Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

chuẩn bị học viết cho trẻ 5 6 tuổi trước khi vào lớp một

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.51 MB, 146 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Hứa Thị Lan Anh

CHUẨN BỊ HỌC VIẾT CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI
TRƯỚC KHI VÀO LỚP MỘT

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Hứa Thị Lan Anh

CHUẨN BỊ HỌC VIẾT CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI
TRƯỚC KHI VÀO LỚP MỘT
Chuyên ngành

: Giáo dục học (Mầm non)

Mã số

: 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ THỊ ÂN



Thành phố Hồ Chí Minh – 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Hứa Thị Lan Anh

1


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và triển khai viết luận văn, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Vũ Thị Ân - người đã dành rất nhiều thời gian
và tâm huyết hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban Giám Hiệu, các giảng viên khoa Giáo
Dục Mầm Non, Thư viện trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Những kiến thức và kinh nghiệm quý
báu thầy cô đã truyền đạt chính là hành trang quý báu cho tôi trên suốt chặng đường học
tập, nghiên cứu và dạy học sau này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu và tập thể giáo viên trường Mầm non
Rạng Đông 10 đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm tại
trường.
Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ

tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2
MỤC LỤC .................................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 6
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 7
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................................. 7
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................... 8
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................................... 8
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .............................................................................. 8
5. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................................... 8
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 8
7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 9
8. Đóng góp của luận văn ................................................................................................. 10
9. Cấu trúc của luận văn .................................................................................................. 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC CHUẨN BỊ HỌC VIẾT CHO TRẺ
5 - 6 TUỔI TRƯỚC KHI VÀO LỚP MỘT ............................................................ 11
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 11
1.1.1. Trên thế giới .......................................................................................................... 11
1.1.2. Trong nước ............................................................................................................ 12
1.2. Khái quát về hệ thống âm và chữ viết tiếng Việt .................................................... 15
1.2.1. Ngữ âm .................................................................................................................. 15
1.2.2. Chữ viết. Mối quan hệ giữa âm và chữ ................................................................. 16

1.3. Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 5 - 6 tuổi liên quan đến việc chuẩn bị học viết trước
khi vào lớp Một ................................................................................................................. 19
1.3.1. Đặc điểm về thể chất ............................................................................................. 19
1.3.2. Đặc điểm về ngôn ngữ........................................................................................... 20
1.3.3. Đặc điểm về nhận thức .......................................................................................... 21
1.4. Việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một ............................ 22
1.4.1. Cơ sở và quá trình học viết của trẻ ........................................................................ 22
1.4.2. Sự cần thiết của việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một . 32
1.4.3. Sự chuyển tiếp giữa việc chuẩn bị học viết ở trường MN với việc học viết ở
trường tiểu học ................................................................................................................ 34
3


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC CHUẨN BỊ HỌC VIẾT CHO TRẺ 5
- 6 TUỔI TRƯỚC KHI VÀO LỚP MỘT Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON
TẠI TP.HCM ............................................................................................................. 40
2.1. Tổ chức khảo sát ........................................................................................................ 40
2.1.1. Mục đích khảo sát ................................................................................................. 40
2.1.2. Đối tượng khảo sát ................................................................................................ 40
2.1.3. Nội dung khảo sát .................................................................................................. 41
2.1.4. Tiêu chí và thang đo đánh giá ............................................................................... 42
2.1.5. Cách thức tiến hành khảo sát ................................................................................. 43
2.2. Kết quả khảo sát ........................................................................................................ 43
2.2.1. Nội dung chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trong các chương trình GDMN ..... 43
2.2.2. Kết quả khảo sát trên GVMN về thực trạng của việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 6 tuổi trước khi vào lớp Một tại một số trường MN ....................................................... 46
2.2.3. Kết quả khảo sát trên trẻ về việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào
lớp Một tại một số trường MN ........................................................................................ 62
2.2.4. Nhận thức của phụ huynh đối với việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước
khi vào lớp Một ............................................................................................................... 64


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5 - 6 TUỔI CHUẨN BỊ HỌC
VIẾT TRƯỚC KHI VÀO LỚP MỘT ..................................................................... 68
3.1. Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi chuẩn bị học viết trước khi vào lớp Một ....... 68
3.1.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường chữ viết phong phú và hấp dẫn .................... 68
3.1.2. Biện pháp 2: Tổ chức các giờ học LQCV cho trẻ ................................................. 71
3.1.3. Biện pháp 3: Tổ chức các trò chơi về con chữ, tạo nhiều tình huống chơi hấp dẫn,
lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động viết ......................................................................... 73
3.1.4. Biện pháp 4: Hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và chính xác các thao tác liên quan đến
việc viết ........................................................................................................................... 75
3.1.5. Biện pháp 5: Tổ chức các hoạt động với sách ....................................................... 76
3.1.6. Biện pháp 6: Thực hiện việc chuẩn bị học viết cho trẻ mọi lúc mọi nơi và tích hợp
trong các hoạt động khác ................................................................................................. 78
3.1.7. Biện pháp 7: Công tác tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh.......................... 79
3.2. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất .................................................... 81
3.3. Thực nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi chuẩn bị học viết trước khi vào
lớp Một ............................................................................................................................... 81
3.3.1. Mục đích thực nghiệm........................................................................................... 81
3.3.2. Đối tượng thực nghiệm ......................................................................................... 82
3.3.3. Phạm vi thực nghiệm............................................................................................. 82
4


3.3.4. Thời gian thực nghiệm .......................................................................................... 82
3.3.5. Điều kiện tiến hành thực nghiệm .......................................................................... 82
3.3.6. Nội dung thực nghiệm ........................................................................................... 82
3.3.7. Các tiêu chí và thang đánh giá .............................................................................. 83
3.3.8.Tiến hành thực nghiệm ........................................................................................... 83
3.3.9. Phân tích kết quả thực nghiệm .............................................................................. 86

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 105
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 108

5


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GDMN

Giáo dục mầm non

GV

Giáo viên

GVMN

Giáo viên mầm non

LQCV

Làm quen chữ viết

MN

Mầm non

MTCV


Môi trường chữ viết

NĐC

Nhóm đối chứng

NTN

Nhóm thực nghiệm

SL

Số lượng

TB

Trung bình

TC

Tiêu chí

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

6


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Việt Nam.
Trong nhiều năm qua, GDMN luôn đổi mới trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ để đáp ứng
được yêu cầu của xã hội.
Giai đoạn 5 - 6 tuổi là giai đoạn trẻ chuẩn bị vào lớp Một, là giai đoạn trẻ chuẩn bị
chia tay với thời kỳ “chơi” để bước vào thời kỳ học tập thực sự, là giai đoạn chuyển giao
quan trọng của trẻ. Vì vậy, nó được các nhà giáo dục và các bậc phụ huynh đặc biệt quan
tâm. Việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một vì thế cũng được đặt ra một cách nghiêm túc.
Chuẩn bị chu đáo về mặt tâm lý, tâm thế, thổi vào trẻ sự ham mê học hỏi, thích học là tiền
đề để trẻ bước vào cổng trường tiểu học một cách tự tin và hứa hẹn học tốt. Trong bộn bề
những nội dung mà trường mầm non (MN) cần chuẩn bị phải kể đến nội dung chuẩn bị học
viết cho trẻ.
Thực tế cho thấy vì lo cho con của mình lúng túng, gặp khó khăn khi thực hiện các
nhiệm vụ học tập của những ngày đầu, năm đầu ở trường tiểu học nên không ít phụ huynh
cho trẻ học sớm, học trước những nội dung mà lẽ ra ở tuổi ấy trẻ chưa phải học. Một số nơi
còn chủ trương biên soạn những cuốn sách theo sách “Tiếng Việt 1” và dạy cho trẻ. Sự quan
tâm và việc chuẩn bị này là hết sức cần thiết nhưng nếu thái quá và không đúng cách thì kết
quả sẽ không cao, thậm chí có thể còn phản tác dụng. Nhiệm vụ là chuẩn bị thì nội dung phải
đúng là chuẩn bị, phải phù hợp với độ tuổi của trẻ.
Việc chuẩn bị học viết cho trẻ ở trường MN sẽ giúp trẻ có những hiểu biết ban đầu về
chữ viết của tiếng mẹ đẻ, đồng thời tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động liên quan
đến đọc - viết, giúp trẻ khám phá được niềm vui trong học tập. Sự chuẩn bị này sẽ là nền
tảng giúp trẻ học đọc, học viết thuận lợi khi vào lớp Một, thích ứng nhanh với cuộc sống ở
trường tiểu học về sau.
Xuất phát từ những điều trên đây, chúng tôi chọn đề tài “Chuẩn bị học viết cho trẻ 5 6 tuổi trước khi vào lớp Một”.

7


2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và tìm hiểu thực trạng của việc chuẩn bị học viết cho trẻ
5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một ở trường MN, chúng tôi đề xuất và thực nghiệm một số
biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi chuẩn bị học viết trước khi vào lớp Một.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích đã xác định trên đây, chúng tôi đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu là:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào
lớp Một.
- Tìm hiểu thực trạng của việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp
Một ở một số trường MN tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
- Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi chuẩn bị học viết trước
khi vào lớp Một.

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi chuẩn bị học viết trước khi vào lớp Một.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Công tác chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một ở trường MN tại
TP.HCM.

5. Giả thuyết nghiên cứu
Hiệu quả của việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một ở một số
trường MN chưa cao. Chúng tôi giả thuyết rằng: Nếu giáo viên mầm non (GVMN) biết
phối hợp một số biện pháp nhằm chuẩn bị học viết cho trẻ một cách hợp lý sẽ góp phần
nâng cao hiệu quả cho công tác chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một và giúp trẻ học tốt hơn ở bậc
tiểu học sau này.

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Nội dung nghiên cứu
Chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông là một đề tài rộng lớn của ngành tâm lý và giáo

dục học bao gồm nhiều nội dung như: chuẩn bị chung và chuẩn bị chuyên biệt.

8


Chuẩn bị chung bao gồm chuẩn bị về mặt tâm lí (chuẩn bị về tình cảm, ý chí, thời gian
học tập, quá trình nhận thức, vốn kiến thức…), chuẩn bị về thể lực...
Chuẩn bị chuyên biệt là sự chuẩn bị giúp trẻ lĩnh hội những môn học của trường phổ
thông như chuẩn bị học toán, chuẩn bị cho trẻ học đọc, học viết…
Với đề tài này, chúng tôi chỉ đặt ra vấn đề nghiên cứu việc chuẩn bị học viết cho trẻ trước
khi vào lớp Một.
6.2. Địa bàn nghiên cứu
Đề tài được triển khai nghiên cứu ở một số trường MN trên địa bàn TP.HCM.

7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tày này, chúng tôi lựa chọn các phương pháp sau:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp các tài liệu nhằm tìm hiểu cơ sở lí
luận của việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một. Các tài liệu mà
chúng tôi tìm hiểu bao gồm: Chương trình giáo dục mầm non mới (2009), các tài liệu liên
quan đến việc chuẩn bị cho trẻ học viết trước khi vào lớp Một, các tài liệu liên quan đến
hoạt động LQCV, kế hoạch giáo dục của giáo viên mầm non (GVMN) cho trẻ 5 - 6 tuổi…
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra
Phương pháp này được sử dụng nhằm tìm hiểu nhận thức của GVMN về việc chuẩn bị
học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một, cách thức GVMN chuẩn bị học viết cho
trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một, các hoạt động và hình thức mà GVMN thường tổ chức
để chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi, những khó khăn của GVMN trong việc sử dụng các
biện pháp nhằm chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi. Chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu
trưng cầu ý kiến dành cho các GVMN đang dạy ở một số trường MN tại TP.HCM.

7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành phỏng vấn GVMN nhằm tìm hiểu những khó khăn
của GVMN trong việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi và lắng nghe những đề xuất của
họ để khắc phục những khó khăn này. Đồng thời trao đổi với Ban giám hiệu, một số chuyên
viên mầm non và phụ huynh nhằm thu thập ý kiến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu.
7.2.3. Phương pháp quan sát

9


Chúng tôi quan sát các giờ học, các giờ chơi và một số hoạt động khác của trẻ, sản
phẩm của trẻ trong quá trình chuẩn bị học viết của trẻ 5 - 6 tuổi. Đồng thời, chúng tôi
nghiên cứu kế hoạch giáo dục của GVMN về công tác chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi
trước khi vào lớp Một.
7.3. Phương pháp thực nghiệm
Nhằm giải quyết nhiệm vụ Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6
tuổi chuẩn bị học viết trước khi vào lớp Một, chúng tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm.
Sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi xây dựng một số biện pháp và tiến
hành thực nghiệm để đánh giá tính khả thi của các biện pháp đã đề ra.
7.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp này, chúng tôi tiến hành xử lí số liệu nghiên cứu với phần mềm
SPSS 13.0.

8. Đóng góp của luận văn
- Chỉ ra thực trạng của việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một ở
một số trường MN tại TP.HCM.
- Đề xuất một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi chuẩn bị học viết trước khi vào lớp Một
ở trường MN.

9. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, luận văn được cấu trúc thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp
Một.
Chương 2: Thực trạng của việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp
Một ở một số trường MN tại TP.HCM.
Chương 3: Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi chuẩn bị học viết trước khi vào lớp
Một.

10


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC CHUẨN BỊ HỌC VIẾT
CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI TRƯỚC KHI VÀO LỚP MỘT
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc chuẩn bị cho trẻ những hành trang để tự tin bước vào trường tiểu học luôn được
các nhà giáo dục học, tâm lí học trên thế giới và trong nước quan tâm nghiên cứu. Việc
chuẩn bị học viết cũng vậy. Dưới đây chúng tôi xin điểm qua một số công trình nghiên cứu
của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề trên.
1.1.1. Trên thế giới
Ở Mỹ, một số công trình nghiên cứu của tác giả như: Deputi (1930), Morphett và
Whashburne (1931), Dunkhin (1940)... đã khẳng định là không nên cho trẻ học đọc khi còn
quá nhỏ, trẻ phải đạt tới tuổi khôn là sáu năm rưỡi. Một nghiên cứu khác của Duzkhin lại
chứng minh rằng một số trẻ 5 - 6 tuổi được chuẩn bị học đọc sớm học tốt hơn không chỉ ở
năm lớp Một mà sang cả năm lớp Hai.
Năm 1968, các tác giả Aleroy, Boussin... đã nghiên cứu 179 trẻ trong suốt ba năm
(mẫu giáo lớn, lớp dự bị, lớp sơ đẳng 1) và đi đến kết luận: trẻ 5 tuổi chưa đủ thành thục để
học đọc một cách chính thống. Ông cho rằng ở mẫu giáo chúng ta chỉ đơn giản là dạy trẻ tập
đọc các chữ cái, kết hợp với việc tập ghép âm tiết, hình thành các kĩ năng để trẻ học đọc
chính thức về sau.
Vấn đề dạy học chữ ở trường mẫu giáo đã được các nhà tâm lí và giáo dục học Xô

Viết cũ như: T.V.Phauxel, Ph.N.Blekher, D.B.Encônhin, L.E.Zurôva, L.K.Naziarôva,
G.A.Tumacôva... nghiên cứu phân tích rất nhiều. Một trong những vấn đề mà họ đề cập là
lứa tuổi nào thì bắt đầu dạy trẻ học chữ và trẻ học chữ như thế nào. Một số tác giả như
T.V.Phauxel, D.B.Encônhin, L.E.Zurôva cho rằng nên bắt đầu dạy trẻ từ 4 - 5 tuổi. Các tác
giả khác như Ph.N.Blekher, E.I.Tikheeva, L.K.Naziarôva thì lại cho rằng nên bắt đầu khi
trẻ được 6 - 7 tuổi. Cơ sở để các tác giả này quy định độ tuổi nên bắt đầu dạy chữ cho trẻ
chính là sự hứng thú của trẻ đối với việc học chữ.
Năm 1996, Marie Clay, nhà nghiên cứu giáo dục người New Zealand, đã đưa ra thuật
ngữ khả năng tiền đọc - viết để mô tả các hành vi của trẻ nhỏ khi chúng sử dụng sách và các
tài liệu, dụng cụ đọc - viết để bắt chước các hoạt động đọc và viết mặc dù trẻ thực sự không
thể đọc và viết theo cách thông thường.
11


Những nghiên cứu gần đây của một số tác giả như: Alllington và Cunningham (1996);
Grifin và Snow (1999); Clay (1991); Han và Moat, (1999); Holdaway (1979); Teale và
Sulzby (1986) cho thấy sự phát triển khả năng tiền đọc - viết của trẻ bắt đầu từ rất sớm,
trước khi chúng bước vào việc học đọc, học viết chính thức ở trường tiểu học.
Theo Sulzby (1989 & 1991) thì sự phát triển khả năng tiền đọc - viết được nuôi dưỡng
bởi các nối tiếp xúc về mặt xã hội, giữa người lớn và trẻ em, giữa trẻ em và các tài liệu đọc viết [9, tr.169].
Riêng Đ.B.Encônhin đã biên soạn cơ sở lí luận và chương trình cho việc dạy trẻ học
chữ. Và đóng góp quan trọng của ông đó là việc sử dụng chương trình dạy chữ cho trẻ như
là một phương tiện để phát triển trí tuệ bằng phương pháp mô hình hóa cấu tạo âm thanh
của ngôn ngữ.
Trong tập san Thông tin khoa học Giáo dục Mầm non số 11/1999, có rất nhiều tác giả
đề cập đến vấn đề chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông. Tác giả A.Kuznhexova đã đưa ra
“Chuẩn bị cho trẻ học tập ở trường phổ thông”, tác giả L. Paramonova, T.Alieva,
A.Arusanova đã đưa ra “Đổi mới việc chuẩn bị cho trẻ vào phổ thông”. Các tác giả đã cho
thấy tầm quan trọng và xu hướng đổi mới của việc chuẩn bị cho trẻ trước khi vào lớp Một.
Bài “Đọc - viết và giai đoạn đầu phát triển” của Gilbson và Neuman cũng đã đề cập

đến chức năng của ngôn ngữ viết được hình thành ở độ tuổi rất sớm.
Tác giả Carol Seefelat và Nita Branour có bàn về việc “Đọc và viết”của trẻ trong
“Tuyển tập các bài viết về giáo dục mầm non” (tr.246 - 250). Bài viết nói về các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình đọc và viết của trẻ, mục tiêu của của việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi học
chữ, các hoạt động giúp trẻ trải nghiệm việc đọc. A.Chafel Judith cũng đã bàn về vấn đề
“Làm thế nào để khả năng sớm biết đọc và viết hình thành một các tự nhiên ở trẻ”, theo tác
giả ở tuổi MN trẻ cần được học đọc, học viết một cách tự nhiên, gần gũi và đó là tiền đề để
trẻ có thể học đọc, học viết một cách chính thức.
Các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới đã chứng minh rằng trẻ MN cần
có sự chuẩn bị để bước vào trường phổ thông nói chung và học chữ nói riêng.
1.1.2. Trong nước
Có rất nhiều nhà tâm lí và giáo dục của Việt Nam nghiên cứu về khả năng sẵn sàng đi
học của trẻ, việc chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông nói chung và chuẩn bị cho trẻ học
đọc, học viết nói riêng. Có thể kể đến một số tác giả sau:
12


Tác giả Trần Trọng Thủy, với bài “Trẻ em cần phải được chuẩn bị cho việc vào lớp
Một” trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học (1995), cho rằng: “Nhiều công trình nghiên cứu đã
chứng minh được rằng trẻ mẫu giáo lớn đã có thể học đọc, học viết, học tính và giải được
các bài toán số học đơn giản nhất. Vì vậy, ngày nay, trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp
Một, ngay từ mẫu giáo lớn, người ta đã dạy cho trẻ một số tri thức kĩ năng riêng mà trước
đây người ta coi là những cái thuộc về bậc tiểu học”. Tác giả khẳng định việc chuẩn bị cho
trẻ trước khi vào lớp Một là cần thiết và tác giả cũng đưa ra các yếu tố cần chuẩn bị cho trẻ
trước khi vào lớp Một.
Sử dụng test "Sẵn sàng đi học" với các nội dung như: ngôn ngữ, toán, tâm vận động
và giao tiếp, tác giả Nguyễn Thị Hồng Nga - Viện Khoa học giáo dục - đã cho thấy ngôn
ngữ của trẻ yếu hơn các mặt khác. Vì vậy một trong những nội dung cần chuẩn bị cho trẻ
trước khi vào lớp Một đó là chuẩn bị về ngôn ngữ. Cụ thể về mảng vốn từ, ngữ pháp và
ngôn ngữ mạch lạc của trẻ 5 - 6 tuổi, là những điều kiện cần thiết cho trẻ học tập ở phổ

thông được rất nhiều tác giả dày công nghiên cứu như: Nguyễn Xuân Khoa, Đinh Hồng
Thái, Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Xuân Thức, Hoàng Thị Thu Hương, Huỳnh Ái Hồng,
Hồ Lam Hồng…
Riêng mảng đọc - viết cũng có rất nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu. Trong tập san
Thông tin khoa học Giáo dục mầm non số 11/1999, tác giả Nguyễn Thị Phương Nga có bài
“Khi nào bắt đầu dạy chữ cho trẻ” và bài “Chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi học chữ như thế nào” để
nhấn mạnh rằng trẻ MN chỉ làm quen chữ viết (LQCV) chứ chưa có học chữ chính thống
như học sinh tiểu học. Vì vậy, chúng ta cần có những biện pháp phù hợp để cho trẻ làm
quen với chữ viết.
Năm 2003, Trần Thị Nga đã đưa ra “Một số cơ sở lí luận về việc cho trẻ mẫu giáo
làm quen với đọc viết” để giúp người làm công tác giáo dục có thể hiểu rõ hơn cơ sở lí luận
của việc cho trẻ LQCV ở trường MN. Tác giả Phan Lan Anh cũng đã đề cập đến “Đặc điểm
phát triển khả năng tiền đọc - viết của trẻ” trong tạp chí Giáo dục mầm non số 4/2009, bài
viết cho thấy cơ sở của việc chuẩn bị đọc - viết cho trẻ.
Cùng đề cập đến nội dung cách thức chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một, tác giả Nguyễn Thị
Phương Nga đã viết “Môi trường tốt để cho trẻ học chữ viết” trong tập san Thông tin khoa
học Giáo dục mầm non số 9/2003, còn tác giả Vũ Thị Hương Giang lại bàn về việc “Sử
dụng tranh truyện để phát triển khả năng tiền đọc – viết cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi”, tác
13


giả Phan Lan Anh lại nói về “Trò chơi với sự phát triển khả năng tiền đọc - viết của trẻ
MN”. Tất cả các tác giả đều đưa ra những cách cho trẻ làm quen với đọc - viết một cách tự
nhiên, phù hợp với lứa tuổi.
Để giúp các nhà giáo dục có cái nhìn toàn diện hơn về việc cho trẻ làm quen với chữ,
năm 2010, tác giả Vũ Thị Thảo đã viết bài “Những nền tảng vững chắc để phát triển khả
năng đọc viết cho trẻ mầm non” trong Kỉ yếu hội thảo Đào tạo giáo viên mầm non trong
thời kì hội nhập quốc tế (tr.131-135), tác giả Hoàng Mai đã viết “Cho trẻ 5 tuổi tập làm
quen với chữ viết theo hướng đổi mới”. Điều này giúp chúng ta nhìn nhận về điểm mới của
chương trình cho trẻ LQCV hiện nay.

Đề xuất các cơ sở và cũng là điều kiện để tích hợp việc LQCV cho trẻ, tác giả Trần
Thị Nga có bài: “Làm quen với đọc viết và hoạt động giáo dục giúp trẻ mầm non phát triển
hứng thú đọc viết” trong tạp chí Giáo dục Mầm non (số 2/2010). Cũng tác giả này, trong Kỷ
yếu Hội thảo khoa học (2003) với bài “Khả năng tích hợp của việc cho trẻ làm quen với chữ
viết”, tác giả đã đề cập đến nội dung, phương pháp của quá trình chuẩn bị cho trẻ LQCV.
Trong “Tuyển tập các bài viết về GDMN” (2006), tác giả Lê Thị Ánh Tuyết đã đề cập
về “Cho trẻ MN làm quen chữ viết - các quan niệm và thực tiễn”. Tác giả đã bàn về việc
cần phải chuẩn bị cho trẻ học chữ như thế nào, những thay đổi trong công tác chuẩn bị cho
trẻ mẫu giáo học chữ ở Việt Nam hiện nay.
Năm 2009, luận án Tiến sĩ của tác giả Phạm Thị Lan Anh đã nghiên cứu “Sử dụng trò
chơi nhằm phát triển khả năng tiền đọc - viết cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường MN”. Tác
giả đã đi sâu vào tìm hiểu một trong những biện pháp có thể sử dụng để phát triển khả năng
tiền đọc - viết cho trẻ 5 - 6 trước khi vào lớp Một, đó chính là trò chơi. Kết quả nghiên cứu
cho thấy việc sử dụng trò chơi mang lại hiệu quả trong việc phát triển khả năng tiền đọc viết cho trẻ MG 5 - 6 tuổi và điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc học chữ của trẻ ở lớp
Một về sau.
Tạp chí Giáo dục Mầm non (số 4/2011) có bài viết “Để chuẩn bị tốt tiếng Việt cho trẻ
mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số” của tác giả Nguyễn Minh Thảo. Tác giả đã đề cập đến
những khó khăn khi học tiếng Việt của trẻ vùng dân tộc thiểu số, từ đó tác giả nêu lên vai
trò của người giáo viên (GV) trong việc phát triển ngôn ngữ và chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ
trước khi vào lớp Một.

14


Như vậy, có thể thấy rất nhiều tác giả đề cập đến việc chuẩn bị học chữ cho trẻ trước
khi vào lớp. Nhưng những công trình đi sâu nghiên cứu việc chuẩn bị học viết cho trẻ còn ít.
Nhất là việc bàn đến các biện pháp nhằm chuẩn bị cho trẻ 5 - 6 tuổi chuẩn bị học viết trước
khi bước vào lớp Một chưa thật cụ thể.

1.2. Khái quát về hệ thống âm và chữ viết tiếng Việt

1.2.1. Ngữ âm
Nói đến ngôn ngữ, trước hết là nói đến ngôn ngữ thành tiếng - tức ngữ âm. Ngữ âm là
mặt hình thức có tính vật chất (mặt biểu hiện) của ngôn ngữ.
Ngữ âm là cách gọi tắt của âm thanh ngôn ngữ - một loại âm thanh đặc biệt do con
người phát ra dùng để giao tiếp và tư duy. Ngữ âm bao gồm các âm, các thanh, các kết hợp
âm thanh và giọng điệu trong một từ, một câu của một ngôn ngữ [5, tr.7].
Mỗi ngôn ngữ có một hệ thống ngữ âm riêng. Có âm thanh có mặt trong ngôn ngữ này
nhưng lại không dùng trong ngôn ngữ kia. Ví dụ: hệ thống phụ âm của tiếng Anh có âm /θ/
(như: /θ/ think: nghĩ), nhưng trong tiếng Việt không có, hay tiếng Việt có các nguyên
âm // // (ă, â), tiếng Anh lại không có… Tiếng Việt sử dụng thanh điệu, trong khi các
ngôn ngữ châu Âu không dùng thanh điệu. Thường thì mỗi ngôn ngữ lựa chọn và sử dụng
khoảng 40 âm vị.
Mỗi cộng đồng ngôn ngữ cũng có những qui ước khác nhau về cách kết hợp các âm
thanh để cho ra các tập hợp lớn hơn (tiếng/âm tiết - mặt biểu đạt). Chẳng hạn, tiếng Việt
hiện đại qui ước phụ âm không kết hợp với phụ âm (nghĩa là trong tiếng Việt hiện đại không
có phụ âm kép), trong khi các ngôn ngữ châu Âu có phụ âm kép (như //: kls, lớp học tiếng Anh)… Hay tiếng Việt qui ước các phụ âm //, //…không được phân bố cuối âm tiết,
trong khi tiếng Anh lại có (books, liked) v.v…
Sau đây là hệ thống âm vị tiếng Việt:
Khái niệm âm vị: âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất có chức năng khu biệt [5, tr.10].
Với người Việt, tập hợp âm thanh ta, khác la, khác ba… bởi sự có mặt hay vắng mặt của âm
//, //, //.
Thứ nhất là hệ thống âm vị phụ âm đầu.
15


Khái niệm phụ âm: Phụ âm là những âm khi phát âm, luồng hơi thoát ra gặp sự cản trở
(sự thu hẹp của dây thanh, sự chặn lại bởi đầu lưỡi chạm vào chân răng hay sự khép lại của
hai môi…), nó phải phá chỗ cản hoặc lách qua khe hở để thoát ra, nó có tần số không ổn
định, có âm hưởng không “dễ nghe” như nguyên âm [5, tr.13].
Thứ hai là âm đệm (bán âm 1).

0F

Khái niệm bán âm: Bán âm (gọi đầy đủ là bán nguyên âm hoặc bán phụ âm) là những
âm có đặc điểm cấu âm - âm học giống nguyên âm nhưng chức năng giống phụ âm [5,
tr.15]. Nó không làm hạt nhân của âm tiết, chỉ có thể đứng trước đỉnh hoặc sau đỉnh âm tiết,
phát âm lướt nhẹ hơn so với nguyên âm. Chẳng hạn, trong tiếng khuỷu có bán âm /--/
đứng trước và đứng sau nguyên âm [i] hoặc /--/ (trong các tiếng hoa, khoe, thuận, tuy…)
Thứ ba là hệ thống âm vị nguyên âm.
Khái niệm nguyên âm: Nguyên âm là những âm khi phát âm, luồng hơi thoát ra ngoài
một cách tự do có chu kỳ và tần số xác định, có âm hưởng “êm ái”, “dễ nghe” [5, tr.12].
Số lượng nguyên âm của tiếng Việt là 14 âm vị, trong đó có 11 nguyên âm đơn và 3
nguyên âm đôi.
Thứ tư là hệ thống âm cuối: gồm 8 âm vị, trong đó có 6 âm vị phụ âm và 2 bán âm.
Thứ năm là hệ thống âm vị thanh điệu. Tiếng Việt là ngôn ngữ lựa chọn và sử dụng số
lượng thanh điệu nhiều nhất trong những ngôn ngữ có dung thanh điệu: 6 âm vị: thanh
ngang, thanh huyền, thanh ngã, thanh hỏi, thanh sắc, thanh nặng.
1.2.2. Chữ viết. Mối quan hệ giữa âm và chữ
Con người có mặt trên trái đất hàng chục vạn năm, nhưng tới một giai đoạn nhất định
chữ viết mới ra đời do xuất phát từ nhu cầu thông tin liên lạc ở phạm vi không gian rộng lớn
và thời gian lâu dài. Từ nhu cầu đó, lời nói (những tín hiệu thính giác) phải được biểu trưng
hóa bằng vật chất phi âm thanh (hệ thống tín hiệu thị giác) - hệ thống chữ viết. Chữ viết là
hệ thống kí hiệu đồ hình cố định hóa ngữ âm [5, tr.45]. Nó là kí hiệu của kí hiệu. Như thế
cũng có nghĩa chữ viết không phải ngữ âm mà chỉ là cái biểu thị ngữ âm. Chữ viết có quan
hệ mật thiết với ngôn ngữ nhưng không thể đồng nhất ngôn ngữ và chữ viết. Người ta có thể
không biết chữ nhưng vẫn giao tiếp bằng ngôn ngữ nói. Thực tế cho thấy trên thế giới, có

1

Âm đệm hay còn gọi là bán âm


16


những dân tộc có ngôn ngữ riêng nhưng vẫn chưa có chữ viết.
Ngữ âm học tiếng Việt hiện đại định nghĩa: “Chữ viết là 1 hệ thống kí hiệu bằng
đường nét để ghi lại ngôn ngữ thành tiếng” [12, tr.76]. Hay, theo từ điển tiếng Việt của Như
Ý (chủ biên) thì chữ viết là “Hệ thống kí hiệu bằng đường nét dùng để ghi tiếng nói”.
Tác giả Võ Xuân Hào cũng cho rằng: “Chữ viết là một hệ thống kí hiệu thị giác dùng
để ghi lại âm thanh của ngôn ngữ”.
Chữ viết là hệ thống các ký hiệu ghi lại ngôn ngữ theo dạng văn bản, là sự miêu tả
ngôn ngữ thông qua việc sử dụng các ký hiệu hay các biểu tượng. Nó phân biệt với sự minh
họa như các phác họa trong hang động hay các tranh vẽ, đây là các dạng ghi lại ngôn ngữ
theo các phương tiện truyền đạt phi văn bản, ví dụ như các băng từ tính trong các đĩa âm
thanh.
Tóm lại, chữ viết là đại diện của âm thanh ngôn ngữ, là phương tiện ghi lại ngữ âm,
một phương tiện thô sơ nhất nhưng cũng tiện dụng nhất. Trong các ngôn ngữ thuần khiết,
chữ viết còn là phương tiện ghi lại một số hình thái không được phát âm. Ví dụ: trong tiếng
Pháp, “Elle est arrivée” (Chị ấy đã tới), “e” - hình thái biểu thị giống cái - không được phát
âm [38, tr.32]. Mối quan hệ giữa chữ viết và ngữ âm là mối quan hệ giữa hai mặt của kí
hiệu. Có nhiều loại hình chữ viết như chữ viết ghi hình, chữ viết ghi ý, chữ viết ghi âm…
Chữ Việt là chữ ghi âm.
Kiểu ghi âm âm vị: phát âm thế nào dùng kí hiệu đường nét tương ứng với kí hiệu âm
thanh để ghi lại nên dễ học dễ nhớ. Loại hình chữ viết này được xây dựng theo nguyên tắc:
mỗi chữ cái (con chữ/ký tự) ghi cho một âm vị và ngược lại mỗi âm vị được ghi bằng một
chữ cái, theo tỉ lệ một tương ứng với một. Đó được xem là qui tắc chính tả lí tưởng, là giải
pháp tối ưu nhất cho chữ viết ghi âm.
Tuy nhiên, do lịch sử hình thành chữ quốc ngữ và do sự phát triển không tương ứng
giữa âm và chữ nên một số trường hợp qui tắc trên bị vi phạm. Chẳng hạn:
Một âm vị được thể hiện bằng nhiều chữ: ghi bằng nhiều con chữ khác nhau.
- Âm vị /-/ có 3 sự thể hiện: k, q, c. Trong đó, viết “k” khi đứng trước các nguyên âm

/, , , / (kính, kể, kém, kiến), viết “q” khi đứng trước âm đệm (quả, quấn quít…), viết
“c” trong các trường hợp khác (cam, cong cớn, công cốc…); v.v…
- Âm đệm /--/ cũng có 2 sự thể hiện: viết “o” khi đứng trước các nguyên âm /,
17


, / (khoan, hoặc, xòe), viết “u” trong các trường hợp khác (tuấn, thủy, khuê, quả,
quặc…).
- Nguyên âm đôi // có 4 sự thể hiện trên chữ viết: “iê” trong các âm tiết không có
âm đệm và có âm cuối (liêu xiêu, thiền, chiếm…), “yê” trong các âm tiết có âm đệm và có
âm cuối (thuyền, khuyết…); “ia” trong các âm tiết không có âm đệm và không có âm cuối
(mía, chia…), “ya” trong các âm tiết có âm đệm và không có âm cuối (khuya) ; v.v…
Những trường hợp 1 âm vị có nhiều sự thể hiện trên chữ viết đều tuân theo qui tắc
chính tả tiếng Việt. Chẳng hạn, âm vị // viết “ngh” khi đứng trước các nguyên âm dòng
trước /, , , / (nghỉ, nghển, nghe, nghiệt), viết “ng” trong các trường hợp còn lại (ngát,
ngăn, ngoằn...). Không tuân thủ qui tắc này thì xem là phạm lỗi.
Song lại có trường hợp 1 chữ thể hiện cho nhiều âm vị. Chẳng hạn chữ “a” ghi cho âm
vị // (mát, sang…), ghi cho âm vị // (may, sau), ghi cho âm vị // (xanh, khách). Hay
chữ “i” ghi cho âm vị // (đi, chính…), lại còn ghi cho âm vị // (chồi, tươi, soi…) v.v…
Lại có trường hợp một âm vị được ghi bằng một tổ hợp chữ cái, Chẳng hạn:
- Âm vị /-/ được ghi bằng tổ hợp 2 con chữ: “ng” (như: ngoan ngoãn, ngắn,
ngọc…); bằng tổ hợp 3 con chữ: “ngh” khi đứng trước các nguyên âm /, , , / (nghỉ,
nghển, nghe, nghiệt).
- Âm vị /-/ cũng vậy: ghi bằng tổ hợp 2 con chữ “gh” khi đứng trước /, , , /
(ghi, ghế, ghét, ghiếc); ghi bằng “g” trong những trường hợp còn lại.
- Âm vị // được ghi bằng tổ hợp 2 con chữ: “ch” (chính, cha…) v.v…
Nhưng lại cũng có những trường hợp âm vị không tuân theo quy luật nào mà phụ
thuộc vào ngữ nghĩa. Chẳng hạn âm vị /z/ viết là “d” trong các trường hợp như: da (diết),
(để) dành, dấu (hiệu), dải (lụa), duyên dáng, viết “gi” trong các trường hợp như: gia (đình),
giành giật, giấu giếm, giảng giải, giáng (đòn)…

Còn có những mặt hạn chế như một âm vị có nhiều sự thể hiện trên chữ viết, một chữ
ghi cho nhiều âm vị, một âm vị được ghi bằng nhiều chữ cái ghép lại, nhưng nhìn chung hệ
thống chữ viết tiếng Việt khá thuận lợi cho việc học đọc, học viết: đọc thế nào viết thế ấy và
18


nhìn chữ là đọc được. Đó chính là ưu điểm của loại hình chữ viết ghi âm âm vị.
Trên đây, chúng tôi đã trình bày khái quát về hệ thống âm và chữ viết tiếng Việt. Đó
là những cơ sở lí luận nền tảng để chúng tôi đi sâu nghiên cứu việc chuẩn bị học viết cho
trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một.

1.3. Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 5 - 6 tuổi liên quan đến việc chuẩn bị học viết
trước khi vào lớp Một
1.3.1. Đặc điểm về thể chất
Ở trẻ 5 - 6 tuổi, não, hệ thần kinh, hệ cơ, hệ xương… phát triển tương đối mạnh; vận
động của các cơ nhỏ ở ngón tay và bàn tay ngày càng nhanh nhẹn, khéo léo và linh hoạt
hơn. Trẻ không chỉ đặt những khối nhỏ vào đúng chỗ trong trò chơi xây dựng, chơi cắt, dán,
vẽ và xâu hạt mà còn có thể cầm bút để viết hoặc vẽ.
Cũng ở giai đoạn này vận động tinh của trẻ thể hiện rõ ở cả hai tay, trẻ sử dụng cả hai
tay để làm việc và phân biệt được tay thuận và tay không thuận. Khi sử dụng bút chì, việc
nắm bút bằng 3 ngón tay sẽ được thiết lập rõ ràng và trẻ có thể cầm bút đúng, tô chữ cái
thành thạo; vẽ và đồ các hình; vẽ chữ theo mẫu, vẽ hình người với 6 bộ phận; sao chép các
hình tam giác, hình vuông v.v... Sự di chuyển của các ngón tay trong khi vẽ, sao chép được
trẻ di chuyển một cách tỉ mỉ và chính xác hơn.
Vận động tinh của trẻ 5 - 6 tuổi có thể đạt đến các mức độ sau:
- Tự thực hiện các nhiệm vụ đơn giản để chăm sóc bản thân mình như mặc quần áo, đi
vệ sinh, buộc dây giày, ăn uống …
- Làm các động tác linh hoạt bằng tay: thao tác với các vật nhỏ trong bàn tay: cầm,
nắm, búng, bật, rải…; nắm được các vật bằng 2, 3 ngón tay như cầm bàn chải đánh răng,
cầm kéo, bút, lược, thước…một cách thuần thục; dùng một tay giữ vật này, tay kia giữ vật

khác để thực hiện hoạt động của mình như vặn ốc vít, xâu chuỗi hạt, may cúc áo, …; sử
dụng chóp của ngón tay cái và một số ngón tay khác thao tác với các dụng cụ như nhíp,
kẹp…để gắp những vật nhỏ một cách chính xác; xếp chồng các vật lên nhau, lắp ghép, đan
cài các đồ chơi; xâu kim lớn; sử dụng dao và nĩa v.v… Đó đều là những động tác đòi hỏi sự
khéo léo của đôi tay.
- Phức tạp hơn, trẻ biết dùng bút để sao chép hầu hết các chữ cái trong tiếng mẹ đẻ;
dùng bút để vẽ hầu hết các hình cơ bản như hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình tam
19


giác; dùng bút vẽ người có nhiều bộ phận và nhiều chi tiết hơn như tóc, tay, chân, ngón tay,
ngón chân…
- Biết dùng kéo cắt một bức tranh có những đường nét phức tạp, rối rắm hơn (các điểm
nối có góc hẹp, các đường cong gấp…).
Cùng lúc này, hoạt động của mắt giúp trẻ hướng theo để điều khiển hoạt động của tay.
Như vậy, kĩ năng vận động tinh của trẻ 5 - 6 tuổi đã có những bước phát triển đáng kể
so với trẻ ở độ tuổi thấp hơn. Để giúp trẻ tiếp tục phát triển các kỹ năng này một cách chắc
chắn, bền vững người dạy phải tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên được thực hành, luyện
tập từ chỗ quen đến thuần thục; cho trẻ được thao tác bằng nhiều dụng cụ và nguyên vật liệu
khác nhau; cho trẻ được chơi với những trò chơi có sự tham gia của đôi bàn tay khéo léo…
Những đặc điểm về kĩ năng vận động tinh như vậy, trẻ 5 - 6 tuổi hoàn toàn có thể làm quen
với việc cầm bút và các hoạt động liên quan đến việc viết chữ.
1.3.2. Đặc điểm về ngôn ngữ
Con người mới sinh ra chưa có ngôn ngữ mà chỉ có khả năng ngôn ngữ. Ngôn ngữ với
con người là cái đưa từ bên ngoài vào. Lúc đầu là ít, đơn giản sau nhiều và phức tạp hơn. Ở
giai đoạn 5 - 6 tuổi, trẻ đã có một vốn ngôn ngữ nhất định có thể sử dụng để giao tiếp trong
cộng đồng. Trẻ phân biệt được âm này với âm khác, tập hợp âm thanh này với tập hợp âm
thanh khác khi nghe và khi nói. Kết quả này là do sự phát triển của não bộ, của hệ thần kinh
(như đã nói ở trên), của sự hoàn thiện về bộ máy phát âm cùng với sự hòa nhập trong cộng
đồng ngôn ngữ. Cách phát âm của trẻ luôn hướng tới chuẩn và đã bước đầu tương đối

chuẩn. Đương nhiên cũng có trường hợp vì lý do này lý do kia có những trẻ ở độ tuổi này
phát âm còn ngọng nghịu hoặc chưa phát âm đúng các âm khó (chẳng hạn: hoa  ha, gà

 hà, ngã  ngá…). Trẻ cũng biết nói đúng ngữ điệu để biểu thị thái độ tình cảm: khi
giận giữ ra sao, khi trìu mến thì thế nào. Khả năng này được thể hiện khá rõ khi trẻ kể
chuyện.
Nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh, những điều diễn ra trong cuộc sống thường
nhật, nhu cầu giao tiếp đòi hỏi vốn từ luôn luôn được mở rộng, được làm giàu đối với mỗi
cá nhân. Vốn từ vựng của trẻ tích lũy được cho đến lúc này đã khá phong phú, từ những từ
biểu thị gọi tên sự vật hiện tượng đến những từ biểu thị các hoạt động, trạng thái, thuộc tính
tính chất v.v… Trẻ nắm được vốn từ trong tiếng mẹ đẻ đủ để diễn đạt những điều mình
muốn trong đời sống hàng ngày. Không những thế, trẻ còn biết “sáng tạo” ra những cách
20


nói của riêng mình. Chẳng hạn, Vịt ngã lộn phèo, đỏ choen choét. Đó là biểu hiện của tính
tích cực trong nhận biết và học tập của trẻ - một trong những yếu tố quan yếu cho quá trình
học tập và khám phá sau này. Cùng với quá trình sử dụng từ ngữ, trẻ hiểu và phân biệt được
nghĩa của các từ, hiểu vì sao lại gọi bóng là quả, cột điện là cây, cái buồm là cánh v.v…
Cho đến cuối tuổi mẫu giáo, trẻ có thể sử dụng hầu hết các quy tắc ngữ pháp và nói
chuyện tương đối chuẩn, mặc dù quá trình đó diễn ra không ý thức, khác với việc học ngữ
pháp một cách có ý thức ở trường phổ thông sau này… Trẻ biết sử dụng các kiểu câu: câu
tường thuật, câu hỏi, câu cầu khiến…(xét theo mục đích giao tiếp); các câu đơn giản, câu
phức, câu ghép (xét về cấu trúc cú pháp). Trẻ tự tin hơn khi nói chuyện, diễn đạt mạch lạc
trôi chảy hơn.
Tóm lại, ở giai đoạn 5 - 6 tuổi, một đứa trẻ bình thường phát âm đúng các âm trong
tiếng mẹ đẻ; có một vốn từ ngữ thông dụng đủ để giao tiếp hàng ngày; biết nói những câu
đúng ngữ pháp; biết bày tỏ thái độ tình cảm, sự đánh giá của mình trước hiện thực một
cách thoải mái, mạch lạc. Ở một số trẻ còn có những sáng tạo trong quá trình sử dụng ngôn
ngữ. Tất cả những điều trên cho thấy trẻ 5 - 6 tuổi có khả năng làm quen với việc đọc và

viết. Khả năng này nếu được phát huy sẽ giúp trẻ tự tin và học đọc, học viết tốt khi vào lớp
Một.
1.3.3. Đặc điểm về nhận thức
Ở giai đoạn 5 - 6 tuổi, nhận thức cảm tính của trẻ phát triển. Trẻ lĩnh hội được các
hướng chung để tiếp cận, tìm tòi, khám phá các sự vật xung quanh. Chẳng hạn, chúng có
thể xác định được độ dài, độ cao của một đồ vật, nhận biết và định hướng được về không
gian, thời gian, về các loại âm thanh trong đời sống đặc biệt là âm thanh ngôn ngữ. Sự phát
triển về nhận thức này là một trong những điều kiện giúp trẻ học chữ sau này.
Việc tri giác các âm thanh ngôn ngữ của trẻ đã có nhiều tiến bộ. Cùng với sự phát triển
tri giác nghe, các vận động của tay chân và toàn thân cũng có ý nghĩa quan trọng. Các vận
động này giúp trẻ tách biệt được các tiếng, các âm. Cuối tuổi mẫu giáo, trẻ có khả năng
định hướng không gian không phụ thuộc vào điểm đứng của trẻ. Tuy nhiên do đặc điểm tri
giác còn mang tính chất tổng thể nên nếu người dạy không bồi dưỡng các kỹ năng quan sát,
phân tích, tổng hợp thì trẻ sẽ khó phân biệt được các con chữ.
Những ghi nhớ của trẻ ngày càng có chủ định. Ý thức bản ngã và tính chủ định trong
hoạt động tâm lí của trẻ được nâng cao. Việc đặt mục đích cho hành động và lập kế hoạch
21


để thực hiện hành động thể hiện rõ nét ở trẻ. Từ đó, trẻ say mê hơn, ham hiểu biết hơn,
hứng thú học hỏi hơn đặc biệt muốn biết đọc biết viết để khám phá kho tàng tri thức của
nhân loại không phải phụ thuộc vào người khác (tự đọc, tự viết).
Trẻ cũng nhìn nhận sự vật hiện tượng một cách tổng quát. Vì thế, khi chuẩn bị học viết
cho trẻ cần để trẻ nhận diện chữ cái, các nét chữ giống và khác nhau để trẻ tập so sánh, tự
rút ra kết luận, rồi mới tiến hành các hoạt động liên quan. Đồng thời, việc chuẩn bị học viết
cho trẻ cần cụ thể hóa nội dung bằng đồ vật, tranh ảnh, động tác, giọng nói… nhằm làm
phong phú biểu tượng cảm tính của trẻ, từ đó thiết lập mối liên tưởng giữa nội dung hình
vẽ với từ ngữ, chữ cái đi kèm.
Bên cạnh sự phát triển của nhận thức cảm tính, ở giai đoạn này, tư duy hình tượng của
trẻ cũng phát triển mạnh. Trẻ nắm được các thao tác đơn giản như: phân tích, tổng hợp, so

sánh, khái quát… Tuy nhiên, tư duy của trẻ vẫn còn đậm cảm tính và mang sắc thái tình
cảm. Trẻ thường bị hấp dẫn bởi những hình ảnh trực quan bên ngoài. Trẻ ghi nhớ chủ yếu
những gì gây hứng thú hoặc tạo ấn tượng mạnh. Vì vậy, muốn chuẩn bị học viết cho trẻ
hiệu quả cần tổ chức các hoạt động dựa trên hứng thú và nguyện vọng làm cho trẻ có
những cảm xúc mạnh mẽ và ấn tượng sâu sắc với hoạt động đó.
Lúc này, kiểu tư duy trực quan sơ đồ cũng được hình thành. Nhờ đó, trẻ hiểu được
những thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng, giúp trẻ phản ánh một cách khái quát sự
vật, vì thế trẻ lĩnh hội những tri thức ở trình độ khái quát cao. Đây là một bước ngoặt quan
trọng trong sự phát triển tư duy của trẻ chuyển từ hình tượng sang trừu tượng.
Như vậy, việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi bước vào lớp Một cần
được xây dựng đúng với tầm tư duy và năng lực của lứa tuổi. Như thế, nó mới có tác dụng
phát triển tư duy cho trẻ, từng bước giúp trẻ tiến tới khả năng tư duy trừu tượng, từ đó trẻ
sẽ có cơ hội để chuyển sang giai đoạn mới - giai đoạn mà hoạt động chủ đạo là hoạt động
học tập.

1.4. Việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một
1.4.1. Cơ sở và quá trình học viết của trẻ
1.4.1.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng học viết của trẻ
Học chữ là một quá trình phức tạp và cần có sự chuẩn bị trong một thời gian dài. Có
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng học chữ của trẻ.
22


Hall, Robvich và Ramig (1979) cho rằng có sáu yếu tố ảnh hưởng đến khả năng học
chữ của trẻ: thể lực, tri giác, nhận thức, xúc cảm, tình cảm, môi trường và kinh nghiệm [24,
tr.123].
- Sẵn sàng về thể chất: Trẻ yếu sức khỏe, không được đáp ứng những nhu cầu ăn nghỉ
có thể có khó khăn trong việc học đọc và học viết. Trẻ kém về thị giác, thính giác hoặc
chậm nói hoặc có vấn đề khác về thể chất cần được chú ý đặc biệt và khắc phục trước khi
bắt đầu quá trình học đọc, học viết.

- Sẵn sàng về tri giác: việc học đọc cần có sự kết hợp giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ
viết. Sự kết hợp này đòi hỏi trẻ phải phân biệt chữ và âm thanh. Mặc dù trẻ có thể không có
khó khăn về thị giác và thính giác, nhưng chúng có thể có vấn đề khi phân biệt sự giống
nhau và khác nhau giữa âm thanh và từ. GV cần phát triển ở trẻ khả năng quan sát và chú ý
để trẻ có thể học đọc và học viết dễ hơn.
- Sẵn sàng về nhận thức: trẻ phải có những hiểu biết ban đầu về các sự vật, hiện tượng
xung quanh một cách chính xác; đồng thời trẻ hiểu mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng
ấy. Trẻ có thể thể hiện hiểu biết ấy bằng nhiều cách khác nhau. Trẻ cũng cần được rèn
luyện các thao tác trí tuệ, các kỹ năng như so sánh, phân tích, tổng hợp… trong quá trình
hoạt động.
- Sẵn sàng về ngôn ngữ: cuối tuổi mẫu giáo, trẻ là những người sử dụng ngôn ngữ nói
thành thạo. Kỹ năng này rất quan trọng vì đó là nền tảng để trẻ hiểu về chữ viết. Một số trẻ
chưa hoàn thiện kĩ năng nghe, nói nên khi học đọc, học viết trẻ gặp nhiều khó khăn.
- Sẵn sàng về cảm xúc/ tình cảm: phát triển hài hòa về thể chất và nhận thức, phải kết
hợp với sự phát triển cảm xúc/ tình cảm. Có nhiều trường hợp, trẻ sẵn sàng về ngôn ngữ, về
trí tuệ, thể chất nhưng vẫn gặp khó khăn khi học đọc, học viết. Bởi vì trẻ cảm thấy tự ti về
bản thân, sợ đến trường, không thích đọc, viết…
- Sẵn sàng về môi trường, kinh nghiệm: sẵn sàng về môi trường/ kinh nghiệm có ý
nghĩa đối với việc học đọc, học viết của trẻ. Trẻ cần được trải nghiệm những điều có liên
quan đến việc học đọc và viết. Có những trẻ khi đến trường mầm non đã có nền tảng kinh
nghiệm - Được bố mẹ đọc cho nghe nhiều, trẻ được đi tham quan đây đó, thăm người thân,
trẻ có cơ hội được trò chuyện nhiều với người lớn, được giảng giải mọi điều. Những đứa trẻ
như thế có điều kiện phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Vì vậy, cần để trẻ được “tắm” trong
những trải nghiệm bằng mở rộng tầm mắt qua các chuyến tham quan thực tế, qua giao tiếp
23


×