Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Thực trạng và tác động của phá giá tiền tệ ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.14 KB, 11 trang )

THUYẾT TRÌNH

PHÁ GIÁ TIỀN TỆ
1. Lý thuyết cơ bản
1.1. Định nghĩa phá giá tiền tệ
Phá giá tiền tệ là việc giảm giá trị của đồng nội tệ so với các loại ngoại tệ so với mức
mà chính phủ đã cam kết duy trì trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Biểu hiện bên ngoài của
phá giá tiền tệ là sự tăng lên của tỷ giá danh nghĩa. Bản chất của nó là một quốc gia đánh tụt sức
mua danh nghĩa đồng nội tệ so với ngoại tệ. Ví dụ việc phá giá VND nghĩa là giảm giá trị của nó
so với các ngoại tệ khác như USD, EUR...
1.2. Nguyên nhân chính phủ phá giá tiền tệ
1.2.1. Nguyên nhân chủ quan
Chính phủ chủ động muốn phá giá đồng tiền nhằm thực hiện môt mục tiêu kinh tế, xã hội
nhất định nào đó. trong trường hợp này, Chính phủ thường lựa chọn giải pháp phá giá khi quốc
gia đang ở trong tình trạng kém tăng trưởng, thất nghiệp cao hoặc đồng nội tệ của quốc gia đó
đang đựơc định giá qua cao so với giá trị thực, gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu. Như vậy, có
hai nguyên nhân chính khiến Chính phủ muốn chủ động muốn phá giá đồng tiền nứoc mình.
Thứ nhất, Chính phủ muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế khó
khăn, Chính phủ phá giá tiền tệ nhằm tạo ra động lực tăng trưởng, đẩy nhanh tốc độ phát triển
kinh tế và giảm thất nghiệp. Phá giá tiền tệ sẽ ảnh hửong trực tiếp lên hoạt động xuất nhập
khẩu của một quốc gia, thúc đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu mở rộng quy mô sản xuất, cùng
với đó là các doanh nghiệp sản xuất hàng thay thế nhập khẩu trong nước tăng sản lượng nhằm
đáp ứng nhu cầu tăng lên của bộ phận người tiêu dùng thường sử dụng hàng nhập khẩu trước
phá giá. Nhờ đó, tình trạng thất nghiệp trong nước sẽ phần nào được cải thiện, nền kinh tế từng
bước tăng trưởng.
Thứ hai, Chính phủ muốn cải thiện cán cân thương mại của quốc gia. Đồng nội tệ bị đánh
giá quá cao trong một thời gian dài gây tác động không tốt đến tình hình xuất nhập khẩu và sự
phát triển kinh tế, do vậy Chính phủ muốn phá giá nhằm cải thiện Cán cân thương mại và lợi thế
cạnh tranh trong xuất khẩu của quốc gia. Lý do đồng nội tệ bị đánh giá quá cao có thể do Chính
phủ đã duy trì một chế độ tỷ giá cố định trong một khoảng thời gian dài khiến tỷ giá hối đoái
không còn phản ánh chân thực nhu cầu và giá trị thực của đồng tiền trên thị trường, nhập khẩu


hàng hóa nứơc ngoài ồ ạt còn hàng xuất khẩu không có khả năng cạnh tranh với giá hàng hóa
nứoc khác.
1.2.2. Nguyên nhân khách quan
Chính phủ cũng có thể buộc phải tiến hành phá giá do cầu ngoại tệ trên thị truờng đột
ngột tăng mạnh. Điều này đặc biệt dùng trong trường hợp Chính phủ cố ghìm giữ một mức tỷ


giá cố định và sợ mất uy tín khi phá giá hoặc cũng có thể họ muốn duy trì một giá trị ổn định cho
đồng tiền của mình, tránh những tác động tiêu cực của biến động tỷ giá đến nền kinh tế. Tuy
nhiên nếu chính phủ cố ghìm giữ tỷ giá trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng xấu lên nền kinh
tế, không khuyến khích được xuất khẩu, ảnh hưởng đến sức sản xuất. Quan trọng hơn là nếu
tình trạng này kéo dài quá lâu, nhà nước sẽ không đủ khả năng can thiệp nhằm giữ vững tỷ giá
đã đặt ra do áp lực của thị trường khi có biến động kinh tế là rất lớn.
Áp lực ở đây đựợc hiểu là do cầu ngoại tệ trên thị trường tăng mạnh, làm tăng tỷ giá. Do
cam kết duy trì mức tỷ giá cố định, Chính phủ cần bán ra ngoại tệ, mua vào nội tệ nhằm tăng
cung ngoại tệ đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời giảm cung nội tệ nhằm tăng giá trị của đồng
tiền nước mình. Động thái này sẽ làm trung hòa những biến động trên thị trường, giúp tỷ giá
đứng vững ở mức tỷ giá trung tâm đã quy định. Dần dần dự trữ ngoại hối của Chính phủ sẽ cạn
kiệt, Chính phủ không còn khả năng duy trì mức tỷ giá cố định. Do vậy, họ buộc phải phá giá.
Như vậy mọi nguyên nhân làm cho cầu ngoại tệ tăng đột ngột ngoài tầm kiểm soát của nhà
nước đều có tiềm năng dẫn đến một cuộc phá giá.
2. Những tác động của phá giá tiền tệ:
2.1. Tác động của phá giá tiền tệ lên cán cân thanh toán:
Cán cân thanh toán tổng thể bao gồm cán cân vãng lai và cán cân vốn.
2.1.1.

Tác động lên cán cân vốn:
Nhân tố chủ yếu tác động lên cán cân vốn là lãi suất. Khi mức lãi suất nội tệ thay đổi sẽ
kích thích làm cho các luồng vốn chạy vào hay chạy ra khỏi quốc gia, làm cho cán cân vốn thay
đổi. Yếu tố tỷ giá hầu như không ảnh hưởng lên cán cân vốn, nghĩa là khi phá giá tiền (tỷ giá

tăng) thì cán cân vốn hầu như không thay đổi.
Tuy nhiên, nếu thực hiện phá giá mạnh sẽ có thể gây ra tâm lý lo ngại về các bất ổn, yếu
kém trong nền kinh tế cho các nhà đầu tư, có thể khiến họ đưa ra quyết định rút vốn. Hậu quả
là có thể gây bất ổn định đến các luồng vốn ra vào.

2.1.2.

Tác động lên cán cân vãng lai.
Mục tiêu của phá giá tiền tệ là làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa và từ đó cải
thiện cán cân thanh toán vãng lai. Khi đồng nội tệ giảm giá sẽ làm tăng tỷ giá danh nghĩa, kéo
theo tỷ giá thực tăng sẽ kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, cải thiện cán cân thương
mại. Khi tỷ giá tăng (phá giá), giá xuất khẩu rẻ đi khi tính bằng ngoại tệ, giá nhập khẩu tính theo
đồng nội tệ tăng được gọi là hiệu ứng giá cả. Khi tỷ giá giảm làm giá hàng xuất khẩu rẻ hơn đã
làm tăng khối lượng xuất khẩu trong khi hạn chế khối lượng nhập khẩu.

2.1.2.1. Tác động lên cán cân thu nhập và cán cân chuyển giao vãng lai một chiều:

Cán cân thu nhập phụ thuộc vào những khoản đã đầu tư trước đó; còn cán cân chuyển
giao vãng lai một chiều phụ thuộc vào mối quan hệ hay lòng tốt giữa người cư trú và người
không cư trú


 hầu như việc chính phủ phá giá tiền tệ (tỷ giá tăng) không tác động lên cán cân thu nhập,

chuyển giao vốn một chiều.
2.1.2.2. Tác động lên cán cân thương mại và dịch vụ.
a. Trong ngắn hạn.
- Khi tỷ giá tăng trong lúc giá cả và tiền lương trong nước tương đối cứng nhắc sẽ làm giá
hàng hóa xuất khẩu rẻ hơn, nhập khẩu trở nên đắt hơn: các hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết
với tỷ giá cũ, các doanh nghiệp trong nước chưa huy động đủ nguồn lực để sẵn sàng tiến hành

sản xuất nhiều hơn trước nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu tăng lên, cũng như nhu cầu trong
nước tăng lên.
- Cầu hàng nhập khẩu không nhanh chóng giảm còn do tâm lý người tiêu dùng. Khi phá
giá, giá hàng nhập khẩu tăng lên, tuy nhiên, người tiêu dùng có thể lo ngại về chất lượng hàng
nội chưa xứng đáng thay thế hàng nhập làm cho cầu hàng nhập khẩu chưa thể giảm ngay. Do
đó, số lượng hàng xuất khẩu trong ngắn hạn không tăng lên nhanh chóng và số lượng hàng nhập
cũng không giảm mạnh.
Vì vậy, trong ngắn hạn hiệu ứng giá cả thường có tính trội hơn hiệu ứng số lượng làm cho
cán cân thương mại xấu đi.
b. Trong dài hạn.

Giá hàng nội địa giảm đã kích thích sản xuất trong nước và người tiêu dùng trong nước
cũng đủ thời gian tiếp cận và so sánh chất lượng hàng trong nước với hàng nhập.
Doanh nghiệp có thời gian tập hợp đủ các nguồn lực để tăng khối lượng sản xuất. Lúc này
sản lượng bắt đầu co giãn, hiệu ứng số lượng có tính trội hơn hiệu ứng giá cả làm cán cân
thương mại được cải thiện.
2.2. Tác động của phá giá tiền tệ đối với nền kinh tế.

2.2.1. Tác động của phá giá tiền tệ đối với lạm phát.
Do giá cả nhập khẩu tăng, nên giá cả nội địa cũng thường tăng lên sau khi thực hiện phá
giá tiền tệ. Việc tăng giá hàng nội địa sẽ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giá cả – lương. Nếu
lương được điều chỉnh theo mức độ lạm phát thì trong trường hợp này lương sẽ tăng. Như vậy,
sẽ dẫn tới hiện tượng lạm phát leo thang gây ảnh xấu đến tiết kiệm, đầu tư, phát triển kinh tế,
phân bổ thu nhập cũng như ổn định chính trị. Ảnh hưởng của phá giá tiền tệ gây nên lạm phát
có thể kiểm soát được bằng cách giảm tín dụng kinh tế và giảm thâm hụt ngân sách.
2.2.2. Tác động của phá giá tiền tệ đối với sản xuất
Trong ngắn hạn, việc tăng giá sẽ làm giảm tiền lương thực tế (trước khi lương danh nghĩa
được điều chỉnh), đồng thời giảm tài sản của người dân đang được cất giữ dưới dạng đồng tiền
nội địa, tài khoản ngân hàng và trái phiếu nội địa. Giảm thu nhập thực tế sẽ hạn chế người dân
tiêu dùng dẫn tới giảm mức chi tiêu của quốc gia. Do vậy, thông thường sẽ có sự tái phân bổ thu

nhập và tài sản sau khi phá giá tiền tệ. Việc giảm chi tiêu có thể cải thiện tài khoản vãng lai,


nhưng đồng thời cũng làm giảm cầu đối với hàng hóa nội địa, từ đó gây ra thất nghiệp trong
một số ngành kinh tế.
2.2.3. Tác động của phá giá tiền tệ đến ngân sách
Phá giá tiền tệ có thể có những ảnh hưởng gián tiếp đến ngân sách, có thể cải thiện hay
làm thâm hụt ngân sách. Điều này phụ thuộc vào tầm quan trọng của các khoản thu và chi chịu
ảnh hưởng trực tiếp của tỷ giá hối đoái.
- Xét về nguồn thu ngân sách bao gồm các khoản như thuế xuất nhập khẩu và viện trợ
nước ngoài. Phá giá có xu hướng làm tăng thuế thu đối với giao dịch thương mại nước ngoài.
Mức độ ảnh hưởng của chính sách này phụ thuộc vào tương quan so sánh giữa thuế thu từ xuất
nhập khẩu và tổng thuế thu được, độ co giãn về thuế, độ co giãn theo giá của xuất nhập khẩu.
Nếu đất nước nhận được một lượng lớn viện trợ nước ngoài, thì khoản thu này cũng sẽ tăng
theo tỉ lệ của phá giá tiền tệ.
- Xét về nguồn chi ngân sách gồm những khoản bù trừ nguồn thu. Trước hết, nếu đất
nước đang có một khoản nợ nước ngoài lớn, thì việc phá giá tiền tệ sẽ làm cho họ phải trả
khoản lãi suất lớn. Thứ hai, khoản chi của chính phủ cho mua xăng dầu, máy tính, thiết bị quân
sự từ nước ngoài sẽ tăng lên.
2.2.4. Một số tác động khác.
- Chi phí sản phẩm thiết yếu: Các nước đang phát triển đặc biệt phụ thuộc vào một số sản
phẩm nhập khẩu, đầu tư, năng lượng và sản phẩm y tế. Phá giá tiền tệ làm giá thành các sản
phẩm này tương đối đắt đỏ và có thể có tác động tiêu cực đến tăng trưởng và đời sống nhân
dân.
- Nợ nước ngoài: Một số nước nghèo luôn ở trong tình trạng vay nợ nước ngoài nhiều.
Việc phá giá danh nghĩa đồng tiền nội địa làm tăng nợ nước ngoài tính bằng đồng nội địa. Điều
này đặt ra nhiều vấn đề cho ngân sách nhà nước, do phải trả lãi, và các khoản trả góp nước
ngoài cao do đồng ngoại tệ tăng giá
- Vấn đề cơ cấu chính sách: Khi có tác động của những chính sách như trợ giá, kiểm soát
giá hoặc hạn ngạch xuất khẩu, sẽ làm cản trở sự cân bằng các nhân tố bên ngoài theo qui luật

kinh tế. Những vấn đề này cần được xử lý ngay nếu không phá giá tiền tệ sẽ không có ý nghĩa.
Phá giá tiền tệ không chỉ tác động đến những vấn đề kinh tế mà còn ảnh hưởng đến
những vấn đề mang tính chính trị, xã hội. Vì thế, để thực hiện chính sách phá giá đồng nội tệ,
các nước đều phải xem xét và cân nhắc một cách kỹ lưỡng các mặt lợi và hại của biện pháp này
dựa trên tất cả các khía cạnh của nền kinh tế.
3. Thực tiễn về phá giá tiền tệ ở thế giới và Việt Nam:
3.1.

Trung Quốc phá giá đồng NDT:


Ngày 11/8, Trung quốc đã chính thức tuyên bố phá giá nhân dân tệ 1.9% , sau đó đồng
nhân dân tệ giảm 3% trong 3 phiên liên tiếp – giảm mạnh nhất kể từ năm 1994 đến nay.
Nguyên nhân:
Do trung quốc đang gặp phải một loạt khó khăn dồn dập:
a. Hồi tháng bẩy, xuất khấu bất ngờ giảm 8%, chiếm phần lớn trong nền kinh tế Trung Quốc.
b. Sụt giảm kinh tế, doanh số trượt dốc, thu nhập cũng sụt giảm theo.
c. TTCK Trung Quốc sụt giảm mạng sau nhiều năm hình thành bong bóng và dòng vốn đầu tư bị rút

ra ồ ạt, bộ máy xuất khẩu đất nước bị đình trệ

d. Chính phủ kìm giá trị của đồng Nhân Dân Tệ so với mặt bằng chung của thế giới đã đẩu giá hàng

hóa Trung Quốc trở nên đắt hơn so với hàng hóa các nước khác => Phá giá tiền tệ để đấy mạnh
hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc.
Diễn biến:
1. Ngày 11/8/2015, Ngân hàng nhân dân trung quốc áp dụng cơ chế xác định tỷ giá tham chiếu

mới: công bố tỷ giá hàng ngày trên thị trường ngoại hối liên ngân hàng dựa trên tỷ giá đóng cử
bình quân trên thị trường liên ngân hàng ngày hôm trước. Các ngân hàng được phép giao dịch

trong biên độ 2% xung quanh tỷ giá tham chiếu.
2. Trong ngày 12/8, Tỷ giá CNY/USD được công bố tăng 1.6 % và 1.1% trong ngày 13/8 theo diễn
3.
4.
a.
b.
c.
d.

biến thị trường
PBOC cũng chỉ đạo NHTM bán USD để hạn chế mức tăng tỷ giá CNY/USD.
Một số số liệu:
10/8/2015: 1000usd= 6211.5 cny – 11/8 là chủ nhật
12/8: 1000usd = 6440 CNY
14/8: 1000usd = 6399.9 CNY
(Hiện nay ổn định ở mức khoảng 6352.5 CNY, ngày 22/10 = 6354,4 )
5.

Ngày 13/8, trợ lý thống đốc PBOC thông báo việc thị trường điều chỉnh những

ngày qua thi hẹp chênh lệch 3% giữa tỷ giá tham chiếu với kỳ vọng tỷ giá của thị trường, giá trị
CNY đang dần phục hồi sau 3 ngày giảm và sẽ giữ ở mức cao, không có cơ sở để tiếp tục giảm
mạnh.
6. PBOC tuyên bố sẽ không để thị trowngf ngoại tệ biến động quá mức và khẳng định mức
tỷ giá hiện nay là phù hợp với yếu tố kinh tế vĩ mô.
7. Kết quả là tự ngày 11.8 đến sáng 13/8, tỷ giá CNY/USD tăng nhưng mức tăng chậm dần
và đến chiều 13.8, CNY phục hòi nhẹ, tỷ giá CNY/USD giao dịch đóng cửa giảm khoảng 0,03% so
vơi mức công bố đầu ngành.
Ảnh hưởng:
Thế giới: Dầu thô lao dốc, chứng khoán đỏ lửa.

Sáng 12/8, hầu hết thị trường chứng khoán các nước châu A đều đỏ lửa.
o Chỉ sổ MSCI châu Á – Thái bình dương giảm 1.5 %, xuống chạm mức thấp nhất kể từ tháng
2/2014


o Chỉ số Nikkei 225 của Nhật mất 1.15%,
o Hang Seng của Hongkong mất 0.95%
o ASX của ÚC giảm 0.67%
Giá dầu tại thị trường Mỹ cũng tụt dốc tới 1.88USD xuống chỉ còn 43.08 usd/thùng.
Sau động thái của PBOC ngày 11.8, các đồng tiền Châu Á đồng loạt giảm giá khoảng 0,5-2%
so với USD nhưng từ ngày 12.8, mức độ giảm giá chậm lại, đến chiều ngày 13.8.2015, hầu hết đã
tăng giá trở lại so với đồng USD: Hong Kong (+0,04%), Đài Loan (+0,4%); Hàn Quốc (+1,41%);
Philippines (+0,12%), Ấn độ (+0,24%), Malaysia (+0,42%), Thái Lan (+0,25%) so với đồng USD
trong ngày 13/8 cho thấy thị trường quốc tế đang đi vào ổn định, quen dần biến động thường
xuyên của CNY.
Thị trường chứng khoán các nước cũng diễn biến tích cực, sau hai ngày giảm thì đến ngày
13.8, cả chứng khoán Châu Âu và Châu Á đều tăng điểm trở lại: Nhật Bản tăng 0,99%, Mỹ tăng
0,15%, Hồng Kong tăng 0,43%, Singapore tăng 1,03%, Indonesia tăng 2,5%, Hàn Quốc tăng 0,4%,
đặc biệt Trung Quốc tăng 1,76%
Việt Nam:
1. Thị trường việt nam lâu nay phụ thuộc rât nhiều vào thị trường trung quốc nên việc phá giá
đồng nhân dân tệ chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới nước ta.
2. Hàng hóa trung quốc sẽ trở nên rẻ hơn hàng việt => tạo tình hình cạnh tranh mãnh liệt hơn với
hàng việt.
3. Vấn đề ngoại thương: trung quốc và việt nam không chỉ là chính ngạch mà còn là tiểu ngạch,
ngoại ngạch. Tức là buôn lậu qua cửa khẩu mà biên giới của Việt Nam không được kiểm tra chặt
chẽ. Vấn đề đặt ra cho việt nam phải kiểm soát ngoại thương, không bị ảnh hưởng quá nhiều
bởi buôn lậu.
4. Ngoài vấn đề tiền tệ ra, một vấn đề khác cũng hết sức nhức nhối là vấn đề sức khỏe, an toàn
thực phẩm.

5. Thị trường chứng khoán việt nam Vnindex giảm 0.62%, HNX – index cũng mất 0.45%.
Giải pháp ngay tức thì: Ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng ngay lập tức tăng tỷ giá từ
21.673 lên 22.106 VND/USD
Những lần Việt Nam phá giá đồng nội tệ

3.2.

1. Lịch sử những lần phá giá tiền Đồng.
-

Năm 1997, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính châu Á, Việt Nam đã quyết định nới biên
độ tỷ giá từ 5% lên 10%. Sau đó, khi thị trường dần ổn định, biên độ tỷ giá dần thu hẹo trở lại.

-

Năm 2008 là năm có nhiều biến động nhất từ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu, biên độ tỷ giá được nới rộng 3 lần trong năm đó. Ngày 10/3, biên độ tỷ giá được nới rộng
từ 0,75% lên 1% do lượng kiều hồi bằng USD tăng mạnh.


Ngày 27/6, biên độ tỷ giá tiếp tục tăng từ 1% lên 2%. Đây cũng là giai đoạn mà giá tỷ giá
VND/USD bất ổn định nhất khi mà trên thị trường đầu năm tỷ giá chỉ xoay quanh ở mức 15.000
đến 16.000 VND/1 USD vậy mà chỉ trong vòng 5 tháng ngắn ngủi con số này suýt soát chạm
ngưỡng 19.500 VND!
Ngày 7/11/2008, một lần nữa NHNN buộc phải nới lỏng biên độ tỷ giá từ mức 2% tăng lên
3% do làn sóng thoái vốn đầu tư ngoại trên thị trường chứng khoán cộng với tác động của việc
mua vàng lậu sau khi nhà nước ra quyết định không cho phép nhập vàng
-

Năm 2009, biên độ tỷ giá được nới rộng mạnh nhất lên thành 5%, sau đó được giảm về mức 3%.

Các năm tiếp theo, tỷ giá được giữ tương đối ổn định.
Năm 2014, biên độ tỷ giá được giữ ở mức 1%.

-

Năm 2015, tỷ giá USD/VND lại một phen biến động mạnh.
Ngay đầu năm, ngày 7/1/2015, NHNN đã quyết định điều chỉnh tỷ giá tăng 1% .
Tiếp đó ngày 7/5, tỷ giá tiếp tục tăng thêm 1%.
Điểm nhấn của năm 2015 chính là tình hình trong tháng Tám. Liên tiếp trong 3 ngày từ 1113/8, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã phá giá đồng CNY tổng cộng 4,6%. Trước tình hình
đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nhanh chóng điều chỉnh biên độ tỷ giá USD/VND từ 1%lên
2%. Tiếp đó, ngày 19/8, NHNN Việt Nam tiếp tục điều chỉnh tỷ giá thêm 1%(từ 21.673 VND/USD
lên 21.890 VND/USD) và nới rộng biên độ tỷ giá từ 2% lên 3%.

2. Lần phá giá tiền Đồng tháng 8/2015.
2.1. Nguyên nhân
-

Do Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ liên tiếp trung tuần tháng Tám. Việt Nam đứng trước
nguy cơ tràn lan hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc do hàng hóa Trung Quốc rẻ đi một cách
tương đối so với hàng hóa Việt Nam.

-

Việt Nam phá giá tiền Đồng để hỗ trợ xuất khẩu khi đồng đô-la ngày càng mạnh hơn, đông Nhân
dân tệ ngày càng giảm giá. Trong khi Trung Quốc đang là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các
mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

2.2. Diễn biến.
-


Ngày 12/8, chỉ một ngày sau khi Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ, NHNN Việt Nam đã điều
chỉnh biên độ tỷ giá của USD và VND từ 1% lên 2%.
Đây được đánh giá là bước đi đúng đắn và kịp thời do Việt Nam đang có quan hệ kinh tế
sâu rông với Trung Quốc. Việt Nam hiện đang nhập siêu rất lớn từ Trung Quốc, nếu NHNN
không kịp thời điều chình biên độ tỷ giá, hàng hóa Việt Nam sẽ ngày càng mất lợi thế cạnh tranh
so với hàng hóa Trung Quốc, nhập siêu ngày càng gia tăng.
Hơn nữa, việc điều chỉnh biên độ tỷ giá khiến cho tỷ giá USD/VND linh hoạt và sát với thực
tế trên thị trường hơn..

-

Ngày 19/8, Việt Nam tiếp tục thực hiện điều chình kép. NHNN phá giá tiền Đồng thêm 1%, đồng
thời nới rộng biên độ tỷ giá từ 2% lên 3%.


2.3. Tác động
-

Việc điều chỉnh kịp thời tỷ giá và biên độ tỷ giá của NHNN đã có tác động tích cực tới các ngành
xuất khẩu của Việt Nam, làm cho hàng hóa Việt Nam tránh bị mất khả năng cạnh tranh so với

-

hàng hóa Trung Quốc.
Tuy nhiên việc điều chỉnh này đã phá vỡ mục tiêu không điều chỉnh quá 2% mà NHNN đề ra hồi
đầu năm 2015.
Việc điều chỉnh chính sách tỷ giá cũng đã có tác động tiêu cực tới Thị trường chứng khoán.
Ngày 24/8, VN-Index đã mất gần 30 điểm, là phiên giảm điểm mạnh nhất kể từ sau sự kiện biển
Đông hồi giữa năm 2014.


4. Những khuyến nghị cho Việt Nam

4.1. Một số quan điểm về phá giá VNĐ hiện nay.
a, Quan điểm ủng hộ phá giá mạnh VNĐ hiện nay.
Trong báo cáo mới nhất về kinh tế vĩ mô Việt Nam vừa được công bố, các chuyên gia Viện
Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội khuyến nghị Ngân
hàng Nhà nước (NHNN) từ năm 2015 nên chủ động phá giá tiền đồng từ 3% - 4% trong vòng 2-3
năm tới, thông qua một số bước với biên độ 1%-1,5%.
Theo VEPR, sau nhiều năm có lạm phát cao, việc neo giá trị VNĐ vào USD khiến VNĐ bị
định giá cao đã gây bất lợi cho hàng xuất khẩu và hàng hóa trong nước trước hàng nhập khẩu.
Ảnh hưởng này trong nửa cuối năm 2014 còn nhân lên khi đồng USD tăng giá so với nhiều đồng
tiền khác trên thế giới khiến VNĐ tiếp tục mạnh lên. Như vậy, hàng hóa nhập khẩu trở nên rẻ
hơn. VEPR cho rằng trong nhiều năm gần đây, NHNN điều chỉnh tỉ giá với biên độ hẹp là quá
thận trọng và tiếp tục làm suy yếu khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Tỉ giá dao động tương
đối lớn trong năm 2014 buộc NHNN can thiệp 2 lần vào thị trường tiền tệ với mức tăng tỉ giá
1,4% (nằm trong giới hạn điều hành) trong khi tỉ giá thị trường tự do tăng hơn 2%. So với nhiều
đồng tiền tại thị trường mới nổi khác, VNĐ tỏ ra tương đối ổn định so với đồng USD. VEPR cho
rằng cơ chế neo đồng VNĐ vào USD được bảo đảm bằng việc can thiệp chủ động trên thị trường
tiền tệ, kết hợp với dự trữ ngoại hối tương đối lớn và rủi ro vĩ mô thấp cho phép Việt Nam chủ
động giới hạn độ mất giá của tiền đồng. Nhưng một bất cập của chính sách này là hậu quả tăng
giá của VNĐ so với USD và các ngoại tệ khác. Xu hướng này âm thầm diễn ra trong nhiều năm
làm suy yếu sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước trước hàng nhập khẩu và hàng
hóa trên thị trường quốc tế, gián tiếp trợ giá cho tiêu dùng hàng nhập khẩu.
b, Quan điểm phản đối phá giá mạnh VNĐ.
Trong khi quan điểm của các chuyên viên nước ngoài và vài chuyên viên trong nước cho
rằng nên phá giá, thì phía những người đang hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng
như số đông chuyên viên kinh tế trong nước lại nói không với giải pháp này.


Chẳng phải đến bây giờ mà suốt 15 năm qua giải pháp phá giá đồng tiền luôn được đặt ra

mỗi khi nền kinh tế đứng trước những thách thức. Những người đề xuất phá giá đồng tiền Việt
Nam lập luận rằng biện pháp này là nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu và kiềm hãm nhập khẩu,
nhờ vậy mà nền kinh tế của chúng ta sẽ không quá lệ thuộc vào tiêu thụ nội địa hoặc sẽ không
hướng việc sử dụng đô la vào sản xuất thay thế hàng nhập khẩu. Mấy năm trước, Quỹ tiền tệ
Quốc tế cũng đã từng khuyến cáo chúng ta nên phá giá đồng tiền quốc gia. Có người đã ví von,
IMF như một nhà phẫu thuật giỏi quá tin tưởng vào đường dao của mình, nên đứng trước bất
kỳ con bệnh nào họ cũng chủ trương phải mổ là tốt nhất! Công bằng mà nói, họ đã thành công
trong nhiều trường hợp nhưng không phải là tất cả, do chưa hiểu hết những yếu tố rất đặc
trưng của một nền kinh tế vận hành không theo cách họ nghĩ. Tuy không nói rõ nhưng các nhà
vạch chính sách của chúng ta hiểu rằng đây là một sức ép của IMF đối với các nền kinh tế cần sự
giúp đỡ của họ. Thế nhưng chính sách tỷ giá của Việt Nam nhiều năm qua là một chính sách linh
hoạt và giá trị đồng tiền Việt Nam do thực tiễn thị trường quyết định chứ Ngân hàng Nhà nước
không can thiệp bằng biện pháp hành chính như trước đây nữa. Do vậy mà tỷ lệ mất giá 17%
trong 5 năm qua không phải là biện pháp phá giá mà thực chất là tỷ giá thực do thị trường điều
chỉnh mà thôi. Đó cũng là quan điểm của hầu hết các chuyên gia tài chính ngân hàng không ủng
hộ việc phá giá đồng tiền. Họ cho rằng đồng tiền Việt Nam chưa thể chuyển đổi và cái chính là
chọn lựa chính sách tỷ giá thế nào cho đúng chứ phá giá không phải là biện pháp duy nhất.
TS. Cấn Văn Lực, Giám đốc trường đào tạo cán bộ BIDV đưa ra 5 lý do về việc không nên
điều chỉnh tỷ giá cũng như thay đổi cách điều hành tỷ giá. NHNN cũng khẳng định không có
chuyện phá giá tiền đồng thời điểm này.
Thứ nhất, xét về lý thuyết, điều chỉnh tỷ giá phải so sánh tốc độ lạm phát của Việt Nam và
Mỹ. Thực tiễn hai nước khác hẳn nhau, nên không thể dựa vào lạm phát của hai nước để điều
chỉnh tỷ giá.
Thứ hai, nhiều ý kiến cho rằng, nên điều chỉnh tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu, song thực tiễn
Việt Nam cho thấy, điều chỉnh tỷ giá không tác động đáng kể tới xuất nhập khẩu. Đơn cử, giai
đoạn 2010- 2011, tỷ giá điều chỉnh 10% mà xuất khẩu vẫn đứng im trong khi nhập khẩu tăng tới
30%. Lý do là cơ cấu hàng xuất khẩu của nước “có vấn đề”, tức giá trị hàng xuất khẩu có tới 70%
là nguyên liệu đầu vào nhập khẩu. Do đó, kể cả điều chỉnh tỷ giá thì DN vẫn không thể hạn chế
nhập khẩu, bởi nhập khẩu thì mới có nguyên liệu sản xuất, xuất khẩu. “Chúng tôi đã nghiên cứu
7-8 năm nay và thấy rằng điều chỉnh tỷ giá không tác động đáng kể tới cán cân thương mại”, TS.

Cấn Văn Lực khẳng định.
Thứ ba, nợ nước ngoài của Việt Nam đang rất lớn, khoảng 42-43% GDP (theo số liệu của
Bộ Tài chính, nợ nước ngoài của Việt Nam đến hết năm 2013 là 56,2 GDP- PV). Do đó, việc điều
chỉnh tỷ giá sẽ làm tăng gánh nặng trả nợ nước ngoài của quốc gia.


Thứ tư,bản thân các chuyên gia của các ngân hàng nước ngoài cũng cho rằng đồng Việt
Nam không bị định giá cao, ví dụ như nhận định của ngân hàng Citibank tháng 2/2014 vừa qua.
Giới đầu tư nước ngoài rất tinh, nếu cho rằng đồng Việt Nam bị định giá cao, họ sẽ đầu cơ ngay,
đợi khi NHNN bán ra để kiếm lời, song hiện họ không có động thái gì.
Thứ năm, suốt thời gian qua, NHNN đã giữ được tâm lý ổn định tỷ giá, tạo niềm tin với
tiền đồng. Nếu NHNN phá giá tiền đồng sẽ gây xáo trộn thị trường, làm niềm tin với tiền đồng
sụt giảm.
3. Khuyến nghị các điều kiện để VNĐ có thể phá giá thành công
Khi xem xét có nên giá tiền tệ hay không, các nhà hoạch định chính sách cần cân nhắc cẩn
trọng các yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả của phá giá tiền tệ:
- Xuất khẩu sản phẩm có nhiều nguồn gốc nhập khẩu: Một số lĩnh vực sản xuất tại một
quốc gia, cần thiết phải nhập nguyên liệu thô hoặc sản phẩm sơ chế làm đầu vào cho sản xuất
xuất khẩu. Trong trường hợp này, phá giá tiền tệ làm tăng giá thành sản xuất hàng xuất khẩu, và
làm hạn chế cơ hội có giá cả cạnh tranh hơn so với những hàng xuất khẩu mà đầu vào chỉ bao
gồm hàng hóa trong nước. Do đó phá giá tiền tệ đặc biệt thuận lợi cho các ngành sản xuất mà
nguyên liệu đầu vào là các hàng hóa nội địa – ví dụ khoáng sản và nông nghiệp.
- Chi phí sản phẩm thiết yếu: Các nước đang phát triển đặc biệt phụ thuộc vào một số sản
phẩm nhập khẩu, đầu tư, năng lượng và sản phẩm y tế. Phá giá tiền tệ làm giá thành các sản
phẩm này tương đối đắt đỏ và có thể có tác động tiêu cực đến tăng trưởng và đời sống nhân
dân.
- Nợ nước ngoài: Một số nước nghèo luôn ở trong tình trạng vay nợ nước ngoài nhiều.
Việc phá giá danh nghĩa đồng tiền nội địa làm tăng nợ nước ngoài tính bằng đồng nội địa. Điều
này đặt ra nhiều vấn đề cho ngân sách nhà nước, do phải trả lãi, và các khoản trả góp nước
ngoài cao do đồng ngoại tệ tăng giá. Trong những trường hợp này, cần thay đổi thuế và chi tiêu

chính phủ. Các công ty tư nhân có nợ nước ngoài cũng có thể bị ảnh hưởng lớn đặc biệt nếu sản
phẩm của các công ty này hướng vào thị trường nội địa.
- Vấn đề cơ cấu chính sách: Khi có tác động của những chính sách như trợ giá, kiểm soát
giá hoặc hạn ngạch xuất khẩu, sẽ làm cản trở sự cân bằng các nhân tố bên ngoài theo qui luật
kinh tế. Những vấn đề này cần được xử lý ngay nếu không phá giá tiền tệ sẽ không có ý nghĩa.
Phá giá tiền tệ không chỉ tác động đến những vấn đề kinh tế mà còn ảnh hưởng đến
những vấn đề mang tính chính trị, xã hội. Vì thế, để thực hiện chính sách phá giá đồng nội tệ,
các nước đều phải xem xét và cân nhắc một cách kỹ lưỡng các mặt lợi và hại của biện pháp này
dựa trên tất cả các khía cạnh của nền kinh tế.




×