BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Đồng Văn Đẹp
VẤN ĐỀ CHÂN THẬT LỊCH SỬ VÀ HƯ CẤU
NGHỆ THUẬT TRONG “SÔNG CÔN MÙA LŨ”
CỦA NGUYỄN MỘNG GIÁC
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Đồng Văn Đẹp
VẤN ĐỀ CHÂN THẬT LỊCH SỬ VÀ HƯ CẤU
NGHỆ THUẬT TRONG “SÔNG CÔN MÙA LŨ”
CỦA NGUYỄN MỘNG GIÁC
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số:
60 22 01 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS PHÙNG QUÝ NHÂM
Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào.
Đồng Văn Đẹp
1
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Khoa học và Đào tạo sau
đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho chúng tôi
được học tập tại trường.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường TH, THCS và
THPT Trương Vĩnh Ký đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để cho tôi trong quá trình công
tác tại Trường vẫn có thể theo học chương trình sau đại học này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với Quý Thầy, Cô đã trực tiếp giảng dạy,
cung cấp những kiến thức hữu ích cho tôi và các học viên lớp Lí luận văn học K22 (năm
2011 – 2013).
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS Phùng Quý Nhâm là người
trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này.
Đặc biệt tôi muốn nói lời biết ơn chân thành đến gia đình tôi, những người đã gửi trọn
niềm tin yêu, động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian tôi theo học chương
trình sau đại học này.
Cuối lời, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến tất cả mọi người!
Đồng Văn Đẹp
2
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2
MỤC LỤC .................................................................................................................... 3
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 5
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 7
3. Lịch sử vấn đề ................................................................................................................. 8
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 12
5. Đóng góp của luận văn ................................................................................................. 13
6. Kết cấu của luận văn .................................................................................................... 13
CHƯƠNG 1: TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ TỪ1986 ĐẾN NAY VÀ “SÔNG CÔN
MÙA LŨ” CỦA NGUYỄN MỘNG GIÁC ............................................................. 15
1.1. Tiểu thuyết lịch sử từ 1986 đến nay ......................................................................... 15
1.1.1. Quan niệm về tiểu thuyết lịch sử ........................................................................... 15
1.1.2. Quá trình sáng tác của tiểu thuyết lịch sửtừ 1986 đến nay ................................... 20
1.1.3. Nội dung chủ yếu của tiểu thuyết lịch sử từ 1986 đến nay ................................... 23
1.1.4. Những đặc trưng nghệ thuật của tiểu thuyết lịch sử từ 1986 đến nay................... 27
1.2. Tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác .......................................... 29
1.2.1. Đôi nét về tác giả Nguyễn Mộng Giác .................................................................. 29
1.2.2. Đôi nét về “Sông Côn mùa lũ” của Nguyễn Mộng Giác....................................... 33
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ CHÂN THẬT LỊCH SỬ TRONG “SÔNG CÔN MÙA
LŨ” CỦA NGUYỄN MỘNG GIÁC ........................................................................ 38
2.1. Vấn đề chân thật trong tiểu thuyết lịch sử .............................................................. 38
2.2. Vấn đề chân thật lịch sử trong “Sông Côn mùa lũ” của Nguyễn Mộng Giác ...... 43
2.2.1. Tái hiện chân thật bức tranh xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII ................................. 43
2.2.2. Xây dựng nhân vật dựa theo khuôn mẫu những nhân vật lịch sử ......................... 49
2.2.3. Sự tái hiện chân thật phong trào Tây Sơn ............................................................. 60
2.2.4. Nét đẹp văn hóa Việt trong “Sông Côn mùa lũ” của Nguyễn Mộng Giác ............ 69
2.3. Đóng góp của vấn đề chân thật lịch sử trong “Sông Côn mùa lũ” của Nguyễn
Mộng Giác ......................................................................................................................... 75
CHƯƠNG 3: HƯ CẤU NGHỆ THUẬT TRONG “SÔNG CÔN MÙA LŨ” CỦA
NGUYỄN MỘNG GIÁC .......................................................................................... 78
3.1. Hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử............................................................ 78
3
3.2. Hư cấu nghệ thuật trong “Sông Côn mùa lũ” của Nguyễn Mộng Giác ................ 83
3.2.1. Nhân vật lịch sử được hư cấu trong “Sông Côn mùa lũ” của Nguyễn Mộng Giác83
3.2.2. Nhân vật hư cấu trong “Sông Côn mùa lũ” của Nguyễn Mộng Giác ................. 100
3.3. Giá trị hư cấu nghệ thuật trong “Sông Côn mùa lũ” của Nguyễn Mộng Giác .. 116
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 123
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một thời kì rất quan trọng
trong lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử văn học nói riêng. Với không đầy nửa thế kỷ, văn
học Việt Nam đã có những biến đổi sâu sắc. Đất nước đã vượt lên sự kìm hãm của các thế
lực thực dân phong kiến, hòa nhịp với sự lớn mạnh của dân tộc, nền văn học nước nhà đã
phát triển theo hướng hiện đại hóa, tốc độ phát triển của các thể loại văn học thời kì này hết
sức nhanh chóng. Trong vòng 10 năm (1932 – 1941), thơ mới liên tục phát triển với các tác
giả như: Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính… Về tiểu thuyết và truyện ngắn cũng phát
triển nhanh chóng như những truyện ngắn trào phúng độc đáo của Nguyễn Công Hoan,
truyện ngắn giàu chất trữ tình, thấm đượm chất thơ của Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh,
truyện ngắn của Nguyễn Tuân có màu sắc vừa cổ điển vừa hiện đại, truyện ngắn của Tô
Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân hóm hỉnh và tài hoa. Đặc biệt là những truyện ngắn hiện thực sắc
nét, giàu giá trị nhân văn, nhân bản của ngòi bút bậc thầy Nam Cao. Có thể nói văn học giai
đoạn này đã đạt được những thành tựu to lớn cả về thơ và văn xuôi, nhiều tác giả thực sự tài
năng và nhiều tác phẩm đáng gọi là kiệt tác thời kỳ này. Trong khi đó bộ phận văn xuôi viết
về đề tài lịch sử từ sau 1945 còn là đề tài xa lạ và ít được chú ý, bàn luận đến.
Sau khi chiến tranh kết thúc 1975, cuộc sống dần trở lại quy luật bình thường của nó,
con người trở về với khuôn mặt đời thường. Bối cảnh đó đã thúc đẩy sự thức tỉnh của ý thức
cá nhân, đòi quan tâm đến từng số phận của mỗi người. Sự thức tỉnh ý thức cá nhân đã mở
ra cho văn học nhiều đề tài mới. Con người trong văn học hôm nay được nhìn ở nhiều vị thế
và tính đa chiều của mọi quan hệ, con người được khám phá, soi chiếu ở nhiều bình diện,
nhiều tầng bậc khác nhau có thể thấy trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu với các truyện
“tự thú” – “sám hối”, truyện tự nhận thức… đã tạo nên bộ mặt văn học phong phú và phát
triển khá phức tạp. Tuy nhiên, về tiểu thuyết lịch sử, trong thời gian này vẫn chưa có bước
phát triển đáng kể. Ở thời điểm này, chúng ta có thể nhắc đến công trình khảo cứu công phu
của Phan Cự Đệ xuất bản 1975 Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Nhưng trong cuốn sách
chuyên khảo này Phan Cự Đệ không đề cập riêng đến thể loại tiểu thuyết lịch sử. Đến đầu
những năm 80 của thế kỷ XX, việc bàn luận đến tiểu thuyết lịch sử hầu như vẫn còn rất
hiếm. Theo Nguyễn Văn Dân: “Trong tinh thần này, chúng tôi thấy có một bài viết đáng
quan tâm của tác giả người Rumani Ion Maxim được dịch sang tiếng việt: Những viễn
5
cảnh của tiểu thuyết lịch sử (“Perspctives du roman historique”, Cahiers ruomains
d`etudes littéraires, 1979, No. 4, Thu Hà dịch)” [74]
Đặc biệt, từ năm 1986 đã diễn ra quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nên tiểu
thuyết lịch sử đã có bước phát triển nhất định, trở thành phong trào sáng tác góp phần làm
cho diện mạo văn xuôi tự sự thêm phong phú đa dạng. Các nhà văn đã trở lại với lịch sử của
dân tộc, những sự kiện lịch sử, những anh hùng dân tộc đã tạo nên nguồn cảm hứng sáng tác
cho các nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử nhằm mục đích làm sống lại bức tranh hào hùng của
dân tộc trong những năm tháng kháng chiến, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử, trở về với
truyền thống dân tộc. Liên tiếp trong những năm gần đây có nhiều cuộc Hội thảo văn học về
đề tài lịch sử mà theo Hữu Thỉnh cho rằng: “Làm sống lại kinh nghiệm sống của cả một dân
tộc” [53,tr.3] Xuất hiện những bộ tiểu thuyết cỡ lớn có tiếng vang như: Sông Côn mùa lũ
(Nguyễn Mộng Giác), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Bộ tiểu thuyết lịch sử Tám triều vua Lý và
Bão táp triều Trần, Tám triều vua Lý (Hoàng Quốc Hải), Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng
ngàn (Nguyễn Xuân Khánh), Vạn xuân (nguyên tác Dix Mille Printemps (Yveline Féray),
Bí mật hậu cung (Bùi Anh Tấn)… Cho thấy, thể loại tiểu thuyết lịch sử được sự quan tâm
nhiều hơn của người viết, người đọc và giới nghiên cứu văn học. Tuy nhiên, nhìn tổng thể
về tiểu thuyết lịch sử từ giai đoạn 1986 đến nay như đã nói tuy được quan tâm và có bước
phát triển đáng kể, nhưng chưa thật sự phát triển mạnh mẽ như các thể loại văn học khác
cũng như quá trình nghiên cứu về đề tài này của các nhà lí luận, phê bình văn học còn diễn
ra rời rạc chưa tập trung khảo sát một cách toàn diện, sâu sắc. Trong Hội thảo khoa học toàn
quốc về Sáng tạo văn học, nghệ thuật về đề tài lịch sử vừa diễn ra ở Hà Nội ngày 15 – 16
tháng 12 năm 2012 Phan Trọng Thưởng cho rằng: “Với sức sống lâu bền và tiềm năng vô
tận, người ta xem đề tài lịch sử là miền đất hứa, là nguồn chất liệu không vơi cạn, nguồn
cảm hứng vô biên và là cái nôi nuôi dưỡng những kiệt tác nghệ thuật của nhân loại”
[56,tr.18] Phải thừa nhận sức hấp dẫn lớn lao của đề tài lịch sử, nó được xem là “mảnh đất
màu mỡ” của văn học nhưng lại mau chóng cạn kiệt, chưa thật sự tạo sức hút thật sự đối với
người đọc nếu không có sự sáng tạo cần thiết.
Trước những bước phát triển cũng như những khó khăn nhất định của người viết tiểu
thuyết lịch sử thì phải thừa nhận rằng Nguyễn Mộng Giác là một ngòi bút được quan tâm
nhiều, đặc biệt với tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ ông thật sự đã làm cho tên tuổi của mình
đến rất gần với những người yêu mến văn chương trong và ngoài nước. Ông tốt nghiệp thủ
khoa đại học sư phạm ban Việt Hán tại Huế năm 1963, là nhà văn có nhiều đóng góp ở thể
6
loại trường thiên tiểu thuyết. Sông Côn mùa lũ được nhà xuất bản Văn Học và Trung tâm
Nghiên cứu quốc học xuất bản 1998 – Là một trường thiên tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng thế
kỷ XVIII, một tác phẩm mà nhà văn đã đầu tư rất công phu, với gần hai ngàn trang sách,
hoàn toàn xứng đáng là tiểu thuyết theo cái nghĩa cổ điển của từ này. Tác phẩm hấp dẫn
người đọc ở chất văn chương của nó, lôi cuốn ta, những người yêu lịch sử dân tộc, yêu con
người Việt Nam nhân ái và quả cảm. Đồng thời tác phẩm còn thể hiện sự tài hoa, hiểu biết
sâu rộng của người viết về văn hóa, lịch sử, con người Việt Nam. Tác phẩm đã tạo nên sức
hút mạnh mẽ đối với người đọc, góp phần phác họa lại bức tranh lịch sử Việt Nam qua việc
tái hiện lại hình ảnh đẹp của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ dưới cái nhìn văn chương
có những hư cấu độc đáo nhưng vẫn giữ được những giá trị chân thật của nhân vật lịch sử
này. Nguyễn Huệ trở thành biểu tượng cho giòng lịch sử oai hùng của dân tộc. Tác phẩm
được hội đồng tuyển chọn sách hay đánh giá là một tác phẩm có giá trị nhân bản, giá trị dân
tộc năm 2012 và được hãng phim TFS (Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh) mua bản
quyền để chuyển thành phim truyền hình. Bên cạnh đó, với đề tài này chúng tôi còn muốn
thổi hơi thở của lịch sử vào lòng người đọc một cách nhẹ nhàng thông qua những tiểu thuyết
lịch sử mà cụ thể là Sông Côn mùa lũ. Tin rằng, luận văn này sẽ góp một phần có ích trong
việc truyên truyền, phổ biến, giáo dục lịch sử, giáo dục truyền thống yêu nước qua những
chiến công chói lọi của phong trào Tây Sơn đã đi vào sử sách.
Ngoài ra, với sự yêu mến và xúc động chân thành của người viết trước hồn thiêng sông
núi được lắng kết trong từng trang viết của tác phẩm chúng tôi đi vào nghiên cứu đề tài:
“Vấn đề chân thật lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong “Sông Côn mùa lũ” của Nguyễn
Mộng Giác” để nhằm đi vào tìm hiểu tác phẩm một cách sâu sắc, nhất là vấn đề chân thật
lịch sử và hư cấu của tác phẩm. Đồng thời đây coi như lời tri ân đối với tác giả Nguyễn
Mộng Giác. Dưới góc độ đây không phải là tác phẩm được coi như là một hiện tượng, là tác
phẩm tiêu biểu dùng làm khuôn mẫu cho cả khuynh hướng tiểu thuyết lịch sử trong bối cảnh
cận đại mà chỉ nhằm đi vào tìm hiểu một tác phẩm tiêu biểu được phổ biến rộng rãi của nhà
văn Nguyễn Mộng Giác để khảo sát vấn đề chân thật lịch sử và hư cấu nghệ thuật của tác
phẩm này.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Để làm rõ nội dung của luận văn, chúng tôi chủ yếu đi vào nghiên cứu tiểu thuyết Sông
7
Côn mùa lũ của tác giả Nguyễn Mộng Giác. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, để làm rõ
nội dung đề tài một cách sâu sắc, chúng tôi có sự mở rộng nghiên cứu một số tác phẩm khác
cùng thể loại. Trên tiêu chí lựa chọn những tác phẩm tiêu biểu, có sự ảnh hưởng nhiều nhất,
được phổ biến rộng rãi như:
- Vạn xuân (nguyên tác Dix Mille Printemps) (1989) của nữ văn sĩ người Pháp
Yveline Féray.
- Hồ Quý Ly (2000), Mẫu thượng ngàn (2006) của Nguyễn Xuân Khánh.
- Giàn thiêu (2004) của Võ Thị Hảo.
-Tám triều vua Lý, Bão táp triều Trần (2010) của nhà văn Hoàng Quốc Hải…
Để tăng tính thuyết phục, những kết luận được đúc kết phải dựa trên cơ sở thực tiễn
chính xác nên vai trò quan trọng của sự so sánh, đối chiếu với lịch sử dân tộc trong luận văn
này là không thể thiếu. Những tài liệu lịch sử tiêu biểu được sử dụng như:
- Nhà Tây Sơn (1988) của Quách Tấn, Quách Giao.
- Chế độ phong kiến Việt Nam (1978) - Kỷ yếu Hội nghị nghiên cứu phong trào nông
dân Tây sơn.
- Lịch sử Việt Nam (1976) do Nguyễn Khánh Toàn chủ biên.
- Lịch sử Việt Nam qua những chiến tích oai hùng (1967) của Nhóm trí thức Việt…
- Đại Việt sử ký toàn thư (2004) của Ngô Sĩ Liên
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ là một tác phẩm hay, có nhiều vấn đề cần nghiên cứu,
khám phá. Tuy nhiên, với luận văn này chúng tôi chỉ đi vào nghiên cứu hai nội dung chính
là vấn đề chân thật lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong tác phẩm.
3. Lịch sử vấn đề
Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác là một trường thiên tiểu thuyết lịch sử rất
đặc sắc ở những giá trị lịch sử và chất văn chương. Với sự phong phú, vẻ đẹp mang tính
nhân văn, nhân bản lớn lao, tác phẩm được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc và giới ngiên
cứu văn học trong và ngoài nước. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có những công trình nghiên
cứu, khảo luận về tác giả, tác phẩm này với quy mô lớn, toàn vẹn. Có thể điểm qua một số
bài viết và những Tạp chí văn học… đã đi vào nghiên cứu nội dung này như sau:
Trong cuốn Tạp chí sáng tác nhận định văn nghệ (2006), thực hiện số đặc biệt về nhà
văn Nguyễn Mộng Giác, xuất bản tại Nhà xuất bản Văn nghệ Hoa Kỳ. Cuốn tạp chí này, tập
8
hợp những bài viết của nhiều tác giả nhận định về những sáng tác của Nguyễn Mộng Giác.
Trong đó, nổi bật có bài viết Nhân vật Nguyễn Huệ trong Sông Côn mùa lũ của Nguyễn
mộng Giác Trần Hữu Thục đã đi vào thể hiển hình ảnh Nguyễn Huệ từ lịch sử đến những
nhân vật Nguyễn Huệ trong văn chương. Trên cơ sở đó tác giả đi vào tìm hiểu về hình ảnh
Nguyễn Huệ trong Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác. Tác giả bài viết này cũng có
đưa ra hai quan niệm trái chiều giữa Nguyễn Khắc Phê và Phan Cự Đệ khi tiếp nhận Sông
Côn mùa lũ. Nguyễn Khắc Phê cho rằng tác phẩm có những hạn chế vì cho rằng viết về một
tiểu thuyết lịch sử viết về mấy thập kỷ cuối thế kỷ XVIII mà lại chọn nhân vật trung tâm là
Nguyễn Huệ, tác phẩm viết quá ít về những chiến công của phong trào tây Sơn… Khác với
quan niệm trên, Phan Cự Đệ cho rằng: “Sông Côn mùa lũ rõ ràng không phải viết về Nguyễn
Huệ như một vĩ nhân (điều mà các sử gia và bộ máy thông tin tuyên truyền đã làm quá
nhiều và có quá hiệu quả), ngược lại muốn thăm dò những phía khác của người anh hùng
xét như một con người (không cần phải kèm theo những thuộc tính, có khi đã trở thành sáo
rỗng, như oanh liệt, hiển hách, thiên tài, lỗi lạc…)” [31,tr.93] Từ những nhận định trên,
cũng cho thấy phần nào về diện mạo Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác.
Năm 2012 để giới thiệu và làm rõ về giá trị của tác phẩm, Đỗ Minh Tuấn có bài viết
Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác: Sự khám phá nhân cách văn hóa Việt. Trong
bài viết này, Đỗ Minh Tuấn có trình bày ba vấn đề chính: Thứ nhất “Cái nhìn mới mẻ táo
bạo về người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ”. Theo Đỗ Minh Tuấn, lịch sử Việt Nam có
nhiều nhân vật lớn mà cuộc đời của họ là những trang sử giá trị nhưng cho đến nay tiểu
thuyết lịch sử Việt Nam chỉ dừng lại ở việc khai thác một vài khía cạnh của các nhân vật
lịch sử vĩ đại này. Tác giả bài viết đặc biệt đề cao hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ:
“Thành công lớn của Nguyễn Mộng Giác là đã trình bày thuyết phục và nhuần nhuyễn sức
hấp dẫn văn hoá của người anh hùng nông dân Nguyễn Huệ, thách thức những định kiến
lịch sử. Đó là một góc nhìn rất mới mẻ và táo bạo của nhà văn với nhân vật lịch sử độc đáo,
phức tạp này”[94] Sức hấp dẫn văn hóa của người anh hùng nông dân thật sự làm cho sự ra
đời của Sông Côn mùa lũ là một thành công lớn trong tiểu thuyết lịch sử. Thứ hai “Nội soi
nhân cách văn hóa người anh hùng Nguyễn Huệ”, các nhà văn xưa nay thường cho rằng mối
quan hệ giữa trí thức nông dân trong lịch sử và các nhân vật lịch sử là thân phận người trí
thức với những bi kịch éo le trong sự hợp tác với lãnh tụ nhân dân. Riêng tác phẩm này,
Nguyễn Mộng Giác có sự sáng tạo tránh được lối tư duy cũ khi xây dựng nhân cách Nguyễn
Huệ “Tác giả di chuyển người tri thức từ vị trí đứng ngoài bổ sung, đối trọng và đối lập với
9
người nông dân vào bên trong cấu trúc nhân cách của người anh hùng Nguyễn Huệ, để nội
soi người anh hùng này, khám phá những mâu thuẫn, những giằng xé, những gắn kết,
những cộng sinh lai tạp trong quá trình lịch sử và tâm lý, tìm ra mã số văn hoá thống nhất
trong nhân cách lãnh tụ khởi nghĩa nông dân” [94] Đó là cách nhìn nghệ thuật vừa táo bạo,
trí tuệ, vừa sâu sắc, nhân bản của tác giả Nguyễn Mộng Giác. Trên cơ sở đó, thấy được cơ
chế sáng tạo nhân vật lịch sử Nguyễn Huệ: “… việc lồng trí thức vào nông dân, lồng con
người thế tục vào con người huyền thoại, lồng con người tình nghĩa vào con người quyền
lực, lồng cái nhìn nhân bản vào cái nhìn chính trị, lồng dã sử, huyền sử vào chính sử đó là
cái cơ chế sáng tạo nhân vật lịch sử Nguyễn Huệ của Nguyễn Mộng Giác trong Sông Côn
mùa lũ” [94] Thứ ba là “Những nhân cách văn hoá trong đời thường”. Về vấn đề này, chúng
tôi thấy Đỗ Minh Tuấn đã chỉ ra cái nhìn văn hóa là cái nhìn xuyên suốt tác phẩm, là ngọn
nguồn của mọi sáng tạo nghệ thuật, là cái đẹp của con người Việt Nam. Văn hóa “Là sự
khám phá, lý giải kết nối chuỗi nhân cách văn hoá từ thường nhân đến vĩ nhân làm nên một
dòng chảy văn hoá tâm linh nhất quán qua từng trang sách. Dòng chảy văn hóa đó là sự
hoà quyện của logic lịch sử, lôgic đời sống và lôgic nghệ thuật trong dung môi văn hoá Việt
Nam đầy tính nhân bản, lưỡng hợp hỗn dung. Đó chính là mã số của sức mạnh Việt Nam,
bản lĩnh Việt Nam” [94]
Năm 2012 Nhà xuất bản Thanh Niên đã xuất bản Quán văn – tập san văn học nghệ
thuật - số 7, giới thiệu các bài viết về tác giả Nguyễn Mộng Giác và tiểu thuyết Sông Côn
mùa lũ: Một cái nhìn của Nguyên Minh, Với bạn, một chân tình khó quên của Lữ Quỳnh,
Trong tình thân & nỗi thương tiếc! của Mang Viên Long, Ban Mai Nụ cười bình yên, Về
thể loại tiểu thuyết trường thiên của Đặng Tiến, Nguyễn Mộng Giác và người Bình Định
của Thụy Khuê, Nhân vật Nguyễn Huệ trong Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác
của Trần Hữu Thục… nhằm nhắc lại những kỷ niệm với Nguyễn Mộng Giác, quá trình sáng
tác của nhà văn, những cảm nhận về tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ, cùng với sự bày tỏ niềm
luyến tiếc trước sự ra đi của nhà văn Nguyễn Mộng Giác…
Cũng năm 2012 Nguyễn Vy Khanh có bài viết nhân đọc tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ
Về tiểu thuyết lịch sử nhân đọc Sông Côn mùa lũ (Nguyễn Mộng Giác). Trong bài viết
này, ông chỉ ra mối quan hệ giữa văn chương và lịch sử, đi vào tìm hiểu tiểu thuyết Sông
Côn mùa lũ, chỉ ra chân dung của Nguyễn Huệ: “Nguyễn Mộng Giác cho người đọc nhìn
thấy sự sinh thành và lớn dậy cùng tâm lý, kiến thức, chính trị và tài năng khác người của
người anh hùng áo vải gốc nhà nông, nhưng đồng thời là một con người văn hóa, có sở học
10
Nho của thời đại, có cái học đạo lý làm người” [78] Theo Nguyễn Vy Khanh thì Nguyễn
Mộng Giác viết sát lịch sử dù phần nào theo dã sử nhưng rất gần với các nhân vật Tây Sơn:
“Sông Côn mùa lũ là cái nhìn tổng hợp của Nguyễn Mộng Giác về con người lịch sử
Nguyễn Huệ (…) Sông Côn mùa lũ đại diện cho khuynh hướng tiểu thuyết lịch sử muốn
trình bày trung thực một thời đại bằng cách tiểu thuyết hóa những diễn tiến tình tiết, những
thái độ, trình độ trí thức, tâm tính, với những nhân vật có thật bên cạnh vài nhân vật tiểu
thuyết có thể có thật, như một giả thuyết, một thử nghiệm văn chương cho đề tài lịch sử đã
chọn” [78] Trên cơ sở đó, ông phát biểu nhận xét về tiểu thuyết lịch sử nói chung.
Phải nhắc đến người có công phát hiện và đem bộ tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ của
nhà văn Nguyễn Mộng Giác ra mắt người đọc trong nước là Mai Quốc Liên. Đến năm 2013,
trong bài viết Sông Côn mùa lũ – Người đẹp khó gặp lần nữa Ngô Quốc Liên đã trình bày
quan niệm của mình về tiểu thuyết lịch sử, về vấn đề chân thật lịch sử qua việc xây dựng
người anh hùng Nguyễn Huệ và những yếu tố hư cấu góp phần làm tăng tính văn chương
của tác phẩm nhất là xây dựng nhân vật An. Nhận định về hình ảnh người anh hùng Nguyễn
Huệ được thể hiện trong tiểu thuyết lịch sử Mai Quốc Liên có viết: “Tôi là người để tâm tìm
hiểu về thời Quang Trung, về sử sự Tây Sơn, tôi đã dịch nhiều thơ văn Ngô Thì Nhậm.
Nhưng thực ra, sử sự rất ít. Rất cần có một cuốn Lịch sử Tây Sơn – Quang Trung cho ra trò,
một cuốn như thế phải là một công trình sưu tầm, nghiên cứu công phu… từ “điền dã” đến
sử liệu và một ngọn bút sâu sắc, thông minh. Hình như ta chưa có một cuốn sách như thế.
Còn về tiểu thuyết, kịch bản… thì chưa có cái nào thật xứng tầm với thời đại đó, nó mới là
một cái gì nhất thời, làm vội, ngẫu nhiên” [80] Với Sông Côn mùa lũ ông đã đánh giá cao
bởi quy mô và những đặc sắc của của tác phẩm: “Sông Côn mùa lũ là một nỗ lực tổng hợp
với một quan niệm mới cả về tiểu thuyết và cả về lịch sử”, “Tôi rất quý cuốn tiểu thuyết này.
Tôi nghĩ là một “người đẹp” khó gặp lần thứ hai (“giai nhân nan tái đắc”) trong đời một
người viết như anh Nguyễn Mộng Giác” [80]
Trước sự ra đi đầy luyến tiếc của nhà văn Nguyễn Mộng Giác, năm 2012 Nhà xuất bản
Văn mới California có xuất bản Nguyễn Mộng Giác và bằng hữu để bày tỏ niềm tiếc
thương vô hạn và cũng là sự tổng kết về sự nghiệp sáng tác của nhà văn.
Những năm gần đây có một vài luận văn, luận án, báo cáo đề tài khoa học khi nghiên
cứu về tiểu thuyết lịch sử nói chung có đi vào khảo sát Sông Côn mùa lũ như:
- Ngô Thị Tuyết Nhung, Luận văn thạc sĩ 2011, Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân
Khánh, Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh.
11
- Đoàn Thị Huệ (2012), Đặc trưng tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đượng đại (giai đoạn
1986 – 2010), Luận án tiến sĩ, Trường ĐH khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí
Minh.
- Bùi Văn Lợi (1998), Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ XX
đến 1945 (diện mạo và đặc điểm), Luận án tiến sĩ Trường ĐHSP Hà Nội.
- Nguyễn Hoài Thanh (2012), Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử
của Nguyễn Triệu Luật, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp trường, Trường
Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
Những đề tài nghiên cứu trên chỉ đi vào một vài khía cạnh nào đó của Sông Côn mùa
lũ để phục vụ cho việc nghiên cứu. Đáng chú ý là đề tài nghiên cứu cấp Bộ, trường Đại học
Qui Nhơn của Bùi Văn Lợi (2004), Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ trong tiểu
thuyết lịch sử Việt Nam và vấn đề giảng dạy tiểu thuyết lịch sử về Nguyễn Huệ trong nhà
trường phổ thông. Tác giả đề tài có đi vào nghiên cứu hình tượng người anh hùng Nguyễn
Huệ trong một số tiểu thuyết lịch sử và trong Sông Côn mùa lũ.
Nhìn chung, do đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu khác nhau nên cho đến nay
chưa có công trình nghiên cứu nào có quy mô lớn, toàn diện, chuyên sâu nhiều mặt về tác
phẩm này. Cho nên, tác phẩm còn ẩn chứa nhiều vấn đề cần được đào sâu, nghiên cứu, phát
hiện, đây là điều vô cùng thú vị, hấp dẫn trong quá trình nghiên cứu bởi những giá trị tương
đối tươi mới của tác phẩm.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để cho nội dung của luận văn được nghiên cứu một cách sâu sắc, logic nhưng cũng
đảm bảo không cứng nhắc, liệt kê. Trên cơ sở phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi vận
dụng kết hợp các phương pháp sau:
-
Phương pháp nghiên cứu lịch sử
Là tiểu thuyết lịch sử nên nội dung có liên quan mật thiết với chính sử. Vì vậy, trong
quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch để đặt tác phẩm trong
bối cảnh lịch sử, xã hội cụ thể từ đó mới đưa ra những kết luận chính xác về tác phẩm, nhất
là trong việc chỉ ra được những nội dung mà tác giả thể hiện: Đâu là nội dung đảm bảo tính
chân thật của lịch sử? Đâu là nội dung mà tác giả đã hư cấu?
-
Phương pháp nghiên cứu thi pháp học
Khi tiếp cận một tác phẩm văn học cần phải có kiến thức về thi pháp học để thấy được
12
những đặc trưng của từng thể loại, từ đó có hướng đi đúng đắn trong quá trình nghiên cứu
nhất là trong quá trình nghiên cứu về nghệ thuật tác phẩm.
-
Phương pháp nghiên cứu văn hóa học
Xuyên suốt tác phẩm tác giả có thể hiện nhiều vấn đề mang bản sắc văn hóa Việt Nam
được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau của văn hóa. Chính vì vậy, cần phải vận dụng
kiến thức văn hóa trong quá trình tiếp cận để thấy được cái hay, cái đẹp, phê phán những
quan điểm, lối sống trái với truyền thống văn hóa Việt trong trường thiên tiểu thuyết lịch sử
này.
-
Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp được đặc biệt chú trọng trong quá trình thực hiện
luận văn này để làm rõ sự tương đồng hay dị biệt giữa nội dung tác phẩm với các sự kiện
lịch sử.
-
Phương pháp hệ thống
Khi tiến hành nghiên cứu cần đặt hệ thống thể loại tác phẩm này trong hệ thống quan
hệ đồng đại hay lịch đại để thấy được sự giống nhau của tác phẩm với các tác phẩm khác và
những đóng góp khác biệt của tác giả trong việc phát triển thể loại tiểu thuyết lịch sử đương
đại.
5. Đóng góp của luận văn
Hòa vào xu hướng tìm về cội nguồn dân tộc, chúng tôi tiến hành nghiên cứu luận văn
này nhằm hướng đến những đóng góp sau:
Thấy được sự tài hoa, những tư tưởng, tình cảm cao đẹp của nhà văn về con người và
thời cuộc được lồng ghép trong những trang viết của tác phẩm.
Thông qua luận văn, chúng tôi nhằm làm rõ vấn đề chân thật lịch sử và những hư cấu
nghệ thuật góp phần làm cho chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về tiểu thuyết Sông Côn mùa
lũ của Nguyễn Mộng Giác.
Luận văn cung cấp tài liệu hữu ích cho những ai muốn tìm hiểu về tác giả Nguyễn
Mộng Giác và tác tác phẩm Sông Côn mùa lũ. Ngoài ra, từ muôn vàn sự kiện lịch sử trong
thời khắc đất nước đầy biến cố, nhất là qua hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ được vẽ
lại bằng văn chương góp phần làm cho người đọc thấy được sự cần thiết của tiểu thuyết lịch
sử trong việc tìm về cội nguồn của dân tộc.
6. Kết cấu của luận văn
13
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận luận văn này được cấu trúc thành ba chương:
- Chương 1. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ 1986 đến nay và “Sông Côn mùa lũ”
của Nguyễn Mộng Giác
Nhằm làm rõ nội hàm khái niệm tiểu thuyết lịch sử, đi vào nghiên cứu tiểu thuyết lịch
sử Việt Nam đương đại từ 1986 đến nay về các mặt nội dung phản ánh, những đặc trưng
nghệ thuật. Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Mộng Giác, quá trình sáng tác và diện mạo, vị trí
của Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác.
- Chương 2. Vấn đề chân thật lịch sử trong “Sông Côn mùa lũ” của Nguyễn Mộng
Giác
Là quá trình nghiên cứu về vấn đề chân thật trong tiểu thuyết lịch sử và nghiên cứu
những nội dung được tác giả thể hiện dựa vào căn cứ lịch sử từ đó chỉ ra đóng góp của vấn
đề chân thật lịch sử trong Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác.
- Chương 3. Hư cấu nghệ thuật trong “Sông Côn mùa lũ” của Nguyễn Mộng Giác
Là quá trình nghiên cứu về vấn đề hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử và nghiên
cứu những nội dung hoàn toàn do trí tưởng tượng của tác giả, từ đó chỉ ra giá trị hư cấu nghệ
thuật trong Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác.
14
CHƯƠNG 1: TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ TỪ1986 ĐẾN NAY VÀ
“SÔNG CÔN MÙA LŨ” CỦA NGUYỄN MỘNG GIÁC
1.1. Tiểu thuyết lịch sử từ 1986 đến nay
1.1.1. Quan niệm về tiểu thuyết lịch sử
Tiểu thuyết lịch sử có cội nguồn từ thời Hi Lạp cổ, sau đó được du nhập vào Việt Nam
là từ phương Tây. Sự khai sinh ra tiểu thuyết lịch sử có thể nói đến chủ nghĩa lãng mạn với
Walter Scott và Victor Huygo mặc dù cội nguồn của nó đã có từ thời Hi Lạp. Ở nước ta tiểu
thuyết lịch sử có tiền đề từ các thể loại truyền thuyết lịch sử, thời trung đại có bộ phận văn
xuôi tự sự chữ Hán ghi chép lịch sử, thể liệt truyện, tiểu thuyết chương hồi viết về đề tài lịch
sử… đó là kho tư liệu quý báu cho những người viết sử sau này.
Nói đến tiểu thuyết lịch sử thì chúng ta nghĩ ngay đến loại hình tiểu thuyết lấy đề tài
lịch sử làm nội dung chính để sáng tác, làm sống lại lịch sử bằng việc tái hiện những sự
kiện, những biến cố lịch sử của dân tộc. Tuy nhiên, khái niệm tiểu thuyết lịch sử là một
thuật ngữ có nhiều cách tiếp cận nội hàm khái niệm khác nhau khi đặt lịch sử trong sự tương
quan với tiểu thuyết, quan hệ giữa sự thật lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch
sử… Có nhiều quan niệm khác nhau, trái chiều nhau trong quan niệm về tiểu thuyết lịch sử,
có quan niệm chính thống và quan niệm theo hướng đổi mới. Bên cạnh đó, sự khác biệt trong
truyền thống văn hóa phương Đông và phương Tây cũng tạo nên những quan niệm khác nhau về tiểu
thuyết lịch sử.
Bàn về khái niệm tiểu thuyết lịch sử Đỗ Hải Ninh khẳng định: “Tiểu thuyết lịch sử hiểu
theo nghĩa chung nhất, là tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử” [84] Theo cách hiểu này thì đã
làm sáng rõ, khưu biệt thể loại vào nội dung lịch sử. Ấy thế, theo chúng tôi quan niệm này
còn những bất cập khi chưa làm thỏa đáng những yêu cầu, đặc trưng, biên độ của của sự hư
cấu về nội dung lịch sử.
Theo Từ điển bách khoa Encyclopaedia Britannica tiểu thuyết lịch sử là: “Tiểu thuyết
lấy một giai đoạn lịch sử làm khung cảnh và mong muốn truyền bá cái tinh thần, kiểu cách,
và các điều kiện xã hội của một thời kỳ quá khứ với những chi tiết hiện thực và trung thành
với sự thật lịch sử (tuy nhiên trong một số trường hợp sự trung thành này chỉ là giả tạo).
Công trình sáng tạo đó có thể đề cập đến những nhân vật lịch sử có thật… hoặc có thể bao
hàm một sự pha trộn nhân vật lịch sử với nhân vật hư cấu” [Dẫn theo Nguyễn Văn Dân,
Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại – phác họa một số xu hướng chủ yếu, 74] Quan
15
điểm này, theo chúng tôi là hoàn toàn sát đáng, thể hiện khá trọn vẹn nội hàm khái niệm tiểu
thuyết lịch sử khi cho rằng tiểu thuyết lịch sử lấy giai đoạn lịch sử làm khung cảnh, để thể
hiện tư tưởng người viết dựa vào sự thật lich sử, nhân vật lịch sử và do là tác phẩm văn học
nên phải có sự pha trộn nhân vật lịch sử với nhân vật hư cấu.
Georg Lukács trong The Theory of Novel và nhất là trong The Historical Novel có
quan niêm về tiểu thuyết lịch sử: “Đã quan niêm tiểu thuyết lịch sử luôn có một tác giả và
tác giả bị tác động bởi xã hội hắn sống, tác động này ảnh hưởng đến cái nhìn lịch sử của
hắn, đến chính việc hắn lựa chọn tiểu thuyết lịch sử hoặc chọn đề tài và thời đại lịch sử”
[Dẫn theo Nguyễn Vy Khanh Về tiểu thuyết lịch sử nhân đọc Sông Côn mùa lũ Nguyễn
Mộng Giác,78]
Gần với các quan niệm trên thì theo Từ điển văn học do Trần Hữu Tá, Nguyễn Huệ
Chi chủ biên cho rằng: “Tác phẩm tự sự hư cấu lấy đề tài lịch sử làm nội dung chính. Lịch
sử trong ý nghĩa khái quát là quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội. Các khoa học xã
hội (cũng được gọi là các khoa học lịch sử) đều nghiên cứu qúa khứ của loài người trong
tính cụ thể và đa dạng của nó. Tuy vậy, những tiêu điểm chú ý của các sử gia lẫn các nhà
văn quan tâm đến đề tài lịch sử, thường đều là sự hình thành, hưng thịnh, diệt vong của các
nhà nước, những biến cố lớn trong đời sống xã hội của cộng đồng quốc gia như chiến tranh,
cách mạng… cuộc sống và sự nghiệp của các nhân vật có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử”
[6,tr.1725] Như vậy, khi dựng lại câu chuyện lịch sử nhà văn ắt phải nghiên cứu, nghiền
ngẫm lịch sử “trong tính cụ thể và đa dạng của nó”.
Sáng tác về đề tài lịch sử còn là sự xói mòn ranh giới thể loại giữa tiểu thuyết và truyện
khi có những tác phẩm lẽ ra được coi như truyện dài mang đậm tính sử thi thì được coi là
tiểu thuyết nhưng nhìn vào bức tranh tổng thể của quá trình nghiên cứu về thể loại tiểu
thuyết lịch sử chúng tôi có thể đưa ra một số quan niệm nổi bật về khái niệm này.Trước hết
phải nói đến quan niệm truyền thống về tiểu thuyết lịch sử. Bằng cái nhìn đã được định hình là tiểu
thuyết lịch sử cần đảm bảo độ chính xác lịch sử với những sự kiện có tầm vóc, nhân vật có can dự trực
tiếp vào biến cố lịch sử đóng vai trò nhân vật trung tâm và mục đích tái hiện lại lịch sử theo quan điểm
chính thống. Những người đề cao tính chính xác trong sáng tác tiểu thuyết lịch sử có thể nói đến như:
Thái Vũ, Chu Thiên, Nguyễn Tử Siêu, Ngô Văn Phú… Theo Thái Vũ “Tôi không viết tiểu thuyết mà
tôi viết lịch sử. Mà đã viết lịch sử thì phải trung thực, tôn trọng sự thật không bịa, dù là một sự kiện lịch
sử hay một nhân vật lịch sử” [58,tr.5] Ngược lại, có nhiều người cho rằng cần phải có yếu tố hư
cấu nghệ thuật trong sáng tác tiểu thuyết lịch sử. Với quan niệm rộng mở hơn này, tiểu thuyết
16
lịch sử có thể chỉ xuất hiện khung cảnh lịch sử, tùy theo trí tưởng tượng nhà văn mà hư cấu nhân vật
không nhất thiết nhân vật đó phải đóng vai trò trung tâm trong tiến trình lịch sử. Lịch sử chỉ là “chất
liệu” để người viết có thể sáng tạo, hư cấu trong quá trình sáng tác.
Đã là tiểu thuyết thì phải hư cấu, dù đó là tiểu thuyết lịch sử, hư cấu là đặc trưng của
tiểu thuyết. Hư cấu là đặc quyền của nhà văn, bởi tiểu thuyết lịch sử trước hết nó cũng là thể
loại tiểu thuyết, mang đặc trưng của tiểu thuyết. Quan niệm về tiểu thuyết thì một trong
những định nghĩa sâu sắc, đầy đủ và bao trùm nhất mà Thụy Khuê trong Nguyễn Mộng
Giác và người Bình Định có đưa quan niệm của Bakhtine về tiểu thuyết: “Tiểu thuyết là sự
đa dạng xã hội của ngôn ngữ, đôi khi của những thứ tiếng và những giọng cá nhân. Sự đa
dạng này được thực hiện một cách văn chương. Những định đề thiết yếu của tiểu thuyết đòi
hỏi ngôn ngữ dân tộc (langue nationale) phải được kết tầng thành những thổ ngữ (dialecte)
xã hội khác nhau, thành những kiểu nói riêng của một nhóm người, thành những tiếng lóng,
tiếng nhà nghề (jargon), thành ngôn ngữ của những kiểu cách, những lối nói, ngôn ngữ của
một thế hệ, của một lớp tuổi tác, của các trường phái, của những kẻ cầm quyền, của những
câu lạc bộ hay những mốt thời thượng, thành ngôn ngữ xã hội của “ngày này” (thậm chí
của “giờ này”) thành ngôn ngữ của chính trị (mỗi ngày chính trị có một định thức riêng để
chỉ định một vấn đề chính xác bằng từ vựng và bằng cách nhấn mạnh) mỗi loại ngôn ngữ
trên đây phải được kết tầng bên trong tiểu thuyết, bất cứ lúc nào, khi câu truyện hiện hữu”
[17,tr.36] Trong quá trình khảo sát chúng tôi thấy quan điểm theo hướng đề cao sự sáng tạo,
tưởng tượng trong tiểu thuyết lịch sử được nhiều người đồng tình. TheoAlexandre Dumas
nhận định rằng: “Lịch sử đối với tôi là gì? Nó chỉ là một cái đinh để tôi treo bức họa của tôi
mà thôi.” Còn S. Haasse cho rằng: “Mặc dù những cuốn tiểu thuyết của tôi có thể là tiểu
thuyết lịch sử (bởi nó dựa trên những sự kiện và những biến cố lịch sử hoặc có liên quan
đến những con người có thật)… chủ định của tôi không bao giờ lấy việc tái hiện quá khứ
làm nhiệm vụ hàng đầu. trong văn học, đề tài lịch sử là một phương diện chứ không phải
một cứu cánh” [Dẫn theo Phan Cự Đệ Tiểu thuyết lịch sử,14] Theo Nguyễn Huy Tưởng:
“Lịch sử chỉ là cái cớ để nhà văn triển khai những băn khoăn trăn trở cho thôi day dứt tâm
thế của người cầm bút về thân phận con người, ý thức công dân và sứ mệnh nghệ thuật”
[54,tr.71]
Bàn về tiểu thuyết lịch sử, Nguyễn Triệu Luật có đưa ra quan niệm về tiểu thuyết lịch
sử: “Nhà viết tiểu thuyết lịch sử không cần theo phép sử học. Tác giả chỉ phải tưởng tượng
ra một “truyện có thể có” ở một thời đại, rồi đem chuyện ấy lồng vào khung thời đại ấy.
17
Mục đích là lấy một chuyện không đâu mà làm sống một thời đại. Những tiểu thuyết Note
dame de par, Quatre vingt treize của Victor Huygo đều là bịa đặt, nhưng đọc truyện đó ta
thấy cả thời đại của vua Louis và hồi Đại cách mệnh sống lại” [70] Theo nhà giáo Phạm
Toàn: “Lịch, là một dòng chảy, sử gia chỉ là những người câm và nhà văn viết lịch sử là
người góp phần gợi nỗi niềm cho người đời về những sự thật của lịch sử. Khác với các sử
gia, người viết tiểu thuyết lịch sử tham gia vào tâm lý của nhân vật” [38,tr.18]
Quan niệm về tiểu thuyết lịch sử cũng được trình bày khá nhiều trong những cuộc Hội
thảo, Tọa đàm văn học trong những năm gần đây. Trong Hội thảo đề tài lịch sử và sáng tác
văn học về đề tài lịch sử Vài suy nghĩ về tiểu thuyết lịch sử nhà văn Nguyễn Xuân Khánh
đã chia tiểu thuyết lịch sử ra làm ba loại: Thứ nhất là loại tiểu thuyết hoàn toàn hư cấu như:
Nhà thờ Đức Bà Paris của V. Huygo, Hòm đựng người của Nguyễn Triệu luật… Thứ hai
là loại tiểu thuyết lịch sử toàn những nhân vật có thật trong lịch sử như: Thanh gươm yên
ngựa của Hoàng Yến, những tiểu thuyết lịch sử về thời Lý – Trần của Hoàng Quốc Hải…
Thứ ba là loại tiểu thuyết lịch sử trộn lẫn giữa cái hư và cái thật như: Quo Vadis của
Sienkievitch, Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác… Trong các loại trên thì loại ba là
hướng viết thể hiện được nhiều ưu thế nhất mà Nguyễn Xuân Khánh cũng đã từng cho rằng
tiểu thuyết lịch sử cần viết theo hai hướng: “Một là viết về những nhân vật nổi tiếng trong
lịch sử. Và người viết không được phép bịa đặt một cách trắng trợn. Chỉ được phép hư cấu
về tâm lí hoặc thêm những nhân vật hư cấu để soi sáng nhân vật có thực. Còn một loại khác
là nhà văn xây dựng không khí xưa nhưng nhân vật là nhân vật hư cấu. Có một vài nhân vật
nhưng chỉ làm bối cảnh cho nhân vật hư cấu. Và lịch sử chỉ là cái đinh treo” [33,tr.3] Với
luận điểm cũng cho rằng “lịch sử chỉ là cái đinh treo” thì ta thấy được quan điểm sáng tác
của Nguyễn Xuân Khánh mà bằng chứng là Hồ Quý Ly là sự kết hợp độc đáo giữa chất lịch
sử và những hư, thậm chí sự hư cấu làm cho chất văn chương của tác phẩm còn nổi bật hơn
các sự kiện lịch sử. Thành công của tác phẩm đã khẳng định hướng đi đúng đắn của nhà văn
Nguyễn Xuân Khánh.
Khác với cách phân loại tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh chủ yếu dựa vào
tính chân thật lịch sử, Nguyễn Văn Dân dựa vào mục đích và quan niệm nghệ thuật của tác
giả khi chia tiểu thuyết lịch sử thành ba loại: Tiểu thuyết lịch sử chương hồi; Tiểu thuyết
lịch sử giáo huấn; Tiểu thuyết lịch sử luận giải.
Hải Thanh trong bài viết Bàn về tiểu thuyết lịch sử cũng phát biểu suy nghĩ của mình
về tiểu thuyết lịch sử: “Tiểu thuyết lịch sử (historical novel) là một khái niệm kép chỉ một
18
tác phẩm văn học viết lịch sử bằng tiểu thuyết. Rõ hơn là nhà văn lấy tiểu thuyết làm
phương tiện để làm sáng tỏ hơn chân lý lịch sử, tức mục đích” [90] Từ đó, Hải Thanh đề cao
yếu tố hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử: “Tiểu thuyết lịch sử là sự sáng tạo, hư cấu trên cái
nền đã ổn định của sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử. Nhà tiểu thuyết lịch sử có thể tha hồ
bay lượn trong không gian tưởng tượng sáng tạonhưng phải nhằm mục đích làm sáng tỏ
hơn lịch sử, đem đến những cảm hứng, làm giàu thêm vốn thẩm mỹ mới cho bạn đọc về lịch
sử” [90] Từ quan niệm này, soi rọi vào góc nhìn liên văn bản thì tiểu thuyết lịch sử góp phần
làm sống dậy văn hóa, lịch sử theo sự kiến tạo của từng cá nhân tác giả. Mượn lịch sử để
bàn về hiện tại, dùng những giá trị lịch sử để phục vụ hiện tại. Nhận định về tiểu thuyết lịch
sử vấn đề đặt ra là “đánh giá lịch sử”. Lịch sử dưới con mắt của nhiều người khác nhau, sẽ
có nhiều ý kiến khác nhau. Tiểu thuyết lịch sử rất dễ rơi vào mâu thuẫn không thể dung hòa
được giữa tính chân thật lịch sử và hư cấu, sự đồng nhất về thời gian lịch sử… Khái niệm về
tiểu thuyết lịch sử là vấn đề còn tranh cãi cho đến nay mà đó cũng là tính hấp dẫn của thể
loại này. Bời vì, nếu có tranh cãi, sự không đồng thuận đó cũng là lẽ thường và lành mạnh
trong văn chương.
Từ quá trình tìm hiểu về đặc trưng thể tiểu thuyết lịch sử cùng với thực tế của quá trình
sáng tác thể loại này giai đoạn năm 1986 đến nay, có thể thấy rõ “tiểu thuyết lịch sử là tiểu
thuyết viết về đề tài lịch sử”. Quan niệm tiểu thuyết lịch sử phải gắn liền và tôn trọng các sự kiện lịch sử,
không được hư cấu, quan niệm này đã làm hạn chế phạm vi của tiểu thuyết lịch sử rất nhiều, làm cho nó
rất gần với các thể loại như: sử ký, phóng sự, truyền thuyết… Tác phẩm dường như không còn là văn
học mà mang đậm tính sử học, tính thời sự, như một phóng sự về những diễn biến của những câu
chuyện quá khứ của lịch sử. Trong tiểu thuyết thông thường hư cấu, tưởng tượng, sáng tạo là
điều không thể thiếu của người viết nên hướng tiếp cận thứ hai cho rằng hư cấu là biện pháp
nghệ thuật nhằm thể hiện sự sáng tạo của nhà văn, gây hứng thú cho người đọc, là đặc điểm
thể hiện sự đặc sắc, bộc lộ quan điểm của tác giả đối với lịch sử, là cơ sở để phân biệt thể
loại này khác với các công trình sử ký. Bên cạnh đó hư cấu còn xuất phát từ quan niệm nghệ
thuật của nhà văn, do đó không nên tuyệt đối hóa nó hay quá đề cao tính trung thành với lịch
sử. Theo chúng tôi, thành công nghệ thuật cần đánh giá một cách toàn diện, là sự tổng hợp
nhiều mặt của thể loại tiểu thuyết lịch sử, chứ không chỉ thiên về tính chân thực lịch sử hay
hư cấu. Người đọc tiểu thuyết lịch sử cần phải biết đâu là những sự kiện lịch sử được nhà
văn tái hiện, đâu là hành vi văn chương mà nhà văn muốn trao gửi trong tác phẩm. Ta không
lệ thuộc vào con số thống kê tỷ lệ bao nhiêu phần trăm là thực, bao nhiêu phần trăm là hư.
19
Mà chủ yếu không làm biến tướng nhân vật lịch sử, làm ta thêm yêu, thêm quý và trân trọng
những con người này hơn.
1.1.2. Quá trình sáng tác của tiểu thuyết lịch sửtừ 1986 đến nay
Để thấy rõ quá trình phát triển của tiểu thuyết lịch sử giai đoạn 1986 đến nay, chúng tôi
có sự sơ lược quá trình sáng tác của tiểu thuyết lịch sử các giai đoạn trước 1986 để có cái
nhìn khái quát và thấy được rõ hơn diện mạo của tiểu thuyết lịch sử giai đoạn từ 1986 đến
nay. Thể loại tiểu thuyết lịch sử ở nước ta thời kỳ phong kiến cho đến những năm Pháp
thuộc còn mờ nhạt, rất ít người sáng tác, trong giai đoạn văn học trung đại số lượng tác
phẩm rất ít, chỉ nổi lên các tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí (cuối thế kỷ XVII)
của Nguyễn Khoa Chiêm - tự Bảng Trung (cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên của văn học
Việt Nam), viết bằng chữ Hán văn, được Ngô Đức Thọ dịch ra tiếng Việt năm 1986, tái bản
1987 với tiêu đề Trịnh – Nguyễn diễn chí, đến nay được ấn hành nhiều lần có sự bổ sung và
sửa chữa với những tên gọi khác nhau: Mộng bá vương (1990), Việt Nam khai quốc chí
truyện (1994), Nam triều công nghiệp diễn chí (2003). Sau gần một thế kỷ có tác phẩm
Hoàng Lê nhất thống chí (cuối thế kỷ XVIII) hay còn gọi An Nam nhất thống chí là tác
phẩm văn xuôi viết bằng chữ Hán trong tùng thư của Ngô gia văn phái. Đến nền văn học
Việt Nam hiện đại đầu thế kỷ XX đến 1945 là giai đoạn thơ, tiểu thuyết và truyện ngắn phát
triển với tốc độ nhanh nhưng tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này vẫn còn mờ nhạt, số lượng tác
phẩm còn ít, chỉ nổi lên một số tác phẩmtiêu biểu như: Bà chúa chè, Loạn kêu binh và
Chúa Trịnh Khải (cùng viết 1938) của Nguyễn Triệu Luật, Đêm hội Long trì (1942), An
Tư (1944) của Nguyễn Huy Tưởng… Về nội dung các sáng tác giai đoạn này dựa vào các
sự kiện lịch sử nên rất đậm tính chính sử, nội dung chủ yếu là nỗi xót xa, tình yêu quê
hương, đất nước nồng nàn, tinh thần lên án, đả kích kẻ thù xâm lược. Nhìn chung, các tác
phẩm giai đoạn này có sự chuyển biến rõ rệt so với giai đoạn trước nhất là trong nghệ thuật
xây dựng nhân vật, tiểu thuyết giai đoạn này gặt hái được những thành công, vẫn tiếp tục
cảm hứng sáng tác dựa vào tính chân thật lịch sử của giai đoạn trước nhưng có sự đa dạng,
phong phú hơn do chịu ảnh hưởng của tiểu thuyết chương hồi hay loại “nghĩ thoại bản”
(nihuaben) vốn phát triển từ loại truyện ngắn gọi là “thoại bản” (huaben) của Trung Quốc và
tiểu thuyết hiện đại phương Tây. Tuy nhiên, tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này vẫn chưa được
quan tâm nhiều và còn theo lối kết cấu đơn tuyến, miêu tả ngoại hình để khắc họa tính cách
nhân vật theo lối kết cấu có hậu, nhân vật chủ yếu bộc lộ tính cách qua hành động nhiều hơn
tâm lý.
20
Giai đoạn từ 1945 đến 1985 là giai đoạn tiểu thuyết lịch sử có sự phát triển, có thể kể
một số tác phẩm như: Hùng khí Thăng Long (1964), Bóng nước Hồ Gươm (1970) của
Chu Thiên, Người Thăng Long (1981) của Hà Ân, Đô đốc Bùi Thị Xuân (1982) của Quỳnh
Cư. Sao Khuê lấp lánh (1984) của Nguyễn Đức Hiền… Các tác phẩm giai đoạn này dần
dần thoát khỏi lối kết cấu chương hồi, lối văn biền ngẫu được thay thế cách viết giàu hình
ảnh, văn phong khúc chiếc, Các tác phẩm giai đoạn này tăng lên về số lượng, đa dạng hơn
về đề tài, cũng như có sự kết hợp giữa tính chân thật lịch sử và những hư cấu nghệ thuật,
đánh dấu bước sáng tạo trong nghệ thuật sáng tác, làm cho diện mạo tiểu thuyết lịch sử được
hoàn thiện, phát triển với nội dung sâu sắc và hấp dẫn hơn.
Từ 1986 đến nay là giai đoạn phát triển cao, thời điểm “lên ngôi” của tiểu thuyết lịch
sử. Với đông đảo đội ngũ sáng tác, độc giả bắt đầu có hứng thú tìm về lịch sử Việt Nam
thông qua những tiểu thuyết lịch sử hấp dẫn và giàu giá trị nhân văn, đặc biệt được sự quan
tâm của cứu giới nghiên cứu, phê bình văn học. Bởi, trong những năm gần đây có rất nhiều
cuộc hội thảo, tọa đàm về đề tài tiểu thuyết lịch sử, những buổi giới thiệu sách mới: Hội nhà
văn Việt Nam tổ chức hội thảo ngày 07/09/2012 ở Hà Nội với đề tài Sáng tác văn học về đề
tài lịch sử, Hội thảo khoa học toàn quốc ở Hà Nội ngày 15 và 16/12/2012 với đề tài Sáng
tạo văn học, nghệ thuật về đề tài lịch sử… Đặc biệt, trong những năm gần đây có nhiều tác
phẩm tiểu thuyết lịch sử xuất sắc được sự tôn vinh và được trao nhiều giải thưởng văn học
như: Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh được trao giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam
năm 1998 – 2000. Sau đó tác phẩm còn được giải thưởng của Hội nhà văn Hà Nội 2001 và
giải thưởng Thăng Long của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội năm 2002. Đồng thời,
Nguyễn Xuân Khánh còn được trao giải thưởng của Hội nhà văn Hà Nội năm 2006 với tiểu
thuyết Mẫu Thượng ngàn (Thâm cung bí sử).Hội thề cuả Nguyễn Quang Thân đạt giải A
cuộc thi viết tiểu thuyết của Hội nhà văn Việt Nam 2006 – 2010, Bộ tiểu thuyết Bão táp
triều Trần gồm: Bão táp cung đình, Huyền Trân công chúa, Thăng Long nổi giận, vương
triều sụp đổcủa Hoàng Quốc Hải được giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội
2008, Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác được hội đồng tuyển chọn Sách hay đánh
giá là một tác phẩm có giá trị nhân bản, giá trị dân tộc năm 2012… Trên cơ sở đó, chúng tôi
xin liệt kê một số tác phẩm tiêu biểu để thấy được diện mạo của tiểu thuyết lịch sử giai đoạn
từ 1986 đến nay.
- Ngôi vua và những chuyện tình (Trần Thủ Độ) (1988), Người đẹp ngậm oan
(Đặng Vương Phi) (1990), Gươm thần vạn kiếp (Trần Quốc Tuấn) (1991), Tuyên phi họ
21
Đặng (Đặng Thị Huệ) (1996) của Ngô Văn Phú.
- Vạn xuân (nguyên tác Dix Mille Printemps) (1989) của nữ văn sĩ người Pháp
Yveline Féray.
- An tư (1994), Khúc khải hoàn dang dở (2002) của Hà Ân.
- Danh tướng Trần Hưng Đạo (1995), Mai Hắc Đế (1996), Vằng vặt sao khuê
(1998) của Hoàng Công Khanh.
- Tuyên phi họ Đặng (1996), Gió lửa (1999) của Nam Dao.
- Sông Côn mùa lũ (1998) của Nguyễn Mộng Giác.
- Kinh đô rồng (1999), Một mất một còn, Thời vàng son (2004) của Nguyễn Khắc
Phục.
- Mười hai sứ quân, Hào kiệt Lam Sơn (2000) của Vũ Ngọc Đĩnh.
- Hồ Quý Ly (2000), Mẫu thượng ngàn (2006) của Nguyễn Xuân Khánh.
- Quân sư Nguyễn Trãi (2001) của Trần Bá Chi.
- Lê Lợi (2002), Bà Triệu (2003), Đinh Bộ Lĩnh (2004), Lý nam Đế (2006) của Hàn
Thế Dũng.
- Ức Trai – Tâm thượng quan khuê tảo (2002) của Bùi Anh Tấn.
- Giàn thiêu (2004) của Võ Thị Hảo.
- Trần Quốc Toản (2005) của Lưu Sơn Minh.
- Đàn đáy (2006) của Trần Thu Hằng.
- Đô đốc Bùi Thị Xuân (2006) của Quỳnh Cư.
- Đất Việt Trời Nam (2007) của Đan Thành.
- Hội thề (2010) của Nguyễn Quang Thân.
- Tám triều vua Lý, Bão táp triều Trần (2010) của Hoàng Quốc Hải…
Đặc điểm của tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này ngoài sự phát triển nhanh chóng về số
lượng bởi đây là thể loại văn học có hiệu quả nhất trong việc tìm về cuội nguồn của dân tộc
bằng những trang sử, giàu giá trị văn hóa. Các tác phẩm giai đoạn này thể hiện sự đột phá,
sự đa dạng về nội dung đề tài và hình thức thể hiện. Về đề tài, tác phẩm có sự tiếp nối các đề
tài của các giai đoạn sáng tác trước. Ngoài ra, còn phát huy những đề tài mới như văn hóa
dân tộc, cái nhìn mới về các nhân vật chính sử. Hình thức sáng tạo giai đoạn này cũng đa
dạng, độc đáo, có nhiều đổi mới, ngoài việc dựa vào chân thật lịch sử các sáng tác còn phát
huy tính hư cấu nghệ thuật tạo, khai thác chiều sâu nội tâm nhân vật với những trăn trở, suy
tư da diết tạo được hiệu quả nghệ thuật cao trong sáng tác văn học về đề tài lịch sử.
22
1.1.3. Nội dung chủ yếu của tiểu thuyết lịch sử từ 1986 đến nay
Yêu nước, căm thù giặc, ý chí quật cường và lòng tự hào dân tộc
Do đặc điểm của tiểu thuyết lịch sử là tái hiện không khí lịch sử, các sự kiện và nhân
vật lịch sử. Mà lịch sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử dựng nước và giữ nước. Một dân tộc
có truyền thống yêu nước “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Chính vì vậy, nội dung “Yêu
nước, căm thù giặc, ý chí quật cường và lòng tự hào dân tộc” là nội dung quan trọng của tiểu
thuyết lịch sử.
Trong Bão táp triều Trần tác giả không viết theo lối biên niên mà chọn “lát cắt ngang”
của những thời điểm lịch sử gay cấn làm nền để phát triển cốt truyện đã tạo được hiệu quả
nghệ thuật lớn lao, khơi dậy được tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc trong tâm hồn
mỗi người dân đất Việt. Ngoài ra, nội dung yêu nước, căm thù giặc, ý chí quật cường và
lòng tự hào dân tộc còn được thể hiện trong nhiều tác phẩm, những tác phẩm nổi bật có thể
kể như: Gươm thần vạn kiếp của Ngô Văn Phú, Kinh đô rồng của Nguyễn Khắc Phục,
Quân sư Nguyễn Trãi của Trần Bá Chí, Bà Triệu, Đinh Bộ Lĩnh, Lý Nam Đế của Hàn Thế
Dũng, Tám triều vua Lý và của Hoàng Quốc Hải, Gió lửa của Nam Dao…
Tình yêu đôi lứa trong thời chiến
Tình yêu là nội dung khơi nguồn cảm hứng lớn lao và là nội dung chủ yếu của tiểu
thuyết lịch sử giai đoạn từ 1986 đến nay. Tình yêu là tất cả những tình cảm tốt đẹp của con
người như: tình yêu gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu nam nữ… Ở đây,
chúng tôi chủ yếu đi vào tìm hiểu tình yêu lứa đôi, nam, nữ mà rất nhiều tiểu thuyết lịch sử
đã viết về tình yêu lứa đôi trong thời chiến, mặc dù đó có thể là những mối tình có thật, hay
những mối tình do người viết tưởng tượng nên, nhưng đều xúc cảm lòng người. Có thể kể
đến các tác phẩm như: Kinh đô rồng của Nguyễn Khắc Phục, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo,
Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải…
Tình yêu trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh được thể hiện khá phong phú, đa dạng,
nhiều cung bậc khác nhau. Đặc biệt là tình yêu luôn gắn liền với tình nghĩa, nét tính cách
của con người Việt Nam thủy chung, son sắc, quả cảm, biết tôn trọng phẩm giá, sẵn sàn giúp
đỡ mọi người. Đó là chất keo gắn kết tình cảm lâu dài, giúp vượt qua những khó khăn, thử
thách. Ví như, tình yêu giữa Hồ Nguyên Trừng (con trai trưởng của Hồ Quý Ly) và Quỳnh
Hoa (con gái quan thái bảo Trần Nguyên Hàng) trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh.
Mặc dù cuộc hôn nhân của họ bắt đầu bằng sự tính toán của hai bên, về Hồ Quý Ly là ông
muốn xoa dịu mâu thuẫn, sự đối nghịch giữa ông và Trần Nguyên Hàng. Còn về phía Trần
23