Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

quá trình phát triển giáo dục trung học phổ thông ở tỉnh phú yên từ năm 1989 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 160 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Phương Lan

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH PHÚ
YÊN TỪ NĂM 1989 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Phương Lan

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH
PHÚ YÊN TỪ NĂM 1989 ĐẾN NĂM
2010
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ VĂN ĐẠT


Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Lê Văn Đạt. Các số liệu, thống kê, kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Ngoài ra luận văn còn có sự kế thừa từ các công trình nghiên cứu của
những tác giả đi trước và có sự bổ sung thêm những tài liệu mới.
Tp. HCM, ngày 16 tháng 11 năm 2012.
Tác giả luận văn

Lê Thị Phương Lan


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục viết tắt
MỞ ĐẨU ......................................................................................................................... 1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ....................................... 1
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ...................................................................... 4
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI ............. 7
3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 7
3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 7
3.3. Nhiệm vụ của đề tài ............................................................................................ 7
4. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 7
4.1. Nguồn tư liệu ...................................................................................................... 7

4.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 8
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ............................................................................. 9
5.1. Về mặt khoa học ................................................................................................. 9
5.2. Về mặt thực tiễn ................................................................................................. 9
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN ................................................................................... 9
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH PHÚ YÊN VÀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC
CỦA ĐỊA PHƯƠNG TRƯỚC NĂM
1989…..……………………………………………10
1.1. Khái quát về tỉnh Phú Yên ............................................................................ 10
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 10
1.1.2. Đặc điểm lịch sử, dân cư ............................................................................ 11


1.1.2.1. Đặc điểm lịch sử ....................................................................... 11
1.1.2.2. Đặc điểm dân cư ....................................................................... 15
1.1.3. Truyền thống văn hóa – giáo dục Phú Yên ................................................ 17
1.2. Những nét cơ bản về giáo dục Phú Yên trước khi tái lập tỉnh (1989)…..
22
1.2.1. Giáo dục Phú Yên trong những ngày đầu giải phóng (4 - 11/
1975)…21
1.2.2. Giáo dục Phú Yên trong thời kì hợp nhất với tỉnh Khánh Hòa (Từ
11/1975 đến 7/1989). ............................................................................................. 25
Chương 2: GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHÚ YÊN TỪ NĂM
1989 ĐẾN NĂM 2000 ............................................................................................... 38
2.1. Tình hình Phú Yên và chủ trương phát triển giáo dục của tỉnh ............... 38
2.1.1. Tình hình Phú Yên sau khi tái lập tỉnh ...................................................... 38
2.1.2. Chủ trương phát triển giáo dục của tỉnh Phú Yên sau khi tái lập .............. 41
2.1.2.1. Những quan điểm, chủ trương của Đảng về giáo dục – đào
tạo..41
2.1.2.2. Chủ trương phát triển giáo dục của Đảng bộ tỉnh Phú Yên ........ 46

2.2. Tình hình phát triển giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên từ năm
1989 đến năm 2000 ................................................................................................ 48
2.2.1. Qui mô phát triển giáo dục Trung học phổ thông ...................................... 48
2.2.1.1. Qui mô học sinh ........................................................................ 48
2.2.1.2. Đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm
trang thiết bị ............................................................................................. 49
2.2.1.3. Xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý .............................. 55
2.2.2. Nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy .................................. 62


2.2.2.1. Nội dung, chương trình ............................................................. 62
2.2.2.2. Phương pháp giảng dạy ............................................................. 64
2.2.3. Thực trạng, chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục ............................ 66
2.2.3.1. Giáo dục đạo đức, văn hóa và hiệu quả đào
tạo…………………...68
2.2.3.2. Giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề, văn thể mỹ, thể dục thể
thao ........................................................................................................... 73
2.2.4. Xây dựng môi trường giáo dục .................................................................. 75
2.2.4.1. Xây dựng các tổ chức đoàn thể trong nhà trường...................... 75
2.2.4.2. Phối hợp giáo dục giữa Gia đình - Nhà trường- Xã hội............. 77
Chương 3: GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHÚ YÊN TỪ NĂM
2000 ĐẾN NĂM
2010……………………………………………………………………82
3.1. Chủ trương phát triển giáo dục của tỉnh ..................................................... 82
3.1.1. Bối cảnh Phú Yên trong thập niên đầu thế kỉ XXI .................................... 82
3.1.2. Chủ trương phát triển giáo dục của Đảng ta .............................................. 83
3.1.3. Chủ trương phát triển giáo dục của tỉnh Phú Yên trong 10 năm đầu thế
kỉ XXI .................................................................................................................. 85
3.2. Sự phát triển của giáo dục Trung học phổ thông từ năm 2000 đến năm
2010 ......................................................................................................................... 87

3.2.1. Qui mô phát triển giáo dục Trung học phổ thông trong giai đoạn mới ..... 87
3.2.1.1. Qui mô học sinh ........................................................................ 87
3.2.1.2. Chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị ................ 88
3.2.1.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo
dục………………………………………………………………………….
.94


3.2.2. Nội dung và phương pháp giảng dạy ......................................................... 99
3.2.2.1. Đổi mới nội dung, chương trình ................................................ 99
3.2.2.2. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học ................................... 104
3.2.3. Thực trạng, chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục .......................... 107
3.2.3.1. Giáo dục đạo đức, văn hóa và hiệu quả đào tạo ....................... 107
3.2.3.2. Giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề, giáo dục kĩ năng sống,
phong trào văn nghệ, thể dục - thể thao ................................................... 118
3.2.4. Xây dựng môi trường giáo dục ................................................................ 121
3.2.4.1. Phát triển các tổ chức đoàn thể trong nhà trường ..................... 121
3.2.4.2. Củng cố và phát triển mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường
– Xã hội .................................................................................................. 124
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 139
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 152


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bổ túc văn hóa

BTVH

Cải cách giáo dục


CCGD

Cán bộ quản lý

CBQL

Công nghiệp hóa- hiện đại hóa

CNH-HĐH

Cơ sở vật chất

CSVC

Dân lập, bán công

DL, BC

Dân tộc nội trú

DTNT

Giáo viên, Học sinh

GV, HS

Giáo dục- Đào tạo

GD-ĐT


Hội đồng nhân dân- Ủy ban nhân dân

HĐND-UBND

Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp và dạy

KTTH-HN-DN

nghề
Khoa học tự nhiên – Khoa học xã hội

KHTN –KHXH

Kiểm tra đánh giá

KTĐG

Mầm non, mẫu giáo

MN, MG

Phương pháp giảng dạy

PPGD

Phổ cập giáo dục

PCGD


Nghị quyết

NQ

Trung Ương

TW

Trung học cơ sở

THCS

Trung học phổ thông

THPT

Trung học chuyên nghiệp

THCN

Xã hội hóa giáo dục

XHHGD

Xã hội chủ nghĩa

XHCN

Xóa mù chữ


XMC


MỞ ĐẨU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Giáo dục là hoạt động có chủ đích của con người, nó là một quá trình tác động
có mục đích, có kế hoạch của môi trường xã hội nhằm phát triển toàn diện con
người, trang bị cho con người những kiến thức và kỹ năng cơ bản để họ sẵn sàng
bước vào cuộc sống. Do vậy có thể nói giáo dục là một phạm trù luôn luôn có tính
phổ biến, phát triển liên tục, mãi mãi. Bởi lẽ đây là hoạt động riêng biệt của xã hội
loài người, ở đâu có con người tất ở đó có giáo dục, giáo dục tồn tại cùng với xã hội
loài người, nó là một trong những động lực để thúc đẩy sản xuất và phát triển xã
hội. Bên cạnh đó giáo dục lại mang tính lịch sử. Có thể nói mỗi giai đoạn lịch sử,
mỗi dân tộc, mỗi nhà nước có một nền giáo dục riêng, mang bản chất của dân tộc,
của nhà nước cầm quyền. Chính vì vậy, giáo dục luôn luôn vận động và phát triển
theo các giai đoạn lịch sử của xã hội loài người.
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học ngàn đời. Truyền thống đó đã
hun đúc nên những nét đẹp về văn hiến Việt Nam và được nhân lên trong thời đại
mới. Những thành tựu của nền giáo dục Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua kể từ khi
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời là hết sức to lớn. Nó là cơ sở, là điều kiện
để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa
học và công nghệ, nhân loại đang vượt qua nền văn minh công nghiệp để chuyển
sang nền văn minh tin học, điện tử và vi sinh, khoa học – công nghệ đã trở thành
lực lượng sản xuất trực tiếp. Hàm lượng khoa học được kết tinh trong các sản phẩm
hàng hóa ngày càng tăng. Sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội gắn liền với
sản xuất hàng hóa và thị trường, gắn liền với sự phân công lao động và hợp tác quốc
tế, gắn liền với sự sáng tạo, trao đổi và chuyển giao công nghệ mới.
Tài năng và trí tuệ, năng lực và bản lĩnh trong lao động sáng tạo của con người
không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên, tự phát mà phải trải qua một quá trình

đào luyện công phu, có hệ thống. Vì vậy, giáo dục và đào tạo hiện nay được nhìn
nhận không phải như yếu tố phi sản xuất, tách rời sản xuất mà là yếu tố bên trong,


yếu tố cấu thành nên sản xuất xã hội. Sẽ không phát triển được lực lượng sản xuất
nếu không có giáo dục và đào tạo. Do đó, giáo dục – đào tạo trở thành động lực
chính của sự phát triển kinh tế - xã hội, là nhân tố quyết định vị thế của mỗi quốc
gia trên trường quốc tế và là sự thành đạt của mỗi con người trong cuộc sống. Đồng
thời, không xây dựng được quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa nếu không nâng
cao trình độ học vấn, trình độ tổ chức và quản lý kinh tế - xã hội cho cán bộ và
người dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho cơ sở hạ tầng, tạo tiền đề phát triển
kinh tế - xã hội một cách vững chắc. Vì vậy giáo dục sẽ phải đi trước một bước so
với phát triển kinh tế.
Thực tiễn thế kỷ XX đã chỉ ra rằng không có một quốc gia nào phát triển mạnh
và vươn lên hàng ngũ những nước tiên tiến mà lại đầu tư ít cho giáo dục. Cuộc chạy
đua khoa học - công nghệ, chạy đua về giáo dục và đào tạo là cuộc chạy đua nâng
cao chất lượng lao động, chủ yếu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài. Đây được xem là cuộc chạy đua về trí lực. Vì vậy, không ngẫu nhiên mà
UNESCO đã tổng kết: tương lai thế giới thuộc về những dân tộc có trình độ học vấn
cao.
Nước ta đang trong giai đoạn tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Quá trình chuyển trạng thái kinh tế - xã hội của đất nước từ trạng thái năng
suất, chất lượng và hiệu quả thấp, dựa trên sản xuất nông nghiệp, sử dụng lao động
thủ công là chính sang trạng thái năng suất và hiệu quả cao dựa trên phương thức
sản xuất công nghiệp, vận dụng những thành tựu mới của khoa học và công nghệ
tiên tiến. Công nghiệp hóa cũng là quá tình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
tăng nhanh các ngành có hàm lượng khoa học – công nghệ, giá trị cao.
Muốn đạt được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải phát triển nền đại
công nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Muốn thực hiện được điều này, tất
yếu phải có nguồn nhân lực với tài năng và trí tuệ. Giáo dục – đào tạo là phương

tiện có hiệu lực đáp ứng yêu cầu này, thủ tiêu sự khác biệt căn bản giữa lao động trí
óc và lao động chân tay, góp phần nâng cao năng suất lao động và xậy dựng thái độ


lao động sáng tạo, đưa sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta trở thành
hiện thực.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, chế độ xã hội mà nhân dân ta
đã chọn là mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Giá trị nhân cách mà giáo dục xây
dựng cho thế hệ trẻ là bảng giá trị nhân cách xã hội chủ nghĩa. Sự nghiệp giáo dục
có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ người lao động mới, đầy đủ tài năng, phấm chất và bản
lĩnh để đưa đất nước tiến kịp trào lưu thế giới, không thể thiết kế chiến lược con
người, nếu không đặt giáo dục đúng vào vị trí của nó trong đời sống hiện đại.
Là một tỉnh của đất nước, Phú Yên có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực
Nam Trung Bộ. Tỉnh Phú Yên đã và đang đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại
hóa với những tiềm năng mà thiên nhiên ưu đãi. Là tỉnh có truyền thống hiếu học,
tôn sư trọng đạo và đã đạt được những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp giáo
dục, đào tạo nói chung và giáo dục Trung học phổ thông nói riêng.
Giáo dục và đào tạo Phú Yên trong thời kì 1989 - 2010 đã trở thành một bộ
phận quan trọng gắn kết và đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp: nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, xây dựng xã hội mới của cả nước.
Do đó, việc nghiên cứu về giáo dục Phú Yên nói chung, giáo dục Trung học
phổ thông nói riêng trong giai đoạn từ 1989 đến 2010 là một vấn đề hết sức quan
trọng. Bởi giáo dục Trung học phổ thông đóng vai trò định hướng, tạo điều kiện cho
thế hệ trẻ được chuẩn bị nghề nghiệp, tâm thế lao động, phẩm chất đạo đức, ý thức
công dân, kiến thức kỹ thuật, kĩ năng lao động để có khả năng tham gia vào các
hoạt động kinh tế ngay sau khi ra trường đảm bảo cuộc sống cá nhân và cống hiến
cho xã hội. Hơn nữa, bậc Trung học phổ thông chính là tiền đề cho các em có thể
học cao lên ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp để trở thành người lao động
có tay nghề cao đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Do vậy, chất lượng của
giáo dục Trung học phổ thông sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giáo dục dạy

nghề và đại học, sâu xa hơn, mở rộng hơn, chính nó là nguồn gốc góp phần quan
trọng quyết định chất lượng của nguồn lực lao động.


Giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên đã tạo nên những thành tựu hết sức
quan trọng và to lớn, cung cấp cho xã hội nhiều lớp thế hệ trẻ, thông minh, sáng tạo,
trung thành, dũng cảm, giàu lòng nhân ái, sẵn sàng hy sinh vì tổ quốc, vì dân tộc,
hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, góp phần chiến đấu và xây dựng tổ
quốc phát triển cho đến ngày hôm nay. Từ chỗ khẳng định những kết quả đã đạt
được trong quá trình phát triển giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên từ năm 1989
đến năm 2010, chúng ta có thể thấy những hạn chế và rút ra được những nguyên
nhân làm cho những hạn chế đó còn tồn tại và bài học kinh nghiệp trong quá trình
phát triển giáo dục THPT. Đây là một yêu cầu cấp thiết để từ đó đưa ra những giải
pháp thiết thực cho sự đổi mới và tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo dục Trung học
phổ thông nói riêng và sự nghiệp giáo dục – đào tạo tỉnh nhà nói chung trong thời kì
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần quan trọng vào việc phát triển
nền giáo dục và đào tạo của nước nhà. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và Nghị
Quyết trung ương 6 khóa IX đã khẳng định: “Cùng với khoa học Công nghệ, Giáo
dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài”.
Với những ý nghĩa và mục đích đó, chúng tôi chọn đề tài: “Quá trình phát
triển giáo dục Trung học phổ thông ở tỉnh Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2010”
làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ khoa học Lịch sử.
Nghiên cứu những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm có
giá trị của Giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên trong thời kì 1989 – 2010 là hết
sức cần thiết để định hướng cho sự phát triển giáo dục Trung học phổ thông tỉnh
nhà trong các giai đoạn sau.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên là một đề tài mới mẻ. Vì vậy, các
công trình nghiên cứu về nó không nhiều, thường các tác giả chỉ phác họa vài nét về

giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên khi đề cập đến giáo dục - đào tạo nói chung
của tỉnh, cụ thể có các công trình nghiên cứu sau:


“Địa chí Phú Yên” do nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội xuất bản năm
2003. Đây là một công trình nghiên cứu tổng hợp, có quy mô lớn về lịch sử, kinh tế,
văn hóa, xã hội, các đơn vị hành chính của tỉnh Phú Yên. Trong phần thứ tư nói về
văn hóa xã hội, ở chương mười các tác giả có đi vào nghiên cứu lịch sử giáo dục
Phú Yên bắt đầu từ giáo dục Nho học trước 1945 đến giáo dục thời Pháp thuộc,
giáo dục Phú Yên từ 1945 – 1954, 1954 - 1975, và từ 1975 cho đến năm 2000.
Trong phần giáo dục Phú Yên từ 1975 – 2000, có nhắc đến giáo dục trung học phổ
thông với ba loại hình trường: công lập, bán công và dân lập nhưng chỉ trên những
nét đại cương nhất.
Bản thảo (2009) về “Lịch sử giáo dục Phú Yên 1945 – 2005”, do Sở giáo dục
– đào tạo tỉnh Phú Yên chỉ đạo nghiên cứu và đã được nghiệm thu tháng 1/2010.
Bản thảo nghiên cứu đã đề cập đến giáo dục Phú Yên từ thế kỉ XVII đến năm 2005.
Đó là một chặng đường lịch sử khá dài để định hình và kiến tạo nên nền giáo dục
Phú Yên. Trong cái nền chung đó, các tác giả đã nhắc đến mảng giáo dục Trung học
phổ thông Phú Yên song cũng chỉ dừng lại ở mức khái quát.
Ngoài các công trình nghiên cứu khoa học nói trên thì Sở giáo dục – đào tạo
Phú Yên cũng có các báo cáo tổng kết hàng năm, báo cáo tổng kết theo từng giai
đoạn, kỷ yếu thi đua… có đề cập đến giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên trong
giai đoạn 1989 – 2010, cụ thể như sau:
“Báo cáo tổng kết” từ năm học 1989 -1990 đến năm học 2009 – 2010. Trong
các báo cáo tổng kết hằng năm này Sở giáo dục – đào tạo đã nêu lên những kết quả
đạt được và những mặt tồn tại, hạn chế của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông
nói chung. Giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên được nhắc đến với những thành
tựu cũng như hạn chế theo từng năm thông qua những số liệu thống kê cụ thể.
“Báo cáo tổng kết và đánh giá 7 năm đổi mới giáo dục - đào tạo Phú Yên
(1989 -1996)”. Trong báo cáo này đã tổng kết được sự phát triển và đánh giá tình

hình phát triển giáo dục – đào tạo Phú Yên qua từng cấp học ở các mặt: số lượng
học sinh, giáo viên, cơ sơ vật chất trường lớp, về công tác chỉ đạo, tổ chức quản lý
giáo dục – đào tạo.


“Kỷ yếu thi đua – 10 năm xây dựng và phát triển ngành giáo dục”, từ 1999 –
2000. Trong kỷ yếu này, sở Giáo dục - đào tạo đã tổng kết phong trào thi đua trong
10 năm đổi mới của ngành giáo dục - đào tạo Phú Yên theo từng cấp học trong đó
có cấp Trung học phổ thông. Kỷ yếu có nhắc đến số lượng và chất lượng học sinh
Trung học phổ thông Phú Yên có sự biến thiên theo từng năm. Ngoài ra, thông qua
các bản báo cáo tham luận của các nhà giáo, các cấp quản lý giáo dục, kỷ yếu đã
làm nổi bật được những thành tựu đạt được của giáo dục Phú Yên nói chung và giáo
dục Trung học phổ thông nói riêng trong 10 năm sau khi tái lập tỉnh.
“Tổng kết công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học năm 1993 – 1997”,
báo cáo này nêu lên tình hình thực hiện công tác xây dựng cơ sở vật chất cho các
cấp học từ năm 1993 đến 1997: xây dựng, tu sửa trường lớp, mua sắm trang thiết bị,
sách giáo khoa,…Báo cáo còn nêu lên những mặt đạt được và những tồn tại cần
khắc phục trong công tác xây dựng cơ sở vật trường học.
“Quy hoạch phát triển ngành giáo dục đào tạo giai đoạn 2003 -2010 và định
hướng đến năm 2020 tỉnh Phú Yên” của sở Giáo dục - đào tạo Phú Yên. Đây là bản
luận chứng khoa học về quan điểm, mục tiêu, phương hướng và những giải pháp
phát triển hệ thống giáo dục đào tạo các cấp, trong đó đặc biệt chỉ rõ yêu cầu nâng
cao chất lượng giáo dục – đào tạo, phát triển lực lượng giáo viên ở các cấp, phân bố
hệ thống cơ sở vật chất của giáo dục đào tạo theo các bước đi thích hợp đáp ứng yêu
cầu phát triển toàn diện con người và phát triển kinh tế xã hội.
Nhìn chung các công trình nêu trên ít nhiều có đề cập đến giáo dục Trung học
phổ thông Phú Yên, đây là nguồn tài liệu quý, giúp chúng tôi nghiên cứu, hoàn
thành đề tài. Tuy vậy, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu quá trình phát
triển giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2010 một cách
toàn diện và có hệ thống. Vì vậy trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi sẽ tập

trung làm rõ quá trình phát triển giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên trên tất cả
các mặt từ khi tái lập tỉnh (1989) cho đến năm 2010.


3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về “Quá trình phát triển giáo dục Trung học phổ thông ở
tỉnh Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2010”.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: đề tài tìm hiểu về giáo dục Trung học phổ thông trên địa bàn
tỉnh Phú Yên.
Về thời gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài từ sau năm 1989 đến năm 2010.
Tuy nhiên luận văn vẫn dành một phần để khái quát về tình hình giáo dục Phú
Yên trong đó có giáo dục Trung học phổ thông trước năm 1989 nhằm tạo một cái
nhìn liên tục về quá trình phát triển của giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
Đề tài trình bày về quá trình phát triển giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên
1989 - 2010 với những nội dung: hệ thống trường, lớp, học sinh; nội dung, chương
trình và phương pháp; cơ sở vật chất, trang thiết bị trong trường học; công tác đào
tạo và bồi dưỡng cán bộ giáo viên; công tác xã hội hóa giáo dục; công tác chỉ đạo
quản lí giáo dục…theo từng giai đoạn để làm rõ được quá trình phát triển của giáo
dục Trung học phổ thông Phú Yên trong hơn 20 năm kể từ khi tái lập tỉnh. Từ đó rút
ra một số nhận xét, nêu lên một số thành tựu, hạn chế, bài học kinh nghiệm và
những đề xuất giải pháp, góp phần tiếp tục phát triển giáo dục Trung học phổ thông
Phú Yên trong các giai đoạn sau.
4. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Nguồn tư liệu
Để hoàn thành công trình nghiên cứu khoa học, chúng tôi xác định cần tiếp
cận và sử dụng các nguồn tư liệu có nội dung cốt lỗi nhằm chứng minh và kiến giải
nhiều vấn đề khi nghiên cứu giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên từ 1989 đến

2010. Với ý nghĩa đó, trước hết chúng tôi chú ý đến các nguồn tư liệu có tính chất
định hướng, liên quan trực tiếp đến giáo giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên mà


Sở giáo dục – đào tạo Phú Yên cung cấp thông qua các báo cáo tổng kết, kỷ yếu thi
đua.
Nguồn tư liệu phục vụ cho luận văn còn có các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng
về giáo dục nói chung và giáo dục Trung học phổ thông nói riêng được khai thác
chủ yếu từ các Văn kiện Đảng, các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và
Nhà nước, của Đảng bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên. Ngoài ra, trên cơ sở tư liệu
và kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, những
thống kê có liên quan đã giúp cho người đọc có một cái nhìn tổng thể về giáo dục
Trung học phổ thông tỉnh Phú Yên, đây cũng là nguồn tư liệu đáng tin cậy của luân
văn. Tác giả kế thừa và trình bày một cách có hệ thống về giáo dục Trung học phổ
thông Phú Yên từ 1989 – 2010.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu qui mô, cơ cấu và hoạt động của giáo dục phổ thông là một việc
làm hoàn toàn mới mẻ đối với chúng tôi. Tuy nhiên, để làm nổi bật vai trò, vị trí và
những đóng góp của giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên từ năm 1989 đến năm
2010, chúng tôi dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh là cơ sở phương pháp luận của luận văn.
Để nghiên cứu và tìm hiểu đề tài, chúng tôi đã sử dụng hai phương pháp chính
là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra còn vận dụng một số
phương pháp khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu như: phương pháp định lượng
toán học, phương pháp khảo sát điền dã…,với phương pháp định lượng ở những
thông tin qua thống kê số liệu về giáo viên, học sinh, trường lớp, quản lý, đào tạo…
ở các trường qua từng năm. Phương pháp so sánh lịch sử cũng được vận dụng để
làm sáng tỏ sự phát triển giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên qua từng giai đoạn
lịch sử cụ thể.
Với những phương pháp vận dụng trong nghiên cứu nêu trên sẽ làm phong

phú và tăng độ tin cậy đối với nguồn tư liệu, hoàn thành được công trình nghiên
cứu, tái tạo bức tranh tổng thể về giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên từ 1989-


2010, từ đó góp phần làm sáng tỏ hơn chặng đường phát triển của giáo dục – đào
tạo tỉnh Phú Yên.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
5.1. Về mặt khoa học
Trên cơ sở các nguồn tư liệu, luận văn khôi phục bức tranh lịch sử giáo dục
Trung học phổ thông Phú Yên 1989 – 2010 một cách hệ thống và toàn diện. Từ đó
rút ra đặc điểm của giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên trong thời kì 19892010, những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của nó, những bài học kinh nghiệm
và giải pháp để khắc phục những hạn chế. Đồng thời bổ sung tư liệu trong việc
nghiên cứu lịch sử giáo dục Phú Yên nói riêng, lịch sử giáo dục Trung học phổ
thông cả nước nói chung trong thời kì đổi mới đất nước.
5.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn hoàn thành, góp phần làm cơ sở để các cấp ủy Đảng, Nhà nước đề ra
chính sách phát triển giáo dục Trung học phổ thông ở Phú Yên nói riêng và cả nước
nói chung trong bối cảnh mới của đất nước và thế giới hiện nay.
Kết quả của luận văn còn là nguồn tài liệu để tuyên truyền về giáo dục cho các
tầng lớp nhân dân ở Phú Yên, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà.
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, và Phụ lục, luận văn
gồm có các chương sau:
Chương 1: Khái quát về tỉnh Phú Yên và tình hình giáo dục của địa phương
trước năm 1989.
Chương 2: Giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên từ năm 1989 đến năm
2000.
Chương 3: Giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên từ năm 2000 đến năm
2010.



Chương 1

KHÁI QUÁT VỀ TỈNH PHÚ YÊN VÀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC CỦA
ĐỊA PHƯƠNG TRƯỚC NĂM 1989
1.1.

Khái quát về tỉnh Phú Yên

1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Phú Yên là một tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt
Nam. Phú Yên trải dài từ 12°42'36" đến 13°41'28" vĩ Bắc và từ 108°40'40" đến
109°27'47" kinh Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp Khánh Hòa,
phía Tây giáp Đăk Lăk và Gia Lai, phía Đông giáp biển Đông. Cách Hà Nội
1.160km về phía Bắc, cách thành phố Hồ chí Minh 561km về phía Nam theo tuyến
quốc lộ 1A.
Về địa hình, Phú Yên có 3 mặt là núi, phía Bắc có dãy Cù Mông, phía Nam là
dãy Đèo Cả, phía Tây là mạn sườn Đông của dãy Trường Sơn, và phía Đông là biển
Đông. Diện tích tự nhiên: 5.045 km². Địa hình có đồi núi chiếm 70% diện tích, có
đồng bằng xen kẽ núi. Đồng bằng Tuy Hòa và Tuy An, tuy không rộng lắm nhưng
phì nhiêu màu mỡ được mệnh danh là vựa lúa của miền Trung. Bờ biển dài 189km,
có nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các eo vịnh, đầm phá có lợi thế phát triển
du lịch, vận tải đường thủy, đánh bắt và nuôi trồng hải sản xuất khẩu. Diện tích đất
nông nghiệp 72.390 ha, đất lâm nghiệp khoảng 209.377 ha, đất chuyên dùng 12.297
ha, đất dân cư 5.720 ha, đất chưa sử dụng 203.728 ha. Rừng với hệ động vật và thực
vật phong phú, đa dạng. Hệ thống Sông Đà Rằng, sông Bàn Thạch, sông Kỳ Lộ với
tổng diện tích lưu vực là 16.400km2, tổng lượng dòng chảy 11.8 tỷ m3, đảm bảo đủ
nước tưới cho nông nghiệp, thủy điện và sinh hoạt. Ngoài ra, Phú Yên còn có nhiều
tài nguyên trong lòng đất như Diatomite, đá hoa cương nhiều màu, vàng sa
khoáng...

Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương.
Phú Yên có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa nắng từ tháng 1
đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình hằng năm 26,5 °C, lượng mưa trung bình hằng
năm khoảng 1.600 - 1.700mm.


Với vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, tự nhiên như vậy đã tạo nhiều điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Tuy nhiên bên cạnh đó, hằng
năm Phú Yên cũng gặp phải những khó khăn, khắc nghiệt từ thiên nhiên gây ra như
bão, lũ lụt làm thiệt hại nặng nề về người và của nặng nhất là vào các năm 1993,
1998, 2001, 2008, 2010. Những khó khăn đó gây cản trở cho sự phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội và làm chậm sự phát triển của Giáo dục- đào tạo Phú Yên so với
nhiều nơi khác. Vì vậy, để đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục cần phải có chiến lược phát
triển phù hợp, khắc phục những khó khăn, phát huy ưu điểm nhằm đạt kết quả tối ưu.
1.1.2. Đặc điểm lịch sử, dân cư
1.1.2.1. Đặc điểm lịch sử
Trên vùng đất Phú Yên, theo các nhà khảo cổ học, nghiên cứu lịch sử, họ đã
sưu tầm và khai quật được những chiếc rìu, lưỡi cuốc, chiếc bôn bằng đá ở Lãnh
Cao (Đồng Xuân), hòn Đồn (Sơn Hòa), hòn Cồ (Sông Hinh), hòn Miếu (Tuy Hòa),
chứng minh trên đất Phú Yên ngày nay, con người đã từng trải qua từ thời hậu kỳ
đồ đá mới.
Sự phát hiện các di tích: Eo Bồng (Sơn Thành, huyện Tuy Hòa), Gò Cây Thị
Hòa Hiệp Nam, huyện Đông Hòa), di tích Cồn Đình (Xuân Lộc, huyện Sông Cầu),
Gò Bộng Dầu (Long Thủy, xã An Phú, thành phố Tuy Hòa ngày nay)... bộ đàn đá ở
núi Một (An Nghiệp, huyện Tuy An), trống đồng ở gò Dưa (Xuân Thạnh, xã Hòa
Tân, huyện Tây Hòa), ở núi Lá (Hòa Mỹ, huyện Tây Hòa), chứng tỏ ở đây đã tồn tại
một nền văn hóa khoảng thế kỷ thứ II – I TCN tương đương với niên đại của nền
văn hóa Sa Huỳnh ở cả các giai đoạn sơ kỳ, trung kỳ và hậu kỳ.
Vùng đất Phú Yên là nơi tồn tại nhiều di tích của nền văn hóa Chăm như các
“giếng Chăm ở Sông Cầu, Tuy An, tháp Chăm ở thành phố Tuy Hòa, hòn Mốc

(Hòa Định), thành Lồi (An Ninh Tây), thành Hồ (Hòa Định, Phú Hòa)” [79, tr.141152].
Năm 1471, vua Lê Thánh Tông thân chinh cầm quân đánh Chăm Pa đến tận
đèo Cả. Tuy nhiên sau đó Lê Thánh Tông chỉ sát nhập vùng đất từ đèo Hải Vân tới


đèo Cù Mông (phía bắc Phú Yên) vào lãnh thổ Đại Việt còn vùng đất Phú Yên vẫn
thuộc quyền quản lý của Chăm Pa với tên gọi Ayaru.
Tương truyền vua Lê Thánh Tông cho khắc bia trên đá núi để ghi dấu chiến công,
và phân định ranh giới Đại Việt ở phía Nam. Trong Phủ biên tạp lục của Lê Quí Đôn
có ghi: “Núi Thạch Bi thuộc tỉnh Phú Yên là nơi phân cương giới giữa Tiên triều nước
ta và nước Chiêm Thành” [40, tr.213]. Núi Đá Bia mang ý nghĩa thiêng liêng của
thời kỳ mở đất. Nơi đây đá hóa thành văn và hòa vào di sản văn hóa dân tộc.
Từ năm 1570, Nguyễn Hoàng là trấn thủ vùng Thuận Hóa và Quảng Nam của
Đại Việt. Năm 1578 ông sai tướng dưới quyền Lương Văn Chánh tấn công vào
thành Hồ, là thủ phủ của Chăm Pa tại vùng Ayaru (Phú Yên), từ đó vùng đất Ayaru
là nơi tranh chấp thường xuyên giữa người Việt và người Chăm. Theo chính sách
của chúa Nguyễn ông đã chiêu tập và đưa lưu dân từ các vùng Thanh-Nghệ, Thuận
- Quảng vào đây để khẩn hoang lập ấp, tạo dựng cơ nghiệp.
Năm 1611, Nguyễn Hoàng sai viên tướng dưới quyền là Văn Phong tấn công
vào Aryaru, Chăm Pa thất bại. Nguyễn Hoàng đã sát nhập Ayaru vào lãnh thổ Đàng
Trong với tên gọi phủ Phú Yên bao gồm 2 huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa và giao
cho Văn Phong cai quản đất Phú Yên. Tên gọi nầy do chúa Nguyền Hoàng đặt với
ước nguyện về một miến đất trù phú, thanh bình, yên ổn trong tương lai.
Tháng 3 năm Đinh Mão 1627 cuộc chiến phân tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ.
Đến tháng 10 năm Kỷ Tỵ 1629, Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên ly khai với Đàng
Ngoài, xây dựng xứ Đàng Trong từ Sông Gianh vào đến Phú Yên, thành lập 7 dinh
(đơn vị hành chính tương đương cấp tỉnh). Phủ Phú Yên được nâng cấp thành dinh
Trấn Biên - có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp Nam tiến, Tây tiến, Đông
tiến chúa Nguyễn khi ấy và cũng là của cả dân tộc.
Năm Mậu Dần 1698, chúa Minh Nguyễn Phước Chu sai thống suất Nguyễn

Hữu Cảnh đi kinh lược, chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước
Long, dựng dinh Trấn Biên, lấy xứ Sài Côn (Sài Gòn) làm huyện Tân Bình, dựng
dinh Phiên Trấn.


Trong 69 năm đóng vai trò trấn biên (1629-1698), dinh Trấn Biên (trở lại tên gọi
dinh Phú Yên) đã đóng góp sức người, sức của bảo vệ, xây dựng và phát triển vùng
biên cảnh, đưa nhiều lưu dân vào khai phá vùng đất mới, hình thành làng mạc, góp
phần xuất sắc vào sự nghiệp Nam tiến vĩ đại của dân tộc.
Năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát đúc ấn vương lên ngôi Chúa ở Phú
Xuân, đổi mới tổ chức hành chánh, chia Đàng Trong làm 12 dinh và 1 trấn. Phú
Yên là một trong 12 dinh, chính thức trở thành một cộng đồng trong đại gia đình
Việt Nam, cùng với nhân dân cả nước chung sức xây dựng giang san.
Từ năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ
khởi nghĩa. Miền tây Phú Yên có dãy núi La Hiên hùng vĩ tiếp giáp với vùng núi
An Khê, là một trong những căn cứ của nghĩa quân Tây Sơn thượng đạo. Nhân dân
Phú Yên, cả người Kinh lẫn người Thượng đều rầm rộ hưởng ứng và tham gia
phong trào ngay những ngày đầu tiên, đánh tan 3 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm, Xoài
Mút (1785), và trong cuộc tiến quân thần tốc, đạp dãy Trường Sơn, ngược đường
thiên lý đánh tan 29 vạn quân Thanh ở trận quyết chiến Ngọc Hồi - Đống Đa
chiếm lại thành Thăng Long giữa ngày mồng 5 tết Kỷ Dậu (1789) giải phóng đất
nước, thống nhất giang san của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ.
Vào nửa sau thế kỉ XIX thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân Phú Yên
đã có nhiều đóng góp cùng với triều đình chống giặc.
Sau sự kiện triều đình thất thủ ở Kinh thành Huế năm 1885, ngày 13 tháng 7
năm 1885 vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương kêu gọi thần dân trong cả nước nổi
dậy chống thực dân xâm lược. Cùng với các sĩ phu yêu nước khắp Trung Kỳ, các sĩ
phu Phú Yên đã lãnh đạo nhân dân hưởng ứng lời hịch cứu nước một cách rầm rộ.
Những cuộc khởi nghĩa của Tú tài Lê Thành Phương, Võ Trứ, Nguyễn Hào Sự,
Trần Cao Vân là tiêu biểu cho phong trào Cần Vương ở Phú Yên. Mặc dù các cuộc

khởi nghĩa đều thất bại nhưng đã góp phần ngăn cản quá trình bình định của thực
dân Pháp trên dải đất miền Trung và cả nước.
Năm 1908, cuộc biểu tình của đông đảo nhân dân đòi giảm sưu, giảm thuế ở
Phú Yên khởi đầu từ ba huyện Tuy Hòa, Tuy An, Đồng Xuân do nho sĩ Nguyễn


Hữu Dực và Lê Văn Hanh lãnh đạo diễn ra mạnh mẽ, đã làm cho thực dân Pháp và
bộ máy Nam triều ở địa phương hoảng hốt, thực dân Pháp đã phải giảm sưu thuế
cho nông dân...
Đầu năm 1930, phong trào yêu nước chống Pháp ở Phú Yên phát triển cùng
với phong trào chung của cả nước, nhất là sự chuyển biến nhanh chóng của phong
trào yêu nước sang khuynh hướng vô sản mà bước ngoặt của cách mạng là Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời (2/1930). Ở Phú Yên, ngày 5/10/1930, chi bộ Đảng Cộng
sản đầu tiên được thành lập do đồng chí Phan Lưu Thanh làm Bí thư.
Công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc bước sang một giai đoạn cách mạng
mới. Từ khi có Đảng lãnh đạo, phong trào yêu nước của Phú Yên được nhân lên.
Ngày 24/8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Mặt trận Việt
Minh, nhân dân Phú Yên vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân,
phá tung gông xiềng 80 năm nô lệ, thoát khỏi ách áp bức của đế quốc, thực dân
phong kiến.
Ngày 13/1/1947, quân dân Phú Yên hưởng ứng lời kêu gọi “Toàn quốc kháng
chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáng trả và đẩy lùi cuộc tiến công quy mô của
giặc Pháp từ đèo Cả đánh ra, giữ vững vùng tự do Phú Yên. Trong năm 1954, quân
dân Phú Yên đập tan chiến dịch Át-Lăng của giặc Pháp, chia lửa cùng chiến trường
chính Điện Biên Phủ.
Trong kháng chiến chống Mỹ, quân và dân Phú Yên đã lập những kỳ tích như
giải thoát luật sư Nguyễn Hữu Thọ, mở bến Vũng Rô đón nhận vũ khí từ những con
tàu không số... cùng cả nước đánh bại chiến tranh cục bộ của Mỹ. Đặc biệt với
chiến thắng Đường 5 lịch sử - “trận Bạch Đằng trên cạn” đã đánh tan kế hoạch co
cụm phòng thủ duyên hải Nam Trung Bộ của chính quyền Sài Gòn, quân và dân

Phú Yên đã góp phần cùng cả nước đẩy mạnh cuộc tiến công và nổi dậy, giải phóng
quê hương. Ngày 1/4/1975, trong thế tiến công, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và
dân Phú Yên đã đồng loạt tấn công, giải phóng thị xã Tuy Hòa. Đúng 10 giờ, cờ đỏ
sao vàng tung bay trên đỉnh Nhạn Tháp, tỉnh Phú Yên hoàn toàn giải phóng


Ngày 3/11/1975, tỉnh Phú Yên sáp nhập với tỉnh Khánh Hòa thành tỉnh Phú
Khánh.
Ngày 1/7/1989, tách ra từ tỉnh Phú Khánh, tỉnh Phú Yên được tái lập và tồn tại
cho đến ngày nay.
Về đơn vị hành chính, tỉnh Phú Yên bao gồm 1 thành phố tỉnh lỵ, 1 thị xã và 7
huyện:


Thành phố (Tuy Hòa), gồm có 12 phường và 4 xã.



Thị xã (Sông Cầu), gồm có 4 phường và 10 xã.



Huyện Đông Hòa 10 xã.



Huyện Đồng Xuân 1 thị trấn (La Hai) và 10 xã.




Huyện Phú Hòa 1 thị trấn (Phú Hoà) và 8 xã.



Huyện Sơn Hòa 1 thị trấn (Củng Sơn) và 13 xã.



Huyện Sông Hinh 1 thị trấn (Hai Riêng) và 10 xã.



Huyện Tây Hòa 11 xã.



Huyện Tuy An 1 thị trấn (Chí Thạnh) và 15 xã.
Như vậy, hiện nay tỉnh Phú Yên có 112 đơn vị cấp xã (gồm 16 phường, 5 thị

trấn và 91 xã).
1.1.2.2. Đặc điểm dân cư
Dân số Phú Yên năm 1990 là 657.997 người, năm 2000 là 799.645 người, năm
2009 là 862.373 người. Mật độ dân số trung bình khoảng 146 người/km2. Phân bố
dân số không đều, ở các huyện miền núi thưa dân: Sông Hinh 42 người/km2, Sơn
Hòa 50 người/km2, Đồng Xuân 56 người/km2. Trong khi đó ở Thành phố Tuy Hòa
1.542 người/km2, huyện Tuy Hòa 290 người/km2 (năm 2002) [17], [63], [65].
Cơ cấu dân số chia theo khu vực chưa có sự biến đổi lớn giữa thành thị và
nông thôn: dân số ở thành thị chiếm khoảng 20%, nông thôn chiếm 80%. Nguồn lao
động khá dồi dào, chiếm bình quân từ 56%-58,5% tổng dân số, tốc độ tăng bình
quân giai đoạn 1996-2000 là 1,78%/năm, giai đoạn 2001 – 2005 tăng 1,6%/năm và

giai đoạn 2006 – 2010 tăng 1,2%/năm. Năm 2010 số lao động có 467.870 người,
chiếm 58,3% tổng dân số tỉnh.


Tỷ lệ thất nghiệp không cao, nhưng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông
thôn còn thấp khoảng: 71,31%, nhu cầu về giải quyết việc làm cho người lao động
còn lớn. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật chưa tốt: lao động phổ
thông chiếm 85,9%. Lao động có chuyên môn kỹ thuật còn thiếu nghiêm trọng.
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm, lực lượng lao động hiện
nay phân bố không đều, chưa tương xứng với yêu cầu phát triển trong tỉnh cũng như
trong vùng. Tình trạng lao động đi tìm việc làm ngày càng tăng, nhất là lao động ở
nông thôn thiếu việc làm và không có trình độ chuyên môn kỹ thuật phải đi về thành
thị tìm kiếm việc làm và chỉ làm được những công việc đơn giản, lao động phổ
thông.
Nhìn chung, khoảng 80% dân số Phú Yên sinh sống bằng nghề nông ở nông
thôn, phần lớn còn nghèo, thiếu tri thức khoa học kỹ thuật, sản xuất còn lạc hậu.
Chính vì vậy cần phải tạo điều kiện để con em nhà nghèo được đến trường đi học,
đào tạo nguồn lao động có trình độ tay nghề cao để phục vụ nhu cầu phát triển của
tỉnh.
Về trình độ dân trí, tính đến năm 2002, đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 100%
số huyện, thị với số xã đạt 95%; tỷ lệ người biết chữ chiếm 98% dân số. Công tác
phổ cập bậc trung học cơ sở đang được tỉnh triển khai, đến hết năm 2002, toàn tỉnh
đã có 41/101 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở. Tỷ lệ trẻ
em đủ tuổi đến trường đạt 95%. Số học sinh phổ thông ngày càng tăng, trong đó số
học sinh dân tộc thiểu số cũng tăng mạnh. Bình quân toàn tỉnh là 2,7 người có 1 học
sinh đi học. Toàn tỉnh có 378 bác sỹ, đạt tỷ lệ 4,8 bác sỹ/1 vạn dân. Hiện có 49,5%
xã có bác sỹ; 100% các xã có trạm y tế xã.
Về thành phần dân tộc, Phú Yên có gần 30 dân tộc sống chung với nhau.
Chăm, Êđê, Ba Na, Hrê, Hoa, Mnông, Raglai là những tộc người đã sống lâu đời
trên đất Phú Yên. Sau ngày miền Nam được giải phóng và sau khi thành lập huyện

Sông Hinh (1986) có những dân tộc từ miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Sông
Hinh như Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu ...Toàn tỉnh có trên 30.000 người dân tộc đang
sinh sống.


Phú Yên có 3 huyện miền núi là Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân với 36 xã,
thị trấn. Mỗi huyện đều có xã vùng cao và người dân tộc thiểu số sống xen kẽ với
người Kinh. Trong 4 huyện, thị xã còn lại địa phương nào cũng có xã miền núi, bán
đảo, vùng khó khăn, các dân tộc thiểu số sống rải rác trên các địa bàn hiểm trở ấy.
Do những đặc điểm nói trên nên vấn đề phát triển kinh tế-văn hóa-giáo dục gặp rất
nhiều khó khăn. Điều đó đỏi hỏi công tác giáo dục đối với con em đồng bào dân tộc
thiểu số làm sao có những nét riêng phù hợp, song không vì vậy mà hạ thấp mặt
bằng giáo dục mà phải đảm bảo trình độ chung của giáo dục cả tỉnh, cả nước.
Tình hình tôn giáo, toàn tỉnh có 5 loại tôn giáo chính. Phật giáo có 238.446 tín
đồ, 347 chức sắc nhà tu; Công giáo có 17.000 tín đồ, trong đó sinh hoạt chính thức
là 15.170 tín đồ, 25 nhà tu hành, 14 linh mục; Tin lành có 3.775 tín đồ, có 3 mục sư;
Ðạo Cao đài và đạo Hoà hảo, trong đó đạo Cao đài có 3.154 tín đồ, đạo Hoà hảo có
gần 300 tín đồ. Các tôn giáo tồn tại hòa bình với nhau, chưa có xung đột xảy ra.
Con người Phú Yên chất phác, hiền hòa, dũng cảm và thông minh đã sống, lao
động và chiến đấu trong suốt chiều dài lịch sử để bảo vệ và dựng xây quê hương
giàu và đẹp xứng đáng với niềm tự hào đứng trong hàng ngũ đại gia đình Việt Nam,
điều đó đã được hun đúc nên một nền văn hiến ngàn đời của dân tộc, một nền văn
hóa giáo dục đậm đà bản sắc Việt Nam.
1.1.3. Truyền thống văn hóa – giáo dục Phú Yên
Theo dòng lịch sử của dân tộc, Việt Nam được hình thành và lại phải sớm
đương đầu với giặc ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc. Trong ngàn năm đấu tranh chống
xâm lược của phong kiến phương Bắc cũng là ngàn năm dân tộc ta đấu tranh
chống lại sự nô dịch bằng văn hóa giáo dục của kẻ thù. Dân tộc ta không bị nền
giáo dục Nho giáo của Trung Quốc đồng hóa mà ngược lại còn biết lựa chọn, hấp
thu những tinh hoa của nền văn hóa đó để xây dựng và phát triển cho nền văn hóa

Việt Nam.
Trải qua các triều đại giành được độc lập tự chủ, ông cha ta đã xây dựng nên
một nền văn hiến rực rỡ mà khởi đầu bằng việc ra đời Quốc tử giám – trường Đại học


×