Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Khảo sát và phân tích hiện trạng của tuyến xe Bus số 13

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.72 KB, 43 trang )

 Thiết kế môn học Tổ chức Vận tải hành khách công cộng
LỜI MỞ ĐẦU
Trước ngưỡng cửa gia nhập WTO, Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng
đã và đang có những bước đột phá trong nhiều lĩnh vực để có thể tăng khả năng
cạnh tranh cũng như đứng vững trên trường Quốc tế. Và hơn bao giờ hết, ngành
Giao thông vận tải - huyết mạch của toàn đất nước phải khẳng định được vai trò kết
nối chặt chẽ của mình không chỉ trong ngành kinh tế mà còn trong tất cả các mặt
chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng…
Xét riêng trong lĩnh vực đời sống con người thì Giao thông Vận tải phục vụ
nhu cầu đi lại của con người, làm cầu nối để con người thực hiện các mục đích
khác nhau như đi làm, đi học, đi mua sắm, đi tham quan du lịch, …qua đó làm tăng
chất lượng đời sống tinh thần của họ, tăng vốn hiểu biết về xã hội, văn hoá, nâng
cao dân trí từ đó giúp con người giải quyết các vấn đề nhanh hơn, dễ hơn, năng suất
lao động cao hơn, hiệu quả làm việc và học tập cao hơn.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta năm 2005 khoảng 8% -là một trong
những nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Cùng với nó là sự tăng nhanh
của nhu cầu đi lại, nhu cầu giao lưu trao đổi hàng hoá trong và ngoài nước. Song,
cơ sở hạ tầng của nước ta chưa thể đáp ứng được sự tăng đột biến về mật độ
phương tiện đi lại trên đường. Để phát triển bền vững hệ thống Giao thông vận tải
thì việc phát triển vận tải hành khách công cộng là lựa chọn số 1 của các nhà quản
lý. Hà Nội là một điển hình về sự gia tăng mạnh mẽ của các phương tiện vận
chuyển công cộng. Từ năm 2000 đến năm 2005 thì sản lượng vận chuyển HKCC
của xe buýt Hà Nội đã có sự tăng trưởng hết sức khả quan là 23, 6 lần, cho thấy
được sự phát triển trở lại của vận tải HKCC thủ đô và đã thu hút được đông đảo sự
ủng hộ của người dân. Đặc biệt là trên 70% lượng khách đi xe buýt là người dân
nội thành đi lại thường xuyên bằng vé tháng. Hàng ngày có trên 125 nghìn người
dân Hà Nội bỏ xe máy để đi lại bằng vé tháng xe buýt. Xe buýt Hà Nội được xếp
vào một trong 10 sự kiện nổi bật của thủ đô hai năm liền 2002-2003.
SVTH: Nguyễn Thị Huyền Lớp: VTKT ĐB&TP-
K44
1


 Thiết kế môn học Tổ chức Vận tải hành khách công cộng
Với thực trạng giao thông ở Hà Nội hiện nay có thể nói xe buýt đã trở thành
một bộ phận không thể thiếu trong đời sống của người dân.Xe buýt phục vụ nhu
cầu đi lại của người dân trong đô thị, ngoài ra còn có những tuyến xe buýt kế cận
phục vụ việc đi lại giữa nội thành và các vùng lân cận, phụ cận Hà Nội. Nói như
thế để thấy rằng xe buýt rất quan trọng đối với giao thông vận tải đô thị. Hình thức
vận tải công cộng này đã phát huy được hiệu quả to lớn đúng như mong muốn của
các nhà quản lý cũng như người dân.
Để đánh giá được hiệu quả hoạt động của xe buýt thì cần rất nhiều cơ sở dữ
liệu, thời gian khảo sát thực tế cũng như những kiến thức về chuyên ngành. Trong
giới hạn của bài tập thiết kế môn học, em xin đi sâu nghiên cứu một tuyến xe buýt
điển hình: Đó là tuyến xe buýt số 13: bến xe KIM MÃ-bến xe MỸ ĐÌNH-bến xe
KIM MÃ. Nội dung nghiên cứu được thể hiện qua 2 phần:
Phần A: Một số nét khái quát về tuyến xe buýt số 13.
Phần B: Kết quả khảo sát.
Đó là kết quả thu được sau thời gian khảo sát trực tiếp tuyến 13. Mặc dù đã
cố gắng hết sức song do hạn chế về thời gian và kiến thức nên bài tập không tránh
khỏi những sai sót. Rất mong thầy cô xem xét và sửa chữa cho bài tập của em được
hoàn thiện hơn.
SVTH: Nguyễn Thị Huyền Lớp: VTKT ĐB&TP-
K44
2
 Thiết kế môn học Tổ chức Vận tải hành khách công cộng
PHẦN I. HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH
CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRONG THÀNH PHỐ HÀ NỘI & TỔNG
QUAN VỀ TUYẾN XE BUÝT SỐ 13
I.1 Hiện trạng mạng lưới tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe
buýt trong thành phố Hà Nội :
* Mạng lưới tuyến :
Tính đến đầu năm 2006, mạng lưới tuyến xe buýt Hà Nội có 57 tuyến (tính

cả các tuyến xã hội hóa-6 tuyến) với tổng chiều dài tuyến là 995 Km, mạng lưới
tuyến xe buýt đã phủ hầu khắp các đường phố Hà Nội, tạo ra được tính liên thông
trong toàn mạng lưới, mở rộng được vùng phục vụ, giảm sự trùng lặp và nâng cao
hiệu quả toàn mạng lưới.
Cự ly trung bình của các tuyến hiện nay là 19, 5km và tương đối phù hợp với
sự phân bố các điểm phát sinh thu hút cũng như diện tích thành phố, tuy nhiên còn
một số tuyến có cự ly dài (có 3 tuyến có cự ly trên 30 km đó là : tuyến 07 Kim Mã-
Nội Bài có cự ly 31.50km; tuyến 17 Long Biên-Phủ Lỗ-Nội Bài có cự ly 36.8 km;
Long Biên-Đa Phúc có cự ly 36.7 km)
Về điểm dừng đỗ thì mạng lưới tuyến buýt có hơn 919 điểm dừng đỗ trên
tuyến. Cự ly trung bình giữa các điểm dừng đỗ của các tuyến buýt nội thành là :
chiều đi khoảng 483, 6 m và chiều về vào khoảng 475, 5m và cự ly các điểm dừng
đỗ ở khu vực ngoại thành là : 800m-1200m. Với cự ly này là hợp lý trong điều kiện
khai thác vận tải hiện nay. Tuy nhiên, có một số tuyến có quá nhiều điểm dừng đỗ,
khoảng cách giữ cá đỉêm dừng đỗ lại ngắn như : Long Biên – Ngũ Hành; Bác Cổ –
Hà Đông, Ga Hà Nội–Thường Tín; Kim Mã–Định Công–Văn Điển; Long Biên –
Hà Đông; Bờ Hồ – Cầu Giấy– Bờ Hồ. Hầu hết các điểm dừng đỗ là tận dụng vỉa
hè, lề đường chưa có quy hoạch, có những vị trí hạn chế khách đứng chờ hoặc gây
tắc đường khi xe buýt đi qua, chưa đảm bảo được an toàn cho hành khách.
SVTH: Nguyễn Thị Huyền Lớp: VTKT ĐB&TP-
K44
3
 Thiết kế môn học Tổ chức Vận tải hành khách công cộng
Trong mạng lưới có các tuyến chính xuyên tâm là : Long Biên–Hà Đông,
Long Biên–Ngũ Hiệp, Gia Lâm–Viện 103, Bác Cổ–Ba la, Giáp Bát– Hà Đông, Bến
xe Mỹ Đình_Gia Lâm, Giáp Bát–Nhổn, Mai Động–Diễn, Nam Thăng Long–Gia
Lâm.
*Hiện trạng cơ sở hạ tầng trên tuyến:
Bảng 1 Hiện trạng cơ sở hạ tầng xe buýt.
TT Hạng mục ĐV Số lượng

Chất lượng
Tốt Kém
Điểm đầu cuối. Điểm 37
I Biển báo. Chiếc 1029 714 315
Biển hộp. 304 304 0
Biển hộp khung nhôm. 615 300 315
Biển hộp quảng cáo. 110 110 0
II Panô. Chiếc 46 40 6
Loại 5
×
2.5 m. 19 17 2
Loại 5
×
1.25 m. 6 2 4
Loại 2.5
×
1.25m. 21 21 0
III Nhà chờ. Chiếc 230 203 27
Ngân sách đầu tư. 42 42 0
Huy động quảng cáo. 188 161 27
Kiốt điều hành khung nhôm kính.
Các nhà chờ tuyến xe buýt trước đây được thiết kế theo mục tiêu quảng cáo
là chính, chưa quan tâm tới sự hài hoà với khung cảnh đường phố và kiến trúc đô
thị, tuy nhiên vài năm gần đây đã được quan tâm và nhìn chung các nhà chờ mới
được thiết kế đều đảm bảo tính hợp lý về thẩm mỹ cũng như vị trí lắp đặt : hiện nay
trên mạng lưới tyến sử dụng rất đa dạng các loại hình nhà chờ : nhỏ, trung bình, lớn
phù hợp với lưu lượng hành khách lên xuống và tính thẩm mỹ.
Về các điểm đầu cuối thì trong tổng số 37 chỉ có 10 điểm (bến xe Giáp Bát,
Gia Lâm, Hà Đông, sân bay Nội Bài, bãi đỗ xe Trần Khánh Dư, Nam Thăng Long,
Kim Ngưu …) đảm bảo được nơi đón trả khách an toàn, số còn lại chỉ là tận dụng

tạm thời có thể thay thế bất cứ lúc nào.
SVTH: Nguyễn Thị Huyền Lớp: VTKT ĐB&TP-
K44
4
 Thiết kế môn học Tổ chức Vận tải hành khách công cộng
*Hiện trạng về phương tiện vận tải xe buýt.
Bảng 2.Các loại xe buýt hiện nay hoạt động trên tuyến.
TT Loại xe
Số lượng
xe
Sức chứa Tổng số chỗ Tỷ lệ(%)
1 Daewoo BS 105 96 80 7680 14.26
2 Daewoo BS 090 101 60 6060 11.26
3 Renualt 50 80 4000 7.43
4 Mercedes 10 60 600 1.11
5 Asia Cosmos 13 30 390 0.72
6 Asia Combi 54 24 1296 2.41
7 Huyndai 38 24 912 1.69
8 Transico 30 37 30 1110 2.06
9 Transico 45 50 45 2250 4.18
10 Daewoo BS 090 DL 271 60 16260 30.20
11 Daewoo 28 80 2240 4.16
12 Daewoo 30 60 1800 3.34
13 Transico 32 80 2560 4.76
14 Mercedes 61 80 4880 9.06
15 Transico 15 60 900 1.67
16 Huyndai 15 60 900 1.67
Tổng 901 53838 100
SVTH: Nguyễn Thị Huyền Lớp: VTKT ĐB&TP-
K44

5

×