Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

quan hệ kinh tế giữa vương quốc anh với việt nam từ năm 1991 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.17 KB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Lê Hường

QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA
VƯƠNG QUỐC ANH VỚI VIỆT NAM
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Lê Hường

QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA
VƯƠNG QUỐC ANH VỚI VIỆT NAM
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY
Chuyên ngành : Lịch sử thế giới
Mã số

: 60 22 03 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. NGUYỄN CẢNH HUỆ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2013


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và động viên rất quý báu của Thầy Cô, Gia đình, Bạn bè
và Anh Chị em đồng nghiệp.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và tri ân sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Cảnh
Huệ, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, dạy bảo và động viên tôi. Sự dạy dỗ,
chỉ bảo, hướng dẫn và động viên của Thầy đã giúp tôi hoàn thành luận văn của mình.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý thầy cô, đặc biệt là các Thầy Cô giáo
trong khoa Lịch sử đã tận tình dìu dắt, truyền dạy kiến thức cho tôi trong thời gian qua.
Xin cảm ơn Quý thầy cô ban giám hiệu, các phòng ban, các khoa – Trường Đại học
sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tôi học tập tại
trường.
Trân trọng cảm ơn Quý thầy cô phòng Sau đại học – Trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập tại trường.
Con xin cảm ơn bố mẹ đã động viên, tạo những điều kiện thuận lợi nhất để con có
thể hoàn thành luận văn.
Sau cùng, xin cảm ơn bạn bè đã giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình
hoàn thành luận văn.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013

3


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................................3

MỤC LỤC ...............................................................................................................................4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................7
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................8
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................8
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...........................................................................................10
3. Nguồn tài liệu ................................................................................................................12
4. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................13
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................13
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................................13
7. Bố cục của luận văn......................................................................................................14
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ VƯƠNG QUỐC ANH VÀ QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA
VƯƠNG QUỐC ANH VỚI VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1991 ........................................15
1.1. Khái quát về Vương quốc Anh ..................................................................................15
1.1.1. Giới thiệu chung về Vương quốc Anh..................................................................15
1.1.2. Vị trí địa lý ...........................................................................................................15
1.1.3. Sơ lược lịch sử .....................................................................................................15
1.1.4. Thể chế chính trị ..................................................................................................16
1.1.5. Kinh tế..................................................................................................................18
1.1.6. Thương mại ..........................................................................................................18
1.1.7. Đầu tư ra nước ngoài ..........................................................................................19
1.1.8. Hợp tác phát triển................................................................................................19
1.2. Khái quát quan hệ kinh tế Vương quốc Anh – Việt Nam trước năm 1991.............19
1.2.1. Quan hệ kinh tế Vương quốc Anh – Việt Nam trước năm 1945 ..........................19
1.2.2. Quan hệ kinh tế Vương quốc Anh – Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1973.................25

4


1.2.3. Quan hệ kinh tế Vương quốc Anh – Việt Nam từ năm 1973 đến trước năm 1991
.......................................................................................................................................26

Tiểu kết chương 1 .................................................................................................................31
Chương 2. QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA VƯƠNG QUỐC ANH VÀ VIỆT NAM TỪ
NĂM 1991 ĐẾN NAY ..........................................................................................................33
2.1. Bối cảnh lịch sử .........................................................................................................33
2.1.1. Tình hình thế giới và khu vực ..............................................................................33
2.1.2. Tình hình Vương quốc Anh ..................................................................................38
2.1.3. Tình hình Việt Nam ..............................................................................................43
2.2. Quan hệ kinh tế Vương quốc Anh – Việt Nam từ năm 1991 đến nay ....................46
2.2.1. Thuận lợi và khó khăn .........................................................................................46
2.2.2. Lĩnh vực thương mại ............................................................................................50
2.2.3. Lĩnh vực đầu tư ....................................................................................................64
2.2.4. Lĩnh vực viện trợ phát triển .................................................................................77
2.2.5. Lĩnh vực du lịch ...................................................................................................88
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................................90
Chương 3. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA VƯƠNG QUỐC
ANH VỚI VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY ..........................................................92
3.1. Đặc điểm .....................................................................................................................92
3.2. Thành tựu và hạn chế ................................................................................................93
3.2.1. Thành tựu .............................................................................................................93
3.2.2. Hạn chế ................................................................................................................96
3.3. Bài học kinh nghiệm ................................................................................................100
3.3.1. Lĩnh vực thương mại ..........................................................................................101
3.3.2. Lĩnh vực đầu tư ..................................................................................................102
3.3.3. Lĩnh vực viện trợ phát triển ...............................................................................104

5


3.3.4. Lĩnh vực du lịch .................................................................................................105
3.4. Triển vọng trong quan hệ kinh tếVương quốc Anh – Việt Nam ...........................105

3.4.1. Lĩnh vực thương mại ..........................................................................................106
3.4.2. Lĩnh vực đầu tư ..................................................................................................108
3.4.3. Lĩnh vực viện trợ phát triển ...............................................................................110
3.4.4. Lĩnh vực du lịch .................................................................................................110
Tiểu kết chương 3 ...............................................................................................................111
KẾT LUẬN .........................................................................................................................112
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................117

6


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB (Asian Development Bank)

: Ngân hàng phát triển châu Á

AFTA (Asean Free Trade Area)

: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

ASEM (Asia – Europe Meeting)

: Diễn đàn hợp tác Á – Âu

DFID (Department for International Development): Bộ Hợp tác phát triển quốc tế
EU

(European Union)

: Liên minh Châu Âu


FDI

(Foreign Direct Investment)

: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài

GSP (Generalized System of Preferences)

: Hệ thống ưu đãi thuế quan chung

IMF (International Monetary Fund)

: Quỹ tiền tệ quốc tế

NGO (Non-Government Organization)

: Tổ chức phi chính phủ

ODA (Official Development Aid)

: Viện trợ phát triển chính thức

UK

(United Kingdom)

: Vương quốc Anh

WB


(World Bank)

: Ngân hàng thế giới
: Tổ chức thương mại thế giới

WTO (World Trade Organization)

7


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chiến tranh lạnh kết thúc, bước vào thập niên 90 của thế kỉ XX, quan hệ quốc tế có
nhiều thay đổi. Trật tự hai cực đối đầu đã kết thúc, sự đối đầu về ý thức hệ, chế độ chính trị
không còn là yếu tố quan trọng chi phối đường lối đối ngoại của mỗi quốc gia. Sức mạnh
quân sự không còn phải là yếu tố hàng đầu để xét về sức mạnh của mỗi quốc gia mà là sức
mạnh tổng hợp, trong đó thực lực kinh tế, đóng vai trò quan trọng nhất. Xu thế chung của
thế giới là chuyển sang hướng đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế trong cùng tồn
tại hòa bình để tăng cường hợp tác kinh tế lẫn nhau. Mỗi quốc gia muốn tồn tại và phát triển
bền vững đều phải tăng cường hợp tác với quốc gia khác trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi.
Các quốc gia, các nền kinh tế, dù ở trình độ nào, đều phải thiết lập quan hệ với nhau để trao
đổi, hợp tác, học hỏi và hỗ trợ lẫn nhau để phát triển đất nước.
Quan hệ giữa các nước lớn sau Chiến tranh lạnh đến nay chứa đựng những yếu tố phức
tạp khó lường, cục diện thế giới vừa mâu thuẫn, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, kìm chế lẫn
nhau. Xu thế này còn diễn ra trong thời gian sắp tới. Cục diện thế giới tạo ra những nhân tố
khách quan và chủ quan thúc đẩy sự hợp tác, liên kết giữa các nước lớn trong những năm
đầu thế kỉ XXI, nhưng trong sâu xa quan hệ của họ vẫn chứa đầy mâu thuẫn, xung đột và có
ảnh hưởng to lớn đến đời sống kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng của toàn thế giới.
Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, phải có đường lối hội nhập, mở cửa

đúng đắn, có cách làm khôn khéo, năng động sáng tạo, biết tranh thủ cơ hội, vượt qua khó
khăn thách thức, biến ngoại lực thành nội lực cho sự phát triển nhanh chóng, bền vững của
đất nước. Trên cơ sở nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin, cùng với việc nhận thức sâu xa
yêu cầu và xu thế chung của thời đại, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương thực hiện
đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, từng bước hội nhập kinh tế khu
vực và quốc tế với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các
nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Đối với Việt
Nam từ giữa những năm 80 của thế kỉ XX, việc cải thiện và thiết lập quan hệ bình thường
với tất cả các nước, nhất là những nước lớn, các trung tâm chính trị hàng đầu thế giới trở
thành một đòi hỏi tất yếu và cấp bách của hoạt động đối ngoại. Thiết lập quan hệ với các
nước lớn trên thế giới cho phép Việt Nam có thể tranh thủ vốn, công nghệ hiện đại, thị
trường tiêu thụ lớn, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của họ để đưa đất nước vượt qua tình
trạng khủng hoảng kinh tế, phá thế bao vây cấm vận, đặt nền tảng cho sự nghiệp công

8


nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao đời sống nhân dân, phát triển kinh tế – xã hội
bền vững.
Sau Chiến tranh lạnh, EU nói chung và Vương quốc Anh nói riêng bắt đầu đánh giá
cao khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, vì nơi đây có dân số đông, sẽ là một thị
trường tiêu thụ rộng lớn cho EU, lực lượng lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên phong
phú, nhiều nước đang thực hiện cải cách, mở cửa đất nước và đã đạt những thành tựu lớn
trong tiến trình phát triển kinh tế. Thập niên 90, EU thi hành chính sách hướng về châu Á.
Các nước lớn thuộc EU như Pháp, Đức cũng thay đổi chính sách đối ngoại của mình, mở
rộng quan hệ hợp tác với các nước châu Á, trong đó có khu vực Đông Nam Á nhằm giành
lấy vị trí và quyền lợi nhất định ở đây trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Mỹ, Trung
Quốc, Nhật Bản ở khu vực này. Trước xu thế chung của EU, Vương quốc Anh đã tìm cách
tăng cường ảnh hưởng của mình châu Á và cả ở Đông Nam Á, bằng cách thiết lập quan hệ
toàn diện với nhiều nước ở khu vực này, nhất là quan hệ kinh tế. Sau khi Việt Nam tiến

hành công cuộc đổi mới, mở cửa đất nước, Anh quan tâm nhiều tới Việt Nam hơn vì đây là
nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, sức lao động rẻ
lại vừa mới mở cửa nên nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Hơn thế nữa, thiết lập quan
hệ tốt với Việt Nam, Vương quốc Anh không chỉ thu được những lợi ích về kinh tế mà Việt
Nam còn là một chỗ đứng chân tốt để Anh mở rộng ảnh hưởng của mình ra khu vực Đông
Dương, Đông Nam Á, châu Á – Thái Bình Dương. Ngoài ra, Vương quốc Anh còn thi hành
chính sách đối ngoại mang tính toàn cầu nên Anh cần tranh thủ sự ủng hộ của nhiều quốc
gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vì thế, Vương quốc Anh đánh giá cao vai trò của
Việt Nam và muốn thiết lập quan hệ tốt đẹp toàn diện với Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh
vực kinh tế để khai thác những lợi ích này. Do vậy, phía Anh đã chủ động thiết lập quan hệ
với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, quan trọng nhất là lĩnh vực kinh tế.
Về phía Việt Nam, Việt Nam luôn xem trọng quan hệ hợp tác toàn diện với Vương
quốc Anh, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế để tranh thủ nguồn vốn, công nghệ hiện đại và
kinh nghiệm tổ chức, quản lí tiên tiến của Anh nhằm phát triển kinh tế đất nước. Anh là một
trong những nước cung cấp cho Việt Nam nguồn viện trợ phát triển chính thức lớn nhất,
giúp Việt Nam xóa đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải cách bộ máy hành chính để
phát triển kinh tế – xã hội. Chính phủ Anh còn dành cho Việt Nam nhiều thiện cảm sau khi
Việt Nam tiến hành đổi mới và giải quyết tốt vấn đề Campuchia. Thiết lập quan hệ tốt với
Anh còn giúp Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU rộng lớn, giàu tiềm năng. Do đó,

9


Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực khắc phục những trở ngại, tạo những điều kiện thuận lợi
nhất để quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước ngày càng phát triển.
Vì vậy, việc nghiên cứu quan hệ kinh tế giữa Vương quốc Anh với Việt Nam không
chỉ mang ý nghĩa khoa học mà còn đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước. Kết quả
nghiên cứu cho phép chúng ta rút ra những bài học kinh nghiệm, thấy được những khó
khăn, hạn chế trong quan hệ hai nước, nhằm xây dựng những chủ trương và chính sách phù
hợp để khắc phục những khó khăn, phát huy những thành tựu, thúc đẩy quan hệ hợp tác có

hiệu quả hơn trong hiện tại và tương lai, để quan hệ hai nướcxứng đáng với tiềm năng và
thực sự là động lực cho sự phát triển kinh tế của mỗi nước.
Từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn nói trên, cùng với việc 40 năm Vương quốc Anh và
Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức (1973 – 2013), 3 năm hai nước ký Hiệp
định quan hệ đối tác chiến lược (2010 – 2013), chúng tôi đã chọn đề tài “Quan hệ kinh tế
giữa Vương quốc Anh vớiViệt Nam từ năm 1991 đến nay” với mong muốn đóng góp một
phần nhỏ vào lĩnh vực nghiên cứu này. Trước xu thế khách quan của tiến trình hợp tác quốc
tế và yêu cầu hợp tác phát triển kinh tế của mỗi bên, hai nước đã, đang và sẽ thiết lập quan
hệ chặt chẽ với nhau trên tất cả các lĩnh vực, trong đó quan trọng nhất là lĩnh vực kinh tế
nhằm phục vụ cho nhu cầu, lợi ích thiết thực của Chính phủ và nhân dân hai nước, phù hợp
với xu thế hòa bình, hợp tác của khu vực và thế giới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước đến nay, theo chúng tôi được biết, ở Việt Nam, chưa có công trình nào
nghiên cứu riêng về quan hệ kinh tế giữa Vương quốc Anh với Việt Nam, nhưng đã có một
số sách xuất bản đề cập đến vấn đề quan hệ Anh – Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế lồng
ghép trong quan hệ chung của khu vực EU và thế giới. Sau đây là một số công trình nghiên
cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài: Tác giả Trần Thị Kim Dung viết công trình nghiên cứu
“Quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu” năm 2001, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
Trong công trình này, tác giả đã khái quát mối quan hệ toàn diện giữa Liên minh châu Âu
và Việt Nam, đặc biệt tác giả đi sâu vào nghiên cứu quan hệ kinh tế giữa EU và Việt Nam,
viện trợ phát triển EU dành cho Việt Nam cũng như đề ra những biện pháp thúc đẩy quan hệ
này phát triển hơn nữa trong thế kỉ XXI. Trong công trình của mình, tác giả cũng đề cập đến
một vài lĩnh vực trong quan hệ kinh tế Anh và Việt Nam từ năm 1990 đến năm 2000 như:
thương mại song phương, đầu tư, viện trợ phát triển.

10


“Thúc đẩy quan hệ thương mại – đầu tư giữa Liên hiệp Châu Âu và Việt Nam trong
những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI” của Bùi Huy Khoát (chủ biên), NXB Khoa học

xã hội, 2001. Công trình này đã làm rõ quan hệ giữa Việt Nam – EU trên nhiều lĩnh vực,
trong đó tác giả cũng đã trình bày khá cụ thể về quan hệ giữa Vương quốc Anh và Việt
Nam, nhất là trong lĩnh vực thương mại và đầu tư.
“Quan hệ EU – ASEAN trước ngưỡng cửa của thế kỉ XXI. ASEAN những vấn đề và
xu hướng” của Bùi Huy Khoát, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000. Trong công trình này,
tác giả khái quát quan hệ toàn diện giữa EU và ASEAN những năm đầu thế kỉ XXI, qua đó
rút ra những đặc điểm, bài học kinh nghiệm, nêu lên những triển vọng và xu hướng phát
triển của mối quan hệ này trong tương lai.
Công trình nghiên cứu “Việt Nam và các nước Tây Bắc Âu trong tình hình mới: Hội
nhập quốc tế và giữ vững bản sắc” của tác giả Nguyễn Dy Niên, NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 1995 đã nêu lên những nét nổi bật trong quan hệ giữa các nước Tây Bắc Âu với
Việt Nam, đó là quan hệ giữa một nước XHCN là Việt Nam với các nước TBCN ở Tây Bắc
Âu, thông qua đó tác giả rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam đó là: làm thế nào để hội
nhập vào nền kinh tế thế giới để tận dụng những thành tựu khoa học công nghệ, nguồn vốn,
kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước TBCN phát triển nhưng Việt Nam vẫn giữ gìn
được bản sắc văn hóa dân tộc và giữ vững chế độ chính trị theo con đường XHCN với tinh
thần “hòa nhập nhưng không hòa tan”. Qua đó, chúng tôi có thể rút ra những bài học kinh
nghiệm quý báu cho Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế và có thể bổ sung vào luận
văn của mình.
“Hợp tác Á – Âu và vai trò của Việt Nam” của Nguyễn Duy Quý, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2004. Trong công trình của mình, tác giả đã nghiên cứu vai trò và những
đóng góp lớn của Việt Nam trong Diễn đàn hợp tác Á – Âu với tư cách là một trong những
thành viên tham gia sáng lập tổ chức này. Qua đó, tác giả cũng cho ta thấy sự trưởng thành
của Việt Nam trong quan hệ quốc tế sau thời gian chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và
tác giả cũng khái quát quan hệ giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.
“Chiến lược đối ngoại của các nước lớn và quan hệ Việt Nam trong hai thập niên đầu
thế kỉ XXI” của PGS.TS Nguyễn Xuân Sơn, TS Nguyễn Văn Du, NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2006. Qua công trình này, tác giả phác thảo một bức tranh sinh động về quan hệ
quốc tế trong những thập niên đầu thế kỉ XXI dưới góc nhìn là chính sách đối ngoại của các
nước lớn. Từ đó, người đọc có thể thấy được tình hình quan hệ quốc tế trong những thập


11


niên đầu thế kỉ XXI, chiến lược đối ngoại của một số nước lớn trong EU, trong đó có
Vương quốc Anh trong thập niên đầu thế kỉ XXI.
“Quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên minh châu Âu: Thực trạng và triển vọng” của
Nguyễn Quang Thuấn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2009. Trong công trình nghiên cứu
của mình, tác giả đã phác họa quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Liên minh châu Âu và Việt
Nam, trong đó tác giả cũng đi vào mối quan hệ kinh tế giữa các nước thành viên EU với
Việt Nam, trong đó có quan hệ giữa Vương quốc Anh và Việt Nam, đặc biệt là quan hệ
thương mại song phương, hợp tác đầu tư, viện trợ phát triển của Chính phủ Anh cũng sự
giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ Anh dành cho Việt Nam.
Luận án: “Quan hệ Việt Nam – Liên hiệp châu Âu (1990 – 2004)” của tác giả Hoàng
Thị Như Ý, Đại học Sư phạm, TP Hồ Chí Minh, 2006. Trong luận án của mình, tác giả đã
làm rõ quan hệ hợp tác giữa liên minh châu Âu và Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như chính
trị, kinh tế, văn hóa trong thời gian từ năm 1990 đến năm 2004. Tác giả cũng rút ra những
bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quan hệ với EU cũng như đề ra những giải pháp
để thúc đẩy quan hệ hai bên ngày càng phát triển trong thế kỉ XXI.
Ngoài ra, nhiều bài nghiên cứu về mối quan hệ Vương quốc Anh – Việt Nam đã
được đăng tải trên các tạp chí, các báo và trên mạng internet (xin xem thêm trong mục Tài
liệu tham khảo).
3. Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu phục vụ cho luận văn gồm có:
3.1. Văn kiện, tài liệu của Đảng, nhà nước CHXHCN Việt Nam, Vương quốc Anh có
liên quan đến quan hệ hai nước (tài liệu của Bộ ngoại giao, các tuyên bố chung, các bài phát
biểu, các bài trả lời phỏng vấn của các nhà lãnh đạo hai nước được công bố trên các phương
tiện truyền thông).
3.2. Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam trong những bộ sách
nghiên cứu chuyên ngành, trên các phương tiện truyền thông, trên các tờ báo, tạp chí lớn

như: Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, tạp chí nghiên cứu lịch sử, tạp chí nghiên cứu quốc tế,
tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới, tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á...
3.3. Các luận án, luận văn liên quan đến đề tài quan hệ hai nước.
3.4. Báo chí ở Việt Nam (Bản tin Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quốc
tế, Báo Thế giới và Việt Nam, báo Quân đội nhân dân, Báo Vietnam Investment Review,

12


Báo đầu tư, Báo Ngoại thương, Báo Thương mại, Báo Vietnam News, Báo Sài Gòn giải
phóng, Báo Tuổi trẻ).
3.5. Tài liệu sưu tập trên mạng internet.
4. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Vương quốc Anh, Việt Nam.
Thời gian: Từ năm 1991 đến nay. Năm 1991, tình hình thế giới có nhiều biến động, hệ
thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, đã tác động mạnh đến quan hệ quốc tế. Trật tự
hai cực kết thúc, quan hệ quốc tế chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn trật tự đa cực, sự đối
đầu về ý thức hệ không còn là yếu tố quan trọng nhất chi phối đường lối đối ngoại của mỗi
quốc gia. Kinh tế trở thành yếu tố hàng đầu khi đánh giá sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc
gia. Do đó, các nước phải tăng cường hợp tác với nhau nhằm tận dụng mọi nguồn lực để
phát triển kinh tế. Trước xu thế khách quan của thời đại, Chính phủ Anh và Việt Nam trên
cơ sở nhận thấy được tầm quan trọng của quan hệ hợp tác giữa hai nước đã tăng cường hợp
tác với nhau trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Vì thế quan hệ kinh tế hai nước
đã có bước phát triển mạnh mẽ, thu được những thành tựu to lớn từ năm 1991 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Về cơ sở phương pháp luận, tác giả luận văn đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác
– Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để xem xét, đánh giá vấn đề.
Về phương pháp nghiên cứu cụ thể, tác giả dùng phương pháp lịch sử để khôi phục
lại bức tranh sinh động trong quan hệ kinh tế giữa Vương quốc Anh và Việt Nam trong quá
trình lịch sử, đặc biệt trong khoảng thời gian từ năm 1991 đến nay qua những sự kiện, dấu

mốc và các giai đoạn phát triển của mối quan hệ dưới tác động của tình hình thế giới, khu
vực, tình hình Vương quốc Anh và sự phát triển, đổi mới đường lối đối ngoại của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Tác giả dùng phương pháp logic để lý giải những yếu tố chi phối quan
hệ kinh tế giữa Vương quốc Anh và Việt Nam, khái quát lên được những vấn đề chủ yếu
quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa Vương quốc Anh với Việt Nam.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế, phương pháp
nghiên cứu kinh tế, nhằm tìm hiểu các sự kiện, các vấn đề quốc tế, khu vực và bản thân
mỗi nước chi phối đến quan hệ kinh tế giữa Vương quốc Anh và Việt Nam từ năm 1991
đến nay; phương pháp diễn dịch; phương pháp quy nạp; phương pháp thống kê…
6. Đóng góp của luận văn

13


Luận văn trình bày một cách hệ thống, tương đối đầy đủ về quan hệ giữa Vương quốc
Anh với Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế từ khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ với
nhau ngày 11/9/1973, đặc biệt trong khoảng thời gian từ năm 1991 đến nay, với những
thuận lợi, những khó khăn, trở ngại, những vấn đề gặp phải cũng như thành tựu đạt được
trong thời gian qua. Kết quả nghiên cứu góp phần lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu
quan hệ quốc tế.
Trên cơ sở đó, tác giả rút ra những đặc điểm, nhận xét, bài học kinh nghiệm, dự báo
cơ hội và thách thức, nêu lên triển vọng và xu thế phát triển của quan hệ hợp tác kinh tế
giữa hai nước trong thời gian sắp tới, từ đó đề xuất hướng giải quyết để thúc đẩy quan hệ
này trong bối cảnh những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, nhằm
đưa đất nước vào quỹ đạo phát triển bền vững trong những thập niên đầu thế kỉ XXI.
Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho sinh viên khoa Lịch sử, Quan hệ quốc tế…
7. Bố cục của luận văn
Luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về Vương quốc Anh và quan hệ kinh tế giữa Vương quốc Anh với
Việt Nam trước năm 1991.

Chương 2: Quan hệ kinh tế giữa Vương quốc Anh với Việt Nam từ năm 1991 đến nay
Chương 3: Nhận xét, đánh giá về quan hệ kinh tế giữa Vương quốc Anh với Việt Nam
từ năm 1991 đến nay.

14


Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ VƯƠNG QUỐC ANH VÀ QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA
VƯƠNG QUỐC ANH VỚI VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1991

1.1. Khái quát về Vương quốc Anh
1.1.1. Giới thiệu chung về Vương quốc Anh
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ailen (gọi tắt là Vương quốc Anh) (tên đầy đủ
tiếng Anh là The United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland, viết tắt là The UK)
được thành lập năm 1801, chiếm phần lớn quần đảo Anh gồm hai phần: Liên hiệp Anh
(Great Britain) và Bắc Ailen (Northern Ireland). Trong đó, đảo lớn nhất là Liên hiệp Anh
(Great Britain) gồm England, Scotland và xứ Wales, kế theo là đảo Ailen mà phía Bắc thuộc
Vương quốc Anh và phía Nam là nước Cộng hoà Ailen. Ngoài ra, Vương quốc Anh còn có
trên 4000 hòn đảo lớn nhỏ khác. Quốc khánh của Vương quốc Anh là ngày 11/6, kỷ niệm
chính thức ngày sinh Nữ hoàng Elizabeth II.
Vương quốc Anh có diện tích 243.610 km2, dân số là 63 triệu người. Thủ đô của
Vương quốc Anh là London, bên cạnh đó là các thành phố lớn khác như Glasgow,
Birmingham, Liverpool, Edinburgh, Leeds, Bristol, Manchester. Đơn vị tiền tệ là đồng
Bảng Anh (£). Ngôn ngữ chính là tiếng Anh (English); ngoài còn tiếng Scotland Gaelic.
1.1.2. Vị trí địa lý
Vương quốc Anh nằm ở phía Tây Bắc Châu Âu, giáp với Cộng hoà Ailen, phía Đông
giáp biển Bắc Hải, phía Nam qua eo Manche, eo Saint George và phía Tây Bắc giáp Đại
Tây Dương. Tọa độ địa lý của Anh là giữa 49 và 59 vĩ độ Bắc và kinh độ 8 độ Tây đến 2 độ
Đông.
1.1.3. Sơ lược lịch sử

England là lãnh thổ lớn nhất của Vương quốc. England ra đời cách đây hơn 1000 năm.
Đến thế kỷ XVI, xứ Wales sáp nhập vào hệ thống chính quyền và luật pháp của England.
Thế kỷ XVII, vương quốc cổ Scotland và England hợp nhất dưới triều vua James đệ nhất
thành lập nên Vương quốc Anh (The UK). Thế kỷ XVII, Anh tiến hành cuộc Cách mạng Tư
sản (1640 – 1660) thành công và trở thành nước Tư bản chủ nghĩa. Cuối thế kỉ XVIII, cuộc
Cách mạng Công nghiệp diễn ra ở Anh đã làm thay đổi tính chất nền sản xuất, chuyển từ lao
động chân tay sang lao động máy móc. Nhờ cuộc Cách mạng Công nghiệp, Anh trở nên
giàu có nhất thế giới, trở thành “công xưởng của thế giới”. Năm 1801, sau hai thế kỷ nằm
dưới sự thống trị của Anh, Ailen đã giải tán quốc hội của mình và trở thành một phần của
15


Vương quốc Anh. Năm 1921, Ailen chỉ giành được độc lập ở miền Nam, thành lập nước
Cộng hòa Ailen, còn miền Bắc vẫn thuộc Vương quốc Anh.
Vì vậy, Vương quốc Anh ngày nay bao gồm bốn khu vực lãnh thổ lớn là: England,
Scotland, xứ Wales và Bắc Ailen.
1.1.4. Thể chế chính trị
Vương quốc Anh là nước quân chủ lập hiến, có hệ thống luật pháp theo mô hình
Luật án lệ. Đây là hệ thống chính trị đa nguyên với sự ủy thác một phần quyền lực cho xứ
Scotland, xứ Wales và Bắc Ailen.
a. Hiến pháp Vương quốc Anh

Không giống như Hiến pháp của các nước Tây Âu khác và Hoa Kỳ, Hiến pháp Anh
không được tập hợp thành một văn kiện thống nhất mà bao hàm trong các luật chung. Hiến
pháp Anh còn được gọi là Hiến pháp không được điều lệ hóa.
b. Bộ máy chính trị của Vương quốc Anh
*Nữ hoàng: Nữ hoàng hiện nay là Elizabeth II (kỷ niệm ngày sinh chính thức 11/6
hàng năm).
Nữ hoàng là Nguyên thủ quốc gia, trên lý thuyết đứng đầu cơ quan hành pháp, tư
pháp và lập pháp, là Tổng tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang và đứng đầu Giáo hội Anh.

Kể từ năm 1689, khi Đạo luật Declaration of Rights được ban hành, quyền lực của Nữ
hoàng chỉ còn mang tính tượng trưng. Ngày nay, Thủ tướng là người đứng đầu nền chính trị
Anh, Nữ hoàng vẫn còn duy trì ba quyền căn bản: quyền được tư vấn, quyền tư vấn và
quyền cảnh cáo. Do đó, Thủ tướng vẫn phải có các phiên họp mặt hằng tuần để nghe Nữ
hoàng bày tỏ quan điểm của mình. Nữ hoàng được dân chúng kính nể và thương mến, là
biểu tượng cho sự đoàn kết quốc gia, dân tộc, sự hợp tác trong khối Thịnh Vượng Chung.
Hiện nay, Nữ hoàng là nguyên thủ quốc gia của 15/48 nước thuộc Khối Liên Hiệp Anh.
*Cơ quan Hành pháp
Quyền Hành pháp thuộc về Chính phủ. Chính phủ bao gồm ba bộ phận: Thủ tướng,
Nội các và Bộ trưởng các bộ.
Thủ tướng: Là người đứng đầu Chính phủ, do Nữ hoàng bổ nhiệm, được Hạ viện
thông qua. Chức năng chính của Thủ tướng là bổ nhiệm thành viên Chính phủ, lập ra và
điều hành Nội các, giám sát hoạt động các cơ quan Chính phủ và các dịch vụ dân sự. Thủ
tướng có quyền tuyên bố giải tán Quốc hội và định ngày tuyển cử Quốc hội mới.

16


Nội các: Gồm 20 – 22 thành viên, thành viên Nội các là các Bộ trưởng các bộ quan
trọng nhất do Thủ tướng chỉ định, được Nữ hoàng phê duyệt. Nội các là hạt nhân của Chính
phủ. Chức năng của Nội các là kiểm soát các chính sách của Chính phủ để trình lên Quốc
hội. Nội các họp riêng và kết quả của cuộc họp được giữ kín, không bỏ phiếu và nguyên tắc
trách nhiệm tập thể được đảm bảo cho tất cả các quyết định được đưa ra.
Bộ trưởng các bộ: Bộ trưởng được Thủ tướng chọn ra từ các thành viên của Hạ viện.
Họ điều hành công việc, chịu trách nhiệm các Bộ mà họ đứng đầu. Bộ trưởng phải chịu
trách nhiệm trước Quốc hội. Bất kỳ sáng kiến nào của Chính phủ hoặc tuyên bố quan trọng
của Bộ đều phải được thông qua Hạ viện.
Chính phủ chịu trách nhiệm với Quốc hội – nếu Quốc hội thông qua nghị quyết bất
tín nhiệm thì buộc Chính phủ phải từ chức. Nhưng thực tế, Chính phủ thường chiếm thế đa
số trong Quốc hội nên rất khó xảy ra tình trạng Quốc hội không thông qua các dự luật do

Chính phủ đệ trình.
*Cơ quan Lập pháp
Quốc hội là cơ quan Lập pháp quan trọng nhất. Quốc hội gồm có hai viện: Hạ viện
(Viện thứ dân – House of Commons) và Thượng viện (Viện quí tộc – House of Lords).
Hạ viện: Là cơ quan duy nhất được dân bầu và là cơ quan Lập pháp chủ yếu, gồm
659 nghị sĩ. Nghị sĩ được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, có nhiệm kỳ tối đa là 5
năm, sau mỗi nhiệm kỳ phải bầu cử lại. Đa số các Bộ trưởng đều được bầu từ Hạ viện, và từ
năm 1902, tất cả các Thủ tướng cũng được bầu từ Hạ viện.
Thượng viện: Hiện có 674 thượng nghị sĩ, gồm các thượng nghị sĩ cha truyền con nối
có dòng dõi quý tộc và Hoàng gia, các chức sắc quan trọng của Giáo hội Anh, và những
chính khách có công lớn với đất nước. Thượng viện hoạt động độc lập và bổ sung cho công
việc của Hạ viện.
*Cơ quan Tư pháp
Cơ quan Tư pháp độc lập với cơ quan hành pháp và lập pháp. Cơ quan Tư pháp của
Vương quốc Anh bao gồm các bộ phận sau đây:
Bộ Tư pháp: Là cơ quan quản lý hệ thống tòa án, đứng đầu là Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Ủy ban Tư pháp là cơ quan tư vấn cho Bộ trưởng về việc bổ nhiệm các thẩm phán.
Tòa án tối cao: Tòa án tối cao được thành lập tháng 10 năm 2009. Tòa án tối cao là
tòa án cuối cùng để người dân kháng cáo tất cả các vấn đề pháp lý. Tòa án tối cao bao gồm
12 thẩm phán. Thẩm phán được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm.

17


c. Chính quyền địa phương
Có hai hình thái chính quyền địa phương phổ biến nhất tại Vương quốc Anh: hệ
thống cũ và hệ thống mới. Hệ thống cũ có Hội đồng quận và Hội đồng hạt. Hệ thống mới
sáp nhập Hội đồng quận và Hội đồng hạt thành một đơn vị thống nhất.
Nhìn chung, Vương quốc Anh có nền chính trị rất chặt chẽ và ổn định. Đây là một
trong những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển quan hệ kinh tế Vương quốc Anh và

Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
1.1.5. Kinh tế
Kinh tế Anh là nền kinh tế thị trường TBCN, chủ yếu dựa vào kinh tế tư nhân (chiếm
80% sản lượng và 75% lao động). Trong những năm 80, dưới thời Thủ tướng M.Thatcher,
Anh đi đầu các nước phương Tây trong việc tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước. Vương
quốc Anh là một trong những nước có chỉ số toàn cầu hóa cao, xếp thứ 4 trên thế giới. Anh
là một trong những cường quốc thương mại và trung tâm tài chính lớn trên thế giới, là nền
kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới, thứ 2 trong liên minh Châu Âu sau Đức với GDP năm 2011
đạt 2.481 tỷ USD, GDP trên đầu người năm 2011 đạt 35.900 USD. Vương quốc Anh nổi bật
là một trong những nền kinh tế toàn cầu hoá nhất thế giới, với chính sách tự do thương mại,
chống bảo hộ, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Anh năm 2010 hơn 900 tỷ USD. Vương
quốc Anh là thành viên quan trọng của các tổ chức kinh tế như OECD, WTO... Thành phố
London là một trong những trung tâm tài chính lớn quan trọng nhất thế giới cùng với New
York và Tokyo [141, tr.1].
1.1.6. Thương mại
Thương mại của Vương quốc Anh đứng thứ 5 thế giới (sau Mỹ, Đức, Trung Quốc và
Nhật Bản). Năm 2006, xuất khẩu đạt 469 tỷ USD, nhập khẩu đạt 603 tỷ USD. Thương mại
có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Anh (xuất khẩu chiếm khoảng 20% GDP). Thị
trường chủ yếu của Anh là EU, sau đó đến Mỹ, Nhật, Trung Quốc. Xuất khẩu hàng hoá và
dịch vụ của Anh tính theo đầu người cao hơn Mỹ và Nhật. Các bạn hàng xuất khẩu chủ yếu
của Anh là: Mỹ chiếm 14,1%, Đức chiếm 11%, Pháp chiếm 7,8%, Cộng hòa Ailen chiếm
7,5%, Hà Lan chiếm 6,4%, Bỉ chiếm 5,3%, Tây Ban Nha chiếm 4,2% trong tổng kim ngạch
xuất khẩu của Anh. Các bạn hàng nhập khẩu chủ yếu: Đức chiếm 13,7%, Mỹ chiếm 8,3%,
Hà Lan chiếm 7,2%, Pháp chiếm 6,8%, Trung Quốc chiếm 5,9%, Bỉ chiếm 4,8%, Italy
chiếm 4%, Nauy chiếm 4,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Anh. Hàng xuất khẩu của
Anh chủ yếu gồm sản phẩm dịch vụ, công nghiệp chế tạo, máy móc, thuốc lá, dược phẩm,

18



chất đốt, hóa chất, lương thực, đồ uống, trong khi hàng nhập khẩu chủ yếu gồm nguyên,
nhiên liệu, sản phẩm công nghiệp chế tạo, công nghiệp nhẹ, lương thực và thực phẩm [141,
tr.1].
1.1.7. Đầu tư ra nước ngoài
Năm 2001, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Anh là 398 tỉ bảng Anh. Anh đứng thứ 5
thế giới về khối lượng đầu tư ra nước ngoài, chiếm khoảng 6,5% tổng đầu tư của thế giới và
đứng thứ 2 thế giới về nhận đầu tư nước ngoài, chiếm 11,5% tổng đầu tư thế giới.
1.1.8. Hợp tác phát triển
Từ khi Công đảng lên cầm quyền, Đảng này chú trọng hơn đến lĩnh vực hợp tác phát
triển. Bộ Phát triển Quốc tế (DFID) được thành lập năm 1999 chịu trách nhiệm thực hiện
chính sách cung cấp viện trợ, chủ yếu tập trung thực hiện các mục tiêu phát triển quốc tế
trong đó có sự cam kết của Vương quốc Anh như xoá đói giảm nghèo, tăng cường năng lực
Chính phủ, quyền con người, phát triển phụ nữ, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường, phòng
ngừa xung đột, cứu trợ thiên tai. Viện trợ của Vương quốc Anh chủ yếu được thực hiện qua
hai kênh: một nửa viện trợ thông qua các tổ chức quốc tế (chủ yếu là các tổ chức thuộc Liên
Hợp Quốc, Ủy ban Châu Âu và Ngân hàng Thế giới), nửa còn lại thông qua kênh song
phương. Phần lớn các dự án dùng ODA của nước này đều được thực hiện thông qua các nhà
thầu do phía Anh chỉ định. Quỹ dành cho viện trợ phát triển liên tục tăng: 2,06 tỷ bảng Anh
cho 1997 – 1998; 3,04 tỷ cho 1999 – 2000; 3,3 tỷ cho 2002 – 2003; 3,7 tỷ cho 2003 – 2004;
4,6 tỷ 2005 – 2006 ; 5 tỷ cho 2007 – 2008 ; 6,5 tỷ cho 2009 – 2010. Phân bổ viện trợ tập
trung vào các nước nghèo ở châu Á và tiểu Sahara (khoảng 76%). Tại các nước Trung và
Đông Âu, Anh chỉ viện trợ cho các dự án nhỏ chủ yếu theo định hướng và nhằm tác động
đến quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của các quốc gia trong khu vực này
[141, tr.1].
1.2. Khái quát quan hệ kinh tế Vương quốc Anh – Việt Nam trước năm 1991
1.2.1. Quan hệ kinh tế Vương quốc Anh – Việt Nam trước năm 1945
Quan hệ ngoại giao giữa Vương quốc Anh – Việt Nam chính thức được chính thức
thiết lập ngày 11/9/1973. Tuy nhiên, dựa vào những chứng cứ lịch sử, ta có thể thấy rằng
giữa Vương quốc Anh và Việt Nam đã có quan hệ với nhau từ nhiều thế kỷ trước. Sau
những phát kiến lớn về địa lý vào những thế kỷ XV – XVI, các nước phương Tây đã mở

rộng buôn bán với các nước phương Đông để kiếm các khoản lợi nhuận khổng lồ từ những
thị trường mới rộng lớn này. Các nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha tìm ra con đường đến

19


phương Đông trước tiên và đã buôn bán với phương Đông trong một thời gian dài. Sau đó,
các nước này phải nhường quyền đi biển cho người Hà Lan, người Anh, người Pháp mà
trong đó người Anh giữ vai trò quan trọng hơn cả vì có kinh tế phát triển hơn và sở hữu lực
lượng hải quân hùng mạnh nhất thế giới. Người Anh đã mở rộng hoạt động buôn bán với
các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam.
Về phía Việt Nam, từ thế kỉ XVI, do ảnh hưởng của việc phương Tây mở rộng buôn
bán với phương Đông nên ngoài các đối tác thương mại truyền thống như Trung Quốc, các
nước Đông Nam Á, thì đã có nhiều lái buôn đến từ châu Âu trong đó có thương nhân Anh
đến nước ta xin giao thương. Trong lịch sử nước ta, do lo sợ về an ninh quốc gia nên ngay
từ khi có quan hệ buôn bán với các nước bên ngoài là các nhà nước phong kiến đã có ngay
lệnh cấm, không cho thuyền hay thủy thủ nước ngoài vào sâu trong nội địa. Cụ thể, ở thời
Lý, Trần và Lê sơ, nhà nước phong kiến đã nghiêm cấm không cho khách buôn nước ngoài
vào trú ngụ sâu trong nội địa. Thời Lý, Trần, nhà nước chỉ cho khách buôn vào trú ngụ ở
Vân Đồn, còn không được tiến sâu vào khu vực nội địa bên trong. Sang thời Lê sơ, nhà
nước cho khách buôn nước ngoài đến cư ngụ ở nhiều nơi, nhưng những nội trấn quan trọng
thì không được phép vào. Tuy nhiên, sang thế kỉ XVI, XVII, là thời kỳ đất nước xảy ra nội
chiến kéo dài giữa các tập đoàn phong kiến như Trịnh – Mạc (1545 – 1592), và Trịnh –
Nguyễn (1627 – 1672) thì lại là lúc các tập đoàn phong kiến cần nhiều tới sự giúp đỡ từ bên
ngoài về trang bị kỹ thuật, vũ khí cho chiến tranh, mà sự giúp đỡ này buộc phải thông qua
con đường giao thương. Do đó, những người đứng đầu triều đình phong kiến lúc này thường
có những quyết sách khuyến khích giao thương với bên ngoài. Thế kỉ XVI – XVIII được coi
là thời kỳ cởi mở và thông thoáng nhất về ngoại thương của chế độ phong kiến Việt Nam,
không quá nặng nề về bế quan tỏa cảng như dưới triều đình nhà Nguyễn sau này [122, tr.25
– 26].

Đối với chính quyền vua Lê, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, triều đình Lê –Trịnh đã cho
phép người Anh được phép trú ngụ và lập thương điếm ở Đàng Ngoài. Thập niên 70 thế kỉ
XVII, Công ty Đông Ấn của Anh (EIC) đã lần đầu tiên cử phái đoàn thương mại của mình
đến đặt quan hệ thương mại với triều đình Lê – Trịnh. Năm 1672, chiếc tàu Zant, xuất phát
từ trụ sở EIC ở Bantam do Patrick chỉ huy, đã đưa William Gyfford cùng năm nhân viên
công ty theo đường sông Thái Bình, qua Phố Hiến lên tới Kẻ Chợ, mang theo thư đề nghị
giao thương buôn bán. W.Gyfford được chúa Trịnh Tạc (1657 –1682) tiếp đón và đồng ý
cho mở một thương điếm ở Phố Hiến và được buôn bán trong xứ. Cuối thập niên 1670, Anh

20


thuê nhà tạm trú ở Kẻ Chợ để buôn bán nhưng người Anh cũng gặp khó khăn do người Hà
Lan ở đó từ lâu cạnh tranh kịch liệt. Sau nhiều lần đàm phán với chính quyền chúa Trịnh,
năm 1683, EIC được phép dời thương điếm từ Phố Hiến lên Kẻ Chợ, xây trụ sở ở bờ Nam
sông Tô Lịch, gần thành Đại La. Theo những điều ghi chép của W.Dampier năm 1688 thì
“thương điếm của người Anh không có nhiều người, tọa lạc một cách bình yên ở phía Bắc
thành phố và quay mặt ra ngoài sông. Đây là một ngôi nhà thấp, trông đẹp mắt và là ngôi
nhà đẹp nhất…Ở chính giữa có một phòng ăn xinh xắn và ở các phía là những căn phòng
tiện nghi dành cho thương nhân, nhân viên thương điếm và người hầu của công ty”. Trong
những năm đầu, thương điếm của người Anh làm ăn rất phát đạt vì lúc ấy người Anh là
thượng khách thứ hai của chúa Trịnh, chỉ đứng sau Hà Lan, hàng năm đều có các tàu buôn
Anh từ Bantam, Đài Loan, Nhật Bản đến Đàng Ngoài buôn bán. Những mặt hàng mà EIC
nhập khẩu vào Đàng Ngoài khá phong phú như: bạc, những tấm dạ khổ rộng, nỉ xoắn tuyết,
vải in hoa, đặc biệt là các nguyên liệu và mặt hàng phục vụ chiến tranh như: súng lớn, trong
đó có loại súng trường thon dài là loại được ưa chuộng hơn cả, đồng, sắt rèn, lưu huỳnh,
diêm tiêu, thuốc súng… hợp kim kẽm đúc tiền cũng được nhập khẩu nhiều. Các mặt hàng
xuất khẩu chính của Đàng Ngoài vẫn là tơ lụa. Theo Farrington, lưu trữ của EIC đã ghi lại
nhiều mặt hàng tơ lụa khác nhau của Đàng Ngoài như nhung, lĩnh, sồi, lụa, the, dạ, lượt.
Năm 1676, EIC đã giao 2.342.200 đồng tiền đặt cọc cho 4630 tấm vải lụa. Những loại lĩnh

trắng trơn hoặc in hoa thưa, khổ rộng là những mặt hàng được ưa chuộng. Sau tơ lụa, lái
buôn Anh còn ưa chuộng hàng gốm sứ. Để cạnh tranh với các đồ gốm sứ cao cấp, đắt tiền
của Trung Quốc và Nhật Bản, thương điếm của Anh thường chọn mua những đồ gốm phổ
thông, rẻ tiền (bát đàn men nâu Bát Tràng) của Đàng Ngoài với số lượng lớn, đem bán lại
cho các địa phương khác ở Đông Nam Á (Indonesia, Miến Điện…) và Ấn Độ. Năm 1688,
thuyền trưởng Pool đã mua ở Kẻ Chợ 10.000 chiếc bát đàn đem sang bán ở Sumatra. Ngoài
ra, các mặt hàng xuất khẩu còn có đường, xạ hương, đồ gỗ sơn thếp. Năm 1687, EIC đã đặt
mua của Đàng Ngoài 7184 đồ gỗ sơn. Trong những năm sau, công việc kinh doanh của các
thương điếm Anh ở Đàng Ngoài không mấy sáng sủa, các sản phẩm của ngành công nghiệp
Anh không tìm được chỗ đứng chân ở Đàng Ngoài, ngoại trừ việc cung cấp súng và các
nguyên liệu cho chiến tranh. EIC còn gặp khó khăn trong giao thiệp với Đại Việt, nhất là
với những viên quan khám hàng, thu thuế. Họ than phiền về thói tham lam và kiêu căng của
giới này, họ luôn tìm cách ăn đút lót và khống chế lái buôn, sự khó khăn trong việc thanh
toán thuế má với chính quyền. EIC không mặn mà với Đàng Ngoài mà muốn tìm một nơi

21


khác thuận lợi hơn là Trung Quốc [134, tr.1]. Đến năm 1697, thương điếm của Anh ở Đàng
Ngoài chính thức đóng cửa hoàn toàn sau 25 năm hoạt động. Ngày 31/11/1697, tất cả nhân
viên thương điếm Anh xuống tàu Mari Boayê (Mary Bowyer) đi thẳng về Mandras Ấn Độ.
Từ đó họ qua lại buôn bán ở nước ta thưa thớt, đến năm 1720 thì chấm dứt hẳn [42, tr.83].
Trong 25 năm hoạt động ở Đàng Ngoài, giai đoạn đầu người Anh làm ăn phát đạt, vừa thu
được lợi nhuận vừa thu thập được thông tin tình báo khu vực này.
Đối với chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong, ngay ở thế kỷ XVII các thương
nhân Anh đã tìm mọi cách xin chúa Nguyễn cho lập thương điếm để buôn bán với Đàng
Trong tuy nhiên việc buôn bán, giao thương của người Anh ở Đàng Trong khó khăn hơn ở
Đàng Ngoài. Năm 1613, thương điếm Anh ở Hirado đã cử Tempest Peacock và Walter
Cawarden đến vùng Hội An thăm dò và dự định mua hàng, mang theo 720 bảng Anh và
1000 pesos cùng thư ngoại giao gửi chúa Nguyễn, dâng lễ vật lên chúa Nguyễn Phúc

Nguyên xin được buôn bán, họ được tiếp đãi tử tế. Tuy nhiên, đây lại là một sự khởi đầu tai
hại vì lúc trở về do thái độ vô lễ, họ bị quan quân Đàng Trong giết chết, tiền hàng bị mất
hết. Năm 1617, thương điếm cử tiếp W.Adam và E.Sayer đến Đàng Trong nhưng cũng
không mang lại kết quả nào đáng kể. Như vậy người Anh đã có một sự khởi đầu khó khăn
để tìm một chỗ đứng tại Đàng Trong. Năm 1618, thương nhân Anh lại đến Đàng Trong
buôn bán nhưng không thu được kết quả mấy, họ gặp phải sự canh tranh gay gắt của thương
nhân Hà Lan. Thuyền buôn nước Anh bị người Hà Lan đánh cướp; thậm chí người Anh còn
bị đuổi khỏi thương điếm ở quần đảo Nam Dương, khiến họ phải từ bỏ các thương điếm ở
Nhật Bản, Đài Loan trong những năm 1620 – 1625. Mãi sau này khi người Hà Lan thua trận
ở châu Âu, phải ký hòa ước Westminter nhường lại một số đặc quyền thương mại cho người
Anh, người Anh mới buôn bán trở lại ở vùng biển Nhật Bản, Trung Quốc và nước ta. Sau
một thời gian kinh doanh ở Đàng Ngoài không hiệu quả, người Anh lại cố gắng chuyển sang
thị trường Đàng Trong một lần nữa. Năm 1695, Chúa Nguyễn tiến hành thương thảo với
phái đoàn thương mại Anh quốc (do Le Chappelie đại diện) nhưng cũng không đem lại kết
quả gì đáng khích lệ. Năm 1696, khi tình hình buôn bán ở Hội An lại kém đi nhiều, giám
đốc EIC ở Madras là Higgison đã cử Thomas Bowyear trở lại Phú Xuân dâng thư đề nghị
giao thương với chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725) gồm bảy điểm trong đó quan trọng
nhất là họ xin đặt thương điếm. Chuyến đi không đem lại kết quả cụ thể về thỏa thuận
thương mại. Chúa Nguyễn không đáp lại đề nghị của EIC nên sau đó thương nhân Anh
không đến buôn bán ở Đàng Trong [42, tr.83]. Năm 1702, tức năm thứ 12 đời Chúa Nguyễn

22


Phúc Chu, thương nhân Anh Catchpole chỉ huy quân đổ bộ lên Côn Lôn, xây dựng pháo đài
và cột cờ. Người Anh muốn biến Côn Lôn thành một thương điếm để buôn bán và sau đó
biến nơi đây thành bàn đạp lợi hại để xâm chiếm nước ta. Nhận thấy nguy cơ đó đang tới
gần, chúa Nguyễn Phúc Chu đã tổ chức đánh đuổi quân Anh ra khỏi đảo, xác định chủ
quyền của ta trên đảo. Như vậy, việc buôn bán của người Anh ở Đàng Trong cũng gặp rất
nhiều khó khăn hầu như không đạt được thành tựu gì, thậm chí họ có xô xát với quân của

chúa Nguyễn trong việc chiếm đảo Côn Lôn.
Sang thế kỷ XVIII, người Anh tiếp tục nỗ lực giao thương với Việt Nam. Lúc này,
kinh tế của Anh phát triển mạnh nên nhu cầu về thuộc địa rất lớn. Vì vậy trong quan hệ
thương mạivới Việt Nam, người Anh không chỉ chú trọng đến lợi nhuận mà còn muốn điều
tra tình hình Việt Nam phục vụ mưu đồ xâm lược nước ta. Sau vụ Côn Lôn 1702, người
Anh hầu như không còn buôn bán với Việt Nam. Đến năm 1777, khi Tây Sơn làm chủ hầu
hết Đàng Trong, người Anh mới đến nước ta xin thông thương trở lại. Thương gia
Chapman, một đại diện của EIC, đã quay lại Đàng Trong tìm gặp Nguyễn Nhạc để tìm cách
đặt quan hệ thông thương, Nguyễn Nhạc cho phép thương nhân Anh vào buôn bán tại các
cửa biển của Tây Sơn kiểm soát và đặt mua vũ khí của Anh. Tuy nhiên việc thông thương
vẫn chưa được thực hiện vì Tây Sơn còn tập trung vào cuộc chiến tranh với họ Nguyễn [42,
tr.100].
Đầu thế kỉ XIX, quan hệ thông thương giữa nước ta với Anh có sự thay đổi. Sau cách
mạng công nghiệp, Anh trở thành một nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới. Nhu
cầu về thị trường khai thác nguyên vật liệu, sử dụng nhân công và tiêu thụ sản phẩm ngày
càng tăng đã thúc đẩy người Anh đi xâm lược thuộc địa. Anh đã xâm lược nhiều khu vực
trên thế giới. Anh lại đến xin buôn bán với Việt Nam nhưng sau việc buôn bán ấy là mưu đồ
xâm lược. Do vậy sự có mặt của người Anh ở Việt Nam đã tạo tâm lý lo sợ cho chính quyền
nhà Nguyễn lúc bấy giờ. Nhưng dù muốn hay không, trong thời kì 1802 – 1883, triều
Nguyễn buộc phải có những cuộc tiếp xúc ngoại giao với tư bản Anh. Triều đình nhà
Nguyễn đã thực hiện chính sách đối ngoại “bế quan toả cảng” để đề phòng sự xâm lược từ
bên ngoài. Trước thái độ nhà Nguyễn, thương nhân Anh vẫn rất tích cực đến đề nghị đặt
quan hệ. Hàng loạt các sứ thần Anh đến để đưa thư, tặng quà xin mở cửa hiệu để buôn bán
song đều bị từ chối. Năm 1804, J.W.Robert được EIC phái đến Huế dâng vật phẩm và quốc
thư xin ký kết một hiệp ước thương mại đồng thời thiết lập một thương điếm cho các nhà
buôn Anh tại vùng Trà Sơn, tỉnh Quảng Nam. Vua Gia Long đã từ chối. Sau đó, phái bộ của

23



Anh đã tiếp tục hai ba lần dâng quốc thư yêu cầu được buôn bán, Gia Long đều khước từ.
Thái độ khước từ của Gia Long có nguyên nhân là vì Gia Long lo ngại một khi đã có Hiệp
ước giao thương với Anh rồi, người Anh sẽ lợi dụng can thiệp chính trị nước ta và dần
chiếm nước ta như Ấn Độ. Năm 1822, dưới triều Minh Mệnh, EIC cử John Crawfurd đem
quốc thư và tặng vật gồm 500 khẩu súng và một cặp đèn pha lê đến Huế xin mở cảng thông
thương. Vua Minh Mệnh nhận quà nhưng không đồng ý ký kết hiệp ước thương mại, chỉ
đồng ý cho buôn bán trong khuôn khổ quy định của pháp luật Đại Nam. Việc Minh Mệnh
không đồng ý ký kết các hiệp ước thương mại cho thấy Minh Mệnh vẫn giữ thái độ nghi
ngại giống như Gia Long. Tuy nhiên, nhà vua lại tỏ ra quan tâm tới mục đích buôn bán và
vũ khí, chứng cứ là ông vẫn cho tàu thuyền người Anh buôn bán, nhưng phải tuân theo pháp
luật của nước ta, và nhận món quà 500 khẩu súng. Một chứng cứ nữa cho thấy Minh Mệnh
tuy từ chối không lập hiệp ước thương mại để tránh sự dòm ngó của người Anh nhưng
không hoàn toàn khước từ quan hệ buôn bán là sau ba năm, năm 1825, không thấy thuyền
Anh đến buôn bán, ông đã gửi thư hỏi viên sứ Anh ở Singapore vì sao các thương nhân Anh
không tới Đại Nam buôn bán nữa. Năm 1837, một tàu Anh bị mắc cạn tại đảo Hoàng Sa.
Vua Minh Mệnh sai bố trí cho họ chỗ ăn ở và phái Nguyễn Tri Phương cho lính đưa những
người Anh này sang Singapore để về nước. Năm 1845, dưới thời Thiệu Trị, sứ thần nước
Anh mang vật phẩm tặng nhà vua tạ ơn việc triều đình đã giúp đỡ người Anh trong vụ đắm
tàu 1837. Trước những lý do cảm ơn sự giúp đỡ của Minh Mệnh, Thiệu Trị không thể chối
từ tặng phẩm của người Anh dù biết bên cạnh việc tạ ơn người Anh còn có ý đồ khác. Các
sự kiện trên cho thấy vua Minh Mệnh, Thiệu Trị không hẳn tuyệt đối cắt đứt quan hệ với
nước Anh, vì tuy không đồng ý ký kết các hiệp ước thương mại nhưng vẫn cho phép tàu ra
vào cảng để giữ mối quan hệ tốt đẹp với họ. Năm 1847, nước Anh lại cử hai chiến hạm tới
cửa Hàn đưa quốc thư, triều đình không đồng ý. Viên quan ở Đà Nẵng là Tôn Thường đã
tranh luận nhiều ngày với người Anh về việc buộc họ phải dời đi. Triều đình phải cho người
đem vật phẩm đến tặng họ mới chịu đi. Như vậy, trong những cuộc tiếp xúc giữa triều
Nguyễn và người Anh, mục đích của người Anh đều nhằm ký kết các thỏa ước về thương
mại và đặt thương điếm ở Việt Nam nhưng đều bị nhà Nguyễn cự tuyệt. Quan hệ giao
thương Anh –Việt Nam trong thế kỉ XIX không thu được kết quả gì đáng kể do chính sách
“bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn.

Như vậy, ngay từ thế kỉ XVII, do nhu cầu mở rộng thị trường, người Anh đã đến Việt
Nam để buôn bán, giao thương. Hoạt động buôn bán của họ với Việt Nam vẫn còn kéo dài

24


cho đến khi Việt Nam bị Pháp xâm lược năm 1858. Tuy nhiên, trong các thế kỉ XVII,
XVIII, XIX, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan mà quan hệ kinh tế giữa Anh
quốc và Việt Nam thu được kết quả không đáng kể. Đến năm 1858, Pháp nổ súng xâm lược
Việt Nam và biến Việt Nam thành thuộc địa hoàn toàn vào năm 1884. Kể từ đó, quan hệ
kinh tế trực tiếp giữa Vương quốc Anh và Việt Nam hầu như không có.
1.2.2. Quan hệ kinh tế Vương quốc Anh – Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1973
Đến năm 1945 quan hệ Vương quốc Anh và Việt Nam cũng có sự thay đổi.
Trước thế chiến thứ hai, Việt Nam là thuộc địa của Pháp. Cuối chiến tranh, Nhật hất
cẳng Pháp chiếm Đông Dương. Việt Nam giành được độc lập từ Nhật. Giành độc lập chưa
được bao lâu, Việt Nam đứng trước nguy cơ thực dân Pháp quay lại xâm lược. Anh vì lợi
ích của mình ủng hộ việc Pháp trở lại thống trị Đông Dương. Lập trường của Anh là thuộc
địa nào của Pháp thì Pháp quay lại cai trị, thuộc địa của Anh thì Anh quay lại cai trị [9,
tr.125]. Đầu tháng 9 năm 1945, quân Anh đổ bộ vào Sài Gòn với danh nghĩa Đồng minh để
tước khí giới Nhật nhưng kỳ thật mở đường cho Pháp trở lại Việt Nam. Ngày 23/9/1945 với
sự giúp sức của quân Anh, quân Pháp chiếm được trụ sở UBND Nam Bộ. Tháng 3/1946,
Anh chính thức trao quyền giải giáp Nhật ở Đông Dương cho Pháp mà thực tế là trao quyền
cho Pháp quay lại xâm lược Đông Dương một lần nữa [9, tr.467].
Trong giai đoạn 1945 – 1954, Anh ủng hộ Pháp vì thứ nhất, Anh muốn Pháp giành
chiến thắng để củng cố hệ thống thuộc địa của mình ở Đông Nam Á; thứ hai, từ cuối những
năm 40, cục diện thế giới hai cực Xô – Mỹ bắt đầu hình thành, cuối năm 1949, Mỹ cùng
Anh thỏa thuận giúp Pháp và đưa cuộc chiến tranh Đông Dương vào quỹ đạo “chiến tranh
lạnh” của Mỹ, biến Đông Dương cũng như Nam Triều Tiên, Đài Loan... thành cứ điểm
chống cộng của Mỹ. Dù được sự giúp đỡ của Anh và Mỹ nhưng Pháp không thể giành thắng
lợi. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 của ta đã chấm hết sự thống trị của Pháp sau gần một

thập kỷ, giải phóng hoàn toàn miền Bắc. Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới:
vừa tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc, vừa tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ ở
miền Nam tiến tới hoàn toàn thống nhất đất nước.
Cuối năm 1954, Mỹ viện cớ không ký Hiệp định Giơnevơ nên không có trách nhiệm
với bản Hiệp định này. Mỹ dựng chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam nhằm biến Nam
Việt Nam thành một căn cứ chống cộng của Mỹ ở Đông Nam Á. Thái độ của Anh lúc này là
ủng hộ Mỹ xóa bỏ Hiệp định Giơnevơ vì Anh sợ thắng lợi của cách mạng Việt Nam ảnh
hưởng đến hệ thống thuộc địa của mình ở Đông Nam Á. Do đó, Anh đã thiết lập quan hệ đại

25


×