Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

skkn phát huy vai trò chủ động của học sinh trong tiết học ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.04 KB, 10 trang )

PHÁT HUY VAI TRÒ CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG TIẾT
HỌC NGỮ VĂN
I. LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN
Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã định hướng đổi mới
phương pháp dạy và học, do đó, theo luật giáo dục, điều 24.2, có ghi “phương pháp
giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của
học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương
pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Theo quan niệm truyền thống, việc học văn luôn do giáo viên chủ động cung
cấp tri thức, học sinh chủ yếu lắng nghe, đó là lối học thụ động, ít phát huy cá tính
sáng tạo của học sinh trong học tập. Vì thế, đổi mới phương pháp dạy và học là
việc làm tất yếu, phù hợp với xã hội hiện đại. Đổi mới chính là việc hướng học sinh
tới hoạt động học tập chủ động, đó là sự chủ động chiếm lĩnh tri thức, chống lại
thói quen học tập thụ động.
Khi đổi mới vai trò chủ động học tập của học sinh trong tiết học Ngữ văn,
chúng tôi đã trăn trở rất nhiều: Làm cách nào để phát huy vai trò chủ động của học
sinh? Học sinh phải lĩnh hội như thế nào mới thấy hết ý nghĩa của văn bản? Và làm
cách nào để học sinh đến với giờ học văn một cách tự nguyện? Các em sẽ tổ chức
tiết học ra sao cho thật hiệu quả? Các nhóm trình bày như thế nào?... Mấu chốt của
vấn đề là phải có một phương pháp dạy – học đúng cách. Đây là những lí do dẫn
đến việc chúng tôi chọn viết đề tài “Phát huy vai trò chủ động của học sinh trong
tiết học Ngữ văn”.
II. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC DẠY – HỌC NGỮ VĂN
1. Yêu cầu đối với giáo viên
-

Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập với

các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học,
1




với đặc điểm và trình độ học sinh, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa
phương.
-

Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh được tham gia

một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội kiến thức;
chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng đã có của học sinh ; tạo niềm
vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh;
giúp các em phát triển tối đa năng lực, tiềm năng.
-

Thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển

tư duy và rèn luyện kỹ năng; hướng dẫn sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập; tổ
chức có hiệu quả các giờ thực hành; hướng dẫn học sinh có thói quen vận dụng
kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn.
-

Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lý,

hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học, nội dung, tính
chất của bài học, đặc điểm và trình độ học sinh, thời lượng dạy học và các điều
kiện dạy học cụ thể của trường, địa phương.
-

Định hướng cho học sinh bài học bằng cách cung cấp trước hệ thống câu hỏi


cho các em .
2.
-

Yêu cầu đối với học sinh

Phải đọc trước ở nhà, soạn trước hệ thống câu hỏi trong SGK hoặc hệ thống

câu hỏi do giáo viên cung cấp.
-

Trình bày ý kiến, quan điểm cá nhân; tích cực thảo luận, tranh luận, đặt câu

hỏi cho bản thân, cho thầy, cho bạn. Biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan
điểm, các sản phẩm hoạt động học tập của bản thân và bạn bè.
-

Trước khi vào lớp để hoạt động theo sự hướng dẫn của thầy, người học phải

tiếp nhận văn bản trước ở nhà (tạm gọi là khâu soạn bài). Nghĩa là học sinh phải
làm tất cả những yêu cầu mà cuối tiết học trước đã được giáo viên định hướng
trong phần hướng dẫn học tập ở nhà. Trước nay, ở khâu này, giáo viên chỉ dành ít
2


phút ngắn ngủi cuối tiết học yêu cầu học sinh về nhà “học bài cũ, soạn bài mới”.
Bây giờ cần phải cụ thể hai yêu cầu đó ra. Học bài cũ là học cái gì? Làm những bài
tập nào? Còn soạn bài mới là soạn những câu hỏi nào? Chuẩn bị những đồ dùng gì,
càng cụ thể bao nhiêu thì tiết học sẽ càng thành công bấy nhiêu. Nếu sợ việc dặn dò
này chiếm nhiều thời gian của tiết dạy, giáo viên hoàn toàn có thể giải quyết bằng

cách nêu các yêu cầu cụ thể vào trong phiếu và gửi đến cho cán bộ học tập của lớp
hoặc có thể đến từng tổ, từng cá nhân. Người học sẽ biết cách thông báo yêu cầu
đến với nhau qua 15 phút đầu giờ hoặc sinh hoạt cuối tuần, thậm chí trong khâu
chuẩn bị bài.
-

Đặt ra những câu hỏi về lĩnh vực mình chưa rõ có liên quan đến bài học, khi

đến lớp sẽ đặt ra với giáo viên để nhận được sự giải đáp.
-

Chủ động học tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức.

III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
-

Để thực hiện một tiết dạy – học văn theo hướng phát huy vai trò chủ động

của học sinh thì bản thân thầy, trò phải làm việc rất vất vả, đòi hỏi công sức, sự đầu
tư kĩ lưỡng, tâm huyết và sự nỗ lực rất nhiều của cả thầy và trò. Dù công việc rất
vất vả, khó khăn nhưng kết quả nhận lại hoàn toàn xứng đáng với công sức của cả
thầy và trò bỏ ra, đó là chất lượng học của học sinh được nâng lên rõ rệt. Quá trình
chủ động lĩnh hội tri thức giúp học sinh có cách cảm thụ riêng, mới lạ so với những
kiến thức mà thầy cô cung cấp.
-

Khi phát huy vai trò chủ động của học sinh trong tiết học văn, chúng tôi đã

thực hiện các bước sau:
1. Bước thứ nhất: chia nhóm để phân công nhiệm vụ và giao bài về cho học

sinh tìm hiểu bằng hệ thống câu hỏi mà giáo viên đã chuẩn bị từ trước
Một lớp có thể chia thành 4 hoặc 5 nhóm, sau đó chọn hai em có học lực tốt
nhất và có giọng nói truyền cảm nhất để làm người dẫn chương trình. Thời gian cho
học sinh chủ động tìm hiểu tri thức phải mất một tuần hoặc thời gian nhiều hơn một
3


tuần. Sau khi tìm hiểu kĩ lưỡng những phần câu hỏi được giao, các nhóm phải nộp
bài đã soạn về cho hai bạn dẫn chương trình, hai bạn này phải tổng hợp những phần
kiến thức và hội ý với chúng tôi. Sau khi thống nhất với chúng tôi, hai em học sinh
dẫn chương trình có nhiệm vụ tổng hợp toàn bộ kiến thức của 5 nhóm nộp về và
soạn một bài tổng hợp hoàn chỉnh, trong đó có cả kiến thức bài học và cả phần
chương trình dẫn dắt.
Ví dụ : khi giao bài Việt Bắc (Tố Hữu) cho học sinh, chúng tôi giao hệ thống
câu hỏi cho từng nhóm:
Nhóm 1:


Trình bày những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu?



Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn bó như thế nào với những chặng

đường cách mạng của bản thân nhà thơ, với những giai đoạn phát triển của cách
mạng Việt Nam?
Nhóm 2:


Tại sao nói thơ Tố Hữu mang tính trữ tình, chính trị? Lấy dẫn chứng


phân tích?


Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu biểu hiện ở những điểm cơ bản nào?

Nhóm 3: Tìm hiểu ân tình thuỷ chung của kẻ đi và người ở.
Nhóm 4: Tìm hiểu tình cảm của người về xuôi.
Nhóm 5: Tính dân tộc và ý nghĩa văn bản của bài thơ.
Trong phần Yêu cầu đối với học sinh, chúng tôi đã đề cập đến việc phát huy
tính tích cực của học sinh trong học tập, giáo viên cần giao phần việc cụ thể cho
từng học sinh, công việc trước hết là soạn hết cả bài, sau đó là soạn theo hệ thống
câu hỏi lớn mà mỗi nhóm nhận được, rồi mỗi nhóm lại cắt hệ thống câu hỏi mà
chúng tôi giao thành hệ thống câu hỏi nhỏ rồi chia cho từng thành viên trong tổ.
Các thành viên lại có nhiệm vụ nộp lại phần chuẩn bị của mình cho nhóm trưởng

4


trong nhóm, sau đó mọi người cùng thảo luận và đi đến thống nhất cuối cùng về
những phần mình muốn trình bày.
2. Bước 2: Duyệt phần bài mà lớp đã chuẩn bị
Kiểm tra chất lượng học tập, tiếp thu, lĩnh hội tri thức ở nhà bằng cách yêu
cầu từng tổ nộp phần kiến thức mà tổ đã chuẩn bị trước ở nhà, sau đó chúng tôi
chỉnh sửa, kiểm tra, duyệt trước và khâu cuối cùng chúng tôi mới cho các em
thuyết trình. Chúng tôi luôn khuyến khích các em học văn nên có cách cảm thụ
riêng của mình, tuy nhiên cái riêng ấy cũng không nên quá xa so với kiến thức
chuẩn của bài học.
Khi học sinh chủ động tìm hiểu, lĩnh hội tri thức, các em thường ôm đồm,
muốn trình bày tất cả những kiến thức mà mình đã đọc. Đây không được xem là ưu

điểm mà lại là nhược điểm lớn nhất của các em, môt nhược điểm nữa chúng tôi hay
gặp ở học sinh là các em không xác định được trọng tâm bài học, lan man, sai kiến
thức,… Khi đọc bài của học sinh, chúng tôi luôn hướng các em đến trọng tâm của
bài học, chứ không cào bằng, xem phần nào cũng như phần nào.
3. Bước thứ ba: cho học sinh lên thuyết trình
Khi phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học văn đồng nghĩa với
việc chúng tôi cho các em tự lên thuyết trình phần bài mình đã soạn. Tuy nhiên,
ngoài thời gian trên lớp, giáo viên và học sinh còn phải trao đổi rất nhiều ngoài giờ
học, khi trao đổi chúng tôi thường nhắc các em nếu có khúc mắc vấn đề gì thì cứ
mạnh dạn hỏi, chúng tôi sẽ cố gắng trả lời.
Điểm thuận lợi của việc phát huy vai trò của học sinh trong tiết học văn là
học sinh chủ động tìm hiểu và lĩnh hội tri thức, việc các cá nhân trong một nhóm
khi làm việc với nhau thường tranh luận, đưa ra nhiều ý kiến trái chiều, chính điều
đó buộc các em phải suy luận nên chọn đáp án nào là tốt nhất, quá trình nhóm tự

5


thảo luận xây dựng bài cũng là một trong những cách giúp cho học sinh có thêm
điều kiện để hiểu hơn về nhau và các em đoàn kết hơn.
Cách thuyết trình: chúng tôi chỉ định bất cứ một thành viên nào trong nhóm 1
lên trình bày, trong quá trình đó chúng tôi có thể gọi thành viên khác trong nhóm
lên để thay cho thành viên cũ, chúng tôi làm như vậy vì muốn tránh tình trạng một
vài cá nhân làm việc, một vài cá nhân khác không chú ý. Khi nhóm 1 lên trình bày
thì các nhóm còn lại lắng nghe, dùng giấy ghi nhanh những phần nhóm 1 thuyết
trình và đặt câu hỏi khi mình không hiểu, sau khi nhóm 1 trình bày xong, các nhóm
còn lại nhận xét điểm ưu điểm và nhược điểm của nhóm 1 hoặc phần nào chưa rõ
bạn có thể đặt câu hỏi yêu cầu các cá nhân khác trong nhóm 1 phải trả lời. Và cứ
thế lần lượt 5 nhóm luân phiên nhau lên xây dựng bài.
Thuyết trình là một trong những kĩ năng rèn luyện cho các em cách nói và

cách ứng xứ trước đám đông. Do đó, đây là một trong những phương pháp được
chúng tôi áp dụng rất nhiều trong giờ học văn và hiệu quả nâng lên rõ rệt.
4. Bước bốn: giáo viên chốt lại phần bài
Nhiệm vụ của chúng tôi là lắng nghe, dùng giấy ghi lại phần trình bày của
các em, sau đó lên nhân xét những ưu và nhược điểm của các em và bổ sung những
kiến thức mà các em chưa trình bày. Việc khen và chê là việc không thể thiếu, tuy
nhiên khen không đúng dẫn đến hiệc học sinh tự cao, còn việc chê bai quá gay gắt
dẫn đến việc chán nản trong học sinh. Do đó khen hay chê thì cũng phải có mức độ
thì mới khuyến khích được tinh thần học tập của các em, để tiết sau các em cố gắng
hơn.
Khi chốt bài đòi hỏi chúng tôi phải có khả năng tổng hợp phần kiến thức và
nhắc lại những phần các em nói chưa đúng. Do đó chúng tôi thường nói vui với
nhau, giáo viên như “vị tướng”, nếu nắm chắc mọi kiến thức và binh pháp nhà binh
cộng với việc biết lãnh đạo những “người lính” của mình thật tốt thì đảm bảo đánh
đâu thắng đó.
6


5. Bước năm: viết bài thu hoạch ngắn hoặc cho làm phần trắc nghiệm
Thời gian viết bài thu hoạch ngắn hoặc cho làm phần trắc nghiệm diễn ra
trong vòng 10 phút cuối cùng của tiết. Đây là khâu rất quan trọng không thể thiếu
vì nó như phần ôn lại kiến thức mà các em vừa học.
Ví dụ: sau khi đọc xong tác phẩm Tây Tiến (Quang Dũng) chúng tôi thường
ra đề bài:
1/ Nêu cảm nhận ngắn của anh (chị) sau khi học xong tác phẩm Tây tiến của
Quang Dũng?
2/ Qua khổ thơ thứ ba trong bài thơ Tây tiến, anh chị cảm nhận được gì về
hình tượng người lính trong tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng?
Tóm lại, việc cảm thụ tốt một tác phẩm văn học, đòi hỏi học sinh phải tự tìm
đến nguồn tư liệu, phải chịu khó vận động, học hỏi từ mọi phía thì mới mong đạt

đến một kết quả như mong muốn.
6. Bước 6: lưu ý
Vấn đề 1: Khuyến khích cho điểm trong giờ học
Đối với khối 10, khối 12 chỉ có 3 tiết/1 tuần, còn khối 11 có 4 tiết/1 tuần. Do
lượng thời gian ít mà dung lượng kiến thức thì nhiều, nên đầu giờ chúng tôi chỉ trả
bài được 1 học sinh, bởi thế phương pháp của chúng tôi là trả bài bằng cách xung
phong xây dựng bài mới và ý kiến hay của các em là chúng tôi cho điểm.
Học sinh vốn rất chú trọng điểm số, nắm bắt được tâm lí này của các em nên
khi chúng tôi cộng điểm khuyến khích hoặc lấy điểm trả bài miệng bằng các hệ
thống câu hỏi đã được chuẩn bị kĩ ở nhà, điều này được các em hưởng ứng rất cao.
Quá trình thuyết trình, chúng tôi cho các nhóm thi thuyết trình với nhau, khi
thuyết trình chúng tôi thường cho các em điểm công khai. Khi tranh luận nhóm
này tranh luận hơn nhóm kia thì nhóm có ý hay hơn sẽ được cộng điểm. Khi thuyết
trình các nhóm thường giành nhau nói, giành nhận xét về ý kiến của nhóm bạn, thế
nên tiết học tranh luận sôi nổi, đưa ra nhiều ý kiến trái chiều, giáo viên lúc bấy giờ
7


là người trọng tài công tâm, cầm cân nảy mực và sẽ cộng điểm cho những nhóm
xứng đáng.
Vấn đề 2: Ngoại khoá tiết học văn
Sân khấu hoá tiết học văn có nghĩa là trong quá trình tự chiếm lĩnh tác phẩm
văn học, học sinh nên sân khấu hoá một số tác phẩm, hoặc một số trích đoạn trong
tác phẩm văn học (chỉ một số tác phẩm mà thôi), ví dụ như:
Khối 10 có các tác phẩm như: Chuyện cổ tích Tấm Cám; Những bài ca dao
than thân, yêu thương tình nghĩa; hoặc đoạn trích Chiến thắng Mtao – Mxây (Sử thi
Đăm Săn); Truyện Kiều (Nguyễn Du); ...
Khối 11 có các tác phẩm hoặc đoạn trích như: Chí phèo (Nam Cao); Vĩnh
biệt cửu trùng đài (Nguyễn Huy Tưởng); Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử); Tràng
giang (Huy Cận);…

Khối 12 có các tác phẩm như: Hồn Trương Ba da hàng thịt (Lưu Quang Vũ);
Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu); Sóng (Xuân Quỳnh); Thuyền và biển
(Xuân Quỳnh), Tây Tiến (Quang Dũng);…
Sân khấu khoá văn học chỉ diễn ra trong vòng 15 phút gần cuối tiết cũng là
một cách giúp các em giảm bớt nhứng căng thẳng trong giờ học. Đây là phần
không bắt buộc nhưng chúng tôi thường khuyến khích các em làm. Tuy nhiên, phần
diễn kịch, đọc thơ hay hát, trước khi trình bày, chúng tôi đã duyệt trước chương
trình. Chúng tôi vẫn luôn quan niệm tiếng cười luôn đem lại tinh thần, sự sảng
khoái trong học tập, tuy nhiên tiếng cười ấy sẽ phát huy tác dụng khi không rời xa
mục tiêu mà tác phẩm văn học đặt ra, có nghĩa là học sinh không được cải biên,
biến tấu lời nói của nhân vật, cũng như nội dung chính trong tác phẩm, nên trung
thành với văn bản gốc đưa ra.
Sân khấu hoá tiết học văn hoặc vẽ tranh theo cảm nhận hoặc cho học sinh hát
hoặc ngâm thơ là điều nên làm, chính những sản phẩm khi các em trực tiếp tạo ra
các em sẽ càng trân trọng và yêu quý tác phẩm hơn.
8


IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Thông qua kinh nghiệm nhỏ nhưng với khát vọng lớn là góp phần đưa sự
nghiệp của đất nước ngày càng phát triển, tôi xin có một số kiến nghị như sau:


Mỗi giáo viên cần đầu tư nhiều hơn vào tiết dạy nhất là về phương pháp.



Hơn ai hết giáo viên phải sử dụng công nghệ thông tin vào giờ dạy. Vì

phương tiện này có vai trò hết sức quan trọng trong bộ môn văn. Ở một phương

diện nào đó có thể xem nó như đồ dùng dạy học. Nhờ nó giáo viên sử dụng phương
pháp trực quan hết sức thuận lợi và làm phong phú cho bài giảng của mình thông
qua tư liệu tranh ảnh, phim, nhạc. Nó còn giúp giáo viên thiết kế những ý tưởng
sáng tạo, hấp dẫn trong giờ dạy. Tuy nhiên không nên lạm dụng quá việc này,
chính điều đó sẽ làm mất đi tính tưởng tượng trong việc cảm thụ một tác phẩm văn
học.


Sở giáo dục và Ban lãnh đạo cần tạo mọi điều kiện cho giáo viên sử dụng

công nghệ thông tin trong giảng dạy bằng cách đầu tư máy móc nhiều hơn nữa và
cả ngân hàng tư liệu cho môn học (hình ảnh, phim, nhạc…)


Sở giáo dục nên cung cấp những tư liệu (đĩa) về những tiết dạy hay, có

phương pháp mới cho các trường về các đợt hội giảng, những lần tổ chức chuyên
đề để giáo viên tham khảo, học hỏi, nhất là những trường ở vùng xâu, vùng xa.


Muốn đổi mới phương pháp học thì sở Giáo dục cần cung cấp thêm nhiều

đầu sách nữa cho thư viện để các em có thể đến thư viện lấy nguồn tư liệu. Việc
siêng đọc sẽ giúp các em trang bị thêm kiến thức cho bản thân mình.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trường THPT Nguyễn Trãi, cảm ơn anh
chị em đồng nghiệp và toàn thể giáo viên trong tổ văn đã tạo mọi điều kiện để tôi
hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này.
Biên Hòa, ngày 10 tháng 01năm 2013
NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN
9



ĐINH THỊ NGỌC NGÀ

MỤC LỤC
I. LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN............................................................................tr.1
II. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC DẠY – HỌC NGỮ VĂN......................................tr.1
1. Yêu cầu đối với giáo viên...........................................................................tr.1
2. Yêu cầu đối với học sinh.............................................................................tr.1
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.............................................................................tr.3
1. Bước thứ nhất: chia nhóm để phân công nhiệm vụ và giao bài về cho học
sinh tìm hiểu bằng hệ thống câu hỏi mà giáo viên đã chuẩn bị từ trước..........tr.3
2. Bước 2: Duyệt phần bài mà lớp đã chuẩn bị……………………………tr.5
3. Bước thứ ba: cho học sinh lên thuyết trình……………………………..tr.5
4. Bước bốn: giáo viên chốt lại phần bài…………………………………...tr.6
5. Bước năm: viết bài thu hoạch ngắn hoặc cho làm phần trắc nghiệm…tr.6
6. Bước 6: lưu ý……………………………………………………………...tr.7
Vấn đề 1: Khuyến khích cho điểm trong giờ học……………………..tr.7
Vấn đề 2: Ngoại khoá tiết học văn…………………………………….tr.7
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………tr.8

10



×