Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN KHƠI gợi HỨNG THÚ học tập môn SINH học ở học SINH yếu TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH học lớp 11 – PHẦN CHUYỂN hóa vật CHẤ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 17 trang )

SKKN: KHƠI GỢI HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC Ở HỌC SINH YẾU TRONG CHƯƠNG TRÌNH
SINH HỌC LỚP 11 – PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KHƠI GỢI HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC Ở
HỌC SINH YẾU TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC
LỚP 11 – PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG
LƯỢNG Ở THỰC VẬT
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Luật Giáo Dục năm 2005 (Điều 27, mục 2, chương II) đã khẳng định:
“Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển
những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hòan thiện học vấn phổ thông,
có những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện
lựa chọn hướng phát triển và phát huy năng lực cá nhân, tiếp tục học đại học,
cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao
động.”
Sinh học là môn khoa học tự nhiên nghiên cứu về sự sống. Trong trường
phổ thông, sinh học là môn học giúp học sinh có những hiểu biết khoa học về
thế giới sống.Tuy nhiên, đa số học sinh, nhất là những học sinh yếu không
thích học môn này vì theo các em, đây là môn phải học bài nhiều, kiến thức
trừu tượng, khó hiểu,…
Với một phần nhỏ kinh nghiệm trong giảng dạy môn sinh học, được sự giúp
đỡ của lãnh đạo nhà trường, đồng nghiệp,… tôi chọn đề tài “Khơi gợi hứng thú
học tập môn Sinh học ở học sinh yếu trong chương trình sinh học lớp 11 – phần
chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật.” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm,
nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Sinh học ở những lớp yếu. Trong bài viết
không tránh khỏi những hạn chế, kính mong đồng nghiệp góp ý, tôi xin chân thành
cám ơn!

Trang 1




SKKN: KHƠI GỢI HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC Ở HỌC SINH YẾU TRONG CHƯƠNG TRÌNH
SINH HỌC LỚP 11 – PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận:
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số
16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu: “Phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng
môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho
học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách
nhiệm học tập cho học sinh”.
Qua thực tế giảng dạy tại trường THPT Phước Thiền, tôi nhận thấy đa số học
sinh ở những lớp yếu chưa có hứng thú học tập, nhất là đối với môn Sinh học, nên
kết quả cuối năm của học sinh còn chưa cao. Trước đây giảng bài tôi thường chú ý
tới số lượng, nội dung kiến thức của bài mà chưa chú trọng tới việc khai thác nội
dung,kiến thức của các em học sinh yếu kém ,nhận thức chậm, vì vậy mỗi tiết Sinh
học đến với các em đều buồn chán và tẻ nhạt.Do đó, công việc của người giáo viên
lúc này là phải tìm ra phương pháp,cách thức phù hợp để học sinh yếu kém gần gũi
và có hứng thú yêu thích môn học,tích cực học tập để ngày càng nâng cao chất
lượng dạy và học .
2. Thực trạng trước khi thực hiện giải pháp của đề tài.
Theo kết quả thống kê năm học 2011 – 2012 của lớp 10A8, số học sinh yếu
của lớp trên 40 %. Trong đó riêng kết quả thống kê bài kiểm tra học kì 2 môn sinh
học như sau:
Giỏi
0


Khá
0

Trung bình
26,3%(10/38)

Yếu
71,1%(27/38)

Kém
2,6%(1/38)

Đồng thời, khi tiến hành khảo sát hứng thú học tập môn Sinh học của lớp 10A8,
tôi thu được kết quả:
Cảm nhận của học sinh

Kết quả
Trang 2


SKKN: KHƠI GỢI HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC Ở HỌC SINH YẾU TRONG CHƯƠNG TRÌNH
SINH HỌC LỚP 11 – PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT

Rất thích học
Khá thích
Bình thường, không ấn tượng
Không có hứng thú

3%
10%

67%
20%

Qua kết quả trên, tôi nhận thấy môn Sinh học chưa thực sự cuốn hút các em,
không gây đựơc hứng thú học tập của các em nên kết quả học tập còn hạn chế.
Nguyên nhân do:
- Đây là lớp tập trung những học sinh có học lực trung bình, yếu của nhà trường
nên trong lớp không có những hạt nhân hay nhân tố tích cực để thúc đẩy phong trào
học tập của lớp
-Ý thức học tập của các em chưa cao, các em chưa tự giác học tập, có thái độ thờ
ơ với môn học.Đối với môn Sinh học, các em chủ yếu học vẹt để đối phó với giáo
viên
-Đa số học sinh trong lớp có hòan cảnh khó khăn. Ngòai giờ học ở trường, các
em phải dành thời gian phụ giúp gia đình một số việc ruộng đồng,…
-Giáo viên bộ môn chưa nắm bắt được sâu sát tâm lý học sinh ở lớp yếu nên
phương pháp dạy học còn đại trà, mang tính thuyết trình,chưa nêu bật đầy đủ trọng
tâm kiến thức nên chưa cuốn hút được các em.
Do đó, theo tôi Người giáo viên cần tìm ra phương pháp tối ưu để giúp học
sinh tích cực chủ động học tập để nâng cao chất lượng môn Sinh học. Để khắc
phục tình trạng trên thì:
-Nội dung dạy học phải bám sát chuẩn kiến thức – kĩ năng và giảm tải
-Cần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực
-Đổi mới đánh giá kết quả học tập
-Có sự quan tâm sâu sát đến từng em học sinh,..
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:

Trang 3


SKKN: KHƠI GỢI HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC Ở HỌC SINH YẾU TRONG CHƯƠNG TRÌNH

SINH HỌC LỚP 11 – PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT

2.1.a.Nội dung dạy học phải bám sát chuẩn kiến thức – kĩ năng và giảm tải, cô
đọng thật ngắn gọn đủ ý cho vừa sức của các em
VD 1: Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây. GV có thể yêu cầu HS quan sát
hình, đọc thông tin trong SGK để phân biệt được dòng mạch gỗ và mạch rây theo
gợi ý trong tài liệu chuẩn kiến thức- kĩ năng Sinh học 11.Chú ý không mô tả sâu
cấu tạo của mạch gỗ và mạch rây, tập trung dạy đường đi của dịch mạch gỗ và dịch
mạch rây theo hướng dẫn giảm tải của Bộ giáo dục.
Tiêu chí
so sánh
Cấu tạo

Thành
phần
dịch

Động
lực

Dòng mạch gỗ

Dòng mạch rây

- Là những tế bào chết.(quản bào và
mạch ống)
- Nước, muối khoáng được hấp thụ ở
rễ

các

chất
hữu
cơ(aa,amit,vit,hoccmon…) được tổng
hợp ở rễ

- Là những tế bào sống.(ống rây
và tế bào kèm)
- Là các sản phẩm đổng hóa ở
lá:
+ Saccarozo, axit amin,
vitamin…
+ Một số ion khoáng được
sử dụng lại.(nhiều ion K)
- Là sự phối hợp của 3 lực :
- Là sự chênh lệch áp suất thẩm
thấu giữa cơ quan nguồn(lá-nơi
+ Áp suất rễ.
tổng hợp saccarozơ) và cơ quan
+ Lực hút do thoát hơi nước ở lá.
+ Lực liên kết giữa các phân tử chứa.(nơi saccarozơ được sử
dụng hay dự trữ)
nước với nhau và với thành mạch gỗ

VD 2: Bài 7. Thực hành thí nghiệm về vai trò của phân bón, GV có thể
hướng dẫn các em về nhà làm thí nghiệm đơn giản hơn so với sách giáo khoa
nhưng vẫn đảm bảo nội dung:
Bước 1: Ngâm hạt (lúa. đậu,….) trong nước 24 giờ, sau đó lấy hạt ủ trong bao vải
hoặc khăn ẩm 2-3 ngày để hạt nảy mầm.
Bước 2: Chọn các cây mầm khỏe đồng đều nhau với số lượng tương đương trồng
vào 2 cốc nhựa:

-Cốc đối chứng: chứa nước
Trang 4


SKKN: KHƠI GỢI HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC Ở HỌC SINH YẾU TRONG CHƯƠNG TRÌNH
SINH HỌC LỚP 11 – PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT

-Cốc thí nghiệm: chứa NPK
Chú ý: số lượng cây mầm phải phù hợp với dịên tích cốc nhựa.Tránh trường hợp
trồng quá nhiều hay quá ít sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Dùng 1 lớp bông gòn để dưới đáy cốc giúp hệ rễ có thể bám và giữ ẩm.
Không trồng bằng đất vì thành phần dinh dưỡng trong đất có thể ảnh hưởng
đến kết quả thí nghiệm.
Lượng phân bón NPK hòa vào nước tưới cây có thể dao động tùy theo thể
tích cốc, nhưng không được bỏ quá nhiều sẽ làm cây chết. Có thể dùng đầu cây
tăm chấm 1 lượng phân là đủ.
Bước 3: Đặt cốc trong phòng nơi có ánh sáng chiếu đồng đều đến mỗi chậu
(khỏang 8 giờ/ ngày). Chăm sóc, tưới nước cho cây mỗi ngày.
Chú ý: lượng nước tưới chỉ cần đủ ẩm lớp bông gòn, tránh tưới quá nhiều làm cây
chết úng
Lượng NPK khỏang 3 ngày tưới 1 lần đối với cốc thí nghiệm.
Bước 4: Quan sát, đo chiều cao của cây trong cốc thí nghiệm và cốc đối chứng,(2
ngày đo 1 lần) ghi kết quả quan sát theo gợi ý sau vào bản tường trình nộp cho GV:
Tên cây

Công

thức

nghiệm

Cốc đối chứng

thí Ngày đo

Chiều cao

Nhận xét

(cm/cây)

(chứa nước)
Cốc thí nghiệm
(chứa NPK)
Sau thời gian 10 ngày, các em đem thí nghiệm và tường trình của mình cho giáo
viên xem xét.Với những em làm tốt, GV tuyên dương và cho điểm cộng khuyến
khích.
Với cách làm thí nghiệm trên, các em học sinh yếu rất hứng thú và tích cực
thực hành.

Trang 5


SKKN: KHƠI GỢI HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC Ở HỌC SINH YẾU TRONG CHƯƠNG TRÌNH
SINH HỌC LỚP 11 – PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT

2.1.b.Cần tích hợp bảo vệ môi trường,tiết kiệm năng lượng, giáo dục kĩ năng
sống thông qua bài học cho học sinh
VD : Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khóang. GV có thể đặt câu hỏi cho
học sinh:
+Bà con nông dân có thói quen sử dụng nước tiểu để tưới trực tiếp cho cây

trồng. Theo em có nên không?
HS sẽ có ý kiến trái chiều: nên và không.GV yêu cầu HS giải thích. Sau đó GV có
thể giúp các em xử lý tình huống trên : không nên dùng nước tiểu tưới trực tiếp mà
cần pha lõang với nước thì cây mới có khả năng hấp thu được.
2.1.c.Nội dung dạy học cần liên hệ thực tiễn địa phương để gây hứng thú, gần
gũi với học sinh.
Ví dụ 1:Bài 3: Thóat hơi nước. Mục IV Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí
cho cây trồng. Giáo viên có thể đặt câu hỏi cho học sinh:
+Khi trồng lúa, ở giai đọan nào cây cần nhiều nước, giai đọan nào cây cần ít
nước?
HS trả lời được ở giai đọan làm đòng cây cần nhiều nước nhưng giai đọan lúa chín
thì cần ít nước hơn
+Vì sao khi bứng cây rồi trồng lại hay khi tiến hành ghép cây thì bà con
nông dân minh thường ngắt bớt lá?
HS trả lời được là tránh mất nước do hệ rễ chưa kịp phát triển thực hiện việc hút
nước
VD 2: Bài Vận chuyển các chất trong cây. GV có thể hỏi HS: Vì sao bà
con nông dân muốn cây mau ra trái thường hay dùng mảnh sảnh để cứa vào thân
cây?
HS: dòng mạch rây bị ngắt quãng, dinh dưỡng dồn vào trái.

2.2.Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực:

Trang 6


SKKN: KHƠI GỢI HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC Ở HỌC SINH YẾU TRONG CHƯƠNG TRÌNH
SINH HỌC LỚP 11 – PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT

2.2.a.Giáo viên kết hợp nhiều phương pháp như: dạy học theo nhóm, dạy học

qua phiếu học tập, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học sử dụng thí nghiệm,
thuyết trình…
VD 1: Bài 8.Quang hợp ở thực vật.Mục II2, Lục lạp là bào quan quang hợp,
đây là nội dung đã được học ở lớp 10 nên GV sử dụng dạy học qua phiếu học tập
dành cho một bàn(3-4 em) :
Các bộ phận của lục lạp
Cấu tạo
Chức năng
Grana
Chất nền
VD 2:Bài 1.Sự hấp thụ nước và muối khóang ở rễ.Mục cơ chế hấp thụ nước
và muối khóang, GV sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm (8-10 em) tìm hiểu:
Hấp thụ nước

Hấp thụ muối khóang

Cơ chế
Lưu ý: Đây là bài đầu tiên của chương trình lớp 11, nhiều em học sinh yếu còn bỡ
ngỡ với phương pháp họat động nhóm, vì vậy GV cần hướng dẫn lại cho các em
cách họat động, khuyến khích cộng điểm cho cá nhân tích cực để các em năng
động hơn
VD 3: Bài 3 Thóat hơi nước, Mục I và III. GV yêu cầu HS về tìm hiểu trước
Vai tròcủa quá trình thóat hơi nước và những tác nhân ảnh hưởng đến quá trình
thóat hơi nước. Sau đó cho các em thuyết trình trước lớp
2.2.b.GV cần sử dụng triệt để đồ dùng dạy học, sử dụng Công nghệ thông tin
để tạo hứng thú cho tiết học.
VD: Bài 5-6: Dinh dưỡng Nitơ ở thực vật. Đây là một bài dài, có nhiều kiến
thức liên quan đến môn hóa học nên HS yếu rất ngại học. Vì vậy GV có thể ứng
dụng công nghệ thông tin vào bài giảng cho thêm phần sinh động


2.3.Đổi mới đánh giá kết quả dạy học:
Trang 7


SKKN: KHƠI GỢI HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC Ở HỌC SINH YẾU TRONG CHƯƠNG TRÌNH
SINH HỌC LỚP 11 – PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT

2.3.a. Giáo viên có thể cho học sinh tự đánh giá qua phiếu học tập sau bài học,
hoặc GV có thể đánh giá HS bằng 1 số câu hỏi củng cố.Vì đối với học sinh
yếu, về nhà học bài các em rất lười.
VD: Bài 2. Vận chuyển các chất trong cây.Sau bài này, GV yêu cầu HS dành
4 phút ôn bài, sau đó gấp sách vở, trả lời các câu hỏi để lấy điểm kiểm tra miệng
các câu hỏi:
+Phân biệt cấu tạo mạch gỗ và mạch rây?
+Động lực nào giúp dòng nước và các ion khóang di chuyển được từ rễ lên lá
ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét?
+Động lực nào đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác?
+Thành phần dịch của mạch gỗ và mạch rây có gì khác nhau?
2.2.b. Đối với bài kiểm tra, giáo viên nên kết hợp cả trắc nghiêm và tự luận để có
thể kiểm tra tránh hiện tượng các em làm bài may rủi

2.4Thường xuyên thu vở của học sinh để kiểm tra bài ghi, bài sọan hoặc bài
tập về nhà để xem:
-Học sinh chuẩn bị bài mới chưa?
-Phương pháp soạn và nghiên cứu bài như thế nào?
-Cách học và làm bài tập theo phương pháp tích cực chưa?
Sau đó GV có thể hướng dẫn lại cho những em làm chưa tốt
VD: Để chuẩn bị cho tiết học mới, Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật
C3, C4 và CAM. GV cho HS về chuẩn bị nội dung sau vào vở.
Điểm so sánh

Thực vật C3
Chất nhận CO2
đầu tiên
Sản phẩm cố định
CO2 đầu tiên
Chu trình Canvin
Không gian thực
hiện
Thời gian

Thực vật C4

Thực vật CAM

Trang 8


SKKN: KHƠI GỢI HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC Ở HỌC SINH YẾU TRONG CHƯƠNG TRÌNH
SINH HỌC LỚP 11 – PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT

Có thể các em làm sai hoặc làm không đầy đủ, điều đó không quan trọng.
Tuy nhiên, ý thức học tập của các em đã thay đổi, các em đã biết tự đọc sách giáo
khoa.GV cần tuyên dương những HS có chuẩn bị, hướng dẫn các em cách sọan
bài, ghi bài, đồng thời GV cũng nhắc nhở, phê bình các em chưa chuẩn bị

GIÁO ÁN ÁP DỤNG:
Tiết 1:Bài 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Sau khi học bài này, học sinh cần:
+Chuẩn:

- HS trình bày được vai trò của nước ở thực vật
- HS hiểu dược 2 con đường hấp thụ nước ở rễ: con đường qua thành tế bào & con
đường qua chất nguyên sinh
+Trên chuẩn:
- HS phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và muối khóang ở rễ
-Giải thích được ô nhiễm môi trường đất và nước , gây tổn thương lông hút ở rễ,
ảnh hưởng sự hút nước và khóang của thực vật
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích hình vẽ, so sánh, khái quát hóa. Kỹ năng vận dụng
kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Kĩ năng họat động nhóm,thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước
nhóm, tổ, lớp
- Kĩ năng sống
3. Thái độ:
- Học sinh giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến quá trình hút
nước.
-Học sinh biết tham gia bảo vệ môi trường đất và nước
-Học sinh biết chăm sóc, tưới nước, bón phân hợp lí cho cây trồng
II.PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp, đàm thoại
- Hoạt động nhóm
- Thảo luận căp đôi
Trang 9


SKKN: KHƠI GỢI HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC Ở HỌC SINH YẾU TRONG CHƯƠNG TRÌNH
SINH HỌC LỚP 11 – PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT

- Đặt vấn đề
III.TRỌNG TÂM: Cơ chế hấp thụ nước và ion khóang ở rễ

IV. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của GV:
- Tranh vẽ hình 1.1, 1.2, 1.3 SGK.
- Giáo án, SGK và các tài liệu tham khảo.
Phiếu Học Tập:
Hấp thụ nước
Hấp thụ ion khóang
Cơ chế
Đáp án PHT
Hấp thụ nước
Cơ chế
+ Thụ động (Thẩm thấu), đi từ
môi trường nhược trương vào
dung dịch ưu trương của tế bào rễ
cây nhờ sự chênh lệch áp suất
thẩm thấu.

Hấp thụ muối khóang
+ Thụ động: khuếch tán từ nơi có
nồng độ cao đến nơi có nồng độ
thấp.
+ Chủ động: Di chuyển ngược
chiều gradien nồng độ và cần năng
lượng.

2.
Chuẩn bị của HS:
Học ,đọc bài mới trước khi tới lớp.
V. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:(bỏ qua)
3. Bài mới:
*Mở bài: GV đặt vấn đề: Vì sao trong trồng trọt cần bón phân,tưới nước cho cây?
Nước và các chất từ phân bón được hấp thụ vào rễ theo con đường nào?Cơ chế ra
sao?
HỌAT ĐỘNG CỦA GV VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu rễ là cơ quan hấp thụ I. Rễ là cơ quan hấp thụ nước
nước:
và ion khóang:
GV yêu cầu HS nêu vai trò của nước đối với tế (HS về nhà tìm hiểu)
bào, cơ thể?
Nếu HS không trả lời được, GV tiếp tục gợi
ý:Nếu không có nước, cây có lấy được muối
khoáng hay không? Tại sao khi khô hạn, tốc độ
lớn của cây lại chậm?....
Trang 10


SKKN: KHƠI GỢI HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC Ở HỌC SINH YẾU TRONG CHƯƠNG TRÌNH
SINH HỌC LỚP 11 – PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT

HS nêu được vai trò của nước: Làm dung môi,
đảm bảo sự bền vững của hệ thống keo nguyên
sinh, đảm bảo hình dạng của tế bào, tham gia vào
các quá trình sinh lí của cây (thoát hơi nước làm
giảm nhiệt độ của cây, giúp quá trình trao đổi
chất diễn ra bình thường…), ảnh hưởng đến sự
phân bố của thực vật.
GV:Cây hấp thụ nước qua cơ quan nào?

HS: qua rễ (chủ yếu ở miền lông hút)
GV : yêu cầu HS về nhà quan sát h1.1 cho biết rễ
thực vật trên cạn phát triển thích nghi với chức
năng hấp thụ nước và muối khoáng như thế nào?.
GV:Cơ quan hấp thụ nước chủ yếu ở cây là rễ.
Ngòai rễ, cây có khả năng hấp thu nước qua các
bộ phận khác không?
HS: Cây thủy sinh hấp thụ nước và ion khóang
qua tòan bộ bề mặt cơ thể
Hoạt động 2: Tìm hiểu Cơ chế hấp thụ nước
và ion khoáng ở rễ cây.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm (8 – 10 em)
phân biệt cơ chế hấp thụ nước và muối khóang
theo nội dung PHT sau:
Hấp thụ nước Hấp
thụ
muối
khóang
Cơ chế
HS thảo luận nhóm, hòan thành nội dung PHT
sau đó đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm còn
lại nhận xét, bổ sung
GV yêu cầu HS phân biệt dung dịch ưu trương
và dung dịch nhược trương
GV nhận xét bài làm của các nhóm, tuyên dương
những cá nhân tích cực, nhắc nhở những nhóm
chưa nỗ lực, đưa ra đáp án PHT
GV: yêu cầu HS quan sát h1.3 thảo luận cặp đôi
(2 em): cho biết:Nước và ion khóang vào rễ tiếp
tục đến đâu?Theo những con đường nào?đặc

điểm từng con đường?

II. Cơ chế hấp thụ nước và
ion khoáng ở rễ cây.
1. Hấp thụ nước và các ion
khoáng từ đất vào tế bào lông
hút.
Nội dung đáp án PHT

Trang 11


SKKN: KHƠI GỢI HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC Ở HỌC SINH YẾU TRONG CHƯƠNG TRÌNH
SINH HỌC LỚP 11 – PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT

HS nêu được: Con đường qua thành tế bào - gian
bào: Nhanh, không được chọn lọc.
* Con đường qua chất nguyên sinh - không bào:
Chậm, được chọn lọc
GV có thể đặt 2 vấn đề cho HS:
1. Khi qua lớp nội bì, dòng nước và ion khóang
có đi qua khỏang gian bào được không?Vì sao?
Điều này có ý nghĩa gì?
HS trả lời: Không.Vì giữa các tế bào có vùng
chất hóa bần – đai caspari => không thấm
nước.Ý nghĩa: kiểm tra, điều tiết lượng nước và
ion khóang theo nhu cầu.
2.Vì sao nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ
theo một chiều?
HS: Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu của tế bào

theo hướng tăng dần từ ngòai vào
Nếu HS không trả lời được câu số 2, GV cho các
em về nhà tìm hiểu và trả lời vào tiết học sau.
GV liên hệ thực tiễn : Trong sản xuất nông
nghiệp cần có biện pháp kĩ thuật gì để cung cấp
nước và khóang cho cây?
HS: Tưới nước, bón phân đúng kì
Xới đất, sục bùn để đất luôn thóang khí,tạo điều
kiện rễ hô hấp, cung cấp ATP

2. Dòng đi từ lông hút vào
mạch gỗ của rễ.
* Con đường qua thành tế bào gian bào: Nhanh, không được
chọn lọc.
* Con đường qua chất nguyên
sinh - không bào: Chậm, được
chọn lọc.

III. Ảnh hưởng của môi
trường đối với quá trình hấp
thụ nước và các ion khoáng ở
rễ.(HS về nhà tìm hiểu)
4.Củng cố: tùy theo thời gian, GV có thể cho HS thảo luận từ 1 – 3 câu
- Vì sao cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết?(Vì thiếu Ôxi, rễ không hô hấp -> chết)
- Vì sao các lòai cây trên cạn không sống được trên đất ngập mặn?(Vì môi trường
ưu trương cây không hút được nước)
- Những cây không có lông hút ở rễ( thông, sồi,…)hấp thụ nước và ion khóang
bằng cách nào?(có nấm rễ bao bọc & tế bào rễ non vách tế bào chưa bị suberin
hóa)
5. Giao việc về nhà:

- Đọc trước bài 2, chuẩn bị nội dung PHT
Trang 12


SKKN: KHƠI GỢI HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC Ở HỌC SINH YẾU TRONG CHƯƠNG TRÌNH
SINH HỌC LỚP 11 – PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT

Điểm so sánh
Cấu tạo mạch
Thành phần của dịch
Động lực

Dòng mạch gỗ

Dòng mạch rây

Trang 13


SKKN: KHƠI GỢI HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC Ở HỌC SINH YẾU TRONG CHƯƠNG TRÌNH
SINH HỌC LỚP 11 – PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT

III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Sau một thời gian quan tâm tới tâm lý của các em, thay đổi phương pháp
dạy học,kiểm tra, đánh giá,… tôi nhận thấy các em bắt đầu có sự yêu thích, hứng
thú học tập môn Sinh học.Kết quả khảo sát hứng thú học tập môn Sinh học của
lớp 11A8, thu được kết quả:
Cảm nhận của học sinh
Kết quả
Rất thích học

20%
Khá thích
57%
Bình thường, không ấn tượng
23%
Không có hứng thú
0%
Theo kết quả thu được, bước đầu các em đã có sự chuyển biến tích cực trong
tiết học, các em quan tâm tới bài học, biết quan sát, suy luận để giải thích các hiện
tượng thực tế.
Đồng thời, các em tự tin chủ động hơn trong học tập tiếp thu tương đối
lượng kiến thức của bài,cơ bản nắm vững lí thuyết.Các em mạnh dạn trao đổi với
bạn bè, với giáo viên về bài học. Đối với tiết học có thuyết trình hay thảo luận
nhóm, các em đã dạn dĩ hơn so với những tiết học đầu tiên. Kết quả thống kê cho
thấy:
Tỉ lệ HS tự tin trình bày vấn đề trước lớp
20%
Tỉ lệ HS hơi rụt rè nhưng vẫn trình bày được
50%
Tỉ lệ HS không dám trình bày
30%
Như vậy, việc học tập môn Sinh học bước đầu có kết quả khả quan khi thống
kê bài kiểm tra một tiết học kì I(Phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực
vật) như sau:
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
0

17,6%(6/34) 61,9%(21/34)
17,6%(6/34)
2,9%(1/34)
Qua kết quả trên, tôi nhận thấy bắt đầu xuất hiện một số học sinh khá, tỉ lệ
học sinh trung bình tăng và học sinh yếu đã giảm.
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

Trang 14


SKKN: KHƠI GỢI HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC Ở HỌC SINH YẾU TRONG CHƯƠNG TRÌNH
SINH HỌC LỚP 11 – PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT

Việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh yếu hiện nay là một vấn đề
của tòan xã hội.Vì vậy điều quan trọng nhất là người giáo viên cần phải có tâm
huyết với nghề, yêu quý các em học sinh. Đồng thời phải biết lắng nghe ý kiến của
các em,phân tích cái đúng cái sai cho các em thấy lợi ích của việc học tập nói
chung và môn Sinh học nói riêng để các em yêu thích học tập hơn, có sự tiến bộ
trong học tập.
Bên cạnh đó, người giáo viên cũng cần trau dồi, tìm ra phương pháp dạy học
cho phù hợp với các em, khuyến khích các em chủ động lĩnh hội kiến thức, thường
xuyên khen ngợi, tuyên dương học sinh tích cực để các em thêm phấn chấn học
tập. Trong giờ học, cần tạo không khí học tập vui vẻ, cởi mở, thân thiện để các em
có tinh thần học tập hăng hái, yêu thích môn học.
Do thời gian có hạn, bản thân tôi chỉ nghiên cứu đề tài trên quy mô hẹp và
bài viết này còn mang tính chủ quan nên không tránh khỏi những hạn chế. Vì
vậy, kính mong nhận được sự quan tâm, góp ý của Chi bộ, BGH nhà trường, của
các đồng chí đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cám ơn!
Nhơn Trạch, ngày 15 tháng 5 năm 2013

Người thực hiện

BÙI THỊ THỦY

Trang 15


SKKN: KHƠI GỢI HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC Ở HỌC SINH YẾU TRONG CHƯƠNG TRÌNH
SINH HỌC LỚP 11 – PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT

PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI MÔN SINH
HỌC LỚP 11 CƠ BẢN – PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở
THỰC VẬT

Trang 16


SKKN: KHƠI GỢI HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC Ở HỌC SINH YẾU TRONG CHƯƠNG TRÌNH
SINH HỌC LỚP 11 – PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT môn Sinh học - Bộ Giáo
dục – đào tạo - NXB Giáo dục năm 2007
2. Hướng dẫn Cán bộ quản lý trường học và giáo viên viết sáng kiến kinh
nghiệm - Bùi Văn Sơm - NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh năm 2005
3.Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Sinh học lớp 11 – Ngô
Văn Hưng – NXB Giáo dục năm 2009
4.Sinh học 11 – Nguyễn Thành Đạt – NXB Giáo dục 2008
5.Sinh học 11 sách giáo viên – Nguyễn Thành Đạt – NXB Giáo dục 2008


Trang 17



×