Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Lựa chọn và ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT bắc kiến xương thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.04 KB, 54 trang )

1

LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là: Đinh Thị Huỳnh
Sinh viên lớp: K33 GDTC - GDQP

Tôi xin cam đoan đề tài: “Lựa chọn và ứng dụng một số bài tập
nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà
cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Bắc Kiến Xương - Thái Bình”
là công trình nghiên cứu của riêng tôi, đề tài không trùng với kết quả nghiên
cứu của các tác giả khác. Toàn bộ những vấn đề nêu ra trong đề tài là những
vấn đề mang tính cấp thiết và đúng thực tế khách quan của trường THPT Bắc
Kiến Xương - Thái Bình.

Hà Nội, n g à y ........ T háng..........năm 2011

Sinh viên

Đinh Thị Huỳnh


2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG

THPT

Trung học phổ thông

HLV



Huấn luỵện viên

TDTT

Thể dục thể thao

VĐV

Vận động viên

GDTC

Giáo dục thể chất

TTN

Trước thực nghiệm

STN

Sau thực nghiệm

Cm

: Centimét

Lần

: Số lần


m
i

: Mét

Kg

: Kilogam

: Phút


3

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG VÀ BIỂU Đ ổ

N ỘID UN G

TRANG

Thực ừạng đội ngũ giáo viên trường THPT Bắc

20

SỐ BIỂU
BẢNG
Bảng 3.1

Kiến xương - Thái Bình

Bảng 3.2

Thực trạng cơ sở vật chât phục vụ cho giảng dạy và

21

học tập môn GDTC
Thực trạng sử dụng một số bài tập nâng cao hiệu
Bảng 3.3

quả kỹ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy

22

đà cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT
Bắc Kiến Xương - Thái Bình.
Thực trạng việc sử dụng số buổi tập/ tuần và thời
Bảng 3.4

gian tập luyện/ buổi của đội bóng chuyền nữ tại

23

một số trường THPT ở huyện Kiến Xương - Thái
Bình.
Kết quả phỏng vấn lựa chọn một số bài tập nâng
Bảng 3.5

cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng chính diện theo
phương lấy đà cho đội tuyển bóng chuyền nữ


25

trường THPT Bắc Kiến Xương - Thái Bình
(n = 25).
Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá hiệu quả
kỹ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà
Bảng 3.6

cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Bắc
Kiến Xương - Thái Bình.

31


4
Kết quả kiểm tra đánh giá trước thực nghiệm
Bảng 3.7

(nA= nB=9).

33

Bảng 3.8

Bảng tiên trình thực nghiệm (5 tuân).

35

Bảng 3.9


Kết quả kiểm tra đánh giá sau thực nghiệm

Biểu đồ
3.1

(nA= nB= 9)

36

Biêu diên kêt quả test bật vói có đà của 2 nhóm

37

trước và sau thực nghiệm (cm).

Biêu đô

Biêu diên kêt quả test đập bóng chính diện vị trí

3.2

vào ô của 2 nhóm trước và sau thực nghiệm (số

38

quả).
Hình 3.1

Test đánh giá hiệu quả kỹ thuật đập bóng chính

diện theo phương lấy đà vị trí số 4 vào ô.

33


5
MỤC LỤC
TRANG
ĐẶT VẤN ĐỂ

1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VÂN

ĐỂ NGHIÊN cứu

4

1.1. Xu hướng phát triển của bóng chuyền hiện đại

4

1.2. Đặc điểm về kỹ thuật

5

1.3. Các yếu tố ảnh hưỏng đến hiệu quả kỹ thuật đập bóng chính
diện theo phương lấy đà

9


1.4. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi THPT

10

CHƯƠNG 2: NHIỆM v ụ , PHƯƠNG PHÁP VÀ T ổ CHỨC
NGHIÊN CỨU

14

2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu

14

2.2. Phương pháp nghiên cứu

14

2.3. TỔ chức nghiên cứu

17

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN

cứu

19

3.1. Đánh giá thực trạng trình độ kỹ thuật đập bóng chính diện theo
phương lấy đà của đội tuyển nữ trường THPT Bắc Kiến Xương

-

Thái Bình

19

3.2. Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả một số bài tập kỹ thuật
đập bóng chính diện theo phương lấy đà cho đội tuyển bóng
chuyền nữ trường THPT Bắc Kiến Xương - Thái Bình

25

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

39

TÀI LIỆU THAM KHẢO

41

PHỤ LỤC


6

ĐẶT VẤN ĐỂ
Đất nước ta đang trong tiến trình đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội cùng với sự
phát triển không ngừng về kinh tế, chính trị, xã hội. Trong thể dục thể thao, Việt
Nam cũng đã có những bước tiến đáng ghi nhận, tạo cho mình chỗ đứng vững
chắc trong khu vực và ngày càng vươn xa hơn với tầm châu lục và thế giới.

Môn thể thao bóng chuyền xuất hiện lần đầu tiên ở Mỹ vào năm 1895
do một giáo viên thể dục, ở thành phố Geliok - Mastrusets có tên là Wiliam
Morgan nghĩ ra. Lúc đầu môn thể thao này chỉ chỉ là môn thể thao đơn giản,
sau đó nó phát triển rất nhanh không chỉ ở Châu Âu, mà còn phát triển sang
Châu Mỹ và Châu á.
Bóng chuyền được du nhập vào nước ta năm 1922. Từ khi vào Việt
Nam đến nay, đã trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, nhưng bóng
chuyền vẵn được duy trì và phát triển. Giai đoạn đầu bóng chuyền nước ta
không được phát triển do sự thống trị của thực dân Pháp, sau khi cách mạng
tháng Tám thành công, ngoài một số thành phố lớn thì bóng chuyền đã được
phát triển ở nông thôn. Ngày nay ta đã tiến hành xây dựng được hệ thống thi
đấu hàng năm từ các phong trào tại các huyện, thị đến các giải thi đấu đỉnh
cao trong bóng chuyền như: Hạng A l, A2, B đội manh toàn quốc, đặc biệt đã
tổ chức một số giải quốc tế mở rộng, để có điều kiện học hỏi, trao đổi kinh
nghiệm, nâng cao trình độ các VĐV.
Với đặc thù là môn thể thao mang tính chất không có chu kỳ đối kháng
gián tiếp, diễn biến trận đấu rất đa dạng, do đó VĐV bóng chuyền cần nắm
vững các loại kỹ thuật thi đấu cá nhân một cách điêu luyện. Dựa và đặc điểm
tổ chức hoạt động thì kỹ thuật bóng chuyền được chia làm 2 loại: Kỹ thuật tấn
công và kỹ thuật phòng thủ. Kỹ thuật tấn công bao gồm: Phát bóng, chuyền
bóng, đập bóng. Kỹ thuật phòng thủ bao gồm: Chắn bóng, yểm hộ, đỡ bóng và
đỡ đập bóng.


7
Đập bóng là kỹ thuật tấn công chủ yếu trong thi đấu bóng chuyền. Nó
là yếu tố chủ yêú quyết định đến thành tích thi đấu, là công cụ hữu hiệu nhất
để ghi điểm.
Kỹ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà là một kỹ thuật cơ
bản, là tiền đề để thực hiện các kỹ thuật đập bóng biến dạng vận dụng trong

chiến thuật thi đấu như: Đập bóng xoay tay, đập bóng nhanh, đập bóng kết
hợp với các động tác giả...Do vậy vai trò của nó vô cùng quan trọng. Tuy
nhiên trong công tác huấn luyện các đội tuyển bóng chuyền nữ, trong các
trường THPT còn có những hạn chế nhất định về kỹ thuật bóng chuyền, đặc
biệt là kỹ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà, điều này đã làm ảnh
hưởng không nhỏ tới thành tích thi đấu của các trường THPT cũng như của
đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Bắc Kiến Xương - Thái Bình. Vì vậy
chúng tôi đã tiến hành lựa chọn và ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao
hiệu quả kỹ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà cho đội tuyển bóng
chuyền nữ trường THPT Bắc Kiến Xương - Thái Bình.
Trong bóng chuyền cần sự phối hợp của các yếu tố (sức nhanh, sức
mạnh, sức bền, khéo léo và khả năng kết hợp vận động). Trong trường ĐHSP
Hà Nội 2, môn bóng chuyền cũng có một số tác giả nghiên cứu như: “Nghiên
cứu lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng
thấp tay bằng hai tay trước mặt cho đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT
Mỹ Hào - Hưng Yên” của tác giả Lương Văn Tình, lớp k32 khoa GDTC GDQP trường ĐHSP Hà Nội 2. “Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu
quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đội tuyển bóng
chuyền nam trường THPT Lý Thường Kiệt - Long Biên” của tác giả Lê Văn
Thành lớp k32 khoa GDTC - GDQP trường ĐHSP Hà Nội 2. Hiện nay trong
các trường THPT có những đội tuyển bóng chuyền, ở mỗi đội có hệ thống
những bài tập khác nhau phù hợp với từng đối tượng để nâng cao hiệu quả kỹ
thuật, và đội tuyển nữ tại trường THPT Bắc Kiến Xương - Thái Bình cũng vậy


8
có những hệ thống bài tập riêng, vì vậy để nâng cao thành tích thi đấu của đội
tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Bắc Kiến Xương - Thái Bình chúng tôi đã
tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Lựa chọn và ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ
thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà cho đội tuyển bóng chuyền

nữ trường THPT Bắc Kiến Xương - Thái Bình”.
* Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng trình độ kỹ thuật đập bóng chính diện
theo phương lấy đà, của các VĐV bóng chuyền nữ trường THPT Bắc Kiến
Xương - Thái Bình, đề tài tiến hành lựa chọn và ứng dụng một số bài tập nhằm
nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà cho đội
tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Bắc Kiến Xương - Thái Bình. Từ đó tạo
điều kiện cho các VĐV đạt thành tích cao ừong tập luyện và thi đấu.


9

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VAN ĐỂ NGHIÊN c ứ u
1.1. Xu hướng phát triển của bóng chuyền hiện đại.
Bóng chuyền hiện đại là môn thể thao phát triển đến trình độ nghệ thuật
thể thao. Để vươn tới thành tích cao trong thi đấu bóng chuyền, thì trong quá
trình tuyển chọn và huấn luyện VĐV đóng vai trò quyết định, điều đó đòi hỏi
VĐV không những có chiều cao, sức bật tốt mà còn có tư duy chiến thuật tốt
và đa dạng cùng vói tâm lý vững vàng trong các cuộc thi đấu. Ngày nay bóng
chuyền đã có những thay đổi về nhiều mặt, đặc biệt là thay đổi về chất. Bóng
chuyền hiện đại đã xuất hiện nhiều xu hướng mới trong huấn luyện và thi đấu.
Xu hướng chính là:
+ Xu hướng tuyển chọn VĐV có tố chất, có chiều cao và sức bật tốt,
chú ý đến đặc điểm cá nhân. Đặc biệt là những VĐV chuyền hai có kỹ thuật
tốt, linh hoạt, có trình độ thể lực cao, dũng cảm, tâm lý, trí tuệ đảm bảo thi
đấu tốt trong mọi điều kiện.
+ Xu hướng trong huấn luyện các tố chất sức manh, sức mạnh tốc độ,
sức manh bền, sức bền bật nhảy, sức bền chuyên môn, tăng dần lượng vận
động và cường độ bài tập.

+ Xu hướng chuyền hai chuyên môn hoá cao ở mọi vị trí, chuyền chính
xác trong mọi điều kiện nhằm đảm bảo phối hợp chiến thuật tấn công, phản
công nhanh và chuyền hai điều chỉnh phản công xa lưới.
+ Xu hướng phòng thủ chuyên môn hoá cao ở mọi vị trí, phòng thủ
hàng sau. Sử dụng Libero một cách rộng rãi với tổng thòi gian huấn luyện
phòng thủ chiếm khoảng 50% khối lượng huấn luyện.
+ Xu hướng tấn công mở rộng, VĐV đập bóng ở trên cao, xa lưới để
tránh tay chắn đối phương, đặc biệt là tấn công hàng sau đem lại hiệu quả cao
bằng uy lực và sức manh phát huy tăh công đa dạng ở mọi vị trí trên sân.


10
Trong thi đấu có rất nhiều tình huống xẩy ra bất ngờ và đặc biệt là trong xu
hướng mới, sự đòi hỏi khả năng kỹ thuật ngày càng cao. YĐV các đội đều
được trang bị một cách đầy đủ như hàng rào chắn tầm cao, hàng thủ bền bỉ.
Do đó đòi hỏi trong trận đấu VĐV chuyền hai phải phán đoán được tình thế,
tạo được những yếu tố bất ngờ để tạo ra một tốc độ tấn công nhanh, rút ngắn
thòi gian đánh bóng để tránh được hàng rào trên lưới của đối phương mang lại,
đạt hiệu quả thi đấu cao.
1.2. Đặc điểm về kỹ thụật.
Trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, kỹ thuật là phương tiện hàng đầu
để tiến hành giả quyết các nhiệm vụ của thi đấu, mà nhiệm vụ cụ thể là các
hành động chiến thuật trong những tình huống, diễn biến trên sân mà luật cho
phép. Bóng chuyền là môn thể thao mang tính chất đối kháng cao, do đó VĐV
bóng chuyền cần nắm vững các kỹ thuật thi đấu cá nhân một cách điêu luyện,
và sử dụng chúng có hiệu quả cao trong quá trình thi đấu.
Dưới góc độ chuyên môn, kỹ thuật bóng chuyền được hiểu là sự tổng
hợp các biện pháp đã được lựa chọn để VĐV thực hiện một nhiệm vụ vận
động đánh bóng có hiệu quả tốt nhất.
Trong môn bóng chuyền kỹ thuật được chia làm 2 loại: Kỹ thuật tấn

công và kỹ thuật phòng thủ [7].
+ Kỹ thuật tấn công trong bóng chuyền bao gồm: Phát bóng, chuyền
bóng, đập bóng.
+ Kỹ thuật phòng thủ trong bóng chuyền bao gồm: chắn bóng yểm hộ,
đỡ phát và đỡ đập bóng.
Căn cứ vào đặc điểm tính chất hoạt động ữong quá trình thi đấu người
ta phân chia chúng thành hai nhóm:
+ Nhóm các hoạt động di chuyển không bóng bao gồm: Tư thế chuẩn
bị, chạy, nhảy.
+ Nhóm các hoạt động với bóng bao gồm: Các kỹ thuật với bóng được
các VĐV lựa chọn, ứng dụng trong quá trình thi đấu tuỳ thuộc vào những tình
huống diễn biến của thi đấu để đạt hiểu quả cao.


11
1.2.1. Đặc điểm kỹ thuật tấn công trong bóng chuyền.
Kỹ thuật tấn công là tổng hợp các động tác nhằm đưa bóng sang sân đối
phương, là phương tiện chủ yếu của mặt tấn công, để đột phá qua mặt đối lập
đó chính là chắn bóng và phòng thủ hàng sau của đố phương, để giành được
điểm, giành thắng lợi chận đấu.
Kỹ thuật tấn công trong bóng chuyền bao gồm: Đập bóng, chuyền
bóng, phát bóng. Trong đó đập bóng là kỹ thuật tấn công chủ yếu, mang lại
hiệu quả cao trong thi đấu bóng chuyền.
Kỹ thuật chắn bóng tuy mang tính tấn công, nhưng lại là một hình thức
phòng thủ tích cực nhất, được thực hiện mang tính đối kháng quyết liệt giữa
các cầu thủ nhằm ngăn cản mọi hình thức tấn công của đối phương [7].
1.2.2. Đặc điểm kỹ thuật phòng thủ trong bóng chuyền.
Trong thi đấu bóng chuyền hiện đại, với uy lực tấn công nhanh, mạnh,
từ các quả phát và đập bóng của đối phương, thì kỹ thuật phòng thủ cũng rất
đa dạng, bao gồm: Chắn bóng, yểm hộ, đỡ phát và đỡ đập bóng. Nhiệm vụ của

phòng thủ là cố gắng đỡ bóng tấn công của đối phương, lên vị trí thuận lợi
nhất để tổ chức chuyền hai cho cầu thủ tấn công của đội nhà, với các miếng
phối hợp khác nhau, để đạt được mục đích là giành điểm. Phần lớn khi đỡ phát
bóng VĐV thường sử dụng kỹ thuật đệm bóng thấp tay bằng hai tay, trong
một vài trường hợp có thể biến dạng thành chuyền bóng cao tay bằng hai tay,
nếu quả phát bóng không manh lắm [7].
1.2.3. Đặc điểm kỹ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà.
Kỹ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà là một kỹ thuật cơ
bản có vai trò vô cùng quan trọng, nó là tiền đề để thực hiện các kỹ thuật đập
bóng biến dạng, vận dụng trong chiến thuật thi đấu như: Đập bóng xoay tay,
đập bóng nhanh, tên bắn, đập bóng kết hợp với động tác giả.
Kỹ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà có thể chia thành 4
giai đoạn sau:


12
- Giai đoạn chuẩn bị.
Người tập đứng ở tư thế trung bình cao, hơi khuỵu ở khớp gối, hai chân
rộng bằng vai, chân trước chân sau. Mắt quan sát bóng do người chuyền hai
đưa tới.
- Giai đoạn chạy đà bật nhảy.
Sau khi quan sát, xác định tương đối chính xác bóng do người chuyền hai đưa
tới, cầu thủ thực hiên các bước chạy đà. Thông thường trong đập bóng cơ bản,
cầu thủ thực hiện chạy 3 bước đà với cự ly 3m - 4m là chủ yếu.
+ Bước một: Là bước ngắn nhất tạo tốc độ ban đầu và xác định hướng
chạy đà.
+ Bứơc hai: Là bước điều chỉnh hướng chạy đà tạo điều kiện lựa chọn vị
trí giậm nhảy thích hợp nhất. Độ dài và tốc độ bước thứ hai cũng được tăng lên.
+ Bước ba: Là bước dài nhất quyết đinh vị trí giậm nhảy, ở bước 3 tốc
độ đạt tối đa và cũng là bước quan trọng nhất, để chuyển từ tốc độ nằm ngang

sang thẳng đứng, qua động tác giậm bật tích cực bằng hai chân của người tập.
Sở dĩ bước ba dài hơn hai bước kia mục đích chủ yếu, là để cầu thủ hạ thấp
trọng tâm kết hợp với kéo chân sau lên, xoay mũi bàn chân vào trong để làm
động tác ghìm đà, xoay ngưòi quanh trục đứng chuẩn bị bật nhảy [7].
Thông thường bước 3 cầu thủ sử dụng bước lướt, chân thuận (thường là
chân phải) đưa ra trước tiếp xúc đất từ gót, sau đó là mép ngoài bàn chân.
Đồng thời chân trái kế tiếp kéo theo xoay vào trong đặt canh chân phải (hai
chân cách nhau một khoảng nhỏ hơn vai). Tuỳ thuộc đặc điểm bước đà của
từng cầu thủ, mà có thể đặt hai bàn chân gần như song song với nhau.
Trong thực tế thi đấu cầu thủ có thể chỉ dùng hai bước đà, thậm chí chỉ sử
dụng một bước đà. Tuy nhiên bước đà cuối cùng phải sử dụng tương tự như 3
bước bật nhảy.
Khi thực hiện bước lướt, đồng thời phải phối hợp hai tay vung manh
ngang ra sau. Phối hợp với động tác giậm bật, hai tay vung mạnh xuống dưới


13
ra trước lên cao. Kết thúc giai đoạn chạy đà bật nhảy khi hai tay ở tầm ngang
mặt, đồng thời chân duỗi manh gần như thẳng. Qua nghiên cứu người ta thấy
rằng: Độ cao của bật nhảy phụ thuộc vào sự phối hợp động tác vung tay và
mức độ gập ở khớp gối hợp lý. Thông thường góc độ gập này không nên nhỏ
hơn 90.
- Giai đoạn trên không đánh bóng.
Khi hai chân rời khỏi mặt đất, cơ thể của cầu thủ chuyển động lên cao
hơi chếch ra trước, để giảm tốc độ bay theo hướng nằm ngang, thân trên ngả
ra sau, kết hợp với động tác mở vai và đánh lăng của tay để cơ thể xoay quanh
trục đứng tạo thành mô men quay. Để tăng biên độ nhằm tạo xung lực khi
đánh bóng, cẳng tay đưa ra sau ngang đầu, bàn tay hướng lên trên ra trước,
khuỷu tay phải luôn cao hơn vai, tay trái kết hợp vung sang ngang, các nhóm
cơ ngực căng ra, thân ngưòi tạo thành hình cánh cung, hai chân hơi co tự

nhiên ở khớp gối. Động tác đánh bóng được thực hiện bằng việc vai tiếp tục
đẩy lên cao, thân người xoay quanh trục đứng ra trước tạo nên vận tốc ban đầu
của tay đánh bóng. Tay phải duỗi manh ở khớp khuỷu, vươn lên cao ra trước
đón đánh vào sau trên của bóng bằng một chuyển động vụt nhanh, manh
(thông thường góc nghiêng của tay khi tiếp xúc bóng khoảng 75). Khi chạm
bóng vai phải tiếp tục chuyển động ra trước theo đà, bàn tay nhanh chóng gập
tích cực ở khớp cổ tay ra trước xuống dưới (người tập phải tạo cảm giác ôm
chọn gọn bóng trong lòng, bàn tay khum và gập cổ tay nhanh). Tốc độ chuyển
động của cánh tay tăng dần, tới khi tiếp xúc bóng là lúc đạt vận tốc cao nhất.
Để tăng lực đánh bóng cầu thủ cần kết hợp gập thân tích cực, đầu hơi cúi
xuống, tay phải duỗi hết [7].
- Kết thúc động tác.
Sau khi đánh bóng cầu thủ thực hiện giai đoạn tiếp đất bằng một chân,
hoạc hai chân hơi khuỵu ở khớp gối, hai tay co lại để giảm biên độ chuyển
động của cơ thể, tránh trường hợp qua đường giữa sân, hoặc chạm lưới khi làm
động tác tiếp đất.


14
Trong đập bóng chính diện, kỹ thuật thực hiện còn phụ thuộc nhiều vào
đặc điểm và khả năng phối hợp giữa cầu thủ đập bóng và cầu thủ chuyền hai.
Kỹ thuật đập bóng ba bước đà có thể thực hiện với tầm chuyền hai trung bình
cao dãn biên. Trong thực tế với tầm chuyền hai thấp và tốc độ nhanh, cầu thủ
đập bóng đội khi chỉ cần thực hiện hai hoặc một bước đà cuối cùng. Mặt khác
biên độ hoạt động của tay và thân người, cũng có những biến đổi để phù hợp
với các kiểu đập bóng khác nhau. Tuy nhiên kỹ thuật đập bóng đòi hỏi ở cầu
thủ thực hiện tính nhịp điệu và khả năng phối hợp vận động cao, do đó việc
tập luyện và chuyên môn hoá giữa người đập bóng và người chuyền hai phải
tạo ra sự hiểu biết và găn bó với nhau lâu dài, có như vậy mới đạt hiệu quả cao
trong tập luyện và thi đấu [7].

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật đập bóng chính diện
theo phương lấy đà.
Kỹ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà là một kỹ thuật cơ
bản, là tiền đề để thực hiện các kỹ thuật đập bóng biến dạng vận dụng trong
chiến thuật thi đấu. Để thực hiện được kỹ thuật này phải kết hợp với nhiều yếu
tố như: Sức nhanh, sức manh, sức bền, khéo léo và khả năng phối hợp vận
động, trong điều kiện cơ thể không có điểm tựa, đập bóng phải đạt uy lực lớn,
phá vỡ hàng phòng thủ của đối phương. Vì vậy chúng tôi thấy rằng để đạt hiệu
quả cao trong đập bóng đòi hỏi VĐV phải có kỹ thuật điêu luyện, thể lực xung
mãn và tâm lý thi đấu vững vàng.
1.3.1. Yếu tố kỹ thuật.
Việc nắm vững và hoàn thiện kỹ thuật đập bóng chính diện theo phương
lấy đà được thực hiện ở các mặt sau:
- Phải nắm vững được khái niệm kỹ thuật và thực hiện nó đúng trình tự,
cơ bản và chính xác.
- Biết điều chỉnh kịp thời động tác để thực hiện tốt kỹ thuật trong thi
đấu.


15
1.3.2 Yếu tố chiến thuật.
Ngày nay trong bóng chuyền hiện đại hệ thống chiến thuật phòng thủ
rất chắc chắn đó là chắn bóng quyết liệt và phòng thủ bọc lót kín. Do đó nếu
không có chiến thuật tấn công đa dạng thì khó có thể thoát khỏi sự bám chắn
của đối phương. Vì vậy để thực hiện đựơc chiến thuật một cách đa dạng đòi
hỏi kỹ thuật điêu luyện kết hợp chiến thuật thi đấu hợp lý. Đập bóng chính
diện theo phương lấy đà là sự kết hợp chặt chẽ giữa ngưòi đập bóng với người
chuyền hai, có như vậy mới tạo ra uy lực tấn công và đem lại hiệu quả đập
bóng cao nhất.
1.3.3. Yếu tố thể lực.

Trong tập luyện thi đấu bóng chuyền đòi hỏi VĐV phải có trình độ thể
lực cao, như sức nhanh rất cần thiết để tạo nên bất ngờ cho đối phương, tố chất
sức mạnh để tạo nên uy lực trong đập bóng và chắn bóng. Ngoài ra đối với
mỗi VĐV cần phải phát triển tất cả các tố chất thể lực: Sức nhanh, sức mạnh,
sức bền, khéo léo và khả năng phối hợp vận động. Do đó việc nâng cao kỹ
thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà phải gắn liền với việc nâng cao
các tố chất thể lực chuyên môn tương ứng cho từng VĐV[4].
1.3.4. Yếu tố tâm lý.
Trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền thành tích của VĐV bóng
chuyền không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố kỹ thuật, chiến thuật, thể lực, lứa
tuổi, giới tính, điều kiên sống, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tâm lý.
Yì vậy để nâng cao kỹ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà ngoài
việc huấh luyện kỹ thuật, thể lực cho VĐV thì cần giáo dục tâm lý cho VĐV
một cách thường xuyên.
1.4. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi THPT.
1.4.1. Đặc điểm sinh lý chung.
Ở lứa tuổi THPT, có thể đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, các bộ phận
của cơ thể vẫn tiếp tục lớn lên nhưng chậm dần, chức năng sinh lý tương đối


16
ổn định, khả năng hoạt động của cơ thể cũng nâng cao hơn. Có ý nghĩa nhất
đối với công tác giáo dục và huấn luyện, là sự phát triển mạnh mẽ của các hệ
cơ quan, cũng như thể lực tăng dần đạt tới hoàn thiện [3].
1.4.2. Hệ thần kinh.
Hệ thần kinh tiếp tục được phát triển và đi đến hoàn thiện, kỹ năng tư
duy, phân tích tổng hợp và trìu tượng được phát triển tạo điều kiện cho việc
hình thành phản xạ có điều kiện. Do hoạt động manh của tuyến giáp, tuyến
sinh dục, tuyến yên làm cho hưng phấn của hệ thần kinh chiếm ưu thế, giữa
hưng phấn và ức chế không cân bằng làm ảnh hưởng đến hoạt động thể lực.

Do vậy, trong quá trình giảng dạy và huấn luyện người giáo viên, HLV cần sử
dụng bài tập thích hợp và thường xuyên quan sát phản ứng của cơ thể ngưòi
tập để có biện pháp giải quyết kịp thời [3].
1.4.3. Hệ yận động.
- Hệ xương: bắt đầu giảm tốc độ phát triển. Mỗi năm nữ cao thêm 0,5 lcm; nam 1 - 3cm, cột sống đã ổn định hình dáng vì vậy có thể sử dụng một
cách rộng rãi các bài tập với khối lượng tăng dần để giúp cho VĐV thích nghi
một cách từ từ.
- Hệ cơ: Các tổ chức cơ phát triển muộn hơn xương nên cơ vãn tương
đối yếu, các cơ lớn phát triển tương đối manh, cơ nhỏ phát triển chậm hơn, có
cơ phát triển nhanh hơn cơ duỗi, đặc biệt là các cơ duỗi của nữ lại càng yếu
nên ảnh hưởng tới sự phát triển sức mạnh. Vì vậy khi tập luyện những bài tập
phát triển sức mạnh đối với nữ cần có những yêu cầu riêng biệt, tính chất động
tác của nữ cần toàn diện mang tính nhịp điệu mềm dẻo và khéo léo [3].
1.4.4. Hệ tuần hoàn.
Hệ tuần hoàn đã phát triển và hoàn thiện, buồng tim phát triển tương
đối hoàn chỉnh, mạch đập của nữ 70 - 80 lần/p; nam 75 - 85 lần/p, phản ứng
của hệ tuần hoàn trong vận động tương đối rõ rệt, nhưng sau vận động mạch
huyết áp hồi phục nhanh chóng. Vì vậy ở lứa tuổi này có thể tập luyện những


17
bài tập có khối lượng và cường độ tương đối lớn nhưng vẫn phải thận ừọng và
thường xuyên kiểm tra theo dõi trạng thái sức khỏe của các VĐV [3].
1.4.5. Hệ hô hấp.
Hệ hô hấp đã phát triển và tương đối hoàn thiện, dung lượng phổi tăng
lên nhanh chóng lúc 16 - 18 tuổi là 3 - 4 lít, tần số hô hấp gần giống với người
lớn, tuy nhiên các cơ hô hấp vẫn còn yếu nên sức co giãn của lồng ngực ít, chủ
yếu là co giãn cơ hoành. Yì vậy trong tập luyện cần thở sâu tập trung chú ý
thở bằng ngực và các bài tập bơi, chạy cự ly trung bình, việt dã có tác dụng tốt
đến phát triển hệ hô hấp [3].

1.4.6. Trao đổi năng lượng.
Đặc điểm chính là quá trình đồng hóa chiếm ưu thế so với quá trình dị
hóa. Nhu cầu phát triển và hình thành cơ thể, một phần đáng kể năng lượng ở
lứa tuổi này được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu đó [3].
1.4.7. Đặc điểm sinh lý trong giảng dạy và huấn luyện thể thao thanh
thiếu niên.
Đặc điểm quan trọng của công việc huấn luyện thể thao cho thanh thiếu
niên, là quá trình huấn luyện diễn ra trên một cơ thể đang phát triển, điều đó
làm cho công tác huấn luyện VĐV thêm phức tạp, và đòi hỏi phải nắm vững
các đặc điểm lứa tuổi, cũng như áp dụng phù hợp với mục tiêu và nội dung
huấn luyện.
Cần lưu ý rằng trong huấn luyện thể thao đối với thanh thiếu niên,
không chỉ cần quán triệt các đặc điểm sinh lý lứa tuổi mà, các đặc điểm tâm lý
cũng đóng vai trò không kém phần quan ừọng. Vì vậy trong khoa học TDTT
thường tồn tại khái niêm tâm sinh lý lứa tuổi. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi
được xem xét một cách hữu cơ, trong toàn bộ quá trình huấn luyện thể thao
cho thanh thiếu niên.
Trong huấn luyện thể thao thanh thiếu niên, cần phải đặc biệt lưu ý sự
phù hợp giữa lượng vận động tập luyện và thi đấu, với mức độ phát triển tâm


18
sinh lý. Lượng vận động cực đại không đảm bảo phát triển trình độ thể thao.
Ngược lại, Lượng vận động quá sức có thể làm cạn kiệt khả năng dự trữ của cơ
thể dãn đến những hiện tượng rối loạn bệnh lý. Đối với có thể thanh thiếu niên
tập luyện nóng vội, rút ngắn giai đoạn sử dụng các bài tập chuyên môn hạn
hẹp, cũng có thể gây ra ảnh hưởng xấu. Vì vậy những bài tập phát triển toàn
diện với số lượng vận động tối ưu, phải được ưu tiên sử dụng trong các chương
trình huấn luyện thể thao thanh thiếu niên.
Khả năng vận động của cơ thể thanh thiếu niên, cũng tuân theo những

đặc điểm lứa tuổi. Giai đoạn thích nghi với vận động của thanh thiếu niên vẫn
còn ngắn, tuy nhiên VĐV thanh thiếu niên cần phải được khỏi động đủ và kỹ,
để phòng chấn thương và đảm bảo phát huy hết chức năng dự trữ.
Qúa trình mệt mởi của các VĐV thanh thiếu niên, cũng phụ thuộc vào
đặc điểm lứa tuổi và được thể hiện ở 2 mặt:
- Thứ nhất: Trong giai đoạn mỏi mệt kỹ năng vận động nói chung cũng
như chỉ số riêng (tần số động tác, sức manh, sức nhanh) giảm rõ rệt.
- Thứ hai: Mỏi mệt ở thanh thiếu niên xuất hiện ngay cả khi môi trường
trong của cơ thể mới chỉ có những biến đổi tương đối nhỏ.
Lứa tuổi còn ảnh hưởng đến cả tính chất của quá trình hồi phục sau vận
động. Sau các bài tập yếm khí (tốc độ) thời gian ngắn, sự phục hổi khả năng
vận động các chức năng sinh lý và dinh dưỡng xảy ra nhanh hơn. Sau các bài
tập kéo dài có tính chất phát triển sức bền, sự phục hồi diễn ra chậm hơn, điều
này thể hiện đặc biệt rõ sau các bài tập lặp lại, tăng dẩn công suất hoặc rút
ngắn dần thời gian nghỉ giữa quãng.


19

CHƯƠNG 2
NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN c ứ u
2.1. Nhiêm vụ nghiên cứu.
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài tiến hành giải quyết 2 nhiệm
vụ sau:
2.1.1. Nhiệm yụ 1: Đánh giá thực trạng trình độ kỹ thuật đập bóng chính diện
theo phương lấy đà của đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Bắc Kiến
Xương - Thái Bình.
2.1.2. Nhiệm vụ 2: Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả một số bài tập
kỹ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà cho đội tuyển bóng chuyền
nữ trường THPT Bắc Kiến Xương - Thái Bình.

2.2. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau đây:
2.2.1. Phương pháp đọc và phân tích, tổng hợp tài liệu.
Chúng tôi sử dụng phương pháp này trong quá trình nghiên cứu, với
mục đích tìm hiểu lựa chọn tổng hợp các bài tập, nhằm nâng cao hiệu quả kỹ
thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà cho đội tuyển bóng chuyền nữ
trường THPT Bắc Kiến Xương - Thái Bình. Trong các tài liệu chuyên môn,
chúng tôi tìm hiểu tham khảo các bài tập, sử dụng trong huấn luyện ở một số
cơ sở khác nhau để có được những bài tập hợp lý, ưu tiên nhất trong huấn
luyện đập bóng chính diện.
2.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm.
Trước thực nghiệm, chúng tôi sử dụng phương pháp này để điều tra thực
trạng, cụ thể chúng tôi tiến hành theo dõi trực tiếp các buổi tập và thi đấu của
một số đội, đặc biệt là 18 VĐV bóng chuyền nữ trường THPT Bắc Kiến


20
Xương - Thái Bình. Thông qua phương pháp này, chúng tôi thu thập số liệu,
xác định các yếu tố ảnh hưởng và đánh giá hiệu quả kỹ thuật đập bóng chính
diện theo phương lấy đà của các VĐV. Qua đó ứng dụng phương pháp, các bài
tập chuyên môn sao cho phù hợp trong quá trình thực nghiệm. Phương pháp
này còn được sử dụng trong thực tiễn huấn luyện và kiểm tra đánh giá.
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn.
Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn gián tiếp:
- Phỏng vấn trực tiếp: Chúng tôi trao đổi trực tiếp với các chuyên gia,
HLV ở các trường có phong trào bóng chuyền manh.
- Phỏng vấn gián tiếp: Thông qua phiếu phỏng vấn đề tài tiến hành
phỏng vấn các chuyên gia và HLV, để từ đó lựa chọn ra các bài tập nhằm
nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà.

2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm.
Sử dụng phương pháp này để kiểm tra đánh giá kết quả kỹ thuật đập
bóng chính diện theo phương lấy đà cho VĐV, trước thực nghiệm và sau thực
nghiệm, để từ đó có cơ sở xác định hiệu quả các bài tập đề tài đã lựa chọn và
ứng dụng.
2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Sự dụng phương pháp này trong quá tành nghiên cứu, nhằm mục đích
ứng dụng các bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn để thực nghiệm trong quá trình
huấn luyện. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi tiến hành thực hiện so sánh
với 18 học sinh đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Bắc Kiến Xương Thái Bình chia làm 2 nhóm ngẫu nhiên.
- Nhóm thực nghiệm: Gồm 9 em tập theo các bài tập mà chúng tôi đã
lựa chọn.
- Nhóm đối chứng: Gồm 9 em tập theo các bài tập trong giáo án giảng
dạy và kế hoạch cũ.


21
2.2.6. Phương pháp toán học thống kê.
Là phương pháp mà chúng tôi sử dụng để xử lý các số liệu đã thu thập
được trong quá trình nghiên cứu.
- Tính giá trị trung bình cộng (ký hiệu x):

Trong đó:

Xj: Là giá tri của từng cá thể
X: Là giá trị trung bình của tập hợp mẫu
n: Là tổng số các cá thể
Z: Là dấu hiệu tổng.

- Tính phương sai (với n < 30):

n

S 2 = ^ ---------

n -1
- Độ lệch chuẩn (5): ổ = 4s^
- So sánh hai số trung bình (t):
t - --- ^-----SX

Trong đó:

A

_

X

n

(n < 30)

XA

: Là số trung bình của nhóm A.

XB

: Là

số


trung bình của nhóm B.

ổ 2: Phương sai
nA : Kích thước tập hợp mẫu nhóm A.
nB: Kích thước tập hợp mẫu nhóm B.


22
2.3. Tổ chức nghiên cứu.
2.3.1. Thòi gian nghiên cứu.
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 11 năm 2010 đến tháng 5
năm 2011 được chia thành 3 giai đoạn sau:
Giai

Nội dung

đoạn
1

Thời gian

Sản phẩm thu được

- Xác đinh tên đề tài.

Từ tháng 12 năm Đề cương nghiên cứu

- Xây dựng đề cương.


2010 đến tháng 1 khoa học.

- Bảo vệ đề cương.

năm 2011.

- Đọc, phân tích và tổng

- Tổng quan vấn đề và

hợp tài liệu.

hệ thống một số bài

- Đánh giá thực trạng trình

tập nhằm nâng cao

độ kỹ thuật đập bóng chính

hiệu quả kỹ thuật đập

diện theo phương lấy đà

bóng chính diện theo

của đội tuyển bóng chuyền

phương lấy đà cho đội


nữ trường THPT Bắc Kiến Từ tháng 1 năm tuyển bóng chuyền nữ
2

2011 đến tháng 3 trường THPT Bắc Kiến

Xương - Thái Bình.

- Đánh giá thực trạng kỹ năm 2011.

Xương - Thái Bình.

thuật đập bóng chính diện

- Thông tin số liệu về

theo phương lấy đà cho đội

đội tuyển bóng chuyền

tuyển

nữ

nữ trường THPT Bắc

trường THPT Bắc Kiến

Kiến Xương - Thái

Xương - Thái Bình.


Bình.

- Tiến hành lựa chọn một

- Thực trạng việc sử

số bài tập cho đội tuyển

dụng một số bài tập

bóng chuyền nữ trường

nhằm nâng cao hiệu

THPT Bắc Kiến Xương -

quả kỹ thuật đập bóng

Thái Bình.

chính

- Thực nghiệm một số bài

phương lấy đà cho đội

tập cho đội tuyển bóng

tuyển bóng chuyền nữ


bóng

chuyền

diện

theo


23
chuyền nữ trường THPT

trương THPT Bắc Kiến

Bắc Kiến Xương - Thái

Xương - Thái Bình.

Bình.
Từ tháng 3 năm Bảo vệ trước hội đồng
3

Hoàn thiện đề tài.

2011 đến tháng 5 khoa học.
năm 2011.

2.3.2. Địa điểm nghiên cứu.
- Trường THPT Bắc Kiến Xương - Thái Bình.

- Trường ĐHSP Hà Nội 2.
2.3.3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng chính diện
theo phương lấy đà cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Bắc Kiến
Xương - Thái Bình.


24

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TRÌNH ĐỘ ĐẬP BÓNG CHÍNH DIỆN THEO
PHUƠNG LẤY ĐÀ CỦA ĐỘI TUYEN b ó n g c h u y ể n n ữ TRUỜNG THPT b ắ c
KIẾN XƯƠNG - THÁI BÌNH.

3.1.1. Đánh giá thực trạng công tác GDTC của trường THPT Bác Kiến
Xuơng - Thái Bình.
Trường THPT Bắc Kiến Xương là một trong những trường hàng đầu của
huyện Kiến Xương, môn TD có ngay từ ngày thành lập trường. Với mục đích
rèn luyện sức khỏe và giải ừí sau những giờ học mệt mỏi, căng thẳng cho học
sinh. GDTC đã được nhà trường quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, sân bãi, dụng
cụ. Ngoài ra, trường cũng tổ chức và phát động phong trào hoạt động TDTT
ngoại khóa cho học sinh vào các buổi chiều trong tuần như: Thi đấu bóng đá,
bóng chuyền, cầu lông, các môn điền kinh (chạy, nhảy cao, nhảy x a.. .)•
Nhiệm vụ chính của công tác GDTC trong nhà trường:
- Giảng dạy và hoàn thành chương trình môn học TD cho học sinh các
khối trong trường theo đúng quy định của Bộ GD - ĐT.
- Tổ chức và phát động phong trào hoạt động TDTT cho học sinh trong
trường.
- Tuyển chọn và phát hiện những tài năng thể thao để thành lập các đội

tuyển thể thao tham gia các hoạt động thi đấu của địa phương và ngành giáo
dục tổ chức.
3.1.1.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên TDTT trường THPT Bác Kiến
Xương - Thái Bình.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, trường THPT Bắc Kiến Xương Thái Bình đã không ngừng phát triển về số lượng cũng như chất lượng, đội


25
ngũ giáo viên TDTT để đáp ứng nhu cầu mở rộng về quy mô và nâng cao chất
lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Với số lượng đội ngũ giáo viên TDTT
của trường là 7 giáo viên đều có trình độ đại học được đào tạo nhiều chuyên
ngành khác nhau ở những trường đại học có danh tiếng trên toàn quốc. Với
kiến thức lý luận và thực tiễn về TDTT, năng động, sáng tạo đó đóng góp to
lớn cho việc thực hiện nhiệm vụ GDTC trong nhà trường như: Giảng dạy, tổ
chức tập luyện TDTT, chỉ đạo phát triển phong trào TDTT cho học sinh.
Người có thâm niên công tác cao nhất là 25 năm, người ít nhất là 3 năm. Tuy
nhiên, số lượng giáo viên trẻ chiếm khá lớn nên còn thiếu kinh nghiệm trong
giảng dạy vì vậy chất lượng giảng dạy vẫn còn hạn chế (bảng 3.1).
Bảng 3.1: Thực trạng đội ngũ giáo viên TDTT trường THPT Bắc Kiến
Xương - Thái Bình.
Tỗng sổ giáo

Giáo viên

Giáo viên

viên

nữ


nam

> 50

> 35

< 35

7

3

4

1

3

3

42,86%

57,14%

Tuỗi đời

14,29% 42,86% 42,86%

3.I.I.2. Thực trạng cơ sở yật chất phục yụ cho công tác GDTC.
Mặc dù đã được nhà trường quan tâm đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật

chất phục vụ cho việc giảng dạy và huấn luyện GDTC, song vẫn còn hạn chế
về chất lượng và số lượng. Vì vậy chưa đảm bảo tốt cho việc học tập nội khóa
cũng như ngoại khóa của học sinh. Đặc biệt đối với học sinh trong đội tuyển
của trường thì yêu càu về sân bãi, dụng cụ để phục vụ cho huấn luyện phát
triển thể lực là rất cần thiết. Tuy nhiên với điều kiện hiện tại ngoài việc tiếp
tục đề nghị nhà trường nâng cấp sân bãi, dụng cụ thì việc khắc phục bằng
cách lựa chọn những phương pháp giảng dạy và huấn luyện, bài tập hợp lý,
phù hợp với điều kiện thực tế là việc hết sức cấp bách (bảng 3.2).


×