Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

nghiên giá trị văn hóa dân tộc khmer tỉnh sóc trăng phục vụ cho phát triển du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.55 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------LÊ VĂN HIỆU

NGHIÊN GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC
KHMER TỈNH SÓC TRĂNG PHỤC VỤ CHO
PHÁT TRIỂN DU LỊCH

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------LÊ VĂN HIỆU

NGHIÊN GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC
KHMER TỈNH SÓC TRĂNG PHỤC VỤ CHO
PHÁT TRIỂN DU LỊCH

CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÍ HỌC
MÃ SỐ: 60 31 95

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐÀO NGỌC CẢNH


LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong
luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực, chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Lê Văn Hiệu


LỜI CÁM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn khoa học: TS.Đào Ngọc
Cảnh đã dành nhiều thời gian quý báu và tâm huyết hướng dẫn, cung cấp những ý kiến
cùng những gợi ý sâu sắc và độc đáo cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn Quý thầy cô đã trực tiếp giảng dạy tôi, Quý thầy cô trong
Khoa Địa Lý Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Tôi cũng xin cám ơn Ban Giám
hiệu, phòng KHCN&SĐH, các phòng ban đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời
gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Sư Phạm, Quý
thầy cô và đồng nghiệp trong Bộ môn Sư phạm Địa lý, Trường Đại học Cần Thơ đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong thơi gian học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn Ủy ban Nhân Dân, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh
Sóc Trăng; Ban giám đốc Bảo tàng tỉnh Sóc Trăng, Thư viện tỉnh Sóc Trăng… đã cung cấp
cho tôi nguồn tài liệu, những thông tin bổ ích trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin
cám ơn các vị Sư trong chùa Sà Lôn, chùa Dơi đã cung cấp cho tôi những thông tin bổ ích
liên quan đến đề tài.
Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến người thân và bạn bè đã nhiệt tình ủng hộ,
khích lệ, động viên và chia sẽ những khó khăn giúp tôi thêm vững tin để hoàn thành luận
văn này.
TP.Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2011

Lê Văn Hiệu



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Association of Southeast Asia Nations

1

ASEAN

2

BTS

3

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

4

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

5

FDI

6


GDP

7

GDTX

8

IUOTO

9

NĐ-CP

10 NXB
11 ODA

12 SWOT

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
Base Transceiver Station
Trạm thu phát gốc

Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
Giáo dục thường xuyên
International Union of Official Travel Oragnization

Hiệp hội quốc tế các tổ chức lữ hành
Nghị định Chính Phủ
Nhà xuất bản
Official Development Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
Strengths: Điểm mạnh, Weaknesses: Điểm yếu, Opportunities: Cơ
hội và Threats: Thách thức

13 TCN

Trước công nguyên

14 TNHH

Trách nhiệm hửu hạn

15 UNESCO

16 UNSC

17 UNWTO

18 USD
19 WTO

United Nations Educational Scientific and Cultural Organization.
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc
United Nations Statistics Council
Hội đồng thống kê Liên hợp quốc
United Nations World Tourism Organization

Tổ chức Du lịch Thế giới
United States dollar
Đô la Mỹ
World Trade Organization


Tổ chức Thương mại Thế giới
DANH MỤC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

Diện tích, dân số và mật độ dân số phân theo huyện của Sóc 35

2.1

Trăng năm 20010
Cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật tỉnh 41

2.2

Sóc Trăng năm 2009
Dân số và tỷ lệ dân tộc Khmer phân theo huyện tại Sóc Trăng 45

2.3

năm 2010
Doanh thu và khách du lịch đến Sóc Trăng giai đoạn 2005 - 83


2.4

2010
Định hướng cơ cấu kinh tế của tỉnh từ 2010 – 2020

3.1

99

DANH MỤC BIỂU BẢNG
Biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

2.1

Tình hình kinh doanh du lịch tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2005 -

84

2010
2.2

Tình hình khách lưu trú tại Sóc Trăng giai đoạn 2005 - 2010

84


DANH MỤC BẢN ĐỒ
Bản đồ

Tên bản đồ

2.1

Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng

2.2

Bản đồ phân bố dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng

2.3

Bản độ du lich văn hóa tỉnh Sóc Trăng

Trang


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ------------------------------------------------------------------------------ 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI-------------------------------------------------------- 1
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ----------------------------------------------------------------- 2
3. MỤC ĐÍCH NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI ------------------------------------------------ 3
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ---------------------------------------------------------------- 4
5. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU --------------------------------- 4
5.1. Quan điểm nghiên cứu ------------------------------------------------------------------- 4
5.2. Phương pháp nghiên cứu ---------------------------------------------------------------- 6
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ----------------------------------------------------------------- 8

PHẦN NỘI DUNG --------------------------------------------------------------------------- 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ----------------------------------------------------------- 9
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DU LỊCH ----------------------------------------------------- 9
1.1.1. Khái niệm du lịch ---------------------------------------------------------------------- 9
1.1.2. Tài nguyên du lịch ------------------------------------------------------------------- 10
1.1.3. Sản phẩm du lịch --------------------------------------------------------------------- 15
1.1.4. Khách du lịch ------------------------------------------------------------------------- 15
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VĂN HÓA VÀ DU LỊCH VĂN HÓA ----------------- 18
1.2.1. Khái niệm văn hóa ------------------------------------------------------------------- 18
1.2.2. Văn hoá tộc người-------------------------------------------------------------------- 19
1.2.3. Văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể -------------------------------------------- 20
1.2.4. Mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch ---------------------------------------------- 21
1.2.5. Lễ hội ---------------------------------------------------------------------------------- 24
1.2.6. Du lịch văn hóa ----------------------------------------------------------------------- 25
1.3. KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI KHMER NAM BỘ ------------------------------------ 26
1.3.1. Quá trình hình thành tộc người Khmer Nam Bộ --------------------------------- 26
1.3.2. Đặc điểm cư trú, sản xuất và hình thái xã hội ------------------------------------ 26
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC KHMER TỈNH SÓC TRĂNG TRONG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH ----------------------------------------------------------------- 29
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH SÓC TRĂNG ---------------------------------- 29
2.1.1. Lịch sử hình thành ------------------------------------------------------------------- 29
2.1.2. Vị trí địa lí. ---------------------------------------------------------------------------- 31
2.1.3. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ------------------------------------ 32
2.1.4. Điều kiện kinh tế xã hội ------------------------------------------------------------- 35
2.2. KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI KHMER TỈNH SÓC TRĂNG ----------------------- 39
2.2.1. Đặc điểm tổ chức xã hội ------------------------------------------------------------ 39


2.2.2. Hoạt động kinh tế -------------------------------------------------------------------- 40
2.3. GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI KHMER TỈNH SÓC TRĂNG TRONG PHÁT

TRIỂN DU LỊCH ---------------------------------------------------------------------------- 41
2.3.1. Văn hóa vật thể của người Khmer ở Sóc Trăng --------------------------------- 41
2.3.1.1. Ngôi chùa Khmer ------------------------------------------------------------------ 41
2.3.1.2. Nghệ thuật điêu khắc tượng ------------------------------------------------------ 47
2.3.1.3. Nhà ở -------------------------------------------------------------------------------- 49
2.3.1.4. Trang phục -------------------------------------------------------------------------- 50
2.3.1.5. Ẩm thực------------------------------------------------------------------------------ 51
3.2.1.6. Chiếc Ghe Ngo --------------------------------------------------------------------- 53
3.2.1.7. Làng nghề --------------------------------------------------------------------------- 54
2.3.2. Văn hóa phi vật thể của ngươi Khmer Sóc Trăng ------------------------------- 56
2.3.2.1. Đạo Phật của người Khmer ------------------------------------------------------ 56
2.3.2.2. Lễ hội -------------------------------------------------------------------------------- 58
2.3.2.3. Văn nghệ dân gian ----------------------------------------------------------------- 67
2.4. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỈNH SÓC TRĂNG ----------------- 70
2.4.1. Khái quát về ngành du lịch Sóc Trăng -------------------------------------------- 70
2.4.2. Khách du lịch ------------------------------------------------------------------------- 70
2.4.3. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch. ---------------------------------------------------- 72
2.4.4. Hoạt động của các tuyến điểm tham quan du lịch tỉnh Sóc Trăng ------------ 73
2.4.5. Lao động ngành du lịch ------------------------------------------------------------- 74
2.5. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA NGƯỜI KHMER SÓC TRĂNG
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH. ------------------------------------------------------- 75
2.5.1. Khách tham quan các điểm du lịch văn hóa Khmer ----------------------------- 75
2.5.2. Một số loại hình sản phẩm du lịch văn hóa Khmer------------------------------ 76
2.5.3. Hoạt động của một số điểm du lịch văn hóa Khmer ---------------------------- 79
2.5.4. Đánh giá chung ----------------------------------------------------------------------- 80
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA NGƯỜI KHMER
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH SÓC TRĂNG -------------------------- 83
3.1. CƠ SƠ XÂY DỰNG ĐỊNH HƯỚNG ---------------------------------------------- 83
3.1.1. Đánh giá tiềm năng qua sơ đồ SWOT--------------------------------------------- 83
3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng-------------------------- 84

3.1.3. Những quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020.
3.1.4. Một số vấn đề kinh tế xã hội khác ------------------------------------------------- 87
3.2. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG TRONG PHÁT TRIÊN DU LỊCH SÓC TRĂNG - 88
3.2.1. Định hướng phát triển theo ngành ------------------------------------------------- 89
3.2.2. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch. ----------------------------------------- 89

85


3.2.3. Định hướng phát triển tuyến, điểm và loại hình du lịch. ----------------------- 90
3.2.4. Định hướng về đầu tư phát triển cơ sở vật chất du lịch. ------------------------ 91
3.2.5. Giữa gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường thiên nhiên và nhân văn.
------------------------------------------------------------------------------------------------- 92
3.2.6. Nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch ----------------------------------------- 92
3.3. ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHMER Ở SÓC TRĂNG TRONG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH ------------------------------------------------------------------- 92
3.3.1. Định hướng loại hình du lịch ------------------------------------------------------- 92
3.3.2. Định hướng tổ chức không gian --------------------------------------------------- 93
3.3.3. Định hướng thị trường khách du lịch ---------------------------------------------- 93
3.4. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ------------------------------------------------------------ 94
3.4.1. Hình thành sản phẩm du lịch văn hóa dân tộc Khmer đặc thù ----------------- 94
3.4.2. Xây dựng chiến lược quảng bá du lịch của tỉnh --------------------------------- 95
3.4.3. Đào tạo nguồn nhân lực du lịch ---------------------------------------------------- 95
3.4.4. Kêu gọi và thu hút đầu tư ----------------------------------------------------------- 96
3.4.5. Liên kết phát triển du lịch văn hóa Người Khmer với các địa phương khác trong vùng.
------------------------------------------------------------------------------------------------- 97
3.4.6. Nâng cấp cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ------------------------------ 98
3.4.7. Công tác quản lý --------------------------------------------------------------------- 98
3.4.8. Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch ----------------------------------------- 98
PHẦN KẾT LUẬN ----------------------------------------------------------------------- 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO --------------------------------------------------------------- 102
PHỤC LỤC--------------------------------------------------------------------------------130


PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc
gia trên thế giới. Nếu như trước kia, du lịch chủ yếu là hình thức tiêu khiển của tầng lớp
thượng lưu trong xã hội thì ngày nay du lịch đã trở thành nhu cầu cần thiết của mọi người
trên thế giới. Theo báo cáo của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), số lượng khách du lịch
và doanh thu của ngành du lịch Thế giới ngày càng tăng. Năm 2005, số lượng khách du lịch
trên thế giới là 720 triệu lượt khách, đến năm 2010 đã tăng lên 935 triệu lượt khách, và dự
báo đến năm 2020 tăng lên 1600 triệu lượt khách. Thu nhập từ du lịch hiện nay đạt 944 tỷ
USD (UNWTO). Như vậy, nhu cầu du lịch đã tạo cơ hội cho kinh doanh du lịch phát triển
mạnh mẽ. Hiện nay, ngành du lịch đã trở thành một trong 5 ngành kinh tế lớn nhất trên thế
giới và là ngành kinh tế trọng yếu ở nhiều quốc gia.
Ở Việt Nam, du lịch đã và đang được chú ý phát triển và ngày càng có vai trò quan
trong trong nền kinh tế nước ta. Nghị quyết 45/CP ngày 22/6/1993 của Chính phủ đã khẳng
định: “Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước”. Thực tế cho thấy trong giai đoạn 1990 – 2010, ngành du lịch Việt Nam đã có
bước tiến đột phá. Năm 1990, ngành du lịch Việt Nam đón khoảng 1 triệu lượt khách nội
địa, 250 ngàn lượt khách quốc tế và doanh thu đạt 1.350 tỷ đồng, đến năm 2010 khách nội
địa là 28 triệu lượt, khách quốc tế là 5 triệu lượt, doanh thu đạt 96.000 tỷ đồng.
Xuất phát từ quan điểm coi du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, các địa phương
trong cả nước tích cực xây dựng chiến lược nhằm khai thác hiệu quả nhất tiềm năng du lịch
của mình.
Sóc Trăng là tỉnh nằm trên hạ lưu Sông Hậu, có điều kiện tự nhiên điển hình của
vùng ĐBSCL, một miền đất được hình thành và phát triển với một nền văn hóa giao thoa
của 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa với nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, nhất là những giá trị văn
hóa của người Khmer là một thế mạnh để phát triển du lịch, trong đó nổi bật là du lịch văn

hóa.
Những năm gần đây, ngành du lịch Sóc Trăng đã có những thành tựu đáng kể, tuy
nhiên vẫn chưa tương xứng với thế mạnh của tỉnh. Một trong những nguyên nhân chính là
các tài nguyên du lịch của tỉnh vẫn chỉ ở dạng tiềm năng, chưa được tổ chức khai thác hợp lí


và chưa được đầu tư phát triển đúng mức để trở thành những sản phẩm du lịch đặc sắc, có
sức hút và hấp dẫn với du khách.
Để góp phần giúp ngành du lịch Sóc Trăng có thể khai thác tốt nhất những tiềm năng
vốn có của tỉnh, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu giá trị văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Sóc
Trăng phục vụ cho phát triển du lịch” làm đề tài nghiên cứu của luận văn

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về cộng đồng người Khmer đã và đang thu hút sự quan tâm của các cơ
quan nghiên cứu cũng như các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực như: văn hoá học, dân tộc
học, lịch sử, văn học, kiến trúc, tôn giáo, kinh tế, xã hội. Có thể nêu ra đây một vài nghiên
cứu cụ thể:
- Đề tài nghiên cứu “Người Khmer tỉnh Cửu Long” - Huỳnh Ngọc Trảng, Văn Xuân
Chí, Hoàng Túc - Đặng Vũ Thị Thảo, Phan Thị Yến Tuyết, 1987, Sở Văn hoá Thông tin
tỉnh Cửu Long xuất bản. Đề tài này đi sâu tìm hiểu một số nét về tôn giáo tín ngưỡng, phong
tục, văn học nghệ thuật, truyền thống đoàn kết Việt - Khmer của người Khmer tỉnh Cửu
Long cũ, nay là tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh.
- Trường Lưu với công trình “Văn hoá người Khmer vùng ĐBSCL”, NXB Văn hoá
Dân tộc. trình bày rất phong phú về yếu tố văn hoá, phong tục tập quán, văn học, các loại
hình nghệ thuật đặc sắc của người Khmer đồng bằng.
- Các lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer được trình bày rất cụ thể qua công trình
song ngữ “Các lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ” - Sơn Phước Hoan (Chủ
biên), Sơn Ngọc Sang, Danh Sên, 1998, NXB Giáo dục
- Các loại hình sân khấu, nghệ thuật truyền thống của người Khmer cũng được quan
tâm nghiên cứu trong đề tài “Về sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ” - Sở Văn hoá

Thông tin tỉnh Sóc Trăng & Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí
Minh, 1998
- Những nét văn hoá truyền thống về nhà ở, trang phục, ăn uống, giao tiếp của người
Khmer được Phan Thị Yến Tuyết tìm hiểu trong công trình nghiên cứu “Nhà ở - Trang phục
– Ăn uống của các dân tộc vùng ĐBSCL” -NXB Khoa học Xã hội, 1993
- Tiếp đó Nguyễn Mạnh Cường với công trình “Vài nét về người Khmer Nam Bộ”,
NXB Khoa học Xã hội, năm 2002, cũng có một nghiên cứu khái quát về nhiều mặt của đời
sống người Khmer Nam Bộ như tôn giáo, phong tục tập quán, lễ hội, các yếu tố văn hoá vật
thể, phi vật thể, ....


Công trình nghiên cứu “Vấn đề dân tộc và tôn giáo ở Sóc Trăng” - Trần Hồng Liên
(Chủ biên), NXB Khoa học Xã hội, năm 2002, đã ghi nhận hiện trạng vấn đề dân tộc, tôn
giáo của người Kinh, người Khmer, người Hoa ở Sóc Trăng. Công trình được thực hiện
dưới dạng tập hợp các bài viết của nhiều nhà nghiên cứu nên phần nào phản ánh sự phong
phú của cách tiếp cận dân tộc học, tôn giáo, văn hoá. Nhưng cũng vì vậy công trình chưa có
sự gắn kết của các góc độ tiếp cận nhằm giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể và hoàn chỉnh về
các cộng đồng dân tộc ở Sóc Trăng.
Nghiên cứu của Ngô Văn Lệ và Nguyễn Văn Tiệp “Thực trạng kinh tế - xã hội và
những giải pháp xoá đói giảm nghèo ở người Khmer tỉnh Sóc Trăng”, NXB Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2003, đã phản ánh rất cụ thể hiện trạng đời sống kinh tế xã hội của cộng đồng người Khmer ở Sóc Trăng. Đề tài cũng phân tích một số vấn đề trong
đời sống của người Khmer nhưng cách tiếp cận chủ yếu từ góc độ nghiên cứu đánh giá
nghèo đói. Các yếu tố văn hoá, phong tục tập quán chưa được xem như là các chỉ báo tác
động trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội.
- Năm 2007, TS. Trần Thanh Bé (chủ nhiệm đề tài) – Viện nghiên cứu phát triển
ĐBSCL, Đại học Cần Thơ với đề tài nghiên cứu: “Tác động của phong tục tập quán đến
phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng người tỉnh Sóc Trăng”, đã tìm hiểu cụ thể những
phong tục, tập quán của người Khmer Sóc Trăng tác động đến hoạt động kinh tế - xã hội của
họ.
Và còn rất nhiều công trình nghiên cứu cũng như các bài viết về người Khmer của

nhiều tác giả được đăng trên các tạp chí, báo.
Những công trình trên đã góp phần cung cấp cho chúng ta một cái nhìn về cộng đồng
người Khmer ở các địa phương của ĐBSCL từ nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, việc tiếp
cận với giá trị văn hóa của người Khmer ở góc độ phát triển du lịch, làm sao để khai thác
hiệu quả, bền vững những giá trị văn hóa này trong hoạt động du lịch vẫn là công việc còn
bỏ ngõ.

3. MỤC ĐÍCH NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Mục đích
Nghiên cứu những giá trị văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng kết hợp với cơ sở lí
luận và tình hình thực tiển để tìm ra phương hướng và giải pháp phát triển du lịch văn hóa
tỉnh Sóc Trăng dưới góc độ địa lý du lịch
3.2. Nhiệm vụ


- Tổng quan những vấn đề lý luận về du lịch và văn hóa là cơ sở khoa học cho luận
văn.
- Đánh giá các giá trị văn hóa của dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng và hiện trạng khái
thác trong hoạt động du lịch của tỉnh
- Nghiên cứu đưa ra những định hướng và giải pháp để phát triển du lịch văn hóa tỉnh
Sóc Trăng

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Vê nội dung:
+ Nghiên cứu những giá trị văn hóa của dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng đối với
hoạt động du lịch
+ Nghiên cứu hiện trạng khai thác những giá trị văn hóa của dân tộc Khmer trong
hoạt động du lịch tỉnh Sóc Trăng
+ Nghiên cứu định hướng và giải pháp phát triển du lịch văn hóa dân tộc Khmer ở
Sóc Trăng

4.2. Vê Không gian: Nghiên cứu trên phạm vi địa bàn tỉnh Sóc Trăng

5. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Quan điểm nghiên cứu
 Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp thực chất là việc vận dụng quan điểm biện chứng trong địa lý. Ta
đã biết rằng mối liên hệ qua lại là thuộc tính chung nhất của thế giới khách quan. Các sự vật
hiện tượng của thế giới khách quan luôn có quan hệ mật thiết với nhau bằng các mối quan
hệ tác động, ảnh hưởng, liên kết, chuyển hoá, thúc đẩy hay ức chế lẫn nhau rất phức tạp.
Quán triệt quan điểm tổng hợp khi nghiên cứu đề tài này đòi hỏi người nghiên cứu
phải xem xét các sự vật hiện tượng trong mối quan hệ tác động giữa chúng, tránh tách rời
hoặc xem xét chúng một cách riêng rẻ. V.I.Lênin đã viết: “Tổng hợp tất cả các mặt của hiện
tượng thế giới hiện thực và các mối quan hệ đó chính là chân lý”

 Quan điểm lãnh thổ
Quan điểm lãnh thổ còn gọi là quan điểm “vùng” là quan điểm đặc thù của địa lý.
Trong thực tế các sự vật, hiện tượng địa lý luôn có sự phân hoá trong không gian làm cho
chúng có sự khác biệt giữa nơi này với nơi khác. Chính sự phân hóa lãnh thổ đó đã hình
thành nên những điều kiện kinh tế xã hội, những nguồn lực về tự nhiên và nhân văn mang
nét đặc thù riêng cho từng vùng lãnh thổ. Sự khác biệt đó còn gọi là “sự sai biệt lãnh thổ”.


Quán triệt quan điểm “lãnh thổ”, khi nghiên cứu đề tài:“Nghiên cứu giá trị văn hóa
của người Khmer Sóc Trăng trong phát triển du lịch” cần chú ý đến sự sai biệt lãnh thổ của
các sự vật hiện tượng nhằm tìm ra những nét độc đáo của lãnh thổ nghiên cứu.

 Quan điểm hệ thống
Nội dung chính của quan điểm hệ thống là ở chỗ đối tượng nghiên cứu được coi là
một hệ thống. Hệ thống đó bao gồm nhiều phân hệ, có môi quan hệ qua lại mật thiết với
nhau. Chỉ cần một thay đổi nhỏ của một phân hệ sẽ dẫn đến những hậu quả dây chuyền và

ảnh hưởng chung đến toàn bộ hệ thống. Do đó, cần phải quán triệt quan điểm hệ thống khi
nghiên cứu đề tài này.

 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Các sự vật hiện tượng mà địa lý nghiên cứu là những hiện tượng có tính lịch sử, tức là
chúng có sự vận động và phát triển theo thời gian. Như vậy quán triệt quan điểm lịch sử khi
nghiên cứu đề tài này cần tìm đến nguồn gốc lịch sử của người Khmer Nam bộ nói chung và
ở Sóc Trăng nói riêng, cũng như vấn đề khai thác giá trị văn hóa người Khmer trong du
lịch... Quan điểm lịch sử giúp cho người nghiên cứu hiểu biết đầy đủ và sâu sắc hiện tại,
thấy được bản chất của sự vật hiện tượng; Mặt khác nó còn giúp cho người nghiên cứu có
cái nhìn “động”, tránh xem xét các sự vật hiện tượng một cách “tĩnh lại”
Song song với quan điểm lịch sử là quan điểm viễn cảnh, Mendeleev đã viết: “Mọi
khoa học đều nhằm hai mục đích: thấy trước và có lợi”. Quan điểm viễn cảnh chính là
nhằm vào mục đích “thấy trước” của khoa học. Nó đảm bảo tính dự kiến (hay dự báo) cho
tương lai.
Quán triệt quan điểm viễn cảnh, trong đề tài này cần phải căn cứ vào xu hướng vận
động của sự vật hiện tượng để lập các dự báo có căn cứ khoa học cho tương lai. Quan điểm
“viễn cảnh” đảm bảo tính sáng tạo và tích cực của địa lý kinh tế. Nó hoàn toàn xa lạ với việc
vẽ ra một tương lai viển vông không có căn cứ thực tế. Vì vậy, quan điểm “viễn cảnh” gắn
liền với quan điểm “lịch sử” nhằm đảm bảo tính kế thừa trong nghiên cứu khoa học.

 Quan điểm phát triển bền vững
Quan điểm phát triển bền vững ra đời trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm phát triển của
các quốc gia trên thế giới, phản ánh xu thế phát triển của thời đại và định hướng cho tương
lai của nhân loại. Quan điểm phát triển bền vững đòi hỏi phải đảm bảo sự bền vững về cả ba
mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này đòi hỏi phải luôn


quán triệt quan điểm phát triển bền vững. Trong đề tài này, phát triển bền vững vừa được
coi là quan điểm nghiên cứu, vừa là mục tiêu nghiên cứu.


5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1.Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
Trong nghiên cứu khoa học việc thu thập và xử lý tài liệu lá không thể thiếu. Khoa
học không thể phát triển được nếu thiếu tính kế thừa, thiếu sự tích lũy những thành tựu của
quá khứ. Nguồn tài liệu cần thu thập và xử lý rất đa dạng và phong phú bao gồm các tài liệu
đã được xuất bản, tài liệu của các cơ quan lưu trữ và các cơ quan khác nhau theo chương
trình hay đề tài nghiên cứu và cả những tài liệu đươc đăng tải trên các trang Web...
Quán triệt phương pháp này khi nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu giá trị văn hóa người
Khmer trong phát triển du lịch Sóc Trăng” cần thu thập những tài liệu liên quan, trên cơ sở
các tài liệu thu thập được tiến hành lựa chọn, xử lý (Phân tích, tổng hợp, so sánh...) nhằm
chắt lọc những thông tin cần thiết cho nội dung đề tài.
Các tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu như:
- Các tài liệu viết về người Khmer Nam bộ
- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2007 – 2010 và định
hướng đến năm 2020...
5.2.2. Phương pháp thực địa
Là một phương pháp truyền thống của địa lí học, được sử dụng rộng rãi trong địa lí du
lịch để tích lũy tài liệu thực tế, kiểm định tính chính xác của thực tế so với sách vở, đồng
thời giúp ngời nghiên cứu phát huy tính độc lập trong nghiên cứu và nhìn nhận vấn đề toàn
diện hơn. Có thể nói đây là phương pháp duy nhất để thu được lượng thông tin đáng tin cậy
và xây dựng ngân hàng tư liệu cho các phương pháp phân tích khác (bản đồ, toán học, cân
đối…)
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tác giả đã nhiều lần đến với Sóc Trăng để thu
thập tài liệu, chụp hình, phỏng vấn và tham quan, tìm hiểu các điểm du lịch gắn với văn hóa
người Khmer...
5.2.3. Phương pháp xã hội học
Phương pháp này giúp người nghiên cứu thu thập được nhưng thông tin đa dạng,
nhanh chóng, khách quan, cập nhật trong khoảng thời gian ngắn. Hơn nữa, phương pháp
này nhằm vào đúng mục đích và đối tượng nghiên cứu.

5.2.4.Phương pháp bản đồ


Phương pháp này có mặt ngay từ khi địa lí du lịch ra đời với tư cách như một khoa
học. Bản đồ không chỉ như một phương tiện phản ánh những đặc điểm không gian về nguồn
tài nguyên, các luồng khách, các cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch hoặc các thuộc tính
riêng của hệ thống nghỉ nơi du lịch (tính ổn định, tính thích hợp…), mà còn là một cơ sở để
nhận được những thông tin mới và vạch ra tính qui luật hoạt động của toàn bộ hệ thống. Bên
cạnh đó bản đồ cò là phương tiện để thể hiện một cách trực quan, khái quát một số đối
tượng nghiên cứu. Do đó, khi nghiên cứu đề tài này, từ những bản đồ thu thập được làm cơ
sở để xây dựng những bản đồ theo mục đích nghiên cứu.
5.2.5. Phương pháp sử dụng các phần mền công nghệ thông tin
Hiện nay việc sử dụng các phần mền công nghệ thông tin trong nghiên cứu khoa học
là không thể thiếu, giúp cho quá trình nghiên cứu thận lợi và tính chính xác cao khi xử lý tài
liệu. Khi nghiên cứu đề tài này tác giả đã sử dụng một số phần mền sau: Phần mền
Microsoft Offices để xử lý tài liệu dưới dạng văn bản, biểu bảng...; phần mềm Mapinfo 9.0
để xây dựng một số bản đồ; mạng Internet để tìm kiếm các thông tin liên quan...
5.2.6. Phương pháp SWOT
Việc sử dụng sơ đồ SWOT sẽ giúp làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức đối với việc phát triển du lịch Sóc Trăng. Thông qua việc phân tích sơ đồ SWOT,
những nguyên nhan dẫn đến những điểm yếu, thách thức đối với việc phát triển hoạt động
du lịch tại Sóc Trăng sẽ được nhận diện để từ đó có định hướng khắc phục và phát huy
những cơ hội, điểm mạnh.

Sơ đồ SWOT
Điểm mạnh (S)

Điểm yếu (W)

Thể hiện những giá trị văn hóa


Những hạn chế liên quan đến cơ

Khmer đặc sắc ở Sóc Trăng trong động sở hạ tầng, công tác tổ chức du lịch văn
du lịch.

hóa ở Sóc Trăng
Cơ hội (O)

Thách thức (T)

Nêu lên được những điều kiện

Dự báo những tác động xấu đến

thuận lợi để Sóc Trăng có thể phát triển du lịch, cảnh quan, môi trường, tài
được du lịch.

nguyên thiên nhiên.


6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn được
trinh bày trong 3 chương
-

Chương 1. Cơ sở lí luận

-


Chương 2. Giá trị văn hóa của dân tộc Khmer trong phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng

-

Chương 3. Định hướng khai thác giá trị văn hóa người Khmer trong phát du lịch tỉnh
sóc trăng


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DU LỊCH
1.1.1. Khái niệm du lịch
Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội còn rất mới mẻ so với nhiều lĩnh vực hoạt
động khác. Ngày nay, du lịch được xác định là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội
dung văn hóa sâu sắc, có tính

ien ngành,

ien vùng và xã hội hóa cao. Ngành khoa học về

du lịch trên thế giới được hình thành vào đầu thế kỷ XX và đến nay vẫn đang trong quá
trình hoàn thiện.
Thuật ngữ “Tourism” (Du lịch) hiện nay trở nên rất thông dụng. Tuy nhiên, có nhiều
ý kiến khác nhau về nguồn gốc của thuật ngữ này. Theo một số học giả du lịch bắt nguồn từ
tiếng Hy Lạp “Tonos” nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này được la tinh hóa thành “Turnur”
và sau đó trở thành một từ trong tiếng Pháp “Tour” có nghĩa là đi vòng quanh, đi dạo chơi,
còn “Touriste” là người đi dạo chơi. Theo Robert Langquar (1980), từ “Tourism” lần đầu
tiên xuất hiện trong tiếng Anh năm 1800 và được quốc tế hóa nên nhiều nước đã sử dụng

trực tiếp mà không dịch nghĩa. Một số học giả khác lại cho rằng thuật ngữ du lịch không
phải xuất phát từ tiếng Hy Lạp mà từ tiếng Pháp “le tour”, có nghĩa là một cuộc hành trình
đến một nơi nào đó và quay trở lại, sau đó từ gốc này ảnh hưởng ra phạm vi tòan thế giới…
Như vậy, nguồn gốc của thuật ngữ du lịch chưa có sự thống nhất, tuy nhiên điều cơ bản của
thuật ngữ này đều bắt nguồn từ gốc là cuộc hành trình đi một vòng, từ một nơi này đến một
nới khác và quay trở lại. Trong tiếng Việt, “Du lịch” là một từ Hán-Việt, trong đó “du” cũng
có nghĩa tương tự như chữ “Tour” (du khảo, du ngoạn, du xuân…), “lịch” có nghĩa là sự
từng trải.
Trong mấy thập kỷ qua, kể từ khi thành lập Hiệp hội các tổ chức du lịch quốc tế
(IUOTO – International of Union Official Travel Organization) tại Hà Lan năm 1925 đến
nay, khái niệm du lịch vẫn luôn được tranh luận.
Trước đó, vào năm 1811 khái niệm về du lịch lần đầu tiên xuất hiện tại Anh: Du lịch
là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích
giải trí. Khái niệm này nhấn mạnh giải trí là yếu tố quyết định đến hoạt động du lịch.


Năm 1930 ông Glusman, người Thụy Sỹ định nghĩa như sau: Du lịch là sự chinh
phục không gian của những người đến một địa điểm mà ở đó có chỗ cư trú thường xuyên.
Theo hai học giả Hunziker và Krapf – hai người đặt nền móng cho lý thuyết về cung
– cầu du lịch đưa ra đinh nghĩa như sau: Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện
tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương,
nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động
kiếm lời. Khái niệm của hai ông đưa ra tương đối đầy đủ và bao quát các hiện tượng du lịch.
Song khái niệm này chưa làm rõ được đặc trưng của các hiện tượng và của mối quan hệ du
lịch.
Theo I.I.Pirojnic (1985): “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian
rảnh rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên
của mình nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần,
nâng cao trình độ nhận thức-văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về
tự nhiên, kinh tế và văn hoá”.

Tháng 6 năm 1991, tại Otawa (Canađa), Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch đã đưa
ra định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài nơi ở thường
xuyên của mình trong một khoảng thời gian ít hơn thời gian được các tổ chức du lịch quy
định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền
trong phạm vi vùng tới thăm”.
Theo Luật du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Tóm lại, khái niệm du lịch thể hiện mối quan hệ tác động tổng hợp của các yếu tố
liên quan đến hoạt động du lịch. Trong điều kiện phát triển du lịch hiện nay, chúng ta có
thể hiểu: “Du lịch là một tập hợp các hoạt động và dịch vụ đa dạng, liên quan đến việc di
chuyển tạm thời của con người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm mục đích tiêu
khiển, nghỉ ngơi, văn hóa, dưỡng sức…và nhìn chung là vì những lý do không phải để kiếm
tiền.” – Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO, 1994)
1.1.2. Tài nguyên du lịch
1.1.2.1. Khái niệm
Tài nguyên hiểu theo nghĩa chung nhất là tất cả các nguồn vật chất, năng lượng, thông
tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng để thỏa mãn các


nhu cầu trong đời sống và sản xuất của mình. Tài nguyên được phân thành tài nguyên thiên
nhiên và tài nguyên nhân văn. Tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố tự nhiên còn
tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố về con người và xã hội.
Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Khái niệm tài nguyên
du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch. Tài nguyên du lịch luôn được coi là tiền đề, là
điều kiện đặc biệt quan trọng để phát triển của du lịch. Bản

ang tài nguyên du lịch cũng có

tính lịch sử và có xu hướng ngày càng mở rộng do nhu cầu phát triển du lịch.

Pháp lệnh Du lịch Việt Nam (1999): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan tự nhiên, di tích
lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động

ang tạo của con người có

thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm
du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”.
Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan tự nhiên, yếu tố tự
nhiên, di tích lịch sử-văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân
văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành
các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.
Như vậy, có thể hiểu rằng: Tài nguyên du lịch là những yếu tố tự nhiên hoặc nhân tạo
có khả năng khai thác và sử dụng để thoả mãn nhu cầu du lịch.
1.1.2.2. Phân loại tài nguyên du lịch
a. Tài nguyên du lịch tự nhiên
- Địa hình : địa hình là những đặc điểm bên ngoài của bề mặt đất. Địa hình biểu hiện
bằng các yếu tố như độ cao, độ dốc, trạng thái… Người ta thường chia tổng quát địa hình
thành 3 dạng : miền núi, đồng bằng, biển và bờ biển.
Địa hình miền núi thường rất đa dạng và có nhiều khả năng thu hút khách du lịch. Có
rất nhiều loại hình du lịch ở miền núi : du lịch thám hiểm, du lịch văn hóa, săn bắn, leo núi
và thể thao, du lịch mạo hiểm… Địa hình núi thường có rừng, thác nước và hang động… Vì
vậy, miền núi có nhiều hướng phát triển du lịch. Tuy nhiên, hạn chế của du lịch ở miền núi
là giao thông khó khăn, cơ sở hạ tầng kém phát triển…
Địa hình biển và bờ biển có khả năng khai thác du lịch khá thuận lợi, nhất là du lịch
biển : tắm biển, nghỉ biển, du thuyền ra đảo, lặn biển và các loại hình du lịch thể thao. Ngoài
ra, biển có nhiều hải đảo nên khả năng khai thác rất đa dạng.


Địa hình đồng bằng thường đơn điệu nên ít có khả năng trực tiếp phát triển du lịch.
Tuy nhiên, đồng bằng thường là nơi dân cư trập trung sinh sống nên cũng có khả năng phát

triển du lịch.
- Khí hậu : Khí hậu có ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống con người. Trước hết,
trạng thái của cơ thể con người gắn liền với các chỉ số sinh khí hậu, nhất là nhiệt độ và độ
ẩm. Những nơi có khí hậu thích hợp thì thuận lợi để phát triển du lịch nghỉ dưỡng. Ví dụ ở
Việt Nam, Sa Pa và Đà Lạt là hai điểm du lịch rất nổi tiếng.
Khí hậu còn tạo ra nhịp điệu mùa của du lịch. Thường thì mùa Hè là mùa du lịch của
các vùng bãi biển nhiệt đới. Mùa Đông lại là mùa của các điểm du lịch thể thao ở các vùng
ôn đới… Nhịp điệu mùa du lịch cũng có thể gián tiếp hình thành do mùa sinh hoạt của con
người. Ví dụ, người Việt Nam có câu : “Tháng Giêng là tháng ăn chơi’’
- Nước : Nước có vai trò rất quan trọng đối với con người. Du lịch đòi hỏi phải đảm
bảo cung cấp nước cho du khách. Nước còn là môi trường cho nhiều loại hình hoạt động du
lịch : tắm, bơi lặn, du thuyền, lướt ván, câu cá, tham quan đáy biển….
Các hồ nước, thác nước, sông suối… cũng là những yếu tố có giá trị nhiều mặt đối
với du lịch.
Nguồn nước khoáng còn là tiềm năng để hình thành các khu du lịch nghỉ dưỡng.
Trên thế giới có nhiều điểm du lịch nổi tiếng về nước khoáng.
- Sinh vật : Tài nguyên sinh vật cũng có giá trị du lịch rất to lớn. Các vườn quốc gia,
khu bảo tồn thiên nhiên… là những nơi còn tồn tại nhiều loài động-thực vật nguyên sinh rất
thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch văn hóa, tham quan nghiên cứu…
Các tài nguyên sinh vật còn có thể được tổ chức thành các điểm tham quan sinh vật
hoang dã, bán hoang dã hoặc nhân tạo. Ví dụ các vườn thú, bảo tàng sinh vật, điểm nuôi các
động vật hoang dã…
Tài nguyên sinh vật còn phục vụ cho loại hình du lịch săn bắn, câu cá…
+ Các hiện tượng tự nhiên đặc biệt : Có nhiều hiện tượng thiên nhiên độc đáo và đặc
sắc tạo nên sự thu hút du khách. Ví dụ hiện tượng nhật thực, tuyết rơi, đêm trắng Bắc cực…
b. Tài nguyên du lịch nhân văn
- Di tích lịch sử - văn hoá. Di tích lịch sử văn hóa – đó là những gì mà quá khứ để lại.
Di tích được chia thành 4 nhóm chủ yếu như sau :
+ Di tích khảo cổ : là những di tích liên quan đến các nền văn hoá cổ của loài
người trên thế giới. Thường bao gồm những loại hình là di chỉ cư trú và di chỉ mộ táng.



+ Di tích lịch sử : liên quan đến các giai đoạn lịch sử khách nhau. Các di tích
lịch sử thường là các nơi xảy ra các sự kiện lịch sử quan trọng như những trận đánh lớn,
những kinh đô cổ, những địa điểm liên quan đến các nhân vật lịch sử…
+ Di tích kiến trúc nghệ thuật : là các công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật
cao tiêu biểu cho những thời kỳ lịch sử nhất định. Ví dụ như : đền tháp, đình, chùa, miếu,
nhà thờ…
+ Danh lam thắng cảnh : đây là loại di tích đặc sắc trong đó có sự kết hợp yếu
tố nhân tạo với tự nhiên. Các danh thắng thường thể hiện sự tính tế và sự tổ điểm của con
người vào thắng cảnh thiên nhiên làm cho nó trở thành tuyệt tác. Ví dụ, núi Bài Thơ (Quảng
Ninh), chùa Hương (Hà Tây)…
- Lễ hội : Lễ hội là những hình thức sinh hoạt cộng đồng của dân cư. Lễ hội có nhiều
dạng nhưng thông thường đều bao gồm hai phần liên quan với nhau rất chặt chẽ : phần lễ
mang tính lễ nghi, trang trọng nhằm tưởng niệm, hoặc cầu chúc… phần hội mang tính sinh
hoạt vui chơi của cộng đồng. Đương nhiên có thể sự phân chia này cũng mang tính tương
đối. Có thể có lễ hội hoà quyện cả hai phần làm một, có lễ hội thì phần lễ là chính hoặc có lễ
hội lại chỉ có phần hội.
Lễ hội có sức hấp dẫn du lịch rất cao. Người ta thường ví nó như những bảo tàng
sống về văn hoá của cộng đồng. Khách du lịch không chỉ tham quan, tìm hiểu lễ hội mà còn
có thể tham gia vào các hoạt động lễ hội.
- Làng nghề truyền thống : Nghề thủ công truyền thống là những loại hình hoạt động
kinh tế-xã hội rất phong phú. Nghề thủ công trên thế giới rất đa dạng có tính độc đáo nên có
nhiều giá trị thu hút du lịch. Mặt khác, các sản phẩm thủ công cũng mang nhiều giá trị nghệ
thuật nên đã trở thành những mặt hàng lưu niệm đối với du khách.
- Các đặc trưng văn hóa dân tộc : Đặc trưng văn hoá dân tộc thể hiện ở nhiều mặt
như trang phục, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, lễ hội, hoạt động kinh tế, văn hoá
nghệ thuật…. Vì vậy, khả năng khai thác du lịch cũng rất đa dạng và đặc sắc.
- Sự kiện văn hoá-thể thao : Có rất nhiều yếu tố thuộc nhóm này. Dưới đây là một số
yếu tố cơ bản :

+ Các hội chợ, triển lãm : Hội chợ triển lãm rất đa dạng về loại hình và quy mô.
Nó tạo ra khả năng thu hút nhiều loại đối tượng đến tham quan, mua sắm, tìm cơ hội thị
trường… Hiện nay có xu hướng kết hợp hội chợ triển lãm với lễ hội. Ví dụ thế giới có rất


nhiều loại lễ hội mang tính chất quảng bá thương mại và du lịch như lễ hội bia, lễ hội trái
cây, lễ hội sôcôla…
+ Các cuộc thi đấu thể thao, liên hoan âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, thi hoa hậu,
thi âm nhạc….cũng là những sự kiện có tác động rất mạnh đến du lịch.
- Các tài nguyên du lịch nhân văn khác :
+ Bảo tàng : đây là những điểm tham quan du lịch rất có giá trị giúp cho du
khách tìm hiểu về các di tích, các hiện vật và nhiều chủ đề khá tập trung và hấp dẫn.
+ Công trình và sản phẩm kinh tế : Ví dụ như các cầu lớn, các nhà máy thuỷ
điện, các đập và hồ nước nhân tạo, các đặc sản ….
+ Giá trị văn hóa nghệ thuật, ẩm thực….
1.1.2.3. Vai trò của tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các sản phẩm du lịch (trong sản
phẩm du lịch, tài nguyên chiếm giá trị từ 80-90%). Sản phẩm du lịch được tạo nên bởi nhiều
yếu tố, song trước hết phải kể đến tài nguyên du lịch. Như vậy, việc đầu tư về phương tiện
vật chất và dịch vụ để biến tài nguyên du lịch thành sản phẩm du lịch là một nghệ thuật kinh
doanh trong lĩnh vực du lịch. Khách du lịch bị thu hút bởi Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế hay
Nha Trang, Đà Lạt… trước hết bởi giá trị của tài nguyên du lịch ở những nơi này. Chính sự
phong phú và đa dạng của tài nguyên du lịch đã tạo nên sự phong phú và đa dạng về sản
phẩm du lịch. Tài nguyên du lịch càng đặc sắc, độc đáo thì giá trị của sản phẩm du lịch càng
cao.
Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch. Trong quá
trình phát triển du lịch, để không ngừng đáp ứng các nhu cầu du lịch ngày càng đa dạng của
du khách, các loại hình du lịch mới xuất hiện và phát triển không ngừng.
Tài nguyên du lịch cũng là một cơ sở đặc biệt quan trọng cho việc phát triển các loại
hình du lịch. Chúng ta luôn dễ dàng nhận thấy có sự tương quan chặt chẽ giữa các loại tài

nguyên du lịch với các loại hình du lịch. Không có các hang động bí hiểm, các đỉnh núi cao
hùng vĩ và hiểm trở, các khu rừng nguyên sinh âm u huyền bí thì không thể có các loại hình
du lịch thám hiểm. Các loại hình du lịch văn hóa lại luôn gắn liền với các di tích lịch sử-văn
hóa, lễ hội và nghề cổ truyền…
Tuy nhiên, không nên hiểu đơn giản rằng mỗi loại tài nguyên chỉ có thể phát triển
một loại hình du lịch. Trên thực tế, tài nguyên du lịch chỉ là tiền đề, còn việc phát triển các
loại hình du lịch nào lại thuộc về chiến lược và nghệ thuật kinh doanh du lịch. Ví dụ, tài


nguyên du lịch biển đảo có thể phát triển du lịch tắm biển, lặn biển, tham quan đáy biển
bằng tàu đáy kính, du thuyền trên biển, thể thao trên biển….
Tài nguyên du lịch là một bộ phận quan trọng trong tổ chức lãnh thổ du lịch. Luật Du
lịch Việt Nam có nêu : “Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch,
điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”. Điều đó có thể hiểu rằng tài nguyên du lịch
chính là cơ sở để tổ chức lãnh thổ du lịch. Hệ thống lãnh thổ du lịch thể hiện mối quan hệ
không gian của các yếu tố trong hoạt động du lịch. Các yếu tố đó là khách du lịch, tài
nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất-kỹ thuật du lịch, đội ngũ cán bộ nhân viên
và hệ thống điều hành quản lý du lịch.
Trong hệ thống lãnh thổ du lịch, tài nguyên du lịch được coi là yếu tố quyết định. Sự
phân bố tài nguyên du lịch đã tạo nên các khu du lịch, điểm du lịch, cụm du lịch, tuyến du
lịch, đô thị du lịch và vùng du lịch – tức là những biểu hiện của việc tổ chức hoạt động du
lịch theo lãnh thổ. Có thể nói rằng : mọi quá trình tổ chức lãnh thổ du lịch đều bắt đầu và kết
thúc bằng tài nguyên du lịch.
1.1.3. Sản phẩm du lịch
Sản phẩm là tất cả những gì con người làm ra để thỏa mãn nhu cầu của bản thân hoặc
của xã hội. Sản phẩm du lịch là các dịch vụ hàng hóa cung cấp cho du khách dựa trên cơ sở
khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho khách một khoảng thời gian thú vị.
Theo M.M.Coltman : “Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần
không đồng nhất, hữu hình và vô hình. Sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể như
thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không khí tại nơi

nghỉ mát”.
Theo Luật du lịch Việt Nam (năm 2005): “Sản phẩm du lịch là tập hợp những dịch
vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.
Tựu chung lại, sản phẩm du lịch chính là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện
vật chất trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.và các
dịch vụ du lịch. Sản phẩm du lịch có thể biểu diễn theo công thức sau :
Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Dịch vụ du lịch
1.1.4. Khách du lịch
Khách du lịch được coi là yếu tố trung tâm trong hoạt động du lịch. Có thể hiểu đơn
giản rằng: Khách du lịch (du khách) là người đi du lịch. Tuy nhiên để xác định rõ khách du
lịch với những đối tượng khác, một số tác giả đã đưa ra định nghĩa như sau:


Vào đầu thế kỷ XX, nhà kinh tế học người Áo, Jozep định nghĩa: Khách du lịch là
hành khách xa hoa, ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thoả mãn nhu cầu
cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế.
Odgilvi - Nhà kinh tế học người Anh cho rằng: Để trở thành khách du lịch phải có 2
điều kiện: (1) Đi xa nhà trong thời gian dưới 1 năm; (2) Phải chi tiêu tại nơi nghỉ lại bằng
tiền kiếm được ở nơi khác.
Hội nghị của Tổ chức du lịch quốc tế họp tại Roma (1968) đã xác định: “Bất cứ ai
ngủ một đêm tại nơi không phải nhà của mình và mục đích chính của cuộc hành trình không
nhằm kiếm tiền đều được coi là khách du lịch”.
Nhìn chung, có nhiều quan niệm về khách du lịch. Song, về cơ bản chúng còn phiến
diện và chưa phản ánh đầy đủ nội hàm của khái niệm. Một số mói chỉ dừng lại ở việc phân
tích động cơ du lịch hoặc tách du lịch khỏi chức năng kinh tế xã hội.
Hội nghị quốc tế về du lịch tại Hà Lan (năm 1989) đã đưa ra quan niệm: “Khách du
lịch quốc tế là những người trên đường đi thăm một hoặc một số nước khác với nước mà họ
cư trú thường xuyên với mục đích của chuyến đi là tham quan, thăm viếng, nghỉ ngơi với
thời gian 3 tháng, nếu trên 3 tháng phải được phép gia hạn. Khách du lịch không được làm
bất cứ việc gì để được trả thù lao tại nước đến do ý muốn khách quan hay do yêu cầu của

nước sở tại, sau khi kết thúc đợt tham quan hay lưu trú, phải dời khỏi nước đến tham quan
để về nước thường trú của mình hoặc đi đến một nước khác”
Năm 1993, theo đề nghị của Tổ chức Du lịch Thế giới, Hội đồng Thống kê Liên hợp
quốc (UNSC) đã công nhận những thuật ngữ sau để thống nhất việc soạn thảo thống kê du
lịch.
 Khách du lịch quốc tế ( International tourist) bao gồm:
-

Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist) là những người nước ngoài đến du
lịch một quốc gia

-

Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist) là những người đang
sống trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài

 Khách du lịch trong nước (Internal tourist): gồm những người là công dân của một
quốc gia và những người nước ngoài đang sinh sống trên lãnh thổ của quốc gia đó đi
du lịch trong nước
-

Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): bao gồm khách du lịch trong nước và
khách du lịch quốc tế đến.


×