Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

quan hệ ấn độ mỹ từ năm 2000 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 157 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phạm Thị Trang

QUAN HỆ ẤN ĐỘ - MỸ
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phạm Thị Trang

QUAN HỆ ẤN ĐỘ - MỸ
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010
Chuyên ngành : Lịch sử Thế giới
Mã số
: 60 22 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN CẢNH HUỆ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012



LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Khoa Lịch sử
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện cho tôi
hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.
Với lòng kính trọng, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS.
Nguyễn Cảnh Huệ, người thầy kính mến đã nhiệt tình giúp đỡ, dạy bảo, động viên
và dành nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi trân trọng cảm ơn công lao giảng dạy của các thầy cô giáo Trường Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và các thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn vì
những đóng góp quý báu giúp tôi hoàn thiện đề tài nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các cô, chú, anh, chị làm việc tại Thư viện
trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Thư viện Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh
đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi tìm kiếm tài liệu trong quá trình học tập và thực
hiện luận văn.
Tôi chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Phổ Thông Dân
Tộc Nội Trú Tỉnh Bình Thuận, cùng các anh chị, bạn bè đồng nghiệp nơi tôi công
tác đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi yên tâm tham gia và hoàn thành khóa học.
Xin cảm ơn bố mẹ, anh chị và các em yêu quý đã luôn động viên, giúp đỡ tôi
học tập, làm việc và hoàn thành luận văn.

Phạm Thị Trang


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
Chương 1: KHÁT QUÁT QUAN HỆ ẤN ĐỘ - MỸ TRƯỚC NĂM 2000 ....... 9
1.1. Quan hệ Ấn Độ - Mỹ thời kỳ Chiến tranh lạnh (1947-1990) ........................ 9
1.2. Quan hệ Ấn Độ - Mỹ sau Chiến tranh lạnh (1991-1999) ............................ 14
Chương 2: QUAN HỆ ẤN ĐỘ - MỸ TỪ NĂM 2000 ĐẾN 2010 ..................... 23
2.1. Bối cảnh quốc tế những năm đầu thế kỷ XXI ............................................ 23
2.2. Quan hệ chính trị - ngoại giao ..................................................................... 27
2.3. Quan hệ hợp tác an ninh – quốc phòng ....................................................... 47
2.3.1. Các mục tiêu và lợi ích chiến lược của Ấn Độ và Mỹ. ......................... 48
2.3.1.1. Các lợi ích chiến lược của Ấn Độ .............................................. 48
2.3.1.2. Các lợi ích chiến lược của Mỹ ................................................... 50
2.3.2. Cơ chế hợp tác và đối thoại .................................................................. 51
2.3.3. Hợp tác công nghệ hạt nhân ................................................................ 55
2.3.4. Thương mại quốc phòng ....................................................................... 60
2.3.5. Các cuộc tập trận chung ........................................................................ 64
2.4. Quan hệ kinh tế ............................................................................................ 66
2.4.1. Quan hệ thương mại.............................................................................. 66
2.4.2. Quan hệ đầu tư ...................................................................................... 72
2.4.3.1. Mỹ đầu tư vào Ấn Độ ................................................................ 72
2.4.3.2. Ấn Độ đầu tư ở Mỹ .................................................................... 76
Chương 3 : THÀNH TỰU, KHÓ KHĂN; THÁCH THỨC CỦA QUAN HỆ ẤN
ĐỘ - MỸ TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010 VÀ TRIỂN VỌNG TRONG THỜI
GIAN TỚI ............................................................................................................. 81
3.1. Thành tựu..................................................................................................... 81
3.2. Khó khăn, thách thức .................................................................................. 85
3.3. Triển vọng ................................................................................................... 93
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 103
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 113



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt:
HĐBALHQ : Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc
TBCN

: Tư bản chủ nghĩa

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

Tiếng Anh:
BJP

: Đảng nhân dân Ấn Độ ( The Bharatiya Janata Party)

CTBT

: Hiệp ước cấm thử vũ khí toàn diện (The Comprehensive
Nuclear-Test-Ban Treaty)

DPG

: Nhóm chính sách quốc phòng (Defense Policy Group)

EU

: Liên minh châu Âu ( European Union)


FDI

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

FICCI

: liên đoàn phòng thương mại và công nghiệp Ấn Độ (Federation
of Indian Chambers of Commerce and Industry)

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

G7

: Nhóm G7 (Group of Seven)

IAEA

: Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (International Atomic
Energy Agency)

IMF

: Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)

IT

: Công nghệ thông tin (Information Technology)


KTI

: Sáng kiến thương mại tri thức (The Knowledge Trade Initiative)

MTCR

: Cơ chế kiểm soát công nghệ tên lửa (Missile Technology
Control Regime)

NATO

: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( North Atlantic Treaty
Organization)

NMD

: Phòng thủ tên lửa quốc gia (National Missile Defense )

NPT

: Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (Nuclear NonProliferation Treaty)

NSG

: Nhóm các nước cung cấp hạt nhân (Nuclear Suppliers Group)


NSSP


: Các bước tiếp theo trong quan hệ đối tác chiến lược (Next Steps
in Strategic Partnership)

SEATO

: Liên minh Phòng thủ Đông Nam Á (Southeast Asia Treaty
Organization )

TMD

: Hệ thống phòng thủ tên lửa chiến trường (Theater Missile
Defense)

USD

: Đô la Mỹ

UNCTAD

: Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc (United
Nations Conference on Trade and Development)

WTO

: Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization )

WMD

: Vũ khí hủy diệt hàng loạt (Weapon of Mass Destruction)


WB

: Ngân hàng thế giới (World Bank)


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xưa đến nay, quan hệ quốc tế nhất là quan hệ giữa các nước lớn luôn là
vấn đề phức tạp và nhạy cảm, đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi tình hình thế
giới có nhiều biến đổi thì mối quan hệ giữa họ càng ảnh hưởng, tác động sâu sắc
đến trật tự thế giới. Trong bối cảnh đó, quan hệ Ấn Độ - Mỹ luôn thu hút sự quan
tâm của thế giới.
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô tan rã, Mỹ không còn đối thủ và
tham vọng bá chủ toàn cầu tăng lên. Chiến lược mới “can dự toàn cầu” do Mỹ đưa
ra là điều dễ hiểu. Mỹ ngày càng tìm cách mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình ra
khắp các châu lục trên thế giới, châu Âu vẫn là trọng tâm chính trong chính sách đối
ngoại của Mỹ, nhưng tình hình đang thay đổi.
Chiến lược toàn cầu của Mỹ hiện nay đang có những biểu hiện thực dụng và
cơ động, trọng điểm chiến lược tỏ ra linh hoạt, ngày càng coi trọng hướng châu Á.
Một trong những nước lớn ở châu Á được Mỹ chọn làm đối tác là Ấn Độ.
Năm 2000, nhân chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Bill Clinton, Mỹ đã xem Ấn
Độ là đối tác chiến lược trong thế kỷ 21. Mỹ không ngừng phát triển mối quan hệ
này trong thế kỉ XXI bởi những lý do sau:
Một là, Ấn Độ là nước lớn, nếu đưa Ấn Độ vào phạm vi ảnh hưởng của Mỹ
thì có thể kiềm chế có hiệu quả đối với Trung Quốc và Nga.
Hai là, Ấn Độ là nước lớn đang nỗi dậy, có tiềm lực phát triển kinh tế to lớn,
cộng thêm dân số đông, thị trường lớn có thể tác dụng thúc đẩy nền kinh tế Mỹ phát
triển.
Ba là, Ấn Độ đang rất muốn nhanh chóng trỗi dậy thành cường quốc khu vực
và thế giới. Trong những năm qua, thực lực kinh tế và quốc phòng của Ấn Độ đều

tăng lên mạnh mẽ. Có quan hệ tốt với Ấn Độ chẳng những Mỹ có thể tăng cường
hợp tác kinh tế, mà còn có thể xuất khẩu vũ khí cho Ấn Độ, từ đó đưa Ấn Độ vào
phạm vi ảnh hưởng của mình.


Chính vì vậy, mục tiêu của Mỹ trong thế kỉ XXI là xây dựng và phát triển
quan hệ đối tác chiếc lược với Ấn Độ, từ đó làm cơ sở tốt để thực hiện mục tiêu
chiến lược Nam Á và châu Á của mình.
Về phía Ấn Độ, các chính phủ nắm quyền ở nước này luôn muốn cải thiện
quan hệ với Mỹ. Điều này phù hợp với lợi ích quốc gia cũng như lợi ích an ninh
chiến lược của Ấn Độ, đồng thời từ đó có thể làm tăng thêm sức mạnh tổng hợp của
đất nước, cải thiện và nâng cao địa vị của Ấn Độ trên trường quốc tế.
Quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - Mỹ có thể tính từ chuyến thăm Ấn Độ
năm 2000 của Tổng thống Bill Clinton. Trong tuyên bố về “Triển vọng Mỹ - Ấn thế
kỷ 21”, hai bên cho rằng mối quan hệ giữa hai nước dân chủ lớn nhất thế giới đã
bước vào giai đoạn mới, tức là tin tưởng về chính trị và cùng có lợi về kinh tế. Mối
quan hệ này ngày càng khởi sắc khi tháng 11 năm 2010, Tổng thống Barack Obama
thăm chính thức Ấn Độ và nhấn mạnh quan hệ Ấn Độ –Mỹ là cực kỳ quan trọng
trong việc định hình thế giới trong thế kỷ XXI.
Rõ ràng, trong hơn 10 năm (2000 – 2010), quan hệ Ấn Độ - Mỹ đã có những
bước tiến đáng kể. Đây là những nổ lực của cả hai bên. Vậy, điều gì đã làm cho mối
quan hệ giữa Ấn Độ - Mỹ trong gian đoạn 2000 – 2010 có bước phát triển ? Tại sao
mối quan hệ này lại diễn ra như thế? Những yếu tố nào đã chi phối nó? Mối quan hệ
hai bên có những thành tựu, thuận lợi và khó khăn nào cũng như triển vọng của mối
quan hệ này ra sao trong tương lai ? Đó là những vấn đề mà chúng tôi mong muốn
tập trung làm rõ. Do đó, việc nghiên cứu mối quan hệ Ấn Độ – Mỹ là một việc làm
có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Quan hệ
Ấn Độ - Mỹ từ năm 2000 đến năm 2010” làm đề tài luận văn thạc sỹ Lịch sử của
mình.

Mục đích của việc nghiên cứu Quan hệ Ấn Độ - Mỹ từ năm 2000 đến năm
2010 là nhằm tái hiện một bức tranh toàn cảnh về mối quan hệ của hai nước trên
mọi lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng, kinh
tế.... Trên cơ sở tập hợp, hệ thống hóa và trình bày các sự kiện chính một cách khoa


học có chọn lọc và phân tích, qua đó cung cấp một nguồn tư liệu hữu ích cho độc
giả quan tâm đến vấn đề này.
Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, thực hiện đường lối
đối ngoại mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, nhằm tranh
thủ tối đa nguồn lực bên ngoài để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Trong đường lối đối ngoại rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa đó của
Đảng và Nhà nước Việt Nam, quan hệ với các nước lớn luôn là một trong những
hướng trọng tâm. Vì vậy, nghiên cứu mối quan hệ Ấn Độ - Mỹ có một ý nghĩa thiết
thực đối với chúng ta trong việc đánh giá tình hình quốc tế và hoạch định chính
sách quốc gia.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Quan hệ Ấn Độ - Mỹ giai đoạn 2000-2010 là một đề tài rất mới, được dư
luận quan tâm, nhưng đến nay theo chúng tôi được biết vẫn chưa có công trình nào
nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Trên thực tế, mối quan hệ này đã được nhiều
nhà nghiên cứu, các chuyên gia ngoại giao đề cập đến, nhưng chỉ là những lĩnh vực
riêng biệt. Sau đây, chúng tôi sẽ đề cập đến một số công trình tiêu biểu.
Về sách, có thể kể đến: Quan hệ của Mỹ với các nước lớn ở khu vực châu Á
Thái Bình Dương do tiến sĩ Vũ Dương Huân chủ biên của nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội. Tác phẩm có trình bày về mối quan hệ Mỹ - Ấn Độ sau Chiến
tranh lạnh (1991-2000), trong đó, tác giả có phân tích những biến đổi của tình hình
thế giới sau Chiến tranh lạnh cũng như sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của hai
nước trong bối cảnh mới.
Sự điều chỉnh chính sách của Cộng hòa Ấn Độ từ 1991 đến 2000 do Trần Thị
Lý chủ biên của nhà xuất bản KHXH. Tác phẩm có đề cập đến sự điều chỉnh chính

sách của Ấn Độ sau chiến tranh lạnh đối với Mỹ cũng như sự tiến triển của mối
quan hệ hai nước từ đầu thập niên 90 đến năm 2000.
Tác phẩm “Quan hệ quốc tế” của Học viện Chính trị quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh xuất bản năm 2003 đã đánh giá những nhân tố chi phối đến chính sách
đối ngoại của Mỹ thời kỳ sau Chiến tranh lạnh. Tác phẩm đã khát quát những điều


chỉnh chiến lược đối ngoại của Mỹ qua 3 đời tổng thống sau Chiến tranh lạnh để đối
phó với những đe dọa mới.
Trong cuốn sách “ Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ: Động cơ của sự lựa
chọn trong thế kỷ XXI” của Bruce W.Jentleson, ấn hành năm 2000 đã phân tích một
số nội dung cơ bản trong quá trình hoạch định chính sách mới cũng như những lựa
chọn và thách thức đang đặt ra cho chính sách đối ngoại của Mỹ trong thế kỉ XXI.
Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Lan Vinh với tiêu đề: “Quan hệ kinh tế Ấn
Độ - Mỹ từ 1991 đến 2010”, trường Đại học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn thành
phố Hồ Chí Minh năm 2011 đã chi bày khá chi tiết những nhân tố tác động đến
quan hệ kinh tế Ấn Độ - Mỹ, quan hệ thương mại, đầu tư và viện trợ phát triển của
hai nước từ 1991 đến 2010.
Về báo, tạp chí: cũng có nhiều bài viết đề cập đến nội dung của đề tài ở
những giai đoạn và mức độ đậm nhạt khác nhau tùy thuộc vào mục đích nghiên
cứu, đó là:
-

Quan hệ Mỹ - Ấn thế kỉ XXI: Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 8- năm

-

Thách thức của tổng thống Bush ở Nam Á: Tạp chí Châu Mỹ ngày nay,

2005.

số 5- năm 2006.
-

Đỗ Trọng Quang, Những thăng trầm trong quan hệ Mỹ - Ấn: Tạp chí

Châu Mỹ, số 7- năm 2007.
-

Đỗ Trọng Quang, Hình thể chiến lược trong tam giác Hoa Kỳ-Ấn Độ-

Trung Quốc, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay số 7-2006.
-

Phạm Ngọc Uyển, Hiệp định hạt nhân Mỹ - Ấn Độ và tác động đến nổ

lực phổ biến hạt nhân toàn cầu: Tạp chí nghiên cứu quốc tế, số 66….
Về các công trình ở nước ngoài, đến nay theo chúng tôi được biết hầu như
chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu chuyên sâu về quan hệ Ấn Độ - Mỹ từ
năm 2000 đến năm 2010. Phần lớn quan hệ hai nước được các tác giả nước ngoài đề
cập đến trong các tác phẩm về quan hệ quốc tế, chính sách đối ngoại của Mỹ.
Những nguồn tư liệu này được đăng tải trên các sách báo và mạng Intetnet. Tiêu


biểu là tác phẩm India`s foreign relation -2008 của tác giả Avtar Singh Bhasin.Tác
giả đã trình bày mối quan hệ Ấn Độ - Mỹ trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, khoa hoc,
công nghệ, y tế và sức khỏe cộng đồng…trước năm 2008. Tác phẩm Toward
realistic U.S – India relations của George perkovich, tác giả đã phân tích những lợi
ích của Ấn Độ - Mỹ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự…nhưng cả hai
nước cũng sẽ theo đuổi hợp tác với Trung Quốc và trong tương lai gần, ba nước sẽ
hoạt động trong một mối quan hệ tam giác. Đáng chú ý có thể kể đến các báo cáo

của Quốc hội Mỹ (CRS: Congressional Research Service). Tiêu biểu là K. Alan
Kronstadt (2006), India – US relations, The library of Congress,K. Alan Kronstadt
(31-8-2007), Indian – US Economic and Trade relations, K. Alan Kronstadt and
Wagne Morrison (2004), India – US economic ralations, Michael F.Maltin(2007),
India – U.S economic and trade relations, CRS report for congress…Đây được xem
là những tư liệu quan trọng giúp người viết tiếp cận được các số liệu cũng như quan
điểm từ phía Mỹ để phục vụ tốt cho việc nghiên cứu đề tài.
Như vậy, nhìn chung từ trước đế nay, theo chúng tôi được biết, đã có một số
công trình nghiên cứu về mối quan hệ Ấn Độ - Mỹ; nhưng có thể do nhu cầu nghiên
cứu, họ chỉ đề cập đến giai đoạn này hay giai đoan khác, khía cạnh này hay khía
cạnh khác, mà chưa nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về quan hệ Ấn Độ Mỹ từ năm 2000 đến năm 2010.
3. Nguồn tư liệu
Để nghiên cứu đề tài này, tôi đã dựa vào những nguồn tư liệu sau đây:
- Các văn kiện tài liệu của chính phủ và nhà nước của Ấn Độ và Mỹ có liên
quan đến mối quan hệ hai nước; các hiệp định, thỏa thuận, tuyên bố chung, các bài
phát biểu trả lời phỏng vấn của các nhà lãnh đạo hai nước được công bố trên báo
chí…
- Báo cáo, biên bản, bảng tổng kết định kỳ của các cơ quan làm công tác
ngoại giao, đặc biệt là của bộ ngoại giao.
- Các công trình nghiên cứu về lịch sử thế giới và quan hệ quốc tế của các tác
giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Mảng tài liệu này giúp chúng tôi


khái quát được bối cảnh lịch sử của các vấn đề, sự kiện một cách cụ thể và sinh
động.
- Các loại báo chí như: tạp chí châu Mỹ ngày nay, tạp chí nghiên cứu Quốc
Tế, tạp chí nghiên cứu Lịch sử, báo Quân đội nhân dân…đây được xem là nguồn tài
liệu phong phú và quan trọng. Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo các nguồn tài liệu
đặc biệt của TTXVN, qua đó giúp chúng tôi có nhận định và đánh giá vấn đề đang
phân tích một cách toàn diện hơn.

4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Về mặt thời gian
Trọng tâm của luận văn là quan hệ Ấn Độ - Mỹ giai đoạn từ năm 2000 đến
năm 2010. Sở dĩ, tôi chọn năm 2000 làm điểm khởi đầu cho công trình nghiên cứu
bởi vì: Năm 2000 là năm cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton - vị Tổng thống đầu tiên
của Mỹ tới thăm Ấn Độ sau 22 năm gián đoạn (1978). Từ đây, Ấn Độ và Mỹ thể
hiện sự quyết tâm hơn trong việc gác lại quá khứ và mở ra một trang mới trong
quan hệ hai nước. Cũng nhân chuyến thăm này, Mỹ đã nâng mối quan hệ với Ấn Độ
thành đối tác chiến lược trong thế kỉ XXI. Về phía Ấn Độ cũng quyết tâm xây dựng
quan hệ mới với Mỹ sau khi hai bên lạnh nhạt với nhau trong thời gian Chiến tranh
lạnh. Trong chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Bill Clinton tháng 3- 2000, cựu
Thủ tướng Ấn Độ Vajpayee đã nói: Hai nước có tiềm năng trở thành “đồng minh tự
nhiên” . Đến tháng 9 năm 2000, cựu Thủ tướng Ấn Độ Vajpayee nhận lời mời sang
thăm Mỹ, tiếp tục đẩy mạnh mối quan hệ hai nước trong thời gian tiếp theo. Tôi lấy
năm 2010 là năm cuối cùng của thập niên đầu thế kỉ XXI làm mốc kết thúc công
trình nghiên cứu của mình.
-Về mặt không gian, được giới hạn chủ yếu là ở Ấn Độ và Mỹ. Một số nước
ở khu vực châu Á cũng được đề cập ở mức độ cần thiết.
- Về mặt nội dung: tìm hiểu quan hệ hai nước trên các lĩnh vực chính trị,
ngoại giao, kinh tế, an ninh, quốc phòng. Tuy nhiên, quan hệ hai nước thời kỳ này
chịu sự tác động của quan hệ hai nước trong thời gian trước đó, cũng như những
nhân tố từ tình hình thế giới, nên tôi mở rộng nghiên cứu tới mối quan hệ giữa hai


nước thời gian trước năm 2000 cũng như đề cập đến những vấn đề khu vực và quốc
tế có tác động đến quan hệ hai nước trong thời kỳ này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp chuyên
ngành gồm phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc để giải quyết những vấn đề
do đề tài đặt ra. Phương pháp lịch sử được sử dụng nhằm tái hiện bức tranh sinh

động về thực trạng mối quan hệ Ấn Độ - Mỹ từ năm 2000 đến năm 2010. Còn
phương pháp logic được chúng tôi sử dụng để rút ra bản chất của vấn đề và phân
tích những nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến mối quan hệ Ấn Độ - Mỹ.
Phương pháp liên ngành: vì đối tượng nghiên cứu cụ thể là một nội dung của
quan hệ quốc tế nên luận văn còn vận dụng phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc
tế nhằm tìm hiểu các sự kiện, các vấn đề quốc tế; phương pháp khu vực học nhằm
hiểu rõ mối quan hệ của Ấn Độ - Mỹ.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sử dụng các phương pháp khác như phương
pháp thống kê, so sánh, đối chiếu, tổng hợp…để xử lý, phân tích các tư liệu một
cách khoa học và có hệ thống.
6. Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước và tư liệu
có chọn lọc từ nhiều nguồn, công trình có một số đóng góp sau đây:
1. Cố gắng dựng lại một cách có hệ thống, toàn diện cụ thể về quan hệ Ấn
Độ – Mỹ giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010, giai đoạn hầu như là “khoảng
trống” trong nghiên cứu về quan hệ Ấn Độ - Mỹ. Đây là giai đoạn mà trên thế giới
diễn ra nhiều biến động dữ dội và ở mỗi nước có những thay đổi mạnh mẽ.
2. Kết quả nghiên cứu đạt được phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, giảng
dạy và những ai quan tâm đến quan hệ Ấn Độ - Mỹ nói riêng và quan hệ quốc tế
thời kỳ hiện đại nói chung.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính
của luận văn được cấu trúc làm 3 chương:


Chương 1: Khái quát quan hệ Ấn Độ - Mỹ trước năm 2000
Chương này trình bày khái quát về mối quan hệ hai nước trong và sau Chiến
tranh lạnh để từ đó có cái nhìn tổng thể xuyên suốt những thăng trầm của quan hệ
hai nước .
Chương 2: Quan hệ Ấn Độ - Mỹ từ năm 2000 đến năm 2010

Trong chương này, luận văn tập trung trình bày những vấn đề chính như: bối
cảnh quốc tế tác động đến mối quan hệ hai nước trong thập niên đầu thế kỉ 21, cũng
như những điều chỉnh chính sách đối ngoại của hai nước trong tình hình mới; luận
văn tập trung phân tích về quá trình phát triển mối quan hệ hai nước trên lĩnh vực
chính trị - ngoại giao, kinh tế, an ninh - quốc phòng. Đây cũng là chương chính của
luận văn.
Chương 3: Những thành tựu, khó khăn; thách thức của quan hệ Ấn Độ - Mỹ
từ năm 2000 đến năm 2010 và triển vọng của mối quan hệ Ấn Độ - Mỹ trong thời
gian tới.


Chương 1
KHÁT QUÁT QUAN HỆ ẤN ĐỘ - MỸ TRƯỚC NĂM 2000
1.1. Quan hệ Ấn Độ - Mỹ thời kỳ Chiến tranh lạnh (1947-1990)
Trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh, mối quan hệ Ấn Độ - Mỹ luôn trong
tình trạng lạnh lẽo hoặc căng thẳng. Mối quan hệ song phương này bị chi phối bởi
quan hệ đối địch giữa Liên Xô với Mỹ.
Đối với Ấn Độ, trải qua một thời kỳ lâu dài và gian khổ dưới ách áp bức của
đế quốc, ngày 15-8-1947 được trao trả độc lập và tiếp theo đó, tháng 1-1950, nước
Cộng hòa Ấn Độ ra đời. Về chính sách đối ngoại, Hiến Pháp mới của Cộng hòa Ấn
Độ được thông qua tháng 1 năm 1950, đã chính thức tuyên bố đường lối đối ngoại
của Ấn Độ là trung lập, hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc. Đúng như lời Thủ
tướng Nehru đã nói: “Hòa bình đối với chúng tôi không chỉ là niềm hy vọng nhiệt
thành mà còn là một nhu cầu khẩn thiết”. Trong các hoạt động đối ngoại, Ấn Độ
chủ trương giải quyết các tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp thương
lượng, đàm phán. Không những thế, Ấn Độ thường tuyên bố rằng hòa bình và độc
lập luôn luôn phải gắn bó chặt chẻ với nhau. Ấn Độ luôn ủng hộ các phong trào giải
phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân, chống chiến tranh, chống chạy đua vũ
trang, cấm thử vũ khí hạt nhân…
Trong quá trình thực hiện chính sách đối ngoại, Ấn Độ luôn giữ vững những

nguyên tắc đã vạch ra. Ấn Độ không ngừng mở rộng quan hệ với các nước trên thế
giới, tham gia tích cực vào các sự kiện quan trọng trên thế giới như Ấn Độ đã đứng
ra vận động và tổ chức hội nghị Liên Á tại New Dehli với sự tham gia của hơn 20
nước, hội nghị châu Á về tình hình Inđônêxia đã có 18 nước tham dự, năm 1954 Ấn
Độ tham gia vận động việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Ấn Độ cùng với Trung Quốc đã đề xướng “ năm nguyên tắc chung sống hòa bình”
nổi tiếng. Tháng 9 năm 1954, Mỹ và các đồng minh đã thiết lập tổ chức “Hiệp ước
phòng thủ Đông Nam Á” (SEATO). Ấn Độ đã phản đối quyết liệt việc thành lập tổ
chức quân sự này. Ngoài ra, tháng 4 năm 1955, tại hội nghị Băng Đung (Inđônêxia),


“Năm nguyên tắc chung sống hòa bình” được phát triển thành “10 nguyên tắc Băng
Đung”. Không những thế, Ấn Độ cùng với các nước Inđônêxia, Gana, Ai Cập, Nam
Tư (cũ) đã sáng lập ra Phong trào Không liên kết tại Bêôgrát (Nam Tư) năm 1961.
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Ấn Độ một nước lớn ở châu Á vừa giành
được độc lập, đã có những hoạt động tích cực, sáng tạo trong cuộc đấu tranh vì hòa
bình, vì quyền lợi của các dân tộc vừa giành được độc lập. Những đóng góp đó của
Ấn Độ đươc dư luận yêu hòa bình trên thế giới đặc biệt chú ý và hoan nghênh ủng
hộ, và đó cũng là lý do lý giải Ấn Độ là một trong những nước đầu tiên tham gia
vào Liên Hiệp Quốc (1945) và đã có những đóng góp cho tổ chức này cũng như các
hoạt động bảo vệ hòa bình thế giới.
Tuy nhiên, đóng góp lớn nhất của Ấn Độ cho thế giới trong thời kỳ Chiến
tranh lạnh là đã sáng tạo nên một con đường đi mới – con đường đi giữa trong trật
tự thế giới hai cực trong thời kỳ này, con đường đó chính là Phong trào Không liên
kết với sự tham gia của 100 quốc gia.
Tuy là một nước không liên kết nhưng Ấn Độ lại có nhiều quan điểm gần gũi
với Liên Xô như: chống chủ nghĩa đế quốc, ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng
dân tộc, bảo vệ hòa bình thế giới…Chính vì thế, trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, mối
quan hệ giữa Ấn Độ - Liên Xô là thắm thiết. Năm 1971, hai nước đã ký hiệp ước
hòa bình hữu nghị và hợp tác, Liên Xô là chỗ dựa vững chắc cho Ấn Độ về mặt

kinh tế, hàng năm Liên Xô đều dành một khoản tín dụng lớn, thậm chí bán chịu
hàng cho Ấn Độ, tính tới khi Liên Xô tan rã Ấn Độ còn nợ Liên Xô đến 11 tỷ USD
[24,15].
Việc Ấn Độ có quan hệ mật thiết với Liên Xô làm cho Mỹ khó chịu ?
Về phía Mỹ, sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Mỹ đã biết tận
dụng được những lợi thế trong chiến tranh và triển khai cuộc cách mạng khoa học
kỹ thuật thành công, vươn lên trở thành một cường quốc hùng mạnh. Tổng thống
Mỹ Harry.S.Truman đã khẳng định: “Ngày nay Hoa Kỳ là một quốc gia mạnh,
không có một quốc gia nào mạnh hơn…điều đó có nghĩa là với sức mạnh như thế,
chúng ta có nghĩa vụ nắm quyền lãnh đạo thế giới”[19,15].


Tuy nhiên, tham vọng bá chủ toàn cầu của Mỹ đã gặp phải một vật cản rất
lớn đó là Liên Xô. Là nước đi tiên phong trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế
quốc, uy tín quốc tế của Liên Xô ngày càng tăng, trở thành trụ cột của cách mạng
thế giới. Một hệ thống XHCN dần dần được hình thành và ngày càng được củng cố
lớn mạnh, tạo thành những dòng thác lớn tấn công vào hệ thống TBCN mà trong đó
Mỹ đang đứng đầu.
Để thủ tiêu những lực cản đối với tham vọng bá chủ toàn cầu, Mỹ đã dùng
nhiều biệp pháp để “ngăn chặn và đẩy lùi” chủ nghĩa cộng sản. Mỹ đã dùng mọi
biệp pháp, thủ đoạn ngoại giao để lôi kéo, tập hợp lực lượng các nước chống lại
Liên Xô và Khối XHCN thông qua kế hoạch Macsan (1948), thành lập Khối hiệp
ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)…
Chính vì thế, trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh, quan hệ Ấn Độ - Mỹ là
điển hình cho mối quan hệ giữa nước vừa được giải phóng với nước đế quốc chủ
nghĩa. Một bên là tham vọng bá chủ toàn cầu, còn một bên là nước vừa giành được
độc lập, đi theo con đường không liên kết, vừa có mối quan hệ mật thiết với Liên
Xô. Như vậy, do lợi ích chiến lược khác nhau, bất đồng trên nhiều quan điểm, cho
nên trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, mối quan hệ Ấn Độ - Mỹ luôn trong tình trạng
căng thẳng, lạnh lẽo.

Tuy quan hệ chính trị lạnh lẽo nhưng quan hệ về kinh tế có những bước tiến
khởi sắc. Đối với Ấn Độ, từ những ngày đầu độc lập, Ấn Độ rất cần đến viện trợ tài
chính, kỹ thuật để phát triển kinh tế. Ngoài sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, Ấn Độ
rất cần đến sự giúp đỡ của các nước phương Tây đặc biệt là Mỹ. Chính vì thế, để có
nguồn đầu tư cho phát triển kinh tế, Ấn Độ cần phải có chính sách đối nội và đối
ngoại như thế nào đó để tạo bầu không khí thuận lợi cho đầu tư từ Mỹ.
Đối với Mỹ, Mỹ vừa ráo riết tranh thủ, vừa gây sức ép với Ấn Độ nhằm lôi
kéo nước này vào liên minh chống Liên Xô và các nước XHCN khác. Có thể nhận
thấy rõ điều này qua tuyên bố của chính phủ Mỹ “ điều cực kỳ quan trọng là phải
giữ cho được Ấn Độ về phía chúng ta trong cuộc đấu tranh trên thế giới” [8]. Chính
vì vậy, trong thời gian đầu của cuộc Chiến tranh lạnh, Mỹ tìm cách thâm nhập vào


thị trường Ấn Độ, nếu như trước chiến tranh, phần xuất khẩu của Mỹ sang Ấn Độ
chỉ bằng 1/5 của Anh và nhập từ Ấn Độ bằng 1/3 thì đến những năm 1947, 1948
phần của Mỹ, Anh trong cán cân ngoại thương Ấn Độ gần bằng nhau. Không những
thế, Mỹ còn bắt đầu nghiên cứu khả năng sử dụng Ấn Độ như là điểm ngăn chặn sự
thức tỉnh của châu Á do thất bại của Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc. Do vậy, khi
Ấn Độ có nhu cầu vay tiền thì ngày 22/11/1949, đại diện của ngân hàng thế giới đã
đến Ấn Độ để nghiên cứu tình hình và xác định phương thức thanh toán. Điều kiện
cho vay là “thủ tiêu nguy cơ cộng sản ở trong nước”[24,185]. Tiến xa hơn nữa,
ngày 11/10/1949, Thủ tướng Nehru đã đến thăm Mỹ nhân lời mời của Tổng thống
Mỹ H. Truman, mục đích của chuyến đi là: bày tỏ tình hữu nghị Ấn- Mỹ; cảm ơn
tình cảm của Mỹ đối với cuộc đấu tranh vì độc lập, hiểu biết hơn về Mỹ và buộc Mỹ
nhận thức tốt hơn rằng Ấn Độ là một nhân tố của nền chính trị thế giới. Mặc dù sau
đó, hai bên không đạt được kết quả đáng kể.
Với mong muốn tiếp tục đẩy mạnh các cuộc thương thuyết Ấn – Mỹ, ngày
12/12/1949 đã diễn ra hội nghị Ấn – Mỹ do hội đồng quan hệ quốc tế của Ấn Độ và
viện quan hệ Thái Bình Dương của Mỹ tổ chức tại thủ đô New Delhi. Tuy nhiên, sự
kiện trên đã không đem lại diện mạo mới cho quan hệ hai nước. Có thể lý do cơ bản

của tình hình trên là Thủ tướng Nehru không gắn viện trợ tài chính với bất kỳ trách
nhiệm chính trị- quân sự nào, không muốn bị lệ thuộc bởi Mỹ, vẫn giữ vững nguyên
tắc trong đường lối đối ngoại, hòa bình trung lập, chống chủ nghĩa đế quốc hay
trong hàng loạt các vấn đề quốc tế quan trọng khác. Còn về phía Mỹ, đó là sự do dự
trước tình hình bất ổn định của Ấn Độ cũng như chính sách nghiêng về Pakistan.
Sang những năm 50, 60 của cuộc Chiến tranh lạnh, mối quan hệ hai nước
càng trở nên băng giá. Ấn Độ lên án cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ.
Ngày 22/2/1954, trong bài phát biểu tại Quốc hội Ấn Độ, Thủ tướng Nehru đã kêu
gọi hai bên tham chiến tại Việt Nam ngừng bắn, tháng 4/1954 khi chiến dịch Điện
Biên Phủ của Việt Nam đang diễn ra một cách ác liệt, chính phủ Ấn Độ đã áp dụng
lệnh cấm máy bay chở quân đội và vũ khí cung cấp cho chiến trường Đông Dương
bay qua lãnh thổ Ấn Độ. Thủ tướng Nehru nói “ phương châm, chính sách của


chúng ta là nổ lực cho hòa bình ở Đông Dương: Chúng ta sẽ dùng tất cả trí não,
lòng kiên nhẫn và tư tưởng cương quyết để thực hiện nhiệm vụ đó”[31,191].
Phía Mỹ cho rằng chỉ có tăng cường viện trợ kinh tế và quân sự một cách ồ
ạt mới có thể khai thông mối quan hệ với Ấn Độ. Sau chiến tranh biên giới Trung Ấn năm 1962, Mỹ đã cung cấp cho Ấn Độ một khối lượng lớn viện trợ quân sự trị
giá hàng trăm triệu đô la. Song quan hệ hai nước vẫn ở mức thấp.
Tháng 8/1971, Ấn Độ ký với Liên Xô hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp
tác. Những hành động này của Ấn Độ được coi là những thách thức đối với chiến
lược toàn cầu của Mỹ. Năm 1971 được coi là mốc quan hệ hai nước xuống mức
thấp nhất.
Tháng 3/1977, đảng Janata lên cầm quyền thay thế đảng Quốc Đại. Về mặt
chính trị, đảng Janata đã điều chỉnh lại thế đứng của Ấn Độ trong quan hệ với Liên
Xô và Mỹ cho “cân bằng nhau hơn” vì họ cho rằng chính phủ Quốc Đại đã quá
nghiêng về phía Liên xô. Bằng cách này, chính phủ Janata muốn gây một ấn tượng
tốt đối với Mỹ.
Về mặt kinh tế, chính phủ do đảng Janata cầm quyền chủ trương “mở rộng
cửa” cho tư bản nước ngoài, chủ yếu là tư bản Mỹ và phương Tây nhằm tranh thủ

vốn và kỹ thuật. Từ đó, quan hệ Ấn Độ– Mỹ được cải thiện một bước đáng kể. Hai
bên đã có những chuyến viếng thăm cấp cao lẫn nhau. Thủ tướng M.Desai đã sang
Mỹ trị bệnh và trao đổi với chính quyền Mỹ. Năm 1978, Tổng thống Jimmy Carter
sang thăm Ấn Độ, trong năm đó, tổng kim ngạch buôn bán Ấn Độ – Mỹ năm 1979
đạt 1 tỷ USD, không những thế, Mỹ còn giúp Ấn Độ phát triển kinh tế trong 2 năm
1979-1980 là 103,2 triệu USD[24,188].
Tuy nhiên, hai nước vốn bất đồng trên nhiều vấn đề mang tính nguyên tắc.
Mỹ cũng không làm gì được trong việc lôi kéo Ấn Độ vào mục đích chống Liên Xô.
Tháng 1/1980 đảng Quốc Đại trở lại cầm quyền, tiếp tục phát huy chính sách
tích cực của mình. Chính phủ của Quốc Đại đã giữ vững lập trường trong vấn đề
Campuchia và Afghanistan, tỏ thái độ dứt khoát đối với những vấn đề liên quan đến
an ninh và ổn định trong khu vực Nam Á. Việc Ấn Độ công nhận chính quyền cách


mạng ở Campuchia đã làm cho Mỹ khó chịu, Mỹ đã đánh thuế các mặt hàng xuất
khẩu của Ấn độ sang Mỹ là từ 15 đến 20 %, Mỹ còn đơn phương ngưng cung cấp
nhiên liệu hạt nhân cho nhà máy Tarapur của Ấn Độ nhằm ép Ấn Độ ký vào hiệp
ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, cản trở việc Ấn Độ vay tiền của các tổ chức tài
chính và ngân hàng thế giới…Chính vì thế, năm 1982 cũng được coi là mốc quan hệ
hai nước xuống mức thấp nhất kể từ năm 1971.
Từ những năm 80 của thế kỷ XX, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa
học kỹ thuật, nền kinh tế thế giới phát triển nhanh chóng, sự phụ thuộc giữa các
quốc gia ngày càng tăng. Vấn đề phát triển kinh tế trở thành ưu tiên hàng đầu của
mỗi quốc gia. Trước tình hình đó, nhận thấy rằng không thể để tình trạng này kéo
dài mãi mà hai nước cần phải có những nỗ lực hơn nữa để cải thiện mối quan hệ. Từ
ngày 27/7 đến ngày 4/8/1982 Thủ tướng Indira Gandhi sang thăm Mỹ. Tháng
6/1985 Thủ tướng Rajiv Gandhi, một nhà lãnh đạo trẻ, có đầu óc đổi mới, năng
động, có nhiều hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mối quan
hệ Ấn Độ – Mỹ, đã sang thăm Mỹ sau nửa năm cầm quyền.
Về phía Mỹ, từ giữa những năm 80, trở thành bạn hàng thứ 2 của Ấn Độ sau

Liên xô, đứng đầu về khối lượng viện trợ, trong vòng 20 năm từ năm 1961 đến năm
1984, Mỹ viện trợ cho Ấn Độ là 2 tỷ USD. Mỹ là nguồn vay chủ yếu thông qua
ngân hàng thế giới, đứng thứ hai sau Anh về khối lượng đầu tư tư nhân cho các
công ty ở Ấn Độ và đứng hàng đầu về con số các hiệp định hợp tác về tài chính và
kỹ thuật. Đến năm 1988-1989, Mỹ đã vượt Liên xô và trở thành bạn hàng chính của
Ấn Độ[24,190]. Năm 1989, tổng kim ngạch buôn bán Ấn Độ - Mỹ đạt 5,8 tỷ USD,
tăng gấp 5,8 lần so với năm 1979.
1.2. Quan hệ Ấn Độ - Mỹ sau Chiến tranh lạnh (1991-1999)
Bước vào những năm cuối của thập niên 80, tình hình thế giới có những
chuyển biến to lớn, sâu sắc và tác động mạnh mẽ đến cục diện thế giới nói chung và
mỗi quốc gia, dân tộc nói riêng.
Ngày 2-12-1989, trong cuộc gặp gỡ giữa Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô
Mikhail Gorbachev và Tổng thống Mỹ George H.W.Bush trên đảo Malta, hai siêu


cường Liên Xô và Mỹ đã chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh giữa hai
nước, đồng thời cũng chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang quyết liệt làm cho tình hình
thế giới luôn luôn căng thẳng trong suốt hơn 40 năm qua. Bên cạnh đó, Liên Xô và
các nước XHCN ở Đông Âu rơi vào khủng hoảng và hỗn loạn cả về chính trị và
kinh tế. Kết quả là trong thời gian từ 1989-1991, CHXH đã lần lượt sụp đổ ở các
nước Đông Âu và cuối cùng là ngay trên mảnh đất quê hương của nó, Liên Xô
(12/1991). Sự kiện này có nghĩa là trật tự thế giới hai cực Yalta ra đời và tồn tại từ
sau chiến tranh thế giới thứ hai đến đây đã bị sụp đổ hoàn toàn.
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, tận dụng cơ hội hòa bình, hợp tác trên thế
giới, các quốc gia đều ra sức phát triển kinh tế. Tổng thống Mỹ Bush (cha), trong
một bài phát biểu tại Liên Hiệp Quốc tháng 9/1991 cũng đã nói rằng “sự phát triển
về kinh tế sẽ có vai trò sống còn trong thế giới mới”[15,272]. Các quốc gia đều
nhận thức được rằng, muốn phát triển kinh tế cần phải có môi trường hòa bình, ổn
định, đặc biệt là xu thế hội nhập khu vực và thế giới ngày càng được mở rộng với sự
phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ.

Như vậy, ngoài xu hướng hòa dịu, đối thoại và ưu tiên cho phát triển kinh tế
đang chi phối đến hoạt động đối ngoại của các nước trên thế giới từ khi Chiến tranh
lạnh kết thúc, quan hệ Ấn Độ - Mỹ thời kỳ này còn chịu tác động của những nhân tố
tích cực sau đây.
Đó là sự giảm sút vai trò của Pakistan trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
Chiến tranh lạnh kết thúc đã góp phần làm cho Pakistan mất dần tầm quan trọng
trong chiến lược đối với Mỹ. Từ khi Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan và bị tan rã,
Mỹ không còn cần Pakistan như một con bài để chống Liên Xô ở khu vực Nam Á.
Chính vì vậy, nếu trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Mỹ bằng mọi giá ủng hộ, tiếp tay
cho Pakistan trong các hoạt động chống phá Ấn Độ thì từ năm 1990 Mỹ đã nghiêng
sang Ấn Độ, đồng thời Mỹ còn ép Pakistan phải ngưng cung cấp viện trợ cho các tổ
chức Hồi giáo cực đoan ở Kashmir và những người Sikh cực đoan ở bang Punjab
trong các vụ bạo loạn và li khai ở Ấn Độ. Mỹ cũng cảnh báo Pakistan trong việc
tiến hành sản xuất vũ khí hạt nhân, thậm chí Mỹ cắt viện trợ quân sự và kinh tế của


Pakistan vào tháng 10/1990 với mức 570 triệu USD/năm[24,193].
Nếu như trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, sự ủng hộ của Mỹ đối với Pakistan
đã góp phần gây ra căng thẳng trong mối quan hệ Ấn Độ – Mỹ thì thời kỳ này, với
sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Pakistan, đã góp phần tạo điều kiện cho
việc cải thiện mối quan hệ giữa hai nước.
Đó là cuộc cải cách kinh tế ở Ấn Độ đã ngày càng nâng cao vị thế của Ấn
Độ. Tháng 6/1991, đảng Quốc Đại (I) dưới sự lãnh đạo của chủ tịch mới – ông
Narasimha Rao, giành được quyền thành lập chính phủ trung ương. Đứng trước
những chuyển biến của tình hình thế giới và trong nước, chính phủ mới của Ấn Độ
đã tiến hành một cuộc cải cách kinh tế toàn diện, sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực.
Cuộc cải cách đã từng bước đưa Ấn Độ thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, ngày
càng đạt nhiều thành tựu quan trọng. Trong thời gian 10 năm đầu của cuộc cải cách,
tốc độ tăng trưởng GDP của Ấn Độ ở mức cao (xem bảng).
Tăng trưởng GDP Ấn Độ trong 10 năm cải cách từ năm 1990 đến năm 2000 (%)

[11,64].
1990- 1991-

1992-

1993-

1994-

1995-

1996-

1997-

1998-

1999-

1991

1992

1993

1994

1995

1996


1997

1998

1999

2000

5,4

0,8

5,1

5,0

6,3

7,0

6,6

5,0

4,3

5,2

Cho đến những năm cuối của thập niên 90, Ấn Độ đứng đầu thế giới về sản

lượng mía đướng, đứng thứ hai về sản lượng lúa, sữa, với nhiều ngành công nghiệp
mũi nhọn, tỷ trọng sản lượng công nghiệp trong xuất khẩu của Ấn Độ tăng từ 45%
(1961) lên 75% (1999). Ấn Độ là một trong các quốc gia có nền sản xuất phần mềm
tin học đứng hàng đầu trên thế giới với số vốn 143 tỷ USD, 9000 công ty, 600 liên
doanh hoạt động tại 75 nước[5].
Với những thành tựu kinh tế kết hợp với những biện pháp mạnh mẽ của
chính phủ N.Rao khuyến khích sự phát triển của thành phần kinh tế tư nhân, kể cả
tư bản nước ngoài, đã có sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà kinh doanh phương


Tây và Mỹ. Chính phủ Mỹ hết sức ủng hộ những biện pháp cải cách này, đích thân
Tổng thống Mỹ George Bush đã gởi điện mừng đến chính phủ Thủ tướng N.Rao về
quyết định tự do hóa nền kinh tế Ấn Độ. Mỹ cho rằng sự mở cửa của một nền kinh
tế với số dân gần 1 tỷ người và một tầng lớp trung lưu khoảng 200 triệu người, Ấn
Độ sẽ là một thị trường quan trọng đầy tiềm năng mà không một nước nào có thể bỏ
qua. Mỹ coi Ấn Độ là một trong 10 thị trường lớn mới nổi lên (BEMS) của thế
giới[24,193]. Chính vì vậy, Mỹ cần cải thiện mối quan hệ với Ấn Độ.
Về phía Ấn Độ, để tiến hành cuộc cải cách thành công, Ấn Độ rất cần sự
viện trợ về mặt tài chính, kỹ thuật để phát triển cơ sở hạ tầng và hiện đại hóa công
nghiệp. Mỹ là nước cung cấp vốn đầu tư và kỹ thuật cao chủ yếu, đồng thời cũng là
thị trường lớn nhất của Ấn Độ. Hơn nữa, Mỹ còn là nước có vai trò rất lớn trong các
tổ chức như ngân hàng thế giới, quỹ tiền tệ quốc tế…Vì vậy, cải cách kinh tế của
Ấn Độ khó thành công nếu như không có sự hợp tác, viện trợ về kinh tế, vốn của
Mỹ. Như vậy, trong cuộc cải cách kinh tế của Ấn Độ, cả hai bên Ấn Độ và Mỹ đều
cần đến nhau.
Ngoài hai nhân tố quan trọng trên, vẫn còn một số nhân tố khác cũng có vai
trò ảnh hưởng tích cực đến mối quan hệ hai nước. Đó là vai trò ngày càng cao của
khu vực Nam Á trong chiến lược toàn cầu của Mỹ sau Chiến tranh lạnh, hệ thống
chính trị của Ấn Độ có nhiều điểm tương đồng với Mỹ cũng như gần một triệu Ấn
kiều đang sinh sống và làm việc tại Mỹ.

Những chuyển biến trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh cùng với sự
điều chỉnh chiến lược từ cả hai phía Ấn Độ và Mỹ đã đưa đến quyết tâm chung thúc
đẩy mối quan hệ hai nước trên tất cả lĩnh vực.
Sau Chiến tranh lạnh, quan hệ quốc phòng Ấn Độ - Mỹ được cải thiện đáng
kể. Các chuyến viếng thăm cấp cao của các quan chức quốc phòng hai nước được
tiến hành thường xuyên hơn nhằm xây dựng lòng tin và sự hiểu biết giữa các bên.
Như chuyến thăm của tướng Kicklighter, tư lệnh lực lượng Thái Bình Dương sang
thăm Ấn Độ vào tháng 4 và tháng 10/1991, chuyến thăm của trung tướng John
Corns, thuộc bộ tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ vào tháng 1/1992. Hai nước đã ký các


hiệp định về đào tạo, trao đổi các cuộc viếng thăm hàng năm của các đoàn quân sự
cấp cao, tổ chức các cuộc hội thảo về các vấn đề chiến lược, tổ chức các cuộc tập
trận chung…
Sau những chuyến viếng thăm, tháng 4/1992, Eduardo Falelro, Quốc vụ
khanh đối ngoại của Ấn Độ đã tuyên bố rằng các đơn vị hải quân Ấn Độ và hạm đội
Thái Bình Dương của Mỹ sẽ sớm tổ chức tập trận chung “Đây là điều kỳ diệu, nó
tượng trưng cho sự cởi mở và tiếp cận mới giữa hai nước” [82]. Không những thế,
trong chuyến viếng thăm Mỹ vào tháng 4/1992, thứ trưởng ngoại giao Ấn Độ
J.N.Dixit đã mạnh dạn đề nghị thảo luận vấn đề nhạy cảm giữa hai nước - vấn đề
phổ biến vũ khí hạt nhân tại các cuộc đàm phán song phương vào đầu tháng 5/1992.
Những sự kiện trên chứng tỏ Ấn Độ đang tăng cường mối quan hệ giữa hai nước.
Về phía Mỹ, sau Chiến tranh lạnh, ngoài việc thúc đẩy quan hệ quốc phòng,
Tổng thống Mỹ G.Bush còn ủng hộ Ấn Độ trong vấn đề Kashmir, đồng thời cắt
giảm viện trợ chương trình hạt nhân cho Pakistan. Ngoại giao của hai nước được cải
thiện, tạo điều kiện cho sự hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Ngay sau khi Ấn Độ tiến hành cải cách kinh tế, các nhà doanh nghiệp Mỹ là
những người có mặt đầu tiên tại Ấn Độ để thăm dò tình hình kinh doanh. Mỹ hiện
là bạn hàng buôn bán và đầu tư lớn nhất tại Ấn Độ. Đầu tư của Mỹ vào Ấn Độ tăng
từ 20 triệu USD năm 1990 đến trên 1 tỷ USD năm 1993 và năm 1994 hơn 50% tổng

số đầu tư được cấp giấy phép là của các công ty Mỹ [15].
Sau những bước cải thiện của mối quan hệ hai nước trong thời gian từ 19901992, vào đầu năm 1993 với nhiệm kỳ mới của Tổng thống Mỹ Bill Clinton, mối
quan hệ giữa hai nước có biểu hiện suy giảm. Nguyên nhân là sau khi lên cầm
quyền, đảng Dân chủ đã xem vấn đề nhân quyền là một bộ phận trong chính sách an
ninh quốc gia của Mỹ. Chính vì vậy, vấn đề nhân quyền ở bang Jammu – Kashmir
và vấn đề người Sikh ở bang Punjab của Ấn Độ đã được chính phủ Mỹ rất quan
tâm. Với quan điểm đề cao nhân quyền, phía Mỹ đã yêu cầu phải có đại diện của
dân chúng Kashmir trong các cuộc đàm phán giữa Ấn Độ với Pakistan. Điều này
gây bất lợi cho Ấn Độ vì hầu hết người dân ở Kashmir là theo đạo Hồi, lẽ dĩ nhiên


họ muốn tách ra thành một nước riêng biệt hoặc nhập vào Pakistan - một nước theo
đạo Hồi.
Đó là vấn đề kiểm soát và giải trừ vũ khí hạt nhân. Sau Chiến tranh lạnh, đặc
biệt là khi Tổng thống Bill Clinton lên cầm quyền, vấn đề không phổ biến vũ khí
hạt nhân được ưu tiên hàng đầu trong chương trình chiến lược khu vực và toàn cầu
của Mỹ. Đối với Ấn Độ, Mỹ thường xuyên gây sức ép để nước này ký vào hiệp ước
cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBT) và hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt
nhân (NPT), nhưng Ấn Độ vẫn kiên quyết từ chối ký vào các bản hiệp ước trên. Do
vậy, quan hệ hai nước trong thời gian này đã bị suy giảm.
Sự suy giảm của quan hệ Ấn Độ - Mỹ trong những năm qua đã gây khó khăn
cho quan hệ kinh tế giữa hai nước đang trên đà phát triển. Để giải quyết những căng
thẳng trong quan hệ chính trị, Thủ tướng Ấn Độ N.Rao đã đi thăm Mỹ vào tháng
5/1994.
Từ ngày 14 đến ngày 19/5/1994, Thủ tướng Ấn Độ N.Rao đã làm việc với
Tổng thống, phó Tổng thống và các quan chức cấp cao của chính phủ Mỹ, gặp gỡ
các nhà kinh doanh và đầu tư hàng đầu của Mỹ, đặc biệt là cộng đồng người Ấn Độ
sinh sống và làm việc tại Mỹ. Với sự tinh tế, nhạy bén, giàu kinh nghiệm trong
ngoại giao, bài phát biểu của Thủ tướng N. Rao trước Quốc hội Mỹ đã đem đến
nhiều thành công đáng kể.

Sau chuyến thăm Mỹ lần này của Thủ tướng N.Rao, mối quan hệ giữa hai
nước có sự cải thiện hơn, Mỹ tỏ ra cân bằng hơn đối với Ấn Độ trong vấn đề
Kashmir, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã bổ nhiệm ông F.Wisner làm đại sứ tại
New Delhi (sau khi đại sứ Mỹ Pickering tại Ấn Độ đã đươc thuyên chuyển tới
Mátxcơva sáu tháng trước đó). Tiếp đó, thứ trưởng ngoại giao Mỹ Tabbott cùng với
các bộ trưởng quốc phòng, bộ trưởng thương mại, bộ trưởng tài chánh Mỹ đã đi
thăm Ấn Độ. Đặc biệt trong thời gian sau chuyến thăm của Thủ tướng N.Rao, Mỹ
nổi lên như nhà đầu tư lớn nhất của Ấn Độ trong các lĩnh vực năng lượng, cơ sở hạ
tầng và các ngành công nghiệp.


×