Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

phát triển du lịch huyện củ chi theo hướng bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.87 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Huỳnh Thị Loan Phương

PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN
CỦ CHI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Huỳnh Thị Loan Phương

PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN
CỦ CHI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
Chuyên ngành : Địa lí học ( trừ ĐLTN)
Mã số

: 60 31 05 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS PHẠM XUÂN HẬU

Thành phố Hồ Chí Minh, 2014




LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
của các cá nhân và tổ chức.
Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Phạm Xuân Hậu, người đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Người đã cho em
những kỹ năng và kiến thức quý báu về phương pháp nghiên cứu khoa học, sự nhiệt tình và
tâm huyết với công việc. Thầy là người luôn động viên để em có thể hoàn thành.
Em cũng xin cảm ơn Phòng sau đại học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh đã tạo mọi điều kiện để giúp đỡ em hoàn thành khóa học này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến các cơ quan ban ngành: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
TP Hồ Chí Minh, UBND Huyện Củ Chi, Ban quản lý Di tích Địa Đạo Củ Chi đã cung cấp
những tư liệu thiết yếu phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu.
Và cuối cùng, xin gởi lời biết ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn đồng
hành giúp đỡ em trong quá trình học tập.
Mặc dù có nhiều nổ lực, nhưng do hạn chế thời gian và nghiên cứu cùng với các điều
kiện khách quan chủ quan của bản thân nên đề tài sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được sự cảm thông và chỉ bảo của Quý Thầy Cô và các bạn để luận văn được
hoàn thiện hơn.
Tp. Hồ Chí Minh, 15/3/2014
Học viên

Huỳnh Thị Loan Phương

1


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 1

MỤC LỤC .................................................................................................................... 2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. 5
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................6
2. Mục đích và nhiệm vụ ....................................................................................................7
3. Giới hạn nghiên cứu .......................................................................................................8
4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu................................................................9
5. Đóng góp chủ yếu của đề tài ........................................................................................11
6. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................................11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
BỀN VỮNG ................................................................................................................ 12
1.1. Một số khái niệm về du lịch, du lịch bền vững và những vấn đề liên quan .........12
1.1.1. Khái niệm du lịch .................................................................................................. 12
1.1.2. Khái niệm khách du lịch ( Du Khách) .................................................................. 15
1.1.3. Tài nguyên du lịch ................................................................................................. 18
1.1.4. Các loại tài nguyên du lịch .................................................................................... 20
1.1.5. Các loại hình du lịch.............................................................................................. 28
1.1.6. Phát triển bền vững............................................................................................... 30
1.1.7. Phát triển du lịch bền vững ................................................................................... 32
1.1.8. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững .......................................................... 32
1.1.9. Tiêu chí đánh giá sự phát triển du lịch bền vững .................................................. 34
1.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ...............................................................38
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở một số nước...................................... 38
1.2.2. Phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam ................................................................ 39
1.2.3. Phát triển du lịch bền vững ở vùng Đông Nam Bộ ............................................... 39
1.2.4. Phát triển du lịch bền vững ở Thành phố Hồ Chí Minh ........................................ 41
1.3. Các nhân tố tác động đến phát triển du lịch ...........................................................43
1.3.1. Dân cư và lao động ................................................................................................ 43
1.3.2. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế .................................. 43

1.3.3. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch ..................................................................................... 44
1.3.4. Cách mạng khoa học kỹ thuật ............................................................................... 44
1.3.5. Đô thị hóa .............................................................................................................. 44
2


1.3.6. Điều kiện sống ....................................................................................................... 44
1.3.7. Thời gian rỗi .......................................................................................................... 44
1.3.8. Các nhân tố chính trị ............................................................................................. 44

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CỦ CHI ....... 46
2.1. Khái quát về huyện Củ Chi.......................................................................................46
2.2. Tài nguyên và những điều kiện phát triển du lịch..................................................47
2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên................................................................................... 47
2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ................................................................................. 53
2.2.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ............................................................................... 62
2.3. Đánh giá chung về tài nguyên và các điều kiện phát triển du lịch ........................69
2.3.1. Thuận lợi ............................................................................................................... 69
2.3.2. Hạn chế .................................................................................................................. 70
2.4. Thực trạng phát triển du lịch huyện Củ Chi ..........................................................72
2.4.1. Vị trí du lịch của huyện Củ Chi trong nền kinh tế ................................................ 72
2.4.2. Thực trạng phát triển du lịch ................................................................................. 72
2.5. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch ở huyện Củ Chi trên quan điểm
phát triển bền vững...........................................................................................................87
2.5.1. Đánh giá chung ...................................................................................................... 87
2.5.2. Những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch ở huyện Củ Chi theo hướng bền
vững ................................................................................................................................. 90

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNGVÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN
CỦ CHI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ................................................................... 95

3.1. Những căn cứ xây dựng định hướng và giải pháp ..................................................95
3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh .................................. 95
3.1.2. Kế hoạch phát triển kinh tế huyện Củ Chi ............................................................ 96
3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế Huyện Củ Chi ......................................................... 98
3.1.4. Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch huyện Củ Chi ........................................ 100
3.2. Định hướng phát triển du lịch huyện Củ Chi theo hướng bền vững ..................103
3.2.1 Định hướng phát triển tổ chức lãnh thổ du lịch ................................................... 104
3.2.2. Định hướng phát triển các thị trường khách du lịch ........................................... 105
3.2.3. Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch ....................................................... 107
3.3. Các giải pháp phát triển du lịch huyện Củ Chi theo hướng bền vững ...............110
3.3.1. Nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững về kinh tế ...................................... 110
3.3.2. Nhóm phát triển du lịch bền vững về tài nguyên và môi trường ........................ 115
3.3.3. Nhóm phát triển du lịch bền vững về xã hội ....................................................... 116
3


KẾT LUẬN .............................................................................................................. 118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 120
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 122

4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
IUOTO

: Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch.

UNWTO


: Tổ chức du lịch thế giới.

UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc.
VQG

: Vườn quốc gia.

HST

: Hệ sinh thái.

KBT

: Khu bảo tồn.

TNDL

: Tài nguyên du lịch.

DSTN

: Di sản tự nhiên

DSVH

: Di sản văn hóa

5



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
P. Morand có câu nói rằng: “Khi du lịch trở về, có lẽ người ta đã lớn lên. Nhưng có
một điều chắc chắn là Trái Đất phải nhỏ lại”
Du lịch được hình thành và phát triển theo nhu cầu đời sống của con người từ những
ngày xa xưa. Ngày nay khi khoa học kỹ thuật phát triển, giao thông phát triển, nền kinh tế
phát triển thì đời sống con người ngay một nâng cao thì nhu cầu tham quan du lịch ngày
càng lớn.
Du lịch càng phát triển thì khuynh hướng tiêu thụ dịch vụ du lịch và cơ cấu chi tiêu
của con người càng lớn. Ngày nay, với sự phát triển của các phương tiện giao thông hiện
đại, đã tạo nên sự thoải mái cho con người trong việc di chuyển trên các tuyến đường du
lịch. Bên cạnh đó những trung tâm du lịch được hình thành với những khách sạn hiện đại,
đầy đủ tiện nghi, những cửa hàng ăn uống, những quán café sang trọng, những cửa hàng du
lịch chất lượng cao. Những sản phẩm mang tính đặc sản của vùng, của địa phương theo thị
hiếu quốc tế. Tuy nhiên, điều du khách quan tâm không chỉ là vật chất mà còn quan tâm cả
đến nhu cầu về văn hóa, tinh thần. Do đó, hiện nay nhiều nước trên thế giới đã tiến hành cải
tạo các danh lam thắng cảnh, trùng tu nâng cao các di tích lịch sử, các công trình văn
hóa…để đáp ứng nhu cầu của du khách.
Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã có những bước phát triển vượt bậc trong
du lịch. Có những chiến lược quảng bá hình ảnh của đất nước với bạn bè thế giới nói chung
và trong khu vực nói riêng. Nhiều chiến lược phát triển được đưa ra. Và ngày càng có nhiều
hình thức, dịch vụ du lịch phục vụ du khách. Nhưng Thành phố Hồ Chí Minh được bạn bè
quốc tế biết đến như một điểm đến đầy thú vị và cần khám phá. Hàng năm có hàng triệu du
khách đến để tham quan, mua sắm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Với các địa điểm tham quan
mang đậm tính lịch sử như: nhà thờ Đức Bà, chợ Bến Thành, bến Nhà Rồng, nhà hát Thành
Phố, các viện bảo tàng, lịch sử…đã làm phong phú thêm văn hóa của thành phố. Các khách
du lịch đến Thành phố Hồ Chí Minh có thể sơ lược tìm hiểu được văn hóa của người Việt
thông qua những cộng đồng dân cư sống nơi đây. Với đầy các món ăn văn hóa -truyền
thống các vùng miền, những cửa hàng mua sắm với phong phú đa dạng các chủng lọai hàng
hóa. Các dịch vụ phòng khách sạn sang trọng và đầy đủ tiện nghi. Du khách có thể yên tâm

với những dịch vụ tốt nhất của thành phố.
6


Trong bối cảnh chung của du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thì sự phát triển du lịch của
các vùng ngoại ô thành phố cũng không kém phần quan trọng mà huyện Củ Chi là một điển
hình.
Nằm về phía Tây Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, giáp với huyện Hóc Môn, tỉnh Tây
Ninh, tỉnh Bình Dương. Cách trung tâm thành phố hơn 30km. Củ Chi nằm giữa hai con
sông là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông. Với vị trí này đã tạo cho huyện Củ Chi có
nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Cùng với lịch sử đấu tranh chống Pháp và chống
Mỹ, Củ Chi được biết đến như một vùng đất anh hùng “ Củ Chi đất thép thành đồng. Củ
Chi đất lửa sinh hoa hồng”. Với hệ thống chiều dài địa đạo hơn 250 km nằm sâu trong
lòng đất. Đó là một công trình kiến trúc độc đáo, một di tích lịch sử nổi tiếng. Niềm tự hào
của người dân Củ Chi nói riêng và của cả nước nói chung. Với lợi thế về thiên nhiên và bản
sắc văn hóa độc đáo, truyền thống lịch sử hào hùng, Củ Chi hoàn toàn có thể xây dựng và
phát triển du lịch một cách bền vững.
Do đó việc xây dựng và phát triển du lịch huyện Củ Chi là nhu cầu cấp thiết nhằm đáp
ứng được nhu cầu phát triển của huyện cũng như nâng cao đời sống người dân, góp phần
vào việc phát triển du lịch của thành phố và của cả nước. Bên cạnh đó, nhằm giới thiệu cho
khách du lịch trong và ngoài nước hiểu thêm về lịch sử cũng như văn hóa, đời sống của
người dân huyện Củ Chi. Đó là lý do vì sao tôi chọn đề tài” Phát triển du lịch huyện Củ
Chi theo hướng bền vững” nhằm đánh thức được tiềm năng và xây dựng những hướng đi
mới cho sự phát triển du lịch của huyện Củ Chi trong thời kì hội nhập và phát triển.

2. Mục đích và nhiệm vụ
2.1. Mục đích của đề tài
Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển du lịch bền vững vào nghiên cứu đánh
giá tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó
đề xuất những định hướng và giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững.

2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ
sau:
-Tổng quan cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch ở Việt Nam và Thành
phố Hồ Chí Minh vận dụng nghiên cứu tại huyện Củ Chi.
-Thu thập tổng hợp tài liệu, tư liệu, số liệu, các điều kiện và thực trạng phát triển du
lịch ở huyện Củ Chi. Từ đó phân tích đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch
7


huyện. Tìm ra những lợi thế và hạn chế đối với sự tổ chức phát triển du lịch của huyện Củ
Chi.
- Đề xuất giải pháp phát triển du lịch ở huyện Củ Chi theo hướng bền vững.

3. Giới hạn nghiên cứu
- Về nội dung.
Đề tài tập trung đánh giá tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, các điều kiện để phát triển
du lịch và thực trạng hoạt động du lịch.
- Không gian
Phạm vi nghiên cứu là huyện Củ Chi ( gồm 20 xã và 1 thị trấn). Ngoài ra, đề tài còn
mở rộng nghiên cứu sang các huyện và tỉnh lân cận để thấy được mối liên hệ tác động qua
lại và hổ trợ cho huyện phát triển .
- Về thời gian
Đề tài tập trung thu thập số liệu, phân tích và nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn từ
2001- 2011 và định hướng phát triển bền vững đến năm 2020.
- Những công trình nghiên cứu liên quan
Du lịch xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử loài người, buổi ban đầu thường đi kèm với
hoạt động truyền giáo, buôn bán hoặc thám hiểm các vùng đất mới. Việc cung ứng các dịch
vụ cho du khách để thu lợi nhuận có lẽ là hình thức cổ xưa nhất của hoạt động du lịch, với
mục tiêu ưu tiên hàng đầu là thương mại hóa tối đa các sản phẩm du lịch và không chú ý

đến những tác động xấu do du lịch gây ra đối với môi trường.
Vào giữa thập kỷ 90 (1996) đã xuất hiện một khái niệm mới là du lịch bền vững (
Sustainable tourism), khái niệm này còn chưa đạt đến giai đoạn chính muồi. Tuy nhiên,
điểm đặc trưng cơ bản của Du lịch bền vững không chỉ là nó cổ vũ cho loại hoạt động du
lịch ít gây hại cho môi trường mà còn là một khái niệm mới về chất, thu hút và đòi hỏi sự
hợp tác tham gia của tất cả các thành tố của ngành công nghiệp du lịch:
- Các tổ hợp khách sạn toàn cầu
- Các tổ chức du lịch lữ hành
- Các khách sạn nhỏ bé, biệt lập
Du lịch bền vững nhằm:
- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên
- Bảo vệ văn hóa và phúc lợi của cộng đồng địa phương
- Tạo lập sự công bằng trong nội bộ giữa các thế hệ
8


Tại Việt Nam, từ sau năm 1991 đã chú trọng đến phát triển du lịch bền vững sau
những cuộc khủng hoảng của ngành du lịch. Các tài nguyên du lịch cũng được khai thác có
hiệu quả hơn, khai thác kết hợp với bảo vệ, tôn tạo và phát triển các tài nguyên. Có rất nhiều
đề tài nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững ở các tỉnh thành nói riêng và cả nước nói
chung.
Là một thành phố được xem là có nền kinh tế phát triển năng động nhất cả nước,
Thành phố Hồ Chí Minh cũng có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu nhằm đưa ngành du
lịch thành phố hướng đến sự phát triển bền vững như “ Hướng đến sự phát triển bền vững
các vùng dân cư trên đất ngập nước ven biển – huyện Cần Giờ Thành phố Hồ Chí Minh”,
hoặc các đề tài nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững ở tỉnh bạn “ Phát triển du lịch bền
vững ở tỉnh Bình Định”, “ Phát triển du lịch tỉnh Hải Dương theo hướng bền vững”,… Ở Củ
Chi cũng có một số đề tài nghiên cứu phát triển du lịch huyện như “ Xây dựng và quảng bá
thương hiệu huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh qua sản phẩm du lịch địa phương”, “Giải pháp
marketing nhằm thu hút khách nội địa tại Khu di tích lịch sử Địa Đạo Củ Chi.” Nhưng chưa

có đề tài nào nghiên cứu phát triển du lịch huyện theo hướng bền vững. Vì thế tác giả muốn
đưa đề tài này vào nghiên cứu nhằm phát huy du lịch huyện một cách hoàn chỉnh hơn, phát
triển theo hướng bền vững lâu dài.

4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Các quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm hệ thống
Bản chất du lịch được hình thành bởi nhiều phân hệ khác nhau nhưng lại có liên hệ
chặc chẽ với nhau. Chịu sự tác động của các yếu tố kinh tế, tự nhiên, xã hội. vì vậy khi
nghiên cứu phải đảm bảo được tính hệ thống của đề tài.
4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Các đối tượng nghiên cứu địa lý phải gắn liền với một lãnh thổ cụ thể với những nét
riêng biệt. Đó là sự liên kết như là một hệ thống không gian của các đối tượng du lịch với
các nguồn tài nguyên, các dịch vụ du lịch. Quan điểm này được vận dụng vào luận văn
bằng cách phân tích các tiềm năng và các tác động đến sự phát triển bền vững du lịch của
huyện Củ Chi.
4.1.3. Quan điểm sinh thái bền vững
Phát triển du lịch phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Vì thế phát triển du lịch theo
hướng bền vững là nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường. Tăng cường bảo tồn các giá trị văn
9


hóa, bản sắc dân tộc, đảm bảo lợi ích cho cộng đồng, đảm bảo được sự phát triển bền vững.
Do đó khi nghiên cứu đề tài cần tính đến khả năng tác động của du lịch đối với môi trường,
khả năng chịu đựng của hệ sinh thái. Làm sao để đảm bảo phát triển du lịch một cách bền
vững. Đó là quan điểm chủ chốt của luận văn.
4.1.4. Quan điểm lịch sử- viễn cảnh
Các nhân tố trong tự nhiên hay xã hội đều có sự thay đổi theo thời gian. Cần dựa trên
những thay đổi của đối tượng địa lí từ quá khứ đến hiện tại. Nắm bắt và đánh giá hiện trạng
để đề xuất những giải pháp cho tương lai. Nhằm đưa ra các dự báo về xu hướng phát triển

của hệ thống lãnh thổ.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp
Các tài liệu thống kê được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau: tài liệu lưu trữ quốc
gia và trung ương, tài liệu của các cơ quan cấp tỉnh, của ngành du lịch, các tài liệu khác có
liên quan.
Các tài liệu thống kê luôn được bổ sung, cập nhật, và được tác giả chọn lọc, tổng hợp
và phân tích liên hợp các yếu tố trong mối tương quan, ảnh hưởng lẫn nhau làm cơ sở cho
mục đích nghiên cứu của luận văn.
4.2.2. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Là một phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu địa lý nói chung và địa lý du
lịch nói riêng. Phương pháp này được sử dụng từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối của quá
trình tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu. Các mối liên hệ về thời gian, không gian, số lượng,
chất lượng của các đối tượng địa lý du lịch được thể hiện trong luận văn một cách chi tiết,
khoa học thông qua các bản đồ, biểu đồ.
4.2.3. Phương pháp thực địa
Phương pháp thực địa là một phương pháp truyền thống của địa lý học, được sử dụng
rộng rãi trong địa lý du lịch nhằm tích luỹ tài liệu thực tế về sự hình thành, phát triển và đặc
điểm của tổ chức lãnh thổ du lịch. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, phương pháp này luôn
được coi trọng nhằm có được cái nhìn thực tế về đặc trưng lãnh thổ nghiên cứu. Phương
pháp này còn được thực hiện kết hợp với phương pháp điều tra xã hội học.
4.2.4. Phương pháp khai thác phần mềm của hệ thống thông tin
Các chương trình phần mềm xử lý các thông tin thu được qua điều tra như Excel,
Windows, Word, MapInfor được sử dụng để xử lý, phân tích kết quả điều tra và thể hiện
10


qua các bảng thống kê, các bản đồ, biểu đồ, sơ đồ.
4.2.5. Phương pháp dự báo
Mô hình dự báo định lượng dựa trên số liệu quá khứ, những số liệu này giả sử có liên

quan đến tương lai và có thể tìm thấy được. Tất cả các mô hình dự báo theo định lượng có
thể sử dụng thông qua chuỗi thời gian và các giá trị này được quan sát đo lường các giai
đoạn theo từng chuỗi .
Tuy nhiên hiện nay thông thường khi dự báo người ta thường hay kết hợp cả phương
pháp định tính và định lượng để nâng cao mức độ chính xác của dự báo. Bên cạnh đó, vấn
đề cần dự báo đôi khi không thể thực hiện được thông qua một phương pháp dự báo đơn lẻ
mà đòi hỏi kết hợp nhiều hơn một phương pháp nhằm mô tả đúng bản chất sự việc cần dự
báo.
Trong quá trình nghiên cứu, đòi hỏi cần có sự tham khảo ý kiến của các chuyên gia,
các nhà làm du lịch, các cấp quản lí. Cũng như sự hướng dẫn của các giảng viên để đề tài có
thể được hoàn thành tốt hơn, hoàn chỉnh hơn.

5. Đóng góp chủ yếu của đề tài
- Tổng quan và hệ thống hóa vấn đề lý luận và thực tiễn địa lí du lịch; trên cơ sở đó
vận dụng vào nghiên cứu cụ thể trên địa bàn huyện Củ Chi.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của điều kiện phát triển du lịch huyện Củ Chi.
Đưa ra các sản phẩm du lịch và các loại hình du lịch huyện Củ Chi.
-Đề xuất các giải pháp chủ yếu góp phần khai thác tài nguyên, phát triển du lịch hiệu
quả và bền vững.

6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm các phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, tài liệu tham
khảo và phụ lục.
Trong đó, phần nội dung của luận văn sẽ được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch huyện Củ Chi
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch huyện Củ Chi theo hướng bền
vững.

11



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH BỀN VỮNG
1.1. Một số khái niệm về du lịch, du lịch bền vững và những vấn đề liên quan
1.1.1. Khái niệm du lịch
Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu
được trong đời sống văn hóa- xã hội và hoạt động du lịch đang phát triển một cách mạnh
mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới.
Thuật ngữ “ du lịch” trở nên rất thông dụng. Nó bắt nguồn từ tiếng Pháp:
“ Tour” nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi, còn “touriste” là người đi dạo chơi. Du lịch
gắn liền với việc nghỉ ngơi, giải trí nhằm hồi phục, nâng cao sức khỏe và khả năng lao động
của con người, nhưng trước hết liên quan mật thiết với sự chuyển chỗ của họ. Vậy du lịch là
gì?
Trong vòng hơn 9 thập kỉ vừa qua, kể từ khi thành lập Hiệp hội quốc tế các tổ chức du
lịch IUOTO ( International of Union Official Travel Organization) năm 1925 tại Hà Lan,
khái niệm du lịch luôn được tranh luận. Đầu tiên, du lịch được hiểu là việc đi lại của từng
cá nhân hoặc một nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong khoảng thời gian ngắn đến các
vùng xung quanh để nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh. Ngày nay, người ta đã thống nhất
rằng về cơ bản, tất cả các hoạt động di chuyển của con người ở trong hay ngoài nước trừ
việc đi cư trú chính trị, tìm việc làm và xâm lược, đều mang ý nghĩa du lịch.
Lúc đầu số người đi du lịch rất hạn chế, sau đó dần dần tăng lên. Với việc hoàn thiện
các phương tiện và mạng lưới giao thông, những cuộc đi chơi như vậy kéo dài hơn, xa hơn.
Lúc này du lịch mang tính nhận thức và trở thành một hiện tượng lập lại thường xuyên, phổ
biến. Trên bình diện quốc gia hay quốc tế, vấn đề cấp thiết đang đặt ra là phải tạo điều kiện
nhằm thỏa mãn tới mức cao nhất các nhu cầu của người du lịch về giao thông, ăn uống,
quần áo, giày dép, đồ lưu niệm và nhiều mặt hàng khác. Du lịch không chỉ tạo nên sự vận
động của hàng triệu người từ nơi này sang nơi khác, mà còn phát sinh nhiều hiện tượng kinh
tế - xã hội gắn liền với nó.
Như vậy du lịch là một khái niệm bao hàm nội dung kép. Một mặt nó mang ý nghĩa

thông thường của từ: việc đi lại của con người với mục đích nghỉ ngơi, giải trí…Mặt khác,
du lịch được nhìn nhận dưới góc độ khác như là hoạt động gắn chặt với những kết quả kinh
tế ( sản xuất, tiêu thụ) do chính nó tạo ra.
12


Trong điều kiện kinh tế phát triển, du lịch là một hoạt động không thể thiếu được trong
cuộc sống bình thường của mỗi người dân. Ở các chuyến du lịch trong hoặc ngoài nước, con
người không chỉ dừng lại ở việc nghỉ ngơi giải trí, mà còn nhằm thỏa mãn cả những nhu cầu
to lớn về mặt tinh thần. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những đặc trưng riêng biệt về tự
nhiên, lịch sử, văn hóa, truyền thống …thu hút khách du lịch. Thông qua việc phát triển du
lịch quốc tế, sự hiểu biết và mối quan hệ giữa các dân tộc ngày càng được mở rộng . Năm
1979, Đại hội của tổ chức du lịch thế giới ( IUOTO) đã thông qua hiến chương du lịch và
chọn ngày 27/9 làm ngày du lịch thế giới với các chủ đề cho từng năm gắn du lịch với sự
tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, vì hòa bình và tình hữu nghị trên toàn thế
giới. Du lịch không còn là hiện tượng lẻ loi, đặc quyền của cá nhân hay nhóm người nào đó.
Ngày nay, nó mang tính chất phổ biến và tính nhận thức với mục tiêu không ngừng nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người, củng cố hòa bình và hữu nghị giữa các
dân tộc
Nội dung thứ hai của khái niệm du lịch là hệ quả của nội dung thứ nhất . Du lịch là
một hiện tượng kinh tế - xã hội thu hút hàng tỉ người trên thế giới. Bản chất kinh tế của nó
là ở chỗ sản xuất và cung cấp hàng hóa phục vụ việc thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần
của khách.
Trong những thập kỉ gần đây, du lịch phát triển rất nhanh . Theo số liệu của tổ chức du
lịch thế giới, hàng năm trên Trái Đất có 3 tỉ người đi du lịch. Tất nhiên, ngành kinh tế tổng
hợp phục vụ du lịch phải ra đời và phát triển với tốc độ như vũ bão để đáp ứng nhu cầu sinh
hoạt khổng lồ của 8 triệu người du lịch bình quân cho mỗi ngày.
Dòng người du lịch đông đảo có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của nhiều
nước. Các ngành kinh tế gắn liền với du lịch như giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, xây
dựng, thương nghiệp, ăn uống công cộng..v..v.. trong chừng mực nhất định phải đổi cả

hướng và cơ cấu sản xuất.
Bản chất của sản xuất du lịch được thể hiện qua tất cả các ngành kinh tế. Du lịch đòi
hỏi phải phát triển và mở rộng các ngành công nghiệp khác nhau phục vụ cho nhu cầu du
lịch như sản xuất các phương tiện giao thông, thiết bị điện, đồ gỗ,..các mặt hàng tiêu dùng,
thực phẩm chế biến…Ngay cả nhu cầu. Một số mặt hàng như đồ lưu niệm, tuy đơn giản
nhưng lại có tác dụng làm sống lại những ngành nghề thủ công truyền thống.
Nông nghiệp cũng hướng vào việc sản xuất các sản phẩm phục vụ du lịch. Để thỏa
mãn nhu cầu của du khách, trước mắt các ngành kinh tế đang đặt ra những nhiệm vụ nặng
13


nề, phát triển và hiện đại hóa tất cả các loại giao thông, hoàn thiện các phương tiện liên lạc,
xây các khách sạn, nhà hàng, các tổ hợp dịch vụ.
Việc tăng nhanh dòng người du lịch đòi hỏi không chỉ nhiều mặt hàng tiêu dùng, mà
còn cả bản thân sự phục vụ nữa. Nhu cầu về người phục vụ, những cán bộ du lịch có tay
nghề cao tăng lên đáng kể. Cần phải nhanh chóng đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ từ
những người phục vụ khách sạn, hướng dẫn khách đi tham quan, cho đến những người nấu
ăn, thông tin liên lạc.
Về phương diện lãnh thổ, du lịch cũng có những tác động nhất định, đặc biệt đối với
các vùng xa xôi, nền kinh tế chậm phát triển nhưng có nhiều tiềm năng lôi cuốn khách du
lịch. Bộ mặt nền kinh tế của vùng dần dần được thay đổi tùy thuộc nhiều vào số lượng
khách đến. Đời sống nhân dân được cải thiện nhờ có thêm việc làm và tăng thu nhập.
Du lịch đạt được hiệu quả kinh tế cao, được gọi là “ ngành xuất khẩu vô hình” đem lại
nguồn ngoại tệ lớn. Tốc độ tăng thu nhập của du lịch vượt xa nhịp độ tăng của nhiều ngành
kinh tế. Năm 1950 thu nhập ngoại tệ về du lịch quốc tế chỉ ở mức 2,1 tỷ đô la Mỹ ( USD),
năm 1960 đạt 6,8 tỷ, năm 1970 đạt 18 tỷ, năm 1980 đạt 102 tỷ, năm 1991 đạt 260 tỷ và năm
1994 đạt 338 tỷ.
Số khách du lịch trên thế giới cũng tăng từ 25 triệu lượt người năm 1950 lên 69 triệu
lượt người năm 1960, 160 triệu lượt người năm 1970, 285 triệu lượt người năm 1980; đạt
mức mức 450 triệu lượt người năm 1991 và trên 500 triệu lượt người năm 1994.

Châu Âu là khu vực có du lịch phát triển sớm, đã và sẽ dẫn đầu thế giới về số khách và
thu nhập du lịch. Châu Á Thái Bình Dương có nhịp độ tăng trưởng du lịch rất cao và sẽ
chiếm vị trí quan trọng trong du lịch thế giới. Các nước Đông Nam Á đã trở thành trung tâm
du lịch sôi động và hấp dẫn của khu vực và thế giới. Tốc độ phát triển hàng năm của vùng
Đông Nam Á cao gấp 2 lần tốc độ tăng trưởng hàng năm của du lịch thế giới. Năm 1994,
Thái Lan đón 6,2 triệu lượt khách du lịch quốc tế và thu được 6,6 tỷ USD, Inđônêxia đón
4,0 triệu lượt khách du lịch quốc tế, thu được 5,3 tỷ, Singapore đón 6,0 triệu lượt khách
quốc tế, thu 6,5 tỷ USD. Ở Việt Nam, ngành du lịch đang mở ra nhiều triển vọng to lớn.
Năm 1990, ngành du lịch nước ta đón hơn 25 vạn lượt khách quốc tế và 1 triệu lượt
khách nội địa đến năm 1994 đã tăng lên 1,018 triệu lượt khách quốc tế và 3,5 triệu lượt
khách nội địa. Nguồn thu nhập xã hội từ du lịch cũng không ngừng phát triển, từ 650 tỷ
đồng năm 1990 lên 4000 tỷ đồng ( trong đó có 210 triệu đôla) năm 1994.
Trong một số tài liệu công bố gần đây nhất, có người quan niệm du lịch bao hàm 3 mặt
14


nội dung, song thực chất không khác gì 2 nội dung trên, bởi vì nội dung đầu được tách ra
làm đôi. Theo I.I Pirojnik ( 1985), thuật ngữ du lịch chuyển tải 3 nội dung cơ bản:
1. Cách thức sử dụng thời gian rỗi bên ngoài nơi cư trú thường xuyên.
2. Dạng chuyển cư đặc biệt.
3. Ngành kinh tế, một trong những ngành thuộc lĩnh vực phi sản xuất nhằm phục vụ
các nhu cầu văn hóa- xã hội của nhân dân.
Du lịch không chỉ bao gồm các dạng hoạt động của dân cư trong thời gian tới, mà còn
bao trùm lên không gian nơi diễn ra các hoạt động khác nhau, đồng thời cũng là nơi tập
trung các xí nghiệp dịch vụ chuyên môn hóa.
Khái niệm du lịch có thể được xác định như sau:
Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di
chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh,
phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm
theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa

( I.I. Pirojnik, 1985).
1.1.2. Khái niệm khách du lịch ( Du Khách)
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, khách du lịch là những người có đặc trưng sau:
- Là người đi khỏi nơi cư trú của mình
- Không theo đuổi mục đích kinh tế.
- Khoảng cách tối thiểu từ nhà đến điểm đến tùy quan niệm của từng nước.
Tại các nước đều có các định nghĩa riêng về khách du lịch. Tuy nhiên, điểm chung
nhất đối với các nước trong cách hiểu khái niệm về khách du lịch là:
Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đến một nơi
nào đó, quay trở lại với mục đích khác nhau, loại trừ mục đích làm công và nhận thù lao ở
nơi đến; có thời gian lưu lại ở nơi đến từ 24g trở lên ( hoặc có sử dụng dịch vụ lưu trú qua
đêm) nhưng không quá thời gian một năm.
Khách du lịch là những người tạm thời ở tại nơi họ đến du lịch với các mục đích như
nghỉ ngơi, kinh doanh, hội nghị hoặc thăm gia đình.
Theo Luật Du lịch Việt Nam:
Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm
việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
Khách du lịch được phân chia làm 2 nhóm cơ bản: khách du lịch quốc tế và khách du
15


lịch nội địa.
* Khách du lịch quốc tế ( International tourist)
Năm 1973, Ủy ban thống kê của Hội Quốc Liên (tiền thân của Liên Hiệp Quốc ngày
nay) đã đưa ra khái niệm về khách du lịch quốc tế như sau:
Khách du lịch quốc tế là những người thăm viếng một quốc gia ngoài quốc gia cư trú
thường xuyên của mình trong thời gian ít nhất là 24g.
Theo khái niệm trên, xét về mặt thời gian, khách du lịch quốc tế là những người có
thời gian viếng thăm ( lưu lại) ở quốc gia khác ít nhất là 24g. Trên thực tế, những người đến
quốc gia khác có lưu trú qua đêm mặc dù chưa đủ thời gian 24g vẫn được thống kê là khách

du lịch quốc tế.
Bên cạnh khách đi du lịch có lưu trú qua đêm, có nhóm khách chỉ đi du lịch trong
ngày. Đối tượng này được gọi là khách tham quan.
Khách tham quan ( Excursionist, Day-vistor): Những người rời nơi cư trú thường
xuyên của mình đến nơi nào đó, quay trở lại với những mục đích khác nhau, loại trừ mục
đích làm công và nhận thù lao ở nơi đến; có thời gian lưu lại ở nơi đến không quá 24g,
không sử dụng dịch vụ lưu trú qua đêm.
Để thống nhất hai khái niệm “ khách du lịch” và “khách tham quan”, năm 1963 tại hội
nghị của Liên Hợp Quốc về Du lịch được tổ chức ở Roma ( Ý), Ủy ban thống kê của Liên
Hợp Quốc đưa ra một khái niệm về khách du lịch quốc tế như sau:
Khách du lịch quốc tế là người thăm viếng một số nước khác ngoài nơi cư trú của
mình với bất kỳ lý do nào ngoài mục đích hành nghề để nhận thu nhập từ nước được viếng
thăm.
Những khái niệm trên khá rõ ràng và chi tiết nhưng vẫn chưa xác định giới hạn về thời
gian lưu lại của khách du lịch tại các điểm đến. Năm 1989, tại Hội nghị liên minh Quốc hội
về du lịch được tổ chức ở Lahaye ( Hà Lan) đã ra “ Tuyên bố Lahaye về du lịch”, trong đó
đưa ra khái niệm về khách du lịch quốc tế như sau:
Khách du lịch quốc tế là những người:
- Trên đường đi thăm một hoặc một số nước, khác với nước mà họ cư trú thường
xuyên;
- Mục đích của chuyến đi là tham quan, thăm viếng hoặc nghỉ ngơi không quá thời
gian 3 tháng, nếu trên 3 tháng phải được phép gia hạn;
- Không được làm bất cứ việc gì để được trả thù lao tại nước đến do ý muốn của khách
16


hay do yêu cầu của nước sở tại;
- Sau khi kết thúc đợt tham quan ( hay lưu trú) phải rời khỏi nước đến tham quan để về
nước nơi cư trú của mình hoặc đi đến một nước khác.
Hiện nay trên thế giới nhiều nước sử dụng khái niệm này.

Như vậy, có thể hiểu: Khách du lịch quốc tế là khách du lịch mà điểm xuất phát và
điểm đến du lịch thuộc phạm vi lãnh thổ của hai hoặc nhiều quốc gia khác nhau.
Luật Du lịch Việt Nam đã đưa ra khái niệm khách du lịch quốc tế như sau:
Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào
Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước
ngoài du lịch.
Như vậy, nhóm khách du lịch quốc tế được phân thành 2 loại:
Khách du lịch quốc tế đi vào ( Inbound tourist): là người nước ngoài và người của một
quốc gia nào đó định cư ở nước khác vào quốc gia đó du lịch. Loại khách này sử dụng ngoại
tệ để mua hàng hóa, dịch vụ.
Ví dụ: Người Mỹ và Việt kiều Mỹ vào Việt Nam du lịch.
Khách du lịch quốc tế đi ra ( outbound tourist): là công dân của một quốc gia và người
nước ngoài đang cư trú tại quốc gia đó đi ra nước ngoài du lịch.
Ví dụ: người Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch đến nước
khác ( Trung Quốc, Thái Lan,…v..v).
Những đối tượng sau đây không được công nhận là khách du lịch quốc tế:
- Những người đến một nước để thừa hành nhiệm vụ nào đó ( các nhân viên thương
vụ, ngoại giao ở các sứ quán, cảnh sát quốc tế làm nhiệm vụ ở các nước khác,..);
- Những người đi sang nước khác để hành nghề ( dù có hay không có hợp đồng), hoặc
tham gia các hoạt động kinh doanh ở nước đến.
- Những người nhập cư vào nước đến;
- Học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh sống tạm trú ở nước ngoài;
- Những người thường xuyên qua lại biên giới ( nhân viên hải quan tại các cửa khẩu,
người buôn bán ở các chợ biên giới..);
- Những hành khách đi xuyên qua một quốc gia ( khách transit) và không dừng lại cho
dù cuộc hành trình đó kéo dài 24g.
* Khách du lịch nội địa ( Internal tourist)
Khách du lịch nội địa được phân biệt với khách du lịch quốc tế ở chỗ nới đến của họ
17



cũng chính là nước của họ cư trú thường xuyên. Họ cũng được phân biệt với những người lữ
hành trong nước ở mục đích chuyến đi, khoảng cách chuyến đi và thời gian lưu trú ( tùy
theo chuẩn mực của từng quốc gia).
Khái niệm về khách du lịch nội địa được xác định không giống nhau ở các nước khác
nhau.
Theo quy định của Mỹ: Khách du lịch nội địa là những người đi đến một nơi cách nơi
ở thường xuyên của họ ít nhất là 50 dặm , tức khoảng 80 km ( tính trên một chiều) với
những mục đích khác nhau ngoài việc đi làm hàng ngày.
Theo quy định của Pháp: Khách du lịch nội địa là những người rời khỏi nơi cư trú của
mình tối thiểu là 24g và nhiều nhất là 4 tháng với một hoặc một số mục đích: giải trí, sức
khỏe, công tác và hội họp dưới mọi hình thức.
Theo quy định của Canada: Khách du lịch nội địa là những người đi đến một nơi xa 25
dặm, tức là khoảng 40km và có nghỉ lại đêm, hoặc rời khỏi thành phố và có nghỉ lại đêm tại
nơi đến.
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005):
Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt
Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Ngoài ra, tại một số nước còn phân biệt khái niệm khách du lịch trong nước và khách
du lịch quốc gia:
Khách du lịch trong nước ( Domestic tourist): Là tất cả những người đang đi du lịch
trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia ( bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch
quốc tế đi vào).
Khách du lịch quốc gia ( National tourist): Là tất cả công dân của một quốc gia nào đó
đi du lịch ( kể cả đi du lịch trong nước và đi du lịch ra nước ngoài).
1.1.3. Tài nguyên du lịch
* Khái niệm tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là loại tài nguyên có những đặc điểm giống những loại tài nguyên
nói chung, song có một số đặc điểm riêng gắn với sự phát triển của ngành Du lịch.
Tài nguyên du lịch theo Pirojnik: “ Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóalịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể lực

tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, trong cấu trúc nhu cầu du
lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế kỹ thuật cho phép, chúng được dùng để
18


trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi”. (Pirojnik)
Nguyễn Minh Tuệ và nnk. cũng cho rằng: “ Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và
văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí
tuệ của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ. Những tài nguyên này được sử
dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch” [22]
Theo các nhà khoa học Du lịch Trung Quốc định nghĩa là: “ Tất cả giới tự nhiên và xã
hội loài người có sức hấp dẫn khách du lịch, có thể sử dụng cho ngành Du lịch, có thể sản
sinh ra hiệu quả kinh tế- xã hội và môi trường đều có thể gọi là tài nguyên du lịch”. [6]
Khoản 4 ( Điều 4, chương 1) Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 quy định “ Tài nguyên
du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động
sáng tạo của con người và các gía trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu
cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô
thị du lịch”.
Từ những quan niệm trên có thể rút ra một số nhận xét sau:
Pirojnik, Nguyễn Minh Tuệ và một số học giả cho rằng tài nguyên du lịch là tổng thể
tự nhiên, kinh tế - xã hội văn hóa được sử dụng để phục hồi sức khỏe, phát triển thể lực và
tinh thần con người. Trên cơ sở này các học giả cho rằng địa hình, thủy văn, khí hậu, động –
thực vật , di tích lịch sử văn hóa, văn hóa nghệ thuật lễ hội,…là những tài nguyên du lịch.
Song thực tế không phải bất cứ mọi dạng, mọi kiểu địa hình , tất cả các kiểu khí hậu các yếu
tố khí hậu hay các giá trị văn hóa….đều có khả năng hấp dẫn khách cũng như có khả năng
kinh doanh du lịch. Trong nhiều trường hợp địa hình hiểm trở, các bãi biển bị xâm thực
mạnh, một số kiểu khí hậu, nguồn nước bị ô nhiễm là những điều kiện không hấp dẫn
khách, trở ngại cho phát triển du lịch. Các tác giả trên quan niệm tài nguyên du lịch được sử
dụng để góp phần phục hồi sức khỏe, phát triển thể lực và trí tuệ của con người, khả năng
lao động và sức khỏe của họ. Quan niệm này chỉ phù hợp với đặc điểm phát triển du lịch

của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây mang tính bao cấp. Nhà nước xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật phục vụ du lịch, trả lương cho cán bộ, nhân viên lao động làm việc trong
ngành Du lịch, bỏ tiền để tiếp đón các cán bộ nhân viên nhà nước đi nghỉ dưỡng theo chế độ
hoặc đón tiếp các chuyên gia. Thực tế hiện nay việc bảo tồn và khai thác tài nguyên du lịch
hấp dẫn du khách, ngoài các chức năng xã hội phục vụ cho du khách, tài nguyên du lịch còn
được khai thác nhằm đạt hiệu quả kinh tế , nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư, hiệu
quả môi trường và chính trị… Phần nhiều các nhà khoa học trong nước và quốc tế như:
19


Pirojnik, Ngô Tất Hổ, Trần Đức Thanh, Phạm Trung Lương, Bùi Thị Hải Yến cũng như
Luật Du lịch Việt Nam đều cho rằng, tài nguyên du lịch là những cảnh quan thiên nhiên, các
yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa do con người tạo ra có sức hấp dẫn với du khách, có
thể sử dụng phục vụ cho phát triển du lịch.
Như vậy, tài nguyên du lịch được xem như là tiền đề phát triển du lịch, tài nguyên du
lịch càng phong phú đặc sắc có mức độ tập trung cao thì càng có sức hấp dẫn với du khách
và có hiệu quả kinh doanh du lịch cao.
Tài nguyên du lịch là một phạm trù lịch sử, việc khai thác phụ thuộc vào nhiều điều
kiện kinh tế- xã hội, khoa học kỹ thuật, chính trị nên ngày càng được mở rộng. Do vậy, tài
nguyên du lịch bao gồm cả tài nguyên du lịch đã, đang khai thác và tài nguyên du lịch chưa
được khai thác.
Từ những nhận xét trên tác giả đưa khái niệm tài nguyên du lịch : “ Là tất cả những gì
thuộc về tự nhiên và các giá trị văn hóa do con người sáng tạo ra có sức hấp dẫn khách du
lịch, có thể được bảo vệ, tôn tạo và sử dụng cho ngành Du lịch mang lại hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường”.
1.1.4. Các loại tài nguyên du lịch
* Nhóm tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên tự nhiên gồm các yếu tố, các thành phần tự nhiên, các hiện tượng tự nhiên,
các quá trình biến đổi chung hoặc có thể khai thác và sử dụng vào đời sống và sản xuất của
con người.
Theo khoản 1 ( Điều 13, Chương II) Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 quy định: “ Tài

nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ
sinh thái, cảnh quan tự nhiên được khai thác hoặc có thể được sử dụng phục vụ mục đích du
lịch”.
- Các thành phần của tự nhiên
Theo căn cứ và sơ đồ phân loại tài nguyên du lịch thì có một số thành phần tự nhiên
hấp dẫn du khách đã, đang hoặc có thể khai thác phục vụ cho mục đích du lịch như địa chất,
địa mạo, địa hình, khí hậu, thủy văn và sinh vật.
 Địa chất- địa hình- địa mạo
Các quá trình địa chất là nguyên nhân tạo ra bề mặt địa hình, việc nghiên cứu chúng có
thể phát hiện ra những giá trị để hấp dẫn du khách, là cơ sơ quan trọng để phát triển du lịch
của các địa phương và quốc gia.
20


Do đạt được tiêu chí nêu trên nên tháng 11 năm 2000, lần thứ 2 Vịnh Hạ Long được
công nhận là di sản tự nhiên thế giới và tháng 7 năm 2003 vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ
Bàng được công nhận là di sản tự nhiên thế giới.
Khi nghiên cứu địa hình bao gồm: hình thái, độ cao, độ dốc, hướng của địa hình, các
địa hình tạo nên cảnh quan đẹp.
Đối với hoạt động du lịch, đặc điểm hình thái địa hình nghĩa là các dấu hiệu bên ngoài
của địa hình và các dạng địa hình ngoạn mục, sự kết hợp của địa hình với các dạng tài
nguyên nước, khí hậu, sinh vật tạo nên các cảnh quan tự nhiên, kỳ thú, là những yếu tố hấp
dẫn du khách
- Các đơn vị hình thái chính của địa hình là đồi núi, cao nguyên, đồng bằng, ven biển
và đảo.
+ Địa hình đồng bằng khá đơn điệu về ngoại hình. Tuy nhiên sự kết hợp giữa đồng
bằng với tài nguyên nước như: sông, kênh, rạch, ao hồ, tài nguyên sinh vật đã tạo nên những
phong cảnh thủy mặc, yên ả, thanh bình, khoảng đất bao la hấp dẫn du khách như các đồng
bằng sông MeKong ở Campuchia, sông Mê Nam của Thái Lan, sông Cửu Long của Việt
Nam, đồng bằng Amazon của Braxin….

Thêm vào nữa đồng bằng là nơi thuận lợi cho cư trú của dân cư nông nghiệp, là điều
kiện quan trọng để hình thành nên các nền văn minh, văn hóa, là nơi bảo tồn, lưu giữ nhiều
giá trị văn hóa của loài người ở nhiều quốc gia. Do vậy, địa hình đồng bằng ở nhiều quốc
gia trên thế giới đã và đang được phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái
nhân văn, du lịch văn hóa, du lịch thể thao, du lịch nghỉ dưỡng.
+ Địa hình đồi núi, cao nguyên thường tạo ra những không gian kỳ vĩ, sinh động và
thơ mộng.
Do sự chia cắt của bề mặt địa hình, nên đã tạo nên sự tương phản về cảnh vật giữa các
thung lũng sâu, với các dãy núi cao nguyên cao, tạo ra sức hấp dẫn với du khách. Các vùng
đồi là nơi cư dân đến quần cư sớm và khá đông đúc. Do vậy vùng đồi núi là nơi lưu giữ và
phát hiện thấy nhiều di tích khảo cổ, di tích lịch sử văn hóa, tạo điều kiện phát triển các loại
hình du lịch khám phá, du lịch tham quan nghiên cứu như ở Sơn Vi- Lâm Thao- Phong
Châu ( Phú Thọ), Đồng Nai,…
Núi và cao nguyên là dạng địa hình có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.
Loại địa hình này thuận lợi cho phát triển loại hình du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng. Ở các
nước ôn đới, về mùa đông nhiều vùng núi thường có băng tuyết nên ở những vùng núi có độ
21


cao từ 1500m-2000m có phong cảnh đẹp như: An pơ, Pi-rê-nê,…thuận lợi cho phát triển du
lịch thể thao mùa đông.
Vùng núi là nơi có nhiều suối nước nóng, nước khoáng nên còn thuận lợi cho phát
triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm khoáng, chữa bệnh.
Những vùng núi có độ cao trên 2500m có phong cảnh đẹp, thuận lợi cho phát triển loại
hình du lịch thể thao mạo hiểm leo núi như: khu Everest (Hymalaya), Fanxipang ( Việt
Nam), Kilimantan ( Tanzania), An pơ, Coocdie, Andes,….
Vùng núi cao còn là nơi bảo tồn nhiều khu vườn quốc gia, có đa dạng sinh học cao,
phong phú cảnh đẹp. Đồng thời vùng núi cũng là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số
còn giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc. Những điều kiện này thuận lợi cho
phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa.

- Các dạng địa hình thuận lợi cho phát triển du lịch: có nhiều dạng địa hình đặc biệt có
giá trị to lớn cho việc triển khai phát triển các hoạt động du lịch, đó là: kiểu địa hình Karst (
đá vôi) và kiểu địa hình ven bờ- bãi biển và đảo.
+ Địa hình Karst gồm các kiểu chủ yếu như: hang động Karst, cánh đồng Karst, phễu
Karst, sông hồ Karst, Karst ngập nước. Trong đó kiểu Karst hấp dẫn du khách nhất là hang
động Karst và kiểu Karst ngập nước ( Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Cát Bà,…).
Hiện nay trên thế giới có khoảng 700 hang động đã được sử dụng để phát triển du lịch.
Trên thế giới có nhiều hang động được đánh giá là dài, sâu nhất đó là: Flint Mammauth
Cave Stystem ở Hoa Kỳ dài 530km; Cptumisticas Kay dài 153 km ở Ucraina; Holloch dài
133,5 km ở Thụy Sỹ; RescauSecan Bernard sâu 1535m ở Pháp, Sistem de Trave sâu 1380m
ở Tây Ban Nha.
Ở Việt Nam các hang động: Phong Nha, Thiên Đường ( nằm trong di sản tự nhiên thế
giới vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng), hang Thiên Cung trong di sản tự nhiên thế giới
Vịnh Hạ Long cũng được đánh giá là một trong những hang động đẹp và kỳ vỹ của thế giới.
Nhìn chung kiểu địa hình karst thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch như: thám
hiểm hang động, tham quan nghiên cứu,…
+ Kiểu địa hình ven bờ và đảo: kiểu địa hình ven bờ hấp dẫn khách du lịch đó là các
bãi cát ven biển, hồ, sông. Trong đó đặc biệt là các bãi cát ven biển, đảo, thường được gọi là
các bãi biển.
Các bãi biển hoặc ven hồ hấp dẫn du khách và thuận lợi phát triển các loại hình du lịch
tắm biển, lặn biển, thể thao biển, nghỉ dưỡng chữa bệnh. Nhu cầu du lịch biển trên thế giới
22


cũng như ở Việt Nam ngày càng tăng, theo UNWTO ( Tổ chức Du lịch thế giới), có hơn
70% số du khách được thích đi du lịch biển.
- Các di tích tự nhiên: các quá trình nội lực và ngoại lực đã tạo thành trên bề mặt địa
hình nhiều di tích tự nhiên có giá trị thẫm mỹ. Trong đó nhiều di tích tự nhiên do không giải
thích được nguyên nhân khoa học hình thành chúng, nên con người đã dệt cho nó những
huyền thoại. Do vậy, nhiều di tích tự nhiên đã trở thành những điểm tham quan hấp dẫn du

khách như hòn Chồng ( Nha Trang), hòn Trống Mái ( Sầm Sơn- Thanh Hóa), hòn Gà Chọi (
Vịnh Hạ Long), giếng Giải Oan ( Chùa Hương – Hà Tây).
 Khí hậu
Khí hậu là một loại tài nguyên sớm được khai thác để quy hoạch phát triển du lịch. Từ
cuối thế kỷ XVIII đến những năm đầu thế kỷ XX đã có nhiều dự án quy hoạch phát triển du
lịch ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam, ở những nơi có khí hậu trong lành, mát mẻ như:
Dovos, Crans – Montana, Lesyin ở Thụy Sỹ, Kitzibuhel Cista,…ở Đức, Shimla, Dazilung,
Neinitan ở Ấn Độ, núi Thái Sơn ở Trung Quốc; Sapa, Đà Lạt, Bạch Mã, Ba Vì, Mẫu Sơn,
Bà Nà, Tam Đảo ở Việt Nam. Các điều kiện của tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc chữa
bệnh, an dưỡng; tài nguyên khí hậu phục vụ cho các mục đích phát triển du lịch khá đa dạng
như: Tài nguyên khí hậu thích hợp với sức khỏe của con người; tài nguyên khí hậu phục vụ
cho việc chữa bệnh, an dưỡng; tài nguyên khí hậu phục vụ cho các hoạt động thể thao mùa
đông; tài nguyên khí hậu thích hợp cho hoạt động du lịch tắm, lặn biển và thể thao biển…
 Tài nguyên nước
Nước được coi là tài nguyên quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch
nói chung và để phát triển nhiều loại hình du lịch. Các loại tài nguyên nước sau đây đã được
khai thác là tài nguyên du lịch:
- Nước mặt: sông, hồ, suối, thác nước, các vùng ngập nước ngọt, các vùng nước ven
biển. Bề mặt nước của sông, hồ, suối, thác nước, các vùng ngập nước ngọt, các vùng nước
biển đã kết hợp với các tài nguyên khác như núi non, rừng cây tự nhiên, hệ sinh thái nhân
văn tạo ra những phong cảnh nên thơ, hữu tình hấp dẫn du khách.
+ Các vùng nước ven biển có bãi cát đẹp hoặc ven các hồ, có môi trường trong sạch,
độ mặn phù hợp từ 30- 40‰, độ trong suốt cao, thường được khai thác để phát triển các loại
hình thể thao, bơi lội, lặn biển, tắm biển, đua thuyền, lướt ván như các bãi biển ở Việt Nam
và nhiều nước trên thế giới.
Bề mặt nước ven các bãi biển, trên các hồ, các sông suối, kênh rạch có động tham
23



×