BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: HÓA HỮU CƠ
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CAO METHANOL TRONG LÁ CÂY CHÙM
NGÂY MORINGA OLEIFERA L. HỌ
MORINGACEAE
GVHD: TS. MAI ĐÌNH TRỊ
SVTH: TẠ TRẦN KIÊN
MSSV: 35106022
TP.HCM – 2013
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp này, ngoài nỗ lực bản thân tôi còn nhận
được nhiều sự giúp đỡ và động viên chân tình. Vì vậy, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến:
-TS. Mai Đình Trị (GVHD của tôi), phòng Công nghệ các chất có hoạt tính sinh
học, Viện Công nghệ hóa học. Thầy đã ân cần truyền cho tôi những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu trong quá trình thực hiện đề tài. Ở thầy tôi còn thấy được tấm gương
sáng về lòng nhẫn nại, chịu khó và đam mê khoa học. Một lần nữa, em xin gửi lời tri
ân sâu sắc đến thầy.
-Bố mẹ, bạn bè và những người thân luôn hỏi han, giúp đỡ kịp thời về mặt tinh
thần những lúc tôi gặp khó khăn khi thực hiện đề tài.
-TS. Lê Tiến Dũng và anh Nguyễn Hữu An, phòng Công nghệ các chất có hoạt
tính sinh học, Viện Công nghệ hóa học đã chỉ bảo tôi những kiến thức bổ ích và tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài.
-Các thầy cô khoa Hóa, trường Đại học Sư phạm TP.HCM đã dày công truyền
đạt rất nhiều kiến thức trong suốt 4 năm học đại học để tôi có được thành quả nhất
định như ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn!
TẠ TRẦN KIÊN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ............................................................................................ 8
1.1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CÂY CHÙM NGÂY ...................................................... 9
1.1.1 Thực vật học ........................................................................................................... 9
1.1.2. Mô tả chung ......................................................................................................... 10
1.1.3. Vùng phân bố và thu hái ...................................................................................... 11
1.2. CÔNG DỤNG CỦA CÂY CHÙM NGÂY ............................................................ 11
1.2.1. Về giá trị dinh dưỡng........................................................................................... 12
1.2.2. Về y học ............................................................................................................... 13
1.2.2.1. Theo y học cổ truyền ....................................................................................... 13
1.2.2.2. Theo y học hiện đại .......................................................................................... 15
1.3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC ................................................................................... 20
1.3.1. Các hợp chất Phenolic ......................................................................................... 20
1.3.2. Các hợp chất Flavonoid đã được phân lập từ cây Chùm ngây ............................ 21
1.3.3. Các hợp chất Terpenoid – Steroid được phân lập từ cây Chùm ngây ................. 24
1.3.4. Các hợp chất Glycoside được phân lập từ cây Chùm ngây................................. 25
1.3.5. Các hợp chất khác được phân lập từ cây Chùm ngây ......................................... 29
CHƯƠNG 2 THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 31
2.1. HÓA CHẤT, THẾT BỊ, PHƯƠNG PHÁP ............................................................. 32
2.1.1. Hóa chất ............................................................................................................... 32
2.1.2. Thiết bị ................................................................................................................. 32
2.1.3. Phương pháp tiến hành ........................................................................................ 32
2.1.3.1. Phương pháp phân lập các hợp chất ................................................................. 32
2.1.3.2. Phương pháp xác định cấu trúc hóa học các hợp chất...................................... 32
2.2. NGUYÊN LIỆU ..................................................................................................... 32
2.2.1. Thu hái nguyên liệu ............................................................................................. 32
2.2.2. Xử lý mẫu nguyên liệu ........................................................................................ 33
2.3. PHÂN LẬP CÁC HỢP CHẤT TỪ CAO THÔ ..................................................... 33
2.3.1. Điều chế các cao thô ............................................................................................ 33
2.3.2. Khảo sát cao MeOH ............................................................................................ 35
2.3.2.1. Phân lập hợp chất MO17 từ phân đoạn M4 (62,031g) ..................................... 35
2.3.2.2. Phân lập hợp chất MO18 từ phân đoạn M4 (62,031g) ..................................... 36
2.4. SỐ LIỆU PHỔ CÁC HỢP CHẤT PHÂN LẬP ..................................................... 38
2.4.1. Hợp chất MO17 ................................................................................................... 38
2.4.2. Hợp chất MO18 ................................................................................................... 38
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 39
3.1. XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC HỢP CHẤT MO17 ....................................................... 40
3.2. XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC HỢP CHẤT MO18 ....................................................... 42
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 45
4.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................ 46
4.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 47
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
EA
Ethyl acetate
MeOH
Methanol
CTPT
Công thức phân tử
EtOH
Ethanol
CHCl 3
Chloroform
g
Gram
J
Hằng số ghép
mg
Miligram
MHz
Mega Hertz
SKC
Sắc ký cột
SKLM
Sắc ký lớp mỏng
UV
Ultraviolet
13
Carbon – 13 Nuclear Magnetic
Phổ cộng hưởng từ
Resonance
hạt nhân cacbon 13
Electron Spray Ionization
Phổ khối lượng phun mù
Mass Spectrum
điện tử
Heteronuclear Multiple Bond
Phổ tương tác dị nhân
Coherence
qua nhiều liên kết
Heteronuclear Single Quantum
Phổ tương tác dị nhân
Correlation
qua một liên kết
Proton Nuclear Magnetic
Phổ cộng hưởng từ hạt
Resonance
nhân proton
Multiplet
Mũi đa
C – NMR
ESI-MS
HMBC
HSQC
1
H – NMR
m
ppm
part per million
Phần triệu
brs
Broad singlet
Mũi đơn rộng
d
Doublet
Mũi đôi
dd
Doublet of doublet
Mũi đôi đôi
t
Triplet
Mũi ba
s
Singlet
Mũi đơn
δ
Chemical shift
Độ dịch chuyển hóa học
VLDL
Very Low Density Lipoprotein
Lipoprotein mật độ rất thấp
LDL
Low Density Lipoprotein
Lipoprotein mật độ thấp
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Thành phần các amino axit (g/100g protein) có trong cây Chùm ngây.
Bảng 2. Hoạt tính kháng khuẩn của lá cây Chùm ngây tươi và cao của nó đối với vi
khuẩn gây bệnh ở người.
Bảng 3. Dữ liệu phổ của hợp chất MO17
Bảng 4. Dữ liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của MO18
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. Vị trí cây Chùm ngây trong bảng hệ thống phân loại thực vật.
Sơ đồ 2. Sơ đồ tổng quan phân lập MO17, MO18 từ bột lá cây Chùm ngây.
Sơ đồ 3. Qui trình điều chế các phân đoạn từ cao MeOH.
Sơ đồ 4. Sơ đồ phân lập hợp chất MO17 từ phân đoạn M4.
Sơ đồ 5. Sơ đồ phân lập hợp chất MO18 từ phân đoạn M4.
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Cây Chùm ngây
Hình 2. Quả Chùm ngây
Hình 3. Lá Chùm ngây tươi
Hình 4. Hoa Chùm ngây
Hình 5. Cấu trúc hóa học của hợp chất MO17
Hình 6. Cấu trúc hóa học hợp chất MO18 và tương quan HMBC trên MO18.
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 CÁC PHỔ CỦA MO17
Phụ lục 1.1. Phổ 1H – NMR
Phụ lục 1.2. Phổ 13C – NMR
Phụ lục 1.3. Phổ DEPT 90 và 135
Phụ lục 1.4. Phổ HMBC
Phụ lục 1.5. Phổ HSQC
Phụ lục 1.6. Phổ ESI-MS
Phụ lục 1.7. Phổ HR-ESI-MS.
PHỤ LỤC 2 CÁC PHỔ CỦA MO18
Phụ lục 2.1. Phổ 1H – NMR
Phụ lục 2.2. Phổ 13C – NMR
Phụ lục 2.3. Phổ DEPT 90 và 135
Phụ lục 2.4. Phổ HMBC
Phụ lục 2.5. Phổ HSQC
MỞ ĐẦU
Cho đến nay, y học cổ truyền và y học hiện đại đã có sự kết hợp rất tốt trong
điều trị một số loại bệnh. Trong thế giới tự nhiên tiềm ẩn rất nhiều loại thảo dược
tưởng như vô năng nhưng lại có công dụng chữa bệnh rất hữu hiệu. Hơn nữa điều trị
bằng thảo dược chứa các hoạt chất tự nhiên hiện nay đang là một hướng đi tích cực
được khuyến khích trong y học Việt Nam cũng như trên thế giới vì khả năng chữa khỏi
bệnh mà lại ít độc hại và chi phí không quá lớn.
Mặt khác, theo các tài liệu công bố hiện nay khoảng từ 70%-80% các loại thuốc
chữa bệnh đang được lưu hành hoặc đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng có
nguồn gốc từ các hợp chất thiên nhiên. Tuy nhiên, phần lớn các dược phẩm hiện đang
được lưu hành trong nước ta đều phải nhập khẩu do khả năng nghiên cứu và cung cấp
dược liệu cho ngành công nghiệp hoá dược nước ta còn rất hạn chế trong khi tiềm
năng về tài nguyên thiên nhiên của nước ta được đánh giá là phong phú vào loại bậc
nhất thế giới. Mặc dù chúng ta đã có những thành công nhất định trong việc nghiên
cứu tạo ra các sản phẩm thuốc chữa bệnh, nhưng mới chỉ đáp ứng được chừng vài
phần trăm nhu cầu. Rõ ràng những kết quả đó chưa tương xứng với tiềm năng to lớn
về tài nguyên thiên nhiên của nước ta. Điển hình trong số những loài thảo dược quý đó
là cây Chùm ngây.
Chùm ngây được xem là một cây đa dụng, rất hữu ích tại những quốc gia nghèo
nên đã được nghiên cứu khá nhiều về các hoạt tính dược dụng, giá trị dinh dưỡng và
công nghiệp
Cây rất dễ trồng vì có thể mọc từ hột và bằng cách cắm cành xuống đất. Vì có
chứa các chất dinh dưỡng hàm lượng cao nên hiện nay các cơ quan quốc tế như Tổ
chức Y tế thế giới và nhiều cơ quan khác đang khuyến khích và hỗ trợ việc trồng cây
Chùm ngây.
Dù đã được biết đến từ thời xa xưa nhưng đến nay, Chùm ngây chỉ được sử dụng
trong dân gian chứ chưa có công trình nghiên cứu cụ thể. Do đó, chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài “Khảo sát thành phần hóa học cao Methanol trong lá cây Chùm ngây”
với mong muốn góp một phần hiểu biết về thành phần hóa học của cây Chùm ngây.
Chương 1
TỔNG QUAN
TỔNG QUAN
1.1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CÂY CHÙM NGÂY [8]
Chi Chùm ngây là chi duy nhất trong họ Chùm ngây (Moringaceae) bao gồm
13 loài và loài phổ biến nhất là Chùm ngây.
Tên thông dụng: Chùm ngây (Việt Nam), Drumstick tree (Mỹ), Horseradish
tree, Behen, Drumstick Tree, Indian Horseradish, Noix de Bahen.
Tên Khoa học: Moringa oleifera Lam, Moringa pterygosperma Gaertn thuộc
họ Moringaceae.
1.1.1 Thực vật học [2]:
Vị trí trong hệ thống phân loại thực vật
Giới thực vật bậc cao
Ngành Ngọc lan
Lớp Ngọc lan
Bộ cải
Họ Chùm ngây (Moringaceae)
Chi (Moringa)
Loài (Moringa oleifera L.)
Sơ đồ 1. Vị trí cây Chùm ngây trong bảng hệ thống phân loại thực vật
1.1.2. Mô tả chung[7]:
Cây gỗ nhỏ, cao 8 – 10 m, phân nhánh nhiều, thân có tiết diện tròn, thân non
màu xanh có lông, thân già màu xám nốt sần, trồng lâu năm có thể cao đến 12m,
đường kính thân cây 20 – 40cm. Lá kép lông chim 3 lần lẻ, mọc cách. Gân lá hình
lông chim, nổi rõ mặt dưới. Cuống lá dài 18 – 25cm. Hoa không đều lưỡng tính, màu
trắng hơi vàng, mùi thơm, cuống hoa dài 1-2 cm. Quả mọc treo, có 3 cạnh, dài 25 –
30cm, hơi gồ lên ở chỗ có hạt, khía rãnh dọc. Hạt màu đen, to bằng đậu Hà Lan, tròn
có cạnh và 3 cánh màu trắng dạng màng. Cây ra hoa vào tháng 1 – 2.
Hình 1. Cây Chùm ngây
Hình 2. Quả Chùm ngây
Hình 3. Lá Chùm ngây tươi
Hình 4. Hoa Chùm ngây
1.1.3. Vùng phân bố và thu hái[3]
Cây Chùm ngây vốn được coi có vùng bản địa là vùng tây bắc Ấn Độ và
Pakistan, sau đó được trồng rộng rãi ở Ấn Độ và các nước Đông Nam Á khác. Hiện
nay vẫn còn tồn tại quần thể Chùm ngây mọc hoang dại ở cận Hymalaya, từ vùng
Chenab phía đông của Sarda (Ấn Độ).
Ở Việt Nam, cây Chùm ngây được trồng rải rác ở các tỉnh phía Nam, từ Quảng
Nam trở vào, đặc biệt là các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Quốc.
Cây ưa sáng và khí hậu nhiệt đới nóng ẩm; có thể sống và phát triển tốt trên nhiều loại
đất, từ đất đỏ bazan ở Tây Nguyên đến đất sét pha cát hoặc trên đất cát vùng ven biển.
Cây trồng bằng hạt hay bằng cành, sau 2 năm bắt đầu có hoa. Cây trồng ở miền Nam
thường ra hoa quả một vụ trong năm. Ở vùng nam Ấn Độ, hằng năm có 2 vụ hoa quả
thậm chí có hoa quả rải rác quanh năm. Người ta thu hái quả non sau 55 – 77 ngày kể
từ ngày hoa nở và quả chín sau 100 – 115 ngày.
1.2. CÔNG DỤNG CỦA CÂY CHÙM NGÂY
Theo lương y Nguyễn Công Đức – giảng viên khoa y học cổ truyền (Đại học Y
dược Tp.HCM), Chùm ngây đã được biết đến và dùng hơn nghìn năm nay ở các nước
có nền văn minh cổ như Hy Lạp, Ấn Độ. Đây là loài cây đa tác dụng, vì vậy ở nhiều
nơi trên thế giới nó được xem là nguồn tài nguyên vô giá; giúp chống nạn thiếu dinh
dưỡng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phòng hộ giảm nhẹ thiên tai. Ngoài ra, các bộ
phận của cây còn có dược tính phổ rộng, được dùng để điều trị rất nhiều loại bệnh
khác nhau.
1.2.1. Về giá trị dinh dưỡng[25]
Lá cây được dùng làm rau ăn (lá, chồi, cành non và cả cây con được dùng trộn
dầu dấm ăn thay rau diếp), làm bột cà ri, ủ chua làm gia vị, làm trà giải khát... Ở châu
Phi, nó được dùng để chống suy dinh dưỡng cho trẻ em. Lá Chùm ngây chứa rất nhiều
vitamin và muối khoáng với hàm lượng cao: vitamin C cao gấp 7 lần trong cam,
provitamin A cao gấp 4 lần trong cà rốt, calcium cao gấp 4 lần trong sữa, potassium
cao gấp 3 lần trong chuối, sắt cao gấp 3 lần trong rau diếp và ngay cả protein cũng cao
gấp 2 lần trong sữa.
Ngoài ra, lá còn chứa nhiều vitamin B và E , khoáng chất và các axit amin như
methionine, cystein, leucine, isoleucine, valine, phenylalanine,...
Bảng 1. Thành phần các amino axit (g/100g protein) có trong cây Chùm ngây[12]
Amino acids
Moringa oleifera
Lysine
3.21
Phenylalanine
4.24
Lysine
5.74
Isoleucine
4.01
Methionine
1.00
Valine
3.05
Cystine
2.09
Threonine
3.03
Glutamic Acid
14.43
Arginine
8.00
Aspartic Acid
6.88
Serine
4.22
Glycine
4.96
Alanine
3.22
Histidine
2.20
Proline
2.09
Tyrosine
2.37
Hoa Chùm ngây có thể dùng làm rau ăn hoặc làm trà (nhiều nước phương Tây
sản xuất trà hoa chùm ngây bán ngoài thị trường). Nó cũng là nguồn cung cấp nguyên
liệu rất tốt cho người nuôi ong. Quả non của nó có thể chiên xào để ăn với hương vị
như măng tây.
Hạt Chùm ngây chứa nhiều dầu, lượng dầu chiếm đến 30 – 40% trọng lượng
hạt, trong đó chứa 65,7% acid oleic, 9,3% acid palmitic, 7,4% acid stearic và 8,6%
acid behenic. Ở Malaysia, hạt được dùng để ăn như đậu phụng. Dầu Chùm ngây ăn
được và còn được dùng để bôi trơn máy móc, dùng cho công nghệ mỹ phẩm, xà
phòng.
1.2.2. Về y học:
1.2.2.1. Theo y học cổ truyền [8]
Chùm ngây là một trong những cây thuốc rất thông dụng tại Ấn Độ. Nhiều bộ
phận trên cây được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh khác nhau. Trong hoa và rễ cây
có pterygospermin (60) - chất này được nhóm các nhà nghiên cứu đại học Bombay,
đại học Travancore và khoa hóa sinh Viện khoa học Ấn Độ phát hiện cuối thập niên
1940, đầu những năm 1950 và chứng minh là một trụ sinh (antibiotic) rất mạnh, ăn
thường xuyên sẽ giảm được nhiễm trùng do tạp khuẩn của môi trường
[25]
. Ngoài ra,
cây Chùm ngây còn cung cấp những hợp chất quý hiếm như Zeatin, Quercetin, α –
sitosterol, Caffeoylquinic acid và Kaempferol.
Lá dùng để chữa trị chứng hạ huyết áp và vò xát vào vùng thái dương để trị
chứng nhức đầu. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy rằng lá Chùm ngây có tính chất
như một kháng sinh chống các viêm nhiễm nhỏ. Lá còn được dùng để điều trị các vết
cắt ở da, vết trầy sướt, sưng tấy, nổi mẩn ngứa hay các dấu hiệu lão hóa ở da. Dịch
chiết từ lá có tác dụng duy trì ổn định huyết áp, trị chứng bần thần, chống nhiễm trùng
da, điều khiển lượng đường máu trong trường hợp bị bệnh tiểu đường. Dịch chiết từ lá
có thêm nước cà rốt là một thức uống lợi tiểu. Lá cũng được dùng chữa sốt, viêm phế
quản, viêm nhiễm mắt và tai, viêm màng cơ, diệt giun sán và làm thuốc tẩy xổ. Ở
Philippines, lá được chỉ định dùng chống thiếu máu, do chứa sắt cao. Còn tại Pakistan,
lá giã nát đắp lên vết thương, trị sưng và nhọt, đắp và bọng dịch hoàn để trị sưng và sa;
trộn với mật ong đắp lên mắt để trị mắt sưng đỏ.
Hoa Chùm ngây như một chất kích thích, kích dục, tác nhân gây sẩy thai; dùng
để chữa viêm, trị những bệnh về cơ, hội chứng rối loạn phân ly, khối u, sự phình to của
lách, làm giảm cholesterol huyết thanh, phospholipid, tricgliceride trong máu, tỉ lệ
VLDL, LDL cholesterol thành phospholipid và làm giảm chỉ số xơ vữa động mạch,
giảm thành phẩn lipid trong gan, tim và động mạch chủ và giảm sự thải ra các cặn
cholesterol.
Vỏ thân được dùng trị nóng sốt, đau dạ dày, đau bụng khi có kinh, sâu răng,
làm thuốc thoa trị hói tóc; trị đau trong cổ họng (dùng chung với hoa của cây nghệ, hạt
tiêu đen, rễ củ); trị kinh phong; trị đau quanh cổ; trị tiểu ra máu; trị bệnh tả hoa, dùng
làm thuốc bổ, lợi tiểu.
Hạt dùng trị bệnh viêm dạ dày, trị trướng bụng. Hạt Chùm ngây có hoạt tính
kháng sinh, có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều loài vi khuẩn và nấm. Có thể
dùng hạt Chùm ngây để lọc nước. Dùng hạt Chùm ngây làm chất tạo trầm lắng và kết
tụ, đưa đến kết quả rất tốt. Phương pháp lọc này rất có ích tại các vùng nông thôn của
các nước nghèo. Dầu hạt được dùng ngoài để trị nấm da. Trường Đại học San Carlos ở
Guatemala đã tìm ra một loại kháng sinh có tác dụng như neomycin có khả năng bảo
vệ da khỏi sự viêm nhiễm do Staphylococcus aureus. Tại Trung Mỹ hạt Chùm ngây
được dùng trị táo bón, mụn cóc và giun sán. Dầu từ hạt để trị phong thấp. Hạt có tác
dụng làm giảm đau. Nhựa từ thân cũng có tác dụng làm dịu đau. Tuy nhiên dùng liều
quá cao có thể gây ra buồn nôn, chóng mặt và ói mửa. Liều cho uống: 5gram/kg trọng
lượng cơ thể.
Hoạt tính của rễ Chùm ngây trên sỏi thận loại oxalate đã được chứng minh tại
Ấn Độ. Chùm ngây làm giảm rõ rệt nồng độ oxalate trong nước tiểu bằng cách can
thiệp vào sự tổng hợp oxalate trong cơ thể. Sự kết đọng tạo sạn trong thận cũng giảm
rất rõ. Rễ có vị đắng, được xem là vị thuốc bổ cho cơ thể và phổi, điều kinh, long đàm,
lợi tiểu nhẹ, gây trung tiện, ức chế sự sinh sản, kháng viêm, chất kích thích trong các
trường hợp liệt, thuốc kích thích tim và tuần hoàn. Ở Nicaragua, nước sắc rễ được
dùng chữa bệnh phù thủng. Dịch rễ được dùng ngoài để trị chứng mẩn ngứa do dị ứng.
Trong rễ và hạt cũng có chất kháng sinh pterygospermin. Nghiên cứu tại Ấn Độ cho
thấy rễ Chùm ngây có tác dụng ngừa thai. Tại Việt Nam, rễ Chùm ngây được dùng để
giúp lưu thông máu huyết, giúp dễ tiêu hóa, có tác dụng trên hệ thần kinh, làm dịu đau.
Vỏ rễ dùng sắc lấy nước trị đau răng, đau tai... Rễ tươi của cây non dùng trị nóng sốt,
phong thấp, thống phong (gout), sưng gan và lá lách. Không nên dùng rễ Chùm ngây
cho phụ nữ có thai, vì có khả năng gây trụy thai.
1.2.2.2. Theo y học hiện đại:
Ngoài nước:
Tác dụng của quả Chùm Ngây trên cholesterol và lipid trong máu[11]:
Nghiên cứu tại ĐH Baroda, Kalabhavan, Gujarat (Ấn Độ) về hoạt tính trên các
thông số lipid của quả Chùm Ngây, thử trên thỏ, ghi nhận: Thỏ cho ăn Chùm Ngây
(200mg/kg mỗi ngày) hay uống lovastatin (6mg/kg/ ngày) trộn trong một hỗn hợp thực
phẩm có tính cách tạo cholesterol cao, thử nghiệm kéo dài 120 ngày. Kết quả cho thấy
Chùm Ngây và Lovastatin có tác dụng gây hạ cholesterol, phospholipid, triglyceride,
VLDL, LDL hạ tỷ số cholesterol/ phospholipid trong máu so với thỏ trong nhóm đối
chứng. Khi cho thỏ bình thường dùng Chùm Ngây hay Lovastatin: mức HDL lại giảm
hạ nhưng nếu thỏ bị cao cholesterol thì mức HDL lại gia tăng. Riêng Chùm Ngây còn
có thêm tác dụng làm tăng sự thải loại cholesterol qua phân (Journal of
Ethnopharmacology Số 86-2003).
Dịch chiết từ lá Chùm ngây có tác dụng ổn định áp suất trong máu. Các hợp
chất nitrile, glycoside thiocarbamate được phân lập từ lá Chùm ngây có tác dụng hạ
huyết áp (Faizi và cộng sự, 1995) và hầu hết các hợp chất này rất hiếm trong tự nhiên.
Năm 1994, Gilani và cộng sự đã tiến hành thử nghiệm sinh học trên chuột 4
hợp chất ly trích từ lá Chùm ngây là Niazinin A (37), Niazinin B (37), Niazimicin
(48), và Niazinin A + B (37) cho thấy chúng có tác dụng hạ huyết áp.
Hoạt tính kháng nấm gây bệnh[11, 31]:
Nghiên cứu tại Institute of Bioagricultural Sciences, Academia Sinica, Đài Bắc
(Taiwan) ghi nhận dịch chiết từ lá và hạt Chùm Ngây bằng ethanol có các hoạt tính
diệt được nấm gây bệnh loại Trichophyton rubrum, Trichophyton mentagrophytes,
Epidermophyton floccosum và Microsporum canis. Các phân tích hóa học đã tìm được
trong dầu trích từ lá Chùm Ngây đến 44 hóa chất, hàm lượng tinh dầu thu được
khoảng 0,24%. (Bioresource Technology Số 98-2007).
Ruckmani và cộng sự (1998) cho biết trong rễ Chùm ngây có chất kháng sinh
Pterygospermin (60), nếu ở nồng độ 0,5 – 3kg/cc sẽ kìm hãm sự phát triển của vi
khuẩn gram âm và gram dương còn nồng độ cao hơn (7 – 10kg/cc) có hoạt tính kháng
nấm mạnh[17]
Ping – Hsien Chuang đã thử nghiệm hoạt tính kháng nấm trên dịch chiết EtOH
và tinh dầu của lá và hạt Chùm ngây. Kết quả cho thấy chúng có hoạt tính trên các
chủng
Trichophyton
rubrum,
floccosum và Microsporum canis.
Trichophyton
mentagophytes,
Epidermophyton
Bảng 2. Hoạt tính kháng khuẩn của lá cây Chùm ngây tươi và cao của nó đối
với vi khuẩn gây bệnh ở người.[29]
Lá tươi
Vi khuẩn
Dạng lỏng 1
Cao Ethanol2
Bột tan
Lá tươi
Lá khô
Gram (+)
Gram (-)
trong DMSO2
Shigella shinga
20.2±0.04
36.2±0.08
17.5±0.34
+
Pseudomonas aeruginosa
17.00±0.66
39.6±0.49
21.21±0.05
+
Shigella sonnei
25.1±0.12
33.5±0.12
21.50±0.08
+
Pseudomonas spp.
25.2±0.04
42.3±0.16
21.25±0.13
+
Staphyloccocus aureus
15.23±0.05
36.4±0.08
+
+
Bacillus cereus
22.4±0.28
29.25±0.2
16.25±0.04
+
Streptococcus-B-haemolytica
18.0±0.04
35.15±0.12
+
+
Bacillus subtilis
21.6±0.04
35.75±0.2
20.23±0.56
+
Sarcina lutea
18.1±0.04
34.4±0.44
19.50±0.21
+
Bacillus megaterium (Entero)
19.0±0.04
39.25±0.2
20.50±0.04
+
Các hoạt tính chống co giật, chống sưng và gây lợi tiểu[11] :
Dịch trích bằng nước nóng của hoa, lá, rễ, hạt..vỏ thân Chùm Ngây đã được
nghiên cứu tại Trung Tâm Nghiên cứu Kỹ Thuật (CEMAT) năm 1992 tại Guatamala
City về các hoạt tính dược học, thử nơi chuột. Hoạt tính chống co giật được chứng
minh bằng thử nghiệm trên chuột đã cô lập, hoạt tính chống sưng thử trên chân chuột
bị gây phù bằng carrageenan và tác dụng lợi tiểu bằng lượng nước tiểu thu được khi
chuột được nuôi nhốt trong lồng. Nước trích từ hạt cho thấy tác động ức chế khá rõ sự
(1)
(2)
Được thử nghiệm tại thể tích 10μl/đĩa thạch đường kính 6mm ở nồng độ 1175μg/đĩa.
Được thử nghiệm tại thể tích 10μl/đĩa đường kính 6mm.
co giật gây ra bởi acetylcholine ở liều ED50= 65.6 mg/ml môi trường ; tác động ức chế
phụ gây ra do carrageenan được định ở 1000mg/kg và hoạt tính lợi tiểu cũng ở 1000
mg/kg.
Morton (1991) và Caceres cùng cộng sự (1992) nghiên cứ dịch chiết từ các bộ
phận rễ, lá, hoa, nhựa và hạt của cây Chùm ngây cũng chứng minh tác dụng gây lợi
tiểu.
Khả năng ngừa thai của Rễ Chùm Ngây[11] :
Nghiên cứu tại ĐH Jiwaji, Gwalior (Ấn độ) về các hoạt tính estrogenic, kháng
estrogenic, ngừa thai của nước chiết từ Rễ Chùm Ngây ghi nhận chuột đã bị cắt buồng
trứng, cho uống nước chiết, có sự gia tăng trọng lượng của tử cung. Hoạt tính
estrogenic được chứng minh bằng sự kích thích hoạt động mô tế bào tử cung. Khi cho
chuột uống nước chiết này chung với estradiol dipropionate (EDP) thì có sự tiếp nối
tụt giảm trọng lượng của tử cung so sánh với sự gia tăng trọng lượng khi chỉ cho chuột
uống riêng EDP. Trong thử nghiệm deciduoma liều cao nhất 600mg/kg có tác động
gây rối loạn sự tạo deciduoma nơi 50 % số chuột thử .
Hoạt tính kháng sinh của Hạt Chùm Ngây[11] :
4 (α-L-rhamnosyloxy)benzyl isothiocyanate được xác định là có hoạt tính
kháng sinh mạnh nhất trong các hoạt chất trích từ hạt Chùm Ngây ( trong hạt Chùm
Ngây còn có benzyl isothiocyanate). Hợp chất trên ức chế sự tăng trưởng của nhiều vi
khuẩn và nấm gây bệnh. Nồng độ tối thiểu để ức chế Bacillus subtilis là 56 micromol/l
và để ức chế Mycobacterium phlei là 40 micromol/l.
Hoạt tính của Rễ Chùm ngây trên Sạn thận loại Oxalate[11] :
Thử nghiệm tại ĐH Dược K.L.E.S, Nehru Nagar, Karnakata (Ấn Độ) trên chuột
bị gây sạn thận, oxalate bằng ethylen glycol ghi nhận dịch chiết bằng nước và alcohol
rễ cùng lõi gỗ Chùm Ngây làm giảm rõ rệt nồng độ oxalate trong nước tiểu bằng cách
can thiệp vào sự tổng hợp oxalate trong cơ thể. Sự kết đọng tạo sạn trong thận cũng
giảm rất rõ khi cho chuột dùng dịch chiết này như một biện pháp phòng ngừa bệnh sạn
thận.
Nghiên cứu trị khối u và chống ung thư[11]
Makonnen cùng cộng sự (1997) đã công bố lá Chùm ngây chứa nhiều thành
phần có khả năng trị khối u. Đó là các hợp chất O-ethyl -4-(α-L-rhamnosyloxy)benzyl
carbamate (35), 4-(α-L-rhamnosyloxy)benzylisothiocyanate (38), Niazimicin (48), 3O-(6'-O-oleoyl-β-D-glucopyranosyl)-β-sitosterol (30) đã được thử nghiệm in vitro cho
kết quả là chúng có khả năng ức chế đáng kể virus kháng nguyên sớm Epstein Barr.
Song song đó Guevara cùng cộng sự (1999) đề xuất Niazimicin (48) là một chất có
khả năng ngừa ung thư hiệu quả.
Bharali cùng cộng sự (2003) đã nghiên cứu dịch chiết hạt Chùm ngây cho thấy
khả năng chuyển hóa enzyme chống ung thư gan, chống oxy hóa và chống ung thư da
ở chuột.
Caceres và Lopez (1991) đã nghiên cứu trên cao chiết hạt Chùm ngây cho thấy
chúng có khả năng kháng vi khuẩn Gram (+) ở chuột.
Nghiên cứu về những công dụng trị bệnh khác[11, 24,
26]
Pal và cộng sự (1995), Tahiliani và Kar (2000) đã công bố dịch nước lá Chùm
ngây có tác dụng điều hòa hormone tuyến giáp, từ đó làm tăng khả năng hoạt động của
tuyến giáp. Ngoài ra dịch nước lá Chùm ngây có tác dụng chống oxy hóa.
Rao và cộng sự (2001) đã công bố cao EtOH của lá Chùm ngây có tác dụng bảo
vệ các nhiễm sắc thể tủy sống ở chuột.
Lipipun và cộng sự (2003) nghiên cứu cho thấy lá Chùm ngây có thể được sử
dụng như một loại thuốc dự phòng đặc trị HSV (Herpes simplex virus type 1) hoặc
làm thuốc chống lại biến thể virus do ngăn cản sự tổng hợp AND của chúng.
Năm 1982, Bhattacharya và cộng sự đã đưa ra kết luận rằng lá và hoa Chùm
ngây rất có hiệu quả trong điều trị giun sán.
Hạt Chùm ngây có chứa protein chuyên dụng cho da và tóc. Dầu của hạt còn
được ứng dụng trong công nghiệp mỹ phẩm. Hạt Chùm ngây chứa các peptide có khả
năng của người và chống lại sự lão hóa. Dịch chiết từ hạt Chùm ngây còn có tác dụng
tốt đối với tóc và được ứng dụng rộng rãi để sản xuất dầu gội đầu (Stussi và cộng sự,
2002).
Trapti Rastogi, Vijay Bhutda đã thử nghiệm hoạt tính tẩy giun trên dịch chiết lá
Chùm ngây ở nồng độ 25mg/ml thời gian 63 phút giun chết tương đương với chất đối
chứng là Piperazine citrate.
Trong nước
Trung tâm Sâm và dược liệu Tp.HCM (2010) đã khảo sát được trong lá
Chùm ngây có những hợp chất: tinh dầu, chất béo, carotenoid, triterpenoid, coumarin,
flavonoid, tannin, acid hữu cơ. Công trình này đã định lượng được flavonoid toàn phần
có trong lá cây Chùm ngây mọc tại Tp.HCM và Đồng Nai, giữa lá non và lá già. Từ đó
rút ra được mối tương quan giữa hàm lượng flavonoid trong lá với nơi cây mọc, cụ thể
hàm lượng flavonoid sẽ gia tăng khi cường độ chiếu sáng cây (cường độ tia UV) tăng
và hàm lượng flavonoid trong cây non sẽ cao hơn trong cây già.
1.3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC:
Chùm ngây chứa rất nhiều đường đơn, rhamnose, hợp chất glycoside, flavonoid
và nhóm các chất glucosinolate và isothiocyanate. Toàn cây có chất Pterygospermin có
tính kháng các vi khuẩn Gram (-), Gram (+) và vi khuẩn ưa acid.
1.3.1. Các hợp chất Phenolic:
COOH
OH
COOH
O
H3CO
O
OCH3
H3CO
OH
OH
HO
OH
Syringic acid (1)
H3CO
OH
OH
Gallic acid (2)
4 - Hydroxymellin (3)
NH2
N
CHO
O
OH
(4-hydroxyphenyl)acetonitrile (4)
OH
Vanilin (5)
1-phenylmethanamine (6)
N=C=S
HO
O
NH2
2-(4-hydroxyphenyl)acetamide (7)
(isothiocyanatomethyl)benzene (8)
O
COOH
O
OH
OH
OH
(4-hydroxyphenyl)acetic acid (9)
7-(4-hydroxyphenoxy)heptanoic acid (10)
O
OH
O
O
O
OH
OH
(4-hydroxyphenoxy)acetic acid (11)
Ethyl 4-(p-hydroxy)phenylbutanoate (12)
O
O
O
H
O
OH
O
OH
OH
O
OH
Propyl p-hydroxybenzoate (13) 4-Hydroxymellein (14) Methyl-p-hydroxybenzoate (15)
1.3.2. Các hợp chất Flavonoid đã được phân lập từ cây Chùm ngây:
OCH3
HO
HO
O
O
HAcO
O
HO
O
O
H
O
HO
OAc
OH
H
O
O
H
CH3
OH
OH
OH
O
H
HO
OH
O
OH
Kaempferide 3-O-(2'',3''-diacetylglucoside) (16) Kaempferide 3-O-(2''-O-galloylrhamnoside)
(17)
OH
HO
OH
OCH3
O
O
O
H3C
HO
HO
O
O
O
OH
O
HO
OH
OH
O
O
O
H3C
HO
HO
OH
Kaempferide 3-O-(2''-O-galloylrutinoside)-7-O-α-rhamnoside (18)
HO
OH
CH3
OH
O
H3C
HO
HO
OH
O
HO
OH
O
H O
O
O
OH
HO
O
OH
O
O
OH
OH
O
HO
Kaempferol 3-O-[α-rhamnosyl-(1→2)]-[α-rahamnosyl-(1→4)]- β-glucoside-7-O-αrhamnoside (19)
HO
OH
CH3
OH
O
H3C
HO
HO
O
OH
O
O
H
O
O
OH
O
HO
OH
OH
O
OH
O
HO
HO
O
OH
Kaempferol 3-O-[β-glucosyl-(1→2)]-[α-rahamnosyl-(1→6)]- β-glucoside-7-O- α-rhamnoside
(20)
OH
OH
OH
HO
HO
H3C
HO
O
OH
OH
O
O
O
O
HO
O
O
O
HO
OH
O
CH3
CH3
OH
OH
OH
OH
O
O
O
HO
HO
Kaempferitrin (21)
OH
Kaempferol (22)
OH
OH
OH
HO
HO
O
O
OH
O
O
HO
OH
O
HO
O
CH3
HO
O
OH
Kaempferol 3-O-α-rhamnoside (23)
OH
OH
O
OH
Isoquercetin (24)
HO
OH
HO
O
OH
HO
OH
O
O
O
HO
O
O
HO
O
CH3
O
OH
O
HO
OH
OH
O
H3C
HO
OH
HO
‘
Kaempferol 3-O-α-rhamnoside (25)
OH
Rutin (26)
1.3.3. Các hợp chất Terpenoid – Steroid được phân lập từ cây Chùm ngây:
OH
HO
Vitamin A (27)
Stigmasterol (28)
RO
Β – sitosterol (R=H) (29)
3-O-(6'-O-oleoyl-β-D-glucopyranosyl)- β- sitosterol
(R=6'-O-oleoyl-β-D-glucopyranosyl) (30)
β- sitosterol-3-O- β-D-glucopyranoside (R=3-O- β-D-glucopyranosyl) (31)