Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Phân tích vấn đề ô nhiễm môi trường toàn cầu theo góc độ triết họcvà minh họa thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.34 KB, 14 trang )

Tiểu luận triết học

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA TRIẾT HỌC $ KHXH
⃰ ⃰ ⃰ ⃰ ⃰ ⃰ ⃰ ⃰ ⃰
Tiểu luận về phương pháp luận

Tên tiểu luận: Phân tích vấn đề ô nhiễm môi trường toàn cầu theo góc độ
triết học và minh họa thực tiễn.

Họ và tên sinh viên thực hiện: Trần Thị Hồng Hạnh
Lớp: TC15 – 21
Mã SV: 10A03711N
Giáo viên hướng dẫn: Trần Đình Bích

Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2011

1


Tiểu luận triết học
PHẦN MỞ ĐẦU
Con người đang tiến gần hơn đến sự phát triển bền vững. Đó là việc vừa phát
triển kinh tế vừa bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi
trường vẫn đang hoành hành ở khắp mọi nơi trên hành tinh của chúng ta. Môi
trường sống, hoạt động và phát triển của con người vẫn đang ngày ngày bị tàn phá
mặc dù cộng đồng quốc tế vẫn đang ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường. Sau cách
mạng công nghiệp, nền kinh tế thế giới phát với triển với tốc độ tăng trưởng kinh
tế thần kỳ. Song sự lợi dụng tự nhiên của con người ngày càng phá hoại môi
trường nghiêm trọng hơn. Một loạt các vấn đề an ninh sinh thái, môi trường và tài
nguyên mang tính toàn cầu và khu vực như sự thay đổi khí hậu mang tính toàn cầu,


tầng ozone bị phá hỏng, tài nguyên nước bị thiếu nghiêm trọng và khủng hoảng
năng lượng đe doạ đến sự phát triển bền vững của con người.Ô nhiễm môi trường
trở thành một vấn đề toàn cầu và buộc mọi quốc gia phải liên kết vớinhau để cùng
tìm phương thức giải quyết. Hơn thế, vấn đề này có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián
tiếp đến toàn bộ nền kinh tế thế giới và đời sống chính trị quốc tế.
Bài tiểu luận sẽ cung cấp một cái nhìn rõ hơn, đầy đủ hơn về vấn đề ô nhiễm
môi trường trên phương diện toàn cầu. Nguyên nhân nào làm ô nhiêm môi trường,
thực trạng của vấn đề ra sao. tác động của nó như thế nào và những giải pháp là
hiệu quả cho vấn đề này là gì. Câu trả lời sẽ có trong nội dung chi tiết của bài tiểu
luận.

2


Tiểu luận triết học

I – Giải thích thuật ngữ Ô nhiễm môi trường toàn cầu (ÔNMTTC):
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:
"Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm
Tiêu chuẩn môi trường".
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc
năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người,
đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân
ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải
rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt
độ, bức xạ.
Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng
độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con
người, sinh vật và vật liệu.
II – Khái quát thực trạng và hậu quả của ÔNMTTC :

1. Thực trạng:
Ô nhiễm môi trường đang là một thách thức lớn đối với tất cả chúng ta.Chỉ
mất vàiphút để đốn đổ một cái cây nhưng lại phải mất rất nhiều năm , thậm chí cả
trăm năm đểtrồng lại được một cái cây như thế. Chính những hành động của con
người đã và đang tànphá nghiêm trọng đến môi trường sinh thái . Dưới đây là một
vài con số thống kê giật mình,trên thực tế những con số này có lẽ còn cao hơn nữa.
Khoảng 50% dân số trên hành tinh không có nước sạch, 80%diện tích rừng đang bị
tàn phá hoặc suy thoái, 6 triệu ha đất trồng đã bị biếnthành hoang mạc. Nếu tốc độ
khai thác rừng tiếp tục như hiện nay thì chỉ khoảng trong 170năm nữa, rừng trên
toàn cầu sẽ hoàn toàn biến mất, ¼ các loài động vật có vú và hàng loạt những loài
động thực vật quý hiếm khác đang có nguy cơ tuyệt chủng.

3


Tiểu luận triết học

2. Hậu quả:
 Đối với sức khỏe con người:
Sự suy thoái của chất lượng nước, không khívà những nguy hiểm khác về
môi trường đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên sức khỏe con người, dẫn đến
sự suy giảm sức khỏe và các bệnh tật liên quan, bao gồm cả các căn bệnh gây ra
bởi vi trùng và côn trùng do sự thay đổi của khí hậu như sốt rét, vàng da..Theo tổ
chức y tế thể giới hàng năm có khoảng hơn 2 triệu người chết vì các căn bệnh
liên quan đến môi trường.
Ngày 5/12/1952 tại Luân Đôn, Anh đã xảy ra hiện tượng “ làn khói giết
người”.Người ta đo được hàm lượng khí Sunfua trong không khí đã cao tới
3,8mg/m3 - gấp 6 lần sovới bình thường. Nồng độ bụi khói lên tới 4,5mg/m3 cao
gấp 10 lần so với thường ngày. Dântrong thành phố đều cảm thấy tức ngực, khó
thở và ho liên tục. Chỉ trong vòng có 4,5 ngàyđã có hơn 4000 người bỏ mạng,

trong đó phần lớn là trẻ con và người già, hai tháng sau lạicó 8000 người nữa tiếp
tục chết.
Không chỉ có tác động trực tiếp, ô nhiễm môi trường còn để lại những hậu
quả lâu dàicó khi đến vài thế hệ. Điển hình như sự bùng nổ làng ung thư ở Việt
Nam. Sau một làng ung thư đầu tiên ở Thạch Sơn – Phú Thọ, liên tiếp một loạt các
làng ung thư khác được nhắc tới
Ở Hà Nam, Hà Tây, Nghệ An, Quảng Nam và mới đây nhất là làng ung thư ở
Thuỷ Nguyên -Hải Phòng. Có nơi số người chết lên tới hơn 1/3 dân số của làng,
bao gồm cà người già vàtrẻ em – tất cả đểu liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi
trường trầm trọng.
Đối với nền kinh tế:
Ô nhiễm môi trường làm suy yếu sức khoẻ con người, từ đó dẫn đến giảm
năng suấtlao động, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, sự suy thoái của
chất lượng môi trường sẽ làm giảm hiệu năng các nguồn tài nguyên cho sản
xuất như sự tổn thất trong nghề cá (do ô nhiễm nước), giảm sự phát triển của
rừng do đất bị xói mòn..
Mặt khác, chi phí dành cho y tế cũng như chi phí để khắc phục hậu quả
của ô nhiễm môi trường không ngừng tăng lên. Ở Nhật Bản, thiệt hại về



4


Tiểu luận triết học
kinh tế do ô nhiễm môi trường 1955 là 132 triệu USD, đến năm 1970 (15
năm sau) con số này đã lên tới 13 tỷ USD, tức là tăng 174 lần. Ước tính thiệt
hại về kinh tế do ô nhiễm môi trường gây ra ở các nước Tây Âu tương ứng
với 6% tổng thu nhập quốc dân.
Ngoài ra ô nhiễm môi trường còn tác động trỏ lại môi trường tự nhiên. Sự

ô nhiễm môi trường nước, không khí dẫn đến sự ô nhiễm môi trường sống.
Sự ô nhiễm môi trường sống mang tính toàn cầu được chỉ báo bằng các hiện
tượng chủ yếu như hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng Ozon, mưa axit, sa mạc
hoá, sự đa dạng sinh học bị giảm sút, v.v… đó chính là những vấn đề bức
xúc nhất đang đặt ra cho toàn nhân loại. Một sự biến đổi nguy hiểm nhất do
tác động ngược của ô nhiễm môi trường chính la sự biến đổi khí hậu trên trái
đất. Có thể coi sự biến đổi của khí hậu trên trái đất là hậu quả tổng hợp tất
yếu của các hiện tượng do ô nhiễm môi trường gây nên. G.H Bronteman
nguyên chủ tịch uỷ ban môi trường và phát triểnthế giới đã nói rằng trừ
chiến tranh hạt nhân ra thì sự biến đổi của khí hậu là mối đe doạ lớn nhất đối
với con người. Nó không những đe doạ sự tồn vong của con người mà còn
uy hiếpcả tương lai của trái đất.
III – Các nguyên nhân:
1. Từ tồn tại xã hội:
 Do phương thức sản xuất : sự chưa hoàn thiện về kĩ thuật công nghệ của nền
sản xuất xã hội.
Sự chưa hoàn thiện của kĩ thuật và công nghệ của nền sản xuất xã hội dưới nền
văn minh nông nghiệp và công nghiệp là một trong những nguyên nhân gây nên và
thúc đẩy ônhiễm môi trường. Để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người,
nền sản xuất xã hộiđã phải sử dụng một khối lượng tài nguyên thiên nhiên rất lớn
và ngày càng nhiều hơn.Trong điều kiện nền kĩ thuật và công nghệ chưa hoàn thiện
và còn nhiều hạn chế, xã hội buộc phải sử dụng phương thức khai thác tài nguyên
thiên nhiên theo bề rộng, nghĩa là đối với một loại tài nguyên nào đó chỉ dùng một
vài tính năng chủ yếu, rồi thải bỏ, chẳng hạn như than đá, dầu mỏ chỉ dùng làm
nhiên liệu. Chính vì điều đó mà tài nguyên thiên nhiên càng được khai thác nhiều
thì các chất thải bỏ độc hại ra môi trường ngày càng lớn. Hậu quả tất yếu của

5



Tiểu luận triết học
phương thức sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên theo bề rộng là tài nguyên
ngày càng cạn kiệt, môi trường sống ngày càng ô nhiễm nặng nề hơn.
 Do dân số: hiện tượng bùng nổ dân số.
Tác động đến môi trường của sự gia tăng dân số thế giới có thể mô tả bằng công
thức tổng quát: I=C.P.E
Trongđó:
I:Tác động môi trường của sự gia tăng dân số và các yếu tố liên quan đến dân số.
C:Sự gia tăng tiêu thụ tài nguyên trên đơn vị đầu người.
P: Sự gia tăng tuyệt đối dân số thế giới
E: Sự gia tăng tác động đến môi trường của một đơn vị tài nguyên mà con
người khai thác.
Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới nói
chung và sự bùng nổ dân số ở một số quốc gia và khu vực nói riêng biểu hiện ở các
khía cạnh:
 Sức ép lớn tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá
mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương
thực, thực phẩm,sản xuất công nghiệp..
 Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi
trường tự
nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
 Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn – siêu đô thị
làm cho môitrường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm
trọng.Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự
phát triển dân cư, kéo theo ô nhiễm môi trường khôngkhí, nước tăng lên.
 Do hoàn cảnh địa lí: chiến tranh.
Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, tổng cộng đế quốc Mĩ đã rải 72 triệu
lít chấtdiệt cỏ trong đó có 44 triệu lít chất độc màu da cam lên 1,7 triệu ha đất
trồng và rừng ở miềnnam Việt Nam. Hậu quả để lại cho con người cũng như môi
trường sống cho đến nay vấnchưa tình toán được hết vì sự tàn phá khủng khiếp của

nó. Ngay khi bị rải thuôc diệt cỏ lầnthứ nhất, 30% cây rừng bị chết ngay sau đó.
Cây rừng bị trụi lá, nước bị ô nhiễm, động vậtchết vì nhiễm độc, nhiều thảm rừng
đến nay vấn không có loại cây nào có thể mọc được …minh chứng tiêu biểu cho
6


Tiểu luận triết học
sức tàn phá của chiến tranh lên môi trường tự nhiên Thế giới của chúng ta đã phải
chứng kiến biết bao cuộc chiến tranh có sức huỷ diệt lớn, và từng ngày từng giờ
vẫn xảy ra những cuộc chiến tranh xung đột sắc tộc, tôn giáo…Bên cạnh hạỉ khủng
khiếp về người và của thì hậu quả tác động đến ô nhiễm môitrường đang là một lời
cảnh bảo.
- Từ kiến trúc thượng tầng:
 Do ý thức xã hội:
Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu . Ở
các quốc gia tiên tiến , vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường được quan tâm thường
xuyên nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa . Người dân
được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp . Đáng
buồn thay nước ta có một hiện tượng phổ biến là vứt rác ra đường hoặc những nơi
công cộng , không giữ gìn vệ sinh đường phố . Việc làm đã gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm môi trường. Hiện tượng
không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt
rác ra đường hoặc nơi công cộng . Ăn xong một que lem hay một chiếc kẹo , người
ta vứt que, vứt giấy xuống đất . Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước
suối , vứt lon , vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần .
Tuy vậy , họ vẫn thản nhiên , vô tư không có gì áy náy,
Ngoài ra việc thải các chất thải công nghiệp cùng chất thải sinh hoạt đã ảnh
hưởng xấu đến môi trường cũng đồng nghĩa với việc hủy hoại chính cuộc sống của
chúng ta.
2


 Do thiết chế xã hội:

Như đã biết, chúng ta đã ban hành ra các biện pháp làm giảm lượng rác thải
cũng như bảo vệ nguồn nước nhưng các cơ quan, chính phủ gần như vẫn chưa thực
hiện một cách triệt để và vấn đề môi trường vẫn là bài toán khó đối với các nước
trên thề giới, đặc biệt là các nước phát triển và đang phát triển. Có thể kể đến như
vụ rác thải của công ty Vedan gây ô nhiễm môi trường trầm trọng đối với dòng
sông Thị Vải và cuộc sống của người dân xung quanh… còn nhiều ví dụ khác nữa.
Để giảm thiểu được tình trạng này thì chính phủ các nước phải đề ra các bộ luật
Bảo vệ môi trường và có những hình thức xử phạt nghiêm khắc về mặt hành chính.

7


Tiểu luận triết học
IV – Những giải pháp phòng chống ÔNMTTC :
Ô nhiễm môi trường là một vấn đề toàn cầu, bởi vậy để giải quyết thành công
vấn đềnày cần có sự hợp tác của tất cả các quốc gia, dân tộc. Và để làm được điều
này trước tiên cầnphải thay đổi quan niệm chung của con người.
1. Các biện pháp cá nhân:
 Thay đổi quan điểm phát triển duy kinh tế:
Duy kinh tế tức là lấy những chỉ tiêu kinh tế làm thước đo cho sự phát triển
của xã hộiloài người. Quan điểm này đã tồn tại trong toàn bộ lịch sử loài người từ
xưa đến nay. Loài người luôn tìm cách thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của mình.
Vì vậy, phát triển kinh tế là mục tiêu vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, mục tiêu này
không phải là duy nhất. Bởi vì, con người sống và làm việc ngoài nhu cầu ăn, mặc,
ở và các tiện nghi trong gia đình còn có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ, được giáo dục
đầy đủ, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần, các nhu cầu về một xã hội công bằng,
dân chủ, tự do, văn minh, nhu cầu sống trong môi trường trongsạch... Những nhu

cầu này chỉ có được khi con người chuyển từ chiến lược phát triển duy kinh tế sang
phát triển bền vững, lâu dài.
 Thay quan điểm duy nhân loại và chinh phục thiên nhiên:
Theo quan điểm duy nhân loại thì con người là trung tâm của thế giới, có
quyền định đoạn mọi vật xung quanh tức là giới tự nhiên. Giới tự nhiên chỉ là đối
tượng khai thác và bóclột, là kho của cải vật chất để con người vơ vét. Tuy nhiên,
thực tế lại cho thấy con người và tự nhiên đều là sản phẩm của sự sống. Con người
có khả năng tác động đến tự nhiên để phục vụ lợi ích của mình. Ngược lại tự nhiên
cũng có thể tác động đến cuộc sống con người. Đây là hai mặt không thể tách rời
nhau. Tuy nhiên, thực tế những thảm hoạ gần đây do thiên nhiên gây ra như đợt
sóng thần Sumatra năm 2004, cơn bão Katrina ở Mỹ năm 2005 đã chứng minhsức
mạnh của thiên nhiên mới là vĩ đại nhất. Con người chỉ là sinh vật nhỏ bé trước
thiên nhiên.
Do vậy, cần phải thay quan điểm duy nhân loại và chinh phục thiên nhiên
bằng quan điểm đồng tiến hoá giữa xã hội và tự nhiên. Đây là quan điểm đúng, rất
cần thiết và phù hợpvới giai đoạn phát triển hiện nay.
 Thay quan điểm phát triển cục bộ theo vùng lãnh thổ:
8


Tiểu luận triết học
Xét về phương diện môi trường, Trái đất là mái nhà chung của toàn thể loài
người. Vìvậy, sự thay đổi môi trường của một quốc gia đều có ảnh hưởng và chịu
ảnh hưởng của cộngđộng thế giới. Đơn cử như, một nước có nền sản xuất ra nhiều
chất gây ô nhiễm môi trườngcó thể gây ra “hiệu ứng nhà kính”, “mưa axít” hay “lỗ
thủng ôzôn” ở những cả những nướclân bang. Các dòng khí thải độc hại từ nhà
máy hoá chất, thuốc trừ sâu, các nhà máy dệt, đặcbiệt là các chất phóng xạ từ các
nhà máy điện nguyên tử đều có phạm vi ảnh hưởng rộng.
Vì vậy, để giải quyết được vấn đề môi trường, các quốc gia, dân tộc trên toàn
Thế giới cần có những giải pháp hữu hiệu, cần phải cùng nhau góp sức giải quyết

các vấn đề môi trường sống bức xúc đang đặt ra và không để nảy sinh thêm những
vấn đề tiêu cực mới trong lĩnh vực môi trường.
2 . Các biện pháp Quốc tế:
 Tăng cường vai trò chính trị và khả năng hành động độc lập của các tổ
chức khu vực và quốc tế:
Một số tổ chức tiêu biểu hiện nay là Chương trình môi trường của Liên
hiệp Quốc(UNEP), Uỷ ban Liên chính phủ về sự thay đổi khí hậu
(IPCC), Hội bảo vệ tài nguyên vàthiên nhiên quốc tế (IUON), Cơ quan
Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA), Hội nghị Liênhiệp quốc tế về
luật biển (UNCLOS), Tổ chức lương thực Liên hợp quốc (FAO), Tổ chức
hoàbình xanh... Các tổ chức này ngoài nhiệm vụ tư vấn và trợ giúp cho
các nước hoàn thiệnnhững yếu kém của mình còn có quyền đưa ra điều
kiện cho các nước nhận viện trợ. Vì vậyviệc tăng cường vai trò chính trị
của các tổ chức này chính là việc nâng cao khả năng thuyếtphục sự tham
gia và phối hợp hành động của phần lớn các quốc gia đối với các chương
trìnhhành động bảo vệ môi trường.
 Nâng cao trách nhiệm và bổn phậm của các công ty xuyên quốc gia
trong các hoạt động đầu tư quốc tế:
Trong xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, các công ty xuyên quốc gia
ngàycàng trở nên quan trọng trong tiến trình phát triển chung của nhân loại. Theo
thống kê, hiệnnay trên Thế giới có 600 công ty xuyên quốc gia hoạt động ở mọi
lĩnh vực. Đây chính là lựclượng mở đường cho mọi cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật trên thế giới.
9


Tiểu luận triết học
Khi đầu tư, các công ty này thường được lợi rất lớn từ nguồn nhân công giá
rẻ, nguồntài nguyên dồi dào, giá nhiên liệu cùng các chi phí sản xuất thấp để tạo ra
những sản phẩm cógiá trị thương mại cao. Tuy nhiên không có nhà tư bản nào tự

giác trong việc triển khai các dựán bảo vệ môi trường do chi phí xây dựng cao và
họ không chắc sẽ ở lại bao lâu. Đối với cácnhà tư bản lợi nhuận mới là cái quyết
định cầm chân họ.
Vì vậy từ thực tế đó, một giải pháp quan trọng và cần thiết đặt ra đối với tiến
trình giảiquyết đối với vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay là phải tăng cường và
nâng cao hơn nữavai trò và trách nhiệm xã hội của các công ty xuyên quốc gia
trong các dự án đầu tư quốc tế của họ.
 Tăng cường đối thoại giữa các nước công nghiệp phát triển và các
nước đang phát triển:
Trên các cuộc đối thoại này, chương trình nghị sự chủ yếu nhấn mạnh đến
những nộidung mang tính chi tiết như các nước đang phát triển yêu cầu gì, đang
gặp khó khăn gì về tàichính, con người, công nghệ trong tiến trình giải quyết vấn
đề ô nhiễm môi trường hiện nay.Các nước công nghiệp giàu có sẽ hỗ trợ, viện
trợnhư thế nào? Từ đó vai trò, trách nhiệm cụthể của từng quốc gia trong vấn đề
hành động chống ô nhiễm môi trường sẽ được xác địnhngay từ đầu mà không đụng
chạm đến sự bình đẳng chính trị giữa các quốc gia.
Trên thực tế, việc tăng đối thoại giữa các nước đang phát triển và phát triển còn
giúp cho việc mở rộng phạm vi trao đổi, kiểm tra và đánh giá kết quả thực tế đã đạt
được
3 . Các biện pháp đối với mỗi Chính phủ:
 Tiến hành sinh thái hoá nền kinh tế:
Trong lĩnh vực kinh tế phải tiến hành sinh thái hoá nền kinh tế mà biện pháp
trước tiênlà phải tiến hành sinh thái hoá quá trình sản xuất vật chất và tiêu dùng xã
hội. Quá trình này làbước chuyển việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên
thiên nhiên theo bề rộng (cùnglúc khai thác và sử dụng nhiều loại tài nguyên với
khối lượng lớn nhưng hiệu quả kinh tế vàsinh thái đều thấp) sang khai thác và sử
dụng tài nguyên theo chiều sâu có nghĩa là sử dụngtối đa các tính năng vốn có của
các loại hình tài nguyên. Đứng trước thực trạng các nguồn tàinguyên thiên nhiên
đang dần cạn kiệt, con người cũng từng bước chuyển sang khai thác và sửdụng các
10



Tiểu luận triết học
nguồn nhiên liệu sạch như năng lưọng ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, năng
lượng gió…
Một giải pháp quan trọng nữa nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong
lĩnh vựckinh tế ngày nay là sự kiểm soát thương mại toàn cầu các sản phẩm công
nghiệp, nôngnghiệp, dịch vụ. Trên thế giới đã hình thành một hệ thống tiêu chuẩn
quốc tế (ISO) về quản límôi trường để áp dụng đối với tất cả các quốc gia.
 Trong lĩnh vực xã hội – nhân văn:
Các giải pháp môi trường đều gắn liền với các vấn đề như phát triển dân số
hợp lí, xoáđói giảm nghèo để nâng cao mức công bằng xã hội, vệ sinh an toàn thực
phẩm, phòng chốngdịch bệnh .
Hiện nay, dân số thế giới là khoảng 6,6 tỉ người và tiếp tục có chiều hướng
tăng thêm.Dân số tăng nhanh sẽ phá vỡ sự cân bằng hệ sinh thái và gây ra ô nhiễm
môi trường ở mức độtrầm trọng hơn. Do đó cần phải duy trì xu thế giảm sinh một
cách vững chắc.
Thực hiện tốt cả hai biện pháp môi trường trong lĩnh vực kinh tế và xã hội kể
trên cónghĩa là đã đạt được “mục tiêu phát triển bền vững” mà hiện nay nước ta và
rất nhiều các quốc gia khác đang hướng tới.
 Trong lĩnh vực văn hoá tinh thần:
Đối với giải pháp trong lĩnh vực văn hoá tinh thần, điều đặc biệt quan trọng là
phảinâng cao nhận thức của người dân về môi trường và bảo vệ môi trường
.Thường xuyên tuyêntruyền giáo dục môi trường và bảo vệ môi trường trên các
phương tiện thông tin đại chúng và dưới mọi hình thức khác. Trên thế giới đã,
đang và sẽ diễn ra các hoạt động, các phong trào,chiến dịch làm sạch thế
giới“clean up the world”. Thông qua đó, người dân trên khắp thế giới nhận thức
sâu sắc hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường đối với
sự tồn vong của họ. Chính vì lẽ đó mà đông đảo người dân đến từ rất nhiều các
quốc gia đãnhiệt tình tham gia hưởng ứng các phong trào chiến dịch đó

Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về môi
trường và bảovệ môi trường, cần chú trọng tới cơ chế hợp tác quốc tế và khu vực
để giải quyết tốt vấn đề ÔNMT. Bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng hợp lí tài
nguyên thiên nhiên ngày naykhông còn bị bó hẹp trong phạm vi của một quốc gia
mà đã trở thành vấn đề toàn cầu và nangiải. Do đó trong các giải pháp chủ yếu đối
11


Tiểu luận triết học
với hiện trạng môi trường không thể thiếu cơ chếhợp tác quốc tế đa phương, liên
khu vực. Các nước cần tích cực tham gia những hội nghị , hộithảo quốc tế và khu
vực về môi trường và phát triển bền vững, tham gia kí kết, cam kết thựchiện
nghiêm túc các công ước quốc tế, nghị định thư về môi trường.

KẾT LUẬN:

12


Tiểu luận triết học
“Trái đất là một tổng thể bao gốm các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau”.
Cùng vớicác vấn đề toàn cầu khác, ô nhiễm môi trường đang ngày một đe doạ
nghiêm trọng không chỉ đến cuộc sống con người mà còn đến các mối quan hệ
đang tồn tại xung quanh nó. Loài người đang phải hứng chịu “phản đòn” của thiên
nhiên, và chính điều đó đã gây ra nhữngảnh hưởng tiêu cực. Chính trị quốc tế
không phải là một thước đo cho những ảnh hưởng tiêucực của ô nhiễm môi trường
nhưng chính nó đang phải đếm từng ngày tồn tại cùng nhữngxung đột, những mâu
thuẫn phát sinh từ vấn nạn đó. Một trong những yếu tố gây ra và làmcho vấn đề ô
nhiễm môi trường chính là hành động của con người. Chính chúng ta đang huỷdiệt
dần thiên nhiên và phải trả những cái giá quá đắt cho những hành động đó. Liệu

nhữngnguồn tài nguyên mà chúng ta đang phải vay mượn từ các thế hệ sau có đủ
làm thoả mãn những nhu cầu mà chính bản thân chúng ta cũng tự thấy chưa bao
giờ là đủ? Liệu mối quan hệ giữa các quốc gia và hợp tác quốc tế hiện nay có thực
sự sẽ căng thẳng như những gì mà chúng ta đang nhìn nhận? Nhìn thẳng vào thực
trạng, xâu chuỗi lại các nguyên nhân, và đặc biệt là đối diện với chính những ảnh
hưởng của nó để tìm ra những giải pháp phù hợp chính là tiêu chí mà chúng tôi đặt
ra trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này. Không phải là mộtbài tiểu luận phê
phán, những gì được trình bày trên đây đơn giản chỉ là những nghiên cứuvề một
vấn đề toàn cầu đang đe doạ đến cuộc sống con người và đưa ra một số gợi ý
nhấtđịnh cho việc ngăn chặn sự gia tăng của vấn nạn ô nhiễm môi trường, vì sự
“phát triển bền vững” chung của toàn nhân loại.

13


Tiểu luận triết học
PHẦN CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng bài tiểu luận này là do chính bản thân em tự tìm kiếm
tài lieu, suy nghĩ và tự viết ra. Có tham khảo một sô tài liệu trên mạng, không sao
chép tiểu luận của bạn, không nhờ viết hộ, không thuê viết hộ.

14



×