Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

thủy sản bến tre – hiện trạng và định hướng phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
------

VÕ THỊ THANH BÌNH

THỦY SẢN BẾN TRE – HIỆN TRẠNG VÀ
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ

Thành Phố Hồ Chí Minh 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
------

VÕ THỊ THANH BÌNH

THỦY SẢN BẾN TRE – HIỆN TRẠNG VÀ
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ
Chuyên ngành: Địa Lý Học
Mã số: 603195

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. MAI HÀ PHƯƠNG

Thành Phố Hồ Chí Minh 2011



LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin chân thành bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đấn
thầy TS. Mai Hà Phương, Giảng viên Trường Đại học Văn Hóa Thành Phố Hồ Chí
Minh đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Xin chân thành cám ơn Khoa Địa lí, Phòng Khoa học - Công nghệ sau Đại học
Trường Đại học sư phạm Tp. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc học
tập, trang bị kiện thức để tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các cán bộ, các phòng ban Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, Chi cục nuôi trồng thủy sản, Cục thống kê, Sở tài
nguyên môi trường đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp tư liệu, số liệu tham khảo quý báu,
hữu ích để tôi hoàn thành tốt luận văn.
Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của BGH,
của các thầy trong Bộ môn Địa lí Trường THPT Tán Kế để tôi có thời gian tìm hiểu
và hoàn thành đề tài luận văn của mình.
Cuối cùng, xin cám ơn gia đình và những người thân đã động viên giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Trong quá trình thực hiện luận văn không tránh khỏi sai sót mong sự đóng góp
của quý thầy cô và các bạn để luận văn hoàn thiện hơn.
Tác giả luận văn

Võ Thị Thanh Bình


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. 3
MỤC LỤC ................................................................................................... 4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................... 6
DANH MỤC BIỂU BẢNG ........................................................................ 7
DANH MỤC HÌNH ẢNH .......................................................................... 8

PHẦN 1: MỞ ĐẦU ..................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 2
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu.................................................................... 3
5. Lịch sử nghiên cứu đề tài .......................................................................................... 5
6. Đóng góp của luận văn .............................................................................................. 6
7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................................ 6

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN
THỦY SẢN ................................................................................................. 8
1.1. Một số khái niệm và quan niệm ............................................................................. 8
1.1.1. Thủy sản .....................................................................................................................8
1.1.2. Nuôi trồng thủy sản ....................................................................................................8
1.1.3. Khai thác thủy sản ...................................................................................................11
1.1.4. Chế biến thủy sản .....................................................................................................12

1.2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển ngành thủy sản ...................... 12
1.2.1. Nhân tố tự nhiên.......................................................................................................13
1.2.2. Nhân tố kinh tế - xã hội ............................................................................................16

1.3. Khái quát tình hình phát triển thủy sản trên thế giới và ở Việt Nam ................... 23
1.3.1. Trên thế giới ............................................................................................................23
1.3.2. Ở Việt Nam ...............................................................................................................24
1.3.3. Ở Đồng bằng sông Cửu Long ..................................................................................28

CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN THỦY
SẢN TỈNH BẾN TRE .............................................................................. 31
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BẾN TRE ..................................................................... 31
2.2. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN THỦY SẢN CỦA TỈNH BẾN TRE .................... 32



2.2.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................................32
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .........................................................................................40

2.3. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN BẾN TRE GIAI ĐOẠN
2000-2010 .................................................................................................................... 45
2.3.1. Tình hình khai thác ..................................................................................................45
2.3.2. Tình hình nuôi trồng ................................................................................................49
2.3.3. Tình hình chế biến và tiêu thụ sản phẩm thủy sản ...................................................67
2.3.4. Hiện trạng về tổ chức quản lí ngành thủy sản. ........................................................71
2.3.5. Mối quan hệ giữa nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản ở tỉnh Bến Tre .......73

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG NGÀNH THỦY SẢN TỈNH BẾN
TRE.............................................................................................................................. 74

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH BẾN
TRE ĐẾN NĂM 2020 VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ............... 81
3.1. Định hướng phát triển .......................................................................................... 81
3.1.1. Cơ sở đề xuất dịnh hướng phát triển thủy sản .........................................................81
3.1.2. Định hướng phát triển thủy sản Bến Tre đến năm 2020 ........................................85

3.2. Các giải pháp chủ yếu phát triển thủy sản tỉnh Bến Tre ...................................... 93
3.2.1. Nhóm giải pháp khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản .........................................93
3.2.2. Nhóm giải pháp về nuôi trồng thủy sản ..................................................................95
3.2.3. Nhóm giải pháp về chế biến, tiêu thụ .......................................................................99
3.2.4. Giải pháp về vốn đầu tư .........................................................................................101
3.2.5. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách .................................................................102
3.2.6. Giải pháp về nguồn nhân lực .................................................................................103
3.2.7. Các giải pháp khác ................................................................................................103


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................ 107
1. Kết luận ................................................................................................................. 107
2. Khuyến nghị .......................................................................................................... 108

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 1
PHỤ LỤC .................................................................................................... 4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NTTS
ĐBSCL
TCT
KHKT
QC
QCCT
TC
BTC
BQ
SL
DT
NS
NN &PTNT
UBND
FAO
HACCP
EU
TS
TSXK
HTX


Nuôi trồng thuỷ sản
Đồng bằng song Cửu Long
Tôm chân trắng
Khoa học kỹ thuật
Quảng canh
Quảng canh cải tiến
Thâm canh
Bán thâm canh
Bình quân
Sản lượng
Diện tích
Năng suất
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Uỷ ban nhân dân
Tổ chức lương nông thế giới
Hệ thống phân tích mối nguy hiểm và kiểm soát điểm tới
hạn
Liên minh Châu Âu
Thuỷ sản
Thuỷ sản xuất khẩu
Hợp tác xã


DANH MỤC BIỂU BẢNG
STT

Bảng

Nội dung bảng


1

2.1

Vốn đầu tư cho sản xuất

47

2

2.2

Số tàu thuyền đánh bắt thủy sản

49

3

2.3

Các doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Bến Tre năm 2010

4

2.4

Sản lượng khai thác thủy sản nội địa từ 2001 – 2009

53


5

2.5

Tàu thuyền khai thác xa bờ tỉnh Bến Tre năm 2000 –

55

Trang

2009
6

2.6

Diễn biến diện tích NTTS tỉnh Bến Tre 2003 – 2009

60

7

2.7

Diện tích mặt nước NTTS phân theo huyện

61

8


2.8

Sản lượng và năng suất NTTS Bến Tre giai đoạn 2000 –

62

2010
9

2.9

Diện tích nuôi thủy sản nước ngọt

64

10

2.10

Sản lượng, năng suất thuỷ sản nước ngọt tỉnh Bến Tre

65

năm 2006 – 2010
11

2.11

Diện tích và sản lượng cá tra năm 2004 – 2009


65

12

2.12

Diện tích và sản lượng tôm càng xanh năm 2000 – 2009

66

13

2.13

Diện tích tôm nuôi ở ba huyện ven biển Bến Tre

68

14

1.14

Diện tích và sản lượng nghêu tỉnh Bến Tre

71

15

2.15


Hiệu quả kinh tế của một số mô hình nuôi trên địa bàn

74

tỉnh Bến Tre
16

2.16

Diễn biến số lượng các cơ sở dịch vụ thú y thủy sản từ

77

năm 2004 – 2009
17

3.1

Các chỉ tiêu quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2020

102

18

3.2

Các chỉ tiêu khai thác thủy sản đến năm 2020

105


19

3.3

Các chỉ tiêu chế biến thủy sản xuất khẩu đến năm 2020

107


DANH MỤC HÌNH ẢNH
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Biểu
Nội dung
đồ/Hình
2.1
Sản lượng khai thác thủy sản xa bờ năm 2000 – 2009
2.2
Diện tích NTTS Bến Tre Năm 2000 – 2010
2.3
Diện tích, sản lượng, năng suất NTTS tỉnh Bến Tre từ
2003 – 2009

2.4
Sản lượng và giá trị chế biến xuất khẩu thủy sản giai
đoạn 2006– 2009
2.5
Sơ đồ hiện trạng hệ thống tổ chức quản lí ngành thuỷ
sản Bến Tre
Hình 1 Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre
Hình 2 Bản đồ hiện trạng phát triển thuỷ sản Bến Tre năm
2010
Hình 3 Bản đồ quy hoạch và phát triển thuỷ sản Bến Tre năm
2020

Trang
56
59
63
80
82
34
51
94


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta và ngày càng có
vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm
giàu đạm trong bữa ăn hàng ngày của con người, mà còn là nguyên liệu quan trọng cho
công nghiệp chế biến thực phẩm và làm hàng xuất khẩu. Phát triển nuôi trồng và đánh
bắt thủy sản đã và đang góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo

an ninh thực phẩm, nguyên liệu cho chế biến, tạo thêm việc làm và xóa đói giảm nghèo
ở nhiều địa phương của nước ta.
Việt Nam là một trong những quốc gia có đường bờ biển dài, vùng biển chủ
quyền rộng và mạng lưới sông ngòi chằng chịt. Đó là những điều kiện thuận lợi để
phát triển ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. So với các tỉnh ven biển của nước
ta, Bến Tre là một trong những tỉnh được thiên nhiên ưu đãi về phát triển thủy sản.
Với địa thế nằm cuối nguồn đồng bằng sông Cửu Long và gần như bao trùm hạ lưu
sông Tiền, Bến Tre có trên 40.000ha mặt nước ao hồ, kênh rạch, là một kho thực
phẩm giàu đạm (cá, tôm, cua,...) góp phần quan trọng vào bữa ăn của người dân trong
khi ngành chăn nuôi gia súc chưa phát triển. Hiện nay, Bến Tre là tỉnh đứng thứ 3 ở
đồng bằng sông Cửu Long về nuôi trồng và khai thác thủy sản. Trữ lượng thủy sản
của tỉnh tương đối lớn, đa dạng và phong phú về chủng loại, trong đó có nhiều loài có
giá trị xuất khẩu cao như: tôm sú, tôm thẻ, tôm vằn, tôm sắt...và mực. Ở khu vực ven
biển và các bãi triều có nghêu, sò, cua và các loại thủy sản vùng nước ngọt.
Hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ở Bến Tre tăng lên đáng kể trong
những năm gần đây, năm 2008 sản lượng nuôi thủy sản đạt 158.995 tấn, xuất khẩu
thủy sản đạt 70,098 triệu USD (chiếm 38,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh).
Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển thủy sản chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh,
ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản còn gặp nhiều khó khăn như: phương tiện
đánh bắt, kĩ thuật nuôi trồng, cơ sở chế biến, dịch vụ thủy sản, thị trường tiêu thụ...
chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành thủy sản. Vì vậy, cần có những
nghiên cứu để đánh giá đúng tiềm năng và thực trạng phát triển thủy sản để đề xuất


những giải pháp phát triển có hiệu quả và bền vững, góp phần làm cho thủy sản thực
sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Với lý do trên, tôi chọn đề tài: “Thủy
sản Bến Tre: hiện trạng và định hướng phát triển” để làm luận văn tốt nghiệp Cao học
của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu

Góp phần đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển thủy sản ở tỉnh Bến Tre
nhằm bổ sung thêm cơ sở khoa học và thực tiễn cho địa phương trong việc xây dựng
định hướng phát triển ngành này đến năm 2020. Đồng thời, tác giả luận văn cũng đề
xuất một số giải pháp chủ yếu để thực hiện có hiệu quả định hướng đã đề ra.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan lý luận về phát triển thủy sản.
- Phân tích các tiềm năng phát triển thủy sản của tỉnh Bến Tre.
- Phân tích thực trạng phát triển thủy sản ở tỉnh Bến Tre giai đọan 2000 –
2010.
- Đề xuất định hướng phát triển thủy sản ở tỉnh Bến Tre đến năm 2020 và các
giải pháp thực hiện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Tiềm năng và thực trạng phát triển ngành thủy sản, nhất là các loài thủy sản có
giá trị kinh tế cao ở tỉnh Bến Tre.
* Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Về nội dung nghiên cứu:
Lĩnh vực thủy sản rất đa dạng và phức tạp luận văn chỉ tập trung chủ yếu vào
những vấn đề sau:
+ Làm rõ những nhân tố tác động đến sự phát triển thủy sản tỉnh Bến Tre.


+ Phân tích thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ ở
Bến Tre giai đọan 2000 – 2010.
+ Đề xuất định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ ở
Bến Tre đến năm 2020 và giải pháp thực hiện.
- Về phạm vi lãnh thổ nghiên cứu:
Toàn bộ địa bàn tỉnh Bến Tre với 8 huyện thị, trong đó tập trung vào một số
huyện ven biển như: Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú.
- Về thời gian nghiên cứu:

+ Thực trạng phát triển ngành thủy sản Bến Tre: giai đọan 2000 – 2010.
Đây là khoảng thời gian mà cả nước ta nói chung, Bến Tre nói riêng đã có đuợc
những thuận lợi rất lớn từ thị trường Thế Giới, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập tổ
chức thương mại Thế giới (WTO).
- Định hướng phát triển ngành thủy sản Bến Tre đến năm 2020.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm hệ thống
Địa lí kinh tế học nghiên cứu tổng hợp thể lãnh thổ sản xuất trong một hệ
thống các mối quan hệ tác động qua lại với mội trường xung quanh. Vì vậy, khi
nghiên cứu vấn đề này ở tỉnh Bến Tre cũng được coi là một hệ thống kinh tế - xã hội
thống nhất, được xem xét đánh giá quá trình quá phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
và có sự kết hợp với ĐBSCL và cả nước.
4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Sự phát triển ngành thủy sản phụ thuộc rất nhiều nguồn lực khác nhau. Các
nguồn lực tự nhiên đã tạo cho Bến Tre những lợi thế cơ bản trong quá trình phát
triển. Tuy nhiên, việc phát huy thế mạnh tự nhiên phụ thuộc rất lớn vào các nguồn
lực kinh tế - xã hội. Trong khi nghiên cứu những nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh, tôi luôn xem xét, phân tích, đánh giá, tìm hiểu các mối quan hệ qua lại giữa
các nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực kinh tế - xã hội, các nguồn lực bên trong và


nguồn lực bên ngoài. Mối quan hệ qua lại giữa sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
nằm trong một chỉnh thể chung của cả nước. Trên cơ sở đó giải quyết tốt mối quan
hệ giữa tăng trưởng kinh tế với việc bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế bền vững.
Từ đó, đề ra những giải pháp nhằm phát huy tối đa mọi nguồn lực, tạo động lực thúc
đẩy kinh tế Bến Tre phát triển.
4.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Thủy sản cũng như các ngành kinh tế khác luôn luôn vận động và phát triển,
tùy theo từng giai đoạn có các nguồn lực thế mạnh khác nhau tạo điều kiện cho sự

phát triển của ngành. Đánh giá chiều phát triển, sự thay đổi của ngành qua từng giai
đoạn cho phép chúng ta dự báo viễn cảnh cho sự phát triển thủy sản trong tương lai
nói riêng và kinh tế Bến Tre nói chung.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp chủ
yếu sau:
- Phương pháp thống kê: việc khảo sát đánh giá tiềm năng, nguồn lợi thủy sản,
thực trạng phát triển ngành thủy sản và các hoạt động sản xuất khác liên quan đến
ngành thủy sản của tỉnh là một công việc rất phức tạp vì thế việc phân tích các số liệu
thống kê là rất quan trọng.
- Phương pháp phân tích SWOT: đây là phương pháp rất hữu hiệu và được sử
dụng khá phổ biến khi phân tích các thuận lợi, khó khăn, cơ hội hay thách thức của
ngành thủy sản Bến tre. Từ đó xác định chiến lược, giải pháp cho vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp bản đồ - biểu đồ: giúp cho việc xác định mối quan hệ không
gian một cách rõ ràng hơn.
- Phương pháp dự báo: Trên cơ sở phân tích các thông tin có tính quy luật đồng
thời dự báo xu hướng thay đổi, phát triển của ngành thủy sản trong thời gian tiếp
theo.


5. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Việt Nam có tiềm năng lớn cho khai thác nguồn lợi thủy sản vùng nước ngọt,
nước lợ và cả vùng nước mặn. Ngành thủy sản không những đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng thực phẩm mà còn là nguồn hàng xuất khẩu và nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến. Giá trị sản xuất và kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong những năm qua đã tăng
lên nhanh chóng.
ĐBSCL là vùng sản xuất thực phẩm lớn nhất cả nước, với nhiều tiềm năng và
lợi thế để phát triển. Trong những năm qua nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL đã mang lại
hiệu quả kinh tế cao, góp phần tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các tỉnh ven biển,
giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc

sống của nhân dân địa phương. Đồng thời, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế
nhiều thành phần và đa dạng hóa ngành nghề.
Cùng với Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh,... Bến Tre là tỉnh nằm
trong vùng ĐBSCL có nhiều thế mạnh về nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn.
Hiện nay, Bến Tre trở thành một trong những tỉnh xuất khẩu thủy sản nước lợ và
nước mặn nhiều nhất ở ĐBSCL với các mặt hàng xuất khẩu chính: nghêu, sò, tôm,
cua...
Tiềm năng phát triển thủy sản của Bến Tre và ĐBSCL là rất lớn, song về lâu
dài việc phát triển thủy sản cần phải tính toán trên cơ sở phát triển bền vững, đảm bảo
hài hòa cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Từ đó đề ra những giải pháp hữu hiệu
để phát triển thủy sản trong những năm tiếp theo.
Do đó, trong những năm gần đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu thủy
sản Việt Nam, ĐBSCL, cũng như của Bến Tre:
- “Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản Việt Nam thời kỳ 1999- 2010”
do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyết định số 1224/1999 ngày 8/12/1999.
- Đề án “ Quy hoạch tổng thể KT – XH ngành thủy sản thời kỳ 2000 – 2010”
của Bộ Thủy sản.
- “ Báo cáo phát triển kinh tế thủy sản và các giải pháp thực hiện thời kỳ 1998 –
2010” Bộ Thủy sản.


- “ Khảo sát các ảnh hưởng của quá trình đổi mới lên sự phát triển của ngành
thủy sản Việt Nam” PGS. Hà Xuân Thông chủ biên, 1998.
- “ Những giải pháp về thị trường cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu Việt Nam”
Đề tài cấp bộ, ĐHKT TPHCM, 2001, PGS. TS Võ Thanh Thu chủ biên.
- “Ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám trong nghiên cứu xây dựng các
phương án quy hoạch nuôi trồng, phát triển thủy sản ĐBSCL”, luận án Tiến sĩ, Viện
sinh học nhiệt đới, 2007.
- “ Nghề cá biển ở tỉnh Phú Yên phân tích từ góc độ Địa lí kinh tế - xã hội,
Luận văn Thạc sĩ địa lí, Mai Đình Lưu, 2000.

- “ Thủy sản An Giang hiện trạng phát triển – định hướng và giải pháp”, luận
văn thạc sĩ Địa lí, Ngô Thị Kiều Huệ, 2007.
- Hiện trạng, tiềm năng và các giải pháp bảo vệ, phát triển bền vững nguồn lợi
nghêu huyện Bình Đại – Tỉnh Bến Tre, luận văn thạc sĩ ngành thủy sản – Phan Song
Toàn, 2010.
Ngoài ra còn rất nhiều công trình, các luận văn, các bài viết của sinh viên trong
và ngoài tỉnh nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến phát triển thủy sản. Các công
trình nghiên cứu trên là tư liệu tham khảo quý giá cho tác giả khi thực hiện luận văn
này.
6. Đóng góp của luận văn
- Góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề về cơ sở khoa học của việc phát
triển thủy sản nói chung và ở tỉnh Bến Tre nói riêng.
- Phân tích tòan diện các tiềm năng và thực trạng phát triển thủy sản tỉnh ở Bến
Tre trong những năm gần đây dưới góc độ Địa lí học.
- Đề xuất định hướng phát triển thủy sản (nhất là các loài thủy sản nước lợ,
mặn) theo hướng phát triển bền vững và các giải pháp thực hiện.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương
như sau:


- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển thủy sản
- Chương 2: Tiềm năng và hiện trạng phát triển thủy sản ở tỉnh Bến Tre giai đọan
2000 – 2010
- Chương 3: Định hướng phát triển thủy sản ở tỉnh Bến Tre đến năm 2020 và các
giải pháp thực hiện


PHẦN NỘI DUNG


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN
THỦY SẢN
1.1. Một số khái niệm và quan niệm
1.1.1. Thủy sản

Thủy sản là những loại động vật sống dưới nước như cá, nhuyễn thể, giáp
xác,…có thể qua hay không qua khâu nuôi trồng và dùng làm thực phẩm.
Thủy sản là nguồn tài nguyên có thể tái tạo và có giá trị kinh tế rất lớn. Có
nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khắp mọi nơi trên trái đất cả về
nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Ngành Thuỷ sản là một ngành kinh tế kĩ
thuật đặc thù bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động mang những tính chất công nghiệp,
nông nghiệp, thương mại và dịch vụ, cấu thành một hệ thống thống nhất có liên quan
chặt chẽ và hữu cơ với nhau.
Thủy sản sống là động vật thủy sản còn sống, hoặc đang giữ ở trạng thái tiềm
sinh.
Ngư nghiệp là những công việc có liên quan đến quá trình khai thác, nuôi trồng
và phát triển nguồn lợi các sinh vật trong nước. Ngư nghiệp bao gồm 3 hoạt động căn
bản: khai thác, NTTS và phát triển nguồn lợi thủy sản.
1.1.2. Nuôi trồng thủy sản

* Khái niệm về nuôi trồng thủy sản
Thuật ngữ nuôi trồng thủy sản được sử dụng khá rộng rãi để chỉ việc nuôi các
động vật thủy sinh (cá, sinh vật có vỏ) và thủy thực vật (rong biển) trong môi trường
nước ngọt và lợ. Theo nghĩa tiếng Anh thì aquaculture = aqua (nước) + culture
(nuôi). Nói cách khác, nuôi trồng thủy sản là hoạt động canh tác ở môi trường nước
(farming in water).
Tuy nhiên, khi nói về nuôi trồng thủy sản cũng có thể phân chia chúng thành
các nhóm khác nhau:



- Theo kỹ thuật nuôi hay hệ thống nuôi, gồm: nuôi ao, nuôi lồng (bè), nuôi
nước chảy, nuôi đăng quầng,…
- Theo đối tượng nuôi, gồm: nuôi cá, nuôi sò, nuôi tôm, rong biển,…
- Theo môi trường nuôi, gồm: nuôi nước ngọt, nước lợ, nuôi nước mặn,…
- Theo tính chất môi trường, gồm: nuôi vùng nước lạnh, nuôi vùng nước ấm,
nuôi vùng cao, nuôi vùng đồng bằng, nuôi ven biển,…
Theo cách hiểu khác, NTTS là những tác động bất kỳ nào của con người làm
cải thiện sự sinh trưởng của một sinh vật nào đó trong một diện tích ao nuôi nào đó.
Có tác giả lại cho rằng NTTS là một hay nhiều tác động (của con người) làm
ảnh hưởng đến chu kì sống tự nhiên của một sinh vật nào đó [19].
Một số tác giả quan niệm NTTS đơn giản hơn, đó là nuôi hay canh tác động và
thực vật dưới nước do xuất xứ từ thật ngữ aqua (nước) + culture (nuôi).
Tóm lại, nuôi trồng thủy sản (tiếng Anh: aquaculture) là nuôi các thủy sinh vật
trong môi trường nước ngọt, lợ và mặn, bao gồm áp dụng các kỹ thuật vào qui trình
nuôi nhằm nâng cao năng suất; thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể (FAO, 2008).
Nuôi thủy sản sinh thái: cho đến nay, khái niệm “Nuôi thủy sản sinh thái” vẫn
còn nhiều tranh cãi. Song, nhiều ý kiến cho rằng đó là hình thức nuôi dựa vào quá
trình sinh học tự nhiên; sử dụng phân hữu cơ và khống chế dịch hại bằng biện pháp
sinh học (không dùng phân bón hay hóa chất tổng hợp); giống không bị nhiễm thuốc
và hóa chất và là sản phẩm từ quá trình biến đổi gen, không dùng nguyên liệu biến
đổi gen để làm thức ăn,…[24]
NTTS bền vững chỉ các hoạt động nuôi trồng mang lại phúc lợi kinh tế cho con
người, có tác động tốt về mặt xã hội và hiệu quả việc sử dụng nguồn lợi tự nhiên.
Trong phát triển NTTS bền vững môi trường và nguồn lợi thủy sản được sử dụng hợp
lí, không gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái, đáp ứng được nhu cầu của thế hệ người tiêu
dùng sản phẩm thủy sản nuôi trên toàn thế giới.
Diện tích mặt nước NTTS là diện tích đã được sử dụng cho hoạt động NTTS
tính cả diện tích bờ bao; đối với diện tích ươm, nuôi giống thủy sản thì bao gồm cả
diện tích phụ trợ cần thiết như ao lắng lọc, ao xả. Chỉ tiêu này không bao gồm diện



tích đất có mặt nước chuyên dùng vào việc khai thác nhưng được tận dụng NTTS như
hồ thủy lợi, thủy điện.
Mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản là vùng nước biển được quy hoạch để
nuôi trồng thủy sản.
Nguồn lợi hải sản: bao gồm các loài cá, nhóm nhuyễn thể, nhóm giáp xác,
nhóm thực vật, nhóm san hô biển, ngoài ra còn có vích, rùa da, rắn biển, sam
biển,…là những đặc sản có giá trị kinh tế ở vùng biển nước ta [20].
Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có giá trị
kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thủy sản, bảo tồn và phát triển nguồn
lợi thủy sản.
Tái tạo nguồn lợi thủy sản là quá trình tự phục hồi hoặc hoạt động làm phục
hồi, gia tăng nguồn lợi thủy sản.
Tóm lại, ngành thủy sản bao gồm: nuôi trồng và đánh bắt, là việc tiến hành
khai thác, nuôi trồng, vận chuyển thủy sản khai thác; bảo quản, chế biến, mua bán,
xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản; dịch vụ trong các hoạt động thủy sản; điều tra, bảo vệ
và phát triển nguồn lợi thủy sản.
*Các hình thức NTTS chủ yếu
Nuôi ao là các hình thức nuôi các loài thủy sản trong ao đất (ao nằm trong đất
liền). Có nhiều loại ao khác nhau được thiết kế cho nuôi thủy sản như ao cho cá đẻ,
ao ương cá bột, ao nuôi cá thương phẩm,…
Nuôi bè là các hình thức nuôi các loài thủy sản trong các bè, chủ yếu làm bằng
gỗ và có kích thước lớn. Thuật ngữ bè thường được dùng phổ biến ở vùng Nam Bộ
để chỉ các bè nuôi cá tra, cá ba sa, cá mè vinh,…Kích thước rất khác nhau, từ 100 đến
1000 m3/bè.
Nuôi lồng là hình thức nuôi các loài thủy sản trong các lồng làm bằng lưới có
kích thước rất khác nhau, từ dưới 10 m3/ lồng đến hơn 1000 m3/ lồng (trường hợp là
nuôi lồng biển). Tuy nhiên, nuôi lồng cũng có thể chỉ hình thức nuôi trong các lồng
làm bằng gỗ, tre nứa,… thường có kích thước nhỏ.



Nuôi đăng quầng là hình thức nuôi các loài thủy sản trong các quầng lưới hay
đăng tre có kích thước rất khác nhau tùy theo loài nuôi. Quầng có thể có một mặt giáp
với bờ, nhưng đáy lồng là nền đáy của sông, bãi triều hay đầm phá…
Nuôi bãi triều là hình thức nuôi quảng canh sò huyết, vẹm, hầu, điệp,
nghêu,…trên các bãi triều ven biển. Sau một thời gian nuôi thì chúng được thu hoạch
bằng phương pháp cào lớp bùn đáy. Phương pháp nuôi này cũng được dùng trong
trồng rong biển.
Nuôi giàn hay dây treo để chỉ hình thức nuôi các loài nhuyễn thể (2 mảnh vỏ).
Giàn có thể là dạng cố định bằng cọc cắm xuống bãi triều hoặc dạng phao nổi để treo
các chuỗi hay túi lưới đựng các loài nuôi bên trong như nuôi hầu, vẹm xanh,…Dạng
phao có thể nuôi xa bờ còn dạng cố định thường gần bờ [24].
1.1.3. Khai thác thủy sản

Hoạt động thủy sản là việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển thủy
sản khai thác; bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản; dịch
vụ trong hoạt động thủy sản; điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Khai thác thủy sản (KTTS) là việc khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển, sông,
hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác.
Có quan niệm lại cho rằng, KTTS là các hoạt động khai thác tài nguyên động
thực vật trong môi trường nước cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực
phẩm cho con người. Bản chất của KTTS là cắt đứt mối quan hệ giữa tài nguyên thủy
sản khỏi môi trường tự nhiên để tạo ra hàng hóa phục vụ cho tiêu dùng.
Ngư trường là vùng biển có nguồn lợi thủy sản tập trung được xác định để tàu
cá đến khai thác.
Tàu cá là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác chuyên dùng cho khai thác, nuôi
trồng, bảo quản, chế biến thủy sản.
Cảng cá là cảng chuyên dùng cho tàu cá, bao gồm vùng đất cảng và vùng nước
đậu tàu. Vùng đất cảng bao gồm cầu cảng, kho bãi, nhà xưởng, khu hành chính, dịch
vụ hậu cần, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản.



1.1.4. Chế biến thủy sản

Công nghiệp chế biến là hoạt động nối tiếp sản phẩm của ngành khai thác, nó
không chỉ bảo tồn, giữ gìn chất lượng nguyên liệu mà còn nâng cao giá trị và tạo ra
những sản phẩm có giá trị sử dụng cao. Nhờ đó, mà khả năng đáp ứng nhu cầu, thị
hiếu thị trường tốt hơn, thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Sản phẩm thủy sản là thực phẩm trong đó thủy sản là thành phần đặc trưng:
- Sản phẩm thủy sản tươi là sản phẩm thủy sản còn nguyên con, hoặc đã sơ
chế, chưa được xử lí dưới bất kỳ hình thức nào để bảo quản, ngoài việc làm lạnh.
- Sản phẩm thủy sản chế biến là sản phẩm thủy sản đã qua các hình thức chế
biến như xử lí nhiệt, hun khói, ướp muối, sấy khô, hoặc kết hợp các hình thức trên, có
phối chế hoặc không có phối chế với phụ gia, thực phẩm khác.
- Sản phẩm thủy sản đông lạnh là sản phẩm thủy sản cấp đông; khi đã ổn định,
nhiệt độ trung tâm sản phẩm 8 - 180C hoặc thấp hơn.
- Sản lượng thủy sản là khối lượng sản phẩm của một loại hoặc nhóm các loại
thủy sản, thu được trong một thời kỳ nhất định, bao gồm: sản lượng thủy sản khai
thác, sản lượng thủy sản nuôi trồng.
- Sản lượng thủy sản khai thác: gồm sản lượng hải sản khai thác và sản lượng
khai thác tự nhiên trên các sông, suối, hồ, đầm, ruộng nước…
- Sản lượng thủy sản nuôi trồng gồm tất cả sản lượng các loại thủy sản thu
được nhờ kết quả hoạt động của nghề nuôi trồng thủy sản tạo ra.
1.2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển ngành thủy sản
Tăng trưởng và phát triển kinh tế thủy sản bao gồm sự tăng lên về qui mô sản
lượng theo thời kỳ và sự biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội trong ngành. Để tạo ra được
sự tăng trưởng và phát triển, các yếu tố nguồn lực phải được sử dụng ngày càng tăng
về số lượng và chất lượng. Các nguồn lực thủy sản bao gồm: nhóm nguồn lực tự
nhiên và nguồn lực kinh tế - xã hội. Mỗi nguồn lực có vai trò nhất định và tác động
mạnh đối với sự phát triển ngành thủy sản.



1.2.1. Nhân tố tự nhiên

Nhân tố tự nhiên là cơ sở, là tiền đề cho sự phát triển của ngành thủy sản.
Trong nhóm nhân tố tự nhiên thì diện tích mặt nước ( thủy vực), khí hậu là nhân tố có
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và phân bố của ngành thủy sản.
* Diện tích mặt nước( thủy vực)
Diện tích mặt nước (thủy vực) được xem là tư liệu sản xuất chủ yếu và không
thể thay thế được trong hoạt động NTTS. Diện tích mặt nước bao gồm ao, hồ, sông,
đầm, mặt nước ruộng trũng, biển,…nói chung là các loại hình mặt nước được sử dụng
vào mục đích NTTS.
Diện tích mặt nước là loại tư liệu sản xuất gắn liền với các điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội của mỗi vùng, mỗi cộng đồng. Diện tích mặt nước trong NTTS khác
với tư liệu sản xuất khác ở chỗ nó cố định, cho nên rất cần thiết phải tiến hành các
hình thức canh các (nuôi trồng, khai thác), bố trí kết hợp tối ưu các yếu tố đầu vào,
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống kết cấu hạ tầng thích hợp với vùng sinh
thái để sản xuất có hiệu quả. Mặt khác, cần cải thiện và không ngừng nâng cao chất
lượng vùng nước canh tác để đạt năng suất cao hơn.
Thường thì các tư liệu sản xuất sau một thời gian sử dụng sẽ bị hao mòn hữu
hình và hao mòn vô hình, rồi cuối cùng bị đào thải qua quá trình sản xuất. Còn diện
tích mặt nước mặt nước( thủy vực) được coi là là loại tư liệu sản xuất “vĩnh cửu” của
sản xuất thủy sản, với điều kiện đảm bảo mối quan hệ kinh tế - sinh thái trong thủy
vực là không ngừng cải tạo để chống lại các tác nhân gây ô nhiễm môi trường vùng
nước.
Diện tích mặt nước(thủy vực) là nơi cư ngụ của các loài động, thực vật thủy
sản và thủy vực bị giới hạn về diện tích và có tính chất vị trí cố định, nên chất lượng
không đồng đều. Thủy vực, một mặt là môi trường NTTS, mặt khác trong bản thân
thủy vực đã có những động vật sinh trưởng và phát triển tự nhiên, nhất là mặt biển
hoặc sông lớn. Đây là cơ sở tự nhiên cho việc hình thành ngành đánh bắt thủy sản

trên sông và hải sản trên biển. Do đó, diện tích thủy vực tác động mạnh đến hiệu quả
và việc phát triển NTTS.


Chế độ thuỷ văn ở hầu hết các con sông vùng đồng bằng, vùng ven biển, đặc
biệt là vùng hạ lưu các sông đều thích hợp cho nhiều loài thuỷ sản sinh sống và phát
triển, tạo thành một vùng sinh thái đặc trưng về nhiệt độ, dòng chảy, tính chất lý hoá
và nguồn thức ăn tự nhiên cho thuỷ sinh vật.
Độ phì kinh tế của các loại thuỷ vực (ao, hồ, ruộng,…) ở các vùng đồng bằng
và ven biển là khá cao, có thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Độ phì kinh tế bao gồm
độ phì tự nhiên do đất phong hoá lâu đời mà có và độ phì nhân tạo do con người tạo
ra khi cải tạo vùng nước, bón thêm các loại phân xanh, phân chuồng, phân vô
cơ,…làm tăng hàm lượng chất hữu cơ, các thức ăn tự nhiên cho nuôi trồng thuỷ sản.
* Khí hậu
Đối tượng sản xuất của ngành NTTS là những sinh vật sống, chịu tác động của
các điều kiện tự nhiên: khí hậu, thời tiết, nguồn nước, địa hình nơi sản xuất.
- Khí hậu, thời tiết: những vùng NTTS thích hợp nhất nằm trong khu vực khí
hậu nhiệt đới, á nhiệt đới nóng ẩm và một số nơi pha chút khí hậu ôn đới. Tài nguyên
khí hậu thực sự quan trọng và đã trở thành một yếu tố đầu vào thuận lợi cho các hoạt
động sản xuất kinh doanh thuỷ sản, như một món quà tặng của tự nhiên cho con
người.
Quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài thuỷ sản chịu ảnh hưởng rất lớn
của điều kiện khí hậu, nhất là yếu tố nhiệt độ môi trường sống. Hiện nay người ta
chia các loài thủy sản thành 2 nhóm chính là: nhóm thuỷ sản nước lạnh (cold water
species) và nhóm thuỷ sản nhiệt đới (tropical species). Nhóm thuỷ sản nước lạnh có
khả năng chịu được nhiệt độ rất thấp và có thể sống qua mùa đông (như cá hồi).
Nhóm thuỷ sản nhiệt đới là những loài sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới và có thể chịu
đựng được nhiệt độ cao (như cá rô phi, cá chép, cá tra, tôm sú,…).
Mỗi loài có khoảng nhiệt độ thích ứng riêng. Khả năng chống chịu của chúng
nằm trong khoảng giới hạn nhất định. Ví dụ, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và

phát triển của tôm sú giới hạn trong khoảng 25 – 32oC, nếu nhiệt độ cao hơn 32oC
hoặc thấp hơn 25oC tôm có thể bị chết hoặc chậm lớn.


Sự tăng nhiệt độ có thể làm suy giảm sản lượng thủy sản trong các ao hồ.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng khi nhiệt độ tăng lên làm cho hàm lượng ôxi trong
nước trong giảm mạnh vào ban đêm, do sự tiêu thụ quá mức của các loài thực vật
thủy sinh, hoặc quá trình phân hợp chất hữu cơ. Sự suy giảm hàm lượng ôxi làm ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của loài nuôi, Thay đổi nhiệt độ còn là điều
kiện phát sinh của nhiều loài dịch bệnh xảy ra cho các loài nuôi. Nhiệt độ tăng cao
làm cho sức khỏe của các loài nuôi, môi trường nước bị xấu đi, là điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển của các loài vi sinh vật gây hại.
Do các loài thuỷ sản phát triển tốt nhất ở những vùng có khí hậu nhiệt đới, á
nhiệt đới nên chịu ảnh hưởng của hiện tượng bão và áp thấp nhiệt đới. Bão và áp
thấp nhiệt đới gây ra mưa to gió lớn. Bão đã gây ra những cơn sóng giữ dội có thể tàn
phá hoàn toàn hệ thống đê bao của các ao nuôi, lồng bè trên biển, vì vậy tổn thất là
điều khó tránh khỏi. Sự tàn phá của bão và áp thấp nhiệt đới còn ảnh hưởng đến hệ
sinh thái của vùng nuôi – cần thời gian dài mới có thể phục hồi. So với sự thay đổi
nhiệt độ, bão và áp thấp nhiệt đới thường khó có thể dự đoán, ngược lại mức độ ảnh
hưởng của nó ảnh hưởng nghiêm trọng hơn rất nhiều. Có thể nói rằng, hiện tượng
khắc nghiệt của khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến nuôi trồng thủy sản. Đối với vùng ven
biển, nơi mà cộng đồng cư dân sống chủ yếu dựa vào hoạt động nuôi trồng thủy sản,
nếu bão xảy ra thì thiệt hại về kinh tế là điều khó tránh khỏi, sinh kế của họ sẽ bị mất.
Bên cạnh những ảnh hưởng bất lợi, vùng biển nhiển nhiệt đới là biển ấm, kín,
khuất gió là điểu kiện thuận lợi cho các loài thuỷ sản sinh sôi và phát triển mạnh, sự
tăng nhiệt độ cũng là điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Sự tăng lên của
nhiệt độ trong khoảng cho phép tăng năng suất sơ cấp cho các ao nuôi, tạo điều kiện
tốt cho sự phát triển của các loài thủy sinh là nguồn thức ăn quan trọng cho các loài
nuôi. Ở các vùng ôn đới, nuôi trồng thủy sản bị giới hạn bởi nhiệt độ mùa xuân và
ngọt hóa của nước vào mùa hè. Nhiệt độ nước tăng vào xuân thúc đẩy sự phát triển

của sinh khối thủy vực, người dân có thể thả con giống sớm hơn, cho nên có thể tránh
được rủi ro tôm cá chết do độ mặn của nước giảm đột ngột.
* Nguồn lợi thủy sản


Nguồn lợi thủy sản bao gồm các loài cá, nhóm nhuyễn thể, nhóm giáp xác,
nhóm thực vật, nhóm san hô biển, ngoài ra còn có vích, rùa da, rắn biển, sam
biển…là những đặc sản có giá trị kinh tế ở vùng biển nước ta[31].
Qua thống kê đặc điểm sinh vật Biển Đông Việt Nam của Giáo Sư – Tiến sĩ Vũ
Tự Lập, biển Việt Nam có tổng số 2.038 loài cá, trong đó có trên 110 loài cá có giá trị
kinh tế, 40 – 50 loài có sản lượng đánh bắt cao. Tổng trữ lượng cá trên biển Đông là
2.769.041 tấn, trong đó cá nổi chiếm 62,8%, cá tầng đáy 37,2%. Có đến 100 loài tôm
thuộc 11 họ tôm biển, số loài có giá trị kinh tế đến 50%, đa số sống trong các vùng
biển nông tới độ sâu 50m rất thuận lợi cho việc đánh bắt, hầu hết tôm biển ưa thích
nền đáy bùn hoặc bùn cát, vì thế thường tập trung ở các vùng cửa sông. Khả năng
khai thác tôm ở vùng biển Việt Nam khoảng 55 – 70 ngàn tấn/năm, chủ yếu ở vùng
biển Nam Bộ chiếm tới 80% sản lượng khai thác cả nước.
Ngoài ra, có khoảng 37 loài mực thuộc 4 họ, trong đó có hai họ mực ống và
mực nang chiếm đa số, 7 loài bạch tuộc và các loài thực vật biển khác.[ 29]
Riêng ĐBSCL với 3 mặt giáp biển, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt
lại nằm trong vùng chuyển tiếp sông – biển với hoạt động mạnh của thủy triều nên có
nguồn lợi thủy sản rất phong phú và đa dạng gồm thủy sản nước ngọt, mặn lợ. Đặc
biệt ĐBSCL vào mùa mưa bị ngập lũ, đây là điều kiện thuận lợi để làm phong phú
thêm các giống loài thủy sản nước ngọt ở đây. [48]
Tóm lại, mỗi đối tượng nuôi trồng lại yêu cầu những điều kiện về khí hậu và
nguồn nước khác nhau. Việc phát triển NTTS cần chú ý đến các yếu tố của điều kiện
tự nhiên, đặc điểm sinh trưởng và phát triển của đối tượng nuôi.
1.2.2. Nhân tố kinh tế - xã hội

* Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Các chính sách và thể chế có liên quan chặt chẽ đến phát triển NTTS như các
vấn đề về kinh tế, thương mại, xuất khẩu thủy sản, họăc vấn đề quản lí và sử dụng
lĩnh vực sản xuất kinh doanh thủy sản, các dịch vụ phục vụ cho NTTS như sản xuất
và kinh doanh con giống thủy sản, các loại hóa chất, kháng sinh và các chế phẩm


sinh học cho NTTS, các chính sách về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chính
sách khuyến nông – khuyến ngư, chính sách về vốn, tín dụng…cho NTTS.
Nhìn chung, những chính sách đều có tác dụng thúc đẩy quá trình tăng trưởng
và phát triển của NTTS, đặc biệt là lĩnh vực nước lợ mặn, nhằm mục đích tăng hiệu
quả kinh tế từ NTTS, tạo nguyên liệu sạch và an toàn cho chế biến xuất khẩu, tăng
cường sự đóng góp của ngành thủy sản vào tổng thu nhập của ngành thủy sản cũng
như nền kinh tế quốc dân. Những chính sách này khi được thực thi có hiệu quả thì
đều có tác dụng tăng hiệu quả sản xuất của các hoạt động sản xuất và kinh doanh
thủy sản, tạo điều kiện cho người nuôi mở rộng mô hình sản xuất và tạo thêm việc
làm cho người dân, gián tiếp góp phần xóa đói giảm nghèo cho các vùng nông thôn.
Chủ trương, chính sách phát triển thủy sản ở Việt Nam
Ở Việt Nam, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã chỉ rõ: “ Phát triển toàn
diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, nông – lâm – thủy sản, đổi
mới cơ cấu nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH – HĐH” [tr.170].(văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1996). Với đường lối
chỉ đạo này đã có sức ảnh hưởng lớn đến ngành thủy sản, góp phần nâng cao sự phát
triển ngành thủy sản trong nền nông nghiệp toàn diện.
Ngày 8/12/1999 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg
phê duyệt chương trình phát tiển NTTS thời kỳ 1999 – 2010. Quyết định đã chỉ rõ “
Phát triển NTTS nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm và tạo nguồn nguyên liệu chủ yếu
cho xuất khẩu, phấn đấu đến 2010 sản lượng NTTS đạt trên 2 triệu tấn, kim ngạch
xuất khẩu đạt trên 2,5 tỷ USD, tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 2 triệu lao động,
góp phần tích cực vào phát triển KT – XH đất nước và an ninh ven biển”.
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX xác định: “ Phát huy lợi thế về

thủy sản, tạo thành một ngành kinh tế mũi nhọn, vươn lên hàng đầu trong khu vực.
Phát triển mạnh NTTS nước ngọt, nước lợ và nước mặn, nhất là nuôi tôm theo hình
thức tiến bộ, hiệu quả và bền vững môi trường. Tăng cường năng lực và nâng cao
hiệu quả khai thác hải sản xa bờ; chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, ổn định khai thác
gần bờ; nâng cao năng lực bảo quản, chế biến sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường


×