Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

khảo sát thành phần hóa học cao etyl acetat của cây nam sâm đứng boerhaavia erecta l họ bông phấn (nyctaginaceae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA HÓA
BỘ MÔN HÓA HỮU CƠ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CAO ETYL ACETAT
CỦA CÂY NAM SÂM ĐỨNG BOERHAAVIA ERECTA L.
HỌ BÔNG PHẤN (NYCTAGINACEAE)

GVHD: GS. TS. NGUYỄN KIM PHI PHỤNG
SVTH: NGUYỄN THỊ MỸ HƯƠNG
LỚP:

4C

HỆ:

CỬ NHÂN NGOÀI SƯ PHẠM

MSSV: 35106019

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- THÁNG 5, NĂM 2013


MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................ 2
LỜI CẢM ƠN .................................................................................. 3
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................. 4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................. 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................... 6


1.1. ĐẶC TÍNH THỰC VẬT ....................................................................... 6
1.2. NGHIÊN CỨU VỀ DƯỢC TÍNH CỦA CHI BOERHAAVIA ............ 8

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ ............................ 19
2.1. THU HÁI VÀ XỬ LÝ MẪU ............................................................... 20
2.2. ĐIỀU CHẾ CÁC LOẠI CAO .............................................................. 20
2.3. TRÍCH LY, CÔ LẬP MỘT SỐ HỢP CHẤT HỮU CƠ TRONG CÂY
NAM SÂM ĐỨNG ..................................................................................... 21
2.4. KHẢO SÁT CẤU TRÚC HÓA HỌC CỦA CÁC HỢP CHẤT CÔ
LẬP ĐƯỢC ................................................................................................. 23

CHƯƠNG 3:KẾT LUẬN .............................................................. 30
3.1. CÔ LẬP CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ ................................................. 30
3.2. CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ...................................... 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 32


LỜI CẢM ƠN
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
 Cô GS. TS. Nguyễn Kim Phi Phụng đã tận tình hướng dẫn, động viên, truyền
đạt những kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành tốt
khóa luận này. Cô là một người thầy tận tụy, một tấm gương nghiên cứu khoa học,
cô không những trang bị cho em kiến thức chuyên môn mà cả những hành trang, kỹ
năng cho con đường tương lai sau này.
 Chị NCS Đỗ Thị Mỹ Liên- là người chị- đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ,
động viên, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu mà chị tích lũy được
trong quá trình nghiên cứu giúp em hoàn thành tốt khóa luận. Chị đã truyền tinh
thần nghiên cứu khoa học, sự ham học hỏi và giúp em định hướng cho những bước
đi sau này.

 Thầy NCS Dương Thúc Huy đã cho em kiến thức và cơ hội được học tập,
hoàn thành khóa luận tại Phòng thí nghiệm Hóa hữu cơ- Trường Đại học Khoa
học tự nhiên TP. HCM.
 Các thầy cô Trường Đại học sư phạm TP. HCM đã giảng dạy và truyền thụ
cho em nhiều kiến thức khoa học.
 Các anh chị học viên cao học và các bạn sinh viên cùng làm việc, học tập
tại Phòng thí nghiệm Hóa hữu cơ- Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP. HCM đã
nhiệt tình giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình làm khóa luận.
 Và cuối cùng là ba mẹ đã ủng hộ, tiếp sức và là nguồn động viên lớn lao trên
suốt con đường học tập của em.


LỜI MỞ ĐẦU
Từ xa xưa con người đã sử dụng nhiều loại cây cỏ hoặc các hợp chất trích
ly từ cây cỏ để làm hương liệu, gia vị thực phẩm, màu tự nhiên,…đặc biệt là sử
dụng để làm thuốc chữa bệnh. Trong y học cổ truyền có nhiều bài thuốc giá trị mà
cho đến nay chúng ta chỉ mới khám phá được một phần.
Có đến 80% các hoạt chất đã và đang sử dụng làm thuốc trong y học hiện
đại là các chất có nguồn gốc tự nhiên, các chất tổng hợp và bán tổng hợp đều dựa
trên cấu trúc hóa học của các hợp chất tự nhiên. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm kiếm
các thuốc mới từ nguồn gốc tự nhiên hiện nay đang rất được quan tâm.
Chi Boerhaavia, họ Bông phấn (Nyctaginaceae), có khoảng hơn 40 loài,
trong đó ở Việt Nam, theo tài liệu đã tìm thấy khoảng 3 loài. Một số loài cây thuộc
chi Boerhaavia đã được sử dụng trong y học cổ truyền của nhiều nước trên thế giới
để chữa trị rất nhiều loại bệnh như viêm nhiễm, kháng u bướu, kháng tế bào ung
thư, kháng virút, …
Các nghiên cứu hóa – dược cho thấy chi Boerhaavia chứa rất nhiều loại hợp
chất hữu cơ có hoạt tính sinh học hấp dẫn như triterpen, steroid, glycoside,
flavonoid, alkaloid, ... Tuy nhiên, các cây thuộc chi Boerhaavia rất giống nhau về
hình dáng bên ngoài và lại chưa được nghiên cứu và áp dụng vào thực tế ở Việt

Nam.
Cây Boerhaavia erecta L. là một loài cây được phân bố rộng rãi ở nước ta,
đây là loài cây chịu hạn rất dễ sống và sự phát tán cũng như sự sinh sôi nảy nở rất
dễ dàng. Với những hoạt tính rất hấp dẫn cũng như sự thuận lợi khi nuôi trồng thì
quả thật đây là nguồn dược liệu rất quý giá. Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu thành
phần hóa học cây Nam sâm đứng Boerhavia erecta L. thu hái ở Thủ Đức bằng cách
cô lập và xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất hữu cơ có trong cây; tiến hành
so sánh đặc tính hóa thực vật của cây này với các cây cùng chi. Hy vọng rằng kết
quả nghiên cứu sẽ mang lại những hiểu biết mới về mặt hóa – dược của cây
Boerhaavia erecta L. và làm tăng giá trị ứng dụng của cây vào thực tế cuộc sống.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

br: rộng (broad)
C: cloroform
d: mũi đôi (doublet)
dd: mũi đôi - đôi (doublet-doublet)
DEPT: Distortionless Enhancement by Polarization Transfer
EA: etyl acetat
ED: eter dầu hỏa
H: hexan
HSQC: tương quan H-C qua 1 nối (Heteronuclear Single Quantum Correlation)
HMBC: tương quan H-C qua 2, 3 nối (Heteronuclear Multiple Bond Coherence)
M: metanol
N: nước
NMR: phổ cộng hưởng từ hạt nhân (Nuclear Magnetic Resonance spectroscopy)
s: mũi đơn (singlet)



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. ĐẶC TÍNH THỰC VẬT
1.1.1. Tổng quan về chi Boerhaavia
Chi Boerhaavia[17] có khoảng hơn 40 loài, bao gồm cả cây lâu năm và cây
hằng năm. Cây mọc thẳng đứng, nghiêng hoặc bò sát mặt đất, được phân bố rộng rãi
ở những vùng có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới và một số nước vùng ôn đới.
Chúng được tìm thấy ở Úc, Trung Quốc, Ai Cập, Pakistan, Sudan, Sri Lanka, Nam
Phi, Mỹ và một vài nước Trung Đông .
Trong đó, ở Việt Nam chỉ mới xác định được 3 loài thuộc chi Boerhaavia
đó là Boerhaavia diffusa Linn (Nam sâm bò), Boerhaavia erecta L. (Nam sâm
đứng), và Boerhaavia chinensis (Nam sâm Trung Quốc)[3].

Boerhaavia tetrandra

Boerhaavia linearifolia

Boerhaavia wrightii

Boerhaavia coccinea

Boerhaavia triquetra

Boerhaavia erecta


Boerhaavia diffusa

Boerhaavia coulteri

Boerhaavia gracillima


Boerhaavia herbstii

Boerhaavia intermedia

Boerhaavia purpurascens

Boerhaavia pterocarpa

Boerhaavia repens

Boerhaavia chinensis

Hình 1.1: Một số cây thuộc chi Boerhaavia

1.1.2. Mô tả thực vật cây Boerhaavia erecta L.[3, 20]
Cây Nam sâm đứng có tên khoa học là Boerhaavia erecta L. là loại cây
thảo mộc thuộc chi Boerhaavia, họ Bông phấn (Nyctaginaceae) (họ Bốn giờ), nhóm
Hai lá mầm, thuộc ngành Cây hạt kín.
Nam sâm đứng là loại cỏ mảnh, cao 40-80 cm, mọc thẳng đứng hoặc có thể
rủ xuống ở nách chồi, có lông mịn ở chót. Lá hình trứng hoặc dạng elip, phiến lá


xoan tròn dài đến thon, đáy tròn hay cắt ngang, kích thước 2-3,5× 1-2,5 cm, mặt
dưới lá trắng như có bột và có tuyến, mặt phía trên xanh, cuống dài 1-4 cm. Chùm
tụ tán dài; nhánh chót mang tụ tán 3 hoa; cọng hoa 15-20 mm; bao hoa trắng, hồng
hay đỏ, dài 1,5-2 mm; tiểu nhụy 1-2 thùy. Hoa quả hình chùy lật ngược, cao 4 mm,
có 5 cánh to, hạt nhiều.

Hình 1.2: Hoa, lá và rễ của Boerhaavia erecta L.


Cây nam sâm đứng được phân bố ở vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt
đới trên thế giới. Là loài liên nhiệt đới, mọc hoang khắp nơi ở vườn, sân, bờ đường
hay bãi cỏ… Ở Việt Nam cây mọc nhiều ở vùng Bình Thuận, Ninh Thuận, Ninh
Hòa, Phú Yên,… là những vùng đất cát, khô cằn.

1.2. NGHIÊN CỨU VỀ DƯỢC TÍNH CỦA CHI BOERHAAVIA
Cho đến nay, các nghiên cứu và ứng dụng vào y học chỉ tập trung chủ yếu
vào loài cây cùng chi là Nam sâm bò (Boerhaavia diffusa L.), còn cây Boerhaavia
erecta mặc dù cũng đã được sử dụng làm thuốc ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng
những nghiên cứu cụ thể về dược tính của cây này thì còn rất ít.


Thân lá cây Boerhaavia diffusa đã được người dân ở một số nước như Ấn
Độ, Sri Lanka, Việt Nam để nấu ăn như rau. Lá cây có tác dụng hoạt huyết giải độc.
Rễ cây có tác dụng tăng lượng nước tiểu nhưng với liều cao có thể gây nôn mửa và
ra nhiều mồ hôi; cây còn có tác dụng trấn tĩnh (về mặt thần kinh). Rễ cây được dùng
để chữa các bệnh như gãy xương (Nepan) (dùng toàn cây hay kết hợp với các loại
cây khác); chữa rắn cắn và thấp khớp (Sri Lanka); ở Đông Phi dùng để chữa bỏng
và chữa áp xe; ở Brasil và một số nơi khác người ta dùng cây này để chữa các bệnh
về gan và lá lách, bệnh về túi mật, các bệnh về thận và chữa viêm nhiễm bên trong.
Ở Ấn Độ người ta dùng cây làm thuốc chữa rất nhiều bệnh[18] như chữa đau
bao tử, trừ giun sán, thuốc hạ sốt, chữa phong, chữa bệnh lậu, chứng khó tiêu,
chứng phù nề, vàng da, thiếu máu, điều hòa kinh nguyệt. Rễ cây được dùng làm
thuốc lợi tiểu và nhuận tràng với liều dùng 15 g/ngày, ngày dùng hai lần.
Có nơi dùng chữa ho dưới dạng thuốc bột, thuốc sắc hoặc thuốc pha uống
như trà (10 g/1 lít nước sôi), nếu pha rượu thì chỉ dùng 2-5 g bột rễ mỗi ngày.
Có rất nhiều các nghiên cứu dược lý về cây Boerhaavia diffusa L. đã được
thực hiện trên thế giới cụ thể như: nghiên cứu về khả năng chữa bỏng[12]; khả năng
lợi tiểu và điều hòa huyết áp[24,59]; khả năng nhuận tràng[40]; khả năng chống co

giật[6]; khả năng chống nhiễm độc gan[52]; dùng để chữa các triệu chứng của bệnh
thận[38,58]; các bệnh về gan, túi mật và đường tiểu[15,16]; khả năng miễn dịch và
kháng khuẩn[9,10,37,41,44,56,60]; khả năng chống co thắt[21]; khả năng giảm đường huyết
của cao nước của lá[42,47].
Năm 2003, ở Ấn Độ, Rupjyoti Bharali và cộng sự[53] tiến hành nghiên cứu
khả năng ngăn ngừa ung thư da trên chuột của dịch chiết thân lá của cây Boerhaavia
diffusa ban đầu đã cho thấy rằng dịch chiết thân lá của cây có khả năng ngăn ngừa
sự hình thành các tác nhân gây ung thư da.
Năm 2007, đã có các nghiên cứu trên chuột về khả năng chống stress của
dịch chiết metanol của cây[35,51] và nhận thấy cao metanol có khả năng chống stress,


các nghiên cứu đi sâu tiếp tục được tiến hành. Ngoài ra người ta cũng đã nghiên cứu
trên chuột khả năng làm giảm đau[28] của dịch chiết lá tươi của cây.
Năm 2008, ở Nigeria, C.O.Ojowundu và cộng sự[19] tiến hành nghiên cứu
về các chất dinh dưỡng có trong cây Boerhaavia diffusa L. và báo cáo cho thấy hàm
lượng các vitamin và các khoáng chất trong cây cao (Bảng 1.2 và 1.3). Ngoài ra báo
cáo còn cho thấy cây Boerhaavia diffusa L. có khả năng chống oxy hóa và giảm
stress cao.
Năm 2009, Tillán Hood và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu để xác định tác
dụng của dịch nước chiết xuất từ Boerhaavia erecta L. đến chức năng bảo vệ gan
trên cơ thể chuột. Kết quả cho thấy dịch chiết của cây có khả năng chống lại sự tổn
thương gan trên cơ thể chuột gây ra bởi carbon tetracloride[31].
Năm 2010, ở Ấn Độ, Rajeswari và Krishnakumari tiến hành nghiên cứu để
xác định tổng lượng phenol và flavonoid trong dịch chiết xuất methanol của lá cây
Boerhavia erecta L., đây là những hợp chất quan trọng đóng vai trò là chất chống
oxy hóa, chống ung thư,… Kết quả nghiên cứu cho thấy trong lá cây có một lượng
đáng kể phenol và flavonoid[45].
Bảng 1.1: Tổng hàm lượng phenol và flavonoid
Thành phần thực vật


Hàm lượng (mg/100 mg)

Tổng lượng phenol

85.90 ± 1.97

Tổng lượng flavonoid

11.39 ± 0.86

Ở nước ta, tuy trong dân gian, cây Nam sâm bò đã được sử dụng để chữa
hen suyễn, phù thũng, thiếu máu, ho và làm thuốc nhuận tràng[2], nhưng vẫn chưa
có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học cũng như dược tính của cây mọc ở Việt
Nam.


1.2.

NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC

1.2.1. Hàm lượng các thành phần, các vitamin và khoáng chất trong cây Nam
sâm bò ở Nigeria[19]
Bảng 1.2: Hàm lượng các thành phần có trong cây Nam sâm bò
Thành phần

Hàm lượng (%)

Protein


2.26 ± 0.02

Chất béo

1.61 ± 0.06

Carbohydrat

10.56 ± 0.12

Chất xơ

2.40 ± 0.03

Độ ẩm

82.22 ± 4.16

Tro

0.96 ± 0.01

Bảng 1.3: Hàm lượng các vitamin có trong cây Nam sâm bò

Loại vitamin

Hàm lượng (mg/100g)

Vitamin C


44.80 ± 5.78

Vitamin B3

97.00 ± 8.01

Vitamin B2

22.00 ± 4.25

Bảng 1.4: Hàm lượng các khoáng chất có trong cây Nam sâm bò
Khoáng chất

Hàm lượng (mg/100gr)

Natri

162.50 ± 4.56

Kali

0.91 ± 0.07

Calci

174.0 ± 2.73

Sắt

0.012 ± 0.001



Magie

8.68 ± 0.06

Mangan

0.43 ± 0.02

Iod

0.02 ± 0.00

Nhôm

0.46 ± 0.03

Đồng

Không phát hiện

Kẽm

Không phát hiện

1.2.2. Cấu trúc hóa học của một số hợp chất cô lập được từ chi Boerhavia.
 Steroid
H
OH

2299

28
24

2233
221
1199
1122
1188

11
9

1

HO

H

2

10

88

3

55


77

2255
2200

H
OH

26

17
1166
155

133
144

H

HO

HO

β-Sitosterol

[32,49]

Campesterol

23


12
18

9

1

H
OH
O

O

11

H

22

110

8

3

5

77


4

13
14

22
7

22

26

17
16
15

6

OH

β-Sitosterol 3-O-β-D-glucopyranoside
(Daucosterol)[32,49]

23
2255

22

20


O

Ecdysone[32]

[32]

24

21
119

H

29

28

HO
H
HO
H

HO
H
H
OH

66

44


227

222

H
H
OH
HO
HO
H

O

O

OH

β-Stigmasterol 3-O-β-D-glucopyranoside[32]


2233
2222

H
H
H
H

OH

O

HO
H
HO
H

HO

Stigmasterol[32]

O

OH

Campesterol 3-O-β-D-glucopyranoside[32]

 Triterpen
O

H

COOH

HO

O

O


H
H
O

OH
O

O
HO
H

H
OH

[32,49]

Ursolic acid

Boerhavisterol

Boerhavilanostenyl benzoate[11]

[11]

 Flavonoid
H3
OCH
HO
9
10


H3 C
H

7a

8

O

6aa

6

D

C

B

11

12
11aa 1 2 1 2aa

1aa

OH

O


11

OH
HO

O

O

A
2

3

OH

OH

O

Boeravinone B[8,27,34]

O

HO
H

O


O

Boeravinone D[8,27,34]

H
OH

Boeravinone C[8,27,34]

O
HO
H

O

H3C
O

O

OH

H33C
H
OH

H
H
H
OH


H3 C
H

H3C

4

H3
OCH
O

O

O

4a

Boeravinone A[8,27,34]

HO

H 3C O

OH

H
OH

O


O

H3C

O

H
OH

[8,27,34]

Boeravinone E

H
OH

O

H
OH

Boeravinone F[8,27,34]


OCH 3
H3 CO

O


H3
OCH
H3CO

O

O

OH
H3CO
H

O

OH
H
OH

H
OH

H3C
H

O

OH

O


H 3C
H
OH

O

Boeravinone H[22]

Boeravinone G[22]

OH
O

O

Boeravinone I[4]
OH

HO

O

HO
H

O

O

HO

H

O

O

O

H
OH

H 3C
OH

O

H
OH

H
O

HO

O

O

H


OH

O

10-Demethylboeravinone C[21]

O

H

H3CO

O
H
OH

OH

O

Coccineone B[4,7,11,21]

OH
OH

H
OH

H
OH


Coccineon A[7]

Boeravinone J[4]

H3CO

O

O

H3CO

OH

OH

Coccineone D[7]

O

O

OH

Coccineone E[4,7,21]
O

OH
H33CO

H

O

OH
H3CO
H

O
OH

H3C
H
OH

O

[11,21]

6-O-Demethylboerhavinone H

HO
H
77
66

H 3C

8


O

5

44

H
OH

O

1

4'
6'

O
OH

OH

O

O

Diffusarotenoid[11]

9-O-Methyl-10hydroxycoccineone B[21]
H33
CH


H3
OCH
3'

O

H3C
H

H
OH

2'
1'

HO

O

HO

O

CH 3

O

OCH3


5'

H
OH
OH

HO
H

O

H3CO
H

O

2
3

5,7-Dihydroxy-3',4'-dimethoxy-6,8dimethylflavone[11]

OH
O

4',3,7-Trihydroxy-3'methylflavone[11

OH
H
OH


O

3',3,5-Trihydroxy-7methoxyflavone[11]


HO

OH

OH

O

OCH3

H3CO
H

HO
H

O

O

H3C
H
OH

H3CO


O

OH

OH
H
OH

H
OH

O

Eupalitin[11,50]

2'-O-Methylabronisoflavone[21]

Kaempferol[27]

OH
H3 CO
H

O

H
OH
OH


O

HO
H

O

H3CO
H
OH
O
OH
O

HO

O

O
O

H
OH

O

HO
OH
O


HO
HO

H3C
H
HO

O

HO

OH

OH

O

HO
H

H3CO

O

O
O

H
OH


O

O

O

H
OH
O

O
HO

H
OH

Quercetin 3-O-robinobioside[11,27]

Eupalitin 3-O-β-Dgalactopyranosyl-(1-2)-β-Dglucopyranoside[11, 30]

H3C
HO

H
OH

H
OH

H

OH

HO
H

H
OH
O

O

H
OH

H
OH

H3C
HO

6-Methoxykaempferol 3-O-robinobioside[30]

O
H
OH
O

O
HO


H
OH

H
OH

H
OH

H
OH

H
OH

Kaempferol 3-O-robinobioside [11,27]]
H
OH

OH

OH

H
OH
HO
H

HO


O

HO
H

OH

H
OH
OH

OH

H
OH
HO
H

O

H
OH
HO
H

O

O
H
OH


OH
H
OH

Procyanidin B1

OH

H
OH

Procyanidin B2


OH

OH H3CO
H3CO
H

O

H3CO

OH
H
OH
HO


H3CO
H

OH

H
OH

O

HO
H

O

HO

Quercetin [11,27]

O

HO
OH

O

O

OH
O

OH
O

O

OH

H
OH
OH

O

OH
O

H
OH

O

HO
OH

Eupalitin 3-O-β-Dgalactopyranoside[11,30,49,50]

Eupalitin 3-O-β-Dgalactopyranosyl-(1-2)-β-Dgalactopyranoside[11,30]

 Alkaloid[26,32,36]
Các alkaloid chiếm hàm lượng lớn trong cây nam sâm bò (2%).

Gồm các chất Punarnavine-1, Punarnavine-2, Hypoxanthine-9-L-arabinofuranoside,
Punarnavoside , Neobetanin-5-β-D-glucopyranoside và Amarantin.

OH
O

HO
HO
H
HO
H
HOOC
H

O

O

O

H
COOH
HO
H

N

Amarantin

H

OH

HOOC
H

OH
HO
H
HO
H

COOH

N

O
OH

O

H
CO
OO
OH
C
HO

N

Neobetanin 5-β-D-glucopyranoside

HO OC

N
N

H
CO OH


H
OH

Punarnavoside[8,11,27]

O
OH
O

HO
H
HO
H

OH

O

O

OH


 Lignan[11,36] Năm 1991, Lami và cộng sự đã cô lập được từ rễ cây nam sâm
bò hai hợp chất lignan là liriodendrin và

syringaresinol mono-β-D-

glycoside.

H33
OCH
OH
O

H

H3CO
H
OH
HO
HO
H

H3
OCH
H

O

O


O

Syringaresinol-mono-β-D-glucose

H3
OCH

H
OH

OCH3
O
O

H

H3CO

HO
HO

OH

O

OH
CH2OH

OCH3


OH
O

OH

HO

H

O

O

Lidriodendrin

OCH3

H3
O CH
OH
O

Syringaresinol

H

H3CO
H

H3

OCH
H

HO
H
H3
O CH

O


 Carbohydrate[11,36]: Fructose, Galactose, Glucose, Xylose, Sucrose.
 Xanthone[11,36]
O

OH

OCH3

O
O
CH3

OCH3

CH3
O

Borhavine
(Dihydroisofuroxanthone)


 Amino acid[27]: Cystine, glycine, histidine, lisine, methionine, phenylalanine,
proline, tryptophan, alanine, acid aspartic, acid glutamic, leucine, serine,
threonine, tyrosine, valine.
 Các acid béo[11,49,61]
CH 3 ―(CH 2 ) 14 ―COOH : Acid hexadecanoic (Acid palmitic)
CH 3 ―(CH 2 ) 16 ―COOH : Acid octadecanoic (Acid stearic)
CH 3 ―(CH 2 ) 18 ―COOH : Acid eicosanoic ( Acid arachidic)
CH 3 ―(CH 2 ) 20 ―COOH : Acid docosanoic (Acid behenic)
CH 3 ―(CH 2 ) 7 ―CH=CH―(CH 2 ) 7 ―COOH : Acid 9-octadecenoic (Acid oleic)


CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
Phần thân lá tươi
Phơi khô, xay nhuyễn

Bột thân lá khô (3.8 kg)
- Ngâm dầm với metanol
- Lọc, cô quay thu hồi dung môi

Cao metanol thô (245 g)
Trích lỏng- lỏng với ete dầu hỏa và etyl acetat

Cao eter dầu hỏa
(38.1 g)

Cao etyl acetat
(25.1 g)
-


-

EA.A
(3.9 g)

EA.B
(4.5 g)

EA.C
(2.3 g)

Cao metanol còn lại
(160 g)
Tiến hành sắc ký cột với hệ dung môi
phân cực tăng dần H:EA (8:2 - 0:10),
EA:M (10:0 - 5:5).
Cô quay, thu hồi dung môi.
Sử dụng sắc ký lớp mỏng để kiểm tra và
gom các phân đoạn.

EA.D
(7.1 g)

EA.E
(2.1 g)

EA.F
(3.5 g)
C:M:N
(8:2:0.1)


EA.F1
(0.58g)

EA.F2
(0.4 g)

EA.F3
(0.72 g)

EA.F4
(0.45 g)

EA.F5
(0.83 g)


Sơ đồ 2.1: quy trình điều chế các loại cao

2.1. THU HÁI VÀ XỬ LÝ MẪU
Mẫu cây tươi Nam sâm đứng được thu hái tại Thủ Đức vào tháng 9 năm
2009. Cây đã được nhận danh tên khoa học là Boerhaavia erecta L. bởi Dược sĩ
Phan Đức Bình, Phó Tổng biên tập Tạp chí Thuốc và Sức Khỏe, Hội Dược học Việt
Nam.
Sau khi thu hái, cây được rửa sạch, sấy khô, xay nhuyễn thu được bột khô
(3.8 kg).

2.2. ĐIỀU CHẾ CÁC LOẠI CAO
Bột cây khô phần thân lá (3.8 kg) được trích kiệt bằng metanol theo phương
pháp ngâm dầm ở nhiệt độ phòng, lọc, cô quay thu hồi dung môi, thu được cao

metanol thô (245 g).
Từ cao metanol thô, tiến hành trích lỏng- lỏng lần lượt với ete dầu hòa và
etyl acetat thu được cao eter dầu hỏa (38.1 g), cao etyl acetat (25.1 g) và phần cao
metanol còn lại (160.0 g).
Quy trình điều chế các loại cao được trình bày trong sơ đồ 2.1
Bảng 2.1: Khối lượng và thu suất các loại cao thu được so với cao metanol ban đầu
Loại cao (ký hiệu )

Trọng lượng (g)

Thu suất (%)

Eter dầu hỏa (ED)

38.1

15.55

Etyl acetat (EA)

25.1

10.24

Metanol (M)

160

65.31


223.2

91.10

Tổng cộng


2.3. TRÍCH LY, CÔ LẬP MỘT SỐ HỢP CHẤT HỮU CƠ TRONG CÂY
NAM SÂM ĐỨNG
2.3.1. Sắc ký cột trên cao etyl acetat của sơ đồ 2.1
Thực hiện sắc ký cột trên cao etyl acetat (25.1 g) với silica gel pha thường
bằng hệ dung môi phân cực tăng dần từ hệ hexan: etyl acetat (8:2 – 0:10), etyl
acetat: metanol (10:0 – 5:5) thu được 6 phân đoạn được trình bày trong sơ đồ 2.1.
2.3.2. Sắc ký cột trên phân đoạn EA.F của cao etyl acetat
Phân đoạn EA.F (3.5 g) của cao etyl acetat được sắc ký cột silica gel, giải ly
bằng hệ dung môi phân cực cloroform: metanol: nước (8:2:0.1).
Kết quả sắc ký lớp mỏng cho thấy phân đoạn EA.F1 và EA.F3 có các vết
chính rõ, đẹp. Do đó được chọn để sắc ký cột. Các phân đoạn còn lại sẽ được tiếp
tục khảo sát sau.
2.3.2.1. Sắc ký cột trên phân đoạn EA.F1 của cao etyl acetat
Phân đoạn F1 của cao etyl acetat (580 mg) được sắc ký cột silica gel nhiều
lần, giải ly bằng hệ dung môi cloroform: metanol: nước (8:2:0.1), kết quả sắc ký cột
được trình bày trong bảng 2.2.
Bảng 2.2: Kết quả sắc ký cột silica gel trên phân đoạn EA-F1
Phân

Số thứ

Dung môi


Trọng lượng

Nhận xét

đoạn

tự lọ

giải ly

cao (mg)

(bằng sắc ký lớp mỏng)

F1-1

1 - 15

C:M:N (8:2:0.1)

68

Vết dài. Không khảo sát

F1-2

15 - 23

C:M:N (8:2:0.1)


110

Một vết chính. Sẽ khảo sát sau

F1-3

24 - 39

C:M:N (8:2:0.1)

180

Cô lập được EREC-EA25

F1-4

39- 51

C:M:N (8:2:0.1)

135

Nhiều vết. Không khảo sát


Hợp chất EREC-EA25 (10 mg) có dạng tinh thể hình kim, màu vàng, tan
trong metanol.
2.3.2.1. Sắc ký cột trên phân đoạn EA.F1 của cao etyl acetat
Phân đoạn F3 của cao etyl acetat (720 mg) được sắc ký cột silica gel nhiều
lần, giải ly bằng hệ dung môi cloroform: metanol: nước (8:2:0.1), kết quả sắc ký cột

được trình bày trong bảng 2.3.
Bảng 2.3: Kết quả sắc ký cột silica gel trên phân đoạn EA-F3
Phân

Số thứ

Dung môi

Trọng lượng

Nhận xét

đoạn

tự lọ

giải ly

cao (mg)

(bằng sắc ký lớp mỏng)

F3-1

1 - 10

C:M:N (8:2:0.1)

100


Vết dài. Không khảo sát

F3-2

11 - 27

C:M:N (8:2:0.1)

135

Cô lập được EREC-EA26

F3-3

28 - 40

C:M:N (8:2:0.1)

87

Một vết chính. Sẽ khảo sát sau

F3-4

41 - 52

C:M:N (8:2:0.1)

145


Nhiều vết. Không khảo sát

F3-5

53 - 67

C:M:N (8:2:0.1)

180

Một vết chính. Sẽ khảo sát sau

Hợp chất EREC-EA26 (8 mg) có dạng bột, vô định hình màu vàng, tan
trong metanol.


2.4. KHẢO SÁT CẤU TRÚC HÓA HỌC CỦA CÁC HỢP CHẤT CÔ
LẬP ĐƯỢC
2.4.1. Khảo sát cấu trúc hóa học của của hợp chất 1 (EREC- EA25)
 Hợp chất 1 thu được từ phân đoạn EA.F của cao etyl acetat, có đặc điểm sau:
-

Hợp chất 1 có dạng tinh thể hình kim, màu vàng, tan trong dung môi
metanol.

-

Nhiệt độ nóng chảy: 231- 232 0C.

-


Sắc ký lớp mỏng giải ly bằng hệ dung môi cloroform: metanol: nước (8: 2:
0.1) hiện hình bằng dung dịch acid H 2 SO 4 30%, sấy bản ở 1000C cho một
vết màu vàng có giá trị R f = 0.5; và hiện hình bằng dung dịch FeCl 3 / ancol,
sấy nhẹ cho một vết màu xanh đen.

-

Phổ 1H-NMR (CD 3 OD) (Phụ lục 1, 1A, 1B), phổ 13C-NMR (CD 3 OD) (Phụ
lục 2), phổ HSQC (Phụ lục 3), phổ HMBC (Phụ lục 4, 4A, 4B, 4C) được
trình bày trong bảng 2.4.

 Biện luận cấu trúc:
Hợp chất 1 có sắc ký lớp mỏng khi hiện hình bằng dung dịch acid H 2 SO 4
cho một vết màu vàng, hiện hình bằng dung dịch FeCl 3 / ancol, cho màu xanh đen,
nên hợp chất 1 có thể là một flavon.
 Phổ 1H-NMR có năm tín hiệu proton nằm trong vùng từ trường δ H 6.5-8
ppm, là tín hiệu của proton gắn với vòng thơm.
-

Tín hiệu mũi đôi tại δ H 6.21 (1H, d, J = 1.5 Hz) và mũi đơn tại δ H 6.39 (1H,
s) thể hiện 2 proton ghép cặp meta của vòng A là H-6 và H-8.

-

Hai tín hiệu mũi đôi tại δ H 7.71 (1H, d, J = 1.5 Hz, H-2’), δ H 6,84 (1H, d, J =
8.5, H-5’) và một mũi đôi-đôi tại δ H 7.59 (1H, dd, J = 6.5; 2.0, H-6’) của hệ
thống ghép ABX cho biết rằng có nhóm thế tại vị trí 3’ và 4’ trên vòng B.

-


Phổ 1H-NMR còn có 1 mũi đôi tại δ H 5.24 (1H, d, J = 7.5) là tín hiệu của
proton anomer H-1’’, kết hợp với các tín hiệu trong vùng từ trường δ H 3.23.8 ppm cho biết có sự hiện diện của một đơn vị đường.


 Phổ 13C-NMR cho thấy hợp chất 1 có 21 carbon.
-

Có 15 tín hiệu carbon nằm trong trường thấp (>90ppm). Trong đó có 14
carbon thơm của phần aglycon trong vùng từ trường δ C 90-170 ppm, một
carbon carbonyl >C=O tại δ C 179.6 (C-4), một carbon acetal δ C 104.5 (C1”). Các tín hiệu còn lại nằm trong vùng trường cao (60-80 ppm) củng cố
nhận định hợp chất có mang một đơn vị đường.

-

Carbon metylen –CH 2 – mang oxy tại δ C 62.7 ppm là C-6 của đường glucose.

-

Tín hiệu carbon tứ cấp tại δ C 135.7 ppm là tín hiệu đặc trưng của C-3 của
khung flavonol.

-

Phổ HMBC cho thấy tín hiệu tương quan của proton anomer C-1’’ của đơn
vị đường với C-3 của khung flavonol ở δ C 135.7 ppm, chứng tỏ flavonol này
có mang nhóm đường ở C-3.
Phân tích các dữ liệu phổ nghiệm của hợp chất 1 và so sánh với số liệu phổ

nghiệm của hợp chất quercetin 3-O-β-D-glucopyranoside[


5,13,33,43]

được trình bày

trong bảng 2.4, cho thấy sự tương đồng.
Vậy, cấu trúc của hợp chất 1 được đề nghị là quercetin 3-O-β-D-glucopyranoside.
Bảng 2.4: Phổ 1H, 13C-NMR và HMBC của hợp chất 1.
Vị

Loại

trí

carbon

EREC-EA25

Quercetin 3-O-β-Dglucopyranoside

δ H ppm (J, Hz)

δC

HMBC

ppm

(1H→13C)


δ H ppm (J, Hz)

δC
ppm

2

>C=

-

159.1

-

-

159.0

3

>C=

-

135.8

-

-


135.0

4

>C=

-

179.6

-

-

179.4


5

>C=

-

163.1

-

-


163.0

6

=CH-

6.21 (d, 1.5)

100.0

5, 7, 8, 10

6.20 (d, 1.9)

99.0

7

>C=

-

166.1

-

-

166.2


8

=CH-

6.39 (s)

94.8

6, 7, 9, 10

6.38 (d, 1.9)

94.7

9

>C=

-

158.5

-

-

158.5

10


>C=

-

105.8

-

-

105.6

1’

>C=

-

123.2

-

-

123.0

2’

=CH-


7.71 (d, 1.5)

117.7

2, 3’, 4’, 6’

7.7 (d, 2.0)

116.0

3’

>C=

-

145.9

-

-

145.9

4’

>C=

-


149.9

-

-

149.8

5’

=CH-

6.84 (d, 8.5)

116.1

3’, 4’, 6’

6.87 (d, 8.5)

117.5

6’

=CH-

7.59 (dd, 6.5, 2.0)

123.2


2, 2’, 4’

7.62 (dd, 8.5,2.0)

123.1

1’’

>CH-

5.24 (d, 7.5)

104.5

3, 3’’

5.20 (d, 7.2)

104.0

2’’

>CH-

3.48 (dd)

75.8

1’’, 3’’


3.06 (m)

73.7

3’’

>CH-

3.43 (dd)

78.2

2’’, 4’’

3.30 (m)

76.1

4’’

>CH-

3.35 (dd)

71.3

6’’

3.36 (m)


71.2

5’’

>CH-

3.22 (m)

78.4

4’’

3.21 (m)

76.4

6’’

-CH 2 -a

3.71 (dd, 11.5, 2)

62.7

4’’

3.72 (m)

61.5


6’’

-CH 2 -b

3.57 (dd, 5.5, 12)

62.7

5’’

3.40 (m)


×