Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.27 KB, 15 trang )

Mục lục:
A. Đặt vấn đề
B. Giải quyết vấn đề
I. Khái niệm về pháp chế xã hội chủ nghĩa
II. Khiếu nại, tố cáo và hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ
quan hành chính nhà nước về giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Khiếu nại, tố cáo
a. Khiếu nại
b. Tố cáo
2. Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà
nước về giải quyết khiếu nại, tố cáo
III. Vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc
đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước
1. Khiếu nại, tố cáo là “cơ hội” để các cơ quan quản lí hành chính xem xét
lại hoạt động quản lí đã được tiến hành trước đó của mình, từ đó mà các cơ
quan Nhà nước có thể kịp thời phát hiện ra những vi phạm pháp luật cũng
như những thiếu sót trong quá trình quản lí hành chính Nhà nước
2. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là quyền cơ bản của ông dân được
Hiến pháp quy định, là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp
trong những trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân,
tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại
3. Khiếu nại, tố cáo nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích của các cá nhân, tổ chức khác
4. Thông qua giải quyết khiếu nại, tố cáo thì cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền khắc phục những quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức đã
bị xâm hại
C. Kết thúc vấn đề
Danh mục tài liệu tham khảo:
Câu 11: Phân tích vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố
cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước
Bài làm:


A. Đặt vấn đề
Quyền khiếu nại, tố cáo là những quyền dân chủ cơ bản của công dân
được Hiến pháp quy định và bảo đảm thực hiện, là công cụ pháp lý để công
dân đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích của
nhà nước, của xã hội, lợi ích hợp pháp của mình và của người khác. Khiếu
nại, tố cáo là hình thức dân chủ trực tiếp để công dân tham gia quản lí nhà
nước, quản lí xã hội. Nhà nước ta quy định quyền và nghĩa vụ khiếu nại, tố
cáo của công dân không chỉ ở Hiến pháp (Điều 74) mà còn quy định cụ thể
quyền và nghĩa vụ này trong một đạo luật - Luật khiếu nại, tố cáo (ban hành
ngày 02/12/1998).
Pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước. Đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính
nhà nước có nghĩa là bằng các cơ chế và hoạt động pháp lí làm cho pháp luật
được thực hiện có hiệu quả trên thực tế và hoạt động của bộ máy nhà nước
mà trước hết là hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước phải thực sự vì
dân, khơi dậy trí tuệ và tinh thần, ý chí tự lực tự cường của nhân dân, đem
lại những tiện ích và thủ tục thực hiện thực sự dễ hiểu, dễ làm và việc thực
hiện quyền và nghĩa vụ của công dân theo một trật tự nhất định. Trong đó,
khiếu nại, tố cáo và hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan
nhà nước là một trong những biện pháp quan trọng để bảo đảm, duy trì pháp
chế xã hội chủ nghĩa và kỉ luật trong quản lí nhà nước, là phương thức để
bảo đảm quyền tự do và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề tài “Vai trò của khiếu nại, tố cáo và
giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc bảo đảm pháp chế trong quản lí hành
chính nhà nước” cho bài tập học kì môn Luật Hành chính của mình!
B. Giải quyết vấn đề
I. Khái niệm về pháp chế xã hội chủ nghĩa
Pháp chế là một phạm trù rộng lớn không chỉ chứa đựng nội dung
pháp luật mà còn chứa đựng những nội dung chính trị, xã hội và con người.
Trong đời sống Nhà nước và đời sống xã hội, pháp chế có tư cách như

là phương thức quản lí của Nhà nước đối với xã hội. Điều 12 Hiến pháp năm
1992 quy định: “Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật và không ngừng
tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Điều này khẳng định rằng pháp chế
là một trong những phương thức quản lí của Nhà nước đối với xã hội, trong
đó công cụ quản lí của các cơ quan nhà nước là bằng pháp luật và phải dựa
theo pháp luật. Điều này còn yêu cầu: các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế,
đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân đều phải nghiêm chỉnh chấp hành
Hiến pháp và pháp luật. Đây là nội dung căn bản, nội hàm của pháp chế xã
hội chủ nghĩa. Nếu không có sự chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp
luật của các chủ thể pháp luật thì không có pháp chế.
Bên cạnh đó, Hiến pháp còn khẳng định phải: đấu tranh phòng ngừa
và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật. Có thể nói, quy
định này trong Hiến pháp là thể hiện nguyên tắc quan trọng nhất về mối
quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân trong chủ nghĩa xã hội. Thông qua pháp
chế xã hội chủ nghĩa, Nhà nước thực hiện sự quản lí của mình đối với xã
hội. Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật, nhưng chính Nhà nước và trước
hết Nhà nước phải tôn trọng, chấp hành pháp luật, đặt mình dưới pháp luật.
Như vậy, pháp chế xã hội chủ nghĩa là một chế độ chính trị - pháp lí, đòi hỏi
mọi chủ thể khi tham gia vào các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh
(trong đó có Nhà nước) phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật một cách
thường xuyên, liên tục, mọi vi phạm pháp luật đều phải được xử lí nghiêm
minh. Pháp chế là hiện tượng chỉ có thể tồn tại trong một điều kiện nhất định
và trong một chế độ chính trị nhất định của xã hội.
Tóm lại, pháp chế xã hội chủ nghĩa là một chế độ chính trị - pháp lý
của đời sống nhà nước và đời sống xã hội, trong đó tồn tại một hệ thống
pháp luật hoàn thiện về nội dung và hình thức, phản ánh đầy đủ ý chí, nguyện
vọng của nhân dân, đòi hỏi mọi chủ thể của pháp luật phải tự giác tuân thủ,
nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật, có cơ chế hữu hiệu để kiểm tra, giám sát
việc thực hiện pháp luật, đấu tranh phòng, chống và xử lí nghiêm minh mọi
hành vi vi phạm pháp luật.

II. Khiếu nại, tố cáo và hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ
quan hành chính nhà nước về giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Khiếu nại, tố cáo
a. Khiếu nại
Khái niệm về khiếu nại đã được thể hiện trong một số văn bản quy
phạm pháp luật như: Pháp lệnh Quy định việc xét và giải quyết các khiếu
nại, tô cáo của công dân năm 1981, Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công
dân năm 1991 v.v… Tuy nhiên, khái niệm khiếu nại chỉ được chính thức
được ghi nhận đầy đủ trong Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998: “Khiếu nại là
việc công dân, cơ quan, tổ chức, hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật
này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại
quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ,
công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp
luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình” (khoản 2 Điều 2). Như
vậy, chúng ta thấy rằng khái niệm trên chỉ giới hạn những khiếu nại phát
sinh trong lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước mà đối tượng khiếu nại là
quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Theo quy định tại khoản 10 Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998
(sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005 và năm 2006) thì “Quyết định hành chính
là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một
lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vân đề cụ thể trong hoạt
động quản lí hành chính”.
Quyết định hành chính bao gồm quyết định chủ đạo (quyết định chính
sách), quyết định quy phạm và quyết định cá biệt. Quyết định chủ đạo và
quyết định quy phạm luôn thể hiện bằng hình thức văn bản do cơ quan hoặc
người có thẩm quyền ban hành. Quyết định cá biệt chủ yếu được ban hành
dưới hình thức văn bản. Bên cạnh đó, có một số quyết định cá biệt được ban
hành dưới hình thức văn nói , kí hiệu… Như vậy, quyết định hành chính là
đối tượng khiếu nại hành chính chỉ bao gồm các quyết định hành chính cá

biệt được thể hiện thành văn bản. Quyết định chủ đạo và quyết định quy
phạm không phải là đối tượng khiếu nại.
Theo quy định tại khoản 11 Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998
(sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005 và năm 2006) thì “Hành vi hành chính là
hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ
quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của
pháp luật”.
Trong đó, công vụ và nhiệm vụ là hai khái niệm có phạm vi khác
nhau. Công vụ là hoạt động mang tính nhà nước, nhằm thực hiện các chức
năng của nhà nước vì lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước, lợi ích chính đáng của
các tổ chức và cá nhân, được tiến hành thường xuyên, liên tục theo trật tự do
pháp luật quy định trên cơ sở sử dụng quyền lực nhà nước và được bảo đảm
bằng quyền lực nhà nước; hoạt động công vụ chủ yếu do đội ngũ công chức
chuyên nghiệp thực hiện. Nếu công vụ là hoạt động mang tính thường
xuyên, liên tục thì nhiệm vụ là công việc phải làm vì một mục đích nhất định
trong một khoảng thời gian nhất định.
Cần lưu ý rằng, pháp luật hiện hành về khiếu nại và giải quyết khiếu
nại định nghĩa quyết định hành chính, hành vi hành chính là quyết định hoặc
hành vi của cơ quan hành chính nhà nước nhưng trên thực tế thì không chỉ
cơ quan hành chính nhà nước và người có thẩm quyền trong cơ quan hành
chính nhà nước mới ban hành quyết định hành chính hay thực hiện quyết
định hành chính. Các cơ quan nhà nước khác và những người có thẩm quyền
quản lí trong các cơ quan đó cũng ban hành các quyết định hoặc thực hiện
các hành vi thuộc loại này. Ở đây, theo quy định tại khoản 12 Điều 2 Luật
khiếu nại, tố cáo năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005, 2006) thì
“Quyết định kỉ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan,
tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỉ luật là khiển trách, cảnh cáo,
hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức
thuộc quyền quản lí của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công
chức”.

b. Tố cáo
Tố cáo là một quyền chính trị cơ bản của công dân nên chế định này
ngày càng được quy định đầy đủ, chi tiết và chặt chẽ đối với người tố cáo và
cả người bị tố cáo. Mục đích của tố cáo là vạch rõ những sai trái của cơ quan
Nhà nước, tổ chức và của cán bộ, công chức Nhà nước. Từ đó, công dân đòi
hỏi Nhà nước phải áp dụng biện pháp giáo dục, trừng trị hợp lí, kịp thời,
thậm chí cả những biện pháp nghiêm khắc góp phần loại trừ những hành vi
trái pháp luật xâm hại lợi ích xã hội, lợi ích cá nhân và để những người bị tố
cáo sửa chữa khuyết điểm của mình.
Tố cáo là việc công dân, theo thủ tục do Luật khiếu nại, tố cáo quy
định, báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi
phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc
đe dọa gây thiệt hại lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân, cơ quan, tổ chức.
Theo khái niệm pháp lí này, mặc dù tố cáo và khiếu nại thường được
quy định trong cùng một điều luật hay trong cùng một văn bản, nhưng chúng
ta thấy rõ tố cáo có những điểm riêng biệt rất khác với khiếu nại về cả nội
dung và cách thức giải quyết.
Về chủ thể, theo quy định ở Điều 2 và Điều 101 Luật khiếu nại, tố cáo
thì chủ thể của khiếu nại là cơ quan Nhà nước, tổ chức, công dân, cá nhân và
tổ chức nước ngoài trong khi chủ thể của tố cáo chỉ là cá nhân tức là công
dân và người nước ngoài.
Về đối tượng, đối tượng của khiếu nại là quyết định hành chính, hành
vi hành chính mà người khiếu nại cho rằng quyết định, hành vi đó là trái
pháp luật, xâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Đối tượng của tố
cáo là những hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân
nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Về mục đích, mục đích của người khiếu nại là nhằm bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của mình, còn mục đích của người tố cáo là nhằm bảo vệ

lợi ích của Nhà nước, của tập thể và công dân nói chung.
Về trách nhiệm pháp lí, người khiếu nại không phải chịu trách nhiệm
khi khiếu nại không có căn cứ pháp lí, còn người tố cáo phải chịu trách
nhiệm pháp lí khi cố tình tố cáo sai sự thật.
Khiếu nại, tố cáo còn khác nhau về thẩm quyền, trình tự, thủ tục,
phương thức giải quyết.
2. Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính
nhà nước về giải quyết khiếu nại, tố cáo
Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo là một hoạt động của các cơ
quan hành chính nhà nước, nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với hoạt động
chấp hành và điều hành. Khi thực hiện hoạt động hoạt động chấp hành và
điều hành, các cơ quan hành chính nhà nước ban hành các quyết định quản
lí, thực hiện các hành vi hành chính.
Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005,
2006) đã quy định khái niệm “giải quyết khiếu nại” và “giải quyết tố cáo”.
Theo đó, “Giải quyết khiếu nại là việc xác minh, kết luận và ra quyết định
giải quyết của người giải quyết khiếu nại” (Khoản 13 Điều 2). Như vậy, giải
quyết khiếu nại gồm ba giai đoạn: xác minh tình tiết, nội dung vụ việc khiếu
nại; kết luận về tính đúng sai, cơ sở pháp lí của nội dung khiếu nại, của
quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; ra quyết định giải
quyết khiếu nại.
“Giải quyết tố cáo là việc xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc
quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo” (Khoản 14 Điều 2 Luật khiếu
nại, tố cáo năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005 và năm 2006)). Giải
quyết tố cáo cũng bao gồm ba giai đoạn: kiểm tra, xác minh nội dung tố cáo;
kết luận về tính đúng đắn, khách quan của nội dung tố cáo; xử lí hành vi vi
phạm pháp luật của người bị tố cáo và giải quyết các vấn đề có liên quan đến
nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào quy định của Luật khiếu nại, tố cáo và đặc trưng hoạt
động quản lí hành chính nhà nước, có thể đưa ra khái niệm giải quyết khiếu

nại, giải quyết tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước như sau:
Giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước là hoạt
động kiểm tra, xác minh, kết luận về tính hợp pháp và tính hợp lí của quyết
định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại thuộc thẩm quyền giải
quyết của các cơ quan hành chính nhà nước để có biện pháp giải quyết theo
quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân, cơ quan, tổ chức và lợi ích chung của Nhà nước và xã hội.
Giải quyết tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước là việc kiểm
tra, xác minh, kết luận về tính hợp pháp của hành vi bị tố cáo thuộc thẩm
quyền giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước để có biện pháp giải
quyết theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã
hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Ta thấy, hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước về giải
quyết khiếu nại, tố cáo là hoạt động bảo đảm pháp chế và kỉ luật trong quản
lí hành chính Nhà nước, bảo vệ lợi ích Nhà nước, xã hội, các quyền, lợi ích
hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Do đó, hoạt động này phải được

×