Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

skkn sử DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN vào GIẢNG dạy PHẦN HIĐROCACBON – lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.51 KB, 36 trang )

Trường THPT Trần Phú

GV : Nguyễn Thị Phương Dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vò: Trường THPT Trần Phú

Mã số:..........
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN
VÀO GIẢNG DẠY PHẦN HIĐROCACBON
LỚP 11
Người thực hiện : NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG
Lĩnh vực nghiên cứu :
• Quản lý giáo dục
• Phương pháp dạy học bộ mơn : Hóa Học
• Phương pháp giáo dục
• Lĩnh vực khác
Có đính kèm :
Mơ hình  Phần mềm 

Phim ảnh 







Hiện vật khác 

Năm học 2011-2012

1


Trường THPT Trần Phú

GV : Nguyễn Thị Phương Dung

SƠ LƯỢC VỀ LÝ LỊCH KHOA HỌC
I/ THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN :
1. Họ và tên : Nguyễn Thị Phương Dung
2. Ngày, tháng, năm sinh : 25/10/1976
3. Nam, Nữ : Nữ
4. Địa chỉ : K37, khu phố 2 – phường Xuân Bình – Thị xã Long Khánh – Đồng
Nai
5. Điện thoại : 0613726311 (CQ)/ ĐTDĐ : 0933.432.806
6. Fax :…………………………….E-mail :………………….
7. Chức vụ : Giáo viên
8. Đơn vị công tác : Trường THPT Trần Phú
II/ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO :
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất : Cử nhân Hóa học
- Năm nhận bằng : 1999
- Chuyên ngành đào tạo : Hóa học
III/ KINH NGHIỆM KHOA HỌC :
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm
- Số năm kinh nghiệm : 12 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây :

1. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học sinh học yếu môn Hóa.
2. Một số phương pháp giải nhanh các bài toán trắc nghiệm hóa học.
3. Tạo hứng thú học tập môn Hóa bằng cách mở rộng kiến thức thực tế.

2


Trường THPT Trần Phú

GV : Nguyễn Thị Phương Dung

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN VÀO GIẢNG DẠY
PHẦN HIĐROCACBON – LỚP 11
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo ở học sinh dưới tác động,
ảnh hưởng của giáo viên: thầy có vai trò chủ đạo, điều khiển, còn trò đóng vai trò
tích cực, chủ động nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học. Môn hóa học là môn
khoa học thực nghiệm, vì thế, hơn bất kì môn học nào khác, việc kết hợp phương
pháp trực quan bên cạnh phương pháp thuyết trình là tối cần thiết. Để hình thành
cho học sinh sự tin tưởng vào khoa học, niềm say mê khi học môn hóa học, và cơ
bản nhất là trang bị những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết trong thí nghiệm hóa học.
Ngoài ra, học sinh cấp trung học phổ thông đang dần trưởng thành về nhân
cách, vốn sống ngày càng phong phú. Các em đã hiểu được vốn tri thức, kĩ năng, kĩ
xảo rất cần thiết cho nghề nghiệp tương lai nên thái độ của học sinh đối với các
môn học trở nên có lựa chọn hơn. Các em có nhu cầu nắm vững bài học không chỉ
qua lời giảng của thầy cô giáo mà còn phải có các phương tiện hỗ trợ, minh họa
như thí nghiệm, hình vẽ, mô hình, sơ đồ…
Sử dụng phương pháp trực quan trong quá trình dạy hoá học là phương pháp
dạy học rất quan trọng, góp phần quyết định cho chất lượng lĩnh hội môn hoá học.
Chính vì vậy, tôi xin đưa ra chuyên đề : “ Sử dụng phương pháp trực quan vào

giảng dạy phần hiđrocacbon“
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận:
1.1.

Cơ sở khoa học:

1.1.1. Khái niệm phương pháp trực quan:
a) Định nghĩa: Phương pháp trực quan là phương pháp giáo viên dùng các
phương tiện trực quan nhằm huy động các giác quan của học sinh tham gia vào quá
trình nhận thức, làm cho việc tiếp thu kiến thức trở nên dễ dàng và sự ghi nhớ thêm
bền vững và chính xác.
b) Phân loại: Có 2 phương pháp trực quan cụ thể
- Phương pháp trình bày trực quan: Là phương pháp sử dụng phương tiện
trực quan trước khi, trong khi và sau khi lĩnh hội tài liệu học tập mới; bao gồm:
+ Phương pháp minh họa: Là phương pháp dạy học trong đó giáo viên sử
dụng các phương tiện nghe nhìn, các số liệu khoa học hay thực tế để minh họa cho
bài giảng.
+ Phương pháp biểu diễn thí nghiệm: Là phương pháp giáo viên tiến hành
các thí nghiệm trên lớp, để học sinh theo dõi diễn biến của các hiện tượng khoa
học có tác động trực tiếp tức thời của giáo viên
Biểu diễn thí nghiệm là một dạng của phương pháp minh họa, sự khác biệt
duy nhất của chúng là thay vì sử dụng đồ dùng trực quan, giáo viên biểu diễn thí
nghiệm khoa học, giúp học sinh không những nắm được tri thức mà còn hình thành
3


Trường THPT Trần Phú

GV : Nguyễn Thị Phương Dung


ý thức tìm tòi các phương pháp nhận thức, lòng yêu thích khoa học và thế giới
quan khoa học.
- Phương pháp quan sát: Là phương pháp giáo viên cho học sinh độc lập
quan sát các sự vật hiện tượng của tự nhiên hay xã hội để chứng minh, khẳng định
một luận điểm khoa học nào đó.
1.1.2. Phương tiện trực quan:
Bao gồm: mọi dụng cụ, đồ dùng, thiết bị kỹ thuât từ đơn giản đến phức tạp
dùng trong quá trình dạy học. Với tư cách là mô hình đại diện cho hiện thực khách
quan ( vật chất và hiện tượng), nguồn phát ra thông tin về vật chất và hiện tượng
đó, làm cơ sở cho việc tạo thuận lợi cho sự lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo cho
học sinh.
Người ta thường chia các phương tiện trực quan trong dạy học hoá học
thành ba nhóm:
Nhóm thí nghiệm trong nhà trường
Nhóm đồ dùng trực quan như mẫu vật, hình vẽ, mô hình
Nhóm phương tiện kỹ thuật như: thiết bị nghe nhìn, phần mềm dạy học, các
kỹ thuật tin học ứng dụng trong dạy học hoá học.
Trên thực tế thí nghiệm hoá học là dạng phương tiện trực quan giữ vai trò
chính yếu trong quá trình dạy học hoá học.
1.1.3. Vai trò của phương pháp trực quan trong quá trình dạy học :
a) Hướng dẩn và phát triển hoạt động nhận thức của học sinh:
b) Phát triển kĩ năng thực hành
c) Phát triển trí tuệ
d) Giáo dục nhân cách.
1.1.4. Yêu cầu sử dụng của phương pháp trực quan trong dạy học
- Hình thức thứ nhất : Giáo viên dùng lời để hướng dẫn học sinh quan sát,
học sinh nhờ sự quan sát rút ra được những kiến thức về những tính chất có thể tri
giác trực tiếp được của đối tượng quan sát. Thí dụ : Giáo viên hướng dẫn học sinh
quan sát dung dịch HCl để tự mình rút ra tính chất vật lí của nó.

- Hình thức thứ hai : Giáo viên dùng lời nói hướng dẫn học sinh quan sát
các sự vật và các quá trình. Trên cơ sở những kiến thức sẵn có của học sinh mà
giáo viên hướng dẫn họ làm sáng tỏ và trình bày được những mối quan hệ giữa các
hiện tượng mà họ không thể nhìn thấy được trong quá trình tri giác trực tiếp. Thí
dụ : Giáo viên cho học sinh quan sát thí nghiệm C 2H2 tác dụng với dung dịch
AgNO3 trong NH3. Từ những điều tri giác được, các em chưa lý giải được bản chất
của hiện tượng. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác, liên hệ các kiến thức
đã có với những kiến thức mới bổ sung để rồi tự mình rút ra kết luận, viết được
phương trình phản ứng hoá học.
- Hình thức thứ ba : Học sinh tiếp thu được các kiến thức về các hiện
tượng hay tính chất đơn giản của sự vật trước tiên từ lời của giáo viên, còn việc
biểu diễn các phương tiện trực quan nhằm khẳng định hay cụ thể hoá các thông tin
mà giáo viên đã thông báo. Thí dụ : Giáo viên mô tả tính chất vật lí của axit HCl,
mô tả đến đâu minh hoạ đến đó.
4


Trường THPT Trần Phú

GV : Nguyễn Thị Phương Dung

- Hình thức thứ tư : Trước tiên, giáo viên thông báo cho học sinh về các
tính chất, quá trình, định luật mà học sinh không thể nhận thức được bằng tri giác
trực tiếp, sau đó giáo viên mới biểu diễn các phương tiện trực quan để minh hoạ
cho thông báo bằng lời của mình. Thí dụ : Giáo viên viết phương trình phản ứng
C2H2 tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3. giải thích các chất tác dụng với
nhau thế nào sinh ra sản phẩm là gì để cho học sinh hiểu. Sau đó, giáo viên làm thí
nghiệm minh hoạ để học sinh xem.
* Hình thức thứ nhất và hình thức thứ hai thuộc về phương pháp nghiên cứu
trong việc biểu diễn thí nghiệm. Khi sử dụng hai hình thức này, hoạt động trí lực

của học sinh đã được tăng cường, học sinh được tiếp thu kiến thức một cách chủ
động.
* Hình thức thứ ba và hình thức thứ tư thuộc về phương pháp minh hoạ
trong việc biểu diễn thí nghiệm. Khi sử dụng hình thức này, học sinh nghe, hiểu,
ghi nhớ một cách thụ động.
Tuy hình thức thứ nhất và hình thức thứ hai phát huy tính chủ động tích cực
của học sinh hơn, nhưng hình thức thứ ba và thứ tư vẫn có điểm mạnh riêng. Kinh
nghiệm giảng dạy thực tế của giáo viên và thực nghiệm sư phạm kiểm chứng để so
sánh đã chứng minh rằng kiến thức của học sinh có được nhờ được học theo hình
thức thứ nhất và thứ hai bền vững hơn so với kiến thức mà học sinh có được nhờ
được học theo hình thức thứ ba và thứ tư. Tuy nhiên, muốn có kết quả giảng dạy
tốt thì người giáo viên cần lựa chọn linh hoạt hình thức nào cho phù hợp với hoàn
cảnh cụ thể. Những hoàn cảnh cụ thể đó là : trình độ thực tế của học sinh, sự chuẩn
bị của giáo viên về kiến thức cho học sinh, mức độ phức tạp của kiến thức chứa
đựng trong thí nghiệm. Giáo viên cũng có thể biểu diễn thí nghiệm trong bài ôn
tập, bài rèn luyện.
1.1.5. Yêu cầu khi sử dụng các phương tiện trực quan trong dạy học hóa học
a) Yêu cầu khi sử dụng các thí nghiệm :
- Phải đảm bào an toàn tuyệt đối :
• Tuân theo các quy định về bào đảm an toàn
• Tránh dùng các thí nghiệm có chất độc, gây nổ hay gây ô nhiễm.




Thí nghiệm phải thành công :
Tránh những thí nghiệm khó, không thành công.
Tiến hành làm thử nhiều lần trước khi làm trên lớp.
Nên chuẩn bị bộ dụng cụ dự trữ để khi không thành công có thể làm lại
ngay. Đồng thời phải cùng với học sinh tìm ra nguyên nhân thí nghiệm

that bại.





Đảm bảo học sinh quan sát đầy đủ :
Chọn thí nghiệm có kết quả rõ ràng, tiêu biểu.
Sử dụng lượng hoá chất hợp lí
Dụng cụ thí nghiệm đơn giản, có tính khoa học và mĩ thuật.

- Kết hợp chặt chẽ thao tác thí nghiệm với lời giảng giải. Số lượng thí
nghiệm trong một bài nên vừa phải, nhấn mạnh trọng tâm của bài học.
5


Trường THPT Trần Phú

GV : Nguyễn Thị Phương Dung

b) Yêu cầu khi sử dụng đồ dùng trực quan :
- Lựa chọn đồ dùng trực quan để sử dụng trong bài học phải chú ý đến thời
gian và khả năng tiếp thu của học sinh. Chỉ nên dùng phương tiện trực quan để
phục vụ cho trọng tâm bài giảng.
- Để tránh cho học sinh mất tập trung vào bài giảng, giáo viên cất gọn đồ
dùng trực quan, khi nào dùng mới lấy ra.
- Đồ dùng trực quan phải có kích thước đủ lớn để tất cả học sinh đều quan
sát được. Đồ dùng nên đơn giản, gọn gàng, gây chú ý, đảm bảo tính mĩ thuật và
tính khoa học.
- Phải biết phối hợp giữa việc sử dụng đồ dùng trực quan với lời giảng bài.

Giáo viên có thể dẫn dắt, đặt câu hỏi để học sinh tập trung quan sát.
1.2. Thực trạng dạy học môn hóa học ở trường THPT Trần Phú:
a) Thuận lợi :
- Trong quá trình giảng dạy môn hóa, giáo viên đều cố gắng thay đổi
phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh
thông qua các phương pháp như : phương pháp trực quan, phương pháp giải quyết
vấn đề, phương pháp vấn đáp….
- Giáo viên đã có sử dụng các đồ dùng và phương tiện dạy học như thí
nghiệm, mô hình, tranh …. và từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học hóa học.
- Học sinh có chú ý nghe giảng, tập trung quan sát thí nghiệm, suy nghĩ trả
lời các câu hỏi do giáo viên đặt ra.
- Học sinh tích cực thảo luận nhóm và đã đem lại hiệu quả trong quá trình
lĩnh hội kiến thức.
- Học sinh yếu kém đã và đang cố gắng nắm bắt các kiến thức cơ bản thông
qua các hoạt động học như : thảo luận nhóm, vấn đáp, quan sát thực hành thí
nghiệm, đọc sách giáo khoa.
- Trường có phòng thực hành thí nghiệm mới với dụng cụ thí nghiệm tương
đối đầy đủ.
b) Khó khăn :
- Trong một số ít tiết học, giáo viên còn sử dụng phương pháp dạy học
“thầy nói, trò nghe”. Giáo viên chưa khai thác hết các đồ dùng dạy học, các thí
nghiệm trực quan.
- Do đầu vào thấp, cho nên học sinh có khả năng tư duy yếu, việc quan sát
thí nghiệm để trả lời một số câu hỏi tổng hợp, phân tích ,giải thích …còn rất lúng
túng.
* Vì vậy, để khắc phục các nhược điểm trên, để tạo hứng thú trong việc học
môn Hóa học thì việc sử dụng phương pháp trực quan trong quá trình giảng dạy
là cần thiết.
6



Trường THPT Trần Phú

GV : Nguyễn Thị Phương Dung

2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Trong quá trình dạy học, các phương tiện trực quan sẽ kích thích hứng thú
học tập, tìm hiểu của học sinh, tạo ra động cơ học tập đúng đắn, rèn luyện thái độ
tích cực đối với việc học. Dựa vào đồ dùng dạy học như thực nghiệm hóa học, giáo
viên sẽ cung cấp cho học sinh những kiến thức chính xác, bền vững, giúp các em
kiểm nghiệm lại tính đúng đắn của lý thuyết, từ đó nhận ra tính đúng đắn của khoa
học.
Ngoài ra, khi sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, các phương tiện trực quan cùng
với phương pháp dẫn dắt của giáo viên sẽ giúp học sinh phát triển óc quan sát, sự
tò mò khoa học và khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh.
Một số biện pháp sử dụng phương pháp trực quan theo hướng tích cực hóa
hoạt động học của học sinh:
a) Đối với các tiết học bài mới:
- Phần cấu tạo của các chất: sử dụng hình vẽ, mô hình để giúp học sinh hiểu
rõ cấu tạo của các chất.
- Phần tính chất vật lí: sử dụng mẫu vật, hình vẽ để giúp học sinh có thể
nhận biết được dạng tồn tại của chất đó trong tự nhiên hay trong đời sống.
- Phần tính chất hóa học:
+ Đưa ra các tính chất hóa học của chất đó rồi làm thí nghiệm minh họa cho
các phản ứng đặc trưng.
+ Hay hướng dẫn học sinh dự đoán các tính chất hóa học có thể có từ cấu tạo
của chất đó rồi làm thí nghiệm kiểm chứng.
- Phần điều chế:
+ Trong phòng thí nghiệm: Làm thí nghiệm minh họa (nếu có thể)

+ Trong công nghiệp: Dùng các loại sơ đồ điều chế, sơ đồ sản xuất.
- Phần ứng dụng: Sử dụng hình vẽ hay các loại băng hình để trình bày về
những ứng dụng trong thực tế. Có thể phối hợp với các câu hỏi thảo luận để các em
có thề đóng góp cho bài học.
- Tổng kết bài học: có thể dùng các loại bảng, sơ đồ.
b) Đối với các tiết ôn tập:
- Sử dụng các loại bảng, sơ đồ.
VÍ DỤ: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN VÀO GIẢNG DẠY MỘT
SỐ BÀI THUỘC PHẦN HIĐRÔCACBON - LỚP 11
* Ghi chú : Mỗi bài của phần này được chia làm 2 mục, mục thứ nhất là giáo
án, mục thứ hai là hướng dẫn sử dụng phương tiện trực quan vào mỗi tiết học.

7


Trường THPT Trần Phú

GV : Nguyễn Thị Phương Dung

Bài 25: ANKAN

TIẾT 37, 38:

A. NỘI DUNG :
I. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
Biết được :
− Định nghĩa hiđrocacbon, hiđrocacbon no và đặc điểm cấu tạo phân tử của
chúng.
− Công thức chung, đồng phân mạch cacbon, đặc điểm cấu tạo phân tử và danh

pháp.
− Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy,
nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan).
− Tính chất hoá học (phản ứng thế, phản ứng cháy, phản ứng tách hiđro, phản
ứng crăckinh).
− Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan
trong công nghiệp. ứng dụng của ankan.
Kĩ năng
− Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử rút ra được nhận xét về cấu trúc phân
tử, tính chất của ankan.
− Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng,
mạch nhánh.
− Viết các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của ankan.
− Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.
− Tính thành phần phần trăm về thể tích và khối lượng ankan trong hỗn hợp
khí, tính nhiệt lượng của phản ứng cháy.
II. Trọng tâm:
− Đặc điểm cấu trúc phân tử của ankan, đồng phân của ankan và tên gọi tương
ứng.
− Tính chất hoá học của ankan
− Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm
III. Chuẩn bị:
• GV: Mô hình phân tử butan; bật lửa gas dùng để biểu diễn thí nghiệm
phản ứng cháy.
• HS: Ôn lại lí thuyết về đồng đẳng, đồng phân, loại phản ứng và cách viết.
IV. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, phát vấn.
V. Tiến trình giảng dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, nắm tình hình lớp.
2. Học bài mới:
TIẾT 37

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1:Giới thiệu hidrocacbon no
- Hidrocacbon no là hidrocacbon mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn.
- Ankan là những hidrocacbon no không có mạch vòng.
8


Trường THPT Trần Phú

GV : Nguyễn Thị Phương Dung

I. ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP:
Hoạt động 2:
1. Dãy đồng đẳng ankan:
GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi ôn lại
khái niệm về đồng đẳng.
* Vd : CH4, C2H6, C3H8...lập thành
- GV: Nêu khái niệm về đồng đẳng.
dãy đồng đẳng ankan.
- HS nhắc lại khái niệm đồng đẳng.
→ CTTQ : CnH2n + 2 với n ≥ 1.
- GV: Nếu biết chất đồng đẳng đầu tiên của * Phân tử chỉ chứa liên kết đơn (σ)
dãy ankan là CH4, em hãy lập công thức các * Mỗi C liên kết với 4 nguyên tử
chất đồng đẳng tiếp theo.?
khác → tứ diện đều.
- HS thảo luận: CH4, C2H6, C3H8, C4H10, … * Mạch cacbon gấp khúc (trừ
- HS: Viết CTTQ chung của dãy đồng
C2H6).
đẳng: CnH2n + 2 với n ≥ 1 .

- GV: Cho HS quan
sát mô hình phân tử
butan và nêu đặc điểm
cấu tạo của nó ?
- HS: Nguyên tử C tạo được 4 liên kết đơn
hướng từ nguyên tử C ra 4 đỉnh của một tứ
diện đều. Các ngtử C không cùng nằm trong
một đường thẳng (là đường gấp khúc, trừ
C2H6).
Hoạt động 3:
2. Đồng phân:
- GV đặt câu hỏi: Với ba chất đầu dãy đồng * Từ C4H10 bắt đầu có đồng phân
đẳng, em hãy viết CTCT cho các chất đó.
về mạch cacbon.
Các chất này có một hay nhiều CTCT mạch * Vd : C4H10 có 2 đồng phân :
hở?
(1) CH3-CH2-CH2-CH3.
- HS thảo luận:
(2) CH3-CH(CH3)-CH3.
CH4: CH4
C2H6: CH3 – CH3
C3H8: CH3 – CH2 – CH3.
Nhận xét: Ba chất đầu dãy đồng đẳng ankan,
mỗi chất có duy nhất một CTCT.
- Tương tự, GV yêu cầu HS viết CTCT cho
các chất C4H10, C5H12. Nhận xét về kết quả
tìm được.
- HS:
+ C4H10 có 2 đp cấu tạo:
CH3 – CH2 - CH2 - CH3

CH3
CH3 CH CH3

+ C5H12 có 3 đp cấu tạo:
9


Trường THPT Trần Phú

GV : Nguyễn Thị Phương Dung

CH3CH2CH2CH2CH3

CH3 CH CH 2 CH3
|

CH3

CH3
|

CH3 − C − CH 3
|
CH3

- GV hướng dẫn HS phân biệt các trật tự sắp
xếp cấu trúc của chất đó (lưu ý HS tránh viết
các cấu trúc trùng lặp nhau, chú ý đến trình
tự viết CTCT các đồng phân)
Hoạt động 4:

3. Danh pháp:
- GV giới thiệu bảng 5.1 SGK trang 111.
- Các ankan đều có tận cùng là: an.
- HS rút ra nhận xét về đặc điểm trong tên - Tên gốc ankyl: Tên ankan tương
gọi của ankan và gốc ankyl.
ứng bằng cách đổi an → yl.
a) Danh pháp thay thế (các ankan
- GV giới thiệu quy tắc gọi tên các ankan mạch nhánh):
mạch nhánh theo danh pháp thay thế:
Bước 1: Chọn mạch C dài nhất,
- GV cho thí dụ về mạch C có nhiều nhánh: nhiều nhánh nhất làm mạch chính.
Bước 2: Đánh số nguyên tử C
CH3 CH3
1
2
3
4
5
mạch chính bắt đầu từ phía gần
CH3 CH C CH2 CH3
nhánh nhất.
C2H5
Bước 3: Gọi tên mạch nhánh
3-etyl-2,3 –đimetylpentan
(nhóm ankyl) –số vị trí nhánh – tên
nhánh tên ankan tương ứng của
- GV chú ý:
mạch chính.
( theo thứ tự vần A, B, C, số tiếp số bằng
dấu phẩy, số cách chữ bằng gạch – chữ

liền chữ, có dùng chữ đi, tri và têtra cho 2 b) Danh pháp thông thường:
hoặc 3 nhánh giống nhau).
 Có một nhóm CH3 ở C thứ 2 đọc
- GV giới thiệu một chất có tên thông là iso… thí dụ:
thường.
CH3
CH3 CH CH3

isobutan

 có hai nhóm CH3 ở C thứ 2 đọc
là neo…
thí dụ:
CH3
CH3 C CH3
CH3

GV giới thiệu bậc Cacbon

neopentan

c) Bậc C: Tính bằng số liên kết của
C đó với C xung quanh:
Thí dụ:
10


Trường THPT Trần Phú

GV : Nguyễn Thị Phương Dung

1

C

C

1

4

C

1

C

2

C

3

C

C

1

1


C

Hoạt động 5:
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ:
- GV yêu cầu HS quan sát bảng 5.1 (SGK), - Trạng thái
nhận xét quy luật biến đổi các tính chất sau
+ Từ C1  C4 : chất khí.
của ankan:
+ Từ C5  C17 : ch/lỏng.
+ Từ C18 trở đi là chất rắn.
- Trạng thái
- Khi phân tử khối tăng, T nc, T sôi,
- Nhiệt độ sôi
khối lượng riêng cũng tăng theo.
- Nhiệt độ nóng chảy
- Các ankan đều nhẹ hơn nước và
- Khối lượng riêng
không tan trong nước, tan nhiều
- Tính tan
trong các dung môi hữu cơ.
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
Hoạt động 6:
Củng cố và dặn dò:
- GV: Yêu cầu HS viết CTCT và gọi tên
các đồng phân có CTPT C6H14.
- Làm bài tập 2/115 SGK , học và đọc bài
cho tiết sau.
TIẾT 38:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS


NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1:
Kiểm tra bài cũ

- GV: Nêu câu hỏi:
Viết CTTQ của dãy đồng đẳng ankan?
Viết CTCT các đồng phân của C5H12 và gọi
tên của chúng ?
- HS: Trả lời
III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC:
Hoạt động 2:
1. Phản ứng thế bởi halogen:
- GV yêu cầu HS đọc SGK và đưa ra những
nhận xét chung về đặc điểm cấu tạo và tính
as
→ CH3Cl + HCl
chất hoá học của ankan.
CH4 + Cl2 
clometan (metyl clorua)
- HS đọc SGK và đưa ra những nhận xét
as
→ CH2Cl2 + HCl
chung về đặc điểm cấu tạo và tính chất hoá CH3Cl + Cl2 
điclo metan (metylen clrrua)
học của ankan.
as
→ CHCl3 + HCl
- GV lưu ý cho HS phản ứng đặc trưng CH2Cl2 + Cl2 
triclometan(clorofom)
của ankan là phản ứng thế.

as
→ CCl4 + HCl
- GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm phản
CHCl3 + Cl2 
11


Trường THPT Trần Phú

ứng thế.
- HS: Là phản ứng trong đó một hoặc nhóm
nguyên tử trong phân tử bị thay thế bởi một
hoặc nhóm nguyên tử khác.
- GV: Nêu quy tắc thế trong phân tử metan:
Thay thế lần lượt từng nguyên tử H.

GV : Nguyễn Thị Phương Dung
CH3CH2CH2Cl + HCl
1-clopropan (43%)

as

CH3 CH2 CH3+ Cl2 250C
propan

CH3 - CH - CH3 + HCl
Cl
2- clopropan (57%)

Nhận xét: Nguyên tử H liên kết

GV yêu cầu HS xác định bậc C trong phân với nguyên tử C bậc cao dễ bị thế
tử propan và viết PTHH pứ thế kèm theo % hơn nguyên tử H liên kết với
các chất sản phẩm. Nhận xét về sản phẩm nguyên tử C bậc thấp hơn.
chính
Hoạt động 3:
2. Phản ứng tách:
- GV yêu cầu HS:
Thí dụ:
500 C
+ Nghiên cứu SGK trên cơ sở khái niệm

xt
CH3 - CH3 
CH2 = CH2 + H2
của phản ứng tách
Thí dụ :
+ GV cho các thí dụ về C2H6 và C4H10, yêu
t
→ C4H8 + H2
CH3CH2CH2CH3 
xt
cầu HS viết sản phẩm phản ứng.
C3H6 + CH4
- HS nghiên cứu và hoàn thành các phương
C2H4 + C2H6
trình phản ứng:
Hoạt động 4:
3. Phản ứng oxi hóa:
- GV đưa thông tin gas là hỗn hợp nhiều
hiđrocacbon no khác nhau ở dạng khí.

- GV làm thí nghiệm bật lửa gas và yêu cầu CnH2n+2 + 3n + 1 O2 
t
→ nCO2 +
2
HS nhận xét:
(n+1)H2O
+ Màu ngọn lửa
nCO < n H O
Nhận xét:
+ Sản phẩm tạo thành.
0

0

0

2

2

+ Viết PTHH tổng quát. Nhận xét.
- HS quan sát và nhận xét:
+ Ngọn lửa không màu, sáng chói.
+ Không mùi, sản phảm khí.
+Viết PTHH tổng quát.
- GV cho HS so sánh số mol CO2 với số
mol H2O tạo thành và kết luận.
GV bổ sung: Phản ứng cháy là pư oxi hóa
hoàn toàn. Khi thiếu oxi, pư cháy ankan
xảy ra không hoàn toàn va sản phẩm có thể

có nhiều chất khác như CO, C, HCHO, …
Hoạt động 5:
IV. ĐIỀU CHẾ
- GV : Cho học sinh quan sát sơ đồ điều 1. Trong phòng thí nghiệm.
,t
chế CH4 trong PTN. Và viết PTHH điều CH3COONa + NaOH CaO

→ CH4
chế CH4
+ Na2CO3
0

12


Trường THPT Trần Phú

GV : Nguyễn Thị Phương Dung

- GV thông báo: Chưng cất phân đoạn dầu 2. Trong công nghiệp.
mỏ thu được các ankan ở các phân đoạn - Chưng cất phân đoạn dầu mỏ.
khác nhau.
- Từ khí thiên nhiên và khí mỏ dầu.
Từ khí thiên nhiên và khí mỏ dầu cũng thu
được các ankan.
Hoạt động 6:
V. ỨNG DỤNG CỦA ANKAN
- GV cho HS nghiên cứu SGK, kết hợp với
những kiến thức thực tiễn của đời sống để
thấy được ứng dụng của ankan trong 2 lĩnh

vực:
+ Làm nguyên liệu sản xuất.
+ Làm nhiên liệu cung cấp năng lượng
phục vụ cho đời sống.
- HS xem hình SGK trang 115 cho biết
ứng dụng của ankan:
Hoạt động 7: Củng cố – dặn dò.
- GV khắc sâu kiến thức trọng tâm cho HS
các nội dung sau:
+ Công thức chung, đặc điểm cấu tạo
ankan.
+ Phản ứng đặc trưng của ankan là phản
ứng thế.
+ Ứng dụng quan trọng của ankan là dùng
làm nguyên liệu và nhiên liệu.
- HS về nhà làm bài tập 3, 4, 5, 6, 7 trang
115, 116 SGK.

B. SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN :
1. Mô hình phân tử butan

2. Bảng 5.1 (SGK)
3. Bật lửa ga dùng để biểu diễn thí nghiệm phản ứng cháy.
4. Sơ đồ điều chế khí CH4 trong phòng thí nghiệm.

13


Trường THPT Trần Phú


GV : Nguyễn Thị Phương Dung
4-5 g ho ãn hợp
CH3COONa:
CaO, NaOH
tỉ lệ kl 1 : 2

CH4

H2O
Điều chế metan trong phòng thí nghiệm

5. Hình ảnh một số ứng dụng của ankan.

==========*****==========

Bài 29: ANKEN

TIẾT 42,

43
A. NỘI DUNG:
I. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
Biết được :
− Cơng thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân cấu tạo và đồng phân
hình học.
− Cách gọi tên thơng thường và tên thay thế của anken.
− Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sơi,
khối lượng riêng, tính tan) của anken.
− Phương pháp điều chế anken trong phòng thí nghiệm và trong cơng nghiệp.

ứng dụng.
− Tính chất hố học : Phản ứng cộng brom trong dung dịch, cộng hiđro, cộng
HX theo quy tắc Mac-cơp-nhi-cơp ; phản ứng trùng hợp ; phản ứng oxi hố.
Kĩ năng
− Quan sát thí nghiệm, mơ hình rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo và
tính chất.
14


Trường THPT Trần Phú

GV : Nguyễn Thị Phương Dung

− Viết được công thức cấu tạo và tên gọi của các đồng phân tương ứng với một
công thức phân tử (không quá 6 nguyên tử C trong phân tử).
− Viết các phương trình hoá học của một số phản ứng cộng, phản ứng trùng
hợp cụ thể.
− Phân biệt được một số anken với ankan cụ thể.
− Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo, gọi tên anken.
− Tính thành phần phần trăm về thể tích trong hỗn hợp khí có một anken cụ
thể.
II. Trọng tâm:
− Dãy đồng đẳng và cách gọi tên theo danh pháp thông thường và danh pháp
hệ thống/ thay thế của anken.
− Tính chất hoá học của anken.
− Phương pháp điều chế anken trong phòng thí nghiệm và sản xuất trong công
nghiệp.
III. Chuẩn bị:
- Mô hình phân tử etilen.
- Ống nghiệm, cặp ống nghiệm, giá đỡ.

- Bộ dụng cụ và hóa chất điều chế khí etilen, dung dịch brom, dung dịch
thuốc tím.
IV. Phương pháp:Trực quan, đàm thoại, phát vấn.
V. Tiến trình giảng dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, nắm tình hình lớp.
2. Học bài mới:
TIẾT 42
HOẠT ĐỘNG CỦA GVÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Hoạt động 1: Giới thiệu hidrocacbon không no
Khái niệm: hidrocacbon không no là những hidrocacbon trong phân tử có liên kết
đôi C = C hoặc liên kết ba C ≡ C hoặc cả hai liên kết đó.
I. ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP.
Hoạt động 2:
1. Dãy đồng đẳng anken:
GV giới thiệu chất đầu tiên của dãy đồng - Anken là những hidrocacbon
đẳng anken là etilen C2H4 (CH2 = CH2).
mạch hở trong phân tử có có một
liên kết đôi C = C.
- Etilen (C2H4) và các chất tiếp theo
C3H6, C4H8 … có tính chất tượng tự
etilen lập thành dãy đồng đẳng
a)Liên kết π;b)Mô hình rỗng;c)Mô hình đặc etilen có công thức phân tử chung
HS nhận xét đặc điểm cấu tạo của anken, từ CnH2n (n ≥ 2) được gọi là anken hay
đó rút ra khái niệm anken và lập công thức olefin.
phân tử chung của anken.
Hoạt động 3:
2. Đồng phân:
15



Trường THPT Trần Phú

- GV nêu vấn đề: Do trong phân tử anken
có một liên kết đôi C = C nên anken (n ≥ 4)
còn có thêm đồng phân vị trí liên kết đôi.
- GV yêu cầu HS viết các đồng phân anken
của C4H8 và rút ra nhận xét.

GV : Nguyễn Thị Phương Dung

a) Đồng phân cấu tạo.
Thí dụ: Các đồng phân anken của
C4H8:
CH2 = CH – CH – CH3
CH3 – CH = CH – CH3
CH2 = C CH3
CH3

- GV cho HS quan sát mô hình phân tử
đồng phân của but-2-en dưới dạng cis và - Từ C H trở đi anken có đồng phân
4 8
dạng trans.
về mạch C và đồng phân vị trí liên
kết đôi.
b) Đồng phân hình học.
- Dùng sơ đồ sau để giải thích:
R1
R2


C=C

R3
R4

Điều kiện: R1# R2 và R3 # R4
cis-but-2-en
trans-but-2-en
Trong phân tử anken, mạch chính
HS nhận xét rút ra kết luận về đồng phân là mạch chứa nhiều C nhất và có
hình học
chứa liên kết đôi C=C.
- Nếu hai đầu mạch chính cùng
nằm về một phía so với liên kết đôi
C= C là đồng phân cis-.
- Nếu hai đầu mạch chính nằm ở
hai phía khác nhau so với liên kết
đôi C = C là đồng phân trans-.
Hoạt động 4:
3. Danh pháp:
- GV cho thí dụ và yêu cầu HS rút ra cách
a. Tên thông thường:
gọi tên thông thường.
Thí dụ: C2H6 etan
 C2H4 etilen
C3H8 propan  C3H6 propilen
Đổi đuôi của an của ankan thành
đuôi ilen của anken
- GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng 6.1 SGK b. Tên thay thế:
và thảo luận rút ra cách gọi tên thay thế.

- Tên anken = tên ankan đổi đuôi –
- GV: Yêu cầu HS nhận xét về:
an thành –en.
+ Cách chọn mạch chính.
- Anken không nhánh: Tên mạch
+ Cách đánh số.
chính – số chỉ vị trí liên kết đôi – en
+ Cách gọi tên.
- Các anken phân nhánh khác gọi
qui tắc sau:
1. Chọn mạch C dài nhất chứa nối
đôi làm mạch chính.
2. Đánh số thứ tự các nguyên tử C
trong mạch chính, ưu tiên bắt đầu
đánh từ phía nào có liên kết đôi gần
16


Trường THPT Trần Phú

GV : Nguyễn Thị Phương Dung

- GV yêu cầu HS gọi tên các anken có công
thức C4H8 theo tên thay thế

nhất.
3. Gọi tên: Số chỉ vị trí nhánh –
tên nhánh - tên mạch chính – số
chỉ vị trí liên kết đôi – en.
Thí dụ:

4

3

2

CH3 CH = C

1

CH3

CH3

2-metylbut-2-en
Thí dụ:
CH2 = CH – CH – CH3 but-1-en
CH3 – CH = CH – CH3 but-2-en
CH2 = C CH3
CH3

2-metylpropen

Hoạt động 5:
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ:
GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng 6.1 SGK - Trạng thái: C2H4  C4H8 : chất
và nhận xét quy luật biến đổi các tính chất khí, từ C5H10 trở đi là chất lỏng hoặc
sau của anken:
rắn.
- Trạng thái.

- Khi phân tử khối càng tăng thì
- Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và
lượng riêng, độ tan.
khối lượng riêng càng tăng.
HS thảo luận, lần lượt trả lời các câu hỏi và - Các anken đều nhẹ hơn nước và
rút ra nhận xét:
không tan trong nước.
Hoạt động 6:
Củng cố và dặn dò:
- Làm bài tập 2/132 SGK tại lớp.
- Học và soạn phần còn lại của bài cho tiết
sau.
TIẾT 43
HOẠT ĐỘNG CỦA GVÀ HS

NỘI DUNG BÀI DẠY

Hoạt động 1:
Kiểm tra bài cũ
- GV : Nêu câu hỏi
+ Anken là gì? Công thức chung
của anken?
+ Viết và gọi tên các đồng phân của
anken có CTPT C4H8
- HS: Trả lời
III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC:
Hoạt động 6:
17



Trường THPT Trần Phú

GV : Nguyễn Thị Phương Dung

1. Phản ứng cộng:
- GV nêu vấn đề: Từ đặc điểm cấu a. Cộng hiđro:
tạo của anken hãy dự đoán về tính Thí dụ:
,t
chất hoá học của anken?
CH 2 = CH 2 + H 2 Ni


→ CH 3 − CH 3
- HS: Dựa vào đặc điểm cấu tạo của C H + H Ni
,t
→ Cn H 2n + 2
n
2n
2
phân tử anken: có 1 liên kết π kém
bền, dễ bị phân cắt, gây nên tính Sản phẩm thu được là ankan.
chất hoá học đặc trưng của anken:
dễ tham gia phản ứng cộng tạo
b. Cộng halogen:
thành hợp chất no tương ứng.
- Thí nghiệm: Dẫn khí C2H4 từ từ đi qua
- HS:
dung dịch brom, thấy màu nâu đỏ của dd bị
+ Viết phản ứng giữa etilen và H2.
+ Viết PTHH hóa học tổng quát nhạt dần.

- Giải thích do etien pư với Br2.
anken cộng H2.
CH2 = CH2 + Br2  CH2Br – CH2Br
+ Nêu sản phẩm của phản ứng.
Màu nâu đỏ
(không màu)
- GV làm thí nghiệm : Etilen tác
1,2 đibrometan
dụng với dung dịch brom.
- HS: Quan sát nêu hiện tượng và Chú ý: phản ứng này dùng để phân biệt
anken với ankan.
giải thích hiện tượng bằng PTHH.
c. Cộng HX (X là OH, Cl, Br…):
- Anken đối xứng:
H
CH2 = CH2 + H-OH →
CH3–CH2- OH

CH2 = CH2 + H-Br
CH3 – CH2 - Br
- GV yêu cầu HS viết PTHH của - Anken bất đối xứng:
CH3 CH CH3
phản ứng cộng của C2H4 với tác
nhân H2O và HBr.
Br
2 brompropan
CH3 - CH = CH2 + HBr
(SPC)
- GV viết PTHH của phản ứng
CH3 CH2 CH2Br

propen với HBr và cho biết sản
1 brompropan
phẩm chính.
(SPP)
- Yêu cầu HS xác định bậc C và rút
ra qui tắc cộng Mac – côp – nhi –
Qui tắc Mac–côp-nhi-côp (1838 -1904):
côp.
Trong phản ứng cộng HX vào liên kết đôi,
- GV đưa ra sơ đồ minh họa qui tắc. nguyên tử H (hay phần mang điện tích
dương) chủ yếu cộng vào nguyên tử
R CH CH3
2
+ 1
X
(SPC)
R CH = CH2 HX
cacbon bậc thấp hơn(có nhiều H hơn) còn
R CH2 CH2 X
nguyên tử hay nhóm nguyên tử X (phần
(SPP)
mang điện tích âm) cộng vào nguyên tử cac
bon bậc cao hơn (có ít H hơn).
Hoạt động 7:
2. Phản ứng trùng hợp:
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK Thí dụ:
0

0


+

18


Trường THPT Trần Phú

GV : Nguyễn Thị Phương Dung

rồi trả lời các câu hỏi sau:
t0,p,xt
CH2 CH2
n CH2 = CH2
+ Viết PTHH của phản ứng trùng
n
hợp etilen.
Etilen
polietilen
+ Nêu ý nghĩa các đại lượng.
- Phân tử CH2 = CH2 : gọi là monome; n: là
hệ số trùng hợp; ( -CH2 – CH2-)n gọi là
+ Rút ra khái niệm phản ứng trùng polime; -CH2 – CH2-: gọi là mắt xích.
hợp, cách gọi tên.
- Khái niệm: Phản ứng trùng hợp là q
GV Nhấn mạnh: Để có thể trùng trình kết hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ
hợp tạo phân tử polime thì các giống nhau hoặc tương tự nhau thành
monome phải chứa liên kết bội.
những phân tử rất lớn (gọi là polime).
- Tên polime = poli + monome
Hoạt động 8:

3. Phản ứng oxi hố:
- GV u cầu HS viết PTHH của pư a) Phản ứng oxi hố hồn tồn.
3n
cháy anken , nhận xét mối quan hệ
t
CnH2n + 2 O2 →
nCO2+ nH2O
số mol của CO2 và H2O.
Nhận xét: nCO = n H O
b) Phản ứng oxi hố khơng hồn tồn.
- GV làm thí nghiệm sục khí etilen
- Hiện tượng: dd KMnO4 màu tím bị nhạt
vào dd KMnO4 lỗng u cầu HS:
dần, có kết tủa đen xuất hiện.
+ Nêu hiện tượng.
- Giải thích:
+ Giải thích.
3CH2=CH2 + 4H2O + 2KMnO4 

3HOCH2CH2OH + 2MnO2 ↓ + 2KOH
- Chú ý: Phản ứng này dùng để phân biệt
anken với ankan.
0

2

2

Hoạt động 9:
IV. ĐIỀU CHẾ

- GV giới thiệu phương pháp điều 1. Trong phòng thí nghiệm:
chế etilen trong phòng thí nghiệm từ CH3CH2OH 
H 2 SO4 ,170o C CH2 = CH2 +

ancol etylic (hình 6.3 SGK).
H2O
- HS xem SGK viết PTHH
Đá bọt mục đích để hỗn hợp sơi đều, khơng
- GV hỏi: cho đá bọt vào ống bắn ra khỏi miệng ống nghiệm, gây nguy
nghiệm với mục đích gì?
hiểm.
Hỗn hợp
2 ml C 2H5OH,
4 ml H2SO4 đặc
+ đá bọt

C2H4

H2 O

GV nêu phương pháp điều chế

2. Trong cơngnghiệp:
19


Trường THPT Trần Phú

anken trong công nghiệp yêu cầu
HS viết PTHH.

HS xem SGK viết PTHH

GV : Nguyễn Thị Phương Dung

Anken được lấy từ sản phẩm tách H 2 từ
ankan.
t0 , p

CnH2n +2 →
CnH2n + H2
xt
ankan

anken

Hoạt động 10:
V. ỨNG DỤNG
- GV cho HS nghiên cứu SGK rút ra - Là nguyên liệu cho quá trình SX hoá học.
những ứng dụng của anken:
- Các anken đầu dãy dùng để tổng hợp
polime có nhiều ứng dụng trong đời sống.

Hoạt động 11: Củng cố – dặn dò
- GV khắc sâu kiến thức trọng tâm:
Cấu tạo của anken, phản ứng cộng,
phản ứng oxi hóa, phản ứng trùng
hợp của anken.
- HS về nhà học bài, làm bài tập 1 –
6 trang 132 SGK. Nghiên cứu trước
bài: “ANKAĐIEN”

B. SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN :
1. Mô hình của phân tử etilen C2H4 (CH2 = CH2).

a) Liên kết π ; b) Mô hình rỗng; c) Mô hình đặc
2. Mô hình phân tử đồng phân của but-2-en dưới dạng cis và dạng trans.

20


Trường THPT Trần Phú

GV : Nguyễn Thị Phương Dung

3. Bảng 6.1 (SGK)
4. Thí nghiệm : Etilen tác dụng với dung dịch brom.
5. Thí nghiệm: khí etilen tác dụng với dung dịch KMnO4 lỗng

(1C)
2ml C2H5OH
4ml H2SO4
đậm đặc

Đá bọt
dd KMnO4

6. Sơ đồ điều chế etilen trong phòng thí nghiệm
Hỗn hợp
2 ml C 2H5OH,

C2H4


4 ml H2SO4 đặc
+ đá bọt

H2O

Lưu ý: Đun nóng hỗn hợp từ từ vì có axit H2SO4 đặc.
6. Một số hình ảnh về ứng dụng của anken:

==========*****==========

21


Trường THPT Trần Phú

GV : Nguyễn Thị Phương Dung

Bài 32: ANKIN

TIẾT 46:

A. NỘI DUNG
I. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
− Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp, tính
chất vật lí (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối
lượng riêng, tính tan) của ankin.
− Tính chất hoá học của ankin : Phản ứng cộng H2, Br2, HX ; Phản ứng thế
nguyên tử H linh động của ank-1-in ; phản ứng oxi hoá).

- Điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
Kĩ năng
− Quan sát được thí nghiệm, mô hình phân tử, rút ra nhận xét về cấu tạo và tính
chất của ankin.
− Viết được công thức cấu tạo của một số ankin cụ thể.
− Dự đoán được tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận.
− Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của axetilen.
− Phân biệt ank-1-in với anken bằng phương pháp hoá học.
− Tính thành phần phần trăm về thể tích khí trong hỗn hợp.
II. Trọng tâm
− Dãy đồng đẳng, đặc điểm cấu trúc phân tử, đồng phân và cách gọi tên theo
danh pháp thông thường, danh pháp hệ thống của ankin.
− Tính chất hoá học của ankin
− Phương pháp điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
III. Chuẩn bị:
- Mô hình phân tử C2H2 (axetilen)
- Hoá chất, dụng cụ thí nghiệm điều chế khí C2H2, dung dịch AgNO3, dung
dịch NH3,cặp ống nghiệm, ống nghiệm, dung dịch KMnO4.
IV. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, phát vấn.
V. Tiến trình giảng dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, nắm tình hình lớp.
2. Học bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
I. ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP
Hoạt động 1:
1. Dãy đồng đẳng ankin:
- GV cho HS xem mô hình phân tử - Đặc điểm chung của các hợp chất là có
C2H2 (axetilen), yêu cầu HS cho một nối ba trong phân tử.
biết đặc điểm chung và nhận xét - Ankin là hidrocacbon mạch hở trong phân

khái niệm ankin.
tử có một liên kết ba C ≡ C
Axetilen (C2H2) , C3H4, C4H6, C5H8, … lập
thành dãy đồng đẳng của axetilen (ankin) có
22


Trường THPT Trần Phú

GV : Nguyễn Thị Phương Dung

- HS quan sát thảo luận và rút ra
CTPT chung là CnH2n – 2 (n ≥ 2)
nhận xét.
- GV cho biết chất đầu tiên của
dãy đồng đẳng là C2H2, yêu cầu
HS viết các chất đồng đẳng tiếp
theo và CTPT chung.
Hoạt động 2:
2. Đồng phân:
GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức Thí dụ: Viết các đồng phân của các ankin có
đồng phân, viết CTCT của các công thức phân tử:
ankin có công thức phân tử: C4H6, C4H6: HC ≡ C - CH2 - CH3 CH3 – C ≡ CC5H8, … Dựa vào mạch C và vị trí CH3
nối bội, phân loại các đồng phân C5H8: HC ≡ C - CH2 – CH2- CH3
vừa viết được.
CH3 - C ≡ C - CH2 - CH3
HC

C CH


CH3

CH3

Ankin từ C4 trở đi có đồng phân vị trí liên
kết ba, từ C5 trở còn có đồng phân mạch
cacbon (tương tự anken).Thí dụ: C5H8
Hoạt động 3:
3. Danh pháp:
- GV cho HS xem CTCT và tên
a. Tên thông thường:
gọi thông thường của một số
Thí dụ: HC ≡ CH
axetilen
ankin.
HC ≡ C - CH3
metylaxetilen
HS thảo luận đưa ra kết quả.
HC ≡ C- CH2 - CH3 etylaxetilen
CH3 –C ≡ C- CH3
đimetylaxetilen
Tên gốc ankyl liên kết với nguyên tử C của
- Yêu cầu HS rút ra quy tắc gọi tên liên kết ba +
thông thường của các ankin.
b. Tên thay thế:
Quy tắc: Số chỉ vị trí nhánh – tên nhánh GV cho HS nghiên cứu bảng 6.2
tên mạch chính – số chỉ vị trí liên kết ba –
SGK và yêu cầu nêu quy tắc gọi
in.
tên thay thế của ankin.

- Chọn mạch C dài nhất chứa liên kết ba
- Cách chọn mạch chính.
làm mạch chính.
- Cách đánh số.
- Đánh số thứ tự các nguyên tử C trong
Cho thí dụ.
mạch chính từ phía nào có liên kết ba gần
- HS nghiên cứu thảo luận:
nhất.
Thí dụ:
HC ≡ C- CH2 - CH3
but -1-in
CH3 –C ≡ C- CH3
but-2 -in
CH3–C ≡ C–CH2 – CH3 pent-2-in
HC C CH CH3
CH3

3-metylbut -1-in
23


Trường THPT Trần Phú

GV : Nguyễn Thị Phương Dung

GV thông báo:

- Các ankin có liên kết ba ở dạng đầu mạch
(dạng R – C ≡ CH) được gọi là các ank-1-in

Hoạt động 3:
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
GV hướng dẫn HS nghiên cứu - Trạng thái: 3 ankin đầu là chất khí, các
SGK và từ thông tin bảng 6.2 và ankin khác là chất lỏng hoặc rắn.
rút ra nhận xét:
- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối
- Trạng thái.
lượng riêng tăng theo chiều tăng của phân
- Qui luất biến đổi về nhiệt độ tử khối.
nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối - Tính tan: Các ankin nhẹ hơn nước và
lượng riêng; tính tan.
không tan trong nước.
HS thảo luận lần lượt trả lời các
câu hỏi:
III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
Hoạt động 4:
1. Phản ứng cộng:
- GV nêu vấn đề: Từ đặc điểm cấu
tạo của anken và ankin hãy dự
đoán về tính chất hoá học của
ankin?
- HS dự đoán tính chất hoá học của
ankin có phản ứng cộng và phản
ứng thế nguyên tử H liên kết với
nguyên tử C của liên kết ba bằng
nguyên tử kim loại.
- GV hướng dẫn HS viết PTHH
của pư cộng ankin với H2 yêu cầu
HS cho biết điều kiện để tạo thành
anken và ứng dụng của pư đó.

- Lưu ý HS: pư xảy ra theo hai
giai đoạn liên tiếp và cũng tuân
theo qui tắc Mac-cốp–nhi-côp.
- GV yêu cầu HS viết PTHH của
phản ứng cộng ankin với Br2.
- GV cho biết ankin cùng làm mất
màu dd brom nhưng chậm hơn
anken.
- GV yêu cầu HS viết PTHH của
pư cộng ankin với HCl.
Lưu ý HS: pư xảy ra theo hai giai

a) Cộng H2 với xúc tác Ni, t0.
Ni,t
CH ≡ CH + H2 
→ CH2 = CH2
Ni,t
CH2 = CH2 + H2 
→ CH3 - CH3
Với xúc tác Pd/PbCO3 hoặc Pd/ BaSO4 pư
dừng lại tạo anken.
Pd/PbCO ,t
CH ≡ CH + H2 
→ CH2 = CH2
Phản ứng này dùng để điều chế anken từ
ankin.
b) Cộng brom, clo.
CH ≡ CH + Br2  CHBr = CHBr
1,2 - đibrometen
CH2 = CH2+ Br2  CH2Br-CH2Br

1,1,2,2-tetrabrometan
c) Cộng HX (X là OH, Cl, Br, CH3COO…)
+ Cộng liên tiếp theo hai gai đoạn:
t ,xt
Thí dụ: CH ≡ CH +HCl 
→ CH2 = CHCl
Vinylclorua
CH2 = CHCl+ HCl → CH3-CHCl2
0

0

3

0

0

t 0 ,xt

24


Trường THPT Trần Phú

GV : Nguyễn Thị Phương Dung

đoạn liên tiếp và cũng tuân theo
1,1- đicloetan
qui tắc Mac-cốp–nhi-côp.

Nếu có xúc tác thích hợp pư dừng lại ở sản
phẩm chứa nối đôi ( dẫn monoclo của
anken).
HgCl
→
CH ≡ CH + HCl 
150 − 200 C CH2 = CHCl
Vinylclorua
GV cho HS xác định bậc cacbon
Với ankin bất đối xứng, phản ứng tuân theo
và viết PTHH của phản ứng cộng
qui tắc Mac-côp-nhi-côp.
HC ≡ C - CH3 với HCl.
2

0

CH3 C

CH

+ HCl

Cl

CH3 C = CH2

+

HCl


CH3

C

CH3

Cl
2,2- ñclopropan

Cl

+Pư cộng H2O của các ankin chỉ xảy ra
theo tỉ lệ1:1
→ [CH2 = CH –OH]
CH ≡ CH + H2O HgSO
→ CH3 – CH=O
andehit axetic
GV hướng dẫn HS viết PTHH của d. Phản ứng đime và trime hoá:
phản ứng đime và trime hóa của + Phản ứng đime hoá:
phân tử axetilen.
xt, t0
+
4

CH

CH

CH


CH

CH C CH = CH2
vinyl axetilen

+ Phản ứng trime hoá:
3CH

CH

6000C
boät C

hay
Bezen

Hoạt động 5:
2. Phản ứng thế bằng ion kim loại:
- GV làm thí nghiệm yêu cầu HS Thí nghiệm: Sục khí axetilen vào dd AgNO 3
quan sát và nêu hiện tượng.
trong dd NH3, có kết tủa màu vàng nhạt xuất
- HS quan sát thảo luận và nhận hiện. Đó là bạc axetilua tạo thành do phản
xét.
ứng:
Nhận xét:
CH ≡ CH + 2AgNO3 + 2NH3  Ag – C ≡ C
+ Nguyên tử H liên kết trực tiếp – Ag + 2NH4NO3
với nguyên tử C nối ba đầu mạch Bạc axetilua
có tính linh động hơn các nguyên Nhận xét: Phản ứng thế của ank-1-in với

tử H khác nên dễ bị thay thế bằng dung dịch AgNO3/ NH3 giúp phân biệt ankion kim loại.
1-in với các ankin khác.
+ Phản ứng thế của ank-1-in với
dung dịch AgNO3/ NH3 giúp phân
biệt ank-1-in với các ankin khác.
Hoạt động 6:
3. Phản ứng oxi hoá:
25


×