Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

đặc điểm ngôn ngữ trong nghi thức chào, mời, chúc mừng của người việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 172 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
…..o0o…..

PHẠM THỊ KIM TRUNG

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRONG NGHI THỨC
CHÀO, MỜI, CHÚC MỪNG CỦA NGƯỜI VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Thành phố Hồ Chí Minh, 2003


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
…..o0o…..

PHẠM THỊ KIM TRUNG

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRONG NGHI THỨC
CHÀO, MỜI, CHÚC MỪNG CỦA NGƯỜI VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Người hướng dẫn: Dư Ngọc Ngân

Thành phố Hồ Chí Minh, 2003


QUI ƯỚC TRÌNH BÀY
[ ; ] : Tên tài liệu tham khảo và số trang trích dẫn được ghi bằng số thứ thự đặt



1.

trong ngoặc vuông. Số đầu tiên là số thứ tự của tài liệu tham khảo, số sau
là số trang nơi trích dẫn trong tài liệu. Hai số này được ngăn cách bởi
dấu chấm phẩy (;)
2.

(

): Số thứ tự của ví dụ trong luận văn ghi bằng số tự nhiên và được đặt

trong
dấu ngoặc đơn.
3.

( , ) : Ghi xuất xứ của ví dụ, gồm 2 phần đặt trong dấu ngoặc đơn :
Phần đầu là các chữ viết tắt của tên tác phẩm, phần sau là các chữ
viết tắt của tên tác giả .
- Ở những tác phẩm dài như tiểu thuyết thì có ghi thêm số thứ tự
của trang chứa ví dụ trích dẫn bằng số tự nhiên. Các phần tên tác
giả, tên tác phẩm và số thứ tự trang được ngăn cách với nhau bởi
dấu phẩy.

4. Cách viết tắt:
*/ Luận văn có sử dụng một số hình thức viết tắt như lấy chữ cái đầu của nhà
xuất bản, thể loại tác phẩm (tạp chí, truyện ngắn, ...)
Ví dụ :
- Nxb GD : Nhà xuất bản Giáo dục
- Nxb KHXH : Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

- Nxb HNV : Nhà xuất bản Hội Nhà văn
- Nxb VH : Nhà xuất bản Văn học
- Nxb VHDT : Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc.
- T/c : tạp chí
*/ Tên tác phẩm và tác giả được sử dụng làm ngữ liệu tham khảo được viết tắt
bằng các chữ cái đầu tiên . Chẳng hạn :
+ VN, KL : viết tắt tên tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân


+ BTX,HD : viết tắt tên tác phẩm Biệt thự xanh của Hoàng Dân.


DANH MỤC NGỮ LIỆU TRÍCH DẪN
1- AMDV, CL : An mày dĩ vãng, Chu Lai, Nxb Văn học, Hà Nội, 2001.
2- BĐH, HP :
3- BKH, DH:

Bà Đốc Huệ, Học Phi, Nxb QĐND, Hà Nội 1993.
Bến không chồng, Dương Hướng, Nxb HNV, Hà Nội ,
1998.

4- BS,OVT :

Bóng sao, Ông Văn Tùng, Nxb Thanh niên, Hà Nội 2001.

5- BTX, HD :

Biệt thự xanh, Hoàng Dân, Nxb Lao động, 2002.

6- BV, NH :


Bỉ vỏ, Nguyên Hồng, Nxb VH, Hà Nội 1996.

7- CB,MVK :

Chó Bi, Đời lưu lạc - Ma văn Kháng, Nxb VHTT, Hà Nội,
1999.

8- CCG, LKC :

Chuyện chợ giời , Lý Khắc Cung, Nxb VHDT, Hà Nội
2003

9- DCNL,NMC : Dấu chân người lính, Nguyễn Minh Châu , Nxb Thanh niên,
Hà Nội 2001
10- DN, CTPL : Duyên nghiệp, Chu Thị Phương Lan, Nxb Lao động, 2002.
11- ĐG, NC :

Kịch Đóng góp , Nam Cao (Nam Cao toàn tập ,tập 3) ,
Nxb Giáo dục.

12- ĐYT, HM :

Đêm yên tĩnh, Hữu Mai, Nxb Công an Nhân dân, 2002.

13- ĐTKBĐ,LL : Đại tá không biết đùa, Lê Lựu, Nxb VH, Hà Nội 1998
14- ĐM, NC :

Đôi mắt, Nam Cao Sách VH lớp 12, tập 1.


15- ĐSSS,NHT: Đưa sáo sang sông II, Nguyễn Huy Thiệp ,
16- ĐTNV,TDA : Đi tìm nhân vật, Tạ Duy Anh, Nxb Văn hoa Dân tộc,
2002.
17- GĐM, TL :
18- HN, LL :

Gió đầu mùa, Thạch Lam, Nxb Tp HCM, 1994.
Hai nhà, Lê Lựu, Nxb Thanh niên, Hà Nội 2000.

19- HBMT, KH : Hồn bướm mơ tiên, Khái Hưng, Nxb VN Tp HCM , 1999.
20- LNCV,NCH : Lá ngọc cành vàng, Nguyễn Công Hoan, Nxb HNV, 1997.
21- M, ĐH :

Mưa , Đỗ Hoàng , Nxb LĐ, Hà Nội 2002.

22- MĐLNNM,NKT : Mảnh đất lắm người nhiều ma , Nguyễn Khắc Trường
, Nxb HNV, Hà Nội 1999.


23- MGPT,LL:

Một góc phố Tàu, Lý Lan, Nxb HNV, Hà nội 2001.

24- MTCR, NMC : Mảnh Trăng cuối rừng, Nguyễn Minh Châu, VH lớp 12,
tập 1.
25-SM, NC :

Sống mòn, Nam Cao Nxb Đồng Tháp , 1997.

26-NCttl :


Nam Cao toàn tập (tập 1), Nxb VH, Hà Nội, 1999.

27-NCtt2 :

Nam Cao toàn tạp (tập 2), Nxb VH, Hà Nội, 1999.

28-NCtt3 :

Nam Cao toàn tạp (tập 3), Nxb VH, Hà Nội, 1999.

29-NCHttl :

Nguyễn Công Hoan tuyển tập, tập 1, Nxb Hà Nội, 2000

30-NCHtt2 :

Nguyễn Công Hoan tuyển tập, tập 2, Nxb Hà Nội, 2000

31-NCHtt3 :

Nguyễn Công Hoan tuyển tập, tập 3, Nxb Hà Nội, 2000

32-NCX, KH : Nửa chừng xuân , Khái Hưng , Nxb VH Hà Nội, 1997.
33-TGGT,HBC : Thiệt giả, giả thiệt , Hồ Biểu Chánh , Nxb Vn Tp
HCM, 1997.
34-TngNL :

Tuyển tập truyện ngắn Nhất Linh, Nxb VH , 2000.


35-TngNCH :

Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan , Nxb Hà Nội, 1993.

36-TngTL :

Truyện ngắn Thạch Lam, Nxb HNV, Hà Nội, 1996.

37-TngVNQĐ: Truyện ngắn hay và đạt giải tạp chí VNQĐ (1957-2002) ,
Nxb VH 2002.
38-TXV,LL :

Thời xa vắng, Lê Lựu, Nxb HNV, 1994.

39-TT, NHT :

Thần tượng, Nguyễn Hương Trâm, Nxb HNV, 2000.

40-TT,KH :

Thừa tự, Khái Hưng, Nxb VN Tp HCM, 1999.

41-VBMT, NT: Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân , Nxb TH Đồng Nai,
2000.
42-VN, KL :

Vợ nhặt, Kim Lân, Sách VH lớp 12, tập 1.

43-VNVT,HBC : Vì nghĩa vì tình, Hồ Biểu Chánh, Nxb TH Tiền giang,
1988.

44-VTPtt3 :

Vũ Trọng Phụng toàn tập (tập 3) , Nxb HNV, Hà Nội 1987.

45-TtNHT :

Tuyển tạp Nguyễn Huy Tưởng (3tập), Nxb Hà Nội, 19841986.


MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................... 7
DẪN NHẬP ................................................................................................. 9
1. Lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu................................................................ 9
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. ....................................................................... 11
3. Lịch sử vấn đề. ....................................................................................................... 14
4. Phương pháp nghiên cứu. ..................................................................................... 15
5. Đóng góp của luận văn. ......................................................................................... 16
6. Cấu trúc của luận văn. .......................................................................................... 18

Chương 1: GIAO TIẾP NGÔN NGỮ, VĂN HÓA GIAO TIẾP VÀ
NGHI THỨC CỦA LỜI NÓI .................................................................. 19
I. Giao tiếp ngôn ngữ. ................................................................................................ 19
1. Giao tiếp ngôn ngữ và vai trò của nó trong xã hội. ...................................................19
2. Các nhân tố giao tiếp và hai quá trình trong hoạt động giao tiếp. .............................22
3. Nguyên lý hội thoại. ..................................................................................................28
4. Quan hệ giao tiếp (vai xã hội và vai giao tiếp). .........................................................32
5. Lý thuyết về hành động ngôn từ. ...............................................................................34

II. Ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp. ........................................................................... 40
1. Tiếp xúc ngôn ngữ và tiếp xúc văn hóa. ....................................................................40

2. Vai trò của ngôn ngữ trong chức năng giao tiếp và hình thành văn hoá giao tiếp : ..42
3. Các đác trưng cơ bán trong văn hóa giao tiếp của người Việt. .................................43
4. Đặc trưng cơ bản trong giao tiếp của người Viêt. .....................................................45

III. Nghi thức lời nói của người Việt. ...................................................................... 47
1. Khái niệm nghi thức lời nói. ......................................................................................47
2. Những phương tiện giao tiếp kèm theo. ....................................................................49
3.NTLN và lý thuyết hành động ngôn từ. .....................................................................51
4. Đặc trưng nghi thức lời nói của người Việt...............................................................54

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA NGHI THỨC CHÀO, MỜI,
CHÚC MỪNG CỦA NGƯỜI VIỆT....................................................... 58
I. Khái niệm về nghi thức chào, mời, chức mừng. ................................................. 58
1. Nghi thức chào...........................................................................................................58
2. Nghi thức mời. ...........................................................................................................60
3. Nghi thức chúc mừng. ...............................................................................................62


II. Yêu cầu của hành vi chào, mời, chúc mừng của người Việt. ........................... 65
1. Người tiến hành các nghi thức này phải có tri thức về đời sông, văn hóa, xã hội. ...65
2. Người thực hiện các nghi thức này phải có sự hiểu biết về vị thế xã hội của người
tiếp nhận và tình huống phát ngôn. ...............................................................................66
3. Người thực hiện các nghi thức này phải nắm được cách xưng hô cua người Việt. ..66

III. Giá trị của các nghi thức chào, mời, chúc mừng về mặt văn hóa – giao tiếp.
..................................................................................................................................... 69
1. Ngôn ngữ và văn hoá. ................................................................................................69
2. Giá tri của các nghi thức chào, mời, chúc mừng về mát văn hóa giao tiếp. ..............72

IV. Yếu tố lịch sự trong nghi thức chào, mời, chúc mừng của người Việt. ......... 81

1.Vấn đề lịch sự trong giao tiếp. ....................................................................................81
2. Hành vi chào, mời, chức mừng trong mối quan hệ với phép lịch sự. .......................84

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC CỦA NGHI THỨC CHAO,
MỜI, CHÚC MỪNG CỦA NGƯỜI VIỆT ............................................ 88
I. Các hình thức phổ biến biểu đạt nghi thức chào, mời, chúc mừng của người
Việt. ............................................................................................................................. 88
1. Nghi thức chào...........................................................................................................88
2. Nghi thức mời. .........................................................................................................109
3 - Nghi thức chúc mừng .............................................................................................122

II. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC BIÊU ĐẠT NGHI THỨC CHÀO, MỜI, CHÚC
MỪNG CỦA NGƯỜI VIỆT : ................................................................................ 128

KẾT LUẬN ............................................................................................. 132
1. Nghi thức chào, mời, chúc mừng của người Việt nhìn từ góc độ văn hóa. .... 132
2.Nghi thức chào, mời, chúc mừng của người Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ: .. 134
3. Nghi thức chào, mời, chúc mừng với những vấn đề liên quan : ..................... 135
4.Những vấn đề cần hướng tới: .............................................................................. 135

PHẦN PHỤ LỤC .................................................................................... 137
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 165


DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu.
Giao tiếp là hoạt động quan trọng trong đời sống xã hội của mỗi con người. Giao
tiếp giúp con người tiếp xúc với nhau, trao đổi tư tưởng, tình cảm. Trong quá trình
giao tiếp, con người sử dụng công cụ chủ yếu là ngôn ngữ. Nhờ công cụ đặc biệt này
mà con người hiểu biết nhau hơn, xây dựng nên các mối quan hệ ở những mức độ

khác nhau. Dân gian chúng ta thường nói : "Lời nói chẳng mất tiền mua ; Lựa lời mà
nói cho vừa lòng nhau". Ngôn ngữ có tác động to lớn đến đời sống tình cảm, xã hội
của con người.
Chính từ tác dụng của ngôn ngữ đến đời sống tâm hồn tình cảm mà con người
trong quá trình sử dụng ngôn ngữ đã xây dựng nên những qui tắc, chuẩn mực ngôn
ngữ. Những qui tắc, chuẩn mực ấy có thể là những qui định về ngữ âm, ngữ pháp, các
biện pháp tu từ,... cũng có khi là những phong cách chức năng cụ thể như phong cách
khẩu ngữ, phong cách chính luận, ngôn ngữ nghệ thuật, ... Nó có thể được qui định
thành văn bản như cách viết hoa, cách viết tên riêng, ... cũng có khi là những qui định
bất thành văn như các qui tắc hội thoại mà mỗi người sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp
phải biết tuân theo để hiệu lực giao tiếp của ngôn ngữ được phát huy hiệu quả cao
nhất.
Giao tiếp là vấn đề của phép "đối nhân xử thế" trong mọi thời đại của con người.
Thường ở mỗi thời đại, mỗi dân tộc, trong nền văn hóa của mình đều có những nghi
thức giao tiếp giữa người với người trong các lĩnh vực của cuộc sống.
Chính trong hoạt động giao tiếp, nhiều cái mới được hình thành, nảy sinh, nhiều
từ mới được tạo ra, nhiều nét nghĩa mới được bổ sung. Những cái mới đó là động lực,
là mầm mống cho quá trình vận động và phát triển của ngôn ngữ. Tất yếu, mọi sự vận
động và chuyển hóa, ứng dụng của ngôn ngữ diễn ra theo những đường hướng chung.
Ngôn ngữ ấy trong quá trình sử dụng tuân theo những qui tắc nhất định. Tuy nhiên
đối với mỗi cá nhân, trong giao tiếp trên cơ sở của những nguyên tắc chung, mỗi


người tùy từng hoàn cảnh, tâm trạng, mục đích, ... mà có những cách ứng xử ngôn
ngữ khác nhau.
Ngôn ngữ có quan hệ vô cùng chặt chẽ với văn hóa. Bản sắc riêng của mỗi dân
tộc cũng luôn luôn được thể hiện qua ngôn ngữ. Ngôn ngữ là nơi bảo lưu tinh thần,
văn hóa dân tộc, sức mạnh dân tộc.
Vốn từ vựng của một ngôn ngữ tàng ẩn trong thế giới quan của cả cộng đồng, đó
là một mạng câu trúc có tổ chức cao, trong đó mỗi từ riêng lẻ, trong hầu hết các

trường hợp, được xác định trong quan hệ với các từ khác trong hệ thống đó. Từ vựng
không phải là nơi duy nhất các khác biệt văn hóa được mã hóa trong ngôn ngữ. Một
vài khác biệt văn hóa còn có thể được mã hóa trong ngữ pháp. Chẳng hạn câu chào
của người Anh thường có hình thức là động từ hoặc ngữ danh từ (Ví dụ : " Hello",
"Hi, "Good morning", ... ), còn câu chào của người Việt thường có hình thức là câu đầy
đủ hoặc tỉnh lược, có thể có mặt chủ thể hành động, nghĩa là ngôi chủ, người phát ra
hành động chào hoặc người được chào (Ví dụ : câu chào trực tiếp : " Cháu chào bác
ạ !" hoặc câu chào gián tiếp : "Cô đi làm về ạ !").
Chào, mời, chúc mừng đều là những hành động bày tỏ (expressive), thể hiện
một trạng thái tâm lý thân thiện (quan tâm, chia sẻ) của người nói đối với người nghe.
Chào và chúc mừng thể hiện trong phạm vi giao tiếp xã hội của những hành động bày
tỏ. Mời thể hiện trong phạm vi giao tiếp của những hành động bày tỏ thái độ cầu
khiến. Những hành động này luôn tạo nên cơ hội thân thiện và hiệu quả giao tiếp cho
những thành viên trong cuộc giao tiếp. Người Việt quen sống theo kiểu "Tối lửa tắt
đèn có nhau" thì những hành vi chào, mời, chúc mừng là vô cùng cần thiết trong lối
hành xử hàng ngày. Chính lối sống đó đã chi phôi cách nói năng của người Việt. Các
nghi thức lời nói của người Việt đơn giản về câu trúc, bình dị về ý nghĩa, đa dạng về
nội dung nhưng tựu trung luôn thể hiện được sự chân thành, cởi mở.
Các nghi thức lời nói của mỗi dân tộc thể hiện trong nó mặt văn hóa của dân tộc.
Trong xu hướng phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc việc nghiên cứu "nghi
thức chào, mời, chúc mừng của người Việt" từ góc độ ngôn ngữ là một vấn đề lý thú,
bổ ích giúp cho bản thân người viết vừa phát hiện và nắm được sự biến động của


ngôn ngữ trong một lĩnh vực giao tiếp quan trọng của xã hội và thấy được sự liên
quan mật thiết giữa văn hóa dân tộc và ngôn ngữ trong lịch sử phát triển của dân tộc,
của đất nước, trên con đường hiện đại hóa nhập cùng thế giới.
Có thể nói nghi thức lời nói là một trong những vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa
xét về mặt xã hội. Tiếp xúc với một dân tộc, cái mà người ta phải làm quen trước tiên
chính là những nghi thức nói năng của dân tộc ấy.

Mặt khác, việc nghiên cứu về "Đặc điểm ngôn ngữ trong nghi thức chào, mời,
chúc mừng của người Việt" còn phần nào giúp cho việc dạy tiếng Việt cho người
nước ngoài được thuận tiện khi học sinh tiếp xúc với các nghi thức này, không khỏi
bỡ ngỡ trước một câu chào dạng "Anh đi đâu đấy !" mà không phải là "Chào anh
!". Đây là thói quen cũng như sự thể hiện quan hệ thân tình trong cách chào của
người Việt.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
2.1.Phạm vi nghiên cứu.
Như chúng ta đều biết, nhà ngôn ngữ học F. de Saussure khi nghiên cứu về ngôn
ngữ đã phân biệt ngôn ngữ và lời nói. Khái niệm lời nói (parole) trong quan niệm của
ông được hiểu là những sản phẩm ngôn ngữ cụ thể được tạo nên trong những điều
kiện giao tiếp nhất định.
Lời nói là một hành động cá nhân vận dụng ngôn ngữ vào việc nói năng do ý chí
và trí tuệ chi phối. Lời nói được bộc lộ trong hoạt động giao tiếp. Trong quá trình
giao tiếp, con người không chỉ nhằm trao đổi thông tin mà còn phải tạo lập quan hệ.
Sau nhiều lần giao tiếp, thông tin của mỗi bên lại thay đổi cả về lượng lẫn về chất,
kèm theo đó là sự phát triển của mối quan hệ hai bên có thể theo hướng tích cực hoặc
tiêu cực. Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin xảy ra khi có một chủ thể
phát tin sử dụng một hệ thống tín hiệu để truyền đến cho chủ thể nhận tin những nội
dung nào đó. Giao tiếp là một quá trình diễn ra ở hai chiều. Từ người phát đến người
nhận được coi là liên hệ xuôi và từ người nhận đến người phát là liên hệ ngược. Nếu
chỉ có một nửa quá trình thì chưa có hoạt động giao tiếp. Nói mà không có người


nghe, nói mà người đối thoại không nghe hoặc không phản ứng gì thì cũng không gọi
là giao tiếp.
Nói đến nghi thức lời nói là nói đến những ứng dụng thực tế của ngôn ngữ trong
giao tiếp xã hội. Trạng thái hoạt động của ngôn ngữ là trạng thái ngôn ngữ được sử
dụng vào các hoạt động nhận thức, tư duy, giao tiếp của con người. Ở trạng thái này,
các yếu tố của hệ thống ngôn ngữ mới thực sự có cuộc sống sinh động của chúng và

mới thực sự thực hiện các chức năng xã hội của chúng - chức năng làm công cụ tư
duy và giao tiếp. V. Humbold -nhà văn hóa lớn của nhân dân Đức, từng nói : " Ngôn
ngữ là linh hồn của một dân tộc". Nhìn vào tiếng Việt, chúng ta có thể thấy rõ dấu
vết linh hồn, tính cách của người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn
hóa Việt Nam.
Theo chiều dài lịch sử phát triển của đất nước và con người Việt Nam, ngôn ngữ
có sự giao lưu, với các ngôn ngữ nước ngoài và có sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau
giữa ngôn ngữ các vùng miền, nhưng nhìn chung vẫn giữ những nét đặc thù riêng
biệt. Cùng nói tiếng Việt, nhưng văn hóa của mỗi vùng Bắc, Trung, Nam có những
điểm khác nhau. Cùng một khu vực miền Trung nhưng ngôn từ của người Quảng
Bình có điểm khác người Quảng Ngãi, Bình Định. Mỗi thời kỳ lịch sử lại có những
sắc thái hình thức, đặc điểm ngôn ngữ riêng.
Trong khả năng và phạm vi cho phép, chúng tôi sử dụng các ngữ liệu là các mẩu
đối thoại trong các tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại và trong khẩu ngữ. Tuy
nhiên việc thu thập, ghi chép lại những phát ngôn trong sinh hoạt hàng ngày có khó
khăn về máy móc, dụng cụ như máy ghi âm, băng từ nên sự thu thập các mẫu đối
thoại minh họa còn hạn chế. Tuy nhiên, chúng tôi cũng cố gắng quan sát và ghi chép
lại ở những cuộc đối thoại trong xã giao hàng ngày, trên đài phát thanh, truyền hình,
trong phim, kịch ...
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung ở " nghi thức chào, mời, chúc
mừng của người Việt ". Mặt khác, như tên của đề tài, luận văn cũng không giới hạn
chỉ nghiên cứu các nghi thức trên ở một vùng miền cụ thể mà trên cái nhìn khái quát
theo chiều dài đất nước.


2.2.Đối tượng nghiên cứu.
Nghi thức lời nói (viết tắt : NTLN) có thể nói là một vấn đề vừa thuộc lĩnh vực
ngôn ngữ, vừa thuộc lĩnh vực giao tiếp ứng xử. Nếu xét về mặt ngôn ngữ thì tất yếu
NTLN phải tuân theo những qui định chuẩn mực của ngôn ngữ. Nếu xét về mặt giao
tiếp ứng xử thì NTLN phải tuân theo những qui định chuẩn mực của văn hóa giao

tiếp . Như vậy, xét về mặt tổng thể NTLN mang đặc trưng của cả hai lĩnh vực ngôn
ngữ và giao tiếp ứng xử. Dù xem xét trên góc độ nào NTLN cũng không thể bỏ qua
những qui định về mặt văn hóa.
Xã hội ngày càng phát triển, NTLN cũng có sự biến đổi phù hợp theo nhu cầu
tâm lý, văn hóa, xã hội.
Chẳng hạn, trong tiếng Việt ngày nay không còn tồn tại kiểu chào : "Lạy cụ ạ
!". Người Việt ngày nay, dù ở trong Nam ngoài Bắc, đồng bằng hay miền núi đều có
cách chào mang tính trung hòa như : "Cháu chào cụ !" hay "Cháu chào cụ ạ !"
Lời nói - ngôn ngữ trong hành chức vừa mang tính chủ quan, vừa mang tính
khách quan. Mặt chủ quan thể hiện ở âm sắc, giọng nói, ở cách dùng từ, chọn câu.
Mặt khách quan thể hiện ở việc sử dụng vốn từ ngữ dân tộc, ở các qui tắc đặt câu,
hình thức thể hiện phát ngôn, ... NTLN tuy là hình thức hoạt động giao tiếp mang tính
qui ước xã hội, thống nhất nhưng cũng vẫn mang ít nhiều dấu ấn địa phương, thời
đại.
Tìm hiểu NTLN cũng chính là tìm hiểu một số đặc trưng của lời đối thoại mà
trong đó các nhân vật giao tiếp sử dụng một hệ thống tín hiệu nhất định để thiết lập
quan hệ giao tiếp trong những tình huống khác nhau.
Nghi thức lời nói được lưu giữ và cố định hóa trong các tác phẩm văn học, trong
lối ứng xử hàng ngày của mỗi người trong cộng đồng. Với sự du nhập của nền văn
hoá phương Tây, một bộ phận nhân dân chịu ảnh hưởng của lối sống mới, NTLN
cũng ít nhiều có những thay đổi nhưng rất chậm, rất từ từ.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghi thức chào, mời, chúc mừng của
người Việt xét về mặt ngôn ngữ trong mối quan hệ với văn hóa và văn hoá giao tiếp.


3. Lịch sử vấn đề.
Ngay từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, với sự phân biệt giữa ngôn ngữ
(langue) và lời nói ( parole), F. de Saussure đã mở ra một hướng nghiên cứu mới cho
các nhà ngôn ngữ (mặc dù quan điểm của ông còn gây tranh cãi trong giới nghiên cứu
ngôn ngữ học khi ông coi trọng hơn vai trò của ngôn ngữ so với lời nói). Nhiều thập

kỷ sau đó một ngành nghiên cứu mới đã ra đời, đó là : Ngữ dụng học (linguistic
pragmatics).
Ngữ dụng học là bộ môn nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, tức
là cách sử dụng ngôn ngữ trong những ngữ cảnh cụ thể để đạt được những mục đích
cụ thể. Lời nói là ngôn ngữ trong hoạt động hành chức. Ngôn ngữ trong quá trình
tham gia hoạt động giao tiếp bị biến đổi ở nhiều mặt: ngữ âm, ngữ nghĩa và cả từ
vựng.
Ngữ dụng học đã mở ra cách nhìn mới, một cách nghiên cứu mới về ngôn ngữ,
đặc biệt là những hoạt động hành chức của ngôn ngữ trong đời sống. Từ 1983 với
ngòi nổ lớn là Geoffrey Leech (với cuốn "Principles of pragmatics"-Các nguyên lý
ngữ dụng), ngữ dụng học đã phát triển mạnh mẽ không chỉ về lý thuyết mà còn cả
những nghiên cứu cụ thể.
Đề tài của luận văn đề cập trực tiếp đến các nghi thức lời nói tiếng Việt. Trong
thời gian vừa qua có rất nhiều công trình nghiên cứu về vân đề này. Chẳng hạn như
Phạm Thị Thành (1995) có nghiên cứu về đề tài "Nghi thức lời nói tiếng Việt hiện đại
qua các phát ngôn : chào, cám ơn, xin lỗi" , hay Hoàng Trọng Phiến (1991) có đề cập
đến "Nghi thức lời nói tiếng Việt Nam" trong Art and Culture Studies , hay như một
số" bài nghiên cứu đăng trên tạp chí Ngôn ngữ, Ngôn ngữ và đời sống của tác giả
Nguyễn Văn Lập, Chu Thị Thanh Tâm, Nguyễn Thị Lương, Hoàng Tuệ, Phạm văn
Thâu, ... Nhìn chung hiện nay chưa thấy một công trình qui mô nào đề cập trực tiếp
và đầy đủ về các nghi thức lời nói của người Việt. Các công trình nghiên cứu về ngữ
dụng học, về ngữ nghĩa và hành vi ngôn ngữ, về diễn ngôn của các giáo sư Đỗ Hữu
Châu, Diệp Quang Ban, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Thiện Giáp, tuy chưa đi sâu vào


miêu tả về các nghi thức chào, mời, chúc mừng của người Việt nhưng cũng đã nêu
lên những vân đề lý thuyết mà chúng tôi lấy làm cơ sở.
Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa các thành tựu nghiên cứu về NTLN người Việt
của những người đi trước, luận văn sẽ khảo sát nghi thức chào, mời, chúc mừng trên
phương diện cấu trúc và trong mối liên hệ với văn hóa.

4. Phương pháp nghiên cứu.
NTLN tự bản thân thuật ngữ này đã cho chúng ta nhận thấy môi trường tồn tại
và hoạt động của chúng là trong nói năng giao tiếp, trong đời sống sinh hoạt hàng
ngày. Nguồn ngữ liệu phong phú ấy bao quanh chúng ta, trở thành một phần thiết yếu
trong sinh hoạt, trong việc thể hiện văn hóa ở mỗi người. Nhưng gần gũi, quen thuộc
quá dễ dẫn đến bỏ qua. Dân gian Việt Nam khuyên con người phải biết "học ăn, học
nói, học gói, học mở". Một đứa bé khi bắt đầu tập nói được người lớn dạy từng câu,
từng chữ, đồng hành với sự trưởng thành về tư duy nhận thức, thể xác là sự phát triển
và vận dụng ngôn ngữ. Đến khi trưởng thành, con người biết phải nói như thế nào
cho phù hợp với tình huống giao tiếp. Chẳng hạn một em bé tập nói, khi chào có thể
nói "ạ", nhưng đến khi em lo tuổi thì không nói như thế nữa và đến 20 tuổi thì đã có
thể chào bằng cách hỏi: "Bác mới đến ạ ?"
Nguồn ngữ liệu về NTLN tồn tại trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày,
nhưng việc thu thập chúng thành tư liệu nghiên cứu cũng không phải là việc đơn giản
. Chúng tôi tiến hành thu thập ngữ liệu bằng nhiều cách:
- Cách chủ yếu là ghi chép bằng tay, hoặc bằng khả năng ghi nhớ của người
nghiên cứu để lưu lại những NTLN được sử dụng trong đời sống.
- Ngoài ra còn có một nguồn tư liệu không kém phần phong phú và tiêu biểu,
đó là phát ngôn của các nhân vật trong tác phẩm văn học (ở đây dĩ nhiên như mục
đích của đề tài, chúng tôi sử dụng những phát ngôn mang tính nghi thức lời nói :
chào, mời, chúc mừng). Những ngữ liệu này tuy không phải là trực tiếp và ít nhiều
chịu ảnh hưởng về phong cách, về chức năng, cái nhìn chủ quan của nhà văn nhưng
đó chính là hiện thực được phản ánh trong tác phẩm. Để tác phẩm được độc giả tiếp
nhận thì nhà văn phải phản ánh đúng hiện thực mà trong đó ngôn ngữ nhân vật phải


tiêu biểu điển hình cho con người, cho hiện thực được tái tạo. Do đó việc khai thác
các dẫn chứng từ trong tác phẩm văn học cũng là một nguồn ngữ liệu quan trọng.
Trong quá trình tìm hiểu về đề tài, ngoài các thủ pháp nghiên cứu mà bất cứ
công trình nào trong nghiên cứu khoa học cũng đều sử dụng, nhất là ở lĩnh vực khoa

học xã hội như: thu thập tài liệu, phân tích, miêu tả, ... luận văn còn sử dụng phương
pháp có tính chất bao trùm đó là phương pháp quan sát, thống kê và hệ thống,
phương pháp ngữ nghĩa - ngữpháp - ngữ dụng.
Ngôn ngữ trong quá trình phát triển có những biến động về nhiều mặt như từ
vựng , ngữ âm ... Nghi thức lời nói là cái biến động tương đối lớn so với các hiện
tượng ngôn ngữ khác trong giao tiếp xã hội. Do vậy, trong quá trình nghiên cứu,
chúng tôi cơ bản dựa trên ngôn ngữ giao tiếp, cách sử dụng của người Việt trong giai
đoạn hiện tại (đồng đại). Từ đó, góp phần tìm hiểu, làm rõ thêm sự biến đổi mang đặc
tính xã hội hóa, dân chủ hóa và hiện đại hóa của NTLN chứ không nhằm nghiên cứu
lịch đại tức là diễn tiến phát triển của các NTLN trong từng thời kỳ lịch sử. Việc khảo
sát, thống kê giúp chúng tôi có cái nhìn bao quát về sự phong phú, đa dạng của
NTLN, của ngôn ngữ và về văn hóa dân tộc trong giao tiếp. Phương pháp hệ thống
cũng giúp chúng tôi xác định vị trí của NTLN trong tiếng Việt, đó là : một thành tố
không thể tách rời của tiếng Việt, vừa thể hiện sự biến đổi và phát triển của ngôn
ngữ, vừa thể hiện văn hóa và văn hóa giao tiếp của người Việt.
5. Đóng góp của luận văn.
Nghi thức chào, mời, chúc mừng của người Việt là một vấn đề tuy không phức
tạp lắm nhưng trong nó không chỉ biểu hiện đặc điểm của ngôn ngữ mà còn biểu hiện
đặc điểm văn hóa của một dân tộc. Cách hành xử văn hóa mang tính nghi thức này
được chắt lọc, bổ sung và biến đổi theo thời gian. Xét về mặt lịch đại hay về mặt
đồng đại cũng đều có những sự cải biến phù hợp với nhu cầu giao tiếp của con người,
của tư duy, tâm lý, tập quán, phong tục.
Thực tế như phần "Lịch sử vấn đề" đã trình bày với sự ra đời của bộ môn Ngữ
dụng học thì vấn đề ngôn ngữ trong hành chức đã được các nhà ngôn ngữ học quan
tâm nhiều hơn. Ngôn ngữ khi được con người sử dụng trong lời nói, thì chúng thiên
biến vạn hóa cho phù hợp với các nhân tố cụ thể của từng hoạt động giao tiếp để


nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất. Lúc này ngôn từ mới thực sự bộc lộ
những thuộc tính và đặc điểm vốn có của chúng trong hệ thống ngôn ngữ, mới hiện

thực hóa cụ thể các bình diện của nó, biến đổi và chuyển hóa những thuộc tính vốn
có. Ngôn từ trong hoạt động giao tiếp chính là ngôn ngữ được ứng dụng mà chuyển
ngành Ngữ dụng học đang quan tâm.
NTLN là một nội dung cụ thể biểu hiện sự khác biệt giữa ngôn ngữ và lời nói vấn đề mà đã từ lâu Ferdinand de Saussure đã nêu lên đến nay đã và đang được các
nhà nghiên cứu ngôn ngữ nói chung, các nhà Việt ngữ học nói riêng khảo sát. Tìm
hiểu về các nghi thức chào, mời và chúc mừng của người Việt chúng ta thêm một cái
nhìn mới về mặt ngôn ngữ ở ba trong số các lĩnh vực thuộc NTLN.
1.

Nghi thức chào, mời, chúc mừng của người Việt có mối liên hệ chặt chẽ
với văn hóa dân tộc. Văn hóa dân tộc được phản ánh qua nghi thức lời
nói và rồi đến lượt mình, nghi thức lời nói phản ánh được đặc trưng, tính
cách, nếp nghĩ, trình độ của dân tộc và của cá nhân.

2.

Ngôn ngữ và ngôn ngữ trong hành chức được biểu hiện qua nghi thức
chào ,mời, chúc mừng. Nghi thức lời nói là môi trường thể hiện rõ nhất
trình độ ngôn ngữ, sự biến động và phát triển của ngôn ngữ dân tộc.

3.

Miêu tả các nghi thức lời nói chào, mời, chúc mừng giúp cho người giao
tiếp nắm bắt được những nguyên tắc, mô hình ứng dụng trong thực tế
giao tiếp. Điều này rất có ích đối với việc học ngoại ngữ và việc dạy
tiếng Việt cho người nước ngoài.

4.

Trên cơ sở những kiến thức được tiếp thu từ nhà trường, sách báo, từ

thầy cô, bạn bè, người thân, luận văn bước đầu xin được góp một cái
nhìn mang tính tổng quát về "Đặc điểm ngôn ngữ trong nghi thức
chào, mời và chúc mừng của người Việt" trong thế kỷ XX . Những
nghi thức này chỉ là một phần rất nhỏ trong hệ thống nghi thức lời nói
của người Việt, việc nghiên cứu đầy đủ hơn về diễn tiến phát triển của
các nghi thức này còn là cái đích lâu dài.


6. Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần Dẩn nhập, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục ngữ
liệu trích dẫn, Danh mục thuật ngữ sử dụng trong luận văn, nội dung chính của Luận
văn gồm có :

CHƯƠNG 1:
Giao tiếp ngôn ngữ, văn hóa giao tiếp và nghi thức của lời nói.

CHƯƠNG 2:
Đặc điểm nội dung của nghi thức chào, mời, chúc mừng của người Việt.

CHƯƠNG 3:
Đặc điểm hình thức của nghi thức chào, mời, chúc mừng của người Việt.


Chương 1: GIAO TIẾP NGÔN NGỮ, VĂN HÓA GIAO TIẾP VÀ
NGHI THỨC CỦA LỜI NÓI
I. Giao tiếp ngôn ngữ.
1. Giao tiếp ngôn ngữ và vai trò của nó trong xã hội.

1.1.Bản chất của giao tiếp ngôn ngữ.
Cùng với tư duy, ngôn ngữ được hình thành trong quá trình con người đã thoát

khỏi tình trạng tiếp xúc mang tính bản năng động vật. Con người chuyển sang hình
thức giao tiếp mang tính xã hội có đặc thù tổ chức riêng, với cơ cấu hoạt động riêng.
Ở phương diện này, ngôn ngữ không chỉ đóng vai trò là sợi dây liên kết các thành
viên trong cộng đồng mà nó còn đóng vai trò là yếu tố xúc tác, tác động ngược trở lại
làm cho xã hội phát triển. Như vậy, ngôn ngữ vừa là yếu tố cấu thành vừa có vai trò
là động lực tạo ra sự hình thành và phát triển của giao tiếp.
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt được nảy sinh do nhu cầu giao tiếp
giữa con người với con người. Đó là một loại tín hiệu đặc biệt gọi là hệ thống tín hiệu
thứ hai, được hình thành bằng những phản xạ không điều kiện.
Mặt khác trong quá trình phát triển của mỗi dân tộc, văn hóa được hình thành và
sự cọ xát với các nền văn hóa khác luôn xảy ra, có ảnh hưởng nhất định, để lại những
dấu ấn rõ nét trong cung cách ứng xử, giao tiếp hay cụ thể hơn trong văn hoá giao
tiếp của mỗi dân tộc. Trong đó, có thể kể đến giao tiếp ngôn ngữ.
Giao tiếp ngôn ngữ là thông báo hay truyền đạt một số nội dung trong tư duy
bằng ngôn ngữ. Giao tiếp ngôn ngữ là hình thức giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất
của xã hội loài người. Việc truyền đạt thông báo được tiến hành qua những bước liên
tục. Quá trình này làm thành hệ thống giao tiếp, bao gồm các thành tố nguồn phát tin,
nguồn nhận tin và mã. Muốn giao tiếp thực hiện được thì nguồn phát và nguồn nhận
phải cùng sử dụng chung một mã hay ít nhất hai mã được sử dụng phải có phần tương
đương với nhau. Ngoài ra trong giao tiếp cũng còn phải tính đến các yếu tố khác như
tạp âm - những trở ngại trong đường truyền đạt thông báo, và phần dư thừa, tức là
phần trùng lặp có thể bù đắp phần nào những mất mát thông tin do tạp âm gây ra


trong đường tuyền tin. Về nguyên tắc, giao tiếp ngôn ngữ mang tính chất xã hội. Để
có thể giao tiếp được với nhau, con người phải có những mối quan hệ nhất định với
nhau, đó là quan hệ giao tiếp. Quan hệ giao tiếp được xây dựng trên hệ thống các mối
quan hệ xã hội nói chung, trên cấu trúc xã hội đó và trên các quan hệ giữa các giai
cấp, tầng lớp, hoặc nhóm người trong xã hội đó.
Hình thức giao tiếp ngôn ngữ có thể là nói, viết hay dùng các phương tiện kỹ

thuật khác căn cứ vào trình độ kĩ thuật khác căn cứ vào trình độ phát triển của xã hội
cụ thể. [88, 101].
1.2.Vai trò của giao tiếp ngôn ngữ.
Con người sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để tiến hành giao tiếp xã hội.
Cụ thể hơn, mỗi người phải có khả năng sử dụng lời nói, các cử chỉ, điệu bộ, nét mặt
để giao tiếp với người khác. Trong quá trình giao tiếp, đối tượng giao tiếp cũng là đối
tượng điều khiển : tác động đến tư duy nhận thức của những người tham gia giao tiếp
từ đó chi phối việc sử dụng ngôn ngữ và các diễn ngôn.
Lời nói là hoạt động nói năng của người sử dụng ngôn ngữ như một công cụ
giao tiếp với các thành viên khác trong cộng đồng ngôn ngữ, là hình thức tồn tại của
ngôn ngữ.1 Lời nói là hành động của cá nhân, có tính chai nhất thời và luôn luôn đổi
mới. Nếu coi ngôn ngữ là một hệ thông ký hiệu tồn tại trong bộ óc của những người
cùng nói một thứ tiếng, là một cái mã chung cho cả cộng đồng ngôn ngữ thì lời nói là
sự vận dụng cái mã này của người nói và chỉ là cái biểu hiện cụ thể của cái hệ thống
ký hiệu tiềm ẩn trong bộ óc của từng người.
Lời nói là phương tiện tồn tại của ngôn ngữ. Lời nói là cái cần thiết để cho ngôn
ngữ xác lập và phát triển. Tính đa dạng, tính tự do sáng tạo của lời nói làm cho ngôn
ngữ trở thành một công cụ tinh vi, tế nhị để diễn đạt mọi tư tưởng tình cảm của con
người trong những hoàn cảnh rất khác nhau! [87, 134]
Lời nói và các yếu tố phi ngôn ngữ (như điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ...) có quan hệ
khăng khít với nhau. Chúng mang tính xã hội và được hình thành trong quá trình giao
lưu - giao tiếp xã hội. Như vậy, quá trình giao tiếp phải được xem xét trên 2 bình diện


: cá nhân và xã hội. Trong quá trình giao tiếp mỗi người phải tuân theo những nguyên
tắc nhất định mà mỗi cá nhân buộc phải tuân theo mới đạt được hiệu quả là điều
khiển được nhận thức thái độ và hành vi của người khác. Đối với mỗi cá nhân trong
từng thời điểm, từng hoàn cảnh cần có những hành vi ứng xử-giao tiếp phù hợp.1
1.3. Giao tiếp ngôn ngữ trong xã hội.
Trong thực tế của xã hội, việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp phụ thuộc vào

hai yếu tố chính : xã hội (năng lực vận dụng ngôn ngữ trong giao tiếp) và cá nhân
(năng lực ngôn ngữ). Mỗi một xã hội đều có hệ thống các qui tắc xã hội ràng buộc
hành vi của con người. Trong đó, có những qui tắc thuộc về qui định như luật pháp
và có những qui tắc thuộc về tập tục, thói quen hình thành như phong tục, tập quán.
Có thể nói những qui tắc xã hội đó đã chứa đựng qui tắc giao tiếp và phương thức
giao tiếp.
Chức năng cơ bản của lời nói là truyền đạt ý nghĩa từ ngữ và ý nghĩa ngữ pháp
của ngôn ngữ dân tộc. Ứng với từng hoàn cảnh giao tiếp, những người tham gia giao
tiếp sẽ sử dụng các phát ngôn phù hợp. Dấu ấn địa phương, vì thế xã hội, thái độ tình
cảm của người giao tiếp được thể hiện trong lời nói. Thông qua cách sử dụng từ ngữ,
phát âm, giọng điệu, âm điệu ...người nghe có thể nhận biết được "nhân thân" của
người nói (Chẳng hạn người ở vùng nào, người có quyền chức hay không, nhà văn,
giáo viên hay nhân viên bán hàng ,...)
Mỗi cá nhân khi tham gia giao tiếp không chỉ có kĩ năng về ngôn ngữ mà còn cả
những kĩ năng giao tiếp. Kĩ năng ngôn ngữ phụ thuộc vào trình độ của mỗi cá nhân
(vốn từ ngữ, nắm vững các qui tắc ngữ pháp của ngôn ngữ giao tiếp). Kĩ năng giao
tiếp hay kĩ năng nói năng là việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. Khả năng này tuy
đa dạng nhưng lại có tính qui luật nhằm giúp cho các thành viên trong cộng đồng có
thể hiểu và giao tiếp được với nhau. Vì thế kĩ năng giao tiếp có chuẩn mực xã hội
chung và các thành viên xã hội có được các kĩ năng giao tiếp là nhờ học được từ xã
hội. Các cá nhân phải tuân thủ các chuẩn mực chung đó. Họ vừa học, vừa tiếp thu,
vừa góp phần bổ sung hoàn thiện kĩ năng.


Mỗi xã hội có những chuẩn mực giao tiếp riêng và do đó, rất có thể xảy ra một
thực tế là chuẩn mực giao tiếp của xã hội này sẽ là phi chuẩn mực giao tiếp của xã
hội kia và ngược lại. Chẳng hạn, người Việt khi gặp nhau, người ta thường hỏi thăm
về những vấn đề liên quan đến cá nhân như sức khỏe, gia đình trong khi đó người
phương Tây thì lại cho đó là sự tò mò không lịch sự, người ta thường trao đổi với
nhau về những vấn đề chung chung như thời tiết, giá cả thị trường , ...

Những chuẩn mực giao tiếp ngôn ngữ cũng luôn biến động và có thể thay đổi
theo từng thời đại. Chẳng hạn, vào thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám trong xã hội
Việt Nam khi xưng hô những người có vị trí tháp thường dùng " bẩm" ở đầu câu
nói (Bẩm cậu, có bà Phán đến chơi ạ ! Bẩm ông, mợ cháu vừa đi khỏi ) còn ngày nay
chúng ta ít dùng như vậy mà nếu có thì thường dùng "thưa".'
Vì vậy, trong xã hội luôn vận động và phát triển như hiện nay, giao tiếp ngôn
ngữ đóng một vai trò quan trọng về mặt ngôn ngữ, văn hóa và xã hội. Nói một cách
khái quát thì giao tiếp ngôn ngữ biểu hiện cụ thể đặc trưng văn hóa, ngôn ngữ và
trình độ của phát triển văn hóa, ngôn ngữ của cá nhân và dân tộc.
2. Các nhân tố giao tiếp và hai quá trình trong hoạt động giao tiếp.

2.1. Các nhân tố giao tiếp.
Một quá trình giao tiếp phải hội tụ đầy đủ những điều kiện thông tin cần thiết thì
mới diễn ra. Kết quả nghiên cứu của nhiều công trình về ngôn ngữ học nói chung và
ngữ dụng học nói riêng (như Diệp Quang Ban, Nguyễn Thiện Giáp, Đỗ Hữu Châu,...
) quá trình giao tiếp có năm nhân tố cơ bản là : hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao
tiếp, hiện thực được nói tới (nội dung, vấn đề, đối tượng được đề cập), phát ngôn
(ngôn bản) , ngôn ngữ được sử dụng.
- Hoàn cảnh giao tiếp : là nơi chốn, thời gian, điều kiện trong đó cuộc giao tiếp
diễn ra. Có hoàn cảnh giao tiếp rộng và hoàn cảnh giao tiếp hẹp. Hoàn cảnh giao tiếp
rộng là hoàn cảnh xã hội, lịch sử, địa lý, ...chung của dân tộc, quốc gia. Hoàn cảnh
giao tiếp hẹp là nơi chốn cụ thể, thời gian cụ thể trực tiếp trong đó cuộc giao tiếp
được thực hiện.


- Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào một cuộc giao tiếp bằng ngôn
ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra lời nói, các diễn ngôn qua đó mà tác động vào nhau. Đó
là những người tương tác bằng ngôn ngữ. Giữa các nhân vật giao tiếp có quan hệ vai
giao tiếp và quan hệ liên cá nhân
Trong giao tiếp luôn có sự phân vai: vai người nói (người viết - là vai tạo ra văn

bản) và vai người nghe (người đọc - vai tiếp nhận văn bản). Hai vai phát và nhận này
luôn luôn luân chuyển cho nhau trong suốt cuộc giao tiếp.
Quan hệ liên cá nhân là quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp đối với chính sự
phát, nhận trong giao tiếp . Quan hệ liên cá nhân là quan hệ xét trong tương quan xã
hội, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp. Quan hệ liên cá nhân chi phối cả tiến trình
giao tiếp, cả nội dung và hình thức của văn bản.
Hiện thực được nói tới : là những vấn đề, đề tài trong hiện thực khách quan
được đề cập, được nêu ra trong cuộc giao tiếp. Hiện thực nói tới rất đa dạng, tùy
thuộc vào đích giao tiếp, có thể là bày tỏ tâm tình, trao đổi về những vấn đề cuộc
sống như điện ảnh, ẩm thực, thể thao, ...
Ngôn bản (văn bản, diễn ngôn): là chuỗi lời nói được phát ra (hay viết ra) trong
quá trình giao tiếp. Ngôn bản là thông điệp bằng ngôn ngữ.
Ngôn ngữ được sử dụng : là ngôn ngữ mà những người tham gia giao tiếp sử
dụng tạo thành phát ngôn. Những người tham gia giao tiếp có thể sử dụng ngôn ngữ
mẹ đẻ hoặc một ngôn ngữ khác nhưng với điều kiện là những người giao tiếp cũng
phải hiểu biết ngôn ngữ đó thì hiệu quả giao tiếp mới đạt được. Ngôn ngữ có hai dạng
thức : nói và viết. Ngôn ngữ là một hệ thông tín hiệu tồn tại và hành chức trong
những biến thể nhất định..1
Ngôn ngữ chuẩn mực bao gồm những đơn vị từ vựng, kể các ngữ cố định, các
kết câu cú pháp, các cách phát âm được toàn thể một cộng đồng chấp nhận, cho là
đúng, được xem là cơ sở để đánh giá ngôn ngữ của từng cá nhân, của các cộng đồng.
Đi chệch những chuẩn mực đó là các phương ngữ. Phương ngữ có các loại : Phương
ngữ địa lý (phương ngữ vùng miền ) và phương ngữ xã hội là những biến thể chủ yếu


bao gồm cách phát âm, các đơn vị từ vựng, một số quán ngữ, một số những kết cấu
cú pháp. Chẳng hạn, người Nghệ An gọi "con trâu" là "con tru" , "cái đầu" là "cái
trốc" , khi phát âm "cái trốc" thành "cái trôôc".
Trong đó nhân vật giao tiếp, hiện thực được nói tới (đề tài), hoàn cảnh giao tiếp
(hoàn cảnh giao tiếp rộng và hoàn cảnh giao tiếp hẹp-thoại trường) được gọi chung là

ngữ cảnh. Đây là những nhân tố nằm ngoài ngôn bản (diễn ngôn) nhưng có vai trò
quan trọng trong việc tác động và ảnh hưởng, chi phối đến nội dung ngôn bản (diễn
ngôn).
2.2.Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp.
a) Chức năng giao tiếp.
Xuất phát từ nhu cầu trao đổi mà con người tiến hành giao tiếp. Trong giao tiếp
các nhân vật tác động lẫn nhau. Giao tiếp là tương tác (interaction) giữa các nhân vật
giao tiếp. Vậy, giao tiếp có những chức năng gì và cái gì xác định đích của giao tiếp ?
Theo các nhà ngôn ngữ học (như Đỗ Hữu Châu, Diệp Quang Ban), giao tiếp có các
chức năng sau đây :
- Thông tin (còn gọi là chức năng thông báo) : Khi giao tiếp, nhân vật giao tiếp
thu nhận được những hiểu biết, những tri thức mới về thế giới khách quan.
- Tạo lập quan hệ : Qua giao tiếp quan hệ liên cá nhân thay đổi. Có thể qua
giao tiếp những quan hệ thân hữu giữa người với người được xây dựng, bồi đắp hoặc
mất đi.
- Biểu hiện (còn gọi là chức năng biểu lộ) : Giao tiếp giúp con người bày tỏ
được suy nghĩ, tình cảm, cá tính, nhân cách, thái độ, quan điểm, ..V.V.. đối với
những vấn đề được nói tới, đối với mọi người.
- Giải trí : Giao tiếp giúp con người được trao đổi, trò chuyện với nhau, giúp
mọi người tiêu khiển, giải toa những bức xúc, thư giãn đầu óc vơi nhẹ tâm hồn. Giao
tiếp bằng lời là một hình thức giải trí cần thiết mà ai cũng có thể sử dụng.
- Hành động : Thông qua giao tiếp chúng ta thực hiện hành động và thúc đẩy
nhau hành động.


Các chức năng trên được thực hiện đồng thời trong quá trình giao tiếp. Tuy vào
mục đích giao tiếp, hoàn cảnh mà chức năng này là chủ yếu và chức năng kia là thứ
yếu hoặc ngược lại.
Như vậy nhân tố đầu tiên tạo lập văn bản là ngôn ngữ. Ngôn ngữ tạo nên các
ngôn bản (văn bản). Nội dung của các ngôn bản đó sẽ tác động đến người nghe để

hướng họ đen một hành động nào đó ngoài ngôn bản. Muốn vậy, các nhân vật giao
tiếp phải biết và cùng sử dụng một ngôn ngữ. Sự bất đồng về ngôn ngữ, về nhận thức
những nội dung diễn đạt trong lời nói sẽ dẫn đến những điều dở khóc, dở cười. Dân
gian Việt Nam có thành ngữ "Ồng nói gà, bà nói vịt" để nói lên sự mâu thuẫn, không
ăn ý giữa văn bản được tạo ra và sự tiếp nhận văn bản đó.
Chẳng hạn như truyện cười "Cháy : Một người cha có hẹn một người bạn đến
chơi. Chờ mãi không thây bạn tới. Có việc phải đi ít ngày, ông ta bèn viết một lá thư
cho bạn. Ông đưa lá thư cho cậu con trai và dặn hễ có ông khách tới hỏi cha thì đưa
thư này ra. Cậu bé ở nhà chờ từ sáng tới chiều vẫn không thấy ai tới hỏi cha cả. Buổi
tối trước ngọn đèn dầu, tò mò cậu mở là thư ra đọc, vô ý để gần đèn quá, lửa bắt sang
cháy mất lá thư. Đến sáng hôm sau, có người đến hỏi cha cậu :
- Cha cháu đâu ?
- Mất rồi !
- Mất bao giờ ?
- Tôi qua !
- Tại sao lại mất ?
- Cháy !
Chúng ta dễ dàng nhận thấy những phát ngôn của hai nhân vật này đều sử dụng
chung một ngôn ngữ, trong một hoàn cảnh giao tiếp. Nhưng, chúng không có cùng
một "hiện thực được nói tới". Người khách khi hỏi, các phát ngôn (văn bản đưa ra)
đều hướng đến đối tượng là người cha của cậu bé ; còn cậu bé trong các phát ngôn trả
lời thì hướng tới đối tượng là lá thư của cha.
b) Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp


×