Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

nghiên cứu đa dạng và sinh thái họ sim (myrtaceae juss 1789) trong hệ thực vật vườn quốc gia phú quốc, tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.46 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Đông Thi

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG VÀ SINH THÁI HỌ SIM
(MYRTACEAE Juss. 1789) TRONG HỆ THỰC VẬT
VƯỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC,
TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Đông Thi

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG VÀ SINH THÁI HỌ SIM
(MYRTACEAE Juss. 1789) TRONG HỆ THỰC VẬT
VƯỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC,
TỈNH KIÊN GIANG
Chuyên ngành : Sinh thái học
Mã số

: 60 42 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. TRẦN HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh - 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được các tác giả công bố
trong bất kì công trình nào.
Các trích dẫn về biểu bảng, kết quả nghiên cứu của những tác giả khác; tài liệu tham
khảo trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng và theo đúng quy định.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 9 năm 2013
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Đông Thi

1


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ chân thành, quí giá của các
thầy cô, bạn bè đồng nghiệp, của trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Hợp đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình
trong suốt quá trình làm luận văn này.
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến Th.S Đặng Văn Sơn đã động viên, giúp đỡ trong thời gian
làm luận văn.
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến các anh bên Trung tâm nghiên cứu rừng và đất ngập nước đã

nhiệt tình giúp đỡ trong thời gian vừa qua.
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến anh Nguyễn Hồng Quân và anh Nguyễn Tấn Chiến đã cung
cấp nhiều thông tin bổ ích và giúp đỡ trong quá trình khảo sát thực địa và thu mẫu.
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến Ban quản lý của Vườn quốc gia Phú Quốc đã giúp đỡ cho tôi
có điều kiện đi lại và khảo sát tại Vườn quốc gia.
Tôi xin trân trọng cảm ơn đến cô Ngà của Phòng thí nghiệm thực vật- khoa Sinhtrường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ để tôi thuận lợi hoàn
thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ về mặt
vật chất lẫn tinh thần để tôi có những điều kiện thật tốt để hoàn thành luận văn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 9 năm 2013
Nguyễn Đông Thi

2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2
MỤC LỤC .................................................................................................................... 3
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ VÀ CÁCH VIẾT TÊN KHOA HỌC ....................... 5
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 6
1. Đặt vấn đề ........................................................................................................................ 6
2. Mục đích đề tài ................................................................................................................ 7
3. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................................... 7
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ....................................................................................... 7

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TƯ LIỆU ..................................................................... 8
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu .......................................................................... 8
1.1.1. Địa hình ................................................................................................................... 8
1.1.2. Thổ nhưỡng ............................................................................................................. 9

1.1.3. Khí hậu .................................................................................................................. 10
1.1.4. Hệ thực vật ............................................................................................................ 11
1.2. Lịch sử nghiên cứu họ Sim (Myrtaceae) .................................................................. 13

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 16
2.1. Địa điểm và thời gian thực địa.................................................................................. 16
2.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 16
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa ............................................................... 16
2.2.2. Phương pháp ghi nhật kí ....................................................................................... 18
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ................................................ 18
2.2.4. Phương pháp tham khảo tài liệu ............................................................................ 19
2.2.5. Định danh theo Phương pháp hình thái so sánh .................................................... 19
2.2.6. Phương pháp chấm điểm phân bố các loài ............................................................ 19
2.2.7. Dụng cụ, hoá chất cần thiết cho việc thực hiện đề tài ........................................... 20

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 21
3.1. Đặc điểm họ Sim (Myrtaceae) .................................................................................. 21
3.1.1. Đặc điểm hình thái ................................................................................................ 21
3.1.2. Sinh học và sinh thái ............................................................................................. 21
3.1.3. Phân bố .................................................................................................................. 22
3.1.4. Công dụng ............................................................................................................. 22
3


3.2. Thành phần loài ......................................................................................................... 22
3.2.1. Baeckea frutescens L. - Chổi sẻ, Chổi trện (vùng khu 4), Thanh hao .................. 23
3.2.2 Melaleuca cajuputi Powell. - Tràm, Chè đồng, chè cay......................................... 26
3.2.3. Psidium guajava L.- Ổi, Phan thạch lựu, kê thỉ quả. ............................................. 29
3.2.4. Rhodamnia dumetorum (Poir.) Merr. & Perry.- Sim rừng lớn, Tiểu sim.................. 33
3.2.5. Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk.1842 - Hồng sim, sim ............................... 36

3.2.6. Syzygium baviense (Gagnep.) Merr. et Perry- Trâm Ba Vì. ................................ 40
3.2.7. Syzygium claviflorum (Roxb.) Wall - Trâm hoa mảnh. ....................................... 43
3.2.8. Syzygium chanlos (Gagnep.) Merr. et Perry- Trâm trắng, Trâm sung. ................ 46
3.2.9. Syzygium grandis (Wight) Walp.- Trâm đại, Trâm dẻo, Trâm biển, Mận biển,
Táo biển ........................................................................................................................... 48
3.2.10. Syzygium jambos (L.) Alston. - Lý, Roi, Mận bồ đào........................................ 51
3.2.11. Syzygium polyanthum (Wight) Walp. - Sắn thuyền, Salam. .............................. 54
3.2.12. Syzygium semarangense (Bl.) Merr.& Perry.- Mận, Roi ................................... 57
3.2.13. Syzygium syzygioides (Miq.) Merr. et Perry- Trâm kiền kiền ........................... 60
3.2.14. Syzygium tinctorium- Trâm nhuộm, Trâm sung................................................. 64
3.2.15. Syzygium zeylanicum(Linn.) DC.- Trâm tích lan. ............................................. 67
3.2.16. Tristaniopsis burmanica (Griff.) Wils.& Waterh -Tri tân Burmann. .................. 70
3.2.17. Tristaniopsis merguensis (Griff.) Wils.& Waterh -Tri tân ổi. ............................ 73
3.3. Thảo luận .................................................................................................................... 76

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 78
4.1. Kết luận ....................................................................................................................... 78
4.2. Kiến nghị ..................................................................................................................... 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 79
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 82

4


GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ VÀ CÁCH VIẾT TÊN KHOA HỌC
Thuật ngữ
Taxon là thuật ngữ chuyên môn dùng trong hệ thống phân loại các loài động, thực vật và
được gọi là đơn vị phân loại. Taxon là một nhóm cá thể thuộc bất kỳ một mức độ nào của
thang chia bậc. Nói cách khác,”taxon” là nhóm sinh vật có thật được chấp nhận làm đơn vị

phân loại ở bất kỳ mức độ nào. Như vậy, khái niệm taxon luôn bao hàm ý về những đối
tượng cụ thể.
Taxa là thuật ngữ bao gồm nhiều taxon.
Tên khoa học của các taxon bậc dưới họ
Nếu không viết đậm thì viết in nghiêng.
Ví dụ: Syzygium jambos
Nếu viết đậm thì viết đứng (không nghiêng).
Ví dụ: Syzygium jambos
Đây là các viết chuẩn thường gặp trong các công trình, tạp chí về phân loại học thực vật có
uy tín như: Novon, Taxon, Adansonia, Kew Bulletin,... và thực vật chí các nước (trong đó
có Việt Nam).

5


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Loài người ngay từ khi mới xuất hiện trong lúc tiếp xúc với thiên nhiên trong đó có
thực vật, thu lượm hoa quả hoang dại, đào rễ, củ để ăn… đã phải tìm cách phân biệt cây cối
với nhau. Về sau, khi con người biết dùng cây để làm nhà cửa, làm đồ đạc, dụng cụ…hoặc
sử dụng cây để chữa một số bệnh, rồi khi biết trồng cây thì sự hiểu biết về thế giới thực vật
cũng mở rộng thêm. Một yêu cầu thực tế đặt ra là cần phải phân loại chúng để sử dụng.
Nhiệm vụ của phân loại học lúc đầu là tìm ra phương pháp sắp xếp cây cỏ thành nhóm, loại
riêng biệt.Về sau nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt dưới ánh sáng của học
thuyết Đacuyn, các nhà sinh học có thể chứng minh rằng các mắt xích tiến hoá xuất hiện
trong các taxon. Sự phát triển hay các mắt xích tiến hoá của một taxon là sự phát sinh chủng
loại chỉ ra rằng đa dạng loài và các mắt xích tồn tại không xảy ra tự phát mà có thể có một
dạng tổ tiên. Phân loại học đã đặt ra cho mình nhiệm vụ to lớn hơn là sắp xếp tất cả các loài
vào một trật tự tự nhiên gọi là hệ thống, hệ thống ấy phải phản ánh được quá trình tiến hoá
của thực vật. Ngày nay với sự phát triển của khoa học, sự tiến bộ của phương pháp và công

cụ nghiên cứu thì giới thực vật được sắp xếp ngày càng phù hợp hơn, làm sang tỏ các mối
quan hệ than thuộc giữa các loài, các chi, các họ. Điều này có ý nghĩa rất lớn góp phần vào
việc phát triển, sử dụng những cây có lợi và hạn chế những cây có hại.
Họ Sim (Myrtaceae) là một họ thực vật thuộc ngành Mộc lan (Magnoliophyta), có
khoảng 130-150 chi và 3000 loài, phân bố rộng khắp từ các vùng Nhiệt đới đến Ôn đới ấm
áp trên thế giới. Ở Việt Nam, họ Sim theo Phạm Hoàng Hộ trong quyển Cây cỏ Việt Nam,
năm 2000 có 13 chi , 100 loài, phân bố từ Bắc đến Nam, từ vùng ven biển đến vùng núi cao,
trong đó có rất nhiều loài có giá trị làm thuốc, làm cảnh, làm gỗ, làm thức ăn…, trong quyển
Thực vật ở đảo Phú Quốc (1985) ông thống kê có 14 loài thuộc 5 chi. Riêng vườn quốc gia
Phú Quốc theo kết quả nghiên cứu của Phân Viện Điều tra Quy hoạch rừng II (2002) có 8
chi với 28 loài.
Ở Việt Nam nói chung và Vườn quốc gia Phú Quốc nói riêng đã có một số nghiên cứu
về họ Sim (Myrtaceae) nhưng đều đã lâu, hoặc chỉ sơ bộ kiểm tra trên một số loài có giá trị
sử dụng, chưa có các tài liệu cơ bản về phân loại học và tài nguyên, nên việc nghiên cứu họ
thực vật này là rất cần thiết để đóng góp, cung cấp những dữ liệu về thành phần loài, sinh
thái, phân bố và giá trị sử dụng của họ thực vật này từ đó có những biện pháp để bảo tồn và
6


phát triển họ này trong Vườn quốc gia. Từ những yêu cầu đó, chúng tôi tiến hành đề tài “
Nghiên cứu đa dạng và sinh thái họ Sim (Myrtaceae Juss.1789) trong hệ thực vật
Vườn quốc gia Phú Quốc- tỉnh Kiên Giang”.

2. Mục đích đề tài
Nghiên cứu đa dạng và sinh thái các loài thuộc họ Sim (Myrtaceae) trong hệ thực vật
vườn quốc gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra, thống kê thành phần loài, định danh các taxa.
- Nghiên cứu, ghi chép các đặc điểm sinh thái và giá trị sử dụng của các taxon trong họ

Sim (Myrtaceae) ở Vườn Quốc gia Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).
- Xác định các điểm phân bố của các loài thuộc họ Sim (Myrtaceae) trong Vườn Quốc
gia Phú Quốc, đề xuất bảo vệ đa dạng sinh học về thành phần loài.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Kết quả đề tài là tài liệu cơ bản, đầu tiên góp phần cho việc xây dựng Thực vật chí về
họ Sim (Myrtaceae) ở Vườn Quốc gia Phú Quốc và ở Việt Nam.
- Kết quả của đề tài sẽ cung cấp cơ sở dữ liệu về họ Sim (Myrtaceae) ở Vườn Quốc gia
Phú Quốc một cách đầy đủ và chính xác, giúp các nhà quản lý thuận lợi hơn trong việc bảo
vệ, khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên.
- Kết quả của đề tài cũng góp phần sử dụng các công dụng của họ Sim (Myrtaceae)
cho sản xuất nông, lâm nghiệp, y dược.

7


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TƯ LIỆU
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu
1.1.1. Địa hình
Vườn quốc gia Phú Quốc nằm ở phía Bắc đảo Phú Quốc, thuộc địa giới hành chính
các xã: Gành Dầu, Bãi Thơm, Cửa Cạn, một phần các xã Cửa Dương, Hàm Ninh, Dương Tơ
và thị trấn Dương Đông thuộc huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, cách trung tâm thị
trấn Dương Đông khoảng 15km, có toạ độ địa lý từ 10012’07” đến 10027’02” vĩ độ Bắc, từ
103005’04’’ đến 104004’40’’ kinh độ Đông. Phía Bắc, phía Đông và phía Tây giáp với biển
Đông. Phía Nam và Đông Nam giáp xã Cửa Dương và Hàm Ninh
Vườn quốc gia Phú Quốc có tổng diện tích tự nhiên là 31.422 ha. Gồm các phân khu
chức năng:
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 8.768ha
- Phân khu phục hồi sinh thái: 22.603ha
- Phân khu hành chính và dịch vụ: 33ha

Độ cao trung bình của Vườn quốc gia Phú Quốc từ 0-600m so với mặt nước biển,
thuộc dạng địa hình đồi núi. Hệ thống đồi núi của Vườn quốc gia Phú Quốc gồm hai dãy núi
chính là dãy núi Hàm Ninh dài khoảng 30km, chế ngự bờ phía Đông với những núi khá cao
như núi Chúa (603m) là núi cao nhất trong phạm vi Vườn quốc gia, núi Vồ Quặp (478m) và
núi Đá Bạc (448m), dãy núi Bãi Đại chế ngự bờ Tây Bắc với độ cao trung bình từ 250 -300
m so với mặt biển
Ngoài ra, ở phía Bắc còn có núi Chảo (379m) và phía Tây Bắc có núi Hàm Rồng (365
m) hợp với hai dãy núi Hàm Ninh và Bãi Nại hình thành hệ thống núi đồi của Vườn quốc
gia với trục Dương Đông- Hàm Ninh. Từ trục này trở xuống phía Nam có những núi thấp
phân tán. Các núi này phần lớn có độ dốc từ 15-200, có nơi vách đá dựng đứng kéo dài và có
độ dốc rất lớn (>450)
Địa hình của Vườn quốc gia Phú Quốc thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang
Tây, phần giữa của Vườn quốc gia là một vùng đất trũng, thấp xen kẽ có những đầm lầy
ngập úng nước ngọt hoặc nước phèn vào mùa mưa mà dân địa phương thường gọi là “lung”
thường chỉ có cây Tràm (Melaleuca cajuputi) và một số thực vật thân thảo họ Lác
(Cyperaceae), họ Chanh lương (Restionaceae),… sinh sống.

8


Hình 1.1. Bản đồ Phú Quốc- tỉnh Kiên Giang.
/>1.1.2. Thổ nhưỡng
Vườn quốc gia Phú Quốc nói riêng có nền địa chất sa thạch là chủ yếu, nền sa thạch
này có dạng mặt bàn nghiêng về phía Nam, có chiều dày vào khoảng 600m, tiếp nối với sa
thạch của dãy núi Tượng ở Campuchia.
Loại đá này khi phong hoá tạo ra loại đất Feralit có thành phần cơ giới chủ yếu là cát
nên nghèo chất dinh dưỡng, khả năng giữ nước kém và thường bị trực di mạnh, hình thành 3
loại đất Feralit:
- Đất Feralit vàng xám: có diện tích lớn nhất Vườn quốc gia Phú Quốc, phân bố trên
các triền núi sa thạch, tập trung nhiều ở khu vực trung tâm của Vườn quốc gia, phát triển

trên nhiều cấp độ dốc khác nhau, thường từ 5-200. Loại đất này có thành phần cơ giới nhẹ
(chủ yếu là cát pha), nghèo chất dinh dưỡng.
- Đất Feralit vàng đỏ: Có diện tích lớn thứ hai ở Vườn quốc gia Phú Quốc, thường phát
triển trên các địa hình gợn sóng có cấp độ dốc từ 0-80. Loại đất này có tầng đất tương đối
dày, độ phì lớn hơn loại đất Feralit vàng xám.
- Đất Feralit xói mòn trơ sỏi đá: Có diện tích lớn thứ ba ở Vườn quốc gia Phú Quốc,
tập trung nhiều trên các sườn núi có cấp độ dốc lớn, thường trên 200.
9


Ngoài ra trong phạm vi Vườn quốc gia Phú Quốc còn có các loại đất Sialit feralit xám
phân bố rải rác trong vùng, trên các độ dốc < 150, có độ phì thấp và đất phù sa Gley, đất cát,
đất sét mặn ven biển…., nhưng có diện tích nhỏ và phân tán.
1.1.3. Khí hậu
Đảo Phú Quốc nằm trong vùng biển phía Tây thuộc vịnh Thái Lan, một trong những
vùng có lượng mưa cao nhất và có vị trí gần xích đạo nên thuộc vùng khí hậu nóng, rất ẩm.
Một năm có hai mùa mưa và khô với mùa mưa kéo dài và mùa khô ngắn (1-2 tháng/năm).
Nhiệt độ bình quân trong năm là 27,30C, lượng mưa bình quân trong năm là 3.038mm tập
trung từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng 7,8,9 có số ngày mưa lên tới 23-24 ngày/ tháng và
lượng mưa đạt trên 450mm.
Phú Quốc chịu ảnh hưởng của hai hướng gió: Gió mùa Tây Nam (tháng 5 đến tháng
10) với tốc độ trung bình thuộc cấp 4, cấp 5 (4-5m/s) mang nhiều mưa, gió mùa Đông Bắc
(tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Phú Quốc cũng như các tỉnh Nam Bộ ít bị bão, chu kỳ các
trận bão khoảng 100 năm , khi có bão sức gió rất mạnh (>100km/giờ).

Hình 1.2. Sơ đồ mưa và sấm chớp ở Phú Quốc.
/>10


1.1.4. Hệ thực vật

Đảo Phú Quốc nằm ở vịnh Thái Lan, thuộc tỉnh Kiên Giang là tỉnh cuối cùng của khu
vực Nam Bộ nên hệ thực vật đảo Phú Quốc có quan hệ chặt chẽ với hệ thực vật miền Đông
Nam Bộ, hệ thực vật Đồng bằng sông Cửu Long, hệ thực vật Đông Dương và hệ thực vật
vùng Đông Nam Á trên cơ sở 3 luồng di cư và xâm nhập
- Từ phía Nam lên: Là luồng thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật Malaysia- Indonesia
với đặc trưng các loài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) di cư vào Việt Nam theo đường từ
Campuchia sang từ kỷ Đệ tam. Đây là họ thực vật cây gỗ lớn có giá trị kinh tế cao mà ở
Vườn quốc gia Phú Quốc tập trung số loài nhiều và có tổ thành số lựơng cá thể loài lớn
nhất, chiếm ưu thế sinh thái của rừng.
- Từ phía Bắc là khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam- Nam Trung Hoa tràn xuống qua các
tỉnh Đông Nam Bộ xâm nhập vào với hàng chục họ thực vật khác nhau, trong đó có các họ
thực vật đặc trưng họ Sim (Myrtaceae), họ Thị (Ebenaceae), họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae),
họ Bứa (Guttiferae), họ Mãng Cầu (Annonaceae), họ Bồ Hòn (Sapindaceae), họ Xoan
(Meliaceae),...
- Từ hệ thực vật của Đồng bằng sông Cửu Long trên cơ sở khu hệ thực vật rừng ngập nước
định kỳ vùng Châu Á- Thái Bình Dương xâm nhập vào với các loài tiêu biểu như Tràm
(Melaleuca cajuputi) và Đước (Rhizophora sp).
Vườn quốc gia Phú Quốc cũng có một số họ thuộc khu hệ thực vật Miến Điện – Ấn
Độ và khu hệ thực vật ôn đới Hymalaya- Vân Nam Trung Quốc di cư xâm nhập vào với các
họ đặc trưng: họ Dẻ (Fagaceae), họ Kim giao (Podocarpaceae), họ Bằng lăng
(Lythraceae),...có số lượng cá thể loài không nhiều ở đảo Phú Quốc.
Theo Trần Hợp và Võ Văn Chi dựa trên quan điểm của Armen Takhtajan về phân loại
thực vật thượng đẳng đã thống kê được hiện nay ở Việt Nam có 8 ngành thực vật bậc cao có
mạch (thực vật thượng đẳng), thì ở Vườn quốc gia Phú Quốc đã có đại diện của 6 ngành
(chiếm 75%) chỉ thiếu ngành Loã tùng (Psilotophyta) và ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta).
Sự phân phối số lượng các Taxon theo từng ngành cũng rất không đồng đều.
Tuyệt đại đa số loài thuộc ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) với 1.106 loài, chiếm tỷ
lệ 95% tổng số loài hiện có của Vườn quốc gia Phú Quốc, kế tiếp đến ngành Dương xỉ
(Polypodiophyta) với 40 loài chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ dưới 1% số loài hiện có.
Hệ thực vật Vườn quốc gia Phú Quốc có 54 loài thực vật đặc hữu nằm trong 29 họ

thực vật. Trong đó có 12 loài thực vật có tên mang địa danh Phú Quốc: Cù đèn Phú Quốc
11


(Croton phuquocensis Croiz.), Diệp hạ châu Phú Quốc (Phyllanthus phuquocianus Beille.),
Tam thụ hùng Phú Quốc (Trigonostemon quocensis Gagn.), Chóp máu Phú Quốc (Salacia
phuquocensis Tard.), Gội Phú Quốc (Gội ổi) (Aglaia quocensis Pierre), Doi Phú Quốc
(Archidendron quocense (Pierre) l. Niels.), An điền Phú Quốc (Hedyotis quocensis Pierre ex
Pit.), Trèn Phú Quốc (Tarenna quocense Pierre ex Pit.), Xuân tôn Phú Quốc (Xantonnea
quocensis Pierre ex Pit.), Lốp bốp Phú Quốc (Connarus semidecandrus Jack (C. quocensis
Pierre), Huỳnh đàn Phú Quốc (Dysoxylum cyrtophyllum Miq var. quocensis Pierre)
Đặc biệt, hệ thực vật Vườn quốc gia Phú Quốc có nhiều loài thực vật quý hiếm nằm
trong sách Đỏ, đang có nguy cơ bị tiêu diệt (E): Trai (Fagraea cochinchinensis), Quế quan
(Cinnamomum zeynanicum), Huỷnh (Tarrietia cochinchinensis), Sơn (Gluta laccifera),
Huyết đằng (Milletia auriculata), Bí kỳ nam (Hydnophytum formicarum), Thông lông gà
(Podocarpus imbricatus), Thông tre (Podocarpus neriifolius), Hoàng đàn (Dacrydium
pierrei), Tùng có ngấn (Cupressus torulosa), Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum), Kim giao
Wallich (Nageia wallichiana), Trầm hương (Aquilaria crassna), Cẩm thị (Diospyros
maritima).
Những loài thực vật có giá trị ở Vườn quốc gia Phú Quốc như: Dầu song nàng
(Dipterocarpus dyeryi), Dầu mít (Dipterocarpus costatus), Kiền kiền Pierre (Hopea
pierrei), Sao đen (Hopea odorata), Bô bô (Shorea hypochra), Tri tân (ổi rừng)
(Tristaniopsis merguensis), Nhãn điệp lưỡi đỏ (Liparis f. rhodochila Rolfe); Lan Vân hài
(Paphiopedilum callosum (Reichb.f.) Stein; Ái lan lá dẹp (Malaxis calophylla); Âm lan núi
(Aphyllorchids montana (Reichenb.f.)).
Vườn quốc gia Phú Quốc có hệ sinh thái rừng rậm cây lá rộng mưa ẩm nhiệt đới với
các kiểu rừng :
- Rừng nguyên sinh : Phân bố trên loại đất feralit phát triển trên sa thạch, có tầng đất
dày, ẩm mát, tập trung ở 3 khu vực: Suối Kỳ Đà, sườn dãy núi Hàm Ninh và sườn núi Chảo.
Lâm phần này với loài cây chủ yếu thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Sim (Myrtaceae),

họ Bứa (Guttiferae), họ Thị (Ebenaceae) thường ở tầng ưu thế sinh thái có chiều cao bình
quân khoảng 20-25m.
- Rừng thứ sinh: Phân bố ở những nơi địa hình bằng phẳng, đồi thấp đã qua sự tác
động của con người và hiện đang trong giai đoạn phục hồi. Thành phần thực vật ở kiểu rừng
này thường là Kiền kiền (Hopea sp), Trâm (Syzygium sp), Còng (Callophyllum sp), ổi rừng
(Tristaniopsis merguensis), Sầm (Memecylon sp), Dầu song nàng (Dipterocarpus
12


dyeri),...Tầng cây gỗ có đường kính bình quân từ 16 - 18 cm, chiều cao bình quân từ 10 - 15
m.
- Hệ sinh thái rừng úng phèn: Có diện tích lớn thứ hai sau hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt
đới, thường phân bố ở các khu vực có địa hình thấp trũng gần biển, ngập nước về mùa mưa,
ở khu vực Rạch Tràm, Bãi Dài, Cửa Cạn, Bãi Thơm, Hàm Ninh,...đất thường bị chua phèn
nặng. Do sống trên đất ngập nước úng phèn nên về quần thể thực vật ở đây chỉ vào khoảng
194 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 148 chi và 75 họ. Loài thực vật ưu thế là cây Tràm
(Melaleuca cajuputi), đây là cây gỗ nhỏ, trung bình, phân bố trên điều kiện đất ngập nước
theo mùa, đất chua phèn, cây Tràm phân bố thành những ưu hợp thuần loại, dưới tán Tràm
có một số loài cây thân thảo như: cỏ Chanh lương (Leptocarpus), cỏ Bàng (Lepironia), Hắc
ga (Hanguana), cỏ Năng (Eleocharis),...phân bố thành những quần thụ riêng biệt ở tầng
dưới cây Tràm hoặc Nhum (Oncosperma tigillaria).
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn : Hệ sinh thái này hình thành trên vùng đất ngập nước
ven biển, chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều hàng ngày, tập trung ở khu vực ven biển
vùng Cửa Cạn, ven Hòn Một và ở các cửa rạch suối lớn. Thành phần thực vật của hệ sinh
thái rừng này khoảng 35 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 25 chi và 15 họ thực vật khác
nhau, với số lượng loài bằng 23,6% số lượng loài của hệ sinh thái rừng trên đất ngập nước,
úng phèn, bằng 3,2% số lượng loài của hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới. Các loài cây ưu thế:
Đước (Rhizophora), Vẹt (Bruguiera) thuộc họ Đước (Rhizophoraceae); Cóc (Lumnitzera)
thuộc họ Bàng (Combretaceae); Côi (Scyphiphora) thuộc họ Cà phê (Rubiaceae); Giá
(Excoecaria agallocha) thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), ...


1.2. Lịch sử nghiên cứu họ Sim (Myrtaceae)
Từ giữa thế kỷ 18, nhà thực vật học người Thuỵ Điển Ch.Linnaeus(1753) đã dựa vào
các đặc điểm hình thái bên ngoài của cơ quan sinh dưỡng và sinh sản để sắp xếp chúng
thành các nhóm taxa khác nhau (trong đó có họ Sim). Đây là kiểu phân chia chủ quan,
nhưng nó là kiểu phân chia tiến bộ nhất thời bấy giờ, về sau ngừơi ta vẫn sử dụng cách phân
chia này để nghiên cứu thực vật.
Kể từ khi A.Jussieu 1789, đặt tên cho họ Sim với các chi chủ yếu. Về sau, các chi
trong họ này đã có nhiều sửa chữa, đặc biệt chi Eugenia L. được J. Gaertner (1732-1791)
chuyển đa số các loài thành Syzygium Gaertn. Vì ông cho rằng Eugenia đặc trưng cho vùng
phân bố Châu Mỹ với các đặc điểm cánh đài không dựng đứng cao trên bầu và quả buông
13


thõng xuống, có múi, hạt không dính liền vào nội quả bì. Trong khi đó, các loài phân bố ở
các Châu lục còn lại được xếp vào chi mới là Syzygium Gaertn. Sau này, Blume (17961803) cũng tách từ chi Eugenia ra khỏi Syzygium để xây dựng 1 chi mới là Cleistocalyx Bl.
với lý do cánh đài dính nhau từ trong nụ và không còn dấu vết trên quả chín, trong khi đó
chi Syzygium có cánh đài rời nhau hay chỉ dính nhau ở gốc và luôn còn lại trên quả chín.
Các thay đổi này không được cập nhật trong các Bộ thực vật chí của các nước Châu Á
nhiệt đới, có lẽ do họ Sim hết sức đa dạng và các chi tiết về hình thái rất khó phân biệt. Cụ
thể, Bộ thực vật chí Ấn Độ (Flora British India, 1878) do J.D. Hooker chủ biên, tác giả
J.F.Duthie vẫn sử dụng chi Eugenia cho toàn bộ chi Syzygium và Cleistocalyx, đồng thời
chia họ này làm 3 Tông, phân biệt bằng quả nang và quả thịt trong đó có Tông Lecythideae
(Tông phụ Barringtonieae) mà sau này Poir.1825 xếp thành họ riêng, từ đó các tác giả khác
đều dùng tên Lecythidadaceae Poir. Hoặc F.Gagnepain trong Bộ thực vật chí đại cương
Đông dương, tập 2 (1908-1923) cũng sử dụng chi Eugenia L. cho tất cả các loài thuộc chi
Syzygium và chi Cleistocalyx, đồng thời còn xếp cả các chi Careya Roxb., Barringtonia
Forster thuộc họ Lecythidaceae cùng chi Suringaria Pierre ( không được R.K.Brummitt
1992, công nhận), thực ra loài mà F.Gagnepain mô tả trong Bộ thực vật chí này thuộc chi
Symplocos (theo Flore du Cambobge du Laos et du Vietnam No16, 1977).

Theo Phạm Hoàng Hộ trong quyển Cây cỏ Việt Nam, tập II, năm 2000: thống kê họ
Sim thành 13 chi 100 loài gồm: Rhodamnia: 1 loài, Decaspermum: 3 loài, Rhodomyrtus: 1
loài, Acmena:1 loài, Syzygium: 57 loài, Eugenia: 1 loài nhập từ Châu Mỹ, Cleistocalyx : 4
loài, Psidium: 3 loài, Tristaniopsis: 2 loài, Eucalyptus: 24 loài, Callistemon: 1 loài,
Melaleuca: 1 loài, Baeckea: 1 loài.
Theo Nguyễn Kim Đào trong Danh lục các loài Thực vật Việt Nam, tập II, năm 2003:
chia họ Sim thành 15 chi 108 loài gồm: Acmena DC: 1 loài, chi Baeckea : 1 loài, chi
Callistemon: 1 loài, chi Cleistocalyx: 5 loài, chi Decaspermum: 3 loài, Eucalyptus: 24 loài,
Eugenia: 1 loài, Macropsidium: 1 loài, Melaleuca: 1 loài và 1 loài mới, Osbornia: 1 loài,
Psidium: 3 loài, Rhodamnia: 2 loài, Rhodomyrtus: 1 loài, Syzygium: 60 loài, Tristania: 2
loài.
Theo John Panell & Pranom Chantaranothai trong Thực vật chí Thái Lan, tập 7, năm
(1970- 1981): chia họ Sim thành 14 chi 204 loài gồm: Acmena: 1 loài, Baeckea: 1 loài,
Callistemon: 1 loài, Cleitocalyx: 4 loài, Decaspernum: 2 loài, Eucalyptus: 9 loài, Eugenia: 3

14


loài, Leptospermum: 1 loài, Melaleuca: 1 loài, Psidium: 2 loài, Rhodamnia: 3 loài,
Rhodomyrtus: 1 loài, Syzygium: 173 loài, Tristaniopsis: 2 loài.
Theo Chen, C.(KUN) trong Thực vật chí Trung Quốc, tập 53 (1984): chia họ Sim
thành 13 chi 122 loài gồm Acmena: 1 loài, Baeckea: 1 loài, Callistemon: 2 loài, Cleitocalyx:
2 loài, Decaspernum: 7 loài, Eucalyptus: 27 loài, Eugenia: 2 loài, Leptospermum: 1 loài,
Melaleuca: 2 loài, Psidium: 2 loài, Rhodomyrtus: 1 loài, Syzygium: 73 loài, Tristaniopsis: 1
loài.

15


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm và thời gian thực địa
Đề tài được tiến hành từ tháng 3/2012 - 7/2013, gồm 4 lần đi thực địa :
Lần 1: 6/3-14/3/2012
Lần 2:13/11-17/11/2012
Lần 3: 18/1 – 21/1/2013
Lần 4: 5/4 – 8/4/2013
Trong các khu vực của Vườn quốc gia Phú Quốc – tỉnh Kiên Giang.

2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
2.2.1.1. Xác định địa điểm và tuyến khảo sát
Để thu mẫu một cách đầy đủ việc chọn các tuyến thu mẫu là cần thiết. Tuyến đường
phải đi xuyên qua các môi trường sống của khu nghiên cứu. Có thể chọn nhiều tuyến theo
các hướng khác nhau, nghĩa là các tuyến đó phải cắt ngang các vùng đại diện cho khu vực
nghiên cứu. Trên các tuyến đó chúng ta chọn những điểm đặc trưng nhất để thu mẫu. Dựa
trên 4 vùng do Trung tâm nghiên cứu rừng và đất ngập nước đưa ra, đồng thời mở rộng ra
khỏi 4 vùng nghiên cứu.

16


Hình 2.1. Bốn khu vực đi khảo sát (vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV) thuộc Vườn
quốc gia Phú Quốc tỉnh Kiên Giang.
2.2.1.2. Phương pháp thu mẫu
Thu thập mẫu thuộc các loài trong họ Sim (Myrtaceae) ở vườn quốc gia Phú Quốc:
Mỗi loài thu từ 4-6 mẫu, phải có đầy đủ các bộ phận, nhất là cành, lá, hoa và quả nếu có đủ.
Các mẫu giống nhau thì đánh cùng một số hiệu mẫu.

17



Chụp hình sinh cảnh, cây, hoa và quả nguyên hay phân tích khi tìm thấy ngoài tự
nhiên.
2.2.1.3. Xử lí mẫu
Mỗi mẫu thu sẽ cho vào túi polyetylen riêng gấp lại, máng vào mẫu giấy ghi số hiệu
mẫu, ngày thu, địa điểm thu, sau đó để chung vào một túi đựng mẫu lớn hơn để tránh nhầm
lẫn. Sau mỗi ngày thực địa, mỗi mẫu cho vào giữa vài tờ giấy báo, vuốt thẳng lá, hoa sau đó
gấp lại, cứ khoảng 20 mẫu cho vào kẹp gỗ, kẹp chặt lại, hôm sau phơi nắng để tránh mẫu bị
ẩm mốc, sau đó đem về để vào tủ sấy.
Các mẫu hoa, quả cần xử lý cho vào túi polyetylen pha cồn 700 để bảo quản, bỏ thêm
vào mỗi túi giấy ghi số hiệu mẫu, ngày thu, địa điểm thu để đem về phòng thí nghiệm phân
tích.
2.2.2. Phương pháp ghi nhật kí
Ghi chép những đặc điểm về hình thái, sinh thái, sinh học, chấm điểm phân bố trên
bản đồ các mẫu tìm thấy, nhất là những đặc điểm dễ mất đi ở tiêu bản khô như màu sắc,
hình dạng thân, lá, hoa,…
Dùng phiếu mô tả cây để tránh bỏ sót những điểm quan trọng khi tiến hành mô tả
ngoài thực địa.
Sơ bộ giám định tên thông thường và tên khoa học, nếu không biết thì chỉ ghi số hiệu
mẫu.
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
Sau mỗi đợt thực địa, mẫu thực vật thu được sẽ được xử lí ở phòng thí nghiệm Thực
vật, khoa Sinh trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh:
+ Sấy mẫu: sau khi chỉnh sửa mẫu ép cho hoàn chỉnh, cho vào tủ sấy khô ở nhiệt độ
600. Sau khi mẫu khô tiến hành tẩm độc cho mẫu để chống mốc và sâu mọt bằng dung dịch
có thành phần 20g HgCl2, 1 lít cồn 60-700, ngâm mẫu khoảng 5-10 phút, vớt ra ép và sấy
cho khô.
+ Làm tiêu bản khô: mẫu sau khi tẩm độc và sấy khô sẽ được đính lên giấy bìa cứng,
kích thước 28×42cm, bằng cách dùng súng bắn keo gắn dính vào bìa cứng. Hoa, quả và hạt
còn lại cho vào túi giấy đính cùng tiêu bản; dán nhãn cho tiêu bản khô theo mẫu của phòng

thí nghiệm Thực vật, khoa Sinh, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

18


+ Phân tích cụm hoa, quả của các loài đã ngâm cồn, quan sát trên kính hiển vi soi nổi
để mô tả những đặc điểm khó quan sát rõ bằng mắt thường.
+ Tiếp tục hoàn thành phiếu mô tả: những đặc điểm chưa mô tả đầy đủ sẽ được hoàn
thiện trong quá trình phân tích trên kính hiển vi soi nổi và tiêu bản khô.
+ Bộ mẫu được lưu giữ ở Viện Sinh học nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh sau khi
luận văn hoàn thành.
2.2.4. Phương pháp tham khảo tài liệu
Thu thập các tài liệu cần thiết cho việc định danh, tìm hiểu công dụng các loài họ Sim
(Myrtaceae): Cây cỏ Việt Nam, quyển 2 (Phạm Hoàng Hộ, 2000), Danh lục các loài thực
vật Việt Nam, quyển 2 (Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2003), Flore Générale de L’Indochine
(H.Lecomte), Thực vật chí Thái Lan, quyển 7 năm 1970- 1981; Thực vật chí Trung Quốc,
quyển 53 năm 1984; Thực vật chí Ấn Độ , quyển 2 năm 1879.
2.2.5. Định danh theo Phương pháp hình thái so sánh
Qua các khóa tra trong bộ Thực vật chí đại cương Đông Dương (Flore Gé né rale de
L’Indochine (F.Gagnepain in H.Lecomte),Thực vật chí Thái Lan (Flora of Thai Lan), Thực
vật chí Trung Quốc (Flora Reipulicae Popularis Sinicae), Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng
Hộ).
So sánh những đặc điểm trong phiếu mô tả với các tài liệu: Cây cỏ Việt Nam, quyển 2
(Phạm Hoàng Hộ, 2000), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, quyển 2 (Nhà xuất bản Nông
nghiệp, 2003), Flore Générale de L’Indochine (H. Lecomte), Flora of Thai Lan quyển 7,
Thực vật chí Trung Quốc (Flora Reipulicae Popularis Sinicae) quyển 53, để sơ bộ xác định
tên khoa học.
Chuyên gia về thực vật kiểm tra tên khoa học đã được sơ bộ giám định.
2.2.6. Phương pháp chấm điểm phân bố các loài
Xác định toạ độ các điểm phân bố bằng GPS rồi chấm điểm trên bản đồ của Vườn

bằng phần mềm Mapinfo 7.5 và ghép vào bản đồ đất nhờ phần mềm xử lý ảnh Photoshop
CS2.

19


2.2.7. Dụng cụ, hoá chất cần thiết cho việc thực hiện đề tài
Dụng cụ: Máy ảnh Lumix DMC-S1 Panasonic , máy xác định toạ độ GPS map 76CS,
kính hiển vi soi nổi Olympic SZ61, kéo cắt cành, kẹp gỗ, túi polyetylen, giày, vớ, áo mưa đi
rừng, sổ ghi chép, giấy báo, viết,…
Hoá chất: cồn 700, HgCl2
Phần mềm xử lý ảnh Photoshop CS2, phần mềm Mapinfo 11.5

20


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm họ Sim (Myrtaceae)
3.1.1. Đặc điểm hình thái
Cây gỗ hoặc cây bụi. Lá mọc đối, không có lá kèm, đơn nguyên, có điểm tuyến. Đặc
biệt, trong mô mềm vỏ của các cành non, dưới biểu bì lá hoặc trong các bộ phận của hoa,
quả có nhiều túi tiết chất dầu thơm. Về cấu tạo giải phẫu, thân có vòng libe trong, mạch có
bản ngăn đơn.
Cụm hoa hình chùm ở nách lá hay đầu cành, đôi khi hoa mọc đơn độc ở nách lá. Hoa
lưỡng tính mẫu 5 hoặc 4. Đài dính lại với nhau ở dưới thành hình chén. Cánh hoa rời nhau
và đính trên mép của ống đài. Nhị rất nhiều, số lượng không cố định, thường cuộn lại trong
nụ. Bộ nhuỵ có số lá noãn bằng số cánh hoa, đôi khi ít hơn (ở chi Eugenia), dính lại với
nhau thành bầu dưới hay bầu giữa, có số ô tương ứng với số lá noãn, đính noãn trụ giữa,
một vòi và một bầu nhuỵ. Quả mọng hay nạc, thường do đế hoa phát triển thành, cũng có
khi là quả khô mở (chi Eucalyptus); quả mang đài tồn tại ở đỉnh. Hạt không có nội

nhũ.Công thức của hoa họ Sim: hoa lưỡng tính K4-5 C4-5 A∞ G(2-3)

Hình 3.1. Hoa đồ của loài Psidium guajava L.

3.1.2. Sinh học và sinh thái
Cây ra hoa quả theo mùa hoặc quanh năm nhưng tập trung từ tháng 3 đến tháng 10, tái
sinh bằng hạt hoặc bằng chồi. Cây mọc ở nhiều dạng sinh cảnh khác nhau từ rừng lá rộng
thường xanh nhiệt đới, rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới, rừng tre nứa, địa hình vùng
21


đồi núi thấp ở độ cao 300-900m, đất ngập nước, ven suối, cửa sông, hay gần bãi biển, xung
quanh thường có nhiều loài thuộc các họ mọc xen như: họ Thị (Ebenaceae), họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae), họ Bứa (Guttiferae), họ Mãng Cầu (Annonaceae), họ Bồ hòn
(Sapindaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Cà phê (Rubiaceae)...
3.1.3. Phân bố
Họ Sim phân bố rộng khắp từ các vùng nhiệt đới đến ôn đới ấm áp, tập trung nhiều ở
Châu Úc và Châu Mỹ. Ở Việt Nam, chúng phân bố từ Bắc vào Nam, từ núi cao đến đồng
bằng, ven biển. Ở Vườn quốc gia Phú Quốc, các loài của họ Sim chủ yếu phân bố nơi có địa
hình tương đối bằng phẳng, đồi núi ở các xã Bãi Thơm, Cửa Cạn, Gành Dầu, thị trấn Dương
Đông .
3.1.4. Công dụng
Các loài thuộc họ Sim là các cây thân gỗ dùng cho gỗ, cho bóng mát hay bụi được sử
dụng làm thuốc chữa bệnh, lấy gỗ, làm thực phẩm, làm thuốc nhuộm, làm cảnh, cho bóng
mát mà còn dùng để phủ xanh đất trống, đồi trọc, phục hồi rừng trên đất hoang hoá. Ở Phú
Quốc hiện nay cây Rhodomyrtus tomentosa được xếp vào cây nông nghiệp để trồng với số
lượng lớn thu hoạch trái làm rượu Sim, một đặc sản của Phú Quốc.

3.2. Thành phần loài
Sau các đợt khảo sát thực địa, đã ghi nhận được 17 loài thuộc 7 chi,và xây dựng khoá

tra cho các chi
1. Lá mọc xen; nang;
2. Nhị thành 5 bó; cánh hoa rời
3.hoa mọc thành gié, lá thơm dầu gió

2.Melaleuca

3.hoa mọc thành chùm tụ tán

7. Tristaniopsis

2.Nhị rời
3. Cánh hoa rời, lá như kim

1.Baeckea

1. Lá mọc đối; trái không tự khai
2. Lá có 3 gân chính
3. hoa có 5 cánh; vòi nhuỵ không lông; quả có vách ngăn ngang
5. Rhodomyrtus
3. hoa có 4 cánh hoa; vòi nhuỵ không lông; quả không vách ngăn
22


4. Rhodamnia
2. Lá gân lông chim
3. Quả mọng nhiều hột, to hơn 1cm

3.Psidium


3. Quả mọng ít hột, lá đài rời nhau, có khi rất nhỏ, bao phấn song hành, nở dọc;
đài dựng trên noãn sào; hột dính vào nội quả bì 6. Syzygium
3.2.1. Baeckea frutescens L. - Chổi sẻ, Chổi trện (vùng khu 4), Thanh hao
Baeckea frutescens Linn. Sp. Pl. 358. 1753; Smith in Trans. Linn. Soc. 3: 260. 1797;
Hook. in Curtis’s Bot. Mag. 55. t. 2802. 1828; P.H. Hô, Cayco Vietnam 2: 67. 2000; DC.
Prodr. 3: 229. 1828; Benth. in Journ. Bot. Kew Gard. Misc. 4: 118. 1852; Miq. Fl. Int. Bat.
1(1): 406. 1855 et Suppl. 308. 1861; Benth. Fl. Hongk. 118. 1861; Duthie in Hook. f. Fl.
Brit. Ind. 2: 463. 1878; Forbes & Hemsl . in Journ. Linn. Soc. Bot. 23: 295. 1887; Gibbs in
Journ. Linn. Soc. Bot. 42: 75. 1914; Gagnep. in Lecte. Fl. Gén. Indo-Chine 2: 799. f. 84.
1920: Merr. Enum. Born. Pl. 436. 1921; Ridley Fl. Malay Penin. 1: 712. 1922; Merr. in
Lingnan Sci. Journ. 5: 137. 1927; Groff in Lingnan Univ. Sci. Bull. 2: 77. 1930; Mc Clure
in Lingnan Univ. Sci. Bull. 3: 1931- B. chinensis Gaerth. Fruct. 1: 157. t. 31. 1788 –
Cedrela rosmarinus Lour. Fl. Cochinch. 160. 1790, ed. Willd. 199. 1793- B.cochinchinensis
Blume Mus. Bot. Lugd.- Bat. 1: 69. 1849- B.sumatrana Blume, l. c. – B. frutescens Linn.
var. brachyphylla Merr. et Perry in Journ. Arn. Arb. 20: 102. 1939.
Số hiệu mẫu: PQ10
Đặc điểm: Cây nhỏ, mọc thành bụi, cao 1-2m. Thân mảnh, phân cành nhiều, cành thon
nhỏ, vỏ màu nâu xen đốm trắng. Lá nhỏ, mọc đối, hình dải, dài 5-8mm, rộng 0,4-0,6mm,
đầu nhọn không lông, có tuyến mờ nâu, cuống rất ngắn, phiến rất hẹp, nhẵn bóng, dễ rụng,
chỉ có một gân giữa. Cụm hoa ở nách lá, mang 1 đến 4 hoa. Hoa nhỏ, màu trắng, lưỡng tính,
đường kính cỡ 2-3mm; cuống hoa cỡ 1mm, lá bắc rất nhỏ, rụng sớm; nụ hoa hình chóp
ngược; đài hoa hợp hình ống, dài cỡ 1mm, gồm 4-5 thuỳ hình tam giác hơi nhọn đầu; cánh
hoa 5, tròn, rời nhau; nhị 8-10, ngắn hơn cánh hoa; bầu hạ đính hoàn toàn vào ống đài, 3 ô
rất nhiều noãn. Quả nang nhỏ, mở theo đường rách ngang; hạt có cạnh.

23


×