm hiểu ý tưởng của học sinh hơn là khảo sát kết quả học tập.
Còn TNKQ nên dùng trong những trường hợp sau:
- Khi thí sinh rất đông ( thi tốt nghiệp, tuyển sinh toàn quốc).
- Khi muốn chấm bài nhanh, muốn có điểm số đáng tin cậy.
- Coi trọng công bằng, chính xác và ngăn chặn sự gian lận trong thi cử.
- Khi muốn ngăn chặn nạn học tủ, học vẹt và giảm thiếu sự may rủi.
1.1.4. TNKQ nhiều lựa chọn [16], [18], [19], [20]
Có 4 loại câu TNKQ: ghép đôi, điền khuyết, TN đúng – sai, TNKQ nhiều lựa
chọn. Loại câu TNKQ thường dùng nhất là câu TNKQ nhiều lựa chọn (4 lựa chọn).
1.1.4.1. TNKQ nhiều lựa chọn
- Đưa ra một nhận định có 4-5 phương án trả lời, thí sinh phải lựa chọn để
đánh dấu vào 1 phương án đúng duy nhất. Câu hỏi gồm có 2 phần, phần dẫn và
phần lựa chọn:
+ Phần dẫn là một câu hỏi, ý tưởng phải rõ ràng giúp học sinh hiểu rõ câu
trắc nghiệm muốn hỏi điều gì.
+ Phần lựa chọn gồm 4 – 5 phương án trong số đó có một phương án đúng.
Những phương án còn lại được gọi là “nhiễu”.
+ Phần dẫn và phần lựa chọn khi ghép lại với nhau phải thành một câu hay
đoạn văn hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp.
- Các câu nhiễu cũng phải hấp dẫn với học sinh, đặc biệt với học sinh chưa
nắm kĩ bài học. Các “nhiễu“ thường được xây dựng dựa trên những sai sót mà học
sinh hay mắc phải, những trường hợp khái quát không đầy đủ.
- Sắp xếp phương án đúng là ngẫu nhiên tránh thể hiện một ưu tiên đối với một
phương án nào đó.
1.1.4.2. Ưu điểm



- Chấm bài nhanh, chính xác khách quan.
- Phản hồi nhanh kết quả học tập của học sinh giúp học sinh điều chỉnh được
hoạt động học.
- Kiểm tra được nhiều kiến thức trong thời gian ngắn, chống học tủ.
- Có thể đo được khả năng tư duy khác nhau.
- Rèn luyện các kỹ năng: dự đoán, lựa chọn phương án giải quyết.
- Ít tốn công chấm bài, khách quan trong chấm thi do áp dụng được công nghệ
thông tin trong chấm và phân tích kết quả.
1.1.4.3. Nhược điểm
- Không đánh giá được trình độ diễn đạt, lập luận của học sinh.
- Mất nhiều thời gian biên soạn đề.
- Có yếu tố may rủi trong làm bài do thí sinh có thể tự chọn phương án.
1.1.4.3. Những lưu ý khi soạn câu TNKQ nhiều lựa chọn
- Câu hỏi loại này có thể dùng thẩm định trí năng ở mức biết, khả năng vận
dụng, phân tích, tổng hợp ngay cả khi khả năng phán đoán cao hơn. Vì vậy, khi viết
câu này cần lưu ý:
+ Câu dẫn phải có nội dung ngắn gọn, rõ ràng, lời văn sáng sủa, phải diễn đạt rõ
ràng một vấn đề. Tránh dùng các từ phủ định, nếu không tránh được thì cần phải
được nhấn mạnh để học sinh không bị nhầm. Câu dẫn phải là câu trọn vẹn để học
sinh hiểu được mình đang hỏi vấn đề gì.
+ Các lựa chọn cũng phải rõ ràng, dễ hiểu và phải có cùng loại quan hệ với câu
dẫn, phù hợp về mặt ngữ pháp với câu dẫn.
+ Các câu nhiễu phải có tác dụng gây nhiễu với các học sinh có năng lực tốt và
tác động thu hút học sinh kém.


+ Nên có 4-5 phương án để chọn cho mỗi câu hỏi. Nếu số phương án trả lời ít
hơn thì khả năng đoán mò, may rủi sẽ tăng lên. Nhưng nếu có quá nhiều phương án
để chọn thì giáo viên khó soạn và học sinh mất nhiều thời gian để đọc.

+ Không được đưa 2 câu chọn cùng ý nghĩa, mỗi câu kiểm tra chỉ nên soạn một
nội dung kiến thức nào đó.
+ Các câu trả lời đúng phải được sắp xếp theo thứ tự ngẫu nhiên, số lần xuất
hiện ở các vị trí A, B, C, D phải gần như nhau.

1.2. Bài tập hóa học
1.2.1. Khái niệm
Bài tập hóa học (BTHH) là nhiệm vụ học tập mà giáo viên đặt ra cho người
học, buộc người học phải vận dụng các kiến thức đã học hoặc các kinh nghiệm thực
tiễn, sử dụng hành động trí tuệ hay hành động thực tiễn để giải quyết các nhiệm vụ
đó nhằm chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng một cách tích cực chủ động sáng tạo [17].
1.2.2. Tác dụng của bài tập hóa học [3], [7], [17]
- BTHH là một trong những phương tiện hiệu nghiệm cơ bản nhất để dạy học
sinh vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế, biến các kiến thức đó thành kiến
thức của chính mình.
- Đào sâu, mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú thông
qua đó mới nắm vững kiến thức một cách sâu sắc nhất.
- Là phương tiện để ôn tập, hệ thống hóa kiến thức một cách sâu sắc nhất.
- Rèn luyện các kỹ năng hóa học như cân bằng phản ứng, tính toán, nhận
biết...
- Phát triển năng lực nhận thức, trí thông minh cho học sinh.
- Phát huy tính tích cực, tự lực, hình thành phương pháp học tập hợp lý cho
HS.


- Phương tiện để kiểm tra kiến thức, kỹ năng có tác dụng rèn tính kiên nhẫn,
chính xác khoa học và sáng tạo cho học sinh.
1.2.3. Phân loại bài tập hóa học [3], [7], [17]
- Có rất nhiều cách phân loại BTHH. Tùy vào mục đích, nội dung, tính chất...
ta có thể phân các loại như sau:

- Dựa vào mức độ kiến thức: Có dạng bài tập cơ bản hay tổng hợp.
- Dựa vào tính chất của bài tập: Có bài tập định tính hay định lượng.
- Dựa vào mục đích dạy học: Có dạng bài ôn tập, luyện tập, kiểm tra.
- Dựa vào cách tiến hành trả lời: Có dạng TNKQ hay tự luận.
- Dựa vào kỹ năng, phương pháp giải bài tập: Có dạng bài tập lập công thức,
tính khối lượng, thể tích các chất, hiệu suất phản ứng, nhận biết...
1.2.4. Xây dựng bài tập hóa học mới [3], [7], [17]
1.2.4.1. Xây dựng BTHH theo các xu hướng hiện nay
- Loại những bài toán nghèo nàn về nội dung hóa học, nặng về thuật toán
học.
- Loại những bài tập giả định rắc rối xa rời thực tiễn hóa học.
- Xây dựng theo các mẫu bài tập sẵn có hoặc tương tự.
- Tăng cường sử dụng bài tập TNKQ.
- Tăng cường sử dụng bài tập thực nghiệm.
- Xây dựng bài tập để phát triển tư duy, năng lực phát hiện và giải quyết vấn
đề.
- Đa dạng hóa các loại hình bài tập như bằng hình vẽ, sơ đồ, lắp rắp dụng cụ.
- Xây dụng bài tập có nội dung hóa học phong phú, sâu sắc, phần tính toán
đơn giản nhẹ nhàng.
- Xây dựng và tăng cường sử dụng bài tập định lượng.


×