Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

skkn THAM mưu xây DỰNG văn bản CHỈ đạo, điều HÀNH của ủy BAN NHÂN dân TỈNH đối với LĨNH vực GIÁO dục và đào tạo TRÊN địa bàn TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.36 KB, 13 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
VĂN PHÒNG SỞ
–––––––––––––

Mã số: ................................

Một số kinh nghiệm
THAM MƯU XÂY DỰNG VĂN BẢN CHỈ ĐẠO,
ĐIỀU HÀNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
ĐỐI VỚI LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

Người thực hiện: NGUYỄN BỬU TÙNG
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục



Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 
Phương pháp giáo dục



Lĩnh vực khác: Hành chính 
Có đính kèm:
 Mô hình

 Phần mềm

 Phim ảnh


Năm học: 2012 - 2013

 Hiện vật khác


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên:

NGUYỄN BỬU TÙNG

2. Ngày tháng năm sinh:

04/6/1960

3. Nam, nữ:

Nam

4. Địa chỉ:

Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai

5. Điện thoại: 061.3846866 (CQ)/
6. Fax:
7. Chức vụ:

(NR); ĐTDĐ:

E-mail:

Phó Chánh Văn phòng

8. Đơn vị công tác: Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học
- Năm nhận bằng:

2005

- Chuyên ngành đào tạo:

Lịch sử

III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm:

Quản lý giáo dục

Số năm có kinh nghiệm: 23 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
Kinh nghiệm nghiên cứu và xử lý thông tin;
Ứng dụng công nghệ thông tin thu thập, quản lý và khai thác thông tin trong
công tác hành chính văn phòng;
Thiết lập hồ sơ trong quá trình giải quyết công việc.

2


MỘT SỐ KINH NGHIỆM
THAM MƯU XÂY DỰNG VĂN BẢN CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH

CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỐI VỚI LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
––––––––––––––––––––––
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 2, Thông tư liên tịch số
47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ
Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế
của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ và quyền hạn “Chủ
trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Dự thảo
quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm, chương trình, dự án, đề án,
biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước, quyết
định, chỉ thị về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh để phát triển giáo dục”.
Căn cứ quy định về tổ chức và hoạt động của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh
Đồng Nai được ban hành theo Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 05/3/2012
của Uỷ ban nhân dân tỉnh; căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức thuộc Sở
giúp Giám đốc thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Giáo dục và Đào tạo
được ban hành theo Quyết định số 303/QĐ-SGDĐT ngày 20/4/2012 của Sở Giáo
dục và Đào tạo, Giám đốc Sở phân công, giao trách nhiệm cho các phòng, ban chủ
trì, phối hợp dự thảo các văn bản trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
Với cương vị là Phó Chánh Văn phòng được giao nhiệm vụ quản lý về công
tác hành chính, tổng hợp của Văn phòng Sở, đối với tôi, giúp Giám đốc Sở xây
dựng các dự thảo văn bản trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành là công việc khá
thường xuyên.
Tùy theo tính chất, yêu cầu, nội dung, các văn bản tham mưu trình Ủy ban
nhân dân tỉnh mà đòi hỏi phải có sự phối hợp soạn thảo với các phòng, ban trong
cơ quan Sở và các cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, bản thân tôi đã nghiên cứu để

bảo đảm sự phối hợp soạn thảo văn bản từng bước nhẹ nhàng, thuận lợi, đạt hiệu
quả cao. Sau đây, tôi xin phép được trình bày “Một số kinh nghiệm tham mưu xây
dựng văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với lĩnh vực giáo dục và đào
tạo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Mục đích của việc ban hành văn bản chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân
dân tỉnh?
3


Văn bản chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh là dạng văn bản quy
phạm pháp luật hoặc là dạng văn bản hành chính thông thường nhằm để truyền đạt
các quyết định trong quản lý nhà nước. Các quyết định đó thường xuất phát từ các
văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính Phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành
Trung ương, của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân; các văn bản này có thể là văn bản
quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính thông thường. Văn bản chỉ đạo, điều
hành của Ủy ban nhân dân tỉnh còn có thể xuất phát từ yêu cầu giải quyết các vấn
đề trong thực tế của địa phương.
Những yêu cầu cơ bản đối với văn bản chỉ đạo, điều hành của Ủy ban
nhân dân tỉnh là gì?
Văn bản chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh phải bảo đảm chức
năng thông tin: ghi, truyền đạt đầy đủ, chính xác thông tin từ sự chỉ đạo, điều hành
của các cơ quan Nhà nước Trung ương, từ Ủy ban nhân dân tỉnh đến các cơ quan
cấp dưới và toàn xã hội.
Văn bản chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh phải bảo đảm chức
năng pháp lý: ghi lại các quy phạm pháp luật và các quan hệ về luật pháp hình
thành trong quá trình quản lý và các hoạt dộng khác; là chứng cứ pháp lý để giải
quyết các nhiệm vụ cụ thể trong quản lý và điều hành công việc của cơ quan.
Văn bản chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh phải bảo đảm chức

năng quản lý: chuyển tải nội dung quản lý; là căn cứ cho công tác kiểm tra hoạt động
của bộ máy quản lý.
Yêu cầu về hình thức văn bản: theo khuôn mẫu quy định của cơ quan có
thẩm quyền.
Yêu cầu về nội dung văn bản:
- Có tính hợp pháp:
+ Văn bản có giá trị pháp lý thấp hơn không được trái với văn bản có giá trị
pháp lý cao hơn.
+ Văn bản của cơ quan cấp dưới không được trái với văn bản của cơ quan
cấp trên, văn bản địa phương không được trái với văn bản trung ương.
+ Các văn bản không được vượt thẩm quyền của cơ quan hay cá nhân ban
hành. Ở đây có hai khía cạnh cần lưu ý: Thứ nhất, không được vượt quá thẩm
quyền; thứ hai, không được lẩn tránh trách nhiệm, tức là đáng ra cơ quan phải ban
hành văn bản để giải quyết công việc thì thoái thác lẩn tránh.
- Có tính hợp lý: Văn bản phải đảm bảo có thể thực thi, có hiệu lực trong
cuộc sống.
Một văn bản khi ban hành phải nêu rõ:
+ Nhiệm vụ
+ Đối tượng
+ Thời gian
4


+ Phương tiện thực hiện
Văn bản phải bảo đảm tính hệ thống toàn diện. Khi soạn thảo, nhất thiết phải
đặt văn bản trong bối cảnh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; phải căn cứ vào mục
tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài; có sự thích ứng giữa mục tiêu, nhiệm vụ cần đạt
với điều kiện, phương tiện thực hiện. Để đảm bảo tính hệ thống, nhất quán, văn
bản ra sau phải thống nhất, đồng bộ với văn bản ra trước.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài

a) Nhận thức về việc tham mưu xây dựng văn bản chỉ đạo, điều hành của Ủy
ban nhân dân tỉnh đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo
- Nhận thức về trách nhiệm: Khi tham mưu soạn thảo một văn bản chỉ đạo,
điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều phòng,
ban trong cơ quan Sở và các cơ quan, đơn vị, địa phương khác. Vì thế cán bộ hoặc
phòng, ban được giao chủ trì soạn thảo phải có trách nhiệm chủ động thực thi
nhiệm vụ được giao; cán bộ hoặc phòng, ban được giao phối hợp phải có trách
nhiệm chủ động cung cấp thông tin cho cán bộ, phòng, ban chủ trì, rà soát thông
tin đã dự thảo.
- Hiểu biết các yêu cầu của một văn bản chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân
dân tỉnh: nắm rõ các nội dung chỉ đạo của văn bản cấp trên để tham mưu văn bản
của Ủy ban nhân dân tỉnh đảm bảo các chức năng, yêu cầu về hình thức và nội
dung của một văn bản hành chính.
- Nắm vững các văn bản có liên quan của cơ quan cấp trên và các văn bản
khác có liên quan của Ủy ban nhân dân tỉnh để văn bản mới được ban hành tập
trung vào lợi ích cả nước, lợi ích đúng đắn của địa phương và tuân theo các quyết
định của cơ quan cấp trên.
- Hiểu rõ thẩm quyền ban hành văn bản hành chính của Ủy ban nhân dân
tỉnh để đảm bảo tính hợp pháp.
- Hiểu rõ và thực hiện đúng quy định về trình tự, thủ tục ban hành văn bản
của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Hiểu rõ và thực hiện đúng quy định tổ chức và hoạt động của Sở Giáo dục
và Đào tạo được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số
16/2012/QĐ-UBND ngày 05/3/2012.
- Hiểu rõ và thực hiện đúng quy định chức năng, nhiệm vụ của phòng, ban
Sở được ban hành kèm theo Quyết định số 303/QĐ-SGDĐT ngày 20/4/2012 của
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai.
- Hiểu rõ và thực hiện đúng quy định Quyết định số 482/QĐ-SGDĐT ngày
11/7/2011 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai ban hành Quy chế công tác
văn thư lưu trữ của cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai.

- Rà soát nhiệm vụ được giao, hàng năm các phòng, ban Sở phải tham mưu
Giám đốc Sở để đăng ký đưa vào chương trình ban hành văn bản của Ủy ban nhân
dân tỉnh, bao gồm các văn bản hành chính thông thường và văn bản quy phạm
pháp luật.
5


b) Các bước tham mưu xây dựng văn bản chỉ đạo, điều hành của Ủy ban
nhân dân tỉnh đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo dưới dạng là một văn bản hành
chính thông thường
Các bước thực hiện tham mưu xây dựng văn bản chỉ đạo, điều hành của Ủy
ban nhân dân tỉnh đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo dưới dạng là một văn bản
hành chính thông thường theo lưu đồ sau:
Bước

Phân công

Công việc

Văn bản, tài liệu

1

CB chủ trì

Lựa chọn hình thức văn bản

2

CB chủ trì


Xây dựng đề cương hoặc dự Đề cương hoặc dự thảo
thảo văn bản
văn bản; VB của cấp
trên; văn bản, tài liệu liên
quan

3

CB chủ trì

Thành lập Tổ biên soạn dự thảo Công văn hoặc Quyết
văn bản
định của Sở GD&ĐT

4

Tổ Biên
soạn hoặc
CB có liên
quan

Tổ chức biên soạn dự thảo văn Đề cương hoặc dự thảo
bản
văn bản; VB của cấp
trên; văn bản, tài liệu liên
quan

5


CB chủ trì;

Tổ chức lấy ý kiến của các cơ Công văn đề nghị góp ý;
quan, đơn vị và địa phương
dự thảo văn bản; VB của
cấp trên; văn bản, tài liệu
liên quan

Tổ Biên
soạn hoặc
CB có liên
quan
6

CB chủ trì

VB của cấp trên; văn
bản, tài liệu liên quan

Lập hồ sơ trình Ủy ban nhân Tờ trình; dự thảo văn
dân tỉnh ban hành văn bản
bản; VB của cấp trên;
văn bản, tài liệu liên quan

* Giải thích một số từ ngữ:
- CB: Cán bộ
- CB chủ trì: Cán bộ, công chức được phân công chủ trì soạn thảo văn bản
- VB của cấp trên: Văn bản của các cơ quan cấp trên mà theo đó Ủy ban nhân
dân tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo, điều hành.
Sau đây là công việc cụ thể theo từng bước:

Bước 1: Lựa chọn hình thức văn bản
Cán bộ chủ trì soạn thảo văn bản dựa vào các căn cứ sau để lựa chọn hình
thức văn bản khi soạn thảo:
- Căn cứ vào văn bản yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh;
6


- Căn cứ vào hình thức và nội dung văn bản của cấp trên;
- Căn cứ vào thẩm quyền ban hành văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Ví dụ: Thực hiện nội dung văn bản số 986/UBND-VX ngày 30/01/2013 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg của Thủ
tướng Chính phủ; qua nghiên cứu Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 22/01/2012 của Thủ tướng
Chính phủ về việc triển khai thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội
nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; dựa vào tình hình thực tế
trên địa bàn tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành
Chương trình khắc phục cơ bản tiêu cực trong dạy thêm, học thêm, việc lạm thu và sử
dụng không đúng mục đích, tiêu cực trong thi cử đối với ngành Giáo dục và Đào tạo trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Bước 2: Xây dựng đề cương hoặc dự thảo văn bản
Cán bộ chủ trì soạn thảo văn bản nghiên cứu nội dung văn bản cấp trên để
tham mưu văn bản chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời phối
hợp nghiên cứu các văn bản khác có liên quan để xây dựng đề cương văn bản hoặc
dự thảo văn bản.
Ví dụ: Ngày 15/4/2010, Ủy ban nhân dân tỉnh có công văn số 2913/UBNDVX về việc tổ chức triển khai Kế hoạch 141-KH/TU ngày 02/4/2010 của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Thông báo kết luận số 242-TB/TW ngày
15/4/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá
VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020. Để tham mưu
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 4589/KH-UBND ngày 11/6/2010 tổ

chức triển khai Kế hoạch 141-KH/TU, cán bộ chủ trì soạn thảo văn bản phải
nghiên cứu các văn bản: Kế hoạch 141-KH/TU; Đề án về đầu tư và phát triển giáo
dục Mầm non đến 2010 (theo nội dung Nghị quyết số 40/2002/NQ-HĐND ngày
15/11/2002 của HĐND tỉnh); Đề án nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bậc
Trung học phổ thông ngành Giáo dục - Đào tạo Đồng Nai năm 2005 và giai đoạn
2006 - 2010 (theo nội dung Nghị quyết số 30/2004/NQ-HĐND ngày 09/12/2004
của HĐND tỉnh); Đề án trường THPT trọng điểm chất lượng cao trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2010 - 2015 (theo Nghị quyết số 158/2009/NQ-HĐND ngày
10/12/2009 của HĐND tỉnh); Đề án Phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010 – 2015; Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống
giáo dục quốc dân; Dự án đầu tư ứng dụng CNTT đến năm 2015 (Quyết định số
698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ); Đề án Nâng cao chất lượng
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường giai đoạn 2008 – 2012; Chỉ
thị 71/2008/CT-BGDĐT ngày 23/12/2008 của Bộ GD&ĐT về tăng cường phối
hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh
viên; Thông tư liên tịch số 34/2009/TTLT-BGDĐT-BCA ngày 20/11/2009 của Bộ
GD&ĐT và Bộ Công an hướng dẫn phối hợp thực hiện công tác bảo đảm an ninh,
trật tự tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Thông tư liên tịch
số 35/2008/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14/7/2008 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ
7


Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục
và Đào tạo thuéc Uỷ ban nhân dân cấp tØnh, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Uỷ
ban nhân dân cấp huyện; Căn cứ chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học,
THCS, THPT theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22/01/2008, Quyết
định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007, Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT
ngày 22/10/2009 của Bộ GD&ĐT,…
Đối với văn bản có phạm vi điều chỉnh hẹp, thời gian thực hiện ngắn, cán bộ
chủ trì soạn thảo văn bản có thể dự thảo chi tiết văn bản để gửi xin ý kiến. Đối với

văn bản có phạm vi điều chỉnh rộng, thời gian thực hiện dài, cán bộ chủ trì soạn
thảo văn bản có thể soạn thảo đề cương văn bản để gửi xin cung cấp thông tin.
Ví dụ: Hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo có Quyết định ban hành Khung kế
hoạch thời gian năm học của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục
thường xuyên. Đây là một văn bản có phạm vi điều chỉnh đối với các cơ sở giáo
dục trong thời hạn 01 năm học và được tham mưu ban hành hàng năm nên để tham
mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ra Quyết định ban hành kế hoạch thời gian năm học,
cán bộ chủ trì soạn thảo văn bản có thể xây dựng dự thảo Quyết định của Ủy ban
nhân dân tỉnh rồi gửi xin ý kiến.
Bước 3: Thành lập Ban biên soạn dự thảo văn bản
Đối với văn bản phức tạp, có phạm vị điều chỉnh rộng, liên quan nhiều lĩnh
vực, nhiều ngành, thời gian thực hiện dài, cán bộ chủ trì soạn thảo văn bản tham
mưu lãnh đạo Sở thành lập Ban biên soạn dự thảo văn bản, phân công nhiệm vụ,
giao trách nhiệm và thời hạn hoàn thành.
Ví dụ: Khi tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số
4589/KH-UBND ngày 11/6/2010 Ban chức triển khai Kế hoạch 141-KH/TU, cần
thiết phải thành lập Ban biên soạn dự thảo văn bản. Bởi vì Kế hoạch này liên quan
đến tất cả các ngành học, cấp học, liên quan đến các Sở, ngành và địa phương và
có thời gian thực hiện đến năm 2020 nên cần thiết phải có sự tham gia của các
phòng, ban Sở để đảm bảo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành có đầy đủ
các chức năng thông tin, chức năng pháp lý, chức năng quản lý và có tính hợp
pháp, hợp lý.
Bước 4: Tổ chức biên soạn dự thảo văn bản
Cán bộ chủ trì soạn thảo văn bản cần thiết phải tham mưu lãnh đạo Sở ban
hành một công văn chỉ đạo hoặc một kế hoạch biên soạn dự thảo văn bản để gửi
đến các phòng, ban hoặc Ban biên soạn dự thảo văn bản nhằm đảm bảo cơ sở pháp
lý cho việc thực thi nhiệm vụ được giao.
Khi gửi đề cương dự thảo văn bản cho các thành viên của Ban biên soạn dự
thảo văn bản, cán bộ chủ trì soạn thảo văn bản phải gửi kèm hoặc gợi ý cụ thể các
văn bản, tài liệu liên quan để người tham gia biên soạn có điều kiện thuận lợi về

mặt thời gian tra cứu tài liệu cũng như tập trung vào nội dung chính của văn bản
dự thảo.
Căn cứ vào kế hoạch phân công, cán bộ được phân công phối hợp biên soạn
văn bản dự thảo tiến hành nghiên cứu văn bản, tài liệu liên quan để xác định đúng,
8


cụ thể, đầy đủ các nội dung theo yêu cầu của đề cương dự thảo văn bản. Chú ý làm
rõ nhiệm vụ, đối tượng, thời gian, phương tiện thực hiện.
Cán bộ được phân công phối hợp biên soạn văn bản dự thảo có trách nhiệm
gửi nội dung biên soạn theo phân công về cán bộ chủ trì soạn thảo theo đúng thời
hạn quy định.
Cán bộ chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm tổng hợp, hoàn chỉnh toàn
văn dự thảo văn bản và gửi lại xin ý kiến của các thành viên Ban Biên soạn để tiếp
tục xem xét hoàn chỉnh văn bản dự thảo.
Sau khi hoàn chỉnh dự thảo văn (sau khi có ý kiến của Ban biên soạn văn
bản), cán bộ chủ trì soạn thảo văn bản trình với lãnh đạo Sở để tiếp tục hoàn chỉnh.
Dự thảo văn bản chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh phải được
soạn thảo theo đúng thể thức và kỹ thuật trình bày đã được quy định tại Thông tư
số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ.
Trong quá trình tổ chức soạn thảo văn bản dự thảo, cán bộ chủ trì và cán bộ
phối hợp soạn thảo văn bản nên sử dụng phương tiện văn bản điện tử để cho việc
trao đổi tài liệu, văn bản được thuận tiện.
Bước 5: Tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị và địa phương
Căn cứ yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh, căn cứ nội dung tổ chức thực hiện
của dự thảo văn bản, cán bộ chủ trì soạn thảo văn bản tham mưu lãnh đạo Sở có
văn bản gửi xin ý kiến đối với văn bản dự thảo và đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa
phương có văn bản trả lời trong 15 ngày. Gửi kèm theo văn bản đề nghị góp ý là
dự thảo văn bản, các tài liệu, văn bản có liên quan.
Để thuận tiện cho việc góp ý, trong văn bản đề nghị góp ý nên có nội dung

gợi ý cụ thể các vấn đề mang tính chất quyết định riêng của địa phương, các vấn đề
được mở rộng, làm rõ văn bản của cấp trên nhằm đảm bảo có sự thống nhất cao nội
dung văn bản chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Sau khi tiếp nhận văn bản góp ý của các cơ quan, đơn vị, địa phương, cán bộ
chủ trì soạn thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến, trong đó làm rõ những ý kiến tiếp thu,
những ý kiến không tiếp thu và giải trình rõ lý do. Báo cáo tổng hợp ý kiến cần
thiết phải gửi xin ý kiến của các thành viên Ban Biên soạn văn bản để xem xét
thống nhất tiếp thu hay không tiếp thu.
Trong quá trình tổ chức lấy ý kiến, cán bộ chủ trì soạn thảo văn bản nên sử
dụng phương tiện văn bản điện tử để cho việc trao đổi tài liệu, văn bản được thuận
tiện.
Bước 6: Lập hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản
Cán bộ chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm tham mưu lãnh đạo Sở có
Tờ trình gửi Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét ban hành văn bản. Kèm theo Tờ
trình là dự thảo văn bản; Báo cáo tổng hợp ý kiến (kèm theo văn bản góp ý của các
cơ quan, đơn vị, địa phương); các văn bản, tài liệu liên quan. Nội dung Tờ trình
cần nêu rõ những cơ sở pháp lý, sự cần thiết ban hành văn bản để Ủy ban nhân dân
tỉnh có cơ sở xem xét ban hành.
9


* Bố cục của Tờ trình:
- Phần thứ nhất: Nêu lý do đưa ra vấn đề trình; phân tích thực trạng của vấn
đề trình.
- Phần thứ hai: Nêu nội dung của vấn đề trình; trình bày có lựa chọn tính
hiệu quả và khả thi; nêu bật khó khăn, thuận lợi và đề ra các giải pháp.
- Phần thứ ba: Nêu ý nghĩa tác dụng của vấn đề trình; kiến nghị cấp trên phê
chuẩn.
Chú ý, khi gửi hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh, phải gửi kèm file văn bản
điện tử đối với văn bản dự thảo.

III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Với nhiệm vụ được giao là Phó Chánh Văn phòng, phụ trách mảng công
việc hành chính tổng hợp của cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai, tôi
đã được giao chủ trì giúp Giám đốc Sở tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành
các văn bản:
- Kế hoạch số 4588/KH-UBND ngày 11/6/2010 của UBND tỉnh về việc triển
khai thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 – 2015.
- Kế hoạch số 4589/KH-UBND ngày 11/6/2010 của UBND tỉnh về việc triển
khai thực hiện Kế hoạch số 141-KH/TU ngày 02/4/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy thực hiện Thông báo kết luận số 242-TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị
về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát
triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020.
- Quyết định ban hành Kế hoạch năm học (hàng năm) của giáo dục mầm
non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng Nai.
- Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm năm học (hàng năm) của giáo dục mầm non,
giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục
đại học tỉnh Đồng Nai.
Hiện tại, bản thân tôi cũng đang được giao chủ trì giúp Giám đốc Sở trình
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình về khắc phục cơ bản tiêu cực trong
dạy thêm, học thêm, việc lạm thu và sử dụng không đúng mục đích, tiêu cực trong
thi cử đối với ngành Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai theo nội dung
Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển
khai thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chủ trì giúp lãnh đạo Sở tham mưu xây
dựng văn bản chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với lĩnh vực giáo
dục và đào tạo, tôi đã gặp những khó khăn như sau:

- Thiếu thông tin;
10


- Chậm phối hợp trong cơ quan và ngoài cơ quan;
- Thời gian thực hiện kéo dài.
Nhằm khắc phục những khó khăn, tôi đã:
- Nghiên cứu sâu văn bản của cấp trên để xác định các yêu cầu trong văn
bản chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh. Từ đó, xác định các văn bản tài
liệu liên quan để xác định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện, tổ chức
thực hiện để đảm bảo thông tin đầy đủ, chính xác, hợp pháp, hợp lý.
- Xây dựng đề cương dự thảo văn bản hoặc dự thảo toàn văn văn bản cụ thể,
chi tiết, hướng dẫn giao việc cụ thể trong từng nội dung liên quan đến các thành
viên Ban biên soạn, gợi ý hoặc kèm theo đầy đủ các văn bản, tài liệu liên quan để
thuận tiện cho việc phối hợp biên soạn dự thảo văn bản. Đối với việc xin ý kiến
của các cơ quan, đơn vị, địa phuơng cần có nội dung gợi ý góp ý các vấn đề quan
trọng liên quan, gợi ý hoặc kèm theo văn bản, tài liệu liên quan. Chính điều đó đã
góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong việc phối hợp, giảm thiểu thời gian phối
hợp.
- Cùng với việc xác định văn bản, tài liệu liên quan đầy đủ, đề cương dự
thảo văn bản hoặc dự thảo toàn văn văn bản cụ thể, hướng dẫn rõ ràng là việc xây
dựng kế hoạch biên soạn dự thảo văn bản cụ thể, giao việc rõ ràng, ấn định thời
gian chặt chẽ, hợp lý sẽ làm cho việc phối hợp thông suốt, thời gian thực hiện sẽ
không kéo dài. Trong quá trình tổ chức soạn thảo văn bản dự thảo, cán bộ chủ trì
và cán bộ phối hợp soạn thảo văn bản nên sử dụng phương tiện văn bản điện tử để
cho việc trao đổi tài liệu, văn bản được thuận tiện và giảm thiểu được thời gian trao
đổi.
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Một số vấn đề cần rút kinh nghiệm và đề xuất trong quá trình tham mưu xây dựng
văn bản chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với lĩnh vực giáo dục và đào

tạo:
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cũng như tinh thần
trách nhiệm của cán bộ, công chức đối với công tác tham mưu xây dựng văn bản
chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cần quan tâm quán triệt cho cán bộ, công
chức thực hiện tốt việc phối hợp tham mưu xây dựng văn bản chỉ đạo, điều hành
của Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Thường xuyên mở các lớp tập huấn, tạo điều kiện để tất cả cán bộ, công
chức đều có cơ hội tham gia học tập, bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng cơ bản
trong việc tham mưu xây dựng văn bản chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân
tỉnh.
4. Đưa nội dung nhiệm vụ tham mưu xây dựng văn bản chỉ đạo, điều hành
của Ủy ban nhân dân tỉnh vào một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn
thành nhiệm vụ và xếp loại thi đua của cán bộ, công chức hàng năm.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
11


1. Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng
dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
2. Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2011 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân
dân tỉnh, thánh phố trực thuộc Trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy
ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
3. Quyết định số 36/2007/QĐ-UBND ngày 31/5/2007 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Đồng Nai ban hành Quy định về trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm
pháp luật của Ủy ban nhân dân các cấp tại tỉnh Đồng Nai.
4. Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 05/3/2012 của Ủy ban nhân dân
tỉnh ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh

Đồng Nai.
5. Quyết định số 303/QĐ-SGDĐT ngày 20/4/2012 của Sở Giáo dục và Đào
tạo ban hành chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức thuộc Sở giúp Giám đốc thực
hiện chức năng quản lý nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai.
6. Quyết định số 482/QĐ-SGDĐT ngày 11/7/2011 của Sở Giáo dục và Đào
tạo tỉnh Đồng Nai ban hành Quy chế công tác văn thư lưu trữ của cơ quan Sở Giáo
dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai.
Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra từ việc tham mưu xây dựng văn
bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai. Xin được phép trao đổi cùng đồng nghiệp./.
NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Bửu Tùng

12


SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
VĂN PHÒNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

––––––

–––––––––––––––––––––––––––––––––––

Đồng Nai, ngày


tháng

năm 2013

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2011 - 2012
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm tham mưu xây dựng văn bản chỉ

đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với lĩnh vực giáo
dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Họ và tên tác giả:

Nguyễn Bửu Tùng Đơn vị (Tổ): Văn phòng Sở GD&ĐT

Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
Quản lý giáo dục



Phương pháp dạy học bộ môn: ........................... 

Phương pháp giáo dục



Lĩnh vực khác: .................................................... 

1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)


-

Có giải pháp hoàn toàn mới

-

Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có




2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)

-

Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
trong toàn ngành có hiệu quả cao 
-

Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại
đơn vị có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)

- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt 
Khá 

Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và
dễ đi vào cuộc sống:
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng:
Tốt 
Khá 
Đạt 
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của người có
thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm.

Ý KIẾN NHẬN XÉT
CỦA LÃNH ĐẠO VĂN PHÒNG

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

13



×