Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

cái bi trong thơ ca cách mạng việt nam giai đoạn 1945 – 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 105 trang )

Luận văn tốt nghiệp Đại học

SVTH: Nguyễn Hoàng Thiên

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN SƯ PHẠM NGỮ VĂN
------o0o-----

NGUYỄN HOÀNG THIÊN

CÁI BI
TRONG THƠ CA CÁCH MẠNG VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 1945 – 1975
Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành Sư phạm Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: ThS TRẦN VĂN MINH

Cần Thơ, tháng 5/ 2010

Trang 1


Luận văn tốt nghiệp Đại học

SVTH: Nguyễn Hoàng Thiên

LỜI CẢM ƠN
Chặng đường dài bốn năm Đại học đã dần lui về phía cuối. Việc thực hiện một


đề tài luận văn tốt nghiệp là một trong các học phần bắt buộc trong chương trình đào
tạo tại bậc học Đại học. Hơn thế nữa, đó còn là một ước mơ, một vinh dự của biết bao
sinh viên trong suốt thời gian ở giảng đường Đại học. Cá nhân tôi cũng rất vui khi
được nghiên cứu đúng đề tài mà mình yêu thích, đó là thực hiện nghiên cứu đề tài
“Cái bi trong thơ ca cách mạng Việt Nam 1945 – 1975”.
Vì đây là lần đầu tiên tôi độc lập thực hiện nghiên cứu một công trình có quy
mô lớn nên việc gặp khó khăn và thiếu sót là điều khó tránh khỏi. Trở ngại đầu tiên
phải kể đến là do hạn chế về năng lực bản thân (kiến thức và khả năng độc lập nghiên
cứu còn kém cỏi). Nhưng nhờ sự hỗ trợ của các bạn, sự tìm tòi khám phá của bản thân
và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Văn Minh, tôi dần vượt qua những
vướng mắc để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình.
Bốn năm trên giảng đường Đại học tôi đã tích lũy được nhiều điều bổ ích từ
kiến thức đến nhân cách. Luận văn tốt nghiệp được coi như là kết quả đánh giá cuối
cùng về những gì mà tôi làm được ở Đại học. Thông qua luận văn này, tôi xin chân
thành gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến quý thầy cô trong trường Đại học Cần Thơ nói
chung và quý thầy cô ở bộ môn Sư phạm Ngữ Văn nói riêng đã nhiệt tình dìu dắt và
truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin chân thành
biết ơn thầy Trần Văn Minh – người trực tiếp ra đề tài và hướng dẫn tôi hoàn thành
luận văn này.
Chân thành cám ơn!
Cần thơ, tháng 5/2010.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hoàng Thiên

Trang 2


Luận văn tốt nghiệp Đại học


SVTH: Nguyễn Hoàng Thiên

ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Mục đích, yêu cầu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cái bi – Những vấn đề lí luận
1.1 Cái bi – Một phạm trù Mĩ học
1.1.1 Khái niệm cái bi
1.1.2 Bản chất thẩm mĩ của cái bi
1.1.3 Các dạng thức khác nhau của cái bi
1.2 Cảm hứng về cái bi trong văn chương
1.3 Mâu thuẫn, xung đột của cái bi trong nghệ thuật
1.4 Hoàn cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời của cái bi
1.4.1 Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam những năm 1945 – 1975
1.4.2 Những chặng đường phát triển của thơ ca cách mạng
Chương 2: Cái bi trong thơ ca cách mạng Việt Nam về đề tài chiến tranh
giai đoạn 1945 – 1975
2.1 Cảm nhận về sự khốc liệt của chiến tranh
2.2 Nỗi đau về sự hi sinh mất mát
2.2.1 Nỗi đau về sự hi sinh mất mát của đồng chí, đồng đội
2.2.2 Nỗi đau về sự hi sinh mất mát của đồng bào, người thân
2.3 Nỗi nhớ nhung của người lính trận
2.3.1 Nỗi nhớ quê hương, gia đình, người yêu
2.3.2 Tình đồng chí, đồng đội
Chương 3: Cái bi trong thơ ca cách mạng về đề tài hậu phương

giai đoạn 1945 – 1975

Trang 3


Luận văn tốt nghiệp Đại học

SVTH: Nguyễn Hoàng Thiên

3.1 Nỗi lòng của người mẹ trông con
3.2 Sự mỏi mòn chờ đợi của người yêu, người vợ
3.3 Nỗi đau khi đất nước bị chia cắt
PHẦN KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
Mục lục
Nhận xét của cán bộ hướng dẫn

Trang 4


Luận văn tốt nghiệp Đại học

SVTH: Nguyễn Hoàng Thiên

PHẦN MỞ ĐẦU
…..…
1. Lí do chọn đề tài
Ngày 02 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Hồ Chí Minh đã
đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mở ra một kỉ
nguyên mới cho dân tộc Việt Nam – kỉ nguyên độc lập, tự do. Từ đó cho đến ngày độc

lập thống nhất tổ quốc (ngày 30/4/1975) là ba mươi năm dân tộc ta phải trường kì
kháng chiến. Trong chín năm kháng chiến chống Pháp rồi đến hơn hai mươi năm
kháng chiến chống Mĩ – Ngụy, hết kẻ thù này đến kẻ thù khác luôn muốn thôn tín và
cướp nước ta bằng mọi giá. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là mốc son chói lọi khép lại
chặng đường ba mươi năm chiến đấu và chiến thắng một cách anh hùng của cả dân tộc
ta. Tuy có nhiều đau thương mất mát nhưng hết sức vẻ vang và đáng tự hào.
Ba mươi năm đã trôi qua, ba mươi năm chỉ là cái chớp mắt của lịch sử nhưng
đủ để một thế hệ trưởng thành, một thế hệ không biết đến chiến tranh nhìn nhận đánh
giá nền văn học chiến tranh và cũng đủ để các thế hệ trưởng thành trong chiến tranh
nhìn nhận lại, đánh giá lại nền văn học cách mạng trong giai đoạn vừa qua – giai đoạn
1945 – 1975, đặc biệt là thơ ca cách mạng.
Tội ác của kẻ thù xâm lược trong suốt ba mươi năm đau thương ấy đã gây ra
không biết bao nhiêu cảnh tang thương chết chóc. Biết bao nhiêu máu, nước mắt và
tính mạng của đồng bào, chiến sĩ ta đã ngã xuống dưới gót giày xâm lược. Nên dù
muốn hay không thì hiện thực chiến tranh với bao mất mát kèm theo đã, đang và sẽ
hằn sâu trong tâm hồn mỗi con người, mỗi trang viết của các thi sĩ Việt Nam. Theo
bước đi của lịch sử, văn học nói chung và thơ ca nói riêng đã phản ánh chân thực và vô
cùng xúc động về nỗi đau của một thời mất nước này. Đề tài Cái bi trong thơ ca cách
mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 đã gây cho người viết rất nhiều suy nghĩ và
cảm xúc. Vì thế người viết muốn tìm hiểu sâu và rộng hơn để có cái nhìn khách quan
và hiểu biết thêm về lịch sử, về tâm tư tình cảm con người Việt Nam trong cuộc chiến
không cân sức với của kẻ thù xâm lược.

Trang 5


Luận văn tốt nghiệp Đại học

SVTH: Nguyễn Hoàng Thiên


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thời kì 1945 – 1975 là ba mươi năm văn học Việt Nam đạt được nhiều thành
công rực rỡ, nhất là thơ ca cách mạng với những nhà thơ xuất sắc như: Tố Hữu, Chế
Lan Viên, Huy Cận…Nhiều công trình nghiên cứu về thơ ca cách mạng Việt Nam giai
đoạn này ra đời, có thể điểm qua những công trình nổi tiếng như: Bản sắc dân tộc
trong thơ ca Việt Nam hiện đại 1945 – 1975, (Nguyễn Duy Bắc, NXB Văn hóa dân tộc
Hà Nội 1998), Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945 – 1975 (Vũ Duy Thông,
NXB Giáo dục Hà Nội 1998), Giáo trình văn học Việt Nam 1945 – 1975 (Nguyễn
Lâm Điền, Trần Văn Minh, Đại học Cần Thơ 2004), Thơ ca chống Mĩ cứu nước (Hà
Minh Đức, NXB Giáo dục 1984), Văn học Việt Nam 1945 – 1975, tập 1 (Nguyễn
Đăng Mạnh, chủ biên NXB Giáo dục 1988), …Hầu hết những công trình này đi sâu
khái quát cả một thời kì văn học và các giả tiêu biểu cho những thành tựu và bước đầu
nêu lên những đặc điểm khái quát của nền thơ ca cách mạng Việt Nam.
Trong quyển Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945 – 1975 của tác giả
Vũ Duy Thông đã trình bày khá sắc nét về những quan điểm xung quanh cái đẹp trong
thơ ca cách mạng Việt Nam những năm 1945 – 1975. Ông đã có những nhận định,
phân tích sâu sắc về mối quan hệ hữu cơ của sự kết hợp hài hòa giữa cái đẹp với cái
cao cả, cái hùng, cái bi. Trong đó, tác giả còn chỉ rõ: “Mạch chính của thơ ca kháng
chiến là thể hiện cái hùng nhưng không hề lảng tránh cái bi. Hơn thế nữa, thơ kháng
chiến còn phản ánh cái bi ở nhiều dạng khác nhau, tạo được những rung động thẩm mĩ
lâu bền trong lòng người đọc. Cái bi trong thơ kháng chiến là sự thất bại tạm thời ở
một số phận, một thời điểm trên tinh thần lạc quan cách mạng, lòng tin tất thắng vào
cuộc kháng chiến” [tr79]. Ngoài những lí luận trên, ông còn đi sâu vào phân tích
những biểu hiện của cái bi trong thơ kháng chiến. “Cái bi trong thơ kháng chiến không
dừng lại ở tái hiện những mất mát hi sinh của đồng chí, đồng bào. Các nhà thơ còn
khai thác những bi kịch trong đời sống cá nhân”[tr80]. Và đặc biệt Vũ Duy Thông đã
chỉ ra cái mới mẻ của cái bi trong thơ kháng chiến. “Đó là bi kịch mang dấu ấn thời
đại: Chính nghĩa nhưng yếu kém về sức mạnh vật chất phải trả giá đắt để đánh bại cái
phi nghĩa dựa vào sức mạnh vật chất để tồn tại”.[tr83]. Ngoài ra còn có một phần
tuyển trên 200 bài thơ tiêu biểu của các tác giả được sáng tác trong giai đoạn này. Tuy

Trang 6


Luận văn tốt nghiệp Đại học

SVTH: Nguyễn Hoàng Thiên

nhiên, Vũ Duy Thông chỉ dừng lại ở việc chỉ ra những biểu hiện của cái bi trong thơ
kháng chiến mà không nhận định đánh giá và làm rõ nó bằng việc lấy dẫn chứng cụ
thể và phân tích nó.
Những thế giới nghệ thuật thơ là một trong những công trình nghiên cứu có giá
trị của Trần Đình Sử. Tác giả có những nhận xét hết sức xác đáng về nghệ thuật thơ ca
cách mạng: “Về mặt nghệ thuật thơ ca cách mạng đã sáng tạo ra một thế giới sử thi
độc đáo” [tr.100]. Cũng theo ông: “Thế giới sử thi cũng có tình yêu đôi lứa, nhưng
tình yêu nam nữ ấy mang nội dung Tổ quốc” [tr.101]. Và Trần Đình Sử lại khẳng định
thơ ca cách mạng mang “Một thế giới sử thi đậm đặc, các giới hạn cá nhân bị phá vỡ
để hòa chung trong cuộc sống lớn” [tr.102].
Bài viết Nhìn lại thơ kháng chiến 1945 – 1975 của Nguyễn Thị Minh Giới
(đăng trên trang web: Www.hcmussh.edu.vn) đã đưa ra những lí do thích đáng nhất để
chúng ta phải nhìn nhận lại những giá trị của thơ ca giai đoạn 1945 – 1975 theo quan
điểm và góc nhìn mới phù hợp hơn. Trong bài viết tác giả đã trích dẫn những ý kiến
của các nhà phê bình văn học hết sức xác đáng. Trong đó có ý kiến của Trần Đình Sử:
“Do nhu cầu đổi mới bức thiết của văn học trong công cuộc đổi mới chung của đất
nước, cũng như do khát vọng thiết tha muốn tự vượt lên chính mình trong thời kỳ
mới”. Và như vậy, việc nhìn nhận, đánh giá lại văn học cách mạng giai đoạn này là
cần thiết. Vấn đề là để nhìn nhận và đánh giá lại nền văn học giai đoạn này đã nảy sinh
rất nhiều ý kiến, không trùng khớp nhau, thậm chí phủ định nhau. “Bên cạnh việc
khẳng định nền văn học cách mạng giai đoạn này mà những nhược điểm được nhận
thức sâu sắc hơn, một số hiện tượng văn học từng được đánh giá cao nay không còn
được giữ nguyên kích thước như cũ”. Cũng có ý kiến cho rằng văn học 1945 – 1975 là

“một khúc gãy làm gián đoạn tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc đã được dấy lên
từ đầu thế kỷ, nhất là giai đoạn 1930 – 1945, mà mãi tới sau 1986 mới lại được tiếp
nối”. Ý kiến này có lẽ xuất phát từ việc đem “đối lập tuyệt đối giữa cá nhân và cộng
đồng, giữa ý thức xã hội và ý thức nhân bản – đó là sự đề cao ý thức cá nhân, chú
trọng đến việc khám phá cái tôi mà xem nhẹ ý thức cộng đồng”. Cũng có ý kiến cho
rằng, văn học giai đoạn này là văn học “hi sinh nghệ thuật” vì nó phục vụ mục đích
chính trị cách mạng. Dường như việc phục vụ chính trị, cổ vũ và tuyên truyền là tất cả
giá trị của nền văn học này. Và cũng có ý kiến cho rằng nền văn học này đã “lạm dụng
Trang 7


Luận văn tốt nghiệp Đại học

SVTH: Nguyễn Hoàng Thiên

nguyên lý phản ánh, cốt ghi chép cho nhiều người thật, việc thật” và giá trị đích thực
của văn học chủ yếu là ở phương diện tư liệu, đời sống.
Trong Thơ ca chống Mĩ cứu nước, Hà Minh Đức đã khái quát quá trình phát
triển, đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thơ ca thời chống Mĩ. Ông đề cao chất
lượng của các tác phẩm thơ: “Thơ đánh Mĩ mang theo nhiều phẩm chất đẹp, vừa giàu
lí tưởng vừa giàu chất hiện thực, có bề rộng của cuộc đời lẫn chiều sâu của tâm trạng,
có những tìm tòi sáng tạo trong nội dung và hình thức nghệ thuật” [tr.5]
Trong bài viết Về một đặc điểm của thơ Việt Nam từ 1955 – 1975, Trần Đăng
Xuyền nhận định: “Khuynh hướng chủ đạo của thơ Việt Nam 1955 – 1975 là tập trung
thể hiện những vấn đề, những sự kiện có ý nghĩa lịch sử và tính cách toàn dân tộc. Vấn
đề riêng tư của mỗi cá nhân bị lu mờ đi trước những vấn đề chung của đất nước, mang
ý nghĩa vận mệnh chung cho cả cộng đồng. Con người được tập trung nhìn nhận chủ
yếu ở phương diện cống hiến và lí tưởng. Khuynh hướng đó không chỉ tạo nên những
nhân vật mang đậm trữ tình mang đậm tính cách cao cả, những hình ảnh nhân vật và
Tổ quốc có sức khái quát cao mà còn tạo ra hàng loạt những mô típ nội dung quen

thuộc: Tình yêu đẹp nhất là tình yêu quê hương đất nước; hi sinh vì Tổ quốc là cao cả
nhất mang tính vĩnh hằng; cuộc sống của con người có ý nghĩa nhất khi hòa mình vào
dòng thác nhân dân; đường ra trận là con đường vui nhất và đẹp nhất…Tất cả những
điều đó được các nhà thơ viết bằng cảm hứng sôi nổi, mãnh liệt mang ý nghĩa khẳng
định, ca ngợi, tự hào” [tr.264]
Năm 1988, nhà xuất bản Giáo dục đã cho in quyển Văn học Việt Nam 1945 –
1975, tập 1, Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên. Đây là công trình mang tính khái quát
những đặc điểm chung của văn học 1945 – 1975. Trong chương 1 khi trình bày về
“những đặc điểm cơ bản của nền văn học mới”. Tác giả đã khẳng định rằng một trong
những nét riêng của nền văn học ba mươi năm chiến tranh này là “xu hướng sử thi hóa
là chủ đạo, chi phối từ tiểu thuyết, thi ca cho đến kịch bản sân khấu” [tr.20]. Ý kiến
này đã khẳng định thơ ca nói riêng và văn học 1945 – 1975 nói chung, đó là xu hướng
sử thi hóa. Tuy nhiên, Nguyễn Đăng Mạnh chỉ dừng lại ở việc nêu ra ý kiến cá nhân
chưa đưa ra những dẫn chứng, chi tiết cụ thể làm thuyết phục độc giả.

Trang 8


Luận văn tốt nghiệp Đại học

SVTH: Nguyễn Hoàng Thiên

Nguyễn Văn Long trong quyển Văn học Việt Nam trong thời đại mới đã tập hợp
những bài tiểu luận nghiên cứu chủ yếu tập trung trong giai đoạn văn học 1945 – 1975.
Trong quyển sách này tác giả trình bày gồm ba phần. Ở phần một có đoạn: “Quan
niệm nghệ thuật về con người trong văn học chống Mĩ cứu nước là sự tiếp tục của
quan niệm con người trong văn học hai mươi năm trước đó, nhưng được tập trung vào
hướng lớn và đi tới đỉnh cao của nó là con người sử thi” [tr.37]. Ở phần hai, “Thơ giai
đoạn 1945 – 1975, tiến trình và các khuynh hướng” tác giả đã trình bày khá rõ nét và tỉ
mỉ về những đặc điểm nội dung, đặc biệt là các khuynh hướng nghệ thuật của thơ ca

cách mạng giai đoạn này. Ngoài ra ông còn chỉ rõ thơ ca 1945 – 1975 ngoài khuynh
hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn vẫn là một yếu tố hết sức quan trọng. Nó là một trục
song hành với khuynh hướng sử thi chạy suốt chiều dài lịch sử văn học: “Cảm hứng
lãng mạn đã nâng đỡ con người Việt Nam có thể vượt lên mọi thử thách, trong máu
lửa chiến tranh đã hướng tới ngày chiến thắng, trong gian khổ cơ cực đã nghĩ tới ngày
ấm no, hạnh phúc” [tr.13].
Trong quyển giáo trình Văn học Việt Nam 1945 – 1975 Nguyễn Lâm Điền và
Trần Văn Minh đã trình bày khá rõ nét về những thành tựu nổi bật của thơ ca qua các
chặng đường phát triển. Như chúng ta đã biết “Cách mạng tháng Tám thành công đã
mở ra một chân trời mới cho sự sáng tạo thơ ca. Ở buổi đầu tuy còn có sự ngỡ ngàng
và chưa bắt kịp được bước đi của thời đại nhưng đối với các nhà thơ sự đổi thay ấy
thật kì diệu và thiêng liêng biết bao nhiêu, để rồi họ gắn bó ngày một sâu sắc hơn với
Tổ quốc và cuộc đời mới” [tr.5]. Hay “Thơ kháng chiến xuất hiện khá phong phú, đa
dạng và luôn có mặt trong đời sống tinh thần của quần chúng. Quần chúng đến với thơ
để gửi gắm giải bày những tình cảm và nhận thức của mình trước hiện thực đời sống
kháng chiến…”. Có thể nói đây là thời kì mà thơ ca đạt được những thành tựu rực rỡ
nhất: “Với những lẽ trên, lực lượng sáng tác thời kì này ngày một thêm đông đảo. Hầu
hết các nhà thơ trong phong trào Thơ mới đều tham gia cách mạng, đến với cuộc
kháng chiến toàn dân tộc như: Huy Cận, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, Tế
Hanh, Nguyễn Bính, Anh Thơ…Chính từ hiện thực cuộc sống đó họ có bước chuyển
mạnh mẽ cả về tình cảm cũng như nhận thức để rồi “từ thung lũng đau thương đến với
cánh đồng vui” và nhận rõ con đường tất yếu để trở thành nhà thơ của nhân dân, sáng
tác để phục vụ đời sống kháng chiến” [tr.7].
Trang 9


Luận văn tốt nghiệp Đại học

SVTH: Nguyễn Hoàng Thiên


Ngoài những công trình đã nêu trên, còn rất nhiều công trình nghiên cứu và các
bài viết về thơ ca trong giai đoạn 1945 – 1975. Tuy nhiên, chưa có một bài viết hay
một công trình nào đi sâu và đủ sức khái quát vào từng khía cạnh của văn học viết về
đề tài Cái bi trong thơ ca cách mạng Việt Nam 1945 – 1975. Người viết không cho
đó là một khó khăn thách thức với bản thân mình. Ngược lại, đây là cơ hội để người
viết có thể trình bày những quan điểm, hiểu biết của mình. Những công trình nghiên
cứu ở trên một phần đã giúp người viết xác định đúng hướng đi và hoàn thành tốt luận
văn của mình.

3. Mục đích, yêu cầu
Từ trước tới nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về thơ ca cách mạng giai
đoạn 1945 – 1975 nhưng đề Cái bi trong thơ ca cách mạng 1945 – 1975 thì vẫn chưa
có công trình nghiên cứu nào đủ sức thuyết phục và làm rõ cốt lõi vấn đề. Nhân đây,
người viết nghiên cứu đề tài này với mong muốn hiểu biết thêm và có cái nhìn khách
quan hơn về hoàn cảnh lịch sử và xã hội của đất nước trong thời kì 1945 – 1975.
Đồng thời cũng muốn tìm hiểu thêm tâm tư, thái độ, tình cảm của cả dân tộc Việt
Nam, đặc biệt là các nhà thơ trước hoàn cảnh ấy. Hơn nữa góp một phần công sức nhỏ
bé của mình vào quá trình nghiên cứu thơ ca cách mạng của đất nước.
Nhiệm vụ của người viết khi thực hiện đề tài Cái bi trong thơ ca cách mạng
Việt Nam 1945 – 1975 là phải khái quát lên được hoàn cảnh lịch sử và xã hội rồi tiếp
cận phân tích những tác phẩm tiêu biểu để làm nổi bật những giá trị, thành tựu của
mảng thơ ca viết về đề tài cái bi. Từ đó, thấu hiểu được giá trị nhân văn sâu sắc mà các
nhà thơ muốn gửi gắm thông qua các tác phẩm của mình trước thực tại tàn khốc của
chiến tranh.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài Cái bi trong thơ ca cách mạng Việt Nam 1945 – 1975 có phạm vi
nghiên cứu rất rộng. Nó không dừng lại nghiên cứu riêng một tác phẩm hay một tác
giả cụ thể nào. Đề tài này bao quát cả một giai đoạn thơ ca Việt Nam thời hiện đại và
chủ yếu tập trung vào những tác phẩm thể hiện tình cảm nỗi lòng của con người Việt

Nam trước bao mất mát hi sinh của dân tộc trong khói lửa chiến tranh. Với kiến thức
và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên người viết chỉ tập trung tiếp cận, phân tích,
Trang 10


Luận văn tốt nghiệp Đại học

SVTH: Nguyễn Hoàng Thiên

bình giảng một số bài thơ tiêu biểu thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài và để giải
quyết thỏa đáng yêu cầu mà đề tài đặt ra.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đúng và có kết quả tốt bất cứ một đề tài nghiên cứu khoa học nào,
thì việc vận dụng và kết hợp các phương pháp nghiên cứu là hết sức cần thiết. Trong
luận văn, người viết chủ yếu sử dụng một số phương pháp cụ thể sau đây:
Phương pháp thực chứng – lịch sử: Người viết đã căn cứ vào sự kiện văn học
chính xác và có thật của lịch sử để tìm hiểu và đánh giá đúng tác phẩm, hiện tượng văn
học.
Phương pháp tiểu sử: Dùng yếu tố tiểu sử của nhà thơ để lí giải tác phẩm của
nhà thơ đó.
Phương pháp hệ thống: Người viết dùng mô hình hệ thống để nghiên cứu các
tác phẩm thơ ca thuộc giai đoạn văn học 1945 – 1975. Qua đó, đánh giá đầy đủ ý nghĩa
của những tác phẩm văn học.
Ngoài ra, người viết còn sử dụng các thao tác: Chứng minh, giải thích, bình
luận…cũng đồng thời được sử dụng.
Những phương pháp này gắn kết và bổ sung cho nhau giúp người viết giải
quyết những yêu cầu mà đề tài đặt ra một cách thỏa đáng nhất.

Trang 11



Luận văn tốt nghiệp Đại học

SVTH: Nguyễn Hoàng Thiên

CHƯƠNG 1
CÁI BI – NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN
1.1 Cái bi – Một phạm trù Mĩ học
1.1.1 Khái niệm cái bi
a. Ý kiến của các nhà nghiên cứu
Những khái niệm, những phạm trù từ trước tới nay luôn tồn tại rất nhiều quan
điểm và ý kiến trong việc đưa ra tên gọi cũng như chỉ ra bản chất của nó. Xem xét cái
bi về mặt khái niệm ta thấy tồn tại rất nhiều ý kiến tương đồng cũng như dị biệt. Người
viết có thể điểm qua những ý kiến cụ thể sau:
Cái bi được đề cập đến một cách sâu sắc và có hệ thống lần đầu tiên trong Thi
pháp học của Aristốt. Ông cho rằng: “Bi kịch là sự bắt chước các hành động nghiêm
túc và cao thượng, hành động này có một qui mô nhất định, bi kịch nhằm miêu tả
những con người tốt nhất so với những người trong thực tế. Vì bi kịch miêu tả những
người tốt hơn mọi người nên ta cần bắt chước những nghệ sĩ vẽ chân dung giỏi: Tức là
khi vẽ người nào đó thì đồng thời với việc làm cho các bức chân dung giống người
được vẽ, họ còn vẽ người đó trở thành người đẹp hơn thực, “bi kịch làm trong sạch
hóa những cảm xúc tương tự qua cách khêu gợi sự xót thương và khủng khiếp”.
Những ý kiến trên của Aristốt có thể tóm gọn được những nét chung nhất về bản chất
của cái bi kịch chân chính.
Theo tài liệu 150 thuật ngữ văn học của Lại Nguyên Ân biên soạn, cái bi được
định nghĩa như sau: “Phạm trù Mĩ học xác định giá trị thẩm mĩ của những xung đột
không thể giải quyết, được khai triển trong tiến trình hành động tự do của nhân vật,
kèm theo những xung đột này là những tiêu vong của nhân vật hay những mất mát các
giá trị đời sống của nó. Tính thảm họa của cái bi chủ yếu quy định ở cái nội tại của cái

bị diệt vong, bởi sự không phù hợp của nó với trật tự hiện hữu” [1; tr23].
Trong lá thư gửi Látxan nhận xét về vở bi kịch Fraxơ Vôn Xíchkinghen của nhà
văn này, Ăngghen đã đưa ra định nghĩa cái bi là: “Xung đột có tính chất bi kịch giữa
các định lí tất yếu về phương diện lịch sử và việc không thể thực hiện được định lí tất
yếu đó về phương diện thực tiễn”.

Trang 12


Luận văn tốt nghiệp Đại học

SVTH: Nguyễn Hoàng Thiên

Trong quyển giáo trình Mĩ học đại cương, Nguyễn Hoa Bằng đã định nghĩa:
“Cái bi là phạm trù cơ bản chỉ sự thất bại hay chết của cái đẹp trong cuộc đấu tranh
không khoan nhượng với lực lượng đối lập; là thắng lợi của lực lượng phản động, lạc
hậu trước các lực lượng cách mạng, tiến bộ; là những hi sinh, tổn thất mà phía cách
mạng phải gánh chịu trong cuộc đấu tranh với giai cấp lạc hậu”. [4; tr 46]
Theo Từ điển bách khoa toàn thư thì cái bi là: “Phạm trù Mĩ học xác định và
đánh giá (về mặt thẩm mĩ và đạo đức) những hiện tượng xã hội có mâu thuẫn và xung
đột (giữa cái mới và cái cũ, giữa tiến bộ và lạc hậu, giữa cá nhân và xã hội) nhưng
chưa giải quyết được mà thường gắn với thất bại, bất hạnh hoặc chết chóc. Bi kịch
cách mạng là sự xung đột giữa yêu cầu tất yếu về mặt lịch sử với tình trạng không thể
thực hiện được nó trong thực tiễn. Nhân vật bi kịch đấu tranh cho cái mới, cái tiến bộ
trong điều kiện cái ác còn mạnh hơn. Cái bi được bộc lộ đặc biệt nổi bật trong thể loại
bi kịch. Nhân vật chết nhưng người sống vẫn tiếp tục đấu tranh. Vì vậy, cái bi mang
đậm màu sắc chủ nghĩa lạc quan lịch sử”.[tr.128]
Định nghĩa của Bêlinki đưa ra: “Cái bi bao hàm trong sự xung đột giữa sự say
mê tự nhiên của con tim với tư tưởng về nghĩa vụ bao hàm trong sự đấu tranh bắt
nguồn từ xung đột đó và sau cùng, bao hàm cả sự thắng lợi hoặc sụp đổ”.

Theo Tào Văn Ân thì cái bi là: “Một phạm trù thẩm mĩ phản ánh một hiện
tượng có tính qui luật của thực tế đời sống xã hội thường diễn ra trong cuộc đấu tranh
không ngang sức giữa cái thiện và cái ác, cái mới và cái cũ, cái tiến bộ và lạc hậu, cách
mạng và phản cách mạng... Trong điều kiện những cái sau còn mạnh hơn những cái
trước. Ðó là sự trả giá tự nguyện cho chiến thắng và bất tử về tinh thần bằng sự thất
bại, nỗi đau và cái chết của những con người tốt. Cái bi tạo ra một cảm xúc thẩm mĩ
phức hợp bao gồm nỗi đau xót, sự tự hào lẫn nỗi sợ hãi khủng khiếp”. [2; tr.23]

b. Ý kiến tác giả luận văn
Từ những nhận định nêu trên, người viết cho rằng cần có sự tổng hòa các ý kiến
trên lại để có một định nghĩa xác đáng và đầy đủ nhất. Người viết đặc biệt chú ý đến
các bình diện nội dung của cái bi được đề cập dưới đây:
Thứ nhất, cái bi đề cập đến “sự thất bại hay chết của cái đẹp trong cuộc đấu
tranh không khoan nhượng với lực lượng đối lập”. Người viết cho rằng không phải bất
kì sự thất bại hay cái chết nào cũng là cái bi. Đồng thời, không phải chỉ có thất bại, cái
Trang 13


Luận văn tốt nghiệp Đại học

SVTH: Nguyễn Hoàng Thiên

chết mới là cái bi, trong trường hợp để chiến thắng nhưng phải trả giá cho hành động
quá lớn thì sự chiến thắng cũng là cái bi. Cái bi bao hàm cả chiến thắng và thất bại
nhưng có một điểm chung là sự trả giá cho hành động một cách lớn lao. Ví dụ như một
tên cướp thực hiện hành vi bất thành trước sự truy cản của cảnh sát và bị bắn hạ khi
đang cố gắng chạy trốn. Thì sự thất bại và cái chết đó của tên cướp không phải là cái
bi. Cái bi phải có ý nghĩa lịch sử xã hội. Tức là, bản thân hành động phải là một cuộc
cách mạng tiến bộ giải phóng giai cấp, tấn công vào cái xấu, cái lạc hậu mang lợi ích
cho một giai cấp tiến bộ, phù hợp với xu hướng tất yếu của lịch sử. Cái chết của chị Sứ

(trong tác phẩm Hòn Đất của Anh Đức) là một ví dụ.
Thứ hai, “nhân vật bi kịch đấu tranh cho cái mới, cái tiến bộ trong điều kiện cái
ác còn mạnh hơn”. Như vậy, có thể khái quát bi kịch nhân vật thành hình tượng “người
anh hùng trong tiến trình cách mạng”. Ví dụ anh Nguyễn Văn Trỗi – người chiến sĩ
cách mạng đấu tranh vì giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và anh đã hi sinh vì
nhiệm vụ đó. Sự hi sinh của anh đó là cái bi về sự mất mát hi sinh trong chiến tranh
mà văn học kháng chiến đề cập đến.
Thứ ba, cái bi là “sự trả giá tự nguyện cho chiến thắng và bất tử về tinh thần
bằng sự thất bại, nỗi đau và cái chết của những con người tốt”. Trong vấn đề thứ ba
này, chúng ta thấy có hai yếu tố mang tính chủ quan: “Sự trả giá tự nguyện” và “bất tử
về tinh thần”. Nhân vật trong cái bi tự nguyện thực hiện sứ mạng lịch sử, chấp nhận và
biết trước kết quả của hành động đó là thất bại, và sự hi sinh đó được lịch sử ghi lại.
Hành động lấy thân mình lấp lỗ châu mai của Phan Đình Giót là một ví dụ. Anh hi
sinh để đồng đội được sống để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù, thế hệ hôm nay và mai
sau luôn biết và nhớ đến anh.
Từ những định nghĩa nêu trên, người viết nhận thấy định nghĩa của Tào Văn Ân
là đầy đủ và xác đáng nhất. Tuy nhiên, người viết cho rằng nên có sự kết hợp ý kiến
của Nguyễn Hoa Bằng và Tào Văn Ân thì vấn đề định nghĩa cái bi sẽ được giải quyết
triệt để hơn. Người viết định nghĩa cái bi như sau: “Cái bi là một phạm trù mĩ học để
chỉ sự trả giá, thất bại hay cái chết của cái đẹp trong cuộc đấu tranh không cân sức với
cái xấu, cái ác. Nhân vật được thể hiện trong cái bi là đại diện lực lượng cách mạng, tự
nguyện đấu tranh vì sự tiến bộ, lợi ích chung và chấp nhận hi sinh mất mát”. Ví dụ như
nhân vật Lượm trong bài thơ cùng tên của Tố Hữu. Em là đại diện cho thế hệ thiếu nhi
Trang 14


Luận văn tốt nghiệp Đại học

SVTH: Nguyễn Hoàng Thiên


Việt Nam thời kháng chiến đã tự giác tham gia làm công việc liên lạc và hi sinh khi
đang làm nhiệm vụ. Cái chết của em là một mất mát hi sinh mà phía cách mạng phải
gánh chịu, đó cũng là cái bi.
Nói như thế không có nghĩa là từ trước tới giờ cái bi chưa từng xuất hiện trong
thơ Việt Nam. Bi kịch cá nhân trong thơ Việt Nam có sự khác biệt rõ rệt về chất giữa
trước và sau năm 1945. Cụ thể như sau:
Những năm đầu chống Pháp, tầng lớp sĩ phu yêu nước rơi vào bi kịch không lối
thoát. Đó là sự thất bại của khát vọng cao cả (yêu nước, thương dân, tinh thần tự chủ
dân tộc) trước cái ác (triều đình bán nước, quân xâm lược). Có thể nói bi kịch họ mắc
phải là bi kịch của sự lầm lỗi: Muốn cứu nước nhưng lại thờ vua, mà vua và triều đình
thì hèn nhát bạt nhược. Vai trò và sứ mệnh lịch sử của triều đình phong kiến đã chấp
dứt nếu họ cố duy trì thì nó là vật cản đường cho tiến trình tiến bộ của lịch sử xã hội,
thất bại là một điều tất yếu của lịch sử. Đó là bi kịch của sự lầm lỗi.
Đầu thế kỉ XX, giai cấp tư sản một lần nữa mắc sai lầm nghiêm trọng khi áp
dụng mô hình bảo vệ độc lập của nước ngoài vào việc giải phóng Việt Nam. Người ta
gọi đó là “cuộc cách mạng cải lương”. Nó sai lầm ở chổ họ không tính đến hoàn cảnh
lịch sử xã hội Việt Nam không giống như: Nhật, Trung Quốc hay các nước Tây Âu mà
đem áp dụng máy móc. Chúng ta tìm thấy cái bi tràn ngập trong thơ Phan Bội Châu,
Phan Châu Trinh phản ánh bi kịch đó.
Trong lịch sử dân tộc chưa có thời kì nào mà cái bi xuất hiện nhiều trong thơ
như thời kì phong trào Thơ Mới. Cái bi trong Thơ Mới là cái bi “tìm đường” và “cùng
đường” của tầng lớp trí thức yêu nước thời đó. Nhân vật trữ tình trong Thơ Mới không
chấp nhận hoàn cảnh và khao khát tìm lối thoát cho cá nhân mình. Họ tất yếu bị thất
bại vì nếu muốn giải phóng cá nhân thì trước hết phải giải phóng cho giai cấp mình.
Họ không chấp nhận thực tại của sự thất bại bằng cách trốn vào: Tôn giáo, thiên nhiên,
những giấc mơ, những cơn say, những cơn điên… như: Chế Lan Viên, Vũ Quần
Phương, Huy Cận, Hàn Mặc Tử…đã làm.
Cái mới mẻ của cái bi trong thơ kháng chiến là cái bi chưa từng được thể hiện
trước đó. Đó là bi kịch mang dấu ấn thời đại: Chính nghĩa nhưng yếu kém về sức
mạnh vật chất phải trả giá đắt để đánh bại cái phi nghĩa dựa vào sức mạnh vật chất để

tồn tại. Cái bi trong thơ kháng chiến là cái bi hài hòa giữa bi kịch cộng đồng (những
Trang 15


Luận văn tốt nghiệp Đại học

SVTH: Nguyễn Hoàng Thiên

mất mát hi sinh của đồng đội, đồng bào) và bi kịch mang dấu ấn đời sống cá nhân (sự
mòn mỏi chờ chồng của người vợ trẻ đi chinh chiến, những chàng trai độ tuổi đang
yêu rãi tuổi xuân qua từng bước hành quân chưa một lần yêu và được yêu). Một thời kì
thơ ca cách mạng đậm nét bi hùng, bi tráng chứ không hề bi lụy như Thơ Mới.

1.1.2 Bản chất thẩm mĩ của cái bi
a. Cái bi - sự “xung đột giữa yêu cầu tất yếu về mặt lịch sử với việc
không đủ khả năng thực hiện được yêu cầu đó trong thực tiễn” (C.Mác).
Như vậy, những “xung đột” của đời sống không phải cơ sở nảy sinh cái bi.
Chẳng hạn: Những xung đột giữa những anh chàng nghiện rượu, tranh giành đất đai để
rồi chém giết nhau. Do đó, những chết chóc đau khổ thường tình không nằm trong
phạm trù cái bi của mĩ học. Nghệ sỹ Anh thế kỉ XIX, John Ruskin phân biệt: “Thơ chỉ
có thể lên tiếng với nổi buồn của cô gái khóc trong tình yêu trong trắng bị tan vỡ, chứ
không thể viết về giọt nước mắt của kẻ hà tiện đánh mất tiền”. Ở đây có hai loại nước
mắt, nước mắt của cái bi (nước mắt của cô gái) và nước mắt của cái hài (nước mắt của
anh chàng hà tiện). Chỉ thuộc về cái bi những hy sinh tổn thất có ý nghĩa xã hội mang
tính qui luật trong sự phát triển lich sử.
Bi kịch cá nhân xảy ra trong tình yêu, trong gia đình, ngoài xã hội cũng có thể
là cái bi, nếu đằng sau nó cũng chứa những xung đột xã hội, mang tầm vóc lịch sử.
chẳng hạn bi kịch số phận Chí Phèo (trong Chí Phèo), Hămlet (trong Hămlet), Mácbét
(trong Mácbét), Lỗ Thị Phượng (trong Lôi Vũ)…Các bi kịch xã hội như thoái trào cách
mạng, tổn thất lớn lao của cuộc chiến đấu của quần chúng cách mạng cũng thuộc về

cái bi. Chẳng hạn, phong trào Công xã Pari, 1871 ở Pháp.

b. Bi kịch làm trong sạch hóa những cảm xúc
Bi kịch có tác dụng to lớn trong việc thanh khiết hóa tâm hồn con người.
Aristót, nhà triết học, mĩ học thời Hi Lạp cổ đại cho rằng: “Bi kịch là sự bắt chước các
hành động nghiêm túc mà cao thượng, hành động này có một qui mô nhất định”, “bi
kịch nhằm miêu tả những con người tốt nhất”. Nhân vật mà lực lượng bi kịch có sức
mạnh lớn lao, có ý chí mạnh mẽ, có ý tưởng đẹp đẽ, có khát vọng chân chính. Nhân
vật bi kịch thất bại thậm chí bị tiêu diệt. Nhưng đặc trưng thẫm mĩ của cái bi lại không
bi. Aristót cũng khẳng định: “Bị kịch làm trong sạch hóa những cảm xúc thông qua

Trang 16


Luận văn tốt nghiệp Đại học

SVTH: Nguyễn Hoàng Thiên

việc khiêu gợi sự xót thương và khủng khiếp”. Cảm xúc thẩm mĩ đối với cái bi vẫn
tích cực, vẫn là vui, phấn chấn… Chứ không phải là cảm xúc bi quan, tiêu cực.

c. Cảm xúc thẩm mĩ của cái bi là cảm xúc vui
Tại sao cảm xúc thẩm mĩ trong bi kịch lại là cảm xúc vui? Khi nhìn những diễn
viên trình diễn những bi kịch, ta nhỏ lệ biểu lộ sự đồng tình hay lòng trắc ẩn, mà mặt
mày như tươi tỉnh xán lạn, tâm tư dàn trải thoải mái. Máu và nước mắt thường đem lại
cho ta những ý vị ngọt ngào tươi mát hơn là những nụ cười hoan hỉ. Vì vậy cảm xúc
vui tươi trong bi kịch do đâu mà có? Phương Tây có nhiều cách giải thích khác nhau.
Tất cả những kiến giải vừa nêu đều không giải thích được một cách đúng đắn
nguyên nhân cái vui trong bi kịch. Vậy nguyên nhân đúng đắn là ở đâu? Bi kịch là một
thứ tác phẩm nghệ thuật, xem bi kịch là một thứ kinh nghiệm mĩ cảm. Kinh nghiệm mĩ

cảm xuất hiện khi ta trực giác hình tượng nhân vật. Trong lúc thưởng ngoạn ta quên
hẳn lợi hại của thực tế mà đứng ở địa vị khách quan để quan sát, coi vũ trụ và đời sống
là một bức tranh. Tai họa thực trong đời sống khiến ta thương xót và lo sợ, nhưng tai
họa trong bi kịch, sau giây phút lo sợ là nguồn vui. Sở dĩ như vậy là vì khoảng cách
tâm lý. Giữa người xem và những cảnh trên sân khấu có một khoảng cách không quá
xa, không quá gần. Không quá xa, để thấy rằng sự kiện trên sân khấu là hợp lí, hợp
tình. Không quá gần, để người xem không ngộ nhận bi kịch trên sân khấu là cuộc sống
thực tế. Phàm bi kịch chân chính thì không được tả thực. Phàm khán giả kịch chân
chính thì không cho tình cảm thực dụng xen lấn vào mĩ cảm. Những tình cảm “phát
tán” trong bi kịch khác tình cảm phát tiết trong thực tế. Trong tâm tư khán giả, thế giới
kịch là biệt lập, không liên can đến lợi hại thực tế. Khi thưởng ngoạn kịch, khán giả
hội tụ tinh thần, bị sức lôi cuốn của sân khấu, do cũng có sống hăng say, cũng hoạt
động phát tán tình cảm. Nhưng phát tán này kèm theo sự sảng khoái, khác kinh
nghiệm thường nhật là đèo bòng phiền lụy, bực bội , lo âu.
Hơn nữa, cảm xúc vui trong bi kịch xuất phát từ chỗ không phải cái chết, hay sự
thất bại của con người. Mà là chỗ con người dám tiếp nhận thất bại, dám hi sinh vì
những lý tưởng cao cả.

1.1.3 Các dạng thức khác nhau của cái bi
Bi kịch cái mới trong thế yếu: Ðây là loại bi kịch có tính chất lịch sử. “Bản chất
thẩm mĩ của cái bi trong loại bi kịch này là sự xung đột giữa yêu cầu tất yếu về mặt
Trang 17


Luận văn tốt nghiệp Đại học

SVTH: Nguyễn Hoàng Thiên

lịch sử và tình trạng không thể thực hiện được trong thực tế” (C.Mác). Cái mới, cái
cách mạng đang trong thế yếu, chết, hoặc thất bại. Nhân vật của cái bi này chết một

cách vĩ đại vì họ đang đại diện cho trào lưu lịch sử. Họ trở nên anh hùng vì động cơ,
hành động, do trách nhiệm trước lịch sử. Lịch sử mãi mãi ca ngợi sự thất bại của nghĩa
quân Yên Thế với cái chết của Hoàng Hoa Thám. Hoặc lịch sử sẽ ghi nhớ mãi mãi
Phạm Hồng Thái với tiếng bom Sa Ðiện.
Bi kịch của cái mới trong hoàn cảnh trớ trêu: Ðây cũng là cái bi lịch sử, bi kịch
lịch sử. Cái mới cách mạng đã ở thế thắng trên toàn cục. Nhưng một bộ phận nào đó
lâm vào hoàn cảnh trớ trêu, khiến người anh hùng sa cơ. Chẳng hạn, Chiến bại, Đội
cận vệ thanh niên của Phađêép; Hùng & Rin trong Bài ca chim Chơrao; Võ Thị Sáu
trong Mùa hoa lêkima...
Bi kịch của sự lầm lạc của cái cũ: Cái cũ muốn trở thành cái bi, theo C.Mác,
phải xét theo 3 tiêu chí: Một, cái cũ chưa mất hết vai trò lịch sử, chưa trở thành cái
xấu. Hai, bản thân cái cũ còn tin vào tính chất hợp lý của mình. Ba, những con người
đứng về phía chế độ cũ không phải là sự lầm lạc có tính chất cá nhân, mà là sự lầm lạc
có tính chất lịch sử toàn thế giới. Chính vì vậy, cái chết của nó là bi kịch (C.Mác). Bản
chất cái bi của sự lầm lạc của cái cũ là do chưa nhận ra được tính tất yếu về mặt lịch
sử. Chẳng hạn, Ðônkihôtê. Ông ta có lý tưởng nhưng lý tưởng lạc hậu, đấu tranh cho lí
tưởng nhưng không ý thức được rõ ràng nó mà chỉ hành động theo thói quen. Những
người như Ðônkihôtê thất bại là tất yếu vì “đơn thương độc mã”. Sự thất bại của vua
Duy Tân và việc bị Pháp bắt đày đến trọn đời, cũng là một ví dụ.
Bi kịch của cái xấu: Ðây là bi kịch của chính tội ác, chứ không phải bi kịch của
cái đẹp, cái tốt hay sự lầm lạc. Ở đây người ta không lấy nước mắt răn đời, không lấy
xót thương làm luyến tiếc. Mà lấy sự khủng khiếp để nhắc nhở con người chớ làm điều
khủng khiếp. Aristót nói về đặc trưng thẩm mĩ của loại bi kịch này: Bi kịch làm trong
sạch hóa những cảm xúc tương tự qua cách khêu gợi sự thương xót và khủng khiếp.
Chẳng hạn bi kịch của cái xấu qua vở kịch Mắcbét. Ở bi kịch này, lòng tham và tội ác
bị trừng trị. Ðây là một bi kịch chính trị - xã hội. Tác giả lên án chế độ tập quyền
chuyên chế triều Giêm I, tên vua bạo tàn Anh quốc đầu thế kỉ XVII.
Bi kịch về sự lầm lạc, kém hiểu biết, ngu dốt: Bi kịch này được nêu ra như là
bài học xương máu trên đường đời để nhắc nhở cảnh tỉnh. Bi kịch về sự kém hiểu biết
Trang 18



Luận văn tốt nghiệp Đại học

SVTH: Nguyễn Hoàng Thiên

liên quan đến sự ngu dốt của con người. Sự ngu dốt là con quỷ mà chúng ta e rằng nó
còn gây ra nhiều bi kịch. Chẳng hạn, câu chuyện An Dương Vương; bi kịch Ôtenlô; bi
kịch Êđíp làm vua; Truyện Người con gái Nam Xương. Thuộc về cái bi này còn có bi
kịch do tai nạn, sức mạnh mù quáng của tự nhiên. Ví dụ, cái chết của người đi thám
hiểm.
Bi kịch của những khát vọng cá nhân chính đáng: Ðây là bi kịch những nỗi đau
đời thường tình (lẽ sống, tình yêu, sứ mệnh con người, nói chung). Ở bi kịch này, xung
đột gay gắt giữa khát vọng chính đáng của con người và khả năng của bản thân không
thể thực hiện được. Ví dụ bi kịch của Thị Kính trong chèo Quan âm Thị Kính; của
Máclôva trong tiểu thuyết Phục sinh của L.Tônxtôi, của Thúy Kiều trong Truyện Kiều
của Nguyễn Du...

1.2 Cảm hứng về cái bi trong văn chương
Những từ “bi thảm”, “bi đát” nảy sinh từ cách người Hi Lạp cổ gọi những trình
diễn nghi lễ của dàn đồng ca dân gian diễn lại cái chết và sự phục sinh của Điniốt vị
thần màu màng trù phú. Sau này ở Hi Lạp nảy sinh chế độ nhà nước, giai cấp điều này
đặc ra cho con người Hi Lạp những vấn đề đạo đức và bắt đầu phải xử lí những vấn đề
trong các vở diễn miêu tả các xung đột trong đời sống con người. Tên cũ để gọi những
hình thức trình diễn đó vẫn được duy trì, nhưng nó được dung để chỉ bản thân nội
dung những vở diễn như vậy.
Trong các lí thuyết về bi kịch và cái bi, nhất là của Hêghen. Các định nghĩa đều
cách này hay cách khác gắn với các khái niệm “định mệnh”, “số phận” những cái chế
ngự toàn bộ cuộc đời, con người hoặc gắn với các khái niệm “tội lỗi” của nhân vật bi
kịch đã vi phạm một điều tối cao nào đó và phải bị trừng phạt.

Sécnưsépki đã có lí khi phản đối những khái niệm thu hẹp vấn đề như vậy, ông
định nghĩa cái bi là toàn bộ những điều “ khủng khiếp” trong đời sống con người. Tuy
vậy cũng phải thừa nhận định nghĩa của ông là quá rộng, bởi vì các tình huống kịch
tính và những chuyện ngẫu nhiên bất hạnh bên ngoài gây ra điều khủng kiếp. Có lẽ
gần với chân lí hơn cả là định nghĩa của Bêlinki đưa ra: “Cái bi bao hàm trong sự xung
đột giữa sự say mê tự nhiên của con tim với tư tưởng về nghĩa vụ bao hàm trong sự
đấu tranh bắt nguồn từ xung đột đó và sau cùng, bao hàm cả sự thắng lợi hoặc sụp đổ”.
Nhưng một định nghĩa như vậy cần có thêm bổ sung quan trọng.
Trang 19


Luận văn tốt nghiệp Đại học

SVTH: Nguyễn Hoàng Thiên

Tính chất bi kịch của các tình huống đời sống thực và của những cảm xúc do
các tình huống gây nên cần được khảo sát theo tương đồng và sự tương phản với tính
kịch. Khi ở trong tình huống bi kịch người ta trãi nghiệm sự căng thẳng và sự lo âu sâu
sắc có tâm hồn, khiến người ta phải chịu những đau khổ, thường rất nặng nề. Nhưng
những lo âu và đau khổ nảy sinh chủ yếu không phải nảy sinh do những xung đột với
các thế lực từ bên ngoài đe dọa những lợi ích thiết cốt nhất, đôi khi đe dọa cả sự sống
của người ta và gây ra sự phản kháng, như tình hình xảy ra trong các tình huống mang
tính kịch. Tính chất bi kịch của tình huống và cảm xúc bao hàm trong ý thức, trong
tâm hồn con người.
Theo định nghĩa cái bi của Bêlinki đưa ra, một mặt của mâu thuẫn bên trong “là
sự say mê tự nhiên của con tim”, tức là những quyến luyến của tân hồn riêng tư, và
những tình cảm yêu thương,…, và mặt khác là “tư tưởng về nghĩa vụ”, tức là cái cản
trở “sự say mê của con tim”, những ý thức về điều luật đạo đức đã gắn kẻ đang yêu
nước với tư tưởng đó. Thường khi đó là luật hôn nhân, nhưng cũng còn trách nhiệm
với gia đình, nhưng cũng trước dân tộc, quốc gia.

Như vậy bi kịch xảy ra trong quá trình phát triển xã hội. Chúng không mang
tính cá nhân, ngẫu nhiên mà mang tính lịch sử, xã hội. Chúng bộc lộ trong hành vi xã
hội và trong thế giới đạo đức con người, bắt họ đau khổ hoặc đôi khi hủy diệt. Tái hiện
những mâu thuẫn bi kịch trong các tác phẩm của mình, lí giải chung, điển hình hóa
chúng. Nhà văn thông qua cốt truyện tác phẩm, tô đậm những xúc cảm của nhà văn,
làm tăng tính khốc liệt của những sự kiện đang diễn ra trong đời sống.
Nếu cảm hứng anh hùng bao giờ cũng là sự khẳng định về tư tưởng đối với tính
cách được miêu tả, còn cảm hứng kịch tính và bi kịch có thể bao hàm cả sự khẳng định
lẫn sự phủ định chúng, thì sự miêu tả châm biếm và hài hước đối với các tính cách bao
giờ cũng chứa đựng khuynh hướng tư tưởng.
Cảm hứng cái bi trong những thơ kháng chiến là cảm hứng lấy từ hiện thực
chiến tranh. Cuộc chiến đã vạch ra ranh giới hẳn hoi cho hai phía: Một bên là chủ
nghĩa đế quốc xâm lược, một bên là một dân tộc nhỏ bé đại diện cho xu hướng tất yếu
của lịch sử loài người. Trong ba mươi năm đạn bom ấy dân tộc ta phải đối đầu với hai
đế quốc hùng mạnh. Hơn một triệu người chết, ba triệu người bị thương tật, và hàng
chục triệu nạn nhân của chất độc màu da cam…đó là những mất mát hi sinh mà phía
Trang 20


Luận văn tốt nghiệp Đại học

SVTH: Nguyễn Hoàng Thiên

cách mạng phải hứng chịu. Giữa muôn trùng lửa đạn thơ ca không còn phù hợp để ca
ngợi vẻ đẹp tinh túy của thiên nhiên tạo vật nữa, mà thơ ca phải luôn ở bên chiến lũy
chiến hào là tiếng kèn xung trận. Trong Cái đẹp trong thơ kháng chiến Vũ Duy Thông
đã từng trình bày quan điểm của ông như sau: “Nói như thế thơ không phải là những
khẩu hiệu có vần và được xuống dòng. Cũng cần phân biệt những khẩu hiệu, chủ
trương, chính sách được “vần hóa” thành diễn ca, cốt để người nghe dễ hiểu và dễ
thuộc…với thơ. Để có một tác phẩm thơ, nhà thơ phải có ý thức chính trị, ý thức chính

trị đó lại phải được đồng hóa trong thế giới tâm hồn để hình thành lí tưởng thẩm mĩ. Lí
tưởng thẩm mĩ của nhà thơ chi phối thị hiếu thẩm mĩ, nảy sinh cảm xúc thẩm mĩ. Xúc
cảm thẩm mĩ đạt tới một “độ” nào đó sẽ nảy sinh cảm hứng sáng tạo. Duy trì được
cảm hứng sáng tạo trong quá trình sáng tạo đầy hứng khởi và đau khổ, tác phẩm thơ sẽ
ra đời. Như vậy ở các nhà thơ ý thức phục vụ mục đích chính trị là một chuỗi hoạt
động tự giác, được nhào nặn qua cảm hứng sáng tạo và lao động nghệ thuật. Ý thức
công dân và ý thức nghệ sĩ là mối quan hệ máu thịt, biện chứng không thể bóc tách
một cách siêu hình” [tr.65- 66].
Do sai lầm trong quan điểm nghệ thuật và tầm nhìn thiển cận về thơ ca nên có
một thời kì những sáng tác như: Màu tím hoa sim (Hữu Loan), Tây tiến (Quang Dũng),
Bến kia sông Đuống (Hoàng Cầm)…bị coi là “mang màu sắc tư sản”, quá ủy mị vì đã
đề cập trực tiếp đến cái chết nên thường bị liệt vào những tác phẩm hạn chế phổ biến.
Đó là một quan điểm sai lầm nghiên trọng. Thơ ca cách mạng đề cập đến những mất
mát hi sinh trong chiến tranh là điều tất yếu, là phù hợp và không thể né tránh, vì:
Thứ nhất, nó giải quyết nhu cầu nắm bắt hiện thực của độc giả, mà thơ ca cách
mạng ra đời để phục vụ người đọc, vì họ muốn biết rõ diễn biến của chiến tranh qua
từng mặt trận và qua từng thời điểm một cách nhanh chóng và chính xác.
Thứ hai, tham gia vào chiến trận, hàng ngày phải nhìn thấy bao cảnh mất mát
đau thương trong chiến tranh, tác giả sáng tác thơ là để bày tỏ cảm xúc tình cảm của
mình qua từng trang viết. Ngoài ra, họ ghi lại như là một minh chứng cho lịch sử dân
tộc và nó còn là lương tâm trách nhiệm của người cầm bút.
Thứ ba, thơ ca là “người bạn đường” của mọi chiến sĩ. Họ tìm đến với thơ ca
như là một sự giải bày, một sự cứu cánh cho tâm hồn của mình thoát khỏi thực tại tàn
khốc của hiện thực đời sống chiến tranh.
Trang 21


Luận văn tốt nghiệp Đại học

SVTH: Nguyễn Hoàng Thiên


Từ những lí do vừa nêu, việc cái bi ra đời trong những sáng tác thơ ca cách
mạng là một điều tất yếu của lịch sử và phù hợp với tâm thế người Việt Nam vốn yêu
thơ và giàu tính nhân đạo. Những mất mát, hi sinh và sự tàn khốc của chiến tranh được
thơ ca cách mạng ghi lại chân thực, hùng hồn và cảm động không làm cho chúng ta trở
nên hèn nhát, bạt nhược tinh thần chiến đấu mà nó là “liều thuốc” hữu hiệu nhất để cỗ
vũ chiến đấu, vượt qua mọi khó khăn gian khổ.

1.3 Mâu thuẫn, xung đột của cái bi trong nghệ thuật
Nguồn gốc bi kịch gắn liền với thần Điniốt (thần rượu nho) và Icarơ, một mục
tử. Thần Điniốt là con riêng của Zớt và Xêmêlê, công chúa thành Têbơ cổ của Ai Cập.
Điniốt được coi là thần của sự trù phú, sự sinh sôi nảy nở, của nghề làm rượu nho, của
những cơn say rượu và chúa tể của những linh hồn. Điniốt được Icarơ, một mục tử tiếp
đãi với tất cả thịnh tình. Ðể đền đáp lại, Điniốt tặng Icarơ một chùm nho và dạy cho
Icarơ cách nấu rượu. Icarơ nấu rượu và đãi những mục tử khác. Vốn chưa hề biết rượu
là gì, những người mục tử kia say bí tỉ. Ðến khi tỉnh dậy, họ cho rằng Icarơ đầu độc họ
nên họ giết chết Icarơ. Êrigônơ, con gái của Icarơ nhờ có con chó Maira giúp sức, tìm
ra được mộ bố. Ðau buồn quá, nàng treo cổ tự vẫn. Con chó trung thành cũng chết
theo. Thần Điniốt hoàn sinh cho tất cả và đưa lên đỉnh Olympơ. Theo truyền thuyết, từ
đó trên bầu trời có chùm sao mục tử. Sau đó, thần Điniốt cũng bị quỉ khổng lồ Titan xé
ra làm trăm mảnh. Nhưng đến mùa xuân thần Điniốt lại hồi sinh.
Trong thần thoại này có sự gặp gỡ giữa sống và chết, tiêu vong và hồi sinh có
sự chung đúc giữa chúng với nhau thành một giai điệu mang âm hưởng nghệ thuật
thống nhất. Điniốt, vị thần vui tươi, yêu đời lại bị giết chết vì bọn quỉ có lẽ là nguồn
gốc của bi kịch.
Bi kịch Hi Lạp Cổ đại: Các lực lượng đối lập với con người thường có uy
quyền lớn, thường được khoát áo thần linh (Zớt trong Prômite bị xiềng), có khi được
biểu hiện như một định mệnh (Êdíp làm vua - Euripide). Những người anh hùng trong
bi kịch này bị hi sinh và được người đời xót thương và yêu mến, kính phục.
Bi kịch thời Trung cổ: Mang màu sắc tôn giáo. Bi kịch gắn liền với ý niệm của

sự tuẫn đạo, con người phải chịu khổ hình để cứu chuộc cho con người tội tổ tông
truyền. Hình tượng chủ yếu của nghệ thuật bi kịch Trung cổ hiện ra với nỗi đau khổ

Trang 22


Luận văn tốt nghiệp Đại học

SVTH: Nguyễn Hoàng Thiên

trong hai tư thế: Nhìn xuống hoặc ngước lên. Nhìn xuống để sám hối tội lỗi và ngước
lên để cầu xin thượng đế rũ lòng thương.
Bi kịch thời Phục hưng: Gắn liền với tên tuổi của Xếchphia với những bi kịch
nổi tiếng như: Mắcbéc, Ôthenlô, Hămlét, Rômêô và Juliet, Vua Lia...Bi kịch Phục
Hưng phản ánh mâu thuẫn sâu sắc giữa lí tưởng nhân văn, hướng về tự do, muốn giải
phóng con người với thực tại bởi vì con người đang tồn tại với những nỗi khủng khiếp
mới.
Bi kịch Cổ điển thế kỉ XVII: Phản ánh mâu thuẫn giữa nghĩa vụ công dân và
dục vọng, tình cảm cá nhân và cố gắng dung hòa những mâu thuẫn này ở những mức
độ nhất định. Giai đoạn này có những nhà viết kịch nổi tiếng như: Raxin, Cócnây...Tác
phẩm tiêu biểu: Lơxít của Cócnây.
Bi kịch thời Khai sáng: Nêu lên những mâu thuẫn giữa khát vọng tự do chân
chính của con người với những thế lực tối tăm của xã hội đã bắt đầu tư sản hóa (Âm
mưu và tình yêu của Sile...)

1.4 Hoàn cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời của cái bi
1.4.1 Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam những năm 1945 – 1975
a. Giai đoạn 1945 - 1954
Hơn tám mươi năm dân tộc Việt Nam sống ách đô hộ của thực dân, đế quốc.
Ngần ấy thời gian dân tộc ta phải sống trong cảnh lầm than, nô lệ. Ngày 02 tháng 9

năm 1945 trước nửa triệu đồng bào Việt Nam, tại quảng trường Ba Đình Hồ Chí Minh
đọc bản tuyên ngôn lịch sử, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam – kỉ
nguyên độc lập, tự do. Lần đầu tiên dân tộc ta tự làm chủ được vận mệnh, số phận của
mình. Đây là ba mươi năm kháng chiến ngoan cường của cả dân tộc, tuy có nhiều mất
mát hi sinh nhưng cũng đầy vẻ vang đáng tự hào. Cách mạng tháng Tám thắng đã mở
ra một thời kì mới trong tiến trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Vượt qua mọi khó khăn, chính quyền dân chủ nhân dân không những được giữ
vững mà còn ngày càng củng cố, mạnh mẽ hơn. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Ðảng và
Hồ Chủ Tịch, bằng nhiều biện pháp kịp thời nhân dân ta đã chặn đứng nạn đói, phát
động một cao trào bình dân học vụ diệt giặc dốt và phong trào tình nguyện nhập ngũ
để bảo vệ nhà nước Cách mạng, bảo vệ toàn vẹn của tổ quốc. Ngày 06/01/1946, Quốc
Trang 23


Luận văn tốt nghiệp Đại học

SVTH: Nguyễn Hoàng Thiên

hội đầu tiên được bầu qua tổng tuyển cử. Hiến pháp được công bố - lần đầu tiên người
dân Việt Nam được làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Những thế lực thù
địch lần lượt bị khuất phục bằng những chính sách ngoại giao kiên quyết về nguyên
tắc nhưng uyển chuyển về sách lược của ta: Hai trăm ngàn quân Tưởng Giới Thạch
phải rút về nước kéo theo sự tán loạn của bọn phản động tay sai; hiệp định Sơ bộ
(06/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946) giúp nhân dân tranh thủ được thời gian hòa hoãn
để chuẩn bị lực lượng đương đầu lâu dài với thực dân Pháp.
Nền độc lập non trẻ của dân tộc ta dày công xây dựng không được hưởng niềm
vui trọn vẹn. Hòa bình không bao lâu chúng ta lại phải đối đầu với thực dân Pháp quay
lại xâm lược. Toàn thể dân tộc Việt Nam một lần nữa phải cầm súng chiến đấu. Họ
chiến đấu với tinh thần “thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước không chịu làm nô
lệ”. Sau những động thái cố níu kéo, giữ gìn nền hòa bình mới mẻ không thành trước

âm mưu và tội ác của giặc đã gây ra vì chúng muốn cướp nước ta một lần nữa. Ngày
19 tháng 12 năm 1946, Hồ Chí Minh – đại diện cho chính phủ Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa phát lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Một lần nữa đất nước ta triệu người
như một hăng hái ra chiến trường để chiến đấu. Trong suốt chín năm kháng chiến
chống Pháp, biết bao cảnh tang thương mất mát đã diễn ra dưới gót giày xâm lược của
kẻ thù ngoại xâm.
Ngày 07 tháng 5 năm 1954, quân dân ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
thần thánh, chấn động địa cầu. Sau chiến thắng ấy buộc thực dân Pháp phải ngồi vào
bàn đàm phán trao trả tự do cho miền Bắc bằng hiệp định Giơnevơ về Đông Dương
vào ngày 20 tháng 7 năm 1954.
Cuộc kháng chiến chín năm đã kết thúc thắng lợi. Một nửa đất nước được giải
phóng. Chính quyền kiểu mới ở các cấp từng bước được củng cố. Tổ chức Ðảng vững
mạnh hơn nhiều. Ðại hội Ðảng lần 2 (1951) xác định đúng đắn đường lối cho kháng
chiến. Năm 1953, Hồ Chủ Tịch ra sắc lệnh giảm tô và cải cách ruộng đất. Tuy có lúc
có nơi còn cực đoan, thái quá, nguyên tắc cứng nhắt, sai lầm trong thực hành tại địa
phương nhưng về cơ bản cuộc Cách mạng này đã thực sự giải phóng đất đai và người
nông dân, thủ tiêu triệt để quan hệ sản xuất lỗi thời, đem lại cho kháng chiến một động

Trang 24


Luận văn tốt nghiệp Đại học

SVTH: Nguyễn Hoàng Thiên

lực mạnh mẽ. Nền kinh tế tự túc đảm bảo được những nhu cầu thiết yếu của đời sống
nhân dân trong kháng chiến.

b. Giai đoạn 1954 – 1975
Sau ngày hiệp định Giơnevơ được kí kết - lấy vĩ tuyến 17 và con sông Bến Hải

làm ranh giới, chia đất nước thành hai bờ Nam – Bắc. Miền Bắc được sống trong hòa
bình độc lập, tiến hành xây dựng Chủ nghĩa xã hội đồng thời làm hậu phương chi viện
sức người, sức của cho miền Nam kháng chiến chống sự can thiệp của Mĩ – Ngụy.
Miền Bắc bước đầu thực hiện cải cách ruộng đất, sau ba năm khôi phục kinh tế
sau chiến tranh và bước vào thời kì đầu cải tạo CNXH. Bước đầu có những thành tựu
đáng khích lệ: Hợp tác xã ở nông thôn dần được mở rộng và lớn mạnh trở thành một
thành trì vững chắc chi viện cho miền Nam.
Không khí xây dựng ở miền Bắc hết sức sôi nổi, còn ở miền Nam phong trào
đấu tranh của quân dân chống chế độ Mĩ - Diệm diễn ra cũng rất quyết liệt. Trước khi
hiệp định Giơnevơ được kí kết mười ba ngày, Mĩ đưa Ngô Đình Diệm về Việt Nam
làm tướng bù nhìn. Tháng 9 năm đó, Mĩ quyết định viện trợ trực tiếp cho Ngô Đình
Diệm. Sau đó, Mĩ cử tướng Côlin sang làm đại sứ ở Sài Gòn. Đế quốc Mĩ từng bước
hất cẳng Pháp, xóa bỏ chế độ cai trị của Pháp. Nắm được quân đội, công an - công cụ
thống trị chủ yếu, Ngô Đình Diệm tiến thêm một bước mới. Và ngày 17/7/1955, Diệm
tuyên bố từ chối hiệp thương tổng tuyển cử. Sau đó hắn tổ chức “trưng cầu dân ý”, phế
truất vua Bảo Đại, Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống. Quyết định chiến lược của Mĩ
là đứng vững trên địa bàn miền Nam, tiêu diệt chế độ cách mạng miền Bắc, sau đó
vươn tới mục tiêu xa hơn trên địa bàn Châu Á. Vùng đất Vĩnh Linh – Quảng Trị trở
thành đầu cầu miền Bắc nối liền với tiền tuyến lớn miền Nam, là nơi giáp mặt của hai
chế độ tương phản nhau đến tột cùng. Dã tâm của đế quốc Mĩ là muốn biến giới tuyến
tạm thời nơi đây thành biên giới của hai quốc gia trong một nước.
Thánh 10 năm 1959, Mĩ – Diệm đưa ra bộ luật quân sự “Mười năm chín” vô
cùng dã man và độc ác. Chúng lê máy chém khắp miền Nam để khủng bố cách mạng
và lùng bắt để tiêu diệt Cộng sản tới cùng. Phương châm của chiến dịch này là “thà
giết lầm hơn bỏ xót”. Trước tội ác không ngừng dâng cao không ngừng leo thang của
bọn chúng, nhân dân miền Nam phải hứng chịu những tổn thất nặng nề. Biết bao sinh
Trang 25



×