Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

công tác thu Bhxh tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.86 KB, 39 trang )

Chuyên đề quản lý thu

GVHD: Phạm Đỗ Dũng

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và
không trùng lặp với các đề tài khác.

Hà nội, tháng 11,năm2015
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Hải Yến

MỤC LỤC
[Type here]


Chuyên đề quản lý thu

GVHD: Phạm Đỗ Dũng

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
[Type here]


Chuyên đề quản lý thu
1.
2.
3.
4.


5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.

ASXH: An sinh xã hội
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp
NLĐ: Người lao động
HĐLĐ: Hợp đồng lao động
SDLĐ: Sử dụng lao động
TNLĐ: Tai nạn lao động
DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
HCSN: Hành chính sự nhiệp
UBND: Ủy ban nhân dân
DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
CNTT: Công nghệ thông tin

[Type here]

GVHD: Phạm Đỗ Dũng


Chuyên đề quản lý thu


GVHD: Phạm Đỗ Dũng

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
1.

Bảng 2.1 Đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc giai đoạn

2.

2012 – 2014.
Bảng 2.2: Người lao động tham gia BHXH bắt buộc giai đoạn 2012 -2014.
Bảng 2.3: Mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXHBB giai đoạn 2012 –

3.

4.
5.

2014.
Bảng 2.4: Kết quả thu BHXH bắt buộc giai đoạn 2012 – 2014.
Bảng 2.5: Tình hình nợ BHXH giai đoạn 2012 – 2014.

LỜI MỞ ĐẦU
SVTH:Hoàng Thị Hải Yến

Lớp Đ8-BH3


Chuyên đề quản lý thu


GVHD: Phạm Đỗ Dũng

1.Lý do chọn đề tài
Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách nòng cốt của hệ thống an
sinh xã hội Quốc gia. Chính sách này được đưa ra nhằm trợ giúp người lao động
và thân nhân của họ có thể nhanh chóng ổn định cuộc sống khi người lao động bị
mất hoặc giảm thu nhập từ lao động bởi gặp phải các rủi ro như: ốm đau, thai
sản, tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất…
Qua nhiều năm triển khai hoạt động, hệ thống bảo hiểm xã hội đã từng
bước được củng cố, hoàn thiện và không ngừng phát triển, góp một phần không
nhỏ trong việc đảm bảo an sinh xã hội và phát triển nền kinh tế nước nhà. Tuy
nhiên, muốn chính sách này có thể ổn định và phát triển hơn nữa thì việc quan
trọng trước hết là phải thực hiện được tốt các khâu nhỏ, đặc biệt là công tác thu
BHXH, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc cân đối quỹ BHXH và việc thể hiện
quyền lợi của NLĐ. Nếu công tác này được thực hiện hiệu quả thì nguồn quỹ
BHXH sẽ được quản lý phù hợp và nó có tác động rất lớn đến NLĐ. Là 1 sinh
viên chuyên ngành BH. Qua quá trình học tập và tìm hiểu em đã nhận thấy được
tầm quan trọng của công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với hệ thống bảo
hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố nói riêng. Vì vậy em
đã lựa chọn đề tài: “Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội hội
tại Thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 – 2014 “ cho bài chuyên
đề của mình.
Chuyên đề nhằm mục đích tìm hiểu, đánh giá công tác quản lý thu bảo
hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đưa ra những giải pháp,
khuyến nghị với bảo hiểm xã hội tỉnh vĩnh phúc nói riêng và bảo hiểm xã hội
Việt Nam nói chung, để giúp công tác này ngày một hoàn thiện và phù hợp hơn,
góp thêm sức vào sự phát triển chung của đất nước.
SVTH:Hoàng Thị Hải Yến


Lớp Đ8-BH3


Chuyên đề quản lý thu

GVHD: Phạm Đỗ Dũng

2. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này sẽ nhằm mục đích làm rõ hơn vai trò của công
tác quản lý thu đối với hoạt động thu BHXH bắt buộc. Đồng thời từ đó đưa ra
một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại
Thành phố Vĩnh Yên.
3. Đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu các vấn đề về thu, nộp BHXH
bắt buộc của NLĐ, NSDLĐ và cơ quan BHXH Thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh
Phúc.
Đối tượng nghiên cứu: thực trạng công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại
Thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc.
4. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Đề tài phân tích phản ánh một cách chi tiết và tổng hợp về thực trạng công tác
thực hiện chính sách BHXH nói chung , và công tác thu BHXH nói riêng.
5.Kết cấu chuyên đề:
Ngoài phần lời mở đầu và kết luận bài của em gồm ba chương:
Chương I: Một số vấn đề về công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội;
Chương II: Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội ở bảo hiểm xã hội tại
Thành phố Vĩnh Yên- tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 – 2014;
Chương III: Một số giải pháp, khuyến nghị nhằm thực hiện tốt công tác
quản lý thu bảo hiểm xã hội;
Do kiến thức và thời gian còn hạn chế nên bài chuyên đề của em không
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được nhiều sự đóng góp ý kiến từ

SVTH:Hoàng Thị Hải Yến

Lớp Đ8-BH3


Chuyên đề quản lý thu

GVHD: Phạm Đỗ Dũng

các thầy, cô giáo trong khoa để em có thể hoàn thiện bài làm của mình tốt hơn
nữa.

Chương I:
SVTH:Hoàng Thị Hải Yến

Lớp Đ8-BH3


Chuyên đề quản lý thu

GVHD: Phạm Đỗ Dũng

Một số vấn đề về quản lý thu bảo hiểm xã hội
Một số khái niệm
1.1.1
Khái niệm quản lý
1.1

Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản
lý một cách liên tục, có tổ chức, liên kết các thành viên trong tổ chức hành động

nhằm đạt tới mục tiêu với kết quả tốt nhất.
1.1.2

Khái niệm thu bảo hiểm xã hội
Thu BHXH là trường hợp Nhà nước dùng quyền lực của mình bắt buộc

các đối tượng tham gia phải đóng BHXH theo mức phí quy định trên cơ sở đó
hình thành, tạo lập một quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục đích bảo đảm việc chi trả
cho các chế độ BHXH và hoạt động của tổ chức sự nghiệp BHXH.
1.1.3

Khái niệm quản lý thu bảo hiểm xã hội
Quản lý thu BHXH được hiểu là sự tác động có tổ chức của chủ thể quản

lý để điều chỉnh các hoạt động thu BHXH. Sự tác động đó được thực hiện bởi hệ
thống các biện pháp hành chính, kinh tế và pháp luật nhằm đạt được mục đích
thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và không thất thu tiền đóng BHXH theo quy định
của pháp luật về BHXH.
Vai trò của quản lý thu đối với hoạt động thu bảo hiểm xã hội
1.2.1
Tạo sự thống nhất trong hoạt động thu bảo hiểm xã hội
1.2

Thu BHXH là một hoạt động quan trọng trong hệ thống BHXH, nó có tính
chất đặc thù khác với các hoạt động khác: đối tượng thu đa dạng, phức tạp, bao
gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau và độ tuổi, thu nhập, điều kiện lao
động, địa lý vùng miền… cũng không nhất quán. Do đó, nếu không có sự thống
nhất giữa các cấp quản lý, các khâu trong hoạt động quản lý thu thì khó có thể
đạt được kết quả tốt.
SVTH:Hoàng Thị Hải Yến


Lớp Đ8-BH3


Chuyên đề quản lý thu

GVHD: Phạm Đỗ Dũng

Như vậy, thông qua công tác quản lý, các bước, khâu quan trọng trong
hoạt động thu đã được thống nhất, như: đối tượng thu, hồ sơ thu, quy trình thu…
Đồng thời giúp cho cơ quan BHXH nắm chắc được các nguồn thu từ các đối
tượng khác nhau để đưa ra được các biện pháp thu hiệu quả.
1.2.2

Đảm bảo hoạt động thu bảo hiểm xã hội bền vững và hiệu quả
Thu BHXH có vai trò rất quan trọng trong việc cân đối quỹ BHXH, vì vậy

tính bền vững và hiệu quả của nó là một mục tiêu mà bất kì cơ quan BHXH nào
cũng mong muốn đạt được. Với chức năng của mình công tác quản lý thu BHXH
sẽ đảm bảo hoạt động thu ổn định, bền vững và hiệu quả thông qua: việc định
hướng công tác thu, quản lý…
1.2.3

Kiểm tra, đánh gia hoạt động thu bảo hiểm xã hội
Quá trình thu BHXH được thực hiện theo 3 cấp nên rất dễ mắc phải tình

trạng thất thoát, vô ý hoặc cố ý làm sai…vì vậy đòi hỏi cần phải có công tác
quản lý trong quá trình thu nộp để kiểm tra, đánh giá một cách kịp thời và toàn
diện, sát với thực tế từ đó đưa ra những biện pháp chỉnh sửa kịp thời sau đánh
giá giúp công tác thu đạt hiệu quả tốt nhất.


Nội dung quản lý thu bảo hiểm xã hội
1.3.1
Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
1.3

1.3.1.1 Người lao động
SVTH:Hoàng Thị Hải Yến

Lớp Đ8-BH3


Chuyên đề quản lý thu

GVHD: Phạm Đỗ Dũng

Theo điều 2 luật BHXH qui định NLĐ tham gia BHXH bắt buộc là công
dân Việt Nam, bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
- Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ đủ
ba tháng trở lên;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan
nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm
công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;
- Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân
phục vụ có thời hạn;
- Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài trước đó đã đóng BHXH bắt buộc.
1.3.1.2 Người sử dụng lao động
Điều 2 luật BHXH quy định người SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc bao

gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ
chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ
kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và
trả công cho NLĐ.

1.3.2

Quản lý tiền lương – tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội

SVTH:Hoàng Thị Hải Yến

Lớp Đ8-BH3


Chuyên đề quản lý thu

GVHD: Phạm Đỗ Dũng

Vì đối tượng tham gia BHXH rất đa dạng, phong phú với nhiều ngành
nghề, lĩnh vực nên tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH được qui định
cụ thể cho từng loại đối tượng tham gia:
- Đối với NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người SDLĐ quyết
định thì tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH là mức tiền lương, tiền
công ghi trong HĐLĐ.
- Đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước
quy định thì tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc,
cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung,
phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương

tối thiểu chung.
- Đối với người SDLĐ thì tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH là
tổng quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH của NLĐ ở doanh nghiệp.
Mức tiền lương, tiền công tối đa để tính mức đóng BHXH là hai mươi lần
mức lương tối thiểu chung.
1.3.3

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và phương thức đóng
+ Đối với người lao động: Mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng của người
lao động vào quỹ hưu trí và tử tuất tính trên mức tiền lương, tiền công tháng
đóng BHXH với tỷ lệ như sau:
- Từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 bằng 6%;
- Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 bằng 7%;
- Từ tháng 01 năm 2014 trở đi bằng 8%.
(Khoản 1 Điều 42 Nghị định 152)
+ Đối với người sử dụng lao động: Mức đóng BHXH hàng tháng của người

sử dụng lao động tính trên mức tổng quỹ tiền lương, tiền công tháng với tỷ lệ
như sau:
SVTH:Hoàng Thị Hải Yến

Lớp Đ8-BH3


Chuyên đề quản lý thu

GVHD: Phạm Đỗ Dũng

- Từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 bằng 16%;
- Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 bằng 17%;

- Từ tháng 01 năm 2014 trở đi bằng 18%.
(Điều 92 Luật BHXH)
+ Phương thức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Hàng tháng, người sử dụng lao động đóng BHXH theo mức đóng quy định
nêu trên và trích phần đóng BHXH từ tiền lương, tiền công tháng của người
lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
(Khoản 2 Điều 43 Nghị định 152)
1.3.4
1.3.4.1

Tổ chức thu bảo hiểm xã hội
Phân cấp quản lý thu
BHXH huyện: Tổ chức, hướng dẫn thực hiện thu BHXH; cấp sổ BHXH

đối với người SDLĐ và NLĐ theo phân cấp quản lý.
BHXH tỉnh: phân cấp quản lý thu BHXH phù hợp với chức năng, nhiệm
vụ; xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu; xây dựng kế hoạch và hướng dẫn, kiểm tra
tình hình thực hiện công tác thu, cấp sổ BHXH.
BHXH Việt Nam: Chỉ đạo hướng dẫn và kiểm tra tình trạng thực hiện
công tác quản lý thu, cấp sổ BHXH trong toàn ngành. Xác định mức lãi suất bình
quân trong năm của hoạt động đầu tư quỹ BHXH và thông báo cho BHXH cấp
tỉnh.
1.3.4.2

Lập và giao kế hoạch thu hàng năm
BHXH huyện: Lập 2 bản “Kế hoạch thu BHXH bắt buộc” năm sau, gửi

BHXH Việt Nam 1 bản trước ngày 05/11 hàng năm.

SVTH:Hoàng Thị Hải Yến


Lớp Đ8-BH3


Chuyên đề quản lý thu

GVHD: Phạm Đỗ Dũng

BHXH tỉnh: Lập 2 bản dự toán thu BHXH đối với người SDLĐ do tỉnh
quản lý, đồng thời tổng hợp toàn tỉnh, lập 2 bản “Kế hoạch thu BHXH bắt buộc
năm sau, gửi BHXH Việt Nam 1 bản trước ngày 15/11 hàng năm.
BHXH Việt Nam: Căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch năm trước và khả
năng phát triển lao động năm sau của các địa phương, tổng hợp và giao dự toán
thu BHXH cho BHXH tỉnh trước ngày 10/01 hàng năm.
1.3.4.3

Quản lý tiền thu
BHXH tỉnh và BHXH huyện không được sử dụng tiền thu BHXH vào bất

cứ mục đích gì (trường hợp đặc biệt phải được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam
chấp thuận bằng văn bản).
Hàng quý, BHXH tỉnh và BHXH huyện có trách nhiệm quyết toán số tiền
2% đơn vị được giữ lại, xác định số tiền chênh lệch thừa, thiếu;
BHXH Việt Nam thẩm định số thu BHXH định kỳ 6 tháng hoặc hàng năm
đối với BHXH tỉnh.
1.3.4.4

Thông tin báo cáo thu
BHXH tỉnh, huyện: Mở sổ chi tiết thu BHXH; thực hiện ghi sổ BHXH


theo hướng dẫn sử dụng biểu mẫu.
BHXH tỉnh, huyện: Thực hiện chế độ báo cáo tình hình thu BHXH định
kỳ tháng, quý, năm.
1.3.4.5

Quản lý hồ sơ, tài liệu thu

SVTH:Hoàng Thị Hải Yến

Lớp Đ8-BH3


Chuyên đề quản lý thu

GVHD: Phạm Đỗ Dũng

BHXH các cấp: Tổ chức phân loại, lưu trữ và bảo quản hồ sơ, tài liệu thu
BHXH đảm bảo khoa học để thuận tiện khi khai thác, sử dụng. Thực hiện ứng
dụng CNTT để quản lý người tham gia BHXH bắt buộc.

Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội
1.4.1
Công nghệ thông tin
1.4

CNTT là công cụ xử lý thông tin đắc lực, góp phần tăng cường cải cách
hành chính, thủ tục trong công tác quản lý và triển khai các hoạt động BHXH
như: thay đổi tác phong làm việc, phương thức tổ chức công việc từ hành chính
sang phục vụ theo hướng một cửa, thay thế các giấy tờ, biểu mẫu, thủ tục không
cần thiết, đơn giản hoá các bước công việc trong quy trình quản lý thu BHXH,

khi đó công tác quản lý thu BHXH sẽ đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng,
thuận tiện, thông qua các phần mềm như: phần mềm BHXH NET (quản lý đối
tượng hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng ), phần mềm XETDUYET (xét hưởng
các chế độ BHXH dài hạn ), Phần mềm XDOT (xét duyệt các chế độ ốm đau,
thai sản)… để đảm bảo giải quyết và đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho NLĐ, từ đó
họ sẽ yên tâm công tác, tích cực gắn bó với công việc nhằm mục đích nâng cao
tiền lương đồng thời nâng cao mức đóng vào quỹ BHXH để khi họ hết tuổi lao
động có được nhận các khoản trợ cấp xứng đáng với công sức và số tiền mà họ
đã bỏ ra để đóng góp trong suốt một quãng thời gian dài.Điều đó có nghĩa lực
lượng lao động này sẽ ổn định việc làm và thu nhập của họ ngày càng tăng cao,
điều này tác động trực tiếp và mạnh mẽ trong viêc tăng số lao động tham gia
BHXH và do đó làm tăng mức đóng BHXH, cũng đồng nghĩa với việc nâng mức
đóng BHXH và từ đó số thu BHXH cũng tăng lên.
1.4.2

Nguồn nhân lực

SVTH:Hoàng Thị Hải Yến

Lớp Đ8-BH3


Chuyên đề quản lý thu

GVHD: Phạm Đỗ Dũng

Nguồn nhân lực đóng vai trò trực tiếp,chủ động trong quá trình thực hiện
các hoạt động trong công tác quản lý thu BHXH, từ khâu hướng dẫn, hoàn thiện
thủ tục, hồ sơ cho các đối tượng tham cho đến khâu quản lý mức đóng của người
tham gia sao cho phải phù hợp với mức hưởng.... Nếu các khâu làm hồ sơ, thủ

tục tham gia của NLĐ kéo dài,không nhanh chóng thì khi đó nguồn thu vào quỹ
BHXH cũng từ đó mà bị ảnh hưởng, và không chỉ quyền lợi của người tham gia
bị ảnh hưởng mà còn ảnh hưởng đến các mục tiêu của quỹ BHXH như: đầu tư
sinh lời để đảm bảo cân đối nguồn tiền trong quỹ…
Không những vậy nếu nguồn nhân lực trong các cơ quan BHXH không xử
lý tốt công tác thu BHXH hay không đảm bảo được nguồn thu vào quỹ BHXH…
chắc chắn sẽ dẫn đến thu không đủ chi, quỹ BHXH sẽ bị mất cân đối.
1.4.3

Các thủ tục liên quan
Công tác thu BHXH là một công tác khá là quan trọng và phức tạp, nó liên

quan đến nhiều bộ phận, cơ quan khác nhau nên có rất nhiều thủ tục liên quan
như: đăng ký, hướng dẫn thu, thực hiện thu… Chính vì vậy, cần phải đưa ra các
biện pháp thích hợp để các thủ tục liên quan này vừa phải, không quá tràn lan,
đơn giản và phù hợp, từ đó giúp cho công tác thu BHXH đơn giản, nhanh chóng
và có hiệu quả hơn, đảm bảo được nguyên tắc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời;
tránh được tình những sai sót không đáng có do phải thực hiện nhiều thủ tục
rườm rà mà ra.
1.4.4

Trình độ quản lý
Bên cạnh những nhân tố khách quan trên thì công tác quản lý thu BHXH

còn chịu ảnh hưởng của nhân tố chủ quan từ chính các nhà làm công tác quản lý.
Để nắm bắt được những thay đổi tăng, giảm của đối tượng tham gia, diễn biến
tiền lương làm căn cứ đóng BHXH… cán bộ chuyên quản lý thu phải đảm bảo
SVTH:Hoàng Thị Hải Yến

Lớp Đ8-BH3



Chuyên đề quản lý thu

GVHD: Phạm Đỗ Dũng

đủ năng lực về trình độ chuyên môn, khả năng nhận định và phân tích tình hình,
có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc… Như vậy, công tác quản lý
thu mới đạt hiệu quả cao, phát hiện kịp thời những tình huống sai phạm để có
biện pháp xử lý triệt để.
Ngoài ra, công tác quản lý thu BHXH còn chịu tác động của yếu tố cơ sở
vật chất kỹ thuật phục vụ công tác nghiệp vụ chuyên môn hiện đại hay đã lỗi thời
lạc hậu, sự quan tâm của các chủ thể liên quan đến chính sách…Vì vậy, để công
tác quản lý thu BHXH đạt được kết quả tốt nhất, cán bộ trong ngành BHXH đặc
biệt là cán bộ quản lý thu cần phải quan tâm toàn diện đến các nhân tố ảnh
hưởng đến quá trình quản lý thu BHXH như đã phân tích ở trên.
Trình độ nhận thức

1.4.5

Khi chất lượng của lao động trên các phương diện về chuyên môn, kỹ
năng hành nghề, kỹ năng ứng xử, ý thức chấp hành kỷ luật lao động và pháp
luật… điều đó sẽ giúp cho thị trường lao động có nguồn lao động chất lượng cao,
các doanh nghiệp sẽ đỡ được một phần chi phí trong công tác đào tạo. Cơ quan
BHXH từ đó mà sẽ giảm bớt phần nào thời gian trong khâu thủ thục, hướng dẫn
làm hồ sơ, hay giải quyết các vấn đề người SDLĐ chậm đóng trốn đóng. Để từ
đó mà công tác quản lý thu và các công tác liên quan khác trong ngành được
thực hiện nhanh chóng, hệu quả, từ đó đảm bảo hoạt động quỹ BHXH diễn ra an
toàn.
Không những vậy mà NLĐ sẽ nắm rõ được quyền lợi của mình,để từ đó góp

phần giảm thiểu, hạn chế được các tình trạng trốn đóng, chậm đóng, nợ đóng tồn
tại trong các đơn vị SDLĐ, góp phần lớn vào công tác đảm bảo hiệu quả việc sử
dụng quỹ BHXH nói chung và công tác quản lý thu BHXH nói riêng.

SVTH:Hoàng Thị Hải Yến

Lớp Đ8-BH3


Chuyên đề quản lý thu

GVHD: Phạm Đỗ Dũng

Chương II
Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội ở bảo hiểm xã hội thành phố
Vĩnh Yên giai đoạn 2012 – 2014
2.1 Giới thiệu khái về thành phố Vĩnh Yên và bảo hiểm xã hội thành phố
Vĩnh Yên
SVTH:Hoàng Thị Hải Yến

Lớp Đ8-BH3


Chuyên đề quản lý thu

GVHD: Phạm Đỗ Dũng

Vĩnh Yên là thành phố của tỉnh Vĩnh Phúc, ở miền bắc Việt Nam. Có
5.080,21 ha diện tích tự nhiên và 160.801 nhân khẩu (năm 2014), nhân khẩu, có
chín đơn vị hành chính gồm các phường: Ngô Quyền, Liên Bảo, Tích Sơn, Đồng

Tâm, Hội Hợp, Khai Quang, Đống Đa và các xã Định Trung, Thanh Trù.
Địa giới hành chính: Phía đông giáp huyện Bình Xuyên; phía tây và phía
bắc giáp huyện Tam Dương; phía nam giáp huyện Yên Lạc; đều thuộc tỉnh Vĩnh
Phúc.
Hiện nay, thành phố có 1.159 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó có trên
30 dự án vốn FDI tập trung chính ở hai khu công nghiệp là Khai Quang và Lai
Sơn, giải quyết hàng vạn lao động trên địa bàn và các vùng lân cận. Ngoài ra,
còn các cụm phát triển kinh tế nằm rải rác ở các xã, phường: Tích Sơn, Đồng
Tâm, Hội Hợp phục vụ cho các dự án có quy mô vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, hoạt
động thương mại đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, đầu tư xây dựng cải tạo
các chợ trung tâm thị xã, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư vào
các dự án lớn như: Khu dịch vụ Trại ổi, khu vui chơi giải trí Nam đầm Vạc, khu
đô thị chùa Hà Tiên, khu du lịch Bắc đầm Vạc…

2.1.1 Giới thiệu khái quát về thành phố Vĩnh Yên
2.1.1.1 Lịch sử hình thành
BHXH thành phố Vĩnh Yên được thành lập theo quyết định số 07a.QĐ/
TC - CB ngày 15 tháng 6 năm 1995 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam về việc
thành lập BHXH huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. BHXH
thành phố Vĩnh Yên chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 7 năm 1995,
SVTH:Hoàng Thị Hải Yến

Lớp Đ8-BH3


Chuyên đề quản lý thu

GVHD: Phạm Đỗ Dũng

trụ sở đặt tại Phường Tích Sơn. Năm 2003 sau khi sát nhập BHYT với BHXH thì

cơ quan BHXH Vĩnh Yên chuyển về trụ sở mới tại Phường Ngô Quyền.Hiện nay
trụ sở chính của BHXH thành phố Vĩnh Yên tại đường Nguyễn Trãi, phường
Đống Đa . Cơ sở hạ tầng của cơ quan khang trang, thoải mái, thuận tiện trong
công việc. Và hiện nay, BHXH thành phố Vĩnh Yên do ông Nguyễn Văn Nguyên
giữ chức vụ Giám đốc và cô Nguyễn Thị Thanh Hải và cô Nguyễn Thị Bích Liên
giữ chức vụ Phó Giám đốc.
2.1.1.2 Vị trí, chức năng
Là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh, có chức năng giúp giám đốc BHXH
tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT, Chịu sự quản lý trực
tiếp, toàn diện của giám đốc BHXH tỉnh và chịu sự quản lý hành chính Nhà
nước của Uỷ ban nhân dân thành phố.
Có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
2.1.1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn
Xây dựng, trình giám đốc BHXH tỉnh kế hoạch phát triển BHXH dài hạn,
ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm.
Quản lý và sử dụng viên chức, tài chính, tài sản của BHXH thành phố.
Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ,
chính sách BHXH, BHYT.
Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ,
chính sách, pháp luật về BHXH; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; thu các khoản đóng
BHXH, BHYT; chi trả các chế độ BHXH, BHYT.
Đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm
tra các tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện BHXH, BHYT.
SVTH:Hoàng Thị Hải Yến

Lớp Đ8-BH3


Chuyên đề quản lý thu


GVHD: Phạm Đỗ Dũng

Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng
các chế độ bảo hiểm, thủ tục thực hiện BHXH, BHYT.
2.1.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy
BHXH thành phố do giám đốc quản lý, điều hành. Giúp giám đốc có các
phó giám đốc. Giám đốc và các phó giám đốc do giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh
bổ nhiệm, miễn nhiệm… theo quy trình bổ nhiệm và phân cấp quản lý cán bộ.
(Số lượng phó giám đốc không quá 2 người). Giám đốc BHXH phố quy định
nhiệm vụ cụ thể cho từng viên chức.
BHXH phố không có cơ cấu tổ chức trực thuộc. Giám đốc BHXH thành
phố quy định nhiệm vụ cụ thể cho từng viên chức.

2.2 Tình hình quản lý thu bảo hiểm xã hội thành phố Vĩnh Yên giai đoạn
2012 – 2014
2.2.1 Công tác quản lý đối tượng tham gia
2.2.1.1 Quản lý đơn vị sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Việc quản lý các đơn vị SDLĐ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc trên
địa bàn là việc làm rất cần thiết với cơ quan BHXH vì từ đó mới có thể tiến hành
các nghiệp vụ tiếp theo của công tác thu. Trên cơ sở đó, nhờ thực hiện các giải
SVTH:Hoàng Thị Hải Yến

Lớp Đ8-BH3


Chuyên đề quản lý thu

GVHD: Phạm Đỗ Dũng

pháp, kế hoạch đúng đắn, phù hợp nên số đơn vị SDLĐ tham gia BHXH bắt

buộc trên địa bàn thành phố đã không ngừng tăng lên. Số liệu cụ thể được thể
hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1 Đơn vị sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc giai
đoạn 2012– 2014:
(Đơn vị: đơn vị)
STT
1
2
3
4
5
6
7

Đơn vị
DNNN
HCSN
UBND phường, xã
DNNQD
Ngoài công lập
Trường học
Tổng

2012
9
32
8
27
10
75

161

2013
15
37
8
38
25
79
202

2014
17
45
9
50
26
76
222

(Nguồn: BHXH thành phố Vĩnh Yên)
Qua bảng số liệu trên ta thấy số đơn vị SDLĐ tham gia BHXH tại thành
phố Vĩnh Yên trong ba năm từ 2012 – 2014 nhìn chung là tăng. Năm 2012 có
161 đơn vị; năm 2013 tăng lên 41 đơn vị, gấp 1,25 lần; và đến năm 2014 tăng lên
61 đơn vị, gấp 1,38 lần so với năm 2012.
Hầu hết số đơn vị SDLĐ tại các khối trên toàn thành phố đều có sự biến
động. Đặc biệt trong tổng số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn thành
phố thì số đơn vị lao động thuộc khối trường học luôn chiếm tỷ trọng lớn (chiếm
34,22% năm 2014); và số đơn vị thuộc khối DNNQD tăng mạnh mẽ nhất (năm
2012 chiếm 16,77% nhưng đến năm 2014 đã chiếm 22,52%).

2.2.1.2 Quản lý người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
SVTH:Hoàng Thị Hải Yến

Lớp Đ8-BH3


Chuyên đề quản lý thu

GVHD: Phạm Đỗ Dũng

Bảng 2.2: Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc giai đoạn 2012
-2014
(Đơn vị: lao động)
STT
1
2
3
4
5
6
7

Số lao động
DNNN
HCSN
UBND phường, xã
DNNQD
Ngoài công lập
Trường học
Tổng


2012
625
921
382
458
248
1826
4460

2013
684
958
377
464
253
1847
4583

2014
697
964
296
519
274
1849
4599

(Nguồn: BHXH thành phố Vĩnh Yên)
Nhìn chung, qua bảng trên ta thấy số lao động tham gia BHXH bắt buộc

trong các khối doanh nghiệp tại thành phố Vĩnh Yên không ngừng tăng lên qua
các năm. Số lao động tham gia BHXH bắt buộc năm 2012 là 4460 lao động,
nhưng đến năm 2014 đã là 4599 lao động, tăng 139 lao động, gấp 1.03 lần so với
năm 2012. Và số lượng lao động tham gia BHXH bắt buộc tập trung chủ yếu ở
khối trường học, chiếm tới 40,2% tổng số lao động tham gia.
2.2.2 Quản lý tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
Mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố
được thể hiện qua tổng quỹ tiền lương của các khối doanh nghiệp tham gia
BHXH. Và từ tổng quỹ lương đó, BHXH thành phố Vĩnh Yên có thể dễ dàng
quản lý, kiểm soát chặt chẽ được mức đóng của từng đối tượng tham gia trong
các khối doanh nghiệp trên phạm vi thành phố.
Bảng 2.3: Mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc giai
đoạn 2012 – 2014:
SVTH:Hoàng Thị Hải Yến

Lớp Đ8-BH3


Chuyên đề quản lý thu

GVHD: Phạm Đỗ Dũng
(Đơn vị: triệu đồng)

STT

Tổng quỹ lương

2012

2013


2014

1
2
3
4
5
6
7

DNNN
HCSN
UBND phường, xã
DNNQD
Ngoài công lập
Trường học
Tổng

13.568
25.110
5.581
6.737
1.766
39.648
92.410

17.492
26.846
5.298

6.814
1.871
40.204
98.525

17.986
27.542
4.957
7.005
1.983
40.271
99.744

(Nguồn: BHXH thành phố Vĩnh Yên)

Từ bảng trên ta thấy, tổng quỹ lương của các khối đơn vị nhìn chung là
tăng qua các năm, tổng quỹ lương chung toàn thành phố năm 2014 là 99.744
triệu đồng, tăng 7.344 triệu đồng, gấp 1.08 lần so với năm 2012; nguyên nhân
chủ yếu từ việc tăng tiền lương tối thiểu.
Tổng quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc cao nhất nằm ở khối
trường học với 40.2741 triệu đồng năm 2014, chiếm 40,37% tổng quỹ lương
chung toàn thành phố. Nguyên nhân là vì NLĐ trong khu vực này, ngoài mức
lương cơ bản còn có các loại phụ cấp kèm theo. Và chỉ riêng khối UBND
phường, xã với việc giảm số lao động đã kéo theo việc giảm tổng quỹ tiền lương
làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc.
2.2.3 Phương thức đóng và mức đóng BHXH
2.2.3.1 Phương thức đóng
BHXH thành phố Vĩnh Yên thực hiện phương thức đóng: Hàng tháng,
chậm nhất vào ngày cuối cũng của tháng, người SDLĐ đóng BHXH, trên quỹ
SVTH:Hoàng Thị Hải Yến


Lớp Đ8-BH3


Chuyên đề quản lý thu

GVHD: Phạm Đỗ Dũng

tiền lương, tiền công của những NLĐ tham gia BHXH; đồng thời trích từ tiền
lương, tiền công tháng của từng NLĐ theo mức quy định để đóng cùng một lúc
vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc
Nhà nước.
Hàng tháng, người SDLĐ được giữ lại 2% để chi trả kịp thời chế độ ốm
đau, thai sản cho NLĐ và thực hiện quyết toán hàng quý với cơ quan BHXH.
2.2.3.2 Mức đóng
Trong những năm qua, mức đóng BHXH bắt buộc của người SDLĐ và
NLĐ trên địa bàn thành phố đã tăng lên đáng kể, thể hiện được hiệu quả của
công tác quản lý thu của BHXH thành phố.Qua sự tăng lên của mức đóng
BHXH bắt buộc chúng ta có thể thấy được mức tiền lương, tiền công của NLĐ
ngày càng được cải thiện, đồng nghĩ với việc mức sống của họ ngày càng được
nâng cao. Đây là một kết quả đáng mừng và là một trong những yếu tố thể hiện
sự phát triển của BHXH và nền kinh tế của thành phố.
2.2.4 Kết quả thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
BHXH thành phố Vĩnh Yên luôn chú trọng quan tâm công tác thu, coi đó
là nhiệm vụ tiên quyết của cơ quan. Chính vì vậy, những năm qua BHXH thành
phố đã tích cực tuyên truyền, vận động các đơn vị SDLĐ và NLĐ trên địa bàn
tích cực tham gia các loại hình BHXH và đưa ra các giải pháp nhằm giúp công
tác thu hiệu quả hơn. Nhờ vậy mà đến nay, toàn thành phố có 354 đơn vị với hơn
13.281 lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN; và kết quả thu BHXH bắt buộc
được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.5: Kết quả thu bảo hiểm xã hội bắt buộc giai đoạn 2012 – 2014
SVTH:Hoàng Thị Hải Yến

Lớp Đ8-BH3


Chuyên đề quản lý thu

GVHD: Phạm Đỗ Dũng
(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu

2012

2013

2014

Kế hoạch thu

12.487

19.162

27.395

Kết quả thu

13.125


20431

29463

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch

105.1%

106.62%

107.55%

(Nguồn: Bảo hiểm xã hội thành phố Vĩnh Yên)
Qua bảng ta thấy, công tác thu BHXH bắt buộc của BHXH thành phố Vĩnh
Yên mấy năm gần đây được thực hiện rất tốt, được kết quả cao, luôn hoàn thành
vượt kế hoạch BHXH tỉnh giao phó (năm 2014 đạt 107,55% kế hoạch).
Như vậy có thể thấy BHXH thành phố Vĩnh Yên đã thực hiện rất tốt công
tác thu BHXH, luôn đảm bảo tiến độ và hoàn thành vượt mức chỉ têu được giao,
góp phần đảm bảo quyền lọi cho hàng ngàn NLĐ trên địa bàn thành phố.
2.2.5 Tình hình nợ bả hiểm xã hội
Bên cạnh những đơn vị SDLĐ đã chấp hành luật BHXH, đảm bảo đầy đủ
quyền lợi cho mọi NLĐ tại đơn vị mình thì vẫn còn một số đơn vị cố tình làm
trái, trốn đóng, nợ đóng, né tránh trách nhiệm đối với NLĐ. Thực trạng của vấn
đề này được thể hiện thông qua bảng sau:
Bảng 2.6: Tình hình nợ bảo hiểm xã hội giai đoạn 2012 – 2014
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
2012


Nợ năm trước Nợ trong năm
1.147

SVTH:Hoàng Thị Hải Yến

1.238

Nợ đã trả

Tiền lãi

Tổng

1.071

128

1.442

Lớp Đ8-BH3


×