Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.16 MB, 169 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Đoàn Ngọc Anh

THIẾT KẾ PHẦN MỞ ĐẦU VÀ CỦNG CỐ
BÀI GIẢNG MÔN HÓA HỌC LỚP 10 TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Đoàn Ngọc Anh

THIẾT KẾ PHẦN MỞ ĐẦU VÀ CỦNG CỐ
BÀI GIẢNG MÔN HÓA HỌC LỚP 10 TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học môn hóa học
Mã số:
60 14 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN LÊ QUAN

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban Giám hiệu trường Đại học
Sư phạm TP. HCM, phòng Sau đại học, quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và
tạo mọi điều kiện để các học viên học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa
học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến:
- PGS.TS. Trần Lê Quan, người đã tận tình hướng dẫn và cho tôi
những lời khuyên bổ ích trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
- PGS.TS. Trịnh Văn Biều, người đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn.
- Cảm ơn các anh chị và các bạn cao học khóa 19,20 đã nhiệt tình cộng
tác, giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm đề tài giúp tôi hoàn thành luận
văn này.
Cuối cùng, xin cám ơn những người thân yêu trong gia đình đã luôn
bên cạnh, ủng hộ, động viên, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn.
Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2012
Tác giả
Đoàn Ngọc Anh


MỤC LỤC
Trang phụ bìa


Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU
............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ....................... 5
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .............................................................................. 5
1.1.1. Các giáo trình, tài liệu về mở đầu và củng cố bài...................................... 5
1.1.2. Các đề tài nghiên cứu về mở đầu và củng cố bài ...................................... 6
1.2. Cơ sở lý thuyết về bài lên lớp .............................................................................. 8
1.2.1. Khái niệm................................................................................................... 8
1.2.2. Các kiểu bài lên lớp về hóa học ................................................................. 9
1.2.3. Cấu trúc bài lên lớp .................................................................................. 10
1.2.4. Mở đầu và củng cố bài giảng trong cấu trúc bài lên lớp ........................ 12
1.3. Mở đầu bài giảng................................................................................................ 12
1.3.1. Đặc điểm .................................................................................................. 12
1.3.2. Nhiệm vụ của việc mở đầu bài giảng ..................................................... 13
1.3.3. Tác dụng của việc mở đầu bài giảng ....................................................... 14
1.3.4. Những yêu cầu sư phạm khi mở đầu bài giảng ....................................... 14
1.3.5. Một số hình thức mở đầu BLL ................................................................ 15
1.4. Củng cố bài giảng............................................................................................... 19
1.4.1. Đặc điểm .................................................................................................. 19
1.4.2. Phân loại .................................................................................................. 20
1.4.3. Nhiệm vụ của việc củng cố bài ................................................................ 21
1.4.4. Tác dụng của việc củng cố bài ................................................................. 21
1.4.5. Những yêu cầu sư phạm khi củng cố bài ................................................. 22
1.4.6. Một số hình thức củng cố bài .................................................................. 22
1.5. Thực trạng của việc mở đầu và củng cố bài trong dạy học hóa học THPT. ...... 26

1.5.1. Mục đích điều tra ..................................................................................... 26
1.5.2. Đối tượng điều tra .................................................................................... 26
1.5.3. Phương pháp tiến hành ............................................................................ 26


1.5.4. Kết quả điều tra ........................................................................................ 26
1.6. Mục tiêu, nội dung chương trình hóa học lớp 10 THPT .................................... 34
1.6.1. Mục tiêu dạy học .................................................................................... 34
1.6.2. Nội dung chương trình hóa học lớp 10 THPT ......................................... 35
1.7. Đổi mới phương pháp dạy học ........................................................................... 36
1.7.1. Các xu hướng đổi mới PPDH .................................................................. 36
1.7.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ............................................. 37
1.7.3. Mở đầu và củng cố bài theo định hướng đổi mới PPDH........................ 38
Tóm tắt chương 1 ...................................................................................................... 39
CHƯƠNG 2. MỞ ĐẦU VÀ CỦNG CỐ BÀI TRONG DẠY HỌC HÓA
HỌC LỚP 10 THPT THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI PPDH ............ 40
2.1. Nguyên tắc thiết kế phần mở đầu và củng cố bài theo hướng đổi mới
phương pháp dạy học ....................................................................................... 40
2.1.1. Các nguyên tắc chung .............................................................................. 40
2.1.2. Những nguyên tắc riêng của phần mở bài ............................................... 41
2.1.3. Những nguyên tắc riêng của phần củng cố bài ........................................ 43
2.2. Quy trình thiết kế phần mở đầu và củng cố bài ................................................. 43
2.3. Thiết kế phần mở đầu một số bài hóa học lớp 10 THPT theo hướng đổi
mới PPDH......................................................................................................... 45
2.3.1 Mở đầu bài “Thành phần nguyên tử” ....................................................... 46
2.3.2. Mở đầu bài “Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hóa học – Đồng vị” ........ 48
2.3.3. Mở đầu bài “Cấu tạo vỏ nguyên tử” ........................................................ 48
2.3.4. Mở đầu bài “Cấu hình electron của nguyên tử” ...................................... 49
2.3.5. Mở đầu bài “Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học” ............................ 50
2.3.6. Mở đầu bài “Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của

các nguyên tố hóa học” ............................................................................ 53
2.3.7. Mở đầu bài “Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học” ........ 54
2.3.8. Mở đầu bài “Liên kết ion – Tinh thể ion” .............................................. 55
2.3.9. Mở đầu bài “Liên kết cộng hóa trị” ........................................................ 56
2.3.10. Mở đầu bài “Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử” .......................... 57
2.3.11. Mở đầu bài “Hóa trị và số oxi hóa” ...................................................... 57
2.3.12. Mở đầu bài “Phản ứng oxi hóa – khử” ................................................. 58
2.3.13. Mở đầu bài “Khái quát về nhóm halogen” ............................................ 59
2.3.15. Mở đầu bài “Hidro clorua – Axit clohidric và muối clorua” ................. 61
2.3.16. Mở đầu bài “Sơ lược về hợp chất có oxi của clo” ................................. 62
2.3.17. Mở đầu bài “Flo – Brom -Iot” ............................................................... 63


2.3.18. Mở đầu bài “Oxi - Ozon” ...................................................................... 63
2.3.19. Mở đầu bài “Lưu huỳnh” ....................................................................... 64
2.3.20. Mở đầu bài “Hiđro sunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit” ... 64
2.3.21. Mở đầu bài “Axit sunfuric – Muối sunfat” ........................................... 65
2.3.22. Mở đầu bài “Tốc độ phản ứng hóa học” ............................................... 65
2.3.23. Mở đầu bài “Cân bằng hóa học” ........................................................... 66
2.4. Thiết kế phần củng cố một số bài hóa học lớp 10 THPT theo hướng đổi
mới PPDH......................................................................................................... 67
2.4.1. Củng cố bài “Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hóa học – Đồng vị” ....... 68
2.4.2. Củng cố bài “Cấu tạo vỏ nguyên tử” ....................................................... 69
2.4.3. Củng cố bài “Cấu hình electron của nguyên tử” ..................................... 70
2.4.4. Củng cố bài “Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học” ........................... 71
2.4.5. Củng cố bài “Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa
học - Định luật tuần hoàn” ....................................................................... 73
2.4.6. Củng cố bài “Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học” ........ 73
2.4.7. Củng cố bài “Liên kết ion – Tinh thể ion” .............................................. 74
2.4.8. Củng cố bài “Liên kết cộng hóa trị” ........................................................ 75

2.4.9. Củng cố bài “Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử” ............................ 76
2.4.10. Củng cố bài “Hóa trị và số oxi hóa” ...................................................... 78
2.4.11. Củng cố bài “Phản ứng oxi hóa –khử” .................................................. 79
2.4.12. Củng cố bài “Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ” ....................... 81
2.4.13. Củng cố bài “Khái quát về nhóm halogen” ........................................... 81
2.4.14. Củng cố bài “Clo” .................................................................................. 82
2.4.15. Củng cố bài “Hiđro clorua – Axit clohidric và muối clorua” ................ 82
2.4.16. Củng cố bài “Sơ lược về hợp chất có oxi của clo .................................. 84
2.4.17. Củng cố bài “Flo – Brom - Iot” ............................................................. 84
2.4.18. Củng cố bài “Oxi - Ozon” ..................................................................... 85
2.4.19. Củng cố bài “Lưu huỳnh” ...................................................................... 86
2.4.20. Củng cố bài “Hidrosunfua –Lưu huỳnh dioxit-Lưu huỳnh trioxit”....... 86
2.4.21. Củng cố bài “Axit sunfuric – Muối sunfat” ........................................... 87
2.4.22. Củng cố bài “Tốc độ phản ứng” ............................................................ 88
2.4.23. Củng cố bài “Cân bằng hóa học” ........................................................... 90
2.5. Một số giáo án thực nghiệm ............................................................................... 92
2.5.1 Giáo án bài “Clo”...................................................................................... 92
2.5.2. Giáo án bài “Hiđro clorua – Axit clohiđric và muối clorua”................. 100
2.5.3. Giáo án bài “Sơ lược về hợp chất có oxi của clo” ................................. 100


2.5.4. Giáo án bài “ Flo – Brom –Iot” ............................................................. 101
2.5.5. Giáo án bài “ Oxi – Ozon” ..................................................................... 110
2.5.6. Giáo án bài ............................................................................................. 110
2.5.7. Giáo án bài “Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit” .... 115
2.5.8. Giáo án bài “Axit sunfuric – Muối sunfat”............................................ 115
Tóm tắt chương 2 .................................................................................................... 116
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................ 118
3.1. Mục đích thực nghiệm ..................................................................................... 118
3.2. Đối tượng thực nghiệm .................................................................................... 118

3.3. Tiến hành thực nghiệm..................................................................................... 119
3.4. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................ 122
Tóm tắt chương 3 .................................................................................................... 137
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 138
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 142
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bkt

: Bài kiểm tra

BLL

: Bài lên lớp

CHT

: Cộng hóa trị

dd

: Dung dịch

ĐC

: Đối chứng

ĐHSP


: Đại học Sư phạm

đktc

: Điều kiện tiêu chuẩn

HS

: Học sinh

HTTH

: Hệ thống tuần hoàn

KLTN

: Khóa luận tốt nghiệp

GV

: Giáo viên

NXB

: Nhà xuất bản

PPDH

: Phương pháp dạy học


PTN

: Phòng thí nghiệm

PTHH

: Phương trình hóa học

SGK

: Sách giáo khoa

Soxh

: Số oxi hóa

STT

: Số thứ tự

TB

: Trung bình

THPT

: Trung học phổ thông

TN


: Thực nghiệm

TP. HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

VD

: Ví dụ


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Mức độ quan tâm đến việc mở đầu và củng cố bài ................................. 27
Bảng 1.2. Mức độ thường xuyên khi sử dụng các hình thức vào bài ....................... 28
Bảng 1.3. Những khó khăn khi mở đầu bài giảng .................................................... 29
Bảng 1.4. Mức độ thường xuyên khi sử dụng các hình thức củng cố bài ................. 31
Bảng 1.5. Những khó khăn khi củng cố bài giảng .................................................... 32
Bảng 1.6. Nội dung chương trình hóa học lớp 10 THPT .......................................... 35
Bảng 2.1. Hình thức mở đầu một số bài học hóa học lớp 10 THPT ......................... 45
Bảng 2.2. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các
nguyên tố nhóm A .................................................................................... 53
Bảng 2.3. Danh mục các phần củng cố bài giảng ..................................................... 67
Bảng 2.4. Sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại, tính phi kim, bán kính
nguyên tử, giá trị độ âm điện của các nguyên tố ...................................... 73
Bảng 2.5. Sự biến đổi tuần hoàn hóa trị, tính axit, tính bazơ của các nguyên tố ...... 73
Bảng 2.6. So sánh giữa liên kết ion và liên kết CHT không cực, CHT có cực......... 75
Bảng 2.7. So sánh tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử ........................ 76
Bảng 2.8. Hệ thống hóa bài hóa trị và số oxi hóa ..................................................... 78
Bảng 2.9. Một số đặc điểm của các nguyên tố nhóm halogen .................................. 82

Bảng 2.10. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học ......................................... 90
Bảng 3.1. Các lớp thực nghiệm và đối chứng ......................................................... 118
Bảng 3.2. Nội dung thực nghiệm ............................................................................ 119
Bảng 3.3. Các tham số đặc trưng kết quả bài kiểm tra 1 ........................................ 122
Bảng 3.4. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích lớp TN 1, ĐC1 (bkt 1) ....... 122
Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả học tập lớp TN1, ĐC1 (bkt 1) ................................... 123
Bảng 3.6. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích lớp TN 2, ĐC 2 (bkt 1) ...... 124
Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả học tập lớp TN 2, ĐC 2 (bkt 1) ................................. 124
Bảng 3.8. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích lớp TN 3, ĐC 3 (bkt 1) ..... 125
Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả học tập lớp TN3, ĐC 3 (bkt 1) ................................. 126


Bảng 3.10. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích lớp TN 4, ĐC 4 (bkt 1) .... 127
Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả học tập lớp TN 4, ĐC 4 (bkt 1) ............................... 128
Bảng 3.12. Các tham số đặc trưng kết quả bài kiểm tra 2 ...................................... 128
Bảng 3.13. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích lớp TN 1, ĐC 1 (bkt 2) .... 129
Bảng 3.14. Tổng hợp kết quả học tập lớp TN 1, ĐC 1 (bkt 2) ............................... 129
Bảng 3.15. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích lớp TN 2, ĐC 2 (bkt 2) .... 130
Bảng 3.16. Tổng hợp kết quả học tập lớp TN 2, ĐC 2 (bkt 2) ............................... 131
Bảng 3.17. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích lớp TN 3, ĐC 3 (bkt 2) .... 132
Bảng 3.18. Tổng hợp kết quả học tập lớp TN 3, ĐC 3 (bkt 2) ............................... 133
Bảng 3.19. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích lớp TN 5, ĐC 5 (bkt 2) .... 134
Bảng 3.20. Tổng hợp kết quả học tập lớp TN 5, ĐC 5 (bkt 2) ............................... 135


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ củng cố bài“ Oxi – Ozon’’ .............................................................. 23
Hình 1.2. Sơ đồ củng cố bài “ Thành phần nguyên tử” ............................................ 25
Hình 2.1. Nhà triết học Democritus .......................................................................... 47
Hình 2.2. Nhà bác học John Dalton .......................................................................... 47

Hình 2.3. Các nhà bác học Ernest Rutherford, Niels Bohr, Arnold
Sommerfeld .............................................................................................. 49
Hình 2.4. Sơ đồ phân bố mức năng lượng của các lớp và các phân lớp ................... 50
Hình 2.5. Một số dạng bảng tuần hoàn ..................................................................... 52
Hình 2.6. Hình ảnh ruộng muối ................................................................................ 55
Hình 2.7. Mô hình tinh thể Natri clorua NaCl .......................................................... 55
Hình 2.8. Mô hình đặc của các phân tử..................................................................... 56
Hình 2.9. Ứng dụng của phản ứng oxi hóa khử ........................................................ 58
Hình 2.10. Sơ đồ củng cố bài “Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hóa học
Đồng vị” .................................................................................................... 69
Hình 2.11. Sơ đồ củng cố bài “ Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học” ................ 71
Hình 2.12. Sơ đồ grap bài “ Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố
hóa học” ................................................................................................... 73
Hình 2.13. Sơ đồ củng cố bài “ Liên kết ion – Tinh thể ion” ................................... 74
Hình 2.14. Hình vẽ củng cố bài “ Phản ứng oxi hóa-khử” ....................................... 79
Hình 2.15. Sơ đồ củng cố bài “ Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ” .............. 81
Hình 2.16. Sơ đồ củng cố bài “ Khái quát về nhóm halogen” .................................. 81
Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích lớp TN 1, ĐC 1 (bkt1) ......................................... 123
Hình 3.2. Biểu đồ so sánh kết quả học tập lớp TN 1, ĐC 1 (bkt1) ......................... 123
Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích lớp TN 2, ĐC 2 (bkt 1) ........................................ 124
Hình 3.4. Biểu đồ so sánh kết quả học tập lớp TN 2, ĐC 2 (bkt 1) ........................ 125
Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích lớp TN 3, ĐC 3 (bkt 1) ........................................ 126
Hình 3.6. Biểu đồ so sánh kết quả học tập lớp TN 3, ĐC 3 (bkt 1) ........................ 126


Hình 3.7. Đồ thị đường lũy tích lớp TN 4, ĐC 4 (bkt 1) ........................................ 127
Hình 3.8. Biểu đồ so sánh kết quả học tập lớp TN 4, ĐC 4 (bkt 1) ........................ 128
Hình 3.9. Đồ thị đường lũy tích lớp TN 1, ĐC 1 (bkt 2) ........................................ 129
Hình 3.10. Biểu đồ so sánh kết quả học tập lớp TN 1, ĐC 1 (bkt 2) ..................... 130
Hình 3.11. Đồ thị đường lũy tích lớp TN 2, ĐC 2 (bkt 2) ...................................... 131

Hình 3.12. Biểu đồ so sánh kết quả học tập lớp TN 2, ĐC 2 (bkt 2) ...................... 131
Hình 3.13. Đồ thị đường lũy tích hai lớp TN 3, ĐC 3 (bkt 2) ................................ 132
Hình 3.14. Biểu đồ so sánh kết quả học tập lớp TN 3, ĐC 3 (bkt 2) ...................... 133
Hình 3.15. Đồ thị đường lũy tích lớp TN 5, ĐC 5 (bkt 2) ...................................... 134
Hình 3.16. Biểu đồ so sánh kết quả học tập lớp TN 5, ĐC 5 (bkt 2) ...................... 135


1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngạn ngữ Việt Nam có câu: “Vạn sự khởi đầu nan” hay “Đầu có xuôi thì đuôi
mới lọt”, qua đó có thể thấy được sự khởi đầu có ý nghĩa quan trọng trong mọi công
việc. Đặc biệt trong dạy học thì việc mở đầu một bài lên lớp là công việc quen thuộc
của hầu hết các giáo viên. Một sự khởi đầu thú vị, hấp dẫn sẽ giúp phá vỡ sự lo
lắng, e ngại ban đầu; tạo môi trường dạy - học tin cậy, tích cực, tạo sự hiểu biết giữa
giáo viên - học sinh và giữa các học sinh với nhau; thu hút học sinh vào việc học
chủ động, tích cực, sáng tạo; tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp giúp học sinh hứng thú
với môn học. Ngược lại, nếu một mở đầu kém thuyết phục có thể làm học sinh thất
vọng, không muốn hợp tác với giáo viên và ảnh hưởng đến cả quá trình học.
Bên cạnh đó, việc giúp cho học sinh hệ thống hóa kiến thức và nắm được trọng
tâm của bài học cũng là điều cần thiết mà giáo viên phải thực hiện nhằm nâng cao
chất lượng của bài lên lớp. Theo như N.M Iacôplep thì: “Củng cố bài là một khâu
không thể thiếu trong quá trình giảng dạy. Nó thể hiện được tính toàn vẹn của bài
giảng. Thông qua việc củng cố, ôn luyện mà giáo viên có thể khắc sâu kiến thức cho
học sinh”.
Như vậy, có thể nói mở đầu và củng cố bài là những yếu tố quyết định tính toàn
vẹn của bài học. Một giờ học mở đầu tốt coi như đã thành công được một nửa. Một
bài lên lớp dù hấp dẫn đến đâu, nếu không có củng cố thì chưa thể coi là một tiết
dạy tốt.

“Làm thế nào để mở đầu bài giảng hay và hấp dẫn?”. “Làm thế nào giúp học sinh
khắc sâu kiến thức và vận dụng kiến thức đó vào thực tế?” Đây là những vấn đề
được nhiều giáo viên quan tâm nhưng chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống
và sâu sắc. Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình
dạy học, tôi đã chọn đề tài: “THIẾT KẾ PHẦN MỞ ĐẦU VÀ CỦNG CỐ BÀI
GIẢNG MÔN HÓA HỌC LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH
HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC”.


2

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài lên lớp theo định hướng đổi mới phương
pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy học hóa học ở lớp
10 trung học phổ thông.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu:
Việc thiết kế và sử dụng phần mở đầu và củng cố bài môn hóa học lớp 10 ở
trường trung học phổ thông theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học.
- Khách thể nghiên cứu:
Quá trình dạy học môn hóa học ở trường trung học phổ thông.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về bài lên lớp và việc mở đầu, củng cố bài trong dạy
học hóa học.
- Điều tra thực trạng về việc mở đầu và củng cố bài trong dạy học hóa học ở một
số trường THPT.
- Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài lên lớp hóa học lớp 10 THPT theo định
hướng đổi mới phương pháp dạy học.
- Thiết kế một số bài lên lớp hóa học lớp 10 có sử dụng phần mở đầu và củng cố
bài.

- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của đề tài.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Nội dung nghiên cứu: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài lên lớp hóa học lớp
10 ban cơ bản THPT theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học.


3

- Địa bàn nghiên cứu:
+ Điều tra thực trạng: một số trường THPT ở các tỉnh miền Nam và miền
Trung.
+ Thực nghiệm sư phạm: một số trường THPT ở Bạc Liêu, Tây Ninh và
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2/2010 đến tháng 12/2011.
6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu sử dụng tốt các phương pháp mở đầu và củng cố bài sẽ góp phần nâng cao
chất lượng dạy học của giáo viên, phát huy tính tích cực trong học tập, nâng cao
mức độ hứng thú nhận thức đồng thời khắc sâu kiến thức trọng tâm cho học sinh.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài.
- Truy cập thông tin trên internet.
- Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn tài liệu để xây
dựng cơ sở lý thuyết và nội dung của đề tài.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phát phiếu điều tra các giáo viên phổ thông về việc mở đầu và củng cố bài
lên lớp, trên cơ sở đó đề xuất một số hình thức mở đầu và củng cố bài có hiệu
quả.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp quan sát.

- Thực nghiệm sư phạm.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.


4

8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
- Góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận của việc mở đầu và củng cố bài
trong dạy học hóa học ở trường THPT.
- Xây dựng các nguyên tắc, qui trình thiết kế phần mở đầu và củng cố bài theo
định hướng đổi mới phương pháp dạy học.
- Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài lên lớp hóa học lớp 10 THPT theo định
hướng đổi mới phương pháp dạy học.
- Thiết kế một số bài lên lớp hóa học lớp 10 có sử dụng phần mở đầu và củng cố
bài đã thiết kế.


5

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các giáo trình, tài liệu về mở đầu và củng cố bài
 N.M.IACOPLEP (1978), Phương pháp và kĩ thuật lên lớp ở trường phổ
thông tập II, NXB Giáo dục [16]
Tài liệu cung cấp những phương thức củng cố tri thức, những bài học để kích
thích tư duy HS. Tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu về củng cố bước đầu, củng cố
tiếp theo, củng cố phát triển đồng thời còn trình bày rõ về củng cố bằng thí nghiệm.
Ngoài ra, tài liệu còn đưa ra những ví dụ minh họa giúp cho người đọc hiểu rõ hơn
về các hình thức củng cố.
 R.G.IVANOVA (1984), Bài giảng hóa học trong nhà trường phổ thông,

NXB Giáo dục [17]
Trong tài liệu này, trong các năm học 1967 – 1968, 1968 – 1969, tác giả đã sử
dụng bốn cách tiến hành mở đầu bài lên lớp khác nhau để thực nghiệm sư phạm
nhằm làm sáng tỏ các phương pháp mở đầu bài giảng đã vận dụng có ảnh hưởng
như thế nào đến tiến trình và hiệu quả bài giảng; chính xác hóa những mặt ưu,
nhược điểm của mỗi phương pháp vận dụng nhằm mục đích giúp HS tiếp thu kiến
thức mới tốt nhất.
 Trịnh Văn Biều (2005), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Trường
ÐHSP TP.HCM [4]
Ðây là tài liệu dành cho sinh viên khoa Hóa ÐHSP năm thứ 3 và 4 nhằm giúp
SV nâng cao hiệu quả bài lên lớp, biết cách phấn đấu để trở thành giáo viên hóa học
giỏi. Tài liệu đề cập đến:
- Tầm quan trọng của việc mở đầu và củng cố bài.
- Nhiệm vụ của việc mở đầu và củng cố bài.
- Một số hình thức mở đầu và củng cố bài.
- Phân loại củng cố bài giảng.


6

Tài liệu trên đây cung cấp những tư liệu, những gợi ý cần thiết giúp sinh viên
thảo luận, thực hành qua đó mở rộng thêm vốn hiểu biết và rèn luyện các năng lực
sư phạm.
1.1.2. Các đề tài nghiên cứu về mở đầu và củng cố bài

 KLTN: Nguyễn Phạm Thùy Linh (2002), Nghiên cứu thực trạng các
hình thức mở đầu và củng cố bài trong dạy học hóa học ở trường THPT.
Trong đề tài nghiên cứu, tác giả đã:
- Xây dựng được cơ sở lí luận của việc mở đầu và củng cố bài trong giảng dạy
hóa học.

- Khảo sát được thực trạng mức độ quan tâm, rèn luyện và sử dụng một số
hình thức mở đầu và củng cố bài đối với giáo sinh và một số giáo viên ở các trường
THPT. Hình thức mở đầu, củng cố bài phổ biến nhất mà giáo sinh và các giáo viên
sử dụng, một số khó khăn gặp phải khi mở đầu và củng cố bài.
- Đề tài cũng đã đề xuất được một số hình thức mở đầu và củng cố bài kèm
theo ví dụ minh họa một số bài trong chương trình hóa học lớp 10, 11,12 nhằm mục
đích nâng cao chất lượng và hiệu quả của bài lên lớp.
 Đây là tài liệu cần thiết cho sinh viên và giáo viên trong việc rèn luyện kĩ
năng dạy học, tuy nhiên vì mục đích chính của đề tài là điều tra thực trạng nên chưa
có phần thiết kế giáo án và thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi, hiệu quả
của việc mở đầu và củng cố. Bên cạnh đó khi thết kế các phần mở đầu và củng cố
bài, tác giả chỉ đưa ra minh họa ở lớp 10, 11 hoặc 12, chứ không đi vào chương nào
hay lớp nào cụ thể.
 KLTN: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh (2010), Tạo hứng thú khi mở đầu bài
giảng điện tử trong giảng dạy hóa học ở trường phổ thông.
Đề tài đã nghiên cứu được:
- Khái quát về khái niệm, bản chất, qui luật và tác dụng của hứng thú trong học
tập.
- Hệ thống được một số khái niệm, phân loại, tác dụng của phương tiện dạy
học và nguyên tắc khi sử dụng chúng.


7

- Cơ sở lí luận về mở đầu bài giảng: đặc điểm, vai trò, tác dụng, những yêu cầu
khi mở đầu bài giảng bằng giáo án điện tử, ưu điểm của việc mở đầu bài giảng bằng
giáo án điện tử.
- Thực trạng của việc mở đầu bài giảng hóa học của giáo sinh ở trường THPT.
- Tác giả đã nghiên cứu sâu vào 3 hình thức mở đầu bài giảng: hình thức kể
chuyện qua hình ảnh, hình thức liên hệ thực tế cuộc sống, hình thức hoạt động đố

vui hóa học. Trong mỗi phần nêu được khái niệm, tác dụng, các bước tiến hành, một
số điều lưu ý và 1 số ví dụ cụ thể. Ngoài ra tác giả còn soạn được 2 giáo án thực
nghiệm.
 Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu thì đề tài đã đạt được
những kết quả nhất định. Tuy nhiên vì mục đích của đề tài là tập trung vào 3 hình
thức mở đầu bài giảng nên còn nhiều hình thức mở đầu bài khác chưa được khai
thác. Bên cạnh đó, đề tài chưa nêu được nguyên tắc thiết kế và qui trình chung cho
việc thiết kế phần mở đầu bài giảng.

 Ngoài khóa luận tốt nghiệp trên còn có một số tiểu luận môn kĩ năng dạy học
hóa học của học viên cao học chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học hóa
học trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh dưới đây:
- Đặng Thị Duyên (2010), Kĩ năng vào bài, Lớp cao học K19.
- Nguyễn Trí Ngẫn (2010), Củng cố hệ thống kiến thức, Lớp cao học K19.
- Tô Quốc Anh (2010), Củng cố hệ thống kiến thức, Lớp cao học K19.
- Nguyễn Vinh Quang (2010), Kĩ năng vào bài, Lớp cao học K19.
- Lại Tố Trân (2008), Kĩ năng vào bài, Lớp cao học K17.
 Các tiểu luận trên, mỗi tiểu luận khoảng từ 20-25 trang, nêu được một số lí
luận và các minh họa cụ thể cho bài dạy. Do giới hạn của một tiểu luận môn học mà
các tác giả chưa có điều kiện đi sâu vào các phần lí luận, thực trạng cũng như không
thể thực nghiệm sư phạm được.
Nhận xét chung: Các đề tài nghiên cứu về phần mở đầu và củng cố bài còn rất
ít, các thiết kế phần mở đầu và củng cố bài chưa tập trung vào chương nào hay lớp
nào cụ thể. Tuy nhiên các tài liệu nêu trên là những tài liệu quý, có giá trị cả về lí


8

luận lẫn thực tiễn, là tài liệu tham khảo tốt cho sinh viên và giáo viên trong việc
nâng cao hiệu quả bài lên lớp.


1.2. Cơ sở lý thuyết về bài lên lớp
1.2.1. Khái niệm
Có nhiều định nghĩa về BLL, trong đó có 2 định nghĩa đáng chú ý [8, trang
400] :
- Định nghĩa 1: “Bài lên lớp là hình thức tổ chức mà trong đó giáo viên trong
một khoảng thời gian xác định hướng dẫn hoạt động nhận thức cho một tập thể HS
cố định, cùng độ tuổi (một lớp), có chú ý đến đặc điểm từng học sinh trong lớp, sử
dụng các phương tiện và phương pháp dạy học để tạo ra các điều kiện thuận lợi cho
tất cả HS nắm được nội dung kiến thức và kĩ năng, được giáo dục đạo đức và phát
triển khả năng nhận thức của họ”.
- Định nghĩa 2: “Bài lên lớp là hình thức dạy học cơ bản chính yếu ở trường
phổ thông. Nó là một quá trình dạy học sơ đẳng, trọn vẹn. BLL có thời lượng xác
định, sĩ số giới hạn, tập hợp thành lớp những học sinh cùng độ tuổi, cùng trình độ
học lực. Ở đây, dưới sự điều khiển sư phạm của GV, HS trực tiếp lĩnh hội một đoạn
trọn vẹn của nội dung trí dục của môn học”.
Một cách tổng quát, có thể xem bài lên lớp là một đoạn hoàn chỉnh của quá
trình dạy học trong một thời lượng xác định. Bài lên lớp là một phần của toàn bộ
quá trình dạy học.
 Trong luận văn này có thể hiểu BLL là một hệ thống toàn vẹn và phức tạp
bao gồm cả sự tiếp thu kiến thức, sự phát triển trí tuệ và thế giới quan, sự giáo dục
tình cảm và nhân cách cho học sinh.


9

1.2.2. Các kiểu bài lên lớp về hóa học
Có nhiều cách phân loại BLL tùy theo mục đích, nội dung hoặc phương pháp
mà nó thể hiện.
Trong dạy học hóa học ở trường phổ thông, BLL hóa học được phân chia dựa

vào mục đích lí luận dạy học chủ yếu. Có thể phân chia BLL thành 4 kiểu như sau:
[8, trang 401]
 Bài lên lớp nghiên cứu tài liệu mới (thường được gọi là bài truyền thụ kiến
thức mới).
- BLL nghiên cứu tài liệu mới điển hình được thực hiện ở các bài mở đầu của
các chương, nghiên cứu nội dung lí thuyết phức tạp đòi hỏi có sự phân tích giải
thích cặn kẽ trong giờ học.
- Nhiệm vụ chủ yếu của BLL dạng này là nghiên cứu, truyền thụ,tiếp thu kiến
thức mới.
 Bài lên lớp hoàn thiện và vận dụng kiến thức kĩ năng (thường được gọi là
bài luyện tập).
Nhiệm vụ chính của giờ học này là củng cố, đào sâu và hoàn thiện kiến thức lí
thuyết về các định luật, học thuyết, khái niệm hóa học và các kĩ năng thực hành như
thí nghiệm, tính toán lí thuyết sau một số bài tập đã được nghiên cứu.
 Bài lên lớp khái quát và hệ thống hóa kiến thức (thường được gọi là bài ôn
tập).
Nhiệm vụ chính của giờ học là ôn tập, khái quát và hệ thống hóa kiến thức
theo các chuyên đề, các chương hoặc nội dung trong một lớp. Có những giờ học
khái quát, hệ thống hóa đã định trước hoặc những giờ ôn tập toàn bộ chương trình
của một lớp, một cấp học.
 Bài lên lớp kiểm tra đánh giá kiến thức
Nhiệm vụ chính của giờ học là đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS về các mặt
như sự đầy đủ, độ bền, độ sâu, tính linh hoạt, chất lượng các khía cạnh khác nhau
của kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo thực hành hóa học. Qua kết quả kiểm tra làm rõ thiếu


10

sót, lỗ hổng trong kiến thức của từng HS mà GV có kế hoạch bổ sung trong quá
trình giảng dạy.

1.2.3. Cấu trúc bài lên lớp
- Cấu trúc BLL là sự phân chia tiết học về mặt lí luận dạy học thành các đoạn,
các bước nối tiếp nhau, gắn bó với nhau thành một chỉnh thể.
- Trong BLL, các phần cấu trúc có liên quan chặt chẽ và thống nhất với nhau,
thể hiện mối liên hệ mục đích, nội dung, phương pháp và hình thức dạy học. Mục
đích bao gồm mục đích trí dục, đức dục, phát triển. Nội dung bài học bao gồm nội
dung chủ đạo, nội dung hỗ trợ. Cấu trúc nội dung của BLL được chia thành các
bước lí luận dạy học, mỗi bước lại chia thành một số tình huống dạy học, mỗi tình
huống lại bao gồm một số thao tác. Bước của bài lên lớp là một đoạn tương đối trọn
vẹn, nó bao gồm một nội dung bộ phận, một tổ hợp phương pháp tương ứng nhằm
thực hiện một mục đích bộ phận của BLL. Tùy theo mục đích của giờ học mà mỗi
bước của bài lên lớp có thể phải thực hiện nhiều nhiệm vụ nhưng có một nhiệm vụ
nổi trội. Căn cứ vào mục đích, nội dung dạy học mà GV lựa chọn phương pháp và
phương tiện dạy học thích hợp.

 Các dạng BLL có sự khác nhau về cấu trúc nhưng đều có các thành phần
cấu tạo bắt buộc như bước mở đầu (ổn định tổ chức lớp – đặt nhiệm vụ nhận thức)
và bước kết thúc (củng cố, kết luận, hướng dẫn học ở nhà).
Ngoài ra, còn có các thành phần có thể thay đổi trong các dạng bài học, có thể
có trong dạng bài học này nhưng không có trong dạng bài học khác như: kiểm tra,
học bài mới, hoàn thiện kiến thức…[8, trang 403].
 Bài lên lớp nghiên cứu tài liệu mới
Kiểu này thường có cấu trúc như sau:
- Phần mở đầu được trình bày ngắn gọn để chuẩn bị cho HS tiếp thu kiến thức
mới bao gồm việc nêu nhiệm vụ nhận thức, giới thiệu dàn bài thuyết trình hoặc đàm
thoại ngắn gọn về các kiến thức cũ có liên quan đến bài học.
- Sự nghiên cứu, nắm vững kiến thức mới, kĩ năng mới chiếm phần cơ bản của
giờ học.



11

- Cuối giờ, GV khái quát ngắn gọn nội dung mới truyền đạt. Cho HS vận dụng
kiến thức, kĩ năng mới thu được.GV trả lời các câu hỏi, thắc mắc của HS đặt ra khi
vận dụng kiến thức. Cuối cùng GV hướng dẫn học ở nhà và các bài tập cần hoàn
thành.
 Bài lên lớp hoàn thiện và vận dụng kiến thức kĩ năng
Kiểu này có thể tiến hành theo dàn bài sau:
- Phần mở đầu: Nêu nhiệm vụ của giờ học và chuẩn bị cho HS làm việc.
- Tái hiện những kiến thức điểm tựa.
- HS làm việc độc lập: hoàn thành các bài tập ở dạng vận dụng kiến thức để
hoàn thiện, phát triển các nội dung lí thuyết, kĩ năng hóa học đã nghiên cứu.
- GV kiểm tra kết quả hoạt động độc lập của HS qua đàm thoại trên lớp.
- GV khái quát nội dung bài học, phân tích những nội dung HS đã nắm được,
những kiến thức cần bổ sung và đánh giá hoạt động của HS.
- GV hướng dẫn công việc, bài tập về nhà.
 Bài lên lớp khái quát và hệ thống kiến thức
Bài lên lớp có thể tiến hành theo nhiều cách khác nhau nhưng có thể theo cấu
trúc như sau:
- Mở đầu: GV nêu ra nhiệm vụ nghiên cứu trong giờ học.
- GV nhắc lại, đàm thoại, bổ sung thêm nội dung các vấn đề cơ bản trọng tâm
của chương, vấn đề cần nghiên cứu.
- Hoạt động độc lập của HS theo nội dung nghiên cứu.
- GV khái quát vấn đề, nhấn mạnh nội dung chính. Kết thúc giờ học.
 Bài lên lớp kiểm tra đánh giá kiến thức
Giờ kiểm tra thường được tiến hành như sau:
- GV nêu nhiệm vụ, yêu cầu kiểm tra.
- Tổ chức cho HS hoàn thành các bài kiểm tra độc lập (viết, trả lời câu hỏi,
hoàn thành thí nghiệm hóa học…).
- HS độc lập hoàn thành bài kiểm tra.

- Kết thúc công việc (theo thời gian qui định).


12

Kết quả bài kiểm tra được phân tích, đánh giá ngay hoặc ở giờ học sau.
 Như vậy , thông qua BLL, dưới sự điều khiển của GV, HS có thể tự giác,
tích cực lĩnh hội tri thức. Để làm được điều này , GV trước hết phải phối hợp tốt
các yếu tố mục đích, nội dung, phương pháp dạy học trong BLL. Không chỉ thế còn
phải kích thích, khơi dậy niềm hăng say hứng thú học tập của HS, chuẩn bị cho các
em điều kiện tốt nhất để lĩnh hội và khắc sâu tri thức.
1.2.4. Mở đầu và củng cố bài giảng trong cấu trúc bài lên lớp
- Vào bài là hoạt động đầu tiên trước khi bắt đầu bài mới.
- Củng cố là hoạt động cuối trước khi kết thúc bài mới.
Cấu trúc một bài lên lớp thường gồm 5 bước:
- Tổ chức lớp.
- Kiểm tra bài cũ.
- Giảng bài mới:
+ Hoạt động 1: Vào bài.
+ Hoạt động 2, 3, 4, … Tiến hành dạy bài mới.
- Củng cố.
- Dặn dò các công việc cần làm.

1.3. Mở đầu bài giảng
1.3.1. Đặc điểm
“Mở đầu bài giảng là khâu chuẩn bị cho học sinh tiếp nhận tri thức mới đồng
thời ôn tập, củng cố lại kiến thức cũ ở các bài học trước.”
(N.M. IACÔPLEP, Phương pháp và kỹ thuật lên lớp trong trường phổ thông –
Tập I, trang 81)
Không riêng gì bộ môn hóa học, bất kì bài học nào cũng được bắt đầu từ việc

tổ chức sơ bộ lớp học (hoạt động khởi động) gồm những nhân tố như sau:
- Chào hỏi: Thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau giữa giáo viên và học sinh.
- Kiểm tra các điều kiện khách quan phục vụ cho việc dạy - học: bảng, bàn
ghế, ánh sáng, bầu không khí phòng học.


13

- Kiểm tra tình trạng học sinh : số HS vắng mặt, lý do vắng, tình trạng học
sinh vắng mặt, nhanh chóng giải quyết các vướng mắc trước khi vào bài mới .
- Lôi cuốn HS chú ý vào bài mới (giữ trật tự): Tránh tình trạng vào bài trong
lúc học sinh chưa tập trung sự chú ý vì như thế mức độ tiếp thu tri thức sẽ rời rạc,
có học sinh còn lo việc riêng mà không nghe được lời nói của giáo viên. Như thế
hiệu quả học tập sẽ thấp.
- Kiểm tra bài cũ (tùy từng kiểu bài, có thể có kiểm tra đầu giờ hoặc không
có).
Đây là khâu củng cố lại kiến thức đã học ở tiết trước. Thông qua đó GV đánh
giá phương pháp truyền đạt ở tiết trước đồng thời phát hiện những lỗ hổng kiến thức
ở học sinh mà chấn chỉnh kịp thời.
- Vào bài mới:
 Đây là khâu trọng tâm của phần mở đầu giúp học sinh hình dung công việc
sẽ làm trong tiết học sắp tới.
 Là một trong những khâu dễ kích thích học sinh hứng thú và hăng hái hơn
trong học tập.
Tuy nhiên để gây ấn tượng và hiệu quả của phần mở đầu trong giờ lên lớp
giáo viên nên linh hoạt trong việc thể hiện từng khâu, từng đoạn không nhất thiết
phải đúng một trật tự như trên tránh gây nhàm chán, mất hứng thú khi vào bài. Nói
như thế không có nghĩa là bỏ qua các khâu, các bước của phần mở đầu.

 Trong luận văn này có thể hiểu mở đầu bài giảng là vào bài mới, đây là

khâu trọng tâm nằm ở hoạt động khởi động trong cấu trúc BLL, hoạt động này rất
quan trọng và nhất thiết phải có để tạo một tâm thế tích cực cho người học; sẵn
sàng đón nhận bài học một cách thoải mái tự tin, có mục đích.
1.3.2. Nhiệm vụ của việc mở đầu bài giảng [4, trang 28]
Ở khâu vào bài giáo viên có các nhiệm vụ sau:
- Giới thiệu mục đích bài học và các mục tiêu cần đạt được.
- Giới thiệu những công việc sẽ làm, dàn ý nội dung bài học để học sinh chủ
động, thuận lợi trong việc ghi nhớ.


×