Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

mối quan hệ cạnh tranh hoa kỳ trung quốc ở đông nam á sau chiến tranh lạnh (1991 2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phạm Văn Trường

MỐI QUAN HỆ CẠNH TRANH
HOA KỲ- TRUNG QUỐC Ở ĐÔNG NAM Á
SAU CHIẾN TRANH LẠNH (1991-2010)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phạm Văn Trường

MỐI QUAN HỆ CẠNH TRANH
HOA KỲ- TRUNG QUỐC Ở ĐÔNG NAM Á
SAU CHIẾN TRANH LẠNH (1991-2010)
Chuyên ngành
Mã số

: Lịch sử thế giới
: 60 22 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC



TS. LÊ PHỤNG HOÀNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn
khoa học của Tiến sĩ Lê Phụng Hoàng.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách
quan và có nguốn gốc xuất xứ rõ ràng.
Tác giả

Phạm Văn Trường


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Chương 1: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA HOA KÌ VÀ TRUNG QUỐC ..................................................... 8
1.1. Vị trí địa - chiến lược của khu vực Đông Nam Á............................................ 8
1.2. Tầm quan trọng của Đông Nam Á đối với Hoa Kỳ và Trung Quốc ............. 12
1.2.1. Tầm quan trọng của Đông Nam Á đối với Hoa Kỳ .............................. 12
1.2.2. Tầm quan trọng của Đông Nam Á đối với Trung Quốc ....................... 14
1.3. Mối quan hệ cạnh tranh Hoa Kỳ-Trung Quốc ở Đông Nam Á từ năm 19491991 ........................................................................................................................... 17
Chương 2: MỐI QUAN HỆ CẠNH TRANH HOA KỲ-TRUNG QUỐC Ở ĐÔNG
NAM Á 10 NĂM ĐẦU SAU CHIẾN TRANH LẠNH (1991-2001) ......... 24


2.1 Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ 10 năm đầu sau chiến tranh lạnh ............. 24
2.2. Chính sách của Hoa Kỳ đối với Đông Nam Á .............................................. 27
2.2.1. Trong lĩnh vực chính trị ........................................................................ 30
2.2.2. Trong lĩnh vực quân sự - an ninh .......................................................... 32
2.2.3. Trong lĩnh vực kinh tế ........................................................................... 35
2.3. Chính sách của Trung Quốc đối với Đông Nam Á ....................................... 37
2.3.1. Mở đường xuống Biển Đông ................................................................ 37
2.3.2. Tăng cường hợp tác với ASEAN .......................................................... 43
2.3.2.1. Hợp tác Đông Á (ASEAN+3) ...................................................... 43
2.3.2.2. Hợp tác ASEAN-Trung Quốc (ASEAN+1)................................. 46
2.3.3. Vai trò Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng kinh tế Đông Nam Á .... 48
Chương 3: MỐI QUAN HỆ CẠNH TRANH HOA KỲ-TRUNG QUỐC Ở
ĐÔNG NAM Á NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI (2001-2010).... 55
3.1 Chính sách của Trung Quốc đối với Đông Nam Á ........................................ 55
3.1.1. Trung Quốc gia tăng sức mạnh mềm ở Đông Nam Á .......................... 55


3.1.2. Trung Quốc tìm cách độc chiếm Biển Đông ........................................ 64
3.2. Chính sách của Hoa Kỳ đối với Đông Nam Á .............................................. 71
3.2.1. Tăng cường quan hệ thương mại với ASEAN ..................................... 74
3.2.2. Mĩ - Đông Nam Á hợp tác Trong lĩnh vực quân sự - an ninh.............. 79
3.3. Triển vọng mối quan hệ cạnh tranh Hoa Kỳ- Trung Quốc ở Đông Nam Á
(2010 đến nay) ............................................................................................. 91
3.3.1 Chiến lược quay lại Đông Nam Á của tổng thống Obama .................... 91
3.3.2 Phản ứng của Trung Quốc trước sự trở lại Đông Nam Á của Hoa Kỳ 100
3.4. Ảnh hưởng mối quan hệ cạnh tranh Hoa Kỳ - Trung Quốc đến Đông Nam Á
và Việt Nam ................................................................................................. 105
3.4.1. Ảnh hưởng mối quan hệ cạnh tranh Hoa Kỳ - Trung Quốc đến Đông
Nam Á ................................................................................................. 105
3.4.2. Ảnh hưởng mối quan hệ cạnh tranh Hoa Kỳ - Trung Quốc đến Việt

Nam ..................................................................................................... 113
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 130
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 142


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, cùng với nỗ lực xây dựng đất nước, các
quốc gia Đông Nam Á tích cực củng cố, mở rộng phát triển tổ chức ASEAN. Với vị
thế địa-chính trị của mình và những thành tựu to lớn đạt được trong quá trình phát
triển kinh tế, chính trị, ngoại giao, Đông Nam Á dần trở thành một trong những khu
vực nhận được nhiều sự quan tâm của các nước lớn. Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN) là liên minh chính trị-kinh tế-xã hội của các quốc gia trong khu
vực Đông Nam châu Á. ASEAN được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với năm
thành viên đầu tiên là Thái Lan, Malaysia, Indonexia, Philipine và Singapo. Cho
đến nay, số lượng thành viên của ASEAN đã tăng lên 10 thành viên.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 vị thế Đông Nam Á ngày càng tăng trên trường
quốc tế vì khả năng của khối duy trì được thế cân bằng giữa các nước lớn. Đông
Nam Á luôn chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược của các cường quốc. Không
chỉ là khu vực có dân số đông và có một nền kinh tế đang phát triển với tốc độ cao,
Đông Nam Á còn là khu vực có trữ lượng lớn than, dầu mỏ, kim loại quý.
Vì vậy Đông Nam Á nhận được nhiều sự quan tâm của các cường quốc. Hoa
Kỳ và Trung Quốc, hay bất cứ quốc gia nào có ảnh hưởng vượt trội tại khu vực giàu
tiềm năng này đều có nhiều lợi thế trong mối quan hệ cạnh tranh chiến lược giữa
các cường quốc. Bên cạnh đó, quan hệ Mỹ - Trung trong những năm gần đây là mối
quan hệ được quan tâm bởi rất nhiều nhà nghiên cứu.
Mỹ - với địa vị cường quốc số một thế giới của mình – luôn mong muốn duy
trì, vươn dài tầm ảnh hưởng và sức mạnh của mình tới mọi khu vực trên thế giới.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, với sự đối đầu ngày càng căng thẳng giữa hai cực

Mĩ-Xô. Cùng với nhiều khu vực khác, Đông Nam Á trở thành điểm nóng, chiến
trường khốc liệt trong cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa hai siêu cường lớn nhất lúc
bấy giờ. Minh chứng cho điều này chính là việc Hoa Kỳ đã thiết lập ở đây nhiều
liên minh quân sự, khối quân sự để ngăn ngừa ảnh hưởng của Liên Xô ở khu vực
này. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực IANTA sụp đổ, Hoa Kỳ trở


thành siêu cường duy nhất trên thế giới. Mặc dù có nhiều sự thay đổi, điều chỉnh về
mặt chiến lược của các đời tổng thống khác nhau. Nhưng Đông Nam Á dù ít, dù
nhiều vẫn luôn dành được sự quan tâm trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
Chính vì vậy, không ngạc nhiên khi Mỹ là siêu cường mạnh nhất thế giới hiện nay
đã luôn quan tâm tới Đông Nam Á.
Trong khi đó, do có sự gần gũi về địa lý và văn hóa nên Trung Quốc từ lâu
đã là một đối tác quan trọng của ASEAN cả về kinh tế, chính trị và văn hóa. Trong
nhiều năm gần đây, Trung Quốc với tốc độ phát triển kinh tế chóng mặt và những
biến đổi mạnh mẽ trong đời sống xã hội, đang vươn lên trở thành một trong những
cường quốc trên thế giới. Theo tính toán của Tổng cục thống kê Trung Quốc, Trung
Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới về
quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP), chỉ đứng sau Mỹ. Trung Quốc hiện đã là
"công xưởng" của thế giới; theo dự đoán của các chuyên gia, đến năm 2040 sẽ vượt
qua Mỹ để trở thành nước có quy mô GDP lớn nhất thế giới. Trung Quốc đang giữ
kỷ lục thế giới về số năm tăng trưởng liên tục trong nhiều năm và về tốc độ tăng
trưởng cao, cứ khoảng 8 năm là GDP tăng gấp đôi.
Khi vai trò của Đông Nam Á ngày càng gia tăng thì quan hệ cạnh tranh chiến
lược của hai cường quốc Hoa Kỳ - Trung Quốc tại khu vực này càng trở nên quan
trọng hơn bao giờ hết . Cả hai cường quốc dù bằng nhiều cách khác nhau đều muốn
gia tăng ảnh hưởng đối với các quốc gia Đông Nam Á. Cạnh tranh chiến lược Mỹ Trung không chỉ ảnh hưởng tới hai quốc gia, tới khu vực Đông Nam Á mà còn có
tác động tới toàn bộ đời sống chính trị quốc tế. Bất cứ sự tranh chấp nào giữa hai
cường quốc đều ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường an ninh hòa bình vốn có của
Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Bên cạnh đó, do nhận được sự quan

tâm của hai cường quốc, vị trí và tầm quan trọng của Đông Nam Á ngày được tăng
lên. Các quốc gia Đông Nam Á nói chung có thể đạt được mối quan hệ cân bằng
sức mạnh giữa hai thế lực khổng lồ nói trên, đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức để
tranh thủ được nhiều hơn nữa những lợi thế từ mối quan hệ cạnh tranh này.


Do vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ cạnh tranh Hoa Kỳ - Trung Quốc ở
Đông nam Á sau chiến tranh lạnh đến nay là cần thiết. Bởi vì đây là một vấn đề
mang tính thời sự nóng hổi, đặc biệt trong thời gian gần đây gây nhiều chú ý và
quan ngại cho các nước trong khu vực cũng như nhiều cường quốc khác. Hầu hết
các phương tiện truyền thông đại chúng không ngừng đưa tin về những diễn biến
mới nhất, những xung đột lợi ích của Hoa Kỳ và Trung Quốc trong việc khẳng
định vị thế và vai trò của mình ở Đông Nam Á.
Hơn nữa, nghiên cứu đầy đủ mối quan hệ cạnh tranh giữa hai cường quốc
hàng đầu thế giới ở Đông Nam Á giúp chúng ta có một cái nhìn sâu sắc, toàn diện
về thực chất cạnh tranh giữa hai nước trong khu vực là cạnh tranh những gì? Tác
động của cuộc cạnh tranh này đối với các nước Đông Nam Á ra sao? Từ đó có thể
giúp Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng đưa ra những đối sách phù hợp
với hai cường quốc trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Ngoài ra, nghiên cứu mối quan hệ cạnh tranh Hoa Kỳ - Trung Quốc ở Đông
Nam Á cũng giúp tôi hiểu rõ hơn các mối quan hệ quốc tế phức tạp, có khi là
chồng chéo trong khu vực góp phần bổ sung nguồn kiến thức về quan hệ quốc tế
nói chung và quan hệ quốc tế hiện đại nói riêng, phục vụ cho công tác nghiên cứu
khoa học và công tác giảng dạy sau này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quan hệ cạnh tranh Hoa Kỳ - Trung Quốc là mối quan hệ quan trọng trong
quan hệ quốc tế, bởi như đã nói ở trên, quan hệ giữa hai cường quốc này không chỉ
có ảnh hưởng tới mỗi quốc gia mà còn tác động mạnh mẽ tới đời sống chính trị
quốc tế. Thêm vào đó những năm sau chiến tranh lạnh, Đông Nam Á nổi lên như
một khu vực phát triển năng động. Vì vậy, sự có mặt và mối quan hệ của hai cường

quốc hàng đầu thế giới tại một trong những khu vực có tốc độ phát triển cao trên đã
được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu. Tuy nhiên những tác phẩm và
bài viết chủ yếu tìm hiểu từng mảng thời gian, không gian cụ thể, hay phân tích
chính sách của Hoa Kỳ và Trung Quốc đối với khu vực trong những khoảng thời
gian nhất định.


Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu có qui mô lớn về quan hệ cạnh tranh
Hoa Kỳ – Trung Quốc tại Đông Nam Á chưa xuất hiện song các nhà nghiên cứu
Quan hệ quốc tế đã có nhiều bài nghiên cứu ngắn, bài viết phân tích về quan hệ Mỹ
-Trung nói chung và tại khu vực Đông Nam Á nói riêng. Các ấn phẩm, tạp chí
chuyên ngành như Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, Tạp chí
nghiên cứu Đông Nam Á, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc đã đăng nhiều bài viết
phân tích mối quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc, đặc biệt sau sự trỗi dậy của Trung
Quốc. Một số tài liệu, bài viết có thể kể tên như:
“Mỹ, Trung Quốc và Biển Đông đầy sóng gió” của tác giả Lê Phước trên
Tạp chí Văn hóa Nghệ An, số tháng 8, năm 2010. Trong bài viết tác giả đề cập đến
những tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông. Khi Trung Quốc tuyên bố 80% chủ
quyền trên vùng biển này. Các nước tranh chấp lo ngại sự hung hăng của Trung
Quốc nên luôn tìm cách quốc tế hóa vấn đề. Còn Hoa Kỳ thì tìm thấy cơ hội tái lập
ảnh hưởng trong khu vực. Bài viết giúp chúng ta thấy được những căng thẳng, nguy
cơ tiềm ẩn xung đột giữa các bên ở Biển Đông. Khi những mỹ từ không còn có giá
trị nữa và khi vũ khí lên tiếng, thì rõ ràng Biển Đông sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm
trong những ngày tháng tới.
“Đông Nam Á, nơi giao thoa lợi ích của Mỹ và Trung Quốc” của tác giả
Tuấn Anh trên Báo Đất Việt, ngày 12 tháng 10 năm 2010: tác giả phân tích vai trò,
vị trí Đông Nam Á ngày càng có vai trò quan trọng với thế giới, trở thành khu vực
cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn trong thời gian hiện nay, đặc biệt giữa Hoa
Kỳ và Trung Quốc. Đặc điểm nổi bật là sự trỗi dậy không ngừng của Trung Quốc
và sự tái can dự của Mỹ ở Đông Nam Á. Các nước vừa và nhỏ ở Đông Nam Á đang

phải ứng phó trước môi trường quan hệ các nước lớn biến động đầy phức tạp. Qua
bài viết giúp cho chúng ta hiểu thêm những nguyên nhân hay động cơ khiến cả Hoa
Kỳ và Trung Quốc không ngừng tìm mọi cách cho sự hiện diện và khẳng định vị thế
của mình ở Đông Nam Á.
Ngoài ra có thể kể thêm những bài viết như: “Mỹ trở lại Đông Nam Á liệu
có tăng cường an ninh và hạn chế được ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực”


của tác giả Đại tá, Thạc sĩ Đỗ Trung, “Những động thái mới của quan hệ Trung –
Mỹ và Những biến đổi trong quan hệ giữa các nước lớn sau sự kiện 11- 9” tác giả
Nguyễn Duy Quý, “Chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc sau sự kiện 11-9” tác
giả Lê Khương Thùy,.v.v..
Trên thế giới, cũng có nhiều tác giả, nhà nghiên cứu có những công trình
nghiên cứu về mối quan hệ cạnh tranh Mỹ - Trung trong những năm cuối thế kỉ
XX-đầu thế kỉ XXI. Không chỉ các cơ quan nghiên cứu chính sách của Mỹ và
Trung Quốc mà nhiều tạp chí và nhà xuất bản khác trên thế giới cũng đã đăng tải
những tác phẩm nghiên cứu về đề tài này. Nhiều bài viết về quan hệ cạnh tranh Mỹ
- Trung trên các lĩnh vực khác nhau như kinh tế - thương mại, chính trị - an ninh,
hoặc đề cập đến các khía cạnh khác trong mối quan hệ này. Nhìn chung, những bài
viết này chủ yếu tập trung phân tích cụ thể thực tiễn cạnh tranh giữa hai cường
quốc. Ví dụ, Trong bài biết “Suy tính của Mỹ trước sự gia tăng ảnh hưởng của
Trung Quốc tại Đông Nam Á” của tác giả, Nhà báo Peter. J. Brown trên đăng trên
Asia Times ngày 29/ 3/2010. Tác giả trình bày quan điểm của một số nghị sĩ cũng
như quan chức chính phủ Mĩ trong buổi điều trần của Ủy ban Nghiên cứu Kinh tế
và An ninh Mỹ-Trung (USCC), qua đó giúp chúng ta nhận thấy những suy tính của
Hoa Kỳ trước các hoạt động của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á và tác động
đối với lợi ích của Mỹ trong khu vực chiến lược này, đồng thời cho thấy Mỹ sẽ tập
trung vào quan hệ ngoại giao ở khu vực Đông Nam Á.
Trong bài “ASEAN trong mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc” của tác giả
Kavi Chongkittavorn trên The Nationnasia News Network được Báo Bưu điện

Jakarta đăng lại ngày 29/9/2010 đã phân tích một cách sâu sắc, góp phần giúp
chúng ta hiểu hơn thái độ ứng xử của các bên về vấn đề Biển Đông; cách tiếp cận và
tác động của việc Mỹ tăng cường can dự vào khu vực đối với mối quan hệ ba bên
ASEAN – Mỹ – Trung Quốc; trở ngại trong quan hệ ASEAN – Trung Quốc và
phương cách để hai bên có thể hợp tác tốt hơn trong việc đối phó với những thách
thức chung. Ngoài ra, Ở trên nhiều phương tiện truyền thông, báo chí nước ngoài
cũng thường xuyên cập nhật diễn biến mối quan hệ cạnh tranh Hoa Kỳ - Trung


Quốc ở Đông Nam Á như Tân Hoa Xã ( Trung Quốc), BBC ( Anh), RFI ( Pháp),
CNN (Mĩ)…v.v.
3. Giới hạn đề tài
Trong đề tài này, chúng tôi không có tham vọng trình bày tất cả những mối
quan hệ cạnh tranh Hoa Kì – Trung Quốc ở tất cả các khu vực trên thế giới. Chúng
tôi chỉ giới hạn mối quan hệ cạnh tranh Hoa Kì – Trung Quốc ở Đông Nam Á. Cạnh
tranh Hoa Kỳ - Trung Quốc ở đây được hiểu là Trung Quốc đang cố gắng thực hiện
mục tiêu loại bỏ ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở châu Á – Thái Bình Dương nói chung,
Đông Nam Á nói riêng, trước hết là ở Biển Đông. Còn Hoa Kỳ tìm mọi cách kiềm
chế ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ở Đông Nam Á nói riêng và châu Á
– Thái Bình Dương nói chung.
Về thời gian, đề tài chỉ giới hạn trong những sự kiện xảy ra từ khi chiến tranh
lạnh kết thúc đến nay. Những sự kiện trước thập niên 90 của thế kỉ XX được xem là
dẫn nhập.
Về không gian, đề tài giới hạn trong vùng lãnh thổ thuộc các quốc gia Đông
Nam Á. Đông Nam Á hiện nay bao gồm 11 nước, trong đó có 10 nước là thành viên
của tổ chức ASEAN. Nước còn lại chưa tham gia tổ chức khu vực này là Đông
Timo.
4. Phương pháp nghiên cứu
Về mặt phương pháp luận, trong suốt quá trình nghiên cứu, chúng tôi đứng
trên quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để phân tích, nhìn

nhận và đánh giá vấn đề.
Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp được chúng
tôi sử dụng chủ yếu trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Phương pháp lịch sử
được sử dụng nhằm tái hiện lại bức tranh sinh động của quá trình tìm cách xác lập
ảnh hưởng của Trung Quốc, những nỗ lực duy trì vị trí độc tôn của Mĩ trong khu
vực Đông Nam Á. Mối quan hệ hai nước ở Đông Nam Á chủ yếu diễn ra trên lĩnh
vực kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao.


Trên cơ sở bức tranh sinh động ấy, chúng tôi sử dụng phương pháp logic để
rút ra bản chất vấn đề. Thực chất của mối quan hệ Hoa Kỳ- Trung Quốc ở khu vực
Đông Nam Á là một bên luôn mong muốn trở thành cường quốc lãnh đạo ở khu vực
Châu Á- Thái Bình Dương tiến tới lãnh đạo thế giới, một bên luôn lo ngại địa vị
siêu cường của mình bị thách thức. Bởi vậy hai nước không ngừng cạnh tranh, bao
vây kiềm chế lẫn nhau trên mọi phương diện, đặc biệt là Hoa Kỳ.
Chúng tôi cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế nhằm làm
rõ những nhân tố quốc tế chi phối đến mối quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc ở khu vực
Đông Nam Á.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần dựng lại mối quan hệ cạnh tranh giữa Hoa Kỳ- Trung
Quốc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh lạnh. Trên cơ sở đó, chúng tôi rút ra một số
nhận xét về mối quan hệ này và những vấn đề có tính chất lý luận.
Bên cạnh đó, qua phân tích mối quan hệ cạnh tranh Hoa Kỳ- Trung Quốc ở
trong khu vực, chúng tôi cũng dự báo triển vọng của vấn đề, những kịch bản có thể
xảy ra của mối quan hệ này ở trong khu vực Đông Nam Á.
Ngoài những đóng góp trên, tư liệu và kết quả nghiên cứu của luận văn có
thể dùng làm tài liệu tham khảo cho phần lịch sử quan hệ quốc tế trong giảng dạy và
nghiên cứu.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Các nước Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Hoa Kì và
Trung Quốc
Chương 2: Mối quan hệ cạnh tranh Hoa Kỳ-Trung Quốc ở Đông Nam Á
mười năm đầu sau chiến tranh lạnh (1991-2001)
Chương 3: Mối quan hệ cạnh tranh Hoa Kỳ - Trung Quốc những năm đầu thế
kỉ XXI (2001 – 2010)


Chương 1: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á TRONG CHÍNH SÁCH
ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KÌ VÀ TRUNG QUỐC
1.1. Vị trí địa - chiến lược của khu vực Đông Nam Á
Khái niệm Đông Nam Á xuất hiện từ thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ II;
là khu vực nằm ở phía nam Trung Quốc, đông Ấn Độ, bắc Australia trên vùng nhiệt
đới giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đông Nam Á hiện nay bao gồm 11
nước, có 5 nước trên lục địa và 6 nước ở quần đảo với hơn 2 vạn đảo lớn nhỏ; diện
tích 4,52 triệu km2 đất liền và 4 triệu km2 biển. Dân số gần 500 triệu người gồm
nhiều dân tộc, trong đó có 3 dân tộc lớn là Thái, Việt và Inđônêdiêng. Riêng số
người Hoa di cư đến khu vực này rất đông (có thể nói là đông nhất thế giới), với
hơn 20 triệu Hoa kiều và 20 triệu người gốc Hoa. Trong khu vực có 2 tôn giáo
chính là đạo Phật và đạo Hồi (dân lục địa chủ yếu theo đạo Phật, dân quần đảo chủ
yếu theo đạo Hồi); ngoài ra còn có đạo Thiên Chúa, Tin Lành... ở rải rác khắp các
nước trong khu vực. Tuy vậy, không có đạo nào có địa vị lớn chi phối đời sống
chính trị, mà chỉ có tác động về chính trị và tinh thần ở mức độ nhất định. Từ thế kỷ
18, Đông Nam Á là thuộc địa của các đế quốc. Trải qua quá trình đấu tranh chống
ách đô hộ của đế quốc với mức độ quyết liệt khác nhau, ngày nay tất cả các nước
đều đã giành được độc lập và có ý thức liên kết với nhau trong khuôn khổ ASEAN,
trở thành một khu vực kinh tế phát triển năng động nhất thế giới và đang có ảnh
hưởng ngày càng tăng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Đông Nam Á là khu vực gồm những nước có nền kinh tế đang phát triển, có
nhiều tài nguyên chiến lược quan trọng, trữ lượng lớn, có nhân lực đông, giá nhân

công rẻ, là thị trường tiêu thụ lớn. Nằm giữa vùng nhiệt đới, các nước Đông Nam Á
có đường biển dài, nhiều vùng có diện tích trồng trọt lớn bao gồm phần nhiều là các
vùng đất thấp nằm trong phạm vi từ 100-150 dặm giáp biển; do đó nông nghiệp
phát triển rất tốt, sản xuất hơn 30% gạo, 85% cao su thiên nhiên, 80% sợi gai, 84%
đầu cọ, 64% đầu dừa, 57% hồ tiêu, 50% đậu, 90% gỗ quý của sản lượng chung cả
thế giới. Năm nước trên đất liền đều có đường biển dài, năm nước đảo chia thành


nhiều mảnh đất, eo đất, quần đảo mà phần lớn là mặt biển có độ sâu nhỏ (có khi rất
nhỏ), thuận tiện cho việc khai thác tài nguyên và mỏ ngầm đáy biển. Đông Nam Á
là vùng nằm giữa vành đai Bắc và Nam của trái đất, có hầu hết 80 nguyên liệu quý
dùng trong công nghiệp và quốc phòng, có nhiều mỏ với trữ lượng lớn như thiếc
72%, vàng 20%, vonfram 20% trữ lượng thế giới. Đây cũng là khu vực có nhiều
dầu lửa (được đánh giá là một trong những trung tâm dầu lửa lớn của thế giới).
Tiềm năng kinh tế trên, dưới mặt đất; trong biển và dưới đáy biển của khu vực rất
lớn, mới bắt đầu được khai thác.
Vị trí địa - kinh tế đặc thù, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân
lực dồi dào đã tạo điều kiện rất thuận lợi để khu vực này phát triển kinh tế, phát
triển công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu, cung cấp những nguyên liệu quan trọng
cho thế giới.
Đông Nam Á còn là một khu vực chiến lược quân sự hết sức quan trọng do
vị trí địa hình nối tiếp, án ngữ, làm bàn đạp tiến ra nhiều khu vực khác, là nơi giao
điểm của các trục đường hành lang giao thông vận chuyển quân sự, hàng hóa,
nguyên liệu, nhiên liệu từ Đông sang Tây, từ Bắc châu Á xuống châu Đại Dương
tấp nập vào bậc nhất thế giới. Khu vực này tập trung nhiều tuyến đường biển quan
trọng, 4 trong số 16 eo biển chiến lược trên thế giới đều nằm ở vùng này; đó là
Malắcca, Lombok, Sunda và Ombai - Wetar, trong đó eo biển Malắcca (nằm giữa
Malaysia và đảo Sumatra của Indonesia) là một trong 5 eo biển lớn nhất thế giới, có
vị trí vô cùng quan trọng vì tất cả hàng hóa của các nước Đông Nam Á và Đông
Bắc Á phải đi qua và hàng năm có 4 vạn tàu biển qua lại, hàng ngày có khoảng 7

triệu thùng dầu lửa được chuyển qua. Các tuyến đường biển chiến lược nói trên là
yết hầu trong giao lưu hàng hóa của nhiều nước châu Á. Xuất khẩu hàng hóa của
Nhật Bản phải đi qua khu vực này chiếm 42% (còn tính cả nhập khẩu thì chiếm
75%), các nước Đông Nam Á chiếm 55%, các nước công nghiệp mới là 26%,
Australia là 40% và Trung Quốc là 22% giá trị xuất khẩu của các nước đó. Riêng
Nhật Bản, hàng năm hàng hóa xuất khẩu và dầu lửa mua từ Trung Đông (chiếm
70% dầu nhập khẩu) đi qua con đường này có giá trị 225 tỷ USD. Tuy ít hơn, song


các nước châu Âu cũng sử dụng tuyến đường biển trên cho khoảng 7% hàng xuất
nhập khẩu, Mỹ khoảng 3,3%. Tính chung, lượng hàng hóa hàng năm của thế giới
phải đi qua tuyến đường biển chiến lược châu Á có trị giá khoảng 568 tỷ USD,
chiếm 15% tổng trị giá thương mại thế giới. Hiện nay, 1/4 giá trị thương mại bằng
đường biển toàn cầu đi qua khu vực này. Nếu khu vực này mất an ninh, các loại tàu
biển phải chạy theo đường mới hoặc vòng qua nam Australia thì cước phí vận tải sẽ
tăng gấp 5 lần và không còn đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Biển Đông là một khu vực chứa đựng trong lòng nó nguồn tài nguyên to lớn.
Về trữ lượng dầu mỏ theo tính toán là 4 tỷ m3 và khoảng 300 tỷ m3 khí đốt (đứng
thứ hai so với khu vực Trung Đông). Thêm vào đó, nguồn dự trữ tiềm tàng là những
khu vực sản xuất bao quanh (khu vực nam Côn Sơn, Thanh Long, Đại Hùng ở
ngoài khơi Việt Nam, Natuna ở phía bắc Indonesia...). Về hải sản, đây là một vùng
có ngư trường phong phú và nhiều tiềm năng. Về khoáng sản, có rất nhiều khoáng
sản quý hiếm đã được phát hiện nằm dưới đáy biển. Theo con số điều tra của ủy ban
kinh tế của Liên Hợp Quốc về châu Á và Viễn Đông (ECAFE); dưới đáy biển Đông
có nguồn dự trữ lớn về dầu hỏa và khí hydro - carbons. Chỉ tính riêng thềm lục địa
xung quanh Trường Sa đã có trữ lượng khoảng 25 tỷ mét khối gas, 105 tỷ thùng dầu
và 300 nghìn tấn phốt pho... Biển Đông là biển nhiệt đới nên có trữ lượng cá và hải
sản rất lớn, chỉ tính riêng quanh quần đảo Trường Sa có thể cung ứng mỗi năm 7,5
triệu tấn cá, đem lại nguồn lợi hàng tỷ đô la.
Quần đảo Trường Sa nằm ở vị trí gần trung tâm biển Đông và có vị trí địa chiến lược hết sức quan trọng. Ai kiểm soát được Biển Đông nói chung và Trường

Sa nói riêng sẽ kiểm soát được tất cả những tuyến đường biển quốc tế. Với ý nghĩa
quan trọng đó, tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Trường Sa tuy ở mức độ khu vực
nhưng rất thu hút được sự chú ý của quốc tế. Mặt khác, tầm quan trọng về địa chiến
lược của biển Đông được tăng lên bởi ý nghĩa phòng thủ về mặt quân sự đối với các
quốc gia trong vùng. Nằm ở trung tâm biển Đông, quần đảo Trường Sa có thể được
dùng như là một căn cứ nổi từ xa để tấn công hoặc bảo vệ biên giới biển của các
nước trong vùng, nhất là các nước ASEAN.


Sự tăng trưởng nhanh chóng của các nước Đông Nam Á trong Cộng đồng
ASEAN cũng là nhân tố quan trọng làm tăng giá trị địa-chính trị của khu vực.
Trong khoảng hơn hai thập niên gần đây, xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa ngày
càng gia tăng thì khu vực Đông Nam Á trở nên sống động hơn không chỉ bởi gia
tăng hợp tác và liên kết nội khối trong ASEAN mà còn là nơi hội tụ quan hệ hợp tác
của ASEAN cùng các nước thành viên với các quốc gia khác trên thế giới, nhất là
các nước lớn. Hiệp hội ASEAN ra đời và không ngừng tăng lên số thành viên cùng
nhiều cơ chế hợp tác mới như Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn
an ninh khu vực (ARF), Hội nhập ASEAN (IAI), đặc biệt là xây dựng Cộng đồng
ASEAN (AC) (với 3 trụ cột chính là Cộng đồng an ninh, Cộng đồng kinh tế, Cộng
đồng văn hóa-xã hội)…Đồng thời còn tăng cường hợp tác chuyên ngành về giáo
dục, đào tạo, y tế và môi trường… Điều đó đã biến ASEAN thành một thực thể
chính trị-kinh tế có tiếng nói quan trọng trong cá vấn đề quốc tế. Từ ngày
15/12/2008, Hiến chương ASEAN có hiệu lực, đánh dấu việc ASEAN đã hiện thực
hóa các kế hoạch đã cam kết và quan trọng nhất là khẳng định với thế giới việc
ASEAN thực sự trở thành một tổ chức có tư cách pháp nhân, đại diện quyền lợi hợp
pháp cho 10 quốc gia trong quan hệ với các nước, các tổ chức khu vực và thế giới.
ASEAN còn tạo dựng được nhiều mối quan hệ sâu rộng với các đối tác quan
trọng và cũng đã đạt được sự thỏa thuận với các bên đối thoại trong khuôn khổ hợp
tác chiến lược hoặc toàn diện. Chẳng hạn ASEAN đang giữ vai trò chủ đạo trong
nhiều cơ chế hợp tác khu vực như ASEAN+1, ASEAN+3, Cấp cao Đông Á

(EAS)… Từ những mối quan hệ này, ASEAN đã tranh thủ được sự hợp tác, hỗ trợ
từ bên ngoài, đem lại nhiều lợi ích phục vụ mục tiêu ổn định chính trị và phát triển
kinh tế cho toàn khu vực cùng các nước thành viên. Cho dù toàn khu vực có khi gặp
phải những thử thách lớn lao như cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ 1997-1998,
song với sự hợp sức, ASEAN đã khắc phục được tương đối có hiệu quả. Tất cả
những thành công trên làm tăng sức hấp dẫn và vị thế của khu vực trên thế giới
cũng như trong “cuộc chơi” của các cường quốc.


1.2. Tầm quan trọng của Đông Nam Á đối với Hoa Kỳ và Trung Quốc
Sau chiến tranh lạnh , Đông Nam Á càng nổi lên là một khu vực có vị trí
chiến lược quan trọng trong chiến lược phát triển của hầu hết các nước lớn, nhất là
Mỹ và Trung Quốc. Bởi Đông Nam Á nằm trên tuyến đường biển nối liền các khu
vực có tiềm lực kinh tế, chính trị và quân sự như Đông Bắc Á, Ấn Độ, Trung Đông,
Australia và nhiều nước thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Bên cạnh đó, tiềm lực kinh tế của đại đa số các quốc gia trong khu vực liên
tục tăng trưởng ở mức cao, các hình thức liên kết và hợp tác giữa các thành viên
trong khối ASEAN không ngừng được đẩy mạnh, tạo cho khu vực Đông Nam Á trở
thành một trong những trung tâm kinh tế, chính trị của khu vực châu Á-Thái Bình
Dương
Trước những yếu tố đầy tiềm năng trên đã đưa Đông Nam Á trở thành một
mảnh đất có vị trí chiến lược quan trọng, tạo “bước đệm” vô cùng quan trọng trong
chiến lược vươn rộng ra khu vực châu Á – Thái Bình Dương và toàn cầu của cả
Hoa Kì và Trung Quốc.
Giới phân tích chính trị thế giới, trong đó bao gồm cả Mỹ và Trung Quốc đã
nhận định, Đông Nam Á là một khu vực quan trọng tác động trực tiếp tới chiến lược
vươn rộng ra toàn khu vực châu Á và là điểm chiến lược quan trọng trong chiến
lược kiềm chế lẫn nhau hay đối sách giữa Mỹ và Trung
1.2.1. Tầm quan trọng của Đông Nam Á đối với Hoa Kỳ
Theo quan điểm của Hoa Kỳ, Châu Á – Thái Bình dương trong đó có Đông

Nam Á là một khu vực có ý nghĩa chiến lược ngày càng tăng đối với nền an ninh và
phồn thịnh của Hoa Kỳ. Trên cơ sở đánh giá về tầm quan trọng chiến lược của khu
vực châu Á – Thái Bình Dương trong thời kì mới, vận dụng các quan điểm của
chiến lược toàn cầu với những cơ hội và thách thức mới trong thời kì sau chiến
tranh lạnh chính quyền Washington đã xác định mục tiêu cơ bản của chiến lược
Đong Nam Á trong chiến lược châu Á – Thái Bình Dương là đảm bảo vai trò lãnh
đạo của Mĩ ở khu vực này.


Mĩ đánh giá cao vị trí của châu Á – Thái Bình Dương, trong đó ASEAN là
một trong điểm trong chiến lược phục hưng nước Mĩ. Tổng thống B.Clinton nêu rõ:
Châu Á ngày nay càng trở nên quan trọng hơn vì chúng ta không thể trở nên giàu có
trong nước nếu không có thị trường và tài nguyên châu Á. Kinh tế châu Á – Thái
Bình Dương trong hai thập kỉ qua có tốc độ tăng trưởng cao gấp 3 lân châu Âu.
Năm trong số mười hai nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới nằm ở châu Á, trong
đó ở Đông Nam Á có Indonesia.
Đông Nam Á cùng với Đông Bắc Á nối liền vành đai chiến lược của Mĩ ở
Thái Bình Dương với vành đai chiến lược Ấn Độ Dương. Các Báo cáo quốc phòng
của Mỹ đều đánh giá, sự có mặt của quân Mỹ ở Tây Âu và Đông Bắc Á không còn đáp
ứng hết được các đòi hỏi của tình hình mới. Do đó, một mặt Mỹ phải điều chỉnh và bố
trí lại hệ thống quân sự ở những khu vực trọng yếu trên thế giới để quân Mỹ có thể
phản ứng nhanh và linh hoạt hơn trong mọi tình huống, mặt khác Mỹ cần tìm cách tăng
cường thâm nhập vào các căn cứ quân sự ở Đông Nam Á để chuẩn bị cho các chiến
dịch quân sự có thể tiến hành trong tương lai [2, tr. 13].
Trong kế hoạch thiết lập một cơ cấu an ninh mới có lợi cho việc điều chỉnh
chiến lược toàn cầu của Mỹ, Đông Nam Á có một vị trí đáng kể. Tại khu vực châu
Á – Thái Bình Dương, các liên minh quân sự song phương giữa Mỹ với Nhật Bản,
Hàn Quốc, Australia, Philippines, Thái Lan chưa đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu an
ninh mới của Mỹ trong thế kỷ XXI. Mục tiêu lâu dài của Mỹ là phải xây dựng được
một khung hợp tác an ninh kiểu NATO ở khu vực. Hiện tại Mỹ đã xây dựng được

một cơ chế an ninh 4 cấp gồm: liên minh Mỹ - Nhật làm nền tảng; liên minh Mỹ Thái Lan, Hàn Quốc, Philippines và Australia là các mắt xích quan trọng; hợp tác
quân sự với các nước thân thiện như Singapore và Indonesia; tăng cường quan hệ
quân sự với các nước khác ở khu vực. Tuy nhiên, cơ chế này chưa đủ sức để tạo sức
mạnh răn đe và kiềm chế trong khu vực và do đó, Đông Nam Á là địa điểm mà
thông qua đó Mỹ tìm cách để thiết lập một cơ chế quân sự đa phương hay nói đúng
hơn là một liên minh quân sự mới [75, tr. 6-9].


Hơn nữa, Đông Nam Á là một bàn đạp lợi hại để cô lập Trung Quốc, kiềm
chế sự trỗi dậy cả về kinh tế và quân sự của Trung Quốc, ngăn chặn ảnh hưởng, bảo
vệ an ninh và quyền lợi của Mỹ trong khu vực đặc biệt là những đông minh quan
trọng như Hàn Quốc, Nhật Bản, vùng lãnh thổ Đài Loan.
Phần lớn dầu mỏ mà Trung Quốc cần cho phát triển kinh tế đều thông qua
Biển Đông để vận chuyển từ vùng Vịnh và châu Phi về nước. Việc tăng cường sự
có mặt của quân đội Mỹ ở khu vực này là nhằm gây áp lực đối với tuyến đường vận
chuyển dầu mỏ thông qua vùng Biển phía nam Trung Hoa. Để bảo đảm khống chế
đường giao thông quan trọng trên biển, Mỹ luôn muốn duy trì quyền đi lại tự do đối
với các vùng biển đang tranh chấp chủ quyền, không thừa nhận đòi hỏi chủ quyền
của bất cứ quốc gia nào đối với vùng biển này. Vì vậy, hàng năm đều phải thông
qua việc qua lại của các chiến hạm hoặc diễn tập quân sự ở Biển Đông, để bảo đảm
“quyền đi lại tự do trên vùng biển này của hải quân Mỹ”.
1.2.2. Tầm quan trọng của Đông Nam Á đối với Trung Quốc
Với diện tích lớn, dân số đông, vị trí trung tâm, tiềm lực kinh tế mạnh, Trung
Quốc đang trỗi dậy và trở thành quốc gia có vai trò bản lề trong các công việc ở
Châu Á. Trong đó, Trung Quốc là quốc gia láng giềng gần gũi, thân cận và lâu đời
nhất đối với khu vực Đông Nam Á. Trung Quốc luôn tìm cách phát huy ảnh hưởng
của mình xuống khu vực này vì đây là lối đi dễ nhất để vươn ra Thái Bình Dương.
Có thể nói, với vị thế một láng giềng sát kề Trung Quốc, giàu có về tài nguyên cũng
như nắm vị trí địa-chiến lược trên tuyến đường hàng hải trọng yếu của quốc tế,
Đông Nam Á trở thành “cửa ngõ” phương Nam của Trung Quốc. Tiến về phía Tây

và phía Nam dường như đã trở thành mục tiêu lịch sử của “thiên triều”. Từ ngàn
năm trước, quốc gia này đã luôn mở đường đi như vậy cho sự phát triển của các
triều đại và tới ngày nay, Trung Quốc vẫn tiếp tục công việc lịch sử giao phó. “Đối
với Trung Quốc, khu vực Đông Nam Á/ASEAN cả trong lịch sử cũng như hiện tại là
khu vực có ý nghĩa chiến lược cao đối với an ninh và phát triển của mình, là nhịp
cầu lý tưởng để nước này tham dự vào hoạt động chính trị quốc tế ở Đông Á, trong
đó có việc tạo dựng vị thế nổi trội ở khu vực này” [42, tr.15]. Để thực hiện mục tiêu


to lớn đó, điều Trung Quốc phải làm được đó là kiểm soát, khống chế Biển Đông,
xâm nhập càng sâu vào Đông Nam Á và xa hơn là trở thành cường quốc cả về chính
trị lẫn kinh tế, thách thức vai trò của Mĩ và Nhật ở Châu Á.
Như vậy, trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc luôn nhắm tới việc
“chiếm đoạt” cho được vùng Biển Đông. Mọi động thái của Trung Quốc đối với
vùng Biển Đông như một cơn sóng mạnh không chỉ ảnh hưởng đến bản thân Trung
Quốc, các nước có chủ quyền ở Biển Đông mà còn khiến các nước lớn như Mỹ,
Nhật Bản thậm chí cả Nga, Ấn Độ đều đổ dồn con mắt về khu vực này để tìm cách
đối phó.
Đối với Trung Quốc, Biển Đông có tầm quan trọng sống còn bởi 80% dầu lửa
nhập khẩu cùng phần lớn hàng hóa thông thương giữa Trung Quốc với Châu Âu và
Trung Đông đi qua đây. Người ta cũng dự tính trong tương lai, tuyến đường này sẽ
đón nhận ngày càng tăng về số luợng những chuyến chuyên chở dầu lửa, trong đó,
Trung Quốc sẽ chiếm hơn một nửa tổng số. Có thể nói, đây là con đường “huyết
mạch chủ” của kinh tế khu vực nói chung và của Trung Quốc nói riêng.
Biển Đông cũng là một mỏ dầu nhiều tiềm năng và vẫn còn đang khai thác,
ngoài ra đây cũng là vùng có nguồn tài nguyên biển phong phú. “Theo ước tính,
Biển Đông được xác định có trữ lượng dầu mỏ khoảng 7,7 tỷ thùng dầu, trữ lượng
khí đốt khoảng 266 nghìn tỷ feet khối. Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc mới đây
khẳng định Biển Đông có trữ lượng 50 tỷ tấn dầu thô, hơn 20.000 tỷ mét khối khí
đốt, gấp 25 lần trữ lượng dầu và 8 lần trữ lượng khí đốt hiện có của nước này”

[155].
Trung Quốc hiện đang là quốc gia có nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ chiếm 1/3 nhu
cầu toàn thế giới. “Năm 2010, số lượng dầu thô quốc gia tỷ dân này tiêu thụ thực tế
là 439 triệu tấn, tăng 13,1%. 55% trong số đó, tương đương 260 triệu tấn là Trung
Quốc phải nhập khẩu” [154]. Nhu cầu luôn tăng lên không ngừng song nguồn dự
trữ xăng dầu chiến lược của nước này lại ở mức rất thấp lại còn bị phụ thuộc vào
nguồn cung. Hiện nay, Trung Đông cung ứng khoảng 2,9 triệu thùng mỗi ngày,
chiếm hơn một nửa lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc, trong đó, nguồn dầu Ả


Rập chiếm xấp xỉ 1,1 triệu thùng mỗi ngày. Và Trung Quốc, năm 2009, đã vượt Mỹ
để trở thành quốc gia nhập khẩu dầu mỏ Ả Rập lớn nhất thế giới. Đến năm 2007,
Trung Quốc cũng bắt đầu nhập khẩu khí đốt sau hai thập kỉ tự túc. Vì thế, nếu Bắc
Phi và Trung Đông có bất ổn sẽ khiến việc cung ứng dầu mỏ cho Trung Quốc gặp
nhiều khó khăn.
Trước nhu cầu trong nước tăng cao cùng những xung đột ở các nước xuất
khẩu dầu mỏ là động lực mạnh mẽ khiến Trung Quốc sốt sắng đi tìm những nguồn
cung ứng dầu mỏ khác. Cơn khát dầu khí phục vụ cho phát triển kinh tế đang trỗi
dậy đã thúc đẩy quốc gia tỷ dân gây ảnh hưởng ra bên ngoài, nhắm đến những nơi
có nguồn tài nguyên này. Đương nhiên, Biển Đông đáp ứng đầy đủ nhu cầu đó của
Trung Quốc, lại có lợi thế “láng giềng”. Và dù là quốc gia tiêu thụ dầu nhiều nhất
khu vực song chính Trung Quốc lại chưa khai thác được nguồn dầu mỏ ngay trong
Biển Đông. Theo tạp chí “thế giới hải dương” của Trung Quốc số tháng 1/2008
cũng thừa nhận “Trung Quốc đến nay vẫn thực sự chưa tiến hành khai thác gì về tài
nguyên dầu khí ở Nam Hải. Phạm vi hoạt động ở Nam Hải của Tổng công ty dầu
khí Hải dương Trung Quốc-chủ lực về khai thác tài nguyên dầu khí hải dương của
Trung Quốc-mới chỉ hạn chế ở khu vực biển gần, còn cách rất xa khu vực biển đang
có tranh chấp ở Nam Hải” [81, tr.6].
Cuối năm 2010, quốc gia này cũng bắt đầu đưa ra kết quả thăm dò dầu khí ở
Biển Đông và rất lạc quan về kết quả ban đầu ấy. “Zhou Dadi, nguyên Viện trưởng

Viện nghiên cứu năng lượng thuộc Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia Trung
Quốc, cho biết biển Hoa Đông và Biển Đông là hai khu vực có tiềm năng về khai
thác dầu khí biển sâu và sẽ đóng vai trò rất lớn trong việc cung cấp và đảm bảo an
ninh năng lượng cho đất nước” [155]. Điều đó thúc đẩy Trung Quốc “chiếm đoạt”
Biển Đông càng nhanh càng tốt. Với những giá trị trên chứng tỏ Biển Đông có một
giá trị chiến lược to lớn không chỉ đối với Trung Quốc, khu vực Đông Nam Á mà
cả với các cường quốc-vốn đang cạnh tranh về quyền lực với nhau.
Ngoài ra, chỉ cần kiểm soát các đường giao thông biển là Trung Quốc đã
giáng một đòn chí tử đối với Nhật, Đài Loan và Nam Triều Tiên mà không cần có


một hành động quân sự trực tiếp nào. Trên Biển Đông Trung Hoa, dọc theo quần
đảo Senkaku, thuộc chủ quyền Nhật nhưng Trung Quốc cũng tranh chủ quyền là
một thềm lục địa có trữ lượng dầu lớn. Nếu Trung Quốc chiếm đóng vùng này, họ
có thể tạo ảnh hưởng lớn đối với các nước chung quanh, và có thể tiến công xa hơn
vào các biển thuộc Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương trong tương lai.
Đối với Trung Quốc, Đông Nam Á càng trở nên quan trọng và không thể
thiếu cho thực hiện hàng loạt các chiến lược cả trước mắt là lâu dài. Đặc biệt, Bắc
Kinh coi đây là một mắt xích quan trọng cho chiến lược tiến xuống châu Đại
Dương, nhằm đẩy lùi an ninh và vai trò của Mỹ sang phía bên kia bờ Thái Bình
Dương, đồng thời là khu vực có ý nghĩa sống còn đối với chiến lược tăng cường vai
trò quốc tế, gia tăng ảnh hưởng, phá vỡ thế bao vây, cô lập của Mỹ.
1.3. Mối quan hệ cạnh tranh Hoa Kỳ-Trung Quốc ở Đông Nam Á từ năm
1949-1991
Sau chiến tranh thế giới thứ hai làn sóng cách mạng giải phóng dân tộc bùng
nổ mạnh mẽ trên thế giới. Ở khu vực châu Á, các nước Đông Nam Á đã không chần
chừ chớp lấy thời cơ và giành lại nền độc lập cho mình. Indonesia, sau khi Nhật đầu
hàng Đồng minh, nhân dân bản địa đã tiến hành cuộc cách mạng tháng 8.1945
thành công và lập nước cộng hòa Indonesia. Cũng trong thời gian này, Đảng Cộng
sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam đánh đổ đế quốc Pháp –Nhật,

thành lập nhà nước công nông đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á. Cùng phối hợp
với lực lượng cách mạng Việt Nam, nhân dân Lào cũng nổi dậy giành chính quyền
và ngày 12.10.1945, Lào tuyên bố độc lập. Phong trào đấu tranh còn diễn ra mạnh
mẽ ở Miến Điện, Mã Lai, Philippines và nhiều nước khác. Điều này làm dấy lên lo
ngại cho Hoa Kỳ và các nước phương Tây, đặc biệt trước nguy cơ lan rộng của chủ
nghĩa cộng sản từ Đông Dương ra toàn khu vực.
Ngoài việc phải đương đầu với các nổi dậy có thể xảy ra bất kỳ lúc nào của
nhân dân bản địa, các cường quốc phương Tây, đứng đầu là Mỹ còn phải đối diện
với sự trỗi dậy lớn mạnh của lực lượng Cộng sản. Hoàn toàn không dễ dàng tìm
cách giải quyết vấn đề như đã từng xử lý “chủ nghĩa dân tộc” trước kia, cuộc chiến


hiện nay mà họ đang theo đuổi khó khăn hơn nhiều. Đó thực sự là bộ phận của cuộc
chiến toàn cầu khi có sự tham gia cả hai siêu cường trong bối cảnh chiến tranh lạnh.
Khi đó, Đông Nam Á sẽ trở thành đấu trường quan trọng thi thố sức mạnh và vị thế
hai bên. Nước Mỹ chắc chắc sẽ chuẩn bị rất nhiều cho đợt đối đầu này. Điều đó
buộc các nhà hoạch định chiến lược Mỹ phải xem xét và phân tích tình hình để có
đối sách kịp thời.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, với ý đồ vươn lên làm bá chủ thế giới, Mỹ
đã đề ra chiến lược toàn cầu mà một trong những trọng tâm là khu vực châu Á-Thái
Bình Dương. Trên bình diện tổng quát, Mỹ cho rằng Đông Nam Á là một trong
những khu vực địa lí chính trị trọng yếu dứt khoát phải nằm trong tầm kiểm soát
của Mỹ.
Tuy nhiên, sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949) đã làm
đảo lộn toàn bộ tính toán chiến lược của Mĩ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương
nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Lúc đầu, Mĩ dự tính sẽ hình thành thế liên
minh chống cộng với Trung Quốc ở vùng Viễn Đông nên sẵn sàng chấp nhận tiêu
tốn tiền bạc, ủng hộ thế lực Tưởng Giới Thạch. Nhưng trong cuộc chiến đó, Tưởng
Giới Thạch đã không giành chiến thắng trước quân cách mạng.
Đã vậy, sau khi giành được độc lập, nước cộng hòa mới này còn công khai

đường lối đối ngoại là “ngả hẳn theo Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa” càng
khiến Mĩ thêm lo ngại. Trên bình diện quốc tế, họ đã khá vất vả khi cố gắng ngăn
chặn sức mạnh của Liên Xô. Trong khi đó, ở khu vực lại xuất hiện thêm một thế lực
Cộng sản mới của Trung Quốc đang đe dọa trực tiếp vị thế quốc gia họ. Bản thân
Mỹ cũng không lường trước được mức độ ảnh hưởng của quyền lực mới trong vùng
ra sao nên càng lo lắng hơn.
Nếu không thể giải quyết được tình trạng này thì rất có thể, Mỹ sẽ thất bại
hoàn toàn. Quyền lực lãnh đạo thế giới tự do của Mỹ cũng không còn và chủ nghĩa
Cộng sản sẽ ngập tràn trên thế giới. Do đó, làm suy yếu quyền lực và vị thế Trung
Quốc trở thành vấn đề trọng tâm của mục tiêu cân bằng quyền lực khu vực.


Dõi theo từng sự kiện ở khu vực, Mỹ bắt đầu hình dung hơn về “cường quốc
Trung Quốc” và tất cả những mục tiêu thống trị mà họ đang theo đuổi. Khát vọng
nước lớn với mong muốn mở rộng quyền lực thực sự là những nguyện vọng chính
đáng của mọi cường quốc nhưng với con đường chủ nghĩa xã hội đã chọn thì Trung
Quốc không thể trở thành Đồng minh của Mỹ
Để thực hiện chiến lược trên, Mỹ đã thay Pháp dựng lên ở miền nam Việt
Nam một chế độ thân Mỹ làm công cụ đàn áp các lực lượng chống đối, tiến hành
cuộc chiến tranh tàn khốc trên chiến trường Việt Nam và giăng một phòng tuyến
chống Việt Nam trên hầu khắp các nước láng giềng của Việt Nam gây nên tình
trạng đối đầu giữa hai nhóm nước trong khu vực. Để giữ được các chế độ thân Mỹ ở
Đông Nam Á, đồng thời tạo sức hấp dẫn các nước khác, Mỹ đã đổ vào đây một
lượng viện trợ khổng lồ cả về quân sự và kinh tế. Viện trợ của Mỹ cho Đông Nam
Á đã làm cho tình hình kinh tế –xã hội khu vực này biến đổi mau lẹ. Nếu như vào
đầu những năm 60, hầu hết các nước Đông Nam Á đều còn trong tình trạng kinh tế
nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp nặng hầu như chưa có gì, thì chỉ sau 30 năm,
Đông Nam Á vụt trở thành một trong những khu vực phát triển nhanh nhất thế giới,
bộ mặt xã hội cực kỳ phồn vinh. Đồng thời với sự phát triển về kinh tế, tổ chức khu
vực ASEAN cũng ra đời và lớn mạnh, gây sự chú ý của quốc tế. Thời kì này Mĩ

cũng tăng cường xây dựng mối quan hệ quân sự với khu vực Châu Á Thái Bình
Dương trong đó bao gồm cả Đông Nam Á nhằm mục đích kiềm chế sự bành trướng
của chủ nghĩa cộng sản lan tỏa ra toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Tổ chức phòng thủ
Đông Nam Á hay liên minh phòng thủ Đông Nam Á được thành lập tháng 9 năm
1954, là một phòng tuyến quan trọng của Mĩ và phương Tây ngăn chặn chủ nghĩa
cộng sản đồng thời bao vây kiềm tỏa Trung Quốc từ hướng Nam.
Từ cuối thập niên 50 đến thập niên 60 của thế kỷ XX, tình hình địa-chính trị
của Trung Quốc và quốc tế thay đổi. Sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa môi trường quốc
tế của Trung Quốc và xu hướng “cực tả” bắt đầu nghiêm trọng trong nội bộ đất
nước đã khiến cho quốc gia này chuyển chiến lược ngoại giao từ “nhất biên đảo”
sang “hai nhiệm vụ” chống Liên Xô và chống Mỹ.


Do đó, để tránh sự tấn công từ hai phía và thoát khỏi cục diện bị động trên
mặt trận ngoại giao, Trung Quốc đã chuyển trọng tâm ngoại giao sang các nước ở
“giữa hai vòng kìm kẹp”, tức các nước thuộc “thế giới thứ ba”. Mao Trạch Đông đã
đưa ra học thuyết về “ba thế giới” như sau “thế giới thứ nhất là Mỹ và Liên Xô, là
thế giới siêu cường, là kẻ bóc lột quốc tế lớn nhất trong thời đại ngày nay; thế giới
thứ hai là các quốc gia tư bản chủ nghĩa có tính “hai mặt”, vừa mâu thuẫn, vừa
liên kết với thế giới thứ nhất; thế giới thứ ba gồm hơn 100 quốc gia ở Á, Phi, Mỹ
Latinh và Nam Âu, chiếm 2/5 diện tích và 3/4 dân số thế giới, là các nước bị siêu
cường áp bức, bóc lột, khống chế. Trung Quốc thuộc thế giới thứ ba, cùng các nước
này chống lại siêu cường Xô-Mỹ” [61, tr.350]. Vì thế, quan hệ ngoại giao Trung
Quốc với các nước Á-Phi-Mỹ Latinh luôn được duy trì ở trạng thái hữu nghị, quốc
gia này lần lượt thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước như Campuchia, Lào,
Cuba…Đặc biệt Trung Quốc tìm mọi cách gia tăng ảnh hưởng ở khu vực Đông
Nam Á – một vùng đệm nằm sát sườn Trung Quốc!
Là cường quốc từng theo đuổi giấc mộng bá quyền khu vực, tư tưởng Đại
Hán từ lâu đã ngự trị trong tâm khảm các nhà cầm quyền nước này. Vào thời phong
kiến, theo khuynh hướng “Nam Tiến”, họ đã từng mở rộng quyền lực xuống Hoa

Nam và Đông Nam Á mà Việt Nam là bằng chứng quá khứ xác thật nhất về điều
đó. Sau thời điểm 1949, kế hoạch đó vẫn tiếp tục được thực hiện bằng mong muốn
tạo dựng vị trí quyền lực nước lớn và là đối trọng với Mỹ. Biết rằng “tiềm lực chưa
đủ mạnh” nên Trung Quốc cần một “lá chắn” bảo vệ và hướng Đông Nam - nơi tồn
tại của các quốc gia nhỏ Đông Nam Á (với số lượng lớn Hoa Kiều sinh sống) là
vùng đất thích hợp nhất.
Dựa vào uy thế Đảng Cộng sản, Trung Quốc hy vọng có thể mở rộng ảnh
hưởng thông qua việc giúp đỡ phong trào đấu tranh khu vực. Thực tế, nhiều nhà
lãnh đạo Đông Nam Á đã không hăng hái tiếp nhận thái độ đó và tỏ ra cảnh giác vì
dẫu sao Trung Quốc vẫn là “mối nguy hiểm cần đề phòng” nên quan hệ giữa Trung
Quốc với khu vực chỉ giới hạn với ba nước Đông Dương mà thôi.


×