Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Đánh giá tác động môi trường dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu trạm bơm tiêu phú thụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.73 KB, 90 trang )

Đánh giá tác động môi trường

MỤC LỤC

Dự án “Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu trạm bơm tiêu Phú Thụ”

1


Đánh giá tác động môi trường

MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
Phúc Thọ, Thạch Thất và thị xã Sơn Tây là các huyện nằm ở phía Tây
Bắc thành phố Hà Nội. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của thành phố, các huyện này đã có những bước tiến quan trọng trong
việc phát triển kinh tế, xã hội. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao
về mọi mặt. Tuy nhiên, cùng với quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá
đang diễn ra mạnh mẽ thì sản suất nông nghiệp - ngành kinh tế quan trọng
của huyện đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là với một số xã nằm dọc
theo trục tiêu của hệ thống tiêu trạm bơm Phú Thụ như Sen Chiểu, Phương
Độ, Võng Xuyên, Thọ Lộc, Phúc Hòa, Trạch Mỹ Lộc, thị trấn Phúc Thọ
(huyện Phúc Thọ), Cẩm Yên, Lại Thượng (huyện Thạch Thất) và Phường
Viên Sơn (thị xã Sơn Tây). Về mùa mưa lũ ngập úng thường xuyên xảy ra
trên diện rộng, khả năng tiêu thoát nước của hệ thống kênh tiêu rất hạn chế,
làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng và đời sống của người dân
trong khu vực.
Hệ thống kênh tiêu chính của trạm bơm tiêu Phú Phụ có tổng chiều dài
khoảng16,018km, phục vụ tiêu cho 2.270ha diện tích đất tự nhiên của các
huyện Phúc Thọ, Thạch Thất và một phần của thị xã Sơn Tây. Hệ thống kênh
tiêu chính chủ yếu được hình thành từ ngòi tiêu tự nhiên (ngòi Trò) và những


dải ao hồ, ruộng trũng dọc theo tuyến. Chính vì vậy mà nhiều đoạn kênh
không có bờ, ruộng canh tác ra sát mép kênh. Nhiều đoạn kênh có lòng rất
rộng (ở nơi có ruộng trũng hoặc hồ, lạch) nhưng nhiều đoạn thì nhỏ hẹp (các
đoạn qua làng mạc), hiện trạng đều là kênh đất uốn lượn, khúc khuỷu, bị bồi
lắng, sạt lở nghiêm trọng và ách tắc do cỏ rác và do bị lấn chiếm làm ao, vườn,
nhà cửa.
Trong thời gian gần đây do thiên tai bất thường, cường độ mưa ngày
càng lớn, diện tích ngập úng trên diện rộng ngày càng tăng (điển hình như
Dự án “Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu trạm bơm tiêu Phú Thụ”

2


Đánh giá tác động môi trường

đợt lũ tháng 10/2008 và một số trận mưa vừa qua), hệ thống kênh tiêu chính
không đảm bảo được nhiệm vụ tiêu thoát nước kịp thời về đầu mối trạm bơm
tiêu Phú Thụ, làm cho đầu mối không phát huy hết được công suất. Ngập
úng làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, các khu dân cư, các tụ
điểm công nghiệp và đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống
và cảnh quan trong khu vực.
Để đảm bảo nhiệm vụ chính là dẫn nước và tiêu thoát kịp thời tránh ngập
úng cho khu vực. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã phê duyệt chủ trương
đầu tư dự án Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu trạm bơm tiêu Phú Thụ tại
Quyết định số 4140/QĐ- UBND ngày 25/8/2010.
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi
trường (ĐTM)
2.1. Căn cứ pháp lý
Căn cứ luật Bảo vệ Môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ luật đất đai năm 2003;

Căn cứ nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về
quy định chi tiết và hướng dẫn thị hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi
trường;
Căn cứ nghị định số 21/2008/NĐ-CP ban hành ngày 28 tháng 02 năm
2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số
80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi
trường;
Căn cứ Luật số 38/2009/QH12 ngày 19/12/2008 của quốc hội khóa
XIII, kỳ họp thứ 5 về sử đổi bổ sung một số điều của các luật liên quan đến
đầu tư xây dựng cơ bản;
Dự án “Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu trạm bơm tiêu Phú Thụ”

3


Đánh giá tác động môi trường

Căn cứ Nghị định 117/2009/NĐ-CP của chính phủ về xử lý vi phạm
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 179/1999/NĐ-CP của chính phủ quy định việc
thi hành Luật Tài nguyên nước;
Căn cứ Quyết định 04/2008/BTNMT ngày 18/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
Căn cứ thông tư số 05/2008/TT–TNMT ngày 08/12/2008 của bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
Căn cứ quyết định số 22/2006/QĐ – BTNMT ngày 18/12/2008 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về Môi
trường;

Căn cứ thông tư số 16/2009TT – BTNMT ngày ngày 31/12/2008 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về môi trường;
Căn cứ Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
2.2. Tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam
- QCVN 05/2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về không khí
xung quanh.
- QCVN 06/2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số
chất độc hại trong không khí xung quanh.
- QCVN 08/2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt.
- QCVN 09/2008 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
ngầm.
Dự án “Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu trạm bơm tiêu Phú Thụ”

4


Đánh giá tác động môi trường

- QCVN 14/2008 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
thái sinh hoạt.
- QCVN 24:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp.
- TCVN 5949 - 1998: Âm học – Tiếng ồn khu vực công nghiệp và dân cư –
Mức ồn tối đa cho phép.
- TCVN 5948 - 1999: Âm học – Tiếng ồn phương tiện giao thông đường bộ phát
ra khi tăng tốc – Mức ồn tối đa cho phép.
2.3. Tiêu chuẩn vệ sinh môi trường lao động

- Các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường lao động ban hành theo Quyết định số
3733/2002/QĐ – BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng bộ Y tế.
2.4 Tài liệu tham khảo
- Thuyết minh dự án “ Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu trạm bơm tiêu
Phú Thụ, huyện Phúc Thọ, Thạch Thất và thị xã Sơn Tây – TP Hà Nội.”
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường.
- Đánh giá tác động môi trường, PGS. TS Hoàng Xuân Cơ, Nxb DHQG Hà
Nội, 2000.
- Đánh giá tác động môi trường phương pháp luận và kinh nghiệm thực
tiễn, GS. TS Lê Thạc Cán, Nxb DHQG Hà Nội, 2000.
- Đánh giá tác động môi trường phương pháp và ứng dụng, Lê Trình, Nxb
Khoa học – Kỹ thuật, 2002.
- Địa chất môi trường, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,
2005.
- Kỹ thuật môi trường, nhà xuất bản Giáo dục, 2004.
- Môi trường và ô nhiễm, Lê Văn Khoa, Nxb Giáo dục, 1995.
3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM
3.1. Thu thập và thống kê thông tin
Dự án “Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu trạm bơm tiêu Phú Thụ”

5


Đánh giá tác động môi trường

Đây là phương pháp được sử dụng trong hầu hết các phần của báo cáo và là
một phương pháp quan trọng trong quá trình lập báo cáo.
Các thông tin được thu thập bao gồm: Những thông tin về điều kiện tự
nhiên, địa lý, kinh tế, xã hội, ... những thông tin liên quan đến hiện trạng môi
trường khu vực, về cơ sở hạ tầng kỹ thuật của khu vực; những thông tin tư liệu

về hiện trạng của dự án; các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống các tiêu
chuẩn, quy chuẩn môi trường của nhà nước Việt Nam có liên quan, ngoài ra còn
có các tài liệu chuyên ngành về công nghệ, kỹ thuật và môi trường.
3.2. Phương pháp khảo sát và đo đạc hiện trường
Phương pháp này sử dụng chủ yếu trong phần đánh giá hiện trạng, bao gồm:
quá trình khảo sát, điều tra các hệ sinh thái, các cộng đồng dân cư, tình trạng sức
khỏe cộng đồng; chọn điểm đo và đo đạc các thông số về môi trường đất, nước,
không khí, tiếng ồn, độ rung, tốc độ gió; quá trình phân tích xử lý mẫu trong phòng
thí nghiệm.
Quá trình đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí
nghiệm luôn tuân thủ các quy định của Việt Nam.
3.3. Phương pháp đánh giá nhanh
Dựa vào hệ số phát thải ô nhiễm của tổ chức y tế thế giới (WHO) đã và
đang được áp dụng rộng rãi cùng với các số liệu liên quan để dự báo tải lượng ô
nhiễm, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của quá trình thực hiện dự án đến các yếu
tố môi trường khu vực.
3.4. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh dùng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của dự án đến
môi trường trên cơ sở so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam.
3.5. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các phần của quá trình xây
dựng báo cáo. Đây là phương pháp quan trọng nhất, nhằm sử dụng kỹ năng và
kinh nghiệm của các chuyên gia có chuyên môn sâu về lĩnh vực có liên quan để
phân tích, đánh giá, dự báo và đề xuất các giải pháp xử lý.
4. Tổ chức thực hiện ĐTM
4.1. Tổ chức thực hiện ĐTM
Dự án “Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu trạm bơm tiêu Phú Thụ”

6



Đánh giá tác động môi trường

Báo cáo ĐTM dự án “Cải tạo, nâng cấp Hệ thống kênh tiêu trạm bơm
tiêu Phú Thụ” do chủ đầu tư là Công ty TNHH một thành viên thủy lợi sông
Tích thực hiện với sự tư vấn của Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Việt Nam.
Ngoài ra, quá trình thực hiện và hoàn thành báo cáo còn có sự phối hợp chặt
chẽ của các cán bộ, chuyên gia thuộc các lĩnh vực: môi trường, kinh tế – xã hội,
địa chất, …




Tên đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Việt Nam
Đại diện: Ông Trịnh Duy Khoa

Chức vụ:

Giám đốc

Địa chỉ: Xã Ngọc Hòa - Chương Mỹ - Hà Nội

Các bước thực hiện chính bao gồm:
1. Thành lập tổ công tác và phân công nhiệm vụ lập Báo cáo Đánh giá tác
động môi trường.
2. Nghiên cứu và khảo sát hiện trạng khu vực Dự án: Hiện trạng môi
trường, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội địa phương.
• Tham vấn ý kiến cộng đồng.
• Xây dựng các báo cáo chuyên đề.
• Lập báo cáo tổng hợp.

• Tổ chức hội thảo xin ý kiến chuyên gia, chỉnh sửa theo ý kiến hội đồng thẩm
định.
• Trình các cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt báo cáo.
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA BÁO CÁO
TT

Họ và tên

I

Công ty TNHH một thành viên thủy lợi sông Đáy

1

Ông: Đặng Tuấn Hùng

Chức vụ

Chủ tịch

Dự án “Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu trạm bơm tiêu Phú Thụ”

7


Đánh giá tác động môi trường

II

Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Việt Nam


TT

Họ và tên

Chức vụ

Trình độ

1

Trịnh Duy Khoa

Giám đốc

Kĩ sư môi trường

2

Trần Việt Hà

Trưởng phòng KT

Th/s.Môi trường

3

Nguyễn Thị Diệu

Trợ lý giám đốc


Ks. Hóa công nghệ

4

Nguyễn Thị Châm

Cb. Phòng KT

CN.Hóa sinh MT

5

Lê Thị Hải Lý

Cb. Phòng KT

Ks.Thủy văn MT

6

Nguyễn Thị Hương

Cb. Phòng KT

CN. Tài nguyên MT

Cố Vấn Khoa học kỹ thuật của Công ty
7


Nguyễn Đăng Tính

Giảng viên

TS/PGS. Thủy lợi

8

Đặng Thị Huệ

Giảng viên

Th/s. Hóa môi trường

Dự án “Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu trạm bơm tiêu Phú Thụ”

8


Đánh giá tác động môi trường

CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên dự án:
Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu trạm bơm tiêu Phú Thụ Huyện Phúc
Thọ, Thạch Thất và thị xã Sơn Tây – TP Hà Nội.
1.2. Chủ dự án:
Công ty TNHH một thành viên thủy lợi sông Đáy.
Địa chỉ: số 81-83 Khương Thượng - Đống Đa – Hà Nội.
Điện thoại: 0433.833.713
Fax: 0433.833.924

1.3.Vị trí địa lý của dự án:
- Khu vực dự án ở phía Tây bắc thành phố Hà Nội, cách nội thành Hà
Nội theo đường bộ khoảng 30km, ranh giới khu vực được giới hạn bởi:
+ Phía Bắc giáp sông Hồng;
+ Phía Tây giáp thị xã Sơn Tây và các xã thuộc huyện Phúc Thọ ở ven
sông Tích;
+ Phía Đông và Nam giáp các xã thuộc huyện Phúc Thọ, Thạch Thất;
- Khu tiêu của dự án thuộc địa bàn các xã, thị trấn bao gồm: Sen
Chiểu, Phương Độ, Võng Xuyên, Thọ Lộc, Phúc Hòa, Trạch Mỹ Lộc, thị trấn
Phúc Thọ (huyện Phúc Thọ), Cẩm Yên, Lại Thượng (huyện Thạch Thất)
và phường Viên Sơn (thị xã Sơn Tây).
1.3.1. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Hầu hết là địa hình đồng bằng và bãi sông, dốc từ sông Hồng vào sông
Tích và từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Cao độ mặt đất biến đổi từ (9÷10)m
ở khu vực Sơn Tây đến (5 ÷ 6)m ở khu vực Phúc Thọ, Thạch Thất.
Nhìn chung địa hình lưu vực nghiên cứu là vùng rộng nhưng tỷ lệ diện
tích canh tác chỉ chiếm 36,5%÷37% diện tích tự nhiên.
Tài liệu khảo sát địa hình phục vụ lập dự án được thực hiện đo vẽ
Dự án “Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu trạm bơm tiêu Phú Thụ”

9


Đánh giá tác động môi trường

tháng 10 và tháng 11 năm 2010 theo hệ cao, toạ độ Quốc gia VN2000.
1.3.2. Địa chất công trình.
* Lớp 1a: Đất đắp, sét pha nặng, trạng thái dẻo cứng.
Đây là lớp trên cùng trong chiều sâu khảo sát, đất đắp, thành phần là đất
sét pha nặng, màu xám nâu, nâu đỏ, kết cấu chặt, trạng thái dẻo cứng. Lớp

này xuất hiện ở hố khoan HK12, HK13 và có chiều dày từ 2,0m đến 5,0m.
Kết quả phân tích các tính chất cơ lý của lớp 1a cho giá trị được trình bày
trong bảng 2-1
* Lớp 1: Đất sét pha nặng, trạng thái dẻo mềm.
Thành phần là đất sét pha nặng, màu xám nâu, kết cấu chặt vừa, trạng
thái dẻo mềm. Lớp này xuất hiện ở hố khoan HK3, HK4, HK5, HK7, HK8
và có chiều dày từ 0,4m đến 2,0m. Kết quả phân tích các tính chất cơ lý của
lớp 1 cho giá trị được trình bày trong bảng 2-1.
* Lớp 2: Đất sét pha nặng, trạng thái dẻo mềm.
Thành phần là đất sét pha nặng, màu xám nâu, kết cấu chặt vừa,
trạng thái dẻo mềm. Lớp này xuất hiện ở hố khoan HK1, HK2, HK6, HK9,
HK10, HK11, HK13 và có chiều dày từ 1,6m đến 4,0m. Kết quả phân tích
các tính chất cơ lý của lớp 2 cho giá trị được trình bày trong bảng 2-1.
* Lớp 2a: Đất sét pha nặng, trạng thái dẻo chảy.
Thành phần là đất sét pha nặng, màu xám đen, kết cấu kém chặt,
trạng thái dẻo chảy, chứa hữu cơ. Lớp này xuất hiện ở hố khoan HK1,
HK2, HK7, HK8, HK9, HK10, HK13 và có chiều dày từ 2,0m đến 4,6m.
Kết quả phân tích các tính chất cơ lý của lớp 2a cho giá trị được trình bày
trong bảng 2-1.
* Lớp 2b: Đất sét pha nặng lẫn ít sạn sỏi, trạng thái dẻo cứng.
Thành phần là đất sét pha nặng lẫn ít sạn sỏi, màu xám xanh, xám
vàng, kết cấu chặt, trạng thái dẻo cứng. Lớp này nằm ở tất cả các hố
khoan. Kết quả phân tích các tính chất cơ lý của lớp 2b cho giá trị được trình
Dự án “Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu trạm bơm tiêu Phú Thụ”

10


Đánh giá tác động môi trường


bày trong bảng 2-2.
* Lớp 3: Đất sét, trạng thái dẻo mềm.
Thành phần là đất sét, màu xám ghi, xám xanh, kết cấu chặt vừa,
trạng thái dẻo mềm. Lớp này xuất hiện ở hố khoan HK1, HK2, HK7, HK8 và
có chiều dày từ 0,70m đến 1,30m. Kết quả phân tích các tính chất cơ lý của
lớp 3 cho gía trị được trình bày trong bảng 2-2.
* Lớp 3a: Đất sét, trạng thái dẻo chảy.
Thành phần là đất sét, màu xám đen, kết cấu kém chặt, trạng thái dẻo
chảy chứa hữu cơ. Lớp này xuất hiện ở hố khoan HK3, HK12 và có chiều
dày từ 4,5m đến 5,0m. Kết quả phân tích các tính chất cơ lý của lớp 3a cho
giá trị được trình bày trong bảng 2-2.
* Lớp 3b: Đất sét, trạng thái dẻo cứng.
Thành phần là đất sét, màu xám xanh, xám vàng, kết cấu chặt, trạng thái dẻo
cứng. Lớp này xuất hiện ở hố khoan HK11 và có chiều dày 2,30m. Kết quả
phân tích các tính chất cơ lý của lớp 3b cho gía trị được trình bày trong bảng
2-1

Dự án “Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu trạm bơm tiêu Phú Thụ”

11


Đánh giá tác động môi trường

Bảng 2-1: Trị trung bình các chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất (17 chỉ tiêu)
TT

Tên chỉ tiêu

Lớp 1


Lớp 1a

Lớp 2

lớp 2a

1
Sét

<0.005

24.5

25.0

28.0

28.20

Bụi

0.005- 0.01

13.5

13.0

11.75


13.20

0.01-0.05

23.5

23.0

21.50

20.60

12.5

16.0

12.25

14.40

0.1-0.25

25.0

22.0

21.00

23.60


0.25-0.5

1.00

1.00

2.25

Cát

Sạn sỏi

0.05-0.1

0.5-2.0

1.00

2.0-5.0

2.25

5.0-10.0
2

Độ ẩm tự nhiên, %

30.2

30.1


35.68

47.92

3

Khối lượng thể tích, g/cm

1.91

1.89

1.84

1.70

4

Khối lượng thể tích khô, cm

1.46

1.45

1.36

1.15

5


Tỷ trọng

2.73

2.72

2.72

2.60

6

Hệ số rỗng

0.866

0.872

1.011

1.263

7

Độ rỗng, %

46.41

46.6


50.04

55.80

8

Độ bão hoà,%

95.22

93.9

95.77

98.47

9

Giới hạn chảy, %

37.15

38.4

42.28

51.04

10


Giới hạn dẻo, %

22.25

23.0

26.03

33.76

11

Chỉ số dẻo, %

14.90

15.4

16.25

17.28

12

Độ sệt

0.534

0.461


0.592

0.819

13

Lực dính đơn vị, kg/cm

14

0.248
0
12 38'

0.195
0
10 15'

0.106
0
7 13'

15

Góc ma sát trong, độ
2
Hệ số nén lún, cm /kg

0.222

0
12 01'

0.032

0.081

0.224

16

Hệ số thấm, (cm/s)

0.078
-6
5.6*10

2

3
3

3.7*10

-6

Dự án “Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu trạm bơm tiêu Phú Thụ”

3.4*10


-6

6.3*10

-5

12


Đánh giá tác động môi trường

Bảng 2-2: Trị trung bình các chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất
(17 chỉ tiêu)
TT Tên chỉ tiêu

Lớp 2b

Lớp 3

Lớp 3a

Lớp 3b

1
Sét

<0.005

25.77


31.50

31.00

32.0

Bụi

0.005- 0.01

11.23

11.50

11.00

11.0

0.01-0.05

19.92

19.50

22.50

21.0

0.05-0.1


12.38

13.50

15.00

16.0

0.1-0.25

11.00

24.00

20.50

19.0

0.25-0.5

6.77

0.5-2.0

5.54

2.0-5.0

5.54


5.0-10.0

1.85

2
3
4

Độ ẩm tự nhiên, %
3
Khối lượng thể tích, g/cm
3
Khối lượng thể tích khô, g/cm

29.35
1.90
1.47

35.70
1.84
1.35

49.05
1.71
1.15

33.6
1.83
1.37


5

Tỷ trọng

2.74

2.72

2.68

2.71

6

Hệ số rỗng

0.862

1.008

1.336

0.978

7

Độ rỗng, %

46.27


50.19

57.19

49.5

8

Độ bão hoà,%

93.21

96.16

98.40

93.1

9

Giới hạn chảy, %

39.04

43.35

51.80

44.1


10

Giới hạn dẻo, %

23.57

25.90

34.30

26.3

11

Chỉ số dẻo, %

15.47

17.45

17.50

17.8

12
13
14
15
16


Độ sệt
2
Lực dính đơn vị, kg/cm
Góc ma sát trong, độ
2
Hệ số nén lún, cm /kg
Hệ số thấm, (cm/s)

0.373
0.249
0
13 56'
0.032
-6
3.0*10

0.561
0.237
0
11 02'
0.081
-6
4.7*10

0.843
0.107
0
6 38'
0.206
-6

9.5*10

0.410
0.253
0
12 57'
0.030
-6
1.7*10

Cát

Sạn sỏi

1.00

* Kết luận:
Dự án “Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu trạm bơm tiêu Phú Thụ”

13


Đánh giá tác động môi trường

- Lớp 1a: Đây là lớp trên cùng trong chiều sâu khảo sát, đất đắp, thành
phần là đất sét pha nặng, màu xám nâu, nâu đỏ, kết cấu chặt, trạng thái dẻo
cứng. Đây là lớp đất có sức chịu tải khá cao.
- Lớp 1: Thành phần là đất sét pha nặng, màu xám nâu, kết cấu chặt vừa,
trạng thái dẻo mềm. Đây là lớp đất có sức chịu tải trung bình.
- Lớp 2: Thành phần là đất sét pha nặng, màu xám nâu, kết cấu chặt vừa,

trạng thái dẻo mềm. Đây là lớp đất có sức chịu tải trung bình.
- Lớp 2a: Thành phần là đất sét pha nặng, màu xám đen, kết cấu kém
chặt, trạng thái dẻo chảy, chứa hữu cơ. Đây là lớp đất yếu.
- Lớp 2b: Thành phần là đất sét pha nặng lẫn ít sạn sỏi, màu xám xanh,
xám vàng, kết cấu chặt, trạng thái dẻo cứng. Đây là lớp đất có sức chịu tải khá
cao.
- Lớp 3: Thành phần là đất sét, màu xám ghi, xám xanh, kết cấu chặt
vừa, trạng thái dẻo mềm. Đây là lớp đất có sức chịu tải trung bình.
- Lớp 3a: Thành phần là đất sét, màu xám đen, kết cấu kém chặt, trạng
thái dẻo chảy chứa hữu cơ. Đây là lớp đất yếu.
- Lớp 3b: Thành phần là đất sét, màu xám xanh, xám vàng, kết cấu chặt,
trạng thái dẻo cứng. Đây là lớp đất có sức chịu tải khá cao.
1.3.3. Địa chất thổ nhưỡng.
Trên cơ sở bản đồ thổ nhưỡng, kết hợp với báo cáo nghiên cứu tài nguyên
đất của các huyện thuộc lưu vực sông Tích có thể tóm tắt như sau:
Đất đai trong khu vực thuộc hai nhóm đất chính Nhóm đất tiểu vùng đồng
bằng và Nhóm đất tiểu vùng đồi núi.
Nhóm đất tiểu vùng đồng bằng bao gồm các loại đất: Đất phù sa được
bồi (Pb); đất phù sa không được bồi (P); đất phù sa glay (Pg); đất bạc màu trên
phù sa cổ (B) và bạc màu glay (Bg).
Nhóm đất tiểu vùng đồi núi bao gồm: Đất màu vàng trên phù sa cổ (Fp);
đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs); đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước
Dự án “Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu trạm bơm tiêu Phú Thụ”

14


Đánh giá tác động môi trường

(Fl); ba loại đất (Fk, Hk và Fv) có diện tích không đáng kể và phân bố ở vùng

núi cao, ven các dãy núi đá vôi có độ dốc lớn.
Diện tích canh tác tập trung ở khu vực đồng bằng và gò đồi thấp. Diện tích
đất lâm nghiệp thường ở vùng sườn và gò cao.
Đặc điểm của các loại đất tóm tắt như dưới đây.
+ Đất phù sa được bồi (Pb) phân bố ở ngoài đê thuộc các tuyến sông. Diện
tích không lớn, về mùa lũ thường bị ngập. Đây là loại đất thích hợp cho các
loại hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày như: ngô, đậu đỗ, và nhất là cây
dâu.
+ Đất phù sa không được bồi (P) là loại đất có diện tích khá lớn tập trung
trong đê ven sông Tích, sông Hồng, sông Đáy và nhiều nơi khác trong lưu
vực. Đây là loại đất tốt thích hợp cho cả lúa và hoa màu.
+ Đất phù sa glay (Pg) phân bố ở một số khu vực như Phúc Thọ và Thạch
Thất và nằm ở nơi thấp ngập nước dài ngày, thời gian không ngập thì mực
nước ngầm lại nông. Đây là loại đất chuyên trồng 2 vụ lúa và vùng được thâm
canh cao.
+ Đất bạc màu (B và Bg) được phân bố ở Ba Vì, hình thành từ đất phù sa
cổ bị qúa trình rửa trôi trong thời gian dài còn lại hạt thô và nghèo dinh
dưỡng. Độ phì thấp nhưng vẫn được khai thác trồng lúa nước.
+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) chiếm tỷ lệ khá lớn trong lưu vực phân
bố chủ yếu ở thị xã Sơn Tây.... thích hợp trồng chè, cây ăn qủa và các loại hoa
màu. Đất có độ phì thấp lại nằm ở sườn dốc khi canh tác phải có biện pháp
chống xói mòn, rửa trôi các chất dinh dưỡng.
+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl) phân bố rải rác ở nhiều nơi trong
lưu vực, là loại đất trong qúa trình canh tác lúa nước đã làm biến đổi một số
tính chất lý hóa. Độ phì loại đất này phụ thuộc vào trình độ thâm canh.
1.4. Nội dung của dự án
1.4.1. Quy mô và nhiệm vụ của dự án
Dự án “Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu trạm bơm tiêu Phú Thụ”

15



Đánh giá tác động môi trường

a) Quy mô dự án
- Công trình hệ thống kênh tiêu trạm bơm tiêu Phú Thụ: công trình thủy
lợi cấp III;
- Tổng diện tích phục vụ: 2.270 ha;
b) Nhiệm vụ của dự án
- Nạo vét 15,018km kênh tiêu thuộc hệ thống tiêu của trạm bơm tiêu
Phú Thụ (gồm 8,858km tuyến kênh tiêu chính và 6,16km tuyến kênh tiêu
nhánh T1);
- Kè cứng hóa và nạo vét, tạo cảnh quan 2 bờ kênh tiêu chính đoạn đi qua
khu vực quy hoạch xây dựng: “Công viên tuổi trẻ thị trấn Phúc Thọ” với
chiều dài mỗi bờ khoảng 1000m;
- Cải tạo, nâng cấp 12 công trình trên kênh: 06 cống luồn qua đường; 04
cầu qua kênh; 01 cầu máng; 01 cống luồn qua kênh tưới.
1.4.2. Hệ thống các kênh và biện pháp thi công
Hệ thống kênh tiêu của trạm bơm tiêu Phú Phụ có tổng chiều dài
khoảng 16,018km, phục vụ tiêu cho 2.270ha diện tích đất tự nhiên của các
huyện Phúc Thọ, Thạch Thất và một phần của thị xã Sơn Tây. Hệ thống kênh
tiêu chính chủ yếu được hình thành từ ngòi tiêu tự nhiên (ngòi Trò) và những
dải ao hồ, ruộng trũng dọc theo tuyến. Vì vậy mà nhiều đoạn kênh không có bờ,
ruộng canh tác ra sát mép kênh. Nhiều đoạn kênh có lòng rất rộng (ở nơi có
ruộng trũng hoặc hồ, lạch) nhưng có đoạn thì nhỏ hẹp (các đoạn qua làng
mạc), hiện trạng đều là kênh đất uốn lượn, khúc khuỷu, bị ách tắc, bồi lắng,
sạt lở nghiêm trọng do cỏ rác và do bị lấn chiếm làm ao, vườn, nhà cửa.
Các tuyến kênh chính bao gồm:
- Tuyến kênh T1: có chiều dài 6,16 Km. Điểm đầu tuyến từ ao bênh
viện thị xã Sơn Tây, điểm cuối giao với kênh chính tại khu vực xã Thọ Lộc

huyện Phúc Thọ;
* Dọn vớt bèo rác, chặt phá cây bờ kênh:
Dự án “Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu trạm bơm tiêu Phú Thụ”

16


Đánh giá tác động môi trường

- Các đoạn kênh: C5 – C9 và C15 – C21 có nhiều bèo và rác cần dọn dẹp
để dòng chảy không bị ách tắc;
- Các đoạn: C28 – C29; C44 – C45; C50 – C51; C59 – C60; C65 –
C68; C81 – C86; C96 – C96A và C107 – C108 trên hai bờ kênh có nhiều cây
cối, chủ yếu là cây chuối do người dân trồng hoặc các cây bụi tự mọc cần
chặt phá để lấy mặt bằng phục vụ thi công.
* Nạo vét bùn đất lòng kênh bằng thủ công kết hợp cơ giới:
+ Nạo vét bằng thủ công: là nạo vét bằng nhân công lao động thủ công;
+ Nạo vét bằng cơ giới: là nạo vét bằng máy đào thủy lực cần dài (dung
tích gầu 0,4m3), máy đi trên tấm chống lầy dưới lòng kênh;
+ Phương tiện và cự ly vận chuyển: vận chuyển bùn đất đến bãi thải
bằng xe cơ giới 5 Tấn, cự ly vận chuyển trung bình 5km;
- Đoạn từ C0 – C5 (Bđáy kênh = 2,0m): nạo vét bằng cơ giới, bùn đất
nạo vét đượcvận chuyển đổ đi ở bãi thải bằng xe cơ giới;
- Đoạn từ C5 – C10 (Bđáy kênh = 2,0m): Đoạn kênh qua ao trung
chuyển nước nên không phải nạo vét;
- Đoạn từ C10 – C15 (Bđáy kênh = 2,0m): nạo vét bằng thủ công, bùn
đất nạo vét được đổ lên các ao thùng bên cạnh kênh;
- Đoạn từ C15 – C19 (Bđáy kênh = 2,0m): Đoạn kênh qua ao trung
chuyển nước nên không phải nạo vét;
- Đoạn C19 – C29 (Bđáy kênh = 2,0m): nạo vét bằng thủ công, bùn đất

nạo vét được vận chuyển đổ đi ở bãi thải bằng xe cơ giới;
- Đoạn từ C30 – C49 (Bđáy kênh = 2,0m): nạo vét bằng cơ giới, bùn đất
nạo vét được vận chuyển đổ đi ở bãi thải bằng xe cơ giới;
- Đoạn từ C49 – C51: Kênh hiện trạng có bề rộng >2,0m, đáy kênh thấp
hơn đáy kênh thiết kế nên không cần nạo vét.
Dự án “Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu trạm bơm tiêu Phú Thụ”

17


Đánh giá tác động môi trường

- Đoạn từ C51 – C61 (Bđáy kênh = 3,0m): nạo vét bằng cơ giới, bùn đất
nạo vét được vận chuyển đổ đi ở bãi thải bằng xe cơ giới;
- Đoạn từ C61 – C69 (Bđáy kênh = 3,0m, Hnv<0,5m): nạo vét bằng thủ
công, bùn đất nạo vét được vận chuyển đổ đi ở bãi thải bằng xe cơ giới;
- Đoạn từ C69 – C72 (Bđáy kênh = 3,0m): nạo vét bằng cơ giới, bùn đất
nạo vét được vận chuyển đổ đi ở bãi thải bằng xe cơ giới;
- Đoạn từ C72 – C86 (Bđáy kênh = 3,0m, Hnv<0,5m): nạo vét bằng thủ
công, bùn đất nạo vét được vận chuyển đổ đi ở bãi thải bằng xe cơ giới;
- Đoạn từ C86 – C91 (Bđáy kênh = 3,0m): nạo vét bằng cơ giới, bùn đất
nạo vét được vận chuyển đổ đi ở bãi thải bằng xe cơ giới;
- Đoạn từ C91 – C95 (Bđáy kênh = 3,0m, Hnv<0,5m): nạo vét bằng thủ
công, bùn đất nạo vét được vận chuyển đổ đi ở bãi thải bằng xe cơ giới;
- Đoạn từ C95 – C97 (Bđáy kênh = 3,0m): nạo vét bằng cơ giới, bùn đất
nạo vét được vận chuyển đổ đi ở bãi thải bằng xe cơ giới;
- Đoạn từ C97 – C104 (Bđáy kênh = 3,0m, Hnv<0,5m): nạo vét bằng
thủ công, bùn đất nạo vét được vận chuyển đổ đi ở bãi thải bằng xe cơ giới;
- Đoạn từ C104 – C126 (Bđáy kênh = 3,0m): nạo vét bằng cơ giới, bùn
đất nạo vét được vận chuyển đổ đi ở bãi thải bằng xe cơ giới;

- Đoạn từ C126 – Kc (Bđáy kênh = 3,0m, Hnv<0,5m): nạo vét bằng thủ
công, bùn đất nạo vét được vận chuyển đổ đi ở bãi thải bằng xe cơ giới;
- Tuyến kênh chính: có chiều dài 9,858 Km. Điểm đầu từ vực Nghĩa Lộ
thuộc xã Võng Xuyên huyện Phúc Thọ, điểm cuối là trạm bơm Phú Thụ thuộc
xã Lại Thượng huyện Thạch Thất. Trong đó đoạn qua khu vực quy hoạch xây
dựng công viên tuổi trẻ thuộc thị trấn Phúc Thọ có chiều dài 1,0 Km (từ cầu
Gia Hòa qua Quốc lộ 32 đến hết địa phận huyện Phúc Thọ, giáp với huyện
Thạch Thất).
* Dọn vớt bèo rác, chặt phá cây bờ kênh:
Dự án “Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu trạm bơm tiêu Phú Thụ”

18


Đánh giá tác động môi trường

- Các đoạn kênh: C26+30 – C202 (Kc) có nhiều bèo và rác cần dọn dẹp
để dòng chảy không bị ách tắc;
- Đoạn từ C39 + 19 – C97+18: Chặt bỏ cây bạch đàn đường kính
d≤10cm, mật độ 3m dài bờ kênh có 01 cây và chặt bỏ cây chuối mật độ 2m dài
bờ kênh có 01 cây.
- Đoạn từ C86 – C97+18: Chặt phá bụi tre, mật độ 5m dài bờ kênh có 01
bụi tre.
* Nạo vét bùn đất lòng kênh bằng thủ công kết hợp cơ giới:
+ Nạo vét bằng thủ công: là nạo vét bằng nhân công lao động thủ công;
+ Nạo vét bằng cơ giới: là nạo vét bằng máy đào thủy lực cần dài (dung
tích gầu 0,4m3), máy đi trên tấm chống lầy dưới lòng kênh;
+ Phương tiện và cự ly vận chuyển: vận chuyển bùn đất đến bãi thải
bằng xe cơ giới 5 Tấn, cự ly vận chuyển trung bình 5km;
- Đoạn từ C0 – C11 (Bđáy kênh = 3,0m): nạo vét bằng cơ giới, bùn đất

nạo vét được vận chuyển đổ đi ở bãi thải bằng xe cơ giới;
- Đoạn từ C11 – C14 (Bđáy kênh = 3,0m): nạo vét bằng cơ giới, bùn
đất nạo vét được vận chuyển đổ đi ở bãi thải bằng xe cơ giới;
- Đoạn từ C14 – C35: Đoạn kênh đã được nạo vét trong các năm vừa qua.
Qua tính toán kiểm tra thấy kênh hiện trạng đã đảm bảo yêu cầu tiêu thoát
theo thiết kế, không cần nạo vét gì thêm;
- Đoạn từ C35 – C40 (Bđáy kênh = 7,0m): nạo vét bằng cơ giới, bùn đất
nạo vét được đổ lên đắp tu bổ bờ tả kênh;
- Đoạn từ C40 – C60 (Bđáy kênh = 7,0m): nạo vét bằng cơ giới, bùn đất
nạo vét được vận chuyển đổ đi ở bãi thải bằng xe cơ giới;
- Đoạn từ C60 – C65 (Bđáy kênh = 7,0m): nạo vét bằng cơ giới, bùn
đất nạo vét được vận chuyển đổ đi ở bãi thải bằng xe cơ giới;
- Đoạn từ C65 – C77 (Bđáy kênh = 7,0m): nạo vét bằng cơ giới, bùn đất
Dự án “Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu trạm bơm tiêu Phú Thụ”

19


Đánh giá tác động môi trường

nạo vét được đổ lên đắp tu bổ 2 bờ kênh (chủ yếu là thềm kênh bên phía bờ
hữu);
- Đoạn từ C77 – C86 (Bđáy kênh = 10,0m): nạo vét bằng cơ giới, bùn
đất nạo vét được đổ lên đắp tu bổ 2 bờ tả kênh (chủ yếu là thềm kênh bên phía
bờ hữu);
- Đoạn từ C86 – C98 (Bđáy kênh = 10,0m): nạo vét bằng cơ giới, bùn
đất nạo vét được đổ lên đắp tu bổ 02 bờ kênh;
- Đoạn từ C98 – C118: Đoạn kênh được kè gia cố 2 bên bờ, chiều dài mỗi
bờ L=1000m. Nạo vét lòng kênh và đào móng công trình bằng cơ giới, bùn
đất nạo vét được vận chuyển đổ đi ở bãi thải bằng xe cơ giới;

- Đoạn từ C118 – C137 (Bđáy kênh = 10,0m): nạo vét bằng cơ giới, bùn
đất nạo vét được đổ lên đắp tu bổ 2 bờ kênh, các vị trí có thềm kênh tương đối
rộng;
- Đoạn từ C137 – C143 (Bđáy kênh = 10,0m): nạo vét bằng cơ giới, bùn
đất nạo vét được vận chuyển đổ đi ở bãi thải bằng xe cơ giới;
- Đoạn từ C143 – C146 (Bđáy kênh = 10,0m): nạo vét bằng cơ giới, bùn
đất nạo vét được đổ lên đắp tu bổ 2 bờ kênh, các vị trí có thềm kênh tương đối
rộng;
- Đoạn từ C146 – C162 (Bđáy kênh = 10,0m): nạo vét bằng cơ giới, bùn
đất nạo vét được vận chuyển đổ đi ở bãi thải bằng xe cơ giới;
- Đoạn từ C162 – C197 (Bđáy kênh = 10,0m): nạo vét bằng cơ giới, bùn
đất nạo vét được vận chuyển đổ đi ở bãi thải bằng xe cơ giới;
- Đoạn từ C198 – C202 (Bđáy kênh = 10,0m): nạo vét bằng cơ giới, bùn
đất nạo vét được vận chuyển đổ đi ở bãi thải bằng xe cơ giới;
* Biện pháp thi công kè cứng hóa kênh.
- Thi công đào móng được thực hiện bằng cơ giới kết hợp thủ công,
phần đào bạt tạo mái và chân kè đượcthực hiện bằng máy đào, chỉnh sửa mái
Dự án “Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu trạm bơm tiêu Phú Thụ”

20


Đánh giá tác động môi trường

và chân khay bằng thủ công;
- Thi công đóng cọc tre bằng thủ công;
- Vận chuyển vật liệu xi măng, cát sỏi, đá hộc đến hiện trượng thi công
bằng xe cơ giới kết hợp thô sơ, xây lát đá bằng thủ công;
- Đào đắp đê quây bằng máy đào;
- Đào nạo vét lòng kênh bằng máy đào đi dưới lòng kênh sau khi xây dựng

kè mái.
Sơ đồ hệ thống kênh tiêu Phú Thụ

1.4.3. Các công trình phụ trợ
Tổng mặt bằng thi công sẽ được chia thành 3 khu vực chính:
- Khu vực xây dựng công trình kè cứng hóa kênh: tập trung xung quang
khu vực dự kiến xây dựng công viên Tuổi trẻ của thị trấn Phúc Thọ;
- Khu vực nạo vét hệ thống kênh: trải dài theo các tuyến kênh;
Dự án “Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu trạm bơm tiêu Phú Thụ”

21


Đánh giá tác động môi trường

- khu vực xây dựng các công trình trên tuyến: rải rác tại các vị trí xây
dựng trên tuyến kênh;
Hệ thống kho bãi, lán trại, cung cấp điện nước, thiết bị máy móc thi
công sẽ được bố trí theo các khu vực xây dựng công trình để thuận tiện cho thi
công các hạng mục phần việc.
- Cung cấp điện: lấy điện phục vụ sinh hoạt và thi công từ nguồn điện hạ
thế dân sinh. Ngoài ra để đề phòng trường hợp mất điện sử dụng các loại máy
phát điện từ 30-100 KVA.
- Cung cấp nước:
+ Nước sinh hoạt dùng nước giếng khoan sau đó được lọc qua các
thiết bị lọc nước.
+ Nước thi công lấy nước từ sông và các ao hồ trong khu vực
* Năng lượng
Toàn khu vực hiện nay đã được phủ lưới điện cao thế 10-35 KV khắp các
xã trong huyện, hầu hết các thôn đều có điện hạ thế để sản xuất và phục vụ

sinh hoạt. Do vậy điều kiện cung cấp năng lượng cho dự án là rất thuận lợi.
* Dịch vụ hạ tầng
- Trong vùng dự án có hệ thống đường giao thông thủy, bộ tương đối
thuận lợi cho việc vận chuyển vật liệu.
- Đường bộ: Có các tuyến Quốc lộ 32, Tỉnh lộ 80, Tỉnh lộ 83, Tỉnh lộ
418 đi qua khu vực;
- Khu vực xây dựng công trình ở gần khu dân cư nên thuận lợi cho việc
thuê nhân công và cung cấp các dịch vụ hạ tầng đời sống phục vụ thi công
thuận tiện.
1.4.4. Vật liệu dùng trong công trình
a) Đất
- Đất đắp, cát đắp một số công trình công trình trên kênh lớn được mua
về để đắp, cự ly vận chuyển về đến vị trí công trình khoảng 5-25km.
Dự án “Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu trạm bơm tiêu Phú Thụ”

22


Đánh giá tác động môi trường

- Đất đắp kênh được tận dụng đất đào nạo vét để đắp;
b) Các vật liệu khác
- Vật liệu cát đá và sắt thép, xi măng được mua tại thị trấn huyện, vận
chuyển đến hiện trường xây lắp;
- Một số vật liệu khác như: khớp nối cao su, cửa van, máy đóng mở,...
được mua tại Hà Nội, Sơn Tây hoặc được sản xuất tại nhà máy và được vận
chuyển đến công trình bằng phương tiện cơ giới.
1.4.5. Tiến độ thi công công trình
Từ đặc điểm các điều kiện thi công công trình, đặc điểm cấu tạo của
công trình và về yêu cầu tiến độ công trình đề nghị chọn tổng tiến độ thi công

công trình là 12 tháng kể cả thời gian chuẩn bị, bao gồm:
a) Giai đoạn 1 (02 tháng):
Thực hiện các công việc chính:
- Các công tác chuẩn bị mặt bằng thi công;
- Vận chuyển vật tư, thiết bị máy móc;
b) Giai đoạn 2 (10 tháng):
- Thi công nạo vét kênh chính;
- Thi công kè cứng hóa đoạn kênh từ K4+785 đến K5+785;
- Thi công xây dựng các CTTK;
- Thi công lắp đặt các thiết bị phụ trợ;
- Hoàn thiện và bàn giao công trình;
1.4.6. Tổng mức đầu tư của dự án

Dự án “Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu trạm bơm tiêu Phú Thụ”

23


Đánh giá tác động môi trường

Tổng mức đầu tư PA 1 – Mái kênh xây đá (PA đề nghị chọn)
TT

Hạng mục

Giá trị DT sau thuế

1

Chi phí xây dựng


27.918.315.000

2

Chi phí đền bù GPMB, TĐC

19.948.408.000

3

Chi phí quản lý dự án

4

Chi phí tư vấn

5

Chi phí khác

6

Dự phòng:

5.303.293.873

Tổng cộng:

58.336.232.608


511.674.685
3.923.475.775
731.065.274

Tổng mức đầu tư PA 2 – Tường kè BTCT.
TT

Hạng mục

Giá trị DT sau thuế

1

Chi phí xây dựng

43.170.337.000

2

Chi phí đền bù GPMB, TĐC

19.948.408.000

3

Chi phí quản lý dự án

4


Chi phí tư vấn

5

Chi phí khác

6

Dự phòng:

6.915.787.011

Tổng cộng:

76.073.657.125

747.300.587
4.453.022.866
838.801.661

a) Nhu cầu sử dụng đất
- Nhu cầu sử dụng đất lâu dài phục vụ xây dựng công trình: sử dụng
hành lang tuyến kênh và các ao thùng trũng dọc 02 bên bờ kênh làm nơi đổ đất
và đắp tu bổ bờ kênh. Tổng diện tích thu hồi khoảng 18.649,4 m2, trong đó:
Dự án “Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu trạm bơm tiêu Phú Thụ”

24


Đánh giá tác động môi trường


+ Thu hồi đất canh tác, ao thùng: 10.912,4 m2;
+ Thu hồi ao nuôi trồng thủy sản: 7.737,0 m2;
- Nhu cầu sử dụng đất tạm thời sử dụng cho các bãi thải, diện tích trưng
dụng làm đường thì công (hoàn trả sau xây dựng) khoảng 18.895,9 m2.
- Đền bù tài sản trên đất:
+ Hoa màu: 30.000 m2
+ Cây tre: 2.810 cây
+ Cây chuối: 6.847 cây
+ Cây lấy gỗ: 1.886 cây
+ Chuồng trại chăn nuôi: 02 hộ
+ Di dời cột điện hạ thế: 04 cột
Khi GPMB để thi công phải có cơ chế chính sách đền bù đất đai, hoa màu
cho nhân dân theo chế độ, chính sách của Nhà nước.
b) Tái định cư
Kết quả điều tra cho thấy các hạng mục xây dựng công trình không ảnh
hưởng đến nhà cửa xây dựng kiên cố của các hộ dân mà chỉ ảnh hưởng đến
một số nhà tạm của dân nên không phải tổ chức tái định cư mà chỉ phải đền
bù hoa màu trên đất cho các hộ dân bị ảnh hưởng trong quá trình thực hiện dự
án.
c) Cơ chế, chính sách đền bù
Các chính sách và quy định liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng
bao gồm:
+ Hiến pháp nước CHXHCN Việt nam thông qua ngày 15/4/1992
+ Luật đất đai thông qua ngày 14/7/1993 (sửa đổi tháng 10/2001 và tháng
7/2004).
+ Nghị định số 197/2004/NĐ- CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về
Dự án “Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu trạm bơm tiêu Phú Thụ”

25



×