Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

biểu hiện rối loạn hành vi ở học sinh trung học tại thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (843.07 KB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Văn Bảo Anh Trinh

BIỂU HIỆN RỐI LOẠN HÀNH VI Ở
HỌC SINH TRUNG HỌC TẠI THÀNH PHỐ
TAM KỲ - TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Văn Bảo Anh Trinh

BIỂU HIỆN RỐI LOẠN HÀNH VI Ở
HỌC SINH TRUNG HỌC TẠI THÀNH PHỐ
TAM KỲ - TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành : Tâm lý học
Mã số

: 60 31 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. LÊ XUÂN HỒNG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2013


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và luận văn này, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh.
Bằng sự biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cô
Lê Xuân Hồng. Cô đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn khoa học.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý thầy cô trường Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là quý thầy cô trong tổ bộ môn
Tâm lý học, quý thầy cô giảng dạy lớp cao học cũng như quý thầy cô
phòng Sau đại học đã tận tình dạy bảo tôi trong thời gian học tập và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo thuộc các
trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông trên địa bàn TP.Tam Kỳ,
tỉnh Quảng Nam và toàn thể các học sinh được nghiên cứu đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.Xin chân thành cảm ơn sự
giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Dù rất cố gằng để hoàn thành luận văn này, song không thể tránh khỏi
những thiếu sót, do vậy, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý
báu từ các thầy cô.
Trân trọng !
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2013
Học viên
Văn Bảo Anh Trinh



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được
xuất phát từ nhu cầu thực tiễn giáo dục. Ở học sinh có biểu hiện Rối loạn
hành vi, cần có nghiên cứu cụ thể để tìm hiểu biểu hiện này, từ đó tìm ra
biện pháp phòng ngừa và khắc phục, xuất phát từ nhu cầu của bản thân nên
đã hình thành hướng nghiên cứu.
Các số liệu này nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng và tuân thủ đúng các
nguyên tắc nghiên cứu khoa học.
Các kết quả trình bày trong luận văn được thu thập trong quá trình
nghiên cứu là trung thực, chưa từng được công bố trước đây.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2013


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
T
4

4T

Lời cam đoan
T
4

4T

Mục lục

T
4

4T

Danh mục các từ viết tắt của đề tài
T
4

T
4

Danh mục các bảng
T
4

4T

Danh mục các biểu đồ
T
4

4T

MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
T
4

4T


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN..................................................................... 5
T
4

T
4

1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................. 5
T
4

T
4

1.1.1. Trên thế giới................................................................................. 5
T
4

4T

1.1.2. Ở Việt Nam .................................................................................. 6
T
4

4T

1.2. Lý luận về Rối loạn hành vi ............................................................... 8
T
4


T
4

1.2.1. Hành vi......................................................................................... 8
T
4

4T

1.2.2. Rối loạn hành vi ......................................................................... 12
T
4

4T

1.2.3. Học sinh Trung học ................................................................... 17
T
4

T
4

1.2.4. Phân loại rối loạn hành vi ......................................................... 27
T
4

T
4

1.2.5. Biểu hiện rối loạn hành vi.......................................................... 29

T
4

T
4

1.2.6. Nguyên nhân rối loạn hành vi.................................................... 32
T
4

T
4

1.2.7. Hậu quả rối nhiễu hành vi.......................................................... 35
T
4

T
4

1.2.8. Điều trị và Cách phòng tránh Rối loạn hành vi ......................... 36
T
4

T
4

Kết luận Chương 1 ...................................................................................... 39
T
4


4T

Chương 2. THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN RỐI LOẠN HÀNH VI Ở
T
4

HỌC SINH TRUNG HỌC TẠI THÀNH PHỐ TAM
KỲ - TỈNH QUẢNG NAM .................................................. 40
T
4

2.1. Cách thức tổ chức nghiên cứu thực trạng......................................... 40
T
4

T
4

2.1.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu ................................................ 40
T
4

T
4

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu thực trạng .......................................... 42
T
4


T
4


2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng ......................................................... 44
T
4

T
4

2.2.1. Thực trạng RLHV của học sinh Trung học TP Tam Kỳ theo
T
4

sự đánh giá của học sinh ........................................................... 44
T
4

2.2.2. Thực trạng RLHV của học sinh theo sự đánh giá của
T
4

giáo viên .................................................................................... 47
4T

2.2.3. Biểu hiện RLHV ở học sinh Trung học TP Tam Kỳ ................. 50
T
4


T
4

2.2.4. Các yếu tố dẫn đến RLHV của học sinh Trung học .................. 59
T
4

T
4

2.2.5. Mô tả chân dung tâm lý một trẻ có biểu hiện Rối loạn hành vi .... 68
T
4

T
4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 74
T
4

T
4

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 81
T
4

PHỤ LỤC


4T


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CỦA ĐỀ TÀI
STT

Từ viết tắt

Viết đầy đủ

1

RLHV

Rối loạn hành vi

2

THCS

Trung học cơ sở

3

THPT

Trung học phổ thông

4


TP

Thành phố

5

TTN

Thanh thiếu niên


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Phân bố khách thể nghiên cứu ................................................ 40

Bảng 2.2.

Thống kê độ tuổi mẫu nghiên cứu .......................................... 41

Bảng 2.3.

Thống kê độ tuổi giáo viên thuộc mẫu nghiên cứu ................ 41

Bảng 2.4.

Thống kê số năm dạy học của giáo viên trong mẫu

T
4


T
4

T
4

T
4

T
4

T
4

T
4

nghiên cứu ............................................................................... 42
4T

Bảng 2.5.
T
4

Mức độ xuất hiện của các biểu hiện RLHV phân theo
giới tính ................................................................................... 44
4T


Bảng 2.6.
T
4

Mức độ xuất hiện của các biểu hiện RLHV phân theo
bậc học .................................................................................... 45
4T

Bảng 2.7.
T
4

Mức độ xuất hiện của các biểu hiện RLHV phân theo
giới tính ................................................................................... 47
4T

Bảng 2.8.
T
4

Mức độ xuất hiện của các biểu hiện RLHV phân theo
bậc học .................................................................................... 48
4T

Bảng 2.9.
T
4

Biểu hiện RLHV theo sự đánh giá của học sinh..................... 50
T

4

Bảng 2.10. Biểu hiện RLHV ở học sinh nam và học sinh nữ ................... 54
T
4

T
4

Bảng 2.11. Biểu hiện RLHV ở học sinh THCS và THPT ........................ 55
T
4

T
4

Bảng 2.12. Biểu hiện RLHV theo sự đánh giá của giáo viên ................... 57
T
4

T
4

Bảng 2.13. Trình độ học vấn của cha mẹ học sinh có RLHV ................... 60
T
4

T
4


Bảng 2.14. Sự quan tâm của cha mẹ đến con cái ...................................... 61
T
4

T
4

Bảng 2.15. Thái độ ứng xử khen - chê của cha mẹ .................................... 62
T
4

T
4

Bảng 2.16. Cha mẹ trao đổi, trò chuyện với con cái ................................. 63
T
4

T
4

Bảng 2.17. Những áp lực gặp phải theo sự đánh giá của học sinh
T
4

THCS và THPT ...................................................................... 65
T
4

Bảng 2.18. So sánh mối quan hệ với thầy cô giáo theo sự đánh giá

T
4

của học sinh và giáo viên ........................................................ 67
T
4


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Mức độ xuất hiện của các biểu hiện RLHV phân theo
T
4

giới tính ................................................................................. 45
4T

Biểu đồ 2.2. Mức độ xuất hiện của các biểu hiện RLHV phân theo
T
4

bậc học .................................................................................. 46
4T

Biểu đồ 2.3. Mức độ xuất hiện của các biểu hiện RLHV phân theo
T
4

giới tính ................................................................................. 48
4T


Biểu đồ 2.4. Mức độ xuất hiện của các biểu hiện RLHV phân theo
T
4

bậc học .................................................................................. 49
4T


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, Rối loạn hành vi là một trong những rối loạn tâm thần phổ
biến và có xu hướng ngày càng tăng ở nhiều nước trên thế giới, nhất là ở các
nước đang phát triển.
Đặc điểm chủ yếu của rối loạn hành vi là kiểu hành vi lặp đi lặp lại và
kéo dài, trong đó các quyền cơ bản của người khác hay các chuẩn mực xã hội
bị vi phạm.
Rối loạn hành vi là thường gặp ở các em học sinh Trung học.
Nguyên nhân của các rối loạn hành vi ở các em học sinh Trung học đa
phần là do yếu tố gia đình, nhà trường và xã hội tạo nên. Ở đây có thể kể đến
một số yếu tố chủ yếu: áp lực học tập, thất bại trong thi cử, bạo lực gia đình,
gia đình ly tán, bị bạn bè xấu lôi kéo, các tệ nạn xã hội như rượu chè, ma túy,
thuốc lắc, vũ trường, phim ảnh bạo lực, khiêu dâm... Đặc biệt, học sinh ngày
nay được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin từ rất sớm thông qua Internet và
các phương tiện hiện đại khác. Mặt trái của nó là đã góp phần tạo nên các
biểu hiện của nếp sống lệch lạc, dẫn đến các rối nhiễu tâm lý và rối loạn tâm
thần. Bên cạnh đó, các em chưa được trang bị nhiều kiến thức về giới, về sức
khỏe sinh sản, sức khỏe tâm thần và cách phòng tránh. Nhiều em quen được
sống trong sự bao bọc nên khi rơi vào các tình huống gây stress thì không thể

vượt qua. Dẫn đến những hành vi sai trái, lệch lạc như: trộm cắp, trốn học, bỏ
nhà qua đêm thậm chí có những hành vi khiêu khích, láo xược, gây gổ, xâm
phạm, phá hoại và nổi khùng....làm ảnh hưởng xấu tới sự phát triển nhân cách
của các em, đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội.
Trong xã hội, nếu có nhiều học sinh bị rối loạn hành vi sẽ gây ảnh hưởng đến
an toàn xã hội, tác động tiêu cực gián tiếp đến sự phát triển nói chung của xã
hội.


2

Nghiên cứu về vấn đề này để biết được biểu hiện rối loạn hành vi ở học
sinh Trung học, cũng như những nguyên nhân dẫn đến những rối loạn hành
vi. Từ đó đưa ra lời khuyến cáo giúp các bậc phụ huynh cũng như cán bộ giáo
dục và các cơ quan có trách nhiệm có những biện pháp điều chỉnh và ngăn
chặn những rối loạn hành vi ở học sinh Trung học. Đồng thời giúp các em có
những hành vi theo đúng chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề này, và từ trong quá trình học tập
trên lớp, vấn đề rối loạn hành vi ở học sinh Trung học đã tạo nên nhiều hứng
thú mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn. Đó cũng chính là lý do tôi tiến
hành đề tài : “Biểu hiện rối loạn hành vi ở học sinh Trung học tại TP. Tam
Kỳ - tỉnh Quảng Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát biểu hiện rối loạn hành vi ở học sinh Trung học tại TP.Tam Kỳ
- tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm giúp các em
có những điều chỉnh hành vi theo đúng chuẩn mực xã hội quy định.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về rối loạn hành vi ở học sinh Trung
học.
Khảo sát biểu hiện rối loạn hành vi ở học sinh Trung học tại TP.Tam Kỳ

- tỉnh Quảng Nam. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chúng. Đánh giá các
nguyên nhân của các RLHV đó.
Tìm và đề xuất phương hướng khắc phục những biểu hiện của RLHV ,
đảm bảo sự phát triển toàn diện về nhân cách và sức khỏe tâm thần cho các
em học sinh.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Biểu hiện rối loạn hành vi ở học sinh Trung
học tại TP.Tam Kỳ - tỉnh Quảng Nam.


3

4.2. Khách thể nghiên cứu: Học sinh và giáo viên các trường Trung học
tại TP.Tam Kỳ - tỉnh Quảng Nam.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Biểu hiện RLHV ở học sinh Trung học tại TP Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam
chiếm một tỉ lệ đáng quan tâm.
RLHV ở các em này có những đặc trưng riêng của lứa tuổi và ít nhiều
phụ thuộc vào môi trường gia đình, nhà trường .
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện bằng khảo sát thực tiễn tại một số trường Trung
học trên địa bàn TP Tam Kỳ.
- Đề tài được thực hiện từ tháng 12/2012 đến tháng 9/ 2013.
6.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu 600 học sinh và 60 giáo viên trên địa bàn TP.Tam Kỳ
- tỉnh Quảng Nam.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc sách, tổng hợp và phân tích tài liệu lý luận.

7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp chính của đề tài này, nhằm tìm hiểu về mức độ
biểu hiện những rối loạn hành vi, nguyên nhân gây ra rối loạn hành vi và cách
khắc phục những rối loạn hành vi. Được tiến hành qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Xây dựng bảng hỏi mở để thu thập ý kiến
Giai đoạn 2: Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài và ý kiến thu được từ bảng
hỏi mở của giai đoạn 1, chúng tôi tiến hành xây dựng bảng hỏi làm công cụ
nghiên cứu chính thức của đề tài.


4

Giai đoạn 3: Lấy ý kiến của một số chuyên gia và tổng kết ý kiến góp ý
của chuyên gia để hoàn thiện bảng hỏi.
Giai đoạn 4: Phát phiếu để thu thập dữ liệu cho đề tài.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn một số phụ huynh, giáo viên, tìm hiểu sự hiểu biết của họ về
các biểu hiện rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên, ghi nhận tâm tư, ý kiến
đóng góp của phụ huynh, giáo viên đối với nhà trường để các em có được đời
sống lành mạnh, vững vàng.
7.2.3. Phương pháp quan sát
Quan sát học sinh có những biểu hiện RLHV nhằm giúp có cái nhìn toàn
diện và khách quan về hành vi của học sinh, đồng thời kết hợp với các
phương pháp khác làm cơ sở và tăng thêm tính chân thực của kết quả nghiên
cứu.
7.2.4. Phương pháp phân tích những trường hợp điển hình
Phương pháp này nhằm mô tả chính xác các vấn đề hiện tại của học sinh
thông qua việc xem xét những sự kiện xảy ra với học sinh trong quá khứ và
hiện tại, các yếu tố tạo nên các vấn đề của học sinh và đưa ra các giả thuyết

căn nguyên hành vi, các phương pháp can thiệp cho học sinh.
7.2.5. Phương pháp toán thống kê
Dùng phương pháp thống kê để xử lý số liệu điều tra, phân tích kết quả
nghiên cứu, định lượng chính xác cho từng nội dung, tăng tính thuyết phục
của đề tài nghiên cứu.
Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu thu được.


5

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
X.N.Miaxisshev đã có công trình nghiên cứu về RLHV và chỉ ra rằng:
RLHV có căn nguyên tâm lý. Sự rối loạn các quan hệ đóng vai trò xuất phát
điểm và quyết định. Từ những rối loạn đó dẫn đến rối loạn sự tiếp nhận và rối
loạn các chức năng tâm lý tùy theo cách tiếp nhận và xử lý hiện thực thế nào.
Ông nhấn mạnh nguyên nhân chính làm phát sinh RLHV ở trẻ em và con
người nói chung là do sự mâu thuẫn tâm lý nghĩa là sự mâu thuẫn nội tâm.
Năm 1935, Xixon, M.M Model và L.L. Galpêrin đã chỉ ra rằng: cùng với
sự gia tăng theo tuổi, những xung đột nội tâm do phát triển khả năng tự đánh
giá, yêu cầu với bản thân và khả năng xử lý nội tâm cũng tăng cao.
Năm 1940, Hewitt và Jenkins, khi nghiên cứu những vị thành niên phạm
pháp, đã bắt đầu phân loại chúng theo những nhóm rối loạn khác nhau. Đến
các thập kỉ 60 và 70, Quay và cộng sự đã hoàn chỉnh việc mô tả và phân loại
các RLHV của thanh thiếu niên phạm pháp. Những kết quả nghiên cứu của
các tác giả trên được phản ánh một phần trong danh mục RLHV (321) của
ICD9 (1979) gồm các mục nhỏ sau:
 312-0: RLHV riêng lẻ (khiêu khích, láo xược, gây gổ, xâm phạm,
phá hoại, nổi khùng, nói dối, thô bạo, rối loạn tình dục...).

 312-1: RLHV theo nhóm (trộm cắp, trốn học, bỏ nhà qua đêm....).
 312-2: RLHV xung động (xung động, trộm cắp).
 312-3: RLHV và rối loạn cảm xúc hỗn hợp (lo âu, tuyệt vọng , sợ
ám ảnh).
Đến thập kỉ 80-90, Tổ chức y tế thế giới WHO đã xếp RLHV của thanh
thiếu niên vào mục f 91 - ICD 10 như sau:


6

 F91-0 : RLHV khu trú trong môi trường gia đình.
 F91-1 : RLHV ở những người kém thích ứng xã hội.
 F91-2 : RLHV ở những người còn thích ứng xã hội.
Từ đây, RLHV được chính thức coi là một bệnh và cần được nghiên cứu,
chăm sóc, điều trị.
Trong DSM IV- tập phân loại bệnh của các nhà tâm lý học Mỹ đã đưa ra
15 tiêu chuẩn chẩn đoán và chia thành 4 nhóm chủ yếu:
 Xâm hại người khác hay súc vật
 Phá hoại tài sản (hành vi xâm hại gây tổn thất tài sản)
 Lừa đảo hay trộm cắp
 Vi phạm nghiêm trọng các luật lệ
1.1.2. Ở Việt Nam
Từ sau năm 1975, RLHV xuất hiện rõ nét ở nước ta và cho đến nay, vấn
đề RLHV có chiều hướng gia tăng và trở thành mối lo ngại của từng gia đình
và cả xã hội.
Theo số liệu Sở Công an Hà Nội năm 1987, trong tổng số 7824 người bị
bắt vì phạm tội TTN dưới 18 tuổi có 801 người chiếm 10,2%. Gần đây, hiện
tượng bạo lực, chống đối người thi hành công vụ, nói năng thô tục nơi công
cộng, trộm cắp, cướp giật, cưỡng dâm, đua xe máy trên đường phố đông đúc,
trốn học, cờ bạc, …[26]

Năm 1989, Viện tâm thần học Việt Nam đã nghiên cứu 124.194 thanh
thiếu niên thì có tới 21.960 em có biểu hiện rối nhiễu hành vi. Giáo sư
Nguyễn Việt đã nghiên cứu và đưa ra một số phương pháp chuẩn đoán và
điều trị rối nhiễu hành vi. Giáo sư Đặng Phương Kiệt cũng đã nghiên cứu
nhiều về rối loạn hành vi, ông đã chỉ ra rằng: nguyên nhân dẫn đến rối loạn
hành vi là stress gia đình, được hiểu là những căng thẳng trong gia đình do
cha mẹ ly dị, mất người thân, do bố mẹ trộm cắp...


7

Bác sĩ Nguyễn Văn Siêm, là người tham gia giảng dạy môn tâm lý học
lâm sàng của khoa Tâm lý học trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà
Nội, cũng là một người có nhiều nghiên cứu về RLHV ở thanh thiếu niên. Từ
những công trình nghiên cứu của mình và qua tham khảo những công trình
nghiên cứu khác, ông đã đưa ra những lý luận chung về RLHV ở trẻ em và
thanh thiếu niên, những lý luận này hiện nay cũng được đưa vào giáo trình
học môn tâm lý lâm sàng.
Năm 1999, Hội tâm lý học Hà Nội cũng chủ trì một đề tài nghiên cứu
nhận diện và bàn về dự phòng RLHV và tệ nạn xã hội trong TTN học sinh
một số trường PTTH tại Hà Nội.
Năm 2001, Viện tâm lý học Hà Nội cũng có đề tài khảo sát thực trạng
Rối nhiễu hành vi của học sinh THPT Hà Nội.
Mặc dù rất được quan tâm, việc nghiên cứu đánh giá thực trạng RLHV
trong nước còn gặp không ít khó khăn. Khó khăn thứ nhất là việc lựa chọn
phương tiện nghiên cứu. Trên thế giới hiện nay có một sô thang đo về hành vi
lệch chuẩn của thanh thiếu niên, về rối loạn lo âu, trầm cảm, thang đo về các
hành vi vi phạm pháp luật..., nhưng chưa được Việt hóa và chuẩn hóa cho
nghiên cứu trên người Việt Nam.
Khó khăn thứ hai là việc đánh giá chưa đúng mức sự ảnh hưởng nghiêm

trọng của các biểu hiện RLHV, lệch lạc về hành vi ở thanh thiếu niên tới sự
hoàn thiện nhân cách sau này.
Để vượt qua những khó khăn về lý thuyết cũng như thực tiễn của việc
nghiên cứu RLHV ở trẻ, đề tài xem xét khái niệm RLHV và giới hạn nghiên
cứu ở việc khảo sát một số biểu hiện cụ thể ở học sinh.


8

1.2. Lý luận về Rối loạn hành vi
1.2.1. Hành vi
1.2.1.1. Khái niệm hành vi
Có nhiều góc độ xem xét hành vi.
Các nhà sinh học xem xét hành vi với tư cách là cách sống và hoạt động
trong môi trường nhất định dựa trên sự cần thiết thích nghi tối thiểu của cơ
thể đối với môi trường. Hành vi của con người bị bó hẹp trong các hoạt động
nhằm thích nghi với môi trường để đảm bảo sự tồn tại của cá thể người trong
môi trường đó.
Những nhà phân tâm học thì coi hành vi là cái hợp lực, cái thỏa hiệp bắt
nguồn từ sự xung đột giữa nguyên tắc khoái cảm và nguyên lý thực tế, là
những xung lực “cái ấy” và những cấm kỵ của cái “siêu tôi” được thống hợp
trong bản thân cái tôi. Song chủ yếu thì những hành vi đều có khởi nguồn từ
vô thức và do vô thức điều khiển. Các nhà phân tâm học đã nhấn mạnh tính
vô thức của hành vi.
Những người theo chủ nghĩa hành vi quan niệm hành vi hết sức đơn
giản. Họ coi hành vi là tổ hợp các phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích
tác động vào cơ thể. Về mặt nào đó quan điểm của chủ nghĩa hành vi không
khác quan điểm của các nhà sinh học là bao. Họ đều quan niệm hành vi là tất
cả những phản ứng hay những cách thức… để cho con người thích ứng với
môi trường. Song chủ nghĩa hành vi quan niệm con người không chỉ phản ứng

với các kích thích có tính chất sinh học mà con người còn phản ứng với các
kích thích khác.
Những người theo thuyết hành vi mới còn cho rằng con người còn có sự
lựa chọn các kích thích, con người chỉ trả lời các kích thích có lợi cho bản
thân. Quá trình sống thực chất là quá trình lựa chọn và trả lời các kích thích
có lợi.


9

Tâm lý học Mác xít thì cho rằng, hành vi của con người bao giờ cũng có
mục đích. Hành vi đó không chỉ đảm bảo cho con người tồn tại mà còn đảm
bảo cho con người ngày càng phát triển.
Theo từ điển tâm lý học của Nguyễn Khắc Viện: “Hành vi là từ ứng xử
chỉ mọi phản ứng của một động vật khi bị một yếu tố nào đó trong môi trường
kích thích, các yếu tố bên ngoài và tình trạng bên trong gộp thành một tình
huống, và tiến trình của ứng xử để thích ứng có định hướng nhằm giúp chủ
thể thích nghi với hoàn cảnh. Khi nhấn mạnh về tính khách quan, tức là các
yếu tố bên ngoài kích thích cũng như phản ứng đều là những hiện tượng có
thể quan sát được, chứ không như tình ý bên trong, thì nó là ứng xử. Khi nhấn
mạnh định hướng, mục tiêu thì gọi là hành vi”.[24, tr.138]
Từ điển Tâm lý học (Nguyễn Văn Lũy- Lê Quang Sơn): Hành vi là hình
thức biểu hiện tính tích cực vận động có thể quan sát được từ bên ngoài của
những thực thế sống, bao gồm từ những thời điểm cử động đến mắt xích thực
hiện ở trình độ cao sự tác động qua lại của cơ thể với môi trường xung quanh.
Hành vi là một hệ thống có mục đích rõ ràng được thực hiện liên tiếp.
Những hành động này tiến hành sự tiếp xúc thực tế của cơ thể với những điều
kiện xung quanh tạo ra những mối liên hệ của thực thể sống với những tính
chất của môi trường. Sự bảo toàn và phát triển cuộc sống của chúng phụ thuộc
vào những tính chất này. Những điều kiện xung quanh chuẩn bị thỏa mãn nhu

cầu của cơ thể, đảm bảo sự đạt được những mục đích nhất dịnh.
Nguồn gốc của hành vi là những nhu cầu của thực thể sống, hành vi
được thực hiện như một thể thống nhất của các mắt xích tâm lý - kích thích,
điều khiển, thể hiện (thể hiện trong điều kiện những đối tượng nhu cầu và
đam mê của thực thể ) và những hành động thực hiện bên ngoài làm cho cơ
thể liên hệ với những đối tượng xác định hoặc làm cho cơ thể tách biệt khỏi
chúng cũng như cải tạo chúng.


10

Sự thay đổi hành vi trong quá trình phát sinh loài là do sự phức tạp hóa
những điều kiện tồn tại của những thực thể sống, chuyển chúng từ môi trường
thuần nhất sang môi trường có đối tượng, sau đó là môi trường xã hội . Những
quy luật chung của hành vi - đó là những quy luật hoạt động phản xạ phân
tích - tổng hợp của thực thể sống. Những quy luật này dựa trên những quy
luật sinh lý hoạt động của não, nhưng không đồng nhất với chúng. Hành vi
của con người luôn bị chế ước bởi xã hội và mang những đặc tính của hoạt
động có ý thức, tập thể, hữu ích, chủ định và sáng tạo.
Ở mức độ hoạt động bị quy định bởi đời sống xã hội, thuật ngữ “ hành
vi” có nghĩa như những hành động của con người trong mối quan hệ với xã
hội, với những người khác và thế giới đối tượng. Nó được xem xét như là
những hành động được điều khiển bởi những chuẩn mực xã hội về đạo đức và
quyền lợi (ví dụ những hành vi đạo đức cao cả, tội lỗi và nông nổi). Những
đơn vị của hành vi là những hành động, trong đó hình thành và đồng thời thể
hiện vị thế của nhân cách, niềm tin đạo đức của nhân cách.
Từ những góc độ xem xét hành vi như trên thì có thể hiểu hành vi như
sau: hành vi là những cử chỉ, ứng xử của con người và môi trường xung
quanh do bị kích thích nhằm thích nghi với hoàn cảnh. Hành vi bao gồm các
yếu tố bên ngoài và tình trạng cơ thể bên trong hợp thành một tình huống của

ứng xử để thích ứng có định hướng nhằm giúp cho chủ thể thích nghi với
hoàn cảnh.
1.2.1.2. Phân loại hành vi
Trong cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa hành vi do Watson xây dựng,
đã chia hành vi thành 4 loại:
- Hành vi bên ngoài
- Hành vi bên trong
- Hành vi tụ động minh nhiên


11

- Hành vi tự động mặc nhiên
Theo Watson, mọi việc con người làm kể cả suy nghĩ đều thuộc một
trong bốn loại hành vi này.
Nghiên cứu về hành vi của con người, điều ấy có nghĩa là đưa cuộc sống
của con người trở thành đối tượng của tâm lý học, Chẳng cần phải nói, ai
cũng có thể thấy hành vi là cái già và nó tồn tại trong hiện thực một cách
khách quan. Nếu như trong tâm lý học truyền thống chỉ tìm hiểu nội quan thì
tâm lý học hành vi lại là một bức tiến đáng kể, nghiên cứu nguồn gốc sinh ra
“tâm hồn”, “hồn”, “tâm lý”.
Theo Watson, mọi phản ứng, hành vi được phân loại theo hai tiêu chí: đó
là phản ứng tiếp thu hay di truyền; phản ứng bên trong hay phản ứng bên
ngoài. Kết quả là trong hành vi được chia ra thành các phản ứng:
- Bên ngoài hay tiếp thu nhìn thấy được
- Bên trong và tiếp thu nhưng ở dạng dấu kín
- Bên ngoài nhìn thấy được và di truyền
- Bên trong dấu kín và di truyền
Watson còn phân biệt hành vi người không giống hành vi động vật:
- Một là: khác biệt hoàn toàn bẩm sinh ở trong lĩnh vực sinh vật của

con người.
- Hai là: ngoài thế giới vật thể mà động vật cũng có, con người còn có
thể có thế giới từ ngữ, cái có thể thay thế cho thế giới đồ vật tạm thời. Chính
vì thế mà thế giới kích thích của con người rộng lớn hơn nhiều.
- Thứ ba: đó là con người là “tồn tại xã hội”, vì chỉ trong môi trường xã
hội con người mới kích thích lẫn nhau làm ngôn ngữ nảy sinh và phát triển.


12

1.2.2. Rối loạn hành vi
1.2.2.1. Khái niệm RLHV
Thuật ngữ RLHV (conduct disoder) bắt đầu xuất hiện lần đầu tiên trong
phân loại bệnh tâm thần của hội Tâm thần học Mỹ lần thứ 2 (DSM - II) năm
1968. Hiện nay, căn cứ theo bảng phân loại của Hội Tâm thần học Hoa Kì
(DSM - IV): “RLHV là kiểu hành vi lặp đi lặp lại và kéo dài trong đó các
quyền cơ bản của người khác hay các chuẩn mực xã hội hoặc luật lệ lớn phù
hợp với lứa tuổi bị vi phạm”.[11, tr.133]
Như vậy có thể thấy RLHV có một số đặc điểm như:
- Những hành vi rối loạn là những hành vi vi phạm các chuẩn mực, quy
tắc của xã hội.
- Những hành vi đó lặp đi lặp lại trong một thời gian dài.
- Hậu quả của những hành vi này có ý nghĩa nhất định đối với gia đình,
xã hội, cộng đồng...
- Những hành vi rối loạn mang tính chất lứa tuổi.
Trong tập phân loại bệnh quốc tế 10, “Rối loạn hành vi” được định nghĩa
như sau: “RLHV có đặc trưng là toàn bộ các hành vi chống đối xã hội, xâm
phạm hay khiêu khích được lặp lại và kéo dài. Một hành vi như vậy trong
hình thái cực độ nó sẽ đưa đối tượng đến chỗ vi phạm các quy tắc xã hội chủ
yếu tương ứng với lứa tuổi của đứa trẻ, điều này vượt quá hành vi ranh mãnh

thông thường và các thái độ nổi loạn của thanh thiếu niên.” [27]
Theo từ điển tâm lý học - W.D.Frodlich - Munchen - 1993: “RLHV được
hiểu là hội chứng hành vi hay trải nghiệm đi kèm theo những khó chịu, đau
đớn, những trở ngại, những hạn chế ở một hay nhiều phạm vi chức năng (ví
dụ như tri giác, tư duy, tình cảm, ghi nhớ, nói, vận động,...) gắn liền với nguy
cơ phải cam chịu nhiều hậu quả khác nhau. Sự rối loạn này là những rối loạn
tâm lý trong hành vi diễn ra khi cá nhân không thể đáp ứng được các chuẩn


13

mực bình thường, chẳng hạn như đái dầm, mất ngủ, mút tay, rối loạn chú ý,
bỏ học, trộm cắp,...Thông thường những rối loạn này cần được phát hiện kịp
thời để hạn chế những hành vi lệch chuẩn.[11, tr.134]
Theo định nghĩa của ngành tâm thần học, RLHV theo F91 là các hành vi
rối loạn hoặc phạm pháp của thanh thiếu niên, đạt đến một mức độ nhất định,
lặp đi lặp lại nhiều lần thành một định hình, tập tính, kéo dài ít nhất là 6
tháng. Các nhà tâm thần học đã liệt kê ra những triệu chứng cụ thể và nguyên
tắc chẩn đoán rối loạn hành vi .
Với những định nghĩa trên, chúng ta thấy thuật ngữ RLHV có liên quan
đến một số khái niệm khác trong tâm lý học, xã hội học. Đó là sự liên quan
giữa RLHV với hành vi lệch chuẩn xã hội (deviance behaviour) và hành vi
bất thường (abnormal behavior).
Đối với sự liên quan giữa RLHV và hành vi lệch chuẩn xã hội. Tâm lý
học Xô viết cho rằng hành vi vi phạm các chuẩn mực xã hội chính là những
hành vi sai lệch chuẩn xã hội. Có thể nói hành vi lệch chuẩn là hành vi không
được xã hội chấp nhận. Trong những xã hội có giai cấp đối kháng, chuẩn mực
xã hội là chuẩn mực của giai cấp thống trị và phục vụ lợi ích cho giai cấp đó.
Vì thế, những hành vi lệch chuẩn của xã hội đó không được chấp nhận bởi
giai cấp thống trị, nhưng lại được cộng đồng xã hội coi trọng (Ví dụ: những

cuộc cách mạng). Còn trong xã hội do nhân dân làm chủ thì hành vi lệch
chuẩn lại đáng phê phán vì nó phá vỡ trật tự xã hội của toàn dân, và do đó
không được cộng đồng chấp nhận.
Như vậy, xét ở một khía cạnh nhất định, một số hành vi lệch chuẩn có
thể được xem như RLHV nếu như những hành vi này lặp đi lặp lại nhiều lần
trong một khoảng thời gian xác định (ví dụ: ăn cắp, cờ bạc, hành hung người
khác,...). Tuy nhiên, RLHV không thể bao hàm hành vi sai lệch chuẩn mực xã
hội bởi khái niệm chuẩn mực xã hội bao trùm lên mọi hoạt động của con


14

người trong đời sống xã hội. Nó rộng hơn khái niệm vi phạm pháp luật, vì
pháp luật chỉ là một loại chuẩn mực.
Đối với sự liên quan giữa RLHV và hành vi bất thường. Tác giả Robert
S. Feldman đã tổng kết 4 cách tiếp cận chính về hành vi bất thường được sử
dụng trong những thời điểm, hoàn cảnh khác nhau.[4, tr.512 -513]
Cách tiếp cận thứ nhất, coi tính bất thường là “sự lệch hướng khỏi trung
bình’’ xem tính bất thường như sự lệch khỏi số đông, mang tính chất thống
kê. Tuy nhiên, có một số hành vi được xem là hiếm, không thể coi là bất
thường.
Cách tiếp cận thứ hai, tính bất thường chỉ là “sự lệch hướng lý tưởng’’.
Cách tiếp cận này còn khó khăn hơn cách tiếp cận trên, vì có một số lý tưởng
của xã hội này nhưng không phải là tiêu chuẩn của xã hội khác, hơn nữa
phạm trù này sẽ bị thay đổi theo thời gian.
Cách tiếp cận thứ ba, xem tính bất thường như là “cảm giác lo lắng chủ
quan“. Cách tiếp cận này coi hành vi là bất thường nếu nó tạo ra một cảm giác
đau khổ, lo âu hay tội lỗi ở một cá nhân, hay bằng nhiều cách gây hại đối với
những người khác. Nhưng ngay cả một định nghĩa dựa vào sự lo lắng chủ
quan cũng có hạn chế, vì trong một số hình thức rối loạn tâm thần đặc biệt,

con người mô tả lại cảm giác lâng lâng sung sướng mặc dù hành vi của họ đối
với người khác thật khó hiểu. Chính vì thế, các nhà tâm lý học đã phát triển
cách tiếp cận sau cùng.
Cách tiếp cận thứ tư, phân biệt hành vi bình thường và bất thường, coi
tính bất thường như sự bất lực trong “hoạt động chức năng hiệu quả’. Theo
cách tiếp cận này, con người không thể hoạt động chức năng một cách hiệu
quả và thích nghi với yêu cầu xã hội được xem là bất thường.
Bốn cách tiếp cận trên mới chỉ đề cập đến khía cạnh định tính của khái
niệm. Còn về mặt định lượng thì quả thực rất khó thực hiện, vì ranh giới giữa


15

hành vi bất thường và hành vi bình thường rất mong manh. Tuy nhiên, cũng
có thể xác định được RLHV qua các trắc nghiệm, bảng liệt kê đã được chuẩn
hóa.
Như vậy, có thể thấy có sự trùng lặp nhất định giữa ba khái niệm RLHV,
hành vi lệch chuẩn xã hội và hành vi bất thường. Mặc dù bản thân khái niệm
RLHV là một thuật ngữ y học, tập trung vào cá nhân và các yếu tố sinh học
bệnh lý hơn, nhưng với niềm tin con người là tổng hòa các mối quan hệ xã
hội, là sản phẩm của 3 yếu tố tự nhiên, xã hội và tâm lý, khái niệm RLHV còn
được tiếp cận dưới góc độ của khoa học xã hội học và tâm lý học.
1.2.2.2. Một số tiếp cận RLHV
a. Tiếp cận RLHV từ góc độ xã hội học
Đối tượng của xã hội học là nghiên cứu những hiện tượng xã hội gắn với
cấu trúc xã hội. Xã hội học nghiên cứu hành động, sự kiện không phải chỉ
nằm ở cấp độ cá nhân - những gì mà cá nhân thực hiện, mà còn ở đâu đó
trong hệ thống cấu trúc xã hội- trong gia đình, thành phố, vùng, trong một tổ
chức, một đất nước. Vì đặc thù của ngành này, những luận thuyết về RLHV
chỉ được rút tỉa dưới một khái niệm khác là “hành vi sai lệch chuẩn mực xã

hội”.
Ví dụ, thuyết chức năng xã hội nghiên cứu hành vi lệch chuẩn đề cập đến
chức năng xã hội của nó. Thuyết này cho rằng trật tự xã hội dựa trên sự tương
hợp chuẩn mực tự nguyện. Ở đây hành vi lệch chuẩn cũng là hiện tượng “bình
thường’’. Nó không chỉ có tác động tiêu cực, mà cũng có cả tính tích cực đối
với xã hội. Hành vi lệch chuẩn sẽ là bình thường nếu tần suất tương đối của
nó còn giữ trong khuôn khổ trung bình cho tất cả các xã hội loại này và trình
độ phát triển tương ứng của chúng. Tần suất tương đối của hành vi lệch chuẩn
sẽ nhắc chúng ta nhớ tới những chuẩn mực xã hội và củng cố uy tín của
chúng. Nó còn là tiền đề cho biến đổi xã hội.[2]


16

Tóm lại, các thuyết xã hội học cho chúng ta một cách nhìn về RLHV
dưới góc độ xã hội, có tính đến cấu trúc xã hội, tổ chức văn hóa, lịch sử. Lý
thuyết xã hội học chỉ ra những biến số và quá trình trong một xã hội rộng lớn
và sự giải thích RLHV phải ở trong mối quan hệ với hệ thống này.
b. Tiếp cận RLHV từ góc độ tâm lý học
Khác với xã hội học chỉ giải thích RLHV ở cấp độ cấu trúc xã hội, qui
cái cá nhân vào cái xã hội, tâm lý học giải thích RLHV ở cấp độ cá nhân, tức
liên quan đến chủ thể của hành vi - nhân cách, giá trị, mục đích, nhu cầu,
xung năng, sở thích...và một số khía cạnh hoàn cảnh mà trong đó cá nhân thực
hiện hành động. Xã hội học dựa trên hiện tượng số đông để dự đoán những
thay đổi mà chúng sẽ diễn ra trên một phạm vi nào đó, còn tâm lý học dự báo
những hành vi của cá nhân con người trong tương lai. Để nghiên cứu nguyên
nhân của RLHV, tâm lý học đề cập đến động cơ của hành vi. Ở đây những lý
thuyết về động cơ bên trong không chỉ nghiên cứu yếu tố con người mà còn
nghiên cứu cả hoàn cảnh nảy sinh hành vi và cả con người trong sự tương tác
với hoàn cảnh để tạo ra RLHV đó. Nó tạo nên cái gọi là cơ chế động cơ của

hành vi. Có thể liệt kê ra đây một số lối tiếp cận đến RLHV: đó là cách tiếp
cận đến chủ thể, đến hoàn cảnh, và đến sự kết hợp giữa chủ thể và hoàn cảnh.
Nhấn mạnh đến chủ thể hành vi, cách tiếp cận này chủ yếu thuộc về
những lý thuyết nhân cách. Nhiều lý thuyết về RLHV cho rằng những khác
biệt về hậu quả là do những khác biệt từ phía chủ thể hành vi. Với cách tiếp
cận này tâm lý học tìm cách trả lời câu hỏi: “Loại người nào gây ra những
hành vi loại này?” Nhiệm vụ của nó là tìm ra những kiểu loại nhân cách đặc
trưng cho những hành vi nhất định. Những kiểu loại nhân cách này được đề
cập đến qua những đặc điểm bắt nguồn từ yếu tố sinh học, đặc điểm bắt
nguồn từ yếu tố môi trường, hoặc những đặc điểm tâm lý khác của nhân cách
như cấu trúc nhân cách, nhu cầu, mục đích, sở thích, động cơ...Tâm lý học


×