Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn HIỆU TRƯỞNG tổ CHỨC,ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG sư PHẠM SINH HOẠT tổ CHUYÊN môn TRONG TRƯỜNG THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.65 KB, 20 trang )

HIỆU TRƯỞNG TỔ CHỨC,ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM
SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN TRONG TRƯỜNG THPT
Trong bài trả lời phỏng vấn báo Giáo dục Thời Đại của Phó thủ tướng chính phủ,
nguyên bộ trưởng bộ GD&ĐTNguyễn Thiện Nhân đăng trên tạp chí Giáo dục Thời
Đại tháng 01/2008 có viết:
“ Ngành giáo dục đào tạo là ngành quan trong nhất để tái tạo con người Việt Nam về
mặt văn hóa, lịch sử nhân sinh. Quá trình giáo dục là quá trình tái tạo dân tộc.
Không có giáo dục thì không có con người Việt Nam, không hiểu văn hóa, lịch sử sẽ
không có lòng tự hào Việt Nam. Đó là hành trang chỗ dựa để hội nhập. Mặt khác
giáo dục cũng là môi trường quan trọng nhất để chuẩn bị cho khả năng đổi mới của
mỗi con người, mỗi quốc gia.” Quan điểm của Phó thủ tướng về vị trí “quốc sách
hàng đầu” của Giáo dục là lẽ tất yếu phù hợp với chiến lược phát triển đất nước trong
thời kì đổi mới đất nước và hội nhập thế giới. Để thực hiện chiến lược giáo dục lâu
dài đó công tác quản lý và đổi mới quản lý đang là yếu tố then chốt. Từ năm 2009 đến
nay chủ đề các năm học được tập trung “đổi mới quản lý”, đổi mới quản lý một cách
toàn diện. Điều đó nói lên một thực tế không thể chối cãi là: vai trò quản lý của Hiệu
trưởng ở các trường học (nói chung) , khối THPT nói riêng quyết định sự thành bại
của đổi mới giáo dục. Trong khuôn khổ ở một trường học bình thường tôi rút ra bài
học về công tác quản lý: Tổ chức, điều hành hoạt động tổ chuyên môn trong trường
THPT.
I. Lý do chọn đề tài:
1. Tính cấp thiết của đề tài:
a. Cơ sở lý luận:
Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển ngày càng cao, càng
nhanh như vũ bão. Kinh tế tri thức ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực
lượng sản xuất. Trong bối cảnh đó, giáo dục đã trở thành nhân tố quyết định đối với
sự phát triển kinh tế xã hội. Các nước trên thế giới kể cả những nước đang phát triển

1



đều coi giáo dục là nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của
mỗi quốc gia.
Đối với Việt Nam, Đảng và nhà nước đã đặt giáo dục, đào tạo vào vị trí cao.
Ngay từ khi nước giành chính quyền 1946. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “một dân
tộc dốt là một dân tộc yếu”. Xác định rõ ý nghĩa quan trọng của giáo dục, đào tạo nên
Người đã cho thực hiện 3 cuộc cách mạng, đồng thời trong đời sống chính trị lúc bấy
giờ diệt giặc đói; giặc dốt và giặc ngoại xâm. Từ đó đến nay, qua bao thăng trầm của
lịch sử Đảng ta vẫn luôn đề cao vai trò quan trọng của giáo dục, đào tạo. Qua các kì
đại hội VI, VII, VIII, IX, X và XI tư tưởng đó vẫn được giữ vững, bổ sung và hoàn
thiện. Đặc biệt Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII đã xác định phát triển giáo dục và
đào tạo là “quốc sách hàng đầu”, là nền tảng động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã
hội trong giai đoạn đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.
Đảng ta đã xác định phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm
2020 bao gồm: xây dựng nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc, đáp ứng
nhu cầu của sự nghiệp cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội
nhập quốc tế. Trong đó có những nhiệm vụ và giải pháp là:
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách,
đạo đức, lối sống cho học sinh sinh viên, mở rộng quy mô giáo dục hợp lý.
- Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước đối với giáo dục và đào tạo.
- Xây dựng đội ngủ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng,
đáp ứng yêu cầu về chất lượng.
- Tiếp tục đổi mới chương trình tạo chuyển biến mạnh mẽ và phương
pháp giáo dục
- Tăng cường nguồn lực cho giáo dục.
b. Cơ sở thực tiễn:
- Thực tế giáo dục của nước nhà từ sau thời kì đổi mới 1986 đã có nhiều thành tựu
đáng kể. “ Sự nghiệp giáo dục đào tạo của nước ta đã được phát triển và được đầu tư

2



nhiều hơn” (Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc làn thứ X). Tuy nhiên vẫn còn nhiều
hạn chế, yếu kém. Trong đó hiệu quả quản lý không phải là không có.
- Trường THPT Tam Phước được sự chỉ đạo trực tiếp của Sở GDĐT. Những năm qua
đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục đào tạo mà nhân dân đã giao phó. Đặc biệt
đối với công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn.
Cụ thể:
- Giáo viên đạt chuẩn: 100%
- Đội ngũ quản lý: thạc sỹ 100%
- Đội ngũ giáo viên: 15 thạc sỹ
- Tổ chuyên môn: 8
Các tổ cơ bản đã độc lập: Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, TD, Quốc phòng; còn lại 2 tổ
ghép: Sinh – KT và Sử - Địa – GDCD.
- Hoạt động tổ chuyên môn: 2 lần/tháng, trong đó tập trung đầu tư cho bàn về
chuyên môn
- Tổ chức chuyên đề cấp trường: 8chuyên đề /năm/trường
- Chuyên đề cấp tổ: 23 chuyên đề / tổ.
- chuyên đề cấp đề chiến sỹ thi đua 41
- Dự giờ, góp ý cho giáo viên: 8 tiết/HK/GV.
- Giáo viên tập sự: 16 tiết/HK
- Ngoại khóa: 2 buổi/năm/tổ.
Những con số cụ thể trên thể hiện một phần hoạt động của tổ chuyên môn trong năm
học.
2. Tính mới đề tài:
- Đứng ở tầm nhìn chiến lược của một nhà quản lý đầu tư vào công tác chuyên môn
của trường học,nâng cao chất lượng giáo dục là điều tất yếu. Nó hoàn toàn phù hợp
với đường lối đổi mới và phát triển giáo dục của Đảng và nhà nước. Vì vậy về mặt đề
tài không mới, nhưng đưa ra những biện pháp cụ thể phù hớp với hoàn cảnh thực tế
của Trường THPT Tam Phước là hoàn toàn mới.
3



- Trong công tác quản lý, đầu tư vào nhiệm vụ mũi nhọn của hoạt động chuyên môn
có ý nghĩa quyết định chất lượng đào tạo. Hoạt động của tổ chuyên môn có hiệu quả
góp phần phát triển toàn diện đạo đức cũng như nghiệp vụ chuyên môn vững vàng
của người làm nghề dạy học.
II. Thực trạng trước khi thực hiện đề tài:
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Sở GD&ĐT.
- Chi bộ, ban giám hiệu nhà trường nhận thức sâu sắc ý nghĩa vai trò quan trọng của
hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường.
- Hầu hết các tổ chuyên môn độc lập nên sinh hoạt chuyên môn thuận lợi, đồng nhất.
- Việc giám sát, kiểm tra được thực hiện chặt chẻ thường xuyên.
- Bản than tổ trưởng và giáo viên tổ chuyên môn luôn ý thức được tự học hỏi trong tổ
để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Khó khăn:
- Cơ sở vật chất nhà trường chưa đồng bộ (thiếu phòng bộ môn) nên chỉ sinh hoạt vào
ngày thứ 7 của mỗi tuần.
- Giáo viên phải đầu tư bài giảng, chuẩn bị kỹ nội dung trước khi sinh hoạt.
- Sinh hoạt tổ chuyên môn mất thời gian, trong khi đó nhiều vấn đề giáo viên có thể
dễ dàng tìm được trên Internet.
- Các buổi sinh hoạt chuyên môn không được tính vào giờ thực tế làm việc trên lớp
của giáo viên.

4


3. Số liệu thống kê:
- Bảng số liệu thống kê kết quả hội giảng cấp trường của các tổ CM từ 2010 2013.
Môn

Toán

Hóa
Sinh
Văn
Sử
Địa
GDCD
Tổng số

2010
4
2
2
1
5
1
1
1
17

2011
6
4
3
2
7
1
1
1

25

2012
8
5
3
2
8
2
1
1
30

2013
9
7
5
3
9
2
2
1
39

III. Nội dung đề tài:
1. Cơ sở lý luận:
- Trong trường học nói chung và trường THPT nói riêng hoạt động sư phạm của tổ
chuyên môn là một hoạt động trọng tâm của nhiệm vụ dạy học. Nó có ý nghĩa vô
cùng quan trọng trong việc nâng cao kiến thức và kĩ năng nghiệp vụ sư phạm của giáo
viên cũng như nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Chính vì vậy hoạt động

sư phạm của các tổ (nhóm) chuyên môn luôn được các Hiệu trưởng nhà trường chú
trọng, đề cao.
a. Điều lệ trường cơ sở, trường THPT và trường phổ thông nhiều cấp học (ban hành
theo thông tư số 12/2011/TT-BDGĐT ngày 28/3/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
đào tạo) quy định ở điều 16 về tổ chuyên môn như sau:
- Thứ nhất: “ Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, giáo viên, viên chức làm công tác
thư viện, thiết bị giáo dục, các bộ phận làm công tác tư vấn cho học sinh của trường
trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học, nhóm học hoặc nhóm các
hoạt động ở trường THCS, THPT. Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng từ 1 đến 2 tổ phó
5


chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng do Hiệu trưởng bổ nhiệm trên cơ sở giới
thiệu của Tổ chuyên môn và giao nhiệm vụ vào đầu năm học”.
- Thứ 2: “Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:
+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của Tổ hướng dẫn xây
dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phôi
chương trình và các hoạt động giáo dục khc1 của nhà trường.
+ Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ, tham gia đánh giá xếp loại các
thành viên của tổ theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy
định khác hiện hành
+ Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.
+ Đề xuất khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên”
- Điều 19 của điều lệ quy định quyền hạn và nhiệm vụ của Hiệu trưởng, phó hiệu
trưởng trong đó có nhiệm vụ:
+ Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà
trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình
cấp có thẩm quyền quyết định;
+ Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm
tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối

với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng
lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;
Như vậy quản lý hoạt động sư phạm tổ chuyên môn là một trong những việc không
thể thiếu được trong công tác quản lý của Hiệu trưởng nhà trường. Hàng tháng Hiệu
trưởng (hoặc phó hiệu trưởng) họp các tổ chuyên môn chỉ đạo các tổ chuyên môn và
kế hoạch các tổ chuyên môn. Đồng thời yêu cầu các tổ trưởng chuyên môn báo cáo
tình hình giảng dạy của giáo viên và tình hình học tập của học sinh trong phạm vi tổ
quản lý. Hiệu trưởng cũng phải thường xuyên sắp xếp thời gian tham dự các buổi sinh
hoạt tổ chuyên môn để theo dõi chỉ đạo kịp thời.
6


- Cùng với những quy định của điều lệ trường THPT, các quy đinh về đánh giá, xếp
loại giáo viên cuối năm học, quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ
thông đều đưa ra những tiêu chí về việc thực hiện các hoạt động tổ chuyên môn (TT
30/BGDĐT – về chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và TT 29/ BGDĐT – về
chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng),
Tóm lại:
- Hoạt động sư phạm của tổ chuyên môn trong các trường học nói chung và THPT nói
riêng được xếp ở vị trí hàng đầu trong các hoạt động sư pham của trường học. Các tổ
chuyên môn vận hành tốt thì cỗ máy hoạt động của nhả trường mới có thể chuyển
động liện tục đúng tiến độ và mang lại hiệu quả cao nhất. Mỗi khi một tổ chuyên môn
nào đó bị trục trặc thì tất yếu hoạt động của nhà trường cũng trở nên tắc nghẽn và trì
trệ. Chính vì thế để đẩy mạnh các hoạt động dạy và học trong trường học đưa lại hiệu
quả cao nhất không thể không đầu tư vào hoạt động sư phạm tổ chuyên môn.
2. Cơ sở thực tế:
- Như phần cơ sở lý luận ở trên tôi đã trình bày năng lực lãnh đạo, chỉ đạo công tác
chuyên môn được coi là một năng lực quan trọng bậc nhất của Hiệu trưởng. Nhưng
trên thực tế không nhiều Hiệu trưởng quan tâm đến việc chỉ đạo hoạt động sư phạm tổ
chuyên môn. Một số Hiệu trưởng giao phó cho Phó hiệu trưởng hoặc khoán trắng cho

tổ trưởng chuyên môn. Chính vì vậy sinh hoạt tổ chuyên môn ngày càng mang tính
hình thức, rơi vào sinh hoạt hành chính,sự vụ. Điều này được nhắc rất nhiều trong các
kì thanh tra sư phạm ở các nhà trường. Có thể dẫn ra đây một số nguyên nhân làm ảnh
hưởng đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động sư phạm của Hiệu trưởng:
- Dù trước đây Hiệu trưởng đã là một giáo viên giỏi nhưng khi được giáo viên quản
lý, người Hiệu trưởng không còn nhiều thời gian đầu tư cho mũi nhọn công tác
chuyên môn.
- Hiệu trưởng cũng chỉ được đào tạo chuyên sâu ở một môn học, ngành học nào đó.
- Giáo viên giỏi không coi trọng việc Hiệu trưởng dự giờ thăm lớp, dự các buổi sinh
hoạt chuyên môn và góp ý về phương pháp cho tổ, cá nhân. Thậm chí họ còn cho
7


rằng, Hiệu trưởng “thỏ mũi” vào công việc của họ. Việc dự sinh hoạt của Hiệu trưởng
trở nên hình thức khiến nhiều Hiệu trưởng phải nao núng.
- Các tiêu chuẩn đề bạt cán bộ liên quan nhiều đến tuổi tác, đến giới tính, năng lực
quản lý và sự tín nhiệm hơn là năng lực chỉ đạo công tác giảng dạy.
- Một thực tế nữa cần điểm ra đây là các cơ quan quản lý cấp trên luôn quan tâm
nhiều đến hiệu quả quản lí, đến việc chấp hành các quy chế quản lý và sự ổn định của
nhà trường hơn là việc chỉ đạo giảng dạy
- Khá nhiều Hiệu trưởng cho rằng nhiệm vụ chính của họ tạo ra một môi trường và kế
hoạch dạy và học thuận lợi giúp giáo viên hoàn thành tốt công việc chứ không phải
chỉ có chỉ đạo công tác giảng dạy. Tất cả những lí do trên tạo ra sự sao nhãng một
cách chính đáng của các Hiệu trưởng đối với công tác quản lý chuyên môn.
- Là một người làm công tác quản lý còn non trẻ (hơn 10 năm) bản thân tôi cũng đã có
lúc không thoát khỏi những lúng túng trên. Bởi khối lượng công việc của người làm
quản lí quả là đồ sộ so với công việc của một phó Hiệu trưởng hay giáo viên bình
thường. Trong khi đó những gì được dạy về lý thuyết trong chương trình cấp chứng
chỉ quản lý cho cán bộ quản lý lại hết sức ít ỏi so với thực tế. Nó giống như hạt cát
trong đại dương mênh mông, đứng trước nó người ta cảm thấy rợn ngợp, mất hết tự

tin. Có nhiều lúc tôi cảm thấy mệt mỏi, mất cân bằng. Nhưng dần dần bằng sự nỗ lực
bản than, một năm tích luỹ một ít kinh nghiệm nhỏ nhoi, cộng thêm sự học hỏi ở bạn
bè đồng nghiệp tôi có đủ mạnh dạn để tiến hành từng hoạt động quản lý một cách bài
bản, có quy trình, trong đó kiểm tra hoạt động sư phạm của tổ chuyên môn trở thành
hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo mũi nhọn trong công tác quản lí chuyên môn.
3. Nội dung và biện pháp thực hiện:
a. Các nội dung của đề tài qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn:
- Kiểm tra hoạt động sư phạm của tổ chuyên môn là hoạt động quản lý không thể
thiếu trong hiệm vụ của Hiệu trưởng. Thông qua hoạt động ngày Hiệu trưởng thấy
được toàn bộ bức tranh hoạt động sư phạm của tập thể giáo viên, trong đó bộc lộ tất

8


cả các khâu của quá trình giảng dạy giáo dục, thấy rõ tác động của tập thể đến các
nhân và mối quan hệ tương tác giữa các thành viên trong tập thể.
- Nội dung kiểm tra hoạt động sư phạm tổ chuyên môn bao gồm:
+ Kiểm tra công tác quản lý của tổ trưởng, nhận thức vai trò, trách nhiệm, uy
tính, khả năng lãnh đạo chuyên môn, xây dựng kế hoạch của tổ…
+ Kiểm tra hồ sơ chuyên môn: kế hoạch, biên bản, chất lượng dạy, chuyên đề,
sáng kiến kinh nghiệm, giáo án….
+ Kiểm tra chất lượng dạy học của tổ (việc thực hiện chương trình, chuẩn bị bài
giảng. Chất lượng dạy học thực hiện đổi mới phương pháp , sử dụng thiết bị đồ dùng
dạy học, thực hành, đánh giá học sinh…
+ Kiểm tra nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn: soạn chấm bài, dạy theo phân phối
chương trình, dự giờ, giảng mẫu, họp tổ nhóm, hội giảng, thao giảng…
+ Kiểm tra kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
+ Kiểm tra các hoạt động Giáo dục lên lớp ngoài giờ, phụ đạo, ngoại khoá, thực
hành, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu…
- Trong khuôn khổ của đề tài, tôi chỉ đề cập đến công tác tổ chức, điều hành đối với

hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn.
+ Về thời gian sinh hoạt theo điều lệ của trường TPHT và trường phổ thông có
nhiều cấp học kèm theo thông tư số:12/2011/TT-BGDĐT, ngày 28/3/2011 của bộ
trưởng Bộ giáo dục và đào tạo, các tổ chuyên môn sinh hoạt 2 tuần/lần và có thể họp
đột xuất theo yêu cầu công việc khi Hiệu trưởng yêu cầu. Tuy nhiên, tuỳ theo thực tế
từng thời điểm trong năm mà việc sinh hoạt tổ chuyên môn có thể tăng thêm trong
tháng, trong tuần. Đối với trường chúng tôi, việc sinh hoạt tổ chuyên môn được duy
trì đều đặn 2 tuần một lần. Lịch sinh hoạt tổ chuyên môn nhà trường quy định cụ thể
vào các buổi chiều thứ 7 (cuối tuần), được bố trí cùng lịch kiểm tra chung của học
sinh. Nhà trường phân công cụ thể tổ nào tham gia coi kiểm tra, tổ nào sinh hoạt tổ
chuyên môn. Và cứ thế các tổ thay nhau tuần coi kiểm tra tuần sinh hoạt tổ chuyên
môn. Lịch sinh hoat tổ chuyên môn được xây dựng cùng với kế hoạch chuyên môn
9


của tổ, được dự kiến thời gian cụ thể, nếu có thay đổi Tổ trưởng báo cáo Hiệu trưởng,
Phó Hiệu trưởng bù vào thời gian khác. Thời gian sinh hoạt tổ chuyên môn được xây
dựng theo tháng, theo từng học kì.
+ Về nội dung:
Đây là vấn đề quan trong nhất trong sinh hoạt tổ chuyên môn. Bởi vì
không có chỉ đạo cụ thể, không có kế hoạch rỏ rang thì sinh hoạt các tổ chuyên môn
sẽ trở nên bị động, rơi vào hoạt động hành chính, sự vụ, mất thời gian, kém hiệu quả.
Nắm rõ mặt yêu ngày trong sinh hoạt tổ chuyên môn nên tôi trực tiếp họp với các tổ
trưởng chuyên môn, xây dựng kế hoạch cụ thể. Mỗi tổ chuyên môn xây dựng một bản
kế hoạch về sinh hoạt tổ theo thời gian quy định từng học kì. Nội dung sinh hoạt tổ
gồm những gì? Ai trình bày? Ai tham gia hỗ trợ? Ai tổ chức để học sinh cùng tham
gia (Nếu có sự tham gia của học sinh như chuyên đề, hội giảng…). Phó Hiệu trưởng
kết hợp cùng tổ trưởng phân công các thành viên trong tổ chuẩn bị nội dung để trình
bày trong các buổi sinh hoạt. Việc phân công nội dung chuẩn bị cho thành viên trong
tổ ngay từ đầu học kì cho các buổi sinh hoạt tổ giúp cho các tổ trưởng và các giáo

viên chủ động. Từ sự chủ động đó các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn có nội dung
phong phú, thiết thực với công tác giảng dạy, và các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn trở
thành cầu nối để giáo viên có dịp trao đổi, bàn luận, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Thông qua hoạt động tổ chuyên môn, giáo viên trình bày những ý tưởng về một vài
hình ảnh sử dụng CNTT, cách soạn một giáo án mang tính sư phạm…
Đối với giáo viên mới vào nghề, đang tập sự, ngoài việc dự giờ trên lớp
để học hỏi từ đồng nghiệp, thì sinh hoạt tổ chuyên môn là một hoạt động sư phạm hữu
ích, giúp bản thân nâng cao kĩ năng và phương pháp giảng dạy tốt nhất.
Hoạt động tổ chuyên môn khi được chuẩn bị nội dung đầy đủ kĩ càng đúng chuyên
môn còn giúp bản thân giáo viên dễ nhận ra nhựng hạn chế của bản thân trong giảng
dạy.
Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn không chỉ đề cập đến những nội dung chuyên
môn đơn điệu mà cần đa dạng hoá, phong phú hoá. Có nghĩa là nội dung nên đề cập
10


đến nhiều lĩnh vực của chuyên môn. Từ đổi mới phương pháp đánh giá học sinh đến
việc sử dụng CNTT, soạn giáo án điện tử…
Các nội dụng cần bao hàm nhiều đối tượng học sinh: Giỏi, khá,TB hoặc yếu.
Chẳng hạn: - Bồi dưỡng học sim tham gia kì thi học sinh giỏi tỉnh Khối 10, 12. Hoặc
phụ đạo học sinh yếu kém …
Khi nội dung sinh hoạt được đa dạng hoá thì các buổi sinh hoạt trở nên hấp dẫn hơn,
thu hút được sự tham gia tích, nhiệt tình hơn của giáo viên.
+ Về hình thức tổ chức các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn :
Đây là vấn đề khó khăn nhất đối với các nhà trường và các tổ trưởng
trong sinh hoạt tổ chuyên môn. Hầu hết các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn được thực
hiện theo phương thức tổ trưởng thông qua lí do, thành viên được trình bày và sau đó
cả tổ thảo luận, góp ý. Và vì thế các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn cứ thế 2 lần trong
tháng trôi đi một cách tẻ nhạt và vô vị. Nguyên nhân của hình thức sinh hoạt trên là
do chúng ta đầu tư cho sinh hoạt tổ quá ít cả về thời gian và công sức.

Hầu hết giáo viên ngại tốn thời gian, ngại tìm hiểu, ngại phải sử dụng các
phương tiện hỗ trợ.
Nắm được những hạn chế này trong sinh hoạt tổ chuyên môn của các tổ, tôi yêu cầu
các tổ trưởng phải xây dựng tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn bằng nhiều hình thức đa
dạng hơn. Trong đó một số nội dung sinh hoạt đòi hỏi sự tham gia của học sinh.
Chẳng hạn: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề. Ở đó học sinh sẽ được trả lời một số
câu hỏi trắc nghiệm, đoán chữ, đoán hình (Tiếng Anh), thi đọc thơ tình yêu, ca dao
đời sống, minh hoạ bằng hát xướng, kịch nói, vẽ tranh.. (môn Văn), thi làm bắn tiên
lửa nước (Vật Lý)vv…
Những buổi sinh hoạt tổ chuyên môn này luôn làm hấp dẫn thầy và trò, đưa lại hiệu
ứng rất tốt trong sinh hoạt tổ chuyên môn.
Có thể nói thay đổi đa dạng hoá phương thức tổ chức và phong phú hoá nội dung
sinh hoạt là những yếu tố thiết thực đưa lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học.
11


+ Chỉ đạo và quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn của Hiệu trưởng:
Thứ nhất: xây dựng kế hoạch cụ thể từng học kì, từng tháng.
Thứ hai: tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn theo
tháng, dự kiến thời gian, nội dung, người thực hiện cụ thể.
Thứ 3: Hiệu trưởng duyệt kế hoạch, góp ý hoàn thiện kế hoạch
Thứ 4: phân công các thành viên bam giám hiệu tham dự buổi sinh hoạt tổ
chuyên môn. Cụ thể:
Hiệu trưởng: ngữ văn, anh văn
Phó Hiệu trưởng 1: Vật lý, toán, tin.
Phó Hiệu trưởng 2: hoá, sinh, công nghệ.
Phó Hiệu trưởng 3: lịch sử, địa lý, GDCD.
Việc phân công dự sinh hoạt tổ chuyên môn, dựa trên nguyên tắc các thành viên bam
giám hiệu thuộc môn nào dự sinh hoạt chung môn của tổ đó. Các thành viên bam

giám hiệu là một thành viên của tổ chuyên môn, cùng sinh hoạt chuyên môn như các
giáo viên khác. Nhờ vậy vừa tạo được sự gần gũi, thân thiện, vửa động viên khuyến
khích vừa có thể học tập qua lại lẫn nhau trong chuyên môn. Việc các thành viên
trong ban giám hiệu tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn đối với trường chúng tôi trở
thành nề nếp và đưa lại hiệu quả cao trong công tác quản lí.
Thứ 5: góp ý kiến và rút kinh nghiệm trong các buổi sinh hoạt chuyên môn.
Tham gia sinh hoạt chuyên môn với các tổ theo nề nếp đã khó, góp ý kiến rút kinh
nghiệm còn khó hơn. Bởi vì Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng khi chuyển sang làm công
tác quản lý, dễ sao nhãng về công tác chuyên môn. Họ không cỏn nhiều thời gian để
tìm tòi, để nghiên cứu lĩnh vực này. Đây là trở ngại khiến Hiệu trưởng, phó Hiệu
trưởng ngại góp ý.
Tuy nhiên với chúng tôi công việc này cũng trở nên bình thường vì nội dung sinh
hoạt tổ chuyên môn được các tổ chuẩn bị, gửi trước để nghiên cứu, mặt khác các
thành viên ban giám hiệu dự sinh hoạt tổ chuyên môn của các tổ thuộc chuyên môn

12


của mình. Chính vì vậy khâu góp ý kiến, rút kinh nghiệm trong các buổi sinh hoạt
được tổ chức thường xuyên, có ý nghĩa thiết thực.
b. Các giải pháp thực hiện tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn, Giải pháp 1: Nhận
thức đúng vai trò, nhiệm vụ hết sức quan trọng của sinh hoạt tổ chuyên môn:
Đây là hoạt động tập thể quan trọng trong sinh hoạt của hội đồng nhà trường. Bởi
vì thông qua tổ chuyên môn các nghị quyết của toàn trường trong tháng được cụ thể
hóa, trực tiếp thực hiện ở các thành viên trong từng tổ chuyên môn. Hiệu trưởng nhận
thức sâu sắc ý nghĩa đó và quán triệt đến từng tổ trưởng, từng giáo viên. Đối với giáo
viên, môi trường tổ chuyên môn giúp họ trưởng thành trong nghiệp vụ sư phạm.
Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng nhân thức được rằng kiểm tra hoạt động
chuyên môn giúp Hiệu trưởng thấy được toàn bộ bức tranh hoạt động sư phạm của tập
thể giáo viên, trong đó bộc lộ tất cả các khâu của quá trình giảng dạy giáo dục, thấy rõ

tác động của tập thể đến cá nhân và mối quan hệ tương tác giữa các thành viên trong
tập thể.
Giải pháp 2:
Xây dựng kế hoạch thống nhất từ Ban giám hiệu đến từng giáo viên cụ thể. Đây
không phải là kế hoạch chung chung, mà cụ thể hóa đến từng chi tiết, từng con người
cụ thể. Khi xây dựng kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn trong học kì, trong tháng,
thậm chí đến từng tuần, từng buổi. Tổ trưởng chuyên môn phải cùng các thành viên tổ
mình xem xét các điều kiện khách quan, chủ quan, từng hoàn cảnh con người một để
phân công việc chuẩn bị nội dung cho từng buổi họp phù hợp thực tế và khoa học.
Nội dung của các buổi họp cũng phải được xem xét kĩ lưỡng theo từng thời điểm, chủ
đề, các đợt thi đua trong năm. Nếu kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn được chi tiết
hóa đến từng sự việc, con người cụ thế như thế thì tổ trưởng sẽ hết sức chủ động trong
điều hành kế hoạch của mình.
Giải pháp 3: Công tác điều hành, kiểm tra nhiệm vụ sinh hoạt tổ chuyên môn của
Hiệu trưởng

13


Từ kế hoạch trên giấy chuyển thành hoạt động thực tế trong năm học là cả một vấn
đề lớn. Nếu Hiệu trưởng không dành nhiều thời gian cho việc kiểm tra, giám sát thực
hiện thì tất cả các khâu trên cũng trở nên vô nghĩa. Như chúng ta đã phân tích ở phần
nội dung là sinh hoạt các tổ chuyên môn một cách có hiệu quả thì hết sức tốn thời
gian và công sức. Mà điều này thì giáo viên rất không mong muốn một chút nào. Họ
chỉ mong sinh hoạt chơp nhoáng, triển khai văn bản chỉ thị, các thông báo mang tính
hành chính xong sớm lúc nào hay lúc đó. Chính vì vậy việc sinh hoạt sẽ rơi vào hành
chính, sự vụ, khi thiếu sự kiểm tra của Hiệu trưởng. Đây là giải pháp quan trọng để
đưa hoạt động sư phạm tổ chuyên môn vào nề nếp, có hiệu quả đồng thời giúp Hiệu
trưởng nắm được toàn bộ bức tranh hoạt động sư phạm của giáo viên. Hiệu trưởng
còn phải thường xuyên dự sinh hoạt tổ chuyên môn các buổi tổ chức chuyên đề,

chuẩn bị những ý kiến đóng góp của sức thuyết phục.
Giải pháp 4: Hiệu trưởng có đóng góp ý kiến rút kinh nghiệm tư vấn cho tổ chuyên
môn.
Đây là một giải pháp không dễ dàng gì đối với Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng.
Bởi vì như chúng ta đã phân tích trong phần nguyên nhân tại sao Hiệu trưởng không
thường xuyên chú trọng cho công tác sinh hoạt sinh hoạt tổ chuyên môn. Trong đó có
một nguyên nhân là Hiệu trưởng không am hiểu hết tất cả các lĩnh vực của chuyên
môn. Chính vì vậy trong một buổi sinh hoạt thuần túy chuyên môn không thuộc lĩnh
vực môn học của mình, Hiệu trưởng không đủ tự tin để nhận xét, đánh giá hay tư vấn.
Đây cũng là một rào cản để Hiệu trưởng ít tham gia vào các hoạt động chuyên môn
của tổ. Nhưng không phải vì khó khăn trên mà Hiệu trưởng khoán trắng cho các tổ
truởng. Nếu Hiệu trưởng có kế hoạch phân công khoa học, đầu tư thời gian vào việc
hiểu biết các nội dung của các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn thì khâu góp ý và tư vấn
cũng sẽ dễ dàng hơn. Chẳng hạn: Hiệu trưởng có thể phân công phó Hiệu trưởng ở
môn học đó cùng dự. Hiệu trưởng góp ý, tư vấn cho tổ chuyên môn về kĩ năng,
phương pháp… Nếu làm được như thế thì chắc chắn những góp ý của Hiệu trưởng hết
sức thiết thực và có ý nghĩa. Bản thân tôi cùng từng gặp những khó khăn trong công
14


tác dự giờ, dự sinh hoạt chuyên môn của tổ nhưng bằng biện pháp trên tôi đã tháo gỡ
được khó khăn. Công tác sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường tôi càng càng có nề nếp,
tự giác và chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn hiệu quả tốt hơn.
Các thành viên của Ban giám hiệu luôn luôn nhận thức sâu sắc hoạt động sư phạm
trong nhà trường là hoạt động trọng tâm mà Hiệu trưởng, Hiệu phó cần phải đầu tư
nhiều thời gian, công sức. Trong đó kể cả hoạt động sinh hoạt của tổ chuyên môn. Từ
nhận thức sâu sắc đó để Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch cụ thể cho việc thực hiện
hoạt động.
Hoạt động chuyên môn của các tổ đi vào nề nếp, có kế hoạch, đầu tư và nội dung
chuyên môn thì tập thể đoàn kết, các thành viên trong đơn vị yêu thương quan tâm

giúp đỡ nhau. Việc tự học hỏi, bồi dưỡng nâng cao kiến thức ngày càng tự giác, trình
độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên càng phát triển bền vững.
Việc tăng cường sinh hoạt tổ chuyên môn đã góp phần nâng cao tỉ lệ đạt chuẩn
100% và trên chuẩn gần 20% của Chi bộ, giáo viên trong nhà trường. Đây là điều
đáng tự hào của nhà trường chúng tôi. Giáo viên của trường THPT Tam Phước rất có
ý thực tự giác trong việc nâng cao trình độ chuyên môn.Từ chỗ trình độ giáo viên
được nâng cao, công tác giảng dạy có nề nếp, có chiều sâu. Tỉ lệ học sinh giỏi được
nâng lên rõ rệt, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp năm sau cao hơn năm trước, học sinh giỏi
toàn diện tăng, học sinh yếu ,kém giảm.(Bảng số liệu kèm theo).

+ Kết quả xếp loại Hạnh kiểm:
Xếp
loại

2010 - 2011

2011 - 2012

2012 - 2013
15


Tốt
Khá
TB
Yếu
Kém

1025
227

34
17

78.66%
17.42%
2.61%
1.31%

1029
190
28
22

81.10%
14.97%
2.21%
1.73%

974
220
43
17

77.67%
17.54%
3.43%
1.36%

+ Kết quả xếp loại học lực:
Xếp loại

Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém

2010 - 2011
25
1.92%
384
29.24%
841
64.54%
56
4.09%

2011 - 2012
40
3.15%
548
43.18%
636
50.12%
43
3.39%
2
0.16%

2012 - 2013
67

5.34%
541
43.14%
585
46.65%
64
4.86%

Tóm lại:
Để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong trường THPT, đáp
ứng ngày càng cao nhu cầu của xã hội, Hiệu trưởng trong mọi nhà trường phải luôn
luôn đổi mới công tác quản lí. Đó cũng là mục tiêu chung của chúng ta trong giai
đoạn 2010 đến 2015. Mỗi Hiệu trưởng phải nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình
để công tác quản lí trong nhà trường luôn luôn đạt hiệu quả cao. Người Hiệu trưởng
phải kết hơp hài hòa được cả ba yếu tố tâm, tiền, tài trong tổ chức, điều hành các
hoạt động trong nhà trường. Và một trong những hoạt động hạt nhân, cốt lõi quyết
định công tác quản lí của Hiệu trưởng là quản lí dạy và học, đến cả những khâu nhỏ
nhất đó là hoạt động sư phạm sinh hoạt tổ chuyên môn.Nếu làm được như thế chắc
chắn công tác quản lí của Hiệu trưởng sẽ thành công rực rỡ.
16


c. Những đóng góp của đề tài:
Nội dung của đề tài nằm trong điều lệ hoạt động của trường THPT, vì vậy đây là
công việc thường xuyên tổ chức, điều hành các hoạt động trong trường học của bất cứ
Hiệu trưởng nào. Từ đó, để chúng ta thấy được đề tài không có tính mới. Tuy nhiên,
việc đẩy mạnh sinh hoạt của các tổ chuyên môn trong nhà trường được áp dụng cụ thể
trong hoàn cảnh một trường THPT loại II (bán thành thị) đã mang lại hiệu quả cao
trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong nhà trường, đáp ứng nhu cầu
của xã hội hiện nay thì hoàn toàn mới.

+ Về phía giáo viên nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của sinh hoạt tổ chuyên môn.
Giáo viên ý thức được rằng tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn cũng giống như việc
thực hiện một giờ dạy ở trên lớp. Từ đó, giáo viên không coi nhẹ, không bỏ quên,
xem đó là công việc thường xuyên trong công tác giảng dạy. Khi giáo viên đã thông
hiểu sâu sắc ý nghĩa của công việc sinh hoạt chuyên môn thì họ sẽ tự giác trân trọng
công việc được giao. Họ không phải là người đến ngồi nghe, ghi chép mà còn tìm
hiểu, chuẩn bị nội dung kĩ càng, sẽ đóng góp những ý kiến, những ý tưởng mới mẻ.
Đừng bao giờ để giáo viên xem sinh hoạt tổ chuyên môn là công việc phụ, và giáo
viên cảm thấy là người thừa khi tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn. Với phương châm
đặt ra này, chúng tôi đã làm được. Bởi thực tế hoạt động sư phạm sinh hoạt tổ chuyên
môn đã đưa lại cho giáo viên cảm giác không thể thiếu nó. Hầu như không có giáo
viên nào xin nghỉ sinh hoạt tổ chuyên môn của mình khi không có lí do chính đáng.
+ Về phía cán bộ quản lí:
Từ thực tế áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào công tác quản lí của bản thân, tôi tự
nhận thấy đề tài có nhiều đóng góp trong công tác quản lí của người Hiệu truởng. Đề
tài giúp chúng ta có một cái nhìn đầy đủ, đúng đắn, toàn diện hơn trong việc đổi mới
công tác quản lí. Trong đổi mới, chúng ta không chỉ quan tâm đến những gì lớn lao
mà phải biết được từ những khâu nhỏ nhất của từng nhiệm vụ. Sinh hoạt tổ chuyên
môn, nhiều Hiệu trưởng xem đó là việc nhỏ, việc vặt vãnh, việc phụ. Thế nhưng khi
đủ sức thực hiện một cách bài bản, có khoa học thì kết quả không nhỏ một tí nào.
17


Chính vì vậy, để đẩy mạnh chất lượng giáo viên, chất lượng học sinh không thể bỏ
qua nhiệm vụ sinh hoạt tổ chuyên môn.
V. Bài học kinh nghiệm
Từ kinh nghiệm kiểm tra hoạt động sư phạm sinh hoạt tổ chuyên môn trong công
tác quản lí, bản thân tôi rút ra bài học kinh nghiệm như sau:
Thứ nhất: Định hướng “đổi mới giáo dục một cách toàn diện và đổi mới công tác
quản lí” là một định hướng hoàn toàn đúng đắn trong chiến lược, sách lược về giáo

dục nước nhà. Để giáo dục “là quốc sách hàng đầu”, không ngừng nâng cao chất
lượng đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của xã hội thì bản thân mỗi cán bộ quản lí
và giáo viên không ngừng đổi mới phương pháp.
Thứ hai: Ban giám hiệu nhà trường phải có đầu tư thời gian thích đáng, có chỉ đạo cụ
thể thống nhất tới từng tổ trưởng, giáo viên.
Thứ ba: Ban giám hiệu có kế hoạch cụ thể, hợp lí, khoa học và luôn thống nhất từ
trên lãnh đạo đến các tổ chuyên môn.
Thứ tư: Ban giám hiệu nhà trường phải thường xuyên tham gia sinh hoạt cùng các tổ
chuyên môn. Việc tham gia sinh hoạt không chỉ nhằm mục đích giám sát, kiểm tra mà
tạo được một khoảng cách gần gũi giữa Hiệu trưởng và giáo viên. Mặt khác, các buổi
sinh hoạt chuyên môn giúp Hiệu trưởng có dịp bày tỏ quan điểm của mình về một vấn
đề nào đó thuộc môn học và từ đó nâng cao thêm hiểu biết và kinh nghiệm cho bản
thân.
Tuy nhiên, hoạt động sư phạm sinh hoạt tổ chuyên môn ở các trường học đang gặp
nhiều khó khăn, khó có thể thực hiện hiệu quả. Bởi vì Hiệu trưởng thường khoán
trắng cho các tổ trưởng, mặt khác giáo viên giảng dạy quá nhiều giờ, dạy học hai buổi
khiến họ không còn thời gian đầu tư cho việc khác. Hơn nữa, một số trường học cơ sở
vật chất thiếu thốn, phòng bộ môn không có, muốn sinh hoạt cũng không được. Tất cả
những khó khăn trên sẽ cản trở hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường học để
nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn muôn đời là hành chính, sự vụ.
Từ những khó khăn trên, tôi đưa ra một vài kiến nghị:
18


− Thứ nhất: đầu tư cơ sở vật chất đồng bộ cho các trường phổ thông, nhất là
phòng bộ môn cần được trang bị đầy đủ.
− Thứ hai: giảm tiết dạy trong tuần của giáo viên, tăng tiết kiêm nhiệm của tổ
trưởng.
− Thứ ba: có giải pháp tích cực, giải quyết dứt điểm công tác dạy thêm và học
thêm (đây là nguyên nhân dẫn đến việc mất rất nhiều thời gian của thầy và trò),

ảnh hưởng tới rất nhiều hoạt động của nhà trường.
− Thứ tư: đưa sinh hoạt tổ chuyên môn vào tiêu chí để kiểm tra, thanh tra sư
phạm (không chỉ trên hồ sơ, giấy tờ). Thanh tra chéo có thể tham gia dự một
buổi sinh hoạt của tổ chuyên môn.
VI. Kết luận
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ xI đã nêu rõ đường lối phát triển giáo
dục trong thời gian tới, “tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung
phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lí giáo dục, thực hiện
chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”, để giáo dục ngày càng đáp ứng nhu cầu phát
triển của xã hội.
Nhận thức sâu sắc quan điểm đó của Đảng, ngành giáo dục đang cố gắng hết mình để
đầu tư từng bước, hoàn thiện từng bước, từ cơ sở vật chất đến yếu tố con người.
Bản thân mỗi nhà quản lí không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,
năng lực lãnh đạo, đổi mới phương pháp để tạo được những biến chuyển mang tính
đột phá. Từ đó đưa chất lượng giáo dục ngày một đi lên, đáp ứng đòi hỏi phát triển
của xã hội.

VII. Tài liệu tham khảo

19


1. Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành
theo thông tư số 12/2011/TT BGD ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ giáo
dục đào tạo).
2. Quyết định số 80/2008/QĐ – Bộ GDĐT, ngày 30 tháng 12 năm 2008 quyết
định ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường
THPT).
3. Các nghị quyết trung ương Đảng khóa VIII, IX, X, XI – Nxb Chính trị quốc gia
Hà Nội.

4. Điều hành các hoạt động trong nhà trường – Nxb Hà Nội ( chủ trì biên soạn:
Th.S Nguyễn Thị Thái).
5. Cẩm nang dành cho Hiệu trưởng – Nxb Chính trị quốc gia (nhóm tác giả dịch
nguyên bản tiếng Anh – Nguyễn Trường).

20



×