Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

biểu hiện xúc cảm – tình cảm của trẻ mồ côi 7 11 tuổi qua tranh vẽ tại làng trẻ em sos gò vấp thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Thu Vân

BIỂU HIỆN XÚC CẢM – TÌNH CẢM CỦA TRẺ
MỒ CÔI 7 -11 TUỔI QUA TRANH VẼ TẠI LÀNG
TRẺ EM SOS GÒ VẤP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Thu Vân

BIỂU HIỆN XÚC CẢM – TÌNH CẢM CỦA TRẺ
MỒ CÔI 7 -11 TUỔI QUA TRANH VẼ TẠI LÀNG
TRẺ EM SOS GÒ VẤP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Tâm lý học
Mã số

: 60 31 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. LÊ THỊ MINH HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh 2013


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn khoa Tâm lý giáo dục và phòng Sau đại học trường
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành chương
trình học cũng như luận văn này.
Chân thành cảm ơn TS Lê Thị Minh Hà là người giảng dạy và hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình làm luận văn này.
Xin cảm ơn ban lãnh đạo, các giáo dục viên, các mẹ và tất cả các trẻ của Làng
trẻ em SOS Tp HCM đã tham gia nhiệt tình trong suốt quá trình nghiên cứu của tôi.
Cảm ơn BS Nguyễn Minh Tiến và chi hội tâm lý Trăng Non (Thuộc hội Tâm lý
– Giáo dục Tp HCM) đã định hướng, giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình hoàn
thành luận văn này.
Cảm ơn cha mẹ, gia đình, những người thân và bạn bè đã luôn sát cánh, giúp đỡ
cả về vật chất lẫn tinh thần để tôi có thể đi đến giai đoạn hoàn thiện cuối cùng.

3


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các phân tích, nhận
định trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào.

Tác giả


Trần Thị Thu Vân

4


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................................3
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................4
MỤC LỤC ...............................................................................................................................5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................8
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................8
2.

Mục đích nghiên cứu: .............................................................................................10

3.

Đối tượng và khách thể nghiên cứu: ......................................................................10

4.

Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................................10

5.

Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................10

6.


Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................10

7.

Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu............................................................11

7.1. Cách tiếp cận ..............................................................................................................11
7.2.

Các phương pháp nghiên cứu .............................................................................11

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ..............................................................................................13
1.1.

Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................13

1.1.1. Ở nước ngoài ........................................................................................................13
1.1.2. Ở Việt Nam ...........................................................................................................14
1.2.

Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ..................................................................15

1.2.1. Khái niệm trẻ mồ côi ............................................................................................15
1.2.2. Khái niệm về các loại xúc cảm – tình cảm:.........................................................16
1.2.3. Đặc điểm xúc cảm – tình cảm của trẻ trong độ tuổi 7 – 11 tuổi (độ tuổi tiểu
học)

18

1.2.4. Tranh vẽ của trẻ em ..............................................................................................21

Phóng chiếu (Projection) ..................................................................................................24

5


1.2.5. Sự bộc lộ xúc cảm - tình cảm của trẻ qua tranh vẽ ............................................27
1.3.

Kỹ thuật phân tích tranh vẽ của trẻ .....................................................................29

1.3.1. Quan sát khi trẻ vẽ tranh .....................................................................................29
1.3.2. Thu thập thông tin khi trẻ hoàn thành ................................................................30
1.3.3. Kỹ thuật phân tích tranh vẽ .................................................................................30
1.3.4. Một số chỉ dẫn cụ thể về kỹ thuật xem tranh ......................................................31
1.3.4.1.

Những biểu hiện về nội dung hình vẽ ..........................................................31

1.3.4.2.

Những biểu hiện về mặt hình thức của bức tranh .......................................35

1.3.4.3.

Sử dụng màu sắc .........................................................................................37

1.3.4.4.

Vị trí hình vẽ - biểu tượng không gian của hình vẽ .....................................40


1.3.5. Cách “đọc” tranh vẽ của trẻ: ...............................................................................42
1.3.5.1.

Đọc trực cảm (ấn tượng tổng thể ban đầu).................................................42

1.3.5.2.

Đọc bình thường..........................................................................................42

1.3.5.3.

Đọc phân tích diễn giải ...............................................................................42

Chương 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................................46
2.1.

Tổng quan về Làng trẻ em SOS ...........................................................................46

2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ................................................................................48
2.3.

Kết quả nghiên cứu sự biểu hiện xúc cảm – tình cảm của trẻ qua tranh vẽ .....49

2.3.1. Các trường hợp nghiên cứu .................................................................................49
2.3.2. Đặc điểm chung của các trường hợp ................................................................107
2.3.3. Một số ý kiến của các giáo dục viên và các mẹ ở Làng SOS ............................108
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................................115
1.

Kết luận ..................................................................................................................115


2.

Kiến nghị ................................................................................................................118

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................122
PHỤ LỤC ............................................................................................................................125

6


PHỤ LỤC 1:Câu hỏi phỏng vấn ....................................................................................125
PHỤ LỤC 2: ....................................................................................................................125
PHỤ LỤC 3: TÓM TẮT CÁC TRƯỜNG HỢP .............................................................126

7


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TH1-H1-Vẽ nhà – Nam 11t: trường hợp 1, hình 1, vẽ nhà, đối tượng: nam 11 tuổi.
TH2-H2-Vẽ người – Nam 11t: trường hợp 2, hình 2, vẽ người, đối tượng: nam 11 tuổi.
Làng: làng trẻ em SOS – Gò Vấp – Thành phố Hồ Chí Minh.
Bà mẹ SOS: người mẹ ở làng trẻ em SOS - Gò Vấp – Thành phố Hồ Chí Minh.

8


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao, cùng theo
đó các nhu cầu của con người về đời sống vật chất cũng như tinh thần đang tiến dần lên
những nấc thang mới. Ngoài nhu cầu vật chất đã trở thành tiền đề cơ bản, loài người ngày
càng quan tâm hơn đến đời sống tinh thần với rất nhiều nhu cầu khác nhau như giải trí, giải
tỏa căng thẳng, chăm sóc tinh thần, cảm nhận nghệ thuật và đặc biệt là nhu cầu bộc lộ xúc
cảm, tình cảm của bản thân. Trong quá trình sống, con người tác động vào thế giới khách
quan, cải tạo thế giới, cải tạo xã hội nhằm phục vụ cho đời sống, đồng thời cũng cải tạo
chính bản thân mình. Không những thế, con người còn tỏ thái độ của mình với thế giới. Khi
nghe một bản nhạc, một bài thơ hay, chứng kiến một hoàn cảnh thương tâm con người đều
có những rung động của bản thân mình. Khi thoả mãn hay không được thoả mãn những nhu
cầu của bản thân, con người cũng có những cảm xúc tương ứng. Những hiện tượng tâm lý
biểu lộ những rung động, những thái độ của con người đối với sự vật hiện tượng đó gọi là
cảm xúc và tình cảm. Cảm xúc và tình cảm của con người rất phong phú và đa dạng, thể
hiện qua nhiều cung bậc, cấp độ khác nhau. Cảm xúc cũng đã xuất hiện ở con người từ rất
sớm, khi mới sinh, nhưng cách bộc lộ cảm xúc ở trẻ nhỏ lại là một quá trình dài theo năm
tháng, hình thành từ việc trẻ giao tiếp với người thân (cha, mẹ, ông bà…) và học hỏi bằng
cách nhìn người lớn giao tiếp hàng ngày.Cách bộc lộ cảm xúc của trẻ ảnh hưởng rất nhiều
bởi cách chăm sóc của cha mẹ và quá trình dạy dỗ mà trẻ nhận được.
Một trong những phương tiện để con người bộc lộ xúc cảm tình cảm của mình ngôn
ngữ - một hệ thống tín hiệu (chữ viết và lời nói) dùng để thông tin liên lạc. Nói rộng hơn,
ngôn ngữ là các công cụ (có lời và không lời) dùng để truyền thông giao tiếp. Một trong
những ngôn ngữ không lời đó là tranh vẽ - tranh vẽ được dùng để phản ánh con người, qua
đó con người bộc lộ tâm tư, cảm xúc, tình cảm. Ở bất cứ thời đại nào, lứa tuổi nào con
người đều có thể bộc lộ tâm tư qua hình vẽ. Ngay cả khi có sự khác biệt về ngôn ngữ hay
mất khả năng nói, con người vẫn có thể hiểu nhau qua tranh vẽ. Do đó truyền đạt bằng hình
vẽ có tính nguyên sơ, cơ bản và phổ biến. Nó có thể dùng cho nhiều người, nhiều đối tượng
khác nhau, dù biết chữ hay không biết chữ, dù biết nói hay không biết nói... đặc biệt là cho
trẻ em. Những nét vẽ nguệch ngoạc, đơn điệu tưởng chừng vô nghĩa, nhưng trong nghiên
cứu, tìm hiểu tâm lý của trẻ, những “tác phẩm” đó vô cùng có giá trị. Qua nét vẽ trẻ bộc lộ


8


cảm xúc, sự nhận thức, thái độ...đồng thời nó cũng trở thành phương tiện giao tiếp của trẻ
với thế giới bên ngoài.
Ngoài ra, tranh vẽ có ý nghĩa lớn trong khoa học nghiên cứu tâm lý trẻ em. Đây là một
vấn đề không hề đơn giản trong tâm lý lâm sàng trẻ em. Ở Việt Nam, tuy chưa có nhiều
công trình nghiên cứu về hình vẽ của trẻ nhưng một số tác giả cũng đã sử dụng tranh vẽ
trong việc tìm hiểu, nghiên cứu về trẻ em, gợi mở nhiều vấn đề lý thú cần đào sâu. Do đó
bản thân người viết muốn tiếp cận, tìm hiểu tình cảm của trẻ em qua tranh vẽ để có thể hiểu
thêm về cảm xúc, tình cảm của trẻ trước cuộc sống, mong muốn và tương lai.
Gia đình là tổ ấm an toàn nhất của đa phần mọi người, là nơi nuôi dưỡng, ấp ủ để mỗi
người trưởng thành, là cội nguồn phát sinh tình thương. Đã là con người ai chẳng mong
muốn được mẹ cha thương yêu, chăm sóc. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn có được
điều đó. Nhiều trẻ nhỏ không biết đến hơi ấm của mẹ ngay từ khi lọt lòng, hình ảnh người
cha, người mẹ trở nên xa lạ, cao vời. Sự thèm khát một mái ấm, sự chăm sóc, bảo bọc của
mẹ cha nhưng không được. Đối với các em tất cả chỉ là mơ, những giấc mơ rất đỗi bình
thường, dung dị, được sống trong vòng tay của mẹ cha như bao nhiêu đứa trẻ khác nhưng lại
vô cùng xa vời. Các em luôn thường trực sự thèm khát có mẹ, có cha, các em mất đi chỗ
dựa an toàn nhất của cuộc đời, mất đi sự yêu thương vô điều kiện. Liệu sự chở che, yêu
thương của những người khác thay thế bố mẹ có thể bù đắp được những gì các em đã mất.
Trong quá trình làm việc với nhiều đối tượng trẻ em, người viết cảm nhận được sự thiếu
vắng, lạnh lẽo trong tâm hồn các em. Vì vậy mong muốn thực hiện đề tài này để phần nào
có thêm công cụ giúp các em bộc lộ mình, cũng như những người đang chăm sóc, làm việc
với trẻ hiểu các em hơn.
Xúc cảm, tình cảm là những hiện tượng tâm lý phản ánh sự vật hiện tượng xung quanh
dưới dạng những rung động, trải nghiệm trong bản thân mỗi chủ thể. Con người luôn có nhu
cầu được yêu thương, chăm sóc, bao bọc và bộc lộ xúc cảm, tình cảm của mình. Đối với trẻ
nhỏ nhu cầu này càng được thể hiện rõ nét. Với trẻ mồ côi, cùng với sự thiếu hụt tình cảm
của mình, những xúc cảm, tình cảm âm tính sẽ nảy sinh. Làm thế nào để chúng dễ dàng bộc

lộ buồn, vui, giận hờn, yêu ghét mà không cảm thấy khó khăn trước những rào cản. Từ đó
có thêm cơ hội biểu lộ những xúc cảm, tình cảm dương tính khác mà chúng có được. Nhờ
có xúc cảm, tình cảm con người nhận biết được về bản thân mình rõ nét hơn. Sự bộc lộ bản
thân là điều không thể thiếu trong quá trình giao tiếp hay công việc. Đây cũng là một trong
những khó khăn đối với trẻ mồ côi mà tác giả nhận thấy trong quá trình tiếp xúc.

9


Như vậy, nhu cầu bộc lộ xúc cảm, tình cảm là một trong những nhu cầu rất quan trọng
ở mỗi con người. Ngay từ thuở nhỏ, mỗi người đã có những cách thức khác nhau bộc lộ tình
cảm khác nhau và rất phong phú. Trẻ mồ côi là đối tượng gặp nhiều tổn thương, mất mát,
đau buồn trong cuộc sống và việc bộc lộ xúc cảm, tình cảm cũng trở nên khó khăn hơn. Nếu
có một phương thức nào đó vừa giúp trẻ thể hiện xúc cảm, tình cảm của mình lại vừa tránh
nói trực tiếp đến những tổn thương sẽ giúp trẻ rất nhiều trong việc bộc lộ mình, đồng thời
giúp người lớn hiểu và có những phương pháp giáo dục phù hợp hơn. Do đó nười viết đã
lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Biểu hiện xúc cảm – tình cảm của trẻ mồ côi 7 – 11 tuổi qua
tranh vẽ tại làng trẻ em SOS Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu xúc cảm – tình cảm của trẻ mồ côi qua tranh vẽ và các yếu tố ảnh hưởng đến
cảm xúc. Từ đó giúp giáo dục viên, tình nguyện viên và những người chăm sóc khác hiểu
thêm về các em để có những phương pháp giáo dục phù hợp.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: xúc cảm – tình cảm của những trẻ mồ côi 7 -11 tuổi thông qua
tranh vẽ.
Khách thể nghiên cứu: trẻ mồ côi từ 7 – 11 tuổi tại làng SOS Gò Vấp – Thành phố Hồ
Chí Minh.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Trẻ mồ côi bộc lộ xúc cảm – tình cảm tích cực và tiêu cực qua tranh vẽ.
Trẻ mồ côi bộc lộ sự khao khát về một mái ấm, một gia đình hạnh phúc (có đầy đủ mẹ

cha) qua tranh vẽ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài: xúc cảm – tình cảm của trẻ
mồ côi nói chung và trẻ mồ côi trong độ tuổi 7 -11 tuổi nói riêng.
Tìm hiểu sự bộc lộ xúc cảm – tình cảm của trẻ mồ côi 7 – 11 tuổi qua tranh vẽ.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn trong phạm vi nghiên cứu sau:
Nghiên cứu trên nhóm 12 trẻ mồ côi từ 7 – 11 tuổi tại làng trẻ em SOS Gò Vấp.
Nghiên cứu sự bộc lộ xúc cảm – tình cảm của trẻ mồ côi 7 – 11 tuổi tại làng trẻ em
SOS Gò Vấp qua tranh vẽ.

10


7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Cách tiếp cận
Tiếp cận cá nhân trẻ: mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt, có cuộc sống, thế giới nội tâm,
hoàn cảnh sống độc nhất. Cần tiếp cận từng trẻ để có cơ hội thấu hiểu các em.
Tiếp cận tâm lý trị liệu dựa trên quan điểm hệ thống. Tìm hiểu các đặc điểm, hoàn
cảnh sống của trẻ, các mối quan hệ có ý nghĩa của trẻ đối với gia đình gốc cũng như những
người quan trọng đối với trẻ trong làng SOS.
Tiếp cận giáo dục: Hiểu được cảm xúc và cách bộc lộ của trẻ, từ đó có những phương
thức giáo dục thích hợp. Có sự lưu tâm đối với những em gặp khó khăn trong việc bộc lộ
xúc cảm – tình cảm.
Tiếp cận phát triển: Quan sát biểu hiện xúc cảm tích cực cũng như tiêu cực của trẻ theo
độ tuổi.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu
7.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Mục đích: Nhằm xây dựng đề cương nghiên cứu và cơ sở lý luận của đề tài; lựa chọn
phương pháp làm cơ sở cho việc tìm hiểu, đánh giá những biểu hiển xúc cảm – tình cảm của

trẻ mồ côi 7 -11 tuổi tại làng trẻ em SOS Gò Vấp – Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nội dung: Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến xúc cảm sự biểu hiện
xúc cảm – tình cảm của trẻ mồ côi qua tranh vẽ.
- Cách thức thực hiện: Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa lý thuyết để
làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
7.2.2 Phương pháp quan sát:
- Mục đích: Quan sát những biểu hiện xúc cảm – tình cảm của trẻ khi vẽ tranh.
- Nội dung: Quan sát nét mặt, thao tác vẽ trong quá trình trẻ thực hiện vẽ tranh.
- Cách thức thực hiện: Quan sát không can thiệp khi trẻ vẽ tranh và ghi chép những
điều xảy ra trong quá trình đó.
7.2.3 Phương pháp phỏng vấn:
- Mục đích: Thu thập thông tin của những người liên quan đến trẻ.
- Nội dung: sử dụng một số câu hỏi soạn sẵn về thông tin, lý lịch, tính cách của trẻ
trong cuộc phỏng vấn.

11


- Cách thức thực hiện: tiến hành phỏng vấn trực tiếp người nuôi dạy, giáo dục viên của
trẻ (phỏng vấn cá nhân) và bản thân trẻ.
7.2.4 Phương pháp nghiên cứu trường hợp:
- Mục đích: Phân tích sâu cảm xúc của một số trẻ qua tranh vẽ. Thu thập thông tin về
lịch sử phát triển, hoàn cảnh gia đình để có thêm cơ sở hiểu về cảm xúc của trẻ.
- Nội dung: Tìm hiểu sự bộc lộ cảm xúc của trẻ qua tranh vẽ, lịch sử cá nhân, mối quan
hệ của trẻ với người khác.
- Cách thức thực hiện: phân tích tranh vẽ, thu thập thông tin qua quan sát, phỏng vấn,
trò chuyện. Trên cơ sở đó hiểu rõ cảm xúc của trẻ qua tranh vẽ.
7.2.5 Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động:
- Mục đích: Đánh giá, phân tích tranh vẽ của trẻ.
- Nội dung: phân tích, tổng hợp các tranh vẽ của trẻ để hiểu cảm xúc, tình cảm của trẻ

qua tranh vẽ.
- Cách thức thực hiện: mô tả hoàn cảnh khách quan và chủ quan của trẻ trong quá trình
tạo ra sản phẩm. Từ đó có những phân tích, kết luận.

12


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Ở nước ngoài
Các hình vẽ trẻ em qua nhiều thế kỷ bị xem thường, mãi đến những năm cuối thế kỷ 19
mới được chú ý một cách nghiêm túc.
Lần đầu tiên, các hình vẽ của trẻ nhỏ được in ra vào năm 1887. Tác giả là ông Corado
Ricci là một nhà phê bình hội họa nổi tiếng đã có một phát hiện đáng kể về các ý nghĩa bao
hàm trong hình vẽ người. Cuốn sách này in ra đã mở đầu cho nhiều tư liệu nghiên cứu khác
lần lượt ra đời trong và ngoài nước. Trong đó chủ yếu là các tác giả Sully (1895), Partridge
(1902), Kerschensteiner (1905), Levinstein (1905), Katzaroff (1909-1910) và Luquet (1913)
Năm 1926, có một bước tiến quan trọng: F.Goodenough cho ra đời một hệ thống đánh
giá trí năng qua hình vẽ người. Hệ thống này đã được Harris (1963; Harris và Roberts,
1972) mở rộng và chuẩn hóa đầy đủ. Hình vẽ người đã thành một đề mục trong nhiều test
IQ, chủ yếu trong test Stanford – Binet nhưng tiến trình Goodenough – Harris cũng được
coi là một test riêng biệt.
Các nhà lâm sàng đã tin rằng các hình vẽ, nét vẽ của một người còn thể hiện những gì
khác, ngoài tư duy đã có công nghiên cứu lâu dài một cách sinh động các hình vẽ người
nhằm tìm ra những chứng cứ khẳng định hoặc gợi ý xây dựng một cách tiếp cận chẩn đoán
về những vấn đề thuộc cảm xúc. Các nhà lâm sàng đã kiên trì đi theo con đường đó. [tr59,6]
Cách tiếp cận bằng phóng chiếu của Rorschach và nhiều phương pháp phóng chiếu khác
(test Szondi, test vẽ cây của Koch, test nhà – cây – người của Buck) cũng như cách nhìn
nhận hình vẽ người là bằng chứng thể hiện nét cảm xúc, đã làm cho các phương pháp phóng
chiếu lại được chú ý nhiều. Phương pháp khảo sát nhân cách của Machover (1949) được các

nhà tâm lý học rất hoan nghênh, cũng như hệ thống chấm điểm các hình vẽ người nhằm xây
dựng chỉ số IQ cho trẻ từ 5 – 11 tuổi của Koppitz (1968) và gần đây hơn là các hình vẽ về
động thái gia đình (kinetic family drawings) của Burns và Kaufman (1970, 1972).
Năm 1981 Dunleary, Hason và Ssasz đã cho thấy hệ thống chấm điểm của Koppitz ứng
dụng rất tốt để nghiên cứu các trẻ nhỏ ở vườn trẻ đến tuổi đi học.
Các kiểu test hình vẽ người, nhà, cây đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu trong nhiều
năm như: Buck (1948, 1964), Hammer (1953, 1980), Jolles (1971). Các tác giả này cho rằng

13


vẽ nhà, cây sẽ có thể đi sâu hơn vào nhân cách của trẻ (nhưng vẽ cây bộc lộ nhiều hơn cả),
nên cho vẽ nhiều hình màu và hỏi chuyện trẻ thêm sau khi trẻ vẽ.
Như vậy, tuy nghiên cứu tâm lý trẻ em qua tranh vẽ có lịch sử nghiên cứu và ứng dụng
không dày nhưng đã và đang được sử dụng như một trong những công cụ đắc lực nhất trong
các nghiên cứu đặc điểm tâm lý cá thể. Những nghiên cứu trên tập trung chủ yếu thực hiện
nhằm đánh giá phát triển trí tuệ, nhân cách và cảm xúc ở trẻ nhỏ.
1.1.2. Ở Việt Nam
Vào những năm 1973, Nguyễn Văn Thành đã có những nghiên cứu về hình vẽ người để
so sánh sự phát triển của trẻ bình thường với trẻ chậm khôn. Đến thập niên 80, thì việc sử
dụng các test đánh giá chỉ số trí khôn (IQ) được tiến hành với tính chất thử nghiệm tại các
cơ sở dạy trẻ chậm khôn, trung tâm sức khỏe tâm thần TP.HCM (nay là bệnh viện tâm thần
TP.HCM). Trần Thị Cẩm đã biên dịch bộ tài liệu “Sổ tay chẩn đoán tâm lý trẻ em” vào năm
1987, cũng đã đề cập đến một số khía cạnh về các test vẽ hình người, hình nhà và cây cối.
Ngoài ra, trong một số sách về tâm lý giáo dục như cuốn “Thử trắc nghiệm con bạn” do
Văn Hòa (biên dịch) – NXB Văn Hóa Thông Tin 1998, có giới thiệu một trắc nghiệm vẽ
hình đơn giản. Trong tập sách “Tâm lý và sức khỏe” do BS Đặng Phương Kiệt (chủ biên) –
NXB Văn Hóa Thông Tin 2000, cũng có giới thiệu trong một chương về Test vẽ hình người
do Lê Khanh biên soạn.
Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em (trung tâm N-T) BS Nguyễn Khắc Viện sáng lập

1989, đã có những công trình biên dịch khá công phu về lĩnh vực này. Nhưng khuynh
hướng hiện nay đối với các test vẽ hình người, thường chú trọng đến việc phát hiện những
vấn đề của nội tâm đứa trẻ hơn là tìm cách đánh giá khả năng trí tuệ. Viện Nhi Hà Nội cũng
tiến hành nghiên cứu việc trẻ vẽ hình người theo Goodenough tại một trường phổ thông cơ
sở ở Hà Nội (1992). Các tác giả nhận xét có sự tương ứng giữa điểm vẽ hình người với điểm
học tập & hình vẽ phản ánh trí khôn theo tuổi (rõ rệt nhất từ 7 đến 10 tuổi). Trẻ gái và trẻ
trai có những đặc điểm khác nhau.
Năm 2002 có một sinh viên Pháp qua Việt Nam nghiên cứu về hình vẽ người ở trẻ em
(sử dụng thang chấm điểm Goodenough). Báo cáo trong bài giảng của hai chuyên gia Pháp
tại bệnh viện Nhi Đồng 1 – Tp Hồ Chí Minh.
Tuy chưa có nhiều công trình nghiên cứu về tranh vẽ của trẻ nhưng một số tác giả cũng
đã sử dụng tranh vẽ trong việc tìm hiểu, nghiên cứu về trẻ em, gợi mở nhiều vấn đề lý thú
cần đào sâu. Như Trần Thu Hương với bài viết tranh vẽ gia đình của trẻ - nhìn từ góc độ của

14


khoa học tâm lý (tạp chí tâm lý học số 4 – 2010) và đánh giá rỗi nhiễu tâm lý ở trẻ bằng
tranh vẽ: nghiên cứu trường hợp trẻ trai 12 tuổi (Hội thảo khoa học quốc tế tâm lí học đường
lần thứ ba tại ĐHSP TPHCM 2012). Sách tìm hiểu tâm lý trẻ em qua tranh vẽ của Trần Thị
Minh Đức đã phân tích tranh của học sinh một số trường giáo dưỡng. Gần đây, trong hội
thảo khoa học của hội Khoa học tâm lý – Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh (25/05/2013),
Nguyễn Minh Anh (Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP HCM), có bài tham luận “ứng dụng
tranh vẽ trong chẩn đoán và tư vấn tâm lý”. Bài viết đã trình bày khái quát về giá trị của
tranh vẽ, một trong những phương pháp phóng chiếu quan trọng và hữu dụng nhất đối với
việc chẩn đoán và trị liệu tâm lý. Tác giả đã sử dụng test “tranh vẽ gia đình thú” như một
công cụ phát hiện xung đột gia đình, từ đó làm rõ tính ứng dụng cao của phương pháp này
trong điều kiện Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu về tranh vẽ của trẻ em ở Việt Nam được thực hiện trên nhiều
đối tượng trẻ khác nhau như thiếu niên ở trường giáo dưỡng, các trẻ có các vấn đề rỗi

nhiễu... Các nghiên cứu còn riêng lẻ, chưa mang tính hệ thống, chưa có sự nhất quán về
phương pháp và quy trình chẩn đoán tâm lý trẻ qua tranh vẽ.
1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Khái niệm trẻ mồ côi
Đối với luật pháp Quốc tế và Việt Nam, trẻ mồ côi là một thành phần của đối tượng trẻ
có hoàn cảnh đặc biệt.
Pháp luật Quốc tế
Cơ sở pháp lý: Điều 20 và 21 Công ước quốc tế về quyền trẻ em .
Nội dung:Việc xếp trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa, bị bỏ rơi vào một nhóm là vì
đặc điểm của nhóm trẻ em này là không có bố mẹ hoặc vì lý do nào đó không được sống
cùng bố mẹ: “Trẻ em tạm thời hoặc hoàn toàn không được sống trong môi trường gia đình
hoặc vì lý do ảnh hưởng đến lợi ích của một cá nhân không được quyền tiếp tục sống trong
môi trường gia đình sẽ có quyền được nhận sự trợ giúp và bảo vệ đặc biệt của Nhà nước”
(Điều 20 Công ước về quyền trẻ em)
Nguyên nhân khiến trẻ em mồ côi, không nơi nương, bị bỏ rơi tựa là do cha mẹ chết
trong tai nạn, bệnh tật, chết trong thiên tai, chiến tranh hay mất tích trong các vụ thiên tai, lũ
lụt, hay cha mẹ vì lý do nào đó không nuôi dưỡng chúng, vứt bỏ chúng, hoặc bị thất lạc….
Theo điều 20 qui định,“Các nhà nước thành viên tùy theo luật pháp của quốc gia mình
đảm bảo việc chăm sóc bảo vệ cho những trẻ em như vậy.”

15


Tại khoản 3 của điều 20 cũng đưa ra các phương thức giúp đỡ đối với nhóm trẻ em này:
“Việc chăm sóc trẻ em bao gồm các hình thức trong đó có hình thức nuôi dưỡng khác theo
luật pháp của đạo Hồi, nhận làm con nuôi hoặc nếu cần thiết đưa vào các trung tâm chăm
sóc trẻ em thích hợp. Trong quá trình xem xét lựa chọn phương án, cần phải tính đến
nguyện vọng được giáo dục, dạy dỗ liên tục và cơ sở nền tảng về ngôn ngữ, văn hóa, tôn
giáo và dân tộc của trẻ em”.
Một trong những phương thức giúp đỡ hữu hiệu đối với nhóm trẻ em này là việc cho

nhận con nuôi và điều đó đã được Điều 21 của Công ước đã điều chỉnh bằng cách quy định
thẩm quyền cho phép nhận con nuôi, điều kiện mà người nhận con nuôi phải tuân thủ…
Pháp luật Việt Nam
Cơ sở pháp lý: Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được quy định tại điều 51 Luật bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, điều 65 Hiến pháp 1992.
Nội Dung:Tại điều 51 Luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em nói về việc giáo dục, chăm
sóc nhóm trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa với nội dung như sau:
Thứ nhất, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi được Uỷ ban nhân dân địa
phương giúp đỡ để có gia đình thay thế hoặc tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ
giúp trẻ em công lập, ngoài công lập.
Thứ hai, nhà nước khuyến khích gia đình, cá nhân nhận nuôi con nuôi; cơ quan, tổ chức,
cá nhân nhận đỡ đầu, nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ
em bị bỏ rơi.
Thứ ba, nhà nước có chính sách trợ giúp gia đình, cá nhân hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em
ngoài công lập nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ
rơi.
Trẻ mồ côi hiểu theo nghĩa rộng đó là: Những trẻ không có cha mẹ hoặc có cha mẹ
nhưng không được cha mẹ chăm sóc quan tâm (trẻ không bao giờ biết, gặp cha mẹ mình),
thậm chí không có cả cha lẫn mẹ vì bất cứ lý do nào.
1.2.2. Khái niệm về các loại xúc cảm – tình cảm:
Mỗi xúc cảm sinh ra một loạt phản ứng sinh lý, do tác động lên thần kinh giao cảm và
phó giao cảm (cũng gọi là á giao cảm), với hậu quả là: tim đập nhanh hơn, huyết áp, nhịp
thở, kích thước con ngươi, kích thước các mạch máu, trương lực cơ, nhiệt độ đều biến động.
Tất cả những phản ứng sinh lý này đều có thể ghi ký một cách chính xác, thể hiện thành
những đường biểu đồ.

16


Một xúc cảm thường lặp đi lặp lại, trong những tình huống và với những con người,

những sự vật nhất định, quyện với những tri thức và tập quán nhất định trở thành tình cảm.
[18]
Xúc cảm là những rung động của con người đối với từng sự vật, hiện tượng riêng lẻ có
liên quan đến nhu cầu, động cơ của người đó trong những tình huống nhất định.
Tình cảm là những rung động biểu thị thái độ của con người đối với một loạt sự vật, hiện
tượng có liên quan đến nhu cầu, động cơ của chủ thể. [18]
Theo nghĩa sát nhất của từ xúc cảm, từ điển tiếng Anh của Oxford định nghĩa xúc cảm
như “một kích động hay rối loạn tinh thần, tình cảm, đam mê, mọi tình cảm, đam mê, mọi
trạng thái mãnh liệt hay kích thích”. Có hàng trăm xúc cảm với những kết hợp, biến thể và
biến đổi của chúng. Những sắc thái của chúng trên thực tế nhiều đến mức chúng ta không
đủ từ để chỉ.
Các nhà nghiên cứu chưa đồng ý với nhau là có những xúc cảm căn bản không – theo
kiểu như màu xanh, màu đỏ, màu vàng của tình cảm từ đó hình thành ra tất cả sự pha trộn.
Một số nhà lý thuyết xếp loại các xúc cảm thành các họ cơ sở, nhưng không đồng ý về ý
nghĩa của chúng. Sau đây là xúc cảm rất thường được nhắc tới, với một số thành phần của
chúng.
Giận: cuồng nộ, phẫn nộ, oán giận, nổi giận, bực tức, gay gắt, hung hăng, bất mãn, cáu
kỉnh, thù địch và có thể đạt tới độ tột cùng, thù hằn và bạo lực bệnh lý.
Buồn: buồn phiền, sầu não, rầu rĩ, u sầu, thương thân, cô đơn, ủ rũ, thất vọng và trầm
cảm sâu.
Sợ: khi trở thành bệnh lý lo hãi, e sợ, bị kích thích, lo âu, rụng rời, sợ sệt, rón rén, bải
hoải, khiếp hãi, khủng khiếp, ghê sợ, và khi trở thành bệnh lý là chứng sợ và hoảng hốt.
Khoái: sung sướng, vui vẻ, nhẹ nhõm, bằng lòng, rất hạnh phúc, khoái trá, hoan hỉ, tự
hào, khoái cảm, nhục dục, rung lên (vì vui), mê ly, hài lòng, sảng khoái, ngông, ngây ngất
và mức tột cùng.
Yêu: ưng ý, tình bạn, tin cậy, dễ ưa, cảm tình, tận tụy, sùng kính, hâm mộ.
Ngạc nhiên: choáng váng, ngơ ngác, kinh ngạc.
Ghê tởm: khinh miệt, coi thường, kinh tởm, chán ghét, phát ngấy.
Xấu hổ: ý thức phạm tội, bối rối, phật ý, ăn năn, nhục nhã, hối tiếc.


17


Một vài loại cảm xúc cơ bản trên đây chắc không đáp ứng hết sự bộc lộ đa dạng trong
cuộc sống. Người ta chưa thể trả lời rõ ràng tất cả các loại cảm xúc và cuộc tranh luận vẫn
còn để ngỏ.
1.2.3. Đặc điểm xúc cảm – tình cảm của trẻ trong độ tuổi 7 – 11 tuổi (độ tuổi tiểu
học)
Xúc cảm là những rung động của con người đối với từng sự vật, hiện tượng riêng lẻ có
liên quan đến nhu cầu, động cơ của người đó trong những tình huống nhất định.
Khác với xúc cảm, tình cảm cũng là những rung động nhưng nó biểu thị thái độ của con
người đối với một loạt sự vật, hiện tượng có liên quan đến nhu cầu, động cơ của chủ thể chứ
không phải là những rung động đối với từng sự vật, hiện tượng riêng lẻ.
Trước 7 tuổi, trẻ em thường nhận xét và mô tả người khác bằng các từ cụ thể, gắn với các
đặc điểm hoặc hành động của họ ngay trước đó. Kiểu như “chú tôi cao, chú ấy ăn ớt giỏi...”.
Trẻ ít chú ý đến việc mô tả tính cách. Các em kết bạn chủ yếu vì bạn có đồ chơi, cùng thích
chơi một trò chơi hoặc có những đặc điểm bề ngoài được đánh giá cao như xinh đẹp...
Trong độ tuổi tiểu học trẻ càng ngày càng ít dựa vào các đặc điểm cụ thể để mô tả bạn bè và
người khác mà đã biết dựa vào các cấu trúc tâm lý tương đối ổn định hay những nét tính
cách của họ. [tr62, 10]
Một biểu hiện khá rõ sự phát triển nhận thức xã hội của trẻ em ở độ tuổi này là kỹ năng
nhập vai người khác để phân tích nhận thức, thái độ và cách ứng xử của người khác.
Trẻ mẫu giáo thường có xu hướng đồng nhất nhận thức, thái độ và hành vi của người
khác với của mình (trẻ cho rằng người khác cũng nghĩ như mình). Bước sang tuổi đầu tiểu
học, trẻ đã nhận ra người khác có thể có suy nghĩ, thái độ và hành động khác với mình, do
nhận được các thông tin khác nhau. Khi lên 8 – 10 tuổi, trẻ nhận ra người khác có thể có
nhận thức, thái độ và ứng xử khác với mình, mặc dù cùng từ một thông tin. Do đó đã có thể
dự đoán được hành vi ứng xử của người khác trong hoàn cảnh cụ thể. Trẻ 10 – 12 tuổi có
thể đồng thời nhận biết suy nghĩ và ứng xử của mình và của người khác. [tr37,9]
Khi trẻ có kỹ năng nhập vai thì sự hiểu biết về ý nghĩa và tính chất quan hệ giữa người

với người đã thay đổi. tác nhân quan trọng dẫn đến sự phát triển nhận thức người khác của
lứa tuổi nhi đồng là sự phát triển các thao tác nhận thức và sự trải nghiệm của trẻ thông qua
tương tác với người khác. Sở dĩ trẻ có thể dựa vào cấu trúc tâm lý tương đối ổn định để
đánh giá người khác là nhờ đã phát triển các thao tác trí tuệ cụ thể, đặc biệt là do trẻ đã có
khả năng bảo toàn (phát hiện ra cái tương đối ổn định, ít biến đổi qua cái dễ biến đổi). Mặt

18


khác, thông qua tương tác xã hội như qua các trò chơi, các hoạt động cùng nhau trong học
tập và sinh hoạt cộng đồng giữa các bạn cùng lứa, trẻ dần dần tăng hiểu biết của mình về sự
khác biệt quan điểm, tính cách giữa bản thân và người khác.
Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền với các sự vật
hiện tượng sinh động, rực rỡ. Đối tượng gây xúc cảm cho học sinh tiểu học chủ yếu là
những sự vật, hiện tượng, hình ảnh cụ thể (tính cụ thể, trực tiếp). Sự thích thú, buồn bực, sợ
hãi… của các em thường xảy ra trong khi đang trực tiếp tri giác các sự vật, hiện tượng cụ
thể. Trẻ em tiểu học dễ xúc cảm hay xúc động và khó kìm hãm xúc cảm của mình. Tính dễ
xúc cảm của trẻ trước hết thể hiện ở chỗ xúc cảm thâm nhập vào mọi quá trình tâm lý của
các em. Các em dễ xúc cảm, đồng thời hay xúc động (xúc cảm mạnh). Lúc này khả
năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện
cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư...Vì thế có thể nói tình cảm
của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi, tuy vậy so với tuổi mầm non thì tình cảm của trẻ tiểu
học đã "người lớn" hơn rất nhiều. [tr92,10]
Trong quá trình hình thành và phát triển tình cảm của học sinh tiểu học luôn luôn kèm
theo sự phát triển năng khiếu: Trẻ có thể xuất hiện các năng khiếu như thơ, ca, hội họa, kĩ
thuật, khoa học,... khi đó cần phát hiện và bồi dưỡng kịp thời cho trẻ sao cho vẫn đảm bảo
kết quả học tập mà không làm thui chột năng khiếu của trẻ.
Đặc điểm xúc cảm – tình cảm của trẻ mồ côi
Cho đến nay vẫn chưa có một kết quả nghiên cứu hay tài liệu cụ thể nào nói rõvề tâm lý
hay xúc cảm, tình cảm của trẻ em mồ côi, thông thường người ta dựa trên tâm lý trẻ em và

những nét biểu hiện thực tế của trẻ em mồ côi để phác họa một số nét tâm lý cơ bản của trẻ
em mồ côi.
Mặc dù những nhu cầu vật chất căn bản có lẽ được cung cấp, nhưng những đứa trẻ trong
trại mồ côi hầu như hoàn toàn đã bị tách biệt khỏi thế giới bên ngoài và có thể không tiếp
xúc với các gia đình bình thường và các tương quan xã hội. Điều này có lẽ gây hại cho nhân
cách của chúng vào giai đoạn trưởng thành và những kĩ năng xã hội. Những kết quả này chỉ
ra mối liên hệ rõ rệt giữa sựkém tự tin và trầm cảm đã là hậu quả nào đó của hoàn cảnh mồ
côi và đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm chất lượng cuộc sống của trẻ. Lòng tự
tin và trầm cảm có lẽ được xem xét như những biến số trung gian trong mối liên hệ nguyên
nhân giữa trại mồ côi, chất lượng cuộc sống và sự hiện diện của một đứa trẻ mồ côi và trầm
cảm đã là những nguyên nhân tiêu cực.

19


Mặc cho những năng lực, những đứa trẻ bị bỏ rơi tiếp tục trải nghiệm những vấn đề cảm
xúc và ít đứa được hỗ trợ về lĩnh vực này. Có một vài nguyên nhân. Đầu tiên là thiếu thông
tin đầy đủ về bản chất và tầm quan trọng của vấn đề. Thứ hai, có một quan niệm rằng những
đứa trẻ không có những vấn đề cảm xúc, vì vậy có người lớn thường thiếu sự chú ý quan
tâm. Thứ ba, vì những vấn đề tâm lý không phải lúc nào cũng rõ rệt, nhiều người lớn chịu
trách nhiệm với những đứa trẻ mồ côi không có khả năng nhận diện chúng. Tuy nhiên, dù
vấn đề được nhận diện, cũng không dễ có sự hiểu biết để kiểm soát nó cho phù hợp. Trong
nhiều trường hợp trẻ bị trừng phạt vì tỏ ra những cảm xúc tiêu cực, bằng cách đó chỉ thêm
cho chúng sự đau đớn. Ở trường thiếu hẳn sự huấn luyện phù hợp cho những giáo viên trong
việc nhận diện những vấn đề thuộc tâm lý và xã hội, vì thế cá nhân hay nhóm cần chú ý đến
điều này.
Điều dễ nhận thấy trong tâm lý trẻ mồ côi là cảm giác cô đơn, trống trải. Trẻ tự ti, dễ tủi
thân, sống thầm lặng, mặc cảm với số phận….Trẻ lo lắng sợ hãi, xa lánh không
muốn quan hệ với bạn bè… Một số trẻ trở nên liều lĩnh, gan lỳ, mánh khóe cốt sao có tiền
kiếm bữa cơm để tồn tại qua ngày. Một số trẻ lại có khả năng tự lập từ rất sớm. Các em hoài

nghi mọi người, hoài nghi cuộc sống, thù ghét mà không rõ lý do những đứa trẻ hơn nó về
gia thế hay có đầy đủ cha mẹ. Trẻ mồ côi sẽ hằn thù sâu đậm đàn ông hay đàn bà nếu trẻ
sống với cha dượng, mẹ kế hay người chăm sóc đối xử tệ bạc và ngược đãi trẻ hoặc nhẫn
tâm bỏ rơi trẻ.
Tuy nhiên, các em biết chia sẻ, đồng cảm và giúp đỡ các bạn có cùng cảnh ngộ như
mình. Trẻ luôn khao khát tình thương, luôn mơ ước có một gia đình có cha mẹ. Trẻ thèm
được cha mẹ chở đi học, đi chơi và được yêu thương như bao trẻ em có cha mẹ. Đối với các
em ước mơ về một gia đình tuy nhỏ bé nhưng lại rất xa vời. Những trẻ em khi sinh ra và lớn
lên không có được sự quan tâm, săn sóc của cha mẹ có nghĩa là chúng sẽ phải đương đầu
với rất nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Những khó khăn này gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển cả về thể chất và tinh thần
của trẻ, trong đó khó khăn lớn nhất là thiếu thốn về đời sống vật chất và thiếu thốn tình yêu
thương chăm sóc của cha mẹ.
Những khó khăn đời sống vật chất như thiếu thực phẩm, không có nước sạch để sử dụng,
không có nhà ở hoặc có thì là nhà tạm không an toàn hoặc nhà kiên cố nhưng quá chật chội
không đủ phương tiện sinh hoạt hằng ngày, không được hưởng điều kiện chăm sóc vệ
sinh… Khó khăn về đời sống vật chất không chỉ kìm hãm sự phát triển thể chất của các em

20


còn làm cho các em mất đi nhiều quyền cơ bản như học tập,vui chơi giải trí hay tham gia
hoạt động xã hội. Thay vào đó, các em phải tham gia lao động phụ giúp gia đình hay để tự
nuôi sống bản thân. Chính những khó khăn này đã làm cho các em có cảm giác thua thiệt, từ
đó có thái độ tiêu cực, tự ti, mặc cảm dẫn đến mất đi các động cơ kích thích học tập, rèn
luyện và phấn đấu. Tuy nhiên có những em nhận thức được hoàn cảnh của mình, nên khi có
được sự hỗ trợ thích hợp bên ngoài các em rất trân trọng sự giúp đỡ đó và tỏ ra rất có ý chí
vượt khó để phấn đấu lao động và học tập.
Thiếu vắng đi tình thương yêu của cha mẹ, gia đình, đặc biệt là ở những năm đầu trong
quá trình sống củatrẻ có nghĩa là trẻ sẽ mất đi một môi trường xã hội hóa cơ bản nhất, đầu

tiên nhất của con người. Quá trình xã hội hóa là một quá trình liên tục, nó bắt đầu ngay từ
khi còn là hài nhi trong bụng mẹ. Những năm đầu, cha mẹ là người xây những viên gạch
nền tảng của quá trình này. Ví dụ như trẻ học cách thể hiện tình cảm của mình đúng lúc,
học cách giao tiếp trong xã hội, học các lễ nghi phong tục, tập quán. Nếu không cócha mẹ,
nghĩa là trẻ mất đi cơ hội học hỏi những vấn đề này và nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới việc
tạo lập các mối quan hệ xã hội sau này của trẻ. Chính vì vậy đòi hỏi những người thân như
họ hàng, cộng đồng và xã hội hãy quan tâm, dìu dắt các em ngay khi mà các em bị chia lìa
khỏi cha mẹ.
Trẻ em cũng như tất cả mọi người chúng ta luôn cần tới sự nâng đỡ, an ủi mỗi khi gặp
khó khăn và đối với trẻ mồ côi thì điều đó càng quan trọng. Do thiếu vắng cha mẹ nên đời
sống tình cảm của các em thường bị xáo trộn: những mất mát mà các em phải chịu, những
khó khăn đời thường mà các em phải trải nghiệm nếu không có một ai nâng đỡ, điều này dễ
dẫn đến sự nghi hoặc, sự bất cần của các em vào cuộc sống. Điều này cũng giải thích cho
hiện tượng phạm pháp ở trẻ không có cha mẹ. Nếu người chăm sóc cho trẻ thấy được sự
quan tâm, tin yêu của mình đối với trẻ, trẻ sẽ có một tình cảm rất sâu nặng, biết ơn với
người

đó,

lấy

đó

làm

niềm

tin,

nghị


lực

cho

cuộc

sống



mỗi

khi

gặp khó khăn các em sẵn sàng tìm đến chia sẻ và xin lời khuyên nhủ.
1.2.4. Tranh vẽ của trẻ em
Vẽ là một hoạt động biểu hiện nhiều đặc trưng tâm lý của một con người.[16]
Trong các thời kỳ phát triển ban đầu của trẻ nhỏ, hình vẽ nói lên được nhiều hơn lời nói.
Do đó, hình vẽ là kỹ thuật lý tưởng để phát hiện các thông tin nội tâm của bản thân trẻ nhỏ.
Hơn nữa, đa số trẻ em đều thích vẽ vì kỹ thuật này dễ cho các em thực hiện. Vẽ không chỉ là
phương pháp giao tiếp ngoài ngôn ngữ mà còn là phương tiện phát triển tính tự lập. Trong

21


khi vẽ, trẻ dường như cách biệt với xung quanh, một mình độc lập với những ý nghĩ của
mình và hiểu kỹ càng hơn những nỗi phiền muộn của bản thân. Quan sát hành vi của trẻ khi
vẽ cũng có những tác dụng nhất định.
Vẽ là một cách biểu lộ tình cảm giống như vui đùa và nói. Trẻ em thể hiện niềm vui,

hạnh phúc, ước mơ, và đôi khi cả nỗi sợ...qua tranh vẽ. Vì thế, các bức vẽ của trẻ cũng
chính là một cách thức giao tiếp với mọi người để trẻ giãi bày về thế giới xung quanh và
những mối quan hệ mà trẻ cảm nhận được, đồng thời cung cấp cho người lớn khá nhiều
thông tin về tính cách của các em.
Vẽ tranh có ý nghĩa lớn lao đối với trẻ và cả với người chăm sóc trẻ. Khi vẽ, trẻ giải tỏa
được những cảm xúc không thể nói thành lời, gửi gắm những thông điệp mạnh mẽ và tự do
bộc lộ bản thân thông qua cách trẻ mô phỏng lại toàn bộ những cảm nhận đối với thế giới
xung quanh. Do đó mà tranh vẽ còn là một cách thức “giao tiếp” hết sức đặc biệt của trẻ. Từ
việc tìm hiểu các bức vẽ, người lớn sẽ gần gũi với trẻ hơn, thấu hiểu tâm tư, tình cảm của trẻ
để kịp thời nâng đỡ, bảo vệ và giáo dục trẻ phát triển tự nhiên, lành mạnh hơn.
Tranh vẽ của trẻ em tiến triển qua các giai đoạn:
Giai đoạn vẽ nguệch ngoạc và thực tại ngẫu nhiên (1 – 3 tuổi)
Trong giai đoạn này trẻ vẽ bất cứ những thứ gì trẻ thích, dấu vết mà trẻ để lại đa phần là
chưa định hình. Khi vẽ chúng không ý định là vẽ cái gì, vẽ hình gì. Lúc đầu trẻ vẽ nguệch
ngoạc sau tới vẽ hình tròn và vẽ thẳng. Khi nào trẻ vẽ được vòng tròn khép kín (không còn
kẽ hở) tức là trẻ đã kiểm soát được cảm xúc của mình, còn khi trẻ vẽ không bị vượt ra ngoài
không gian của khổ giấy khi đó trẻ biết được giới hạn của tờ giấy và giới hạn của bản thân,
cái tôi của trẻ được hình thành (mức phát triển này ứng với trẻ 3 tuổi).
Như vậy khi trẻ lên 3, trên hình vẽ của trẻ vòng tròn đã được khép kín (hai đầu được nối
lại với nhau). Hình vẽ người của trẻ trong giai đoạn này còn rất đơn giản, chỉ có một vòng
tròn và hai con mắt, chân tay nằm giữa hai bên vòng tròn, hoặc ở dưới vòng tròn không có
thân hình. Các nhà tâm lý học gọi đó là giai đoạn hình “người nòng nọc” (vì giống con nòng
nọc)

Giai đoạn thực tại và ý định tượng hình (3 – 5 tuổi).
Ở giai đoạn này trẻ không còn vẽ nguệch ngoạc, trẻ thường vẽ vì nhu cầu của lứa tuổi
chứ chưa có ý định, vẽ xong trẻ mới xác định hình của trẻ vẽ là hình gì. Trong hình vẽ của

22



trẻ các yếu tố không có sự nối kết với nhau (điều này là bình thường đối với trẻ trong giai
đoạn này).
Khoảng 4 tuổi trẻ mới bắt đầu vẽ có chủ ý trước khi vẽ, trẻ có thể bắt chước một hình
mẫu đơn giản. Lúc này trẻ bỏ hẳn cách vẽ nguệch ngoạc để vẽ những gì cụ thể.
Trước 4 tuổi, khi ta trình bày một mẫu để trẻ sao chép, trẻ không chú ý mà thường vẽ
theo ý riêng của trẻ. Sau bốn tuổi trẻ bắt đầu chú ý tới hình mẫu và có sự so sánh với hình
mẫu. Trong giai đoạn này, trẻ thích vẽ những gì trẻ chú ý, thường là người, nhà, thú vật. Trẻ
thích vẽ bằng màu nếu được chu cấp. Hứng thú vẽ bắt đầu hình thành ở tuổi này và tiếp tục
kéo dài đến 9, 10 tuổi.
Trẻ 5 tuổi thường vẽ các đồ vật hình người bằng những nét khái quát. Các nhà tâm lý học
gọi cách vẽ đó là “vẽ bằng nét sơ đồ”. Đó là những nét tưởng tượng của đồ vật, còn thô sơ.
Giai đoạn này tiếp tục cho đến 9 tuổi, nhưng chỉ là giai đoạn tạm thời trong tiến trình phát
triển chung nên sẽ chấm dứt. Hình vẽ người của trẻ bắt đầu hoàn thiện hơn, trẻ phân biệt
được giới tính nam nữ. Mặc dù hình vẽ trong giai đoạn này còn mang tính sơ đồ nhưng nó
cũng thể hiện tình cảm của trẻ. Khi vẽ một người mà trẻ yêu mến thì trẻ trang trí thêm nhiều
chi tiết đẹp. Nếu vẽ một người trẻ không yêu thích thì những chi tiết trở thành xấu xí, cặp
mắt dữ tợn, miệng méo mó. Trẻ vẽ theo điều trẻ “biết” về người đó, chứ không phải vẽ theo
thị giác đã nhận xét.
Giai đoạn thực tại trí tuệ (6 - 12 tuổi)
Giống như thông qua ngôn ngữ, trẻ kiểm kê những gì trẻ biết về thế giới bên ngoài,
thông qua hình vẽ trẻ liệt kê những gì trẻ biết về thế giới đồ vật (chẳng hạn khi vẽ nhà trẻ sẽ
biết có cái gì bên trong). Trẻ muốn vẽ nhiều chi tiết để chứng minh thực tế như thế nào, ra
sao? Hình vẽ của trẻ là một sự diễn tả cái gì trẻ đã biết được, thông qua tình cảm chủ quan
của trẻ chứ chưa phải là một sự sao chép thực tế theo thị giác. Cho nên ta thấy trẻ luôn luôn
vẽ thú vật nhìn từ một phía, như vậy mới thấy được trọn vẹn con thú. Khi trẻ vẽ hình người
thì được nhìn từ trước mặt, nhìn về một phía, như vậy mới thấy được trọn vẹn hình người.
hình vẽ của trẻ trong giai đoạn này là trong suốt. Các nhà tâm lý học cho rằng hình vẽ của
trẻ có chức năng ngôn ngữ vì trẻ dùng hình vẽ để bộc lộ ý nghĩ của mình. Những đồ vật mà
trẻ vẽ đều có đặc tính người như ông mặt trời có mặt cười, cửa sổ có mắt, cửa chính có

miệng. Trẻ 6 tuổi ý thức được trẻ muốn vẽ cái gì
Khi 7 tuổi trẻ phân biệt được hình mẫu phải sao chép. ở lứa tuổi trước trẻ vẽ theo những
gì chúng nghĩ nhiều hơn là vẽ theo hình mẫu, bởi vì trẻ tự bày ra trong trí óc dễ hơn là sao

23


chép. Hình vẽ trong tuổi này cân đối hơn, tỷ lệ kích thước các bộ phận đúng với thực tế hơn.
Hình đàn ông, đàn bà được trẻ thể hiện rất khác nhau qua những trang phục như quần áo...
Khi 9 tuổi, trẻ lo lắng thích ứng với thực tại, trẻ biết cái gì ở phía trước, cái gì ở phía sau.
Hình vẽ cố định trên mặt đất (mặt trời xuất hiện). Tóm lại hình vẽ của trẻ trong giai đoạn
này thực tế hơn, hình người bắt đầu có nhiều cử chỉ kèm theo.
Giai đoạn thị giác (12 tuổi trở đi).
Bắt đầu từ tuổi này hình vẽ ít có ý nghĩa với trẻ em (vì trẻ em bắt đầu kiểm soát được
hình vẽ mà trẻ vẽ)
Theo phân tâm học, có ba lý do khó phân tích được hình vẽ của trẻ sau độ tuổi này
Trẻ vẽ theo hình ảnh mà trẻ biết (bắt chước)
Trẻ không còn quan tâm tới cái mà trẻ thể hiện (trẻ coi đó như trò của con nít).
Hình vẽ không bộc lộ được những gì trẻ thấy, hình vẽ thụt lùi (vì khi này trẻ đã dùng
nhiều phương pháp khác để giao tiếp)
Phóng chiếu (Projection)
Vẽ tranh là một trong những kỹ thuật phóng chiếu đặc thù cho trẻ em. Phóng chiếu là sự
phóng lên, gán cho người khác những cảm xúc ham muốn mà không thể chấp nhận là chính
của bản thân; đây là một cơ chế tự vệ nhằm giữ thăng bằng cho bản thân. Khác với tự đồng
nhất (identification) trong đó bản thân nhằm hòa mình, làm hệt như đối tượng. Phóng chiếu
và đồng nhất là hai hiện tượng trái ngược nhau, và cũng là hai cơ chế bình thường trong quá
trình hình thành nhân cách của trẻ em, có nhiều yếu tố phóng chiếu, cũng như trong hình
tượng của trẻ em trong tâm tư của bố mẹ; ở hai bên đều diễn ra hiện tượng phóng chiếu vào
đối tượng những tình cảm chính là của bản thân. Trẻ sẽ phóng chiếu khi được đặt vào một
tình huống mà có những đáp ứng theo cảm xúc của mình, và ý nghĩa của tình huống ấy đối

với bản thân.
Tranh vẽ để phát hiện các đặc điểm nhân cách được đặt cơ sở trên nguyên tắc phóng
chiếu, có nghĩa là sự chuyển ra bên ngoài những trải nghiệm, hình dung, ước muốn của bản
thân… Khi vẽ một vật thể nào đó, con người thường một cách vô thức, có khi là một cách
có ý thức, thể hiện quan hệ, thái độ của mình đối với vật thể đó. Con người khó có thể quên
vẽ những gì quan trọng nhất đối với họ. Những gì thứ yếu sẽ được quan tâm ít hơn. Nếu một
vấn đề nào đó làm họ bận tâm hơn thì hình vẽ của họ sẽ thể hiện những dấu hiệu của sự lo
âu. Tranh vẽ – đó luôn là thông điệp được mã hóa bằng hình ảnh.

24


×