Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn chia buồn tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Đinh Thị Thu Phượng

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA
DIỄN NGÔN CHIA BUỒN TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Đinh Thị Thu Phượng

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA
DIỄN NGÔN CHIA BUỒN TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành : Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số

: 60 22 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. HOÀNG DŨNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013
i




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công
trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn

Đinh Thị Thu Phượng

1


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, bản thân tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Hoàng Dũng, người đã
tận tình đưa ra ý kiến nhận xét và hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn
này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Phòng Khoa học – Công nghệ Sau Đại học,
Thư viện trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt là quý thầy cô đã tận tâm
giảng dạy lớp cao học Ngôn ngữ khóa 22.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đặc biệt là gia đình tôi đã cho tôi
nguồn động viên, khích lệ rất lớn trong quá trình học cao học và làm luận văn.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2013
Người viết luận văn

Đinh Thị Thu Phượng

2



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2
MỤC LỤC .................................................................................................................... 3
DẪN NHẬP .................................................................................................................. 5
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................................5
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................................6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................7
4. Mục đích nghiên cứu......................................................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................8
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ................................................................8
7. Cấu trúc của luận văn....................................................................................................9

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VỀ TỪ NGỮ VÀ NGỮ PHÁP CỦA DIỄN NGÔN
CHIA BUỒN TIẾNG VIỆT ..................................................................................... 10
1.1. Đặc điểm về từ ngữ ...................................................................................................10
1.1.1. Từ ngữ xét về mặt nguồn gốc ...............................................................................10
1.1.2. Từ ngữ xét về mặt phạm vi sử dụng: lớp từ ngữ tôn giáo ....................................19
1.1.3. Từ ngữ xét về mặt ngữ nghĩa: một số trường từ vựng ..........................................22
1.2. Đặc điểm về ngữ pháp ..............................................................................................23
1.2.1. Vấn đề sử dụng từ loại ..........................................................................................23
1.2.2. Vấn đề lựa chọn kiểu câu theo cấu tạo ngữ pháp .................................................26
1.2.3. Vấn đề mở rộng thành phần câu ...........................................................................29
1.2.4. Vấn đề tổ chức câu theo khuôn mẫu .....................................................................31

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM VỀ VĂN BẢN CỦA DIỄN NGÔN CHIA BUỒN
TIẾNG VIỆT ............................................................................................................. 35
2.1. Về tên gọi “văn bản” và “diễn ngôn” ......................................................................35

2.2. Liên kết và mạch lạc trong văn bản ........................................................................36
2.2.1. Liên kết trong văn bản ..........................................................................................36
2.2.2. Mạch lạc trong văn bản .........................................................................................41
2.3. Các mô hình văn bản chia buồn tiếng Việt .............................................................46
2.3.1. Mô hình văn bản chia buồn thuộc phong cách sinh hoạt nghi thức .....................47
2.3.2. Mô hình văn bản chia buồn thuộc phong cách sinh hoạt phi nghi thức ...............52

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM VỀ NGỮ NGHĨA – NGỮ DỤNG CỦA DIỄN NGÔN
CHIA BUỒN TIẾNG VIỆT ..................................................................................... 57
3


3.1. Hành động ngôn từ ...................................................................................................57
3.1.1. Hành động cảm thán .............................................................................................59
3.1.2. Hành động phân ưu ...............................................................................................60
3.1.3. Hành động khóc thương ........................................................................................62
3.1.4. Hành động cầu nguyện .........................................................................................62
3.1.5. Hành động tán dương ............................................................................................63
3.1.6. Hành động hứa hẹn ...............................................................................................64
3.2. Phép lịch sự ................................................................................................................65
3.2.1. Chiến lược lịch sự âm tính ....................................................................................66
3.2.2. Chiến lược lịch sự dương tính ..............................................................................68

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 74
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 79

4



DẪN NHẬP
1. Lí do chọn đề tài
Bên cạnh chức năng làm phương tiện tư duy, ngôn ngữ đảm nhận vai trò làm
phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Thông qua hoạt động giao tiếp
mà ngôn ngữ có tác động to lớn đến đời sống tình cảm của con người. Chia buồn là
một trong những hoạt động giao tiếp ngôn ngữ cần thiết mà xã hội nào, dân tộc nào
cũng có.
Diễn ngôn chia buồn dùng để bày tỏ sự thông cảm trước sự mất mát hay đau
khổ của người khác, để cho người mất mát cảm nhận được sự chia sẻ, đồng cảm để
nỗi đau dịu vợi. Đó có thể là mất mát về tài sản, có thể là mất mát về tính mạng
nhưng luận văn này chỉ viết về diễn ngôn chia buồn hạn trong phạm vi tang chế.
Đối với dân tộc nào cũng vậy, tính mạng con người là thứ quý giá nhất. Một
người mất đi để lại muôn vàn tình cảm và sự đau xót trong lòng người thân của họ.
Nỗi đau ấy có khi vượt khỏi khả năng chịu đựng của con người. Đứng trước hoàn
cảnh đó, mọi người xung quanh tùy mức độ thân sơ mà nói lời chia buồn, an ủi. Một
lời chia buồn đúng lúc đúng nơi có thể làm người nghe được an ủi, ấm lòng mà có
thêm sức sống.
Mỗi dân tộc với đặc trưng văn hóa của mình sẽ có lời lẽ chia buồn khác nhau
nhưng tựu trung lại cũng là thể hiện sự xót thương đối với người chết và sự đồng cảm
đối với người còn sống. Diễn ngôn chia buồn không chỉ biểu hiện nét đẹp trong văn
hóa ứng xử mà còn thể hiện tình người.
Hành động chia buồn nằm trong phạm vi của những hành động bày tỏ. Chia
buồn với ai, chia buồn về việc gì và chia buồn như thế nào là những câu hỏi được đặt
ra đối với người thực hiện hành động chia buồn. Người chia buồn cần hiểu được các
yếu tố chi phối quá trình tạo lập văn bản chia buồn như môi trường giao tiếp (khoảng
cách, địa điểm giao tiếp, thời điểm giao tiếp,…), trạng thái giao tiếp của đối tượng,…
Cách bày tỏ này lại gắn chặt với văn hóa, tâm linh,… Nhìn chung, chia buồn chịu sự
chi phối của những quy tắc, những chuẩn mực ngôn ngữ nhất định.
Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn chia buồn là một vấn đề lí thú.
5



Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để diễn ngôn chia buồn có khả năng làm cho nỗi buồn
đau vơi đi đã thôi thúc chúng tôi suy nghĩ và tìm hiểu đề tài này. Thiết nghĩ, người
nghiên cứu ngôn ngữ đi giải mã những đặc điểm từ ngữ, ngữ pháp, ngữ nghĩa – ngữ
dụng của diễn ngôn chia buồn là một việc đáng làm.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn chia buồn cho
thấy vai trò của ngôn ngữ trước một hiện tượng văn hóa – xã hội, đồng thời cũng cho
thấy được sự tác động của văn hóa đối với ngôn ngữ. Qua công trình nghiên cứu,
chúng ta hiểu rõ hơn về văn hóa nói chung và văn hóa trong giao tiếp phân ưu nói
riêng.
Mặt khác, nghiên cứu lời chia buồn dưới góc độ ngôn ngữ còn góp phần giúp
cho việc dạy tiếng hiệu quả hơn. Từ việc thống kê, phân tích và khái quát nguồn ngữ
liệu thực tế, chúng tôi mong muốn rút ra những cái khuôn cơ bản của diễn ngôn chia
buồn. Người học tiếng sẽ biết được cách thức chia buồn và vận dụng hiệu quả diễn
ngôn chia buồn vào giao tiếp ứng xử chia buồn đạt hiệu quả cao nhất trong cuộc
sống.
Với những lí do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Đặc điểm ngôn ngữ của diễn
ngôn chia buồn tiếng Việt”.
2. Lịch sử vấn đề
Chia buồn là một hoạt động văn hóa – xã hội rất thường gặp nên từ lâu nó đã là
đối tượng của nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa, phong tục. Tuy nhiên, trước
đây khi viết về lời chia buồn, người ta chủ yếu là thu thập chứ không phân tích.
Trên báo Nam Phong từ năm 1920 đã có bài viết Câu đối phúng của Văn Uyển
và Vũ Tích Cống.
Tác giả Vương Tú Trung (1999) trong Phong tục nghi lễ văn hóa xưa và nay
có đề cập đến các hình thức phúng điếu như hoành phi, câu đối, thư chia buồn, và viết
lại một số lời chia buồn.
Tác giả Trần Lê Sáng (2002) chủ biên cuốn sách 3000 hoành phi câu đối Hán
Nôm đã tập hợp một số lượng lớn các câu dùng trong thăm viếng, trong đó có các câu

chia buồn.
6


Tác giả Hồng Phi và Kim Thoa (2005) trong Phong tục – lễ nghi dân gian
Trung Quốc có dẫn một số lời chia buồn.
Nguyễn Mạnh Hùng (2010) trong công trình Tang ma của người H’mông ở
Suối Giàng có ghi chép lại một vài lời chia buồn khi người ta đến nói với thân nhân
của người chết.
Vẫn còn những công trình khác nhưng nhìn chung các công trình này chỉ đề
cập đến chia buồn như một khâu trong tang lễ, và ghi chép lại một vài lời chia buồn
mang tính chất minh họa.
Từ khi lí thuyết về diễn ngôn được dịch ở Việt Nam như Dụng học của G. Yule
, Dẫn nhập phân tích diễn ngôn của D. Nunan thì các công trình nghiên cứu về diễn
ngôn được viết khá nhiều. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu đặc điểm ngôn
ngữ trên các lĩnh vực báo chí, văn chương, sinh hoạt,… Trong lĩnh vực ngôn ngữ
sinh hoạt, hành động mời, chào, khen, chê, chúc mừng đã được viết nhưng chưa có
công trình nào viết về ngôn ngữ chia buồn.
Có thể nói, cho đến thời điểm hiện tại, chưa có một công trình nào tiếp cận từ
góc độ diễn ngôn để nghiên cứu một cách hệ thống về đặc điểm ngôn ngữ của diễn
ngôn chia buồn tiếng Việt.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu là diễn ngôn chia buồn trong tang
chế. Phạm vi nghiên cứu là diễn ngôn chia buồn trên ngữ liệu tiếng Việt.
Chúng tôi thu thập được 526 văn bản chia buồn bằng hai cách:
• Lấy từ thực tế khảo sát, chụp ảnh hoặc ghi chép trong các đám tang; và
• Lấy từ sách, báo nghiên cứu về văn hóa và các website báo điện tử, diễn đàn,
nhật kí mạng,…
Chúng tôi cũng không có ý định đi sâu vào lĩnh vực lí thuyết của các vấn đề
được nêu ra mà chỉ nghiêng về việc lựa chọn lí thuyết để làm cơ sở cho việc triển

khai vấn đề. Vì vậy, những vấn đề lí thuyết nêu ra không được tách riêng thành một
mục mà sẽ được trình bày gộp trong phần triển khai nội dung.

7


4. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lời chia buồn ở cả ba bình diện cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng,
chúng tôi xác định mục đích cụ thể của luận văn như sau:
(1) Tập hợp các diễn ngôn chia buồn;
(2) Mô tả và xác định vai trò của các yếu tố tạo nên diễn ngôn chia buồn;
(3) Mô hình hóa các dạng diễn ngôn chia buồn;
(4) Tổng hợp các chiến lược được sử dụng khi thực hiện hành động chia
buồn; và
(5) Khẳng định tầm quan trọng của việc nắm rõ những chiến lược chia buồn
để đạt hiệu quả khi thực hiện hành động chia buồn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn này sử dụng phương pháp miêu tả và phân tích các trường hợp sử
dụng ngôn ngữ gắn với ngữ cảnh cụ thể. Dựa trên những cứ liệu đã được miêu tả,
phân tích, luận văn sẽ tổng hợp, khái quát lên những đặc điểm sử dụng ngôn ngữ
trong diễn ngôn chia buồn tiếng Việt.
Ngoài ra, để có được những số liệu minh chứng đáng tin cậy, chúng tôi còn sử
dụng thủ pháp khảo sát, thông kê.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Công trình này thu thập diễn ngôn chia buồn trên nhiều phương tiện: vòng hoa
tang, trướng điếu, thư, điện tín, mục báo, diễn đàn, nhật kí mạng,… Luận văn sẽ cung
cấp một khối lượng ngữ liệu cho việc nghiên cứu diễn ngôn chia buồn nói riêng và
việc nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa nói chung. Qua nghiên cứu nguồn ngữ liệu này,
văn hóa chia buồn của người Việt được làm sáng tỏ hơn.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu sẽ hữu ích cho việc dạy tiếng Việt và xa hơn

một chút, nó hữu ích cho những ai cần khuôn mẫu để tạo lập diễn ngôn chia buồn
bằng tiếng Việt. Điều đó giúp khắc phục những cách viết lời chia buồn chưa đúng,
chưa phù hợp.

8


7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung chính của luận văn gồm có ba chương:
Chương 1: Đặc điểm về từ ngữ và ngữ pháp của diễn ngôn chia buồn tiếng
Việt
Trong chương này, chúng tôi tiếp cận trên bình diện từ ngữ và ngữ pháp.
Chúng tôi sẽ tiến hành miêu tả các lớp từ được sử dụng khi tạo lập diễn ngôn chia
buồn, sau đó mô hình hóa cấu trúc cú pháp của lời chia buồn và bàn bạc về cấu trúc
được rút ra.
Chương 2: Đặc điểm về văn bản của diễn ngôn chia buồn tiếng Việt
Chương hai tiếp cận diễn ngôn chia buồn dưới góc độ văn bản, chỉ ra các yếu
tố liên kết và mạch lạc. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ tiến hành mô hình hóa các dạng
văn bản chia buồn.
Chương 3: Đặc điểm về ngữ nghĩa – ngữ dụng của diễn ngôn chia buồn
tiếng Việt
Trong chương ba, chúng tôi trình bày các hành động ngôn từ có trong diễn
ngôn chia buồn và các chiến lược lịch sự trong chia buồn để diễn ngôn chia buồn đạt
hiệu quả cao nhất.

9


CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VỀ TỪ NGỮ VÀ NGỮ PHÁP CỦA DIỄN

NGÔN CHIA BUỒN TIẾNG VIỆT
Chương một có nhiệm vụ chỉ ra đặc điểm sử dụng từ ngữ và ngữ pháp của diễn
ngôn chia buồn tiếng Việt. Trong chương này, chúng tôi không chủ trương chỉ ra toàn
bộ những đặc điểm từ ngữ, ngữ pháp được sử dụng mà ưu tiên phân tích những đặc
điểm nào phục vụ cho mục đích giao tiếp của diễn ngôn chia buồn. Đó là những
phương tiện có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thành công của diễn ngôn chia
buồn.
1.1. Đặc điểm về từ ngữ
Trong các diễn ngôn chia buồn, nổi trội lên là hai vấn đề: thứ nhất là vấn đề sử
dụng từ ngữ theo nguồn gốc; và thứ hai là vấn đề sử dụng từ ngữ theo phạm vi.
1.1.1. Từ ngữ xét về mặt nguồn gốc

Trong mục này, chúng tôi không phân tích từ thuần Việt mà xét từ Hán Việt và
từ ngữ có nguồn gốc ngoại lai phi Hán Việt vì từ thuần Việt không nổi bật bằng hai
lớp từ kể trên.
Trong thống kê đối lập từ Hán Việt và từ Thuần Việt bên dưới, chúng tôi đã
loại bỏ tất cả các tên riêng vì các lí do: thứ nhất, tên riêng thuộc vùng biên của ngôn
ngữ, không phải là trọng tâm nghiên cứu; thứ hai, các tên riêng có khi là từ thuần
Việt, có khi là từ Hán Việt, có khi là từ ngoại lai phi Hán Việt từ các thứ tiếng khác
nhau trên thế giới: Anh, Pháp, Nga, Hàn Quốc, Campuchia,…
1.1.1.1. Sử dụng nhiều từ Hán Việt
Vấn đề thứ nhất: Nhìn nhận thế nào là từ Hán Việt?
Có nhiều quan niệm khác nhau về từ Hán Việt như quan niệm của Diệp Quang
Ban, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Ngọc San, Phan Ngọc, Đặng Đức Siêu,… Nhìn
một cách tổng quát, các tác giả đều thống nhất từ Hán Việt là từ Việt gốc Hán mà
tiếng Việt mượn từ sau thời kì Bắc thuộc (thế kỉ thứ 10) cho đến ngày nay. Đó là kết
quả của quá trình giao lưu tiếp xúc ngôn ngữ và văn hóa Việt - Hán mà phương thức
chủ đạo là Việt hóa. Người Việt đã vay mượn và cải biến hoàn toàn ngữ âm, cải biến
10



một ít về mô thức cấu tạo, ý nghĩa và phạm vi sử dụng sao cho phù hợp với yêu cầu
sử dụng của mình.
Về cấu tạo, từ Hán Việt được cấu tạo bằng yếu tố Hán Việt. Phan Ngọc phân
biệt âm tiết hoạt động tự do (âm tiết A) và âm tiết không hoạt động tự do mà phải đi
kèm với một âm tiết khác (âm tiết B) và xem âm tiết A là từ đơn tiết và công nhận nó
là từ thuần Việt, âm tiết B là yếu tố cấu tạo nên từ Hán Việt. Từ Hán Việt phải là từ
song tiết trở lên, “vấn đề Hán Việt chỉ đặt ra với các từ có công thức BA, AB ngược
và BB” [41, tr.66].
Nguyễn Thiện Giáp xem các đơn vị láy âm gốc Hán được xếp vào cùng một
loại với những ngữ láy thuần Việt mà tiếng gốc đã mờ nghĩa [23, tr.112].
Đồng thuận với các quan điểm trên, chúng tôi xác định từ Hán Việt là từ có các
yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập, mà phải đi cùng nhau, tạo nên các từ hai
âm tiết trở lên.
Do khảo sát ngôn ngữ trong hành chức, chúng tôi chấp nhận là từ Hán Việt ở
những biến thể khác nhau bị đọc chệch đi nhưng vẫn tồn tại trong kết hợp Hán Việt.
Vấn đề thứ hai: Từ Hán Việt xuất hiện trong các văn bản chia buồn như thế
nào?
Căn cứ vào các tiêu chí trên, chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê các từ Hán
Việt để biết được tỉ lệ sử dụng của chúng trong các văn bản cụ thể.
Chúng tôi thống kê được 905 từ Hán Việt được sử dụng tổng cộng 6.092 lần
trong 526 văn bản (xem phụ lục 1). Theo thống kê của chúng tôi, từ Hán Việt chiếm
30.38% trong tổng số từ Hán Việt và từ thuần Việt. Cụ thể là:
Bảng 1.1: Tỉ lệ sử dụng từ Hán Việt trong các văn bản chia buồn tiếng Việt

Từ HV
Từ
Phương tiện
chia buồn
Điện, thư, phát

biểu

(Đơn vị:
lần)
(1)
1709

Tổng số từ Tỉ lệ phần
Hán Việt trăm (%)
và thuần
từ HV
Việt
(Đơn vị:
(Đơn vị:
(Đơn vị:
lần)
%)
lần)
(2)
(3)=(1)+(2) (4)=(1)/(3)
3624
5333
32.05

Từ thuần
Việt

11



385
788
1173
32.82
Sổ tang
969
3157
4126
23.49
Báo
439
3136
3575
12.28
Diễn đàn, nhật kí
mạng
304
101
405
75.06
Vòng hoa
107
15
122
87.70
Trướng điếu
2179
3139
5318
40.97

Website của các
tín đồ tôn giáo
Tổng cộng
6092
13960
20052
30.38
Vì từ Hán Việt được người Việt cảm nhận như một cách nói trang trọng nên
thay vì sử dụng từ thuần Việt, người ta chọn từ Hán Việt để thay thế:
Thân sinh thay cho bố mẹ đẻ
Thân phụ thay cho bố đẻ
Nhạc phụ thay cho bố vợ
Kế phụ thay cho bố dượng
Tang gia thay cho nhà có người chết
Tạ thế thay cho chết
Mai táng thay cho chôn cất

Chính vì vậy mà từ Hán Việt được lựa chọn để dùng trong không khí tang ma.

12


4000
3500
3000
2500
2000
1500
1000
500

0

Đơn vị tính: lượt

Từ Hán Việt
Từ thuần Việt

Hình 1.1: Biểu đồ so sánh từ Hán Việt và từ thuần Việt trong các văn bản chia buồn
tiếng Việt

Phân tích chi tiết, từ Hán Việt trên trướng điếu (87.70%) và vòng hoa (75.06%)
được dùng nhiều hơn từ thuần Việt với tỉ lệ cao một cách đáng ngạc nhiên. Sở dĩ có
sự chênh lệch này là do vòng hoa, trướng điếu chỉ bao gồm tên cá nhân, tổ chức chia
buồn, chức danh của người chết và từ ngữ chia buồn; trong đó, từ ngữ chia buồn là từ
Hán Việt, các chức danh, từ ngữ xưng hô cũng đều là từ Hán Việt. Vì vậy, tỉ lệ sử
dụng từ Hán Việt cao hơn hẳn so với từ thuần Việt.
Bên cạnh đó, văn bản chia buồn bằng điện, thư, phát biểu, diễn đàn,.. tuy vẫn
có tỉ lệ sử dụng từ Hán Việt cao nhưng vẫn sử dụng nhiều từ thuần Việt hơn từ Hán
Việt. Vì chúng có thể rất dài, có chỗ cho những từ ngữ không phải chia buồn xuất
hiện (ví dụ như thăm hỏi, động viên, kể chuyện tâm sự,…) nên từ thuần Việt xuất
hiện nhiều hơn. Cụ thể là:

13


Trong các văn bản điện, thư, sổ tang, phát biểu chia buồn, từ Hán Việt được sử
dụng với tỉ lệ vừa phải (khoảng 32%). Các văn bản này chủ yếu là văn bản đối nội,
đối ngoại của chính phủ ta và chính phủ các nước bạn.
Trong các văn bản chia buồn trên diễn đàn và nhật kí mạng, tỉ lệ từ Hán Việt
được sử dụng là thấp nhất (12.28%). Diễn đàn và nhật kí mạng là các trang mở mà ở

đó các thành viên có thể đăng lời bình một cách dễ dàng. Đa số các thành viên đăng
bình luận trên diễn đàn là người trẻ tuổi, sử dụng từ ngữ trong sinh hoạt hằng ngày,
thậm chí là khẩu ngữ nên từ Hán Việt ít được dùng hơn so với các loại văn bản khác.
Đối với văn bản chia buồn của các tín đồ tôn giáo, nguồn ngữ liệu chủ yếu tập
trung vào ba tôn giáo lớn ở Việt Nam: Phật giáo, Công giáo và Cao Đài. Trong đó, tỉ
lệ sử dụng từ Hán Việt chung là 40.97%. Đi vào xét cụ thể từng tôn giáo chúng tôi
nhận thấy tỉ lệ sử dụng từ Hán Việt không đồng đều.
Bảng 1.2: Tỉ lệ sử dụng từ Hán Việt trong các văn bản chia buồn của các tín đồ tôn
giáo

Từ HV

Từ thuần Tổng số từ

Từ

Việt

Hán Việt

Tỉ lệ %
từ HV

và từ

Tôn giáo

(Đơn vị:

(Đơn vị:


lần)

lần)

(1)

(2)

thuần Việt
(Đơn vị:

(Đơn vị:

lần)

%)

(3)=(1)+(2) (4)=(1)/(3)

Phật giáo

1373

1234

2607

52.67


Công giáo

541

1561

2102

25.74

Cao Đài

265

344

609

43.51

14


Đơn vị tính: %

60
50
40
30


Tỉ lệ sử dụng từ
Hán Việt

20
10
0

Phật giáo

Công giáo

Cao Đài

Hình 1.2: Biểu đồ so sánh tỉ lệ sử dụng từ Hán Việt trong các văn bản chia buồn của
các tín đồ tôn giáo

Trong đó, các văn bản của tín đồ Phật giáo sử dụng từ Hán Việt lên đến
52.67%, văn bản của tín đồ Cao Đài 43.51% trong khi văn bản của tín đồ Công giáo
chỉ sử dụng 25.74%. Những con số này bị chi phối bởi nguyên nhân chính là xuất xứ
của mỗi tôn giáo. Phật giáo du nhập vào nước ta từ thế kỉ thứ 13, qua hai con đường
chính: trực tiếp từ Ấn Độ hoặc gián tiếp qua Trung Quốc. Do đó, số lượng từ ngữ
Hán Việt chiếm số lượng lớn trong các văn bản Phật giáo. Từ đó, tỉ lệ từ Hán Việt
xuất hiện trong văn bản chia buồn của tín đồ Phật giáo cũng chiếm số lượng lớn.
Ngược lại, Công giáo đến thế kỉ 17 mới du nhập vào Việt Nam qua con đường truyền
đạo trực tiếp của các giáo sĩ phương Tây. Vì vậy, số lượng từ Hán Việt trong văn bản
chia buồn của tín đồ Công giáo chiếm số lượng ít.
Trường hợp đặc biệt, Cao Đài là một tôn giáo mới (thành lập khoảng đầu thế kỉ
20), thì lẽ ra số lượng từ Hán Việt được sử dụng sẽ càng ít. Tuy nhiên, tôn giáo này
lại có tính dung hợp các tôn giáo khác mà chủ yếu là Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo
(vốn sử dụng nhiều từ Hán Việt) nên số lượng từ Hán Việt được sử dụng trong các

văn bản chia buồn của tín đồ Cao Đài chiếm số lượng lớn cũng là điều dễ hiểu.
15


Như vậy, tỉ lệ sử dụng từ Hán Việt phụ thuộc vào trước hết là đặc điểm thể loại
văn bản chia buồn và sau đó là phụ thuộc vào tôn giáo của đối tượng chia buồn cũng
như đối tượng được chia buồn.
1.1.1.2. Sử dụng từ ngữ có nguồn gốc ngoại lai phi Hán Việt
Trong các văn bản chia buồn chúng tôi khảo sát, có một số lượng lớn tên riêng
có nguồn gốc từ rất nhiều thứ tiếng khác nhau trên thế giới: tiếng Anh, tiếng Pháp,
tiếng Nga, tiếng Hàn, tiếng Campuchia, tiếng Thái Lan,... Tuy tên riêng bị trừu xuất
khỏi mục trên (như đã trình bày) nhưng đối với ngôn ngữ chia buồn, nó là một bộ
phận không thể thiếu. Chính vì vậy, trong phần khảo sát này chúng tôi không thể
không nhắc đến tên riêng. Bên cạnh đó, có một số lượng nhỏ các từ ngữ vay mượn
của tiếng Anh được dùng chêm xen với tiếng Việt. Các từ ngữ này đã phần nào biến
đổi để thích nghi với cách đọc của ngữ âm tiếng Việt nhưng người ta vẫn cảm nhận
được rất rõ nguồn gốc ngoại lai của nó: (hiện tượng đa âm tiết (viết liền hoặc viết
rời), hiện tượng có phụ âm kép, hiện tượng kết hợp âm vị bất thường,…). Có khi từ
ngữ mượn từ tiếng Anh được dùng trực tiếp mà không cải biến ngữ âm như “cú
shock”,” fan hâm mộ”, “phòng layout”,…
Vấn đề thứ nhất: từ ngữ có nguồn gốc ngọa lai phi Hán Việt xuất hiện dưới
hình thức nào?
Sau đây, chúng tôi tuần tự trình bày về các từ ngữ có nguồn gốc từ các ngôn
ngữ khác theo hai mục: tên riêng có nguồn gốc ngoại lai phi Hán Việt và từ ngữ vay
mượn chủ yếu của tiếng Anh.
Thứ nhất, tên riêng: vì đây là diễn ngôn chia buồn nên tên riêng có mặt trong
tất cả các văn bản. Tên riêng có nguồn gốc ngoại lai xuất hiện trong các văn bản chia
buồn có liên quan đến người nước ngoài:
• Tên người: Kep Chuk Tema, Nonna Stankjevits, Tony Blair, Mamohan
Singh, Cô-phi An-nan, Đờ Mê-lô, Đ. Mét-ve-đép,…

• Tên địa phương (thành phố, bang, đất nước): Ottawa, Phnôm Pênh, Mumbai, Gia-các-ta, California, Massachusetts, Pa-ki-xtan, Mi-an-ma, Bungaria,
Israel,…
16


• Tên các sự vật, hiện tượng khác: tàu Cheon-an, khách sạn Marriott, môn
karate, môn kobudo, chức hansi,…
(Xem phụ lục 2)
Về cách thức trình bày: có nhiều cách khác nhau. Như đã biết, cách viết và
cách đọc tên nước ngoài trong tiếng Việt đến nay vẫn chưa được thống nhất. Mặc dù
đã có một số văn bản mang tính pháp lí quy định cho cách viết và đọc tên riêng nước
ngoài nhưng vì nhiều lí do khác nhau mà các văn bản này không được thực hiện triệt
để. Trong các văn bản hành chính nhà nước và trên các tờ báo là cơ quan ngôn luận
của nhà nước thì tên riêng thường được phiên âm. Còn trên các tờ báo như Thanh
Niên, Tuổi Trẻ thì tên riêng được giữ nguyên. Vì vậy mà trong các diễn ngôn chia
buồn được khảo sát, có nhiều cách xử lí khác nhau đối với tên riêng có nguồn gốc
ngoại lai:
• Phiên âm
Phiên âm viết liền
Indonesia  Inđônêxia
Paul  Phaolô
Laurenso  Lôrensô
Phiên âm viết rời
Indonesia  In-đô-nê-xi-a
Kofi Annan  Cô-phi An-nan
Kenji Miyamoto  Kên-gi Mi-y-a-mô-tô
• Chuyển tự
Москва  Mát-xcơ-va, Moskva, Matxcova
김영일 Kim Yong Il
• Viết tắt

The United States of America  USA
The Association of South East Asian Nations  ASEAN
• Viết nguyên dạng
New Zealand
17


Tony Blair
Washington DC
Thứ hai, từ ngữ:
• Một số từ ngữ đã được dịch ra tiếng Việt: “mạng” và “đô”. Các từ này đã
được Việt hóa hoàn toàn và được sử dụng như từ thuần Việt.
• Các từ ngữ còn lại được giữ nguyên dạng: “e-mail” (thư điện tử), “online”
(trực tuyến), “layout” (trình bày), “sexy” (có tính khêu gợi về mặt tính dục), “tennis”
(môn quần vợt), “global” (có tính toàn cầu), “fan” (người hâm mộ), “shock” (bị chấn
động), “clip” (đoạn phim), “love” (yêu, mến), “forever” (mãi mãi), “am”, “pm” (giờ
sáng, giờ tối), “FC” ((fan club) câu lạc bộ của người hâm mộ), “admin”
((administrator) người điều hành), “R.I.P” ((rest in peace) hãy yên nghỉ). Các từ ngữ
này chủ yếu thuộc về ngành thông tin, viễn thông, giải trí (gồm âm nhạc, điện ảnh,
thể thao), và từ ngữ liên quan đến việc thể hiện tình cảm. Người việt đang có xu
hướng dùng trực tiếp các từ trên mà không dịch ra tiếng Việt để tránh dài dòng lẫn
không chuẩn xác.
Vấn đề thứ hai: từ có nguồn gốc ngoại lai phi Hán Việt xuất hiện trong
những văn bản nào?
Xét về phương tiện thể hiện, các từ này xuất hiện khác nhau trong các văn bản
khác nhau:
Về tiên riêng, các từ có nguồn gốc ngoại lai xuất hiện trong tất cả các văn bản
khi nêu tên người chết hoặc địa điểm liên quan đến người chết, liên quan đến nơi gửi,
nơi nhận văn bản chia buồn.
Về từ ngữ tiếng Anh, tuyệt đối các từ này không xuất hiện trong các văn bản của

chính phủ vì tính chất kém trang trọng. Hay nói cách khác, các văn bản chia buồn của
chính phủ không có hiện tượng chêm xen tiếng Việt và tiếng Anh để đảm bảo tính
trang trọng, lịch sự, lẫn giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ.
Từ có nguồn gốc ngoại lai chỉ xuất hiện trong văn bản chia buồn trên vòng hoa,
trướng điếu, diễn đàn và sổ tang của người dân thường. Trên vòng hoa, trướng điếu,
sổ tang là tên tiếng Anh của các cơ quan, tổ chức và dòng chữ chia buồn “R.I.P”.
Trong khi đó, diễn đàn lại xuất hiện nhiều từ ngữ tiếng Anh hơn vì giới trẻ sử dụng
18


văn phong sinh hoạt, khẩu ngữ, đem cả lối nói chêm xen Việt Anh vào bình luận.
Trên đây, chúng tôi đã khảo sát từ về nguồn gốc và phát hiện hai đặc điểm lớn.
Một là, trong văn bản chia buồn tiếng Việt, người Việt có xu hướng dùng nhiều từ
Hán Việt do tính chất trang trọng, lịch sự của nó. Hai là, tên riêng tiếng nước ngoài
có xu hướng được viết nguyên dạng hoặc Việt hóa bằng những cách khác nhau; có
một số từ ngữ tiếng Anh đang được sử dụng rộng rãi trong chia buồn tiếng Việt.
1.1.2. Từ ngữ xét về mặt phạm vi sử dụng: lớp từ ngữ tôn giáo

Chia buồn liên quan đến vấn đề tâm linh. Cũng như hầu hết các dân tộc khác
trên thế giới, người Việt quan niệm sau khi con người chết sẽ có linh hồn. Đa số
những người theo tôn giáo cho rằng linh hồn sẽ về nương tựa bên đấng mà họ thờ tự.
Chính vì vậy, trong các văn bản chia buồn của các tôn giáo, xuất hiện một loạt từ ngữ
chỉ đấng thờ tự, chỉ người tu hành, người theo đạo,… Cách chia sẻ nỗi đau cũng
mang màu sắc tôn giáo.
Bảng 1.3: Các lớp từ ngữ được sử dụng trong văn bản chia buồn của Phật giáo, Công
giáo và Cao Đài

Tôn giáo
Lớp từ ngữ
Từ ngữ chỉ

danh xưng của
đối tượng được
thờ tự

Phật giáo

Công giáo

Cao Đài

Phật, Chư Phật,
Chư đại Bồ Tát,
Tiếp dẫn Đạo sư
A Di Đà Phật,
Tam Bảo

Chúa, Đức Kitô,
chúa Kitô, đức
Giêsu Kitô, Thiên
Chúa, Chủ mình,
Ngài, Đấng hay
thương xót, Ba
ngôi Thiên chúa

Đức chí tôn,
Phật mẫu, Đức
phật mẫu, Đức
Ngài, Đức Đại
Từ Phụ, Đại từ
Mẫu,

Đấng
thiêng
liêng,
Đức Địa Tạng
Vương Bồ Tát
Phối sư, nhiếp
chánh,
thái
chánh, chức sắc,
hiền tài, chức
việc, thông sự
Thành viên, tín
hữu, đạo hữu,
đạo huynh, hiền

Từ ngữ chỉ Tăng, ni, hòa Đức cha, giám
chức phận của thượng, trụ trì, mục, mục tử, linh
Pháp lữ, môn đệ mục, cha tuyên úy
người tu
Từ ngữ chỉ Phật tử, huynh Đoàn chiên, tín
người theo đạo trưởng, đoàn sinh hữu
19


Từ ngữ chỉ nơi
thờ tự
Từ ngữ chỉ tổ
chức, hội đoàn
trong tôn giáo


Chùa

Từ ngữ chỉ hoạt
động của đối
tượng được thờ
tự đối với con
người

Phóng
quang,
tiếp độ, thùy từ
gia hộ, tiếp dẫn,
trợ tiến

Giáo hội, cụm,
viện, gia đình
phật tử, ban
hướng dẫn, ban
điều hành
Từ ngữ chỉ nơi Cõi Ta Bà, Phật
chốn: trần thế quốc, cõi Phật,
và ngoài trần lạc quốc, cực lạc
quốc, miền cực
thế
lạc, tịnh cảnh,
cảnh giới an lành,
Tây phương

huynh, hiền tỷ
Nhà thờ

Tòa
thánh,
thánh thất
Cộng đoàn, xóm Đại đạo, thanh
đạo, giáo xứ, giáo niên hội, hội
phận, giáo hạt, thánh
dòng, tu viện, hội
đồng mục vụ
Cõi trần, dương Bể khổ, cuộc
thế, thiên đàng, sống vĩnh hằng,
quê trời, nước cõi Thiêng Liêng
hằng sống, nơi an hằng sống
nghỉ ngàn thu,
nơi ánh sáng
ngàn thu, nơi vĩnh
phúc, cõi trường
sinh, nhà Cha
muôn đời
Gọi về với chúa, Độ sanh độ tử,
đón nhận, đưa, bố hóa, độ rỗi
cho, ban cho,
khấn ban, cứu độ,
phục sinh, mở
rộng vòng tay,
nâng đỡ, ủi an,
xóa tội nhân trần,
thoa dịu đau
thương
Về với Chúa, về Đăng tiên, quy
nhà Cha, an nghỉ tiên, quy liễu,

trong Chúa, qua quy vị, siêu
miên
đời, kết thúc cuộc thăng,
hành trình dương viễn, ra đi, cỡi
thế, từ giã cõi hạc thăng thiên,
thoát xác, hồn
trần, ra đi
về cõi thọ, yên
nghỉ, cao thăng
thiên vị
Linh hồn
Chơn
linh,
hương linh, giác
linh

Từ ngữ chỉ cái Tạ thế, từ trần, từ
bỏ cõi Ta Bà,
chết
mệnh chung, tử
nạn, thọ nạn tử
vong, thất lộc,
viên tịch, thu thần
thị tịch, từ giã cõi
trần, xã báo thân,
thiệt hại về nhân
mạng
Từ ngữ chỉ con Chơn linh, hương
người sau khi linh, giác linh,
hương hồn, thần

chết
hồn
Từ ngữ diễn tả Nhập liệm, động An táng, tiễn đưa, (Văn bản chia
quan, phục tang, tiễn biệt
buồn của Cao
sự chôn cất
20


Đài không đưa
thông tin về
chôn cất)
Sự mất mát,
niềm đau
Xin, cầu nguyện,
nguyện cầu, chia
buồn, phân ưu

di quan, an táng

Sự mất mát, tổn
thất
Cầu
nguyện, Xin, cầu xin, hiệp
nguyện cầu, cầu thông
cầu
siêu, kì siêu, hộ nguyện, cầu cho,
niệm, chung lòng chia buồn, phân
khấn
nguyện, ưu, bày tỏ, hưởng

thành kính phân hạnh phúc ngàn
ưu, thành kính thu, hưởng nhan
chia buồn, thành thánh
chúa,
thật chia buồn, hưởng vinh phúc,
chia sẻ, đồng hưởng
nhan
cảm, đốt nén thánh
ngài,
hương lòng, gởi hưởng bình an
lời chia buồn
hạnh phúc
Từ bảng thống kê trên, chúng tôi có một số nhận xét về từ ngữ trong các văn

Từ ngữ diễn tả
sự đau buồn
Từ ngữ dùng để
cầu
nguyện,
động viên

Nỗi mất mát

bản chia buồn của Phật giáo, Công giáo và Cao Đài như sau:
Thứ nhất, cả ba tôn giáo đều xưng hô một cách tôn thờ đối với đối tượng được
thờ tự. Các ngữ này bắt đầu bằng “đức”, “đấng”, “ngài”, “chư”, “đại”,… và các đối
tượng được thờ tự tuy cao nhưng lại rất gần gũi với con người (“nhà Cha”,” phụ”,
“mẫu”, “chủ mình”,…).
Thứ hai, cả ba tôn giáo đều có những từ ngữ chỉ trần thế như một nơi hỗn tạp,
nơi cư ngụ tạm bợ (“cõi Ta Bà”, “cõi trần”, “bể khổ”,…), còn nơi mà người chết sẽ ở

mới là nơi bình yên, hạnh phúc (“miền cực lạc”, “cảnh giới an lành”, “nơi vĩnh
phúc”, “cõi trường sinh”, “cõi Thiêng Liêng hằng sống”,…). Chính vì vậy mà các từ
chỉ sự chết mang xu hướng nghĩa “quay về” như “viên tịch”, “mệnh chung”, “từ giã
cõi trần”, “về nhà Cha”, “kết thúc cuộc hành trình dương thế”, “quy vị”, “hồn về cõi
thọ”,…
Thứ ba, cả ba tôn giáo đều có một loạt từ chỉ hoạt động của đối tượng được thờ
tự ban cho người chết với tư cách là người chết chịu ơn (“trợ tiến”, “ban cho”, “ơn
cứu độ”, “bố hóa”, “độ rỗi”,…)
Thứ tư, cả ba tôn giáo đều có những từ ngữ để bày tỏ đau thương, cầu nguyện
cho người chết, cụm từ được sử dụng nhiều nhất là “thành kính phân ưu”, “thành
21


kính chia buồn” và “thành thật chia buồn”. Tuy nhiên, từ ngữ chia buồn không quá bi
lụy vì có niềm tin vào cuộc sống sau khi chết (siêu sanh, siêu thăng, hưởng hạnh
phúc ngàn thu, hưởng nhan thánh chúa,…).
Cuối cùng, mỗi tôn giáo có các từ khác nhau để chỉ chức phận của người tu,
người theo đạo, chỉ linh hồn người chết,… Trong đó, từ ngữ của Phật giáo và Công
giáo về cơ bản là khác nhau, chỉ có từ ngữ dùng trong văn bản chia buồn của Cao Đài
là có sự giao thoa với hai tôn giáo trước. (Về nguyên nhân thì chúng tôi đã giải thích
ở mục 1.1.1.1)
Nói tóm lại, từ ngữ trong các văn bản chia buồn của Phật giáo, Công giáo và
Cao Đài mang đậm màu sắc tôn giáo. Tùy vào mỗi tôn giáo mà sự thể hiện có khác
nhau. Nhưng nhìn chung, từ ngữ dùng trong văn bản chia buồn của ba tôn giáo đều
biểu hiện được sự tôn trọng đối với đối tượng được thờ tự đồng thời thể hiện được
quan niệm cuộc sống là tạm bợ, cái chết mới là sự bắt đầu cho một cuộc sống hạnh
phúc, trường sinh. Chính vì vậy mà cái chết trong diễn ngôn chia buồn của họ trở nên
bớt tang thương.
1.1.3. Từ ngữ xét về mặt ngữ nghĩa: một số trường từ vựng


“Trường từ vựng là tập hợp những từ có nét chung về nghĩa” [16, tr.129]. Nói
cách khác, những từ có quan hệ với nhau về nghĩa như đồng nghĩa, trái nghĩa, bao
nghĩa, tổng phân nghĩa sẽ thuộc cùng một trường từ vựng.
Trong nguồn ngữ liệu mà chúng tôi khảo sát, có một số trường từ vựng tiêu
biểu cho diễn ngôn chia buồn. Đó là các trường từ vựng chỉ cái chết, chỉ hoạt động
của đám tang, chỉ mối quan hệ thân tộc của người chết đối với người tiếp nhận văn
bản chia buồn.
1.1.3.1. Trường từ vựng chỉ cái chết
Chết, thiệt mạng, tử vong, từ trần, qua đời, mất đi, ra đi, yên nghỉ, tổn thất, tạ
thế, mệnh chung, quy tiên, đăng tiên, thị tịch, viên tịch, thất lộc, quy liễu, quy vị, xã
báo thân, thị Phật, hồn về cõi thọ, Chúa gọi về, về nhà Cha, cỡi hạc thăng thiên, kết
thúc cuộc hành trình dương thế, thu thần thị tịch, từ bỏ thế giới, từ giã cõi trần, thiệt
hại về người.
22


Tiếng Việt phong phú về từ ngữ chỉ cái chết. Song, người tạo lập văn bản chia
buồn chỉ dùng các từ tốt nghĩa, mang sắc thái nghĩa trang trọng để chia buồn.
1.1.3.2. Trường từ vựng chỉ hoạt động của đám tang
Phát tang, viếng, nhập quan, truy điệu, động quan, di quan, an táng, hỏa táng,
chôn táng, mai táng, tiến hành, cử hành, tổ chức.
Lớp từ vựng trên thuộc về các hoạt động được tiến hành để chôn cất người
chết.
1.1.3.3. Trường từ vựng chỉ mối quan hệ thân tộc
Thân phụ, thân mẫu, nhạc phụ, nhạc mẫu, kế phụ, thân sinh, hiền thê, ái nữ,
người thân, gia quyến, tang gia hiếu quyến, gia đình, gia tộc, mẹ, má, con, anh, chị,
em.
Trong các từ trên, “mẹ”, “má”, “con”, “anh”, “chị”, “em” được dùng trong văn
phong thân mật trên diễn đàn; các từ còn lại mang tính chất trang trọng, xuất hiện
trong các hình thức chia buồn trang trong hơn như điện, thư, báo chí. Các từ thuộc

trường từ vựng trên được dùng một cách linh hoạt trong diễn ngôn chia buồn.
1.2. Đặc điểm về ngữ pháp
1.2.1. Vấn đề sử dụng từ loại

Trong chia buồn, có một số lớp từ được sử dụng làm phương tiện chia buồn rất
hiệu quả là thán từ, trợ từ tình thái và phụ từ chỉ mức độ cao.
1.2.1.1. Tính từ và phụ từ chỉ mức độ cao
Trong các văn bản chia buồn, thường thấy các từ chỉ mức độ cao đạt biểu đạt
cảm xúc. Chúng tôi nhận thấy hai loại từ được sử dụng nhiều nhất là tính từ và phụ
từ.
• Tính từ:
 Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
 Tinh thần chủ động quyết tâm cao
 Việt Nam cực lực lên án các vụ đánh bom khủng bố dã man
 Chúng tôi mạnh mẽ lên án […]
 Chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới […]
23


×