Tải bản đầy đủ (.doc) (166 trang)

:“ Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường Tiểu học của phòng giáo dục huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.94 KB, 166 trang )

Lời cảm ơn
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
-Trường Đại học sư phạm Hà Nội các thầy giáo , các cô giáo khoa Tâm
lý giáo dục, khoa Quản lý giáo dục, cán bộ phòng quản lý khoa học đã tận tình
giảng dạy và giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tơi hồn thành luận văn.
- Các đồng chí lãnh đạo, chun viên phịng giáo dục Yên Lạc, các cán
bộ quản lý giáo dục, các trường Tiểu học của huyện Yên Lạc đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tội nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
- Đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo: TS. Từ Đức Văn người
trực tiếp hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này.
- Do thời gian nghiên cứu có hạn, bản luận văn này chắc chắn khơng thể
tránh được những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ dẫn
và trân trọng tiếp thu các ý kiến phê bình đóng góp của các nhà khoa học, các
thầy cô và đồng nghiệp.


TĨM TẮT
phần Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài.
Quản lý là một trong những nhân tố quan trọng trong sự phát triển xã
hội. Quản lý là một hoạt động phổ biến diễn ra ở mọi lĩnh vực, ở mọi cấp độ
và liên quan đến mọi người. C.Mác đã coi quản lý là một đặc điểm vốn có và
bất biến về mặt lịch sử của đời sống xã hội. Ông viết:” Bất cứ lao động xã hội
trực tiếp hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô khá lớn, đều
yêu cầu phải có một sự chỉ đạo”(C.Mác và ăng ghen – tập 23.1993), vai trò
của quản lý được ông nói lên như một người chỉ huy dàn nhạc “ Một người
nhạc sĩ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì cần phải có
một người nhạc trưởng” (C.Mác và ăng ghen – tập 23.1993).
Quản lý là một hoạt động rất phức tạp. ở nước ta đang thực hiện cơ chế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa,


chúng ta đang thực hiện cơng nghiệp hố,hiện đại hố đất nước, cải cách mở
cửa để tiến nhanh đến sự hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới,
từng bước đưa đất nước ta ngang tầm với các nước tiên tiến. Điều đó địi hỏi
rất lớn vào trình độ tổ chức quản lý, vào hiệu quả , vào chất lượng quản lý ở
mỗi ngành, mỗi lĩnh vực cụ thể. Giáo dục - Đào tạo, Khoa học - Công nghệ
trong công cuộc phát triển đất nước,đã được Đảng và Nhà nước ta khẳng định
là “Quốc sách hàng đầu” (Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII. 1991)
trong sự nghiệp đổi mới; là “khâu đột phá “[43,tr.96]phục vụ cơng nghiệp
hố,hiện đại hố; là “nền tảng và động lực” (Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ VIII. 1996) cho cơng nghiệp hố,hiện đại hố, để từng bước xây dựng
và phát triển nền kinh tế tri thức trong những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI,
có nghĩa là chúng ta chấp nhận có cuộc cạnh tranh về trí tuệ trong xu thế tồn
cầu hố. Đó là cuộc đua tranh về trí tuệ sáng tạo, về yếu tố con người của cộng
đồng và của tồn xã hội.Chính vì thế Giáo dục - Đào tạo có sứ mạng, nhiệm
vụ phù hợp, quản lý giáo dục phải có những cách tiếp cận mới: cách tiếp cận
2


đa dạng hố và cơng nghệ hố đối với qúa trình quản lý giáo dục nhằm phát
triển giáo dục đúng như chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo giai đoạn
2001 - 2010 của Thủ tướng chính phủ đã chỉ rõ:” Đổi mới quản lý giáo dục là
khâu đột phá”(Chiến lược phát triển gíáo dục và đào tạo 2001-2010. 2001)
trong 7 giải pháp lớn. Quản lí nói chung, quản lí giáo dục nói riêng đều có
những chức năng cơ bản đó là: Kế hoạch hố; Tổ chức; Chỉ đạo và kiểm
tra.Về tầm quan trọng của chức năng kiểm tra Lênin viết:”Chúng ta phải tổ
chức kiểm tra nghiêm ngặt công tác của chúng ta... phải kiểm tra thực sự đúng
đắn trên quan điểm nền kinh tế quốc dân mà kiểm tra; Phải kiểm tra lại chủ
trương của chúng ta đã công bố từng giờ, từng phút, từng giây... .Ban thanh tra
cơng nơng khơng chỉ có nhiệm vụ ,thậm trí khơng phải nhiệm vụ tóm bắt và
vạch mặt mà phải cải tổ Bộ dân uỷ thanh tra công nông để tăng cường sự kiểm

tra từ phía quần chúng nhằm tiêu diệt thứ cỏ dại của chủ nghĩa quan liêu”. Tại
hội nghị cán bộ thanh tra toàn miền Bắc lần thứ nhất ngày 19/4/1955 Hồ Chủ
Tịch đã chỉ rõ:” Sự kiểm tra việc thực hiện được đặt ra một cách đúng đắn là
ngọn đèn pha giúp cho làm sáng tỏ tinh thần hoạt động bộ máy trong bất kỳ
thời gian nào, chín phần mười những chỗ hỏng, chỗ hở đều do thiếu sự kiểm
tra. Thanh tra và kiểm tra thường xuyên đúng đắn, chắc chắn những chỗ hỏng,
chỗ hở đều có thể ngăn ngừa được”. Có thể nói rằng chức năng kiểm tra là
một mắt xích rất quan trọng , nó giúp cho nhà quản lí xác định được đơn vị, tổ
chức của mình đang ở trong tình trạng nào, từ đó có biện pháp điều chỉnh cho
phù hợp. Mặt khác chức năng kiểm tra còn là cầu nối giữa nhà quản lí với đối
tượng bị quản lí, nơi diễn ra quá trình thơng tin, thu nhận thơng tin để đánh
giá, tư vấn giúp đỡ, thúc đẩy đối tượng quản lí đi đúng hướng.
Kiểm tra nội bộ trường học nói chung , trường Tiểu học (TH) nói riêng
đã được Quyết định 478/QĐ của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo, ngày 11-31993 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của hệ thống thanh tra
giáo dục và đào tạo khẳng định:” Các hoạt động kiểm tra phải được tiến hành
3


thường xuyên công khai, dân chủ, kết quả kiểm tra phải được ghi nhận bằng
văn bản và được lưu trữ, hiệu trưởng hay thủ trưởng phải chịu trách nhiệm về
các kết luận kiểm tra này...”
Chúng ta đang thực hiện chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010,
trong những năm đầu với các chương trình đổi mới nội dung chương trình,
sách giáo khoa, phương pháp dạy học..., song vẫn cịn “những biểu hiện tiêu
cực, thiếu kỉ cương trong giáo dục đang có chiều hướng gia tăng... chất lượng
hiệu quả giáo dục cịn thấp... “ (NQTW2- khố VIII.1997), đây chính là những
“chỗ hỏng”, “chỗ hở”của quản lí. Địi hỏi phải thường xun đổi mới cơng tác
quản lí có nghĩa là phải thường xuyên đổi mới hoạt động thanh tra, kiểm tra
“Đặc biệt chú trọng đến công tác thanh tra giáo dục và đảm bảo chất lượng
giáo dục thông qua việc tổ chức và chỉ đạo hệ thống kiểm định chất lượng

“á”(Chiến lược phát triển gíáo dục và đào tạo 2001-2010. 2001) ,.Vậy đổi mới
hoạt động kiểm tra nội bộ trường học là chúng ta phải làm gì? làm như thế nào
? Đổi mới quản lí hoạt động kiểm tra nội bộ trường học của phòng giáo dục ra
sao ?.Trong những năm qua cơng tác thanh tra, kiểm tra của phịng giáo dục đào tạo Yên lạc - Vĩnh phúc đã tổ chức tiến hành thường xuyên ở các nhà
trường góp phần vào việc duy trì kỷ cương nề nếp trong các nhà trường nói
chung, các trường Tiểu học nói riêng.Đồng thời nắm bắt kịp thời các thông tin
từ cơ sở để có những biện pháp chỉ đạo phù hợp. Tuy nhiên nhận thức về cơng
tác quản lí hoạt động kiểm tra nội bộ các trường học của cán bộ quản lí các
cấp cịn nhiều hạn chế. Cơng tác quản lí hoạt động kiểm tra nội bộ các trường
học của phòng giáo dục vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, các biện pháp quản lí
chưa được hồn thiện, đồng bộ. Nghiệp vụ kiểm tra nội bộ trường học của
hiệu trưởng còn nhiều lúng túng, chưa cập nhật. Hơn nữa đội ngũ cán bộ quản
lý nhà trường hiện nay họ là những giáo viên giỏi, có chút ít năng lực quản lý
được lựa chọn làm cán bộ quản lý nhưng chưa được đào tạo cơ bản và có hệ
thống về quản lý giáo dục. ở họ kinh nghiệm có thể có nhiều nhưng lý luận
4


quản lý thì cịn hạn chế. Các điều kiện trang bị cho hoạt động quản lí cịn
nhiều thiếu thốn...,do đó hiệu quả của việc thanh tra, kiểm tra nội bộ nhà
trường chưa cao, dẫn đến hiệu quả giáo dục - đào tạo cịn thấp và nói chung
cơng tác “quản lý giáo dục - đào tạo còn những mặt yếu kém , bất cập”, vì vậy
trong giai đoạn hiện nay, để đạt được mục tiêu quản lý nhà trường nói chung,
trường Tiểu học nói riêng, người hiệu trưởng phải coi trọng chức năng kiểm
tra của mình. Việc xác định cơ sở lí luận , khảo sát và nghiên cứu thực trạng
tình hình quản lí hoạt động kiểm tra nội bộ nhà trường Tiểu học nhằm đề xuất
những biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ nhà trường của phòng giáo
dục huyện (quận) là vấn đề cần được nghiên cứu. Những thành quả nghiên
cứu về vấn đề này sẽ góp phần vào việc thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Đảng
và Nhà nước trong chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 là “đổi mới

quản lý giáo dục”, nhằm “nâng cao rõ rệt chất lượng và hiệu quả giáo dục”.
Vì vậy tơi chọn đề tài:“ Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội
bộ trường Tiểu học của phòng giáo dục huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” để
nghiên cứu với hy vọng được góp một phần nhỏ bé giải quyết vấn đề lý luận
và thực tiễn cuả sự nghiệp phát triển giáo dục ở địa phương .
2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu thực trạng việc quản lí hoạt động kiểm tra nội bộ trường
học để đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động kiểm tra nội bộ trường Tiểu
học của phịng giáo dục cấp huyện nhằm góp phần duy trì kỉ cương nền nếp,
nâng cao chất lượng giáo dục bậc học Tiểu học.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
4.1. Khách thể nghiên cứu:
Quá trình quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường Tiểu học
4.2. Đối tượng nghiên cứu.
Những biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường Tiểu học
4. Giả thuyết khoa học.
5


Q trình quản lí hoạt động kiểm tra nội bộ trường Tiểu học của phòng
giáo dục đã thu được những kết quả đáng kể. Nếu phòng giáo dục - đào tạo áp
dụng những biện pháp quản lí hoạt động kiểm tra nội bộ trường Tiểu học do
tác giả đề xuất thì sẽ góp phần nâng cao được kỉ cương nền nếp các nhà
trường và chất lượng giáo dục ở bậcTiểu học .
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
5.1 Xác định cơ sở lý luận về quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường
Tiểu học trên cơ sở tổng hợp những công trình đã nghiên cứu về vấn đề này.
5.2. Nghiên cứu thực trạng về quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường
Tiểu học cuả phòng giáo dục huyện Yên Lạc, tỉmh Vĩnh Phúc.
5.3. Đề xuất và khảo nghiệm một số biện pháp quản lí hoạt động kiểm

tra nội bộ trường Tiểu học
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận (lí thuyết).
6.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết.
6.1.2. Phương pháp phân loại và hệ thống hố lí thuyết.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
6.2.1.Phương pháp quan sát.
6.2.2. Phương pháp điều tra.
6.2.3. . Phương pháp chuyên gia.
6.2.4. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.
6.3. Các phương pháp bổ trợ.
6.3.1. Phương pháp thống kê toán học.
6.3.2.. Phương pháp thử nghiệm kiểm chứng.
7- Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
+Tập trung nghiên cứu thực trạng và các biện pháp quản lí hoạt động
kiểm tra nội bộ trường Tiểu học trên địa bàn huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc,

6


để từ đó xây dựng những luận cứ về việc quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ
trường Tiểu học.
+ Chỉ tập trung vào việc xây dựng các biện pháp chủ yếu để quản lí có
hiệu quả hoạt động kiểm tra nội bộ trường tiểu học của người hiệu trưởng.
8- Cấu chúc luận văn
Luận văn gồm có 94 trang, khơng kể phần tài liệu tham khảo và phần
phụ lục, Phần 1: Mở đầu gồm có 06 trang.
Phần 2: Nội dung.
Tồn bộ nội dung nghiên cứu chủ yếu được thể hiện qua 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội

bộ trường Tiểu học gồm có 34 trang
Chương 2: Thực trạng hoạt động kiểm tra nội bộ trường Tiểu học và
thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường Tiểu học của phòng giáo
dục huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc gồm có 27 trang.
Chương 3: Biện pháp quảnlý hoạt đơng kiểm tra nội bộ trường Tiểu học
của phòng giáo dục gồm có 22 trang.
Phần 3: Kết luận và kiến nghị gồm có 5 trang
Cuối luận văn là bản kê các tài liệu tham khảo và một số mẫu phiếu
điều tra, phụ biểu trong quá trình nghiên cứu.
PHẦN II: NỘI DUNG

Chương 1
Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 1 có 34 trang (từ trang 13 đến trang 46) trình bày 6 vấn đề cơ
bản sau:
I. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Giáo dục được coi là đồng nghĩa với sự phát triển. Có thể khẳng định
rằng khơng có giáo dục thì khơng có bất kỳ một sự phát triển nào đối với con
người, đối với kinh tế, đối với văn hố. Chính vì vậy trên thế giới, bất kỳ một
7


quốc gia nào, một dân tộc nào lại không quan tâm đến sự phát triển của giáo
dục.
Từ xa xưa, Khổng Tử (551 - 479 TrCN) - Triết gia nổi tiếng thế giới,
nhà sư phạm mẫu mực Trung Quốc cho rằng: Đất nước muốn phồn vinh, yên
bình người quản lý đất nước cần chú trọng đến ba yếu tố: Thứ (dân đông); Phú
(dân giàu); Giáo (dân được giáo dục). Như vậy, giáo dục được coi là yếu tố
không thể thiếu trong việc ổn định và phát triển đất nước. Khổng Tử còn cho
rằng, việc giáo dục là rất cần thiết cho mọi người: "Hữu giáo vô loại".

Nhật Bản đầu thế kỷ XIX, Hàn Quốc, Đài Loan những thập niên 70;80
của thế kỷ XX là những bài học quý giá về tập trung đầu tư, chăm lo cho sự
phát triển giáo dục. Các quốc gia khan hiếm tài nguyên như Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan đã lấy tiềm năng nguồn lực con người làm động lực chủ yếu
cho q trình cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việc gia tăng sức mạnh
nguồn lực con người được các quốc gia này thực hiện bằng các cuộc cách
mạng về Giáo dục - Đào tạo. Hàn Quốc là một nước nghèo khơng có tài
ngun thiên nhiên, chỉ sau 25 năm đã trở thành một quốc gia có nền kinh tế,
cơng nghệ đứng thứ 11 thế giới. Sự thần kỳ này được thực hiện bởi sự đầu tư
đúng mức cho giáo dục; bởi sự học tập chăm chỉ, ý chí quyết vươn lên của
người dân Hàn Quốc.
Để giữ vững vị trí hàng đầu thế giới về kinh tế, khoa học và công nghệ;
Nước Mỹ đặc biệt rất chú trọng đến sự phát triển giáo dục bằng sự đầu tư tài
chính lớn và sự quan tâm, chia sẻ của tồn xã hội. Trong thơng điệp gửi quốc
dân của tổng thống Mỹ Bill Clintơn ngày 04/02/1997 đã kêu gọi: "tôi đưa ra
lời kêu gọi hành động để cho nước Mỹ bước vào thế kỷ XXI, hành động để
duy trì nền kinh tế của chúng ta, hành động để tăng cường nền giáo dục, cơng
nghệ, khoa học…". Vì ông cho rằng: "giáo dục là vấn đề an ninh quốc gia tối
quan trọng đối với tương lai của chúng ta (nước Mỹ)".

8


ở Việt Nam ngay từ khi lập nước Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm
đến giáo dục, coi sự dốt nát (do thiếu giáo dục) nguy hiểm như giặc ngoại
xâm, ngày nay càng coi trọng giáo dục hơn, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2
Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định:’’Phải thực sự coi
giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu”, toàn xã hội chăm lo đến sự nghiệp
giáo dục. Vì mọi người nhận thức được: Giáo dục ngày nay được coi là nền
tảng cho sự phát triển khoa học kỹ thuật, là cội nguồn để "dân giàu - nước

mạnh - xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Các nhà nghiên cứu giáo dục trong và ngồi nước đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu về lý luận giáo dục, đặc biệt là về quản lý giáo dục: Nguyễn
Ngọc Quang - Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục; Đặng Quốc Bảo Một số khái niệm về quản lý giáo dục - đào tạo; M.I.Cônđacốp - Cơ sở lý luận
khoa học quản lý giáo dục… Các cơng trình trên là cẩm nang cho các nhà quản
lý giáo dục các cấp trong lý luận cũng như thực tiễn quản lý giáo dục, quản lý
nhà trường.
Về quản lý nhà trường, các tác giả: Nguyễn Ngọc Quang, Hà Sỹ Hồ,
Đặng Quốc Bảo đã nêu lên những nguyên tắc chung của việc quản lý hoạt
động dạy - học, từ đó chỉ rõ một số biện pháp quản lý nhà trường. Một trong
số các biện pháp hữu hiệu để duy trì, điều chỉnh hoạt động của hệ quản lý đi
đúng mục tiêu, kế hoạch đó là các biện pháp kiểm tra, thanh tra, đánh giá kết
quả công việc trong từng giai đoạn nhất định.
Tác giả Hà Sỹ Hồ trong cuốn: "Những bài giảng về quản lý trường
học", đã cho rằng: "Chức năng kiểm tra đặc biệt quan trọng vì q trình quản
lý địi hỏi những thơng tin chính xác, kịp thời về thực trạng của đối tượng
quản lý, về việc thực hiện các quyết định đã đề ra, tức là địi hỏi những liên hệ
ngược chính xác, vững chắc giữa các phân hệ quản lý…". Ông khẳng định:
"Quản lý mà khơng kiểm tra thì quản lý sẽ ít hiệu quả và trở thành quản lý
quan liêu"(Cơ sở khoa học quản lý – Nguyễn Minh Đạo .1997).
9


Tác giả Nguyễn Ngọc Quang trong "những khái niệm cơ bản về lý luận,
quản lý giáo dục" cho rằng: Quá trình quản lý diễn ra qua năm giai đoạn:
chuẩn bị kế hoạch hoá; kế hoạch hoá; tổ chức; chỉ đạo và kiểm tra, trong đó,
giai đoạn 5 - kiểm tra, là giai đoạn cuối cùng, kết thúc một chu trình quản lý.
Kiểm tra giúp cho việc chuẩn bị tích cực cho kỳ kế hoạch tiếp theo. Kiểm tra
tốt, đánh giá được sâu sắc và chuẩn bị trạng thái cuối cùng của hệ (nhà trường)
thì đến kỳ kế hoạch (năm học) tiếp theo việc soạn thảo kế hoạch năm học mới

sẽ thuận lợi, kế thừa được các mặt mạnh để tiếp tục phát huy, phát hiện được
lệch lạc để uốn nắn, loại trừ. Tác giả kết luận: "như vậy, theo lý thuyết
xibecnêtic, kiểm tra giữ vai trò liên hệ nghịch trong q trình quản lý. Nó giúp
cho chủ thể quản lý điều khiển một cách tối ưu hệ quản lý. Không có kiểm tra,
khơng có quản lý" .
Trong các đề tài thi tốt nghiệp cử nhân khoa học quản lý giáo dục và
báo cáo thu hoạch về công tác thanh tra giáo dục của các lớp huấn luyện cán
bộ thanh tra liên ngành những năm gần đây, các tác giả cũng có đề cập đến
một số vấn đề chung về cơng tác thanh tra giáo dục, kiểm tra nội bộ trường
học nhưng chủ yếu về các vấn đề thanh tra, đánh giá một giáo viên, một nhà
trường, kiểm tra giáo viên…. do vậy, vấn đề quản lý HĐKTNB trường học nói
chung và KTNB trường Tiểu học nói riêng của phịng giáo dục rất cần được
nghiên cứu; những lý luận về HĐKTNB trường Tiểu học và quản lý
HĐKTNB trường Tiểu học vẫn rất cần được tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ
và ứng dụng ngay trong thực tiễn phong phú của các đơn vị cơ sở giáo dục.
Những tài liệu đã dẫn viết về công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá trong giáo
dục của các nhà nghiên cứu lý luận giáo dục là những tư liệu quý, thiết thực
giúp chúng tôi tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài: nghiên cứu lý luận,
khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học của
phòng giáo dục Yên Lạc – Vĩnh Phúc, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý

10


HĐKTNB trường Tiểu học nhằm góp phần thực hiện thắng lợi những mục
tiêu giáo dục trong giai đoạn mới.
II. Một số khái niệm cơ bản của đề tài

.


1. Quản lý.
Quản lý là một hệ thống xã hội, có tính khoa học và tính nghệ thuật tác
động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý (đối
tượng quản lý) bằng các phương pháp, công cụ thích hợp nhằm đạt các mục
tiêu đề ra.
2. Quản lý giáo dục.
Quản lý giáo dục làhệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch,
hợp quy luật ở tất cả các cấp khác nhau đến tất cả các khâu, các bộ phận của
hệ thống nhằm đảm bảo cho các cơ quan trong hệ thống giáo dục vận hành,
đảm bảo sự phát triển và mở rộng về cả số lượng cũng như chất lượng để đạt
tới mục tiêu giáo dục.
3. Kiểm tra:
Kiểm tra là quá trình xem xét thực tiễn, đánh giá thực trạng,
khuyến khích cái tốt, phát hiện những lệch lạc và điều chỉnh nhằm đạt tới
những mục tiêu đã đặt ra và góp phần đưa tồn bộ hệ thống quản lý tới một
trình độ cao hơn.
4. Kiểm tra nội bộ trường học.
Kiểm tra nội bộ trường học là hoạt động nghiệp vụ quản lý của người
hiệu trưởng nhằm điều tra, theo dõi, xem sét, kiểm soát, phát hiện, kiểm
nghiệm sự diễn biến và kết quả các hoạt động giáo dục trong phạm vi nội bộ
nhà trường và đánh giá kết quả các hoạt động giáo dục có phù hợp với các
mục tiêu, kế hoạch, chuẩn mực, quy chế đã đề ra hay khơng. Qua đó kịp thời
động viên mặt tốt, điều chỉnh, uốn nắn những mặt chưa đạt chuẩn nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục - đào tạo trong nhà trường.

11


5. Khái niệm về thanh tra giáo dục, phân biệt giữa thanh tra giáo dục và
kiểm tra nội bộ trường học.

- Thanh tra gi dục là kiểm tra mang tính chất nhà nước của hệ thống
thanh tra giáo dục đối với các cơ quan trường học và cá nhân cấp dưới với
nhiệm vụ đánh giá việc thực hiện, phát hiện những thành tích cũng như những
sai lệch và điều chỉnh nhằm tạo điều kiện cho các đối tượng hoàn thành nhiệm
vụ góp phần duy trì trật tự kỷ cương trong quản lý giáo dục và đưa toàn bộ hệ
thống tới trình độ cao hơn.
- Phân biệt các khái niệm thanh tra giáo dục , kiểm tra nội bộ
a. Giống nhau:
- Mục đích: Cả hai đều đi sâu kiểm tra, theo dõi các hoạt động giảng
dạy và giáo dục để giúp đỡ đối tượng hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Chức năng: Đều tạo lập kênh thông tin phản hồi trong QLGD.
- Nội dung công việc: Về thực chất đều là hoạt động kiểm tra đánh giá.
b. Khác nhau: Về các mặt tính chất (Chủ yếu là tư cách pháp nhân), tổ
chức, hoạt động, đối tượng và cách xử lý cũng có những nét khác nhau.
6. Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học
6.1.Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ .
Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ được hiểu là những tác động
có hệ thống, khoa học, có ý thức và có mục tiêu của chủ thể quản lý lên đối
tượng quản lý là quá trình kiểm tra của hiệu trưởng ở các cơ sở giáo dục.
6.2. Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường Tiểu học
Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ là những tác động có hệ thống, khoa
học, có ý thức và có mục tiêu của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý là quá
trình kiểm tra của hiệu trưởng ở các trường Tiểu học.
Chương 2

12


Thực trạng hoạt động kiểm tra nội bộ trường Tiểu học và thực
trạng quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường Tiểu học của phòng giáo

dục huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc
Chương II có 27 trang (từ trang 47 đến trang 73), trình bày 2 vấn đề cơ
bản sau:
I.Thực trạng hoạt động kiểm tra nội bộ trường Tiểu học ở huyện Yên

Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
1. Vài nét về tình hình phát triển giáo dục Tiểu học
Huyện n Lạc có 17 xã, thị trấn; dân số hơn 145000 người. Toàn huyện
có 21 trường Tiểu học với 410 lớp và 11591 học sinh. Đội ngũ cán bộ quản lý
trường Tiểu học có : 48 đồng chí, 100% đạt chuẩn và trên chuẩn ( trong đó
trên chuẩn là 39 người chiếm tỉ lệ 81,25 90%); 100% cán bộ được đào tạo qua
các lớp quản lý giáo dục. Đội ngũ giáo viên có: 466 trong đó trình độ đào tạo
đạt chuẩn là 285 giáo viên đạt tỉ lệ 61,2%, trình độ đào tạo trên chuẩn 181
giáo viên đạt tỷ lệ 38,8%. So với nhu cầu hiện nay nếu 100% số trường học 2
buổi/ngày thì giáo viên Tiểu học thiếu 150 giáo viên (tính tỉ lệ 1,5
GV/lớp).Trong những năm vừa qua và đặc biệt từ năm 1996 ( sau ngày huyện
được tái lập trở lại) đến nay phong trào giáo dục Yên Lạc nói chung và giáo
dục Tiểu học nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực: Quy mơ phát triển
tăng nhanh đáp ứng được nhu cầu học tập của con, em nhân dân ; Chất lượng
đại trà và chất lượng mũi nhọn có nhiều tiến bộ, tháng 12/1991 huyện được
cơng nhận huyện đạt tiêu chuản phổ cập Tiểu học,năm 2000 được công nhận
phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi, công tác quản lý trường học bảo đảm kỷ
cương, nề nếp, đặc biệt công tác thanh tra, kiểm tra đã đạt được những kết
quả khá tốt, năm 1998 được bộ GD &ĐT tặng bằng khen đơn vị hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ thanh tra 5 năm (1993- 1998).
Phịng giáo dục n Lạc có nhiệm vụ thay mặt UBND huyện quản lý nhà
nước về giáo dục mầm non, tiểu học, THCS. Hiện tại phòng có 11 người, trình
độ 100% đại học và trên đại học. Lực lượng thanh tra viên kiêm nhiệm và
13



cộng tác viên thanh tra gồm 25 người là những nhà quản lý và giáo viên giỏi
có trình độ chun môn tốt.

2.

Đánh

giá

thực

trạng

HĐKTNB trường Tiểu học ở huyện Yên Lạc
+ Về các nội dung của hoạt động kiểm tra nội bộ trường Tiểu học là cơ
bản phù hợp với nhiệm vụ của từng đối tượng kiểm tra. Vì lẽ đó các mục tiêu
về công tác KTNB trường Tiểu học đạt được ở mức độ khả quan. Nề nếp, kỷ
cương của các trường học thực hiện nghiêm túc; cán bộ, giáo viên, nhân viên,
học sinh, các tổ chức trong nhà trường ở những nơi làm tốt cơng tác KTNBTH
đã có nhiều chuyển biến trong nhận thức và trong việc thực hiện các nhiệm vụ
của mình.
Những hạn chế về nội dung:
-Các nội dung về kiểm tra nội bộ trường học cần cụ thể hoá thành định
lượng (chẳng hạn nội dung tự kiểm tra công tác quản lý của hiệu trưởng điểm
tối đa là bao nhiêu? Từng hoạt động cụ thể có điểm là bao nhiêu? Trên cơ sở
đó tự đánh giá xếp loại gì?).
-Hàng năm, cần có sự đổi mới về nội dung, tiêu chí kiểm tra cho phù
hợp với nhiệm vụ từng năm học đáp ứng được yêu cầu giáo dục trong tiến
trình đổi mới.

+ Về phương pháp kiểm tra: Các nhóm phương pháp để KTNBTH được
các đồng chí hiệu trưởng sử dụng đã góp phần tích cực vào việc thực hiện mục
tiêu của KTNBTH. Trong xu hướng đổi mới mạnh mẽ cơng tác quản lý nói
chung và cơng tác KTNBTH nói riêng nhiều đồng chí đã phát huy tính sáng
tạo, chủ động đưa ra những biện pháp năng động phù hợp với thực tiễn, đưa
hoạt động KTNBTH đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Tuy nhiên việc
sử dụng các phương pháp KTNBTH của một số hiệu trưởng còn lúng túng
chưa chọn lựa được phương pháp tối ưu tuỳ theo từng loại hình cơng việc, vì
vậy hiệu quả cịn thấp.

14


+ Kết quả công tác KTNB trường Tiểu học đã góp phần làm ổn định và
phát triển phong trào giáo dục huyện Yên Lạc. Tuy nhiên kết quả đạt được
chưa đều, chưa thường xuyên. Vì vậy, trước những yêu cầu đổi mới của cơng
tác quản lý giáo dục nói chung và quản lý hoạt động KTNBTH nói riêng cần
có sự khắc phục kịp thời những tồn tại đã được nêu ở trên.

.

2. Thực trạng quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học của phòng
giáo dục Yên Lạc
Hiện nay đội ngũ cán bộ quản lý tham gia hoạt động KTNB trường
Tiểu học là: 48 người về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của quản lý hoạt
động KTNB trường Tiểu học. Được đào tạo cơ bản cả về chính trị và chuyên
môn. Phần lớn đội ngũ quản lý là những người có tinh thần trách nhiệm cao và
say sưa với cơng việc quản lý hoạt động KTNBTH, biết tìm tịi, sáng tạo để
tìm ra cách làm riêng phù hợp với đặc điểm của từng trường nhằm không
ngừng nâng cao hiệu quả quản lý nói chung và hiệu quả hoạt động KTNBTH

nói riêng. Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy trong đội ngũ những người làm công
tác quản lý, chỉ đạo hoạt động KTNB trường Tiểu học cịn một số đồng chí do
q trình cơng tác cịn ít chưa có kinh nghiệm thực tiễn và một số đồng chí
tuổi cao có kinh nghiệm thực tiễn, nhưng chậm đổi mới còn làm theo kinh
nghiệm cá nhân. Vì vậy, cơng tác KTNB trường Tiểu học ở một số nơi chưa
có chuyển biến rõ rệt.
Chúng tôi chọn 8 biện pháp để hỏi ý kiến 100 người gồm các đối tượng
là cán bộ quản lí giáo dục, kết quả như sau:

15


Đánh giá sử dụng các biện pháp quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu
học
T
T
1
2
3
4
5
6
7
8

Biện pháp quản lý hoạt động KTNB
trường Tiểu học

Mức độ sử dụng
Tổng Điểm Thứ

điểm
TB
bậc
Xây dựng kế hoạch QL HĐKTNB trường Tiểu học
947
9,47
1
Tổ chức thực hiện kế hoạch QL HĐKTNB trường TH
935
9,35
2
Xây dựng quy trình tổ chức QL HĐKTNB trường TH
884
8,84
5
Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QL HĐKTNB trường TH 917
9,17
3
Tăng cường các điều kiện vật chất cho QL HĐKTNB
900
9,00
4
Đổi mới phương pháp QL HĐKTNB trường TH
821
8,21
6
Tập hợp và phổ biến kinh nghiệm QL HĐKTNB trường
733
7,33
7

TH
Thanh tra đánh giá công tác KTNB trường TH
726
7,26
8
Theo kết quả bảng trên, có thể rút ra các nhận xét sau:
Các biện pháp quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học đều được sử

dụng khả tốt. Mức độ sử dụng các biện pháp có khác biệt, tỷ lệ các ý kiến
đánh giá các biện pháp sử dụng tốt có khác nhau " Xây dựng kế hoạch quản
lý HĐKTNB trường Tiểu học " ở thứ bậc 1 (94,7%). Tổ chức thực hiện kế
hoạch quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học ở thứ bậc2. Các biện pháp
tăng cường CSVC cho quản lý HĐKTNB , thanh tra đánh giá cơng tác
KTNBtrường Tiểu học cịn ở mức độ thấp hơn. Như vậy có những biện pháp
quản lý HĐKTNBTH được sử dụng tốt. Điều đó thể hiện trong cơng tác chỉ
đạo đã có sự tập trung đổi mới về phương pháp quản lý hoạt động KTNB
trường Tiểu học, xây dựng quy trình tổ chức quản lý KTNB trường Tiểu học
đã được Hiệu trưởng các nhà trường nghiên cứu và thể hiện qua các phong
trào nghiên cứu khoa học và đúc rút sáng kiến kinh nghiệm. Các biện pháp
khác là những biện pháp đã có vận dụng song kết quả chưa cao, điều đó cịn
phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan. Trong số đó cần nói đến biện pháp
tăng cường CSVC, phương tiện cho quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu
học.
16


Thực trạng quản lý hoạt động KTNB trường Tiẻu học hiện nay cịn có
những bất cập, đó là nhận thức để chấp nhận thực tế về chất lượng giáo dục
hiện nay (bao gồm: Chất lượng học tập, chất lượng đạo đức của học sinh và
trình độ tay nghề của giáo viên) là một điều khó khăn. Quản lý hoạt động

KTNB trường Tiểu học thực chất là quản lý để kiểm định chất lượng giáo dục,
nhưng chất lượng giáo dục (chủ yếu là học lực) đang được đánh giá chưa đúng
với thực tế, có nhiều nguyên nhân trong đó có cả chủ quan, có cả khách quan,
song về mặt chủ quan thì chúng ta đã đổi mới về phương pháp quản lý hoạt
động KTNBTH, nhưng chưa đổi mới về kiểm định chất lượng giáo dục từ
quan niệm đến hành động, vì vậy hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp
quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học còn thấp.
Đánh giá về mức độ sử dụng các biện pháp quản lý hoạt động KTNB
trường Tiểu học.
Tương đối Không
Thường
Mức độ
thường
thường
TT
xuyên
Biện pháp quản lý hoạt động
xuyên
xuyên
SL
%
SL
% SL %
1
Xây dựng kế hoạch QL HĐKTNB
48 100
0
0,0
0 0,0
2

Tổ chức thực hiện kế hoạch QL HĐKTNB
48 100
0
0,0
0 0,0
3
Xây dựng quy trình tổ chức QL HĐKTNB
46 95,9
2
4,1
0 0,0
4
Cơng tác bồi dưỡng nghiệp vụ QL HĐKTNB 48 100
0
0
0 0,0
5
Tăng cường các điều kiện vật chất cho QL
43 89,6
5
10,4 0 0,0
HĐKTNB
6
Đổi mới phương pháp QL HĐKTNBTH
42 87,5
6
12,5 0 0,0
7
Tập hợp và phổ biến kinh nghiệm QL
35 72,9

13 27,1 0 0,0
HĐKTNBTH
8
Thanh tra đánh giá HĐKTNB
38 79,2
10 20,8 0 0,0
Kết quả bảng trên cho thấy các biện pháp quản lý hoạt động KTNB
trường Tiểu học được đánh giá là rất thường xuyên ở mức độ cao. Các biện
pháp đó là: "xây dựng kế hoạch" và "tổ chức thực hiện kế hoạch" "công tác
bồi dưỡng nghiệp vụ hoạt động KTNB" (100%), kết quả này khẳng định thực
tế công tác quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học của phòng giáo dục
17


Yên Lạc đã thu được một số kết quả đáng phấn khởi. Xây dựng kế hoạch và tổ
chức thực hiện kế hoạch là một công việc hết sức quan trọng quyết định sự
thành công của hoạt động KTNB trường Tiểu học
Bên cạnh đó cịn có ý kiến đánh giá: "Tập hợp và phổ biến kinh
nghiệm" "Thanh tra đánh giá kiểm tra nội bộ" chỉ là tương đối thường xuyên
(27,1 và 20,8). Điều này phản ánh trong thực tế là chưa quan tâm đến vấn đề
tổng kết thực tiễn hoặc có quan tâm nhưng chưa thường xuyên. quản lý hoạt
động KTNBTH chưa được thường xun đơi khi cịn phó mặc cho nhà trường.
Vì vậy, cơng tác quản lý HĐKTNB cịn nặng về hình thức, một số nhà trường
thực hiện HĐKTNB chiếu lệ, chưa tự tìm tịi, sáng tạo ra những phương pháp
phù hợp để hoạt động KTNBTH có hiệu quả.
Đánh giá hiệu quả của các biện pháp quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu
học.
Mức độ đạt hiệu quả
Tổng
Điểm Thứ

TT
điểm
TB
bậc
1
Xây dựng kế hoạch QL HĐKTNB
967
9,67
1
2
Tổ chức thực hiện kế hoạch QL HĐKTNB
946
9,46
2
3
Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QL HĐKTNB
933
9,33
4
4
Tăng cường điều kiện vật chất phục vụ QL 940
9,40
3
Biện pháp quản lý

5
6
7
8


HĐKTNB
Đổi mới phương pháp QL HĐKTNB
Xây dựng quy trình quản lý HĐKTNB
Xây dựng quy trình tổ chức các HĐKTNB
Kiểm tra cơng tác KTNB

930
793
890
787

9,30
7,93
8,90
7,87

Các số liệu ở bảng 11 cho thấy; Các biện pháp đã sử dụng đạt hiệu quả
cao là Xây dựng kế hoạch QL HĐKTNB " bậc 1 " Tổ chức thực hiện kế
hoạch QL HĐKTNB "bậc 2 " Tăng cường điều kiện vật chất... " bậc 3”. Các
biện pháp trên được đánh giá là đạt hiệu quả cao vì các lý do: đó là sự chỉ đạo
tập trung của phịng giáo dục (Thanh tra phòng giáo dục) về đổi mới cơ bản
18

5
7
6
8


công tác quản lý trường học trong những năm học vừa qua nói chung và đổi

mới thanh tra, kiểm tra nội bộ trường học nói riêng. Từ việc đổi mới phương
pháp địi hỏi phải lựa chọn quy trình hợp lý trong từng nội dung KTNB trường
Tiểu học Đây là những kết quả đã được khẳng định và đang được tiếp tục phát
huy. Các biện pháp quản lý như: " Xây dựng quy trình tổ chức các hoạt động
KTNB " "Kiểm tra cơng tác KTNB"; "Xây dựng quy trình quản lý"được đánh
giá ở mức độ hiệu quả chưa cao. Đây là những vấn đề cần được tập trung giải
quyết trong thời gian tới. Biện pháp xây dựng quy trình quản lý; "Tăng cường
điều kiện cơ sở vật chất ..." còn gặp nhiều lúng túng, phản ánh đúng thực tế
hiện nay của phòng giáo dục.
Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động KTNB các trường
Tiểu học huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
Các biện pháp quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học được phòng
giáo dục sử dụng hầu hết rất phù hợp và tương đối có hiệu quả.
Bên cạnh đó còn nhiều ý kiến đề xuất thêm các biện pháp quản lý hoạt
động KTNB trường Tiểu học như: Xây dựng quy trình kiểm tra giáo viên,
kiểm tra học tập và rèn luyện của học sinh. Biện pháp kiểm tra các hoạt động
KTNB trường Tiểu học, tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ. Những vấn đề này
đặt ra cho nhà quản lý phải tìm ra phương pháp thực hiện tối ưu hơn và phù
hợp với thực tế hiện nay của ngành giáo dục Yên Lạc và yêu cầu của xã hội.
Công tác quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học trong những năm
qua ở huyện Yên Lạc đã thực hiện tương đối tốt, nhiều biện pháp quản lý đã
mang lại hiệu quả tương đối cao, đáp ứng được tình hình thực tế đặt ra. Công
tác quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học đã tạo ra nề nếp kỷ cương trong
hoạt động dạy và học ngày càng đáp ứng được yêu cầu của tiến trình đổi mới
sự nghiệp giáo dục của huyện. Tuy nhiên một số biện pháp quản lý đạt được
kết quả chưa như mong muốn. điều đó phản ánh những yếu tố khách quan và
cả yếu tố chủ quan chi phối đến hoạt động chung, các biện pháp quản lý cần
19



đầu tư tập trung chỉ đạo có hiệu quả, kịp thời tổng kết rút kinh nghiệm trong
từng giai đoạn nhất định. Sự phối hợp giữa các bộ phận tham gia quản lý hoạt
động KTNB cịn có bất cập, chưa phát huy tối đa năng lực tự kiểm tra, chưa
biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra.
Một số nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại,hạn chế trong quản lý
hoạt động KTNB các trường Tiểu học huyện Yên Lạc..
-Nhận thức của một số bộ phận cán bộ quản lý còn hạn chế, chưa mạnh
dạn đổi mới, chưa dám nhìn thẳng vào sự thật.
-Các tiêu chí đánh giá phong trào thi đua chưa phù hợp với thực tế vì
vậy phần nào tạo ra cách quản lý và kiểm tra mang tính hình thức.
-Đội ngũ cán bộ quản lý ở một số nơi chưa năng động, sáng tạo tìm ra
những biện pháp phù hợp mà còn mang nặng áp đặt máy móc. Từ đó làm cho
việc quản lý hoạt động KTNBTH nặng nề "khẩu phục, tâm chưa phục".
- Chưa chủ động tổng kết kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý hoạt
động KTNB trường Tiểu học. Vì vậy, trong chỉ đạo, điều hành và thiếu mơ
hình cụ thể, thiếu quy trình mang lại hiệu quả cao.
-Nhìn chung cơng tác quản lý hoạt động KTNB các trường Tiểu học
trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần làm
chuyển biến phong trào giáo dục của huyện Yên Lạc. Tuy nhiên trước những
yêu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội đối với sự nghiệp giáo dục, công
tác quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học phải được cải tiến, đổi mới; đó
là vấn đề cần thiết và là một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay.
Chương III
Biện pháp quảnlý hoạt đông kiểm tra nội bộ trường Tiểu học của
phịng giáo dục
Chương III có 22 trang (từ trang 74 đến trang 96) trình bày 5 vấn đề cơ
bản sau:
1- Cơ sở định hướng đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra
nội bộ trường Tiểu họ
20



Quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học có những mặt mạnh, mặt hạn
chế nhất định cần tiến tới hoàn chỉnh mơ hình về quản lý hoạt động KTNB
trường Tiểu học,

nhằm đáp ứng mục tiêu giữ gìn kỷ cương, nâng cao chất

lượng giáo dục Tiểu học của huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Các biện pháp
quản lý được xây dựng nhằm tác động tới các nhà quản lý và đối tượng của
nhà quản lý để thực hiện các mục tiêu chất lượng giáo dụcTiểu học.Mức độ
hiệu quả của các biện pháp quản lý phụ thuộc vào tính chất phù hợp của các
biện pháp với cơ sở khoa học của các chức năng nhiệm vụ, nguyên tắc quản
lý, với trình độ vận dụng chúng của các nhà quản lý, phù hợp với điều kiện
thực tiễn giáo dục của huyện. V.I - Lênin đã chỉ thị :"Không thể nào quản lý,
nếu không có tri thức khoa học quản lý","Muốn quản lý phải thông thạo, am
hiểu công việc". Trong công tác quản lý cần sử dụng nhiều các biện pháp quản
lý, trong từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể nên chọn những biện pháp nào là
chính, biện pháp nào là bổ trợ, không nên dùng một biện pháp duy nhất.
Trải qua những năm đổi mới, sự nghiệp giáo dục nước ta được mở rộng
và phát triển. Cụ thể đã và đang đa dạng hố các hình thức và phương thức
giáo dục nước ta còn bộc lộ những yếu kém về nhiều mặt "chất lượng giáo dục
đại trà ở các cấp học còn thấp, hiệu quả giáo dục chưa cao, một số hiện tượng
tiêu cực, thiếu kỷ cương trong giáo dục chưa được ngăn chặn kịp thời. Nguyên
nhân của sự yếu kém thuộc về quản lý giáo dục"Trong thời kỳ đất nước
chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, định
hướng xã hội chủ nghĩa. Ngành giáo dục chậm đề ra phương hướng chiến lược
và các chính sách vĩ mơ để sử lý đúng, một số mối tương quan lớn trong giáo
dục như: cung - cầu; chi phí - lợi ích, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa số
lượng và chất lượng; giữa đa dạng hố các loại hình và tăng cường kiểm tra

kiểm sốt để bảo đảm chất lượng và hiệu quả. Công cụ quản lý quan trọng là
hệ thống văn bản pháp quy chưa được hoàn chỉnh kịp thời,.năng lực cán bộ
quản lý giáo dục chưa theo kịp thực tiễn phát triển giáo dục. Để nâng cao hiệu
21


quả quản lý HĐKTNB trường Tiểu học, tôi xin đề xuất 5 biện pháp về quản
lý hoạt động KTNB trường Tiểu học như sau:
2. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường Tiểu
học.
2.1. Biện pháp 1: Tăng cường nhận thức về hoạt động kiểm tra nội bộ
trường học của người quản lí.
*.Mục đích,yêu cầu:
Hoạt động KTNBTH là hoạt động truyền thống của ngành giáo dục.Có rất
nhiều hiệu trưởng đã thiết lập được một mạng lưới kiểm tra rất chặt chẽ hoạt
động dạy và học đưa nhà trường vào kỷ cương, nề nếp. Hoạt động KTNBTH
góp phần quan trọng vào hiệu quả sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học.
Một vấn đề thực tiễn đáng quan tâm là nhiều hiệu trưởng chưa nhận thức đúng
đắn, đầy đủ về công tác KTNBTH, việc kiểm tra được xem như một biện pháp
trong phong trào thi đua dạy tốt – học tốt nên thiếu khoa học dẫn đến kiểm tra
để bình bầu, xếp loại, kiểm tra để tién tới kiểm điểm những sai phạm nào đó.
Chính vì vậy mỗi cán bộ quản lí các cấp cần nhận thức đầy đủ hơn về vị
trí, chức năng, nguyên tắc của hoạt động KTNBTH, xác định rõ ý nghĩa về
tầm quan trọng của hoạt động KTNBTH trong lĩnh vực quản lý trường học.
Kiểm tra - đánh giá đúng đắn sẽ nắm được những tồn tại và kịp thời xử lí
những tồn tại đó, kể cả việc giải quyết các khiếu nại tố cáo, kiểm tra cũng còn
là biện pháp để khắc phục bệnh quan liêu. Lãnh đạo luôn đi liền với khâu cuối
cùng đó là kiểm tra. Lãnh đạo mà không kiểm tra coi như không lãnh đạo.
* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp.
- Mỗi cán bộ quản lý cần nhận thức sâu sắc được: KTNBTH là một

trong những chức năng quản lý của người hiệu trưởng, nhằm kiểm tra, theo
dõi, xem sét, đánh giá các hoạt động sư phạm trong phạm vi nội bộ một nhà
trường, xác định kết quả giáo dục có phù hợp với mục tiêu, kế hoạch, nội dung
quy chế đã đề ra hay không?
22


- KTNBTH là đánh giá toàn bộ các hoạt động dạy và học trong nội bộ
nhà trường, xác định lêch lạc, sơ hở, nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý,
đưa nhà trường tiếp cận với mục tiêu giáo dục.
* Điều kiện để thực hiện.
Để làm được điều đó người quản lí cần nắm vững được các vấn đề sau:
Vị trí của hoạt động KTNBTH; chức năng của KTNBTH; nguyên tắc
KTNBTH; đối tượng KTNBTH; các nội dung KTNBTH; các phương pháp
KTNBTH.
1.2.Biên pháp 2: Xây dựng kế hoạch quản lý HĐKTNB trường Tiểu học.
* Mục đích, u cầu.
Trong cơng tác lập kế hoạch, cần tập trung vào việc xác lập các mục
tiêu chương trình và xác định mơ hình trong tương lai cần đạt tới. Việc xác
định mục tiêu càng cụ thể, đúng đắn bao nhiêu, thì việc thực hiện mục tiêu
càng có kết quả bấy nhiêu. Trong khi xây dựng kế hoạch cần tính tốn tới tất
cả các biến động thay đổi để có thể lựa chọn các phương án đảm bảo sự phù
hợp và thành công nhất. Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động KTNB trường
Tiểu học phải căn cứ trên kế hoạch, nhiệm vụ công tác kiểm tra nội bộ của
ngành giáo dục Vĩnh Phúc và tình hình thực tiễn giáo dục huyện Yên Lạc.
Xây dựng kế hoach quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học phải đảm
bảo tính khách quan và khoa học. Tính khách quan thể hiện mức độ đáp ứng
của kế hoạch với nhu cầu của hoạt động KTNB trường Tiểu học.
Không phụ thuộc ý chí chủ quan của nhà quản lý, xây dựng kế hoạch
phải được tính tốn một cách khoa học; đảm bảo tính hợp lý và khả thi. Xây

dựng kế hoạch quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học là nhiệm vụ của
trưởng phịng giáo dục. Trong đó cần có sự tham mưu cụ thể của phó trưởng
phịng giáo dục phụ trách giáo dục Tiểu học, các chuyên viên Tiểu học và hiệu
trưởng các trường Tiểu học.
* Nội dung, cách thức tiến hành của biện pháp.
23


Căn cứ tình hình, nhiệm vụ cụ thể của từng năm học; Căn cứ vào thực
trạng đội ngũ cán bộ, giáo viên và quy mô phát triển trường, lớp, học sinh của
từng năm học; Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương
và chất lượng giáo dục của huyện, của toàn ngành, riêng từng khu vực; Căn cứ
vào kế hoạch cụ thể về hoạt động KTNB trường Tiểu học của các nhà trường
trong huyện và kế hoạch quản lý HĐKTNBTH, Căn cúa vào kết quả quản lý
HĐKTNBTH của phòng giáo dục ở năm học trước. Trưởng phòng giáo dục
cần xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, các biện pháp thực hiện; Bước tiếp theo
trưởng phòng giáo dục dự thảo kế hoạch chung của huyện. Dự thảo kế hoạch
này được các chuyên viên, hiệu trưởng các trường Tiểu học nghiên cứu đóng
góp, bổ xung từ góc độ thực tiễn cơng tác. Trưởng phịng xem xét để hoàn
chỉnh bản kế hoạch trước khi báo cáo xin ý kiến sở GD &ĐT. Sau khi kế
hoạch được sở thống nhất thì các bộ phận thuộc phịng giáo dục, các trường
Tiểu học căn cứ vào kế hoạch chung của phịng giáo dục để hồn chỉnh kế
hoạch cơng tác của từng bộ phận cụ thể.
* Các điều kiện để xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động KTNBTH.
- Trưởng phòng giáo dục phải có các tài liệu sau:
-Kế hoạch KTNB trường Tiểu học của hiệu trưởng các trường Tiểu học
trong huyện.
-Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động KTNB
trường Tiểu học và nghiệp vụ quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học.
-Kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho yêu cầu

KTNB trường Tiểu học và quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học
-Kế hoạch thanh tra, kiểm tra đánh giá hoạt động KTNB trường Tiểu
học.
1.3.Biện pháp3 :Tổ chức hoạt động kiểm tra nội bộ truờng Tiểu học.
* Mục đích yêu cầu.

24


Xây dựng quy định tổ chức kiểm tra từng nội dung của hoạt động
KTNB trường Tiểu học là rất cần thiết. Vì muốn quản lý tốt thì cần phải có
những quy định cụ thể, những quy định này sẽ cụ thể hố được cơng việc
KTNB của hiệu trưởng nên giúp cho việc thanh tra quản lý hoạt động KTNB
được dễ dàng.
* Nội dung và cách thức tiến hành của biện pháp:
+ Quy định các bước kiểm tra chung cho một nội dung:
+ Quy định kiểm tra toàn diện một giáo viên gồm:
+ Quy định kiểm tra hoạt động giảng dạy của giáo viên trên lớp gồm:
+ Quy định kiểm tra hoạt động của tổ, nhóm chun mơn:
+ Quy định kiểm tra toàn diện một học sinh.
+ Quy định kiểm tra toàn diện một lớp học.
+ Quy định kiểm tra cơ sở vật chất ( CSVC), thiết bị dạy học.
+ Qui định kiểm tra tài chính:
* Điều kiện để thực hiện :
Người quản lý phải nắm hết các đối tượng phải kiểm tra, lôi cuốn được
nhiều thành viên vào việc kiểm tra, xây dựng lực lượng kiểm tra nhiều thành
phần đảm bảo các nguyên tắc khoa học, dân chủ trong kiểm tra. Thnàh viên
kiểm tra phải là những người thông thạo về chuyên môn nghiệp vụ, giỏi nghề,
tốt về đức, sáng suốt và linh hoạt trong công việc, các thành viên kiểm tra phải
được phân công , phân quyền rõ ràng.

1.4 Biện pháp 4 : Đào tạo, bồi dưỡng CBGV làm công tác KTNB trường
Tiểu học và đội ngũ thanh tra viên của phòng giáo dục để quản lý hoạt
động KTNB trường Tiểu học
* Mục đích, yêu cầu.
- Nhu cầu của thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra trong việc nâng
cao chuyên môn nghiệp vụ nhằm phục vụ công tác thanh tra càng trở lên bức
xúc khi công tác thanh tra chuyên môn được đặt ra đúng mức, thường xuyên.
25


×