Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

lập luận trong truyện dân gian việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.21 KB, 165 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
PHÒNG KHCN & SĐH
----------

NGUYỄN THỊ YẾN PHƯỢNG

LẬP LUẬN TRONG TRUYỆN
DÂN GIAN VIỆT NAM
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01

Luận văn thạc sỹ
Người hướng dẫn: GS. TS Nguyễn Đức Dân

Thành phố Hồ Chí Minh tháng 3 năm 2012


Cảm ơn
Luận văn được hoàn thành, ngoài sự nỗ lực học hỏi nghiên cứu của bản thân,
còn nhờ có sự chỉ bảo, giúp đỡ, động viện tận tình của quý thầy cô, gia đình, bạn bè
và các bạn đồng ngiệp.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và tri ân sâu sắc đến Giáo sư, tiến sĩ
Nguyễn Đức Dân, người đã tận tâm hướng dẫn khoa học, giúp tôi giải quyết các vấn
đề trong đề tài, định hướng, gợi mở, truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý
báu.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Ngữ Văn trường Đại học
Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình dìu dắt, truyền dạy kiến thức cho tôi
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Xin cảm ơn Phòng sau đại học, thư viện trường Đại học Sư phạm thành phố
Hồ Chí Minh, thư viện trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, thư viện Khoa
học xã hội đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành và bảo vệ luận văn này.


Xin cảm ơn Ban giám hiệu, tổ Ngữ Văn trường trung học phổ thông Đức
Linh huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận đã tạo mọi thuận lợi trong công tác.
Sau cùng xin cảm ơn chồng và hai con đã động viên, ủng hộ, tạo điều kiện
cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.


Mục lục

MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................................... 1
1.1 Cơ sở lí luận ...................................................................................................................... 1
1.2 Cơ sở thực tiễn .................................................................................................................. 2
2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................................... 2
2.1. Tình tình nghiên cứu lí thuyết lập luận trên thế giới ....................................................... 2
2.2. Nghiên cứu lí thuyết lập luận ở Việt Nam ....................................................................... 3
3. Giới hạn đề tài ..................................................................................................................... 4
4. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................ 5
6. Đóng góp của đề tài ................................................................................................................ 5
7. Cấu trúc của luận văn.............................................................................................................. 6
CHƯƠNG I LÍ THUYẾT LẬP LUẬN ..................................................................................... 7
1.1. Thế nào là lập luận? ............................................................................................................. 7
1.1.1. Trước hết cần phân biệt hai kiểu hành động lập luận: “lập luận theo diễn từ chuẩn
mực” (sự lập luận trong khoa học tự nhiên) và lập luận qua ngôn ngữ (đối tượng của
luận văn này). .......................................................................................................................... 7
1.1.2. Sự khác nhau về phương pháp của hai loại lập luận ..................................................... 9
1.2. Mô hình khái quát của một lập luận .................................................................................. 11
1.2.1. Tiền đề (luận cứ) ..................................................................................................... 11
1.2.1.1Tiền đề là gì? ......................................................................................................... 11
1.2.1.2. Tác tử (Operator) và định hướng lập luận .......................................................... 12

1.2.2 Kết đề (kết luận) ....................................................................................................... 14
1.2.2.1 Kết đề là gì? .......................................................................................................... 14
1.2.2.2 Kết tử (connector) ................................................................................................. 14
1.3. Lập luận theo logic tự nhiên: lí lẽ chung cũng gọi là lẽ thường (Topos, topoi) ................ 16
1.3.1 Thuật ngữ Topos .......................................................................................................... 16
1.3.2 Lí lẽ chung: một hệ thống logic xã hội đời thường.................................................. 17
1.3.2.1 Lí lẽ khách quan .................................................................................................... 17
1.3.2.2 Lí lẽ nội tại ............................................................................................................ 18
1.3.3 Một số kiểu lí lẽ để thuyết phục ............................................................................... 18
1.3.4 Những quan hệ logic và hình thức ngôn ngữ trong lập luận tự nhiên..................... 21
CHƯƠNG II: CÁC PHƯƠNG THỨC LẬP LUẬN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT
NAM ......................................................................................................................................... 27
2.1. Sơ lược về truyện cổ tích ................................................................................................... 27
2.1.1. Phân biệt truyện cổ tích với các loại truyện cổ khác .................................................. 27
2.1.2. Đặc trưng thể loại cổ tích ............................................................................................ 29
2.1.3. Các loại truyện cổ tích ................................................................................................ 29
2.2. Phương thức lập luận trong truyện cổ tích ......................................................................... 31
2.2.1 Lập luận bằng lí lẽ ....................................................................................................... 31
2.2.1.1 Lí lẽ về hành vi con người..................................................................................... 31
2.2.1.2 Lí lẽ dựa vào thang độ .......................................................................................... 35
2.2.1.3 Lí lẽ theo quyền uy ................................................................................................ 40
2.2.1.4 Lí lẽ chung dựa vào kinh nghiệm của bản thân .................................................... 43
2.2.1.5 Lí lẽ đạo đức ......................................................................................................... 50


2.2.1.6 Lí lẽ nội tại và lí lẽ khách quan ............................................................................ 57
2.2.1.7 Các loại lí lẽ khác ................................................................................................. 60
2.2.2 Lập luận bằng các hình thức ngôn ngữ ........................................................................ 64
2.2.2.1 Các hình thức ngôn ngữ thể hiện quan hệ nghịch nhân quả ................................ 64
2.2.2.2 Cấu trúc ngôn ngữ có chức năng tăng cường luận cứ ......................................... 67

2.2.2.3 Lập luận bằng các cấu trúc thể hiện quan hệ nhân quả ....................................... 70
2.2.2.3.1 Cấu trúc “Nếu A thì B” ..................................................................................... 70
2.2.2.3.2 Cấu trúc “Chỉ A mới B”, “Không B nếu không A”........................................... 72
2.2.2.4 Cấu trúc “Nếu A thì B” ........................................................................................ 73
2.2.2.5 Cấu trúc “Hễ A thì B” .......................................................................................... 76
2.2.2.6 Cấu trúc “Giá A thì B” ......................................................................................... 76
2.2.3 Lập luận bằng các phương thức đạt hiệu quả .............................................................. 77
2.2.3.1 Phương thức trích dẫn .......................................................................................... 77
2.2.3.2 Phương thức giải thích ......................................................................................... 79
2.2.3.3 Phương thức dung câu hói và chất vấn ................................................................ 80
2.2.4 Lập luận bằng các từ tình thái ................................................................................. 81
CHƯƠNG III LẬP LUẬN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH SO SÁNH VỚI LẬP LUẬN
CỦA MỘT SỐ THỂ LOẠI KHÁC .......................................................................................... 84
3.1. Nhận xét bước đầu về cách sử dụng các phương thức lập luận trong truyện cổ tích ........ 84
3.1.1. Sử dụng các loại lí lẽ................................................................................................... 84
3.1.2. Sử dụng các cấu trúc ngôn ngữ ................................................................................... 87
3.1.3. Sử dụng các từ tình thái .............................................................................................. 89
3.2. So sánh với phương thức lập luận trong một số thể loại khác ........................................... 90
3.2.1 Những điểm giống và khác nhau giữa lập luận trong truyện cổ tích và lập luận
trong phê bình văn học.......................................................................................................... 90
3.2.1.1 Về lí lẽ ................................................................................................................... 90
3.2.1.2 Về cấu trúc ............................................................................................................ 93
3.2.1.3 Các từ tình thái ..................................................................................................... 97
3.2.2 Những điểm giống và khác nhau khi lập luận ở truyện cổ tích và tranh cãi pháp lí ... 98
3.2.2.1 Về lí lẽ ................................................................................................................... 98
3.2.2.2 Về cấu trúc .......................................................................................................... 102
3.2.2.3 Các từ tình thái ................................................................................................... 105
KẾT LUẬN............................................................................................................................. 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 112
TÀI LIỆU KHẢO SÁT........................................................................................................... 119

PHỤ LỤC (1) .......................................................................................................................... 120
PHỤ LỤC (2) .......................................................................................................................... 130


MỞ ĐẦU
Cho đến nay tất cả mọi người đều không nghi ngờ gì khi khẳng định ngôn
ngữ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của xã
hội loài người. Với chức năng, vai trò chủ yếu là “công cụ giao tiếp đắc lực”, ngôn
ngữ là vốn quý của con người, là kho báu mà chúng ta chẳng bao giờ khai thác, tận
dụng hết mọi giá trị của nó.
Gần đây, sự phát triển của ngành Ngữ dụng học (Pragmatics) chuyên nghiên
cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ (một hệ thống kí hiệu) và việc sử dụng ngôn ngữ đã
mở ra nhiều cánh cửa mới. Trong đó lí thuyết lập luận là một vấn đề rất thú vị cả về
mặt lí thuyết lẫn thực tế ứng dụng. Vì nó giúp chúng ta sử dụng ngôn ngữ một cách
có hiệu quả trong giao tiếp xã hội.
Tuy nhiên không phải cho đến khi Lí thuyết lập luận ra đời con người mới
biết đến hành vi lập luận. Có thể nói, khi con người biết dùng ngôn ngữ để diễn đạt,
để thực hiện các mục đích giao tiếp trong cuộc sống, con người đã biết lập luận.
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Cơ sở lí luận
Trong cuộc sống con người luôn cần dùng đến lập luận để đạt hiệu quả cao
nhất trong hoạt động giao tiếp. Có thể nói lập luận và vận động lập luận là một
chiến lược hội thoại nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc đến chỗ nắm bắt được cái
kết luận mà người lập luận muốn đi tới. Chính khả năng lập luận của người nói sẽ
tạo ra một định hướng, liên kết cả hai bên: bên nhận tin và bên phát tin để có được
sự thống nhất cần thiết trong cách nhìn nhận và xử lí vấn đề.
“Con người dùng lập luận để chứng minh một điều gì đó, để thanh minh, giải
thích một sự việc nào đó, để thuyết phục người khác, và cũng có thể lập luận để bác
bỏ một ý kiến khác” [10, 164].
Lập luận có tầm quan trọng đặc biệt. Bất cứ ai cũng cần nó để giao

tiếp…Tuy nhiên việc lập luận không phải bao giờ cũng có kết quả tốt đẹp. Có người


được tôn là ‘thầy cãi” vì khả năng diễn đạt đầy sức thuyết phục do có những lí lẽ
chặt chẽ. Nhưng cũng có người luôn thất bại trong việc thuyết phục người khác.
Từ đó chúng ta nhận thấy rằng lập luận chỉ đạt được mục đích, chỉ phát huy
giá trị khi nó là một lập luận đúng đắn, được xây dựng trên các lí lẽ chuẩn mực.
1.2 Cơ sở thực tiễn
Lí thuyết lập luận ngày nay đã được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều
người, nhiều giới ở các lĩnh vực khác nhau.
Phương thức lập luận tranh cãi ở tòa án, ở các cuộc đàm phán ngoại giao đã
được nghiên cứu nhiều, lí lẽ trong tục ngữ cũng được nhắc đến, nhưng phương thức
lập luận trong truyện dân gian còn để ngỏ, chưa được sự quan tâm nghiên cứu thích
đáng.
Đây là đề tài khá thú vị bởi truyện dân gian, tiêu biểu là truyện cổ tích, từ lâu
đã trở thành “nguồn tài liệu quý báu giúp chúng ta hình dung một cách cụ thể con
đường riêng biệt mà cộng đồng người Việt đã tự vạch cho mình, trên quá trình vật
lộn gian nan để tồn tại và phát triển… Truyện cổ tích cũng là nguồn tư liệu vô giá,
có khả năng làm sống lại diện mạo tổng hợp của một kiểu thức sinh hoạt văn hóa
dân gian, trong đó nghệ thuật ứng tác, trần thuật được đan chéo, hỗn hợp với các
loại hình thức biểu hiện của tín ngưỡng, tôn giáo, tâm lí, phong tục,…” [96, 1583].
Tất cả những điều này đến nay vẫn còn nguyên giá trị của nó.
Khả năng lập luận không còn là đòi hỏi chỉ đặt ra với một số người theo các
ngành nghề đặc thù, mà nó đã trở thành nhu cầu của xã hội, yêu cầu bắt buộc cần
được trang bị, rèn giũa cho mọi người.
Vậy lập luận là gì? Nó đã được quan tâm nghiên cứu từ khi nào?
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Tình tình nghiên cứu lí thuyết lập luận trên thế giới
Ngay từ thời cổ đại, thế kỉ V trước công nguyên, lập luận đã được chú ý
nghiên cứu. Buổi đầu nó được xem là một lĩnh vực thuộc phạm vi của “thuật hùng



biện”, một nghệ thuật nói năng, nên được trình bày trong “Tu từ học” (Rhetoric) của
Aristote.
Sau đó, sự lập luận cũng được trình bày trong những cuộc nghị luận, tranh
cãi ở tòa án.
Mãi đến nửa sau thế kỉ XX, lí thuyết lập luận mới được quan tâm trở lại. Mở
đầu cho thời kì này là công trình “Khảo luận về sự lập luận – Tu từ học mới” của
Perelman và Olbrechts – Tyteca (1958), ngoài ra còn có “Sử dụng luận cứ” của S.
Toulmin (1958), sau đó Grize (1982). Nói chung, lập luận vẫn được nghiên cứu
trong tu từ học và logic học.
Phải đến công trình của Oswald Ducrot và Jean Claude Anscombre (1983)
mới đưa ra một kiến giải mới, căn bản và độc đáo: xem xét lập luận dưới góc độ
Ngữ dụng học. Hướng nghiên cứu này đã gặt hái được nhiều kết quả thú vị, bất ngờ.
Hiện nay nghiên cứu lập luận theo hướng này được nhiều người quan tâm.
Năm 1985, trung tâm châu Âu về nghiên cứu lập luận (Centre Europeén
pour l’Etude de l’ Argumentation) đã được thành lập và tổ chức những cuộc hội
thảo chuyên về lập luận. Hội thảo đầu tiên được tổ chức vào cuối tháng 8/1987.
2.2. Nghiên cứu lí thuyết lập luận ở Việt Nam
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về Lí thuyết lập luận như các tác giả của “Đại
cương ngôn ngữ học” tập II đã nhận định: “Lập luận là một lĩnh vực mới trong
Ngôn ngữ học thế giới. Ở Việt Nam, nó còn hoàn toàn lạ lẫm với các nhà Ngôn ngữ
học, kể cả các nhà nghiên cứu quan tâm đến dụng học.”
Thực vậy, cho đến hôm nay, ngoài vài bài báo đăng rải rác trên tạp chí Ngôn
ngữ, Ngôn ngữ và đời sống, Kiến thức ngày nay,… thì chính thức trình bày về lí
thuyết lập luận tương đối có hệ thống chỉ có ở chương IV trong “Đại cương ngôn
ngữ học” tập II của Đỗ Hữu Châu – Bùi Minh Toán dài 47 trang, chương IV trong
“Ngữ dụng học” của Nguyễn Đức Dân gồm 87 trang và chương VIII trong “Nhập
môn logic hình thức và logic phi hình thức” cũng của Nguyễn Đức Dân. Và đây có



lẽ là các công trình tương đối chi tiết về Lí thuyết lập luận. Tuy nhiên các tác giả
trên cũng chỉ mới tập trung nghiên cứu lập luận về mặt lí thuyết. Gần đây có thêm
một số đề tài nghiên cứu ở cấp độ luận án tiến sĩ,luận văn thạc sỹ ứng dụng lí thuyết
lập luận vào các tình huống cụ thể như tranh cãi trong pháp lí, phê bình văn học,
một vài thể loại văn khác… Như luận văn “Ngôn ngữ và lập luận trong tranh cãi
phápn lí” (2000) của Lê Tô Thúy Quỳnh, “Ngôn ngữ và phương pháp lập luận (dựa
trên cứ liệu phê bình văn học bằng tiếng Việt) (2001) của Đào Mục Đích, “Lập luận
pháp lí” (so sánh tiếng Anh và tiếng Việt) (2005) tác giả Nguyễn Ngọc Thủy… Dù
chưa có những đóng góp mới về mặt lí thuyết, nhưng các tác giả trên cũng đã cho
thấy rõ tầm quan trọng của lập luận trong giao tiếp.
3. Giới hạn đề tài
Luận văn giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu như sau:
Lập luận là hành vi ngôn ngữ được nhiều người thực hiện trong mọi lĩnh
vực của cuộc sống vốn rộng lớn và đa dạng. Trong khuôn khổ một luận văn chúng
tôi khoanh vùng tìm hiểu lập luận trong truyện dân gian Việt Nam.
Cụ thể chúng tôi vận dụng lí thuyết lập luận để tìm hiểu các phương thức
lập luận trong truyện cổ tích Việt Nam.
(Ngữ liệu chúng tôi lấy làm căn cứ khảo sát là bộ truyện “Kho tàng truyện
cổ tích Việt Nam” gồm 2 tập (200 truyện) của cố tác giả Nguyễn Đổng Chi sưu tầm
biên soạn do nhà xuất bản Giáo dục tái bản lần thứ VIII năm 2000. Cho đến nay
công trình này được giới nghiên cứu đánh giá là một công trình đầy đủ và có hệ
thống nhất).
4. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm thực hiện những mục đích
Nghiên cứu phương thức lập luận trong truyện cổ tích.
Chỉ ra được các phương thức lập luận đạt hiệu quả giao tiếp trong truyện cổ
tích.



Nêu rõ đặc trưng lập luận của truyện cổ tích.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu vấn đề mà luận văn đã đặt ra, trong quá trình thực hiện, chúng
tôi đã kết hợp, vận dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu, cụ thể là
Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng để nghiên cứu lịch sử vấn đề
và phát hiện rút ra những kết luận cần thiết về cơ sở lí luận thông qua việc tìm hiểu
các tư liệu, giáo trình, các bài nghiên cứu thuộc các lĩnh vực có liên quan trực tiếp
đến phạm vi đề tài.
Phương pháp thống kê: được sử dụng để xử lí các số liệu thu thập trong quá
trình nghiên cứu, bổ trợ cho phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm đạt tới những
kết luận chính xác, khách quan.
Phương pháp so sánh, đối chiếu: được sử dụng để nhận xét về tần số xuất
hiện, về hiệu quả sử dụng của các loại lí lẽ, các phương tiện ngôn ngữ (kiểu cấu trúc
câu, các liên từ…) khi chúng tham gia vào lập luận. Qua đó chúng ta sẽ càng thấy
rõ vai trò quan trọng của ngôn ngữ hoạt động trong lập luận nói riêng và trong giao
tiếp nói chung, đồng thời cũng nhận ra được đặc thù lập luận của truyện cổ tích Việt
Nam.
6. Đóng góp của đề tài
Luận văn không có tham vọng giải quyết những vấn đề lí thuyết, vì như đã
nói, lập luận là một vấn đề còn đang bàn cãi. Với tư cách là một bộ phận cấu thành
của Dụng học, lí thuyết lập luận còn trong quá trình khẳng định mình. Có điều tiếp
cận từ các khoa học liên ngành, rõ ràng lập luận cũng không phải là cái gì quá mới
mẻ, bằng chứng là toán học từ lâu đã đề cập đến. Tuy nhiên, lập luận ngôn ngữ vẫn
là vấn đề còn mới, thành tựu của nó chưa nhiều.
Hy vọng rằng việc nghiên cứu phương thức lập luận trong truyện cổ tích sẽ
góp phần nhất định trong việc xác lập và cung cấp tư liệu về vấn đề lập luận ngôn
ngữ, cũng như nghiên cứu văn học dân gian nói chung và nghiên cứu làm rõ đặc
trưng lập luận của truyện cổ tích nói riêng.



Bên cạnh đó công việc nghiên cứu này sẽ góp phần không nhỏ vào quá trình
định hướng giảng dạy truyện cổ tích trong nhà trường phổ thông. Bởi vì ở bậc phổ
thông, truyện cổ tích chiếm một vị trí khá quan trọng trong phần văn học dân gian
(lớp 6, lớp 7 và lớp 10).
Đề tài tuy có tính hấp dẫn riêng, song cho đến nay hầu như chưa được quan
tâm nhiều. Mặc dù truyện cổ tích được khai thác ở nhiều phương diện nhưng chưa
có công trình nào tập trung đi sâu vào vấn đề mà luận văn đang nghiên cứu: ứng
dụng lí thuyết lập luận vào nghiên cứu truyện cổ tích Việt Nam.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận
văn gồm 3 chương
Chương 1 sẽ làm rõ bản chất của lí thuyết lập luận, từ đó tạo cơ sở lí luận
vững chắc để vận dụng vào nghiên cứu lập luận trong truyện cổ tích.
Chương 2 chúng tôi tìm hiểu phương thức lập luận có trong truyện cổ tích.
Chương 3 sẽ nhận xét cách sử dụng các phương thức lập luận của truyện cổ
tích và so sánh với lập luận trong một số thể loại khác.


CHƯƠNG I: LÍ THUYẾT LẬP LUẬN
Lập luận có vai trò rất quan trọng. Song, là “một khoa học – khoa học của lời
nói”, lập luận còn có ý nghĩa hơn trong xu hướng toàn cầu hóa, khi mà lập luận
càng sắc bén, thuyết phục thì mục đích đạt được càng cao.
1.1. Thế nào là lập luận?
Một các khái quát lập luận được định nghĩa như sau:
“Lập luận là một hoạt động ngôn từ. Bằng công cụ ngôn ngữ, người nói đưa
ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một hệ thống xác tín nào đó: rút ra một
(hay một số) kết luận hay chấp nhận một (hay một số) kết luận nào đó.” [17, 196]
Đỗ Hữu Châu – Bùi Minh Toán đã định nghĩa: “Lập luận là đưa ra những lí
lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy
mà người nói muốn đạt tới.” [9, 155]

Nhìn chung các tác giả trên có sự thống nhất trong định nghĩa lập luận. Để đi
sâu hơn vào khái niệm này, chúng ta cần phân tích các phương diện khác nhau của
nó.
1.1.1. Trước hết cần phân biệt hai kiểu hành động lập luận: “lập luận theo diễn
từ chuẩn mực” (sự lập luận trong khoa học tự nhiên) và lập luận qua ngôn ngữ
(đối tượng của luận văn này).
1.1.1.1 Lập luận trong khoa học tự nhiên
Người ta dựa trên các sự kiện (luận cứ) và các quy tắc suy diễn logic để tạo
nên một lập luận (các phát ngôn miêu tả sự kiện làm luận cứ và các phát ngôn nêu
kết luận có quan hệ suy diễn logic tất yếu với nhau).
VD1: Nếu hai tam giác có các cặp cạnh tương ứng bằng nhau thì chúng bằng
nhau.
Ở đây ta có sự kiện: tam giác ABC và tam giác A’B’C’ có: AB=A’B’,
AC=A’C’, BC=B’C’; điều này sẽ tất yếu dẫn đến kết luận: tam giác ABC=A’B’C’
1.1.1.2 Lập luận qua ngôn ngữ


Sự lập luận qua ngôn ngữ lại khác. Thay cho các quy tắc suy diễn logic (dựa
trên những lí lẽ khoa học) là những quy tắc ngôn từ trong lập luận. “Hayakawa
trong “On pense avec les mots”, France- empire, 1996 có nhận xét rằng trong giao
tiếp thông thường – không kể các văn bản khoa học – các phát ngôn miêu tả thuần
túy (miêu tả chỉ để miêu tả) có số lượng rất thấp. Thường thì người ta miêu tả một
cái gì đấy là để hướng người nghe tới một cái gì đấy nằm ngoài sự vật, hiện tượng,
sự kiện được miêu tả” [10, 154].
Thực vậy, hoạt động ngôn từ trong thực tế đã thể hiện điều này rất rõ. Chúng
ta hãy khảo sát:
VD2: “Thấy bác là tá điền cũ, tính nết thật thà chăm chỉ, lúc nào cũng nộp
thóc sòng phẳng, phú ông có lòng tin giao cho bác nuôi trâu.”
(số 8, tr 124)
Cụm từ “tính nết thật thà chăm chỉ” trong phát ngôn “Thấy bác là tá điền cũ,

tính nết thật thà, lúc nào cũng nộp thóc sòng phẳng” không chỉ miêu tả thuần túy về
“nhân cách” mà với nội dung “người thật thà chăm chỉ đáng tin cậy” rất phù hợp để
hướng tới, kết hợp với “(nên) phú ông có lòng tin giao cho bác nuôi trâu”.
Cụm từ “tính nết thật thà chăm chỉ” với ý nghĩa đó không thể kết hợp với
một phát ngôn theo hướng ngược lại: “(vì) thấy bác thật thà chăm chỉ (nên) phú ông
không giao cho bác nuôi trâu.”
Nói rõ hơn, “Thấy bác là tá điền cũ, tính nết thật thà chăm chỉ” đã báo trước,
đã định hướng cho kết luận “phú ông có lòng tin giao cho bác nuôi trâu”.
VD3: Nhân giàu nhưng không quên tình bầu bạn.

(số 7, tr

120)
Kết cấu “A nhưng B” cho biết trước B bao giờ cũng hướng tới một kết luận
đi ngược với kết luận tất yếu rút ra từ A. Nói cách khác, câu này luôn bộc lộ một lí
lẽ (/gọi là lẽ thường) “A thì không B”. Câu trên bộc lộ một lẽ thường là “Người giàu


thì quên mất tình nghĩa”. Vì thế phát ngôn “Nhân giàu” không thể kết hợp với
“quên tình bầu bạn” mà phải “không quên tình bầu bạn”.
Một cách cụ thể, chính cấu trúc nghịch nhân quả “A nhưng B” này đã định
hướng cho kết luận.
Và ở đây “lập luận là hành động bằng logic ngôn từ mà người nói thực hiện
nhằm tác động tới người nghe (quần chúng)” [16, 168]
1.1.2. Sự khác nhau về phương pháp của hai loại lập luận
1.1.2.1 Lập luận khoa học
Loại lập luận này sẽ dùng phương pháp suy luận hình thức, theo những
khuôn mẫu suy luận chặt chẽ. Ở đấy, chân lí được khẳng định qua các tiền đề và các
quy tắc suy diễn theo một ngôn ngữ hình thức, nhân tạo và phổ quát cho mọi nơi,
mọi lúc.

VD4: ta có một lập luận kiểu “tam đoạn luận” của Aristote, một logic hình
thức cổ điển như sau (ví dụ dẫn theo Jacques Moeshler, có tính khôi hài):
Tất cả các nhà ngôn ngữ học đều tâm thần.
(Mà) Ông X là nhà ngôn ngữ học.
(Vậy) Ông X bị tâm thần.
Hoặc lập luận có thể dùng hai quy tắc suy diễn của logic mệnh đề:
Modus Ponens:

a→b
a
b


Modus Tollens:
a →b
-b
-a

1.1.2.2 Lập luận thuyết phục
Lập luận thuyết phục là một hành vi tại lời. Phương pháp ở loại lập luận
thuyết phục được gọi là “logic không hình thức”. Lí lẽ ở đây theo những tri thức,
phong tục, tập quán, nhân sinh quan,…của một xã hội, của một dân tộc mà hầu hết
cá thể sống trong xã hội đó đều tôn trọng và tuân thủ.
Tuy nhiên không nên đồng nhất thuyết phục và lập luận. Không phải cứ lập
luận là thuyết phục được người tiếp nhận. Aristote nói tới ba yếu tố phải đạt được
để lời nói của mình thuyết phục người nghe. Đó là:
(1) Yếu tố lí lẽ. Muốn thuyết phục được phải có lí lẽ.
(2) Yếu tố biểu cảm, gây xúc động. Có lí chưa đủ thuyết phục. Lời nói phải
gây được tình cảm, thiện cảm của người tiếp nhận.
(3) Yếu tố về đặc điểm tâm lí, tính chất, dân tộc, văn hóa của người nghe.

Lời nói chẳng những phải có lí, phải có tình cảm mà còn phải phù hợp với sở thích,
tính chất hoặc truyền thống dân tộc, văn hóa người tiếp nhận.
Khi nhấn mạnh tới yếu tố lí lẽ, lập luận được xếp vào logic hình thức của
Aristote. Nhấn mạnh tới yếu tố biểu cảm, lập luận được xếp vào khoa hùng biện, tu
từ học (Rhetoric). Nhấn mạnh tới yếu tố thứ ba, lập luận được xếp vào khoa tâm lí
học.
Lập luận chỉ là một điều kiện để thuyết phục, còn kết luận có thuyết phục
được hay không lại là chuyện khác.


Về phương diện này, “lập luận là thao tác mà người nói biểu hiện những lí lẽ
tốt nhất làm người nghe chấp nhận hoặc đi tới một xác tín nào đó”. [16, 169]
Qua những điều phân tích trên, chúng ta có thể rút ra một định nghĩa hẹp
hơn, gần hơn về “lập luận”: “Lập luận trong ngôn ngữ tự nhiên là loại lập luận
nhằm thuyết phục người khác nghe theo điều mà mình đề ra, dựa trên các lí lẽ thực
tiễn và sử dụng cả phương pháp logic hình thức hoặc không hình thức”.
1.2. Mô hình khái quát của một lập luận
Một mô hình lập luận có 3 thành tố logic: tiền đề (luận cứ), kết đề và lí lẽ.

D
(Tiền đề, luận cứ)

C
(Kết đề)

L (Lí lẽ, luật suy diễn)
1.2.1. Tiền đề (luận cứ)
1.2.1.1Tiền đề là gì?
Tiền đề là một hay nhiều dữ kiện xuất phát làm căn cứ cho lập luận, từ đó
suy ra kết đề.

Các sự kiện chỉ có trở thành luận cứ khi nào nó có khả năng “định hướng rõ
ràng cho một kết luận” (định hướng lập luận). Thường thì luận cứ đó là một phát
ngôn với nội dung miêu tả thuộc tính, có kèm thái độ đánh giá của người nói về sự
kiện đó.
VD5: “Ngày xưa, một nhà nọ có Tân và Lang là hai anh em ruột, đặc biệt
dáng người và mặt mày giống nhau như đúc, đến nỗi chính người trong nhà cũng
nhiều phen lầm lẫn.”


(Số 2, tr 101)
Tiền đề: “hai anh em ruột, đặc biệt dáng người và mặt mày giống nhau như
đúc” đã định hướng cho kết luận “đến nỗi chính người trong nhà cũng nhiều phen
lầm lẫn” theo lí lẽ nội tại: người, vật quá giống nhau thì khó phân biệt.
Có những lập luận chỉ cần một luận cứ. Nhưng có thể xuất hiện nhiều luận
cứ khác nhau cho một kết luận. Các luận cứ này có thể xuất hiện trong cùng một
phát ngôn hay ở những phát ngôn khác nhau, liền kề, điều bắt buộc là chúng phải
cùng hướng: có nghĩa là luận cứ này phải bổ sung cho luận cứ kia, chúng cùng giúp
nhau, hỗ trợ nhau để cùng đi đến, hướng đến một kết luận. Những luận cứ xuất hiện
sau được gọi là những “luận cứ tăng cường, luận cứ bổ sung” (thường thì có hiệu
lực lập luận yếu hơn luận cứ được nêu đầu tiên). Đây cũng chính là biện pháp “tăng
cường luận cứ” nhằm nâng cao sức thuyết phục cho lập luận.
VD6: Trở lại với ví dụ 2: “Thấy bác là tá điền cũ, tính nết thật thà chăm chỉ,
lúc nào cũng nộp thóc sòng phẳng, phú ông có lòng tin giao cho bác nuôi trâu.”
Để dẫn ra kết luận “phú ông có lòng tin giao cho bác nuôi trâu” người nói đã
đưa ra ba luận cứ: bác là tá điền cũ, tính nết thật thà chăm chỉ, lúc nào cũng nộp
thóc sòng phẳng. Ba luận cứ này làm tăng sức thuyết phục cho kết luận: phú ông có
lòng tin giao cho bác nuôi trâu.
Như đã được đề cập từ trước, đến đây chúng ta càng thấy rõ “định hướng lập
luận” được tạo nên do cấu trúc và nội dung của các phát ngôn làm tiền đề.
Tuy nhiên việc “định hướng lập luận” không chỉ do tiền đề đảm trách mà

trong một lập luận vai trò này còn do Tác tử thực hiện.
1.2.1.2. Tác tử (Operator) và định hướng lập luận
Trong ngôn ngữ tồn tại một lớp từ định hướng lập luận. Mỗi khi có sự xuất
hiện của một từ trong lớp từ này trong câu, người ta chỉ có thể rút ra một kết luận về
sự kiện được đề cập đến trong câu đó theo hướng nhất định, “không thể rút ra một
kết luận theo hướng ngược lại”.


VD7: Quan truyền cho mấy cơ lính dùng đòn dây xúm vào khiêng nhưng rốt
cuộc tượng vẫn không nhúc nhích.
(số 41, tr
344)
Cấu trúc “A nhưng B” đã định hướng cho một kết luận B trái ngược với
những gì được nói ở A. Ta nói “nhưng” là tác tử đảo hướng lập luận.
VD8: Bác bỏ những lời can ngăn việc nhà vua hiến đất để lấy công chúa Đại
Việt, vua Chàm đã nói: “Tất cả những đất đai này đều là của trẫm. Mà trẫm chả vui
gì nếu không lấy được công chúa Đại – Việt. Hơn nữa, giữa hai nước máu chảy đã
nhiều rồi. Ngày nay trẫm muốn mượn mối nhân duyên để dẹp yên can qua khốc
hại.”
(Số 34, tr
283)
Từ “hơn nữa” đã cộng hướng nghĩa cho hai luận cứ: “tất cả đất đai này đều là
của trẫm; trẫm chả vui gì nếu không lấy được công chúa Đại – Việt” với luận cứ
“giữa hai nước máu đã chảy nhiều rồi”; để đưa đến kết luận: “trẫm muốn mượn mối
nhân duyên để dẹp yên can qua khốc lại”. Từ “hơn nữa” cho thấy luận cứ “giữa hai
nữa máu đã chảy nhiều rồi” là nguyên nhân cũng không kém phần quan trọng để
vua Chàm quyết định dâng đất cưới công chúa Đại- Việt. Sau “hơn nữa” không thể
nói “hai nước lâu nay đã có mối giao hòa tốt đẹp”.
Vậy, “Tác tử là những yếu tố tác động vào một phát ngôn sẽ tạo ra một định
hướng nghĩa tạo nên tiềm năng cho một lập luận xác định” [18, 202].

Trong tiếng Việt, các từ định hướng nghĩa: vả, vả lại, hơn nữa, có,
những,…đều là các tác tử lập luận.


1.2.2 Kết đề (kết luận)
1.2.2.1 Kết đề là gì?
Là khẳng định đích hay là một khẳng định mục tiêu. Kết đề là điểm cuối
cùng mà tiền đề hướng tới (và người nói cũng muốn người nghe tin theo).
Ở các ví dụ đã nêu kết đề lần lượt là:
- Phú ông có lòng tin giao cho bác nuôi trâu. (VD2)
- Không quên tình bầu bạn. (VD3)
- Ông X bị bệnh tâm thần. (VD4)
- Người nhà cũng nhiều phen lầm lẫn. (VD5)
Trong thực tế, nhiều khi lập luận không nêu ra trực tiếp kết đề mà để cho
người nghe tự rút ra kết luận (đặc biệt trong những lập luận dùng hình thức là câu
hỏi). Nhưng cho dù kết đề có hàm ẩn như vậy thì nguyên tắc lập luận vẫn đòi hỏi
phải làm sao cho người nghe rút ra được chúng một cách dễ dàng, đúng như ý
người nói.
VD8: Nhưng tính vợ Nhân không được như chồng. Xưa nay đối với những
người rách rưới, chị ta thường tỏ vẻ coi thường. Vả, chị ta không cùng sống những
ngày hàn vi với Nhân nên có thấy đâu tình nghĩa giữa Nhân và Quắc như thế nào.
(Số 7, tr 120)
Tuy không nói trực tiếp nhưng với nội dung của các luận cứ được nêu ra
cùng tác tử “vả” đã giúp người đọc dễ dàng rút ra kết luận: vợ Nhân đối xử không
tốt với Quắc (bạn của Nhân).
1.2.2.2 Kết tử (connector)
Đó là những yếu tố tác động vào một hay nhiều phát ngôn để làm thành một
lập luận. Kết tử liên kết luận cứ với kết luận.
Vì thế các kết tử thường là các (cặp) liên từ, các từ tình thái, các từ biểu hiện
quan hệ mục đích.



Có thể nói nhờ có kết tử mà các phát ngôn trở thành luận cứ hay kết luận
trong một lập luận.
Có thể phân kết tử ra thành hai loại:
• Kết tử dẫn nhập luận cứ: (bởi) vì, nếu, hễ,…
• Kết tử dẫn nhập kết đề: nên, thì, tất nhiên, chắc chắn, nhất định, để,
và,…
VD9: Hễ nó vác mặt về Phong – Châu thì cho phép lạc tướng chém chết
trước, tâu sau.
(Số 2, tr
255)
VD10: Trong người bần tăng có một tờ lệnh chỉ của hoàng đế. Trong đó
hoàng đế đã ra lệnh hễ người nào phạm vào người bần tăng (thì) sẽ bị án trảm
quyết. Vậy bần tăng mong người đừng phạm vào phép của thiên tử.
(Số 10, tr 134)
Và cũng do thói quen rút gọn khi dùng ngôn ngữ để giao tiếp của con người,
không phải lúc nào các cặp liên từ cũng xuất hiện đầy đủ.
VD11: Hãy gọi nó là dưa Tây, vì thứ dưa này được bầy chim đưa từ phương
Tây lại, từ đất liền ra cho chúng ta.
(Số 1, tr
99)
Do đó, vị trí của tiền đề và kết đề khá linh hoạt.
• Tiền đề - kết đề
• Kết đề - tiền đề
Không chỉ rút gọn bớt một trong một cặp kết từ mà có cả những LẬP LUẬN
VẮNG KẾT TỬ.


Cũng như các câu ghép có thể bỏ liên từ, lập luận không chỉ rút bớt mà còn có

thể bỏ hẳn các kết tử. Lúc này, quan hệ logic ngữ nghĩa giữa các phát ngôn đã làm
nên sự liên kết để tạo thành một lập luận.
VD12: (Vì) anh chàng đánh giậm không biết từ chối thế nào, (nên) cuối cùng
dẫn người đàn bà kia về túp lều của mình dựng bên bờ sông.
(Số 41, tr 342)
Có những lập luận được trình bày thành một chuỗi câu thể hiện hành vi mệnh
lệnh không cần kết tử.
VD13: Chú nhớ chèo cho vững nghe không. Che mui cho kín. Để chúng ta
mà ước thì liệu chừng kẻo roi quắn đít đó.
(Số 6, tr
118)
Tóm lại, tác tử và kết tử là những “chỉ dẫn lập luận”. Đó là những dấu hiệu
hình thức, nhờ chúng mà ta có thể nhận ra định hướng lập luận (kết đề) và các đặc
tính lập luận của các luận cứ trong một quan hệ lập luận.
1.3. Lập luận theo logic tự nhiên: lí lẽ chung cũng gọi là lẽ thường (Topos, topoi)
1.3.1 Thuật ngữ Topos
Các phát ngôn làm nên tiền đề và kết đề trong một lập luận được nối kết với
nhau trên bề mặt hình thức là những kết tử. Nhưng quan trọng hơn, ở bề sâu, cơ sở
để nối kết các nội dung phát ngôn này lại, theo O. Ducrot chính là Topos (số nhiều
Topoi).
Thuật ngữ trên dựa theo thuật ngữ “Lieux communes” của tiếng Pháp.
“Lieux communes” lại có gốc La tinh là “Loci cummunes”. Từ La tinh này lại được
dịch từ một thuật ngữ Hy lạp “To poi koinoi”. Theo nghĩa cổ, những từ ngữ đã nói
đều có nghĩa là “những lập luận, những lí lẽ vận dụng chung cho mọi trường hợp,
mọi chủ đề”. Trong tiếng Pháp, ngoài “Topos” còn có “Lieux”, “Loci” là ba từ dùng
để trỏ khái niệm này.


Ở Việt Nam Nguyễn Đức Dân gọi đó là lí lẽ (lí lẽ chung) hoặc “lẽ thường”
theo cách gọi của Đỗ Hữu Châu.

Lí lẽ trong logic tự nhiên không phải là kết quả tất yếu của một logic hình
thức, nhưng lại được nhiều người chấp nhận. Lí lẽ này thay đổi theo từng dân tộc,
từng thời gian, từng không gian, thậm chí có thể thay đổi theo từng tình huống cụ
thể.
“Lí lẽ là những chân lí đời thường, có tính chất kinh nghiệm, không có tính
tất yếu, bắt buộc như các tiền đề logic, mang đặc tính địa phương hay dân tộc, mang
tính khái quát, nhờ chúng mà chúng ta có thể xây dựng được những lí lẽ riêng”
[10,191].
Nói thế không có nghĩa là tính đúng đắn, phổ quát của các lí lẽ là đáng nghi
ngờ. Ngược lại, chúng được số đông chấp nhận là do có những hạt nhân hợp lí (theo
cách nghĩ, cách sống của cả cộng đồng). Và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện
tượng có những lí lẽ chung cùng tồn tại ở nhiều dân tộc khác nhau.
1.3.2 Lí lẽ chung: một hệ thống logic xã hội đời thường
1.3.2.1 Lí lẽ khách quan
Lí lẽ có được một cách thực tế, như: “Cách phán quyết trước đây” (cho
những sự kiện tương tự), “dư luận”, “tiếng đồn”, “giấy tờ”, ‘lời thề”, “các bằng
chứng”,…
VD14: Khi người bố còn do dự chưa chia nốt phần tài sản lại cho ba người
con, chúng đã lần lượt thề thốt sẽ chăm lo phụng dưỡng cho bố mẹ chu đáo khi về
già. Nghe thế người vợ nói với chồng:
- Con đã thề thốt như thế, ông nên nghĩ lại. Chim khác, người khác, ông ạ!”
(số 51, tr
406)


Đây là một lập luận có kết đề ẩn, người nói dựa vào lí lẽ: người ta không
dám làm trái với những gì đã thề và người nghe cũng từ lí lẽ đó để suy ra: nên chia
gia tài cho các con.
1.3.2.2 Lí lẽ nội tại
Gồm những lí lẽ về những chứng cứ liên quan tới những quy luật về quan hệ

nhân quả. Các yếu tố làm cơ sở để xây dựng lí lẽ cho lập luận: gia đình, dân tộc, tổ
quốc, giới tính, tuổi tác, giáo dục, trạng thái thể chất, tài sản,…Người ta lập luận
theo kiểu “Người này có giáo dục vậy thì người này không thể hành động như
vậy”,…
1.3.3 Một số kiểu lí lẽ để thuyết phục
1.3.3.1 Lí lẽ về thuộc tính – sơ đồ lí lẽ siêu ngôn ngữ về thuộc tính
Những người có tài ăn nói thường thuyết phục được những người khác nhờ
những lí lẽ nghe “thuận tai”. Những lí lẽ này thường không có hình thức của một
tam đoạn luận nhưng về thực chất vẫn là một tam đoạn luận, những tam đoạn luận
tỉnh lược. Đây thường là những tam đoạn luận “hơn – kém”.
Đây chính là những lí lẽ dựa trên sự sắp xếp các sự vật trên thang độ theo
một thuộc tính nào đó. Chúng được hình thức hóa:
(I) Sự kiện “Nếu A thì C” có nhiều khả năng không đúng bằng sự kiện “Nếu
B thì C”. Thế thì từ: “Nếu A thì C là đúng” sẽ dẫn tới “Nếu B thì C là đúng”.
(II) Sự kiện “Nếu A thì C” có nhiều khả năng đúng hơn sự kiện “Nếu B thì
C”. Thế thì từ “Nếu A thì C là sai” sẽ dẫn tới “Nếu B thì C là sai”.
Hai lí lẽ I và II được gọi là sơ đồ lí lẽ. A, B, C là những yếu tố khái quát
chưa chứa đựng nội dung cụ thể nào. Vì vậy, đó là những lí lẽ mang hình thức siêu
ngôn ngữ và A, B, C sẽ mang những nội dung cụ thể tùy theo từng trường hợp. Do
vốn sống, do những tri thức về văn hóa, xã hội, tâm lí… mà người nói cũng như
người nghe nhận biết được quan hệ thứ bậc giữa những nội dung cụ thể. Dạng này
không phải là một chứng minh chặt chẽ, tất yếu và do đó không phải là không thể


phủ nhận được. Và khi phủ nhận người nghe đã không đồng ý với sự sắp xếp thành
thang độ cho những nội dung cụ thể của A, B, C chứ không phải họ bác bỏ sơ đồ lí
lẽ siêu ngôn ngữ I, II.
Quan hệ hơn – kém đã được cấu trúc hóa thành ngôn từ. Có nhiều cấu trúc
ngôn ngữ khác nhau cùng diễn đạt một quan hệ logic.
- X đã dám A thì (X) sợ gì mà không B.

- X đã dám A thì (X) cũng dám B (lắm chứ).
- Ngay/ Đến A, (X) còn dám (không dám) làm nữa/ huống là B.
- (X) đã dám A thì (X) sao lại không dám B?
VD15: Để thuyết phục bố mẹ chia gia tài cho mình, những người con đã nói:
- Bố mẹ đừng lo gì cả. Người ta không có của cha mẹ để lại cũng nuôi được
cha mẹ thay, huống hồ phần tài sản của bố mẹ như thế thì lo gì mà chẳng nuôi
được!
(số 51, tr
405)

Nuôi được cha mẹ
- các con có của bố mẹ để lại
- người ta không có của bố mẹ để lại

O-

Không nuôi được cha mẹ


Đây là sơ đồ hóa cho lập luận trên: người ta không có của cha mẹ để lại vẫn nuôi
được cha mẹ, các con có của cha mẹ để lại chắc chắn nuôi được cha mẹ chu đáo.
1.3.3.2 Lí lẽ chung về hành vi con người
Trong bài báo “hành vi và cá nhân trong sự lập luận”, Perelman (1952) đã đề
cập đến vấn đề “nhìn người đoán việc” và “nhìn việc đoán người”. Quan điểm của
ông trên đại thể là: “bản chất con người được thể hiện qua lời nói và hành động”.
Quan điểm này đã được Plantin (1990) khái quát thành bốn loại lí lẽ chung mang
tính chất ngữ dụng như sau:
Loại I: lí lẽ căn cứ vào hành động: từ hoạt động suy ra con người. (Dưới đây
chúng tôi dùng kí hiệu [+] để chỉ những thuộc tính dương như: tốt, đẹp, tích cực,…
và [-] để chỉ những thuộc tính âm như: xấu, tiêu cực,…).

L 1 : Hành động có phẩm chất dương [+] thì con người có phẩm chất dương
[+].
L 2 : Hành động có phẩm chất âm [-] thì con người cũng có phẩm chất âm [-].
Loại II: lí lẽ căn cứ vào con người. Từ con người suy ra hành động.
L 3 : Người có phẩm chất dương [+] thì hành động cũng có phẩm chất dương
[+].
L 4 : Người có phẩm chất âm [-] thì hành động cũng có phẩm chất âm [-].
Như ta đã biết, lời nói là một hành động đặc biệt. Vì vậy từ bốn loại lí lẽ trên
đây sẽ có bốn loại lí lẽ đặc biệt về lời nói.
L’ 1 : Lời nói có phẩm chất dương [+] thì con người có phẩm chất dương [+].
L’ 2 : Lời nói có phẩm chất âm [-] thì con người cũng có phẩm chất âm [-].
L’ 3 : Người có phẩm chất dương [+] thì lời nói cũng có phẩm chất dương [+].
L’ 4 : Người có phẩm chất âm [-] thì lời nói cũng có phẩm chất âm [-].


Tất cả những điều trên đây đã được ông bà ta đúc kết thành những câu ca
dao, tục ngữ:
“Trông mặt mà bắt hình dong.”
“Người thanh thì tiếng cũng thanh

Hay:

Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu”.
Hằng ngày chúng ta rất dễ bắt gặp những lí lẽ trên được dùng trong các cuộc tranh
luận, chuyện trò.
1.3.3.3 Lí lẽ chung về sự đánh giá
Trong cuộc sống người ta đánh giá sự vật thường theo bốn phương diện sau:
chân, thiện, mỹ, dụng. Và đặc biệt là thường đánh giá theo những chuẩn mực hiện
đang được xã hội chấp nhận. Chuẩn mực của sự vật thay đổi theo không gian, thời
gian, theo dân tộc, theo từng nền văn hóa.

Những chuẩn mực đạo đức xã hội này thường được đúc kết thành những
châm ngôn như “tam tòng tứ đức”, những câu nói của các danh nhân như “5 điều
Bác Hồ dạy” cho thiếu niên,…
Những giá trị tinh thần này trở thành cơ sở cho những lập luận trong đời
thường, trong kinh doanh, trong quảng cáo, trong báo chí cũng như trong các diễn
từ chính trị,…
1.3.4 Những quan hệ logic và hình thức ngôn ngữ trong lập luận tự nhiên
* Những kiểu quan hệ logic trong lập luận theo quan hệ “nhân – quả”
- Lập luận theo điều kiện có thể.
- Lập luận theo điều kiện cần.
Hình thức ngôn ngữ: “(Nếu) A, là có thể B (được).
- Lập luận theo điều kiện tất yếu (Điều kiện đủ nhưng không là duy nhất)
Hình thức ngôn ngữ: “Nếu A thì B”. Nó biểu hiện ba quan hệ sau:


×