Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
------------    ------------

NGUYỄN THỊ BÍCH NGA

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN
NHÂN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI Ở HUYỆN VĨNH CỬU, TỈNH ĐỒNG NAI.

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------

NGUYỄN THỊ BÍCH NGA

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN
NHÂN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI Ở HUYỆN VĨNH CỬU, TỈNH ĐỒNG NAI.
Chuyên ngành: ĐỊA LÝ HỌC
Mã số: 60 31 95

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Phạm Gia Trân

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Để hoàn thành được luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn Thầy TS. Phạm
Gia Trân, người đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt cho tôi những kiến thức và
phương pháp làm việc, động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện
đề tài.
Tôi cũng xin cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Cửu, Phòng thương binh
lao động và xã hội huyện Vĩnh Cửu, Ban giám đốc công ty Changsing, công ty sản
xuất gỗ Minh Thành, công ty sản xuất ván ép Minh Hải, cùng các anh chị công
nhân đang làm việc tại quý công ty đã dành thời gian quý báo tận tình giúp đỡ để
tôi có thông tin làm cơ sở thực hiện nghiên cứu này.
Đồng thời cũng cảm ơn các Thầy, Cô trong khoa Địa lý trường Đại học sư
phạm đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn là chổ dựa tinh thần vững
chắc, tạo điều kiện cho tôi thực hiện tốt luận văn này.
Trong quá trình thực hiện đề tài vẫn còn nhiều sơ sót. Kính mong quý thầy
cô góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.

Học viên
Nguyễn Thị Bích Nga


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Nguyễn Thị Bích Nga
Là học viên cao học Khoá 19 chuyên ngành Địa Lý học của trường Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh niên khoá 2008-2011.
Tôi xin cam đoan đây là phần nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết
luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố

ở các nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên

Nguyễn Thị Bích Nga


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển
kinh tế xã hội ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai” được thực hiện với các nhiệm
vụ: 1) Tìm hiểu thực trạng nguồn lao động của huyện Vĩnh Cửu và khả đáp ứng
nguồn lao động cho nhu cầu phát triển kinh tế địa phương; 2) Đánh giá các chương
trình nâng cao nguồn lao động đã và đang thực hiện ở huyện Vĩnh Cửu; 3) Đề xuất
những đóng góp cho các chương trình hành động của chiến lược xây dựng nguồn
lao động chất lượng cao cho giai đoạn 2010-2020 để thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH
trên địa bàn huyện.
Các dữ liệu sử dụng trong đề tài gồm dữ liệu thứ cấp từ báo cáo và số liệu
thống kê do phòng thương binh lao động, phòng thống kế huyện Vĩnh Cửu cung
cấp; dữ liệu sơ cấp từ điều tra bảng hỏi và phỏng vấn sâu.
Nguồn lao động ở huyện Vĩnh Cửu dồi dào nhưng chủ yếu là lao động phổ
thông, lao động nữ chiếm số đông trong cơ cấu lao động tại địa phương, bên cạnh
nguồn lao động tại chỗ thì lao động nhập cư cũng vai trò quan trọng trong hoạt động
sản xuất của các công ty trên địa bàn huyện. Điều này đòi hỏi lãnh đạo huyện và các
chủ doanh nghiệp có chương trình, kế hoạch phù hợp để sử dụng hiệu quả nguồn
lực quan trọng này trong phát triển kinh tế.
Ở huyện Vĩnh Cửu có sự chuyển dịch lao động trong cơ cấu ngành kinh tế
giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong các
ngành công nghiệp và dịch vụ.
Lao động làm việc tại các công ty chủ yếu là lao động tại địa phương, trong

cơ cấu lao động có sự chênh lệch về giới tính nam và nữ (lao động nữ cao hơn lao
động nam). Các doanh nghiệp khi tuyển lao động đều đưa ra giới hạn độ tuổi lao
động, nhóm tuổi chiếm số đông là 18- 45 tuổi. Giai đoạn 2006-2010 là thời gian số
lao động hoạt động trong khu vực 2 tương đối cao, thu nhập cũng tăng lên trung
bình khoảng 2,4 triệu/tháng/người.
Khởi điểm bắt đầu công việc của phần lớn người lao động là con số zero,
nhưng khi được công ty mở khóa đào tạo họ nắm vững và thành thạo công việc rất


nhanh (dưới 6 tuần). Sau khi bắt đầu công việc chính thức họ làm việc với thái độ
nghiêm túc sẵn sàng tăng ca nếu đơn đặt hàng nhiều; đa số công nhân cho rằng công
việc hiện tại không quá tải; khả năng của họ đáp ứng tốt cho việc và hiệu quả rất tốt
đạt mức cao.
Nhìn một cách tổng thể thì trình độ chuyên môn của công nhân còn thấp,
phần lớn người lao động không có bằng cấp chuyên môn nên làm việc tay chân là
chủ yếu. Để giúp người lao động nâng cao trình độ chuyên môn các doanh nghiệp
đã cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho họ, nhưng chỉ một phần nhỏ- chủ yếu là nhân
viên văn phòng tham gia học thêm sau giờ làm việc để bổ sung trình độ chuyên
môn, còn phần đông công nhân vì nhiều lí do không tham gia bất kì khóa học nào.
Để nguồn lao động huyện Vĩnh Cửu trở thành động lực thúc đẩy quá trình
phát triển kinh tế và sự nghiệp CNH- HĐH, tác giả đưa ra những nhóm giải pháp
chính là: tăng cường mạng lưới dạy nghề, đẩy mạnh hệ thống chăm sóc sức khỏe
cho người lao động trong doanh nghiệp, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động
của các doanh nghiệp, có chế độ đãi ngộ, khen thưởng phù hợp hơn và người lao
động cần phát huy hơn nữa tinh thần trách nhiệm của mình trong công việc.


ABSTRACT

The thesis “Solutions to the Enhancement of Labor Quality for Socioeconomic Development in Vinh Cuu District, Dong Nai Provinve” owes itself to the

following missions: 1. Finding out the labor reality in Vinh Cuu district and the
ability to respond to the labor demands for the local economic development; 2.
Evaluating programs for labor improvement being implemented in Vinh Cuu
district; 3. Making proposals for action plans to produce high-quality labor during
the phase 2010-2020 to promote the cause of local industrialization and
modernization.
The thesis adopts secondary data from reports and statistics provided by the
Department of Labor and War Invalids and the Statistics Department of Vinh Cuu
District, and preliminary data gathered from questionnaires and interviews.
The human resource at Vinh Cuu district is abundant; however, common and
female labor dominates the local labor structure. In addition to the local force,
immigrant labor also takes an important role in production activities at local
companies. This fact has required district authorities and business owners to set up
appropriate programs and plans for effective utilization of this significant resource
for economic development.
Vinh Cuu district has seen a labor shift in the economic structure with lower
proportion in agriculture, and higher proportion in industry and service.
In order for the labor resource in Vinh Cuu district to be the driving force
boosting economic development and industrialization and modernization, the
researcher has proposed a number of main groups of solutions including: promoting
educational activities, reinforcing vocational network, improving public health care,
integrating training with labor demands from businesses, adopting proper perk and
awarding policies and developing the labor market.

Generally, the workers’ professional skills are low, most workers have
no qualifications at all. As a result, they mainly engage in manual work . To


help employees improve
to create favorable

mainly office

their professionals,

conditions for

businesses have

them, but only

workers participate classes after

a

work to

small

tried
fraction,

supplement their

professional level. Most workers for many reasons do not join any classes yet.

To help the labor force of Vinh Cuu district become a driving force
for

economic development and industrialization and modernization


for economic development and

industrialization

and

modernization, the

author offers group solutions as follows: to strengthen vocational training
network, promote medical care system for workers in the enterprises, linking
training employers to the needs of businesses, treatment regimes must be
more rewarding and the employees need to further develop a sense of
responsibility in therir work.

To help the labor force of Vinh Cuu district become a driving force
for

economic development and industrialization and modernization

for economic development and

industrialization

and

modernization, the

author offers group solutions as follows: to strengthen vocational training
network, promote medical care system for workers in the enterprises, linking
training employers to the needs of businesses, treatment regimes must be

more rewarding and the employees need to further develop a sense of
responsibility in therir work.


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng
2.1

Nội dung
Dân số, lao động và cơ cấu lao động theo ngành kinh tế thời kỳ
2005– 2010.

2.2

Nguồn lao động huyện Vĩnh Cửu phân theo trình độ học vấn giai
đoạn 2005 – 2010.

2.3

Nguồn lao động huyện Vĩnh Cửu phân theo trình độ chuyên môn
giai đoạn 2005 – 2010.

2.4

Số lao động được đào tạo chuyên môn thời kì 2005 – 2010.

2.5

Phát triển công nghiệp huyện Vĩnh Cửu thời kỳ 2005- 2010


3.6

Độ tuổi lao động của người lao động phân theo loại hình công ty

3.7

Giới tính của người lao động phân theo loại hình công ty

3.8

Loại hình lao động phân theo loại hình công ty

3.9

Thời gian bắt đầu làm việc của công nhân phân theo loại hình
công ty

3.10

Thu nhập trong tháng của công nhân phân theo loại hình công ty

3.11

Ý kiến của công nhân về tăng ca phân theo loại hình công ty

3.12

Ý kiến của công nhân về thời gian nắm vững công việc phân
theo loại hình công ty.


3.13

Ý kiến của công nhân về quá tải công việc phân theo loại hình
công ty.

3.14

Ý kiến của công nhân về khả năng đáp ứng công việc phân theo
loại hình công ty.

3.15

Hiệu quả công việc phân theo loại hình công ty

3.16

Bằng cấp chuyên môn của công nhân phân theo loại hình công ty

3.17

Ý kiến của công nhân về việc công ty tạo điều kiện nâng cao tay
nghề cho người lao động phân theo loại hình công ty

Trang


3.18

Ý kiến của công nhân về việc học thêm sau giờ làm việc phân
theo loại hình công ty.


3.19

Ý kiến của công nhân về chăm sóc sức khỏe phân theo loại hình
công ty.

3.20

Ý kiến của công nhân về chế độ nghỉ ngơi, giải trí phân theo loại
hình công ty.

3.21

Ý kiến của công nhân về chế độ tiền lương phân theo loại hình
công ty.

3.22

Ý kiến của công nhân về mức độ yêu thích công việc phân theo
loại hình công ty.

3.23

Ý kiến của công nhân về dự dịnh chuyển đổi công việc phân
theo loại hình công ty.

24

Kế hoạch đào tạo lao động theo trình độ học vấn


25

kế hoạch đào tạo lao động hàng năm.

26

Nhu cầu vốn cho đào tạo nguồn lao động.

27

Danh mục các công trình giáo dục đầu tư xây mới giai đạon
2010 – 2020.

28

Quy hoạch đầu tư phát triển mạng lưới y tế trên địa bàn huyện
Vĩnh Cửu đến năm 2020

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NN

: Nông nghiệp

NNL

: Nguồn lao động

THCS

: Trung học cơ sở


THPT

: Trung học phổ thông

KT-XH

Kinh tế- xã hội

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa


DANH MỤC BẢN ĐỒ - BIỂU ĐỒ - HỘP
Bản đồ 1: Bản đồ hành chánh tỉnh Đồng Nai
Biểu đồ, Nội dung

Trang

hộp
3.1

Độ tuổi lao động của người lao động phân theo loại hình công ty

48

3.2

Giới hạn tuổi lao động phân theo loại hình công ty


51

3.3

Thời gian bắt đầu làm việc của công nhân phân theo loại hình 53
công ty

3.4

Ý kiến của công nhân về quá tải công việc phân theo loại hình 58
công ty.

3.5

Hiệu quả công việc phân theo loại hình công ty

3.6

Ý kiến của công nhân về việc học thêm sau giờ làm việc phân 66

61

theo loại hình công ty.
3.7

Ý kiến của công nhân về chế độ tiền lương phân theo loại hình 71
công ty.

3.8


Ý kiến của công nhân về dự dịnh chuyển đổi công việc phân 74
theo loại hình công ty.

21.

Thiếu lao động trình độ chuyên môn

35

3.2

Giải quyết việc làm cho người lao động

53

3.3

Kế hoạch đào tạo NNL

57

3.4

Trình độ người lao động không đáp ứng đủ yêu cầu tuyển dụng

61

3.4


Vui chơi, thăm hỏi

70

3.5

Đảm bảo quyền lợi công nhân

71


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................. 3
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................ 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................. 9
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................... 10
DANH MỤC BẢN ĐỒ - BIỂU ĐỒ - HỘP .................................. 11
MỤC LỤC ...................................................................................... 12
MỞ ĐẦU ......................................................................................... 14
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 14
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài .............................................. 17
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 18
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .............................................. 19
4.1. Các quan điểm nghiên cứu ................................................................. 19
4.1.1. Quan điểm hệ thống ................................................................................19
4.1.2. Quan điểm tổng hợp ................................................................................19
4.1.3. Quan điểm bền vững ...............................................................................19
4.2.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu .............................................................20
4.2.3 Phương pháp nhập và xử lý số liệu bảng hỏi...........................................20
4.2.4 Phương pháp phân tích, tổng hợp đánh giá ............................................20


5. Lịch sử nghiên cứu của đề tài ............................................................... 21
6. Giả thiết nghiên cứu .............................................................................. 22
7. Ý nghĩa thức tiễn và ý nghĩa của khoa học của đề tài ......................... 23

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................................ 25
1.1 Các khái niệm cơ bản........................................................................... 25
1.2 Vai trò nguồn nhân lực chất lượng cao đối với sự phát triển KT – XH
hiện nay....................................................................................................... 29

Chương 2: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN VĨNH CỬU ................. 34
2.1 Điều kiện tự nhiên................................................................................ 34
2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................... 41


Chương 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT NGUỒN NHÂN LỰC Ở
HUYỆN VĨNH CỬU ..................................................................... 57
3.1 Thông tin chung ................................................................................... 58
3.2 Đặc điểm công việc............................................................................... 66
3.3 Trình độ chuyên môn và nâng cao tay nghề của người lao động ..... 73
3.4 Quyền lợi người lao động .................................................................... 78
3.5 Chuyển đổi công việc trong thời gian tới ............................................ 83

Chương 4: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN LAO
ĐỘNG ............................................................................................. 86
4.1 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực của huyện Vĩnh Cửu.............. 86
4.2 Đánh giá về giải pháp phát triển nguồn nhân lực của huyện Vĩnh
Cửu.............................................................................................................. 91
4.3 Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực của công ty .................. 92
4.4 Đánh giá về giải pháp phát triển nguồn nhân lực của công ty TNHH

Changsing ................................................................................................... 95

TÓM TẮT VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 99
KẾT LUẬN .................................................................................. 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 106
PHỤC LỤC .................................................................................. 108


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lý thuyết và thực tiễn phát triển kinh tế ở tất cả các nước trên thế giới đã cho
thấy nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình tăng trưởng
và phát triển kinh tế. Hayami và Godo (2005) cho rằng: “Trong giai đoạn đầu của
quá trình phát triển, mô hình tăng trưởng kinh tế chủ yếu là dựa vào tích luỹ vốn vật
chất. Tuy nhiên, quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế trong giai đoạn sau chủ
yếu sẽ dựa trên cải tiến công nghệ và phát triển vốn con người hay nguồn nhân lực”.
Trên thực tế, sự hồi phục nhanh chóng của Tây Âu cùng với kế hoạch Marshall thời
hậu chiến, sự phát triển thần kỳ của nhiều nước ở khu vực Đông Á: Nhật Bản và tốc
độ tăng trưởng nhanh chóng của nhiều nước công nghiệp mới: Hàn Quốc, Đài Loan,
các nước ASEAN và Trung Quốc đều phần lớn nhờ vào nguồn nhân lực (NNL) có
chất lượng cao. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có chương trình mang tính
chất chiến lược về đầu tư và phát triển con người của riêng mình hướng theo một
nguyên tắc chung là đặt con người vào trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội,
sự thừa nhận vai trò quan trọng và quyết định của nhân tố con người trong phát triển
kinh tế - xã hội vừa mang ý nghĩa bước ngoặt của tư duy nhân loại, vừa mở ra một
triển vọng mới cho tất cả các nước. Sự thành bại của chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở mỗi nước đang tùy thuộc vào những bí quyết về đào tạo, sử dụng và phát
huy nhân tố con người. “Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo
ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất
lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. “ ( trích Bộ
Luật Lao Động).

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là con đường tất yếu của mọi quốc gia nhằm
phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần phải huy
động mọi nguồn lực cần thiết (trong nước và từ nước ngoài), bao gồm: nguồn nhân
lực, nguồn lực tài chính, nguồn lực công nghệ, nguồn lực tài nguyên, các ưu thế và
lợi thế (về điều kiện địa lý, thể chế chính trị, …). Trong các nguồn này thì nguồn
nhân lực là quan trọng, quyết định các nguồn lực khác. Việt Nam là một trong


những nước có dân số đông, NNL khá dồi dào nhưng trình độ của người lao động
chưa cao nên cần có một chiến lược lâu dài, với tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết
của cả dân tộc và kết hợp với sự hỗ trợ của các nước trên thế giới để tiến kịp trình
độ phát triển kinh tế của các nước tiên tiến. Thực hiện tư tưởng vĩ đại của chủ tịch
Hồ Chí Minh: "Lấy sức ta mà giải phóng cho ta, phải tri thức hóa Đảng, tri thức hóa
dân tộc tiếp tục tri thức hóa công nông, cả nước là một xã hội học tập, phát huy
truyền thống những ngày mới giành độc lập năm 45 cả nước học chữ, cả nước diệt
giặc dốt, cả nước diệt giặc đói. Phải nắm lấy ngọn cờ khoa học như đã nắm lấy ngọn
cờ dân tộc". Đảng đã khẳng định: “Con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc
con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, coi việc nâng cao dân trí,
bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết
định thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa.”. Chính vì vậy trong các kỳ
đại hội Đảng ta luôn khẳng định “CNH-HĐH đất nước phải lấy việc phát huy nguồn
lực con người làm nòng cốt cho sự phát triển nhanh và bền vững”. Không chỉ có vai
trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, NNL có chất lượng cao còn có ý nghĩa
trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như bất bình đẳng, đói nghèo, các vấn đề về
môi trường, và sự tiến bộ về mọi mặt của xã hội. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế
khi mà sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt thì nguồn nhân lực đóng vai trò
ngày càng quan trọng. Do vậy, phát triển NNL có chất lượng cao, có học vấn, có
trình độ chuyên môn cao và nhất là có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi
nhanh chóng của công nghệ sản xuất (Nguyễn Trọng Chuẩn, 2003), là một yếu tố
then chốt nhằm phát triển kinh tế bền vững, nhất là trong điều kiện nước ta đã gia

nhập WTO thì điều đó càng trở nên có ý nghĩa đặc biệt và hết sức cấp thiết.
Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một trong
những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất nước, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nhanh, phát triển công nghiệp có bước đột phá, đầu tư vào địa bàn tỉnh tăng
mạnh (Dự thảo báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh
Cửu giai đoạn 2010 - 2020). Đồng Nai là một trong những tỉnh có nhiều thuận lợi
về phát triển công nghiệp, hiện toàn tỉnh có 29 khu công nghiệp (với tổng diện tích


hơn 9.076 ha) đã được phê duyệt và đi vào hoạt động. Có được những thành tựu đó
do nhận thức sâu sắc, đầy đủ yếu tố con người trong phát triển là yếu tố có tính
quyết định. Bởi lẽ, con người là chủ thể sáng tạo của cải vật chất và tinh thần, chủ
thể của sự phát triển lịch sử. Nắm bắt được yếu tố quyết định của NNL chất lượng
cao đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh nhà, ngày 21 tháng 7
năm 2005 vừa qua, Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai đã nhất trí tán thành việc ban
hành Nghị quyết số 51/2005/NQ-HDND7 “Về Phát triển nguồn nhân lực phục vụ
kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn đến
2020” có sự thay đổi căn bản và toàn diện về chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng
yêu cầu phát triển nhanh của quá trình đô thị hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và nền
kinh tế tri thức. Đề án phát triển nguồn nhân lực được phê chuẩn bao gồm 6 chương
trình: Chương trình đào tạo lao động kỹ thuật cao phục vụ phát triển kinh tế-xã hội;
Chương trình đào tạo sau Đại học; Chương trình đào tạo cán bộ nữ; Chương trình
đào tạo bổ sung nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị; Chương trình đào tạo bồi
dưỡng năng khiếu; Chương trình đào tạo, bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ, kiến thức
đối ngoại cho cán bộ chủ chốt và đào tạo phiên dịch. Phát huy và sử dụng con người
và người tài đòi hỏi phải gắn liền với việc đảy mạnh đổi mới trên nhiều phương
diện – về lâu dài là đổi mới toàn diện cả thể chế và xã hội.
Huyện Vĩnh Cửu là một trong số mười một đơn vị hành chính của tỉnh Đồng
Nai có diện tích tự nhiên và diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất tỉnh. Vĩnh Cửu có vị
trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai, đặc biệt là lĩnh vực

quốc phòng và bảo vệ tài nguyên rừng, môi trường nước cho hồ Trị An- nguồn
nước chính cho Biên Hòa, Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ
một huyện chủ yếu sản xuất nông nghiệp là chính nhưng những năm gần đây, một
lượng lớn đất nông nghiệp đã phải chuyển đổi mục đích sử dụng, nông dân phải
chuyển đổi nghề để bảo đảm cuộc sống. Trước tình hình đó, Thủ tướng đã có Chỉ
thị 11/2006/CT-TTG yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có
định hướng quy hoạch, kế hoạch về chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp,
chủ động xây dựng kế hoạch hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm và vay vốn giải quyết


việc làm cho người lao động ngay trong quá trình xây dựng quy hoạch và kế hoạch
thu hồi đất nông nghiệp... Mặc dù, có lợi thế nằm gần thành phố Biên Hòa (một
trong những đỉnh của tam giác kinh tế năng động của vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam), nhưng do thiếu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và sự phân bố lao
động không đều ở các xã trong huyện, cũng như trong cơ cấu các ngành kinh tế nên
Vĩnh Cửu vẫn là huyện nghèo. Do vậy, việc nâng cao trình độ chuyên môn cho
người lao động là rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Vĩnh Cửu trong
tương lai, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Vĩnh Cửu khóa VIII đã đề ra Nghị quyết
thực hiện nhiệm vụ của Đảng bộ trong năm 2010” với các mục tiêu quan tâm nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu phát triển, khai thác những
tiềm năng, lợi thế của huyện và sự giúp đỡ của tỉnh để đảm bảo nền kinh tế phát
triển với tốc độ cao theo định hướng công nghiệp, dịch vụ và nâng cao tính hiệu
quả, tính bền vững trong phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản”. Đó là lí do tôi
thực hiện đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động phục vụ phát
triển kinh tế xã hội ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai”. Khi nghiên cứu đề tài sẽ
trả lời các câu hỏi như: thực trạng nguồn nhân lực trong các ngành kinh tế tại huyện
Vĩnh Cửu hiện nay như thế nào? Trình độ, kĩ năng tay nghề của người lao động đã
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế ở địa phương chưa? Các giải pháp gì được thực
hiện để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực? Kết quả nghiên cứu được sử dụng làm
tài liệu tham khảo cho sinh viên và các nhà nghiên cứu, bên cạnh đó sẽ đóng góp

thông tin hữu ích cho các cơ quan chức năng trong lập chính sách, kế hoạch phát
triển nguồn nhân lực.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
2.1 Mục đích ngiên cứu đề tài
Tìm hiểu thực trạng nguồn nhân lực của huyện Vĩnh Cửu và khả đáp ứng
nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển kinh tế địa phương.
Đánh giá các chương trình nâng cao nguồn nhân lực đã và đang thực hiện ở
huyện Vĩnh Cửu.


Đề xuất những đóng góp cho các chương trình hành động của chiến lược xây
dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho giai đoạn 2010-2020 để thúc đẩy sự
nghiệp CNH-HĐH trên địa bàn huyện.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để thực hiện tốt các nội dung nghiên cứu, đề tài sẽ tập trung giải quyết một
số nhiệm vụ chủ yếu sau:
Tổng quan có chọn lọc NNL của huyện về quy mô, chất lượng, trình độ tay
nghề,…
Phân tích thực trạng NNL lấy đại diện ở ba công ty đang hoạt động ở huyện
Vĩnh Cửu thông qua việc điều tra, thống kê và xử lí số liệu.
Tìm hiểu những định hướng và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm chiến
lược xây dựng NNL chất lượng cao để thúc đẩy phát triển kinh tế ở huyện Vĩnh
Cửu, tỉnh Đồng Nai.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng nguồn nhân lực tại huyện Vĩnh Cửu. Trong đó, bao gồm công nhân
đang tham gia sản xuất ở ba công ty TNHH Changsing, Minh Thành và Minh Hải
trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu; Các chương trình nâng cao nguồn nhân lực đã và

đang thực hiện ở huyện Vĩnh Cửu.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về nội dung: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về trình độ học vấn,
trình độ chuyên môn và kỹ năng tay nghề của người lao động, các chương trình
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Về không gian: tiến hành nghiên cứu tại ba công ty đang hoạt động ở xã
Thạnh Phú của huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.


Về thời gian: Các số liệu được sử dụng để nghiên cứu trong đề tài từ năm
khoảng 10 năm trở lại đây (2000- 2010).

4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Các quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm hệ thống
Địa lý học nghiên cứu tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên, thể lãnh thổ sản xuất
trong một hệ thống các mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, giữa tự nhiên với
kinh tế xã hội, giữa các yếu tố kinh tế xã hội với nhau. Vì vậy khi nghiên cứu vấn
đề giải pháp nâng cao chất lượng NNL để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở
huyện Vĩnh Cửu cũng được xem là một hệ thống các mối quan hệ giữa các yếu tố
địa lý với nhau.
4.1.2. Quan điểm tổng hợp
Nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình tăng trưởng
và phát triển kinh tế, quyết định các nguồn lực khác... Khi nghiên cứu vấn đề này
chúng tôi luôn luôn tìm hiểu, phân tích, đánh giá, tổng hợp các nhân tố lấy đó làm
cơ sở để đưa ra các giải pháp phù hợp trong chiến lược xây dựng NNL chất lượng
cao để thúc đẩy phát triển kinh tế ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
4.1.3. Quan điểm bền vững
Các cơ quan chức năng ở từng địa phương, từng quốc gia luôn quan tâm việc
đi tìm các giải pháp nâng cao chất lượng NNL để phát triển KT – XH, làm sao vừa

đạt hiệu quả cao về kinh tế vừa đảm bảo sự phát triển bền vững và phải đặt trong
mối quan hệ giữ gìn và bảo vệ môi trường, sinh thái, có sự kết hợp tự nhiên với xây
dựng tổ chức hoạt động sản xuất trong huyện.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu


Dữ liệu thứ cấp: Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi đã sử dụng
các báo cáo và số liệu thống kê từ phòng thống kê của huyện như: số lượng lao
động đang hoạt động trong các ngành kinh tế; trình độ học vấn của người lao động;
những báo cáo chiến lược về nguồn nhân lực của huyện Vĩnh Cửu... Ngoài ra, số
liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan ban ngành thuộc huyện Vĩnh Cửu, gồm
phòng thương binh – lao động – xã hội, Ban Dân tộc.
Dữ liệu sơ cấp: dữ liệu sơ cấp được tiến hành điều tra, khảo sát bằng bảng
hỏi nhằm thu thập các thông tin và cơ sở dữ liệu cần thiết để làm cơ sở cho việc
phân tích thực trạng nguồn lao động trình độ học vấn, kĩ năng của người lao động,
công việc hiện tại và tương lai đang làm việc tại ba loại hình công ty trên địa bàn
huyện Vĩnh Cửu. Đồng thời, chúng tôi cũng sử dụng phỏng vấn sâu để thu thập
thông tin của các chuyên gia và lãnh đạo đại diện các công ty đang hoạt động trên
địa bàn huyện (xem phụ lục)
4.2.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Thu thập và tổng hợp từ các nguồn tài liệu: tạp chí, báo cáo khoa học và các
công trình nghiên cứu có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
4.2.3 Phương pháp nhập và xử lý số liệu bảng hỏi
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS để nhập và phương pháp thống kê mô tả
để xử lý kết quả điều tra. Mục tiêu nhằm mô tả thực trạng và kiểm chứng các giả
thuyết của đề tài.
4.2.4 Phương pháp phân tích, tổng hợp đánh giá
Đối với dữ liệu thứ cấp và phỏng vấn sâu, dữ liệu thu thập được tiến hành
phân tích, tổng hợp đánh giá và đưa ra các nhận định về hiện trạng NNL đang tham

gia hoạt động ở huyện Vĩnh Cửu, các chương trình chính sách về lao động hiện nay
đang thực ở huyện Vĩnh Cửu và của các công ty trên đại bàn huyện…


5. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Vấn đề nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực cho CNH, HĐH nói
riêng, trong những năm gần đây đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu:
Vương Quốc Được (1999), “Xây dựng nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá,
hiện đại hoá ở thành phố Đà Nẵng”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh... đề xuất các giải pháp nâng cao nguồn nhân lực tại thành
phố Đà nẵng nhằm cung cấp một nguồn nhân lực có chất lượng cao; trình độ
chuyên môn, kĩ năng nghiệp vụ vững vàng cho sự nghiệp CNH – HĐH ở thành phố
Đà Nẵng.
Phạm Minh Hạc (1996), “Vấn đề phát triển con người trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá”, nhả xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Vấn đề phát
triển nguồn nhân lực ngày nay không thể chỉ đơn thuần một chiều hiểu theo nghĩa
phát triển lực lượng lao động như lâu nay thường làm: mở thêm các trường, các cơ
sở đào tạo nghề, cải tiến nội dung dạy, đổi mới chính sách lao động tiền lương, cải
tiến công tác công đoàn, phổ biến kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân, vân vân…
Đây chỉ là một khía cạnh nhất định của nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực đối với
những bộ phận nhất định người lao động trong cộng đồng dân cư của đất nước. Mà
phải nhìn thẳng vào thực tế xã hội nào thì nguồn nhân lực nấy.
Đoàn Văn Khải (2005), “Nguồn nhân lực con người trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam”, nhà xuát bản Lý luận chính trị, Hà Nội. Đất
nước đang bước vào một thời kỳ phát triển mới, những cơ hội và thách thức chưa
từng có nhưng thực trạng nguồn nhân lực hiện nay khó cho phép tận dụng tốt nhất
những cơ hội đang đến, thậm chí có nguy cơ khó vượt qua những thách thức, kéo
dài sự tụt hậu... nước ta đứng trước đòi hỏi phải bằng mọi cách chuyển từ lợi thế so
sánh dựa trên lao động giá rẻ và tài nguyên, môi trường chuyển sang tạo ra lợi thế
cạnh tranh chủ yếu dựa trên phát huy nguồn lực con người. Song nước ta đang vấp

phải 3 trở lực lớn: chất lượng còn thấp về nguồn nhân lực, sự bất cập lớn của kết
cấu hạ tầng vật chất kỹ thuât, năng lực quản lý hẫng hụt nhiều mặt.


Nguyễn Công Toàn (Tạp chí Triết học 5/1998), “Mấy suy nghĩ về phát huy
nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Xây dựng
được con người như thế nào thì sẽ hình thành một quốc gia và xã tắc như thế. Con
người tự giác thường là yếu tố quyết định nhất thay đổi xã hội và quốc gia nó đang
sống, sự thịnh suy của một quốc gia gắn liền với những điều mang tính nguyên lý
này. Tất cả đều nằm trong tổng thể của cộng đồng xã hội, từng người đều phải được
đào tạo, phát triển và có điều kiện để tự phát triển. Phải làm tất cả mọi việc để từng
người tìm được chỗ đứng và đứng đúng chỗ của mình, chịu sự sàng lọc tất yếu của
cuộc sống.
Ngoài ra các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cũng đã có nhiều bài viết đăng
trên tạp chí Cộng sản, tạp chí Quản lý kinh tế. Nhưng nhìn chung, những công trình
nghiên cứu trên, chủ yếu là đề cập nhiều đến nguồn nhân lực chất lượng cao cho các
khu công nghiệp, các tỉnh, thành phố lớn, chưa có công trình nào đề cập đến việc
phát triển nguồn nhân lực làm cơ sở cho việc thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH của
một huyện còn có rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất nghèo nàn, xuất phát điểm kinh
tế ở trình độ thấp... như huyện Vĩnh Cửu. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này ở đây
vẫn còn là vấn đề mới và ít được nghiên cứu.

6. Giả thiết nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu 1: Hiện nay sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ở huyện Vĩnh Cửu đang cần nhu cầu về NNL – một lực lượng lao động có đủ kiến
thức, kỹ năng nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của nền kinh tế trong xu thế cạnh tranh và hội nhập. Nhưng công tác đào tạo nghề
nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ năng cho người lao động còn nhiều hạn chế, NNL
phần lớn là lao động phổ thông, không có bằng cấp chuyên môn.
Giả thuyết nghiên cứu 2: Chính sách đào tạo NNL và dự báo nhu cầu lao

động của các công ty hiện nay gắn với nhu cầu thực tế biến động của xã hội, với
định hướng sử dụng lao động và việc làm. Do vậy, đã tạo NNL cần cần thiết, ổn
định và bổ sung theo từng giai đoạn phù hợp với yêu cầu thực tế của công ty


Giả thuyết nghiên cứu 3: Nhu cầu nâng cao trình độ tay nghề, mở rộng
tri thức không những chỉ là do yêu cầu của sản xuất mà còn là nhu cầu xuất
phát từ chính bản thân người lao động muốn có cơ hội thăng tiến và phát
triển, muốn có một vị trí xứng đáng trong xã hội, muốn nâng cao chất lượng
cuộc sống. Do đó việc nâng cao chất lượng NNL điều đó tạo điều kiện tốt
cho việc phát triển sản xuất.

7. Ý nghĩa thức tiễn và ý nghĩa của khoa học của đề tài
7.1 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội ở huyện nhà hòa vào công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước. Khi hoàn thành đề tài này có thể đóng góp ý kiến với các ban ngành về những
mặt còn tồn tại trong chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã và đang
thực hiện. Từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho sự
nghiệp CNH, HĐH ở huyện Vĩnh Cửu, đồng thời còn là nguồn tài liệu tham khảo
cho các bạn sinh viên khi nghiên cứu vấn đề có liên quan
7.2 Ý nghĩa khoa học
Học thuyết X được Douglas Mc Gregor đưa ra vào những năm 1960 (học
thuyết quản trị nhân lực phương Tây), đó là kết quả của việc tổng hợp các lý thuyết
quản trị nhân lực được áp dụng trong các xí nghiệp ở phương Tây lúc bấy giờ. Học
thuyết X đưa ra giả thiết có thiên hướng tiêu cực về con người như sau: lười biếng
là bản tính của con người bình thường, họ chỉ muốn làm việc ít, họ thiếu chí tiến
thủ, không dám gánh vác trách nhiệm, cam chịu để người khác lãnh đạo. Từ khi
sinh ra, con người đã tự coi mình là trung tâm, không quan tâm đến nhu cầu của tổ

chức, bản tính con người là chống lại sự đổi mới, họ không được lanh lợi, dễ bị kẻ
khác lừa đảo và những kẻ có dã tâm đánh lừa.


Từ những giả thiết về bản tính con người của học thuyết X cho thấy, con
người không phải là động lực, nhân tố quyết định sự phát triển nền kinh tế của một
đất nước, con người thụ động, không đổi mới để phù hợp với hoàn cảnh xã hội...
Sau khi nghiên cứu, đề tài đóng góp thông tin điều chỉnh lại cho lí thuyết
trên, đó là: con người là động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền
vững, nguồn nhân lực luôn có chí cầu tiến, ham học hỏi phấn đấu nâng cao trình độ
chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp hổ trợ cho công việc của mình, thúc đẩy kinh tế
phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ngoài ra, đề tài sẽ bổ sung các thông tin minh họa thực tiễn cũng như so sánh
cho các nghiên cứu về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Việt Nam nói chung
và khu vực phía Nam nói riêng.


Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm lao động
Theo giáo trình Tổ chức lao động khoa học: Lao động là hoạt động có mục
đích của con người, nhằm thoả mãn những nhu cầu về đời sống của mình, là điều
kiện tất yếu để tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
1.1.2 Khái niệm nguồn nhân lực: Cho đến nay, khái niệm nguồn nhân lực
đang được hiểu theo nhiều quan điểm khác nhau:
Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc thì nguồn nhân lực bao gồm những người
đang làm việc và những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động.
Theo Giáo sư - Viện sĩ Phạm Minh Hạc cùng các nhà khoa học tham gia
chương trình KX – 07 thì: “Nguồn nhân lực cần được hiểu là số dân và chất lượng
con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực, phẩm

chất và đạo đức của người lao động. Nó là tổng thể nguồn nhân lực hiện có thực tế
và tiềm năng được chuẩn bị sẵn sàng để tham gia phát triển kinh tế - xã hội của một
quốc gia hay một địa phương nào đó…”.
Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Nguồn lực con người là quý
báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta khi nguồn lực tài chính và
nguồn lực vật chất còn hạn hẹp”, đó là “người lao động có trí tuệ cao, tay nghề
thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo, bồi dưỡng và phát huy bởi nền giáo
dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học hiện đại”.
Ngoài ra, một số tác giả khác khi nghiên cứu các đề tài về nguồn nhân lực và
phát triển nguồn nhân lực Việt Nam cũng đã đưa ra những quan điểm khác nhau về
nguồn nhân lực. Như vậy, có thể hiểu khái niệm nguồn nhân lực một cách ngắn gọn
là nguồn lực con người.
Nguồn nhân lực được hiểu là nguồn lực con người, một trong những nguồn
lực quan trọng nhất của sự phát triển của xã hội. Nguồn nhân lực khác với các


×