Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

gia đình ở thành phố hồ chí minh trong thời kì đổi mới hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.77 KB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
KHOA : GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

TRẦN THỊ XUÂN ĐÀO

GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI HIỆN NAY

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐHSP
CHUYÊN NGÀNH : GDCT

Người hướng dẫn khoa học : Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hà

Thành phố Hồ Chí Minh 2000


MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................. 2
T
0
4

40T

LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... 3
T
0
4

40T


MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 4
T
0
4

40T

PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................... 7
T
0
4

40T

Chương 1 : GIA ĐÌNH, MỐI QUAN HỆ GIỮA GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI .............. 7
T
0
4

T
0
4

1.1 Khái niệm về gia đình ...................................................................................... 7
T
0
4

40T


1.2. Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội .............................................................. 8
T
0
4

T
0
4

1.3 Đặc điểm nổi bật của gia đình truyền thống Việt Nam ................................. 12
T
0
4

T
0
4

Chương 2. THỰC TRẠNG CỦA GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI. .................................................................................. 18
T
0
4

40T

2.1. Đặc điểm kinh tế- văn hóa ở thành phố Hồ Chí Minh.................................. 18
T
0
4


T
0
4

2.2. Thực trạng của gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời kì đổi mới. . 20
T
0
4

T
0
4

Chương 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIÊN NGHỊ .............................................. 35
T
0
4

T
0
4

3.1 Những yếu tố cần thiết tạo nên độ bền vững của gia đình ............................ 35
T
0
4

T
0

4

3.2 Những kiến nghị và giải pháp ........................................................................ 36
T
0
4

T
0
4

KẾT LUẬN ......................................................................................................... 42
T
0
4

40T

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 43
T
0
4

T
0
4


LỜI CẢM ƠN


Trong suốt thời gian học ở trường, để đạt được kết quả ngày hôm nay, em xin
chân thành cảm ơn :
Các thầy cô trường Đại Học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt là thầy
cô khoa Giáo Dục Chính Trị đã tận tình giảng dạy cho em trong suốt khóa học.
Thạc sĩ : Nguyền Thị Thu Hà đã hết lòng tận tâm hướng dẫn cho em hoàn thành
tốt luận văn tốt nghiệp này.
Cha mẹ đã nuôi dưỡng, bạn bè đã cổ vũ động viên.

Sinh viên
Trần Thị Xuân Dào


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cánh cửa của thế kỷ 21 đã mở. Nhân loại đang bước vào một thiên niên kỉ mới
với biết bao tin yêu hy vọng. Đặc biệt là sự thức tỉnh của con Rồng Châu Á. Đó là một
sự chuyển mình của những quốc gia nông nghiệp vốn nghèo nàn lạc hậu trở thành
những đất nước công nghiệp tiên tiến. Trong đó có Việt Nam. Hòa với bước đi chung
của các nước trong khu vực, Tổ quốc thân yêu của chúng ta đang từng ngày từng giờ
thay da đổi thịt. Xúc động trước niềm vui đó, tôi chợt nhớ đến lời dạy của Bác Hồ
kính yêu:
“Còn non, còn nước, còn người
Tháng giặc Mỹ la xây dựng hơn mười ngày nay”
Quả thật, nhờ chính sách đổi mới toàn diện của Đảng và Nhà nước, trong những
năm gần đây đất nước Việt Nam có nhiều biến đổi về mọi mặt: Kinh tế -chính trị - văn
hoá - xã hội . . . Nước ta đã tiếp thu được nhiều thành tựu to lớn về khoa học kĩ thuật
trên thế giới. Chính vì thế, đời sống vật chất của người dân được nâng cao rõ rệt. Tuy
nhiên một số giá trị đạo đức suy giảm dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội xuất hiện như: phá
hoại môi trường tự nhiên, ma túy, mại dâm gắn liền với bệnh AIDS đang đe dọa tính
mạng con người, tình trạng ly hôn ngày càng cao . . . Đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí

Minh. Đây là một thành phố trẻ, đã từng được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông".
Ngày nay, thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế - văn hóa của cả nước. Ai
đã từng đến Sài Gòn trước đây và thành phố Hồ Chí Minh hiện nay sẽ không khỏi
ngạc nhiên trước tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa của nó. Cánh cửa thành phố Hồ
Chí Minh luôn rộng mở để đón nhận những luồng gió mới của thời đại. Trước những
biến đổi dồn dập như thế, chắc chắn sẽ dẫn đến những kết quả tốt đẹp cũng như những
hậu quả khó tránh khỏi.
Một thiết chế xã hội lâu đời nhất, bền vững nhất, nhưng cũng nhạy cảm nhất đối
với mọi biến đổi của xã hội đó là gia đình. Sự biến đổi đó lúc đầu diễn ra một cách âm
thầm trong từng gia đình và dần dần lan ra tạo thành những “ý niệm” xã hội.
Gần đây, bên cạnh niềm phấn khởi trước sự đổi mới của bộ mặt thành phố, có
nhiều ý kiến lo ngại cho sự bền vững của gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh trong
thời kì đổi mới. Đây không chỉ là mối quan tâm của một số người mà là cả cộng đồng,
trong đó có bản thân tôi. Tôi quyết tâm chọn đề tài “Gia đình ở thành phố Hồ Chí
Minh trong thời kì đổi mới hiện nay” với mong ước tìm hiểu về một vấn đề có tính
cấp bách của xã hội, hy vọng tìm ra một giải pháp nào đó đóng góp một phần công
sức vào sự phát triển của đất nước.


2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Không phải ngẫu nhiên mà Liên hiệp quốc đã chọn năm 1994 làm “năm Quốc tế
gia đình”. Điều đó nói lên rằng vấn đề gia đình không chỉ là của riêng ai mà là mối
quan tâm của toàn nhân loại từ ngàn xưa, cho đến hôm nay và mãi mãi đến mai sau.
Trong thập niên cuối của thế kĩ 20, vấn đề gia đình trở thành vấn đề thời sự nóng
bỏng ở các nước khu vực Châu Á, Đông Nam Châu Á - một khu vực vốn có những
truyền thống đề cao gia đình trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người, sự
tồn tại và phát triển của xã hội. Chưa bao giờ vấn đề này thu hút sự nghiên cứu của
giới chuyên môn cũng như các giới chính trị như thời gian này. Người ta đề cập đến
sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, đến sự biến đổi về kinh tế - văn hóa - xã hội
đã tác động mạnh mẽ đến từng gia đình,

ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, cũng có nhiều bài
viết, nhiều đề tài nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí, sách, báo về vấn đề gia đình
Việt Nam nói chung và gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong thời kì đổi
mới.
- Gia đình Việt Nam ngày nay do Lê Thi(chủ biên) - nhà xuất bản khoa học xã
hội, Hà Nội 1996.
Vai trò của gia đình trong việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam của Lê
Thi - Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội 1997.
Gia đình Việl Nam trong sự đổi mới của đất nước của Lê Thi - Tạp chí thông tin
lý luận, số 8/1995.
Vấn đề gia đình và việc thực hiện hóa chức năng gia đình hiện nay - Tạp chí
khoa học Phụ nữ, số 3/1995.
Tiếp cận giá trị trong việc nghiên cứu gia đình và phụ nữ Phạm Minh Hạc -Tạp
chí khoa học Phụ nữ, số4/1995.
- Cần đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu về gia đình Việt Nam của Nguyền
Khánh - Tạp chí Phụ nữ, số 7/1995.
Hôn nhân và gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh(nhận diện và dự báo) của
Nguyễn Minh Hòa - Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 1998.
Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hóa của Lê Ngọc Văn - Nhà xuất bản
Giáo dục, 1996.
Bốn năm được học dưới mái trường sư phạm, khoa Giáo Dục Chính Trị, các
thầy cô đã “khai tâm” cho tôi nhiều vấn đề mới mẻ. Từ một cô học sinh non nớt với
vốn kiến thức ít ỏi về vấn đề chính trị - xã hội tôi nay sắp trở thành một “kĩ sư tâm


hồn” giáo dục đạo đức - chính trị cho đàn em thân yêu. Giờ đây được tham khảo
những công trình nghiên cứu lớn có ý nghĩa thiết thực về hiện trạng gia đinh Việt
Nam nói chung và gia đình thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, tôi thật sự háo hức
muốn làm một điều gì đó để thu hoạch lại những điều mà tôi học hỏi được ở các bậc
tiền nhân. Và đó cũng là lý do mà bài luận văn này ra đời.

3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN
* Mục đích.
Luận văn không chi nghiên cứu lý luận chung về vấn dế gia đình mà còn đi sâu
vào tìm hiểu vấn đề gia dinh ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời kì đổi mới. Trong
đó, nó chỉ ra những thực trạng và tìm ra những giai pháp cũng như đưa ra những kiến
nghị để tăng cường sự ổn định cửa gia đình ở thành phố Hổ Chí Minh hiện nay.
* Nhiệm vụ.
Để thực hiện mục đích nêu trên luận văn phải thực hiện hai nhiệm vụ. Thứ nhất
là nghiên cứu về gia đình và mối quan hệ giữa gia đình và xã hội nói chung. Trong đó
đi sâu tìm hiểu về những đặc điểm của gia đình truyền thống Việt Nam để tạo tiền đề
đối chiếu với gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời kì đổi mới. Thứ hai là tìm
hiểu đánh giá thực trạng của gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay và nêu ra
một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường sự ổn định bền vững của gia đình ở
thành phố Hồ Chí Minh.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phướng pháp của chủ nghĩa Mác - Lê Nin Phương pháp duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng
các phương pháp tổng hợp, phân tích.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Luận văn chỉ ra một số thực trạng của gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh, những
giải pháp và kiến nghị trong việc xây dựng gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh.
6. Ý NGHĨA CỦA ĐỂ TÀI
Trên cơ sỏ tổng hợp những kiến thức đà dược liếp lim qua các môn học ỏ nhà
trường và các tài liệu tham khảo, đề tài bước đau cho thấy thực trạng của gia đình ở
thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Nó như một tiếng chuông nhỏ góp phần gióng lên
hồi chuông cảnh báo về thực trạng của gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó góp
phần phát huy vị trí vai trò của gia đình đối với sự phát triển xã hội, đất nước ta hiện
nay.


PHẦN NỘI DUNG

Chương 1 : GIA ĐÌNH, MỐI QUAN HỆ GIỮA GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI
1.1 Khái niệm về gia đình
Từ trước đến nay gia đình vẫn được coi là tế bào của xã hội. Nó là nhân tố thúc
đẩy sự phát triển của xã hội thông qua việc thực hiện các chức năng cao quí của mình.
Đó là nơi con người được sinh ra, được giáo dục và đào tạo đầu tiên.
Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội. Mỗi con người trong xã hội đều là
một thành viên của gia đình, sinh ra và trưởng thành từ một gia đình nhất định. Vì
vậy, ta có thể xem gia đình chính là hình ảnh thu nhỏ của xã hội.
Vấn đề này chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ rằng rất quan tâm đến gia đình là
đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia
đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình . . .
Đảng và nhà nước ta nhiều năm nay đã có những chính sách, luật pháp đúng đắn
về gia đình. Trong Đại hội Đảng lần VII(7/1991) có khẳng định rằng gia đình là tế bào
xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục
nếp sống và hình thành nhân cách. Các chính sách của Nhà nước phải chú ý tới xây
dựng gia đình ấm no, hòa thuận, tiến bộ. Nâng cao ý thức và nghĩa vụ gia đình đối với
mọi lớp người.
Thật ra coi gia đình là tế bào xã hội là quan điểm hình thành từ lâu. Rõ nhất
được thể hiện trong các tác phẩm nghiên cứu có tính chất khoa học về lịch sử xã hội
của nhà nhân chủng học Mỹ L.H - Moóc - gan(1818 - 1881). Sau này, chính Ăngghen
đã tán đồng và phát triển quan điểm đó trong tác phẩm nổi tiếng của mình: “Nguồn
gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước”(1884). Từ đó, gia đình là tế bào
của xã hội được nhấn mạnh như một nguyên lý trong nội dung lí luận mác xít về hôn
nhân và gia đình.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình, tùy theo góc độ nhìn của mỗi môn
khoa học nhân văn và xã hội.
Gia đình lúc đầu như Mác và Ăngghen nói: “là quan hệ xã hội duy nhất”(trích tài
liệu “Sự tiến triển cấu trúc gia đình” do liên hiệp quốc phát hành năm Quốc tế gia đình
1994). Điều này cho thấy, trong buổi bình minh của lịch sử nhân loại chưa biết đến
một tổ chức xã hội nào khác ngoài gia đình. Gia đình lúc đó là cộng đồng lao động và

cộng đồng sinh hoạt là khuôn khổ tồn tại và thế giới của mỗi người. Gia đình chiếm vị
trí độc tôn trong chức năng xã hội hóa. Khi điều kiện kinh tế- xã hội ngày càng phát
triển, gia đình cũng có những biến đổi lớn. Gia đình không còn là “quan hệ xã hội duy
nhất mà trở thành quan hệ phụ thuộc”.


“Gia đình là một thể chế có tính toàn cầu” - Liên hiệp quốc khẳng định như
vậy.Thể chế đó lại có những hình thái khác nhau, thực hiện các chức năng khác nhau.
Do đó, không có một quan niệm duy nhất về gia đình để áp dụng cho toàn cầu.
Ở phương Đông nơi có quan hệ khắt khe về gia đình theo nghĩa xưa : gia đình là
một đơn vị kinh tế nhỏ, sống chung dưới một mái nhà trong cộng đồng xã hội.
Khái niệm về gia đình ở Việt Nam thông thường để dùng chỉ một nhóm xã hội
được hình thành từ hai quan hệ cơ bản, đó là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết
thống, trong đó có vợ chồng và con cái do họ sinh ra, có thể bao gồm ông bà cha mẹ
và anh chị em cùng chung sống một mái nhà.
Ở Việt Nam hiện nay chủ yếu có hai hình thức gia đình là gia đình mở rộng
nhiều thê hệ cùng chung sống thường là ba thế hệ và gia đình hạt nhân - hai thế hệ bố
mẹ và con cái sống chung.cần chú ý đến những gia đình không đầy đủ chỉ có bố hoặc
mẹ ở với con cái do nhiều nguyên nhân: giá vợ, giá chồng, ly dị hay những người phụ
nữ không có chồng có con ngoài giá thú. Bên cạnh đó, ở Việt Nam hiện nay cũng bắt
đầu xuất hiện các loại gia đình mà trên thế giới đã có, ví dụ gia đình độc thân, gia đình
không hôn thú.
Khái niệm hộ được hiểu như một nhóm người ở chung một mái nhà, có quỹ thu
chi chung. Họ có thể gồm những người quan hệ ruột thịt, họ hàng hay chỉ là bạn bè
quen biết. Nhưng ở thành phố và nông thôn Việt Nam hiện nay, một gia đình thường
trùng với một hộ, trong đại đa số các trường hợp.
1.2. Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội
1.2.1 Gia đình là tế bào của xa hội, có tác dụng to lớn với sự tồn tại và phát
triển của xã hội:
Phan Bội Châu có nói: “Nhà tức là cái nước nhỏ, nước tức là cái nhà to, nước có

phép tắc thì nhà cùng phải có gia phong và gia phong trong cuộc sống gia đình không
kém gì phép nước”.
Khi nói về vai trò của gia đình trong xã hội, Ăng-ghen cũng có viết: “Theo quan
điểm duy vật nhân tố quyết định trong lịch sử, suy đến cùng là sản xuất và tái sản xuất
có hai loại: một là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt, thức ăn, quần áo, nhà ở và những công
cụ sản xuất ra những thứ đồ. Loại khác là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự
truyền nòi giống những thiết chế xã hội. Trong đó, con người của một thời đại lịch sử
nhất định và của một nước nhất định đang sống là do hai loại sản xuất đó quyết định
một mặt là trình độ phát triển của lao động và mặt khác là trình độ phát triển của gia
đình”! [1, 26]
Ngay từ buổi đầu của lịch sử, con người đã tham gia vào hai loại sản xuất đó.
Trong đó, tái sản xuất ra sức lao động, là loại sản xuất quan trọng nhất. Bởi lẽ điều


này không chỉ thỏa mãn nhu cầu của chính các thành viên trong gia đình mà nó đảm
bảo cho xã hội có sự duy trì thường xuyên về chủ thể. Từ đó, gia đình là nguồn cung
cấp sức lao động, tái tạo ra sức lao động mới cho xã hội.
Gắn liền với chức năng tái sản xuất chính là chức năng làm kinh tế, lao động sản
xuất đảm bảo nguồn sinh sống cho thành viên gia đình. Tùy theo trình độ phát triển
của xã hội gia đình có thể là đơn vị kinh tế cơ sở hoạt động chủ động và tự chủ hoặc
vẫn làm kinh tế nhưng không hoạt động như đơn vị độc lập, tự chủ. Dù trong điều
kiện nào thì gia đình cũng phải đảm bảo các nhu cầu sinh hoạt vật chất và tinh thần
của các thành viên, thông qua đó gia đình đóng góp vào việc tái sản xuất của cải vật
chất và tinh thần cho xã hội. Ngoài ra, gia đình còn là đơn vị tiêu dùng mà những yêu
cầu đa dạng ngày càng phát triển của nó lại là yếu tố thúc đẩy sự phát triển sản xuất
của xã hội.
Gia đình còn phải đảm bảo chức năng nuôi dưỡng và giáo dục con cái.
Đây là mội chức năng hết sức quan trọng mà không một tổ chức xã hội nào thay
thế được. Gia đình là nhà trường đầu tiên hình thành nhân cách gốc cho đứa trẻ. Và
việc hoàn thiện củng cố nhân cách của con người ở tuổi trưởng thành đến khi về già

cùng do tác động của đời sống sinh hoạt, văn hóa gia đình. Gia đình là môi trường
giáo dục tốt nhất vì nó xuất phát từ tình cảm và thông qua tình cảm, thái độ việc làm
của những thành viên trong gia đình. Qua đó, nhân cách trẻ được hình thành, phát
triển phù hợp với yêu cầu của xã hội, lòng mong mỏi của gia đình. Đặc biệt, gia đình
còn có trách nhiệm trong việc trao truyền những văn hóa dân tộc. Những giá trị đạo
đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc nhờ có giáo dục của gia đình mà không bị mai
một. Trong gia đình Việt Nam, tình nghĩa vợ chồng, lòng thủy chung, sự hiếu thảo,
tính nhân hậu, đó là những giá trị có tính chất nhân bản sâu sắc và là nét đẹp trong đạo
đức truyền thống mà người Việt Nam luôn coi trọng và truyền đạt cho các thế hệ sau
giữ gìn và phát huy.
Gia đình còn đảm bảo sự cân bằng tâm lí, thỏa mãn nhu cầu tình cảm cho các
thành viên. Gia đình càng chiếm vị trí quan trọng trong xã hội hiện đại. Để bảo vệ sự
bền vững gia đình không chỉ là sự phụ thuộc, ràng buộc bởi các mối quan hệ về trách
nhiệm. Nghĩa vụ giữa vợ chồng, cha mẹ, con cái, ông bà mà còn bị chi phối bởi các
mối quan hệ tình cảm, tình yêu giữa đôi vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái, sự đảm bảo
yêu cầu về hạnh phúc, tự do dân chủ của mỗi cá nhân trong cuộc sống chung. Gia đình
là nơi thể hiện tình cảm sâu sắc nhất. Đời sống nội tâm gia đình có ý nghĩa ngày càng
tăng khiến cho chức năng linh cảm và giáo dục con cái của gia đình trở nên hết sức
quan trọng.
Do đó, cùng với các dịch vụ y tế, gia đình còn phải đảm bảo chức năng bảo vệ
chăm sóc sức khỏe người ốm, người già, trẻ em. Bởi vì đây không chỉ là vấn đề chữa
bệnh mà còn là việc săn sóc, an ủi kịp thời về mặt tâm lí, tình cảm, đặc biệt là với trẻ
em và người già.


Qua đó, ta thấy gia đình là khâu trung gian nối liền cá nhân và xã hội. Cá nhân là
thành viên của xã hội nhưng trước hết là thành viên của gia đình. Gia đình không chỉ
tái sản xuất ra con người về mặt thể chất mà còn tái sản xuất ra đời sống tình cảm, tâm
hồn, văn hóa tức là xã hội hóa - quá trình biến đứa trẻ từ một sinh vật người thành con
người xã hội. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người là môi trường quan trọng giáo

dục nếp sống và hình thành nhân cách từ thuở lọt lòng cho đến lúc trưởng thành. Gia
đình là môi trường vi mô có vai trò quan trọng nhất trong giáo dục, xã hội hóa ban đầu
cũng như diễn ra liên tục suốt cả cuộc đời con người. Bởi vì, suốt cuộc đời người ta
luôn luôn phải học cách thích nghi với những hình ảnh, môi trường mới. Ở đó, gia
đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội. Thông qua gia đình mọi tác động của xã hội
điều tác động đến từng cá nhân và từng cá nhân tác động đến xã hội.
1.2.2. Trong mối quan hệ giữa gia đình và xã hội, xã hội có vai trò to lớn:
Trình độ phát triển về kinh tế - văn hóa - chính trị của xã hội qui định cơ cấu
hình thức tổ chức và trình độ phát triển của gia đình. Ví dụ trong thời kì công xã
nguyên thủy, do trình độ sản xuất còn hết sức thấp kém, kinh tế và văn hóa còn kém
phát triển nên cơ cấu gia đình còn hết sức lỏng lẻo. Quan hệ hôn nhân và huyết thống,
do vậy, cũng chưa rõ ràng. Trong xã hội phong kiến, với nền sản xuất nông nghiệp tự
cấp tự túc gia đình là đơn vị sản xuất tự chủ, gia đình phải đảm nhiệm từ khâu sản
xuất đến tiêu thụ. Cho nên, gia đình cần đông con để có lực lượng lao động tại chỗ. Vì
thế, trình độ phát triển của gia đình còn thấp kém.
Sự thay đổi chế độ xã hội dẫn đến thay đổi bản chất quan hệ gia đình. Ví dụ như
dưới chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, chức năng quan trọng của gia đình
là tích lũy tài sản, của cải vật chất. Từ đó sinh ra một người chủ gia đình cả về tài sản
lẫn mọi công việc, thậm chí cả việc hôn nhân của con cái. Đó là người chồng, người
cha. Vì thế, ở xã hội này, chế độ phụ quyền chiếm ưu thế, gia đình chịu ảnh hướng
mạnh mẽ của tư tưởng Nho giáo và các tư tưởng cộng đồng, làng xã. Trong hôn nhân,
“cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Việc thờ phụng ưu tiên được đề cao và quan niệm
“trọng nam khinh nữ”. Trong xã hội này, quan hệ giữa các thành viên rất bất bình
đẳng, dễ nảy sinh những mâu thuẫn và những rạn nứt các mối quan hệ trong gia đình
như việc tranh giành quyền thừa kế tài sản, thiếu sự tin cậy, tôn trọng lẫn nhau, làm
hạn chế vai trò của gia đình đối với sự phát triển của xã hội, đã đưa con người xuống
địa vị thấp hèn: trẻ em phải lao động sớm, không được học hành, vui chơi và chịu sự
giáo dục của gia đình. Tất cả những việc dưỡng dục trẻ em, chăm sóc người già đều
do gia đình đảm nhiệm, Cơ cấu gia đình nhiều thế hệ với chế độ đa thê, cấm ly dị, quy
mô gia đình lớn, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh cao, tuổi thọ người già thấp.

Trong thời kì Pháp thuộc, Việt Nam ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, chủ
nghĩa tư bản Pháp đem lại những đổi mới về kinh tế, chính trị, văn hóa ở nước ta.
Thực dân Pháp đã biến đổi nền kinh tế Việt Nam tự cung tự cấp thành nền kinh tế thị
trường(sơ khai) và mở cửa buôn bán với nước ngoài. Đai bộ phận gia đình ở nông
thôn vẫn giữ nếp sống cổ truyền, cuộc sống gia đình của các tầng lớp, giai cấp mới đã
có những nét đổi mới. Ở đây có nét văn minh cổ truyền và văn hóa phương Tây mới


lạ. Trong hôn nhân, bắt đầu xuất hiện yếu tố tình yêu. Kiểu gia đình tư sản được hình
thành. Đây là một tiến bộ trong lịch sử hôn nhân và gia đình. Lần đầu tiên trong lịch
sử, hình thức hôn nhân một vợ một chồng được thừa nhận bằng pháp luật. Đây là hình
thức hôn nhân tiến bộ, hơn hẳn các hình thức hôn nhân của xã hội trước đó. Quan hệ
giữa các thành viên trong gia đình tương đôi bình dẳng, cởi mở, phụ nữ độc lập về
kinh tế và tham gia vào công tác xã hội. Giới trẻ tiếp thu thông tin mới mẽ, nhanh
chóng, giáo dục gia đình được sự hỗ trợ của xã hội nên nó không còn độc quyền như
trước.
Tuy nhiên, gia đình của những người lao động, của giai cấp công nhân thì về
thực chất là một cộng đồng hôn nhân huyết thống của những người lao động làm thuê
cho giai cấp tư sản. Nền đại công nghiệp, qui trình sản xuất công nghiệp tiên tiến, có
thể nói đã nối dài đôi tay cho nhà tư sản bóc lột sức lao động của người công nhân,
bóc lột ngày càng nhiều giá trị thặng dư do họ làm ra. Gia đình người công nhân thiếu
mọi điều kiện, phương tiện để có thể bảo đảo các chức năng gia đình, thực hiệc các
quyền tự do cá nhân.
Trong thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc(1945 - 1975), do hoàn cảnh chiến
tranh, nên sự phân li giữa các thành viên trong gia đình là đặc điểm nổi bật nhất. cùng
với sự chia cách hai miền, sự tồn tại giữa hai chế độ chính trị khác nhau đã đem lại bi
kịch trong nội bộ gia đình, sự thù địch và hệ tư tưởng lối sống. Gia đình đảm nhiệm
chức năng kinh tế để góp phần nuôi quân. Chiến tranh gây nhiều mất mát đau thương
nhất là tổn thất tình cảm vợ chồng do xa cách. Tuy vậy, mối quan hệ giữa các thành
trong gia đình vẫn giữ được những truyền thống tốt đẹp: thương yêu, kính trọng, vị

tha . . .
Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa từng bước mang đến sự thay đổi lớn trong mọi
mặt của xã hội: trong kinh tế, trong văn hóa, trong chính trị . . . Do đó, cơ cấu, hình
thức tổ chức của gia đình cũng từng bước thay đổi. Gia đình thực tế là tế bào của xã
hội, gắn bó với xã hội. Gia đình không còn là đơn vị sản xuất tự chủ mà gồm những
người làm thuê, công nhân viên chức, chủ xí nghiệp ... Quan hệ vợ chồng, cha mẹ và
con cái ngày càng chuyển biến theo hướng bình đẳng, tôn trọng yêu thương nhau, xã
hội thừa nhận và bảo vệ quyền bình đẳng, đảm bảo cho mọi người tự do và phát triển
toàn diện, lợi ích cá nhân, hạnh phúc được coi trọng, xã hội còn hỗ trợ cho việc giáo
dục thế hệ trẻ, chăm sóc trẻ em, người già, chấp nhận quyền ly hôn . . . Nói chung, xã
hội tạo điều kiện để gia đình hoàn thành nhiệm vụ đối với xã hội, do vậy, đã phát huy
vai trò tích cực của gia đình đối với sự phát triển của xã hội.
Song, một mặt gia đình chịu sự tác động chi phối của điều kiện, trình độ văn hóa
của xã hội, mặt khác gia đình cũng có tính độc lập tương đối trong quan hệ gia đình xã hội. Nó thể hiện ở chỗ duy trì, bảo tồn nhiều yếu tố truyền thống trong quan hệ gia
đĩnh, cả những yếu tố tiến bộ, tích cực lẫn yếu tố tiêu cực, lạc hậu.
Gia đình còn là đơn vị hoạt động tích cực nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau
của các thành viên trong gia đình như trên đã trình bày.


Ngày nay, ở các nước phương Tây con người đang rơi vào trạng thái chông
chênh về tinh thần và cả vật chất. Chính hoàn cảnh ấy, xã hội đang tìm lại gia đình
như một chỗ dựa cả về tinh thần lẫn vật chất cho con người. Nói cách khác là người ta
đang tìm kiếm những quan hệ mới giữa xã hội và gia đình. Nhưng một nghịch lí lại
xảy ra, mội tác giả phương Tây đã viết: “Nghịch lí chính là ở chỗ khi mà sự chờ đợi
của xã hội đối với gia đình đang tới mức cao nhất thì những sự mong manh của gia
đình hiện rõ giữa ban ngay, các vụ ly hôn cứ tăng lên ... tỉ lệ sinh đẻ tiếp tục giảm sút,
tình trạng sống chung lan rộng, tuổi
kết hôn tăng lên . . .” Nhiều biến đổi xã hội
và tâm lí dẫn đến kiểu gia đình đương thời mà đặc trưng của nó là coi trọng hiện tại và
hướng tới tương lai hơn với gia đình truyền thống.

Ở Việt Nam tình hình có khác. Vì “kiểu gia đình đương thời”chưa phát triển trừ
một số đô thị lớn. Do xã hội ta cũng đang chuyển từ xã hội truyền thống sang xã hội
hiện đại nên gia đình cũng đang chuyển từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện
đại khiến cho thể chế gia đình nói chung còn được bảo vệ khá vững chắc.
1.3 Đặc điểm nổi bật của gia đình truyền thống Việt Nam
Một học giả nổi tiếng của Nhật Bản, ông M.MicroshiMa khẳng định: “không
một người nào có thể tiến lên được mà lại xem thường quá khứ của mình, quá khứ sẽ
áp đặt quá trình phát triển tiếp theo của một đất nước . . . Bất kỳ một tư duy khoa học
nào xã hội nào không đếm xía tới lịch sử, cho dù có thể có tác dụng như là bước tiến
đầu tiên tới hiện thực, đôi khi vẫn có thể trở nên, thậm chí, là một tư duy nguy hiểm”.
Vì vậy muốn hiểu được thực trạng của gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, ta
cần tìm hiểu khái niệm và những đặc điểm của gia đình truyền thống Việt Nam. Từ
đó, mới có cơ sở để đối chiếu tìm ra mấu chốt của vân đề.
1.3.1. Khái niệm gia đình truyền thống
Cho đến nay khái niệm “gia đình truyền thống” vẫn là một khái niệm rất dễ gây
ra tranh luận. Vì nó có rất nhiều cách hiểu. Đôi khi người ta đồng nhất gia đình truyền
thống với gia đình Nho giáo hay gia đình phong kiến và coi chúng chỉ là những bất
biến thể của cùng một hình thái gia đình.
Những người khác lại loại trừ ra khỏi “gia đình truyền thống” yếu tố “Nho giáo”
và “phong kiến”. Gia đình truyền thống từ rất xa trong lịch sử, dường như, xuất hiện
trong trí tưởng tượng của người ta như một biểu hiện thơ mộng với tất cả sự tốt đẹp
của cuộc sống gia đình: một mái ấm của tình yêu thương, sự thủy chung, hạnh phúc và
trách nhiệm. Có người lại cho gia đình truyền thống là “gia đình bình dân” trong xã
hội phong kiến.
Trong mấy thập niên gần đây, có những ý kiến đối lập nhau khi đánh giá gia
đình truyền thống. Có người phê phán gia đình truyền thống, coi những mối quan hệ
trong gia đình truyền thống là hình ảnh của xã hội phong kiến – gia trưởng với những
hủ tục lạc hậu, bao thủ, là đại diện cho nền kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc . . . Người ta



muốn giải thể cơ cấu và chức năng của gia đình truyền thống để đưa sản xuất nông
nghiệp Việt Nam tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên gần đây lo âu về
tương lai của gia đình trước sự gia tăng của xung đột vợ chồng và ly hôn, của hiện
tượng trẻ em hư, trẻ em lang thang không được chăm sóc, giáo dục, người già cô đơn,
không nơi nương tựa . . . đã làm xuất hiện một khuynh hướng muốn đề cao và bảo vệ
những gia đình truyền thống .Người ta cho rằng gia đình truyền thống là mẫu mực
đáng mơ tưởng trong mối quan hệ giữa con người với con người, về mẫu mực giáo
dục con cái.
Mặc dù, gia đình truyền thống Việt Nam với tư cách là một định chế xã hội lâu
đời và ít biến đổi, tồn tại trong một thời kì lịch sử rất lâu dài, đã mang những đặc
trưng khác với gia đình hiện đại cũng như khác với gia đình truyền thống ở các quốc
gia trong khu vực.
1.3.2 Đặc điểm gia đình truyền thống Việt Nam
* Thứ nhất: cơ sở kinh tế - xã hội và văn hóa hình thành gia đình truyền thống
Việt Nam:
Gia đình truyền thống Việt Nam là hình thức gia đính gắn liền với xã hội nông
thôn - nông nghiệp, ít biến dổi qua nhiều biến thiên của lịch sử. Tiêu biêu là đồng
bằng Bắc Bộ là nông nghiệp sản xuất lúa nước trong điều kiện công cụ sản xuất hết
sức thô sơ lạc hậu, phù hợp với những đơn vị sản xuất nhỏ, đó là gia đình. Hơn nữa,
đó là gia đình nhỏ tức là những gia đình hạt nhân hay nữa hạt nhân hóa. Điều này
khác với những gia đình lớn, nhiều thế hệ(tam tứ đại đồng đường như gia đình Trung
Quốc và Nhật Bản).
Ở Việt Nam tồn tại phổ biến của gia đình nhỏ còn do tình trạng phân tán về
ruộng đất. trong đó, gia đình hạt nhân trung nông chiếm đa số. Ngoài ra, còn có gia
đình Nho giáo và gia đình danh giá (quan lại, giàu có).
Là một đơn vị sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp khép kín, những con người
gắn bó với nhau trong cái tổ chức gia đình bé nhỏ. Đó là hộ nông - công thương kết
hợp. Trong lao dộng sản xuất, họ phân công theo giới tính. Người phụ nữ là người bạn
lao động với chồng, đảm đương những công việc thủ công, quản lý tiền nông và tài
sản.

Tuy nhiên, nước ta nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, bờ biển dài nên gặp nhiều
thiên tai lũ lụt, dịch họa, dịch bệnh, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc phần lớn vào
thiên nhiên. Mỗi cá nhân trở nên quá nhỏ yếu và mỏng manh trước sức mạnh của
thiên nhiên. Vì thế, họ phải tin tưởng dựa vào sự nâng đỡ của cộng đồng. Trước hết là
cộng đồng trong gia đình rồi đến làng xã. Niềm tin đó còn xuất phát từ yếu tố tín
ngưỡng. Đối với người Việt Nam, thần Thành Hoàng là vị thần phù hộ cho cộng đồng,
làng xã, quyết định số phận của mỗi thành viên trong cộng đồng. Vì gắn bó với cộng
đồng nên người Việt Nam rất sợ phải bỏ cộng đồng làng xóm quê hương, “tha phương


cầu thực”, “đất khách quê người”. Khi buộc phải ra đi họ luôn thương nhớ về cha mẹ,
anh em, họ hàng, làng xóm:
“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai giải nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”
(Cadao)
Tinh thần trách nhiệm cộng đồng được đặt lên rất cao. Mỗi một thành viên có
nhiều trách nhiệm: đối với người sống, người chết, với hiện tại quá khứ và tương lai,
trách nhiệm làm con, làm cha, làm mẹ, làm bạn bè, làng xóm, làm dân. Luật “Tru di
tam tộc”, “Tru di cửu tộc” thể hiện trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng. “Một
người làm xấu cả họ mang nhơ”. Ý kiến của cá nhân phải thông qua các cấp, đại diện
từ thấp đến cao: gia đình họ hàng làng xã. Sức mạnh của cá nhân hòa vào sức mạnh
cộng đồng. Xã hội điều khiển, kiểm soát cá nhân thông qua gia đình. Trong tâm thức
người Việt Nam, cộng đồng bao gồm những người đã chết, những người đang sống và
sắp sinh ra. Do đó, người đang sống có nhiệm vụ kính trọng tổ tiên và tiếp nối tổ tiên
sinh con đẻ cái. Những mối quan hệ chiều dọc(ông bà - cha mẹ - con cái) được coi
trọng hơn mối quan hệ chiều ngang(vợ - chồng). Mối quan hệ thứ nhất chi phối mối
quan hệ thứ hai.
Trong hôn nhân, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Các nghi lễ xung quanh việc

kết hôn cho thấy hôn nhân là công việc cộng đồng chứ không phải cá nhân. Vì nó là
điểm bắt đầu cho một cộng đồng gia đình mới. Cho nên, người đàn bà lý tưởng phải
có sức khỏe tốt, lao động tốt để có thể đảm nhiệm một nhiệm vụ hết sức quan trọng là
duy trì nòi giống cho gia đình, dòng họ nhà chồng. Từ đó, dẫn đến quan niệm “trọng
nam khinh nữ”, chế độ đa thê, chế độ phụ quyền.
Gia đình truyền thống Việt Nam tuy chịu ảnh hưởng lớn của Trung Hoa do kết
quả hàng ngàn năm tiếp xúc với Nho giáo. Nhưng nó không tuân thủ nghiêm ngặt
những vi phạm khắt khe của giáo lý Nho giáo như người Trung Quốc. Nó có xu
hướng gạt bỏ bớt những khuôn phép nặng nề của gia đình phụ quyền và duy trì phát
huy những yếu tố căn bản của cộng đồng người Việt. Do đó, nếu đồng nhất gia đình
truyền thống Việt Nam với gia đình truyền thống Trung Quốc và Nhật Bản thì hết sức
sai lầm.
* Thứ hai là nội dung giáo dục của gia đình truyền thống Việt Nam :
Nếu như giáo dục gia đình giữ vai trò quyết định trong giáo dục truyền thống ,
thì giáo dục đạo đức là cốt lõi của giáo dục gia đình. Trong giáo dục đạo đức, người ta
đặc biệt chú ý đến giáo dục cách ứng xử với người xung quanh. Họ dạy con “học ăn,


học nói, học gói, học mở”, “tiên học lễ hậu học văn”. Cá nhân phải ứng xử, hành động
theo chuẩn mực cộng đồng chứ không phải theo cái mà anh ta cho là sai hay đúng. Vì
trong gia đình truyền thống con người được sinh ra và lớn lên trong cộng đồng.
Trong gia đình truyền thống Việt Nam việc giáo dục tôn ti trật tự, thứ bậc trong
gia đình được đề cao. Người ta chú ý việc giáo dục cho các thành viên phải tôn kính
và thờ phụng tổ tiên khi còn sống cũng như lúc qua đời. Thờ cúng tổ tiên cũng có thể
coi như là hành vi tôn giáo của gia đình người Việt và đây cũng là lý do con trai được
coi trọng hơn con gái. Do mục đích “thờ phụng tổ tiên, nối dõi tông đường” mà trong
gia đình truyền thống Việt Nam, con trai Cả(ở Bắc bộ), con trai út(ở Nam bộ) được
giáo dục kĩ để sau này là người kế thừa tài sản gia đình, thay cha quản lý gia đình.
Gia đình truyền thống Việt Nam cũng giáo dục đạo hiếu nhưng không khắt khe
như quan niệm Khổng Giáo, nó mang yếu tố nhân bản hơn nhiều. Việc con cái phụng

dưỡng cha me là xuất phát từ tình cảm kính yêu và trách nhiệm, chứ không tôn sùng
quyền uy một cách độc tài tuyệt đối. Vì thế, người Việt Nam quan niệm “con hơn cha
nhà có phúc”. Ngoài ra, gia đình truyền thống Việt Nam còn chú ý việc giáo dục tình
yêu thương đùm bọc giữa cá nhân trong gia đình. Tình cảm anh em còn được đề cao
hơn tình cảm vợ chồng.
Gia đình truyền thống Việt Nam còn chú trọng đến việc giáo dục cách ứng xử
trong dòng họ. Những câu ca dao, tục ngữ:
“Con người có cố có ông
Như cây có cội như sông có nguồn”
“Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”
chính là nói về cội nguồn, về quan hệ huyết thống của các thành viên trong gia
đình, dòng họ. Cho nên, ngay từ nhỏ, trẻ em đã được ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ với
họ hàng. Cơ sở của sự gắn bó dòng họ trước hết là ý thức về tổ tông, về cội nguồn.
Pháp luật xưa qui định chức năng xã hội của gia tộc. Đứng đầu dòng họ là tộc trưởng,
kiểm soát và chịu trách nhiệm về hành vi của các thành viên trong họ. Mọi thành viên
trong dòng họ phải tuần theo những “lệ hộ” do họ đặt ra. Vì một người trong gia tộc
phạm tội thì tất cả gia tộc phải liên đới trách nhiệm(“con dại cái mang”, “quýt làm
cam chịu”). Chính vì thế, người trong họ phải bênh vực và bảo vệ dòng họ mình dù
đúng hay sai.
Ngoài cộng đồng gia đình và họ hàng, mỗi cá nhân còn tham gia vào rất nhiều
nhóm xã hội khác nhau trong khuôn khổ làng xã: phe, giáp, hội, phường, xóm, ngỏ, . .
. Trong nền kinh tế tự cung tự cấp khép kín với văn hóa riêng, với tôn giáo riêng, luật
pháp riêng, mỗi làng là một thế giới riêng gắn bó chặt chẽ với từng cá nhân, thỏa mãn
tất cả nhu cầu cuộc sống người dân cũng như đối phó với thiên tai, giặc giã, “phép
Vua thua lệ làng”. Vì thế, mà đứa trẻ khi mới ra đời, nền giáo dục gia đình lo trước hết


là làmsao dể đứa trẻ nhanh chóng hòa nhập vào cộng đồng làng xa theo cách giáo dục
trung dung, yên phận: “Ở hẹp người cười ở rộng người che”, “Ở bầu thì tròn ở ống thì
dài”.

Nước ta là một nước nông nghiệp. Do đó người nông được đề cao nhất:
“Nhất sĩ nhì nông
Hết gạo chạy rong
Nhất nông nhì sĩ”Một nghề nghiệp thứ hai được kính trọng ngưỡng mộ là nghề
làm quan. Do đó, gia đình nào cũng cố gắng cho con cháu ăn học để đỗ đạt làm quan.
Ngoài ra, còn có nghề dạy học, làm thuốc, ca hát, vẽ tranh, buôn bán nhưng không
được coi trọng. Nhất là thương nghiệp, họ coi thương nhân là hạng bét trong xã hội, là
những bọn ăn gian nói dối.
Chính vì những đặc điểm trên, trong giáo dục lao động và nghề nghiệp của gia
đình truyền thống người ta không khuyến khích con cái làm giàu, chỉ nghĩ đến cái
nghĩa, không nghĩ đến cái lợi, vui lòng với cái ít. Vì theo quan niệm của Nho giáo mỗi
người đều có mệnh của mình và bằng lòng theo số mệnh đó.Ở gia đình người nông
dân thường giáo dục con cái theo thói quen lao động, đức tính siêng năng, chăm chỉ
cần cù, chịu khó lao động, có ý thức tôn trọng thành quả lao động và người lao động:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộngcày
Ai ơi ! Bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”
(Ca dao)
Ngoài ra, còn giáo dục con em có ý thức tiết kiệm trong tiêu dùng và tích trữ
(tiền bạc, thóc gạo, vật dụng), phòng khi mất mùa đói kém “Tích cốc phòng cơ, tích y
phòng hàn”.
Gia đình truyền thống Việt Nam rất khắt khe trong việc giáo dục giới tính. Họ
quan niệm “nam nữ thụ thụ bất thân” nghĩa là nam nữ không được gần gũi, thân mật
riêng với nhau. Như vậy là không đúng đắn, nhưng không được cha mẹ giải thích rõ
ràng, cặn kẽ về vấn đề tình dục. Vì họ quan niệm đó là vấn đề thầm kín. Gia đình theo
quan niệm Nho giáo, là nơi cá nhân thi hành nghĩa vụ với cộng đồng, chứ không phải
thỏa mãn những nhu cầu cá nhân và hạnh phúc riêng tư. Trong việc giáo dục giới tính
họ còn khẳng định vai trò của người đàn ông trong gia đình và xã hội. Phụ nữ không
được học hành thi cử, kế thừa tài sản, tham gia vào những hoạt dộng xã hội và bộ máy



Nhà nước. Họ được giáo dục để trở thành người phục tùng vào đàn ông, có nhiệm vụ
gánh vác giang sơn nhà chồng.
* Thứ ba là phương pháp giáo dục của gia đình truyền thống
Trong gia đình truyền thống Việt Nam, người cha thường đứng đầu, có rất nhiều
uy quyền đối với các thành viên trong gia đình.Từng cá nhân phải phục tùng tuyệt đối
người chủ gia đình chứ không được phép tranh luận đúng, sai. Do đó, con cái cãi lời
cha mẹ là tội bất hiếu lớn nhất. Vì sao người gia trưởng có uy quyền tuyệt đối như
vậy? Bởi lẽ, họ là người nắm toàn bộ tư liệu sản xuất và là chủ sở hữu hợp pháp toàn
bộ tài sản gia đình. Thứ hai, theo quan niệm Nho giáo, gia đình là một hình ảnh thu
nhỏ của xã hội. Xã hội muốn kiểm soát hành vi của các cá nhân đều thông qua gia
đình, thông qua người đại diện gia đình, họ hàng. Do đó đối với trẻ em cách giáo dục
đó không giúp chúng hình thành một nhân cách độc lập mà chỉ biết vâng lời, chấp
hành một cách mù quáng.
Trong gia đình truyền thống Việt Nam cũng rất chú trọng đến việc giáo dục đạo
làm con, đến nghĩa vụ và trách nhiệm của con cái đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ,
thông qua những tấm gương, những câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn. Ngoài ra, họ còn
giáo dục ý thức tự lao động để kiếm sống, phải cần cù lao động, phê phán kẻ lười
biếng: “Tay làm hàm nhai, tai quai miệng trễ”. Họ truyền dạt những kinh nghiệm
trong lao động sản xuất cho con cháu.
* Cuối cùng là tính ổn định, bền vững của gia đình truyền thống Việt Nam.
Tuy còn nhiều tư tưởng lạc hậu, bảo thủ, gia đình truyền thống Việt Nam vẫn tồn
tại bền vững từ hàng nghìn năm nay. Và ngày nay, người ta cũng có xu hướng phát
huy những mặt tích cực của kiểu gia đình này. Vì sao kiểu gia đình này có sức sống
lâu bền trong tâm khảm người dân Việt Nam như vậy? Theo tôi, nó dựa trên một nền
tảng luân lý đạo đức tốt đẹp: lòng hiếu thảo, lòng biêt ơn, lòng chung thủy . . . Các
mối quan hệ trong gia đình truyền thống dựa trên nghĩa vụ, trách nhiệm giữa vợ chồng
với nhau, cha mẹ và con cái, ông bà và con cháu, Ý thức trách nhiệm đó luôn gắn với
nghĩa vụ được củng cố trong cuộc sống chung gia đình, lúc vui vẻ cũng như khi hoạn

nạn. Mô hình lý tưởng của gia đình truyền thống Việi Nam là sự hòa thuận, sống tình
nghĩa, biết hy sinh cho nhau. Tóm lại, gia đình giữ vị trí hết sức quan trọng đối với sự
phát triển của cá nhân nói riêng và xã hội nói chung. Tuy nhiên ở từng giai đoạn lịch
sử, từng điều kiện kinh tế, xã hội, lính chất, hình thức và kết cấu gia đình có biến đổi.
Gia đình truyền thống Việt Nam đã tồn tại hàng nghìn năm trên cơ sở của nền kinh tế
xã hội nông nghiệp tự cung tự cấp. Trong gia đình hiện nay, dưới sự biến đổi nhiều
mặt về kinh tế - văn hóa - xã hội, gia đình Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hường. Đặc
biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh - một thành phố đang trên con đường công nghiệp
hóa - đô thị hóa.


Chương 2. THỰC TRẠNG CỦA GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI.
2.1. Đặc điểm kinh tế- văn hóa ở thành phố Hồ Chí Minh
Theo PTS. Nguyễn Minh Hòa, thành phố Sài Gòn xưa và thành phố Hồ Chí
Minh ngày nay là một thành phố trẻ và thành phố mở, thành phố Hồ Chí Minh là nơi
“đất lành chim đậu”, cho nên nó là nơi mà người từ xứ của 53 tỉnh, thành và người
nước ngoài đổ dồn về. Họ không chỉ khác nhau về dân tộc Kinh(chiếm đa số 89%),
Hoa, Chăm, Khơme, Tày, Thái, Mường, Nùng, . . .) mà còn khác nhau về tôn
giáo(Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Tin Lành, Hồi Giáo, Ấn Độ Giáo, Cao Đài, Hòa
Hảo . . .), về học vấn, nghề nghiệp, mức sống, chính kiến, đặc biệt là ở họ đều có sự
khác nhau về phong tục, tập quán, niềm tin, tín ngưỡng . . . Ông Trần Bạch Đằng một
nhà nghiên cứu hiểu biết khá sâu sắc về thành phố này, có nhận định là: “Cũng như
các thành phố lớn khác, Sài Gòn thu hút dân cư tứ xứ. Ngày nay, gọi là “Người Sài
Gòn cố cựu” - sinh sống năm ba đời ở đây - chiếm một tỷ lệ thật thấp” [3, 134]. Do
đó, văn hóa gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh cũng chịu ảnh hưởng của các văn hóa
này thể hiện trong cách ăn mặc, bày trí, giao liếp, cưới xin, ma chay, giỗ chạp. Mặt
khác nó cũng chịu ảnh hưởng thấp của Nho giáo.
* Về kinh tế
Từ năm 1986 thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu chuyển dần cơ chế quan liêu bao

cấp và chuyển hẳn sang kinh tế thị trường. Sự thay đổi đó đã đem đến một sinh khí
mới, diện mạo mới cùng với sự thay đổi về chất lượng cuộc sống của dân thành phố
Hồ Chí Minh. Theo tài liệu thống kê công trình nghiên cứu “lịch sử 300 năm Sài Gòn
– TPHCM” do nhiều PTS - TS biên soạn. Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được tốc độ
tăng trưởng kinh tế (tính theo GDP) năm 1997 đạt 55000 tỷ đồng, tăng rất nhiều lần so
với năm 1975. Bình quân đầu người đạt 1119 đô la Mỹ gấp 3,5 lần so với cả nước và
gấp 3 lần so với năm 1975. Với sự phát triển cao của tất cả các ngành công, nông,
thương, ngư, lâm nghiệp. Với diện tích gần 2100km2 và số dân 5 triệu người, thành
phố Hồ Chí Minh thuộc hàng những thành phố lớn ở Đông Nam Á. Là thành phố trẻ
mới 300 tuổi, nhưng nhờ nằm ở vị trí thuận lợi cho giao thông trong nước, khu vực và
quốc tế, tốc độ công nghiệp hóa - đô thị hóa của thành phố Hồ Chí Minh khá cao,
nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế- thương mại - du lịch và dịch vụ lớn nhất
nước ta. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử thành phố Hồ Chí Minh đã không có được
những bước phát triển ngang tầm vị trí của mình.
Việc chuyển từ một nền kinh tế đóng sang mở đã giúp đất nước và gia đình thoát
khỏi bế tắc của nạn khủng hoảng kinh tế - xã hội triền miên trong nhiều năm. Các gia
đình giành được quyền chủ động trong kinh doanh, phát huy tiềm năng kinh tế(vốn, tư
liệu sản xuất, kinh nghiệm làm ăn)và trí sáng tạo để kinh doanh làm giàu. Hoạt động
sản xuất cùng như các mặt hoạt động khác được tự do, thoải mái linh hoạt hơn trước
rất nhiều. Tiếc thay cùng với những cái tốt đẹp, thành phố ta cũng thâm nhập những


thứ rác rưởi đồi trụy, lối sống gấp, văn hóa độc hại, các quan niệm hôn nhan và gia
đình không phù hợp với Việt Nam, tệ nạn xã hội đang phát triển, lối sống thực dụng
xuất hiện trong đời sống xã hội, gia đình, các giá trị đạo đức truyền thống bị đảo lộn,
đặt quyền lợi cá nhân lên trên mọi đạo lý trong quan hệ giữa các thành viên gia đình,
họ hàng, thân tộc, sự phân biệt giàu nghèo ngày càng lớn . . . Tác nhân chính của vấn
đề này là sự vận động của nền kinh tế thị trường và những biến đổi nhiều mặt của
thành phố.
Thật ra, các mặt xuống cấp trên đây còn do những nguyên nhân khác nữa. Ở

nước ta muốn phát triển kinh tế quốc dân bắt buộc phải mở rộng cơ chế thị trường. Do
đó chúng ta không thể loại bỏ kinh tế thị trường vì cho rằng nó mang đến nhiều mặt
tiêu cực trong đời sống gia đình. Vấn đề chính là phải tìm ở trách nhiệm của các gia
đình và những vấn đề tư tưởng, tổ chức, cơ chế vận hành của Nhà nước ta trong việc
thi hành các chính sách còn chưa hợp lí. Ở các gia đình việc thực hiện các chức năng
không đồng đều, có sự nhận thức không đúng về các giá trị, chuẩn mực đạo đức của
gia đình trong giai đoạn chuyển đổi hiện nay.
* Về văn hóa - xã hội:
Mặt này cũng có những biến đổi đáng kể. Điều đầu tiên là vấn đề dân trí - giáo
dục được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Nhiều chương trình kế hoạch, biện
pháp cải tạo đổi mới, phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo đã được triển khai Các
loại trường lớp ngày càng đa dạng hóa. Hình thức nội dung giáo dục cũng đổi mới cho
phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh xã hội hiện đại. Triển khai quá trình xã hội hóa
giáo dục - đào tạo, trường lớp và số lượng giáo viên ngày càng tăng để đáp ứng nhu
cầu giảng dạy và học tập.
Mặt khác, ta còn chú ý đầu tư lớn vào ngành y tế để tạo điều kiện cơ sở vật chất
tốt, đào tạo những y bác sĩ lành nghề đáp ứng nhu cầu chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe
cho nhân dân. Nhà nước đã dành một khoảng đầu tư lớn cho ngành y tế mỗi năm để
mua sắm những trang thiết bị y tế mới hiện đại, phục vụ cho việc khám và chữa bệnh.
* Về văn hóa – nghệ thuật - sản xuất và báo chí:
Các lĩnh vực này phát triển một cách rầm rộ. Nam bộ nói chung, Sài Gòn - thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng là vùng đất mới, nhưng là nơi giao lưu với nhiều dòng
chảy của các nền văn hóa khác nhau. Sài Gòn một mặt đã tiếp nhận và tiếp thu tinh
hoa của các nền văn hóa ấy, mặt khác, không ngừng tạo ra những giá trị văn hóa phù
hợp với truyền thống văn hóa cộng đồng dân tộc Việt Nam có bề dày lịch sử hàng
nghìn năm. Nhiều đoàn kịch nói, cải lương, các hội chuyên nghiệp được hình thành,
một số hãng phim mới được thành lập. Hệ tư tưởng văn hóa cũng phát triển mạnh.
Các nhà sản xuất báo, tạp chí ra đời, đài truyền hình có hai kênh kết hợp với đài phát
thanh để đáp ứng nhu cầu học hỏi giải trí của nhân dân. Nhiều nhà bảo tàng lịch sử
được xây dựng: Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng cách mạng, Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng

. . . Thành phố còn tổ chức những hoạt động văn hóa sôi nổi, đặc biệt các lể hội truyền


thống:Giỗ tổ Hùng Vương, cúng đình, Lễ Nghinh Ông, hội hoa xuân, lễ tưởng niệm
các anh hùng liệt sĩ ở Bến Dược(Củ Chi). . .
Các hoạt động thể dục thể thao cũng rất sôi nổi, đạt nhiều kết quả cao trong
những kì thi quốc gia và thế giới, Đặc biệt phong trào tập thể dục buổi sáng phát
triển sâu rộng trong quần chúng nhân dân.
Thành phố ta cũng có tiềm năng lớn về khoa học công nghệ, lực lượng khoa học
kĩ thuật chiếm 85% cả nước với trên 1000 cán bộ có trình độ đai học, có người được
đào tạo ở nước ngoài.
2.2. Thực trạng của gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời kì đổi mới.
2.2.1. Về khái niệm gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh .
Trước hết ta cần tìm hiểu về khái niệm gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh.
Gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh không phải là gia đình truyền thống vì “gia
đình truyền thống chắc hẳn là gia đình ở nông thôn gia đình ở những xã hội nông
nghiệp Á Đông đã tồn tại lâu đời và gần như bất biến trên nhiều khía cạnh. Như vậy,
đó cũng là kiểu gia đình nông nghiệp, là một định chế gắn liền với nền nông nghiệp cổ
truyền” [4, 9].
Gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh cũng không phải là gia đình hiện đại, vì gia
đình hiện đại chắc hẳn là sản phẩm của một thành phố công nghiệp phát triển, dân cư
có lối sống đô thị và đạt đến một trình độ văn minh đô thị khá cao, trong khi đó thì
thành phố của chúng ta vẫn còn trong giai đoạn tiền công nghiệp, văn minh nông
nghiệp vẫn còn mang đậm trong đời sống văn hóa của mỗi người dân.
Cho nên, gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có thể được coi là
“gia đình quá độ” đang trong bước chuyển từ xã hội tiền công nghiệp sang xã
hội công nghiệp thực thụ.
Bên cạnh đó cũng cần phân biệt rõ cụm từ “gia đình thành phố Hồ Chí Minh”
không trùng khớp với khái niệm “gia đình Nam bộ”, mặc dù thành phố Hồ Chí Minh
thuộc Nam bộ. Trong khái niệm “gia đình thành phố Hồ Chí Minh” chúng ta có thể

thấy có mặt đầy đủ cả đặc trưng của gia đình - gia đình Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ.
Gia đình thành phố Hồ Chí Minh cũng không phải là gia đình người Kinh vì
ngoài dân tộc Kinh ra còn có hơn mười dân tộc khác nữa cùng chung sống trên địa
bàn thành phố. Mỗi dân tộc tuy có những nét văn hóa riêng nhưng ta vẫn có thể tìm
thấy những nét văn hóa khá chung ở trong một gia đình.
Tóm lại, thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố có đặc tính đa văn hóa(do có
nhiều nhóm nhập cư), do đó rất khó đưa ra một khái niệm gia đình hoàn hảo được.


Theo PTS. Nguyền Minh Hòa: khái niệm “gia đình thành phố Hồ Chí Minh” có lẽ đơn
giản được hiểu là một khái niệm dùng để chỉ các gia đình nói chung sinh sống trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh. Nó không dùng để chỉ rõ gia đình của một dân tộc, một
tôn giáo hay của một nhóm người cụ thể nào. Do vậy, khái niệm “gia đình thành phố
Hồ Chí Minh” nên được hiểu trong sự linh hoạt và mở cửa khái niệm này.
2.2.2. Thực trạng của gia đình thành phố Hồ Chí Minh trong thời kì đổi mới
Tất cả những đặc điểm về kinh tế - văn hóa - xã hội trên đã ảnh hưởng sâu rộng
đến thực trạng gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay trên nhiều bình diện.
* Thứ nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh hình thành nhiều kiểu gia đình khác
nhau
- Các kiểu gia đình cơ bản:
+ Gia đình hạt nhân (hay còn gọi là gia đình đơn). Đó là kiểu gia đình chỉ có cha
mẹ và con cái do chính họ sinh ra. Kiểu gia đình này phổ biến ở các đô thị lớn, tập
trung ở các tầng lớp công nhân viên chức, trí thức, lực lượng vũ trang. Ưu điểm cơ
bản của nó là sự thoát ly của con cái khi đã trưởng thành lập nên gia đình hạt nhân
mới, độc lập về chỗ ở và quan hệ kinh tế, cơ cấu gọn nhẹ dễ cơ động, linh hoạt và có
khả năng thích ứng nhanh với các biến đổi xã hội. Do đó kiểu gia đình này sẽ tăng lên
trong xã hội công nghiệp hóa - đô thị hóa. Tuy nhiên, vì gia đình chỉ có hai thế hệ nên
các mối quan hệ gia đình không chặt chẽ, ảnh hưởng của các thế hệ tới nhau rất ít.
Cha mẹ không kiểm soát được hành vi của con cái, không hỗ trợ lẫn nhau về vật chất
và tinh thần, khả năng tự vệ đối với xã hội thấp.

+ Gia đình mở rộng(gia đình kép): Đây là kiểu gia đình tồn tại ba thế hệ trở lên.
Ông bà - cha mẹ - con cái(tam, tứ, đại đồng đường). Kiểu gia đình này thịnh hành ở
nông thôn Châu Á. Ưu điểm của nó là sự gắn bó cao về tình cảm theo huyết thống,
giữ gìn được những truyền thống tốt đẹp, các thành viên có điều kiện giúp đỡ nhau về
tinh thần lẫn vật chất. Tuy nhiên sự khép kín trong nội bộ thân tộc dễ đưa đến thái độ
cự đoan, bảo trì những tập tục lạc hậu giữa các thế hệ già trẻ thường nảy sinh những
mâu thuẫn, cơ cấu gia đình phức tạp nên không phù hợp hoàn cảnh và điều kiện sống
của xã hội hiện đại. Vì thế, kiểu gia đình này sẽ giảm dần trong xã hội công nghiệp
hóa - đỗ thị hóa. Nhưng không có nghĩa là nó mất hẳn.
Các kiểu gia đình biến thái
+ Gia đình pha trộn: gồm những đôi kết hôn sau một vài lần ly hôn, họ đã có một
hoặc hai dòng con ở các cuộc hôn nhân trước và những đứa con của cuộc hôn nhân
này. Loại gia đình này chiếm tỷ lệ không cao. Kiểu gia đình này khá phức tạp trong
mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình thường là không thuận thảo. Do đó,
phần lớn là không bền vững. Kiểu gia đình này sẽ tăng chậm.


+ Gia đình chỉ có cha hoặc mẹ độc thân: đời sống của những gia đình này khá
neo đơn, con cái không được chăm sóc đầy đủ vì do bố mẹ ly dị hoặc chết, hoặc con
ngoài giá thú. Kiểu gia đình này tiếp tục tăng do tỷ lệ ly hôn tăng.
+ Kiểu gia đình tồn tại trên thực tế: Kiểu gia đình gọi là “hôn nhân thực tế”
nhưng không có chứng thực của pháp luật (tái hôn, vợ lẽ, nam nữ độc thân sống chung
như vợ chồng). Kiểu gia đình này sẽ tăng.
+ Kiểu gia đình thiếu: Chỉ có vợ chồng không có con cái do vô sinh hoặc không
muốn có con. Tỷ lệ này ở các đô thị lớn khá cao, nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh.
Kiểu gia đình này sẽ giảm.
+ Số hộ ông bà già cô đơn: Chỉ có một ông(bà) hoặc con cảhai ông bà nhưng
không có con cháu chung sống nên đời sống vất vả. Đời sống kinh tế có thể được cải
thiện nhưng đời sống tinh thần thì không.
+ Các cặp đồng tính luyến ái: Những cặp này độ bền vững không cao, pháp luật

ta không thừa nhận kiểu hôn nhăn này và các cấp xã hội cần quản lý để họ không gây
phiền phức cho xã hội.
* Thứ hai là quy mô gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh
Có nhiều lý do ảnh hưởng đến quy mô gia đình như:
Yếu tố khách quan: Do tác động trực tiếp của công nghiệp hóa - đô thị hóa và
kinh tế thị trường, quy mô gia đình hạt nhân thường nhỏ(số lượng con ít 1- 2 con). Vì
thực tế là đông con khó sống ở thành phố(nhu cầu ăn, mặc, ở đều cao, thu nhập của
công nhân viên chức lại thấp). Gia đình không còn là đơn vị kinh tế độc lập(như xã
hội nông nghiệp), mỗi thành viên trong gia đình là công nhân viên chức của Nhà nước
. . . Khi đó gia đình trở thành một đơn vị tiêu dùng sản phẩm xã hội và sử dụng các
dịch vụ xã hội. Trẻ em không còn là lực lượng sản xuất mà được học hành, vui chơi.
Do đó, tính chất gia trưởng và nhu cầu tìm kiếm con trai giảm đi đáng kể, tuổi kết hôn
cũng muộn hơn. Giờ đây người ta không tự hào vì có “con đàn cháu đống” mà tự hào
vì có điều kiện vật chất cao. Hơn nữa xã hội công nghiệp đòi hỏi đơn vị gia đình phải
có tính cơ động nhanh để di chuyến theo nghề nghiệp.
- Yếu tố chủ quan: Do tác động của các nhân tố tâm lý tộc người, tâm lý tôn giáo
và mức sống.
Theo thống kê của PTS. Nguyễn Minh Hòa, so với cả nước thì tỷ lệ dân số tự
nhiên của thành phố là thấp(1,73%)(cả nước là 2,30%). Nhưng xét từng phần cục bộ
thì sự tăng giảm rất khác nhau. ví dụ như:
+ Nhóm cư dân người Hoa; Tập trung ở ba quận: quận 5, quận 6, quận 11.
Chiếm khoảng hơn 10% dân số thành phố. Họ quan niệm việc sinh đẻ là lẽ tự nhiên,
“hào con hào của” . . . Mặt khác, do tâm lý “tha phương”, họ muốn cho dòng họ ngày


càng mạnh lên để hỗ trợ nhau trong cuộc sống, nhất là họ muốn có con trai để có
người “nối dõi tông đường”, kế thừa tài sản, hương khói. Vì vậy, cộng đồng này mức
tăng dân số quá nhanh, 74% số hộ muốn có 3 con trở lên (theo tài liệu phỏng vấn
100% hộ gia đình của PTS Nguyễn Minh Hòa)
+ Nhóm dân cư người Chăm : không nhiều nhưng tỉ lệ sinh sản rất cao. Do quan

niệm của đạo Hồi: trách nhiệm của mọi người là lấy vợ chồng sinh con đẻ cái, không
được nạo thai. Cũng theo tài liệu thống kê của PTS. Nguyễn Minh Hòa, tỉ lệ muốn có
ba con trở lên là 50% trong đó có 17% muốn có năm con trở lên. Đặc biệt, họ thích
sinh con gái(60%), do chế độ mẫu hệ.
+ Nhóm cư dân người nghèo : Chiếm 30% - 40% dân số thành phố. Họ làm đủ
các công việc chân tay nhưng đời sống thấp kém(thu nhập một tháng không quá 50
ngàn đồng đến 70 ngàn đồng một đầu người). Theo logic thì họ phải có ít con , nhưng
ngược lại họ đẻ rất nhiều con (47% muốn có 3 con trở lên).
+ Ngược lại các nhóm dân cư trên, dân cư người Kinh có mức sống cao lại có
quy mô gia đình nhỏ(hai con : 68%- 72%).
- Quy mô gia đình mở rộng ở thành phố Hồ Chí Minh chiếm không cao do đòi
hỏi tính cơ động và gọn nhẹ của đơn vị gia đình ở đô thị. Do đó, những người từ vùng
khác đến chủ yếu là những người độc thân hay gia đình đơn với quy mô nhỏ để dễ bề
đối phó với bất trắc. Tâm lí cha mẹ già ngày nay cũng không thích nhờ vả con cái. Với
những người làm cán bộ công nhân viên chức Nhà nước thì họ hưởng lương hưu; còn
người buôn bán, sau khi lo cho con cái xong thì họ dành dụm để lo tuổi già. Có những
ông bà già muốn sống chung với con cái nhưng do điều kiện nhà cửa chật hẹp hoặc
con cái “hẹp lòng”. Thế hệ trẻ ngày nay cũng không thích chung sống với người già,
họ thích sống độc lập cả tinh thần lẫn vật chất nhưng họ vẫn không quên bổn phận con
cái đối với cha mẹ. Đây là điều khác với giới trẻ Phương Tây. Sự lựa chọn này là tối
ưu đối với thế hệ trẻ Việt Nam vì nó kết hợp hai thế mạnh của Châu Âu là “tự do” và
Châu Á là “bổn nhận”. Truyền thống chăm sóc những người cao tuổi bị rạn rứt, do đó
chính phủ các nước Châu Á đã tìm ra nhiều chính sách xã hội. Chẳng hạn như ở Trung
Quốc xử phạt nặng đối với những con cái bạc đãi cha mẹ, ở Xingapo nếu hộ gia đình
nào có nuôi dưỡng người già thì được miến giảm một số loại thuế, được ưu tiên mua
nhà giá rẻ, ở Đài Loan, những nhà máy, công ty nào nhận người cao tuổi vào làm việc
thì sẽ được giảm thuế...
* Thứ ba là chức năng của gia đình ở Thành Phố Hồ Chí Minh cũng có những
biến đổi.
Gia đình là một thiết chế xã hội xuất hiện sớm nhất và có lẽ là bền vững nhất của

nhân loại. Trước những thăng trầm của lịch sử và biến thiên của dòng thời gian, các
chức năng cơ bản nhất của gia đình vẫn không biến mất, hỏi lẽ tự nhiên và đơn giản là
nếu một tổ chức nào mất chức năng thì không có lý do gì để tồn tại nữa. Tuy nhiên,
khi điều kiện và hoàn cảnh của xã hội có sự thay đổi lớn thì nhất định sẽ đưa đến thay


đổi ít nhiều một vài chức năng nào đó, Điều nhận thấy đầu tiên là từ gia đình đa chức
năng sang gia đình đơn chức năng(chuyên môn hóa). Gia đình lúc đầu là một “đơn vị
xã hội duy nhất” (Mác- Ăngghen), gia đình là cộng đồng sinh hoạt, cộng đồng là
khuôn khổ tồn tại và là thế giới của mỗi người. Dần dần, cùng với sự phát triển của
phân công lao động và các quan hệ xã hội, các chức năng của gia đình được chuyên
môn hóa và trở thành tương đối độc lập với xã hội và bị xã hội chi phối.
Gia đình từ một đơn vị sản xuất tự chủ, độc lập ở một số nước(chủ yếu các nước
phát triển) chuyển dần thành một đơn vị tiêu dùng là chủ yếu. Và việc tổ chức sản
xuất kinh doanh do các tổ chức xã hội tư nhân và Nhà nước chịu trách nhiệm là chính.
Nhiều chức năng gia đình được các thiết chế xã hội khác san sẻ trách,nhiệm như giáo
dục trẻ em, săn sóc người ốm, bảo vệ các thành viên gia đình.
Ở thành phố Hồ Chí Minh sự biến đổi này diễn ra như thế nào trong mối quan hệ
với những biến đổi đang diễn ra ở lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội?
Chức năng sản xuất ra sức lao động.
Cuối thê kí XX khoa học đã đại đến những bước tiến dài trong lĩnh vực sinh sản
như sinh con trong ống nghiệm, ngân hàng tinhtrùng, phôi, mangthai hộ . . . Nó cũng
có mặt tích cực nhưng nếu lạm dụng qúa mức là điều hết sức nguy hại cho xã hội.
Vậy ở Việt Nam nói chung thành phố Hồ Chí Minh nói riêng thì chức năng này
giảm hay biến mất? Theo PTS. Nguyễn Minh Hòa thì chức năng tái sản sinh xã hội
của gia đình ở thành phố hiện nay không có gì đáng lo lắng vì sẽ không có gì thay đổi
đáng kể ít nhất là cho đến giữa thế kỉ tới. Những kỹ thuật sinh sản mới chỉ được áp
dụng ở những trường hợp bất khả kháng, chứ tâm lý phụ nữ Việt Nam không thích
kiểu sinh sản này. Theo giáo sư Lê Thi chức năng sinh đẻ từ một quá trình tự nhiên
sang qua trình xã hội tự giác. Trước đây, không có sự tách rời giữa chức năng sinh đẻ

của gia đình với sự thỏa mãn tình dục của đôi vợ chồng chức năng sinh đẻ ra khỏi nhu
cầu đáp ứng về tình dục. Do việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình, chức năng này
cũng giảm dầm.
Chức năng kinh tế:
Tiến trình công nghiệp hóa - đô thị hóa và kinh tế thị trường chỉ mới khơi động ở
Thành Phố Hồ Chí Minh được vài năm nay nhưng thực tế nó đã tác động sâu rộng đến
tất cả mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Một trong những chức năng ảnh
hưởng sâu sắc là chức năng hoạt động kinh tế gia đình.
Trong xã hội nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chức năng kinh tế của gia đình
đóng vai trò vô cùng quan trọng vì gia đình thật sự là một đơn vị kinh tế độc lập, khép
kín. Mỗi một gia đình tự đảm nhiệm trọn vẹn một qui trình gồm có “sản xuất - phân
phối - trao đổi - tiêu dùng. Khi chuyển sang xã hội công nghiệp và đô thị hóa thì gia
đình vẫn làm kinh tế nhưng không hoạt động như một đơn vị độc lập tự chủ.


+ Gia đình nông dân ở vùng đô thị hóa mới :
Trước đây, các gia đình này là một đơn vị sản xuất độc lập vì chủ yếu họ sống
bằng nghề nông. Do tiến trình công nghiệp hóa - độ thị hóa các gia đình bị mất dần đi
chức năng là một đơn vị kinh tế. Các nông dân bị mất đất canh tác, nông thôn trở
thành đô thị, nông dân trở thành công nhân, buôn bán nhỏ, tạp vụ, làm thuê mướn và
kể cả “vô sản lưu manh”(như Mác gọi). Tiến trình công nghiệp hóa,đô thị hóa ở thành
phố Hồ Chí Minh chỉ mới khởi động nhưng những hệ qủa của nó diễn ra theo đúng
trình tự như những gì đã từng xảy ra ở các nước đi trước.
+ Hộ gia đình làm kinh tế trong khu vực nội thành.
Ở nội thành các gia đình cũng mất đi chức năng là một đơn vị kinh tế độc lập và
trở thành đơn vị tiêu thụ sản phẩm và tiêu dùng các dịch vụ xã hội - hỏi lẽ, do không
đủ sức cạnh tranh với các công ty lớn, công nghệ tiên tiến. Các đơn vị sản xuất tiểu
thủ công và công nghiệp nhỏ với quy mô gia đình bị tan vỡ hàng loạt. Hoặc họ phải
liên kết với nhau thành đơn vị sản xuất lớn hơn như công ty, tổ hợp . . . hoặc làm
nhiều nghề khác nhau để kiếm sống . . .xu thế này sẽ còn tiếp tục diễn ra nhanh và

mạnh hơn ở thành phố Hồ Chí Minh. Đó là xu thế tất yếu do quy hoạch biến ngoại
thành thành nội thành. Điều quan trọng là làm sao cho quá trình này ít gây tổn thất
nhất cho nhân dân. Vì vậy những dự án công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải quan tâm
đến mặt vật chất lẫn mặt xã hội(chuẩn bị tốt về tư tưởng cho người nông dân, tính toán
tiến độ đền bù hợp lí có kế hoạch dạy nghề cho dân cư nhất là đối với thanh niên, tạo
điều kiện cho những gia đình còn muốn tiếp tục sản xuất nông nghiệp).
Tuy nhiên, ờ thành phố Hồ Chí Minh chức năng kinh tế hỗ trợ gia đình không
hoàn loàn bị triệt tiêu nó còn tồn tại dai dẳng trong nhiều năm và Nhà nước cần có
chính sách xã hội tương ứng để hỗ trợ quá trình chuyến đổi này nhằm duy trì sản xuất
hộ gia đình trong những điều kiện cho phép với hình thức mới và chất lượng mới.
- Chức năng xã hội hóa :
Xã hội hóa là một chức năng cơ bản nhất của gia đình và nó cũng là một trong
các chức năng bị biến đổi mạnh nhất dưới tác động của ngoại cảnh.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, khi chuyển sang xã hội công nghiệp - đô thị thì chức
năng này của gia đình bắt dầu có những biến đổi đáng kể. Biểu hiện như sau :
+ Sự chuyển giao từ giáo dục truyền thống gia đình sang cho giáo dục công nghệ
của hệ thống trường học.
Gia đình truyền thống rất chú ý đến việc giáo dục những giá trị đạo đức cho các
thành viên trong gia đình thông qua những câu ca dao, tục ngữ, truyện ngụ ngôn, giáo
dục những kỹ năng hoạt động nghề nghiệp thông qua lối truyền nghề trực liếp bằng
kinh nghiệm từ thực tiễn lao động. Bên cạnh đó, lối giáo dục này thường thiên về tình
cảm. Do đó nó thường không có kế hoạch, quy mô nhỏ, không đồng bộ . . . khi chuyển


×