Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

thiết kế tài liệu hỗ trợ dạy học nhằm nâng cao kết quả học tập phần hóa vô cơ lớp 12 trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 158 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Cao Thị Minh Huyền

THIẾT KẾ TÀI LIỆU HỖ TRỢ DẠY HỌC
NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP
PHẦN HÓA VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Cao Thị Minh Huyền

THIẾT KẾ TÀI LIỆU HỖ TRỢ DẠY HỌC
NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP
PHẦN HÓA VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học
Mã số
: 60 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. Trịnh Văn Biều

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành với sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, cùng với sự động
viên, giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, gia đình, bạn bè và các em học sinh.
Đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trịnh Văn Biều đã tận tâm
hướng dẫn và tạo điều kiện để em có thể hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn thầy
đã dành nhiều thời gian để đọc luận văn và có những góp ý sâu sắc cùng với sự hướng dẫn
tận tình cho việc hoàn thiện công trình này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô dạy lớp Cao học Lý luận và phương pháp dạy học
bộ môn Hóa học khóa 22 đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho chúng em
trong suốt khóa học.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Khoa Hóa học trường Đại
học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; Ban Giám hiệu, tổ Hóa học trường THPT Long
Trường, nơi tác giả đang công tác và tiến hành thực nghiệm sư phạm đã tạo điều kiện giúp
đỡ một cách có hiệu quả bằng nhiều hình thức khác nhau.
Tôi xin cảm ơn những người bạn đồng hành của lớp cao học Lý luận và phương
pháp dạy học bộ môn Hóa học khóa 22; quý thầy cô và các em học sinh trường THPT
Lương Văn Can, THPT Nguyễn Văn Cừ, THPT Chu Văn An TPHCM, THPT Chu Văn An
Bình Phước đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể thực hiện và thực nghiệm đề tài.
Cuối cùng, con xin bày tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ, gia đình, những người đã thường
xuyên động viên, khuyến khích, hỗ trợ để con có thể hoàn thành luận văn.
Một lần nữa, xin gửi đến tất cả mọi người lòng biết ơn chân thành và sâu sắc.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2013


Tác giả

1


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 1
MỤC LỤC .................................................................................................................... 2
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ..................................................... 5
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 6
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................. 6
2. Mục đích của việc nghiên cứu ....................................................................................... 7
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 7
4. Nhiệm vụ của đề tài........................................................................................................ 7
5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 7
6. Giả thuyết khoa học ....................................................................................................... 8
7. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu.................................................................... 8
8. Đóng góp mới của đề tài ................................................................................................ 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ....................... 10
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ............................................................................. 10
1.1.1. Các bài viết về phương tiện dạy học và tài liệu hỗ trợ dạy học ............................ 10
1.1.2. Các đề tài nghiên cứu về sử dụng phương tiện dạy học........................................ 11
1.1.3. Các đề tài nghiên cứu về thiết kế tài liệu học tập .................................................. 13
1.1.4. Nhận xét ................................................................................................................ 14
1.2. Quá trình dạy học [19] .............................................................................................. 15
1.2.1. Môn học ................................................................................................................. 16
1.2.2. Quá trình học của học sinh .................................................................................... 16
1.2.3. Quá trình dạy của giáo viên................................................................................... 17
1.2.4. Đặc điểm của quá trình dạy học ............................................................................ 18

1.2.5. Hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học [2] ............................ 19
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả dạy học....................................................... 20
1.3.1. Kiến thức nền ........................................................................................................ 20
1.3.2. Hứng thú học tập [14], [24], [30], [31] ................................................................. 20
1.3.3. Trí nhớ [13], [30]................................................................................................... 22
1.3.4. Phương pháp dạy học [1], [2], [5], [6] .................................................................. 26
1.3.5. Phương tiện dạy học [2] ........................................................................................ 28
1.3.6. Bài tập và việc sử dụng bài tập hóa học [2], [30].................................................. 29
1.3.7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập [4] ................................................................... 31
2


1.4. Tài liệu học tập .......................................................................................................... 31
1.4.1. Khái niệm về tài liệu học tập [8], [30] .................................................................. 31
1.4.2. Tầm quan trọng của tài liệu học tập ...................................................................... 32
1.4.3. Ưu - nhược điểm của từng loại tài liệu học tập ..................................................... 33
1.5. Thực trạng sử dụng tài liệu do giáo viên thiết kế cho học sinh lớp 12 ở một số
trường THPT .................................................................................................................... 39
1.5.1. Đối tượng điều tra ................................................................................................. 39
1.5.2. Nội dung điều tra ................................................................................................... 39
1.5.3. Kết quả điều tra ..................................................................................................... 40

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ TÀI LIỆU HỖ TRỢ DẠY HỌC PHẦN HÓA VÔ CƠ
LỚP 12 THPT ............................................................................................................ 47
2.1. Cơ sở khoa học của việc thiết kế các tài liệu hỗ trợ dạy học................................. 47
2.1.1. Đặc trưng môn học ................................................................................................ 47
2.1.2. Đặc điểm của các đối tượng học sinh.................................................................... 48
2.1.3. Tổng quan về phần hóa học vô cơ lớp 12 THPT .................................................. 50
2.2. Các yêu cầu khi thiết kế tài liệu hỗ trợ dạy học phần hóa vô cơ lớp 12 THPT .. 50
2.2.1. Về hình thức của tài liệu........................................................................................ 50

2.2.2. Về nội dung của tài liệu......................................................................................... 50
2.2.3. Về các yếu tố gây hứng thú trong tài liệu ............................................................ 51
2.3. Giới thiệu tổng quan về tài liệu hỗ trợ dạy học phần hóa vô cơ lớp 12 THPT ... 53
2.3.1. Vở ghi bài .............................................................................................................. 53
2.3.2. Đề cương ôn tập lí thuyết ...................................................................................... 53
2.3.3. Hệ thống các bài tập hóa học và phương pháp giải .............................................. 53
2.4. Thiết kế tài liệu hỗ trợ dạy học phần hóa vô cơ lớp 12 THPT ............................. 54
2.4.1. Thiết kế vở ghi bài................................................................................................. 54
2.4.2. Thiết kế đề cương ôn tập hệ thống hóa lí thuyết ................................................... 73
2.4.3. Thiết kế hệ thống bài tập và phương pháp giải ..................................................... 84
2.4.4. Những điểm mới của tài liệu hỗ trợ dạy học phần hóa vô cơ lớp 12 THPT ....... 100
2.5. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các tài liệu đã thiết kế ..................... 100
2.5.1. Hướng dẫn kỹ cho học sinh cách đọc và sử dụng tài liệu ................................... 100
2.5.2. Rèn luyện cho học sinh cách làm việc với tài liệu .............................................. 104
2.5.3. Sử dụng linh hoạt tài liệu với từng đối tượng học sinh ....................................... 106
2.5.4. Kết hợp với sử dụng công nghệ thông tin ........................................................... 107
2.5.5. Xây dựng mối quan hệ tốt giữa thầy và trò ......................................................... 110
2.6. Một số giáo án thực nghiệm ................................................................................... 111
3


2.6.1. Bài “Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm” ........................ 111
2.6.2. Bài “Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ” ............ 111
2.6.3. Bài “Nhôm và hợp chất quan trọng của nhôm” .................................................. 118
2.6.4. Bài “Luyện tập: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm” ............................ 118
2.6.5. Bài “Sắt” .............................................................................................................. 118

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.......................................................... 121
3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................................ 121
3.2. Đối tượng thực nghiệm ........................................................................................... 121

3.3. Tiến hành thực nghiệm ........................................................................................... 121
3.4. Phương pháp xử lý kết quả .................................................................................... 123
3.5. Kết quả thực nghiệm .............................................................................................. 125
3.5.1. Đánh giá về mặt định lượng ................................................................................ 125
3.5.2. Đánh giá về mặt định tính ................................................................................... 131

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 135
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 139
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 142

4


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BT

:

bài tập

BTVN

:

bài tập về nhà

CTCT

:


công thức cấu tạo

dd

:

dung dịch

DH

:

dạy học

ĐC

:

đối chứng

ĐHSP

:

đại học sư phạm

đktc

:


điều kiện tiêu chuẩn

g

:

gam

GV

:

giáo viên

HS

:

học sinh

HSTBY

:

học sinh trung bình – yếu

KT - ĐG

:


kiểm tra – đánh giá

HTBT

:

hệ thống bài tập

Nxb

:

nhà xuất bản

PPDH

:

phương pháp dạy học

PTHH

:

phương trình hóa học

PTPƯ

:


phương trình phản ứng

SGK

:

sách giáo khoa

STK

:

sách tham khảo

TCHH

:

tính chất hóa học

TCVL

:

tính chất vật lí

THPT

:


trung học phổ thông

TN

:

thực nghiệm

TPHCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

5


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Với tinh thần chủ đạo “Lấy học sinh làm trung tâm” trong quá trình dạy học, người
giáo viên ngày nay không chỉ có nhiệm vụ truyền đạt kiến thức mà còn có vai trò tổ chức,
hướng dẫn, thiết kế các hoạt động học tập cho phù hợp với mục tiêu chương trình học, nội
dung bài học, tâm lí học sinh để nâng cao hiệu quả dạy học.
Điều đó đòi hỏi người dạy phải “giàu nghệ thuật”, giáo viên phải tạo môi trường
thuận lợi, đặt học sinh vào thế chủ động, tích cực và sáng tạo, để học sinh hứng thú tự tìm
tòi và nắm bắt kiến thức, học sinh có được niềm vui khám phá ra tri thức mới thì việc học
mới hiệu quả .
Hoá học là môn học vừa giúp học sinh rèn luyện một số kĩ năng: quan sát, phán
đoán, giải thích hiện tượng trong cuộc sống; vừa giúp học sinh rèn luyện các thao tác tư
duy: so sánh, phân tích, tổng hợp…. Trong dạy học hóa học, một công cụ không thể thiếu

được đó là sách giáo khoa. Sách giáo khoa là tài liệu quan trọng, được biên soạn dựa theo
chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình, đáp ứng được những yêu cầu cụ thể về kiến
thức, bảo đảm tính liên môn và tính liên thông giữa các cấp học, cách tiếp cận nội dung phù
hợp trên cơ sở ngôn ngữ và cách diễn đạt rõ ràng, chuẩn mực. Tuy nhiên, sách giáo khoa chỉ
là một kênh cung cấp thông tin có tính chuẩn mực cho mọi đánh giá và thi cử trong các nhà
trường. Hơn nữa, hầu hết học sinh lại cho rằng lý thuyết hóa học khô khan, bài tập hóa học
thì khó nên việc tác động vào tình cảm học sinh, làm các em chủ động trong học tập bộ môn
này không phải dễ dàng.
Muốn phát huy hơn nữa tính tích cực của học sinh và nâng cao kết quả học tập bộ
môn, giáo viên cần biên soạn những tài liệu hỗ trợ dạy học thích hợp. Cùng song hành với
sách giáo khoa trên những chặng đường học tập của học sinh, đó là các tài liệu do chính
giáo viên biên soạn. Điểm nổi bật của tài liệu hỗ trợ dạy học do giáo viên biên soạn là tính
linh hoạt, đa dạng, và phù hợp với những đối tượng học sinh cụ thể. Đặc biệt, các tài liệu do
giáo viên biên soạn có thể kết hợp và cập nhật nhiều thông tin hóa học lí thú, thực tế, mở
rộng và khắc sâu, củng cố kiến thức một cách nhẹ nhàng cho học sinh, giúp cho học sinh
yêu thích và học tập môn Hóa được tốt hơn.

6


Từ thực tiễn đó, với mong muốn thiết kế tài liệu hóa học có nội dung lí thuyết được
hệ thống hóa đầy đủ, chính xác, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng; hệ thống bài tập phong phú,
đa dạng, thiết thực, đồng thời kích thích được niềm say mê, hứng thú học tập; giúp phục vụ
tốt cho hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh, tôi đã lựa chọn đề tài “THIẾT KẾ
TÀI LIỆU HỖ TRỢ DẠY HỌC NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP PHẦN HÓA
VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”.

2. Mục đích của việc nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận về các quá trình dạy học, các biện pháp gây hứng thú và cách
thức thiết kế tài liệu dạy học, từ đó thiết kế tài liệu dạy học phù hợp với học sinh lớp 12

nhằm giúp các em hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, qua đó nâng cao chất lượng dạy
học hóa học.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Việc thiết kế tài liệu hỗ trợ dạy học nhằm nâng cao kết quả học
tập phần hóa vô cơ cho học sinh lớp 12 THPT.
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hoá học ở trường THPT.

4. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng tài liệu do giáo viên thiết kế của học sinh lớp 12 một số
trường THPT.
- Thiết kế tài liệu hỗ trợ dạy học giúp nâng cao kết quả học tập phần hóa vô cơ lớp 12
THPT.
- Sử dụng tài liệu đã thiết kế trong các bài lên lớp hóa học 12 THPT.
- Thực nghiệm sư phạm ở một số trường phổ thông để chứng minh tính khả thi và hiệu
quả của đề tài.
- Rút ra bài học kinh nghiệm.
- Kết luận và đề xuất.

5. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi sẽ thiết kế tài liệu hỗ trợ dạy học
7


trong giới hạn như sau:
- Về nội dung: phần hóa vô cơ theo chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình hóa học
12 cơ bản.
- Về đối tượng học sinh: nhằm đến đối tượng học sinh trung bình – yếu và khá, vốn là
những đối tượng chiếm số đông học sinh trong lớp.

- Địa bàn nghiên cứu và thực nghiệm: một số trường THPT thuộc TPHCM, Bình Phước.
- Thời gian thực hiện: từ tháng 2/2012 đến tháng 9/2013.

6. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được những tài liệu hỗ trợ dạy học phù hợp, gây hứng thú và sử dụng
những tài liệu đó một cách khoa học sẽ giúp học sinh yêu thích, hứng thú và học tập tốt hơn.

7. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu
• Các phương pháp nghiên cứu lí luận:

- Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan để xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn,
biên soạn nội dung của đề tài.

- Các phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Các phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa.
• Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Quan sát, thăm lớp, dự giờ.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.
- Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn GV và HS.
- Thực nghiệm sư phạm.
• Các phương pháp toán học:

- Dùng thống kê toán học để xử lí số liệu.
- Phương pháp phân tích số liệu.
7.2. Phương tiện nghiên cứu

- Các loại tài liệu tham khảo: báo, tạp chí, sách các loại.
- Bộ câu hỏi điều tra.

- Máy vi tính.
8


- Phần mềm xử lí số liệu: Excel.
8. Đóng góp mới của đề tài
- Bổ sung và phát triển cơ sở lí luận về tài liệu học tập.
- Thiết kế hoàn chỉnh bộ tài liệu hỗ trợ dạy học phần hóa vô cơ lớp 12 bao gồm:
+ Vở ghi bài phần hóa vô cơ lớp 12 chương trình cơ bản có kèm tư liệu học tập gồm
lịch sử phát minh ra các nguyên tố kim loại và hợp chất của chúng, các ứng dụng gần gũi và
các thí nghiệm vui liên quan đến bài học.
+ Đề cương ôn tập hệ thống hóa lí thuyết phần hóa vô cơ lớp 12 THPT đa dạng về
hình thức: câu hỏi nhỏ tự luận, điền khuyết, sơ đồ, biểu bảng, hình vẽ ...
+ Hệ thống các bài tập hóa học và phương pháp giải phần hóa vô cơ lớp 12 THPT,
gồm các dạng bài theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, có yếu tố gây hứng thú.
- Các tài liệu được thiết kế phù hợp với trình độ của học sinh, bám sát chuẩn kiến thức kĩ
năng, bao gồm cả lí thuyết lẫn bài toán, vừa hỗ trợ việc giảng dạy của giáo viên trên lớp,
vừa giúp học sinh không những nắm bắt nhanh chóng trọng tâm bài học mà còn là phương
tiện đắc lực giúp học sinh tự học, đặc biệt là tăng cường sự yêu thích, hứng thú học tập bộ
môn hóa học.
- Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp sử dụng các tài liệu đã thiết kế vào các bài lên
lớp một cách hợp lý và hiệu quả nhất.

9


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các bài viết về phương tiện dạy học và tài liệu hỗ trợ dạy học
1. Võ Sỹ Hiện, Thiết kế và sử dụng tài liệu hỗ trợ học sinh tự học phần Hóa hữu cơ

lớp 11 trung học phổ thông, Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM, Số 42(76)/KHGD

-

Tháng 1/2013.
2. Nguyễn Thị Ngà và Đặng Thị Oanh, Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo nội
dung bài tập với bài phản ứng hạt nhân – một biện pháp rèn luyện năng lực tự học
cho học sinh chuyên hóa phổ thông, Tạp chí khoa học ĐHSPHN, Số 8/2008 VN.
3. Nguyễn Thị Ngà và Đặng Thị Oanh, Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn– một
biện pháp rèn luyện năng lực tự học cho học sinh chuyên hóa phổ thông, Tạp chí
khoa học ĐHSPHN, Số 6/2007 E-V.
4. Trần Trung Ninh, Nguyễn Thị Ánh Mai và Nguyễn Thị Ngà, Thiết kế ebok nhằm
nâng cao hiệu quả dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông, Tạp chí khoa học
ĐHSPHN, Số 4/2008 VN.
5. Trịnh Lê Hồng Phương, Xây dựng học liệu điện tử hỗ trợ việc dạy và học một số
nội dung hóa học ở trường trung học phổ thông, Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM,
Tháng 7/2012- Số 37(71)/KHGD.
6. Nguyễn Thị Kim Thành, Nguyên tắc xây dựng và việc sử dụng thư viện tư liệu hỗ
trợ quá trình dạy học hóa học, Tạp chí Giáo dục, số 148/ 2006.
7. Trần Thu Thảo, Rèn trí thông minh và sự nhanh nhạy cho học sinh bằng các bài
tập Hóa học có phương pháp giải nhanh, Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM, Số
42(76)/KHGD -Tháng 1/2013.
8. Phạm Ngọc Thủy, Thiết kế và sử dụng thí nghiệm hóa học kích thích tư duy nhằm
gây hứng thú trong dạy học Hóa học ở trường phổ thông, Tạp chí khoa học ĐHSP
TPHCM, Tháng 9/2012 - Số 39(73)/KHGD
9. Phạm Văn Tiến, Hiệu quả sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học Hoá học ở trường
phổ thông, Thông tin khoa học giáo dục, Khoa Sư phạm, ĐHQGHN, số 3-2008.
10



1.1.2. Các đề tài nghiên cứu về sử dụng phương tiện dạy học
• Một số đề tài theo hướng sử dụng thí nghiệm hóa học
1. Nguyễn Thị Hoa (2003), Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện kỹ thuật dạy học
để nâng cao tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập hoá học lớp 10, lớp
11 trường trung học phổ thông ở Hà Nội, Luận án Tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Minh Nhân (2011), Cải tiến kĩ thuật tiến hành và PP sử dụng một số
thí nghiệm để nâng cao chất lượng dạy học hóa học THCS, Luận văn Thạc sĩ Giáo
dục học, Đại học Sư phạm TPHCM.
3. Nguyễn Thị Trúc Phương (2011), Sử dụng thí nghiệm hóa học để tổ chức hoạt
động học tập tích cực cho HS lớp 11 THPT, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại học
Sư phạm TPHCM.
4. Hoàng Thị Thu Hà (2012), Sử dụng thí nghiệm hóa học phần phi kim lớp 10 trung
học phổ thông theo hướng dạy học tích cực, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại học
Sư phạm TPHCM.
5. Khúc Thị Thanh Huê (2012), Sử dụng thí nghiệm xây dựng tình huống có vấn đề
trong day học hóa học THPT, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm
TPHCM.
6. Mai Hồng Trang (2012), Cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng một số thí nghiệm
phần hóa vô cơ trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư
phạm TPHCM.
7. Giảng Thị Như Thùy (2012), Sử dụng phim thí nghiệm trong dạy học Hóa học lớp
10, 11 THPT, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm TPHCM.
• Một số đề tài theo hướng sử dụng sơ đồ tư duy
1. Huỳnh Thị Mai (2011), Sử dụng sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực cho HS
trong dạy và học bộ môn hóa học lớp 12 THPT, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại
học Sư phạm TPHCM.
2. Nguyễn Thị Sáo (2011), Thiết kế và sử dụng hệ thống sơ đồ tư duy trong dạy học
hóa học vô cơ lớp 11 ở trường THPT, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư
phạm TPHCM.
3. Nguyễn Thị Như Ý (2012), Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phần phi kim Hóa

học lớp 10 THPT, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm TPHCM.
11


• Một số đề tài theo hướng sử dụng bài tập hóa học
1. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (2006), Phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học
sinh trung học phổ thông thông qua bài tập hoá học vô cơ, Luận án Tiến sĩ, Đại học
Sư phạm Hà Nội.
2. Lê Văn Dũng (1994), Bài tập hoá học rèn luyện trí thông minh cho học sinh phổ
thông trung học, Luận án Tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.
3. Ngô Thị Kim Tuyến (2004), Xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn môn hoá học lớp
11 THPT, Luận án Tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.
4. Nguyễn Cửu Phúc (2011), Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần
kim loại lớp 12 THPT chương trình nâng cao, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại
học Sư phạm TPHCM.
5. Võ Thị Thu Sang (2011), Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập hóa lớp 10
nâng cao nhằm rèn luyện năng lực chủ động, sáng tạo cho HS ở trường THPT, Luận
văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm TPHCM.
6. Trương Đăng Thái (2011), Thiết kế bài luyện tập môn hóa học lớp 12 THPT theo
hướng dạy học tích cực, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm TPHCM.
7. Lương Công Thắng (2011), Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học có
nhiều cách giải để rèn luyện tư duy cho HS lớp 12 THPT, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục
học, Đại học Sư phạm TPHCM.
8. Vân Long Trọng (2011), Xây dựng hệ thống bài tập hóa học nhằm phát triển
năng lực tư duy cho HS THPT (chương crom-sắt-đồng, lớp 12 nâng cao, Luận văn
Thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm TPHCM.
9. Ngô Thanh Huyền (2011), Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ việc tự
học cho học sinh phần kim loại hóa học lớp 12 nâng cao, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục
học, Đại học Sư phạm TPHCM.
10. Lương Thị Hương (2011), Xây dựng hệ thống lí thuyết và bài tập cho học sinh

trung bình – yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản THPT, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học,
Đại học Sư phạm TPHCM.
11. Lê Vĩnh Toàn (2011), Xây dựng hệ thống bài tập phát triển tư duy phần kim loại
hóa học lớp 12 nâng cao, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm
TPHCM.
12


12. Đỗ Thị Tâm (2012), Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập theo chuẩn kiến
thức và kĩ năng phần hóa vô cơ lớp 12 THPT, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại
học Sư phạm TPHCM.
13. Đào Xuân Tuấn (2012), Xây dựng hệ thống bài tập cơ bản và nâng cao phần kim
loại hoá học 12 trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư
phạm TPHCM.
1.1.3. Các đề tài nghiên cứu về thiết kế tài liệu học tập
Các luận văn, luận án về tài liệu hỗ trợ dạy và học :
1. Hà Thị Lan Hương (2001), Xây dựng phần mềm dạy học về một số vấn đề hóa học
trong việc giảng dạy lớp 10 THPT, Luận án Tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.
2. Nguyễn Ngọc Bảo Trân (2011), Thiết kế E-book chương “ Lý thuyết về phản ứng
hóa học” lớp 10 chuyên hóa học, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm
TPHCM.
3. Tống Thanh Tùng (2011), Thiết kế E-book hóa học lớp 12 phần Crôm, sắt, đồng
nhằm hỗ trợ học sinh tự học, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm
TPHCM.
4. Huỳnh Lâm Thị Ngọc Thảo (2011), Thiết kế e-book hỗ trợ việc dạy và học hóa
hữu cơ lớp 11 ban cơ bản, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm
TPHCM.
5. Trịnh Lê Hồng Phương (2011), Xây dựng học liệu điện tử hỗ trợ dạy và học phần
cấu tạo nguyên tử và hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học – chương trình
THPT chuyên, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm TPHCM.

6. Trần Thị Hiền (2011), Biên soạn tài liệu hướng dẫn học sinh tự học môn Hóa học
lớp 11 THPT, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm TPHCM.
7. Nguyễn Ngọc Mai Chi (2011), Thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học phần hóa học
hữu cơ lớp 11 THPT, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm TPHCM.
8. Phan Thị Thúy Hằng (2011), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và học hóa hữu cơ
lớp 11 ban cơ bản, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm TPHCM.
9. Trần Thị Minh Tình (2012), Thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học có hướng dẫn môn Hóa
học cho học sinh lớp 12 ban cơ bản, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư
phạm TPHCM.
13


10. Nguyễn Thị Nguyệt Minh (2012), Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn môn Hóa
học lớp 10 ban cơ bản, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm TPHCM.
11. Phan Đăng Khoa (2012), Thiết kế website hỗ trợ học sinh tự học phần Hóa hữu
cơ lớp 11 ban cơ bản, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm TPHCM.
12. Phạm Quốc Thành (2012), Thiết kế e-book hỗ trợ dạy học môn Hóa học chương
“Nguyên tử”, chương “Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần
hoàn” lớp 10 ban cơ bản, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm
TPHCM.
13. Võ Sỹ Hiện (2012), Thiết kế tài liệu tự học phần Hóa hữu cơ lớp 11 dùng cho
học sinh khá giỏi, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm TPHCM.
14. Nguyễn Phụng Hiếu (2012), Thiết kế và sử dụng tài liệu hỗ trợ học sinh tự học
phần Hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư
phạm TPHCM.
15. Phạm Thị Bích Thuận (2012), Thiết kế tài liệu bồi dưỡng học sinh khá giỏi phần
kim loại Hóa học 12 THPT, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm
TPHCM.
16. Lê Thị Hữu Huyền (2012), Thiết kế tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học lớp
10, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm TPHCM.

17. Bùi Thị Nga (2012), Thiết kế tài liệu bồi dưỡng học sinh khá giỏi môn Hóa học
lớp 11 THPT, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm TPHCM.
18. Chu Lan Trinh (2012), Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc dạy và học phần Hóa vô cơ
lớp 11 theo chuẩn kiến thức kĩ năng, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư
phạm TPHCM.
19. Trần Thị Thúy Nga (2012), Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc dạy và học phần Hóa phi
kim lớp 10 với đối tượng học sinh trung bình-yếu, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học,
Đại học Sư phạm TPHCM.
1.1.4. Nhận xét
Nâng cao kết quả học tập của HS là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của người
thầy giáo, do đó đã có rất nhiều nghiên cứu về các biện pháp, các hình thức dạy học sao cho
các em học tập được tốt hơn. Phương tiện dạy học có vai trò rất quan trọng trong hoạt động
dạy và học, trong đó thí nghiệm, bài tập, tài liệu học tập là những phương tiện không thể
thiếu trong dạy học hóa học.
14


Gần đây đã có nhiều nghiên cứu về thiết kế tài liệu học tập cho HS, tuy nhiên vẫn tập
trung chủ yếu vào việc giúp HS tự học. Ở các luận văn trên, tài liệu hỗ trợ dạy học được thể
hiện dưới nhiều hình thức: văn bản, website, học liệu điện tử,…Theo đó, nội dung tài liệu
gồm có: hệ thống lý thuyết, bài tập, tư liệu dạy học, phim ảnh,…
Những tài liệu này có hệ thống bài tập cụ thể, đa dạng, chi tiết cùng với phần tóm tắt lí
thuyết và đề tự kiểm tra đánh giá, góp phần vào việc giúp HS học hóa tích cực và chủ động
hơn. Tuy nhiên, vì là tài liệu tự học nên phụ thuộc rất nhiều ở sự nỗ lực, cố gắng và sự sắp
xếp thời gian của HS, HS còn gặp khó khăn trong sử dụng ở trên lớp, người thầy cũng gặp ít
nhiều khó khăn khi kiểm tra, đôn đốc HS học cùng với tài liệu. Ngoài ra, tài liệu tự học tập
trung nhiều hơn ở phần bài tập, nhất là phần bài toán, dạng toán, trong khi đó lý thuyết hóa
học cũng rất trừu tượng, khó hiểu nhưng là nền tảng kiến thức cho HS thì chưa được chú ý
nhiều. Tài liệu tự học dường như có hiệu quả hơn đối với HS khá giỏi, đối tượng nắm bắt
bài học nhanh chóng, có khả năng tư duy tốt, còn đối tượng HS trung bình – yếu thì tiếp cận

tài liệu rất hạn chế.
Hơn nữa, yếu tố gây hứng thú, khơi gợi niềm yêu thích của các em với môn Hóa chưa
được chú ý đúng mức.
Chính vì vậy, cần thiết phải thiết kế những tài liệu học tập phù hợp với các đối tượng
HS, sao cho HS có thể sử dụng học tập trên lớp cũng như ở nhà, GV có thể dễ dàng theo sát
HS, đồng thời giúp các em thấy được hóa học gần gũi với thực tế, nhiều ứng dụng thú vị,
gây được sự yêu thích của các em với bộ môn Hóa.

1.2. Quá trình dạy học [19]
Theo GS. Nguyễn Ngọc Quang, quá trình dạy học môn hóa học ở trường trung học
phổ thông là vấn đề trung tâm mà lý luận dạy học hóa học nghiên cứu. Những hiểu biết về
bản chất, cấu trúc, chức năng của nó sẽ giúp chúng ta định hướng được phương pháp luận
khi nghiên cứu một vấn đề có liên quan đến lý luận dạy học.
Vì thế, muốn dạy tốt môn hóa học người giáo viên cần phải nắm vững khái niệm “quá
trình dạy học” với tư cách là đối tượng trung tâm của lý luận dạy học hóa học.
Quá trình dạy học là một quá trình toàn vẹn gồm ba thành phần không thể thiếu được
và gắn bó chặt chẽ với nhau: môn học, việc dạy và việc học.

15


1.2.1. Môn học
Là nội dung của bài học và là đối tượng của sự lĩnh hội bởi HS. Nó là một trong hai
yếu tố khách quan quyết định logic của bản thân quá trình dạy học về mặt khoa học.
1.2.2. Quá trình học của học sinh
Là quá trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm khoa học, dưới sự điều
khiển sư phạm của giáo viên.
Ở đây, chiếm lĩnh khái niệm khoa học là mục đích của học. Chiếm lĩnh khái niệm còn
có thể hiểu là: tái tạo khái niệm cho bản thân, thao tác với nó, sử dụng nó như công cụ
phương pháp để chiếm lĩnh những khái niệm khác hoặc mở rộng khái niệm đó.

Vậy, quá trình chiếm lĩnh khái niệm mà thành công của nó sẽ dẫn đến đồng thời ba
mục đích là: trí dục (nắm vững khái niệm), phát triển (tư duy khái niệm) và giáo dục (thái
độ đạo đức).
Về mặt cấu trúc chức năng: học bao gồm hai chức năng thống nhất với nhau là lĩnh hội
và tự điều khiển.
-Lĩnh hội : là sự tiếp thu thông tin do thầy truyền đạt.
-Tự điều khiển : là HS tự điều khiển quá trình chiếm lĩnh khái niệm khoa học của mình
một cách tích cực và tự lực.
Tùy theo đối tượng HS mà hai chức năng này được thể hiện ở những mức độ khác nhau.
•HS khá giỏi : chức năng lĩnh hội thông tin của các em thể hiện rất tốt. Nghĩa là các em
có thể nghe, hiểu gần như tất cả nhưng những nội dung mà giáo viên trình bày. Bên cạnh đó
chức năng tự điều khiển của nhóm HS này cao. HS sau khi tiếp nhận thông tin, có thể tự
mình tái hiện lại toàn bộ chuỗi kiến thức mà thầy giáo trình bày theo một hệ thống logic và
có khả năng tự giải quyết vấn đề trên cơ sở những kiến thức giáo viên cung cấp cho các em,
các em giải quyết nhanh chóng và thành thạo, biến kiến thức của giáo viên thành của mình.
•HS yếu : chúng ta có thể gặp hai trường hợp sau:
-Trường hợp 1: chức năng lĩnh hội thông tin tốt còn chức năng tự điều khiển kém.
Nghĩa là HS có thể nghe, hiểu những nội dung giáo viên trình bày nhưng tự bản thân mình
các em không thể hình dung (tái hiện) lại toàn bộ chuỗi kiến thức một cách logic, và khi đặt
các em vào tình huống có vấn đề, vận dụng những kiến thức vừa lĩnh hội để giải quyết thì
các em không làm được mà cần có sự giúp đỡ của giáo viên (một phần hay hoàn toàn).
16


-Trường hợp 2: chức năng lĩnh hội thông tin kém. HS cố gắng tập trung vào việc chiếm
lĩnh khái niệm khoa học nhưng các em vẫn không hiểu được nội dung giáo viên trình bày.
Trong trường hợp này các em HS hoàn toàn không có chức năng tự điều khiển, nghĩa là các
em không thể biến kiến thức của thầy thành kiến thức của mình.
Tóm lại trong hai chức năng trên, chức năng tự điều khiển của HS là một chức năng
quan trọng, nó phản ánh cho nhà giáo dục biết được quá trình dạy học có đạt kết quả yêu

cầu hay không và theo đó nhà giáo dục có thể phân loại từng đối tượng HS: giỏi, khá, trung
bình, yếu, kém. Tùy thuộc vào mức độ thể hiện của chức năng điều khiển, nhờ chức năng
này mà HS cải biến kiến thức của thầy thành của mình, đây chính là động lực của sự phát
triển.
1.2.3. Quá trình dạy của giáo viên
Là sự điều khiển tối ưu quá trình HS chiếm lĩnh khái niệm khoa học, trong và bằng
cách đó mà phát triển và hình thành nhân cách.
Dạy và học có những mục đích khác nhau. Nếu học nhằm vào việc chiếm lĩnh khoa
học thì dạy lại có mục đích điều khiển quá trình học tập.
Về mặt cấu trúc chức năng: dạy có hai chức năng thường xuyên tương tác với nhau,
thâm nhập vào nhau, sinh thành ra nhau (chức năng kép) là : truyền đạt thông tin dạy học và
điều khiển hoạt động học.
•Truyền đạt thông tin : cung cấp nội dung các khái niệm khoa học đến HS.
•Điều khiển hoạt động học : giáo viên sắp xếp thông tin cần truyền đạt cho HS theo một
trình tự logic nhất định, ý trước làm tiền đề cho ý sau, nhấn mạnh được các vấn đề then chốt
cần ghi nhớ, loại bỏ những vấn đề không bản chất để HS có thể lĩnh hội khái niệm khoa học
một các trọn vẹn (đầy đủ và chính xác).
Trong quá trình dạy học, hoạt động của thầy đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng trực
tiếp đến kết quả học tập của các em. Chức năng điều khiển hoạt động của thầy sẽ giúp HS
lĩnh hội kiến thức một cách trình tự, phù hợp với đặc điểm thể chất của các em. Người giáo
viên nếu thiếu đi chức năng này thì họ cũng giống như thiết bị truyền tin, máy móc và như
vậy sẽ không đạt được mục tiêu dạy học đề ra.
Hoạt động dạy của người thầy trong một chừng mực nào đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động
học của trò. Mức độ ảnh hưởng tùy theo đối tượng HS:
17


-HS khá giỏi: sự lĩnh hội khái niệm khoa học của các em không chịu ảnh hưởng lớn bởi
vai trò điều khiển của giáo viên, do ở các em chức năng tự điều khiển thể hiện cao, nên các
em có thể tự sắp xếp, chọn lọc thông tin và vận dụng vào trong thực tiễn của tình huống có

vấn đề.
-HS yếu: do các em mất khả năng tự điều khiển, không thể tự lực giải quyết vấn đề nên
trong quá trình lĩnh hội khái niệm khoa học của mình các em rất cần sự điều khiển chỉ đạo
của thầy, vai trò của người thầy là nhân tố quyết định đối với việc học tập của HS, giúp các
em hình thành kỹ năng lĩnh hội, giải quyết vấn đề.
1.2.4. Đặc điểm của quá trình dạy học
Quá trình dạy học (QTDH) được xác định bởi các dấu hiệu:
Thứ nhất: Là quá trình diễn ra hoạt động kép, có chức năng khác nhau đan xen tương
tác. Giáo viên là chủ thể hoạt động dạy, HS là chủ thể hoạt động học. Hai hoạt động cùng
đối tượng nhưng động cơ khác nhau.
Thứ hai: Hoạt động dạy và hoạt động học được tiến hành trên nội dung dạy học - yếu
tố khách quan quyết định tiến trình và phương pháp của hoạt động dạy và hoạt động học.
Thứ ba: Kết quả - thực hiện được mục đích của quá trình đó. Kết quả biến đổi giáo
viên: nâng cao tính sáng tạo sư phạm, lương tâm nghề nghiệp.
Thứ tư: Là quá trình được tiến hành trong khoảng không gian, thời gian nhất định và
chịu sự chế ước của các điều kiện kinh tế - xã hội – văn hoá nhất định. Nói cách khác, quá
trình dạy học phải là một quá trình học tập có kiểm soát và điều khiển được.
Như vậy, làm thế nào để có một quá trình dạy học tối ưu?
Người giáo viên muốn dạy tốt phải xuất phát từ logic của khái niệm khoa học và logic
lĩnh hội của HS, thiết kế công nghệ dạy học hợp lí, tổ chức tối ưu hoạt động dạy học, đảm
bảo mối quan hệ tương hỗ, để cuối cùng làm cho HS tự giác tích cực tự lực chiếm lĩnh khái
niệm khoa học, phát triển năng lực nhận thức hình thành đạo đức tốt.
Chính vì những đặc điểm của quá trình dạy học, có thể nói giáo viên là người đóng vai
trò quyết định trong việc giúp đỡ HS học tập tốt hơn. Với quan hệ hai chiều tác động qua
lại, người giáo viên là người gần gũi với việc học tập của HS nhất cho nên GV là người nắm
rõ tình hình học tập, khả năng tiếp thu của các em để từ đó GV có thể điều chỉnh phương
pháp cũng như cách thức dạy học để phù hợp với HS nhất. Về phía HS yếu các em cũng
18



phản hồi lại qua tình hình học tập và khả năng tiến bộ của mình để giáo viên có thể thay đổi
biện pháp cũng như phát huy cho phù hợp.
1.2.5. Hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học [2]
1.2.5.1. Khái niệm nhận thức
Nhận thức là một trong ba mặt của đời sống tâm lí con người (nhận thức, tình cảm, lý
trí). Hoạt động nhận thức thường được chia làm 2 giai đoạn:
-Nhận thức cảm tính (cảm giác và tri giác).
-Nhận thức lí tính (tư duy và trừu tượng).
1.2.5.2. Sự phát triển năng lực nhận thức
a)Năng lực nhận thức và biểu hiện của nó
Năng lực nhận thức được biểu hiện ở nhiều mặt, cụ thể là:
-Tư duy : nhanh biết, nhanh hiểu, nhanh nhớ, biết suy xét và tìm ra các quy luật trong
các hiện tượng một cách nhanh chóng.
-Khả năng tưởng tượng : hình dung ra được những hình ảnh và nội dung theo đúng
điều người khác mô tả.
-Hành động : thể hiện sự nhanh trí, tháo vát, năng động, linh hoạt và sáng tạo.
-Phẩm chất : có óc tò mò, lòng say mê, hứng thú làm việc, … có trí thông minh, đó là
khả năng tổng hợp các trí tuệ của con người (quan sát, ghi nhớ, tưởng tượng và tư duy) mà
đặc trưng cơ bản là tư duy độc lập và tư duy sáng tạo nhằm ứng phó với tình huống mới.
b)Sự phát triển năng lực nhận thức cho học sinh
-Sự phát triển năng lực nhận thức thực chất là hình thành và phát triển năng lực suy
nghĩ linh hoạt, sáng tạo mà bước đầu là giải các “bài toán” nhận thức, vận dụng vào bài toán
“thực tiễn” một cách chủ động và độc lập ở các mức độ khác nhau.
-Hình thành và phát triển năng lực nhận thức được thực hiện thường xuyên, liên tục,
thống nhất, có hệ thống – điều này đặc biệt quan trọng đối với HS.
-Hình thành và phát triển năng lực nhận thức được thực hiện từ việc rèn luyện năng lực
quan sát, phát triển trí nhớ và tưởng tượng, trau dồi ngôn ngữ, nắm vững các kiến thức, kĩ
năng, kĩ xảo, phương pháp nhận thức – những yếu tố này ảnh hưởng lớn tới sự phát triển
năng lực nhận thức.
c) Để phát triển năng lực nhận thức của học sinh cần đảm bảo các yếu tố sau

19


- Vốn di truyền về tư chất tối thiểu cho HS (cấu tạo não bộ, số lượng và chất lượng
noron thần kinh).
- Vốn kiến thức tích lũy phải đầy đủ và hệ thống.
- Phương pháp dạy và phương pháp học phải thực sự khoa học.
- Chú ý tới đặc điểm lứa tuổi và sự bảo đảm về vật chất lẫn tinh thần.

1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả dạy học
1.3.1. Kiến thức nền
Kiến thức nền là những kiến thức điểm tựa, nhờ những kiến thức này HS mới có thể
học và tiếp thu được các kiến thức khác của chương trình. Mỗi môn học, trong từng giai
đoạn nhất định có một hệ thống các kiến thức nền tương ứng. Đối với môn Hóa học lớp 10
hệ thống các kiến thức nền là:
- Hóa trị các nguyên tố.
- Các khái niệm, biểu thức dùng trong tính toán như: nồng độ mol, nồng độ %.
- Cấu tạo nguyên tử, các bài toán về hạt mang điện, không mang điện, ion âm, ion
dương.
- Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học (giúp HS biết xác định vị trí của
nguyên tử các nguyên tố, nguyên tử khối, độ âm điện, năng lượng ion hóa...vv).
- Phản ứng oxi hóa khử (để giải bài toán có cân bằng phản ứng, HS phải biết cân bằng
phản ứng hóa học và quan trọng là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa).
- Tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế của các chất như nhóm halogen,
oxi...H2SO4 (để HS giải được các bài tập liên quan).
1.3.2. Hứng thú học tập [14], [24], [30], [31]
1.3.2.1. Khái niệm hứng thú
• Theo Từ điển tiếng Việt - Nhà xuất bản Xã hội 1992: “hứng thú là sự ham thích, hào
hứng với công việc”.
• Theo Đại Từ điển tiếng Việt 1999: Hứng thú có hai nghiã: “biểu hiện của một nhu

cầu, làm cho chủ thể tìm cách thoả mãn, tạo ra khoái cảm, thích thú và huy động sinh lực để
cố gắng thực hiện”và “sự ham thích”.
• Miaxisep: “Hứng thú chính là thái độ nhận thức tích cực”.
•Sukina: “Hứng thú là xu hướng của ý nghĩa, tư tưởng…muốn hiểu biết sự vật”.
20


Hứng thú nhận thức là xu hướng lựa chọn của cá nhân nhằm vào lĩnh vực nhận thức,
nhằm vào nội dung của nó và quá trình tiếp thu kiến thức. Hứng thú có tính chất lự̣a chọn.
- Đặc điểm đặc trưng của hứng thú nhận thức là xu thế con người đi sâu vào bản chất
của đối tượng nhận thức mà không dừng lại ở bề ngoài của hiện tượng.
- Hứng thú nhận thức là cái tạo ra động cơ quan trọng nhất của hoạt động.
- Hứng thú đòi hỏi con người phải hoạt động tích cực, tìm tòi hoặc sáng tạo.
• Carroll-E.lzad:
- Hứng thú là hình thức biểu hiện thường xuyên nhất của xúc động. Hứng thú là một
trong những cảm xúc nền tảng của con người: hứng thú, vui sướng, ngạc nhiên, đau khổ,
căm giận, ghê tởm, khinh bỉ, khiếp sợ, xấu hổ, tội lỗi. Hứng thú là cảm xúc tích cực được
trải nghiệm thường xuyên nhất.
- Hứng thú là một trong những cảm xúc bẩm sinh cơ bản và là cảm xúc chiếm ưu
thế trong tất cả các cảm xúc của con người. Hứng thú là nguồn quan trọng của hệ động
cơ. Hứng thú là nền tảng của hệ động cơ có tính chất cực kỳ quan trọng đối với các hoạt
động nói chung và hoạt động nhận thức nói riêng.
1.3.2.2. Tác dụng của hứng thú
- Hứng thú duy trì trạng thái tỉnh táo của cơ thể. Hứng thú làm cho con người phấn
chấn vui tươi, làm việc lâu mệt mỏi. Chỉ khi nào có hứng thú thì sự cố gắng mới được bền
bỉ. Hứng thú làm cho quá trình dạy học trở nên hấp dẫn.
- Hứng thú cho phép con người duy trì sự chú ý thường xuyên.
- Hứng thú làm chỗ dựa cho sự ghi nhớ (quy luật hướng đích và quy luật ưu tiên).
- Hứng thú tạo ra và duy trì tính tích cực nhận thức, tích cực hoạt động. Theo
Alecxêep:”Chỉ có hứng thú đối với một hoạt động nào đó mới đảm bảo cho hoạt động ấy

được tích cực.
- Hứng thú là động cơ chiếm ưu thế trong hoạt động hàng ngày của con người. Hứng
thú là hệ động cơ duy nhất có thể duy trì được công việc hàng ngày một cách bình thường.
Hứng thú ảnh hưởng đến tính chất, diễn biến và kết quả của hoạt động. Hứng thú làm cho
hiệu quả của hoạt động được nâng cao.
- Cảm xúc hứng thú tham gia điều khiển tri giác và tư duy. Hứng thú điều khiển hoạt
động định hướng. Chính cảm xúc hứng thú cùng với các cấu trúc và định hướng nhận thức
quyết định phương hướng của tri giác, nhận thức và hành động.
- Hứng thú tạo cơ sở động cơ cho hoạt động nghiên cứu và sáng tạo. Hứng thú có vai
21


trò trung tâm trong các hoạt động sáng tạo.
- Hứng thú là hệ động cơ cực kỳ quan trọng trong sự phát triển các kỹ năng, kỹ xảo và
trí tuệ.
- Hứng thú rất cần thiết với sự phát triển nhân cách, phát triển tri giác và nhận thức.
- Hứng thú có vai trò quan trọng trong sự phát triển cuộc sống xã hội và duy trì các
quan hệ giữa các cá nhân. Hứng thú cũng giúp duy trì các quan hệ tình dục và gia đình.
1.3.2.3. Một số biện pháp gây hứng thú trong dạy học [24]
• Gây hứng thú bằng cái mới lạ:
-Những điều mới lạ, những khác biệt với cái thông thường của nội dung kiến thức.
-Cách nhìn mới đối với kiến thức. Một kiến thức quen thuộc nhưng có thể phát hiện ra
trong đó những nét mới nếu chúng ta quan sát nó dưới một góc độ khác, một cách nhìn
khác, hoặc nghiên cứu nó một cách sâu sắc hơn.
• Gây hứng thú bằng sự phong phú đa dạng, luôn thay đổi:
-Sự đa dạng về phương pháp dạy học.
-Sự đa dạng về hình thức tổ chức dạy học …
• Gây hứng thú bằng sự bất ngờ, ngạc nhiên.
• Gây hứng thú bằng tính chất phức tạp, khó khăn, mạo hiểm, có vấn đề của kiến thức.
Cho học sinh tham gia những hoạt động sáng tạo: nghiên cứu, tìm tòi, khám phá kiến thức.

• Gây hứng thú bằng sự bí ẩn, bí mật, kích thích tính tò mò (ví dụ: khi kể lại lịch sử của
các tên gọi, phát minh…).
• Gây hứng thú bằng sự lợi ích, thiết thực, những hình ảnh tưởng tượng đến kết quả
của công việc. Theo Bruner thì: “Chúng ta hứng thú với những công việc nào mà chúng ta
thực hiện có kết quả tốt”. Học sinh hứng thú sau khi giải xong một bài tập khó.
• Gây hứng thú bằng sự thỏa mãn nhu cầu, đem lại cảm giác thú vị, dễ chịu.
• Gây hứng thú bằng cách tác động vào ý thức, tình cảm.
-Cảm xúc và thái độ của giáo viên.
-Quan hệ thầy - trò, trò – trò.
1.3.3. Trí nhớ [13], [30]
1.3.3.1. Khái niệm về trí nhớ
- Theo Đại từ điển tiếng Việt, Nguyễn Như Ý chủ biên [30] thì “Trí nhớ: khả năng
lưu giữ trong óc những điều đã biết, đã trải qua, có thể nhắc lại, nói lại được”.
22


- Theo Tâm lý học đại cương, Phạm Minh Hạc [13] thì “Trí nhớ là quá trình tâm lý
phản ánh những kinh nghiệm của cá nhân dưới hình thức biểu tượng bao gồm sự ghi nhớ,
giữ gìn và tái tạo sau đó ở trong óc cái mà con người đã cảm giác, tri giác, rung động, hành
động hay suy nghĩ trước đây.”
- “Trí nhớ là năng lực tái hiện kinh nghiệm đã qua, một trong các tính chất cơ bản của
hệ thần kinh, biểu hiện ở khả năng lưu giữ lâu dài thông tin về các sự kiện của thế giới bên
ngoài và các phản ứng của cơ thể, nhiều lần đưa thông tin đó vào phạm vi ý thức và hành
vi.”Đại Bách khoa toàn thư Xô viết - Phát triển trí nhớ của học sinh phổ thông - Nia Tsutco.
Như vậy ta có thể nói một cách ngắn gọn “Trí nhớ là khả năng lưu giữ và tái hiện
thông tin”.
1.3.3.2. Vai trò của trí nhớ
Các nhà tâm lí học đã tổng kết rằng trí nhớ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với con
người:
- Nhờ có trí nhớ con người mới có thể hoạt động được bình thường. Trí nhớ là điều

kiện không thể thiếu để con người có đời sống tâm lí bình thường, ổn định, lành mạnh.
- Trí nhớ giúp con người tích luỹ vốn kinh nghiệm sống và sử dụng vốn kinh nghiệm
đó ngày càng tốt hơn.
- Nếu con người không có trí nhớ thì chắc chắn không có quá khứ, không có tương lai,
mà chỉ có hiện tại tức thời. Không có trí nhớ sẽ không có ý thức về bản thân mình và do đó
sẽ không có nhân cách. “Nếu không có trí nhớ thì con người sẽ mãi mãi ở tình trạng một
đứa trẻ sơ sinh” - (I.M.Xêtrênôp).
- Đối với nhận thức, trí nhớ là công cụ để lưu trữ lại các kết quả của cảm giác, tri giác.
Nó là điều kiện để diễn ra quá trình nhận thức cảm tính (tư duy và tưởng tượng). Nhờ có trí
nhớ mà những hình ảnh tri giác, những khái niệm tư duy, những biểu tượng, xúc cảm, tình
cảm… trong đời sống tâm lí không bị mất đi theo thời gian và khi cần đến thì chúng lại xuất
hiện. Trí nhớ giúp học sinh học tập đạt được hiệu quả cao.
Việc rèn luyện và phát triển trí nhớ cho học sinh là một nhiệm vụ dạy học quan trọng.
Trí nhớ có thể học tập và rèn luyện được.
1.3.3.3. Sự quên lãng
Trí nhớ bền vững, có dung lượng lớn, đó là cơ sở cho sự lĩnh hội các hoạt động lao
động và trí tuệ. Sự tích lũy và bảo tồn các tri thức phong phú là nền tảng cho sự uyên bác.
23


×