Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

báo cáo thực tập tại công ty cổ phần chế biến kinh doanh lương thực – thực phẩm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.4 KB, 26 trang )

Báo cáo tổng hợp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phúc

MỤC LỤC
Trang

MỤC LỤC.......................................................................................................1
KẾT LUẬN …………………………………………………………………….. 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………. 29
PHỤ LỤC………………………………………………………………………. 30

LỜI MỞ ĐÂU
Nền kinh tế Việt Nam trong gần một thập niên trở lại đây được thế giới đánh
giá là nền kinh tế ổn định và sự phát triển vượt bậc trong thời gian tới. Điều đó
được thể hiện bằng việc Việt Nam gia nhập vào tổ chức kinh tế thế giới năm 2007.
Song điều đó cũng nói cho chúng ta biết rằng, các doanh nghiệp trong nước càng
ngày càng phải hoàn thiện hơn để hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Đó sẽ là
những cơ hội và thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nước và cũng là
động lực mạnh mẽ để các doanh nghiệp trong nước phát triển và lớn mạnh hơn
trong thời gian ngắn tới.
Thời gian gần đây, thế giới đang lao đao về tình trạng khủng hoảng lương thực
toàn cầu, mà ảnh hưởng chính là từ các nước sản xuất lượng lương thực lớn như
Braxin, Mỹ… Việt Nam cũng là một trong những nước có tầm ảnh hưởng trong
chuyện này khi chúng ta là nước thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo. Nói như vậy
để thấy ngành lương thực – thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng đối với một
quốc gia vốn có điểm xuất phát từ nông nghiệp như Việt Nam. Từ những vấn đề
rất nóng bỏng đó, em quyết định thực tập tại Công ty cổ phần chế biến kinh
doanh lương thực – thực phẩm Hà Nội để có thể nghiên cứu, học hỏi, tìm hiểu
kỹ hơn về hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản trị chủ yếu trong ngành lương
thực – thực phẩm.


Trong giai đoạn đầu của quá trình thực tập tại Công ty, em đã có những cái nhìn
chung nhất về tình hình tổ chức và hoạt động quản trị hoạt động chế biến sản xuất
kinh doanh của công ty và được trình bày trong báo cáo tổng hợp này. Báo cáo
gồm 3 phần chính:
Phần 1: Giới thiệu tổng quan về công ty.
Phần 2: Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty.

Page 1


Báo cáo tổng hợp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phúc

Phần 3: Tình hình sản xuất kinh doanh và định hướng phát triển của công
ty.

Để hoàn thành bản báo cáo tổng hợp này, em đã được sự giúp đỡ, hướng dẫn
tận tình của PGS.TS Nguyễn Văn Phúc và sự giúp đỡ nhiệt tình của bà Trần Hồng
Hạnh – PGĐ công ty cùng với sự giúp đỡ của các anh chị khác trong công ty.
Tuy bản báo cáo của em đã được hoàn thành nhưng do trình độ, kinh nghiệm và
kiến thức chuyên môn còn nhiều hạn chế. Em rất mong nhận được sự góp ý, nhận
xét của thầy để bản báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Page 2


Báo cáo tổng hợp


GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phúc

DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ
STT
1
2

Số thứ tự bảng

Bảng1.1

3

Bảng 2.1

4

Bảng 3.1.1

5

Bảng 3.1.2

6

Bảng 3.2.1

7
8


Bảng3.2.2
Bảng 3.2.3

Page 3

Tên bảng biểu
Danh mục bảng biểu hình vẽ

Trang
6
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ 12

phần CBKD Lương thực –thực phẩm
Hà Nội
Bảng danh sách, chính sách khuyến 20
mại, giá bán sau khuyến mại của công
ty Cổ phần chế biến kinh doanh
lương thực – thực phẩm Hà Nội tháng
3 năm 2011
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của 23
công ty qua các năm
từ 2007-2009
Bảng cân đối kế toán của công ty qua
các năm từ năm 2007-2009
Bảng phân tích mức độ độc lập về tài
chính
Bảng tính chỉ số thanh toán
Bảng tính chỉ số lợi nhuận

24

25
26
26


Báo cáo tổng hợp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phúc

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

CP: Cổ phần
Cty: Công ty
KD: Kinh doanh
CB: Chế biến
LT – TP: Lương thực – thực phẩm
STT: Số thứ tự
KT-CN: Kỹ thuật - công nghệ
DT: Doanh thu
VCSH: Vốn chủ sở hữu
NV: Nguồn vốn
TS: Tài sản
LN: Lợi nhuận
HĐQT: Hội đồng quản trị
GĐ: giám đốc
PGĐ: Phó giám đốc

Page 4



Báo cáo tổng hợp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phúc

BÁO CÁO TỔNG HỢP VỀ CÔNG TY CP
CHẾ BIẾN KINH DOANH LT-TP HÀ NỘI
PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1.1 Lịch sử ra đời và sự phát triển của công ty
1.1.1 Tên công ty
Tên công ty: công ty cổ phần chế biến kinh doanh lương thực – thực
phẩm Hà Nội.
- Tên viết tắt của Công ty: HANOIFOOD
- Trụ sở chính: 67A Trương Định – Hai Bà Trưng – Hà Nội
- Điện thoại: (04). 38630151 – 38632947 – 38635394 – 36243648
- Fax: (04). 8631089
- Email:
- Website: Hanoifood.com.vn
- Mã số thuế: 01019113119
- Số tài khoản: 102010000016236 Ngân hàng Công thương Việt Nam
Chi nhánh của công ty:
Địa điểm: xã Lạc Đạo, Văn Lâm, Hưng Yên.
Nhà máy sản xuất liên hợp Đông Nam Á.
1.1.2 Lịch sử ra đời và quá trình thay đổi của công ty
Công ty cổ phần Chế biến Kinh doanh Lương thực - Thực phẩm Hà nội
(Hanoifood) được thành lập vào tháng 10 năm 1967. Với hơn 40

Page 5


Báo cáo tổng hợp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phúc
năm hoạt động và phát triển, công ty tự hào là một trong những đơn vị hàng
đầu tại Việt nam trong lĩnh vực sản xuất và chế biến thực phẩm .
Thành lập năm 1967 với tên gọi là Xí nghiệp bột Hoàng Mai, là đơn vị
của Sở Công nghiệp Hà Nội, thộc UBND Thành phố Hà Nội
Năm 1989 Công ty Hanoifood góp vốn liên doanh với Công ty kỹ nghệ
Thực phẩm Việt Nam (VIFON) để thành lập Xí nghiệp liên doanh Vifon Hà
Nội với sản phẩm chính là Mì ăn liền nhãn hiệu VIFON HÀ NỘI.
Năm 1992 Xí nghiệp bột Hoàng Mai đổi tên thành công ty Chế biến Kinh
doanh lương thực Hà Nội, là đơn vị thành viên của Sở Lương thực Hà Nội,
thuộc UBND Thành phố Hà Nội.
Từ năm 1994 đến nay Công ty đã liên tục hợp tác với Công ty Pepsico
Việt Nam để gia công sản xuất các sản phẩm nước giải khát.
Từ năm 1994 đến năm 2003, các sản phẩm nước giải khát mang thương
hiệu Pepsi đã được sản xuất tại Nhà máy Nước ngọt Đông Dương. Năm
2003 Công ty Hanoifood đầu tư xây dựng Nhà máy máy Liên hợp Thực
phẩm Đông Nam Á (tại xã Lạc đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng yên) và tiếp
tục gia công sản xuất các sản phẩm nước giải khát cho PepsiCo Việt nam
từ đó đến nay.
Năm 1996 sau khi chấm dứt liên doanh với Công ty Kỹ nghệ Thực phẩm
Việt Nam, Công ty Hanoifood đã tiếp nhận toàn bộ Xí nghiệp liên doanh
Vifon Hà nội để Thành lập Nhà máy Mì ăn liền Hà nội.
Năm 2001 công ty chuyển về trực thuộc Tổng công ty Lương thực Miền
Bắc và đổi tên thành công ty Chế biến và Kinh doanh Lương thực – Thực
phẩm Hà Nội.

Page 6


Báo cáo tổng hợp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phúc
Tháng 4/ 2006 công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty Cổ
phần và tiếp tục là thành viên của Tổng công ty Lương thực Miền Bắc.
Năm 2009 Công ty xây dựng Nhà máy nước chấm SHI-FU với dây
chuyền sản xuất nước chấm hiện đại theo qui mô công nghiệp và áp dụng
công nghệ truyền thống của Nhật bản. Sản phẩm Nước tương và Nước
chấm nhãn hiệu SHI-FU đã được đưa ra thị trường đúng vào dịp nhân dân
cả nước đón chào Đại lễ Một Nghìn Năm Thăng Long - Hà Nội.
1.2 Thông tin chung về công ty
1.2.1 Các ngành sản xuất kinh doanh chính của công ty
 Chế biến nông sản, lương thực, thực phẩm, nước giải khát;
 Xuất nhập khẩu sản phẩm và nguyên liệu phục vụ chế biến
Lương thực - Thực phẩm - Nước giải khát;
 Sản xuất và in ấn bao bì.( trừ loại Nhà nước cấm)
 Thương nghiệp bán buôn, bán lẻ lương thực, nông sản, vật tư
nông nghiệp, kinh doanh tổng hợp(không bao gồm thuốc bảo vệ
thực vật )
 Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, cơ sở hạ tầng,
khu vui chơ giải trí;
 Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá.
 Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, nhà khách, nhà nghỉ( không
bao gồm quán Bar; phòng hát karaoke; vũ trường )
 Dịch vụ vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách bằng ô tô
theo hợp đồng.
 Đào tạo nghề trong lĩnh vực: Chế biến thực phẩm; xây dựng, cơ
khí, điện, điện tử, khách sạn.
 Kinh doanh bất động sản.

Page 7



Báo cáo tổng hợp
1.2.2 Các thành tích đã đạt được

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phúc

Được chính phủ tặng:
 Được nhận bằng khen ( năm 1979)
 Huân chương lao động hạng Ba( năm 1981)
 Huân chương lao động hạng Hai( năm 1985)
 Huân chương lao động hạng Nhất( năm 1990)
 Huân chương lao động hạng Ba( năm 2009)
Được hội đồng Bộ trưởng tặng bằng khen (năm 1983)
Năm 2006, công ty được nhận Huy chương đồng về chất lượng do tập
đoàn Pepsico toàn cầu trao tặng.
Năm 2008, công ty được nhận Huy chương Bạc về chất lượng do tập đoàn
Pepsico toàn cầu trao tặng.
Đặc biệt, đã được Quacert cấp chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000 liên tục từ năm 2001 đến nay.
1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty
1.3.1 Cơ cấu điều hành và quản lý
Ông Phùng Ngọc Qúy – chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc cty
Số điện thoại: 04.38633083
Bà Trần Hồng Hạnh – Phó giám đốc công ty
Số điện thoại:04.38631977
1.3.2 Các phòng ban chức năng
Phòng tổ chức - hành chính: nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức của
Cty. Lập kế hoạch đào tạo và đào tạo, sắp xếp cán bộ công nhân viên cấp
công ty. Xây dựng quỹ lương, định mức lao động, tổ chức các quy chế,
quy định quản lý và sử dụng lao động theo quy định của Nhà nước.

Phòng kinh doanh: Nghiên cứu thị trường, tổ chức thực hiện hoạt động
bán hàng, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên kinh doanh. Giao
hàng, vận chuyển hàng hóa của công ty.
Page 8


Báo cáo tổng hợp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phúc
Phòng tài chính kế toán: chịu trách nhiệm về công tác tài chính kế toán
trong toàn bộ công ty và hạch toán kết quả sản xuất của công ty, báo cáo
Nhà nước đúng quy định.
Phòng kế hoạch vật tư: chịu trách nhiệm về kế hoạch mua, cấp phát
nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của công ty. Có kế hoạch dự trù về mua
và sử dụng nguyên vật liệu đảm bảo công tác sản xuất đạt hiệu quả.
Phòng công nghệ kỹ thuật: Nghiên cứu sử dụng, lựa chọn công nghệ sản
xuất, sửa chữa bảo dưỡng máy móc định kì nhằm nâng cao năng suất sản
xuất. Tổ chức, bố trí dây chuyền hiệu quả.
Bảng1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần CBKD Lương thực –
thực phẩm Hà Nội
HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

GIÁM ĐỐC CÔNG TY
PGĐ SẢN XUẤT

Phòng kỹ
thuật

công
nghệ

Phòng
tài chính
kế toán

Nhà máy
liên hợp
Đông
Nam Á
Page 9

Nhà máy
mì ăn liền
Hà Nội

PGĐ

Phòng
tổ chức
hành
chính

Nhà máy
chế biến
nước
chấm
SHI-FU


Phòng
kế
hoạch
vật tư

Xưởng
sản xuất
bao bì
định công

Phòng
kinh
doanh

Xí nghiệp
chế biến
nông sản
Nhân
Chính


Báo cáo tổng hợp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phúc

PHẦN 2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY CP
CHẾ BIẾN KINH DOANH LT-TP HANOIFOOD
2.1 Một số đặc điểm kỹ thuật của công ty
2.1.1 Sản phẩm và dịch vụ
Sản phẩm sản xuất chính của công ty là các loại mì ăn liền, chế biết nông

sản. Ngoài ra, công ty mới sản xuất ra một số loại sản phẩm mới có khả năng
cạnh tranh cao trên thị trường như: mì chua cay, nước mắm, nước chấm, gia
vị…
Bên cạnh đó, công ty còn sản xuất nước giải khát có CO2 đóng lon, nước
đóng chai thủy tinh, nước tinh lọc đóng chai PET…
Ngoài việc sản xuất và kinh doanh các mặt hàng liên quan đến lương thực –
thực phẩm, công ty còn kinh doanh và đầu tư bất động sản: đầu tư xây dựng
nhà ở và văn phòng cho thuê, kinh doanh cho thuê nhà xưởng, kho bãi, văn
phòng…
2.1.2 Thị trường
Hiện nay, các sản phẩm của Hanoifood đã có mặt trên hầu hết các thị
trường trong nước và một số thị trường nước ngoài. Với đặc điểm là xuất hiện
trên thị trường từ rất sớm nên sản phẩm của hanoifood liên doanh với các
doanh nghiệp nước ngoài đã được đông đảo khách hàng biết đến.
Hanoifood còn được biết đến là một trong những sản phẩm được người
dân các nước rất được ưa chuộng như: mianma, campuchia…
2.1.3Khách hàng
Khách hàng chủ yếu của hanoifood trong nước là các hệ thống siêu thị và
các đại lý, cửa hàng bán lẻ trên khắp cả nước.

Page 10


Báo cáo tổng hợp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phúc

Các đại lý, cửa hàng các quận huyện thành phố Hà Nội: Q.Ba Đình, Q.Hai
Bà Trưng. Q.Đống Đa, Q. Cầu Giấy…
2.1.4 Đối thủ cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh chính của Hanoifood như: các loại mỳ của
ACERCOOK( Hảo hảo), VIFON, ASIA FOOD và các loại nước mắm như
Nam Ngư, Chin su, và các sản phẩm mắm truyền thống….
2.1.5 Lao động và điều kiện lao động
Công ty Hanoifood sử dụng lao động gồm có CBCNV và công nhân.
Tình hình lao động của của công ty khá ổn định và công ty thường xuyên lên
kế hoạch sử dụng lao động cho phù hợp, đặc biệt là vào các mùa nhu cầu sử
dụng của người dân tăng cao như các dịp lễ Tết: Tết trung thu, Tết nguyên
Đán…
Các CBCNV và công nhân của công ty được làm việc trong môi trường
đảm bảo an toàn và thân thiện, được hưởng các chế độ theo quy định của nhà
nước.
Đối với các CBCNV của công ty đều được trang bị một môi trường làm
việc hiện đại giúp nâng cao hiệu quả công việc. các phòng, ban đều được
trang bị máy tính có nối mạng internet, máy in, máy fax và các phần mềm
quản lý, tính toán phù hợp và hiệu quả.
Đối với các công nhân làm việc dưới phân xưởng: công nhân được trang
bị đầy đủ các trang thiết bị, quần áo bảo hộ lao động theo qui định, được làm
việc trong môi trường thoải mái và tiện lợi, dảm bảo an toàn lao động và vệ
sinh môi trường.
2.1.6 Máy móc và công suất máy móc
Trong những năm vừa qua, lãnh đạo hanoifood đã chủ trương thay đổi cả
về chất và lượng cho toàn bộ doanh nghiệp. Đầu tư trang thiết bị, máy móc,
đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất nhập khẩu từ Nhật Bản, Italia, Anh,
Mỹ…là những chiến lược quan trọng nhằm lột xác, thay đổi bộ mặt doanh
nghiệp.

Page 11



Báo cáo tổng hợp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phúc

Tại nhà máy ở Hưng Yên đã đầu tư nhiều dây chuyền hiện đại, nâng cao
hiệu quả hoạt động sản xuất như:






Dây chuyền sản xuất nước giải khát với công suất 600BPM
Dây chuyền sản xuất nước ngọt chiết nóng với công suất 500 BPM
Dây chuyền sản xuất nước tinh khiết với công suất 300 BPM
Dây chuyền sản xuất nước ngọt đóng chai PET với công suất 300 BPM.
Dây chuyền sản xuất nước giải khát đóng lon với công suất 200 BPM

2.2 Một số đặc điểm về QTKD ở công ty
2.2.1 Quản trị nhân lực
Công ty có trên 100 nhân viên, trong đó có 50 là công nhân sản xuất, 7 công
nhân cơ khí, có trên 10 công nhân là bảo vệ, thủ kho, lái xe, và có 6 nhân viên
bán hàng, còn lại là các cán bộ, nhân viên phòng ban.
Thu nhập của lao động ở công ty thì không được cao, trung binh đối với lương
công nhân, thủ kho, lái xe là từ 3 – 4 triệu đồng, đối với lương nhân viên trung
bình từ 4,5 – 6 triệu đồng tùy theo cấp bậc.
Toàn bộ lao động đều tham gia bảo hiểm và được hưởng các chế độ theo quy
định của nhà nước. Môi trường làm việc của nhân viên, công nhân cũng được
công ty rất quan tâm. Tại xưởng sản xuất các công nhân được trang bị đầy đủ
các dụng cụ bảo hộ lao động, hệ thống thoát khí thông thoáng, các vị trí làm

việc cùng với dây chuyền được sắp xếp hợp lý. Tại tòa nhà 3 tầng cho các
phòng ban cũng được trang bị đầy đủ các đồ dùng, máy móc: bàn ghế, bảng
biết, phòng họp, máy tính, máy in… được sắp xếp và bố trí hợp lý.
Công ty cũng luôn chú trọng tới công tác phát triển nguồn nhân lực, tổ chức
hướng dẫn đào tạo nhân viên, công nhân có đủ kiến thức để thực hiện công
việc. Tổ chức cho nhân viên đi học thêm để đáp ứng nhu cầu của công ty.
Hàng năm, công ty đề xuất khen thưởng các nhân viên xuất sắc lên các cấp
Chính phủ, chủ tịch nước, thành phố, công ty. Với việc thực hiện các đề xuất

Page 12


Báo cáo tổng hợp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phúc

như vậy công ty đã tạo động lực làm việc cho nhân viên và tạo môi trường làm
việc nghiêm túc, nâng cao hiệu quả công việc.
2.2.2Quản trị sản xuất
Công ty HANOIFOOD là công ty chuyên về sản xuất, dựa trên các dây
chuyền do vậy để nâng cao hiệu quả sản xuất việc hoạch định sản xuất và chiến
lược rất được chú trọng ở công ty.
Các dây chuyển sản xuất của công ty chủ yếu là các dây chuyền sản xuất của
các công ty trước như VIFON – chuyên sản xuất mì ăn liền, dây chuyền sản
xuất nước ngọt, nước tinh lọc đóng chai của PEPSI, ngoài ra công ty còn có
một số công nghệ sản xuất nước mắm, nước chấm, đóng gói bao bì.
Do các cơ sở sản xuất của công ty không nằm tập trung ở một vị trí nên việc
quản lý rất khó khăn. Tại mỗi cơ sở sản xuất khác nhau đều có giám sát riêng
và công ty có riêng một phó Giám đốc quản lý về vấn đề sản xuất.
Hệ thống bộ máy sản xuất

Từ một xí nghiệp nhỏ, Hanoifood nay đã trở thành một công ty lớn mạnh về
quy mô, có thể đứng vững trên thị trường lương thực – thực phẩm. Hiện nay, công
ty có 5 đơn vị sản xuất trực thuộc:
 Nhà máy Liên hợp thực phẩm Đông Nam Á: chuyên sản xuất các laoij sản
phẩm gồm: nước tinh lọc đóng chai PET, nước hoa quả tươi đóng chai thủy
tinh, nước giải khát có CO2 đóng lon, đóng chai thủy tinh và đóng chai
PET
 Nhà máy mì ăn liền Hà Nội: chuyên sản xuất các loại thực phẩm ăn liền:
Mì ăn liền, cháo ăn liền, Phở ăn liền, thực phẩm chức năng…
 Nhà máy nước chấm SHI-FU: sản xuất nước chấm với nhãn hiệu nước
tương SHI-FU
 Xí nghiệp Chế biến nông sản thực phẩm Nhân Chính: chuyên chế biến
nông sản, thực phẩm và sản xuất các loại gia vị, bột súp, nước mắm, xì dầu.
 Xưởng sản xuất bao bì Định Công: chuyên sản xuất các loại bao bì carton
sóng 3 lớp và 5 lớp để kinh doanh và sản xuất phục vụ đóng gói các sản
phẩm của công ty.

Page 13


Báo cáo tổng hợp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phúc

2.2.3 Quản trị chất lượng
Công ty được tổ chức Quacert cấp chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng
ISO 9001 – 2000 từ năm 2001 đến nay. Công ty đang áp dụng và hoàn thiện hệ
thống QLCL này.
Cấu trúc và tài liệu hệ thống QTCL gồm có:








Chính sách mục tiêu
Sổ tay chất lượng và môi trường
Các thủ tục/qui trình chung, các dạng biểu mẫu
Các thủ tục/qui trình
Các hướng dẫn tác nghiệp cụ thể
Các biểu mẫu ghi nhận tác nghiệp cụ thể

Để đảm bảo thực hiện theo Hệ thống QLCL công ty cam kết:
 Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ
 Đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua hệ thống
kiểm soát chặt chẽ toàn bộ quá trình sản xuất và cung ứng.
 Tôn trọng đạo đức kinh doanh, tuân theo luật định.
 Liên tục thực hieenjcacs hoạt động cải tiến để nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh
 Đào tạo thường xuyên, liên tục về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ
nhân viên công ty đủ khả năng thực hiện công việc.
 Áp dụng và duy trì hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000
(Nguồn: Sổ tay chất lượng công ty CP CB KD lương thực – thực phẩm Hà
Nội )
Thực hiện theo Hệ thống QLCL ISO 9001:2000, để đảm bảo chất lượng
vệ sinh an toàn thực phẩm, công ty rất coi trọng việc xác định nguồn gốc
các loại nguyên vật liệu và được quy định:

Page 14



Báo cáo tổng hợp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phúc

 Trong trường hợp khách hàng đòi hỏi, phòng kinh doanh phải xác định
với khách hàng về yêu cầu mức độ xác định nguồn gốc các hồ sơ cần
có.
 Phòng Kỹ thuật – công nghệ qui định về cách ghi mã Code sản phẩm.
Quản đốc các xưởng sản xuất và các bộ phận liên quan có trách nhiệm
thực hiện và duy trì ký mã hiệu đó trong suốt quá trình sản xuất, lưu kho
và khi sản phẩm đến tay khách hàng.
Các cách nhận biết và xác định nguồn gốc( theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000)
 NVL phải nhận biết được xuất xứ, tên nhà cung cấp, tên đơn hàng, qui
cách chất lượng, thời hạn sử dụng, ngày nhập, ngày sản xuất.
 Các xưởng sản xuất nhận biết nguyên vật liệu căn cứ vào danh mục thực
tế sử dụng.
 Những sản phẩm đạt tiêu chuẩn được nhận biết ca sản xuất, ngày, tháng,
năm sản xuất bàng dấu code in trên bao gói thùng carton hoặc bao bì
khác.
 Nếu vì lí do nào đó sản phẩm bị mất dấu hiệu nhận biết, người chịu
trách nhiệm liên quan phải khôi phục lại ngay.
 Các xưởng sản xuất phải phân chia các khu vực để hàng, ghi rõ lô hàng
để tránh nhầm lẫn và đảm bảo hàng sản xuất ra trước được xuất trước.
Các cách nhận biết và xác định nguồn gốc trên nhằm đảm bảo:
 Ngăn ngừa việc sử dụng lẫn lộn sai mục đích.
 Đảm bảo chỉ đưa vào sản xuất những sản phẩm phù hợp với qui định.
 Thuận lợi trong việc phân tích và đưa ra hành động khắc phục khi cần
thiết.

2.2.4 Quản trị công nghệ
Công ty Hanoifood luôn nghiên cứu đổi mới công nghệ và dây chuyền sản xuất
để nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường.
Nhiều năm nay công ty đã liên tục đổi mới công nghệ bằng việc tiếp nhận các

Page 15


Báo cáo tổng hợp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phúc

công nghệ của các công ty sản xuất ở nước ngoài, nhập các dây chuyền công
nghệ từ các nước phát triển như Anh, Mỹ, Canada…
Vấn đề quản trị công nghệ của công ty chủ yêu liên quan đến nghiên cứu đổi
mới, chuyển giao công nghệ. Đảm bảo dây chuyền sản xuất đùng theo các yêu
cầu về sản phẩm, tổ chức sửa chữa, thiết kế phù hợ
2.2.5 Quản trị tiêu thụ
Vấn đề quản trị tiêu thụ của công ty hiện nay chính là việc tổ chức, xây dựng
hệ thống các kênh phân phối, các chính sách bán hàng hợp lý.Một số sản phẩm
mới của công ty đang được công ty đánh giá là có khả năng cạnh tranh trên thị
trường và sẽ phát triển thành một trong những thương hiệu mạnh trong nhóm
các sản phẩm như: mì food Hà Nội chua cay, mì ăn liền chay, nước mắm Phú
Quý, nước chấm SHI – FU…
Trong 1 năm gần đây công ty mới bắt đầu bước vào công tác xây dựng
thương hiệu sản phẩm. Việc đầu tư tài chính cho hoạt động quảng bá là chưa
cao, công ty đang định hướng trong năm 2011 sẽ xây dựng 2 sản phẩm chính là
nước mắm và mì ăn liền chua cay sẽ là thương hiệu của Hanoifood.
Công ty có hệ thống phân phối khắp cả nước với danh mục các sản phẩm
trên dưới 40 loại, đảm bảo phục vụ các nhu cầu khác nhau trên mọi miền đất

nước. Ngoài ra, công ty cũng có một số kênh phân phối nước ngoài như ở
Mianma, Malaisia,… nhưng do các rào cản về nhập khẩu và nguyên nhân khác
nên thời gian gần đây chững lại.
Trên đây là danh sách các sản phẩm, chính sách khuyến mại và giá bán cho
một số sản phẩm của công ty:

Page 16


Báo cáo tổng hợp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phúc

Bảng 2.1: Danh sách sản phẩm, chính sách khuyến mại và giá bán sau
khuyến mại của công ty Hanoifood
STT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.

15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.

TÊN SẢN PHẨM
Mì gà cao cấp
Mì bò cao cấp
Mì chay xanh
Mì nấm chay vàng
Mì OPP 75 đỏ 50
Mì OPP 75 xanh 50
Mì Như Ý sa tế
Mì Như Ý gà quay
Mì OPP 85 xanh
Mì OPP 75 vàng 50
Mì OPP 75 vàng 100
Mì OPP 75 VIP
Mì Food Hà Nội Kraft
Mì bò Kraft
Mì Food Hà Nội 65 kraft
Mì kg Food túi
Cháo thị băm 100

Cháo thịt hầm
Cháo gà
Bột canh VIP
Bột canh Food
Mì tôm sốt chua cay
Nước mắm Phú Qúi
Nước chấm Phú Qúi
Mazi Tam vị táo Quân
500ml

QUI CÁCH
( gr x gói)
65x30
65x30
65x30
65x30
75x50
75x50
70x30
70x30
85x100
75x50
75x100
75x100
80x100
75x100
65x100
1000x10
50x100
50x100

50x100
200x50
200x50
80x30
500ml
650ml
500ml

KHUYẾN
MẠI
10T tặng 01T

GIÁ BÁN SAU
KHUYẾN MẠI
68,5532

10T tặng 01T

110,662

10T tặng 01T

61,528

20T tặng 01T
10T tặng 01T
10T tặng 01T

213,910
106,177

210,177
197,654
25T tặng 01T 199,842
25T tặng 01T 183,716
25T tặng 01T 168,742
20T tặng 01T 266,390
100T tặng 01T 138,686
121,782
112,000
127,413
127,413
10T tặng 01T 85,400
10T tặng 01T 176,700
10T tặng 01T 314,500

(Nguồn: Bảng danh sách, chính sách khuyến mại, giá bán sau khuyến mại

của công ty Cổ phần chế biến kinh doanh lương thực – thực phẩm Hà Nội
tháng 3 năm 2011)
Theo thông tin khảo sát thị trường thì các sản phẩm trên của công ty có giá
không quá cao. Đặc điểm của các sản phẩm mì hay nước mắm, cháo là những
sản phẩm khá nhạy cảm về giá, đặc biệt là đối với các đại lý, siêu thị. Nếu như

Page 17


Báo cáo tổng hợp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phúc


sản phẩm có chất lượng mà giá cả thấp hơn các hãng khác thì họ mới sẵn sàng
nhập. Danh mục các sản phẩm trên đã kèm cả chính sách khuyến mại của công
ty. So sánh giá bán đối với các hãng khác thì giá bán cho các đại lí thường thấp
hơn với các hãng khác như Hảo Hảo chua cay( acercook), mì kg ( của
VIFON)...đến 2.000đ-3000đ/kg hoặc 10 gói. Đây chính là một lợi thế cạnh
tranh về giá của công ty.
Đặc biệt, trên thị trường hiện nay chỉ có duy nhất hanoifood là công ty có
sản phẩm mì chay, dùng cho những người có nhu cầu ăn chay và ăn kiêng...
Dịch vụ sau bán hàng: Các siêu thị, cửa hàng, đại lý mua hàng của công ty
sau khi mua hàng mà nhận thấy có lỗi sản phẩm hoặc thiếu sót, không đúng
như yêu cầu quy định có thể thắc mắc về phòng kinh doanh để xem xét. Nếu
sai, công ty sẵn sàng thu nhận sản phẩm lỗi, không đúng yêu cầu về và thay thế
sản phẩm khác cho khách hàng. Ngoài ra, nếu là khách hàng lâu năm của công
ty sẽ được hưởng nhiều ưu đãi, khuyến mại vào dịp cuối năm.
2.3 Một số khó khăn và thuận lợi trong hoạt động của công ty
Hanoifood là công ty mới chuyển sang loại hình công ty cổ phần nên trong
quá trình hoạt động còn gặp nhiều khó khăn và thách thức.
Công ty còn ảnh hưởng từ mô hình công ty nhà nước, ảnh hưởng đến việc
thay đổi cơ cấu ban lãnh đạo, phong cách làm việc từ trước còn phải thay đổi
dần dần. Các thủ tục làm việc, thủ tục xuất nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng từ
trước, mối quan hệ bạn hàng của công ty cũng có nhiều thay đổi.
Về địa điểm của công ty, trong năm tới công ty phải di dời địa điểm ra khu
vực ngoại thành do địa điểm sản xuất nằm tại trung tâm thành phố làm ảnh
hưởng đến đời sống của người dân xung quanh.
Do trước đây công ty chuyên sản xuất thuê cho các công ty khác mà không
chú trọng phát triển thương hiệu nên bây giờ gặp khá nhiều khó khăn cho dù
chất lượng sản phầm không kém gì với các công ty khác, thậm chí còn chất
lượng hơn. Đến nay công ty đang gặp nhiều khó khăn trong việc thuyết phục

Page 18



Báo cáo tổng hợp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phúc

người tiêu dùng chấp nhận sản phẩm. Sản phẩm của công ty xuất hiện sau khi
nhiều sản phẩm khác đã có uy tín trên thị trường.
Tuy nhiên, trong nhiều khó khăn trên công ty cũng có những thuận lợi nhất
định như: được thừa hưởng các công nghệ, dây chuyền sản xuất mì, nước giải
khát các hãng khác, lực lượng lao động trung thành với công ty và ổn định.
Điều quan trọng là ngành sản xuất lương thực thực phẩm cũng là một lợi thế,
các sản phẩm của công ty phục vụ được đa số người tiêu dùng cùng với sản
phẩm có chất lượng cao nên khả năng được khách hàng sớm chấp nhận là rất
lớn.

PHẦN III: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
3.1 Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Bảng 3.1.1Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm
từ 2007-2009
STT
1

Chỉ tiêu
Doanh thu bán hàng và cung cấp

Page 19

Năm 2009

Năm 2008
Năm 2007
76,604,408,615 77,773,722,065 90,962,127,755


Báo cáo tổng hợp
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phúc

dịch vụ
Các khoản giảm trừ
Doanh thu thuần về giá vốn hàng

0


0

0

76604408615

77773722065

90,962,127,755

bán và cung cấp dịch vụ(3=1-2)
Giá vồn hàng bán
Lợi nhuận gộp về bán hàng và

71,202,220,968 71,424,060,208 84,347,734,340

dịch vụ (5=3-4)
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
Trong đó: chi phí lãi vay
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận từ hoạt động kinh

5,4021,87,648

6,349,661,858

6,614,393,415


80,813,475
1,681,783,925
1,681,783,925
0
4,809,328,978

12,568,040
1,747,419,888
1,747,419,888
0
4,329,450,485

13,126,705
983,182,505
983,182,505
0
4,545,145,160

432,761,625

285,359,525

1,099,192,455

369,047,620
3,772,546,625
-82,070,425

6,075,000
37,541,500

-31,466,500

454,545,455
9,925,311,375
-5,379,856,825

4,245,545,425

253,893,025

5,612,067,725

106,138,645

710,900,475

1,571,378,975

3,184,159,375

1,828,029,775

4,040,698.,875

doanh(10=5+(6-7)-(8+9)
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác(13=11-12)
Tổng lợi nhuận trước
thuế(14=13+10)

Thuế thu nhập doanh
nghiệp(15=14*28%)
Lợi nhuận sau thuế(16=14-15)

(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty Cổ phần Chế biến kinh doanh
Lương thực – thực phẩm Hà Nội.)
Qua bảng báo cáo trên ta thấy lợi nhuận của công ty luôn đạt kết quả tốt.
Tuy nhiên có thể thấy được rõ nét là năm 2007 công ty đã đạt lợi nhuận cao
nhất trong các năm. Năm 2008 giảm đi hơn 2 lần sao với năm 2007, nhưng
đến năm 2009 đã tăng mạnh trở lại( tăng hơn 50% so với năm 2008).
So với kế hoạch đã đặt ra thì năm 2007 đã đạt 269,4%, năm 2008 tăng
121,9% và năm 2009 đã tăng 212,3%. Điều này cho thấy sau khi công ty
nhận biết có sự giảm sút rõ rệt về lợi nhuận đã kịp thời điều chỉnh hoạt động
sản xuất, kinh doanh.

Page 20


Báo cáo tổng hợp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phúc

Bảng 3.1.2 cân đối kế toán của công ty qua các năm từ năm 2007-2009.
STT

Chỉ tiêu
TÀI SẢN
Tài sản lưu động
Tiền và các khoản


A
1
2

tương đương
Các khoản thu ngắn

B
1
2

3
4
A
1
2
B
1
2

Năm 2008

Năm 2007

98,791,712,045 72,767,309,138 68,489,216,765
86,329,465,285 51,722,074,048 46,200,225,680
10,698,458,823

700,308,763


4,435,811,233

hạn
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn

29,166,047,808 4,227,198,843 11,268,559,360
46,332,207,905 46,630,512,258 30,138,320,390

khác
Tài sản dài hạn
Các khoản phải thu

132,750,750
164,054,185
3,575,346,975
12,462,246,760 21,045,235,090 22,288,991,085

3
4

Năm 2009

dài hạn
0 9,373,443,153
9,373,443,153
Tài sản cố định
12,462,246,760 11,671,791,938 12,884,054,128
TSCĐ hữu hình
12,462,246,760 11,671,791,938 12,884,054,128

Nguyên giá
19,515,584,393 17,812,455,955 17,754,363,098
Giá trị hao mòn lỹ kế -7,053,337,633 -6,140,664,018 -4,870,308,970
Các khoản đầu tư dài
hạn khác
Tài khoản dài hạn

0

0

0

khác
NGUỒN VỐN
Nợ phải trả
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận thuế chưa

0
98,791,712,045
52,650,824,783
39,550,536,848
13,100,287,935
46,140,887,263
46,250,000,000


0
72,767,309,138
31,944,837,813
28,365,874,468
3,578,963,345
40,822,471,325
41,250,000,000

31,493,805
68,489,216,765
36,187,888,268
20,832,590,768
15,355,297,500
32,301,328,498
32,179,596,940

phân phối

-1,091,127,375

-427,528,675

1,217,315,575

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)
3.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng 3.2.1: Phân tích mức độ độc lập về tài chính
Năm
Hệ số tài trợ = VCSH/NV
Hệ số tài trợ TSDH = VCSH/TSDH


Page 21

2009
0,468
3,702

2008
0,561
1.940

2007
0,472
1,445


Báo cáo tổng hợp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phúc

Hệ số tài trợ TSCĐ = VCSH/TSCĐ 3,702
3,498
2,507
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán qua các năm từ 2007-2009)
Qua bảng trên ta thấy, hệ số tài trợ qua 3 năm gần đây có sự tăng giảm nhưng
không quá đột ngột, năm 2008 tăng 0,561 còn năm 2009 chỉ tăng 0,468 xấp xỉ
bằng năm 2007. Điều này cho thấy tình hình tài chính của công ty chưa được ổn
định lắm.
Ta chú ý đến 2 hệ số tài trợ tài sản cố định và hệ số tài trợ tài sản dài hạn luôn
lớn hơn 1, điều này cho thấy công ty luôn đảm bảo đầu tư dài hạn hay tài sản cố

định khi quyết định mở rộng quy mô sản xuất. Đây là tín hiệu tốt cho tình hình tài
chính của công ty.
Bảng3.2.2: Chỉ số thanh toán
Năm
Chỉ số thanh toán hiện thời
Chỉ số thanh toán nhanh

2009
2.183
1.015

2008
1.823
0.186

2007
2.218
0.773

(Nguồn: tính toán từ bảng báo cáo tài chính)
Chỉ số thanh toán hiện thời = vốn lưu động/ Nợ ngắn hạn
Chỉ số thanh toán nhanh = ( vốn lưu động – giá trị lưu kho)/nợ ngắn hạn
Qua bảng tính toán các chỉ số thanh toán từ bảng bảo cáo tài chính từ năm
2007-2009 ta thấy: chỉ số thanh toán hiện thời lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh
toán hiện thời của công ty là cao.
Còn chỉ số thanh toán nhanh ta cũng thấy được các năm 2007,2008 chỉ số này nhỏ
hơn 1 nhưng năm 2009 đã bắt đầu tăng lên và đạt trên 1. Điều này cho thấy khả
năng tài chính của công ty đang được cải thiện và khả năng thanh toán nhanh được
đảm bảo.
Bảng 3.2.3: Bảng tính chỉ số lợi nhuận

Năm
2009
2008
2007
Doanh lợi doanh thu bán hàng
0,00415
0,00352
0,00454
Doanh lợi của toàn bọ vốn kinh doanh
0,00473
0,02564
0,02016
(Nguồn: tính toán từ bảng báo cáo tài chính từ 2007-2009)
Doanh lợi doanh thu bán hàng = lợi nhuận ròng/doanh thu bán hàng

Page 22


Báo cáo tổng hợp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phúc

Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh = (lợi nhuận ròng – chi phí lãi vay)/nguồn
vốn kinh doanh/
Qua bảng tính toán hai chỉ số lợi nhuận ta thấy doanh lợi doanh thu bán hàng
năm 2009 không tăng nhiều so với các năm trước, so với năm 2008 thì có tăng
khoảng 0,001 nhưng so với năm 2007 thì còn giảm đi. Cũng nhìn vào chỉ số doanh
lợi trên toàn bộ vốn kinh doanh thì thấy năm 2009 cũng giảm đi rõ rệt so với năm
2008 và 2007. Điều này cho thấy hiệu quả kinh doanh năm 2009 không cao so với
2 năm trước.

Đánh giá chung qua các phân tích và đánh giá trên ta thấy nổi bật nhất là tình hình
tài chính của công ty khá ổn định thể hiện ở khả năng thanh toán. Nhận thấy hiệu
quả kinh doanh của năm 2009 là không cao và thấp hơn khá nhiều so với năm
2008 và 2007. Tuy vậy, ta có thể thấy công ty vẫn đang đầu tư vào việc mở rộng
quy mô và không ngừng đầu tư vào tài sản cố định hay tài sản dài hạn.

3.3 Định hướng phát triển của công ty
Xây dựng công ty trở thành công ty hàng đầu về ngành sản xuất, chế
biến lương thực – thực phẩm. Xây dựng thương hiệu Hanoifood trở thành
một thương hiệu mạnh trên thị trường.
Tăng cường sáng tạo sản xuất ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu
đa dạng của thị trường trong và ngoài nước.
Di dời cơ sở sản xuất về địa điểm mới theo quy định của thành phố,
xâu dựng cơ sở vững mạnh, xây dựng và ổn định bộ áy tổ chức, bộ máy
sản xuất.
Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, tổ chức hoạt
động xuất nhập khẩu đảm bảo nhu cầu sản xuất và kinh doanh.

Page 23


Báo cáo tổng hợp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phúc

KẾT LUẬN
Nền kinh tế thị trường càng ngày càng nhiều biến động mạnh mẽ, nhu
cầu người tiêu dùng không ngừng tăng mà càng ngày càng khắt khe.
Không chỉ khó khăn đối với riêng ngành lương thực thực phẩm mà đây là
thực trạng chính trong mọi ngành kinh doanh nói chung. Đây chính là

những thách thức và cũng chính là cơ hội để công ty phát triển thương
hiệu của mình. Trước những thách thức đó ban lãnh đạo công ty cần sớm
đẩy mạnh các chiến lược kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường, nâng cao
chất lượng sản phẩm, chính sách phát triển lâu dài nhằm tạo niềm tin cho
khách hàng, tăng cường nghiên cứu và nâng cao công nghệ sản xuất để
tiết kiệm các chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo ra các sản phẩm
mới đảm bảo cả về chất và lượng đáp ứng nhu cầu trong nước và thị
trường nước ngoài.

Page 24


Báo cáo tổng hợp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phúc

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thông tin từ công ty CP chế biến kinh doanh LT – TP Hà Nội gồm:
Bảng cân đối kế toán qua các năm từ 2007-2009.
Bảng báo cáo kết quả tài chính từ năm 2007-2009.
Sổ tay chất lượng của công ty
2. Giáo trình Quản trị Kinh doanh NXB ĐH Kinh tế Quốc dân 2007.
Đồng chủ biên: GS.TS Nguyễn Thành Độ, PGS.TS Nguyễn Ngọc
Huyền.
3. Giáo trình Quản trị sản xuất, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội
2007. Chủ biên: PGS.TS Trương Đoàn Thể
4. Giao trình Quản trị chiến lược, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân 2007. Chủ
biên: PGS.TS Ngô Kim Thanh, PGS.TS Lê Văn Tâm.
5. Tạp chí DOANH NHÂN VÀ THƯƠNG HIỆU số tháng 1/2011.
Trang 68,76

6. Webside: www.hanoifood.com.vn

Page 25


×